Academia.eduAcademia.edu
II. Xử lý thống kê các tài liệu xã hội học 1. Sự cần thiết phải xử lí thống kê Khi quan sát các đơn vị của tổng thể, khi đo lường các đặc trưng của chúng, nhà nghiên cứu thu thập các thông tin xã hội học đầu tiên ở dạng rất khó thấy được khuân mẫu chung và nói chung, không thể trực tếp cho việc phân tích, đánh giá về tổng thể. Như vậy, để đánh giá các hiện tượng, các quá trình xã hội, cần thiết phải xuất phát tự nhận thức về tính tổng thể toàn bộ của nó. Điều đó có một ý nghĩa rất lớn đối với việc sử dụng thống kê trong các nghiên cứu xã hội học. Thống kê giúp chúng ta chuyển các thông tin cá biệt thành thông tin tổng thể và qua đó ta có thể nhận thức về đối tượng nghiên cứu ở dạng tổng thể toàn bộ của nó. Thông tin tổng thể có các ý nghĩa sau: Nó nhấn mạnh những khía cạnh định lượng của một hiện tượng xã hội. Nó mô tả xu hướng tăng lên hay giảm đi của hiện tượng, cũng như mức độ tăng lên hay giảm đi đó. Nó chỉ ra mối lien hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội trong các chỉ báo định lượng phù hợp. 2. Tiến hành xử lý thống kê các tài liệu Sau khi có được các tài liệu thống kê ban đầu từ việc quan sát các đơn vị của mẫu, sau khi chia thang, mã hóa và nhập các dữ liệu vào máy tính, nhà nghiên cứu cần thực hiện bược tiếp theo là hệ thống hóa các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó rút ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Bước đầu tiên trong việc xử lý thống kê là phân chia nhóm thống kê. Thực chất, việc phân nhóm thống kê là sự phân chia các đơn vị của mẫu nghiên cứu thành các nhóm cùng loại theo những đặc trưng nhất định. Việc phân chia nhóm thống kê nhằm mục đích xác định số lượng các đơn vị tập hợp mẫu trong từng phần phân chia của một dấu hiệu nào đó. Hơn nữa, nó cũng là cơ sở để tính toán, đo lường mối quan hệ nhân quả giữa các hiện tượng nói chung, để tính toán các đặc trưng về số lượng của đối tượng nghiên cứu. Việc chia nhóm thống kê và việc phối hợp giữa các nhóm đó với nhau là cơ sở hình thành các bảng thống kê. Trong bảng chia nhóm cho phép ta thấy được sự phân chia các dơn vị của mẫu theo một biến số nào đó. Trong bảng phối hợp thấy được sự phân nhóm các đơn vị của mẫu theo hai biến trở lên. Trên cơ sở các bảng này, chúng ta có thể xác định, đo lường và phân tích những mối lien hệ giữa các biến số của đối tượng nghiên cứu. Như vậy, việc chia nhóm thống kê, việc phối hợp giữa các biến số và việc trình bày dữ liệu dưới dạng bảng thống kê, đã cho những khả năng nhất định để phân tích các số liệu xã hội học, qua đó có thể áp dụng được các công cụ thống kê ở mức độ cao hơn. III. Việc sử dụng các công cụ thống kê trong tính toán đo lường và phân tích số liệu xã hội học 1. Các đại lượng đo xu hướng tập trung Công việc tính toán đầu tiên ngay sau khi có được các số liệu thống kê từ việc phân nhóm và phối hợp giữa các dấu hiệu là tính tần suất. Tùy từng cách phân nhóm, tùy từng cách phối hợp giữa các nhóm với nhau mà thực hiện tính tần suất theo những cách khác nhau. Tần suất luôn luôn được mô tả dưới dạng phần trăm hay phần nghìn. Các đại lượng xác định giá trị trung bình. Có ba công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đo lường xã hội học để xác định giá trị trung bình, là giá trị trung bình cộng, trung vị và mode. Giá trị trung bình cộng là một đặc trưng biểu thị mức độ trung bình của toàn bộ tập hợp mẫu. Trung vị phản ánh các trường hợp ở giữa. Mod (Mo) là giá trị dễ được xác định nhất, có thể gặp nhiều lần nhất trong một dải các giá trị. Việc sử dụng đại lượng nào trong 3 đại lượng trên để đo lường và phân tích số liệu thực nghiệm, phụ thuộc vào mục đích của việc tính toán, phụ thuộc vào hình thức phân bố các đơn vị của tập hợp mẫu và phụ thuộc vào đặc tính của dấu hiệu mà chúng ta đo lường và phân tích. Những đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi Phương sai: là một số không âm nhằm xác định xem giữa các đơn vị được sử dụng để thiết lập một sự thay đổi trung bình so với giá trị trung bình cộng khác là bao nhiêu. Phương sai được đo bằng giá trị trung bình của bình phương độ lệch chuẩn của các giá trị riêng của dấu hiệu so với trung bình cộng. Giá trị của phương sai cho chúng ta biết mức độ phân tán (mức độ tản mát) của các giá trị riêng của dấu hiệu xung quanh trọng tâm của nó là giá trị trung bình cộng.