You are on page 1of 100

BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ Ở

VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

1
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 4
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ.................................................................. 10
1.1. Lý luận chung về bảo hội thương mại.......................................................... 10
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 10
1.1.2. Vai trò của bảo hộ thương mại .................................................................. 11
1.1.3. Công cụ bảo hộ thương mại ...................................................................... 13
1.2. Lý luận chung về hội nhập kinh tế ............................................................... 24
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 24
1.2.2. Nguyên nhân của hội nhập kinh tế ............................................................ 25
1.2.3. Các cách thức hội nhập kinh tế ................................................................. 27
1.3. Kinh nghiệm của quốc gia trên thế giới về bảo hộ thương mại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế và bài học cho Việt Nam ............................................. 29
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế ................................................................................. 29
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................... 29
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ..................................................................... 31
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................ 33
1.3.2. Bài học cho Việt Nam ............................................................................... 37
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM ............................. 41
2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam .......................................... 41
2.2. Thực trạng bảo hộ thương mại tại Việt Nam ............................................... 51
2.2.2. Thực trạng bảo hộ dựa vào hạn ngạch ...................................................... 55
2.2.3. Thực trạng bảo hộ dựa vào trợ cấp xuất khẩu ........................................... 59
2.2.4. Thực trạng bảo hộ dựa vào hàng rào kỹ thuật........................................... 65
2.3. Đánh giá ....................................................................................................... 68
2.3.1. Những thành công ..................................................................................... 68
2
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 69
2.3.2.1. Những hạn chế ....................................................................................... 69
2.3.2.2. Nguyên nhân .......................................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM......................................................................................................... 75
3.1. Xu thế hội nhập kinh tế và bảo hộ thương mại quốc tế ............................... 75
3.2. Quan điểm và định hướng bảo hộ thương mại trong thời gian tới .............. 78
3.3. Một số khuyến nghị chính sách.................................................................... 84
3.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tăng cường quản lý xuất nhập khẩu
............................................................................................................................. 84
3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào thuế quan ....................................... 85
3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng trợ cấp xuất khẩu cho hàng hóa nông sản xuất
khẩu ..................................................................................................................... 87
3.3.3.1. Tăng cường vai trò của Chính phủ và các tổ chức tín dụng trong các hoạt
động tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn ............................................... 87
3.3.3.2. Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn ........................................................................... 89
3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại ............. 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 97
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99

3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ACFS Hội đồng nông nghiệp về Tiêu chuẩn thực phẩm

ADA Hiệp định về chống bán phá giá

AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN

Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia
AQSIQ
Trung Quốc

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CCC Giấy chứng nhận bắt buộc của Trung Quốc

CCPIT Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã
CITES
nguy cấp

EXIM Ngân hàng Xuất Nhập khẩu

GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại

JBIC Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

MFN Quy chế tối huệ quốc

MOFCOM Bộ Thương mại Trung Quốc

OIE Tổ chức Thú y Thế giới

Tổng cục quản lý hành chính nhà nước về công nghiệp và thương
SAIC
mại Trung Quốc

SPS Hiệp định về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật

TBT Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại

TISI Viện Tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

4
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang
là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Với sự phát triển nhanh chóng của
khoa học kĩ thuật và công nghệ, với tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 hiện nay đã làm tăng nhanh lực lượng sản xuất và tạo ra sự thay đổi
sâu sắc cơ cấu sản xuất, phân phối, tiêu dùng, thúc đẩy quá trình quốc tế hóa, xã
hội hóa nền kinh tế cũng như quá trình tham gia của mỗi quốc gia vào phân công
lao động và hợp tác quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế thực sự đã mở ra nhiều cơ
hội kinh doanh và phát triển thị trường thế giới cho hàng hóa và dịch vụ của Việt
Nam, qua đó làm sống dậy những tiềm năng phát triển của đất nước và góp phần
chuyển dịch tích cực cơ cấu sản xuất, thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của
nước ngoài, giải quyết việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, hội
nhập cũng luôn đặt ra những thách thức cho nền kinh tế, như nền kinh tế phải đối
phó với năng lực cạnh tranh từ bên ngoài khi mà độ “mở” của nền kinh tế ngày
một tăng.
Với việc gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã và đang tham gia ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong khi quy mô và năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp cũng như của quốc gia còn hạn chế thì vấn đề được đặt ra là sử
dụng chính sách bảo hộ mậu dịch của Việt Nam ảnh hưởng như thế nào để đảm
bảo sự tồn tại và phát triển của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trong nước và trên
thị trường quốc tế.
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại trên thực tế đã trở thành vấn đề gây tranh cãi từ
rất lâu, với vô số những lý lẽ không thể thuyết phục được nhau của cả bên ủng hộ
cũng như bên phản đối. Chủ đề này càng trở nên nóng bỏng hơn vào thời điểm
của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, khi nhiều nước phương Tây dù ra sức hô
hào ủng hộ tự do thương mại, trong khi mặt khác vẫn đưa ra những quyết định
nhằm bảo hộ nền kinh tế trong nước.
Chính sách bảo hộ dù sao vẫn là con dao hai lưỡi khi sử dụng, có thể làm phức
tạp thêm tình hình, thậm chí làm bùng nổ những cuộc chiến thương mại. Tuy
5
nhiên lịch sử cũng như những nghiên cứu đã chỉ ra rằng không thể xóa bỏ hoàn
toàn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Đây có thể nói là một công cụ kinh tế mang tính
chính trị sâu sắc. Càng trong bối cảnh khủng hoảng, các nhà cầm quyền càng bất
chấp mọi nỗ lực tự do hóa thương mại quốc tế nhằm mục đích bảo hộ nền sản
xuất và trấn an người dân. Chính bởi vậy sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch
trong thời điểm hiện tại đã trở thành vấn đề cả thế giới quan ngại, chống bảo hộ
mậu dịch trở thành vấn đề cấp thiết với mọi quốc gia nếu muốn kéo nền kinh tế
ra khỏi khủng hoảng.
Mặc dù vậy, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Các biện pháp bảo hộ mậu
dịch ngày càng được các quốc gia lạm dụng. Nghiên cứu lí thuyết, thực tế và rút
ra những kinh nghiệm, bài học, từ đó đề ra những kiến nghị cho Việt Nam là mục
đích chính của tác giả khi chọn đề tài: “Bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội
nhập kinh tế ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị chính sách”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về
bảo hộ thương mại cũng như thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại
ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, đề tài cũng đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các
biện pháp bảo hộ thương mại trong thời gian tới.
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về bảo hộ thương mại ở Việt Nam đã được rất nhiều nhà
khoa học nghiên cứu và đưa ra các cách phân tích, lý giải khác nhau. Trong số đó
có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài
như:
Đỗ Mai Hương (2010), “Tự vệ thương mại trong khuôn khổ WTO: Thực trạng
áp dụng và một số giải pháp cho Việt Nam nhằm bảo hộ sản xuất trong nước”.
Bên cạnh việc hệ thống cơ sở lý luận về tự vệ thương mại và các biện pháp tự vệ,
luận văn đã trình bày các biện pháp tự vệ thương mại theo quy định của WTO
cũng như điều kiện áp dụng, thủ tục, thời hạn và một số vấn đề liên quan đến việc
áp dụng các biện pháp này. Tác giả cũng đã khẳng định sự cần thiết phải áp dụng
6
các biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam. Từ những lý luận đã được trình bày,
luận văn phân tích tình hình áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại tại Việt Nam
giai đoạn 2006 – 2009, từ đó đưa ra những đánh giá về việc áp dụng các biện pháp
này trong thời gian nghiên cứu. Dựa trên những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đã được trình bày ở chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp,
kiến nghị cho Nhà nước và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng các biện pháp tự vệ thương mại nhằm bảo hộ sản xuất ở Việt Nam trong giai
đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa đưa ra được những biện pháp cụ thể,
phù hợp với định hướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo hộ sản
xuất trong nước. Đồng thời, luận văn mới chỉ nghiên cứu trong giai đoạn 2006 –
2009, trong giai đoạn 2011 – 2016, một số vấn đề thực tiễn có những chuyển biến
phức tạp, do đó cần có những sự nghiên cứu tiếp nối để đáp ứng các yêu cầu thực
tiễn.
Nguyễn Quốc Chung (2009), “Mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo
hộ mậu dịch trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”, Đại học
Ngoại thương. Luận văn là công trình nghiên cứu nhằm xử lý mối quan hệ giữa
tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch, đây là một công việc cần thiết trong
việc xây dựng chính sách thương mại quốc tế của mọi quốc gia, mọi nền kinh tế
khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế. Luận văn đã trình bày những lý luận
cơ bản về tự do thương mại và bảo hộ mậu dịch, từ đó tạo cơ sở để nghiên cứu
thực trạng mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và bảo hộ mậu dịch của Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn 1986 – 2008, trong
đó ưu tiên xem xét giai đoạn từ năm 2001 – 2008. Dựa trên những phân tích ở
chương 2, tác giả đã đề xuất một số giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm xử lý mối
quan hệ giữ hai vấn đề trên phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát
triển kinh tế và thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn không đi sâu nghiên
cứu các công cụ bảo hộ mậu dịch được sử dụng ở Việt Nam trong thời gian nghiên
cứu. Đồng thời, phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn đã cách xa thời điểm
hiện tại, do đó, nhiều vấn đề nghiên cứu cần phải được cập nhật để đảm bảo yêu
cầu của thực tiễn.
7
Nguyễn Mạnh Hùng (2010), “Xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó với
khủng hoảng hiện nay trên thế giới và một số kiến nghị cho Việt Nam”, Đại học
Ngoại thương. Luận văn đã hệ thống về khái niệm và tác động của các công cụ
của chính sách bảo hộ mậu dịch như thuế quan, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch
thuế quan, trợ cấp và biện pháp chống bán phá giá. Bên cạnh đó, tác giả đã phân
tích mọt số vấn đề thương mại phát sinh trong khủng hoảng tài chính toàn cầu
2008 và những hậu quả của cuộc khủng hoảng này. Dựa trên cơ sở lý luận đã được
trình bày, tác giả đã đưa ra giới thiệu xu hướng bảo hộ mậu dịch nhằm đối phó
với khủng hoảng trên thế giới và từ đó đề xuất một số kiến nghị cho Việt Nam
trong áp dụng và đối phó với các chính sách bảo hộ mậu dịch giai đoạn hậu khủng
hoảng kinh tế. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận văn mới chỉ dừng lại ở
năm 2009, bên cạnh đó, luận văn còn trình bày dàn trải, chưa tập trung phân tích
tác động của các biện pháp bảo hộ đối với nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2009), “Bảo hộ thương mại trong bối cảnh Việt
nam là thành viên của WTO - Thực trạng và giải pháp” ”, Đại học Ngoại thương.
Luận văn đã cung cấp những nội dung cơ bản về bảo hộ thương mại cũng như
thực trạng áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại ở Việt Nam kể từ khi Việt
Nam chính thức trở thành thanh viên của Tổ chức thương mai thế giới WTO, tiến
hành hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại. Bên cạnh đó, luận văn
cũng đề xuất những giải pháp đối với Việt Nam trong việc sử dụng hợp lý và có
hiệu quả các biện pháp bảo hộ thương mại trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên,
phạm vi thời gian nghiên cứu của luận văn tương đối ngắn, từ 2006 -2008, do đó
một số vấn đề thực tiễn chưa được nghiên cứu chi tiết. Ngoài ra, các kiến nghị của
tác giả đối với Nhà nước và doanh nghiệp chưa rõ ràng, cụ thể.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách bảo hộ thương mại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế ở Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu

8
Về thời gian: Để tài nghiên cứu hoạt động bảo hộ thương mại của Việt Nam
giai đoạn 2011 – 2016.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu hoạt động bảo hộ thương mại của Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học phổ
biến như suy luận biện chứng, phân tích, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu, khái
quát hóa và hệ thống hóa.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 03 chương chính:
Chương 1: Lý luận chung về bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh
tế
Chương 2: Thực trạng bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế ở Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị chính sách bảo hộ thương mại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

9
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ THƯƠNG MẠI
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
1.1. Lý luận chung về bảo hội thương mại
1.1.1. Khái niệm
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, các hàng rào bảo hộ đang
từ từ được gỡ bỏ để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và việc chu chuyển
vốn trên phạm vi quốc tế. Tổ chức tương mại thế giới WTO và các quốc gia thành
viên đã không ngừng nồ lực minh bạch hóa và giảm thiểu các biện pháp bảo hộ
nhằm xây dựng một cơ chế thương mại đa biên chặt chẽ, ổn định và khả thi hơn.
Trên thực tế không có một quốc gia nào tử bỏ việc bảo hộ một số ngành sản
xuất nội địa. Bên cạnh đó, khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã làm dấy lên mối lo
ngại về sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ thương mại (hay còn gọi là bảo hộ mậu
dịch) trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia trong khủng khoảng đã không ngần
ngại dựng nên những hàng rào bảo hộ nhằm mục đích nâng đỡ nền sản xuất trong
nước, từ đó giảm thất nghiệp và trấn an người dân. Đi ngược lại với lí thuyết và
thực tế về tự do mậu dịch, chủ nghĩa bảo hộ với nguy cơ làm trầm trọng hơn khủng
hoảng thực sự là vấn đề làm thế giới phải quan tâm.
Theo giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – TS. Bùi Thị Lý – NXB Giáo dục
Việt Nam 2009: “Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách
thương mại quốc tế trong đó nhà nước áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo
vệ thì trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài”.
Mục đích của chính sách bảo hộ mậu dịch là hỗ trợ, bảo vệ và khuyến khích
các ngành công nghiệp non trẻ đang gặp khó khăn, đảm bảo duy trì việc làm trong
một số ngành cũng như đảm bảo sự phát triển cân đối của cơ cấu kinh tế, tránh
được những áp lực và tác động xấu từ bên ngoài.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Bảo hộ mậu dịch là thuật
ngữ trong kinh tế học quốc tế chỉ việc áp dụng nang cao một số tiêu chuẩn thuộc
các lĩnh vực như chất lượng, vệ sinh, an toàn, lao động, môi trường, xuất xứ,…
hay việc áp đặt thuế suất nhập khẩu cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu nào
10
đó để bảo vệ ngành sản xuất các mặt hàng tương tự (hay dịch vụ) trong một quốc
gia nào đó”.
Theo “Britannica Concise Encyclopedia”: Bảo hộ mậu dịch (Protectionism)
là những chính sách bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước chống cạnh tranh
nước ngoài bằng thuế quan, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hoặc những rào cản
khác đối với nhập khẩu”. Biện pháp bảo hộ chủ yếu là: Chính phủ đánh thuế, tăng
giá của hàng nhập khẩu, làm cho chúng ít hấp dẫn khách hàng hơn so với giá rẻ
hơn sản phẩm trong nước; áp hạn ngạch nhập khẩu, trong đó giới hạn số lượng
hàng hoá có thể được nhập khẩu cũng là một cơ chế bảo hộ.
Từ khía cạnh thương mại: Bảo hộ mậu dịch là chính sách kinh tế hạn chế
thương mại giữa các quốc gia, thông qua các phương pháp như thuế quan cho
hàng hoá nhập khẩu, hạn ngạch hạn nhập khẩu và một loạt các quy định khác của
chính phủ được thiết kế để ngăn cản hàng nhập khẩu. Chính sách này đi ngược lại
xu hướng toàn cầu hoá và nỗ lực tự do hóa thương mại, nơi mà các rào cản thương
mại được các chính phủ duy trì ở mức tối thiểu để luồng vốn quốc tế tự do di
chuyển. Thuật ngữ này chủ yếu được sử dụng trong bối cảnh các nền kinh tế sử
dụng các chính sách với mục đích bảo vệ các doanh nghiệp và công nhân trong
nước bằng cách hạn chế hoặc điểu chỉnh thương mại với nước ngoài. Tuy nhiên,
bảo hộ mậu dịch chỉ là một giải pháp tạm thời để ngăn cản hàng hoá nước ngoài
xuất hiện tràn lan trên thị trường cạnh tranh với hàng nội địa. Về lâu dài, nó sẽ
làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng, trong khi đồng thời bảo vệ các công ty
trong nước không hiệu quả.
Tóm lại, bảo hộ thương mại (hay còn gọi là bảo hộ mậu dịch) là chính sách
nhằm giúp đỡ cho hàng hóa trong nước có thể cạnh tranh được với hàng nước
ngoài. Chính sách này có thể được thực hiện từ hai phía đó là: ngăn chặn, hạn chế
hàng hóa nhập khẩu hoặc thúc đẩy hàng hóa xuất khẩu.
1.1.2. Vai trò của bảo hộ thương mại
Bảo hộ thương mại hợp lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng
trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nói chung và hoạt động
ngoại thương nói riêng, cụ thể như sau:
11
Thứ nhất, giảm bớt sức cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu, qua đó bảo vệ cho
sản xuất hàng hóa trong nước, đặc biệt là ngành công nghiệp non trẻ với năng lực
cạnh tranh còn kém. Giúp nhà sản xuất trong nước nâng cao sức cạnh tranh, có
điều kiện mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu rộng vào thị trường nước ngoài do bảo
hộ mậu dịch tạo điều kiện cho nhà sản xuất trong nước sản xuất hàng hóa với số
lượng lớn làm cho chi phí bình quân mỗi sản phẩm sản xuất trong nước giảm đáng
kể.
Thứ hai, bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường
sức cạnh tranh trên thị trường nội địa. Khi được bảo hộ mậu dịch, hàng hóa trong
nước có lợi thế cạnh tranh hơn so với hàng hóa nhập khẩu, người tiêu dùng trong
nước chi tiêu ít hơn cho hàng hóa nhập khẩu, thay vào đó họ chi tiêu nhiều hơn
cho hàng hóa sản xuất trong nước làm cho cầu hàng hóa của ngành được bảo hộ
tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, doanh nghiệp được bảo hộ mở rộng
sản xuất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, ngoài ra còn giúp nhà xuất
khẩu tăng sức cạnh tranh để thâm nhập thị trường nước ngoài.
Thứ ba, giúp điều tiết cán cân thanh toán quốc tế, sử dụng hợp lý nguồn ngoại
tệ thanh toán của mỗi quốc gia vì bảo hộ mậu dịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu,
hạn chế nhập khẩu.
Mặc dù mang lại những lợi ích to lớn, thiết thực đối với nền kinh tế, nhưng
chính sách bảo hộ thương mại cũng bộc lộ một số nhược điểm nhất định:
Thứ nhất, việc bảo hộ thương mại quá chặt chẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự
phát triển của thương mại quốc tế, dẫn đến sự cô lập kinh tế của quốc gia trước
cộng đồng kinh tế thế giới, đi ngược lại với xu hướng của thời đại là tự do hóa
thương mại quốc tế.
Thứ hai, việc bảo hộ thương mại quá chặt chẽ làm nảy sinh sự trì trệ, bảo thủ,
hạn chế sự cầu tiến của các doanh nghiệp nội địa. Thực tiễn cho thấy, mức độ bảo
hộ kinh tế càng cao thì các doanh nghiệp, các ngành kinh tế chiến lược càng kém
năng động, hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư cải tiến, áp dụng khoa học
công nghệ kém hiệu quả. Điều này sẽ dẫn đến sự lãng phí trong việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất và đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến
12
sự phá sản trong tương lai đối với các doanh nghiệp trên nếu bắt buộc phải đối
mặt với áp lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Do đó, Chính phủ
cần phân biệt rạch ròi giữa những ngành công nghiệp cần bảo hộ và những ngành
không cần bảo hộ. Đây là công việc rất khó thực hiện, đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ
lưỡng của các cơ quan quản lý trước khi ban hành.
Thứ ba, bảo hộ thương mại dẫn đến sự thiệt hại cho người tiêu dùng trong
nước bởi thị trường hàng hóa kém đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, giá cả kém cạnh
tranh.
1.1.3. Công cụ bảo hộ thương mại
Các cách thức bảo hộ thương mại thường được thực hiện thông qua các công
cụ sau đây:
 Thuế quan
Thuế quan là khoản thu do Nhà nước đặt ra đối với hàng hóa xuất khẩu và
nhập khẩu khi hàng hóa đó làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hoặc
đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong
phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả muốn nhấn mạnh tới thuế nhập khẩu với
vai trò là một trong những công cụ bảo hộ thương mại.
 Tác động tích cực của thuế quan
- Giảm nhập khẩu bằng cách làm cho các mặt hàng nhập khẩu trở nên đắt
hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm
hụt trong cán cân thương mại.
- Hướng dẫn tiêu dùng trong nước.
- Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tăng giá hàng nhập khẩu của mặt
hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường.
- Trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh
thương mại.
- Bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống
như các chính sách về thuế quan của Liên minh châu Âu đã thực hiện trong
Chính sách nông nghiệp chung của họ.
13
- Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh
để có thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường quốc tế.
- Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thể bị coi là xa xỉ phẩm
hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc v.v
 Tác động tiêu cực của thuế quan
Thuế tác động trực tiếp làm tăng giá tiêu dùng trong nước, từ đó hạn chế tiêu
dùng. Khi đánh thuế nhập khẩu, người tiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá
của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lên bằng với giá thế giới cộng với thuế
nhập khẩu. Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhập khẩu:

F E
G
Giá thế giới
H
A B C D

QS QS’ QD QD’ Q

Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng
muốn mua một số lượng QD hàng hoá ở mức giá thế giới trong khi những nhà sản
xuất trong nước chỉ sản xuất một số lượng QS ở mức giá thế giới. Bằng cách nhập
khẩu phần thiếu hụt (chênh lệch giữa QD và QS) ở mức giá thế giới, người tiêu
dùng có thể thoả mãn toàn bộ nhu cầu ở mức giá này.
Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước
bị tăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những
14
nhà sản xuất trong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ QS
lên QS'. Tuy nhiên do giá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ QD xuống
QD'.
Rõ ràng việc giá bị đẩy lên cao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một
khoản tiền bằng diện tích của hình chữ nhật CEGH để mua số lượng hàng QD'.
Phần diện tích hình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi
phí cho sự yếu kém của những nhà sản xuất trong nước. Diện tích hình ECD lại
là một tổn thất nữa khi độ thoả dụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có
thể tiêu thụ QD hàng hoá, do có thuế nhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng QD' mà
thôi.
Đối với sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu làm giá ở thị trường nội địa
tăng lên, khuyến khích các nhà sản xuất trong nước phát triển. Mặt khác, như đã
phân tích ở trên, người tiêu dùng phải trả thêm một khoản ứng với diện tích BCEF.
Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hình BCEF) được chuyển cho chính
phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được, một phần (bằng diện tích hình AFGH)
được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậy hai phần này
không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia.
Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu
dùng sang chính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích
ròng của toàn xã hội.
 Quota
Quota là một thuật ngữ tiếng anh liên quan đến lĩnh vực thương mại quốc tế,
được hiểu là hạn ngạch thương mại. Đây là một biện pháp quản lý của nhà nước
quy định trực tiếp lượng hàng hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu nhằm
thực hiện mục tiêu bảo hộ. Như vậy, có thể hiểu: “Hạn ngạch thương mại là giới
hạn về số lượng một loại hàng hóa nhất định vào một thị trường nhất định trong
một khoảng thời gian xác định (thường là 1 năm)”.
Cơ chế quản lý bằng hạn ngạch có tác động không giống với thuế quan ở chỗ
thông qua hạn ngạch cho phép chính phủ ước đoán tương đối chính xác lượng
hàng xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, trong khi đó thông qua thuế quan chính
15
phủ không thể dự báo trước được khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu vì nó thay
đổi phụ thuộc vào giá cả thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, điều tiết hệ thống kinh
tế ngoại thương thông qua thuế quan sẽ làm tăng thu ngân sách của chính phủ
nhưng điều tiết bằng hạn ngạch chỉ làm tăng thu nhập cho cơ quan kinh doanh
nhận được hạn ngạch.
 Tác động tích cực của hạn ngạch nhập khẩu
- Bảo hộ sản xuất trong nước
- Sử dụng hiệu quả quỹ ngoại tệ
- Thực hiện các cam kết của chính phủ ta với nước ngoài
- Dự đoán về lượng hàng nhập khẩu vào thị trường nội địa
- Hướng dẫn tiêu dùng
 Tác động tiêu cực của hạn ngạch nhập khẩu
Hạn ngạch tác động lên giá gián tiếp thông qua hạn chế nhập khẩu vào một
nước. Trong thị trường cạnh tranh, điểm cân bằng quyết định đến lượng và giá
của hàng hoá là điểm giao nhau giữa cầu và đường cung. Đồi với thị trường thuần
nội địa, điểm cân bằng này sẽ là P* và Q*. Khi thương mại quốc tế thâm nhập vào
thị trường, điểm cân bằng này có thể thay đổi. Giả sử rằng, giá của một hàng hoá
nằm dưới điểm P* khi nhập khẩu từ nước ngoài lớn hơn sản xuất trong nước.
Đồng thời giả định rằng, nền kinh tế thế giới có thể cung cấp nhiều hàng hoá hơn
tại mức giá đó. Khi đó, đường cung thế giới là một đường nằm ngang tại mức giá
P2 (tức là mức giá của hàng nhập khẩu). Mức giá cân bằng giảm xuống P2, và
lượng cân bằng tăng từ Q* lên Q4. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải sản xuất
ít hơn (Q1), trong khi phần còn lại (sự chênh lệch giữa Q1 và Q4) sẽ được chuyển
sang nhà nhập khẩu.

16
P

P*
B giá sau khi áp dụng hạn
C D ngạch nhập khẩu
P1
E F G H I
P2 giá cân bằng khi có
mậu dịch tự do
J
D

Q1 Q2 Q* Q3 Q4 Q

Khi mậu dịch tự do xuất hiện, người tiêu dùng được lợi đáng kể. Xét trên thị
trường thuần nội địa, thặng dư tiêu dùng được biểu diễn bởi vùng A. Mậu dịch tự
do làm tăng mức thặng dư tiêu dùng này, bao gồm B, C, D, E, F, G, H, và I bời vì
người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá là P2 cho chi mua hàng hoá thay vì mức giá
cao hơn P*, và họ có thể mua một lượng Q4 thay vì Q*. Mặt khác, các doanh
nghiệp trong nước phải chịu ảnh hưởng tiêu cực. Xét trên thị trường thuần nội địa,
thặng dư sản xuất trong nước được biểu diễn bởi vùng B, E và J. Và mậu dịch tự
do khiến họ mất đi vùng B và E, chuyển sang người tiêu dùng, bởi vì họ chỉ có
thể tính giá P2 thay vì P*. Cuối cùng, nền kinh tế sẽ được lợi trên những vùng C,
D, F, G, H, và I, trước khi mậu dịch tự do xuất hiện, hoàn toàn không có những
thặng dư này. Rõ ràng rằng, người được lợi ở đây là người tiêu dùng.
Khi có hạn ngạch, chính phủ sẽ hạn chế số lượng hàng nhập khẩu để tăng giá
và giúp các doanh nghiệp lấy lại phần thặng dư bị mất. Nếu chính phủ giới hạn
tổng lượng nhập khẩu tại sự chênh lệch giữa Q2 và Q3, lượng hàng nhập khẩu sẽ
giảm từ chênh lệch Q1 và Q4 sang chênh lệch giữa Q2 và Q3, giá sẽ tăng lên P1.

17
Hạn ngạch gián tiếp đẩy giá trong nước từ P2 lên P1 nên cũng khuyến khích sản
xuất trong nước phát triển.
Tuy nhiên, khác với thuế, hạn ngạch còn có thể biến một doanh nghiệp trong
nước trở thành kẻ độc quyền. Và do đó, họ có thể áp đặt giá cả độc quyền để thu
được lợi nhuận tối đa. Chính phủ không có thu nhập từ hạn ngạch. Khi một hạn
ngạch đựơc dùng để hạn chế nhập khẩu thay cho thuế quan, thì lượng tiền thuế
đáng ra Chính phủ thu được sẽ rơi vào bất cứ người nào có giấy phép nhập khẩu
theo hạn ngạch. Những người có giấy phép này nhập khẩu hàng hoá và sau đó
bán lại với giá cao hơn tại thị trường trong nước.
 Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là chính sách ngoại thương trong đó chính phủ áp dụng các
biện pháp hỗ trợ nhằm kích thích tăng trưởng xuất khẩu bằng cách trợ cấp trực
tiếp hoặc gián tiếp thông qua các hình thức cho vay với lãi suất thấp đối với các
nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là để nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
Các hình thức trợ cấp xuất khẩu bao gồm trợ cấp xuất khẩu trực tiếp và trợ
cấp xuất khẩu gián tiếp:
Trợ cấp trực tiếp: Chính phủ thanh toán trực tiếp cho các doanh nghiệp xuất
khẩu được trợ cấp tương ứng với một tỷ lệ hoặc giá trị nhất định dựa trên khối
lượng hoặc giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chính phủ bù đắp trực tiếp thiệt hại cho
doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa như áp dụng thuế suất ưu đãi đối với hàng
xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,... Ngoài ra,
chính phủ có thể trợ cấp thông qua cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu được
hưởng giá ưu đãi đối với các yếu tố sản xuất đầu vào cơ bản như điện, nước, thông
tin liên lạc,…
Trợ cấp gián tiếp: Chính phủ cung cấp tài chính gián tiếp cho doanh nghiệp
xuất khẩu thông qua các điều kiện tín dụng và các dịch vụ chuyên chở hàng hóa
xuất khẩu. Nhà nước sử dụng ngân sách để thực hiện các hoạt động triển lãm,
quảng cáo, tạo điều kiện cho các giao dịch xuất khẩu hoặc giúp đỡ về kỹ thuật,
đào tạo chuyên gia.
18
Khi hàng hóa xuất khẩu được trợ cấp, nước xuất khẩu sẽ mở rộng được thị
trường ra nước ngoài do hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh về giá. Việc mở
rộng quy mô thị trường này lại gây sức ép khó khăn cho ngành sản xuất hàng hóa
tương tự của nước nhập khẩu: sự suy giảm sản lượng, doanh số bán, lợi nhuận,…
Về mặt kinh tế học, tác động của trợ cấp là ngược lại với thuế quan, đồng thời
cũng tạo ra phần mất không cho xã hội làm giảm hiệu quả của tự do mậu dịch.
Chính vì thế nước nhập khẩu sẽ có thể áp dụng biện pháp đối kháng: “Thuế chống
trợ cấp”. Nó là khoản thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp từ phía
chính phủ nước xuất khẩu nhằm triệt tiêu những lợi thế do khoản trợ cấp mang
lại. Mức thuế này được thông qua sau một quá trình điều tra xác định mức độ trợ
cấp và mức độ thiệt hại gây ra của nước nhập khẩu.
 Tác động tích cực của trợ cấp xuất khẩu
Các nước áp dụng trợ cấp xuất khẩu để đảm bảo công ăn việc làm, hay để hỗ

trợ vùng khó khăn,… Ngoài ra, trợ cấp xuất khẩu nhằm mục đích đẩy mạnh xuất

khẩu, cải thiện lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu,…

Trợ cấp xuất khẩu có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức, từ thưởng theo

kim

ngạch xuất khẩu đến cho vay với lăi suất ưu đăi đối với hàng xuất khẩu hay áp dụng

thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đăi đối với ngành nghề xuất khẩu,….

 Tác động tiêu cực của trợ cấp xuất khẩu


Tác động tổng thể của trợ cấp xuất khẩu đối với nước trợ cấp không phải lúc

nào cũng tích cực. Bản chất của trợ cấp là làm lợi cho một đối tượng nhất định cũng

đồng nghĩa với việc làm giảm lợi ích hoặc gây tổn hại đến lợi ích của đối tượng

khác. Do vậy, trong khi các nhà xuất khẩu có thể gia tăng xuất khẩu hàng hoá thì

người tiêu dùng trong nước phải chấp nhận mua cùng loại hàng hoá đó tại thị

19
trường nội địa với giá cao và lượng hàng hóa tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng

bị giảm sút.

Nhiều trường hợp, lợi ích do tăng xuất khẩu khi tiến hành trợ cấp xuất khẩu

thậm chí còn không đủ để bù đắp cho những tổn phí liên quan đến trợ cấp của

Nhà

nước. Về khía cạnh kinh tế, trong những trường hợp như vậy, rõ ràng trợ cấp là một

chính sách phi kinh tế của nước xuất khẩu, vừa thiệt hại cho ngân sách lại vừa

không đạt được mục tiêu mong muốn.

Hơn nữa, nhiều nhà kinh tế cho rằng để thực hiện mục tiêu tăng xuất khẩu, cần

chú trọng đầu tư hỗ trợ từ gốc, tức là nâng cao sức cạnh tranh của tự thân hàng hóa

bằng chất lượng, v.v… hơn là hỗ trợ “ngọn” theo kiểu trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp

xuất khẩu chắc chắn không phải là một biện pháp chính sách mang lợi ích bền

vững. Trên thực tế, các nước hầu như không thể theo đuổi trợ cấp xuất khẩu lâu dài

vì ngân sách hạn hẹp của chính phủ không thể kham nỗi các khoản chi (cũng như

bỏ

qua những khoản đáng ra phải thu) mang tính dài hạn.

Dưới góc độ tác động xă hội, trợ cấp xuất khẩu có thể kéo theo nhiều hiện

tượng như khai khống, khai man lượng xuất khẩu hoặc cố tình quay vòng lô hàng

xuất khẩu để được hưởng trợ cấp, tạo cơ hội cho hoạt động vận động phát triển khi

trợ cấp mang tính phân biệt đối xử, tức là chỉ dành cho một hoặc một số đối tượng,

sản phẩm hay địa phương nhất định.

20
Ngoài ra, các trợ cấp xuất khẩu được sử dụng như một phần của chính sách

“làm nghèo hàng xóm”, bóp méo hoạt động thương mại cuối cùng có thể gây ra

hành động trả thù của nước láng giềng và dẫn tới “chiến tranh trợ cấp''. Bởi vì, trợ

cấp xuất khẩu của một nước làm cho hàng xuất khẩu của nước đó sang nước khác

(nước nhập khẩu) có lợi thế cạnh tranh hơn. Ngành sản xuất sản phẩm tương tư với

sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp sẽ gặp khó khăn do bị tăng áp lực cạnh tranh,

thậm chí có thể bị thiệt hại vật chất hoặc có nguy cơ bị thiệt hại vật chất. Trợ cấp

xuất khẩu còn ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này. Hơn

nữa, với lợi thế cạnh tranh “thiếu công bằng” nhờ trợ cấp, chẳng hạn có thể chủ

động cắt giảm giá xuống mức rất thấp, hàng xuất khẩu của nước trợ cấp có thể đẩy

lùi các nước cạnh tranh trên thị trường nước khác và chiếm được “thị phần vượt

mức hợp lý trong thương mại xuất khẩu thế giới” khiến cho lợi ích thương mại của

các nước xuất khẩu cạnh tranh khác bị tổn hại. Hậu quả dễ thấy do trợ cấp xuất

khẩu của một nước là gây tổn hại đế ngành sản xuất sản phẩm tương tự của không

chỉ nước nhập khẩu sản phẩm được trợ cấp mà cả nước xuất khẩu sản phẩm cạnh

tranh với sản phẩm được trợ cấp trên thị trường nước nhập khẩu.

Như vậy, sử dụng biện pháp trợ cấp xuất khẩu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng

tới thương mại của các mặt hàng liên quan và ảnh hưởng tới thương mại thế giới.

Do vậy, việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu không hợp lý dễ bị các nước áp dụng các

biện pháp đối kháng.

 Rào cản kỹ thuật

21
Rào cản kỹ thuật là các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật như đặc tính vật lý, hóa
học, sinh học,… mà một quốc gia đặt ra cho các sản phẩm nhập khẩu. Rào cản kỹ
thuật là một loại rào cản phi thuế quan. Rào cản này liên quan tới việc áp dụng
các biện pháp kỹ thuật như tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, các biện pháp nhằm
đảm bảo quá trình sản xuất hàng hóa phải an toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, các
vấn đề liên quan tới ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa...
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế rất đa dạng và được áp dụng
rất khác nhau ở các nước tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước. Các rào
cản này có thể được chia làm các loại hình sau:
 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ:
Cơ quan chức năng đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu đến kích thước,
hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Theo đó, các tiêu chuẩn
đối với sản phẩm cuối cùng, các phương pháp sản xuất và chế biến, các thủ tục
xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp nhận, những quy định và các phương
pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan,
các yêu cầu về an toàn thực phẩm,… được áp dụng. Mục đích của các tiêu chuẩn
và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động,
thực vật, bảo vệ môi trường, …
 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường:
Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế
nào, được sử dụng như thế nào, được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có
làm tổn hại đến môi trường hay không. Các tiêu chuẩn này được áp dụng cho giai
đoạn sản xuất với mục đích nhằm hạn chế chất thải gây ô nhiễm và lãng phí tài
nguyên không tái tạo. Việc áp dụng những tiêu chuẩn này ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất, làm tăng giá thành và do đó tác động đến sức cạnh tranh của sản
phẩm.
 Các yêu cầu về nhãn mác:
Biện pháp này được quy định chặt chẽ bằng hệ thống văn bản pháp luật,
theo đó các sản phẩm phải được ghi rõ tên sản phẩm, danh mục thành phần, trọng
lượng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, xuất xứ, nước sản xuất,
22
nơi bán, mã số mã vạch, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản … Quá trình
xin cấp nhãn mác cũng như đăng ký thương hiệu kéo dài hàng tháng và rất tốn
kém, nhất là ở Mỹ. Đây là một rào cản thương mại được sử dụng rất phổ biến trên
thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển.
 Các yêu cầu về đóng gói bao bì:
Gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu dùng làm bao bì, những
quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng, …
Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm
và nguyên vật liệu dùng làm bao bì đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc
tái sinh hoặc tái sử dụng. Các yêu cầu về đóng gói bao bì cũng ảnh hưởng đến chi
phí sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm do sự khác nhau về tiêu chuẩn và
quy định của mỗi nước, cũng như chi phí sản xuất bao bì, các nguyên vật liệu
dùng làm bao bì và khả năng tái chế ở mỗi nước là khác nhau.
 Phí môi trường:
Phí môi trường thường được áp dụng nhằm 3 mục tiêu chính: thu lại các
chi phí phải sử dụng cho môi trường, thay đổi cách ứng xử của cá nhân và tập thể
đối với các hoạt động có liên quan đến môi trường và thu các quỹ cho các hoạt
động bảo vệ môi trường. Các loại phí môi trường thường gặp gồm có:
Phí sản phẩm: áp dụng cho các sản phẩm gây ô nhiễm, có chứa các hoá
chất độc hại hoặc có một số thành phần cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho
việc thải loại sau sử dụng.
Phí khí thải: áp dụng đối với các chất gây ô nhiễm thoát vào không khí,
nước và đất, hoặc gây tiếng ồn.
Phí hành chính: áp dụng kết hợp với các quy định để trang trải các chi phí
dịch vụ của chính phủ để bảo vệ môi trường.
 Nhãn sinh thái:
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người
tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu
chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của
sản phẩm, từ giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, thải loại sau sử
23
dụng, qua đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các
giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó.
1.2. Lý luận chung về hội nhập kinh tế
1.2.1. Khái niệm
Hội nhập kinh tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức hợp
tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó các thành viên quan hệ với nhau theo
các nguyên tắc, quy định chung. Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các
tổ chức như Liên Minh Châu Âu, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (GATT). Từ những năm 1990 trở lại đây, tiến
trình này phát triển mạnh cùng với xu thế toàn cầu hoá đời sống kinh tế, thể hiện
ở sự xuất hiện của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, các
vấn đề kinh tế luôn gắn liền với một hệ thống chính trị. Mọi quốc gia trên thế giới
chỉ chấp nhận hội nhập kinh tế quốc tế khi lợi ích của nước đó cả về kinh tế -
chính trị - xã hội được đảm bảo. Từ đó có thể hiểu hội nhập kinh tế quốc tế không
chỉ là quá trình tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế mà còn biểu hiện trong
bản thân hệ thống chính sách thương mại, chính sách phát triển kinh tế của mỗi
nước. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là việc các nước đi tìm kiếm một số điều
kiện nào đó mà họ có thể thống nhất được, kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo
ra những điều kiện có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau... nhằm khai thác
các khả năng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình.
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình tham gia của các chủ thể kinh tế và cả
quốc gia vào dòng chảy chung của đời sống kinh tế thế giới. Đó là một quá trình
tự nhiên, một tất yếu kinh tế được thúc đẩy bởi sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng sản xuất. Hội nhập kinh tế quốc tế là hoạt động tự giác trên cơ sở nhận thức
xu thế toàn cầu hóa khách quan.
Từ đó, trong đề tài này, tác giả quan niệm hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình
liên kết kinh tế có mục tiêu, có định hướng nhằm gắn kết nền kinh tế thị trường
của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới.
Quan niệm trên chỉ rõ tính chủ động của sự hội nhập đối với các chủ thể kinh
tế, đây cũng là đặc trưng cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu toàn cầu hóa
24
kinh tế là quá trình tạo ra khung khổ chung lôi cuốn các quốc gia thì hội nhập kinh
tế quốc tế là quá trình mỗi nước tự chủ động gắn mình vào các thực thể khu
vực/toàn cầu để một mặt, thể hiện được vị thế và tính tự cường quốc gia và mặt
khác, loại trừ những khác biệt để trở thành bộ phận hợp thành trong các chỉnh thể
khu vực và toàn cầu đó.
Biểu hiện của hội nhập kinh tế quốc tế là sự tạo sân chơi chung, gắn bó, phụ
thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Nội dung của
hội nhập kinh tế quốc tế là các quan hệ về thương mại, đầu tư, lao động, công
nghệ, dịch vụ giữa các quốc gia... Có thể đo lường mức độ hội nhập của một nền
kinh tế thông qua kim ngạch xuất nhập khẩu, mức độ tự do hóa thương mại và
đầu tư, tỷ lệ đóng góp của các công ty quốc tế trong GDP...
Như vậy, tác giả cho rằng, hội nhập kinh tế quốc tế phải là một quá trình cụ
thể, phản ánh rõ đặc điểm, trình độ, nội dung, hình thức, các bước tham gia…của
mỗi nước vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, không thể có sự hội nhập chung
chung cho mọi quốc gia.
1.2.2. Nguyên nhân của hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường
tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát
huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác
quốc tế. Cơ sở cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh
mẽ chính là hiện tượng “toàn cầu hóa”. Đây là một xu thế mới của quá trình phát
triển kinh tế thị trường, phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã
hội mà ở đó, phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá sản xuất trở thành phổ
biến.
Trong lịch sử, trước khi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời, do trình
độ lực lượng sản xuất thấp kém, giao thông chưa phát triển, việc sản xuất và trao
đổi hàng hoá còn bị giới hạn trong các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, năng suất thấp
nên chưa có thị trường thế giới theo nghĩa hiện đại. Từ khi phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa ra đời, đặc biệt là từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp,
25
đời sống kinh tế các nước có sự thay đổi căn bản. Tình trạng tự cấp, tự túc và bế
quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước kia được thay thế bằng sự
sản xuất và tiêu dùng mang tính quốc tế. Tuy nhiên, cho đến trước Thế chiến thứ
hai, hình thức quốc tế hóa chủ yếu vẫn là phân công áp đặt trực tiếp, tức là các
nước phát triển áp dụng chiến tranh xâm lược và bạo lực để thống trị các nước lạc
hậu, bóc lột, vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hoá. Trong đó, mỗi nước đế quốc
có một hệ thống thuộc địa riêng, phân công lao động và quốc tế hoá còn mang
tính chất cát cứ, làm cho các nước lạc hậu không thoát khỏi tình trạng khó khăn
trì trệ.
Từ sau Thế chiến thứ hai, do tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kỹ
thuật, lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hết sức nhanh
chóng. Thêm vào đó là thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, làm cho hệ
thống phân công lao động quốc tế theo lối áp đặt trực tiếp phải sụp đổ và thay thế
bằng hệ thống phân công mới gọi là toàn cầu hoá kinh tế. Đây là cơ sở thúc đẩy
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia - quá trình phát triển mới của
phân công lao động và hợp tác sản xuất của các nước trên thế giới.
Như vậy, một mặt do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất làm cho tính
chất xã hội hoá của nó vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia, lan toả sang các
nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác tự do thương mại cũng đang trở thành
xu hướng tất yếu và được xem là một nhân tố quan trọng thúc đẩy buôn bán giao
lưu giữa các quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của mọi
quốc gia. Vì vậy hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh các chính sách
theo hướng mở cửa , giảm và tiến tới dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo điều kiện
cho việc lưu chuyển các nguồn lực và hàng hoá tiêu dùng giữa các quốc gia. Có
thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những
lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước
thành viên.
Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá
sản xuất, của tốc độ phát triển nhanh của lực lượng sản xuất, bắt nguồn từ sự thúc
đẩy của khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nó là kết quả tất yếu của sự
26
phát triển sâu rộng nền kinh tế thị trường trên phạm vi toàn thế giới, sự gia tăng
phân công lao động quốc tế, sự mở rộng hơn nữa trong không gian và thời gian
các mối quan hệ giao lưu phổ biến của loài người và sự hiện diện nóng bỏng của
những vấn đề toàn cầu cấp bách. Nói cách khác, nó là kết quả của các quá trình
tích luỹ về số lượng đã tạo ra một khối lượng tới hạn để số lượng biến thành chất
mới; xu hướng quốc tế hóa, khu vực hoá đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hoá
trong thời đại ngày nay. Nó là một trong những xu thế lịch sử tất yếu do quy luật
phát triển của lực lượng sản xuất chi phối.
Và trong đó đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới
tồn tại và phát triển như một chỉnh thế, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có
quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Tham gia
toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn
là các chủ thế tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình.
Toàn cầu hoá kinh tế làm cho các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau về vốn,
kỹ thuật, công nghệ, nguyên liệu và thị trường.
Lịch sử đã chứng tỏ không một quốc gia nào, dù lớn và giàu đến đâu, cũng
không thể sản xuất được tất cả các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Như vậy rõ
ràng xu thế này là xu thế phát triển tất yếu của thời đại không thể khác được. Chỉ
có những quốc gia nào nắm bắt nhịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua
thách thức mới đứng vững và phát triển. Cự tuyệt hay khước từ hội nhập kinh
tế quốc tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển.
1.2.3. Các cách thức hội nhập kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình diễn ra với nhiều hình thức đa dạng,
với nhiều cấp độ và nội dung hoạt động. Hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện
qua việc ra đời và hoạt động của các liên kết kinh tế quốc tế khu vực cũng như
toàn cầu. Ở tầm liên kết khu vực, trước hết phải kể đến các hình thức:
- Khu vực thương mại tự do (Free Trade Area)
Là hình thức hội nhập các thành viên cùng nhau thỏa thuận một số vấn đề
nhằm mục đích tự do hóa về một hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó, đó là:
Thứ nhất, giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và biện pháp hạn chế số lượng
27
đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
Thứ hai, tiến tới lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
Thứ ba, mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ
buôn bán với các quốc gia ngoài khối, tức là mỗi thành viên có thể có chính sách
ngoại thương riêng đối với các quốc gia ngoài khối.
- Liên minh thuế quan (Custom Union)
Là một hình thức hội nhập nhằm tăng cường hơn nữa mức độ hợp tác giữa các
nước thành viên. Theo thoả thuận hợp tác này, các quốc gia trong liên minh, bên
cạnh việc xoá bỏ thuế quan và những hạn chế về mậu dịch khác giữa các quốc
gia thành viên, còn cần phải thiết lập một biểu thuế quan chung của khối đối với
các quốc gia ngoài liên minh, tức là phải thực hiện chính sách cân đối mậu dịch
với các nước không phải là thành viên.
- Cộng đồng kinh tế (hoặc thị trường chung - Common Market)
Là một hình thức hội nhập trong đó không chỉ qui định việc loại bỏ hàng rào
thuế quan giữa các nước thành viên và thiết lập một biểu thuế quan chung đối với
các quốc gia khác, mà còn kêu gọi thực hiện di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ,
lao động và vốn trong nội bộ khối. Cộng đồng kinh tế là một hình thức liên kết
kinh tế quốc tế cao hơn so với các hình thức trên đây. Các nước tham gia thị trường
chung ngoài việc áp dụng các biện pháp giống như liên minh thuế quan còn cho
phép vốn và lao động di chuyển tự do giữa các nước thông qua việc hình thành
một thị trường thống nhất.
- Liên minh tiền tệ
Là hình thức hội nhập tiến tới phải thành lập một “quốc gia kinh tế chung” có
nhiều nước tham gia với những đặc trưng sau:
Thứ nhất, xây dựng chính sách kinh tế chung và ngoại thương chung.
Thứ hai, thống nhất chính sách lưu thông tiền tệ.
Thứ ba, hình thành đồng tiền chung thống nhất thay cho các đồng tiền riêng
của các nước thành viên.
Thứ tư, xây dựng hệ thống ngân hàng chung thay cho các ngân hàng trung
ương của các nước thành viên.
28
Thứ năm, xây dựng chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng chung đối với các
nước ngoài liên minh và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
- Liên minh kinh tế (Economic Union)
Là hình thức hội nhập với những đặc điểm tương đồng với cộng đồng kinh tế
về tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, tư bản và lao động giữa các thành viên,
thống nhất biểu thuế quan chung áp dụng cho cả các nước ngoài thành viên. Liên
minh kinh tế thể hiện mức độ hội nhập cao hơn, trong đó các thành viên còn thực
hiện thống nhất các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ. Như vậy, cộng đồng kinh
tế là một “bước đệm”, là giai đoạn chuyển tiếp từ thị trường chung sang liên minh
kinh tế. Ví dụ, trước khi chuyển sang hình thành Liên minh Châu Âu (EU) năm
1994 thì khối kinh tế này đã trải qua nhiều hình thức hội nhập, trong đó có Cộng
đồng kinh tế Châu Âu (EEC) (năm 1957), Cộng đồng Châu Âu (năm 1967).
1.3. Kinh nghiệm của quốc gia trên thế giới về bảo hộ thương mại trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và bài học cho Việt Nam
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Thứ nhất, Nhật đã triển khai một số biện pháp nhằm khuyến khích và xúc tiến
xuất khẩu, bao gồm hỗ trợ xuất khẩu, bảo hiểm và bảo lãnh xuất khẩu. Các định
chế tài chính nhà nước như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Công
ty Bảo hiểm Xuất khẩu và Đầu tư cung cấp tín dụng xuất khẩu ngắn hạn và dài
hạn. Các ưu đãi về thuế như miễn thuế xuất nhập khẩu, miễn thuế tiêu thụ đối với
hàng hóa xuất khẩu, triển khai các chương trình miễn, giảm và giãn thuế đối với
một số đầu vào phục vụ sản xuất và chế biến xuất khẩu.
Thứ hai, Nhật duy trì các biện pháp kiểm soát xuất khẩu bao gồm cấm, hạn
chế cấp phép và thương mại nhà nước… vì các mục tiêu anh ninh quốc gia, an
toàn xã hội và bảo vệ các nguồn tài nguyên cũng như các quy định về cấm và hạn
chế theo các hiệp định và công ước quốc tế như CITES.
Thứ tư, chính sách thương mại đối với phát triển của Nhật tập trung vào các
mục tiêu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. FTA/EPA mà Nhật
ký kết và tham gia bao gồm các điều kiện thuận lợi đối với thương mại, đầu tư, di
29
chuyển nhân sự, chính sách cạnh tranh và cải thiện môi trường kinh doanh, áp
dụng thuế môi trường;
Thứ năm, thực hiện tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại theo các cam kết
quốc tế: thực thi WTO và các hiệp định FTA/EPA khu vực và song phương khác,
thuế quan vẫn còn là công cụ chính trong thương mại quốc tế của Nhật. Trong
năm tài khóa 2012, mức thuế suất tối huệ quốc bình quân là 6,3% trong khi thuế
đối với nông phẩm còn ở mức cao – 15,3% và hàng hóa phi nông nghiệp là 3,6%.
Thuế suất bình quân GSP chỉ ở 5,3%, và đối với các nước kém phát triển là 0,5%.
Thuế suất bình quân chung của Nhật đối với các nước có PTA song phương là 3,2
– 3,9% đối với năm tài chính 2012.
Thứ sáu, triển khai các biện pháp phi thuế quan bao gồm một số biện pháp
cấm nhập khẩu và hạn chế số lượng (ví dụ, hạn chế thuế quan đối với một số loại
nông sản và thủy sản); thuế thương mại nhà nước áp dụng đối với thuốc lá, thuốc
phiện, gạo, lúa mạch và các sản phẩm từ sữa; và các biện pháp chống bán phá giá
sản phẩm polyester của Hàn Quốc và một số vùng của Đài Loan, điều tra chống
phá giá đối với giấy của Indonesia, vv….
Thứ bảy, tăng cường áp dụng các biện pháp TBT, SPS và bảo hộ sở hữu trí
tuệ: quy chuẩn và thủ tục đánh giá hợp chuẩn hợp quy được Chính phủ Nhật thông
qua theo quy định của luật pháp liên quan bao gồm Luật buôn bán ma túy, Luật
tiêu chuẩn công nghiệp, Luật tiêu chuẩn và thương hiệu nông lâm sản (JAS). Các
luật này đề ra khuôn khổ pháp lý cơ bản để thực thi Hiệp định TBT tại Nhật.
Ngoài ra, còn có một số luật điều chỉnh lĩnh vực này như Luật tiêu chuẩn xây
dựng, Luật vệ sinh thực phẩm, Luật an toàn thiết bị và vật liệu điện, Luật an toàn
hàng tiêu dùng, Luật an toàn khí đốt, Bộ luật đường cao tốc, Luật sử dụng năng
lượng hợp lý, Luật phòng cháy chữa cháy, vv….
Thứ tám, Nhật duy trì chính sách bảo hộ ổn định đối với nông phẩm: nông
nghiệp ở Nhật ngoài việc không cam kết áp dụng thuế suất cao so với thuế bình
quân MFN đối với một số nông phẩm khác trong các hiệp định thương mại quốc
tế, áp dụng hạn chế thuế quan và trường hợp khẩn cấp đặc biệt, các biện pháp tự
vệ, thương mại và nước, tiêu chuẩn nông nghiệp theo JAS, Chính phủ Nhật duy
30
trì chính sách hỗ trợ ổn định đối với nông nghiệp, bao gồm hỗ trợ thu nhập, kiểm
soát chất lượng đối với một số ngành, hỗ trợ xúc tiến thương mại và xuất khẩu
nông phẩm, vv….
Thứ chín, một số ngành dịch vụ được bảo hộ bởi các biện pháp như cấp phép
và hạn chế đầu tư nước ngoài.
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan
Thứ nhất, thực thi đồng thời các biện pháp và chính sách nhằm kích thích phát
triển xuất khẩu trong nước từ đầu tư, tài chính, tín dụng và hỗ trợ xúc tiến thương
mại và tiếp thị:
- Đối với đầu tư xuất khẩu: Ủy ban Đầu tư Thái Lan dành ưu tiên cho các dự
án chế biến hàng hóa xuất khẩu, sử dụng nguyên vật liệu trong nước hoặc tạo việc
làm. Bất kể dự án khả thi nào xuất khẩu từ 80% trở lên sẽ được hỗ trợ bởi BI;
- Đối với tài chính và tín dụng xuất khẩu: các biện pháp nhằm kích thích và
ưu tiên xuất khẩu của Chỉnh phủ bao gồm giảm và miễn thuế xuất khẩu, miễn
giảm thuế VAT và thuế nhập khẩu đầu vào (thiết bị, nguyên vật liệu) dùng trong
chế biến xuất khẩu thông qua kho ngoại quan, các khu chế xuất, hỗ trợ chi phí đầu
vào để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Các công ty sản xuất và chế biến xuất khẩu
được ưu đãi trong đầu tư, tài chính, tín dụng với lãi suất thấp;
- Đối với xúc tiến xuất khẩu: các hoạt động xúc tiến thương mại của Cục Xúc
tiến xuất khẩu được tăng cường, đặc biệt là tiếp thị xuất khẩu. Chính phủ cũng hỗ
trợ các chương trình quảng cáo trên toàn thế giới thông qua hội chợ thương mại
và truyền thông. Nhờ vào tập trung xúc tiến thương mại và quảng cáo các sản
phẩm của Thái Lan trên thị trường thế giới, xuất khẩu Thái Lan đã tăng ổn định.
Thứ hai, áp dụng các biện pháp cấm và hạn chế xuất khẩu phù hợp với cam
kết quốc tế nhằm đảm bảo ổn định giá thị trường và nguồn cung trong nước cũng
như các giá trị văn hóa, tinh thần của Thái Lan, bảo vệ môi trường sinh thái. Luật
pháp của Thái Lan cho phép áp dụng thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm.
Việc duy trì lâu dài các quy định về thuế xuất khẩu đối với một số sản phẩm cơ
bản (phụ phẩm trong da động vật, gỗ và sản phẩm gỗ) cũng như áp dụng thuế xuất
khẩu đối với các háng hóa khác (như gạo và cao su) được cho là một cách để hỗ
31
trợ các ngành công nghiệp trong nước. Kiểm soát xuất khẩu thông qua các quy
định đăng ký, cấp phép, hạn ngạch và cấm xuất khẩu áp dụng cho 30 sản phẩm,
chủ yếu vì mục tiêu an toàn, sức khỏe cộng đồng và môi trường, bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ và thực thi các cam kết quốc tế. Giấy phép xuất khẩu đã được bãi bỏ
đối với một số sản phẩm, tuy nhiên, giữ nguyên đối với một số sản phẩm khác,
chủ yếu là thực phẩm, nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu trong nước trước khi xuất
khẩu.
Thứ ba, tăng cường áp dụng các biện pháp phi thuế quan: (i) Các biện pháp
phòng vệ: các biện pháp phòng vệ gồm có chống bán phá giá và các biện pháp
đối kháng; (ii) Giấy phép nhập khẩu: các sản phẩm hiện không được cấp phép
nhập khẩu tự động bao gồm 24 nông phẩm theo danh mục hạn ngạch thuế quan
và một số sản phẩm chế biến (bao gồm bột cá, tơ, động cơ diesel đã qua sử dụng,
một số loại xe bus, máy khâu, đá hoa cương, nhựa phế liệu và một số loại đồ cổ
hoặc mỹ thuật). Hệ thống cấp phép tự động hiện tại áp dụng cho một số sản phẩm
may mặc, bán thành phẩm may mặc và bộ số bộ phận (trừ cổ áo, cạp váy, cạp
quần và túi), máy in lưới và máy photocopy màu. Danh mục sản phẩm có thể
thay đổi theo thông báo của Bộ Thương mại Thái Lan theo từng thời kỳ nhất
định; (iii) cấm nhập khẩu: nhìn chung, cấm nhập khẩu có thể được thực hiện nhằm
bảo vệ các giá trị đạo đức cộng đồng, an ninh quốc gia, con người, động thực vật,
sức khỏe và tài sản trí tuệ theo GATT, Điều XX về các ngoại lệ. Các sản phẩm bị
cấm hoàn toàn gồm có hàng giả, thiết bị làm giả, động cơ đã qua sử dụng, máy
chơi game (chạy bằng tiền xu hoặc âm thanh kim loại), tủ đông dùng trong gia
đình sử dụng CFC trong chế tạo. Nhập khẩu một số loài cá, lưỡng cư, nhuyễn thể
có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc các loài san hô cấm theo CITES; (iv) Hạn chế
thuế quan: Thái Lan không sử dụng hạn chế thuế quan trừ những cam kết trong
hiệp định nông nghiệp.
Thứ tư, tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật trong kiểm soát nhập khẩu:
một số tổ chức phụ trách những vấn đề khác nhau về tiêu chuẩn và quy chuẩn của
Thái Lan như Viện Tiêu chuẩn công nghiệp Thái Lan (TISI) thuộc Bộ Công
nghiệp; Hội đồng nông nghiệp về Tiêu chuẩn thực phẩm (ACFS) thuộc Bộ Nông
32
nghiệp và Hợp tác xã Bộ Công nghiệp, Viện Đo lường Quốc gia thuộc Bộ Khoa
học và Công nghệ; Văn phòng Hội đồng của Chính phủ; Tổng cục Y tế và Tổng
cục Khoa học. Tính đến năm 2015, TISI đã xây dựng 2.979 tiêu chuẩn công
nghiệp Thái Lan gồm có 2.718 tiêu chuẩn tự nguyện và 99 tiêu chuẩn bắt buộc và
192 tiêu chuẩn bị gỡ bỏ. Trong số 99 tiêu chuẩn bắt buộc thì hơn một nửa được
áp dụng đối với vật liệu xây dựng hoặc thiết bị điện/điện tử.
Thứ năm, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp SPS: một số tổ chức chính phủ
phụ trách về SPS như: (i) Hội đồng Nông nghiệp về Tiêu chuẩn thực phẩm
(ACFS); (ii) Tổng cục Giống vật nuôi và Tổng cục Thủy sản; (iii) Tổng cục Nông
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã và (iv) cơ quan Thực phẩm và Thuốc
(FDA), Bộ Y tế công. Thái Lan tham gia tích cực vào các vấn đề SPS trong WTO,
với tư cách là thành viên của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE), ngoài ra còn tham
gia vào Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật IPPC và Tổ chức Tiêu chuẩn và An
toàn thực phẩm. Điểm hỏi đáp SPS là Hội đồng nông nghiệp về Tiêu chuẩn thực
phẩm (ACFS). Nhìn chung, Thái Lan áp dụng các tiêu chuẩn của OIE, Codex và
IPPC (nếu có). Tuy nhiên, một số tiêu chuẩn thú y của Thái Lan còn cao hơn cả
của OIE.
1.3.1.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Thứ nhất, việc áp dụng một số biện pháp và công cụ nhằm khuyến khích và
hỗ trợ xuất khẩu như miễn và giảm thuế xuất khẩu, giảm thuế VAT cho hàng hóa
xuất khẩu, miễn thuế nhập khẩu đầu vào phục vụ chế xuất, tài trợ và xúc tiến xuất
khẩu, chính sách tỷ giá thấp cho xuất khẩu,… Trung Quốc chủ yếu hỗ trợ xuất
khẩu thông qua hỗ trợ tài chính bởi Ngân hàng xuất nhập khẩu (EXIM), bảo hiểm
tính dụng xuất khẩu bởi Sino-Insurance for Export Credit (SINOSURE), và thông
qua các hội chợ thương mại, cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu.
EXIM là ngân hàng chính sách duy nhất cung cấp tín dụng xuất khẩu của Trung
Quốc.
Những hỗ trợ xuất khẩu khác gồm có cung cấp thông tin trực tuyến của Bộ
Thương mại (MOFCOM) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà xuất khẩu, tổ
chức hội chợ thương mại (bởi Trung tâm Thương mại Quốc tế trực thuộc
33
MOFCOM), và dịch vụ tư vấn của Hội đồng xúc tiến thương mại quốc tế trung
quốc (CCPIT), quỹ khai thác thị trường nước ngoài triển khai bởi MOFCOM
nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các hội chợ triển lãm nước ngoài.
Thứ hai, điều chỉnh chính sách thương mại và áp dụng một số biện pháp nhằm
cấm và hạn chế xuất khẩu vì mục tiêu phát triển bền vững: Trong những năm gần
đây, chính phủ Trung Quốc đã chuyển dịch chích sách thương mại dần theo hai
hướng: đầu tiên là thay đổi nhanh chóng để khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu
theo chiều sâu, cải thiên năng suất, chất lượng và hiệu quả xuất khẩu; thứ hai, thay
đổi “định hướng xuất khẩu” nhằm tập trung phát triển thị trường trong nước để
duy trì tăng trưởng bền vững. Trong khi đó, việc áp dụng một số biện pháp cấm
xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu, áp thuế xuất khẩu hoặc
giảm VAT chưa đầy đủ; sử dụng các biện pháp kỹ thuật, các hiệp định thương
mại nhà nước nhằm giảm, hạn chế xuất khẩu đối với một số sản phẩm nhằm bảo
vệ tài nguyên, môi trường và năng lượng, đảm bảo ổn định cung ứng nội địa, tránh
biến động lớn về giá một số sản phẩm và quản lý thương mại nhằm giảm thâm
hụt trong tài khoản vãng lai, vv….
Thứ ba, áp dụng một số biện pháp phi thuế quan nhằm bảo hộ thị trường và
sản xuất trong nước, triển khai các mục tiêu bền vững: sản phẩm cấm nhập khẩu
được mô tả trong danh mục các sản phẩm cấm nhập khẩu, công bố bởi MOF với
sự hợp tác của các tổ chức khác như Tổng cục Hải quan, AQSIQ, Bộ Bảo vệ môi
trường. Năm 2009, nhập khẩu hàng hóa theo 52 dòng thuế (mã HS 8 chữ số) đã
bị cấm hoàn toàn và 528 dòng thuế bị cấm một phần, trong đó bao gồm một số
phụ gia có nguồn gốc động vật, thuốc phiện, khoáng chất, hóa chất, da động vật,
chất thải từ yên da, vv….
Việc cấp phép tại Trung Quốc được áp dụng công bằng cho hàng hóa từ tất cả
các nước thành viên WTO và các nước không là thành viên WTO. Thông tin chi
tiết về các loại hàng hóa được cấp phép được công bố hàng năm bởi MOFCOM,
Tổng cục Hải quan và AQSIQ: (1) cấp phép không tự động: năm 2011, 87 dòng
thuế (mã HS 8 chữ số) sau đó là cấp phép không tự động bao gồm các hóa chất
làm suy giảm tầng ô-giôn, một số sản phẩm cơ khí và điện tử đã qua sử dụng và
34
(2) Cấp phép tự động nhằm hỗ trợ thống kê. Năm 2011, 592 dòng thuế có 8 chữ
số (7,1 % tổng số dòng thuế) được cấp phép tự động, chủ yếu đối với gia cầm,
dầu thực vật, thuốc lá, phân bón hóa học, than, cao su tự nhiên và các sản phẩm
hóa dầu, quặng sắt, dầu thô, thép, máy móc, linh kiện ô-tô và tàu thủy.
Trung Quốc giám sát hàng hóa nhập khẩu trước khi bốc dỡ đối với các loại
hàng hóa liên quan đến an ninh quốc gia, hàng hóa có giá trị cao hoặc công nghệ
phức tạp; thiết bị, thiết bị ứng dụng quá khổ quá tải; chất thải cứng được dùng làm
nguyên vật liệu; và một số sản phẩm điện tử đã qua sử dụng có tác động đến sức
khỏe cộng đồng và môi trường. Trung Quốc cũng chỉ định một số tổ chức nước
ngoài thực hiện giám sát hàng hóa trước khi bốc dỡ và cấp giấy chứng nhận PSI.
Ngoài ra, Trung Quốc áp dụng hình thức thương mại nhà nước: Theo Luật Thương
mại (2004) Chính phủ có trách nhiệm quản lý một số loại hàng hóa theo hình thức
thương mại nhà nước nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung nội địa, bình ổn giá, an
toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm 2015, hàng
hóa nhập khẩu bởi doanh nghiệp thương mại nhà nước gồm có ngũ cốc (lúa mạch,
ngô và gạo), đường, bông, thuốc lá, phân bón, dầu thô và các sản phẩm hóa dầu.
Thứ tư, hệ thống thuế quan phức tạp và giữ mức thuế cao với nông phẩm: thuế
MFN áp dụng gần bằng mức thuế cam kết, do đó, dự báo thuế MFN sẽ tăng. Các
mức thuế cam kết giao động từ 0 đến 65% đối với nông phẩm và từ 0 đến 50%
đối với hàng hóa phi nông phẩm. Thuế MFN bình quân năm 2015 ở Trung Quốc
là 9.6%, trong khi thuế MFN đối với nông phẩm (theo định nghĩa của WTO) là
15,6% và hàng hóa phi nông phẩm là 8,7%. Mức thuế “thống nhất” là mức
thuếđược ưa dùng tại Trung Quốc; nó áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ các
nước tham gia công ước hoặc các hiệp định song phương/khu vực. Mức thuế
“chung” áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không xác định xuất xứ hoặc hàng hóa
nhập khẩu xuất xứ từ các nước hoặc khu vực mà thuế MFN không áp dụng, thuế
theo hiệp định hoặc thuế ưu đãi đặc biệt thường cao hơn thuế MFN.
Thứ năm, cải thiện năng lực hoàn thiện và thực thi các biện pháp kỹ thuật và
SPS nhằm bảo hộ sản xuất và thị trường nội địa: Tổng cục Giám sát chất lượng,
kiểm nghiệm, kiểm dịch quốc gia của Trung Quốc (AQSIQ) trực thuộc Bộ
35
Thương mại Trung Quốc là nơi đặt điểm hỏi đáp về các hiệp định SPS và TBT
trong WTO. Các chức năng khác của AQSIQ gồm có quản lý chất lượng, đo
lường, an toàn thực phẩm, chứng nhận và chuẩn hóa. Thông qua mạng lưới 31 Cơ
quan quản lý chất lượng và kỹ thuật tại các tỉnh, AQSIQ chịu trách nhiệm chung
về quản lý chất lượng sản phẩm. Khuôn khổ pháp lý chính về tiêu chuẩn (tự
nguyện và bắt buộc) là Luật Tiêu chuẩn năm 2008 và các quy định triển khai luật
này. Giai đoạn 2010 - 2015, Trung Quốc gửi lên TBT trong WTO 400 thông báo
chính thức về các biện pháp TBT áp dụng.
- Các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS): MOFCOM có

trách nhiệm thông báo về các biện pháp SPS lên WTO và AQSIQ được giao là
điểm hỏi đáp SPS. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Thuốc có trách nhiệm kiểm tra
an toàn thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc. Bộ Nông nghiệp và Y tế, Cơ quan Công
Thương Quốc gia (SAIC) có trách nhiệm giám sát thực phẩm và thực phẩm chế
biến. Các quy định luật pháp liên quan chủ yếu đến SPS bao gồm: Luật chất lượng
và an toàn nông phẩm, Luật kiểm dịch động thực vật xuất khập cảnh, Luật vệ sinh
thực phẩm, Luật phòng chống bệnh dịch, Luật kiểm dịch hàng hóa xuất nhập cảnh,
Luật kiểm dịch tại biên giới cũng như các quy định và hướng dẫn triển khai các
luật này. SPS đối với hàng hóa xuất nhập cảnh trong danh mục hàng hóa xuất nhập
cảnh bắt buộc phải qua kiểm dịch và giám sát xây dựng và sửa đổi bởi AQSIQ nếu
cần thiết nhằm giải quyết các quan ngại của người tiêu dùng, vv….
- Tăng cường thể chế trong chứng nhận và công nhận: hệ thống chứng nhận

sản phẩm bắt buộc tại Trung Quốc áp dụng cho các sản phẩm liên quan đến sức
khỏe và an toàn của người và động thực vật, bảo vệ môi trường và an ninh quốc
gia. Từ tháng 7 năm 2009, AQSIQ đã công bố văn kiện sửa đổi các quy định quản
lý chứng nhận hàng hóa bắt buộc tại Trung Quốc (Thông tư 117/2009), và làm rõ
một số vấn đề trong thủ tục chứng nhận. Cơ quan Chứng nhận và Công nhận của
Trung Quốc trực thuộc AQSIQ có trách nhiệm quản lý chứng nhận sản phẩm bắt
buộc tại Trung Quốc và cấp giấy chứng nhận bắt buộc (CCC). Danh mục sản
phẩm buộc phải chứng nhận có thể được sửa đổi nếu cần thiết, và danh mục sản
phẩm phải có CCC. Nếu không có CCC, các sản phẩm này sẽ không được bán
36
trên thị trường nội địa cũng như không được nhập khẩu vào Trung Quốc. Chứng
nhận tự nguyện có thể áp dụng mà không có CCC.
1.3.2. Bài học cho Việt Nam
Thứ nhất, Việt Nam cần bảo hộ tập trung vào một số ngành nghề có khả năng
cạnh tranh và chỉ bảo hộ trong thời gian nhất định. Việc hoàn thiện chính sách
bảo hộ cho nền sản xuất trong nước phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm,
bảo hộ hợp lý cả người sản xuất và người tiêu dùng. Chỉ tập trung bảo hộ những
ngành công nghiệp có tính chất then chốt, thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân,
không bảo hộ tràn lan. Bảo hộ cần phải được khống chế trong khoảng thời gian
nhất định, mức độ bảo hộ cần phải được giảm dần để tiến tới xóa bỏ. Bảo hộ của
Chính phủ đối với doanh nghiệp bằng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan
chỉ là tạm thời để giúp doanh nghiệp có đủ thời gian phấn đấu vươn lên cạnh tranh
hoặc trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, khủng hoảng, cần thiết để tránh rối
loạn thị trường trong nước.
Thứ hai, Việt Nam cần sử dụng các biện pháp bảo hộ thương mại thích hợp.
Ví dụ như công cụ rào cản kỹ thuật – đây là một trong những biện pháp được các
nước rất coi trọng bởi mức độ tinh vi của nó. Tuy nhiên ở Việt Nam, biện pháp
này vẫn còn được sử dụng hết sức hạn chế và chưa phát huy được mấy tác dụng
bảo hộ sản xuất. Các rào cản kỹ thuật gần như bắt buộc phải phù hợp với các quy
định quốc tế, nhưng các cơ quan quản lý cần xây dựng các tiêu chuẩn phù hợp với
nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, cần loại bỏ các tiêu chuẩn lạc hậu, xây dựng các
tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện trong nước cũng như các quy định quốc tế. Bên
cạnh đó, cần phải tùy theo đặc thù riểng của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp
để lựa chọn áp dụng các tiêu chuẩn thích hợp nhằm đạt được hiệu quả bảo hộ tối
ưu. Ví dụ như doanh nghiệp may mặc có thể áo dụng cùng lúc hệ thống ISO
9001:2015, ISO 14001:2015, ISO 50001, OHSAS 18001, SA 8001,… Ngoài ra,
biện pháp chống bán phá giá cũng là một trong những biện pháp bảo vệ thương
mại tạm thời, được WTO và các tổ chức quốc tế thừa nhận về sự phù hợp của
chúng và đã được các nước phát triển áp dụng khá hữu hiệu, song trên thực tế,
hầu như Việt Nam vẫn chưa áp dụng những biện pháp này.
37
Thứ ba, Việt Nam có thể học tập trong việc áp dụng Hệ thống tiêu chuẩn kỹ
thuật với 5 tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn
vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường và tiêu chuẩn về lao động. Nếu Việt Nam có thể áp dụng nghiêm ngặt các
tiêu chuẩn này, tình trạng những hàng hóa có chất độc hại ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng, những hàng hóa không rõ nguồn gốc sẽ không còn tràn lan
trên thị trường như hiện nay.
Thứ tư, đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn,
quy chuẩn của Việt Nam, mã hóa hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn theo luật pháp
của Việt Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng
yêu cầu của Hiệp định TBT và các cam kết quốc tế, cũng như của doanh nghiệp
trong nước. Xây dựng, áp dụng và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý môi
trường và quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, và SA
8000... Tổ chức chủ trì là Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa
học và Công nghệ, với sự phối hợp của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi
trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, vv….
Thứ năm, ban hành các quy định về việc xác định các cửa khẩu được phép
nhập khẩu một số loại hàng hóa, dựa trên phương pháp sử dụng đối với “kênh
nhập khẩu”, tức là cho phép nhập khẩu đối với các hàng hóa liên quan đến môi
trường tại một số cảng cửa khẩu cụ thể. Các cửa khẩu này có thể được phép nhập
khẩu không giới hạn, nhưng với một quy trình quản lý và giám sát chất lượng
nghiêm ngặt. Đối với các cửa khẩu khác, để thực hiện chính sách thương mại cửa
khẩu, cần quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn nhập khẩu ồ ạt
hàng hóa không được quản lý và có tác động đến môi trường. Do đặc điểm địa lý
của Việt Nam là trải dài với đường biên giới dài trên đất liền và bờ biển dài cộng
với cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và nhân lực tại các cửa khẩu còn thiếu
và hạn chế, chưa thể đáp ứng nhu cầu về quản ký chất lượng hàng hóa trong thông
quan, biện pháp này sẽ giúp cải thiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
và ngăn chặn hành vi nhập khẩu trái phép làm ảnh hưởng đến thị trường sản xuất

38
nội địa, hủy hoại môi trường, cuộc sống và sức khỏe con người. Đây là biện pháp
được WTO cho phép và được sử dụng hiệu quả bởi nhiều nước trên thế giới.
Thứ sáu, bãi bỏ các chính sách trợ cấp đầu ra như trợ giá xuất khẩu. Tăng
cường các trợ cấp đầu vào cho sản xuất nông sản xuất khẩu. Đây là những trợ cấp
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất, chẳng hạn như đầu tư vào
cơ sở hạ tầng nông nghiệp, trợ giá cho việc mua giống cây trồng, vật nuôi; máy
móc, thiết bị nhằm phục vụ co việc sản xuất.

39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua chương 1, tác giả đã hệ thống cơ sở lý luận về bảo hộ thương mại
trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 có thể
được cụ thể hóa như sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa các vấn đề cơ bản về bảo hộ thương mại thông qua
việc trình bày các quan điểm khác nhau về bảo hộ thương mại. Đồng thời, tác giả
cũng đưa ra những vai trò cơ bản của bảo hộ thương mại. Bên cạnh đó, tác giả đã
hệ thống các công cụ của chính sách bảo hộ mậu dịch như: hàng rào thuế quan và
hàng rào phi thuế quan - trong đó nổi bật là hạn ngạch (quota), trợ giá xuất khẩu
và một số công cụ khác.
Thứ hai, tác giả đã trình bày những lý luận về hội nhập kinh tế quốc tế, trong
đó đề cập chi tiết đến nguyên nhân của hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, tác giả
cũng chỉ rõ các cách thức hội nhập kinh tế, bao gồm: khu vực thương mại tự do,
liên minh thuế quan, cộng đồng kinh tế, liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế .
Thứ ba, luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia như Nhật
Bản, Thái Lan, Trung Quốc về bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế h, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam trong việc xây dựng chính
sách, sử dụng các công cụ bảo hộ,...
Những vấn đề lý luận được tác giả trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở vững chắc,
rõ ràng cho sự phân tích, đánh giá chính sách bảo hộ thương mại trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam cũng như việc đề xuất các giải pháp ở các
chương tiếp theo.

40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ THƯƠNG MẠI TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
2.1. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong gần nửa thế kỷ qua sau ngày
đất nước hoàn toàn thống nhất đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng.
Từ một quốc gia phải trải qua 30 năm chiến tranh với bao tổn thất về mọi mặt,
VN đã và đang khẳng định thế và lực của mình trong cộng đồng quốc tế, là một
quốc gia yêu chuộng hoà bình, tích cực, có trách nhiệm trong hợp tác phát triển.
Những thành công của Việt Nam trong chặng đường vừa qua, đã và đang được
cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Xu hướng hội nhập trong kinh tế là
một tất yếu khách quan; tuy nhiên, trong bối cảnh một thế giới ngày nay với những
yêu cầu trong thế và lực mới, đỏi hỏi các quốc gia trong đó có Việt Nam, cần tích
cực và chủ động hơn nữa trong những hành động của mình.
Giai đoạn 1975 – 1985: Mười năm đầu sau ngày thống nhất, một mặt bị bao
vây, cấm vận về kinh tế, bị cô lập về chính trị, phải đương đầu với một ‘kiểu chiến
tranh phá hoại nhiều mặt” của các thế lực thù địch, cộng với những bất đồng, suy
thoái kinh tế trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN). Mặt khác do
chưa tận dụng tốt xu thế quốc tế chuyển từ đối đầu sang hòa hoãn và chạy đua
phát triển kinh tế, nên chưa tranh thủ tốt các nhân tố thuận lợi trong quan hệ quốctế
phục vụ cho khôi phục, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, với sự tăng cường hợp tác
toàn diện với các nước XHCN và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước
ngoài hệ thống XHCN, Việt Nam đã tranh thủ được nguồn viện trợ đáng kể góp
phần xây dựng đất nước. Song song đó, là sự kiên trì đàm phán để tham gia chính
thức vào các tổ chức quốc tế qua đó, tranh thủ được sự viện trợ, hợp tác quốc tế,
đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thành công của chính
sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn này có thể kể đến là:
ngày 15/9/1976 - VN tiếp nhận ghế thành viên chính thức Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), ngày 1/9/1976 - tiếp nhận ghế thành viên chính thức Ngân hàng Thế giới
(WB), ngày 23/9/1976 - gia nhập Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đến cuối
năm 1976, Philippines và Thái Lan là nước cuối cùng trong tổ chức ASEAN thiết
41
lập quan hệ ngoại giao với VN, ngày 20/9/1977 - tiếp nhận ghế thành viên tại Liên
Hiệp Quốc, tham gia tích cực vào phong trào không liên kết, ngày 29/6/1978 -
VN gia nhập Hội đồng Tương trợ Kinh tế (khối SEV), ngày 31/11/1978 - VN ký
Hiệp ước hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô. Thông qua những chính sách
tích cực, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế đã giúp Việt Nam ổn định
chính trị - xã hội, từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định và duy trì sản xuất, tạo
tiền đề cho hội nhập sâu rộng hơn với thế giới.
Giai đoạn 1986 – 2010: Giai đoạn tiếp theo kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI (1986) - Đại hội của đổi mới - cùng với đổi mới tư duy kinh tế (từ kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN), đổi
mới về tư duy về hội nhậpkinh tế quốc tế từng bước được triển khai trong thực
tiễn và đạt nhiều thành tựu trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Tại Đại
hội VI, mặc dù chưa đề cập đến khái niệm “hội nhập” nhưng chúng ta đã nhận
định “đóng cửa hay khép kín nền kinh tế nội địa sẽ là nguy cơ tụt hậu”. Từ đó,
Đại hội chủ trương “tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới hợp tác kinh tế và
khoa học - kỹ thuật”, ham gia rộng rãi vào sự phân công hợp tác trong Hội đồng
ương trợ Kinh tế, đồng thời mở rộng quan hệ với các nước trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi. Tư duy hội nhập quốc tế đã bắt
đầu hình thành và không ngừng được củng cố thêm bằng chủ trương của Đại hội
Đảng lần thứ VII (1991) “thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ quốc tế”.Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996), khái niệm “hội
nhập” được chính thức đề cập cùng với chủ trương “xây dựng một nền kinh tế
mở, hội nhập với khu vực và thế giới” hợp tác nhiều mặt song phương và đa
phương với các nước, các\ tổ chức quốc tế và khu vực.
Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đề ra chủ trương “phát huy cao độ nội lực,
đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” và tháng 11/2001 Bộ Chính trị ra Nghị
quyết 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội khóa X tiếp tục khẳng
định “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”, đồng thời “mở rộng hợp tác
quốc tế trong các lĩnh vực khác”, nhấn mạnh chủ động và tích cực hội nhập kinh
42
tế, còn đối với các lĩnh vực khác chỉ mới chủ trương mở rộng hợp tác. Đến Đại
hội XI (2011) khi quan hệ của Việt Nam với cộng đồng thế giới đã ngày càng mở
rộng, Đảng ta xác định “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Chính chủ trương
chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đang đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của
chúng ta lên một tầm cao mới trên tất cả các lĩnh vực, đặt ra yêu cầu cao hơn về
tranh thủ thời cơ chiến lược và sức mạnh thời đại cho phát triển đất nước cũng
như giữ vững độc lập, tự chủ và môi trường ổn định khi hội nhập sâu và toàn diện
với khu vực và thế giới. Đây là giai đoạn chính sách đối ngoại nói chung và hội
nhập kinh tế quốc tế nói riêng của VN đạt được nhiều thành tựu.
Ngày 10/11/1991, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tháng 11/1992,
Nhật nối lại viện trợ ODA cho VN. Năm 1993, khai thông quan hệ với các tổ chức
tài chính tiền tệ quốc tế như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Ngân hàng Thế giới
(WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Ngày 11/7/1995, bình thường hóa
quan hệ với Hoa Kỳ, tháng 7/1995, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Tháng 3/1996, tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu với tư cách là thành viên sáng
lập. Tháng 11/1998, gia nhập tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái
Bình Dương (APEC). Năm1999, ký thỏa thuận với Trung Quốc, khuôn khổ quan
hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Ngày 13/7/2001, ký kết hiệp định thương mại song phương VN - Hoa Kỳ, tuyên
bố về quan hệ đối tác chiến lược với Nga; Năm 2002, khung khổ quan hệ đối tác
tin cậy và ổn định lâu dài với Nhật. Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào tháng 01/2007, đánh dấu sự
hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới. Với việc gia nhập WTO,
Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư đồng
bộ theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn, góp phần quan trọng vào việc xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Bảng 2.1: Lộ trình cụ thể của các FTA mà Việt Nam đã ký kết giai đoạn
1986 - 2010

Thời điểm Thời điểm kết Mức độ tự do Mức độ tự do


STT FTA
có hiệu lực thúc lộ trình hóa cuối hóa năm 2016
43
1 ATIGA 1999 2018 98% 91%

2 ACFTA 2005 2020 90% 83,5%

3 AKFTA 2007 2021 87% 81,2%

4 AANZFTA 2009 2022 90% 53,5%

5 AFITA 2010 2024 78% 12,3%

6 JCEP 2008 2025 87% 30,4%

7 VJEPA 2009 2026 92% 37,4%


(Nguồn: Bộ Tài chính)
Giai đoạn 2011 – 2016: Việt Nam tiếp tục thực hiện các biện pháp tích cực
nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với xu hướng thiết lập
các khu vực thương mại tự do trên thế giới, đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết
12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với 56 quốc gia và nền kinh tế trên thế giới,
trong đó 6 FTA do Việt Nam chủ động tham gia ngoài khuôn khổ nội khối
ASEAN hoặc với nước đối tác của ASEAN.
Bảng 2.2.: Lộ trình cụ thể của các FTA mà Việt Nam đã ký kết giai
đoạn 2011 - 2016

Thời điểm Thời điểm kết Mức độ tự do Mức độ tự do


STT FTA
có hiệu lực thúc lộ trình hóa cuối hóa năm 2016

1 VCFTA 2014 2030 89% 28,5%

2 VKFTA 2015 2029 88% 82,68%

3 VN-EAEU FTA 2016 2027 88% 52,4%


(Nguồn: Bộ Tài chính)
Tháng 10/2015, Việt Nam đã cùng các nước thành viên kết thúc đàm phán
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việc tham gia vào TPP giúp
Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình hội nhập kinh tế
khu vực đem lại, đồng thời có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục
vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế
nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Việt Nam cũng đã chủ động, tích cực tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh
tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm đạt được một thỏa thuận kinh tế toàn diện, phù
44
hợp với điều kiện của Việt Nam và các nước ASEAN. Việt Nam đã chính thức
gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Với việc tích cực triển khai các biện
pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia thành viên có tỷ lệ thực hiện cao nhất các
biện pháp trong lộ trình AEC…
Tiến trình hội nhập quốc tế đã có những tác động to lớn, nhiều mặt đến thế và
lực của VN trong phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập
cho người dân; tạo sức ép và điều kiện để hoàn thiện thể chế kinh tế; nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Thông qua hội nhập
kinh tế quốc tế, tạo cơ hội để Việt Nam tiếp cận những thành tựu của khoa học và
công nghệ trên thế giới. Nhiều công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến
được sử dụng tạo nên bước phát triển mới trong các ngành sản xuất. Các doanh
nghiệp VN có cơ hội tiếp nhận được nhiều kinh nghiệm quản lý sản xuất hiện đại
thông qua các dự án liên doanh hợp tác với nước ngoài. Từng bước đưa hoạt động
của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh. Các doanh
nghiệp VN trong tiến trình hội nhập đã đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng
cao năng suất và chất lượng, không ngừng vươn lên trong cạnh tranh để tồn tại và
phát triển. Tiến trình hội nhập cũng giúp Việt Nam tạo nền thế và lực mới, qua đó
giữ vững ổn định chính trị, xã hội và củng cố an ninh quốc phòng. Nghị quyết Đại
hội lần thứ XI của Đảng đánh giá: “Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được
mở rộng, vị thế uy tín quốc tế của Việt Nam được nâng cao”.
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên hàng năm. Nếu như kim ngạch
xuất khẩu năm 1992 chỉ có 2,58 tỷ USD thì đến năm 2011 đã tăng lên 96.905 triệu
USD (tăng 40 lần) và đến năm 2016, chỉ tiêu này đã đạt 176.580,80 tỷ USD. Giai
đoạn 2011 – 2016, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân là 12,80%, cao gấp hai
lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Với tốc độ phát triển nhanh của thương mại
quốc tế, mức độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng. Đây cũng là thước
đo mức độ hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung quy mô xuất
khẩu của Việt Nam vẫn còn nhỏ bé và chưa đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu của
nền kinh tế.
45
Qua gần 30 năm thực hiện chính sách thương mại quốc tế, số năm mà Việt
Nam xuất siêu rất hạn chế, còn lại luôn trong tình trạng nhập siêu. Trước năm
2011 thì chỉ có năm 1992 Việt Nam xuất siêu 40 triệu USD; trong giai đoạn 2011
– 2016, Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể nhằm cải thiện cán cân thương
mại, kết quả là năm 2012, 2013, 2014 Việt Nam liên tục xuất siêu, đặc biệt là năm
2014, xuất siêu đạt 2.368 triệu USD. Sau năm 2015 chứng kiến sự quay ngược
chiều của cán cân thương mại, xuất khẩu ròng của Việt Nam năm 2016 tiếp tục
đạt giá trị dương (1.777 triệu USD). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh
tế Việt Nam.
Bảng 2.3: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016
Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu ròng
Năm Giá trị Tỷ lệ tăng Giá trị Tỷ lệ tăng Giá trị Tỷ lệ tăng
(Tr USD) (%) (Tr USD) (%) (Tr USD) (%)
2011 96.905,70 - 106.749,80 - -9.844,10 -
2012 114.529,20 18,19% 113.780,40 6,59% 748,8 -107,61%
2013 132.032,90 15,28% 132.032,60 16,04% 0,3 -99,96%
2014 150.217,10 13,77% 147.849,10 11,98% 2.368,00 789233,33%
2015 162.016,70 7,86% 165.775,90 12,13% -3.759,20 -258,75%
2016 176.580,80 8,99% 174.803,80 5,45% 1.777,00 -147,27%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Tỷ lệ nhập siêu lớn nhất trong giai đoạn 2011 – 2016 là 10% so với kim ngạch
xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với các giai đoạn trước đó (giai đoạn 1986 - 1990
là 80% so với kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu cao nhất trong giai đoạn này
là năm 1987 đạt đến 187%; giai đoạn 1991 - 1995 là 33%; giai đoạn 1996 - 2000
là 20%; giai đoạn 2001-2005 là 17% và giai đoạn 2006 - 2010 là 22%). Như vậy,
xét theo từng giai đoạn thì tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam có xu hướng giảm, phù
hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế.
Bảng 2.4: Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu so với GDP
Đvt: %
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Xuất khẩu 72,7 73,8 77,1 80,7 83,8 86
Nhập khẩu 80,1 73,3 77,1 79,4 85,7 85,1
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
46
Hai là, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi so với
trước. Các mặt hàng công nghiệp chế tạo, chế biến có giá trị kim ngạch xuất khẩu
ngày càng gia tăng. Năm 2011, giá trị xuất khẩu mặt hàng điện thoại và linh kiện
chỉ xấp xỉ 6,4 tỷ USD, thì đến năm 2016, giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã tăng
hơn 5 lần, đạt 34,3 tỷ USD. Ngoài ra một số chỉ tiêu khác cũng có sự tăng trưởng
vượt bậc, như hàng điện tử tăng gấp 5 lần (từ 4,6 tỷ USD năm 2011 lên gần 19 tỷ
USD năm 2016), hàng nông sản (rau, củ, quả) tăng gấp 3 lần (từ 0,6 tỷ USD năm
2011 lên gần 2,5 tỷ USD năm 2016), hàng giầy dép tăng gáp 2 lần (từ 6,5 tỷ USD
năm 2011 lên gần 13 tỷ USD năm 2016), hàng dệt may tăng gấp hơn 1,5 lần (từ
13,2 tỷ USD năm 2011 lên gần 23,8 tỷ USD năm 2016),… Bên cạnh đó, một số
mặt hàng xuất khẩu có sự sụt giảm mạnh, chẳng hạn như than đá đã giảm tới hơn
10 lần (từ 17,1 nghìn tấn năm 2011 xuống còn 1,2 nghìn tấn năm 2016). Ngoài ra,
một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có được sự bứt phá mạnh mẽ
trên thị trường thế giới, khi giá trị xuất khẩu duy trì ở mức ổn định hoặc gia tăng
rất ít, chẳng hạn như hàng mây, tre, cói, chè,… Tuy nhiên, nhìn chung cơ cấu
hàng hoá xuất khẩu thay đổi chậm, hàng xuất khẩu chủ yếu đại bộ phận là ở dạng
lắp ráp, sơ chế. Đồng thời khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn
còn rất yếu trên thị trường thế giới và khu vực.
Bảng 2.5: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
Chỉ tiêu Đvt 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Hàng điện tử, máy tính
Triệu USD 4.662,20 7.848,80 10.636,00 11.434,40 15.607,60 18.956,90
và linh kiện
Điện thoại và linh kiện Triệu USD 6.396,70 12.746,60 21.253,30 23.572,70 30.239,60 34.315,60
Sản phẩm từ plastic Triệu USD 1.373,70 1.595,50 1.817,80 2.041,30 2.060,30 2.212,40
Dây điện và cáp điện Triệu USD 443,6 618,8 678,5 756,7 896,6 1.070,70
Giày, dép Triệu USD 6.549,40 7.263,90 8.400,60 10.317,80 12.012,60 12.998,10
Hàng dệt, may Triệu USD 13.211,70 14.416,20 17.933,40 20.101,20 22.808,70 23.824,90
Hàng mây tre, cói, lá,
Triệu USD 202,8 211,1 229,7 242,1 247,1 262,8
thảm
Hàng gốm sứ Triệu USD 359,2 440,5 472,3 514,3 477 430,6
Hàng rau, hoa, quả Triệu USD 622,6 827 1.073,20 1.489,00 1.839,30 2.457,20
Thực phẩm chế biến từ
Triệu USD 377,5 410,8 446,5 454 657,9 533,2
tinh bột và bột ngũ cốc
Chè Triệu USD 200,5 224,8 229,4 228,1 217,2 217,2
Gỗ và sản phẩm gỗ Triệu USD 3.960,50 4.665,50 5.591,80 6.145,30 6.797,50 6.964,50
Hàng thủy sản Triệu USD 6.112,40 6.088,50 6.692,60 7.825,30 6.568,80 7.047,70
Dầu thô Nghìn tấn 8.240,40 9.251,40 8.398,50 9.306,20 9.486,40 6.847,90
Than đá Nghìn tấn 17.162,70 15.219,00 12.802,80 7.266,10 1.747,70 1.243,40
Hạt tiêu Nghìn tấn 124 116,8 132,8 155 131,5 177,8
47
Cà phê Nghìn tấn 1.260,00 1.735,50 1.301,20 1.691,10 1.341,20 1.780,30
Cao su Nghìn tấn 817,5 1.023,50 1.074,60 1.071,70 1.137,60 1.253,00
Gạo Nghìn tấn 7.116,30 8.017,10 6.587,10 6.331,40 6.582,20 4.809,30
Hạt điều nhân Nghìn tấn 178 221,8 262,1 302,6 328,3 346,7
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Ba là, thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng với trên 86 quốc
gia và vùng lãnh thổ chủ yếu trên thế giới. Trong đó, thị trường khu vực các nước
ASEAN có tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt khoảng 13,6 tỷ USD, thị
trường khu vực các nước EU có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 16,5 tỷ USD, khu
vực các nước OPEC đạt 1,7 tỷ USD và khu vực APEC đạt 65,1 tỷ USD. Đến năm
2016, trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các khối nước trên đều có sự
tăng trưởng vượt bậc, ví dụ như xuất khẩu sang các nước OPEC đã tăng gấp gần
sáu lần, đạt 8,8 tỷ USD, sang các nước APEC tăng hai lần lên 119,6 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhìn chung thị trường hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn
manh mún, vụn vặt, có thị trường chỉ đạt vài chục triệu USD một năm như: Brunei
vào năm 2011 kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 16 triệu USD; Kuwait chỉ đạt 29 triệu
USD; Bulgaria chỉ đạt 37 triệu USD; Cộng hòa Síp chỉ đạt 17,7 triệu USD,v.v...
Bảng 2.6: Trị giá xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam phân theo khối nước
Đvt: Triệu USD
2011 2012 2013 2014 2015 2016

ASEAN 13.656,0 17.426,5 18.584,4 19.106,8 18.195,1 17.449,3

APEC 65.182,4 78.028,3 87.072,5 98.499,2 106.607,5 119.622,5

EU 16.541,3 20.302,0 24.324,1 27.895,5 30.928,3 34.001,9

OPEC 1.709,9 3.249,9 5.245,5 5.973,8 6.892,0 8.793,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê


Bốn là, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài chảy vào nền kinh tế Việt Nam ngày
càng tăng. Đối với những nước đang phát triển với nguồn tích lũy vốn nội bộ trong
nền kinh tế còn thấp như Việt Nam, việc thu hút vốn từ bên ngoài, trong đó có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, là rất cần thiết cho đầu tư phát triển. Vốn
FDI đã và đang là một nguồn bổ sung rất quan trọng cho nền kinh tế, đáp ứng nhu

48
cầu đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế. Việc thu hút nguồn vốn FDI đã tạo
thêm những ngành công nghiệp mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho
Việt Nam, giúp cải thiện kim ngạch xuất khẩu, và cơ sở hạ tầng của Việt Nam.
Giai đoạn 2006 - 2010 đã đánh dấu thời kỳ khởi sắc của dòng vốn FDI, đây là
giai đoạn Viê ̣t Nam bước vào sân chơi WTO (gia nhập năm 2007) và đã tạo ra làn
sóng FDI thứ hai trong năm 2008 khi cả năm thu hút được 1.171 dự án với tổng
vốn đăng ký lên đến 71,7 tỷ USD, gần bằng số vốn FDI lũy kế của giai đoạn từ
1988 - 2007 (77,8 tỷ). Sang năm 2009 và 2010, vốn FDI sụt giảm rất lớn so với
năm 2008, tương đương 1/3 so với mức kỷ lục năm 2008, nhưng cũng không phải
là kết quả tồi trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế. Giai đoạn từ 2011 đến nay, dù có những khó khăn xuất phát từ bất
ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn đạt được kế hoạch thu
hút FDI đề ra, bình quân trên dưới 20 tỷ USD/năm, vốn giải ngân cũng khá ổn
định và có tăng trưởng tốt.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư),
tính đến ngày 20/12/2016, cả nước đang có 22.509 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đăng ký đạt gần 293,25 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước
đạt hơn 154,54 tỷ USD (bằng gần 53% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực). Khu vực
FDI đã đầu tư vào 19 trong tổng số 21 ngành, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế
biến và chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 58,8% tổng vốn đăng ký), kinh
doanh bất động sản đứng thứ hai (chiếm 17,7% tổng vốn đăng ký). Có 116 quốc
gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là nhà đầu tư
lớn nhất với 5.747 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 50,7 tỷ USD (chiếm
17,3% tổng vốn đầu tư); đứng thứ 2 là Nhật Bản với 3.280 dự án còn hiệu lực,
tổng vốn đăng ký hơn 42 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng vốn đầu tư).
Đến nay, FDI đã có mặt khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập
trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế. Xếp theo quy mô vốn, TP Hồ
Chí Minh dẫn đầu với 6.737 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký hơn 44,82 tỷ USD,
chiếm 15,3% tổng vốn đăng ký cả nước; đứng thứ hai là Bà Rịa - Vũng Tàu với
342 dự án, vốn đăng ký 26,86 tỷ USD, chiếm 9,2% tổng vốn đăng ký cả nước;
49
đứng thứ ba là Bình Dương với 3.035 dự án, vốn đăng ký 26,96 tỷ USD, chiếm
9,1%.
Bảng 2.7: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Đvt: Tỷ USD
Năm Tổng vốn đăng ký Tổng vốn thực hiện
2011 15,619 11,000
2012 16,348 10,047
2013 22,352 11,500
2014 21,922 12,500
2015 22,760 14,500
2016 24,373 15,800
Nguồn: Tổng cục Thống kê và tổng hợp của tác giả
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, quá trình hội nhập kinh tế thế
giới của Việt Nam vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục:
Thứ nhất, chưa xác lập được một cách thật sự bền vững môi trường thuận lợi
cho phát triển đất nước. Quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác quan trọng
chưa ổn định, còn tồn tại nhiều trở ngại trong phát triển quan hệ giữa Việt Nam
với các nước đối tác lớn.
Thứ hai, hiệu quả hoạt động đối ngoại trong một số trường hợp chưa được
như mong muốn; việc triển khai thực hiện các kết quả, các thỏa thuận chưa kịp
thời; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành còn chưa nhịp nhàng và đồng bộ.
Thứ ba, đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc
tế chưa được các cấp, các ngành quán triệt đầy đủ, chậm cụ thể hóa và thế chế
hóa; các đơn vị chưa nhận thức rõ, chủ động tận dụng các cơ hội, cũng như chưa
thấy được thách thức mới nảy sinh để chủ động ứng phó.
Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao
hiệu quả, phát triển bền vững, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội,
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; chưa được tiến hành đồng bộ với quá
trình gia tăng liên kết giữa các vùng, miền trong cả nước. Cơ chế chỉ đạo, điều

50
hành, giám sát và phối hợp quá trình hội nhập, từ Trung ương đến địa phương,
giữa các ban, ngành còn nhiều bất cập.
Thứ năm, hô ̣i nhâ ̣p quố c tế về quốc phòng, an ninh, văn hóa, xã hội và một số
lĩnh vực khác chưa đi vào chiều sâu, chưa gắn kết và tạo tác động tích cực đối với
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; trong nhiều trường hợp còn bị động; khuynh
hướng tiế p nhâ ̣n trơ ̣ giúp quốc tế còn phổ biến.
2.2. Thực trạng bảo hộ thương mại tại Việt Nam
2.2.1. Thực trạng bảo hộ dựa vào thuế quan
Đúng theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN (ATIGA), đến cuối năm 2014, Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế
(chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống 0%. Để tiếp tục triển khai lộ
trình cắt giảm thuế quan giai đoạn 2015 - 2018 thực hiện Hiệp định thương mại
hàng hóa ASEAN, Bộ Tài chính đã công bố Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
của Việt Nam để thực hiện Hiệp định ATIGA giai đoạn này. Theo đó, từ ngày
1/1/2015, Việt Nam đã cắt giảm thêm 1.720 dòng thuế từ thuế suất hiện hành 5%
xuống 0% theo cam kết ATIGA. Như vậy, chỉ còn khoảng 7% dòng thuế, tương
đương 687 mặt hàng được xem là nhạy cảm theo thỏa thuận với ASEAN chưa cắt
giảm ngay về 0% trong năm 2015 mà thực hiện dần đến năm 2018 (gồm các mặt
hàng nhạy cảm cần có lộ trình bảo hộ dài hơn, chủ yếu như: sắt thép, giấy, vải
may mặc, ô tô, linh kiện phụ tùng ô tô, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu xây
dựng, đồ nội thất...) và 3% số dòng thuế của biểu ATIGA được loại trừ khỏi cam
kết xóa bỏ thuế quan (bao gồm các mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm được phép
duy trì thuế suất ở mức 5%: gia cầm sống, thịt gà, trứng gia cầm, quả có múi, thóc,
gạo lứt, thị chế biến, đường).
Bộ Tài chính cũng quy định cụ thể lộ trình cắt giảm thuế đối với 7% số mặt
hàng nhạy cảm trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. Qua đó, đã đảm bảo
rằng, đến năm 2018, ngoại trừ danh mục 3% dòng thuế trong danh mục loại trừ,
toàn bộ số dòng thuế còn lại được thực hiện cắt giảm đúng cam kết ATIGA.
Có nhiều loại hàng hóa được nhà nước sử dụng để thực hiện bảo hộ thông qua
hàng rào thuế quan, trong đó nhóm chính sách thuế quan đối với ngành công
51
nghiệp ô tô ở Việt Nam là nổi bật nhất. Thuế quan của Việt Nam chủ yếu nhằm
mục đích bảo hộ ngành công nghiệp ô tô non trẻ trong nước, tăng nguồn thu cho
ngân sách nhà nước và giảm thiểu áp lực cho cơ sở giao thông đường bộ, vì hiện
tại hệ thống đường bộ của Việt Nam còn nhiều hạn chế.
Từ năm 1991 – 2001 thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc luôn giữ vững ở mức
100% đối với xe chở người và xe chở hàng. Bắt đầu từ năm 2003, chính phủ cho
phép nhập khẩu xe dưới 9 chỗ ngồi và đến tháng 5 năm 2006 chính phủ cho phép
nhập khẩu xe dưới 9 chỗ ngồi đã qua sử dụng. Do đó mà lượng xe nhập khẩu cũng
tăng lên rất đáng kể. Tháng 11/2005 thuế ô tô mới nguyên chiếc đã giảm từ 100%
xuống còn 90%. Biểu thuế năm 2007 ban hành ngày 20/12/2007, theo Quyết định
số 106/2007/QD-BTC thay đổi thuế các mặt hàng theo thuế suất ưu đãi dựa trên
những cam kết với tổ chức WTO. Cụ thể với các loại xe chuyên dụng thuế suất từ
15% đến 20%; xe tải trên 45 tấn 0%; xe tải nhỏ hơn 45 tấn thuế suất từ 20% đến
80%; các loại xe ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cc đều mức thuế 60%; các
loại xe ưu tiên xe cứu thương, xe tang, xe chở phạm nhân là 10%. Tuy nhiên, đến
ngày 11/3/2008 Bộ Tài chính ban hành quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô mới
nguyên chiếc lên 70% (so với mức 60% năm 2007). Thuế tuyệt đối của mặt hàng
xe cũ nhập khẩu có mức tăng trung bình 10% (300 – 3000 USD/chiếc). Vào ngày
13/5/2008 thuế nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng được điều chỉnh, cụ thể mức thuế
tuyệt đối tăng 3000 – 3.500 USD/chiếc. Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc cũng
được tăng từ 70% lên 83% vào tháng 4 năm 2008. Như vậy là riêng trong năm
2008 thuế nhập khẩu ô tô đã được điều chỉnh hai lần.
Năm 2011, Bộ Tài chính ban hành biểu thuế kèm thông tư 184/2011/TT-BTC
giảm bớt thuế NHẬP KHẨU từ 1-3%. Trong đó đối với xe ô tô chở người từ 9
chỗ trở xuống có dung tích xi lang dưới 1.8L và 1.8L đến 2.5L là 82% (từ
1/1/2011), đối với xe 4 bánh chủ động (2 cầu) là 72% . Ngày 29/6/2011, Chính
Phủ ban hành QĐ 36/2011/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/8/2011, ban hành mức
thuế nhập khẩu cho ô tô đã qua sử dụng từ 15 chỗ trở xuống, chỉ có dòng xe cũ
có dung tích xi lanh dưới 1.5 lít là giữ nguyên cách tính thuế tuyệt đối ở mức
3.500 – 8000 USD/chiếc. Xe trên 1.5 lít có thuế đúng bằng thuế xe mới nguyên
52
chiếc, cùng chủng loại công thêm thuế tuyệt đối theo biểu thuế mới. Giá xe cũ
nhập khẩu cao hơn giá xe mới khiễn các doanh nghiệp không còn nhập xe cũ nữa.
Nhà nước đã ban hành rất nhiều thông tư quy định rõ thuế xuất nhập khẩu các
loại xe nguyên chiếc dựa trên cơ sở các cam kết của Việt Nam đã ký với các nước
trong tư cách là một thành viên của ASEAN. Theo lộ trình thì các loại thuế suất
nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ giảm dần đến năm 2018 đối với xe của các nước
trong khu vực ASEAN trở về 0%, Theo cam kết của Hiệp hội các nước ASEAN
theo lộ trình giảm thuế bắt đầu từ 1/1/2014 thuế nhập khẩu các loại xe từ các nước
thành viên ASEAN giảm từ 60% xuống 50%, năm 2016 thuế suất còn 40%, năm
2017 là 30% và sẽ về 0% khi bước sang năm 2018. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu
ưu đãi này nhằm thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn
2015 – 2018, được quy định rõ trong Thông tư số 165/2014/TT-BTC. Với các
nước trong khu vực EU, Trung Quốc đến năm 2025 sẽ giảm về 0%. Các thông tư
của Bộ Tài chính có liên quan đến mức thuế nhập khẩu ưu đãi được công bố gồm
Thông tư 166/2014/TT-BTC thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
– Trung Quốc; Thông tư số 167/2014/TT-BTC thực hiện hiệp định thương mại
ASEAN – Hàn Quốc; Thông tư số 168/2014/TT-BTC thực hiện hiệp định thương
mại hàng hóa ASEAN – Úc – Newzeland; Thông tư số 169/2014/TT-BTC thực
hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ. Các mẫu xe như xe tang,
xe chở tù nhân, xe cứu thương, xe xi téc, xe gom phế liệu, xe đông lạnh,… vẫn ở
mức thuế 0%. Các loại xe đặc biệt như xe ô tô phục vụ sân golf, xe đua nhỏ dung
tích dưới 1000cc, xe tải, xe bán tải, xe vận tải hàng hóa dưới 5 tấn, xe bọc thép,…
mức thuế là 5% và xuống 0% vào năm 2018. Các loại xe chở người từ 24 chỗ trở
xuống, xe có nội thất thiết kế như căn hộ, xe ô tô con, xe tải,… chịu mức thuế
50% năm 2015, 40% năm 2016, 30% năm 2017 và 0% ở năm 2018. Đối với Trung
Quốc, Hàn Quốc, Newzeland thì thuế suất sẽ giảm chậm hơn tuy nhiên đến năm
2025 thì hầu hết là 0%. Đối với các cam kết trong WTO tất cả các loại ô tô sẽ phải
cắt giảm thuế suất xuống 70% sau 7 năm gia nhập (tức 2014), thuế suất áp dụng
chỉ còn 47%. Theo thông tư số 182/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiêu lực

53
từ ngày 1/1/2016, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm nhẹ theo cam kết WTO
giảm từ 2% đến 4%. Mức thuế suất sẽ tiếp tục cắt giảm cho tới năm 2019.
Theo thông tư 164/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Theo đó, thuế
nhập khẩu các linh kiện, phụ tùng ô tô được phân thành linh kiện của các loại xe
khác nhau do đó thuế suất cũng khác nhau. Thấp nhất là các linh kiện của các xe
có trọng tải lớn trên 50 tấn thì thuế là 0%, quá 20 tấn nhưng không quá 24 tấn
thuế suất 7%, với loại xe chở trên 30 người được thiết kế trong sân bay là 5%.
Còn đối với các loại xe khác thì thuế suất rất cao 59%, 67%, 70% tùy từng loại
linh kiện. Với mức thuế ATIGA (thuế ưu đãi với các nước của hiệp đinh WTO)
được quy định trong thông tư 161/2011/TT-BTC có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm
2012. Đối với WTO thì thuế nhập khẩu linh kiện thấp hơn từ 12 đến 25%, đối với
ASEAN – Trung Quốc đến năm 2018 là 5%. Đối với các nước ASEAN từ năm
2012 hầu hết các linh kiện như thân xe, dây đai, cửa xe, phụ kiện trang trí nội
thất,... đã về 0%, chỉ có một số ít linh kiện, phụ kiện ở mức 5%, 10% và 15%.
Ngày 14/11/2014, Bộ Tài Chính ban hành Thông tư số 165/2014/TT-BTC trong
đó quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp
định Thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015 – 2018. Theo đó mức thuế
của hầu hết các linh kiện, phụ tùng nhập từ các nước ASEAN sẽ chỉ còn 5% đối
với các loại động cơ đốt trong có dung tích xi lanh trên 3.500cc, lốp và săm ô tô
có chiều rộng 450 mm nhưng đến năm 2018 thì tất cả đều là 0%. Còn các linh
kiện, phụ tùng khác hầu hết đã về 0% kể từ năm 2015.
Những năm gần đây, công nghiệp ô tô đóng góp vào 4% GDP mỗi năm và
năm 2014, đóng góp hơn 1 tỷ USD vào ngân sách nhà nước, đồng thời tạo việc
làm cho hơn 100.000 lao động. Những thành tựu ngành ô tô đạt được trong những
năm qua dưới tác động của chính sách thuế bảo hộ của chính phủ có thể kể đến
là: tăng sản lượng xe lắp ráp (nhìn chung, sản lượng xe ô tô lắp ráp trong nước có
xu hướng tăng qua các năm, sản lượng xe lắp ráp trong năm 2016 đã tăng gần 3
lần so với năm 2011), tạo công ăn việc làm cho người lao động và tăng nguồn thu
nộp vào ngân sách nhà nước.
Bảng 2.8: Sản lượng xe ô tô lắp ráp trong nước qua các năm
54
Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Số lượng
108.200 86.900 101.100 126.300 199.126 283.300
(chiếc)
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Trên thực tế, không chỉ có sự cắt giảm hàng rào thuế quan đối với ô tô, kể từ
năm 2015, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam đã được giảm thuế theo
cam kết của các hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhiều mặt hàng cam kết theo
lộ trình đã được giảm thuế nhanh hơn và thấp hơn so với cam kết WTO và Biểu
thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN). Tuy nhiên, với một loạt các Nghị định về biểu thuế
nhập khẩu ưu đãi giữa các thị trường nêu trên, khi được Chính phủ ký ban hành,
giai đoạn 2018 - 2022 sẽ cắt giảm sâu hơn và tiến tới xóa bỏ thuế quan (về 0%)
đối với nhiều mặt hàng vào năm 2022.
Ví dụ, đối với thuế suất AJCEP (ASEAN - Nhật Bản), theo dự thảo quy định,
duy trì mức thuế suất thấp, một số loại về 0% từ năm 2018. Một số động vật sống
có thuế suất 5% vào năm 2018, giảm về 0% ngay từ năm 2019 chứ không đợi đến
năm 2022. Thuế suất AIFTA (ASEAN - Ấn Độ), một số mặt hàng động vật sống,
có thuế NHẬP KHẨU từ 1 - 3% năm 2018, về 0% từ năm 2019. Mặt hàng thịt
động vật, thuế suất 3% năm 2018 sẽ giảm xuống 0% từ năm 2019; với loại có
thuế 15% năm 2018 sẽ giảm xuống từ 10% đến 9% lần lượt vào các năm 2019 -
2021 và về 0% vào năm 2022. Một số loại cá có thuế suất từ 7,5% - 15% vào năm
2018, sẽ giảm dần và về 0% vào năm 2022. Tương tự như vậy, đối với thuế
VKFTA (Việt Nam - Hàn Quốc), mặt hàng thịt các loại từ 10% - 20% (năm 2018)
giảm còn 0% vào năm 2022. Rượu, bia từ 50% - 55% (năm 2018), cũng xóa bỏ
thuế vào năm 2022…
2.2.2. Thực trạng bảo hộ dựa vào hạn ngạch
Trước đây, ở Việt Nam, danh mục, số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng nhập
khẩu quản lí bằng hạn ngạch cho từng thời kỳ (hàng năm) do Chính phủ phê duyệt
trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ Thương mại là cơ quan quản lý
Nhà nước duy nhất có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch trực tiếp cho các doanh
nghiệp, cũng là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra thực hiện phân bổ thu hồi hạn
55
ngạch đã cấp. Việc buôn bán hạn ngạch bị nghiêm cấm. Mặc dù theo quyết định
số 864/QĐ-TTg ngày 30/12/2005 của Chính phủ thì không còn mặt hàng nào phải
chịu hạn ngạch nhập khẩu nhưng trên thực tế những biện pháp tương đương hạn
ngạch vẫn được sử dụng như: danh mục hàng hóa quản lí theo kế hoạch, định
hướng, danh mục hàng hóa có liên quan đến cân đối lớn của nền Kinh tế quốc
dân, danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành… Ví dụ như
các mặt hàng có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân đều có
quy định hạn ngạch nhập khẩu như xăng dầu, phân bón, xi măng, đường, thép xây
dựng. Chỉ có một số doanh nghiệp mới được phép nhập khẩu những mặt hàng
trên, mỗi doanh nghiệp được phép phân bổ một số lượng tối đa các mặt hàng trên
trong một năm. Tuy nhiên, việc quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch của Việt Nam
đã hoàn toàn bị dỡ bỏ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cụ thể trong cam
kết gia nhập WTO, với thuốc lá điếu và xì gà, ta đồng ý bỏ biện pháp cấm nhập
khẩu từ thời điểm gia nhập.
Hiện nay, sau khi hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam đang nỗ lực thực thi các
cam kết quốc tế về các biện pháp phi thuế quan. Theo đó, Việt nam ban hành các
biện pháp hạn chế nhập khẩu bao gồm cấm nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu và nhập
khẩu có điều kiện,… nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách đối ngoại
về an ninh và quốc phòng, đảm bảo chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các giá
trị văn hóa tinh thần của dân tộc, ổn định giá thị trường và kinh tế vĩ mô, thực
hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an toàn sức khỏe con người, động
thực vật và bảo vệ hệ sinh thái. Các sản phẩm bị cấm, ngừng tạm nhập theo giấy
phép nhập khẩu hoặc nhập khẩu dưới sự quản lý đặc biệt được đưa vào danh mục
hàng hóa cấm nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu dưới sự quản lý đặc biệt theo
Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ, quy định chi tiết
việc áp dụng Luật Thương mại trong mua sắm hàng hóa quốc tế và các hoạt động
mua, bán, sản xuất và trung chuyển hàng hóa nước ngoài của các tổ chức.
Trong những năm vừa qua, Bộ Công Thương đã có những chỉ đạo cụ thể đối
với hạn ngạch xuất nhập khẩu một số mặt hàng như: trứng gia cầm, thuốc lá
nguyên liệu, đường và muối. Việc phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc
56
lá nguyên liệu, muối, đường tinh luyện, đường thô, trứng gia cầm được thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công
Thương và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
Chằng hạn như để quy định việc nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục quản lý
nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2011, Bộ Công Thương đã ban hành
Thông tư số 45/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010, có hiệu lực từ 01/01/2011 và hết
hiệu lực thi hành sau ngày 31/12/2011. Theo đó, Bộ Công Thương quy định mã
số hàng hóa, số lượng hàng hóa nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2011
đối với một số mặt hàng bao gồm trứng gà, trứng vịt, các loại trứng khác (38.000
tấn), thuốc lá nguyên liệu (38.000 tấn), muối (102.000 tấn), đường tinh luyện,
đường thô (250.000 tấn).
Bảng 2.9: Hạn ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giai đoạn 2011 - 2016
Đvt 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Trứng gia cầm Tá 38.000 40.000 42.000 44.305 46.305 48.620
Thuốc lá Tấn 38.000 40.000 42.000 44.100 46.305 48.620
Đường tinh luyện,
Tấn 102.000 70.000 73.500 77.200 81.000 85.000
đường thô
Muối Tấn 250.000 102.000 102.000 102.000 102.000 102.000
Nguồn: Bộ Công Thương
Theo Thông tư số 111/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, muối (kể cả muối ăn
và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở dạng dung
dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước
biển có thuế suất ngoài hạn ngạch là 50-60%. Mặt hàng đường nếu có hạn ngạch
thuế quan sẽ được hưởng thuế suất ở mức 5% khi nhập khẩu từ các nước ASEAN
có kèm theo C/O form D, hoặc mức 25% đối với đường thô và 40% đối với đường
trắng nếu nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN. Nếu không có hạn ngạch, thuế
suất thuế nhập khẩu đường sẽ là 80% đối với đường thô và 85% đối với đường
trắng. Đối với đường loại khác, đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu có thuế
suất thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch ở mức 100%. Các mặt hàng như trứng chim

57
và trứng gia cầm nguyên vỏ, tươi, đã bảo quản, hoặc đã làm chín có thuế suất
nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 80%.
Trên thực tế, Việt Nam đã đàm phán để giành được quyền bảo hộ đối với một
số mặt hàng trong nước (thông qua việc áp thuế nhập khẩu cao) như muối, trứng,
đường và thuốc lá. Tuy nhiên, theo quy định của WTO, khi giành được quyền áp
thuế nhập khẩu cao với một số mặt hàng cần bảo hộ, mỗi năm Việt Nam cũng
phải cấp hạn ngạch nhập khẩu một lượng sản phẩm nhất định đối với những mặt
hàng được bảo hộ. Bên cạnh đó, theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO,
mặt hàng đường, trứng, muối: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch của WTO vào năm
thứ 6 đối với mặt hàng trứng và vào năm thứ 11 đối với mặt hàng đường, muối.
Thuế ngoài hạn ngạch giữ như mức MFN. Lá thuốc lá xóa bỏ thuế trong hạn ngạch
vào năm thứ 11 đối với lượng hạn ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong
vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20,
đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%. Thuốc lá điếu xóa bỏ thuế nhập khẩu vào
năm thứ 16.
Đồng thời, theo lộ trình triển khai Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA), kể từ năm 2018, mặt hàng mía đường sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn hạn
ngạch thuế quan. bắt đầu từ tháng 1/2018, đường sẽ là mặt hàng nhập khẩu không
cần hạn ngạch và mức thuế suất cũng sẽ giảm về 0%. Điều này sẽ khiến cho không
ít DN ngành mía đường lo lắng, tuy nhiên theo nhận định của các chuyên gia,
không có ưu đãi hay luật chơi riêng cho bất cứ DN thuộc lĩnh vực, ngành nghề
nào khi Việt Nam ký kết hiệp định thương mại tự do với các nước trong khu vực
và thế giới khi tham gia sân chơi chung bình đẳng.
Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các nước ASEAN đã thực hiện giảm thuế
về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) cho mặt hàng
đường, ngoại trừ một vài nước như Philippines, Campuchia, Việt Nam giữ mức
thuế suất là 5%, Indonesia 5-10% và Myanmar 0-5%. Song theo lộ trình cam kết,
thuế này bắt buộc phải giảm về 0% đối với tất cả các nước ký kết khi thời gian ấn
định đã đến.

58
Như vậy, chỉ còn hơn tháng nữa, hạn ngạch nhập khẩu đường và một số hàng
hóa khác được dỡ bỏ, dự báo mặt hàng đường nói riêng cũng như nhiều hàng hóa
khác từ các nước ASEAN sẽ ồ ạt “đổ bộ” vào thị trường việt Nam tạo nên sức
ép không hề nhỏ đối với các DN trong nước.
2.2.3. Thực trạng bảo hộ dựa vào trợ cấp xuất khẩu
Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới cũng như ký kết các hiệp định
thương mại quốc tế, Việt Nam cam kết cắt bỏ tất cả hình thức hỗ trợ xuất khẩu
trực tiếp đối với sản phẩm phi nông nghiệp như trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp nội
địa hoá. Việt Nam cũng cam kết loại bỏ dần các chương trình ưu đãi đầu tư sản
xuất hàng phi nông nghiệp xuất khẩu. Việt Nam cam kết, kể từ ngày gia nhập
WTO, không cấp bất kì trợ cấp bị cấm nào cho các đối tượng được hưởng trợ cấp
mới theo chương trình dành ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho doanh
nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng phi nông nghiệp trong nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cũng cam kết rằng những lợi ích mà các đối
tượng được hưởng trợ cấp hiện tại đang được nhận theo hai chương trình này sẽ
xóa bỏ dần trong 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO. Điều đó có nghĩa là chương
trình ưu đãi đầu tư dựa trên tiêu chí xuất khẩu cho các doanh nghiệp sản xuất,
xuất khẩu hàng phi nông nghiệp trong nước và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
hàng phi nông nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoàn toàn bị xóa bỏ không
muộn hơn ngày 31/12/2011.
Về trợ cấp nông nghiệp, Việt Nam cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu
đối với hàng nông sản từ thời điểm gia nhập. Tuy nhiên, Việt Nam được bảo lưu
quyền được hưởng một số qui định riêng của WTO dành cho nước đang phát triển
trong lĩnh vực này. Một số dạng hỗ trợ chính của chính sách được áp dụng theo
WTO: (i) Trợ cấp nghiên cứu, khuyến nông, đào tạo, xây dựng CSHT nông
nghiệp, phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh; (ii) Trợ cấp chuyển dịch cơ cấu NN
thông qua chương trình chuyển mục đích sử dụng đất, (iii) Trợ cấp chuyển dịch
cơ cấu nông nghiệp nội ngành như chuyển đổi giống cây trồng; (iv) Trợ cấp đầu
tư theo các hình thức vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất; (v) Trợ cấp vật

59
tư đầu vào cho người nghèo, thu nhập thấp hoặc nông dân ở vùng khó khăn, (vi)
Trợ giúp các vùng khó khăn, kém phát triển, hỗ trợ giảm nhẹ thiên tai.
Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã thực hiện đúng cam kết khi không cấp
bất kỳ trợ cấp trực tiếp nào cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên, đối với
các biện pháp trợ cấp gián tiếp, Việt Nam đã có những chính sách linh hoạt để
tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu chẳng hạn trợ cấp về tín dụng, trợ cấp
về đào tạo chuyên gia,… Tiêu biểu có thể kể đến chính sách khuyến khích DN
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn Nghị định 210/2013/NĐ – CP ngày
19/12/2013 của Chính phủ, trong đó bao gồm:
- Các chính sách ưu đãi về đất đai bao gồm: Miễn, giảm tiền sử dụng đất;
miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của Nhà nước; Hỗ trợ thuê đất, thuê mặt
nước của hộ gia đình, cá nhân; Miễn, giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục
đích sử dụng đất.
- Các chính sách hỗ trợ đầu tư bao gồm: Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát
triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia
súc gia cầm; hỗ trợ đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc; hỗ trợ trồng cây dược liệu, hỗ
trợ đầu tư nuôi trồng hải sản trên biển; hỗ trợ đầu tư cơ sở sấy lúa, ngô, khoai,
sắn, sấy phụ phẩm, thủy sản, chế biến cà phê; hỗ trợ đầu tư cơ sở chế tạo, bảo
quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ đầu tư chế biến gỗ rừng trồng đặc thù
cho các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh có huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-
CP.
- Hỗ trợ liên kết nông dân – DN theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg: Miễn tiền
sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất; hỗ
trợ một phần kinh phí thực hiện quy hoạch, cải tạo đồng ruộng, hoàn thiện hệ
thống giao thông, thủy lợi nội đồng, hệ thống điện phục vụ sản xuất nông nghiệp
trong dự án cánh đồng lớn; hỗ trợ tối đa 50% kinh phí tổ chức đào tạo và hướng
dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng.
- Chương trình thí điểm cho vay đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công
nghệ cao và phục vụ xuất khẩu đối với các sản phẩm nông nghiệp như Nghị quyết

60
số 14/NQ-CP ngày 05/03/2014. Hỗ trợ một phần lãi suất và hạn mức vay cao hơn
trước cho DN thực hiện liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu.
- Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch: Quyết định 57/2010/QĐ-TTg ngày
17/09/2010, Quyết định số 68/2013/QĐ-TT ngày 14/11/2013; miễn tiền thuê đất
xây dựng kho thóc chứa; hỗ trợ tín dụng cho thu mua tạm trữ; hỗ trợ tiếp cận tín
dụng dài hạn, lãi suất ưu đãi cho đầu tư máy móc, thiết bị.
- Miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 55/2010/QH-12;
Chính sách hỗ trợ việc áp dụng VIETGAP trong NLTS theo Quyết định
01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có những cơ sở pháp lý nhằm hỗ trợ tích cực
đối với hoạt động xuất khẩu như: Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08
năm 2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà
nước; Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 về bổ sung Nghị
định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 08 năm 2011 của Chính phủ về tín dụng
đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước; Thông tư số 35/2012/TT-BTC ngày
02 tháng 03 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số
75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng
xuất khẩu của Nhà nước.
Thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động cân
đối nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn thuộc các lĩnh vực xuất khẩu hàng nông
lâm thủy sản; giảm lãi suất huy động, tạo cơ sở giảm lãi suất cho vay. Quy định
trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên là 7%/năm; điều
hành tỷ giá linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, tiếp tục cho vay
bằng ngoại tệ đối với khách hàng xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ; DN trong
lĩnh vực nông nghiệp được tiếp cận vốn vay ngoại tệ với lãi suất hợp lý. NHNN
cũng đã cho phép các TCTD được xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ của DN;
nâng cao hiệu quả thẩm định đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng vay nhằm
tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm, cơ cấu lại các khoản vay
lãi suất cao trước đây…

61
Ngoài ra, còn phải kể đến rất nhiều chương trình tín dụng đặc thù hỗ trợ sản
xuất, xuất khẩu nông lâm thủy sản được NHNN quyết liệt triển khai như: Cho vay
tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi và thủy sản (giãn nợ 24 tháng và được vay mới
với lãi suất cho vay ngắn hạn VND tối đa 7%/năm); chính sách tín dụng đối với
người nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn (được cơ cấu lại nợ tối đa 36 tháng; hoặc
được khoanh nợ tối đa 03 năm đồng thời được tiếp tục cho vay mới); cho vay phát
triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ; cho vay tái canh
cây cà phê, cho vay kinh doanh lúa gạo và cho vay tạm trữ lúa gạo; cho vay thí
điểm phục vụ phát triển nông nghiệp, lãi suất cho vay thấp hơn thông thường từ
1-1,5%/năm; mức cho vay lên đến 90% phương án, dự án; mô hình liên kết chuỗi
giá trị khép kín có thời gian vay trên 12 tháng nhưng không quá 18 tháng; có thể
cho vay không cần tài sản bảo đảm; cho vay hỗ trợ giảm tổn thất trong nông
nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, từ ngày 09/06/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông
thôn. Theo đó, kể từ ngày 25/7/2015, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh
doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho
vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau: Tối đa 200 triệu đồng đối
với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; Tối đa 300
triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh; Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ
nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm
với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp; Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã,
chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng
thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản
xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên
địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác
hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ,... Cũng theo Nghị
định số 55/2015/NĐ-CP, đối với chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông
62
nghiệp theo mô hình liên kết, các DN, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ký hợp
đồng cung cấp, tiêu thụ đối với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bằng 70%
giá trị của dự án, phương án vay theo mô hình liên kết. Ngoài ra, các DN, hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã đầu mối ký hợp đồng thực hiện dự án liên kết theo chuỗi
giá trị trong sản xuất nông nghiệp với tổ chức, cá nhân trực tiếp sản xuất nông
nghiệp được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa
bằng 80% giá trị của dự án, phương án sản xuất kinh doanh theo mô hình liên
kết,…
Đối với chính sách tín dụng khuyến khích sản xuất nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, các DN, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án, phương án sản
xuất kinh doanh trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hoặc vùng nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín dụng xem xét cho vay không có
tài sản bảo đảm tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc
tiêu thụ sản phẩm là kết quả của việc sản xuất ứng dụng công nghệ cao của khách
hàng. Ngoài ra, các DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức tín
dụng xem xét cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 80% giá trị của dự án,
phương án sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông
nghiệp…
Thông tin từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước (NHNN),
dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn tính đến hết quý 2016 đạt trên 925.000 tỷ
đồng, tăng 9,6% so với cuối năm 2015 và tăng 13,43% so với cùng kỳ năm ngoái,
chiếm tỷ trọng 18% dư nợ cho vay nền kinh tế. Trong cơ cấu tín dụng nông nghiệp,
cho vay các lĩnh vực, ngành hàng có giá trị sản xuất, xuất khẩu lớn như gạo, cá
tra, hạt tiêu, cà phê,… hay chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm,… thuộc lĩnh vực
ưu tiên nên luôn được các ngân hàng thương mại tích cực triển khai với nhiều gói
tín dụng ưu đãi, lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay trên thị trường.
Đơn cử như với ngành hàng cá tra, dư nợ cho vay đã có những bước tăng
trưởng mạnh mẽ, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất, thu mua, chế biến
và xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ nông dân trên địa bàn
63
các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Số liệu của Vụ Tín dụng
các ngành kinh tế cho thấy, dư nợ cho vay nuôi, thu mua, chế biến, xuất khẩu cá
tra tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010-2015 đạt
9% và chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay thủy sản khu vực ĐBSCL. Đến
ngày 30/9/2016, dư nợ cho vay trong lĩnh vực này đạt khoảng 22.600 tỷ đồng,
tăng 19% so với cuối năm 2015. Những tỉnh, thành phố có dư nợ cho vay nuôi,
thu mua chế biến cá tra lớn là Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu
Giang. Bên cạnh các chính sách chung, ngành ngân hàng cũng đã có nhiều biện
pháp hỗ trợ đối với chăn nuôi, thủy sản; cho phép lĩnh vực nuôi cá tra và tôm được
hưởng chính sách tín dụng như: Khách hàng gặp khó khăn được giãn nợ 24 tháng
và được vay mới với lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND hiện nay là 7%/năm.
Đối với lúa gạo, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp kinh doanh xuất
khẩu, vốn cho người nông dân mở rộng sản xuất lúa hàng hóa thì hàng năm ngành
Ngân hàng đều dành nhiều nghìn tỷ đồng thực hiện chương trình thu mua tạm trữ
lúa gạo để đảm bảo giữ ổn định thị trường, có lãi cho người trồng lúa.
Đối với cây cà phê, hệ thống ngân hàng Agribank chi nhánh Lâm Đồng, Đắk
Lăk, Buôn Hồ, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum đã phối hợp chặt chẽ với chính
quyền các cấp và địa phương triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu
đãi tái canh cây cà phê già cỗi trên địa bàn các tỉnh khu vực Tây Nguyên. Đồng
thời, Agribank cũng yêu cầu các chi nhánh, đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý cho hộ
sản xuất và các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn đầu tư, chăm sóc, tái canh cây
cà phê có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của NHNN và Agribank
về quy chế cho vay đối với khách hàng và Nghị định số 41/NĐ-CP của Chính
phủ. Thời hạn vay vốn, phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng
nhưng tối đa không quá 07 năm (84 tháng) và lãi suất cho vay thấp hơn 2-
2,5%/năm so với lãi suất cho vay trung, dài hạn thông thường tại thời điểm. Riêng
trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, sẽ thực hiện cho vay tái canh cà phê.
Tính đến 30/12/2016, Agribank đã giải ngân được số tiền trên 600 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Chính phủ vẫn cần những đột phá hơn nữa về chính sách tín dụng
cho các mặt hàng nông- lâm sản chủ lực của Việt Nam, nhất là nhóm hàng chiếm
64
tỷ trọng cao trong xuất khẩu. Hiện nay, mới chỉ có cà phê nhận được nhiều ưu đãi
trong tín dụng như chương trình tái canh cây cà phê, hỗ trợ người trồng cà phê và
doanh nghiệp,… trong khi nhiều mặt hàng khác như điều, hạt tiêu hay lúa gạo
chưa có những chương trình tín dụng dài hạn.
2.2.4. Thực trạng bảo hộ dựa vào hàng rào kỹ thuật
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến rào cản kỹ thuật
(TBT) theo đúng nguyên tắc và quy định của WTO. Ngày 29/6/2006, Luật số
68/2006/QH11 về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật được ban hành, quy định các
điều khoản liên quan đến hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam. Tiếp theo đó, nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn
liên quan đến các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được ban hành như: Nghị
định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007; Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008; Nghị định số 67/2009/NĐ-CP ngày 03/8/2009 của Chính phủ sửa đổi
một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP, Thông tư số 27/2007/TT-
BKHCN ngày 31/10/2007, Thông tư số 145/2009/TTLT-BTC-BKHCN ngày
17/7/2009; Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Quyết định
số 26/2007/QĐ-BKHCN ngày 31/10/2007,... Ngoài ra, Việt Nam cũng đã ký kết
thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng với nhiều quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản… gần đây nhất là với
Ấn Độ ngày 02 - 03/9/2016.
Ví dụ đối với mặt hàng phân bón ở Việt Nam, muốn kiểm soát và ngăn chặn
phân bón giả, phân bón kém chất lượng phải thực hiện ở cả 3 khâu: sản xuất, tiêu
thụ và nhập khẩu. Trong khi lâu nay, việc kiểm tra, kiểm soát thị trường phân bón
mới chỉ tập trung vào điều kiện kinh doanh của các cơ sở sản xuất phân bón,
nguồn gốc của phân bón nhập khẩu mà chưa đi sâu vào kiểm tra chất lượng. Trên
cơ sở đó, cần tăng cường phổ biến, hướng dẫn cho các lực lượng chức năng nắm
chắc Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón và xử lý phân bón giả,
phân bón kém chất lượng. Cụ thể, các cơ sở sản xuất phân bón phải đạt 14 tiêu
chí như năng lực sản xuất, điều kiện sản xuất phải đạt tiêu chuẩn quốc gia, chủ
các cơ sở phải công bố hợp quy,… mới được cấp phép cho sản xuất. Bộ Công
65
Thương đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BCT hướng dẫn, quy định chi tiết
thi hành Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về phân bón vô cơ và các quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng phân bón vô cơ. Thông tư cũng quy định, phân bón
nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật,
thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô
hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng
từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung
cấp loại phân bón kinh doanh.
Đối với mặt hàng thép nhập khẩu, nhằm triển khai thực hiện quản lý chất
lượng thép theo Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN (có hiệu lực từ ngày
1/6/2014), Bộ Công Thương đã thông báo danh sách các tổ chức thử nghiệm chất
lượng thép. Theo Thông tư 44, tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước phải
công bố sản phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy
định tại Thông tư số 28/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trường hợp chưa
có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải công bố tiêu chuẩn (TC) áp dụng (TC cơ sở,
TC quốc gia của Việt Nam, TC quốc gia của các nước, TC quốc tế, TC khu vực)
của sản phẩm, hàng hóa. Cũng theo thông tư, tổ chức, cá nhân nhập khẩu thép
phải công bố TC áp dụng cho hàng hóa trong hợp đồng nhập khẩu. Việc thử
nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước,
thép nhập khẩu do tổ chức thử nghiệm, giám định, chứng nhận được chỉ định thực
hiện.
Nhằm thực hiện thông tư, ngày 26/6, Bộ Công Thương đã thông báo danh
sách 9 tổ chức thử nghiệm chất lượng thép đã được Bộ chỉ định. Đó là: Trung tâm
Thử nghiệm - Kiểm định công nghiệp (Viện Cơ khí năng lượng và mỏ -
Vinacomin); Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - QUATEST 1); Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng 3 (QUATEST 3); Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng 2 (QUATEST 2); Công ty cổ phần giám định và Khử trùng FCC;
Công ty TNHH Giám định Vinacontrol TP. Hồ Chí Minh; Trung tâm công nghệ
máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm (Viện Khoa học và Công nghệ giao thông
66
vận tải); Trung tâm hứng nhận phù hợp (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất
lượng). Thông tư cũng quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định tổ chức
giám định, tổ chức chứng nhận chất lượng thép. Theo đó, danh sách tổ chức giám
định, tổ chức chứng nhận được chỉ định (cập nhật đến ngày 14/5/2014) gồm:
QUATEST 1, QUATEST 2, QUATEST 3. Các tổ chức này có chức năng thử
nghiệm, giám định, chứng nhận phù hợp chất lượng thép sản xuất trong nước,
thép nhập khẩu theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy
định của pháp luật liên quan.
Hay đối với sản phẩm đồ chơi trẻ em nhập khẩu: Theo quy định của quy chuẩn
quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em, tất cả sản phẩm đồ chơi trẻ em sản xuất trong
nước cũng như xuất khẩu phải được kiểm định chất lượng, gắn dấu hợp quy CR
trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Và dù quyđịnh gắn tem hợp quy CR
kiểm định chất lượng sản phẩm có hiệu lực từ ngày 15-9-2010 nhưng tình trạng
các sản phẩm đồ chơi trẻ em không dán tem, hoặc dán “tem lụi” rất phổ biến. Dán
tem CR lên các sản phẩm trẻ em được xem là giải pháp giúp phân biệt sản phẩm
đã được nhập khẩu chính ngạch và kiểm định chất lượng. Tuy nhiên theo các cơ
quan quản lý, việc dán tem CR hiện quá dễ dãi khiến việc quản lý trở nên khó
khăn, rối rắm hơn. Hiện nay đơn vị sản xuất, nhập khẩu tự in tem CR, sau đó giao
cho các cơ sở kinh doanh dán lên sản phẩm. Điều này tạo ra sự nhập nhằng giữa
sản phẩm nhập lậu, chưa được kiểm định chất lượng với hàng hóa nhập khẩu
chính ngạch.
Đến nay, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đã dần được nâng cao
về mức độ hài hoà với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trên cơ sở đảm bảo các lợi ích
chung về kinh tế - xã hội và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt
Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, trong khi phần nào vẫn giúp
bảo vệ, duy trì được các ngành sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng
hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn
của Việt Nam vẫn còn có một số bất cập. Thứ nhất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn
chậm được đổi mới nên chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Phần lớn các tiêu
chuẩn, quy chuẩn này được biên soạn từ lâu, có niên hạn sử dụng quá dài, chỉ có
67
một phần nhỏ được thực hiện theo lộ trình soát xét theo chu kỳ 5 năm. Thứ
hai, một số nội dung tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được các
yêu cầu thực tế; một số nội dung chưa thể áp dụng trong điều kiện kinh tế - kỹ
thuật hiện tại, nội dung giữa các văn bản còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu
đồng bộ, thống nhất; chưa đạt được sự đồng thuận giữa các bên có liên quan;
nhiều nội dung của quy chuẩn, tiêu chuẩn chưa tính đến điều kiện tự nhiên (địa
hình, địa chất, thủy văn), điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng miền, trình độ
tư vấn, thi công ở Việt Nam. Thứ ba, nội dung quy chuẩn, tiêu chuẩn lúc thì chung
chung, lúc lại quá chi tiết nên khó áp dụng. Một số nội dung quy định thiên về
quản lý hành chính, chưa đúng với yêu cầu quản lý chất lượng, kỹ thuật và thiếu
tính khả thi. Bên cạnh đó, một số bất cập khác cũng làm giảm đi tính hiệu lực của
hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
2.3. Đánh giá
2.3.1. Những thành công
Thứ nhất, chính sách bảo hộ thương mại đã đạt tiêu chuẩn và đáp ứng các
nguyên tắc quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO; đã có lộ trình cắt giảm
thuế và dỡ bỏ các hàng rào thuế quan theo cam kết gia nhập WTO và các cam
kết quốc tế khác; chính sách tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại đã góp phần
quan trọng vào việc cải thiện môi trường thương mại hướng tới một thị trường
mở, thu hút đầu tư nước ngoài, bổ sung các nguồn vốn, khoa học, công nghệ và
bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực
cũng như chất lượng phát triển trong các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt
Nam.
Thứ hai, các công cụ, biện pháp và chính sách xuất nhập khẩu đã được cải
thiện đáng kể. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện các công cụ, biện
pháp và chính sách xuất nhập khẩu, bao gồm chính sách thuế quan và phi thuế
quan, hành chính và hải quan, tiêu chuẩn công nghệ và vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch
động thực vật; các tiêu chuẩn về môi trường, các công cụ phòng vệ và tự vệ để
ứng phó với những thay đổi bất thường trong thương mại thế giới; các công cụ,
biện pháp và chính sách này đã thể hiện tác dụng thực tế ở nhiều mức độ khác
68
nhau, đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách xuất nhập khẩu bền
vững.

Thứ ba, các chính sách khuyến khích tăng cường xuất khẩu phù hợp đã
cải thiện hiệu quả trong thực tiễn, đóng góp vào việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng
hóa của Việt Nam, tạo động lực tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, đồng thời
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa và công nghiệp hóa; tăng
cường năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế; kiểm soát nhập siêu
nhằm ổn định và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Thứ nhất, hệ thống chính sách xuất nhập khẩu và chính sách bảo hộ thương
mại liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chưa được hoàn thiện, còn tồn tại
nhiều mâu thuẫn và chồng chéo, thiếu minh bạch và bất ổn, xử phạt hành chính
đối với các vi phạm còn chưa đủ mạnh để ngăn chặn, còn nhiều bất cập về hiệu
quả triển khai các chính sách trong thực tiễn. Điều này được thể hiện rõ ràng trong
việc thiếu liên kết và phối hợp đồng bộ giữa mục tiêu tổng quát về phát triển xuất
nhập khẩu và chiến lược ngành (chiến lược phát triển thị trường cho các mặt hàng
xuất khẩu chính; chiến lược quốc gia cho các bộ ngành/địa phương và các ngành
phù hợp; chiến lược kèm với kế hoạch và quy hoạch), vv….
Thứ hai, còn tồn tại bất cập trong việc xây dựng, ban hành các quy định về
quản lý xuất nhập khẩu và áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong thương mại.
Có nhiều văn bản pháp lý nhưng lại chưa được hoàn thiện hoặc không phù hợp,
thiếu các quy định quan trọng chi tiết và cụ thể về các loại hàng hóa, thị trường
và phù hợp với các điều kiện kinh tế-xã hội hiện hành. Điều này gây khó khăn
cho việc áp dụng trên thực tế các quy định của luật pháp, ví dụ, Khoản 1, Điều 3
Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ quy định chi tiết về
Luật Thương mại đối với mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua
bán, sản xuất và trung chuyển hàng hóa với người nước ngoài, Nghị định này còn
nêu rõ ngoại trừ các loại hàng hóa trong danh mục cấm xuất khẩu, danh mục các
loại hàng hóa cấm nhập khẩu và tạm nhập tái xuất như nêu trong Nghị định và các
69
văn bản pháp lý khác, doanh nghiệp có thể xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
không thuộc các lĩnh vực kinh doanh đã đăng ký. Trong khi đó, Điều 24, Thông
tư 03/TT-BNNPTNT ngày 11-1-2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật nêu rõ các tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật hoặc nguyên vật liệu nông nghiệp có thể xuất khẩu
và nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
Số lượng các quy định (tiêu chuẩn) và quy chuẩn áp dụng riêng đối với
hàng hóa nhập khẩu còn ít so với các nước khác, khó áp dụng và trong nhiều
trường hợp không thể áp dụng, do đó, hiệu quả triển khai chưa cao và vai trò là
“hàng rào” không thể được thực hiện nhằm kiểm soát hàng hóa nhập khẩu để bảo
vệ môi trường. Mặc dù các biện pháp phi thuế quan để quản lý nhập khẩu của Việt
Nam tương đối phù hợp với các nguyên tắc và quy định liên quan về môi trường
trong hiệp định WTO, mức độ phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế còn hạn chế. Trong
khi chuẩn hóa theo quốc tế và khu vực đang trở thành xu thế chung ảnh hưởng
đến thương mại khu vực và thế giới, ở Việt Nam có khoảng 1.200 trên tổng số
5.600 tiêu chuẩn quốc gia hiện hành phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan.
Nhìn chung, hệ thống quy chuẩn và tiêu chuẩn về kiểm dịch động thực vật ở Việt
Nam chưa đáp ứng nhu cầu quản lý xuất nhập khẩu, một số văn bản đã lỗi thời,
không phù hợp với các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như HACCP, GMP
đối với thực phẩm, ISO 9000 đối với các sản phẩm khác, đồng thời chưa đáp ứng
các yêu cầu của hiệp định Hàng rào Kỹ thuật trong Thương mại (TBT) và kiểm
dịch động thực vật của WTO. Ngoài ra, hệ thống các quy định quản lý chuyên
ngành của Việt Nam chưa cụ thể và chi tiết, một số sản phẩm chịu sự quản lý
chuyên ngành như hóa chất độc hại, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… còn chưa
cụ thể và phù hợp. Quản lý hàng hóa nhập khẩu thông qua chứng nhận kiểm
nghiệm còn chưa được quan tâm triệt để, không có các biện pháp xử lý hàng hóa
nhập khẩu không phù hợp. Tuy nhiên, một số hàng hóa nhập khẩu chịu sự quản
lý chuyên ngành lại được điều chỉnh trong các văn bản pháp lý khác nhau, gây
phức tạp và chồng chéo trong quản lý, khó triển khai trên thực tế. Các biện pháp
cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hải quan không tạo hiệu quả
70
trong quản lý nhà nước và nhiều khi cản trở hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Các quy định ban hành về danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, hạn chế
nhập khẩu hoặc không cho phép nhập khẩu còn chưa nghiêm ngặt, có sự chồng
chéo, đặc biệt là danh mục rác thải tái chế và tái chế sơ bộ có thể được nhập khẩu
như nguyên liệu sản xuất.
Thứ ba, việc xây dựng và triển khai các chính sách bảo hộ thương mại chưa
đảm bảo sự phù hợp cần thiết với các mục tiêu; trong khi các mục tiêu tăng trưởng
kinh tế rất được quan tâm trong thời gian tới, các mục tiêu dài hạn, bảo vệ xã hội
và môi trường chưa được quan tâm đúng mức, khiến xuất nhập khẩu tăng nhanh
nhưng các nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt, đa dạng sinh học giảm và suy
thoái, ô nhiễm môi trường tăng, trong khi các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội
và các vùng sâu chưa được hưởng lợi từ thành quả xuất nhập khẩu, khoảng cách
giữa giàu và nghèo ngày càng tăng.
Thứ tư, việc xây dựng và triển khai chính sách bảo hộ thương mại chưa
quan tâm nhiều đến các biện pháp kỹ thuật cũng như các quy chuẩn và tiêu chuẩn
nhằm đảm bảo vệ sinh dịch tễ cho con người và an toàn môi trường, còn thiếu các
biện pháp ngăn chặn và thủ tục kiểm soát xuất nhập khẩu; thiếu các biện pháp kỹ
thuật và tiêu chuẩn môi trường phù hợp để bảo hộ thị trường trong nước và hạn
chế nhập khẩu; nhập khẩu công nghệ tiêu hao năng lượng và hàng hóa nguy hại
còn phổ biến, nhưng lại thiếu các biện pháp khắc phục hiệu quả; Việt Nam còn
thiếu các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn hóa chất; và danh mục thuốc
bảo vệ thực vật và hàm lượng hợp chất cho phép nhập khẩu và sử dụng còn chưa
rõ ràng,… Quy định quản lý nhập khẩu công nghệ vào Việt Nam chưa chặt, thiếu
các quy định về tiêu chuẩn công nghệ, chưa có các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe
đối với máy móc thiết bị và công nghệ nhập khẩu nhằm hạn chế tác động tiêu cực
lên môi trường. Ngoài ra, việc quản lý, thẩm định và phê duyệt công nghệ còn gặp
khó khăn do thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật; trình độ khoa học, kỹ thuật của nhân
viên và cán bộ hải quan tại cửa khẩu còn hạn chế, vv….
Thứ năm, chính sách bảo hộ thương mại chưa tạo động lực để tăng cường
năng lực cạnh tranh. Bảo hộ thương mại còn nhiều, thiếu hiệu quả, ưu tiên được
71
dành cho doanh nghiệp nhà nước, trong khi phân biệt đối xử và tạo hàng rào
thương mại đối với doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng độc quyền và thiếu công
bằng trong tiếp cận đầu vào như vốn, tín dụng, đất đai, lao động còn phổ biến
trong một số ngành. Tài chính và tín dụng nhập khẩu chưa được cải thiện; các thủ
tục còn rườm rà và khó tiếp cận như thủ tục hải quan, vay vốn ngân hàng, thủ tục
hành chính, vv…
Thứ sáu, chính sách hỗ trợ phát triển xuất nhập khẩu chưa hiệu quả; chưa có
nhiều thay đổi trong xúc tiến thương mại; còn nặng tính tự phát, thiếu chuyên
nghiệp, và hiệu quả xúc tiến thương mại chưa cao. Chính sách hỗ trợ phát triển
hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, do đó, làm tăng chi phí,
giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Để sử dụng hiệu quả các công cụ bảo hộ thương mại ở Viê ̣t Nam, cầ n khắ c
phu ̣c đươ ̣c nhưng ha ̣n chế đã nêu. Do đó nhiê ̣m vu ̣ cấ p thiế t là xác đinh
̣ rõ các
̀ h tra ̣ng trên. Mô ̣t số nguyên nhân cơ bản có thể kể đế n như:
nguyên nhân gây ra tin
Thứ nhất, hiệu quả quản lý và phối hợp thực hiện giữa các Bộ, ngành liên
quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chưa cao. Trong thời gian qua, nhiều điểm
yếu trong bộ máy quản lý của Nhà nước đã dần được bộc lộ, là giảm hiệu quả hoạt
động của các cơ quan chức năng. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng làm giảm
hiệu quả của các biện pháp bảo hộ thương mại.
Thứ hai, do trình độ quản lý cũng như khả năng áp dụng các ứng dụng công
nghệ hiện đại ở nước ta còn hạn chế nên công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa
chưa được thực hiện tốt, mục tiêu loại trừ những mặt hàng kém chất lượng gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường chưa được đảm bảo. Bên cạnh
đó, nhiều tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đã trở nên lạc hậu. Thông thường sau 5 -
6 năm, các tiêu chuẩn chất lượng phải được xem xét để sửa đổi cho phù hợp nhưng
Việt Nam có nhiều tiêu chuẩn tồn tại trên 20 năm vẫn chưa thay đổi. Trong vài
năm gần đây, việc xây dựng các TCVN theo hướng tham khảo các tiêu chuẩn
quốc tế đã được đẩy mạnh, tuy nhiên tốc độ xây dựng các TCVN vẫn còn thấp do

72
kinh phí hạn hẹp, trong khi nhiều văn bản của các bộ, ngành chưa được sửa đổi,
bổ sung.
Thứ ba, khả năng tiếp cận với các nguồn tài chính thấ p: toàn cầu hóa và tự do
thương mại đã khiến hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
nhiều bỡ ngỡ, chưa chuyên nghiệp trong việc huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn
vay ngân hàng. Dù chiếm số lượng nhiều nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ khó
tiếp cận vốn vay và khiến nhiều doanh nghiệp phải tìm đến các khoản vay phi
chính thức. Bên cạnh đó, do hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên tình trạng
nợ xấu và rủi ro trong thanh toán có thể sẽ gia tăng nếu doanh nghiệp không chủ
động trang bị các kiến thức, kinh nghiệm cần thiết trong giao dịch quốc tế.
Thứ tư, do nhận thức của doanh nghiệp về các biện pháp bảo hộ thương mại
còn kém. Tuy đã biết về công cụ bảo hộ mậu dịch nhưng các doanh nghiệp và
hiệp hội lại không hiểu rõ về những điều kiện hay những đòi hỏi về pháp lý và
thủ tục mà mình cần tuân thủ để có thể sử dụng công cụ bảo hộ một cách hiệu
quả. Bên cạnh đó, cũng có các doanh nghiệp biết và hiểu về các công cụ này
nhưng lại không sử dụng một cách có hiệu quả. Các quy định pháp luật của Việt
Nam liên quan đến các công cụ bảo hộ mậu dịch được soạn thảo và ban hành dựa
trên các nguyên tác cơ bản của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.
Vì vậy, những điều kiện về thủ tục cũng như nội dung phải đảm bảo những yêu
cầu tối thiểu trong các hiệp định này và về cơ bản, chúng không dễ đáp ứng nếu
không có sự chuẩn bị công phu.

73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sở lý luận đã được tác giả trình bày ở chương 1, tác giả đã nghiên
cứu, phân tích thực trạng bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế ở Việt Nam, trong đó có những nội dung nổi bật như sau:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế tại Việt Nam,
đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008 – 2010, phân tích
hoạt động hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam thông qua hoạt động xuất nhập
khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như số lượng các hiệp định thương mại
tự do mà Việt Nam ký kết.
Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng bảo hộ tại Việt Nam giai đoạn 2011 –
2016 theo các công cụ bảo hộ mậu dịch cụ thể: hàng rào thuế quan và hàng rào
phi thuế quan (bao gồm: hạn ngạch thương mại, trợ cấp xuất khẩu và hàng rào kỹ
thuật)
Thứ ba, từ những nghiên cứu, phân tích về thực trạng sử dụng các công cụ
bảo hộ mậu dịch, tác giả đã chỉ rõ những thành tựu đã đạt được và những hạn chế
còn tồn tại cũng như các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này. Đây là cơ
sở để luận án đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao
hiệu quả sử dụng các công cụ này phù hợp với các yêu cầu của các hiệp định mà
Việt Nam đã ký kết.

74
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH BẢO HỘ
THƯƠNG MẠI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở
VIỆT NAM

3.1. Xu thế hội nhập kinh tế và bảo hộ thương mại quốc tế


Cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế toàn cầu 2008 – 2010 đã thúc đẩy nhanh
những chuyển dịch trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng nước, từng khu vực
tạo nên tương quan sức mạnh kinh tế giữa các trung tâm. Xu hướng đa trung tâm,
đa tầng nấc đang ngày càng được khẳng định. Nền tảng kinh tế thế giới có những
chuyển dịch căn bản, toàn cầu hóa và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
Xu hướng hội nhập, liên kết kinh tế đa tầng nấc, đặc biệt là các hiệp định
thương mại tự do (FTA), gia tăng mạnh. Nổi bật là các hiệp định FTA thế hệ mới
phát triển nhanh hơn, ngày càng sâu rộng, gắn kết với phát triển bền vững và ứng
phó với các thách thức toàn cầu. Châu Á – Thái Bình Dương đóng vai trò đầu tàu
trong tăng trưởng và liên kết toàn cầu. Hàng loạt các đàm phán FTA thế hệ mới
tạo ra những bước ngoặt trong liên kết kinh tế ở hầu khắp các khu vực, tiêu biểu
là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định đối tác thương mại
– đầu tư xuyên Đại Tây Dương Hoa Kỳ – EU (TTIP), Khuôn khổ đối tác kinh tế
khu vực toàn diện (RCEP).
Tuy nhiên, kinh tế Mỹ, Trung Quốc còn gặp nhiều khó khăn, châu Âu vẫn
ngập chìm trong bài toán nợ công, trước những khó khăn đó, nhiều quốc gia trên
thế giới có xu hướng đẩy mạnh bảo hộ mậu dịch. Theo Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), chủ nghĩa bảo hộ đang "tái xuất". Kể từ năm 2010, 7.000 biện pháp
hạn chế thương mại đã được các nước thành viên WTO áp dụng, và 75% trong số
này vẫn đang có hiệu lực. Báo cáo về biêṇ pháp thương ma ̣i của các nước G20
cho thấ y, từ tháng 10/2015 đế n tháng 5/2016, các nề n kinh tế G20 - chiếm 90%
GDP toàn cầu - đã áp du ̣ng 145 biê ̣n pháp mới về ha ̣n chế thương ma ̣i, trung bình
mỗi tháng áp du ̣ng 21 biêṇ pháp, nhiề u hơn so với mức trung bình 17 biêṇ
pháp/tháng trong giai đoa ̣n trước đó, trong đó các biêṇ pháp chố ng bán phá giá
chiế m tuyê ̣t đa ̣i đa số . Trong quá trình khắ c phu ̣c những ảnh hưởng của cuô ̣c

75
khủng hoảng tài chính toàn cầu và khôi phu ̣c tăng trưởng, mô ̣t số nề n kinh tế , nhất
là mô ̣t số nề n kinh tế phát triể n, mă ̣c dù cho rằng cầ n tăng cường điề u phố i chính
sách kinh tế vi ̃ mô toàn cầ u, nhưng trên thực tế , khuynh hướng bảo hô ̣ thương mại
ở các nước này la ̣i ngày càng trầ m tro ̣ng. Điề u đáng quan nga ̣i hơn là, với ưu thế
về kinh tế - xã hô ̣i, mô ̣t số nề n kinh tế phát triể n dựng lên các hàng rào thương
ma ̣i mới nhằ m vào các điểm yếu của các nề n kinh tế đang phát triể n như về tiêu
chuẩ n kỹ thuâ ̣t, phát triể n xanh và bảo vê ̣ môi trường cũng như tiêu chuẩ n lao
đô ̣ng,… Bên ca ̣nh đó, pha ̣m vi bảo hô ̣ thương mại của các nước cũng đang mở
rô ̣ng, không những bao trùm thương ma ̣i hàng hóa, mà còn vươn đế n các liñ h vực
thương ma ̣i dich
̣ vu ̣, tài chiń h và quyề n sở hữu trí tuê ̣.
Có thê nói xu hướng bảo hộ thương mại trong thời gian tới sẽ diễn ra hết sức
mạnh mẽ. Bởi lẽ hầu hết các nước trên thế giới đang có sự chia rẽ nội bộ sâu sắc
về vấn đề toàn cầu hóa và thương mại. Điều này đồng nghĩa với việc xu hướng
bảo hộ thương mại sẽ diễn ra trong nhiều năm tới, các biện pháp phòng vệ thương
mại sẽ được thực thi, điều này có thể dấy lên một cuộc chiến tranh thương mại
mới.
Đối với quan điểm về hội nhập kinh tế thế giới ở Việt Nam, Đảng và Nhà
nước đã có những định hướng cụ thể, chi tiết. Để chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế một cách có hiệu quả và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, một trong những điều cốt yếu là phải đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức nhằm tạo lập cơ sở vật chất -
kỹ thuật hiện đại và nâng cao sức cạnh tranh trên cả ba cấp độ: hàng hóa, doanh
nghiệp, quốc gia. Muốn vậy, cần hội đủ các yếu tố cơ bản, trong đó đặc biệt quan
trọng là xây dựng và luôn phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu công
nghệ tiến bộ cùng nguồn nhân lực chất lượng cao, khơi dậy và phát huy được năng
lực nội sinh (tự thân, tự phát triển) về khoa học - công nghệ của đất nước; tranh thủ
và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực nhằm đảm bảo vững chắc an ninh lương
thực, an ninh năng lượng và ổn định các cân đối vĩ mô. Để hội đủ những yếu tố cơ
bản đó trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay cần thực thi các giải pháp chủ yếu sau:

76
Thứ nhất, tích cực thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế đạt chất lượng và hiệu quả ngày càng cao nhằm khai thác tối
ưu mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước. Đồng thời, tạo ra những chuyển biến to
lớn về cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, nhất là các ngành có giá trị gia tăng
cao và các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn cả nước, vùng lãnh thổ theo
con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn, gắn chặt thị trường trong nước
với thị trường quốc tế, tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động
quốc tế một cách có hiệu quả...
Thứ hai, kiên trì con đường đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đưa sự nghiệp đổi mới phát triển lên bước cao hơn là xây dựng, hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy vai trò chủ đạo
của kinh tế nhà nước trong mối quan hệ hợp tác liên doanh, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân cùng
phát triển; đẩy mạnh phát triển các hợp tác xã kiểu mới và cải tiến chế độ phân
phối, bao gồm phân phối tư liệu sản xuất, phân phối các nguồn lực, phân phối kết
quả sản xuất kinh doanh, theo yêu cầu kết hợp hài hoà giữa đẩy nhanh tăng trưởng
kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc và bảo vệ môi trường nhằm
mục tiêu phát triển bền vững, xây dựng đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trường;
xác lập tư duy mới về vai trò của thị trường trong xây dựng chiến lược quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế, kết hợp cung với cầu, coi cầu là điểm xuất phát, là đối
tượng của cung, lấy chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn hàng
đầu; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các chính sách đối với nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại, tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng một cách đồng bộ; tăng cường
đổi mới đồng bộ, sâu sắc chức năng quản lý của Nhà nước...
Thứ ba, không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên cả ba cấp độ: sản
phẩm hàng hoá (chất lượng, mẫu mã, giá cả); doanh nghiệp (năng lực công nghệ,
trình độ quản lý, hiệu quả sản xuất - kinh doanh); tổng thể nền kinh tế (kinh tế vĩ
mô ổn định, phát triển nhanh và bền vững; hệ thống pháp luật, môi trường đầu tư
hấp dẫn, sự tín nhiệm quốc tế...).
77
Thứ tư, ra sức xây dựng doanh nghiệp, công ty mạnh về công nghệ, giỏi về
quản lý, năng động, sáng tạo trong làm ăn, tạo được năng suất, chất lượng, hiệu
quả ngày càng cao. Muốn vậy, với thái độ nhìn thẳng vào sự thật, cần kiên quyết,
khẩn trương tiến hành cải cách, đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước dựa trên
tư duy mới về vai trò, vị trí và trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước, về cơ chế
quản lý, chứ không chỉ đổi mới về hình thức tổ chức hay dừng lại ở khâu sản xuất
một cách đơn thuần và theo số lượng doanh nghiệp ít hay nhiều.
Thứ năm, gấp rút đào tạo một đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ cả
về hai mặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức quản lý và phẩm
chất đạo đức.
Thứ sáu, phải xuất phát từ mục tiêu, chủ trương chung và bám sát vào những
mục tiêu, chủ trương đó mà thực hiện sự kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành
kinh tế với các ngành văn hoá, an ninh, quốc phòng, hình thành sức mạnh tổng
hợp của cả nước...
Thứ bảy, kết hợp chặt chẽ chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, đối ngoại
Đảng với đối ngoại Nhà nước và đối ngoại nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế, đồng thời tạo
thế đứng vững chắc, có lợi cho nền kinh tế Việt Nam trên thương trường toàn cầu.
3.2. Quan điểm và định hướng bảo hộ thương mại trong thời gian tới
Trên cơ sở nhìn nhận đầy đủ vè bối cảnh kinh tế - xã hội trong thời kỳ hội
nhập hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt nam đã đề ra những biện pháp thiết thực
để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất non trẻ trong nước trước tác động mạnh
mẽ của hàng hóa nhập khẩu như: ban hành Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam, thành lập Cục quản lý cạnh tranh, Hội đồng
xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ,… Tuy nhiên, việc bảo
hộ sản xuất trong nước cũng cần tuân theo một định hướng cụ thể chứ không nên
diễn ra một cách tràn lan, không kiểm soát. Với việc xác định rõ ràng quan điểm
bảo hộ như vậy, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg phê
duyệt “Chiến lược tỏng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước
phù hợp các cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020” vào
78
ngày 04/12/2008. Cụ thể: Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO,
tận dụng các biện pháp thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các doanh nghiệp công
nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế, mà trước mắt là tập trung cho
các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn, nhằm tạo lập và
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và từng bước mở rộng thị
trường ngoài nước. Bảo hộ phải hướng đến từng bước nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của ngành và sản phẩm công nghiệp.
Ngược lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ góp phần bảo hộ sản xuất công
nghiệp. Các chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp với các
cam kết quốc tế, quy định của WTO bao gồm:
 Nhóm chính sách liên quan đến các biện pháp thuế và phi thuế
a) Chính sách liên quan đến thuế
Tiếp tục bảo hộ thông qua các chính sách thuế phù hợp với các quy định của
WTO và cam kết quốc tế của Việt Nam. Áp dụng linh hoạt các phương pháp tính
thuế, sử dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng nhằm bảo vệ
sản xuất trong nước.
b) Chính sách liên quan đến các biện pháp phi thuế
- Thực hiện các chính sách hiện hành về đầu tư; bảo vệ thương mại tạm thời;
tổ chức quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp; hàng rào kỹ thuật,
an toàn vệ sinh dịch tễ…;
- Cải cách chính sách và các quy định liên quan đến thủ tục hải quan. Tiếp
tục quản lý chặt chẽ dịch vụ phân phối các mặt hàng có tác động quan trọng đến
kinh tế - xã hội (như xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, băng hình, thuốc
lá, gạo, đường và kim loại quý, phân bón, xi măng…);
- Áp dụng các chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm ngăn chặn các
hoạt động gian lận thương mại, vi phạm bản quyền trên cơ sở các quy định của
WTO và cam kết quốc tế của Việt Nam.
 Nhóm chính sách liên quan đến nâng cao khả năng cạnh tranh
a) Chính sách về đầu tư

79
- Ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là tại các địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn, vùng nông thôn, miền núi, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư
trong và ngoài nước xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh góp phần thu hẹp khoảng
cách giữa các vùng.
- Kết hợp đồng thời giữa đầu tư mới và đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường,
công nghệ tiêu tốn ít tài nguyên vật chất, tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá
cả cạnh tranh.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư. Tiếp tục phát huy mọi nguồn lực trong nước, thu
hút nguồn lực bên ngoài, kết hợp có hiệu quả với các nguồn lực bên trong để thực
hiện đầu tư.
b) Chính sách về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển các ngành, các sản phẩm sản xuất dựa trên lợi thế cạnh
tranh động của nền kinh tế; đồng thời bảo đảm sản xuất, đáp ứng nhu cầu những
sản phẩm thiết yếu nhằm góp phần giữ ổn định kinh tế - xã hội và tăng trưởng
xuất khẩu.
- Thực hiện các chính sách bảo hộ trên cơ sở phân loại hệ thống các mặt hàng
công nghiệp thành các nhóm hàng theo những tiêu chí nhất định và xác định rõ
các nhóm hàng hoá được bảo hộ để lựa chọn.
- Phát triển sản xuất kinh doanh những sản phẩm có lợi thế, hoàn thiện dịch
vụ công nghiệp, thực hiện mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh là biện pháp
bảo vệ hữu hiệu nhất đối với sản xuất trong nước.
c) Chính sách về thị trường
- Từng bước giảm dần tiến đến xoá bỏ sự can thiệp của Nhà nước vào giá cả
hàng hoá (trừ một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu) trên cơ sở tôn trọng các quy
luật thị trường của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phù
hợp với các cam kết quốc tế, quy định của WTO.

80
- Phát triển đồng bộ hệ thống thị trường (như thị trường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường tài chính, thị trường bất động sản, thị trường lao động và thị trường
khoa học - công nghệ) và quản lý có hiệu quả sự vận hành của các loại thị trường.
d) Chính sách về huy động vốn
- Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần và đa dạng hoá các loại hình tổ chức kinh doanh nhằm huy động tốt nhất các
nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế nói chung và công
nghiệp nói riêng.
- Phát triển vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị
trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao
chất lượng hoạt động của thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Huy động mọi
nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Hiện đại hoá và đa dạng hoá các hoạt động của
thị trường tiền tệ. Mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng theo lộ trình hội nhập kinh
tế quốc tế.
e) Chính sách về khoa học - công nghệ
- Nâng cao năng lực của các cơ quan khoa học và công nghệ về mọi mặt nhằm
từng bước nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong các sản phẩm, dịch
vụ công nghiệp trọng điểm; đồng thời tạo mối liên kết hữu cơ giữa cơ quan nghiên
cứu với các doanh nghiệp nhằm chuyển giao các kết quả nghiên cứu ứng dụng
vào sản xuất kinh doanh.
- Đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển thị trường khoa học - công
nghệ tạo cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học -
công nghệ vào đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh việc ứng dụng các công
nghệ quản lý tiên tiến trong công tác quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp công nghiệp.
- Coi trọng việc nghiên cứu và phát triển công nghệ nội sinh; đồng thời kết
hợp với ưu tiên ứng dụng các công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến trong khu vực
và trên thế giới trong các lĩnh vực hoạt động của ngành công nghiệp. Tăng cường
nhận thức của doanh nghiệp và cơ quan quản lý về tầm quan trọng của công tác
tiêu chuẩn hoá và sở hữu trí tuệ.
81
f) Chính sách về môi trường
- Ưu tiên công tác xây dựng các tiêu chuẩn tiên tiến về môi trường trong sản
xuất và tiêu dùng các sản phẩm công nghiệp. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn môi
trường công nghiệp hài hòa với tiêu chuẩn của các nước công nghiệp phát triển;
đồng thời tăng cường đầu tư các phương tiện, trang thiết bị để thực hiện việc kiểm
soát thực hiện.
- Xây dựng lộ trình đổi mới các công nghệ lạc hậu và ứng dụng công nghệ
mới tiên tiến, giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong các ngành
sản xuất.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng ngành công nghiệp môi trường.
g) Chính sách về nguồn nhân lực
- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp đào tạo,
từ đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng đến đại học, đạt chuẩn khu
vực và quốc tế. Chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên có
trình độ và chất lượng cao.
- Kết hợp đầu tư của Nhà nước với việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo
dục để huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cho
phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo; coi trọng hình thức đào tạo tại chỗ của
các doanh nghiệp, phát triển hình thức đào tạo ngoài nước để tiếp cận nhanh với
kỹ thuật và công nghệ tiên tiến.
- Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút nhân tài trong một số ngành, lĩnh
vực ưu tiên, áp dụng thí điểm, có đánh giá tổng kết, điều chỉnh chính sách phù
hợp với từng địa bàn.
Trên cơ sở các cam kết quốc tế và quy định của WTO, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã chủ trương: “Tận dụng các biện pháp thuế và phi thuế nhằm trợ giúp các
doanh nghiệp công nghiệp trong nước thuộc mọi thành phần kinh tế mà trước mắt
là tập trung cho các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn,
nhằm tạo lập và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và từng
nước mở rộng thị trường ngoài nước. Bảo hộ phải hướng đến từng bước nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như năng lực cạnh tranh của ngành và
82
sản phẩm công nghiệp. Ngược lại, việc nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ góp phần
bảo hộ sản xuất công nghiệp”.
Việc bảo hộ sản xuất trong nước phải theo đúng những yêu cầu, quan điểm
sau:
- Các biện pháp bảo hộ sản xuất phải hợp lý, có điều kiện và có lộ trình cắt
giảm phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) và các cam kết khác của Việt Nam.
- Các biện pháp bảo hộ của Nhà nước phải hướng tới thúc đẩy và tạo lập lợi
thế cạnh tranh cho các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn nói riêng
và cho ngành công nghiệp Việt Nam nói chung trên thị trường trong nước và quốc
tế. Có thể nhận thấy bảo hộ thương mại là cần thiết nhằm bảo vệ sản xuất trong
nước trước sự cạnh trnh mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu, tuy nhiên một vấn đề
đặt ra là bảo hộ những ngành nào, bảo hộ như thế nào sao cho có hiệu quả mà
không làm ảnh hưởng đến thương mại quốc tế luôn là một bài toán khó bởi nếu
bảo hộ không có chọn lọc, bảo hộ tràn lan sẽ gây ra rất nhiều những tác động tiêu
cực như làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước hoặc dẫn đến các biện
pháp trả đũa từ các quốc gia chịu ảnh hưởng của các biện pháp bảo hộ này.
- Các biện pháp bảo hộ phải được thực hiện thống nhất, bình đẳng đối với mọi
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Việc áp dụng minh bạch, nhất quán
các biện pháp bảo hộ thương mại sẽ đảm bảo môi trường pháp lý rõ ràng, ổn định,
không phân việt giữa các quốc gia, làm tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài có tín hiệu rõ ràng
về môi trường đầu tư dài hạn.
- Tăng cường áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại mới. Các biện pháp
bảo hộ đã và dang được áp dụng tuy tạo ra một rào cản vững chắc trong thương
mại quốc tế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, tuy nhiên, theo cam kết với WTO
về lộ trình cắt giảm và dỡ bỏ buộc Chính phủ phải tìm kiếm những biện pháp bảo
hộ thương mại mới như quy định về kiểm dịch động thực vật, quy định kỹ thuật,
bảo vệ môi trường,…

83
- Gắn bảo hộ sản xuất trong nước với việc tiếp tục điều chỉnh chức năng quản
lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, với chiến lược và chính sách bảo hộ sản xuất này, các doanh nghiệp
trong nước sẽ từng bước nang cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường nội
đia, sau đó mở rộng ra thị trường bên ngoài. Chiến lược này thực sự đã góp phần
đáp ứng được mục tiêu ổn định kinh tế - xã hội của đất nước trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tê.
3.3. Một số khuyến nghị chính sách
3.3.1. Hoàn thiện các văn bản pháp luật nhằm tăng cường quản lý xuất
nhập khẩu
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm các thủ tục hải quan rườm rà,
đơn giản hóa các bước trong giải quyết thủ thục nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập
khẩu không được cơ quan hải quan biên giới cho phép nhập khẩu, tăng cường thể
chế và chế tài xử phạt nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi kinh
doanh phi pháp, nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là doanh nghiệp có
ý định nhập khẩu các chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Bổ sung các quy định và tăng mức xử phạt
vi phạm hành chính về đa dạng sinh học, bao gồm xử phạt nghiêm minh đối với
việc nhập khẩu động vật gây hại từ nước ngoài nằm trong danh mục cấm nhập
khẩu, theo đó việc giải quyết hậu quả sẽ bằng cách tái xuất tất cả các động vật đó
ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc phân hủy như hàng hóa vi phạm quy định luật
pháp.
Bổ sung các quy định và nêu rõ thủ tục quản lý, giám sát hàng hóa trước khi
nhập khẩu tại cơ quan giám sát và kiểm dịch tại biên giới, ngoài ra cần áp dụng
các chế tài xử phạt trong việc thực hiện thủ thục giám sát và kiểm dịch tại biên
giới nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi nhập khẩu vi phạm các quy định
về môi trường.
Ban hành các quy định về việc xác định các cửa khẩu được phép nhập khẩu
một số loại hàng hóa, dựa trên phương pháp sử dụng đối với “kênh nhập khẩu”,
tức là cho phép nhập khẩu đối với các hàng hóa liên quan đến môi trường tại một
84
số cảng cửa khẩu cụ thể. Các cửa khẩu này có thể được phép nhập khẩu không
giới hạn, nhưng với một quy trình quản lý và giám sát chất lượng nghiêm ngặt.
Đối với các cửa khẩu khác, để thực hiện chính sách thương mại cửa khẩu, cần
quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn nhập khẩu ồ ạt hàng hóa
không được quản lý và có tác động đến môi trường. Do đặc điểm địa lý của Việt
Nam là trải dài với đường biên giới dài trên đất liền và bờ biển dài cộng với cơ sở
vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và nhân lực tại các cửa khẩu còn thiếu và hạn chế,
chưa thể đáp ứng nhu cầu về quản ký chất lượng hàng hóa trong thông quan, biện
pháp này sẽ giúp cải thiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu và ngăn
chặn hành vi nhập khẩu trái phép làm ảnh hưởng đến thị trường sản xuất nội địa,
hủy hoại môi trường, cuộc sống và sức khỏe con người. Đây là biện pháp được
WTO cho phép và được sử dụng hiệu quả bởi nhiều nước trên thế giới.
Nghiên cứu ban hành các quy định về cấp phép tự động thay vì hệ thống cấp
phép thủ công hiện nay nhằm đảm bảo minh bạch, nhanh chóng và tiện lợi trong
thủ tục cấp phép và phù hợp với cam kết về thông báo chính thức theo quy định
của hiệp định WTO về thủ tục cấp phép, ngoài ra còn cho phép dễ dàng quản lý
nhập khẩu, và thủ tục cấp phép tự động có thể ngừng hoặc chuyển nhanh chóng
thành các biện pháp quản lý khác. Đồng thời, cần có các biện pháp và quy định
cho việc thông quan điện tử nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong khai báo
hải quan tự động.
3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào thuế quan
- Rà soát các quy định luật pháp về thuế nhằm điểu chỉnh và tăng cường tuân

thủ các cam kết quốc tế và mức thuế quan trong khu vực: loại bỏ những mâu
thuẫn, chồng chéo và các quy định không rõ rang; đơn giản hóa hệ thống thuế và
hải quan; các biện pháp thuế quan và phi thuế quan; đặc biệt là các biện pháp và
hạn ngạch nhập khẩu không rõ ràng và chỉ vì mục đích bảo hộ.
- Cải thiện mức thuế quan trong danh mục thuế, yêu cầu này xuất phát từ

thực tế là thuế nhập khẩu hiện tại của Việt Nam còn phức tạp và không ổn định,
vẫn còn các mức thuế không phù hợp với thực tiễn khiến doanh nghiệp phải phàn
nàn. Do đó, cần cắt giảm thuế và thu hẹp khoảng cách giữa các mức thuế dựa trên
85
những nguyên tắc và cam kết với AFTA và WTO. Vì vậy, cần nghiên cứ kỹ mức
độ bảo hộ của mỗi ngành và xác định mức thuế đối với mỗi ngành hàng để phù
hợp với mức độ cạnh tranh và cam kết với thị trường các nước và khu vực khác.
Kết hợp thuế bảo vệ môi trường vào hệ thống thuế xuất nhập khẩu. Thuế bảo vệ
môi trường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp đạt một số mục tiêu như
bảo vệ môi tường, tăng thu nhập công…. Nó không đi ngược lại với các nguyên
tắc của WTO và được dư luận xã hội ủng hộ.
- Ban hành các loại thuế khác nhau như thuế chống bán phá giá, thuế hạn

ngạch, thuế đối kháng, thuế chống trợ cấp,… nhằm phản đối cuộc “chiến tranh
thương mại” ẩn dưới mặt nạ tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa.
3.3.5. Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các Hiệp hội ngành
hàng
Hiện nay, cả nước đã có 13 Hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. Một số Hiệp hội
đã có tác dụng tích cực nhưng nhìn chung hiệu quả hoạt động và vai trò của Hiệp
hội còn hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu một chế định hoàn chỉnh và đồng bộ về
tổchức hoạt động của Hiệp hội, bộ máy chuyên trách của Hiệp hội chưa đủ mạnh
và không hợp lý (có phần bị nhà nước hóa), nội dung hoạt động của Hiệp hội chưa
được định hình. Mặt khác, đối với nước ta, Hiệp hội ngành hàng còn là vấn đề
mới. Do tầm quan trọng của Hiệp hội trong cơ chế thị trường, kiến nghị Thủ tướng
Chính phủ:
- Sớm tổ chức hội nghị chuyên đề để bàn về Hiệp hội ngành hàng.
- Ban hành một nghị định riêng của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Hiệp hội ngành hàng (không xử lý chung với các loại hình hội, hiệp hội khác).
Theo quan điểm học viên, quy định mới về hiệp hội nên có sự phân công trách
nhiệm rõ ràng việc quản lý nhà nước các hiệp hội cho các Bộ, ngành theo hướng:
Bộ Nội vụ soạn thảo ban hành hoặc trình Chính phủ ban hành các quy định pháp
luật về tổ chức, hoạt động của các Hiệp hội, ra quyết định thành lập và quản lý
hoạt động của các tổ chức chính trị- xã hội, các Bộ quản lý ngành quyết định
thành lập các Hiệp hội nghề nghiệp (như Hội nhà văn, hội nhà báo...). Riêng Bộ
Thương mại quản lý các Hiệp hội ngành hàng từ quyết định thành lập, điều lệ,
86
xây dựng các quy định bổ sung, nêu rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các Hiệp hội trong lĩnh vực xuất khẩu đến theo dõi hoạt động. Sở dĩ đề xuất cơ
chế như trên là vì đặc thù và nhu cầu hoạt động của các loại hình hội, hiệp hội là
rất khác nhau. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, nên có một cơ chế phù hợp để tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa các Bộ,
ngành sản xuất và Hiệp hội ngành hàng.
Cho phép định hình lại nội dung hoạt động của các hiệp hội theo các hướng
chủ yếu sau:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và mở rộng thị trường nội địa;
cung cấp thông tin thị trường và khách hàng trong các doanh nghiệp hội viên.
- Xác định phương hướng liên kết và hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm trên cơ sở tự nguyện của các thành viên.
- Bảo vệ quyền lợi của các hội viên trong các vụ kiện bán phá giá hoặc chống
bán phá giá.
- Phản ánh ý kiến của các hội viên về quy hoạch và các chính sách phát triển
sản xuất - kinh doanh ngành hàng lên các cơ quan Chính phủ.
- Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội ngành hàng quốc tế nhằm nâng cao vị
thế và uy tín của ngành trong cộng đồng quốc tế.
3.3.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng trợ cấp xuất khẩu cho hàng hóa nông
sản xuất khẩu
3.3.3.1. Tăng cường vai trò của Chính phủ và các tổ chức tín dụng trong
các hoạt động tín dụng đối với nông nghiệp và nông thôn
 Đối với Chính phủ
- Xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử
dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo
thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng
nông thôn. Đặc biệt, cần khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho kinh doanh
lớn thông qua những điều chỉnh thích hợp và mạnh dạn về hạn điền và thời gian,
phương thức giao đất. Việt Nam thời Pháp thuộc, chỉ có 2,7 triệu mảnh ruộng,
nhưng hiện tại, mặc dù quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng,
87
đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể, nhưng số lượng mảnh ruộng lại gia tăng lên
3,5 - 3,7 triệu mảnh.
- Thực hiện các hỗ trợ trực tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp
đặc biệt, như khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển vùng sâu, vùng xa, miền núi,
hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện các chương trìnhthí điểm xây dựng cơ
sở hạ tầng nông nghiệp...
- Hỗ trợ đào tạo cán bộ và hoạt động của các tổ chức tổ chức tín dụng, nhất
là ở vùng khó khăn, như tuyên truyền chính sách vay vốn đến từng hộ gia đình;
thực hiện đơn giản hoá và rút ngắn thời hạn thủ tục đăng ký và cấp sổ đỏ xác nhận
chủ quyền đất, hoàn thiện Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm, giảm bớt quy định
quản lý (nhất là những áp đặt về lãi suất) đối với các tổ chức tín dụng.
- Trong một số trường hợp, Nhà nước cần mạnh dạn lập các DNNN chuyên
bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình
thành các vùng chuyên canh và sản phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh
tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng
theo và hỗ trợ các hoạt động này.
 Đối với các tổ chức tín dụng nông nghiệp và nông thôn, nòng cốt là Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng
Chính sách xã hội:
- Tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính cho các định chế
này; cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các
thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay
được được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận
được tiền); đồng thời, tăng cường giám sát sử dụng vốn vay của các hộ sau khi
vay thông qua chính quyền và các đoàn thể địa phương... Tăng cường khả năng
thẩm định dự án, phương án sản xuất kinh doanh nhằm giảm rủi ro cho ngân hàng
trong quá trình thu hồi nợ và tránh bỏ qua nhiều dự án tốt, nhiều phương án kinh
doanh khả thi làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.
- Các ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông thôn một cách hợp lý
về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư, cũng như hạn mức vốn vay, đảm bảo khai thác
88
tiềm năng kinh tế tự nhiên của mỗi vùng, hình thành các vùng chuyên canh lúa,
vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,...
có giá trị kinh tế cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt,
cần chú trọng cho vay đối với hộ sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với các
dự án bao tiêu sản phẩm kinh doanh có hiệu quả thuộc các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp đã và đang được hình thành, cho vay mở rộng đầu vào lĩnh vực
nghiên cứu công nghệ sinh học, tạo ra giống, cây trồng mới....
- Tiến hành đổi mới toàn diện mô hình tổ chức, màng lưới kinh doanh theo
mô hình ngân hàng thương mại hiện đại, tinh giảm trung gian, tăng năng lực cho
các đơn vị trực tiếp kinh doanh; đơn giản hoá các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi
cho khách hàng; đào tạo cán bộ nhân viên theo hướng chuyên môn hoá; tăng
cường cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hoá công nghệ; chuyển đổi hệ thống kế
toán theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại.
3.3.3.2. Tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát
triển nông nghiệp và nông thôn
- Nhà nước cần mở rộng tự do hóa, cùng với tăng cường tiêu chuẩn hóa và các
hoạt động giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức (hệ thống ngân
hàng, Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô) và phi chính thức (quan
hệ vay mượn gia đình, bạn bè, người thân, hội, hụi...) trong nước và nước ngoài
để hỗ trợ các tổ chức tín dụng đa dạng hóa nguồn vốn và sản phẩm tín dụng phù
hợp với trình độ phát triển và dân trí, thói quen ở mỗi địa phương; chú trọng giới
thiệu và phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích tiên tiến, điển hình là
các dịch vụ Mobile Banking như: SMS Banking, VnTopup, ATransfer, Apaybill,
VnMart; kết nối thanh toán với Kho bạc, Hải quan trong việc phối hợp thu ngân
sách; phát hành thẻ tín dụng các loại; đặc biệt, tăng cường công tác xúc tiến đầu
tư và dành khuyến khích cao nhất cho các tổ chức tài chính - tín dụng nước ngoài
vào hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông, viễn thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa...
- Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thành lập bộ phận chuyên trách và
mở rộng mạng lưới ở những nơi có điều kiện để thực hiện công tác huy động vốn,
89
áp dụng chiến lược marketing đối với khách hàng gửi tiền. Bên cạnh việc tuyên
truyền, giải thích để khách hàng mạnh dạn gửi tiền vào ngân hàng, các sản phẩm
và dịch vụ huy động tiết kiệm cần đa dạng và hấp dẫn không chỉ về lãi suất và kỳ
hạn, mà còn về tính thanh khoản, đặc biệt là sự ưa thích của khách hàng đối với
các khoản tiết kiệm có thể rút ra được bất kỳ ở đâu và lúc nào; người gửi tiền nông
thôn cũng có sự quan tâm đặc biệt với các sản phẩm như tiết kiệm gửi góp, tiết
kiệm có dự thưởng, tiết kiệm bậc thang... Ngoài huy động tiết kiệm thông thường,
các sản phẩm đa dạng khác của tiết kiệm cũng cần được áp dụng như: phát hành
tín phiếu, trái phiếu với mệnh giá thấp, huy động đảm bảo bằng vàng (việc huy
động vốn cũng thường xảy ra rủi ro khi vàng tăng giá, nên các ngân hàng huy
động vốn bằng vàng cần phải sử dụng các công cụ phái sinh để tự bảo vệ, đồng
thời, Nhà nước cần mạnh dạn nghiên cứu tìm biện pháp phù hợp để khơi tăng
nguồn vốn này); áp dụng phí chuyển tiền một cách linh hoạt để thu hút việc
chuyển tiền qua ngân hàng. Vận động các tổ chức cung cấp sản phẩm đầu vào cho
hộ nông dân mở tài khoản tại ngân hàng để cho vay chuyển khoản đối với hộ sản
xuất, trang trại. Thực hiện vấn đề này vừa tiết kiệm được nguồn vốn vừa tăng
cường giám sát việc sử dụng vốn vay.
- Khuyến khích khai thác triệt để các nguồn vốn ủy thác từ các định chế tài
chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ thông qua
các dự án mà NHNo&PTNT ký kết. Đây là nguồn vốn thường được đầu tư dự án
phát triển theo loại cây, con hoặc theo vùng, tiểu dự án. Các nguồn vốn ủy thác từ
nước ngoài có tính chất ổn định trong một thời gian dài, rất phù hợp với nhu cầu
cho vay trung, dài hạn phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn đang đòi hỏi nhiều vốn có lãi suất thấp, vừa có thời gian dài phù hợp
với các đối tượng cần đầu tư về kinh tế trang trại.
- Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như phương thức cho vay dự
án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn... nhằm giúp cho người
vay chủ động hơn trong việc sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông
nghiệp, giảm thiểu các thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp
cận nguồn vốn của ngân hàng. Đặc biệt, phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài
90
chính trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mở rộng thị trường cho thuê tài
chính nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay
không cần tài sản thế chấp như vay ngân hàng). Hoạt động cho thuê tài chính giúp
các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với qui mô vốn lớn, thời gian
cho thuê trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa
nông nghiệp, nông thôn.
- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, đoàn thể và chính quyền địa
phương hướng dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn sử dụng đồng vốn
hợp lý, đảm bảo quản lý nợ và rủi ro, vốn cho vay phải gắn kết với các chương
trình phát triển kinh tế của địa phương. Các tổ chức tín dụng cần thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ với chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội như Hội
nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, với các cơ quan tổ chức nghiên cứu khoa
học công nghệ như các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, viện nghiên cứu...
Phối hợp giữa các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, chế biến với các hộ
sản xuất, chủ trang trại tạo ra môi trường tín dụng an toàn. Ngoài mô hình cho
vay trực tiếp song phương, cho vay tín chấp, cho vay qua tổ, hội như hiện nay, để
gắn chặt quá trình khép kín đầu vào - sản xuất - đầu ra trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản phẩm, các mô hình cho vay trực tiếp đa phương có sự tham gia của bên
cung ứng, bên tiêu thụ sản phẩm không để hộ sản xuất thiệt thòi do thiếu thông
tin và thị trường. Các hợp đồng bán sản phẩm cho các doanh nghiệp chế biến, tiêu
thụ sản phẩm của các hộ sản xuất, chủ trang trại và hợp đồng bán sản phẩm của
các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm với các công ty trong và ngoài nước
có thể được xem xét để trở thành tài sản đảm bảo nợ vay đối với các trang trại,
hộ sản xuất và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ có hiệu quả cao hơn nếu việc đầu tư sản
xuất kinh doanh đồng bộ từ khâu cung ứng vật tư, phương tiện sản xuất cho đến
khâu thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Do đó các ngân hàng khi cho vay
cần tham gia tư vấn cho các hộ sản xuất, trang trại một phương án sản xuất theo
qui trình khép kín từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm. Căn cứ
trên kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định nguồn vốn đáp
91
ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình được thực hiện thông suốt. Điều này thuận
lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi
sản phẩm được tiêu thụ.
3.3.4. Nâng cao hiệu quả sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại
Trên cơ sở rà soát hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn, cần chuyển các tiêu
chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở… thành tiêu chuẩn quốc gia; và sửa đổi các
quy chuẩn, quy tắc, thủ tục, tài liệu kỹ thuật cần thiết để được áp dụng như các
quy chuẩn quốc gia. Ngoài ra, cần nghiên cứu các tiêu chuẩn môi trường, quy
chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm khác như giày, da, da nhập khẩu, sản phẩm
điện tử, thiết bị; cần sửa đỏi các quy chuẩn quốc gia về quyên góp cho chất thải
nhập khẩu (trừ các tiêu chuẩn về chất thải nhựa và thép như quy định).
Đẩy nhanh việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn
của Việt Nam, mã hóa hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn theo luật pháp của Việt
Nam và phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế nhằm đáp ứng yêu cầu
của Hiệp định TBT và các cam kết quốc tế, cũng như của doanh nghiệp trong
nước. Xây dựng, áp dụng và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý môi trường
và quản lý chất lượng theo ISO 9000, ISO 14000, HACCP, GMP, và SA 8000...
Tổ chức chủ trì là Tổng cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và
Công nghệ, với sự phối hợp của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, vv….
Về thủ tục đánh giá hợp chuẩn hợp quy, cần đầy mạnh nghiên cứu để công
nhận các tiêu chuẩn, đẩy nhanh quá trình xây dựng và triển khai các dự án về đánh
giá hợp chuẩn hợp quy trong bối cảnh đầu tư nhà nước cho việc xây dựng các tiêu
chuẩn còn hạn chế (ví dụ, các tiêu chuẩn của một số nước châu Âu có thể được
sử dụng cho nông phẩm và thực phẩm; các tiêu chuẩn của ASEAN có thể áp dụng
cho máy móc thiết bị). Đẩy nhanh quá trình đàm phán, công nhận các tiêu chuẩn
và quy chuẩn tương đương với tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức công nhận
quốc tế, khuyến khích các tổ chức công nhận phù hợp ở Việt Nam ký kết và triển
khai các công nước và hiệp định song phương, đa phương và khu vực về đánh giá
hợp chuẩn hợp quy giữa Việt Nam và các quốc gia, khu vực là thị tường chính và
92
tiềm năng, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì, với sự phối hợp của Bộ Tài
chính, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát
triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, vv...
Trên cơ sở rà soát các quy dịnh về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa
nhập khẩu trong các văn bản pháp luật hiện tại, cần bỏ các quy định trùng lặp và
chồng chéo gây khó khăn và phức tạp cho việc quản lý và triển khai trên thực tế.
Bên cạnh đó, việc chuẩn hóa và phân nhóm theo biểu thuế quan áp dụng với các
sản phẩm phải qua kiển tra chuyên ngành và phân nhóm các cơ quan quản lý chức
năng như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ
Khoa học & Công nghệ, ngoài ra còn cần bổ sung các quy định cụ thể và phù hợp
đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành như hóa chất độc hại,
phân bón, thuốc trừ sâu, vv….
Điều chỉnh hệ thống quy định và tiêu chuẩn môi trường, tránh chồng chéo và
phức tạp nhằm đảo bảo tuân thủ và tránh ô nhiễm qua biên giới. Bổ sung các chỉ
tiêu kỹ thuật và tiêu chuẩn về các dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị đã
qua sử dụng được phép nhập khẩu (Bộ Khoa học & Công nghệ chủ trì). Bổ sung
các tiêu chuẩn môi trường như yêu cầu về an toàn trong vận chuyển và bảo quản
hóa chất và bao bì hóa chất (Bộ Công Thương chủ trì); các tiêu chuẩn an toàn
trong vận chuyển và bảo quản thuốc trừ sâu, hệ thống tiêu chuẩn về phát thải và
các quy định về xử lý và tiêu hủy rác thải… (Bộ Tài nguyên & Môi trường chủ
trì). Bổ sung các quy định chi tiết về dư lượng tối đa cho phép các chất làm ô
nhiễm thực phẩm, chất lỏng và các sản phẩm khác (hóa chất, kháng sinh, thuốc
trừ sâu, kim loại nặng, phụ gia thực phẩm, các tiêu chí vi sinh…), hàm lượng các
vật liệu tái chế, vật liệu tái sử dụng, các tiêu chuẩn lấy mẫu, kiểm nghiệm, tiêu
chuẩn phòng thí nghiệm và công nhận kết quả…. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ
trì với sự hợp tác của Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp….
Việc triển khai các văn bản pháp luật về môi trường sẽ được tăng cường bằng
cách ban hành các văn bản, pháp lệnh, thông tư, nghị định của Chính phủ, các bộ
ngành; nên được chuyển thành các pháp lệnh với việc xử phạt hành chính và các
93
chế tài xử phạt nghiêm khắc, cần tăng cường ngăn chặn và cưỡng chế thi hành các
văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động nhập
khẩu.
Bộ Tài nguyên & Môi trường với tư cách là cơ quan chủ trì sẽ tổ chức và triển
khai kế hoạch quốc gia, thực thi Công ước Stockholm về các chất hữu cơ gây ô
nhiễm khó phân hủy, và hợp tắc chặt chẽ với Bộ Công Thương nhằm xây dựng,
ban hành và giám sát triển khai các quy định về quản lý an toàn hóa chất, giảm và
loại trừ hoàn toàn 12 loại hóa chất và hợp chất hữu cơ khó phân hủy (theo Công
ước Stockholm) tại Việt Nam. Dựa trên các sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ
thống cơ chế, chính sách và pháp luật hiện hành về các chất hữu cơ gây ô nhiễm
khó phân hủy, cần sửa đổi, bổ sung và xây dựng các tiêu chuẩn môi trường mới
về quản lý và phân hủy an toàn các chất hữu cơ bị ô nhiễm khó phân hủy, ưu tiên
nên dành cho các chính sách như quản lý liên ngành về an toàn hóa chất đối với
các chất hữu cơ khó phân hủy cũng như các hóa chất độc hại liên quan và rác thải;
quản lý, kiểm soát các nhà sản xuất, nhập khẩu, sử dụng, bảo quản và vận chuyển
các hóa chất bị cấm; quản lý nhập khẩu thiết bi công nghiệp và sản phẩm chứa
PCB, đặc biệt là các sản phẩm điện nhằm quản lý an toàn hóa chất, loại bỏ và
phân hủy; quản lý an toàn, loại bỏ và phân hủy thuốc trừ sâu dưới dạng chất hữu
cơ khó phân hủy. Ngoài ra, cần xây dựng chính sách khuyến khích các hoạt động
ứng phó và giảm thiểu, thay thế và loại bỏ các chất hữu cơ bị ô nhiễm khó phân
hủy; cần bổ sung các quy định bắt buộc về nhập khẩu thiết bị, các dây chuyền sản
xuất và chế biến cung với thiết bị và công nghệ xử lý môi trường; cần ban hành
chính sách khuyến khích ngành công nghiệp môi trường và nhập khẩu công nghệ,
thiết bị và hàng hóa thân thiện với môi trường nhằm giảm phát giải các chất hữu
cơ bị ô nhiễm khó phân hủy, cần tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kim loại vật
liệu xây dựng, hóa chất và xử lý rác thải.
Đề xuất xây dựng và áp dụng cơ chế mới về quản lý chất lượng từ xa nhằm
ngăn chặn việc thâm nhập và lưu thông trên thị trường các hàng hóa không đáp
ứng các tiêu chuẩn và quy định về môi trường, yêu cầu an toàn và vệ sinh môi
trường và không rõ nguồn gốc xuất xứ; cần xây dựng các quy định về cơ chế quản
94
lý chất lượng tại các cơ sở sản xuất trong nước để xuất khẩu hàng hóa nếu cần
thiết; tham gia tích cực vào hệ thống cảnh báo sớm về chất lượng hàng hóa giữa
các nước.
Thiết lập và áp dụng hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với
sản phẩm, quy trình và phương pháp sản xuất, chế biến; nếu cần thiết, thực hiện
giám sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất và chế biến và không cho phép nhập khẩu vào
Việt Nam nếu không thực hiện thủ tục giám sát đó.
Soạn thảo và bổ sung các quy định về đóng gói, bao bì, các yêu cầu về vận
chuyển và bảo quản đối với hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ môi trường.
Soạn thảo các quy định về nhãn môi trường và nhãn sinh thái vì mục đích môi
trường và sức khỏe cộng đồng; khuyến khích tiêu dùng và ử dụng sản phẩm ghi
nhãn tiết kiệm và sinh thái.
Trong thời gian tới, cần nghiên cứu áp dụng nhãn và nhãn hiệu sinh thái đối
với một số sản phẩm, đặc biệt là rau quả tươi. Ví dụ, một sản phẩm được nghi
nhãn sinh thái “Không sử dụng thuốc trừ sâu” sẽ tạo được niềm tin trong người
tiêu dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu và nhãn cần được quản lý chặt chẽ
nhằm đảm bảo niềm tin và độ chân thật của các sản phẩm này.
Ngoài ra, dựa trên quy định “ghi nhãn tiết kiệm” đối với một số sản phẩm điện
và điện tử hiện hành, Chính phủ cần ban hành các văn bản pháp luật nhằm:
(i) chuyển các quy định về nhãn tiết kiệm năng lượng trên sản phẩm điện và
điện tử thành các tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn sử dụng quốc gia, để các tiêu
chuẩn và tiêu chí đảm bảo được việc tiết kiệm năng lượng;
(ii) Bổ sung các sản phẩm và thiết bị điện và điện tử vào danh mục bắt buộc

ghi nhãn tiết kiệm năng lượng;


(iii) Cần xây dựng hệ thống giám sát và triển khai; chế tài xử phạt hành chính
cần được đưa vào để xử phạt nghiêm minh các vi phạm nhàm đảm bảo thực thi
hiệu quả. Cơ quan chủ trì là Bộ Khoa học & Công nghệ, với sự hợp tác của Bộ
Tài nguyên & Môi trường, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công
Thương, Bộ Y tế, Bộ Tư pháp, vv…. Trong đó Bộ Công Thương có trách nhiệm
soạn thảo và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn quốc gia về sử dụng hiệu quả
95
và tiết kiệm năng lượng.

96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên cơ sở lý luận đã được trình bày trong chương 1 và những đánh
giá thành tựu, hạn chế được phân tích trong chương 2, luận án đã trình bày một
số vấn đề mang tính định hướng và đề xuất một số giải pháp trong chương 3, cụ
thể như sau:
Thứ nhất, tác giả đã trình bày xu thế hội nhập kinh tế và bảo hộ thương
mại quốc tế, cũng như quan điểm và định hướng bảo hộ thương mại của Việt
Nam trong giai đoạn tới.
Thứ hai, để khắc phục những tồn tại, hạn chế đã trình bày ở chương 2, tác
giả đã đề xuất một số giải pháp có tính thực tiễn cao nhằm giải quyết các vấn đề
căn bản của chính sách bảo hộ thương mại ở Việt Nam. Các giải pháp trên cần
được thực hiện đồng thời, quyết liệt để tạo tiền đề nâng cao hiệu quả của việc sử
dụng các công cụ của chính sách bảo hộ trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới
ở Việt Nam thời gian tới.

97
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, tuy Việt Nam đã có nhiều bước tiến lớn trong quá
trình hội nhập kinh tế toàn cầu nhưng nếu so sánh với các nước khác trong khu
vực hay trên thế giới thì trình độ phát triển của chúng ta vẫn còn thua họ một
khoảng cách khá xa. Do vậy, cần có một sự bảo hộ thương mại cho các ngành sản
xuất trong nước. Tuy nhiên, cần bảo hộ một cách có điều kiện, có chọn lọc nhằm
hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước phát triển nhưng
không làm cho các doan nghiệp ỷ lại vào chính sách bảo hộ mậu dịch, dẫn tới sự
trì trệ làm giảm khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế cũng yêu cầu các nước phải dỡ bỏ
dần các rào cản thương mại. Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam, đặc biệt
là đối với ngành sản xuất non trẻ, sức cạnh tranh chưa cao trước các doanh nghiệp
nước ngoài. Mặt khác, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các
biện pháp mang tính bảo hộ hàng hoá trong nước đối với lĩnh vực thương mại đã
được các nước thành viên của WTO thực hiện và tình trạng này ngày càng gia
tăng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào
xuất khẩu như Việt Nam. Do vậy, để có thể đảm bảo sức mạnh của nền kinh tế,
các biện pháp bảo hộ mậu dịch cần được Chính phủ sử dụng linh họat để đạt được
hiệu quả cao nhất trong việc bảo vệ các nhà sản xuất trong nước trước sự cạnh
tranh với hàng hóa của nước ngoài
Bên cạnh những tác động tích cực, mặt trái của chính sách bảo hộ mậu dịch
cũng gây ra một số tác động tiêu cực, đặc biệt là gây thiệt hại cho người tiêu dùng,
đây là một trong những yếu tố hạn chế sự phát triển ổn định của nền kinh tế xét
theo mục tiêu dài hạn. Như vậy, các biện pháp bảo hộ mậu dịch đưa ra nhằm bảo
vệ sản xuất trong nước là điều phải làm, nhưng cũng cần xem xét phải làm sao
đảm bảo cạnh tranh công bằng.

98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ trưởng Bộ Công thương, Quyết định 3559/QĐ-BCT về “Gia hạn thời
hạn ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng
thép hình chữ H”, ngày 05 tháng 09 năm 2016.
2. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thông tư 16/2016/TT-BCT về “Quy định về
việc áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu và trứng gia
cầm có xuất xứ từ các nước thành viên của Liên minh Kinh tế Á - Âu năm 2016”,
ngày 19 tháng 08 năm 2016.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyết định 4577/QĐ-BYT về “Công bố danh mục
thuốc biệt dược gốc”, ngày 23 tháng 08 năm 2016.
4. Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Thông tư 25/2016/TT-BXD của ban hành công
bố danh mục và mã số HS vật liệu amiăng thuộc nhóm amfibole cấm nhập khẩu,
ngày 09 tháng 09 năm 2016.
5. Nguyễn Văn Dần, chủ biên (2010), Kinh tế học vĩ mô II, NXB Tài chính,
Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Dần (2011), Kinh tế học vĩ mô I, NXB Tài chính, Hà Nội.
7. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm – TS. Bạch Đức Hiển (2009), Tài chính doanh
nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
8. TS. Nguyễn Thị Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê,
thành phố Hồ Chí Minh.
9. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hệ thống ngắn gọn về WTO
và các cam kết gia nhập của Việt Nam – Cam kết chung về thuế quan.
10.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 36/2016/QĐ-TTg ban hành quy định
việc áp dụng thuế suất thông thường đối với hàng hóa nhập khẩu, ngày 01 tháng
09 năm 2016.
11.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2011.
12.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2012.
13.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2013.
14.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2014.
15.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2015.
99
16.TBT, Bản tin TBTVN số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 năm 2016.
17.Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 160/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến
lược tổng thể và chính sách bảo hộ sản xuất công nghiệp trong nước phù hợp các
cam kết quốc tế, quy định của WTO giai đoạn đến năm 2020”.
18.Tổng cục Thống kê, Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010, 2011,
2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
19.Tổng cục Thống kê, Thống cáo báo chí về số liệu thống kê kinh tế - xã hội
năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016.
20.WTO – Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994.
21.WTO – Hiệp định về các biện pháp tự vệ.
22.WTO – Hiệp định về chống bán phá giá.
23.WTO – Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng.

100

You might also like