« Home « Kết quả tìm kiếm

Khái quát về tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương một số quốc gia phát hành và khuyến nghị về việc tiếp cận tiền kỹ thuật số tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nhận định chung về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành.
- Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency – CBDC) vừa mới được Trung Quốc công bố phát hành nên vẫn chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh.
- Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (Bank for International Settlements – BIS) đưa ra giải thích CBDC là “tài sản thể hiện dưới dạng số” 2 .
- BIS cho rằng CBDC tồn tại trong môi trường kỹ thuật số - đây là nhận định hợp lý phù hợp với đặc điểm cơ bản của tiền kỹ thuật số.
- nếu như không phải là tiền pháp định tồn tại ở phiên bản kỹ thuật số thì không phù hợp với ý tưởng của xu hướng phát hành.
- 1 Bài viết này là một phần trong đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm học Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về tiền kỹ thuật số trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0” của nhóm sinh viên Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội: Hà Thế Việt, Nguyễn Xuân Hoàng, Bùi Quốc Cường, Nguyễn Hữu Thắng do Ths.
- Ngân hàng trung ương Jamaica đưa ra cách giải thích về CBDC như sau: “CBDC là một dạng tiền tệ kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành và do đó nó được đấu thầu hợp pháp.
- Không nên nhầm lẫn với tiền điện tử, được phát hành bởi tư nhân và không được hỗ trợ bởi cơ quan trung ương.
- CBDC được hỗ trợ hoàn toàn bởi Ngân hàng trung ương, nhà phát hành duy nhất.” 3 Với định nghĩa trên, Ngân hàng Trung ương Jamaica cũng đã giải thích được CBDC mang đặc điểm cơ bản nhất của một loại tiền kỹ thuật số là sự tồn tại trong nền tảng kỹ thuật số, không có hình thái vật chất.
- So với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế chỉ nêu được CBDC là một loại tài sản mà chưa giải thích thuộc loại nào thì Ngân hàng trung ương Jamaica đã làm rõ CBDC là một loại tiền tệ được pháp luật điều chỉnh, đưa ra đặc điểm cơ bản để phân biệt CBDC với các loại tiền điện tử của các tổ chức tín dụng.
- Chủ thể phát hành duy nhất tiền mã hóa đó là Ngân hàng trung ương – cơ quan phát hành, quản lý tiền tệ..
- Từ việc tìm hiểu, phân tích tiền kỹ.
- KHÁI QUÁT VỀ TIỀN KỸ THUẬT SỐ DO NGÂN HÀNG.
- TRUNG ƯƠNG MỘT SỐ QUỐC GIA PHÁT HÀNH VÀ KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC TIẾP CẬN TIỀN KỸ THUẬT SỐ TẠI VIỆT NAM 1.
- Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiền kỹ thuật số phát triển.
- Điều này mở ra một xu hướng phát triển mới của tiền tệ thế giới nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với hệ thống tài chính, kinh tế, công nghệ và đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh đối với tiền kỹ thuật số.
- Bài viết khái quát về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành, từ đó đưa ra những khuyến nghị trong việc hình thành, quản lý đối với loại tiền này, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới..
- Từ khóa: Tiền kỹ thuật số, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành..
- thuật số của Ngân hàng trung ương, có thể đưa ra một vài đặc điểm nổi bật của CBDC như sau:.
- Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành tồn tại trên nền tảng kỹ thuật số.
- Đây là đặc điểm cơ bản nhất của các loại tiền kỹ thuật số;.
- Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành là loại tiền có chủ quyền, được quốc gia công nhận là hình thức tiền tệ mới và đại diện cho tiền tệ quốc gia;.
- CBDC do Ngân hàng trung ương của quốc gia (hoặc cơ quan có chức năng phát hành tiền tệ) phát hành;.
- Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành có giá trị như tiền tệ pháp định và được pháp luật bảo đảm..
- Qua phân tích, nhận xét những quan điểm về định nghĩa và đặc điểm của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, có thể đưa ra định nghĩa về CBDC như sau: Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương là một loại dữ liệu tồn tại trong môi trường kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương hay cơ quan có chức năng phát hành tiền tệ của quốc gia phát hành, nhằm mục đích quy định một hình thức tiền tệ mới được pháp luật thừa nhận tính hợp pháp, đảm bảo về mặt giá trị và được chấp nhận, sử dụng trong phạm vi toàn quốc..
- Trên thế giới hiện nay còn tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về tiền ảo/ tiền kỹ thuật số.
- Có những quan điểm còn cho rằng tiền ảo hay tiền kỹ thuật số còn không được điều chỉnh bởi Ngân hàng Trung ương 4 .
- Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã có những ngân hàng Trung ương ở một số nước đã xây dựng và cho lưu hành loại tiền này (Trung Quốc, Campuchia) hay có những nước đã ban hành Luật về tiền ảo như Nhật Bản.
- Do vậy, góc nhìn khái quát như trên có thể làm căn cứ nhận định cho việc Ngân hàng Trung ương các nước có nên hay không nên xây dựng và ban hành loại tiền ảo để làm công cụ tài chính song song với đồng tiền của quốc gia đó..
- Chức năng của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành.
- 4 “Vào năm 2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu – European Central Bank (ECB.
- định nghĩa: “Tiền ảo (Virtual money) là một loại tiền kỹ thuật số (Digital money) không được điều chỉnh bởi ngân hàng trung ương.
- Vấn đề đặt ra là nếu Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới phát hành một đồng tiền kỹ thuật số thì đồng tiền này có thể giúp thay thế cho đồng tiền hiện hành mà họ đang lưu hành hay không? Trên cơ sở nhìn nhận của nhóm tác giả, nếu đồng tiền kỹ thuật số nhằm mục đích thay thế cho đồng tiền hiện hành của quốc gia đó thì nó cần phải có những đặc tính, chức năng nhất định để bảo đảm đạt được những giá trị nhất định và cũng không làm ảnh hưởng, xáo trộn đến nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Xét về mục đích phát hành CBDC của một số quốc gia trên thế giới, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành là một phiên bản kỹ thuật số của tiền pháp định được phát hành nhằm thay thế tiền giấy, tiền kim loại hoặc bổ sung thêm một hình thức tiền tệ mới có đầy đủ thuộc tính chức năng như tiền tệ hiện nay.
- Vì vậy, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành có những chức năng sau đây:.
- Như vậy, khi ban hành một loại tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương của một quốc gia, cần bảo đảm được những chức năng đã định hướng trên, đồng thời làm rõ được một số vấn đề như mối quan hệ giữa loại tiền kỹ thuật số được phát hành với loại tiền hiện hành của mỗi quốc gia.
- việc quản lý, bảo đảm giá trị cho loại tiền kỹ thuật số này.
- việc đưa loại tiền kỹ thuật số vào trong đời sống xã hội.
- quản lý về mặt pháp lý đối với loại tiền kỹ thuật số đó....
- Những vai trò, tác động chung nhất của tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương phát hành đến nền kinh tế, tài chính tiền tệ.
- Tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành vừa mới được Trung Quốc công bố đầu tiên trên thế giới nên vẫn chưa khắc phục được những mặt hạn chế đang tồn tại của CBDC..
- Tuy vẫn còn có những tác động tiêu cực nhưng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành có nhiều cải tiến, được rất nhiều quốc gia nghiên cứu từ nhiều năm trước nên CBDC vẫn có nhiều tác động tích cực, cụ thể như sau:.
- Thứ nhất, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành tạo sự công khai, minh bạch trong chính sách tài chính như công khai về tổng nguồn cung cấp CBDC, trong các giao dịch CBDC..
- Thứ hai, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành dần dần xóa bỏ khâu trung gian quy đổi giữa tiền giấy thành tiền điện tử, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện quy đổi..
- Thứ ba, khi tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương phát hành được sử dụng sẽ thúc đẩy hơn nữa việc hình thành thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.
- Thứ tư, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành giúp phát hiện tội phạm dễ dàng hơn bằng cách quan sát dữ liệu trên hệ thống.
- Thứ sáu, tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành tạo điều kiện thúc đẩy sự cạnh tranh trong các hệ thống thanh toán giữa các tổ chức tín dụng để hoàn thiện hơn nữa hệ thống tiền kỹ thuật số..
- Thứ bảy, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương ra đời thúc đẩy sự hoàn thiện về hệ thống thanh toán, nâng cao cơ sở vật chất phục vụ sử dụng CBDC, đưa ra giải pháp nâng cao khả năng phục hồi sau khi xảy ra sự cố của hệ thống thanh toán tiền điện tử nói chung, CBDC nói riêng..
- Thứ tám, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương ra đời đẩy mạnh sự trao đổi, thanh toán giữa các quốc gia với nhau, hỗ trợ nền thương mại toàn cầu phát triển, tăng lượng kiều hối, dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài..
- Trong bối cảnh đó, tiền kỹ thuật số ra đời với rất nhiều sự ưu việt so với tiền tệ truyền thống đang ngày càng khẳng định vị thế cũng như tầm quan trọng của mình đối với nền kinh tế, tài chính tiền tệ của nhiều quốc gia trên thế giới và trong tương lai hoàn toàn có thể thay thế tiền tệ truyền thống.
- Việc nghiên cứu, phát hành thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương ở một số quốc gia trên thế giới.
- Mối quan tâm của các quốc gia có nền kinh tế tiên tiến là cải thiện sự hiệu quả, an toàn đối với các giao dịch tiền kỹ thuật số và đảm bảo người dân có thể tiếp cận được những công nghệ đem lại sự thuận tiện từ Ngân hàng trung ương..
- Chính vì lý do này, tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương phát hành nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia, các quốc gia trên thế giới..
- Hiện nay, rất nhiều quốc gia đang có những động thái thể hiện sự quan tâm về tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, tuy nhiên vẫn có một số quốc gia hoài nghi hay thậm chí là không quan tâm đến vấn đề về CBDC.
- Trong một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế công bố có tới 80% trong số 66 Ngân hàng trung ương trên thế giới cho biết họ đang nghiên cứu CBDC và khoảng 20% cho biết họ có khả năng phát hành tiền kỹ thuật số trong 6 năm tới.
- Nhìn chung, việc phát hành tiền kỹ thuật số từ Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia còn có sự dè dặt nhất định.
- Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sự nhận thức chung về tiền kỹ thuật số, trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý tài chính, hệ thống quy định pháp lý điều chỉnh, sự thừa nhận rộng rãi về tiền kỹ thuật số trong xã hội mỗi nước… Do vậy, các quốc gia cũng hình thành các xu hướng khác nhau khi nhìn nhận về vấn đề Ngân hàng Trung ương đứng ra phát hành tiền kỹ thuật số theo các nhóm:.
- 5 Diễm Ngọc, “Hợp tác để phát triển tiền điện tử của các Ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
- Nhóm thứ nhất, các nước đã tiến hành phát hành thử nghiệm tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương trong cộng đồng.
- Hiện nay, một số quốc gia đã tiến hành phát hành thử nghiệm CBDC trên thực tế bao gồm Trung Quốc và Campuchia..
- 6 Tháng 5/2020, Đồng nhân dân tệ điện tử của Trung Quốc chính thức được đưa vào thử nghiệm, theo đó Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (People’s Bank of China) cho biết họ đang trong giai đoạn tiến hành thử nghiệm hệ thống thanh toán bằng đồng nhân dân tệ điện tử trên thực tế tại 4 thành phố: Thâm Quyến, Thành Đô, Tô Châu và Bảo Định.
- Tại Campuchia, vào tháng 7/2019, Ngân hàng trung ương Campuchia đã bắt đầu triển khai thí điểm dự án Bakong.
- 10 Đến ngày Ngân hàng trung ương Campuchia chính thức xác nhận phát hành phiên bản kỹ thuật số của tiền fiat với tên gọi Bakong.
- 11 Dự án Bakong đã có sự hỗ trợ của nhiều ngân hàng quốc gia và dự kiến những ngân hàng khác cũng sẽ sớm tham gia vào việc phát hành CBDC.
- Nhóm thứ hai, các nước đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương.
- hiện chính thức bởi Trung Quốc phát hành 13 nhưng trước đó, ý tưởng nghiên cứu CBDC đã được một số quốc gia nghiên cứu.
- 19 Tháng 10/2020, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (Bank of Japan – BOJ) cho biết, trước đó BOJ đã thành lập đội ngũ nghiên cứu các đặc tính của CBDC và họ sẽ bắt đầu thử nghiệm vào tháng 4/2021 20 theo từng giai đoạn cụ thể để đảm bảo việc phát hành không mang lại rủi ro đối với nền tài chính – tiền tệ của Nhật Bản;.
- tỏ ra thận trọng với ý tưởng phát hành.
- Hiện nay, Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ đã hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts để xây dựng cơ sở phiên bản kỹ thuật số của đồng USD do Ngân hàng trung ương Hoa Kỳ phát hành.
- Nhóm thứ ba, các quốc gia chưa tiến hành nghiên cứu tiền kỹ thuật số của Ngân hàng trung ương.
- Hiện nay, Ngân hàng trung ương Singapore chưa tiến hành nghiên cứu phát hành tiền kỹ thuật số của quốc gia vì vấn đề này vẫn còn hết sức mới mẻ và đang được Ngân hàng trung ương Singapore xem xét, thảo thuận 24.
- Tháng 01/2020, người đứng đầu Ngân hàng trung ương Đức, Jens Weidmann cho rằng, hiện tại Đức không nên phát hành đồng tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành trong khi vẫn chưa đưa ra được giải pháp giải quyết những rủi ro tiềm tàng của đồng tiền này.
- Như vậy, có thể thấy đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số do Ngân hàng trung ương phát hành, chỉ một số quốc gia vẫn còn thể hiện thái độ thận trọng đối.
- 25 Tân Tân, “Chủ tịch NHTW Đức chưa muốn sử dụng đồng tiền kĩ thuật số CBDC”, https://blogtienao.com/.
- Sự phát triển theo xu hướng CBDC của tiền kỹ thuật số góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang một xã hội không dùng tiền mặt trên thế giới.
- Bên cạnh đó, có một số quan điểm cho rằng, với tốc độ phát triển như hiện nay của tiền kỹ thuật số nói chung, CBDC nói riêng thì nhu cầu sử dụng về máy ATM, POS/ EFTPOS/.
- Nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của tiền kỹ thuật số, Việt Nam nên thực hiện nghiên cứu, phát hành thử nghiệm CBDC để kiểm tra khả năng phù hợp với thực tế, phù hợp với các chính sách và quy định của pháp luật.
- Một số khuyến nghị cho Việt Nam trong việc hình thành và phát triển về tiền kỹ thuật số.
- Một là, tiền kỹ thuật số là xu thế tất yếu của thế giới trong thời kỳ bùng nổ khoa học công nghệ..
- Dưới góc độ quản lý Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng cần nhìn nhận vấn đề về tiền kỹ thuật số một cách bao quát nhất.
- Với việc khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng phát triển như hiện nay thì việc lưu hành loại tiền kỹ thuật số cũng sẽ là một xu thế tất yếu xảy ra.
- Do vậy, Nhà nước và mọi người dân trong xã hội cần nhận thức về việc phát triển tiền kỹ thuật số là một xu thế của thế giới và cần nhận thức rằng, chúng ta cần chuẩn bị yếu tố gì để bắt kịp xu thế này..
- Hai là, Nhà nước ta cần đầu tư nghiên cứu về tiền kỹ thuật số để có thể tạo lập ra một loại tiền kỹ thuật số phù hợp với đời sống kinh tế, xã hội của nước ta, tạo điều kiện tốt cho lưu thông hàng hóa, trao đổi tài sản, cất trữ tài sản.
- Việc đầu tư này là đầu tư vào nghiên cứu về mặt kỹ thuật, về việc xây dựng và tạo ra đồng tiền kỹ thuật số với những tác dụng, tính năng nhất định của nó.
- Tuy nhiên, cùng với đó, Nhà nước cũng cần tạo dựng được mối liên hệ nhất định giữa tiền kỹ thuật số do Nhà nước phát hành và đồng tiền hiện hành để bảo đảm ổn định cho nền kinh tế khi triển khai hai loại hình tiền tệ khác nhau..
- Ba là, cần phải xây dựng chính sách phát triển tiền kỹ thuật số, chính sách pháp luật về quản lý tiền kỹ thuật số..
- Về thượng tầng, Nhà nước cần phải đưa ra chính sách phát triển tiền kỹ thuật số cho phù hợp với xu thế của thế giới.
- Chính sách ở đây là những bước đi thích hợp từ việc tiếp cận, triển khai, xây dựng loại tiền kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu của xã hội..
- Về mặt pháp luật, cần phải có chính sách pháp luật theo lộ trình từng bước đi, cụ thể như phải định danh, định nghĩa, ghi nhận được trong pháp luật về tiền kỹ thuật số.
- ghi nhận tiền kỹ thuật số là loại tài sản mới, có những đặc điểm riêng biệt.
- xây dựng các chính sách tài chính liên quan đến tiền kỹ thuật số như chính sách thuế, chính sách lưu thông tiền kỹ thuật số.
- xây dựng được chính sách kiểm soát các giao dịch bằng tiền kỹ thuật số..
- Năm là, cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng để ứng dụng tốt khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, thanh toán, quản lý các giao dịch có sử dụng tiền kỹ thuật số..
- Sáu là, cần phát triển cơ sở hạ tầng ngành tài chính ngân hàng để có thể phát hành, lưu thông, cất trữ, thanh toán bằng tiền kỹ thuật số một cách thuận tiện và đảm bảo nhất.
- Tạo ra sự lưu thông liên kết thuận lợi giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác trong quá trình vận hành, quản lý tiền kỹ thuật số..
- Bảy là, nâng cao trình độ dân trí để mọi người có khả năng tiếp cận đối với khoa học kỹ thuật, sử dụng tốt các công nghệ hiện đại, hiểu biết rõ ràng về lĩnh vực tiền kỹ thuật số thì mới có thể tham gia sử dụng, vận hành trong đời sống xã hội..
- Những khuyến nghị trên đây mang tính bao quát nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể có những điều kiện thuận lợi nhất tiếp cận về tiền kỹ thuật số, xây dựng và đưa ra cho xã hội một loại tiền kỹ thuật số, đảm bảo đây là một loại tiền tệ có thể lưu thông vận hành tốt trong xã hội cũng như đảm bảo được vai trò quản lý loại tiền này dưới góc độ tài chính và pháp luật./..
- Diễm Ngọc, “Hợp tác để phát triển tiền điện tử của các Ngân hàng trung ương trên toàn cầu.
- Tân Tân, “Chủ tịch NHTW Đức chưa muốn sử dụng đồng tiền kĩ thuật số CBDC”, https://blogtienao..
- “Vào năm 2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu – European Central Bank (ECB

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt