You are on page 1of 23

Mục lục

Phần 1: Lý thuyết.......................................................................................................2

Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội..........2

Câu 2. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội...............................2

Câu 3: khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật BHXH? So sánh giữa quan hệ
pháp luật BHXH và quan hệ ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội?.......4

Câu 4: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội?...................6

Câu 5: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật về ưu đãi xã hội........................7

Câu 6: Trình bày khái niệm, bản chất và chức năng của BHXH..............................9

Câu 7: Phân tích các nguyên tắc của BHXH?...........................................................9

Câu 8: So sánh giữa BHXH với BH thương mại?...................................................10

Câu 9: Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm ốm đau? Phân tích điều kiện
hưởng chế độ ốm đau?.............................................................................................11

Câu 10: Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản......................................14

Phần 2: Bài tập.........................................................................................................15

1
Phần 1: Lý thuyết

Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội

a) Khái niệm

Quan hệ PL ASXH là những QHXH hình thành trong lĩnh vực Nhà nước tổ
chức, thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên trong những
trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong đời sống xã hội, được các quy
phạmPL ASXH điều chỉnh.

b) Đặc điểm
- Trong QHPL ASXH, thông thường một bên tham gia là nhà nước
- Tham gia QHPL ASXH có thể là tất cả các thành viên trong xã hội, không
phân biệt theo bất cứ tiêu chí nào.
- Chủ thể hưởng ASXH có quyền tham gia QHPL này ngay từ khi được sinh
ra
- QHPL ASXH được thiết lập chủ yếu trên cơ sở nhu cầu quản lý rủi ro, tương
trợ cộng đồng trong xã hội
- Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật
chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện

Câu 2. Phân tích các nguyên tắc cơ bản của luật an sinh xã hội

Gồm 5 nguyên rắc:

1. Mọi thành viên trong XH có quyền được hưởng ASXH

 Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người: “Mọi người đều có
quyền sống, quyền tự do và AN cá nhân”
 Điều 22: “Mỗi người vì là một thành viên của XH, có quyền được đảm
bảo ANXH và được đảm bảo để được thực hiện các quyền không thể

2
thiếu được về KT, XH và VH, phẩm giá và sự phát triển tự do nhân cách
cá nhân”
 Công ước quốc tế về các quyền KT, XH và VH: “Các quốc gia thành
viên của công ước công nhận quyền của mọi người được hưởng ATXH,
kể cả BHXH”
 Điều 34 Luật HP 2013: “Công dân có quyền được bảo đảm ASXH”
 K3 Đ37 Luật HP 2013 quy định về việc tôn trọng, chăm sóc và phát huy
vai trò của người cao tuổi
 K1 Đ38 Luật HP 2013 quy định: mọi người có quyền được bảo vệ, chăm
sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế.

2. Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề ASXH

 Cơ sở của nguyên tắc: nằm ở chức năng XH của Nhà nước

 Nội dung của nguyên tắc:

 Nhà nước đặt ra các chính sách XH về ASXH

 Nhà nước ban hành các VBQPPL về ASXH nhằm cụ thể hóa chính sách
ASXH

 Nhà nước thành lập hệ thống cơ quan thực hiện chức năng về ASXH

 Nhà nước tổ chức kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các chính sách chế độ
ASXH

 Nhà nước đóng góp, hỗ trợ vào nguồn thực hiện các chế độ ASXH

3. Kết hợp hài hòa chính sách Kinh tế và chính sách xã hội

 Nguyên tắc xuất phát từ quan niệm con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của chính sách xã hội.

 Đồng thời vừa phát triển kinh tế vừa giải quyết các vấn đề xã hội

 Giải quyết các vấn đề xã hội phù hợp với điều kiện kinh tế trong từng thời
kỳ.

3
4. Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp” và nguyên tắc
“lấy số đông bù số ít”

 Nguyên tắc hưởng thụ theo đóng góp

 Nguyên tắc là sự cụ thể hóa nguyên tắc “công bằng xã hội”

 Nguyên tắc này thường được áp dụng trong lĩnh vực BHXH và ƯĐXH

 Nguyên tắc lấy số đông bù số ít

 Thể hiện tính nhân đạo xã hội

 Chủ yếu áp dụng trong chế độ BHXH và trợ giúp xã hội

5. Đa dạng hóa, XHH các hoạt động ASXH

 Đa dạng hóa các hoạt động ASXH nhằm đảm bảo cho các chế độ ASXH là
tấm lá chắn, là lưới an toàn của xã hội

 XXH hoạt động ASXH: Nhà nước khuyến khích sự tham gia của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội

Câu 3: khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật BHXH? So sánh giữa
quan hệ pháp luật BHXH và quan hệ ưu đãi xã hội, quan hệ pháp luật trợ
giúp xã hội?

a) Khái niệm

Quan hệ PL BHXH là những QHXH hình thành trong quá trình đóng góp và chi
trả các chế độ BHXH, được các quy phạm PL điều chỉnh.

b) Đặc điểm
 Đặc điểm chung của các quy phạm pháp Luật An sinh xã hội

4
- Có một bên tham gia do Nhà nước thành lập và quản lý (cơ quan thực hiện
BHXH) và bên kia là bất kỳ NLĐ nào trong xã hội, nếu có nhu cầu (bên
tham gia và được hưởng BHXH);
- Tính chất của BHXH cũng là tương trợ cộng đồng giữa những NLĐ trong
phạm vi quốc gia
- Mục đích của BHXH cũng là bảo đảm thu nhập cho NLĐ thông qua các chế
độ trợ cấp BH
 Đặc điểm riêng của QHPL BHXH
- QHPL BHXH chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở
của QHLĐ;
- Trong QHPL BHXH, người hưởng BHXH có nghĩa vụ đóng góp để hình
thành quỹ BH

 Chủ thể của QHPL BHXH


Bên tham gia BHXH
- Là người có nghĩa vụ đóng phí BH để hình thành quỹ BHXH theo quy
định của pháp luật
Bên hưởng BHXH
- Là những cá nhân được nhận tiền BH (trợ cấp BH) từ quỹ BHXH khi có
đủ điều kiện BH theo quy định của pháp luật
Bên thực hiện BHXH
- Là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu, quản lý và chi
trả BH cho người được BH theo quy định
c) So sánh giữa quan hệ pháp luật BHXH và quan hệ ưu đãi xã hội, quan
hệ pháp luật trợ giúp xã hội?
BHXH Trợ giúp XH Ưu đãi XH
Khái niệm BHXH là sự bảo đảm thay là sự đãi ngộ của Nhà Trợ giúp xã hội là sự
thế hoặc bù đặp một phần nước, của cộng đồng giúp đỡ của Nhà nước,
thu nhập của người lao động và toàn xã hội về vật của cộng đồng đối với
khi họ bị giảm hoặc mất thu chất cũng như tinh các đối tượng yếu thế
nhập do ốm đau, thai sản, tai thần đối với người có trong xã hội bằng việc
nạn lao động, bệnh nghè công và gia đình họ. hỗ trợ về vật chất, điều
nghiệp, hết tuổi lao động kiện sinh sống để đối
hoặc chết, trên cơ sở đóng tượng phát huy khả năng
vào quỹ BHXH tự lo liệu cuộc sống,
vượt qua hoàn cảnh,
hòa nhập cộng đồng.

5
Đối tượng tham gia Người lao động Cộng đồng và quốc tế Cộng đồng
Đối tượng được BH Người làm việc trong tất cả Những tv trong xh gặp Những cá nhân và tổ
các lĩnh vực rủi ro không có đủ khả chức có cống hiến, hi
năng nuôi sống bản sinh đb cho xh trong quá
thaan và gđ or ở mức trình xd và bảo vệ tổ
sống rất thấp quốc
Nghĩa vụ Bắt buộc và tự nguyện Tự nguyện Tự nguyện
Hình thức chi trả Bằng tiền, tiền mặt theo định Tiền mặt, hiện vật, Tiền mặt, hiện vật, tinh
kì tinh thần thần

Câu 4: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội?

a. Khái niệm, đặc điểm

Quan hệ PL về cứu trợ xã hội là những QHXH hình thành trong việc người
cứu trợ hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu cầu thiết yếu để giải quyết khó khăn
cho người cần cứu trợ, được các quy phạmPL điều chỉnh

 Trong QHPL cứu trợ xã hội, chủ thể tham gia với tư cách là người cứu trợ
rất đa dạng

 Trong QHPL cứu trợ xã hội, không có nghĩa vụ đóng góp của người được
cứu trợ

 PL chỉ chi phối, điều chỉnh QH cứu trợ ở mức độ nhất định

b. Chủ thể của QHPL cứu trợ xã hội


 Bên thực hiện cứu trợ
- Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu tế, trợ giúp đối với
người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn… theo quy định của PL
 Người được cứu trợ
- Là cá nhân, hộ gia đình, những thành viên trong xã hội đang gặp hoàn cảnh
khó khăn, rủi ro, bất hạnh
-
c. Nội dung của QHPL cứu trợ xã hội
 Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng cứu trợ xã hội của Nhà
nước, các cơ sở bảo trợ xã hội

6
- Quản lý đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội theo sự phân cấp của cơ quan có
thẩm quyền hoặc theo chức năng đã được xác định.
- Có trách nhiệm thực hiện các chế độ cứu trợ xã hội kịp thời, đúng PL;
- Tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức
cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện, bảo đảm sử dụng đúng mục đích,
đúng đối tượng
 Người được cứu trợ
- Được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tùy thuộc đối tượng cứu trợ
do PL quy định;
- Nếu thuộc diện trợ cấp một lần hàng tháng tùy thuộc đối tượng cứu trợ do
PL quy định;
- Nếu thuộc diện nuôi dưỡng tại các cơ sở tập trung, được trợ cấp bằng hiện
vật đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết thực;
- Được tạo điều kiện trọng học nghề và việc làm
- Được trợ giúp về y tế, giáo dục tùy thuộc đối tượng;
- Người được cứu trợ cũng phải thực hiện đúng các quy định của PL về thủ
tục cứu trợ, trung thực về điều kiện cứu trợ

Câu 5: Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật về ưu đãi xã hội

a. Khái niệm, đặc điểm

Quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội là quan hệ xã hội hình thành trong việc Nhà
nước ưu đãi người có công và một số thành viên gia đình họ trong các lĩnh vực
khác nhau của đời sống XH, được các quy phạm PL điều chỉnh

 Căn cứ chủ yếu để xác định chủ thể được ưu đãi là sự đóng góp đặc biệt của
họ hoặc thân nhân của gia đình họ cho xã hội

 QHPL ƯĐXH được thiết lập không chỉ nhằm mục đích tương trợ cộng đồng
mà chủ yếu để thực hiện ưu đãi của Nhà nước đối với người có công.

b. Chủ thể của QHPL ƯĐXH


 Người ưu đãi: cơ quan ƯĐXH
- Bộ LĐTB&XH (Cục Thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc Bộ);
- Sở LĐTB&XH (Phòng Thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc Sở);

7
 Phòng LĐTB&XH trực thuộc UBND cấp huyện
Ngoài ra, Nhà nước còn tổ chức Quỹ đền ơn đáp nghĩa ở tất cả các cấp hành
chính
Các tổ chức, cá nhân khác
 Người được ưu đãi:
Là người trực tiếp hưởng các chế độ ưu đãi xã hội theo quy định của
PL do có những đóng góp hy sinh hoặc có người thân đóng góp hy sinh cho
sự nghiệp CM, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

c. Nội dung của QHPL ƯĐXH

* ) Quyền và nghĩa vụ của người ưu đãi


- Thực hiện các thủ tục xác nhận, công nhận, lưu trữ hồ sơ và quản lý đối
tượng thuộc diện ưu đãi xã hội theo chức năng hoặc theo sự phân cấp của
Nhà nước
- Thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp ưu đãi, chế độ nuôi dưỡng, điều dưỡng,
phục hồi chức năng… cho người được ưu đãi theo quy định của PL;
- Từ chối chi trả chế độ ưu đãi cho những đối tượng có hành gi gian dối, giả
mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi;
- QL phần mộ liệt sỹ, các công trình ghi công, tổ chức thăm viếng nghĩa trang
liệt sỹ… theo sự phân cấp của Nhà nước
- Trả lời đơn thư khiếu nại của các tập thể, cá nhân về việc thực hiện các
chính sách, chế độ ƯĐXH theo thẩm quyền.

*) Quyền và nghĩa vụ của người được ưu đãi


- Được hưởng ưu đãi trợ cấp, các ưu đãi khác và chế độ nuôi dưỡng, điều
dưỡng, phục hồi chức năng… tùy từng đối tượng luật định;
- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về điều kiện, thủ tục để hưởng
chế độ ưu đãi;
- Không được có những hành vi gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu
đãi xã hội

8
Câu 6: Trình bày khái niệm, bản chất và chức năng của BHXH

a) Khái niệm
Theo khoản 1 điều 3 Luật BHXH thì BHXH được đinh nghĩa như sau:
BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đặp một phần thu nhập của người lao
động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghè nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào
quỹ BHXH

b) Bản chất
- BHXH là sự chia sẻ hậu quả của những “rủi ro xã hội”. Sự chia sẻ này được
thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung hình
thành do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. BHXH cũng là quá trình
phân phối lại thu nhập.
- BHXH mang bản chất KT và bản chất xã hội
- Về mặt KT nhờ sự tổ chức và phân phối lại thu nhập, đời sống của NLĐ và
gia đình họ được đảm bảo trước những rủi ro xã hội;
- Về mặt xã hội, do có sự san sẻ rủi ro của BHXH, NLĐ chỉ phải đóng góp 1
khoản nhỏ trong thu nhập vào quỹ BHXH nhưng sẽ được hưởng 1 khoản trợ
cấp để trang trải cho những rủi ro xảy ra (nguyên tắc lấy số đông bù số ít)
c) Chức nắng
- Chức năng bảo đảm, thay thế hoặc bù đắp sự thiếu hụt thu nhập của NLĐ và
gia đình họ
- Chức năng phân phối lại thu nhập
- Góp phần tạo ra sự san sẻ, tương trợ giữa các nhóm LĐ

Câu 7: Phân tích các nguyên tắc của BHXH?

- Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH
và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH;

- Mức đóng BHXH bắt buộc, BH thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương,
tiền công của người LĐ. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở
mức thu nhập do người LĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp
hơn mức lương tối thiểu chung;

9
- Người LĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng
BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở
thời đã đóng BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được hưởng BHXH một lần
thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH;

- Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được
sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BH thất nghiệp; Việc thực hiện
BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền
lợi của người tham gia BHXH.

Câu 8: So sánh giữa BHXH với BH thương mại?

Tiêu chí BHXH BH Thương mại


Khái niệm Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo hiểm thương mại  là hoạt
BHXH thì BHXH được đinh động bảo hiểm được thực hiện bởi
nghĩa như sau: BHXH là sự các tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên
bảo đảm thay thế hoặc bù thị trường bảo hiểm thương mại. ...
đặp một phần thu nhập của Nói cách khác, các công ty bảo hiểm
người lao động khi họ bị thương mại hoạt động kinh doanh
giảm hoặc mất thu nhập do nhằm mục đích thu lợi nhuận trong
ốm đau, thai sản, tai nạn lao việc đảm bảo rủi ro cho khách hàng
động, bệnh nghè nghiệp, hết của mình.
tuổi lao động hoặc chết, trên
cơ sở đóng vào quỹ BHXH

Mục đích Phi lợi nhuận Lợi nhuận


Chủ thể Người tham gia; bên thực DN BHTM, Đại lý BH
hiện; người đượ hưởng
Nguồn hình Người lao động, người sd lao Người mua của bên tham gia bảo
thành quỹ động hiểm
Đối tượng BH Là thu nhập người lao động Là con người, tính mạng, sk, tài sản
Đối tượng được Người lao động Là những người có mua HHĐBH
BH
Cơ quan quản lý BHXH Việt Nam Bộ Tài Chính
Nguồn luật điều Luật BHXH DN, TM, DS
chỉnh

10
Câu 9: Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm ốm đau? Phân tích điều kiện
hưởng chế độ ốm đau?

a) Khái niệm

Bảo hiểm ốm đau là chế độ BHXH nhằm đảm bảo thu nhập cho người LĐ
(tham gia BHXH) tạm thời bị gián đoạn do phải nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn,
chăm sóc con ốm theo quy định của PL
b) Ý nghĩa

Bảo hiểm ốm đau có tác dụng to lớn không những đối với NLĐ và gia đình họ
mà còn đối với NSDLĐ, Nhà nước và toàn xã hội:

- Đối với bản thân NLĐ và gia đình NLĐ, Bảo hiểm ốm đau trước hết nhằm
hỗ trợ một phần kinh phí chữa trị bệnh tật, duy trì cuộc sống hằng ngày cho bản
thân và gia đình NLĐ, giúp NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc, ổn định thu
nhập, ổn định đời sống;
- Đối với NSDLĐ, Bảo hiểm ốm đau giúp gắn kết trách nhiệm của NSDLĐ
đối với NLĐ khi sử dụng lao động. Từ chỗ đảm bảo thu nhập, đời sống và ổn định
tâm lý cho NLĐ, BHÔĐ cùng với các biện pháp khác sẽ giúp NSDLĐ ổn định sản
xuất, tăng năng suất lao động từ đó tăng trưởng kinh tế;
- Đối với nhà nước, xã hội cũng như BHXH nói chung, Bảo hiểm ốm đau có ý
nghĩa về mọi mặt như chính trị, kinh tế và xã hội. 
c) Phân tích đk
 Điều kiện thứ nhất: Điều kiện về nội dung

Theo khoản 1 Điều 25, Luật BHXH 2014 thì Điều kiện hưởng chế độ ốm
đau đối với người lao động:

11
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có
xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của
Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say
rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính
phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

Điều kiện nội dung là những điều kiện thể hiện nhu cầu thực sự về
BHXH của NLĐ, các điều kiện loại này gồm: Bị ốm đau, phải nghỉ việc để
điều trị và đã tham gia bảo hiểm một thời gian nhất định tính tới thời điểm
xét hưởng bảo hiểm.

Bị ốm đau được coi là điều kiện tiền đề của chế độ bảo hiểm ốm đau. Nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam có sự nới rộng điều kiện này theo hướng bảo
vệ quyền lợi cho NLĐ vì vậy các trường hợp NLĐ bị tai nạn (không phải là
tai nạn lao động) cũng được xem như là ốm đau và cũng thuộc đối tượng
hưởng bảo hiểm ốm đau.

Đây cũng là điều kiện quan trọng để xác định nhu cầu BH thực sự của NLĐ
vì khi phải nghỉ việc điều trị, đồng thời đảm bảo nguồn chi đúng mục đích
và phát huy tích cực của quỹ BH. 

Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện hành, NLĐ tham gia BHXH bị ốm
đau hay tai nạn rủi ro phải nghỉ việc điều trị, có xác nhận của tổ chức y tế có
thẩm quyền thì được hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau. Những NLĐ phải nghỉ
việc do say rượu, tự hủy hoại sức khỏe hay dùng các chất ma túy… thì
không được hưởng. 

12
Điều kiện thứ hai: Điều kiện về thủ tục

Nếu như các điều kiện về nội dung được coi là điều kiện cần thì điều kiện về
thủ tục được coi là điều kiện đủ. Điều kiện về thủ tục liên quan trực tiếp tới
hồ sơ hưởng BHÔĐ của NLĐ. Tùy từng trường hợp cụ thể mà các giấy tờ
trong bộ hồ sơ phải có văn bản đề nghị của NSDLĐ, bệnh án, xác nhận cơ
sở y tế,... Trong đó xác nhận của tổ chức y tế về sự kiện NLĐ nghỉ việc để
điều trị ốm đau, tai nạn rủi ro là điều kiện có tính quyết định về thủ tục. 

- Đối với bản thân người lao động: Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao)
hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở khám chữa bệnh
cấp.
- Đối với người lao động mắc bệnh dài ngày: Giấy ra viện (bản chính hoặc
bản sao). Đối với trường hợp có thời gian không điều trị nội trú: Phiếu hội
chẩn (bản sao) hoặc Biên bản hội chẩn (bản sao) thể hiện thời gian nghỉ việc
để điều trị
Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe,
do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp.
- Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong
thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng
lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

13
Câu 10: Khái niệm, ý nghĩa của chế độ bảo hiểm thai sản

a) Khái niệm
Chế độ BH thai sản là một trong các chế độ BHXH bao gồm các quy định
của nhà nước nhằm bảo hiểm thu nhập và bảo đảm sức khỏe cho LĐ nữ nói
riêng khi mang thai, sinh con và cho người LĐ nói chung khi nuôi con sơ
sinh, khi thực hiện các biện pháp tránh thai.

b) Ý nghĩa

Chế độ Bảo hiểm thai sản có tác dụng to lớn không những đối với NLĐ và gia
đình họ mà còn đối với NSDLĐ, Nhà nước và toàn xã hội:

- Đối với bản thân NLĐ và gia đình NLĐ, chế độ Bảo hiểm thai sản trước hết
nhằm hỗ trợ một phần kinh phí đối với lao động nữ nói chung, vừa tạo điều kiện để
lao động nữ thực hiện tốt chức năng làm mẹ, vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực
hiện tốt công tác xã hội, duy trì cuộc sống hằng ngày cho bản thân và gia đình
NLĐ, giúp NLĐ nhanh chóng quay trở lại làm việc, ổn định thu nhập, ổn định đời
sống;
- Đối với NSDLĐ, chế độ Bảo hiểm thai giúp gắn kết trách nhiệm của
NSDLĐ đối với NLĐ khi sử dụng lao động. Từ chỗ đảm bảo thu nhập, đời sống và
ổn định tâm lý cho NLĐ, chế độ BHTS cùng với các biện pháp khác sẽ giúp
NSDLĐ ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động từ đó tăng trưởng kinh tế;
- Đối với nhà nước, xã hội cũng như BHXH nói chung, chế độ Bảo hiểm thai
sản có ý nghĩa về mọi mặt như chính trị, kinh tế và xã hội. 

14
Phần 2: Bài tập

Bài 1: Anh Tâm là công nhân của công ty TNHH X làm việc theo chế độ hợp
đồng lao động không xác định thời hạn. Ngày 15/08/2018, sau khi tan ca, khi vừa
ra khỏi cổng doanh nghiệp để về nhà thì anh bị tai nạn giao thông. Anh phải nghỉ
việc để điều trị tại bệnh viện 2 tháng, tổng số tiền viện phí và chi phí y tế khác
(ngoài định mức thanh toán BHYT) là 31 triệu đồng. Sau khi điều trị ổn định
thương tật anh Tâm được giám định là bị suy giảm khả năng lao động 46%. Hỏi:
a) Tai nạn giao thông của anh Tâm có phải là tai nạn lao động không? Tại sao?
b) Công ty TNHH X có trách nhiệm gì đối với tai nạn của anh Tâm?
c) Anh Thanh có thể được hưởng chế độ BHXH nào? Tại sao? Hãy tính chế độ
đó, biết rằng đến thời điểm xảy ra tai nạn, anh đóng BHXH được 15 năm; tiền
lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH của tháng trước liền kề là 5,5 triệu
đồng/tháng.

Trả lời:

A, TAI NẠN GIAO THÔNG CỦA ANH TÂM CÓ PHẢI LÀ TAI NẠN LAO
ĐỘNG KHÔNG? TẠI SAO?

BLLĐ 2012 K1 Điều 142. Tai nạn lao động(ghi ra)


Theo điều 45 Luật an tòan vệ sinh lao động 2015(ghi ra)
=> Anh Tâm sau khi tan ca, khi vừa ra khỏi cổng doanh nghiệp để về nhà thì
anh bị tai nạn giao thông vì vậy tai nạn giao thông của anh Tâm là tai nạn lao đô ̣ng
thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao
động 2015 2015, anh Tâm xảy ra tai nạn Trên tuyến đường đi từ nơi làm việc về
nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Sau khi điều trị ổn định thương tật anh Tâm được giám định là bị suy giảm khả
năng lao động 46%.(>5%)

15
B, CÔNG TY TNHH X CÓ TRÁCH NHIỆM GÌ ĐỐI VỚI TAI NẠN CỦA
ANH TÂM?

Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015


Đ144+145 BLLĐ 2012
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho anh Tâm bị tai nạn lao động và phải tạm ứng
chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho anh Tâm bị tai nạn lao động;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho
anh Tâm như sau:
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh
mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với anh Tâm tham gia bảo hiểm y tế; Tổng số tiền
viện phí và chi phí y tế khác (ngoài định mức thanh toán BHYT) là 31 triệu đồng.
3. Trả đủ tiền lương cho anh Tâm bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời
gian 2 tháng điều trị, phục hồi chức năng lao động; (5,5 triê ̣u đồng x2 = 11 triê ̣u
đồng)
4. Bồi thường cho anh Tâm bị tai nạn lao động trong 2 trường hợp:
- Trường hợp không hoàn toàn do lỗi của anh Tâm gây ra với mức như sau:
Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao
động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả
năng lao động từ 11% đến 80%;
Bồi thường =1,5*5.500.000+36*0,4*5.500.000= 87.450.000 ₫
- Trường hợp do lỗi của anh Tâm gây ra hoă ̣c do lỗi của người khác gây ra
hoặc không xác định được người gây ra tai nạn (Khoản 2 điều 39):
Trợ cấp cho anh Tâm một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường trên với
mức suy giảm khả năng lao động tương ứng (46%);
Trợ cấp = 46%*87.450.000 ₫ = 40.227.000 ₫

16
6. Giới thiệu để anh Tâm bị tai nạn lao động được giám định y khoa xác định
mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức
năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp trên đối với anh Tâm trong thời hạn 05 ngày,
kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng
lao động .
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám
định y khoa đối với anh Tâm bị tai nạn lao động sau khi điều trị, phục hồi chức
năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động theo quy định.
Điều 40. Luật an tòan vệ sinh lao động 2015( ghi ra)

C, ANH THANH CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BHXH NÀO? TẠI


SAO? HÃY TÍNH CHẾ ĐỘ ĐÓ.

- Anh Thanh không được hưởng gì cả vì đề bài không đề cập đến anh Thanh
- Anh Tâm được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
bởi vì:
Anh Tâm bị tai nạn giao thông khi đang trên quãng đường đi hợp lý từ nơi làm
việc về nhà nên tai nạn giao thông của anh là tai nạn lao động thuộc trường hợp
quy định tại điểm C khoản 1 điều 43 luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
- Căn cứ theo điều 47 luật bảo hiểm xã hội xã hội năm 2014(ghi ra)
=> Sau khi giám định anh Tâm được xác định là suy giảm 46% khả năng lao
động nên anh Tâm sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng - Số tiền trợ cấp hàng tháng:
+ Mức lương cơ sở 8/2018 là: 1.390.000 VNĐ
Số tiền trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động:

17
(30% x 1.390.000) +  [(46 – 31) x 2% x 1.390.000] = 834.000 (VNĐ)
Số tiền trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm theo tháng tiền lương gần kề:
(0,5% x 5.500.000) +  [(15 – 1) x 0,3% x 5.500.000] = 258.500 (VNĐ)
Tổng số tiền được trợ cấp hàng tháng:
834.000 + 258.500 = 1.092.500 (VNĐ)
Căn cứ theo điều 48,49,50 luật bảo hiểm xã hội xã hội năm 2014

18
Bài 2: Ngày 20/5/2016, tại công ty gas X xảy ra vụ tai nạn lao động, nguyên nhân
do anh N sai sót trong khâu chiết xuất gas. Hậu quả: anh N bị suy giảm 82% khả
năng lao động, anh A, anh B, anh H làm việc gần đó bị thương phải cấp cứu vào
bệnh viện điều trị.
Điều trị được 10 ngày do đa chấn thương nặng, suy giảm 80% khả năng lao động.
Anh B điều trị thời gian 20 ngày, sau khi ra viện không giám định mức suy giảm
khả năng lao động. Riêng anh H phải điều trị 2 tháng, sau khi ra việc anh H được
xác định suy giảm 62% khả năng lao động. Hỏi:
1. Công ty Gas X có trách nhiệm gì đối với vụ việc trên
2. Giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho những lao động nói trên theo
quy định của pháp luật hiện hành. Biết rằng: anh N còn một mẹ già 80 tuổi
sống cùng gia đình anh, 2 con đang học tiểu học. Anh A, B và H chưa lập
gia đình, bố mẹ còn trong độ tuổi lao động; tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH của các công nhân trên như sau: anh N: 5tr, anh H: 5,5tr, anh A: 6tr,
anh B: 6,3tr. Cả 4 người lao động trên đều đóng BHXH được 17 năm liên
tục.
Trả lời
1. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG TY GAS X:
Vụ việc xảy ra ở công ty Gas X là một vụ tai nạn lao động do lỗi của người lao
động. Vụ việc đã gây ra những hậu quả đáng tiếc về người và tài sản. Trong trường
hợp này chúng ta có thấy người lao động bị tai nạn lao động là đủ điều kiện để
được hưởng chế độ tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo Luật bảo hiểm xã hội.
Cụ thể tại khoản điều 43 của Luật bảo hiểm xã hội có quy định như sau:

19
“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động( ghi ra)
Trong tình huống trên vụ tại nạn xảy ra tại nơi làm việc và trong giờ làm
việc, thỏa mãn điều kiện hưởng chế độ tại nạn lao động theo quy định tại Luật
BHXH.
Theo quy định của bộ luật lao động 2013 quy định về trách nhiệm của người
sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy
định như sau:
Điều 144. Luật lao động 2012 (ghi ra)
“Điều 38. Luật an toàn vệ sinh lđ 2015(ghi ra)
TRƯỜNG HỢP CỦA ANH A:
Mức bồi thường mà công ty X phải chi trả cho anh A theo BLLD:
Theo quy định tại khoản 3 điều 145 của bộ Luật lao động năm 2013 như sau( trích
ra)
Cụ thể: [(1,5 *6 ) + (70* (0.4*6))] = 177tr.
Tiếp theo, theo khoản 2, điều 144, bộ luật lao động 2013 quy định về trách nhiệm
của người sử dụng lao động đối với lao động:
“Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.”

Cụ thể: Số tiền lương mà anh A được nhận là:


6tr/24*10 = 2tr500.

TRƯỜNG HỢP CỦA ANH B:


Mức bồi thường mà công ty X phải chi trả cho anh B theo BLLD:
Số tiền mà anh B nhận được cho thời gian nghỉ việc điều trị là :
6.3tr/24*20 = 5tr250.000

20
TRƯỜNG HỢP CỦA ANH H:
Mức bồi thường mà công ty X phải chi trả cho anh H theo BLLD:
[1.5*5.5+ (52*(0.4*5.5)]= 122.650
Số tiền mà anh H nhận được cho thời gian nghỉ việc điều trị là :
5.5/24*60 = 13tr.750.000

TRƯỜNG HỢP CỦA ANH N:


Mức bồi thường mà công ty X phải chi trả cho anh N theo BLLD:
Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một
khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều 145 LLĐ
Cụ thể:
30*5 =150tr
40% của 150tr = 60tr.
Trong đề bài không nêu rõ thời gian điều trị của anh N là bao lâu nên không
có căn cứ để tính chi phí công ty phải trả cho thời gian điều trị của anh N.

2. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỜI VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI:


A. TRƯỜNG HỢP CỦA ANH A:
Điều trị được 10 ngày do đa chấn thương nặng, suy giảm 80% khả năng lao động,
chưa lập gia đình, bố mẹ còn trong độ tuổi lao động, tiền lương làm căn cứ đóng
BHXH là 6tr và đóng BHXH được 17 năm liên tục.
Theo quy định tại điều 47 luật BHXH như sau( ghi ra)
Cụ thể: Mức trợ cấp hàng tháng mà anh A được hưởng theo luật BHXH:
Mức lương cơ sở năm 2017 là 1.210.000.
Trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động:
(0.3*1210)= 363.000
[ 49* (0.02*1210)]= 1.185.800
21
363.000 + 1.185.800 = 1.548.800
Trợ cấp theo năm tham gia đóng BHXH:
[0.005*6 + 16* (0.003*6)]= 318.000
Vậy tổng trợ cấp hàng tháng mà anh A được hưởng là:
1.548.800+318.000= 1.866.800.

B. TRƯỜNG HỢP CỦA ANH H:


Phải điều trị 2 tháng, sau khi ra việc anh H được xác định suy giảm 62% khả năng
lao động, chưa lập gia đình, bố mẹ còn trong độ tuổi lao động, tiền lương làm căn
cứ đóng BHXH LÀ 5,5tr và đóng BHXH là 17 năm.
Tương tự chúng ta có:
Mức trợ cấp hàng tháng mà anh H được hưởng theo luật BHXH:
Cụ thể: Mức lương cơ sở năm 2017 là 1.210.000.
Trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động:
(0.3*1210)=363.000
[31*(0.02*1210)] = 750.200
363.000 + 750.200 = 1.113.200
Trợ cấp theo năm tham gia đóng BHXH:
[0.005*5.5 + (16* (0.003*5.5)] = 291.500
Vậy tổng trợ cấp hàng tháng mà anh H được hưởng là:
291.500 + 1.113.200 = 1.404.700
C. TRƯỜNG HỢP CỦA ANH N:
Bị suy giảm 82% khả năng lao động, anh N còn một mẹ già 80 tuổi sống cùng gia
đình anh, 2 con đang học tiểu học, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là 5tr và
đóng BHXH 17 năm.
Mức trợ cấp hàng tháng mà anh N được hưởng theo luật BHXH:
Cụ thể: Mức lương cơ sở năm 2017 là 1.210.000.
22
Trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động:
(0.3*1210) = 363.000
[51 * (0.02*1210)] =1.234.200
363.000 + 1.234.200 = 1.597.200
Trợ cấp theo năm tham gia đóng BHXH:
(0.005*5) + [ 16* (0.003*5)] = 265.000
Vậy tổng trợ cấp hàng tháng mà anh N được hưởng là:
265.000 + 1.597.200 = 1.862.200.
D. TRƯỜNG HỢP CỦA ANH B:
Anh B điều trị thời gian 20 ngày, sau khi ra viện không giám định mức suy giảm
khả năng lao động. Nên không có căn cứ để giải quyết quyền lợi BHXH theo quy
định của pháp luật.
Tuy nhiên, anh B vẫn được công ty X chịu trách nhiệm theo quy định tại điều 144
BLLĐ và điều 38 luật An toàn vệ sinh lao động.
Tuy nhiên, anh B sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo điều 24 Luật bảo hiểm
xã hội.
Cụ thể: 6.3/24*20 = 2tr520.000.

Mức lương cơ sở qua các năm


Ngày Mức lương cơ sở
Từ 01/05/2016 đến hết tháng 6/2017 1.210.000
Từ 01/07/2017 đến hết tháng 6/2018 1.300.000
Từ 01/07/2018 đến hết tháng 6/2019 1.390.000
Từ 01/07/2019  1.490.000

23

You might also like