« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Luận văn nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận về ý thức pháp luật, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của người chưa thành niên, từ đó góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý luận chung về Nhà nước và pháp luật.
- nghiên cứu thực trạng ý thức pháp luật của người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, từ đó đặt ra những vấn đề mang tính khách quan phải nâng cao ý thức pháp luật người chưa thành niên.
- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội..
- Người chưa thành niên.
- Ý thức pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam.
- Hà Nội.
- Công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói chung (những người trong độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi), đặc biệt là người chưa thành niên (những người ở độ tuổi dưới 18 tuổi) hiện nay tuy đã được quan tâm nhưng chưa đảm bảo xứng tầm với yêu cầu đặt ra trước bối cảnh phát triển kinh tế thị trường (KTTT), HNQT.
- Vì vậy, cần tăng cường giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho người.
- chưa thành niên để giúp họ không những biết bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân mà còn góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội (TTATXH), lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích của các tập thể, cá nhân khác..
- Từ thực tiễn công tác và với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao ý thức pháp luật người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội nên tôi chọn nội dung: "Ý thức pháp luật của người chưa thành niên qua thực tiễn quận Hoàng Mai, Hà Nội".
- Tình hình nghiên cứu.
- Ý thức pháp luật (YTPL) là vấn đề lý luận cơ bản nên YTPL luôn được các học giả, người nghiên cứu quan tâm sâu sắc.
- Vì vậy đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu, tìm hiểu về ý thức pháp luật của thanh thiếu niên dưới các góc độ và mức độ khác nhau, gồm các luận văn, luận án, sách chuyên khảo và các bài viết trên tạp chí:.
- Luận văn thạc sỹ luật học của Mai Ngọc Bích, 2012 “Vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị”.
- Luận văn thạc sỹ luật học của Ngô Văn Nam, 2009 “Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”.
- Luận văn tiến sỹ luật học của Đinh Xuân Thảo, 1996 “Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam”;.
- “Ý thức pháp luật” của PGS.TS Nguyễn Minh Đoan.
- Báo cáo chuyên đề “ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên” của Viện Nghiên cứu Thanh niên, 2001 và một số bài viết trên tạp chí như “Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật” của GS.TSKH Đào Trí Úc.
- Xây dựng lối sống theo pháp luật nhìn từ góc độ lịch sử truyền thống” của GS.
- “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” Mã số KX07- 17 do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên;.
- Đề tài “Một số vấn đề về giáo dục ý thức pháp luật trong giai đoạn hiện nay” của Vụ Giáo dục ý thức pháp luật – Bộ Tư pháp, do Nguyễn Duy Lãm chủ biên.
- Một số công trình nghiên cứu của Bộ Tư Pháp về ý thức pháp luật đối với đối tượng thanh thiếu niên ở một số vùng, miền và Trung ương Đoàn có phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức một số hội thảo khoa học tìm hiểu về nhận thức pháp luật và một số giải pháp giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên một số đối tượng đặc thù..
- Các công trình nói trên đã đề cập đến những khía cạnh, những nội dung cụ thể liên quan đến giáo dục ý thức pháp luật cho những đối tượng ở những phạm vi và cách tiếp cận khác nhau.
- Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề cơ bản về ý thức pháp luật từ một địa bàn cụ thể, Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu ý thức pháp luật của người chưa thành niên và các giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã tham khảo và kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình, tài liệu khoa học trên và các tài liệu khác có liên quan..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.
- Mục đích nghiên cứu.
- Làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận về ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của người chưa thành niên, nghiên cứu thực trạng YTPL của người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, luận văn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho người chưa thành niên trên địa bàn Quận..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu, làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật, người chưa thành niên và ý thức pháp luật của người chưa thành niên..
- Trình bày, phân tích thực trạng YTPL và nguyên nhân thực trạng YTPL của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội..
- Đề xuất các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội đảm bảo tính lý luận, thực tiễn..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.
- Cơ sở lý luận.
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật.
- Quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật nói chung, ý thức pháp luật nói riêng..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp logic, phương pháp hệ thống và xã hội học….
- Ý nghĩa lý luận: Qua nghiên cứu để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật của người chưa thành niên, từ đó luận văn góp phần làm phong phú thêm kiến thức lý luận chung về Nhà nước và pháp luật..
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có những đề xuất về giải pháp, cung cấp luận cứ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng các văn bản pháp luật về thanh, thiếu niên.
- là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nói chung và của các cơ quan hữu quan trên địa bàn Quận và Thủ đô trong xây dựng các chế độ, chính sách về thanh, thiếu niên..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ý thức pháp luật và ý thức pháp luật của người chưa thành niên..
- Chương 2: Thực trạng ý thức pháp luật của người chưa thành niên trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội..
- Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội..
- Pháp Luật trong cuộc sống của chúng ta, Nxb Pháp lý, Hà Nội..
- Ban chỉ đạo 197 Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013, Hà Nội..
- Mai Ngọc Bích (2012), Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị, Luận văn Thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Công an Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo thống kê các vụ phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn Quận, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Đoan (2002), Hiệu quả pháp luật – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Minh Đoan (2006), “Ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội”, Tạp chí Luật học, (1)..
- Nguyễn Minh Đoan (2011), Ý thức pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Hoàng Mai (2012), Báo cáo chuyên đề “Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc nâng cao ý thức pháp luật của người chưa thành niên”, Hà Nội..
- Hội đồng PHPBGDPL Quận Hoàng Mai (2013), Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội..
- Nguyễn Đình Đặng Lục (2013), Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ngô Văn Nam (2009), Ý thức pháp luật và xây dựng ý thức pháp luật trong điều kiện nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Hoàng Thị Kim Quế, (2003), “Bàn về ý thức pháp luật”, Tạp chí Luật học, (1)..
- Tòa án nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình tội phạm người chưa thành niên trên địa bàn Quận, Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 1928/QĐ- TTg ngày Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Hà Nội..
- Ủy ban nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn Quận, Hà Nội..
- Viện Kiểm sát nhân dân Quận Hoàng Mai (2013), Báo cáo tình hình phạm tội của người chưa thành niên trên địa bàn Quận, Hà Nội..
- Viện nghiên cứu Thanh niên và Tổ chức cứu trợ Trẻ em Anh (Save the Children) (2007), Kết quả khảo sát thực trạng tình hình trẻ em vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội..
- Viện nghiên cứu thanh niên (2011), Báo cáo các chuyên đề Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với việc nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, Hà Nội.