Academia.eduAcademia.edu
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Năm học: 2013-2014 MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 12 GDTHPT Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng 1. Đọc văn: Vợ nhặt – Kim Lân Trong phần cuối truyện ngắn Vợ nhặt, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập và cuộc trao đổi giữa người “vợ nhặt” với bà cụ Tứ, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào ? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó. Số câu: 1 Tỉ lệ: 20% 2 điểm 20%= 2,0 điểm 2. Làm văn: - Nghị luận xã hội. - Nghị luận văn học. - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để viết bài văn nghị luận xã hội nhằm bộc lộ những suy nghĩ của bản thân về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. (3đ) - Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (câu III.a) (5 đ) và nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (câu III.b) (5 đ). Số câu: 2 Tỉ lệ: 80% 2 8 điểm 80% = (8,0 đ) Tổng cộng 1 2 = 20% 2 8 = 80% 3 10 đ iểm BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ CẦN THƠ Năm học 2013 – 2014 MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 12 GDTHPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút, không kể phát đề. I. PHẦN CHUNG CHO THÍ SINH CÁC BAN (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Trong phần cuối truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập và cuộc trao đổi giữa người vợ nhặt với bà cụ Tứ, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó. Câu II (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của em về tấm lòng tương thân tương ái của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh từ thông tin sau: “Nổi bật trong những chương trình “Vinh quang Việt Nam” là 9 người trong gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh đã hơn 130 lần tự nguyện hiến 32.000cc máu để cứu sống hàng trăm người. Hiện nay, gia đình ông đã trở thành “ngân hàng máu sống” của Bệnh viện Trung ương Huế. Cả nhà ông có cả ba nhóm máu A, B, O, khi có ai cần tiếp máu chỉ cần gọi điện thoại là gia đình ông sẵn sàng...”. (Theo http://www.nguoilaodong.com) II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc câu III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2011). Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục – 2011). Từ đó, nêu bật tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. ----HẾT---- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:…………………. Số báo danh:……………………. Chữ kí của giám thị 1:……………… Chữ kí của giám thị 2:………….. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC GIỮA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ CẦN THƠ Năm học 2013 – 2014 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 12 (GDTHPT) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá được một cách tổng quát bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Khi chấm điểm cần chủ động linh hoạt vận dụng, cân nhắc từng trường hợp để đánh giá chính xác giá trị của từng bài viết. Tinh thần chung nên sử dụng nhiều mức điểm (từ 0 điểm đến 10 điểm) một cách hợp lí tùy theo chất lượng của bài, sự nỗ lực và cố gắng của thí sinh. - Thí sinh có cách làm bài riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản vẫn chấp nhận cho đủ điểm. - Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn điểm theo quy định của Bộ GD&ĐT về cách tính điểm đối với bài kiểm tra định kì. II. Đáp án và thang điểm Câu 1 Trong phần cuối truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, khi nghe tiếng trống thúc thuế dồn dập và cuộc trao đổi giữa người vợ nhặt với bà cụ Tứ, trong suy nghĩ của nhân vật Tràng hiện lên những hình ảnh nào ? Cho biết ý nghĩa của những hình ảnh đó. 2,0đ Ý 1 Hình ảnh hiện lên trong suy nghĩ của Tràng ở cuối truyện ngắn Vợ nhặt: - Đám người đói; - Lá cờ đỏ bay phấp phới. 1,0đ Ý 2 Ý nghĩa của những hình ảnh: Hình ảnh khép lại tác phẩm gợi cho người đọc nghĩ về Việt Minh, về Cách mạng tháng Tám vĩ đại, về sự vùng dậy của những người dân khốn khổ, đập tan xiềng xích, giành lại cơm áo, giành lại sự sống cho bản thân, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Vì thế, kết thúc tác phẩm đã gieo vào lòng người đọc một niềm tin son sắt, gieo một tia hy vọng mãnh liệt vào tâm hồn Tràng và gia đình anh,... 1,0đ Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ về tấm lòng tương thân tương ái của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh từ thông tin sau... 3,0đ * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Học sinh cần phải biết phối hợp các thao tác lập luận cho phù hợp: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, phản bác,… * Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo. Cần nêu bật được các ý chính sau: Ý 1 - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tấm gương giàu lòng vị tha, tinh thần tương thân tương ái của gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh,... 0,5đ Ý 2 - Giải thích ý nghĩa to lớn của việc hiến máu nhân đạo: + Tấm gương hiến máu tự nguyện của cả một gia đình là tấm gương về lòng vị tha, giàu đức hi sinh, tinh thần tương thân tương ái,... + Máu là nhu cầu cấp thiết để chữa bệnh cứu người, nhưng thực tế các bệnh viện không đáp ứng được, nên rất cần nguồn máu từ những người khỏe mạnh. Những việc làm của gia đình ông Bửu Thanh và những người hiến máu nhân đạo là vô cùng cao quý, họ xứng đáng được vinh danh,... 0,5đ Ý 3 - Bàn luận: + Hiến máu tự nguyện thể hiện tinh thần nhân đạo, là sự nối tiếp truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. Hiến máu cứu người là việc làm cần thiết vì cộng đồng. + Những người bệnh đang cần những giọt máu, vì vậy hiến máu là thể hiện tấm lòng vàng, thể hiện nghĩa cử cao đẹp,... + Phản đề: Phê phán những người có lối sống ích kỉ, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại,... 1,5đ Ý 4 - Bài học nhận thức và hành động: + Những việc làm của gia đình ông Bửu Thanh giúp tuổi trẻ ý thức sâu sắc hơn về lẽ sống: sống là cho “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu). + Hiến máu nhân đạo được tuổi trẻ ở khắp mọi nơi nhiệt tình tham gia,... (liên hệ bản thân...) 0,5đ Câu 3a Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài. 5,0đ * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật). Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài và phần trích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, thí sinh có thể phân tích, sắp xếp theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt cần nắm vững các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật được sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra đến khi trốn khỏi Hồng Ngài. Cụ thể: Ý 1 Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm; về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. 0,5đ Ý 2 * Nội dung - Giới thiệu chung: “Sức sống tiềm tàng” là gì ? “Sức sống tiềm tàng” là sức sống ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn con người, và chỉ bộc phát trong một điều kiện cụ thể nào đó. Ở nhân vật Mị, sức sống tiềm tàng trong tâm hồn cô chính là lòng yêu đời, yêu cuộc sống, sự phản kháng, sự khát khao vươn lên những điều tốt đẹp hơn nhằm thoát khỏi số phận đen tối của đời mình (thí sinh có thể giải thích theo cách hiểu của bản thân, miễn sao hợp lý). - Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị thể hiện: + Trong những ngày đầu Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: Mị định ăn lá ngón tự tử nhằm thoát khỏi cuộc sống nhục nhã ấy. + Sức sống tiềm tàng của Mị được thể hiện mãnh liệt trong “đêm tình mùa xuân”. + Sức sống tiềm tàng của Mị được thể hiện trong đêm mùa đông cứu A Phủ và tự cứu mình. 0,5đ 3,0đ Lưu ý: Thí sinh chọn và phân tích dẫn chứng để làm rõ sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong từng chặng đường đời. * Nghệ thuật: - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật tinh tế; - Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo; - Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi,... 0,5đ Ý 3 Đánh giá chung: - Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong từng chặng đường đời, nhà văn Tô Hoài đã khẳng định không gì có thể hủy diệt được sức sống tiềm tàng ẩn chứa trong tâm hồn người dân lao động; - Miêu tả sức sống tiềm tàng của Mị, Tô Hoài đã ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ miền núi khi họ phải sống dưới ách thống trị hà khắc của bọn lãnh chúa phong kiến miền núi trong xã hội thực dân phong kiến ngày xưa. Qua đó, nhà văn nhấn mạnh chân lí của cuộc sống: ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh, dù sự đấu tranh đó vùng lên tự phát như Mị. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn toát lên ở đó,... 0,5đ Câu 3b Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Từ đó, nêu bật tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. 5,0đ * Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi (phân tích nhân vật). Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận. * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành và truyện ngắn Rừng xà nu, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt cần nắm vững các chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng nhân vật Tnú. Cần làm rõ được các ý cơ bản sau: Ý 1 Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú. 0,5đ Ý 2 * Nội dung - Tnú là người Strá, cha mẹ mất sớm, được dân làng Xô Man nuôi nấng. - Tnú là người gan góc, dũng cảm và mưu trí: + Làm liên lạc cho cán bộ từ xã đến huyện, Tnú không đi đường mòn, xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây, qua sông lựa chỗ thác mạnh mà bơi và cho rằng “qua chỗ nước êm thằng Mĩ - Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ”,… + Khi bị giặc bắt, Tnú nuốt luôn lá thư, giặc tra tấn dã man, Tnú nhất quyết không khai và chỉ ngay vào bụng mình mà nói: cộng sản “ở đây này!”… - Tnú là người có tính kỉ luật cao, lòng can đảm và tuyệt đối trung thành với cách mạng. + Dù rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng chỉ khi được phép của cấp trên thì mới về thăm và cũng chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấy phép. + Khi kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, Tnú không kêu nửa lời với tâm niệm mà anh Quyết dặn “người cộng sản không thèm kêu van …” - Tnú là người có trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc: Tnú là người sống rất nghĩa tình và luôn mang trong mình ba mối thù: thù của bản thân, thù của gia đình, thù của buôn làng. Ở Tnú, đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời: khi lành lặn – đó là đôi bàn tay trung thực, nghĩa tình; khi bị thương – chứng tích của một giai đoạn đau thương, của lòng căm thù sôi sục. 3,0đ Lưu ý: Trong quá trình phân tích, thí sinh cần chọn những dẫn chứng cụ thể để làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật Tnú. * Nghệ thuật - Xây dựng thành công nhân vật Tnú vừa có những nét cá tính sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu. - Nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật anh hùng với cảm hứng ca ngợi, tự hào mang đậm chất sử thi. - Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở ngôn ngữ, tâm lý, hành động của nhân vật;... 0,5đ Ý 3 * Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm: - Tnú điển hình cho phẩm chất cao quý của con người Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước: yêu con người, yêu quê hương tha thiết, khát khao tự do cháy bỏng, sắt son thủy chung với cách mạng, kiên cường bất khuất trước kẻ thù. - Nhân vật Tnú góp phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: “chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo !” – phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng; đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. - Chúng ta tin tưởng rằng: những con người như Tnú, như dân làng Xô Man, cả miền Nam, cả Việt Nam anh hùng nhất định chiến thắng đế quốc Mỹ,... 1,0đ TỔNG ĐIỂM Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 10,0đ