You are on page 1of 19

Nhà nước tiếp tục khuyến khích phát triển và mở rộng quy mô kinh tế tập thể nhằm nâng

cao tốc
độ tăng trưởng, đóng góp ngày càng cao trong tỷ trọng nền kinh tế. Mục tiêu đến 2010, tổng sản
phẩm của khu vực kinh tế tập thể sẽ chiếm bình quân khoảng 13,8% GDP cả nước.

Theo Kế hoạch Phát triển kinh tế tập thể từ 2006 đến 2010 mà Chính phủ vừa phê duyệt, Nhà
nước sẽ tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho mô hình kinh tế này phát triển có hiệu quả, mở
rộng quy mô, thành lập liên hiệp hợp tác xã, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh. Việc đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể sẽ tuân theo quy định của
pháp luật về hợp tác xã.

Mô hình kinh tế tập thể trong những năm gần đây chưa phát huy hết
hiệu quả. Ảnh: Anh Tuấn

Từ nay đến 2010, số lượng hợp tác xã sẽ tăng bình quân 7,2% mỗi năm, số lượng xã viên tăng
khoảng 7,3%. Tỷ trọng tổng sản phẩm của khu vực kinh tế tập thể (bao gồm cả kinh tế của các
thành viên) chiếm bình quân khoảng 13,8% GDP cả nước. Một mục tiêu phấn đấu khác là thu
nhập bình quân của lao động trong kinh tế tập thể, của xã viên hợp tác xã trong 5 năm tới sẽ
tăng gấp đôi so với năm 2005.

Chính phủ cũng tạo điều kiện để mô hình kinh tế tập thể được phát triển trên mọi lĩnh vực như
nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại, giao thông vận tải, tín dụng và nhiều ngành,
lĩnh vực khác.

Phát triển kinh tế tập thể bền vững


Ngày cập nhật: 31-05-2010
Phong trào kinh tế tập thể (KTTT)
được xây dựng và phát triển trên
nền tảng chất lượng và thế mạnh
của địa phương là sự lựa chọn của
TX.Ngã Bảy trong những năm qua.
Tuy số lượng hợp tác xã (HTX) mới
ra đời không nhiều, nhưng phong
trào KTTT ở Ngã Bảy đã và đang
hướng đến sự phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch UBND TX.Ngã Bảy Phạm


Chí Dũng cho biết: Thị xã hiện có 15
HTX và 162 tổ kinh tế hợp tác, câu lạc
bộ khuyến nông. Tuy đóng góp của
thành phần KTTT vào sự tăng trưởng

Nuôi trăn, một trong những mô hình KTTT đang phát huy hiệu quả ở TX.Ngã
Bảy.
GDP của thị xã còn thấp, nhưng bước đầu các mô hình có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong công tác thủy lợi
nội đồng, bơm tưới tập thể, phòng trừ sâu bệnh, giúp cây, con giống trong sản xuất... Thông qua các hoạt
động dịch vụ hỗ trợ, mô hình kinh tế hợp tác không chỉ nâng cao thu nhập cho xã viên, hội viên và người
lao động mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, gắn kết nhau trong cộng đồng dân cư...

Thị xã Ngã Bảy còn mạnh dạn đi đầu trong việc xây dựng mô hình Tổ kinh tế hợp tác kiểu mẫu. Từ nguồn
vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng hệ thống đê bao khép kín, thị xã vận động 85 nông hộ ở xã Hiệp Lợi canh
tác lúa liền kề tham gia vào Tổ kinh tế hợp tác kiểu mẫu ấp Láng Sen. Điểm nổi bật của mô hình này là tất
cả các thành viên tự nguyện phá bờ bao (bờ ranh), từ cánh đồng thuộc sở hữu cá nhân trở thành cánh
đồng chung. Việc phá bỏ bờ bao không chỉ nâng diện tích đất của từng cá nhân, còn tạo điều kiện thuận lợi
trong canh tác và tăng hiệu quả sản xuất. Các thành viên của Tổ kinh tế hợp tác kiểu mẫu ấp Láng Sen
thường xuyên họp mặt và bàn bạc để thống nhất lịch xuống giống đồng loạt cũng như sử dụng giống, vừa
tiết kiệm chi phí vừa tăng hiệu quả trong sản xuất. Anh Huỳnh Văn Đắc, thành viên Tổ kinh tế hợp tác kiểu
mẫu ấp Láng Sen, cho biết: Trước đây, canh tác riêng lẻ thì tự mình quyết định mọi thứ từ khâu chọn giống
lúa, thời gian xuống giống đến thời gian thu hoạch nên chi phí đầu tư lớn, nhưng hiệu quả không cao. Từ
khi Tổ kinh tế hợp tác kiểu mẫu ra đời, tập thể đóng vai trò quyết định và mọi hoạt động đều tiến hành đồng
loạt. Từ đó, chi phí phân, thuốc giảm đáng kể và việc chăm sóc cũng nhẹ nhàng hơn. Các thành viên trong
tổ họp mặt định kỳ để trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc tổ chức sản xuất sao cho hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn
được Trạm khuyến nông thị xã thường xuyên tập huấn, phổ biến kiến thức và chuyển giao khoa học kỹ
thuật trên đồng ruộng, nhằm hạ giá thành, tăng hiệu quả trong sản xuất.

Tuy thế mạnh của thị xã là hoạt động thương mại - dịch vụ, nhưng Ngã Bảy chọn kinh tế nông nghiệp là mũi
đột phá trong xây dựng phát triển phong trào KTTT. Vì nông nghiệp vốn dĩ là thế mạnh và nền tảng phát
triển của nền kinh tế TX.Ngã Bảy từ khi còn là huyện Phụng Hiệp (cũ). Số lượng HTX hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp tuy còn ít so với tiềm năng nông nghiệp của thị xã, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao (khoảng
40%) trong tổng số lượng HTX hoạt động trên địa bàn. Các HTX nông nghiệp hiện đang phát huy hiệu quả,
nhiều loại giống cây trồng, cây kiểng, cá giống do các HTX sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu trên địa
bàn mà còn cung ứng sang một số địa phương lân cận. Điển hình là HTX Thủy sản Đại Thành thành lập
được 2 nghiệp đoàn đánh bắt, thu hút trên 60 lao động địa phương, có mức thu nhập trung bình khoảng 2
triệu đồng/người/tháng; HTX Thủy sản Thủy Tiên chuyên cung cấp con giống hoạt động có lợi nhuận ngay
trong năm đầu thành lập (năm 2008). Các tổ kinh tế hợp tác giản đơn đã và đang từng bước lớn mạnh và
ngày càng có nhiều mô hình kinh tế hợp tác làm ăn hiệu quả, thu nhập từ 50 - 200 triệu đồng/ha/năm như:
mô hình nuôi trăn ở ấp Láng Sen (Hiệp Lợi), câu lạc bộ cánh đồng mẫu 2 lúa + 1 cá, câu lạc bộ làm vườn
ấp Đông Bình (xã Đại Thành), HTX Đại Thắng... Ngoài ra, Ngã Bảy còn phát triển mạnh phong trào nuôi cá
tra xuất khẩu, nhiều mô hình có lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha. Đây cũng là tiền đề để thành lập các
HTX mới trong tương lai.

Điều còn hạn chế trong các tổ chức kinh tế hợp tác ở địa phương là phần lớn sản phẩm làm ra có sức cạnh
tranh thấp do quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ. Ngoài ra, công tác tổ chức điều hành còn nhiều bất cập, đa
phần các HTX, tổ kinh tế hợp tác chưa “tự thân vận động” và chưa phát huy vai trò tập thể trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự yếu kém của một số HTX hình thành từ các câu lạc bộ hoạt động không
hiệu quả cũng chính là nguyên nhân kìm hãm phong trào KTTT phát triển. Do đó, củng cố và tăng cường
hoạt động của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển KTTT từ thị xã đến các xã, phường, tạo sự sâu sát trong
xây dựng và phát triển phong trào là hết sức cần thiết. Ngoài ra, vấn đề hỗ trợ vốn sản xuất kinh doanh
cũng là nhu cầu bức thiết của các mô hình KTTT trên địa bàn TX.Ngã Bảy nói riêng và của tỉnh nói chung.
Giới thiệu:
Kinh tế tập thể (KTTT) với nòng cốt là Hợp tác xã (HTX) có vai trò quan trọng trong phát triển
Kinh tế xã hội đất nước. KTTT luôn được Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển và được
khẳng định trong các Nghị quyết đại hội của Đảng: “Kinh tế tập thể cùng với khu vực kinh tế nhà
nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân”.
Với chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Kinh tế tập thể, Hợp tác xã trên
phạm vi cả nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương
triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy Kinh tế tập thể
phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững. Vụ Hợp tác xã là đơn vị giúp việc cho Bộ trong lĩnh
vực Kinh tế tập thể, Hợp tác xã.
Lịch sử hình thành và phát triển của Vụ Hợp tác xã
Vụ Hợp tác xã được thành lập vào ngày 16/09/2004 theo Quyết định số 1064/QĐ-BKH của Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở Quyết định số 74/2004 ngày 04/5/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Vụ Hợp tác xã thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khi mới thành lập, Vụ Hợp tác xã chỉ có 5 cán bộ gồm 1 đồng chí Vụ trưởng: Nguyễn Minh Tú;
01 đồng chí Vụ phó: Nguyễn Tài Cừ; và 03 chuyên viên. Cho tới nay đội ngũ cán bộ, công chức
của Vụ đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến nay Vụ có 14 cán bộ với
01 Vụ trưởng, 02 Vụ phó và các cán bộ chuyên môn. Các cán bộ của Vụ làm việc trên tinh thần
đoàn kết với các phương pháp làm việc khoa học, chủ động. Vì thế, cho tới nay Vụ đã đạt nhiều
thành tích trong công tác liên tục đạt các danh hiệu là tập thể lao động tiên tiến, lao động xuất
sắc.
Chức năng nhiệm vụ của Vụ Hợp tác xã
(Theo quy định tại quyết định số 1064/QĐ-BKH của Bộ trưởng ngày 19/6/2004 về chức năng,
nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Hợp tác xã – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan được Chính phủ giao thống nhất quản lý Nhà nước về kinh tế
tập thể và hợp tác xã.
Vụ Hợp tác xã - Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước về phát triển kinh tế tập thể và hợp tác xã. Vụ
có các nhiệm vụ sau đây:
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các cơ quan có liên quan nghiên cứu tổng hợp
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng
Chương trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trong từng thời kỳ để Bộ trưởng trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt;
2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế quản lý và chính
sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã để Bộ trưởng trình Thủ tướng Chính phủ
hoặc ban hành theo thẩm quyền; làm đầu mối phối hợp với các đơn vị trong Bộ thẩm định các
văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã để các Bộ,
ngành trình ban hành theo thẩm quy
3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển, các cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã
được phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
4. Chủ trì, phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trình Bộ trưởng ban hành theo
thẩm quyền các tài liệu, mẫu giấy tờ liên quan đến đăng ký kinh doanh; quy định chế độ báo cáo
và kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký kinh doanh và sau đăng ký kinh
doanh đối với hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết các vướng mắc, tham gia xử lý các vi
phạm trong việc thực hiện đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Bộ đối với hợp tác xã và
liên hiệp hợp tác xã;Phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các đơn vị, cơ
quan liên quan hướng dẫn nghiệp vụ và thủ tục về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã và liên
hiệp hợp tác xã;
5. Làm đầu mối phối hợp với Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách,
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quản lý, điều hành hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phối hợp với Bộ Tài
chính tổng hợp, phân bổ kinh phí nguồn ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành, Liên minh hợp
tác xã Việt Nam, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, các chức danh trong hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
6. Chủ trì hoặc tham gia với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan có liên quan nghiên
cứu, xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án quốc gia và các
chương trình, dự án do các nước, các tổ chức quốc tế trợ giúp phát triển kinh tế tập thể, hợp tác
xã; giúp Bộ trưởng làm đầu mối phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế tập
thể, hợp tác xã.
7. Làm đầu mối phối hợp với Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, các tổ
chức chính trị, kinh tế, xã hội, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tuyên truyền về vị trí,
vai trò của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; xây dựng mô hình và tổng kết, phổ biến nhân điển
hình tiên tiến trong khu vực kinh tế tập thể và hợp tác xã.
8. Thu thập, hệ thống hoá thông tin, nghiên cứu phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
và chương trình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã. Phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý và
cung cấp thông tin trong lĩnh vực Vụ được giao;
9. Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan trong Bộ và các cơ quan có liên quan theo dõi,
kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hợp tác xã;
10. Làm đầu mối tổng hợp tình hình phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã hàng năm và 5 năm;
chủ trì nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối
với kinh tế tập thể, hợp tác xã trong phạm vi cả nước;
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao.
Phần thứ nhất
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2009
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2009
Năm 2009, kinh tế tập thể phát triển trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, thách
thức do bị tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đạt được một
số kết quả chủ yếu sau đây:
1. Tổng quát tình hình phát triển kinh tế tập thể năm 2009
Nhìn chung, kinh tế tập thể năm 2009 tiếp tục có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước, tạo được công ăn việc làm, cải thiện, nâng cao đời sống cho
nhiều lao động, nhất là lao động tại khu vực nông thôn; góp phần xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong
cộng đồng xã viên/thành viên.
Hợp tác xã phát triển ngày càng đa dạng hơn ở hầu hết các ngành nghề của nền kinh tế; hợp tác
xã nông nghiệp nói chung có quy mô nhỏ, chủ yếu cung cấp các dịch vụ phục vụ kinh tế xã viên,
như: tưới tiêu, làm đất, thú y, bảo vệ thực vật, ...; hợp tác xã thuỷ sản phát triển theo nhiều loại
hình, như: cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nuôi trồng hoặc đánh bắt thuỷ sản; hợp tác xã vận tải chủ
yếu phát triển theo loại hình dịch vụ phục vụ xã viên, như: tổ chức luồng tuyến, dịch vụ thủ tục
hành chính, khai thác hợp đồng,...; một số hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp đã chủ động đầu tư,
chuyển hướng để duy trì sản xuất, như: hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp Linh Sơn, Minh Thành
tỉnh Thanh Hóa; hợp tác xã xây dựng tập trung huy động vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị
để tham gia đấu thầu các công trình có quy mô vừa và nhỏ, gắn với các chương trình phát triển
kinh tế xã hội ở địa phương; quỹ tín dụng nhân dân nhìn chung phát triển ổn định đáp ứng một
phần nhu cầu vay vốn của thành viên; đặc biệt trong lĩnh vực vệ sinh môi trường trong thời gian
qua đã thành lập các mô hình hợp tác xã, tổ, đội vệ sinh môi trường, hoạt động ngày càng hiệu
quả.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã đa dạng, phong phú hơn về loại hình và lĩnh
vực, một số hợp tác xã đẩy mạnh liên doanh liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế
khác.
Tuy nhiên, phần lớn hợp tác xã có quy mô nhỏ, mức vốn bình quân thấp, khả năng huy động vốn
còn hạn chế, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sức cạnh tranh
trên thị trường còn yếu. Đa số hợp tác xã thiếu vốn hoạt động nhưng vì không có tài sản thế
chấp nên việc vay vốn ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Nhiều hợp tác xã chưa có trụ
sở làm việc hoặc chỉ có nhà tạm chưa được cấp quyền sử dụng đất. Một số hợp tác xã nông
nghiệp phải mượn hội trường của UBND xã làm trụ sở.
Các tổ hợp tác vẫn là điểm sáng của kinh tế tập thể, được thành lập từ nhu cầu của quá trình
phát triển sản xuất, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cho vay vốn sản xuất và nông nghiệp nhằm
hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, khắc phục một số hạn chế, yếu kém về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sản
xuất, góp phần mở mang ngành nghề, thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Mục đích hoạt động thiết
thực phục vụ đời sống thành viên, mô hình tổ hợp tác đang dần được phổ biến và thu hút được
nhân dân tham gia, giúp đem lại thu nhập ổn định cho thành viên. Tuy nhiên, hoạt động của
nhiều tổ hợp tác còn chưa ổn định, quy mô nhỏ, quan hệ lỏng lẻo, thời gian hoạt động ngắn và tự
tan rã sau khi thực hiện xong các hoạt động.
2. Về tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp giá trị gia tăng trong GDP
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của kinh tế tập thể năm 2008 tiếp tục xu thế giảm xuống từ
các năm trước: chỉ đạt 3,11%, thấp hơn so với mức của năm 2007: 3,32%, 2006: 3,51% và của
năm 2005: 3,98%; tỷ lệ đóng góp vào GDP cũng tiếp tục đà giảm sút liên tục, năm 2008 chỉ đạt
6,02% (năm 2007: 6,21%, 2006: 6,53%, 2005: 6,81%, 2004: 7,09%, 2003: 7,49%, 2002: 7,99%).
Mặt khác, kinh tế tập thể trong một số năm gần đây đã có xu hướng phát triển mới, theo đó phần
lớn hợp tác xó (chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, tín dụng, tổng cộng chiếm
trên 50% tổng số hợp tác xã) chuyển sang loại hình hợp tác xã dịch vụ phục vụ thành viên. Hiện
chưa đánh giá được tác động của loại hình hợp tác xã này và của tổ hợp tác đối với kinh tế
thành viên. Nếu tác động của hợp tác xã đối với kinh tế thành viên được đánh giá đầy đủ thì
đóng góp vào GDP của kinh tế tập thể lớn hơn so với số liệu thống kê chính thức.
3. Về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
a) Tổng số hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, tính đến hết năm 2007 cả nước có 14.500 hợp tác xã và 15 liên hiệp hợp tác
xã đang hoạt động, tăng 718 hợp tác xã so với năm 2006 và 1.487 hợp tác xã năm 2005. Có 609
hợp tác xã thành lập trước 1997 chưa chuyển đổi; 5.742 hợp tác xã thành lập trước 1997 đã
chuyển đổi. Nhìn chung số hợp tác xã tập trung nhiều nhất ở Vùng Đồng bằng sông Hồng: 4.829
hợp tác xã năm 2005, 4.974 hợp tác xã năm 2006; 5.059 hợp tác xã năm 2007, vùng Bắc Trung
Bộ: 2.546 hợp tác xã năm 2005 và 2.754 hợp tác xã năm 2007, Đông Bắc Bộ: 2.214 hợp tác xã
năm 2005 và đến 2007 có 2.628 hợp tác xã.
Tính đến hết năm 2007 có 6.372 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 43,9%
tổng số hợp tác xã cả nước, tập trung nhiều nhất vẫn là Vùng Đồng bằng Sông Hồng với 3.155
hợp tác xã, chiếm gần 50% số hợp tác xã nông nghiệp của cả nước; 59 hợp tác xã hoạt động
trong lĩnh vực lâm nghiệp, chiếm 0,4%; 200 hợp tác xã thuỷ sản, chiếm 1,37 %; 4.744 hợp tác xã
công nghiệp, chiếm 32,7%, tập trung nhiều nhất tại Vùng Đông Bắc với 1.778 hợp tác xã, vùng
Đồng bằng sông Hồng với 1.016 hợp tác xã và 989 hợp tác xã ở vùng Bắc Trung Bộ; 336 hợp
tác xã xây dựng, chiếm 2,31%; 767 hợp tác xã thương mại, chiếm 5,28%; 847 hợp tác xã vận tải,
chiếm 5,84%; 989 quỹ tín dụng nhân dân, chiếm 6,8% và 186 hợp tác xã dịch vụ khác, chiếm
1,28%.
b) Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xó
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, trong tổng số 8.149 hợp tác xã thành lập từ năm 1997 đến nay có 6.296 hợp
tác xã thành lập hoàn toàn mới, 627 hợp tác xã thành lập từ tổ hợp tác và 1.226 hợp tác xã
thành lập từ việc chia tách và sáp nhập.
Dự kiến số hợp tác xã thành lập mới năm 2009 của 38[1] địa phương báo cáo ước đạt 710 hợp
tác xã, tăng tương ứng là 38% so với năm 2008; số liên hiệp hợp tác xã thành lập mới năm 2009
theo báo cáo của 21[2] địa phương là 7 liên hiệp. Đáng chú ý, 9[3] tỉnh Miền núi phía Bắc có 313
hợp tác xã thành lập mới, tăng 81 hợp tác xã so với 232 hợp tác xã được thành lập năm 2008.
c) Xã viên hợp tác xã
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, năm 2007 cả nước có 7.478.019 xã viên, tăng 373.835 xã viên so với năm
2006 (năm 2005 cả nước có 7.123.771 xã viên). Trong đó, 2.451.210 xã viên là cá nhân, 8 xã
viên là cán bộ, công chức, 5.000.541 xã viên là đại diện hộ, 328 xã viên là đại diện pháp nhân và
25.940 xã viên khác. Số lượng xó viờn bỡnh quõn một hợp tác xã năm 2007 là 515,73 xã viên,
trong đó: Đồng bằng sông Hồng: 867 xã viên/hợp tác xã; Đông Bắc: 170,76 xã viên/hợp tác xã;
Tây Bắc: 151 xã viên/hợp tác xã; Bắc Trung Bộ: 540 xã viên/hợp tác xã; Duyên Hải miền Trung:
1.310 xã viên/hợp tác xã; Tây Nguyên: 342 xã viên/hợp tác xã; Đông Nam Bộ: 238 xã viên/hợp
tác xã; Đồng bằng sông Cửu Long: 271 xã viên/hợp tác xã. Theo số liệu báo cáo mới nhất của
38[4] địa phương, tổng số xã viên năm 2009 dự kiến tăng bình quân 5,2% so với thực hiện năm
2008.
d) Lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, năm 2007 tổng số lao động là 295.680, trong đó: 117.930 lao động làm việc
thường xuyên trong hợp tác xã nông nghiệp (110.497 lao động là xã viên); 2.144 lao động làm
việc tại hợp tác xã lâm nghiệp; 4.833 lao động làm việc trong hợp tác xã thuỷ sản (3.249 lao
động là xã viên); 87.375 lao động làm việc trong hợp tác xã công nghiệp (58.038 lao động là xã
viên); 41.731 lao động làm việc tại hợp tác xã vận tải (22.171 lao động là xã viên); 8.263 lao động
làm việc thường xuyên tại hợp tác xã xây dựng (3.351 lao động là xã viên); 18.896 lao động làm
việc tại các hợp tác xã thương nghiệp (14.441 lao động là xã viên); quỹ tín dụng có 11.575 lao
động (8.876 lao động là thành viên); và ngành dịch vụ có 5.077 lao động làm việc thường xuyên
(3.837 lao động là xã viên).
Bình quân số lao động trong một hợp tác xã năm 2007 là 20,16 lao động. Vùng có lao động bình
quân thấp nhất là Tây Bắc: 9,3 lao động/hợp tác xã, vùng Đông Bắc: 15,6 lao động/hợp tác xã,
vùng có lao động bình quân/hợp tác xã cao nhất là Vùng Đông Nam Bộ: 46,6 lao động/hợp tác
xã, vùng Đồng bằng Sông Hồng: 22,6 lao động/hợp tác xã và Vùng Duyên Hải miền Trung: 22
lao động/hợp tác xã.
e) Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, năm 2007, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của 4 chức danh chủ chốt của hợp
tác xã còn rất thấp: cả nước có 5.542 trưởng ban quản trị thì 1.655 chưa qua đào tạo (chiếm
30%). Trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ các trưởng ban quản trị chưa qua đào
tạo cao nhất (43,78%) so với mức thấp nhất 14,1% của vùng Duyên hải miền Trung. Trong tổng
số 5.542 trưởng ban quản trị các hợp tác xã, có 1.428 người (chiếm 25,77%) có trình độ sơ cấp,
công nhân kỹ thuật; 1.726 người (chiếm 31,14%) có trình độ trung cấp và 730 người (13%) có
trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên. Như vậy, phần đông các trưởng ban quản trị hợp tác xã
có trình độ sơ cấp, công nhân kỹ thuật và trung cấp, chiếm từ 50-60% trung bình trên cả nước.
Về trình độ chuyên môn của chủ nhiệm hợp tác xã, năm 2007 có 4.348 người chưa qua đào tạo
(chiếm 31,2% trong tổng số); 3.795 chủ nhiệm có trình độ sơ cấp (chiếm 27,23%); 4.219 người
có trình độ trung cấp (chiếm 30,27%); và có 352 người (chiếm 2,53%) có trình độ cao đẳng cùng
với 1.224 người (chiếm 8,78%) có trình độ đại học trở lên.
Theo số liệu báo cáo mới nhất của 37[5] địa phương, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình độ
trung cấp năm 2009 ước đạt 21,05%, tăng bình quân 2,55% so với 17,51% của năm 2008. Tỷ lệ
cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình độ đại học, trên đại học theo số liệu báo cáo của 36[6] địa
phương, năm 2009 ước đạt 6.64%, tăng bình quân 1,16% so với 5,71% của năm 2008.
f) Thu nhập bình quân trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã theo số liệu báo cáo của 32[7] địa phương, năm 2009
ước đạt 10,58 triệu đồng/xã viên/năm, tăng 11,5% so với thực hiện năm 2008; thu nhập bình
quân của lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo số liệu báo
cáo của 36[8] địa phương, năm 2009 ước đạt 10,45 triệu đồng/lao động/năm, tăng 13,4% so với
thực hiện năm 2008; thu nhập bình quân của lao động là xã viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
theo số liệu báo cáo của 24[9] địa phương, năm 2009 ước đạt 14,15 triệu/lao động/năm, tăng 19%
so với thực hiện năm 2008.
g) Lợi nhuận bình quân của hợp tác xã
Theo kết quả của dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã trên
địa bàn toàn quốc, tổng lợi nhuận trước thuế của khu vực hợp tác xã năm 2007 là 1.295.946
triệu đồng, bình quân 89,38 triệu đồng/hợp tác xã và 1.114.996 triệu đồng lợi nhuận sau thuế,
bình quân 76,9 triệu đồng/hợp tác xã. Trong đó: Vùng Đồng bằng sông Hồng với 243.117 triệu
đồng, bình quân lợi nhuận/hợp tác xã là 48,06 triệu đồng; vùng Đông Bắc với 200.773 triệu đồng,
bình quân lợi nhuận/hợp tác xã là 76,4 triệu đồng; vùng Tây Bắc với 33.556 triệu đồng, bình
quân lợi nhuận/hợp tác xã là 55,56 triệu đồng; vùng Bắc Trung Bộ với 153.142 triệu đồng, bình
quân lợi nhuận/hợp tác xã là 55,61 triệu đồng; vùng Duyên hải miền Trung với 74.797 triệu đồng,
bình quân lợi nhuận/hợp tác xã là 75,94 triệu đồng; vùng Tây Nguyên với 61.015 triệu đồng, bình
quân lợi nhuận/hợp tác xã là 124,52 triệu đồng; vùng Đông Nam Bộ với tổng lợi nhuận trước
thuế là 259.278 triệu đồng, bình quân lợi nhuận/hợp tác xã là 310,88 triệu đồng và vùng Đồng
bằng sông Cửu Long với tổng lợi nhuận trước thuế là 270.268 triệu đồng, bình quân lợi
nhuận/hợp tác xã là 235,84 triệu đồng.
Nhìn chung lợi nhuận của hợp tác xã chủ yếu được thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh
khoảng 93,7%, sau đó đến thu từ các hoạt động khác chiếm 5,4%, còn lại thu từ hoạt động tài
chính.
4. Về tổ hợp tác
a) Tổng số tổ hợp tác
Theo số liệu báo cáo của 32[10] địa phương, tổng số tổ hợp tác năm 2009 ước đạt 115.629 (bình
quân 1 địa phương có khoảng 3.520 tổ hợp tác), tăng bình quân 8,1% so với số tương ứng năm
2008. Trong đó, số tổ hợp tác thành lập mới năm 2009 theo số liệu báo cáo của 25[11] địa phương
ước đạt 22.807 tổ, bình quân mỗi địa phương thành lập mới khoảng gần 1.000 tổ hợp tác, tăng
bình quân 2 lần so với năm 2008. Năm 2009 có nhiều tổ hợp tác được thành lập mới nhưng chỉ
có 11% xác nhận của UBND xã, thấp hơn năm 2008 có tỷ lệ tương ứng là 13,7%.
b) Tổ viên tổ hợp tác
Theo số liệu báo cáo của 29[12] địa phương, tổng số tổ viên tổ hợp tác năm 2009 ước đạt
1.297.452 tổ viên, tăng nhẹ so với năm 2008; theo báo cáo của 25[13] địa phương, năm 2009 có
thêm 120.812 tổ viên mới (trung bình mỗi địa phương có thêm 4.832 tổ viên), tăng bình quân hơn
2 lần so với năm 2008.
c) Thu nhập bình quân của tổ viên tổ hợp tác
Theo báo cáo của 26[14] địa phương, năm 2009 thu nhập bình quân của thành viên tổ hợp tác
ước đạt 9,33 triệu đồng, tăng 11% so với thực hiện năm 2008 (8,39 triệu đồng).
II. ĐÁNH GIÁ THEO VÙNG
1. Vùng núi phía Bắc[15]
Theo báo cáo của 9 tỉnh, hết năm 2009 toàn vùng ước có 3.022 hợp tác xã thu hút gần 526.855
xã viên tham gia, trong đó có 313 hợp tác xã thành lập mới với 7.918 xã viên; theo báo cáo của 6
tỉnh, cả vùng có 4 liên hiệp hợp tác xã và 18.433 tổ hợp tác với gần 237.489 thành viên, trong đó
có 195 tổ hợp tác mới thu hút 825 thành viên.
Theo báo cáo của 9 tỉnh, tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo của toàn vùng là: Trình độ
trung cấp: 32,1%, tăng hơn 5,8% so với năm 2008; trình độ Đại học, trên Đại học: 5%, tăng hơn
0,9% năm 2008.
Năm 2009, thu nhập bình quân của một xã viên là 10,31 triệu đồng, tăng 1,1 triệu đồng so với
năm 2008; của một lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã là 10,1 triệu đồng; của lao
động là xã viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là 9.5 triệu đồng; thu nhập bình quân một thành
viên tổ hợp tác là 10,4 triệu đồng. Nhìn chung, thu nhập của thành viên và người lao động tổ
chức kinh tế tập thể có tăng, nhưng không đáng kể so với năm trước.
Toàn vùng có hơn 313 hợp tác xã thành lập mới, tuy chưa nhiều, nhưng hoạt động ổn định.
2. Vùng Đồng bằng sông Hồng[16]
Tổng hợp số liệu của 5/10 tỉnh, thành phố Vùng Đồng bằng sông Hồng (TP Hải Phòng, Hưng
Yên, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định không có báo cáo), đến hết năm 2009 ước tính có khoảng
2.571 hợp tác xã và 4 liên hiệp hợp tác xã, trong đó thành lập mới 71 hợp tác xã và 1 liên hiệp
hợp tác xã, thu hút thêm 8.950 xã viên mới, đưa tổng số xã viên lên 1.298.631 xã viên.
Năm 2009, ước tích thành lập mới 61 tổ hợp tác, nâng số tổ hợp tác cả vùng lên 4.223 tổ hợp
tác với 15.920 thành viên.
Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo tuy đã tăng so với năm 2008 nhưng vẫn còn ở mức
rất thấp, cụ thể: tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình độ trung cấp: 28,1%, tăng 0,7% so với
năm 2008; tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ đại học trở lên: 8,0%, tăng 1,16% so với năm
2008. Riêng tỉnh Hải Dương và Hà Nam có tỷ lệ cán bộ đạt trình độ đại học chiếm trên 12%, còn
lại các tỉnh khác chỉ đạt 3-5%, là tỷ lệ rất thấp so với mức trung bình của cả nước.
Thu nhập của người lao động, xã viên và thành viên tổ hợp tác còn thấp, đặc biệt khó khăn trong
điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay: thu nhập bình quân 1 lao động trong kinh tế tập thể đạt 6,1
triệu đồng/người/năm; 1 xã viên/năm: 5,65 triệu đồng và thu nhập bình quân 1 thành viên tổ hợp
tác đạt 4,95 triệu đồng/năm.
3. Vùng Bắc Trung Bộ[17]
Tổng hợp số liệu của 4/6 tỉnh báo cáo về tình hình kinh tế tập thể (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
và Quảng Trị), tốc độ phát triển kinh tế tập thể trong vùng Bắc Trung bộ tương đối đồng đều, vào
khoảng 5-7% năm 2007, 4-6,5% năm 2008, ước khoảng 5,57%/năm 2009. Khu vực kinh tế tập
thể đóng góp khoảng trên 12% vào GDP của địa phương và dự kiến sẽ đạt mức trên 14% vào
năm 2010. Tổng số hợp tác xã ở 4 tỉnh báo cáo năm 2009 là 2.645 hợp tác xã, tăng 20 hợp tác
xã so với năm 2008, trong đó có đến 120 hợp tác xã thành lập mới năm 2009 so với 64 hợp tác
xã được thành lập mới năm 2008.
Thu nhập bình quân của xã viên, lao động hợp tác xã năm 2009 tương đối ổn định và có phần
tăng hơn so với năm trước (khoảng 9,8 triệu đồng và dự kiến tăng trên 10 triệu đồng vào năm
2010). Đáng chú ý, thu nhập của xã viên hợp tác xã tỉnh Nghệ An năm 2009 ước đạt 16,5 triệu
đồng là khá cao so với mức trung bình 6-8 triệu đồng của các tỉnh khác trong vùng. Tỷ lệ cán bộ
quản lý hợp tác xã có trình độ trung cấp trở lên tăng so với năm trước, cụ thể: cán bộ đạt trình độ
trung cấp khoảng 28,66%, tăng 4,61 điểm phần trăm so với năm 2008; tỷ lệ cán bộ có trình độ
đại học tăng từ 3,48% năm 2008 lên 4,05% năm 2009.
Tổ hợp tác phát triển với số lượng lớn ở các tỉnh Bắc trung bộ có báo cáo, ước tính số lượng
tăng từ 37.003 tổ năm 2008 lên 37.608 tổ năm 2009, tăng 3,2%; số tổ hợp tác có chứng thực của
UBND xã tăng đều qua các năm, từ 6.394 tổ hợp tác năm 2008 lên 6.758 tổ hợp tác năm 2009.
4. Vùng Nam Trung Bộ[18]
Tổng hợp số liệu 5/6 (tỉnh Khánh Hoà không có số liệu báo cáo) tỉnh Vùng Nam Trung Bộ ước
tính đến hết năm 2009 có khoảng 879 hợp tác xã và 5 liên hiệp hợp tác xã (trong đó thành lập
mới 9 hợp tác xã và 3 liên hiệp hợp tác xã), thu hút 7.968 xã viên mới trên tổng số 886.100 xã
viên.
Công tác quản lý hợp tác xã đã được cải tiến, đưa cán bộ có năng lực và đã qua đào tạo vào
Ban quản lý hợp tác xã, cụ thể: tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ trung cấp trung bình: 27,88%,
tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình độ đại học trở lên đạt khoảng 11%. Đáng chú ý, tỉnh Phú Yên có
tỷ lệ cán bộ đạt trình độ đại học là 17,52%.
Năm 2009, đời sống xã viên được nâng cao, thu nhập bình quân một xã viên, người lao động
thường xuyên của hợp tác xã đạt bình quân 9,94 triệu đồng, tăng 16% so với năm 2008; trong
năm 2009, tuy lợi nhuận bình quân một hợp tác xã tăng 5% (75,1 triệu đồng/năm) so với năm
2008 (71,22 triệu đồng/năm) nhưng thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác tăng 8% so
với năm 2008 (năm 2008 là 8,88 triệu đồng, năm 2009 là 9,64 triệu).
5. Vùng Tây Nguyên[19]
Phát triển kinh tế tập thể vùng Tây nguyên năm 2009 khá nổi bật với tốc độ tăng trưởng giá trị
gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2009 là rất cao, đạt 105% (riêng Đắk Nông tăng 200%); đóng
góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP của địa phương là 9,1%.
Tổng hợp báo cáo của 4/5 tỉnh thuộc Tây Nguyên, đến hết năm 2009 ước tính có khoảng 491
hợp tác xã và 1 liên hiệp hợp tác xã (trong đó thành lập mới 48 hợp tác xã), thu hút 4.851 xã viên
mới, đưa tổng số xã viên là 123.048 xã viên.
Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo (theo báo cáo của 4/5 tỉnh): trình độ trung cấp đạt
21,88%, tăng 13,6% so với năm 2008; trình độ đại học trở lên đạt 10,93%, tăng 41% so với năm
2008.
Thu nhập bình quân 1 xã viên năm 2009 dự kiến đạt 10,85 triệu đồng/người; thu nhập bình quân
1 lao động làm việc thường xuyên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 11,33 triệu đồng
(trong đó thu nhập bình quân một lao động là xã viên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đạt 14,25
triệu); thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác đạt 6,67 triệu đồng.
Lợi nhuận bình quân một hợp tác xã năm 2009 khá cao, đạt 102,5 triệu đồng/hợp tác xã, tăng
19,4% so với năm 2008.
6. Vùng Đông Nam Bộ[20]
Tổng hợp số liệu của 3/8 tỉnh có báo cáo (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Dương), tốc độ phát
triển kinh tế tập thể năm 2009 giảm so với năm trước, ước đạt khoảng 14%/năm (giảm khoảng
4,4% so với năm 2008), chiếm khoảng 6% tổng giá trị gia tăng toàn vùng, trong khi đó số liệu
tương ứng năm trước là 18,4% và 6,7%. Tuy nhiên, thu nhập bình quân của xã viên, lao động
hợp tác xã tương đối ổn định và có phần tăng hơn so với năm trước (khoảng 12 triệu đồng/xã
viên). Tỷ lệ cán bộ qua đào tạo tăng so với năm trước, cụ thể: cán bộ đạt trình độ trung cấp
khoảng 16%, đạt trình độ đại học khoảng 8%, tăng 2% so với năm 2008.
Một số hợp tác xã đã giải thể trong năm, trong đó có 01 liên hiệp hợp tác xã. Các hợp tác xã còn
hoạt động là những hợp tác xã tương đối ổn định, hoạt động vẫn có lãi, tạo thu nhập cho xã viên
và lao động.
Năm 2009, tình hình phát triển tổ hợp tác khả quan hơn so với tình hình phát triển của hợp tỏc
xó, cụ thể: tổ hợp tác được thành lập nhiều (1.005 tổ hợp tác được thành lập mới trong năm so
với 405 tổ hợp tác thành lập mới năm 2008), tăng gấp gần 2,5 lần; số lượng thành viên mới gia
nhập tổ hợp tác gia tăng đáng kể (hơn 85.000 thành viên mới, gấp hơn 10 lần), chứng tỏ các tổ
hợp tác mới thành lập đều có quy mô lớn hơn nhiều so với các tổ hợp tác đã được thành lập từ
trước; gần 1/2 số tổ hợp tác có xác nhận của UBND xã, gấp nhiều lần so với năm 2008.
Tổ hợp tác giúp đem lại thu nhập ổn định cho thành viên, khoảng 15 triệu đồng/ thành viên trong
năm 2009.
7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long[21]
Tổng hợp báo cáo của 8/13 tỉnh, thành phố, hết năm 2009, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
ước có 1.121 hợp tác xã, 10 liên hiệp hợp tác xã và 29.361 tổ hợp tác, tăng 106 hợp tác xã, 02
liên hiệp hợp tác xã và 620 tổ hợp tác. Các hợp tác xã, tổ hợp tác thu hút 186.319 xã viên HTX
và 541.583 thành viên tổ hợp tác, tăng 6.259 xã viên và 12.700 thành viên tổ hợp tác so với năm
2008.
Hợp tác xã góp phần giải quyết 48.318 việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao thu
nhập của xã viên và người lao động. Thu nhập bình quân của xã viên hợp tác xã năm 2009 ước
đạt 15,81 triệu (tăng 5% so với năm 2008), lao động trong hợp tác xã là 11,81 triệu đồng (tăng
16% so với năm 2008).
Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã đã được cải thiện hơn hẳn. Tỷ lệ cán bộ hợp tác xã đạt trình
độ trung cấp là 20,50%, tăng 18% so với năm 2008 và tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã đạt trình
độ đại học là 7,84%, tăng 10% so với năm 2008.
Đặc biệt, các tổ hợp tác khu vực đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, phát huy được vai
trò hỗ trợ các thành viên về nguồn vốn, công nghệ, kỹ thuật; tạo quan hệ gắn bó ở nông thôn,
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của kinh tế hộ thành viên, giúp khai thác tốt tài
nguyên thiên nhiên, mở mang ngành nghề, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Kết quả triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn
1.1. Ở cấp trung ương
Trên cơ sở các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của một số Bộ, ngành, như
Bộ Công thương đã chỉ đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố hướng dẫn các hợp tác xã thực
hiện việc đăng ký kinh doanh, bảo hiểm xã hội đối với người lao động và xã viên làm việc trong
các hợp tác xã, thực hiện một số chính sách khuyến khích thành lập hợp tác xã, đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ hợp tác xã, chính sách ưu đãi đầu tư, hỗ trợ hợp tác xã xây dựng cụm công
nghiệp, cụm làng nghề nông thôn, tín dụng đối với hợp tác xã và tín dụng nội bộ hợp tác xã.
Bộ Giao thông vận tải đã biên tập, in và cấp cho 1.100 hợp tác xã, liên hiệp, các Sở Giao thông
vận tải trong toàn quốc tài liệu “Cẩm nang hợp tác xã giao thông vận tải” trong đó nội dung bao
gồm: Luật hợp tác xã năm 2003, các văn bản dưới Luật kèm theo và các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải; tiến hành một số cuộc họp tại các địa bàn trọng điểm
tập trung nhiều hợp tác xã như thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung để phổ biến Luật hợp tác xã
áp dụng trong ngành giao thông vận tải và hướng dẫn các quy định pháp luật chuyên ngành về
hoạt động vận tải thuỷ, bộ,...
1.2. Ở cấp địa phương
Các địa phương tiếp tục hướng dẫn hợp tác xã thực hiện và chuyển đổi theo Luật hợp tác xã
năm 2003. Hầu hết các địa phương đều tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn cho cán bộ thực hiện
công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể và cán bộ quản lý hợp tác xã. Một số địa phương
đã chủ động tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nhân điển hình các hợp tác xã tiên tiến trên các
phương tiện thông tin đại chúng, báo đài. Nhiều Ủy ban nhõn dõn tỉnh, thành phố đã chỉ đạo Sở
Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Liên minh hợp tác xã tỉnh và các huyện thị xã phối hợp tuyên
truyền Luật hợp tác xã năm 2003 và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh
tế tập thể.
2. Quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể
2.1. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Nhìn chung, cụng tỏc quản lý Nhà nước về hợp tác xã ở địa phương chưa được tăng cường,
cho đến nay còn nhiều uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, sở, ngành, chưa bố trí phòng hoặc
cán bộ chuyên trách theo dõi kinh tế tập thể; công tác tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác
xã chưa sâu rộng; nhiều cơ chế chính sách chưa kịp thời được triển khai thực hiện; hoạt động
khuyến khích, hỗ trợ phát triển hợp tác xã thiếu kinh phí để triển khai.
Nhận thức của cán bộ các cấp, các ngành về kinh tế tập thể và hợp tác xã núi chung chưa đầy
đủ, vẫn có tình trạng buông lỏng quản lý, chưa quan tâm bố trí các bộ chuyên trách phụ trách
theo dõi kinh tế tập thể.
Một số ý kiến cho rằng, cơ chế chính sách hiện hành cũn chưa phù hợp với thực tế, trong khi
nhiều địa phương lại thiếu định hướng về kế hoạch phát triển thành phần kinh tế tập thể, công
tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế chính sách đến người dân, hợp tác xã còn rất hạn chế.
2.2. Bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế tập thể
a) Đối với Bộ, ngành
Thực hiện Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ; Chính phủ đã ban hành
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các Bộ, trong đó có 7 Bộ, ngành quản lý nhà nước về kinh
tế tập thể, trên cơ sở đó các Bộ, ngành đã phân công cho các đơn vị thuộc Bộ quản lý trực tiếp
về kinh tế tập thể. Cụ thể: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Vụ hợp tác xã; Bộ Nông nghiệp &
phát triển nông thôn thành lập Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; các Bộ Công thương,
Giao thông- Vận tải, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Ngân hàng nhà nước Việt Nam không
thành lập Vụ chuyên trách về kinh tế tập thể nhưng giao cho một đơn vị kiêm nhiệm.
b) Đối với cấp địa phương
Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên
môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP
ngày 4/2/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nhiều tỉnh đã chủ động thành lập phòng về quản lý hợp tác xã
(Chi cục hợp tác xã và phát triển nông thôn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng
Quản lý hợp tác xã ở Sở Công thương Cà Mau, ...), bố trí cán bộ chuyên trách và bán chuyên
trách để theo dõi tỉnh hình phát triển kinh tế tập thể; tỉnh Phú Yên còn phân công trực tiếp cho
Phòng Tài chính kế hoạch, Phòng phát triển nông thôn ở các huyện, thị xã trực tiếp theo dõi,
quản lý, hướng dẫn tạo điều kiện cho kinh tế tập thể địa phương phát triển.
Tuy nhiên, do khó khăn về biên chế, nên phần lớn cán bộ theo dõi hợp tác xã vẫn làm kiờm
nhiệm; hầu hết ở cấp huyện chưa có cán bộ chuyên trách, ở cấp xã chưa bố trí cán bộ bán
chuyên trách theo dõi tình hình kinh tế hợp tác xã; nhiều cán bộ không hiểu hết về kinh tế tập
thể; công tác tuyên truyền, hướng dẫn về kinh tế tập thể còn yếu.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
3.1. Tình hình thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005
a) Hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo
- Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 02/10/2007 và Quyết định số
1330/QĐ-TTg ngày 22/9/2008 về việc bổ sung kinh phí hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ hợp tác xã năm 2007, 2008; Bộ Tài chính đã có công văn số 13787/BTC-NSNN ngày
14/11/2008 cho phép chuyển kinh phí hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, bồi dưỡng, đào tạo cán
bộ hợp tác xã năm 2007, 2008 mà địa phương chưa sử dụng hết sang năm 2009 thực hiện. Tính
đến ngày 25/3/2009 đã có 15 tỉnh, bao gồm: Bắc Cạn, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh
Hoá, Gia Lai, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên
Huế, Lâm Đồng, Bạc Liêu đã sử dụng hết kinh phí được phân bổ năm 2007, 2008. Các tỉnh còn
nhiều kinh phí đã được phân bổ nhưng chưa sử dụng là Hoà Bình, Hà Giang, Yên Bái, Hưng
Yên, Quảng Trị, Quảng Nam, Đăk Nông, Sóc Trăng...
Nhìn chung, các địa phương tích cực thực hiện kế hoạch hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã, bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã, tính đến ngày 25/3/2009, tính chung cả nước đã thực hiện
được 67% số kinh phí được phân bổ.
- Về kế hoạch kinh phí hỗ trợ thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã năm 2009,
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 09/9/2009 về việc bổ sung kinh
phí thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ hợp tác xã năm 2009. Tổng kinh phí bổ sung từ
ngân sách trung ương cho các địa phương là 30.950 triệu đồng.
- Việc bổ sung kinh phí chậm trong 3 năm qua (khoảng tháng 9, 10 hàng năm) dẫn đến các địa
phương rất khó khăn trong việc triển khai thực hiện kế hoạch có 2 nguyên nhân chính là:
- Báo cáo của các địa phương chưa nghiêm (cả về chất lượng cũng như tiến độ): Có địa phương
xây dựng định mức kinh phí chưa thực hiện đầy đủ các văn bản hướng dẫn hiện hành, như xác
định định mức quá thấp hoặc quá cao so với quy định; có địa phương dự kiến số lượng hợp tác
xã thành lập mới, số lượng cán bộ hợp tác xã cần bồi dưỡng, đào tạo nhưng chưa dự kiến kinh
phí; hoặc dự kiến kinh phí nhưng chưa dự kiến số lượng; một số địa phương dự kiến kinh phí bồi
dưỡng cán bộ hợp tác xã không thuộc đối tượng hỗ trợ của Nghị định 88/2005/NĐ-CP ngày
11/7/2005 (cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật); còn nhiều địa phương chưa xây
dựng hoặc xây dựng chậm kế hoạch thành lập mới, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ năm 2010.
- Cơ chế phối hợp giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ cũn chưa
hợp lý, thời gian kộo dài.
b) Đất đai
Năm 2009, một số địa phương đã tích cực hỗ trợ về đất đai đối với hợp tác xã. Tại các tỉnh Miền
núi phía Bắc hầu hết các hợp tác xã được thuê đất với lãi suất ưu đãi, hoặc được cấp đất không
thu tiền. Riêng tỉnh Phú Thọ ngoài việc giao đất không thu tiền sử dụng đất, hợp tác nông nghiệp
còn được hỗ trợ 100% kinh phí lập hồ sơ quản lý sử dụng đất; các hợp tác xã hoạt động trên các
lĩnh vực khác được giảm 50% tiền thuê đất theo quy định hiện hành. Các tỉnh vùng Đồng bằng
Sông Hồng nhiều hợp tác xã được hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất xây
dựng trụ sở. Tỉnh Tiền Giang đã cho 10 hợp tác xã được thuê nhà trên 10 năm, 17 hợp tác xã
được mượn nhà dài hạn. Tỉnh Gia Lai có 20/73 hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, 40 hợp tác xã có trụ sở làm việc.
Tuy nhiên, thủ tục giao đất, cho thuê đất còn phức tạp, chưa có văn bản hướng dẫn trình tự, thủ
tục giao đất, cho thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất; nhiều địa phương không có quỹ
đất giao cho hợp tác xã nông nghiệp để xây dựng trụ sở, nhà kho và cho thuê đối với hợp tác xã
phi nông nghiệp; cán bộ hợp tác xã yếu kém về chuyên môn, hoặc hợp tác xã chưa quan tâm
đến quyền lợi này, nên không đề xuất kịp thời nhu cầu hỗ trợ đất đai; một số địa phương không
nắm được chính sách nên chưa tạo điều kiện cho hợp tác xã được hưởng chính sách đất đai.
c) Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã
Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã do Liên minh
hợp tác xã Việt Nam quản lý thời gian qua đã hoạt động và phát huy hiệu quả, tạo nguồn lực về
vốn góp phần hỗ trợ thúc đẩy khu vực hợp tác xã phát triển. Qua việc hỗ trợ tín dụng đầu tư cho
các hợp tác xã trên địa bàn cả nước thời gian qua của Quỹ đã giúp các hợp tác xã khắc phục
khó khăn về vốn, có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ kỹ thuật, thiết bị, mở rộng ngành nghề
kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ...Tuy nhiên theo báo cáo của địa
phương, hầu hết các hợp tác xã rất khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn này.
Một số địa phương đã thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã như Thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh phỳc, Thỏi nguyờn,…, nhưng
chưa báo cáo kết quả thực hiện.
d) Tín dụng
Một số ít hợp tác xã, tổ hợp tác bước đầu được hướng dẫn lập dự án để vay vốn hỗ trợ phát
triển của tỉnh, như Gia Lai có 17 hợp tác xã được vay vốn từ nguồn vốn hỗ trợ việc làm. Tuy
nhiờn, phần lớn các hợp tác xã, tổ hợp tác còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn
vốn. Đầu năm 2009, Chính phủ có các chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu để phát triển sản xuất,
song hầu hết các hợp tác xã đều chưa tham gia được vào chương trình này.
e) Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại
Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, năm 2009 Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
được duyệt các hoạt động xúc tiến thương mại với tổng kinh phí năm 2009 là 9.394 triệu đồng.
Đến nay đã thực hiện hoàn thành chương trình tham gia Hội chợ thương mại quốc tế Bordeaux,
Pháp, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai các chương trình được duyệt trong
kế hoạch năm 2009. Báo cáo chưa tách rõ số hợp tác xã và số doanh nghiệp tham gia chương
trình do Liên minh hợp tác xã Việt Nam chủ trì.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các địa phương, có rất ít hợp tác xã tham gia chương trình xúc tiến
thương mại do kinh phí hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế so với chi phí cần thiết để hợp tác xã
tham gia hội chợ; mặt khác, sản phẩm của các hợp tác xã chưa có chất lượng cao, quy mô sản
xuất chưa đủ sức tranh trên thị trường.
Việc mở rộng thị trường được một số địa phương quan tâm thụng qua khuyến khích hợp tác xã
tiến hành nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, bảo quản, và
cung cấp thông tin thị trường có hiệu quả như các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Bắc
Kạn,... Theo số liệu báo cáo của 15 địa phương[22], dự kiến năm 2009 có 11 chương trình được
thực hiện với tổng kinh phí là 2.248 triệu đồng.
f) Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến
công
Hầu hết các hợp tác xã chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ,
hoặc có đầu tư nhưng không chú trọng đến tính bền vững, đặc biệt ở làng nghề. Chính sách về
khoa học- công nghệ được các tỉnh triển khai thực hiện thông qua trung tâm khuyến công để đầu
tư phát triển làng nghề, hoặc thụng qua trung tâm khuyến nông để chuyển đổi giống cây trồng,
vật nuôi và hướng dẫn cho nụng dõn về các kỹ thuật mới về chăn nuôi, trồng trọt.
Theo số liệu báo cáo của 17 địa phương, dự kiến năm 2009 có 69 dự án được thực hiện với
tổng kinh phí là 1.804 triệu đồng.
Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2009 đã ban hành các quyết định số 0339, 2085,
3389/QĐ-BCT giao cho 119 đơn vị tham gia triển khai thực hiện các đề án, dự án khuyến công
quốc gia, trong đó có 94 hợp tác xã công thương được hưởng lợi từ các đề án trên.
g) Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên và
tham các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Một số hợp tác xã vùng Trung du Miền núi phía Bắc bước đầu được tiếp cận các chương trình
mục tiêu quốc gia, chương trình kinh tế - xã hội như: Phú Thọ, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang,
Thái Nguyên... Một số địa phương như Tây Ninh đã xây dựng chính sách đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng năm 2009, nhưng chưa triển khai thực hiện, do thiếu ngân sách hỗ trợ.
3.2. Một số kết quả triển khai Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31
tháng 10 năm 2005 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010)
a) Tình hình thực hiện Dự án khảo sát thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu về hợp tác xã
trên địa bàn toàn quốc
Dự án có tổng mức đầu tư là 4,23 tỷ đồng, thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, phân
bổ vốn năm 2007, chuyển tiếp sang 2008 là 3 tỷ đồng; kế hoạch vốn 2009 là 1,23 tỷ đồng; đến
nay dự án đã hoàn thành 100% khối lượng, đã tổ chức hội thảo thông báo kết quả khảo sát và
đang tiến hành cung cấp số liệu khảo sát cho các bộ, ngành, địa phương. Hiện nay dự án đang
hoàn tất thủ tục thanh toán, dự kiến cuối năm 2009 hoàn thành giải ngân.
b) Hỗ trợ công tác tuyên truyền pháp luật về hợp tác xã
Theo số liệu báo cáo của 20 địa phương[23], dự kiến trong năm 2009 có 696 đề án tuyên truyền
với tổng kinh phí thực hiện là 1.381 triệu đồng, giảm về số đề án nhưng tăng 1,5 lần về kinh phí
so với thực hiện năm 2007, 2008.
Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền còn chưa đồng bộ; cán bộ, nhân dân còn chưa hiểu được bản
chất của hợp tác xã kiểu mới, chưa hiểu vai trò và vị trí của hợp tác xã trong nền kinh tế.
c) Hỗ trợ tổng kết điển hình và xây dựng mô hình hợp tác xã
Theo số liệu báo cáo của 18 địa phương[24], dự kiến trong năm 2009 có 27 dự án, đề án với
tổng kinh phí triển khai thực hiện là 1.212 triệu đồng, tăng 2,7 lần về số dự án, đề án và tăng hơn
1,6 lần về kinh phí so với thực hiện năm 2007, 2008.
d) Hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Theo số liệu báo cáo của 12 địa phương[25], dự kiến trong năm 2009 có 1.471 cán bộ quản lý
nhà nước về kinh tế tập thể được bồi dưỡng với tổng kinh phí thực hiện là 1.186 triệu đồng, tăng
hơn 4 lần về số lượng cán bộ và kinh phí so với thực hiện năm 2007, 2008.
4. Tình hình hỗ trợ Liên minh hợp tác xã các cấp
4.1. Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã Việt Nam
Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ cho Liên minh hợp tác xã Việt Nam thực hiện trong năm 2009 là
226,894 tỷ đồng. Trong đó:
a) Kinh phí chi thường xuyên: 32,500 tỷ đồng;
b) Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia: 9,500 tỷ đồng;
c) Kinh phí chương trình xúc tiến thương mại: 9,394 tỷ đồng;
d) Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: 100,000 tỷ đồng;
b) Kinh phí đầu tư phát triển: 75,500 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Liên minh hợp tác xã Việt Nam, tình hình thực hiện nguồn kinh phí đầu tư phát
triển như sau:
- Dự án đầu tư trường dạy nghề thủ công Việt Nam:
- Tổng mức đầu tư: 87,6 tỷ đồng.
Vốn phân bổ năm 2009: 20 tỷ đồng.
Luỹ kế số đã phân bổ từ khởi công đến 30/6/2009 : 85,122 tỷ đồng.
Khối lượng thực hiện năm 2009: 20 tỷ đồng.
Trong Quý III năm 2009 hoàn thành, kết thúc dự án và đưa vào khai thác sử dụng.
- Dự án đầu tư trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật vùng đồng Bằng bắc Bộ:
- Tổng mức đầu tư: 66 tỷ đồng.
Vốn đầu tư phân bổ năm 2009: 18 tỷ đồng (trong đó vốn ứng trước kế hoạch 10 tỷ đồng).
Luỹ kế vốn đã phân bổ đến tháng 7/2009: 18,8 tỷ đồng.
Số đã giải ngân tính đến tháng 7/2009: 8 tỷ đồng.
Khối lượng hoàn thành nghiệm thu đến tháng 7/2009: 13 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư giai đoạn II Trường Trung học Quản lý và Công nghệ:
- Tổng mức đầu tư: 71 tỷ đồng.
Vốn đầu tư phân bổ năm 2009: 37 tỷ đồng (trong đó vốn ứng trước kế hoạch là 15 tỷ đồng).
Luỹ kế vốn phân bổ kể từ khởi công đến tháng 7/2009: 51 tỷ đồng
Khối lượng hoàn thành nghiệm thu tính đến tháng 7/2009 là: 14 tỷ đồng.
Luỹ kế khối lượng hoàn thành kể từ khởi công đến tháng 7/2009: 28 tỷ đồng.
- Dự án nâng cao năng lực thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động (Thuộc
chương trình mục tiêu Quốc gia):
Vốn đầu tư phân bổ năm 2009 là 2 tỷ đồng, hiện đang tiến hành triển khai, thực hiện theo trình tự
đầu tư, quý III/2009 bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
4.2. Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nhà nước hỗ trợ toàn bộ kinh phí chi thường xuyên và kinh phí xây dựng cơ bản cho liên minh
hợp tác xã 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay chưa có số liệu báo cáo nguồn
kinh phí này của Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh.
Phần thứ hai
PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2010
I. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2010
Năm 2010 là năm kết thúc của kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, căn cứ tình phát triển kinh tế tập thể
và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; Trên cơ sở các mục tiêu định hướng phát triển
kinh tế tập thể giai đoạn 5 năm 2006-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 272/2005/QĐ-TTg, 31/10/2005, dự báo các mục tiêu định hướng phát triển kinh tế tập thể
năm 2010 như sau:
1) Giá trị gia tăng của kinh tế tập thể
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng: 3,1%;
- Tỷ lệ giá trị gia tăng trong GDP cả nước: 5,6%.
2) Hợp tác xã
- Tổng số hợp tác xã là 19.000, trong đó thành lập mới 1.200 hợp tác xã;
- Tổng số xã viên hợp tác xã là 8.200.000, trong đó xã viên mới là 200.000;
- Tổng số liên hiệp hợp tác xã là 32, trong đó thành lập mới là 7.
3) Tổ hợp tác
- Tổng số tổ hợp tác là 340.000, trong đó thành lập mới là 20.000;
- Tổng số thành viên tổ hợp tác là 4.200.000, trong đó thành viên mới là 200.000 người.
4) Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã qua đào tạo
- Trình độ trung cấp là 35%;
- Trình độ đại học, trên đại học là 13%.
5) Thu nhập bình quân năm 2009
- Thu nhập bình quân một lao động trong kinh tế tập thể là 11 triệu đồng;
- Thu nhập bình quân một xã viên hợp tác xã là 11,5 triệu đồng;
- Thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác là 11 triệu đồng.
Tiếp tục củng cố, mở rộng và phát triển hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các
ngành nghề lĩnh vực mới như: nhà ở, vệ sinh môi trường, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ, tư
vấn đối với tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã, tổ hợp tác.
Khuyến khích hợp tác xã đầu tư phát triển công nghiệp, hợp tác xã dịch vụ cơ sở hạ tầng công
nghiệp, bảo vệ môi trường và dịch vụ ở nông thôn.
Khuyến khích các hợp tác xã thành lập Liên hiệp hợp tác xã, nhất là trên lĩnh vực nông nghiệp,
khuyến khích việc thành lập hiệp hội ngành nghề của hợp tác xã.
Khuyến khích tổ hợp tác đăng ký chứng thực theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, Thông tư số
04/2008/TT-BKH ngày 9/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn một số quy định tại
Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ
hợp tác.
II. GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ VÀ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC
1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo
thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 23-KL-TW ngày 08/04/2008 của Bộ Chính trị về triển khai
thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khoá X); các Bộ, ngành khẩn trương triển khai, thực hiện
sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển kinh tế tập thể đồng bộ và khả thi. Cụ thể:
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác xã
trên phạm vi cả nước tập trung triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
a) Chủ trì cùng các Bộ, ngành hoàn chỉnh trình Bộ chính trị Đề án về Bổ sung, hoàn thiện luật
pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, các tổ hợp tác, hợp tác
xã, và chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi được Bộ Chính trị phê duyệt.
b) Chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan và địa phương tổng kết việc thi hành Luật Hợp tác xã
năm 2003 và triển khai nghiờn cứu xây dựng Luật hợp tác xã mới báo cáo Chính phủ vào thỏng
3 năm 2010.
c) Chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương hoàn chỉnh và trỡnh Chớnh phủ Nghị định mới về
chính sách hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trì việc tổ chức triển khai Nghị định sau khi được
Chính phủ phê duyệt.
d) Chủ trì cùng các Bộ, ngành và địa phương tổng kết việc thực hiện Quyết định 272/2005/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển
kinh tế tập thể 5 năm (2006-2010) và xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm giai
đoạn 2011-2015 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
e) Chủ trì cùng các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Luật Hợp tỏc xó mới sau khi
được Quốc hội thông qua.
1.2. Các Bộ, ngành liên quan:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, tích cực xây dựng và
tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể thuộc Bộ, ngành
mình phụ trách.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
a) Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể phù hợp với yêu cầu, điều kiện
thực tế của các cấp, ngành, địa phương.
b) Các cấp, các ngành, các địa phương trong hoạch định chính sách và triển khai các chương
trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển vùng, ngành, địa phương phải
lồng ghép nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể và cân đối, bố trí các nguồn lực triển khai.
c) Tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền quán triệt sâu rộng về vị trí, vai trò, tính tất yếu khách
quan của việc phát triển kinh tế tập thể theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQ-TW Hội nghị Trung
ương 5 (khoá IX) về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể:
- Hướng dẫn các hợp tác xã đổi mới tổ chức, quản lý nhằm phát huy quyền làm chủ của xã viên,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã tiếp cận với
các hoạt động khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư, xúc tiến thương mại, vốn ứng dụng khoa
học, v.v.
- Vận động xã viên hợp tác xã nâng mức vốn góp và vận động các hợp tác xã thu hút thêm xã
viên, hợp nhất; khuyến khích việc sáp nhập hợp tác xã cùng ngành nghề và địa bàn hoạt động
để tăng tiềm lực tài chính và mở rộng quy mô hoạt động khi có đủ điều kiện.
- Chỉ đạo tổ chức nghiên cứu học tập các mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở các tỉnh có
phong trào hợp tác xã phát triển.
d) Các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo tổng kết
thi hành Luật hợp tác xã 2003 và tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát luật hợp
tác xã mới sau khi được Quốc hội thông qua; triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển
hợp tác xã; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo đã quy định.
3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về kinh tế tập thể
Các địa phương, bộ, ngành, Liên minh hợp tác xã cỏc cấp chủ động huy động các nguồn viện trợ
quốc tế (chính thức hoặc phi Chính phủ), tổng hợp vào kế hoạch phát triển kinh tế tập thể và kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của Bộ, ngành và địa phương.
4. Thực hiện hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã
4.1. Tiếp tục triển khai Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về một
số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã và triển khai thực hiện hỗ trợ
theo các quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của tổ hợp tác
a) Triển khai thực hiện kế hoạch kinh phí hỗ trợ hợp tác xã thành lập mới, đào tạo bồi dưỡng cán
bộ hợp tác xã, tổ hợp tác (sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo ngân sách trung
ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương):
* Mục tiêu năm 2010
+ Về số lượng HTX dự kiến hỗ trợ thành lập mới: 1.200 HTX.
+ Về số lượng THT dự kiến hỗ trợ thành lập mới: 2.000 THT.
+ Về số lượng cán bộ HTX, Tổ trưởng THT dự kiến đào tạo: 8.000 người.
+ Về số lượng cán bộ QL HTX, Tổ trưởng THT dự kiến bồi dưỡng: 32.000 người.
* Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ từ NSTW bổ sung cho các địa phương
Tổng kinh phí hỗ trợ bổ sung có mục tiêu để các địa phương thực hiện đối với thành lập mới
HTX, THT; bồi dưỡng và đào tạo cán bộ HTX, tổ trưởng THT dự kiến là: 50.871 triệu đồng.
* Tổng kinh phí dự kiến cân đối từ ngân sách địa phương
Tổng kinh phí do các địa phương bố trí để thực hiện thành lập mới HTX, THT; bồi dưỡng và đào
tạo cán bộ HTX, tổ trưởng THT dự kiến là: 30.298 triệu đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Bộ Tài chính phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết
định.
b) Triển khai hỗ trợ chương trình quốc gia hỗ trợ xúc tiến thương mại đối với hợp tác xã: Liên
minh hợp tác xã Việt Nam chủ trì phối hợp với Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành phố, tập
trung ưu tiên cho đối tượng hợp tác xã.
c) Triển khai hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của cộng đồng
xã viên (sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB của địa phương): Các địa phương chủ động sử dụng
nguồn vốn đầu tư XDCB để triển khai thực hiện hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất, đời sống của cộng đồng xã viên tại địa phương mình.
d) Triển khai thực hiện hỗ trợ chính sách hợp tác xã về: đất đai, thuế, quỹ hỗ trợ phát triển hợp
tác xã, tín dụng, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư và khuyến
công, và tham gia chương trình phát triển kinh tế xã hội.
4.2. Tiếp tục triển khai hỗ trợ các nội dung khác tại Quyết định 272/2005/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 31 tháng 10 năm 2005 về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế
tập thể 5 năm (2006-2010)
Các Bộ, ngành, địa phương chủ động sử dụng ngân sách chi thường xuyên của đơn vị mình hỗ
trợ các nội dung sau:
- Hỗ trợ công tác tuyên truyền về hợp tác xã;
- Hỗ trợ xây dựng và tổng kết điển hình hợp tác xã;
- Hỗ trợ bồi dưỡng cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
5. Hỗ trợ cho Liên minh hợp tác xã các cấp
5.1. Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã Việt Nam
5.1.1. Hỗ trợ vốn đầu tư XDCB: 78,6 tỷ đồng, trong đó:
a. Dự án chuyển tiếp:
* Dự án: Đầu tư và nâng cấp Trường Trung học Quản lý và Công nghệ: 20 tỷ đồng.
* Dự án: Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật vùng Đồng bằng Bắc bộ: 47,2 tỷ đồng.
* Dự án: Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật miền Trung, Tây Nguyên: 10 tỷ đồng.
b. Dự án chuẩn bị đầu tư
* Dự án: Trường dạy nghề và đào tạo cán bộ hợp tác xã Miền Nam: 0,6 tỷ đồng.
* Dự án: Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật trung ương: 0,8 tỷ đồng.
5.1.2. Hỗ trợ chi thường xuyên: 56,684 tỷ đồng, trong đó:
a. Chi sự nghiệp kinh tế: 8,5 tỷ đồng;
b. Chi sự nghiệp môi trường: 6,55 tỷ đồng;
c. Chi sự nghiệp khoa học, công nghệ: 6,18 tỷ đồng;
d. Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 21,52 tỷ đồng;
e. Chi quản lý hành chính: 13,35 tỷ đồng.
5.1.3. Hỗ trợ từ nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia: 39,15 tỷ, trong đó:
a. Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm: 15 tỷ đồng
b. Chương trình giáo dục đào tạo: 19,6 tỷ đồng (bao gồm chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ hợp tác xã: 3 tỷ đồng);
c. Chương trình mục tiêu khác: 6,55 tỷ đồng.
5.1.4. Hỗ trợ từ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia: 16,314 tỷ đồng
5.2. Hỗ trợ Liên minh hợp tác xã cấp tỉnh

Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt
động của Liên minh hợp tác xã địa phương, hàng năm tổng hợp kinh phí (bao gồm cả kinh phí
đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí thường xuyên) báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài
chính.
6. Huy động các tổ chức chính trị- xã hội tham gia phát triển hợp tác xã
Tăng cường hoạt động của Liên minh hợp tác xã các cấp trong việc trợ giúp và bảo vệ quyền lợi
của thành viên, nhất là giúp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật hợp
tác xã. Các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, hiệp hội có liên quan tăng cường vận động thành
viên, hội viên tham gia hợp tác xã, hỗ trợ chuyển giao khoa học- kỹ thuật, kinh nghiệm tổ chức
sản xuất- kinh doanh và quản lý./.

You might also like