You are on page 1of 97

Nhượng Quyền Kinh Doanh

Giảng viên: Phạm Thị Hường


Trường Đại học Quy Nhơn
Mục tiêu

Sau khoá học, sinh viên sẽ :


• Cung cấp những kiến thức cơ bản về hoạt động nhượng
quyền trong kinh doanh, quá trình nhượng quyền trên
thế giới và tại Việt Nam;
• Trang bị những công cụ cơ bản trong hoạt động nhượng
quyền kinh doanh: Phân tích môi trường; lập kế hoạch
nhượng quyền và quản lý trong và sau quá trình nhượng
quyền.
Phương pháp giảng dạy

▪ Lý thuyết: giải thích thông


qua các bài giảng ngắn
▪ Thực hành: các bài tập cá
nhân, thảo luận nhóm, các
trò chơi
▪ Trao đổi kinh nghiệm: các
cuộc thảo luận mở về thực
tế của các đơn vị
Điểm thành phần
• Điểm chuyên cần: 10%
• Điểm giữa kỳ: 20% ( nhóm)
• Điểm cuối kỳ: 70%
NỘI DUNG CHÍNH
Khái quát về hoạt động NQKD

Quy trình và quy định liên quan đến NQKD

Tranh chấp trong NQKD

Nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam


Quy định liên quan đến sở hữu trí tuệ trong
NQKD

9/9/2021 5
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN KINH
DOANH (NQKD - franchising - Franchise)
Làm thế nào để có 1 DN cho riêng
bạn???
Một công ty đang hoạt động muốn mở rộng thương
hiệu. VD: Cà phê Trung Nguyên muốn thương hiệu, sản
phẩm của cty có mặt tại Singapore???
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
• Theo thông lệ quốc tế, NQTM được coi là một
hoạt động thương mại, trong đó BNQ (franchisor)
sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng
hoá/dịch vụ,bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo cho BNhQ (franchisee).BNhQ
sau khi ký hợp đồng nhượng quyền được phép
khai thác kinh doanh trên một không gian địa lý
nhất định và phải trả một khoản phí nhượng
quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho
BNQ trong một khoảng thời gian nhất định
• Định nghĩa của Liên đoàn nhượng quyền thương mại
của châu Âu :
"Nhượng quyền theo hình thức kinh doanh hay
đơn giản nhượng quyền thương mại là một hệ thống kinh
doanh hàng hóa và/hoặc dịch vụ và/hoặc công nghệ dựa
trên một hợp đồng bằng văn bản giữa hai bên về mặt
pháp lý, mặt tài chính, những cam kết riêng biệt và độc
lập, giữa bên nhượng quyền và mỗi bên nhận quyền, theo
đó bên nhượng quyền cấp quyền cho bên nhận quyền và
buộc bên nhận quyền cam kết kinh doanh theo yêu cầu
của bên nhượng quyền. "
Tại Việt Nam, theo Luật thương mại
2005, NQTM được quy định:
“NQTM là hoạt động thương mại, theo đó Bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu Bên nhận quyền tự mình tiến
hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
+ Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được
tiến hành theo cách thức tổ chức KD do bên nhượng
quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên
thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh,
khẩu hiệu KD, quảng cáo của bên NQ
+ Bên NQ có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên
nhận NQ trong việc điều hành công việc KD
Tổng chi phí nhượng quyền (Từ 80 triệu):
1/ Phí nhượng quyền: chỉ từ 80 triệu, thậm chí miễn phí nhượng quyền với
mặt bằng đạt yêu cầu
2/ Phí mua nguyên liệu: Không quy định
3/ Phí quản lý và phí doanh thu: tùy khu vực
4/ Phí máy móc: 60-70 triệu đồng
5/ Tổng chi phí dự kiến: từ 400 triệu đồng (bao gồm cả phần xây dựng quán)
Tổng các chi phí nhượng quyền:
+ Phí nhượng quyền thương hiệu : 1 tỷ
+ Tiền bảo đảm (Deposit Money) : 30% giá trị nhượng
quyền (300.000.000 đồng)
+ Phí mua nguyên vật liệu (đề xuất 1 cont 20 ft) : 900
triệu (chưa bao gồm vận chuyển ra khu vực khác)
+ Nguồn vốn dự phòng: 800 triệu
+ Tổng chi phí dự kiến: 3-5 tỷ
Chi phí cơ bản cho nhượng quyền đơn lẻ:
– Phí nhượng quyền(*): 20.000 USD (dùng vĩnh viễn
cho 1 cửa hàng)
– Phí quản lý thương hiệu: 100 USD/tháng
– Chi phí nguyên liệu (bắt buộc lấy của DingTea): khoảng
20.000 – 30.000 USD/3 tháng
– Chi phí máy móc, thiết bị pha chế: 100 – 200 triệu đồng
– Các khoản chi phí khác như mặt bằng, sửa chữa – thiết
kế… : 440 triệu – 1 tỷ đồng.
– Nhân công: 200 – 500 triệu đồng/năm tùy quy mô và
khu vực
2. Lịch sử hình thành và phát triển

- Xuất hiện từ nước Mỹ vào khoảng những năm 1850


- Năm 2000, NQTM chiếm khoảng 40% doanh thu bán lẻ của Hoa Kỳ.
- Những năm 1980 hoạt động NQTM lan rộng và diễn ra một cách
mạnh mẽ ở các nước khác
- Sự xuất hiện Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế IFA (International
Franchise Association) vào năm 1960, Ủy ban Franchise thế giới
(World Franchise Council – WFC) năm 1994 đã tạo điều kiện cho việc
phát triển NQTM

9/9/2021 17
Tại Việt Nam
• Có mặt ở Việt Nam trước năm 1975 nhưng chỉ giới hạn ở việc chuyển
NQTM đối với một số thương hiệu trạm khí đốt của Mỹ và của Anh/Hà
Lan
• Sau khi chiến tranh kết thúc, NQKD xuất hiện vào cuối năm 1990 đối với
thiết bị lọc nước nhưng ko phát triển và đứng vứng được vì:
Năm 2005 Việt Nam đã ban hành:
+ Luật Thương mại (2005), trong đó ban hành các quy
định cơ bản về nhượng quyền thương mại;
+ Nghị định số 35/2006/NĐ-CP (nay đã được sửa đổi
bởi Nghị định số 120/2011/NĐ-CP) và Thông tư số
09/2006/TT-BTM;
+ Luật Sở hữu trí tuệ (2005) và Luật chuyển giao công
nghệ (2006)
• năm 2016, Việt Nam đã có 137 nhà đầu tư
nước ngoài đã đăng ký hoạt động nhượng
quyền thương mại với 148 thương hiệu
nhượng quyền
• VF Franchise Consulting dự báo, thị trường
NQKD tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng ở
mức 25%
3. Nhượng quyền thương mại thứ cấp
4. Đặc điểm của nhượng quyền
thương mại
5. Ưu, nhược điểm của hoạt động
NQKD
5. Ưu, nhược điểm của hoạt động
NQKD
• Đối với BNQ
Ưu, nhược điểm của hoạt động NQKD
• Đối với BNhQ
Ưu, nhược điểm của hoạt động NQKD
• Đối với nền KT
6. Phân loại NQKD

 Nhượng quyền theo khu vực, lãnh thổ


+ Nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam
+ Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài
+ Nhượng quyền trong nước
 Nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh
+ Nhượng quyền phân phối sản phẩm
+ Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
 Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển, hoạt động
+ Franchise độc quyền (Master franchise)
+ Franchise vùng (Regional franchise)
+ Franchise phát triển khu vực (Area development franchise)
+ Franchise riêng lẻ (single-unit franchise)
 Nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh

• + Nhượng quyền phân phối sản phẩm


(product distribution franchise):

• + Nhượng quyền sử dụng công thức kinh


doanh (business format franchise
 Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển, hoạt động

• + Franchise độc quyền (Master franchise):

• + Franchise vùng (Regional franchise):

• + Franchise phát triển khu vực

• + Franchise riêng lẻ (single-unit franchise):


Câu hỏi 1: Điểm khác nhau giữa hợp đồng đại lý và hợp đồng
nhượng quyền thương mại
Mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và hoạt động
chuyển giao công nghệ, hoạt động li-xăng?
Khác nhau Giữa nhượng quyền thương mại với chuyển giao công nghệ.
Giữa nhượng quyền thương mại với hoạt động li-xăng.
Chương II

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH


VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
ĐẾN NHƯỢNG QUYỀN
KINH DOANH
Nội dung:
 2.1. Vai trò của pháp luật về NQTM
 2.2. Điều kiện hoạt động nhượng
quyền thương mại
 2.3. Trách nhiệm cung cấp thông tin
và Hợp đồng nhượng quyền kinh
doanh
 2.4. Nhận xét về hệ thống pháp
luật Việt Nam về NQTM
Vai trò của pháp luật về NQTM
 là một bộ phận cấu thành nên hệ
thống pháp luật thương mại
 tạo hành lang pháp lý cho hoạt động
NQTM diễn ra một cách lành mạnh
 bảo vệ lợi ích của các bên tham gia
nhượng quyền và lợi ích của toàn xã
hội.
Công tác quản lý Nhà nước đối với NQTM

 Trước đây, Bộ Khoa học, Công nghệ


và Môi trường, Cục Sở hữu Công
nghiệp Việt Nam đảm trách
 Theo Luật Thương mại 2005 và Nghị
định 35/2006/NĐ-CP, Bộ Thương
mại chịu trách nhiệm
Điều kiện NQ

đối với Bên nhượng quyền

đối với Bên nhận quyền


Trách nhiệm cung cấp thông tin của
các bên
Bên nhượng quyền:
Bên nhận quyền
Luật áp dụng:
Hợp đồng nhượng quyền kinh doanh

 là sự thỏa thuận của các bên trong


quan hệ NQTM làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của
các bên và cũng chính là căn cứ để giải
quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh
giữa các bên trong quá trình thực hiện
hợp đồng
Nội dung của hợp đồng NQKD
 Hình thức bắt buộc
– Văn bản;
– Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương: fax,
email…
 Nội dung cơ bản của hợp đồng:
+ Nội dung của quyền thương mại.
+ Quyền, nghĩa vụ của BNQ và BNhQ
+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức
thanh toán.
+ Thời hạn của hợp đồng.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
+ Gia hạn, chấm dứt HĐ và giải quyết tranh chấp
Phí trong hoạt động NQTM

 phí trả trước


 phí thường xuyên
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
 BNhQ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường
hợp BNQ vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật
Thương mại.
 Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Hồ sơ đề nghị đăng ký

 Đơn đề nghị đăng ký theo mẫu


 Bản giới thiệu về NQTM theo mẫu của Bộ
Thương mại
 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
 Các văn bản xác nhận về:
+ Tư cách pháp lý của BNhQ
+ Văn bằng bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam
hoặc tại nước ngoài
Nếu giấy tờ bằng tiếng nước ngoài thì cần dịch
ra tiếng Việt
Trình tự, thủ tục đăng ký
 Gửi hồ sơ đề nghị tới Bộ Công thương
 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thực
hiện đăng ký hoạt động NQTM
Xóa đăng ký
 hoạt động NQTM của thương nhân bị
xóa trong những trường hợp sau đây:
+ Ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi
ngành nghề kinh doanh;
+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu
tư.
. Nhận xét về hệ thống pháp luật Việt Nam về
NQTM
Bài tập
 Lựa chọn lĩnh vực muốn KD? Lý do
 Lựa chọn thương hiệu muốn mua
quyền KD? Lý do
 Thông tin về bên NQ (Những thông
tin gì cần thu thập về BNQ)
Chương III

TRANH CHẤP TRONG


NQKD
I. KHÁI NIỆM TRANH CHẤP TRONG NQKD

 Tranh chấp NQKD có thể khẳng định


là một dạng của tranh chấp thương
mại
 Tranh chấp thương mại là những mâu
thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các
bên trong quá trình thực hiện các
hoạt động thương mại.
II. Những tranh chấp có thể phát sinh từ
hợp đồng nhượng quyền thương mại

1. Tranh chấp liên quan Giao kết hợp


đồng NQTM
- Điều 285, Luật Thương mại 2005 quy định: “Hợp
đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành
văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương”.
- Các hình thức khác?
Giao kết bằng hình thức lời nói hoặc hành
động, hợp đồng NQTM có hiệu lực không?
Hợp đồng NQTM chỉ có hiệu lực khi thoả mãn
các điều kiện:
2. Tranh chấp liên quan Nội dung của
hợp đồng NQTM
• Thứ nhất, quyền và nghĩa vụ của các bên.
• Thứ hai, nội dung nhượng quyền.
• Thứ ba, phí nhượng quyền.
• Thứ tư, phạm vi và địa điểm được nhượng quyền thương
mại
• Thứ năm, kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính
nhất quán của quyền được nhượng.
• Thứ sáu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và điều khoản chống
cạnh tranh.
• Thứ bảy, thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng nhượng
quyền.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam, hợp đồng
nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời
hạn thoả thuận trong các trường hợp?
3. Tranh chấp liên quan Hiệu lực của
hợp đồng NQTM
 Hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ trong các trường hợp:
Các hình thức giải quyết tranh chấp

(1)Thương lượng;
(2) Hòa giải;
(3) Trọng tài thương mại;
(4) Tòa án.
Bài tập tình huống 1
Công ty A (bên nhượng quyền) kinh doanh trong lĩnh vực
thức ăn nhanh dự kiến cấp quyền thương mại cho công ty B (bên
nhận quyền) theo hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trước khi ký
hợp đồng, công ty A cung cấp cho công ty B Bản giới thiệu về
nhượng quyền thương mại trong đó đầy đủ các nội dung, thông tin
bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật.
Sau khi nghiên cứu kỹ bản giới thiệu về nhượng quyền
thương mại, Công ty B nhận thấy hệ thống nhượng quyền này là
một mô hình kinh doanh rất thành công, ít rủi ro và tiềm năng phát
triển còn lớn, chính vì vậy, công ty B quyết định giao kết hợp đồng
nhượng quyền thương mại với công ty A. Thế nhưng sau hơn hai
năm kinh doanh, doanh thu của cửa hàng vẫn không tăng, so với
thời điểm khai trương mà còn có xu hướng giảm, dẫn đến các khoản
lỗ lớn và có nguy cơ phá sản..
Trước tình hình đó, công ty B yêu cầu chấm dứt hợp
đồng và đòi công ty A phải bồi thường thiệt hại cho mình vì
công ty A đã vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Mà cụ thể
là theo Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại trong
phần mô tả thị trường của hàng hóa, dịch vụ ở nội dung
triển vọng cho sự phát triển của thị trường được kinh doanh
theo phương thức nhượng quyền thương mại, công ty A đã
cho rằng “triển vọng của sự phát triển của hệ thống nhượng
quyền là rất lớn, có khả năng chiếm đến 30% thị phần trong
thời gian 3 năm tới. Khi đó, doanh thu ước tính của toàn hệ
thống lên đến 100 tỷ/năm và lợi nhuận ròng khoảng 30 tỷ
/năm”.
Tuy nhiên phía bên nhượng quyền không đồng ý.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành,
hãy trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên./.
Bài 2
Ngày 20/02/2011 công ty A (bên nhượng quyền) là chủ sở
hữu hệ thống Bún chả Đồng quê cấp quyền thương mại cho công
ty B do ông M đại diện (bên nhận quyền) theo hợp đồng nhượng
quyền thương mại với thời hạn 3 năm. Sau khi ký hợp đồng, bên
nhượng quyền thực hiện các nghĩa vụ của mình như: tư vấn thiết
kế, địa điểm kinh doanh, cung cấp tài liệu hướng dẫn, đào tạo
ban đầu, chuyển giao cho bên nhận quyền tất cả các bí quyết để
có thể nấu bún chả đúng hương vị đặc trưng của hệ thống.
Hết hạn hợp đồng, các bên tiến hành đàm phán nhưng
không đạt được thỏa thuận để gia hạn hợp đồng, thế nên hợp
đồng chấm dứt. Sau đó, bên nhượng quyền tiến hành thu hồi tài
liệu, cẩm nang vận hành, trang thiết bị đã cung cấp cho bên
nhận quyền trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Sau khi hợp đồng nhượng quyền chấm dứt, tháng
03/2014 ông M rủ hai người bạn thành lập công ty TNHH Z để
kinh doanh Bún chả Hương quê. Với kinh nghiệm quản lý, điều
hành trong 3 năm nhận quyền, cùng với giá cả cạnh tranh và bí
quyết nấu bún chả đúng hương vị của hệ thống bún chả Đồng
Quê, Công ty Z đã lôi kéo rất nhiều khách hàng của hệ thống
Bún chả Đồng quê vì thế kinh doanh của công ty A giảm sút
nghiêm trọng. Ngày 10/03/2015, công ty A đã kiện M ra tòa yêu
cầu bồi thường thiệt hại vì cho rằng ông M đã vi phạm nghĩa vụ
giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền vì đích
thân ông chế biến món bún chả Hương quê mà không chuyển
giao công thức này cho bất kỳ ai.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, hãy
trình bày ý kiến về việc giải quyết tranh chấp trên./.
Chương III: HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM
• Tính từ năm 2007 đến năm 2018, Việt Nam đã cấp
phép cho 213 DN nước ngoài nhượng quyền tại Việt
Nam, trong đó:
+ Chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%;
+ Cửa hàng bán lẻ nội thất, mỹ phẩm, hàng hóa tiêu dùng
khác…chiếm 15,49%;
+ Thời trang chiếm 14,08%;
+ Giáo dục - đào tạo chiếm 11,47%
. Chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1
. Theo Hiệp hội Nhượng quyền Quốc tế, Việt Nam đứng
thứ 8/12 thị trường hàng đầu cho việc mở rộng toàn cầu
• Trong nước, các DN Việt Nam cũng đã hình
thành mô hình NQTM
• Nhiều công ty đã được cấp phép NQ ra nước
ngoài: Trung Nguyên, Phở 24, T&T, cà phê
Bobby Brewers
Hạn chế
Giải pháp
• Chính phủ:
1. Cần ban hành các chính sách hỗ trợ NQTM phát triển, hoàn thiện hành lang
pháp lý:
2. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển các hệ thống
nhượng quyền thương mại.
+ chi hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại\
+ Giảm thuế kinh doanh, thuế thu nhập có thời hạn cho các DN NQ
+ Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhượng quyền
3. Đa dạng hoá sở hữu, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào
hệ thống nhượng quyền thương mại
4. Thành lập các cơ quan hỗ trợ hoạt động nhượng quyền thương
mại.
5. Xây dựng dữ liệu thông tin về nhượng quyền thương mại
Doanh nghiệp NQ
• Đầu tư xây dựng, duy trì và nâng cao giá trị
thương hiệu
• Hoàn thiện các bước chuẩn bị cho việc tiến
hành nhượng quyền thương mại
doanh nghiệp nhận quyền tiềm năng
• Tìm hiểu về mô hình hoạt động kinh doanh.
• Nghiên cứu nhu cầu của thị trường đối với
hàng hoá, dịch vụ
• Xem xét uy tín và năng lực của doanh nghiệp
chủ thương hiệu
• Xem xét hoạt động hiện tại của hệ thống
nhượng quyền
Câu hỏi
Hiện doanh nghiệp Việt Nam muốn nhượng
quyền thương mại cho các đối tác để phát triển
chuỗi cửa hàng thịt. Tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định
35/2006/NĐ-CP có yêu cầu điều kiện “Hệ thống kinh
doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt
động ít nhất 01 năm”.
Hỏi: mốc thời gian bắt đầu tính hoạt động của
Hệ thống dự định nhượng quyền là kể từ ngày cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành
nghề bán buôn, bán lẻ phù hợp, hay là ngày cấp
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của
Cửa hàng thịt đầu tiên của doanh nghiệp Việt Nam?
• Phở 24 đã có bản quyền thiết kế mô hình
• Năm 2003, khi gây dựng thương hiệu Phở 24 tại TPHCM, Công ty phở 24 đã đăng ký
bảo hộ độc quyền thương hiệu này tại Cục Sở hữu trí tuệ. Thương hiệu này cũng
được đăng ký độc quyền tại nhiều nước trên thế giới như: Anh, Mỹ, Canada và các
nước tham gia thỏa ước Madrid.
• Cuối năm 2006, Công ty Phở 24 cũng đăng ký và được Cục bản quyền cấp giấy chứng
nhận bản quyền tác giả đối với bản vẽ thiết kế chi tiết mô hình cửa hàng Phở 24.
• Trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận có kèm theo hình ảnh chi tiết về cách bài trí, thiết kế
biển hiệu và nội thất trong các tiệm phở. Trong đó, có hai loại mô hình bố trí cơ bản
dành cho hai loại không gian rộng và không gian hẹp. Toàn bộ 52 tiệm trong hệ thống
Phở 24 đều chung một cách bố trí sắp xếp và thiết kế như nhau.
• Bà Vũ Đoan Thùy, phòng kinh doanh Công ty Phở 24 cho biết: Từ khi thành lập, chúng
tôi đã mời một công ty tư vấn thiết kế vừa thể hiện đặc trưng của phở truyền thống Việ
Nam, vừa tạo cho khách cảm giác dễ chịu, ăn ngon miệng trong không gian đó. Đây là
nét đặc trưng của Phở 24 để khách đến đây, ngoài việc thưởng thức phở còn được
ngắm nhìn anh đầu bếp luôn tay chế biến bên nồi nước phở nghi ngút khói.
• Toàn bộ bàn ghế và các trang thiết bị bên trong đều một tông màu chủ đạo là màu đen
tường và các họa tiết trang trí khác màu xanh cốm nhạt. Không gian kiến trúc ấy cũng
thể hiện đúng như câu slogan “Sự kết hợp tinh tế”, trong đó thể hiện rõ sự kết hợp
giữa phở truyền thống Việt Nam với cách bài trí hiện đại xen lẫn cổ kính.
• Giống ... như anh em sinh đôi?
• Năm 2006, trên thị trường bỗng xuất hiện Phở 5 sao, với cách bài trí nội
thất và đến màu sơn tường và tông màu chủ đạo của bàn ghế, quầy rượu,
đèn trang trí đến cách ăn mặc của ông đầu đếp trong các tiệm phở rất
giống trong hệ thống Phở 24...
• Ngay cả cách trang trí bảng hiệu quảng cáo bên ngoài các tiệm phở cũng
dùng tông màu chủ đạo là màu xanh cốm pha màu xanh lá rất giống với
Phở 24. Trừ logo, cách thiết kế, sắp đặt, bài trí của Phở 5 sao giống Phở 24
đến khó phân biệt. Nếu không nhìn vào logo trên bảng hiệu, khách hàng có
thể nhầm tưởng đây chính là Phở 24 hoặc nếu không cũng phán đoán đây
là “hai anh em con chú con bác”.
• Tuy nhiên giá cả Phở 5 sao thì khá bình dân (16.000 đồng/tô, trong khi Phở
24 có giá 26.000 đồng). Hiện nay hệ thống Phở 5 sao đã có năm tiệm tại
TPHCM, tất cả đều có không gian kiến trúc “hao hao” giống không gian kiến
trúc của Phở 24.
• “Trong hệ thống cửa hàng Phở 24, bao giờ cũng có lót dưới mỗi tô phở một
tấm giấy hình chữ nhật màu xanh cốm tạo nét riêng và cảm giác sạch sẽ,
lịch sự cũng bị “nhái”. Tuy nó không cầu kỳ, chúng tôi cũng chưa đăng ký
riêng, tuy nhiên trước đó không có phở nào thực hiện, nhưng cũng ăn cắp
vụng về rồi thêm vài họa tiết là không thể chấp nhận được”. Bà Vũ Đoan
Thùy, Phòng kinh doanh và phát triển phở 24 bức xúc.
• Có xâm phạm bản quyền?
• Ông Lý Quí Trung, Tổng giám đốc hệ thống Phở 24 khẳng định:
“Chúng tôi muốn gây dựng Phở 24 thành thương hiệu phở trong
nước và quốc tế. Tuy không sử dụng logo của chúng tôi nhưng việc
sử dụng cách sắp xếp thiết kế và bố trí giống hệt như cách thiết kế
không gian kiến trúc có thể làm cho khách hàng nhầm lẫn.
• Ngoài ra, bản thiết kế không gian kiến trúc này đã được đăng ký
bản quyền, do đó việc sử dụng nó cũng là xâm phạm bản quyền. Vì
vậy chúng tôi sẽ khiếu nại lên Cục bản quyền để bảo vệ bản quyền
đối với không gian kiến trúc trong hệ thống cửa hàng của mình”.
• Bà Hoàng Thị Ánh Nga, Giám đốc DN tư nhân Kim Tài (sở hữu hệ
thống Phở 5 sao khẳng định): “Chúng tôi xây dựng thương hiệu
riêng và cũng đã đăng ký độc quyền thương hiệu Phở 5 sao tại Cục
Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra màu sắc trang trí và biển hiệu cũng đậm
hơn của Phở 24, phong cách phục vụ và trang phục của nhân viên
cũng khác (màu đỏ).
• Việc bài trí nhà hàng thì có thể học hỏi từ nhiều nước khác nhau
hoặc từ trong nước. Cụ thể chúng tôi đã học hỏi từ không gian của
phố cổ Hà Nội. Điều này pháp luật cũng không cấm. Đây cũng thiết
kế phong cách cổ điển xen hiện đại tạo không khí ấm cúng, thân
mật theo tiêu chí phở phong cách Việt Nam của phở truyền thống có
nguồn gốc từ Hà Nội và Nam Định.
• Không gian kiến trúc có được bảo hộ?
Chương IV: SỞ HỮU TRÍ TUỆ
• Đã có rất nhiều thương hiệu Việt nổi tiếng bị nước ngoài
"đánh cắp" nhưng chỉ có một số ít DN thành công trong việc
đòi lại thương hiệu, có rất nhiều những thương hiệu Việt đã bị
mất trắng:

Năm 1998, kẹo dừa Bến Tre bị một đối tác làm nhái và đăng
ký độc quyền nhãn hiệu này ở Trung Quốc

năm 1970, nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc đã bị các công ty tại
Thái Lan sử dụng trên các sản phẩm nước mắm của họ xuất
khẩu sang Mỹ và châu Âu. Năm 1982, Công ty Viet Huong
Fishsauce tại Mỹ đã được cơ quan đăng ký nhãn hiệu tại nước
này cấp nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc. Sau đó, công ty này
lần lượt đăng ký nhãn hiệu "Nước mắm Phú Quốc" ở châu Âu
và Úc...
Nước mắm nhĩ Phan Thiết cũng chung hoàn cảnh với nước
mắm Phú Quốc khi Công ty Kim Seng, trụ sở tại Los Angeles
(Mỹ) cũng đăng ký thương hiệu

9/9/2021 2
• Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ
thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ
Trí tuệ Thế giới). Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại
được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe
Trung Nguyên tại Mỹ.
• Vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng”
khi website trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao
dịch Highlands coffee.
• Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ

9/9/2021 3
Tài sản

Tài sản
vô hình

Tài sản
trí tuệ
Tài sản trí tuệ
• Tài sản trí tuệ: là những sản phẩm sáng
tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác
phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy
tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...
• Những Tài sản trí tuệ có sáng tạo về công
nghệ/văn hóa/nghệ thuật và có tính TM lâu
dài được gọi là các đối tượng SHTT
Đối tượng SHTT
Đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm:
• Đối tượng quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và
tác phẩm khoa học; đối tượng liên quan đến quyền tác giả
như: cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hoá.
• Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn;
• Đối tượng quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng
và vật liệu nhân giống.
Quyền sở hữu trí tuệ
• Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền đối với
những sản phẩm sáng tạo nói trên.
Có sáng tạo về
CN/VH/NT
• Tri thức, bí • Đối tượng • Sáng chế
quyết quyền tác • Bí mật KD

Quyền SHHTT đối với


Tài sản trí tuệ

Đối tượng SHTT


• Quy trình giả • Nhãn hiệu
công nghệ • Đối tượng • Tên thương
• Dữ liệu quyền sở
hữu công mại
• Sáng kiến
nghiệp • Sách, giáo
đổi mới
• Đối tượng trình
• Bản nhạc,
cuốn sách, quyền đối • Tác phẩm
bức tranh với giống điện ảnh,
cây trồng sân khấu
• Tên gọi, hình
dáng SP • Phân mềm
máy tính
Có tính
TM lâu Xác lập
dài quyền
Phát minh - phát hiện - sáng chế
Ai là người có quyền đăng ký sáng
chế, kiểu dáng CN
Nhãn hiệu được bảo hộ khi nào?
Những dấu hiệu nào không được bảo
hộ làm nhãn hiệu?
Các tổ chức liên quan tới SHTT
• Tại Việt Nam, các vấn đề về bản quyền do Cục
Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa – Thông tin) xem
xét giải quyết. Các quyền còn lại thuộc phạm vi
quản lý của Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và
Công nghệ).
• Trên TG: Có Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới: (World
Intellectual Property Organization – WIPO). Nếu muốn
đăng ký SHTT ra nước ngoài phải thông qua WIPO
• Hiệp định TRIPS: là một thỏa thuận pháp lí quốc
tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của WTO
liên quan đến SHTT trong thương mại
Thời gian bảo hộ
• Sáng chế: 20 năm
• Kiểu dáng công nghiệp: 5 năm (có thể gia hạn 2
lần)
• Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng
dụng, tác phẩm khuyết danh bảo hộ 75 năm
• Sơ đồ bố trí mạch tích hợp: 10 năm
• nhãn hiệu: 10 năm ( có thể gia hạn nhiều lần)
• chỉ dẫn địa lý: Vô thời hạn
Đặc điểm của quyền SHTT
Ưu, nhược điểm của bảo hộ quyền
SHTT
Tại sao Hiệp định TRIPS đã công nhận sự bảo hộ đối với các
quyền sở hữu trí tuệ mà lại còn buộc người có bằng sáng chế
phải cung cấp thông tin về sáng chế đó cho công chúng?
TÌNH HUỐNG 1:
• Môt câu lạc bộ những người yêu điện ảnh trẻ ở thành
phố Hồ Chí Minh đã tự lập ra một trang web để chia
sẻ các bộ phim mới nhất, kèm theo những giới thiệu
và bình luận của các thành viên trong nhóm. Các bạn
trẻ đưa rất nhiều bộ phim lên trang web này, phần lớn
phim do các thành viên câu lạc bộ tự sưu tầm (thường
được tải từ nhiều trang mạng xem phim trực tuyến) .
Trang web của câu lạc bộ hoạt động với mục đích phi
thương mại , không có quảng cáo. Sau một năm hoạt
động, câu lạc bộ này bị nhiều công ty kinh doanh điện
ảnh với tư cách là chủ sở hữu của các bộ phim trên tố
cáo đến các cơ quan chức năng là xâm phạm quyền
tác giả và yêu cầu câu lạc bộ này chấm dứt việc đưa
phim lên trang web trên và phải bồi thường thiệt hại.
Hãy đưa ra phương án giải quyết tình huống này.
Tình huống 2
• Ngày 1/2/2006 anh A nộp đơn đăng ký độc quyền sáng chế
đối với SP dao cạo râu 3 lưỡi, trong quá trình thụ lý đơn thì
15/10/2006 anh A rút đơn đăng ký vì cho rằng sáng chế trên
có đưa vào SX lâu thu hồi vốn. Ngày 1/12/2006 anh B
cũng nghiên cứu và chế tạo thành công dao cạo rây 3 lưỡi
(nghiên cứu độc lập với A). Ngày 1/3/2007 anh nộp đơn đăng
ký tại cục Sở hữu trí tuệ thì bị người có thẩm quyền của cục
từ chối với lý do sáng chế trên không có tính mới vì anh A đã
bộc lộ ngày 1/2/2006.
Theo anh/chị:
• Việc từ chối của người thụ lý đơn của cục Sở hữu trí tuệ đúng
hay sai.
• Tứ vấn gì cho anh B.
Tình huống 3
• Bên A sáng chế ra một sản phẩm và thực hiên mô hình sản xuất kinh
doanh hộ gia đình. Đã đăng kí thương hiệu độc quyền toàn quốc. Bên
B muốn sản xuất sản phẩm tương tự, muốn hợp tác gia công cho cơ
sở A sau thời gian khoảng mấy năm thi tách riêng để không phụ thuộc
vào Bên A. Nếu lỡ như bên A muốn bán thương hiệu cho một công ty
lớn hơn mình vẫn có thể tiếp tục sản xuất và kinh doanh mà không bị
phạm luật. Làm sao thuận lòng Bên A nhưng Bên B vẫn thực hiện
được mục tiêu của mình. Biết rằng thương hiệu của bên A độc quyền
nhưng chưa mạnh. Bên A đòi giá chuyển nhượng lên đến gần 300
triệu. Bên B muốn sản xuất được sản phẩm đó với 1 giá cả phải chăng
hơn dưới 100 triệu. Bạn hãy lý giải tình huống trên:
• + Bên nào có quyền SH?
• + Làm thế nào để B có thể SX, gia công SP này?
• + B hợp tác gia công sau đó tách ra để vẫn được sản xuất sản phẩm có
được không?
• + Luật nào sẽ điều chỉnh tình huống này?

You might also like