Academia.eduAcademia.edu
DANH MỤC BẢNG BIỂU  Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Thanh Hóa..........................................................................................  Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tính đến 31/12/2012..............................................  Bảng 2.3: Tình hình thu nhập của Ngân hàng Vietcombank - Chi  nhánh Thanh Hóa................................................................................................  Bảng 2.4: Tình hình chi phí cuả Ngân hàng Vietcombank - Chi  nhánh Thanh Hóa................................................................................................  Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank - Chi  nhánh Thanh Hóa................................................................................................  DANH MỤC BIỂU ĐỒ  Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Vietcombank - Chi  nhánh Thanh Hóa................................................................................................  Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ tính đến 31/12/2012..................................................  Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thanh Hóa..............................................  Biểu đồ 2.3: Tình hình thu nhập của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh  Thanh Hóa...........................................................................................................  Biểu đồ 2.4: Tình hình chi phí cuả Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh  Thanh Hóa...........................................................................................................  Biểu đồ 2.5: Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh  Thanh Hóa...........................................................................................................  Sinh viên: Đỗ Hữu Thành – MSSV: 11022673  Báo cáo thực tập  GVHD: Nguyễn Dụng Tuấn  MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................i  NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP.............................................................ii  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................iii  DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................iv  DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ..................................................ii  MỤC LỤC...........................................................................................................iii  MỞ ĐẦU...............................................................................................................1  1 Lí do chọn đề tài.............................................................................................1  2. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2  3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2  3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu..................................................................2  4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3  5. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài..................................................................3  CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP  VỤ NGÂN QUỸ...................................................................................................4  1.1 Khái niệm ngân quỹ....................................................................................4  1.1.1 Khái niệm Kế toán ngân hàng..............................................................4  1.1.2 Khái niệm ngân quỹ.............................................................................4  1.2. Những vấn đề chung về nghiệp vụ ngân quỹ.............................................4  1.2.1 Nội dung nghiệp vụ ngân quỹ..............................................................4  1.2.2 Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng..............................................6  1.2.3 Nghiệp vụ ngân quỹ...........................................................................10  1.2.3.1 Kế toán thu, chi tiền mặt.............................................................10  a. Kế toán nghiệp vụ thu, chi tiền mặt bằng đồng Việt Nam..................10  b. Kế toán tiền mặt bằng ngoại tệ...........................................................12  1.2.3.2 Kế toán nghiệp vụ điều chuyển tiền mặt.....................................14  1.2.3.3 Kế toán nghiệp vụ đối chiếu, kiểm quỹ tiền mặt cuối ngày........15  Sinh viên: Đỗ Hữu Thành – MSSV: 11022673  Báo cáo thực tập  GVHD: Nguyễn Dụng Tuấn  1.2. Nguồn gốc, lịch sử phát triển của hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân  quỹ...................................................................................................................17  CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP VỤ  NGÂN QUỸ TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CHI NHÁNH THANH  HÓA....................................................................................................................18  2.1 Giới thiệu về Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa..............18  2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa  .....................................................................................................................18  2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa  .....................................................................................................................20  2.2. Thực trạng các hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ của Ngân  hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa...................................................20  2.2.1. Về công tác nguồn vốn......................................................................20  2.2.2.Về công tác sử dụng vốn....................................................................21  2.2.3 Về dịch vụ ngân quĩ:..........................................................................29  2.2.4. Một số công tác khác.........................................................................30  2.3. Thực trạng thu nhập chi phí và xác định kết quả kinh doanh của Ngân  hàng Vietcombank - Chi nhánh Thanh Hóa....................................................31  2.3.1.Thực trạng thu nhập của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thanh  Hóa..............................................................................................................31  2.3.2.Thực trạng chi phí của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thanh  Hóa..............................................................................................................38  2.3.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Thanh  Hóa..............................................................................................................44  CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG THU  NHẬP, TIẾT KIỆM CHI PHÍ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT  ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CHI NHÁNH THANH HÓA49  3.1. Nhận xét về tình hình ngân quỹ của Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh  Thanh Hóa.......................................................................................................49  Sinh viên: Đỗ Hữu Thành – MSSV: 11022673  Báo cáo thực tập  GVHD: Nguyễn Dụng Tuấn  3.1.1. Những thành tựu đạt được.................................................................49  3.1.2 Những hạn chế, tồn tại.......................................................................50  3.2.Mục tiêu phấn đấu trong năm 2014 và định hướng năm 2015 và những  năm tiếp theo...................................................................................................50  3.2.1.Về nguồn vốn huy động.....................................................................50  3.2.2. Về hoạt động tín dụng :.....................................................................51  3.2.3. Các định hướng tương lai của đơn vị trong thời gian tới..................52  3.3. Những giải pháp nhằm tăng thu nhập tiết kiệm chi phí và đảm bảo kết  quả kinh doanh có lãi.......................................................................................52  3.3.1.Giải pháp nhằm tăng thu nhập............................................................52  3.3.1.1.Đa dạng hoá các dịch vụ và mở thêm các dịch vụ mới...............53  3.3.1.2. Mở rộng hoạt động tín dụng , nâng cao hiệu quả các khoản vay  .................................................................................................................54  3.3.1.3. Tăng cường chất lượng cán bộ công nhân viên trong ngân hàng  .................................................................................................................57  3.3.1.4. Cơ chế khoán tài chính toàn diện :.............................................59  3.3.2. Các giải pháp giảm chi phí................................................................60  3.3.2.1 Cần phải tính toán giá cả huy động vốn để đáp ứng nhu cầu sản  xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí :.....................................................61  3.3.2.2 Tiết kiệm chi phí quản lý............................................................62  3.3.2.3. Tiết kiệm chi phí khác................................................................63  3.3.3. Một số giải pháp và kiến nghị của bản thân......................................64  KẾT LUẬN.........................................................................................................67  Sinh viên: Đỗ Hữu Thành – MSSV: 11022673  Báo cáo thực tập  GVHD: Nguyễn Dụng Tuấn  MỞ ĐẦU  1 Lí do chọn đề tài  Những năm gần đây, sự chuyển biến tích cực của môi trường kinh tế -xã  hội nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động ngân hàng ngày càng  phát triển. Cùng với đó, từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ  chức Thương mại Thế giới (WTO), bên cạnh các cơ hội trong việc mở rộng hoạt  động và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, các ngân hàng trong nước cũng đứng trước  những thách thức rất lớn đòi hỏi phải vượt qua để có thể đứng vững và phát  triển.  Kế toán là một bộ phận của Ngân hàng có nhiệm vụ ghi chép, thu thập, xử  lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín  dụng. Kế toán ghi chép nhiều nghiệp vụ kinh tế tài chính: nghiệp vụ kinh doanh  ngoại tệ và vàng bạc, nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính, kế toán TSCĐ và  công cụ lao động trong NHTM…. Trong đó kế toán nghiệp vụ ngân quỹ là một  phần không thể thiếu trong hoạt động của NHTM. Tại Việt Nam, trong những  năm gần đây do nền kinh tế phát triển vì thế ngày càng có nhiều Ngân hàng mở  rộng quy mô cũng như Ngân hàng mới được thành lập để đáp ứng nhu cầu của  khách hàng. Vì vậy mà bộ phận kế toán cũng phát triển phù hợp với quy mô của  Ngân hàng.  Là một trong những Ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm hàng đầu tại địa  bàn, Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa có nhiều thế mạnh trong  hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ. Tuy nhiên, để phát huy và tận dụng  được thế mạnh đó thì Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa có rất  nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành.  Do đó, trên cơ sở lý luận về hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ của  NHTM và trải qua thực tiễn thực tập tại chi nhánh Ngân hàng, em đã lựa chon  đề tài “ Phân tích Ngân quỹ của Ngân hang VietcomBank – Chi nhánh  Thanh Hóa” để nghiên cứu trong báo cáo tốt nghiệp,với mong muốn góp phần  phát triển hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ tại chi nhánh này. Bên  cạnh đó, em cũng mong muốn đề tài của em có thể làm kinh nghiệm tham khảo  cho các Ngân hàng khác trong việc phát triển hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ  ngân quỹ nói riêng và nghiệp vụ khác của Ngân hàng nói chung.  2. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: hoạt động ngân quỹ, nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và  điều chuyển tại Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa  3. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: phòng ngân quỹ Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh  Hóa  Thời gian: giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012  3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu  Nhằm hiểu rõ hơn về nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và điều chuyển tiền tại  đơn vị trong Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa theo quy trình kế  toán, xử lý các nghiệp vụ cụ thể và các thông tin kế toán cung cấp.  Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiệp vụ kế toán ngân quỹ, hoạt động ngân  quỹ và đề ra các phương hướng, chiến lược để hoàn thiện và nâng cao hoạt động  ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ tại Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh  Thanh Hóa.  Để đạt được mục tiêu trên bài báo cáo cần phải làm rõ một số vấn đề:  Nghiên cứu tổng quan về kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và hoạt động ngân  quỹ tại chi nhánh  Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ  ngân quỹ  Rút ra bài học kinh nghiệm từ các Ngân hàng trong và ngoài nước trong  việc quản lý ngân quỹ  Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động ngân quỹ và nghiệp vụ ngân  quỹ tại Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa.  Đề ra phương hướng, giải pháp để hoạt động ngân quỹ hạn chế được mặt  nhược điểm và phát huy hơn nữa mặt ưu điểm trong hiện tại và tương lai.  Nhận định tình hình phát triển của Ngân hàng VietcomBank - Chi nhánh  Thanh Hóa trong tương lai.  4. Phương pháp nghiên cứu  Đối chiếu giữa lý luận thực tiễn để tìm gia và giải quyết những khó khăn  thách thức trong việc mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán mới và nâng cao  chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, so sánh khả năng cạnh tranh của Ngân  hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa và các ngân hàng khác trên dịa bàn  để tìm ra sự khác biệt. Qua đó giúp ta đánh giá được năng lực hiện tại của Ngân  hàng VietcomBank - Chi nhánh Thanh Hóa  5. Tóm tắt nội dung, bố cục của bài  Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt ngân quỹ và nghiệp vụ ngân quỹ của các  ngân hàng thương mại  Chương 2: Thực trạng hoạt động ngân quỹ của ngân hàng Vietcombank –  Chi nhánh Thanh Hóa  Chương 3: Một số giải pháp  CHƯƠNG 1  CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ VÀ NGHIỆP  VỤ NGÂN QUỸ  1.1 Khái niệm ngân quỹ  1.1.1 Khái niệm Kế toán ngân hàng  Kế toán Ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp  vụ kinh tế, tài chính về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng dưới  hình thức chủ yếu là giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh  của đơn vị ngân hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công  tác quản lý hoạt động tiền tệ ngân hàng ở tầm vĩ mô và vi mô, cung cấp thông  tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật.  1.1.2 Khái niệm ngân quỹ  Ngân quỹ của Ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất như  tiền mặt, ngoại tệ, chứng từ có giá trị ngoại tệ, tiền gửi thanh toán ở NHNN hoặc  ở ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.  1.2. Những vấn đề chung về nghiệp vụ ngân quỹ  1.2.1 Nội dung nghiệp vụ ngân quỹ  Nghiệp vụ ngân quỹ của tổ chức tín dụng bao gồm các nghiệp vụ thu, chi  và điều chuyển tiền mặt  Mức tồn quỹ tiền mặt ở mỗi tổ chức tín dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt  động, tính chất thường xuyên hay thời vụ của các khoản thu, chi tiền mặt qua  quỹ nghiệp vụ của tổ chức tín dụng đó. Các tổ chức tín dụng luôn phải cất nhắc  các yếu tố trên để tự xác định mức tồn quỹ tiền mặt tối ưu cho mình để một mặt  đảm bảo thực hiện nhu cầu thu, chi tiền mặt bất kỳ lúc nào, mặt khác không để  tồn quỹ tiền mặt quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.  Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ (hay phòng ngân quỹ) thực hiện và bảo  quản trong kho, két tuyệt đối an toàn. Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và các  nhân viên kiểm ngân, thu ngân chịu trách nhiệm về số tài khoản trong kho, két.  Việc tổ chức công tác quỹ phụ thuộc vào mô hình giao dịch mà ngân hàng  lựa chọn: mô hình giao dịch nhiều cửa hay mô hình giao dịch một cửa.  Trong mô hình giao dịch nhiều cửa: quỹ là một bộ phận trực tiếp giao dịch  với khách hàng trong các nghiệp vụ liên quan đến việc thu, chi tiền mặt cho  khách hàng.  Với mô hình giao dịch một cửa: đầu ngày, cuối ngày quỹ chính thực hiện  việc giao nhận tiền mặt cho các giao dịch viên phù hợp với hạn mức quỹ mà các  giao dịch viên nắm giữ. Như vậy, khi có nghiệp vụ tiền mặt phát sinh, quỹ  không phải trực tiếp thu, chi tiền mặt cho khách hàng (trừ các giao dịch vượt  hạn mức giao dịch của các giao dịch viên)  Khi thực hiện thu - chi tiền mặt, thanh toán, chuyển tiền tại ngân hàng,  khách hàng chỉ cần giao dịch với một giao dịch viên của ngân hàng và nhận kết  quả từ chính nhân viên đó.  Tổ chức tín dụng được áp dụng cơ chế một cửa với các giao dịch nhận, trả  tiền từ tài khoản, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; thanh toán qua tài  khoản, chuyển tiền, mua bán thu đổi ngoại tệ, séc du lịch và các giao dịch thanh  toán khác. Khi thực hiện các giao dịch này, khách hàng chỉ cần làm việc với một  giao dịch viên của tổ chức tín dụng và nhận kết quả từ chính giao dịch viên đó.  Đối với các giao dịch trong hạn mức cho phép, giao dịch viên vừa là người  lập, vừa là người kiểm soát chứng từ và chỉ có 1 chữ ký của giao dịch viên trên  chứng từ. Đối với giao dịch vượt hạn mức và các giao dịch phải có sự phê duyệt  của người có thẩm quyền, các chứng từ sẽ được kiểm soát viên kiểm tra và kiểm  Sinh viên: Đỗ Hữu Thành – MSSV: 11022673  soát. Các chứng từ thuộc giao dịch này phải có đủ chữ ký của người lập chứng  từ (giao dịch viên) và người kiểm soát chứng từ (kiểm soát viên) hoặc của các  cấp có thẩm quyền theo phân cấp của tổ chức tín dụng.  Đối với các giao dịch thu tiền mặt, chương trình giao dịch phải in được  giấy giao nhận tiền để khách hàng kiểm tra lại và ký xác nhận. Trường hợp  chương trình giao dịch không in được giấy giao nhận tiền, kiểm soát viên phải  kiểm soát và ký trên chứng từ thu tiền trước khi giao lại cho khách hàng. Các  chứng từ và ấn chỉ giao cho khách hàng phải được in từ máy in chuyên dụng.  Các máy in chứng từ, máy in khác kết nối với hệ thống máy tính trong giao dịch  một cửa phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ để không sử dụng sai mục đích.  1.2.2 Tài khoản, chứng từ và sổ sách sử dụng  Tài khoản kế toán về tiền mặt  10  Tiền mặt, chứng từ có giá trị ngoại tề, kim loại quý, đá  quý  101  Tiền mặt bằng đồng Việt Nam  1011 Tiền mặt tại đơn vị  1012 Tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ  1013 Tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông chờ xử lý  1014 Tiển mặt tại máy ATM  1019 Tiền mặt đang chuyển  Tài khoản này phản ánh tình hình thu, chi và tồn quỹ tiền mặt bằng đồng  Việt Nam tại các Ngân hàng.  Nội dung và kết cấu TK 1011: Tiền mặt tại đơn vị  Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các tổ  chức tín dụng  Bên Nợ:  Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ  Bên Có:  Số tiền chi ra từ quỹ nghiệp vụ  Số dư Nợ: số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị.  Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết.  Nội dung và kết cấu TK 1012: tiền mặt tại đơn vị hạch toán báo sổ.  Tài khoản này sử dụng để hạch toán số tiền mặt ở tại quỹ các đơn vị trực  thuộc hạch toán báo sổ  Bên Nợ:  Số tiền mặt tại quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ  Các khoản thu tiền mặt ở đơn vị hạch toán báo sổ  Bên Có:  Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ  Các khoản chi tiền mặt ở đơn vị hạch toán sổ  Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có đang theo dõi tại quỹ nghiệp vụ của đơn vị  hạch toán báo sổ  Nội dung và kết cấu TK 1019: Tiền mặt đang vận chuyển  Bên Nợ:  Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền  Bên Có:  Số dư Nợ:  Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận  Số tiền mặt đang vận chuyển trên đường  Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận  chuyển đến  Nội dung và kết cấu TK 1014: tiền mặt tại máy ATM  Tài khoản này sử dụng để theo dõi số tiền đồng Việt Nam tại các máy  ATM của tổ chức tín dụng.  Bên Nợ:  Số tiền mặt tiếp quỹ cho máy ATM  Các khoản thu tiền mặt trực tiếp từ máy ATM  Bên Có:  Số tiền mặt từ máy ATM nộp về quỹ tiền mặt đơn vị  Các khoản chi tiền mặt tại máy ATM  Số dư Nợ:  Số tiền mặt còn tồn tại máy ATM  Nội dung và kết cấu của TK 3641: Tham ô, thiếu, mất tiền, tài sản chờ xử  lý Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt  động nội bộ của TCTD  Bên Nợ:  Số tiền TCTD phải thu  Bên Có:  Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp  khác  Số dư Nợ:  Số tiền TCTD còn phải thu  Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan  hệ thanh toán.  Nội dung và kết cấu TK 461: Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý  Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả phát sinh trong quá  trình hoạt động nội bộ của TCTD  Bên Nợ:  Số tiền TCTD đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào tài  khoản khác  Bên Có:  Số dư Có:  Số tiền TCTD phải trả  Số tiền TCTD còn phải trả  Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan  hệ thanh toán  Nội dung và kết cấu của TK 79: Thu nhập khác  Bên Nợ:  Kết chuyển thu nhập vào các tài khoản liên quan  Bên Có:  Số dư Có:  Các khoản thu nhập trong kỳ  Các khoản thu nhập trong kỳ chưa kết chuyển  Nội dung và kết cấu TK 89: Chi phí khác  Bên Nợ:  Các khoản chi phí thực tế phát sinh  Bên Có:  Kết chuyển chi phí vào các tài khoản liên quan  Các khoản chi phí chưa được kết chuyển  Tài khoản phản ánh ngoại tệ  103  Tiền mặt ngoại tệ  1031  Ngoại tệ tại đơn vị  1032  Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ  1033  Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ  1039  Ngoại tệ đang vận chuyển  Nội dung và kết cấu TK 1031: Ngoại tệ tại đơn vị  Bên Nợ:  Giá trị ngoại tệ nhập quỹ  Bên Có:  Số dư Nợ:  Giá trị ngoại tệ xuất quỹ  Giá trị ngoại tệ nhập quỹ hiện có đang theo dõi tại TCTD  Hạch toán chi tiết: Mở một tài khoản chi tiết  Nội dung và kết cấu TK 1032: Ngoại tệ tại đơn vị hạch toán báo sổ  Bên Nợ:  Giá trị ngoại tệ tiếp quỹ cho đơn vị hạch toán báo sổ  Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ thu vào  Bên Có:  Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ nộp về quỹ của  TCTD chủ quản  Giá trị ngoại tệ đơn vị hạch toán báo sổ chi ra  Số dư Nợ:  Giá trị ngoại tệ đang theo dõi ở đơn vị hạch toán báo sổ  Nội dung và kết cấu của TK 1033: Ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ  Bên Nợ:  Giá trị ngoại tệ gửi đi nhờ tiêu thụ  Bên Có:  Số dư Nợ:  Giá trị ngoại tệ đã được tiêu thụ  Giá trị ngoại tệ đang gửi đi nhờ tiêu thụ  Nội dung và kết cấu của TK 1039 : Ngoại tệ đang vận chuyển  Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị  khác đang trên đường đi  Bên Nợ:  Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền