intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế Vân Đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2019

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý đất đai: Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế Vân Đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2019

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ LINH CHI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Thái Nguyên - 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ LINH CHI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN TỚI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên - 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Phạm Thị Linh Chi
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất, những ý kiến đóng góp và những lời chỉ bảo quý báu của tập thể, cá nhân trong và ngoài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc GS.TS. Nguyễn Thế Đặng là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo, công chức, viên chức Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Vân Đồn, các cơ quan ban ngành khác có liên quan đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực hiện luận văn này. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới sự giúp đỡ tận tình, quý báu đó. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn Phạm Thị Linh Chi
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .................................................................................... 2 3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................ 3 3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................................... 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................................... 3 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ......................................................................................... 4 1.1.1. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 4 1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển khu kinh tế............................................................... 4 1.1.3. Cơ sở pháp lý ....................................................................................................... 11 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất .............................................................. 13 1.2.1. Khái niệm về đất đai ............................................................................................ 13 1.2.2. Đặc điểm đất đai .................................................................................................. 14 1.2.3. Vai trò của đất đai................................................................................................ 15 1.3. Các vấn đề về phát triển khu kinh tế trên Thế giới và Việt nam ............................ 16 1.3.1. Các nghiên cứu và phát triển khu kinh tế trên Thế giới ...................................... 16 1.3.2. Các nghiên cứu và phát triển khu kinh tế ở Việt Nam ........................................ 17 1.3.3. Các nghiên cứu về tình hình phát triển khu kinh tế gắn với quá trình đô thị hóa và đất đai trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................. 22 1.4. Những nhận xét rút ra từ tổng quan tài liệu............................................................ 27 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 29 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 29
  6. iv 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 29 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 29 2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 29 2.2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình thành lập, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn ..................................................................................................... 29 2.2.2. Thực trạng và ảnh hưởng của phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2019 ........................................................................................................... 29 2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019 ....................................................................................... 29 2.2.4. Đánh giá chung về phát triển Khu kinh tế tác động đến sử dụng đất và cuộc sống người dân giai doạn 2017 - 2019 ................................................................................... 30 2.2.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của phát triển Khu kinh tế 30 2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 30 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................................... 30 2.3.2. Phương pháp phân tích, xử lý và tổng hợp số liệu .............................................. 33 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 34 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và quá trình thành lập, phát triển Khu kinh tế Vân Đồn ............................................................................................................. 34 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................... 34 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................... 38 3.1.3. Đánh giá tiềm năng phát triển của Vân Đồn ....................................................... 39 3.1.4. Khái quát Khu kinh tế Vân Đồn .......................................................................... 42 3.2. Thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 .......................................................................... 43 3.2.1. Thực trạng phát triển Khu kinh tế Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019.................... 43 3.2.2. Ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đất đai giai đoạn 2017 – 2019 ......... 45 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019 .................................................................................................... 53 3.3.1. Tình hình đền bù cho các hộ dân khi thu hồi đất giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển Khu kinh tế từ năm 2017 – 2019 ........................................................................... 53
  7. v 3.3.2. Ảnh hưởng của phát triển Khu kinh tế đến đời sống người dân trên địa bàn giai đoạn 2017 - 2019 ........................................................................................................... 53 3.4. Đánh giá chung về phát triển Khu kinh tế tác động đến sử dụng đất và cuộc sống người dân giai doạn 2017 - 2019 ................................................................................... 59 3.4.1. Mặt tích cực ......................................................................................................... 59 3.4.2. Mặt tiêu cực và nguyên nhân............................................................................... 60 3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của phát triển Khu kinh tế ... 64 3.5.1. Giải pháp từ phía chính quyền............................................................................. 64 3.5.2. Giải pháp cho các hộ nông dân............................................................................ 66 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 67 1. Kết luận...................................................................................................................... 67 2. Kiến nghị ................................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 69 PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐKKT: Đặc khu kinh tế GDP: Tổng thu nhập quốc dân trong nước KCN – KCX: Khu công nghiệp – Khu chế xuất KKT: Khu kinh tế KTTĐ: Kinh tế trọng điểm TC, CĐ, ĐH: Trung cấp, cao đẳng, đại học THCS: Trung học cơ sở THPT: Trung học phổ thông
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các khu kinh tế được thành lập tại Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 .......... 18 Bảng 2.1. Tổng số hộ chịu ảnh hưởng của thu hồi đất giai đoạn 2017 – 2019 và số lượng mẫu điều tra .................................................................................................. 31 Bảng 3.1. Dân số, mật độ dân số Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 ............................... 38 Bảng 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 .... 39 Bảng 3.3. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019................................................................................... 45 Bảng 3.4. Thực trạng sử dụng đất ở Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 .......................... 46 Bảng 3.5. Tình hình biến động đất đai ở Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019 ................... 48 Bảng 3.6. Tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019 .............................................. 50 Bảng 3.7. Tổng hợp kết quả thu hồi đất trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019 ....... 51 Bảng 3.8. Tổng hợp loại đất bị thu hồi trên địa bàn Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019 .... 52 Bảng 3.9. Tổng hợp kết quả thu hồi đất Vân Đồn giai đoạn 2017 - 2019 .................... 53 Bảng 3.10. Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ điều tra .......................................... 54 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát tình hình chuyển đổi nghề nghiệp của hộ trước và sau thu hồi đất ........................................................................................................... 55 Bảng 3.12. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến thu nhập của hộ gia đình ......................................................................................................... 56 Bảng 3.13. Đánh giá tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn đến môi trường sống tại địa phương............................................................................................... 58 Bảng 3.14. Mong muốn của người dân trước tác động của phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trong tương lai ...................................................................................... 58
  10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Vân Đồn ............................................................... 34 Hình 3.2. Cảnh quan Khu kinh tế Vân Đồn .................................................................. 42 Hình 3.3. Tỷ lệ sử dụng đất thu hồi cho các hoạt động trên địa bàn Vân Đồn 2017- 2019.... 52
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình đổi mới nền kinh tế - xã hội ở nước ta, quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông, lâm, thủy sản trong tổng thu nhập quốc dân trong nước (GDP) và tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP; đồng thời quá trình đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ tại tất cả các địa phương trong cả nước. Các quá trình này đã tác động lớn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất: tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm, thay vào đó là tỷ lệ đất phi nông nghiệp tăng lên, tỷ lệ đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng cũng ngày càng nhiều. Việc thay đổi cơ cấu sử dụng đất ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý, sử dụng đất của các địa phương và ít nhiều tác động tới đời sống của người dân bị mất đất phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương đó. Việc phát triển tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Tỉnh Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được thành lập theo quyết định Thủ tướng Chính phủ từ tháng 9/1997 (gồm các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương) với diện tích hơn 10.000 km², trong đó mỗi địa phương được xác định phát triển với thế mạnh khác nhau. Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có huyện Vân Đồn. Với vị trí thuận lợi nằm trong vịnh Bái Tử Long và liền kề với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, huyện Vân Đồn có diện tích đất tự nhiên khoảng 58.183,3 ha và diện tích mặt nước biển rộng gần 1.600 km2 (gấp 3 lần diện tích đất nổi) với trên 600 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 20 đảo đất lớn, số đảo còn lại là núi đá và cồn rạn. Vân Đồn hội tụ nhiều ưu thế để phát triển kinh tế biển, với các ngành mũi nhọn là đánh bắt, nuôi trồng thủy sản đặc hữu và đặc biệt là du lịch biển đảo. Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó định hướng phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành khu du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và phát triển du lịch là hoạt động chính để phát triển các ngành kinh tế - xã hội
  12. 2 khác. Bức tranh tổng thể về Vân Đồn đã có những bước khởi sắc, với hàng loạt các công trình trọng điểm đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2018 như: Cảng hàng không quốc tế Quảng Ninh tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn; đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn; cùng các công trình của các tập đoàn lớn đang gấp rút được triển khai như khu công viên phức hợp với casino Vạn Yên của tập đoàn SunGroup, Sân Golf và khu nghỉ dưỡng cao cấp Ao Tiên tại xã Hạ Long, Tổ hợp khu nghỉ dưỡng cao cấp Sonasea Vân Đồn của tập đoàn CEO, khu nghỉ dưỡng cao cấp tại xã Ngọc Vừng của tập đoàn FLC... Mới đây nhất, ngày 17/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 266/QĐ-TTg v/v phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Tương lai, Vân Đồn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, hành chính năng động, sáng tạo của vùng, của cả nước và giao thương quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển khu kinh tế Vân Đồn cũng đã gây ra biến động trong cơ cấu sử dụng đất và việc quản lý, sử dụng đất của người dân trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong giai đoạn từ cuối năm 2016 đến năm 2019, là giai đoạn chuẩn bị các bước để trình Quốc hội thông qua dự thảo Luật khu hành chính – kinh tế đặc biệt, tình hình đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn có nhiều biến động mạnh mẽ…gây ra một số tác động cả tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý đất đai và an ninh trật tự của địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Quản lý tài nguyên, Phòng đào tạo – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác động của phát triển khu kinh tế Vân Đồn tới sử dụng đất và đời sống của người dân huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 – 2019”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019. - Đánh giá sự ảnh hưởng của phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2017 – 2019.
  13. 3 - Đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục tác động tiêu cực của phát triển khu kinh tế Vân Đồn. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu bổ ích cho các chương trình dự án nghiên cứu về tác động của phát triển đặc khu kinh tế đến quản lý đất đai nói riêng và quản lý kinh tế xã hội nói chung ở Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu là tài liệu quan trọng cho các cấp quản lý của tỉnh Quảng Ninh và huyện Vân Đồn xem xét, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất những năm tới sao cho phù hợp nhất với tình hình của địa phương, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất gắn với công tác quản lý đất đai bền vững và đảm bảo đời sống của người dân.
  14. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về quá trình phát triển khu kinh tế Vân Đồn, các chính sách về đất đai cũng như ảnh hưởng của sự phát triển khu kinh tế Vân Đồn đến sử dụng đất và đời sống của người dân. Từ đó đề xuất hướng hoàn thiện chính sách kèm theo các giải pháp thực hiện. Kết quả nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với đô thị hóa để huyện Vân Đồn ngày càng văn minh, giàu đẹp, sánh vai với các khu kinh tế khác trong tỉnh và cả nước nhưng không gây ảnh hưởng đến nền sản xuất nông nghiệp của địa phương; Góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và trong công tác quản lý, phát triển kinh tế nói riêng của một khu kinh tế trẻ; Góp phần hạn chế, giải toả những bức xúc về khiếu kiện của công dân khi bị mất đất sản xuất để phục vụ các dự án phát triển kinh tế - xã hội 1.1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển khu kinh tế 1.1.2.1. Khái niệm khu kinh tế Thuật ngữ “Khu kinh tế” (Economic zones) xuất hiện từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước từ Trung Quốc. Cho đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về khu kinh tế. Theo nghĩa rộng, KKT là những khu vực địa lý được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt. Theo nghĩa hẹp, KKT là một loại hình riêng của khu kinh tế tự do, đầy đủ như một xã hội thu nhỏ. Đó là một khu vực địa lý riêng biệt, được áp dụng những chính sách kinh tế đặc biệt nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ, kiến thức về quản lý để phát triển kinh tế với một cơ cấu ngành nghề đầy đủ, trong đó ưu tiên phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu, nhưng cũng không bỏ qua thị trường nội địa. KKT bao gồm tất cả các loại hình khác nhau của khu kinh tế tự do, được tổ chức thành các khu chức năng: khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng nước sâu và các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với cảng, khu phi thuế quan, khu đô thị, khu du lịch, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác.
  15. 5 Ở Việt Nam, KKT được hiểu là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong khung pháp lý hiện hành và ngày càng hoàn thiện (Nguyễn Văn Phú, 2005). Một số tài liệu khác cũng có khái niệm tương tự, khu kinh tế là khu vực độc lập hay có ranh giới địa lý xác định; Chỉ chịu ảnh hưởng bởi một cơ quan quản lý duy nhất; Các thủ tục, chính sách áp dụng cho doanh nghiệp trong KKT có một cơ chế riêng, độc lập, và có sự đột phá theo hướng thủ tục ngày càng gọn nhẹ; Có những ưu đãi nhất định để thu hút đầu tư (Huỳnh Thế Du và cs, 2014). Mới đây nhất, tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, khái niệm khu kinh tế được giải thích như sau: “Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh” (Chính phủ, 2018). 1.1.2.2. Đặc trưng của Khu kinh tế Khu kinh tế có một số đặc trưng cơ bản sau + Là khu vực có vị trí địa lý, ranh giới riêng biệt với các vùng khác, một bộ phận lãnh thổ của quốc gia được Chính phủ cho phép xây dựng và phát triển, vận hành bởi khung pháp lí riêng, mở cửa theo các thông lệ quốc tế. + Là nơi có môi trường đầu tư, kinh doanh, buôn bán phù hợp với cơ chế thị trường, được hưởng quy chế tự do và ưu đãi hơn các vùng khác. + Là nơi giao lưu kinh tế với nước ngoài thông thoáng, ưu tiên hướng xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài 1.1.2.3. Vai trò của Khu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập Vai trò của Khu kinh tế được tổng hợp sau (Đặng Tiến Sĩ, 2016): - Các KKT có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong và ngoài nước, giúp giải quyết khó khăn về vốn, tiếp cận và chuyển giao khoa học - công nghệ tiên tiến, học hỏi được kinh nghiệm quản lý hiện đại; khai thác và sử dụng tối ưu nguồn vốn còn
  16. 6 chưa được huy động; tạo nên sự thông thương, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước; từng bước thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh sản phẩm cao hơn trên thị trường quốc tế. - Các KKT tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và phương pháp quản lý hiện đại. Với ưu thế đặc biệt, các KKT đã cơ bản đáp ứng được những yêu cầu về cơ sở hạ tầng cho việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến từ nước ngoài. - Các KKT góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực và lợi thế của quốc gia, các khu vực. Ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, với sự xuất hiện của các KKT đã làm cho việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trở nên hiệu quả hơn, nền kinh tế phát triển sôi động hơn, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở những khu vực có đất đai cằn cỗi, hoang hóa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, ít có khả năng sinh lợi, khi KKT được xây dựng và đi vào hoạt động với sự thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước đã làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội thay đổi hẳn: các vùng thuần nông trở thành các vùng kinh tế đa ngành, trong đó các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, còn nông nghiệp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt. - Các KKT tạo thêm việc làm và nâng cao trình độ cho người lao động. Sự hoạt động đa ngành nghề của các KKT đã tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động địa phương với chính sách ưu tiên giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Với yêu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế, trình độ lao động trong các KKT cũng phải được nâng lên xứng tầm. Do đó, khi đi vào hoạt động, các KKT một mặt thu hút lao động có chất lượng, mặt khác có hỗ trợ để bồi dưỡng nâng cao tay nghề lao động. Đồng thời, với quy chế hoạt động sản xuất, kinh doanh chặt chẽ, các KKT còn rèn luyện tác phong lao động mới và nâng cao tính kỷ luật lao động. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực xuất khẩu. Sự phát triển của các KKT với việc ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực 1 sang khi vực 2 và 3, kéo theo chuyển dịch lao động tương ứng. Nơi đây có sự tập trung và ưu tiên về vốn, khoa học - công nghệ, do đó sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong
  17. 7 nước cũng như quốc tế. Điều này làm tăng cơ hội xuất khẩu cho hàng hóa được sản xuất trong các KKT. - Góp phần đổi mới cơ chế quản lí, cải thiện môi trường đầu tư và mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới. Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển các KKT ở những quốc gia đi trước, các KKT đi sau cũng ứng dụng các cơ chế quản lý thông thoáng, từ đó cải thiện được rất nhiều môi trường đầu tư. Việc hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm quen, ký kết hợp đồng kinh tế với nhau. 1.1.2.5. Sự phát triển khu kinh tế gắn với đô thị hóa và tác động của nó tới biến động đất đai và đời sống người dân Theo Trịnh Duy Luân (2004): Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thì việc chú trọng phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị là vô cùng cần thiết cho phát triển kinh tế ở các nước nói chung và ở nước ta nói riêng. Từ sau những năm 1990 cùng với những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế - xã hội, mạng lưới đô thị quốc gia của nước ta đã được mở rộng và phát triển. Năm 1990, số lượng đô thị cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 con số này lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị. Đến tháng 12 năm 2014, cả nước có 774 đô thị, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt, 15 đô thị loại I, 21 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 68 đô thị loại IV và 626 đô thị loại V. Dân số thành thị (gồm các khu vực: nội thành, nội thị và thị trấn) đạt gần 31 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa trung bình năm 2014 khoảng 34,5%. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, trong những năm gần đây tăng trung bình 1% - 1,02%/năm, tương ứng với 1 - 1,2 triệu dân đô thị mỗi năm. Tổng thu ngân sách khu vực đô thị chiếm hơn 70% tổng thu ngân sách toàn quốc. Đô thị Việt Nam đã và đang chuyển biến tích cực cả về mặt lượng và chất, mạng lưới đô thị quốc gia phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Ngày 7/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 445/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025 tổng số đô thị của cả nước vào khoảng 1.000 đô thị, trong đó có 17 đô thị từ loại I đến đặc biệt; 21 đô thị loại II; 81 đô thị loại III; 122 đô thị loại IV; còn lại là các đô thị loại V.
  18. 8 Tuy vậy, phát triển đô thị ở Việt Nam còn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế hàng năm của các đô thị ở Việt Nam trung bình từ 12 - 15%. Thu nhập đầu người tăng nhanh, tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh đạt khoảng 5.100 USD vào năm 2014. Tăng trưởng không gian đô thị cũng đạt tỷ lệ đáng kể. Năm 1999, đất đô thị chỉ chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên cả nước. Theo chiến lược phát triển đô thị Việt Nam, diện tích đất đô thị hiện nay sẽ tăng từ 105.000 ha lên đến 460.000 ha vào năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá dự kiến tăng từ 34,5% năm 2014 lên đến 46% vào năm 2025. Trong thời gian gần đây việc mở rộng không gian đô thị đã và đang làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp. Theo thống kê cho thấy, một số tỉnh, thành phố có sự suy giảm đáng kể về diện tích đất nông nghiệp, ví dụ như vùng Đồng bằng sông Hồng giảm tới 32.000 ha chỉ sau 5 năm (2005 - 2010). Cùng với đó là sự gia tăng về quy mô diện tích đất sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp. Sự suy giảm này là do một phần diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã được chuyển sang sử dụng cho các mục đích phi nông nghiệp và mục đích khác như: xây dựng các công trình công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông, nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội... Trong khi đó, quỹ đất nông nghiệp không còn khả năng mở rộng nhiều. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản lý, quy hoạch đất đai và các nhà hoạch định chính sách. Một xu thế phát triển trong tương lai đó là xu hướng gia tăng mạnh nhu cầu về quỹ đất phục vụ cho mục đích phi nông nghiệp, đặc biệt là áp lực tăng cầu về diện tích đất chuyên dùng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Khi diện tích đất chưa sử dụng đã được tận dụng, khai thác gần hết thì để có được quỹ đất phục vụ cho các mục đích phi nông nghiệp, sản xuất, kinh doanh chỉ có thể chuyển một phần từ quỹ đất nông nghiệp. Điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới sản lượng sản xuất nông nghiệp trong khu vực cũng như những người nông dân có quyền sử dụng quỹ đất nông nghiệp, đồng thời làm thay đổi cơ cấu lao động tại các vùng, địa phương. Tốc độ phát triển đô thị ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống người dân. Sự ảnh hưởng này theo 2 chiều hướng đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực (Trịnh Duy Luân, 2004).
  19. 9 - Tác động tích cực: + Phát triển đô thị đã thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Do sự phát triển đô thị đã chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực I sang khu vực II, III, từ đó hình thành và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ thương mại… Sự phát triển đó làm tăng tổng sản phẩm xã hội. + Phát triển đô thị sẽ thúc đẩy quá trình phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giảm thiểu sức lao động chân tay cho người dân. Và cũng do nhu cầu của sự phát triển thì trình độ dân trí của người dân sẽ được nâng lên để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. + Phát triển đô thị kéo theo sự phát triển về cơ sở hạ tầng như: điện, đường, trường, trạm. Sự phát triển cũng như chất lượng của cơ sở hạ tầng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu về thông thương, về nâng cao trình độ dân trí cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. + Phát triển đô thị kéo theo các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, du lịch... sẽ gia tăng về cả số lượng cũng như chất lượng. Vì vậy đời sống tinh thần của người dân sẽ được đáp ứng tốt hơn. + Phát triển đô thị sẽ thu hút nguồn đầu tư, các nhà đầu tư, đặc biệt là sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp. Điều này giúp người dân có cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như nâng cao nguồn thu nhập, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. + Phát triển đô thị sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng. Cùng với sự phát triển của đô thị thì các khu vực ven đô, ngoại thành, các khu vực khác đều trở thành nơi cũng cấp lao động, cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho khu vực đô thị. Nhờ vậy mà sản xuất cộng đồng phát triển. + Phát triển đô thị trong nền kinh tế thị trường tăng cường sự cạnh tranh phát triển của các ngành sản xuất. + Phát triển đô thị làm phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, phổ biến lối sống công nghiệp và nếp sống văn minh đô thị. - Tác động tiêu cực: Bên cạnh những mặt tích cực thì sự phát triển đô thị cũng kéo theo những tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân đó là:
  20. 10 + Phát triển đô thị ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của một bộ phận người dân. Khi sự phát triển cơ sở hạ tầng cũng như sự gia tăng của các nhà máy, xí nghiệp, các khu công nghiệp lớn cũng chính là lúc diện tích đất nông nghiệp đang có xu thế giảm khá nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Vì giá trị bồi thường của đất nông nghiệp thường thấp hơn so với những loại đất khác nên các dự án đầu tư chủ yếu lấy đất nông nghiệp để xây dựng là chính. Do đó, một bộ phận người dân phát triển đi lên nhờ tận dụng được khoản tiền bồi thường giá trị đất và may mắn trong cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Tuy nhiên, cũng không ít người dân thất nghiệp và trở thành gánh nặng của xã hội sau khi sử dụng hết số tiền bồi thường giá trị về đất và không tìm kiếm cho mình được một công việc phù hợp. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm, một thách thức không nhỏ đặt ra trong sự phát triển đất nước hiện nay. + Phát triển đô thị làm tốc độ gia tăng dân số nhanh tại các đô thị lớn kéo theo đó là sự phức tạp về quản lý con người và quan trọng hơn nữa là việc giữ gìn trật tự, an ninh tại khu vực này sẽ gặp nhiều khó khăn bởi nguy cơ gia tăng về số lượng cũng như mức độ phức tạp của các tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy... là điều tất yếu sẽ xảy ra. Hiện tượng di dân tới các đô thị đã gây ra nhiều vấn đề phải giải quyết như nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, chăm sóc y tế, cơ sở hạ tầng, việc làm, ô nhiễm môi trường,... Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển như hiện nay ở nước ta, vấn đề việc làm ở các vùng đô thị nổi lên khá gay gắt. Hiện tượng thất nghiệp, thu nhập thấp tất yếu sẽ làm nảy sinh các hiện tượng xã hội tiêu cực khác. Vấn đề dân số đô thị ở nước ta hiện nay và trong những năm tới sẽ vẫn còn là một thực trạng nan giải nếu như chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nông thôn không được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả hơn nữa. + Phát triển đô thị ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân Quá trình phát triển đô thị ở nước ta diễn ra tương đối nhanh đã có những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước; nhiều xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn trước đây nằm ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2