You are on page 1of 47

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI

GIÁO TRÌNH SƠ CẤP


MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG CẤP THOÁT NƯỚC GIA DỤNG
NGÀNH/NGHỀ: LẮP ĐẶT ĐIỆN NƯỚC
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày…….tháng….năm ........
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai)

Lào Cai, năm 2019


1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2
LỜI GIỚI THIỆU

Giáo trình “Lắp đặt đường ống cấp thoát nước gia dụng” được biên soạn dựa trên
cơ sở các tài liệu sau: “Giáo trình cấp thoát nước” của nhóm tác giả Kỹ sư Đỗ Duy Mạnh,
kỹ sư Vũ Đình Dịu của nhà xuất bản xây dựng năm 2000. “Giáo trình đào tạo công nhân
ngành nước theo phương pháp mô đun” của nhà xuất bản xây dựng năm 2005. Nhằm đáp
ứng nhu cầu học tập của học sinh chuyên ngành lắp đặt điện nước và điện dân dụng.

Trong khi biên soạn rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu của các
đồng nghiệp. Do khả năng và trình độ có hạn nên không thể tránh khỏi các sai sót. Rất
mong có sự đóng góp của bạn đọc

Lào Cai, ngày tháng năm 2019


THAM GIA BIÊN SOẠN
Chủ biên: Lại Văn Dũng

3
MỤC LỤC

Trang
Tuyên bố bản quyền 2
Lời giới thiệu 3
Mục lục 4
Bài 1: các kỹ năng cơ bản về lắp đặt đường nước gia dụng
1 Hệ thống cấp nước sạch, phân loại và lựa chọn 10
1.1 Hệ thống cấp nước 10
1.2 Phân loại 10
1.2.1 Phân loại theo chức năng 10
1.2.2 Phân loại theo áp lực nước ngoài nhà 10
1.3 Lựa chọn 13
2 Hệ thống thoát nước thải 13
2.1 Khái niệm 13
2.2 Phân loại 13
2.3 Các loại hệ thống thoát nước thải 13
2.3.1 Các loại nước bẩn 13
2.3.2 Phân loại hệ thống thoát nước bẩn trong nhà 13
3 Các ký hiệu thường dùng 13
Bài 2: Lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước trong nhà
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1 Lấy dấu vị trí tuyến ống 16
1.1 Tầm quan trọng của việc lấy dấu tuyến ống 16
1.2 Những chú ý của việc lấy dấu tuyến ống 16
1.3 Dụng cụ lấy dấu 16
1.4 Trình tự và phương pháp lấy dấu 16
2 Đục tường 16
3 Hàn nhựa ống nhiệt 17
4 Lắp đặt cụm ống 19
5 Lắp đặt van 20
4
6 Lắp đặt khởi thủy 21
7 Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước vào nhà 21
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị nguyên vật liệu 22
1.1 Dụng cụ thiết bị cho việc lắp đặt 22
1.2 Vật tư 22
2 Đo và lấy dấu định vị tuyến ống 22
3 Tạo đặt đường ống 23
4 Lắp đặt ống 23
4.1 Thi công đường ống dẫn nước vào nhà 23
4.2 Thi công đường dẫn nước trong nhà 24
5 Thực hiện lắp đặt đai khởi thủy 25
Bài 3: Lắp đặt hệ thống thoát nước trong nhà
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1 Lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà 27
1.1 Tầm quan trọng của việc lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà 27
1.2 Những chú ý của việc lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà 27
1.3 Dụng cụ lấy dấu 27
1.4 Trình tự và phương pháp lấy dấu 27
2 Sửa lỗ đặt ống thoát 27
3 Lắp mối nối dán keo ống 27
4 Lắp đặt cụm ống thoát nước 27
4.1 Ống nhánh 28
4.2 Ống đứng 28
5 Lắp đặt đường ống thoát nước mưa 29
6 Lắp đặt ống thoát bể tự hoại 29
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị nguyên vật liệu 30
1.1 Dụng cụ thiết bị cho việc lắp đặt 30
1.2 Vật tư 30

5
2 Đo và lấy dấu định vị tuyến ống 30
3 Tạo đặt đường ống 30
4 Lắp đặt ống 31
4.1 Lắp đặt ống thoát đứng 31
4.2 Lắp ống thoát nhánh 31
4.3 Lắp đặt ống thoát nước mưa 31
Bài 4: Lắp đặt hệ thống thoát nước ngoài nhà
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1 Phóng tuyến ống 33
1.1 Những điều chú ý khi phóng tuyến, lấy dấu 33
1.2 Trình tự và phương pháp lấy dấu 33
2 Đào mương đặt ống 33
3 Gia cố mương đào 33
4 Rải ống phụ kiện thoát nước 33
5 Lắp mối nối gioăng ống 34
5.1 Phương pháp dán ống 34
5.2 Phương pháp nối bằng đệm cao su 34
6 Chèn vữa mối nối ống 35
7 Lắp mối nối ống mặt bích 35
7.1 Kiểm tra trước khi lắp 35
7.2 Hạ ống xuống mương 35
7.3 Lắp ống 35
Bài 5: Lắp đặt bơm nước
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1 Lắp đặt bơm đẩy 37
1.1 An toàn điện khi lắp đặt bơm 37
1.2 Lựa chọn vị trí đặt bơm 37
1.3 Lắp đặt bơm 37
1.4 Kiểm tra, vận hành bơm 39

6
1.5 Các lỗi thường gặp 39
2 Lắp đặt bơm chìm giếng khoan 39
2.1 Các lưu ý khi lắp đặt bơm chìm giếng khoan 39
2.2 Lắp đặt bơm 40
3 Lắp đặt bơm chìm nước thải 41
3.1 Chú ý lắp đặt điện cho bơm chìm 41
3.2 Kết nối bơm chìm nước thải với HT ống xả 41
3.3 Chú ý lắp đặt bơm chìm 42
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
I Lắp đặt bơm đẩy 42
1 Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ 42
2 Kiểm tra bơm trước khi lắp đặt 43
3 Lắp đặt 43
3.1 Đưa máy bơm vào vị trí 43
3.2 Lắp đường ống và phụ kiện trước sau bơm 43
II Lắp đặt bơm chìm giếng khoan 44
1 Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên) 44
2 Kiểm tra 44
2.1 Kiểm tra bơm 44
2.2 Kiểm tra giếng khoan 44
3 Lắp đặt 44
3.1 Đưa máy bơm vào vị trí 44
3.2 Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm 44
3.3 Đấu điện máy bơm 45
3.4 Chạy thử máy bơm 45
III Lắp đặt bơm chìm nước thải 45
1 Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ 45
2 Kiểm tra 46
2.1 Kiểm tra bơm 46
2.2 Kiểm tra giếng khoan 46

7
3 Lắp đặt 46
3.1. Đưa máy bơm vào vị trí 46
3.2 Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm 46
3.3 Đấu điện máy bơm 46
3.4 Chạy thử máy bơm 46
Tài liệu tham khảo 47

8
CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
Tên mô đun: Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước gia dụng
Mã số của mô đun: MĐ 24
Thời gian mô đun: 60giờ; (Lý thuyết: 18 giờ; Thực hành : 41 giờ; Kiểm tra: 01 giờ)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN
- Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các mô đun/môn học lắp
đặt thiết bị dùng nước.
- Tính chất: Là mô đun chuyên môn
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN
1. Kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ, công dụng và phân loại đường ống, thiết bị của hệ thống
cấp, thoát nước gia đình.
- Trình bày được sơ đồ nguyên lý, cấu tạo, công dụng của các thiết bị, dụng cụ
của nghề.
- Đọc được bản vẽ của hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước và các tài liệu liên
quan.
- Trình bày được phương pháp lắp đặt, vận hành hệ thống ống cấp, thoát nước,
phù hợp với yêu cầu thi công.
2. Kỹ năng:
- Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ đồ nghề cầm tay, dụng cụ đo kiểm, vật tư
và thiết bị thường dùng trong thi công, lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước gia đình.
- Đo, lấy dấu, cắt, ren và nối các mối nối thông thường đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Lắp đặt được đường ống, thiết bị cấp, thoát nước gia đình và máy bơm 1pha.
- Vận hành được hệ thống cấp, thoát nước đúng quy trình.
- Kiểm tra, phát hiện và xử lý được các sự cố thông thường.
3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Rèn luyện tác phong công nghiệp. Lao động có kỷ luật, kỹ thuật, sáng tạo. Cẩn
thận, ngăn nắp, gọn gàng.
- Tiết kiệm nguyên vật liệu, thời gian.
- Chủ động lập kế hoạch, dự trù được vật tư, thiết bị.
- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong công việc.

9
BÀI 1: CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN VỀ
LẮP ĐẶT ĐƯỜNG NƯỚC GIA DỤNG
1. Hệ thống cấp nước sạch, phân loại và lựa chọn
Hệ thống cấp nước trong nhà dùng để đưa nước từ mạng lưới cấp nước bên ngoài
nhà đến mọi thiết bị vệ sinh hoặc máy móc sản xuất trong nhà
1.1. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước bao gồm các bộ phận
- Đường ống dẫn nước vào nhà nối liền đường ống bên ngoài với nút đồng hồ đo nước.
- Nút đồng hồ đo nước gồm có đồng hồ và các thiết bị kèm theo.
- Mạng lưới cấp nước trong nhà:
+ Các đường ống chính nối từ đồng hồ đo nước dẫn đến các ống đứng
+ Các ống đứng dẫn nước lên các tầng nhà.
+ Các ống nhánh phân phối nước từ ống đứng lên các dụng cụ vệ sinh.
+ Các dụng cụ lấy nước (các loại vòi nước, các thiết bị đóng, mở, điều chỉnh, xả
nước để quản lý mạng lưới.
Nếu phục vụ cho chữa cháy, hệ thống cấp nước trong nhà còn có các vòi phun
chữa cháy; nếu áp lực đường ống bên ngoài không đủ đảm bảo đưa nước tới mọi dụng cụ
vệ sinh trong nhà thì có thêm các công trình khác như: két nước, trạm bơm, bể chứa, đài
nước…
1.2. Phân loại
1.2.1. Phân loại theo chức năng
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt ăn uống.
- Hệ thống cấp nước sản xuất.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy.
- Hệ thống cấp nước kết hợp các hợp các hệ thống trên.
1.2.2. Phân loại theo áp lực nước ngoài nhà
a) Hệ thống cấp nước đơn giản
Hệ thống được sử dụng khi áp lực đường ống ngoài nhà luôn đảm bảo đưa nước
đến mọi thiết bị, dụng cụ bên trong nhà kể cả các dụng cụ vệ sinh ở vị trí cao nhất của
ngôi nhà.

Hình 1.1. Hệ thống cấp nước đơn giản


10
b) Hệ thống cấp nước có két nước trên mái
- Hệ thống được áp dụng khi áp lực đường ống ngoài nhà không đảm bảo thường
xuyên đưa nước đến các dụng cụ, thiết bị vệ sinh trong ngôi nhà.
- Két nước trên mái có nhiệm vụ trữ nước khi áp lực đường ống ngoài nhà cao và
tạo áp lực cung cấp cho toàn bộ ngôi nhà khi áp lực đường ống ngoài nhà thấp.
- Trên đường ống cấp nước từ đáy téc xuống có bố trí van một chiều, chỉ cho nước
từ đáy két xuống, mà không cho nước vào đáy téc để tránh làm xáo trộn cắn tại đáy két.

Hình 1.2. Hệ thống cấp nước có két trên mái


c) Hệ thống cấp nước có trạm bơm
- Hệ thống này áp dụng trong trường hợp áp lực đường ống ngoài nhà không đảm
bảo thường xuyên.
- Máy bơm có nhiệm vụ làm thay cho két nước. Máy bơm mở theo chu kỳ bằng
tay hay tự động.
- Hệ thống này không kinh tế bằng két nước vì tốn them thiết bị, người quản lý.
- Trong trường hợp áp lực bên ngoài không đảm bảo thì caanfcos bơn tăng áp lien
tục.
d) Hệ thống có két và trạm bơm

11
đ) Hệ thống có két nước, trạm bơm và bể chứa nước ngầm
- Hệ thống này được áp dụng trong trường hợp áp lực nước bên ngoài nhà không
đảm bảo và quá thấp, lưu lượng không đủ.

Hình 1.4. Hệ thống có két nước, trạm bơm và bể chứa nước ngầm
12
1.3. Lựa chọn
2. Hệ thống thoát nước thải
2.1. Khái niệm
Là hệ thống thoát nước có nhiệm vụ đưa nước ra khỏi nhà ở, nhà máy xí nghiệp
công nghiệp, nước thải do con người tạo ra trong sinh hoạt từ thiết bị vệ sinh, hoặc nước
thải trong quá trình sản xuất.
2.2. Phân loại
Hệ thống thoát nước thải là tổ hợp những công trình, thiết bị và các giải pháp kỹ
thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển nước thải sinh hoạt chung hay riêng
ta có thể có các loại hệ thống thoát nước thải sau:
- Hệ thống thoát nước thải chung;
- Hệ thống thoát nước thải riêng;
- Hệ thống thoát nước thải nửa riêng;
- Hệ thống thoát nước thải hỗn hợp.
2.3. Các loại hệ thống thoát nước thải
2.3.1. Các loại nước bẩn
- Nước bẩn sinh hoạt: Do con người tạo rat rang đời sống hằng ngày. Nước thải
được lấy ra từ thiết bị vệ sinh như: tắm, giặt, xí, tiểu … Nước bẩn sinh hoạt thường có
các thành phần giống nhau; có các chất hòa tan như xà phòng, các muối khoáng, một số
dạng hữu cơ … Có các chất không hòa tan như: rau, vải vụn, một số chất hữu cơ và vô
cơ. Ngoài ra trong nước thải sinh hoạt còn có nhiều loại vi trùng. Nước thải sinh hoạt
nhất thiết phải được làm sạch trước khi thải xuống song, hồ.
- Nước bẩn sản xuất: Nước phục vụ cho các quy trình sản xuất thải ra. Do tính
chất đa dạng của nước sản xuất nên nước thải ra có chất lượng khác nhau. Nước làm
nguội máy có nhiệt độ cao nhưng không bị nhiễm bẩn. Nước thải ra từ các nhà máy da,
dệt, hòa chất … bị nhiễm bẩn nghiêm trọng có lẫn các hóa chất độc hại, loại nước thải
này nhất thiết phải được làm sạch trước khi thải ra song hồ.
- Nước mưa: Bản thân nước mưa là nước sạch nhưng chảy trên mái nhà, mặt
đường … nên nước bị nhiễm bẩn.
2.3.2. Phân loại hệ thống thoát nước bẩn trong nhà
Tùy theo tính chất và độ bẩn của nước thải người ta chia hệ thống thoát nước thải
trong nhà ra các loại sau:
- Hệ thống thoát nước sinh hoạt: Dẫn nước bẩn chảy ra từ các nhà vệ sinh.
- Hệ thống thoát nước sản xuất: Hệ thống này có thể có một hay nhiều mạng lưới
riêng biệt tùy theo từng thành phần và số lượng nước sản xuất.
- Hệ thống thoát nước mưa: Để dẫn nước mưa của công trình vào máng thoát nước
mưa ngoài phố.
3. Các ký hiệu thường dùng

13
14
CÂU HỎI KIỂM TRA
1. Thế nào là mạng lưới cấp nước trong nhà ?
2. Có mấy loại hệ thống cấp nước trong nhà?
3. Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước bẩn là gì ? Có mấy loại nước bẩn cần đưa ra
khỏi khu vực dân cư.
4. Có mấy loại hệ thống thoát nước bẩn ?
5. Các ký hiệu thường dùng cho mạng lưới cấp nước trong nhà?.

15
BÀI 2: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC TRONG NHÀ
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Lấy dấu vị trí tuyến ống
1.1. Tầm quan trọng của việc lấy dấu tuyến ống
Việc lấy dấu của vị trí tuyến ống nhằm xác định đường đi của tuyến ống và vị trí
lắp đặt của các thiết bị. Việc lấy dấu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lắp
đặt.
1.2. Những chú ý của việc lấy dấu tuyến ống
- Việc lấy dấu phải tuân thủ dạng đường đi, độ dốc, độ cao, độ dài, đường kính
tuyến ống như theo thiết kế.
- Khi đánh dấu để quy định các vị trí các đường trục, cao độ của ống, ta đánh dấu
nên các kết cấu kiến trúc của đường ống đi qua như đánh dấu lên tường, lên sàn, lên dầm.
Tuyến ống phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các kết cấu xây dựng.
- Căn cứ vào tim và cos chuẩn để xác định tất cả các kích thước cần thiết khác cho
việc lắp ống.
1.3. Dụng cụ lấy dấu
Máy trắc đạc, ni vô nước, dây, quả dọi, thước thẳng, …
1.4. Trình tự và phương pháp lấy dấu
- Đọc bản vẽ để xác định đường đi của ống và vị trí của các thiết bị.
- Căn cứ vào vị trí của các đường ống dẫn nước cho trên bản vẽ. Dùng thước, ni
vô, quả dọi, vạch dấu để vạch dấu lên tường, sàn.
- Xác định vị trí thoát cho phù hợp với từng thiết bị vệ sinh và đánh dấu các vị trí
của các thiết bị.
- Dùng ni vô, máy trắc đạc để lấy độ dốc nếu cần.
* Cao độ lắp đặt ống nước, và các thiết bị so với mặt sàn hoàn thiện như sau:
- Đầu chờ bình nước nóng khu WC: +1,75 m
- Đầu chờ bình nước nóng bếp: +1,8 mm
- Đầu chờ sen tắm: +0,75 m
- Đầu chờ lavabo: +0,55 m
- Đầu chờ chậu bếp: +1,0 m
- Lộ đi ống nước lạnh khu WC: +0,52 m
- Lộ đi ống nước nóng khu WC: +1,0 m
- Lộ đi ống nước lạnh từ đồng hồ vào khu WC: -30 mm
2. Đục tường
Đường ống cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp
đặt các bạn sẽ vẽ lờn tường những đường cắt đục, sử dụng các loại máy cắt gạch kết hợp
thủ công, để tạo rãnh trên tường.
Các ống đi ngầm trong tường được tiến hành thi công sau khi xây tường được 5
ngày đảm bảo tường đủ độ cứng không bị rạn nứt trong quá trình đục tường, chỉ tiến hành
đục tường sau khi cắt tường. Tuyệt đối không đục tường nếu không thực hiện công đoạn
cắt tường trước đó vì sẽ ây ra các vệt rạn chân chim sau khi sơn nước. Khoảng cách giữa

16
hai khớp nối sẽ không ngắn hơn 50mm so với khoảng giữa ống và 25mm ở đoạn cuối
ống.
Độ sâu cắt đục tường trung bình là 3 – 4cm, độ rộng trung bình là 5-10cm tùy từng
vị trí. Nếu tại vị trí có nhiều ống đi cùng 1 lộ nhà thầu sẽ đục cắt tường cẩn thận để không
làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường.
3. Hàn nhựa ống nhiệt
Bước 1: Cắt theo chiều vuông góc với ống

Bước 2: Làm tròn đầu cắt và lau sạch đầu ống để hàn

Bước 3: Đánh dấu chiều sâu ở điểm nối

Bước 4: Khi máy hàn đủ nhiệt 2600 (đèn đỏ tắt) đưa ống và phụ kiện vào để hàn

17
Bước 5: Giữ ống và phụ kiện ở vị trí đầu hàn với thời gian theo bảng hướng dẫn
thời gian hàn

Bước 6: Nối các bộ phận cần hàn với nhau, không được xoay trong lúc nối

Kiểm tra sau lắp đặt


Sau khi hoàn tất việc lắp đặt và sau khi kiểm soát được toàn bộ hệ thống, cho nước
vào hệ thống để loại bỏ không khí trong ống. Tăng áp suất bằng 1,5 lần áp suất làm việc
và duy trì nó trong vòng 24 giờ. Kết quả kiểm tra hệ thống nước phải không được rò rỉ
Phụ kiện cho ống cấp nước PP-R

18
4. Lắp đặt cụm ống
Tất cả những mối nối nối ống, nối các thiết bị phải được bố trí ở những nơi dễ
dàng thao tác, không nên bố trí ở những kín, nơi hóc hiểm.
Đối với đường dẫn nước nóng, khi đi qua tường, sàn gác phải có ống lồng hay
thiết bị để ống dãn nở tự do.
Các ống cấp nước phải được nối với nhau với góc lớn hơn hoặc bằng 90 0 theo
chiều nước chảy.
Khi lắp ống dở dang phải được bịt kín đầu ống tránh cho côn trùng, chất bẩn lọt
vào trong ống.
Khi ống nước đi qua móng, tường nhà, hố van, qua gạch đá cần phải chừa hay
khoét lỗ rộng ra, phần trên lỗ dùng vạch quấn vòm, xung quanh chàn đất sét, trộn sỏi, mặt
ngoài trát vữa xi măng.

19
5. Lắp đặt van
Theo chức năng các thiết bị cấp nước trong nhà có thể được chia ra: Thiết bị lấy
nước, đóng mở nước, điều chỉnh phòng ngừa cà các thiết bị đặc biệt khác dùng trong y
học và thí nghiệm.
* Thiết bị lấy nước: Gồm các vòi nước mở chậm, mở nhanh. Vòi mở chậm thường
được đặt ở các chậu rửa tay, rửa mặt, chậu giặt, chậu tắm … Các vòi mở nhanh thường
được đặt ở các nhà tám công cộng, nhà giặt là, thùng nước … có áp lực dưới 1 at để lấy
nước nhanh. Các loại vòi nước thường có đường kính từ 10 – 15 – 20mm

Kết cấu của các vòi nước gồm có các lưỡi gà. Vòi nước mở chậm có lưỡi gà tận
cùng bằng một tấm đệm cao su, khi quay tay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ thì lưỡi
gà nâng lên cho nước chảy ra, khi quay theo chiều kim đồng hồ thì lưỡi gà đóng khe hở
lại và cát nước. Lưỡi gà kiểu nút là một nút hình côn có lỗ tròn hoặc hình chữ nhật thông
suốt ở giữa, khi quay tay góc 900 thì lưỡi gà sẽ mở ra (lỗ thông suốt dọc theo chiều nước
chảy) hoặc đóng lại. Vòi nước rửa âu tiểu chỉ khác vòi nước mở chậm ở chỗ một đầu để
mở ta lắp và đầu âu tiểu.
* Thiết bị đóng mở nước: Dùng để đóng mở từng đoạn riêng của mạng lưới cấp
nước. Thiết bị đóng mở nước thường là van khí d ≤ 50mm, Van thường được chế tạo
kiểu trục đứng hoặc nghiêng (có tổn thất áp lực thường nhỏ hơn vì nó không chảy quanh
mà chạy thẳng) và có nối với ống bằng ren khòa thường nối với ống bằng mặt bích
Thiết bị đóng mở nước thường được bố trí ở những vị trí sau:
- Đầu các ống đứng cấp nước lên tầng 1.
- Đầu các ống nhánh dẫn tới các thiết bị vệ sinh.
- Ở đường dẫn nước vào, trước sau đồng hồ đo nước, máy bơm, trên đường ống
dẫn nước lên két …
* Thiết bị điều chỉnh phòng ngừa: Gồm có một số loại van như van một chiều, van
giảm áp, van hình cầu
Van một chiều: Chỉ có nước chảy theo một chiều nhất định. Khi nước chảy đúng
chiều lưỡi gà sẽ mở và cho nước chảy qua. Khi nước chảy ngược lại lưỡi gà sẽ đóng lại
và cắt nước. Van một chiều thường được đặt sau máy bơm (để tránh nước dồn vào bánh
xe công tác làm động cơ quay ngược chiều chóng hỏng), ở đường ống dẫn nước vào nhà.
Van phòng ngừa (giảm áp tạm thời ) đặt ở chỗ có khả năng áp lực vượt quá giới
hạn cho phép. Khi áp lực quá cao, lưỡi gà tự động dâng lên, xà nước ra ngoài và áp lực
nước giảm đi. Van phòng ngừa chia ra các laoij lò xo hoặc đòn bảy với tải trọng tính toán
một áp lực nhất định.
20
Van phao hình cầu: Dùng để tự động đóng nước khi đầy bể .. thường đặt trong các
bể chứa nước, két nước, thùng rửa bồn cầu. Khi nước đầy phao nổi lên và đóng chặt lưỡi
gà cắt nước. Phao có thể làm bằng đồng hoặc chất dẻo đương kính từ 10 -:- 30mm.

6. Lắp đặt khởi thủy


Đai khởi thủy là phụ kiện dùng để trích xuất đường ống nước, khí… tại vị trí bất
kỳ áp dụng có thể áp dụng với ngay cả đường ống đang vận hành mà không làm gián
đoạn hệ thống dẫn. Phụ kiện này cũng có thể sử dụng tại các điểm cao để lắp van xả khí.
Có nhiều loại đai khởi thủy khác nhau cho các loại ống khác nhau, ví dụ:
+ Đai khởi thủy bằng nhựa uPVC
+ Đai khởi thủy bằng kim loại: gang, inox
+ Đai khởi thủy bằng nhựa HDPE
* Ưu điểm của Đai khởi thủy
Tuy mỗi loại đai khởi thủy đều có ưu điểm riêng trong ứng dụng của mình, nhưng
tất cả đều:
+ Tiết kiệm chi phí vật tư khi so với phương án lắp đặt dùng các loại phụ kiện
khác như Tê.
+ Giảm chi phí nhân công do cách lắp đặt rất đơn giản, có thể thao tác trong thời
gian ngắn.
+ Tiết kiệm chi phí vận hành do không phải tạm dừng hệ thống.
* Ưu điểm của đai khởi thủy HDPE
So với các loại đai khởi thủy còn lại thì đai khởi thủy HPDE có ưu điểm riêng của
mình:
+ Giá rẻ hơn so với phụ kiện kim loại
+ Không cần keo, không cần hàn
+ Khối lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển số lượng lớn
+ Gioăng cao su NRB an toàn vệ sinh thực phẩm
+ Được sản xuất bằng nhựa Polyprolylen chống co, chống UV, bền hơn ống
HDPE
7. Lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước vào nhà
1. Làm sạch đường ống: Trước khi gắn đồng hồ cần phải làm sạch các ngoại vật
có trong đường ống.

21
Nguồn nước không được chứa các chất rắn như cát, bùn, xi măng... Đây là những
tạp chất thường gặp khi lắp đặt đường ống mới.
2. Vị trí gắn đồng hồ: Đồng hồ nước chỉ được lắp theo chiều ngang. Mặt số đồng
hồ phải hướng lên trên.
3. Đoạn nối trước và sau đồng hồ:
Chiều dài đoạn ống trước và sau đồng hồ phải thẳng. Đoạn ống trước phải dài tối
thiểu gấp 10 lần; đoạn ống sau phải dài tối thiểu gấp 2 lần đường kính đồng hồ.
Tất cả các khớp nối như đoạn gấp cong, chữ Y, chữ T, van 1 chiều hay van chỉnh
áp v.v... tác động đến lưu lượng dòng chảy nên lắp đặt ngoài khoảng cách ống quy định.
Van mở hoàn toàn, khớp nối và đoạn ống thu không ảnh hưởng lớn đến lưu lượng
dòng chảy cũng được tính vào chiều dài của đoạn ống thẳng phía trước và sau đồng hồ.
Trong trường hợp không đáp ứng đúng tiêu chuẩn về độ dài của đoạn ống thẳng,
để đảm bảo đồng hồ hoạt động chính xác cần phải lắp thêm van chỉnh áp phía trước và
sau đồng hồ.
4. Chiều dòng chảy:
Chiều dòng chảy phải đúng với hướng mũi tên có trên thân đồng hồ.
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị nguyên vật liệu
1.1. Dụng cụ thiết bị cho việc lắp đặt
- Các loại clê, mỏ lết cầm tay, các loại clê chuyên dùng như clê chụp, clê tháo lắp
nhanh, clê xích, clê kẹp ống.
- Búa, đục, tuốc nơ vít.
- Thước dây, thước lá, ni vô, quả dọi, mũi vạch
- Máy khoan cầm tay
1.2 Vật tư
- Các loại ống nhựa theo yêu cầu
- Các loại phụ kiện cho việc nối ống
- Đồng hồ nước có đầu ren
- Xi măng, gạch đá
- Đinh vít nở, đai giữ ống
- Các loại keo dán ống
2. Đo và lấy dấu định vị tuyến ống
- Đọc bản vé để xác định đường đi của ống và vị trí vủa thiết bị
- Căn cứ vào vị trí của các đường ống dẫn nước cho trên bản vẽ, dùng thước ni vô
quả dọi vạch dấu lên tường, sàn
- Xác định vị trí thoát phù hợp với từng thiết bị vệ sinh và đánh dấu vị trí của các
thiết bị
22
3. Tạo đặt đường ống
- Trên cơ sở dấu định vị đã được vạch trên tường, sàn. Sử dụng búa đục hoặc máy
cắt bê tông để tạo đường đặt ống.
- Đường đặt ống phải theo các kích thước đường kính ống dạng đường đi, độ dốc,
cao độ và kích thước của các lỗ chờ.
- Đường đặt ống phải phù hợp với cấu trúc xây dựng.
- Đực rãnh đặt ống phải đảm bảo độ sâu dặt ống, độ thăng bằng. Với các đường
đặt ống đứng lên đục từ dưới nên trên.
- Sauk hi tạo đặt đường ống xong cần kiểm tra chinhe sửa lại cho đúng với yêu
cầu.
4. Lắp đặt ống
4.1. Thi công đường ống dẫn nước vào nhà
Cách bố trí đường ống dẫn nước vào nhà

- Đường ống dẫn nước vào nhà có thể được bố trí 1 hoặc 2 ống có thể dẫn vào một
phía hoặc hai phía của ngôi nhà.
- Đường ống được bố trí vuông gó với tường nhà.
- Đặt đường ống với độ dốc 0,003.
- Đường ống dẫn nước phải ngắn nhất
- Đường kính ống chọn theo lưu lượng tiêu thụ lớn nhất của ngôi nhà hoặc theo
kinh nghiệm
- Nối đường ống dẫn nước vào nhà với đương ống chính bằng đai khởi thủy
Trong trường hợp đường ống dẫn nước đi qua tường nhà để đề phòng công trình bị
lún làm ảnh hưởng đến đường ống cần phải tạo lỗ qua tường móng, lỗ có dường kính lớn
hơn đường kính ống 200 mm để cho ống chui qua sau đó dùng dy đay và đất sét nhét
xung quanh hoặc chui qua ống lồng

23
4.2. Thi công đường dẫn nước trong nhà
a) Định vị ống
Để cố định đường ống, phụ kiện ống và các thiết bị trên tương, sàn nhà, trần nhà
và các kết cấu xây dựng khác phải sử dụng các thiết bị cố định. Việc chọn các thiết bị
phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vật liệu mà thiết bị được cố định vào
- Hướng chịu lực của các thiết bị cố định
- Trọng lượng thiết bị cố định phải chịu.
Có thể dùng các phương pháp sau để cố định ống:
- Phương pháp cố định ống bằng bu long – nở
- Phương pháp cố định ống bằng vít nở
b) Nối ống
* Các phụ tùng nối ống
- Ống lồng (măng song): Dùng để nối hai ống thẳng có đường kính bằng nhau
- Côn dùng để nối hai đường ống thẳng có đường kính khác nhau
- Rắc co dùng để nối các đoạn ống thẳng trong trường hợp khó khăn (vướng kết
cấu nhà hoặc dùng trong khi sửa chữa)
- Thông tam (tê) dùng để nối 03 nhánh ống (nhánh rẽ vuông góc với ống chính.
Đường kính của 3 ống thể bằng nhau hoặc khác nhau.Nhánh rẽ có đường kính bao giờ
cũng nhỏ hơn hoặc bằng đường kính hai nhánh chính. Hai nhánh chính có đường kính
bằng nhau.
- Thông tứ (thập) dùng để nối hai ống cắt nhau vuông góc. 4 nhánh của thông tứ
có đường kính bằng nhau hoặc hai nhánh thẳng bằng nhau từng đối một.
- Cút dùng để nối hai ống gập nhau 90 0 đường kính bằng nhau hoặc khác nhau
- Nút dùng để bịt tạm thời một đầu ống mà sau này có thể nối dài them.

* Phương pháp nối ống


- Cách nối ống PP - R
Bước 1: Cắt theo chiều vuông góc với ống
24
Bước 2: Làm tròn đầu cắt và lau sạch đầu ống để hàn
Bước 3: Đánh dấu chiều sâu ở điểm nối
Bước 4: Khi máy hàn đủ nhiệt 2600 (đèn đỏ tắt) đưa ống và phụ kiện vào để hàn
Bước 5: Giữ ống và phụ kiện ở vị trí đầu hàn với thời gian theo bảng hướng dẫn
thời gian hàn
Bước 6: Nối các bộ phận cần hàn với nhau, không được xoay trong lúc nối
Kiểm tra sau lắp đặt
Sau khi hoàn tất việc lắp đặt và sau khi kiểm soát được toàn bộ hệ thống, cho nước
vào hệ thống để loại bỏ không khí trong ống. Tăng áp suất bằng 1,5 lần áp suất làm việc
và duy trì nó trong vòng 24 giờ. Kết quả kiểm tra hệ thống nước phải không được rò rỉ
- Cách lắp đặt ống uPVC
Ống uPVC (unplasticized Poly Vinyl Chloride) hay còn gọi là nhựa không hóa dẻo
được sử dụng ở hầu hết các ống nhựa trong các công trình. Nó có nhiều tính năng như
chống oxy hóa và nhiều loại hóa chất, chống ánh sáng mặt trời, chống hòa chất ăn mòn
và khá an toàn cho sức khỏe.
Bước 1:Làm sạch mặt trong đầu nong và mặt ngòai đầu nối của ống.
Bước 2: Dùng cọ thoa nhanh keo dán lên mặt ngòai đầu nối và mặt trong đầu nong
hoặc phụ tùng.
Bước 3: Dùng tay đẩy mạnh, nhanh đầu nối đến vị trí đã đánh dấu (Đẩy thẳng,
xoay ¼ vòng). Giữ mối nối cẩn thận, thời gian tối thiểu 30 giây. Cho phép đưa vào sử
dụng tối thiểu 30 phút.
- Lắp đặt ống đầu nối gioăng cao su
Bước 1: Làm sạch bề mặt rãnh lắp gioăng và đầu nối của ống
Bước 2: Thao tác giảm đường kính Gioăng cao su nhỏ lại. Lắp vào rãnh chứa
gioăng.
Bước 3: Thoa dung dịch (xà phòng bột,benzen đỏ) lên mặt ngòai đầu nối và mặt
trong đầu nong đã có Gioăng cao su.
Bước 4: Để Ống vị trí thẳng hàng. Dùng dụng cụ lắp đặt ống vào vị trí đã được
đánh dấu. Kiểm tra vị trí Gioăng cao su bằng thước mỏng hoặc căn lá.
5. Thực hiện lắp đặt đai khởi thủy
Bước 1: Đầu tiên, làm sạch bề mặt của ống, chọn một cái lỗ có sẵn và đặt miếng
gioăng vào chỗ lõm trên đai khởi thuỷ.
Bước 2: Tiếp theo, phần dưới của lên vị trí đã chọn sao cho khớp với phần trên và
vặn ốc vít vào.
Bước 3: Tiến hành khoan 1 lỗ trên thành ống. Khi khoan, chú ý cẩn thận nếu
không sẽ làm hỏng dây và làm hỏng vật hình chiếc gioăng.
Bước 4: Sau đó, dùng bút đánh dấu để vẽ 1 đường tham khảo trên ống để lắp đặt
lại đai khởi thuỷ, tiếp theo nới lỏng nút, bỏ đai ra.
Bước 5: Thực hiện khoan 1 lỗ trên thành ống, cẩn thận không làm hổng phía kia
của ống. Loại bỏ đi những mảnh thừa.
Bước 6: Cuối cùng, lắp vít vào 4 góc của đai khởi thuỷ theo đường đã đánh dấu.
25
6. Thực hiện lắp đặt đồng hồ
- Cắt đường ống cấp nước
- Lắp van hai chiều (nếu có)
- Lắp đồng hồ vào đoạn ống thẳng. Yêu cầu đồng hồ phải đặt ở vị trí phẳng, hướng
mũi tên của đồng hồ chỉ đúng như chiều của nước chảy
- Lắp đoạn ống thiết bị điều chỉnh chiều dài thuận lợi cho việc lắp đặt tháo dỡ
- Lắp van một chiều sau đồng hồ
- Lắp hộp bảo vệ hoặc xây hố ga đồng hồ
- Nối với đường ống có sẵn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các yêu cầu cách lắp đặt cụm ống ?
2. Trình bày cách lắp đặt các loại van nước ?
3. Trình bày cách lắp đặt khởi thủy ?
4. Trình bày cách lắp đồng hồ nước có ren ?

26
BÀI 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà
1.1. Tầm quan trọng của việc lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà
Việc lấy dấu của vị trí thoát nước trong nhà nhằm xác định đường đi của tuyến
ống và vị trí lắp đặt của các thiết bị. Việc lấy dấu không chính xác sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng lắp đặt.
1.2. Những chú ý của việc lấy dấu vị trí thoát nước trong nhà
- Việc lấy dấu phải tuân thủ dạng đường đi, độ dốc, độ cao, độ dài, đường kính
tuyến ống như theo thiết kế.
- Khi đánh dấu để quy định các vị trí các đường trục, cao độ của ống, ta đánh dấu
nên các kết cấu kiến trúc của đường ống đi qua như đánh dấu lên tường, lên sàn, lên dầm.
Tuyến ống phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các kết cấu xây dựng.
- Căn cứ vào tim và cos chuẩn để xác định tất cả các kích thước cần thiết khác cho
việc lắp ống.
1.3. Dụng cụ lấy dấu
Máy trắc đạc, ni vô nước, dây, quả dọi, thước thẳng, …
1.4. Trình tự và phương pháp lấy dấu
- Đọc bản vẽ để xác định đường đi của ống và vị trí của các thiết bị.
- Căn cứ vào vị trí của các đường ống dẫn nước cho trên bản vẽ. Dùng thước, ni
vô, quả dọi, vạch dấu để vạch dấu lên tường, sàn.
- Xác định vị trí thoát cho phù hợp với từng thiết bị vệ sinh và đánh dấu các vị trí
của các thiết bị.
- Dùng ni vô, máy trắc đạc để lấy độ dốc nếu cần.
2. Sửa lỗ đặt ống thoát
Đường ống cấp nước đi chìm trong tường của khu vệ sinh do vậy khi thi công lắp
đặt các bạn sẽ vẽ lờn tường những đường cắt đục, sử dụng các loại máy cắt gạch kết hợp
thủ công, để tạo rãnh trên tường.
Các ống đi ngầm trong tường được tiến hành thi công sau khi xây tường được 5
ngày đảm bảo tường đủ độ cứng không bị rạn nứt trong quá trình đục tường, chỉ tiến hành
đục tường sau khi cắt tường. Tuyệt đối không đục tường nếu không thực hiện công đoạn
cắt tường trước đó vì sẽ ây ra các vệt rạn chân chim sau khi sơn nước. Khoảng cách giữa
hai khớp nối sẽ không ngắn hơn 50mm so với khoảng giữa ống và 25mm ở đoạn cuối
ống.
Độ sâu cắt đục tường trung bình là 3 – 4cm, độ rộng trung bình là 5-10cm tùy từng
vị trí. Nếu tại vị trí có nhiều ống đi cùng 1 lộ nhà thầu sẽ đục cắt tường cẩn thận để không
làm ảnh hưởng đến kết cấu của tường.
3. Lắp mối nối dán keo ống
4. Lắp đặt cụm ống thoát nước

27
Do thoát trục là ống uPVC D350, D300, D200, D150, D100 quy cách xuất xưởng
4m/đoạn nên các bạn sẽ thi công từ dưới lên cho thuận lợi. Đối với các đoạn ống đi
xuyên qua trần bê tông sẽ dùng máy khoan bê tông đục xuyên sàn.
Để chịu được va đập lớn của nước thải khi sử dụng các bạn dùng đai ôm ống hoặc
giá đỡ ống bằng thép chữ L, ở những nơi không thể ôm ống vào tường bằng đai ôm bình
thường.
Toàn bộ các loại ống thoát của tầng được đón ở phía dưới tức là nằm trong khoảng
không giữa trần bê tông và trần thạch cao của tầng dưới. Do đó Nhà thầu sử dụng quang
treo ống chuyên dụng và ty treo để cố định các đường thoát tầng. Quang treo được chế
tạo sao cho thật dễ dàng điều chỉnh độ cao thuận lợi cho việc lấy độ dốc.
Với hệ thống thoát nước ngoài công tác lắp đặt ống phải tiến hành công tác chống
thấm cho các vị trí ống đi xuyên qua sàn bê tông.
Biện pháp thi công chống thấm cho các lỗ xuyên sàn:
– Khi toàn bộ đường ống cấp thoát thi công và công tác kiểm tra độ chính xác hình
học cũng như kiểm tra khắc phục rò rỉ xong Các bạn mới tiến hành công tác thi công
chống thấm khu vệ sinh.
– Trước tiên các thực hiện bịt kín các lỗ xuyên sàn bằng xi măng trộn lẫn với phụ
gia chống thấm, tỷ lệ pha trộn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ hộp.
Trước khi rải vải thủy tinh các bạn sẽ quét 2 lớp sơn chống thấm đợi cho khô để tạo
thành một liên kết vững chắc. Sau khi rải vải thủy tinh bạn sẽ quét thêm 1 lượt sơn nữa
để cố định vải vào nền và thực hiện công tác chống thấm cho toàn bộ các lỗ xuyên sàn
khu vệ sinh.
Công tác chống thấm được coi là hoàn thành sau khi ngâm nước vào khu vệ sinh
24h mà không phát hiện bất cứ một rò rỉ nào xuống tầng dưới.
4.1. Ống nhánh
Ống nhánh dùng để đãn nước bẩn đưa vào ống đứng. Ống nhánh là đoạn ống nằm
ngang ở các tầng nối voái các thiết bị thu nước bẩn, qua ống xi phông. Ống có độ dốc
thích hợp
Nếu ống nhánh phục vụ từ 2 -:- 3 thiết bị vệ sính trở lên thì đầu trên cùng có nắp 1
ống xúc rửa.
Ống nhánh có thể đặt trong sàn nhà, hoặc trong trần nhà dạng ống treo. Chiều dài
của một nhánh ống ống thoát nước không lớn quá 10 m để tránh bị tắc. Khi đặt ống dưới
sàn nhà thì chiều dài ống có thể lớn hơn.
Độ sâu đặt ống nhánh trong sàn nhà (độ sâu đầu tiên ) lấy xuất phát từ điều kiện
phải đảm bảo cho ống khỏi phá hoại do tác động cơ học nhưng phải sâu hơn 10 cm từ
mặt sàn đến đỉnh ống.
Không được đặt ống treo qua các phòng ở, bếp và các khu vực sản xuất khác khi
sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao
4.2. Ống đứng
28
Thường được đặt suốt các tầng nhà, thường bố trí ở góc tường, tập trung nhieeug ở
chỗ đặt thiết bị vệ sinh.
Ống đứng thường được bố trí hở ngoài tường hoặc bố trí chung trong hộp với các
đường ống khác, hoặc lẩn vào tường hoặc giữa hai bức tường (một bức chịu lực và một
tường che chắn.
Đường kính ống thoát nước trong nhà có đường kính tối thiểu là 50mm. Nếu thu
nước phân thì đường kính ống tối thiểu cũng là 100mm (kể cả ống nhánh).
Thông thường ống đứng đặt thẳng từ tầng dưới thông lên tầng trên của nhà
5. Lắp đặt đường ống thoát nước mưa
- Phễu thu nước mưa có đường kính gấp 1,5 -:- 2 lần đường kính ống đứng có thể
được chế tạo bằng tôn cuốn, gang đúc hoặc đổ bê tông trực tiếp
- Lưới chắn rác có đườn kính bằng đường kính phễu thu nước dùng để ngăn chắn
rác, rêu bẩn hoặc ngăn chặn các loại côn trùng chui vào ống làm tắc ống. Lưới được đúc
bằng gang hoặc làm bằng các thanh thép hàn kiểu vòng hoặc thẳng hình trụ.
- Máng dẫn nước có thể bố trí một bên khi chiều rộng mái nhà nhỏ hơn 20m hoặc
hai bên
- Các ống nhánh có thể để nối một hoặc vài phễu với ống đứng. Trong trường hợp
nhà vướng các công trình ngầm không thể xây dựng mạng lưới thoát nước mưa ngầm
được thì dùng các ống nhánh dẫn nước ra các ống đứng bên ngoài dưới dạng kết cấu treo
+ Ống nhánh có thể nối liền từ 1 -:- 4 phễu thu nước. Đường kính ống nhánh cần
phải lớn hơn ống nối liền phễu thu nước. Độ dốc không được nhỏ hơn 0,01 – 0,05
+ Khi đường ống nhánh tháo nước mưa có đường kinh d = 150mm, chiều dài lớn
hơn 15m thì cần phải lắp ống kiểm tra. Nếu đường kính ống Đ = 200 mm khoảng cách 2
ống kiểm tra là 20 m.
- Ống đứng dùng để dẫn nước mưa xuống mạng lưới thoát nước mưa đặt dưới đất
hoặc xuống hè nhà. Đường kính ống: 100, 110, 125, 150, 200 mm.
Ống đứng thường đặt ở vách tường, bên cạnh cột, chỗ lõm của tường. Với mỗi
chiều cao 2m thì dùng đai hoặc móc sắt cố định vào cột hay tường.
6. Lắp đặt ống thoát bể tự hoại
Bể tự hoại có thể xây bằng bê tông gạch … Theo quy phạm
- Khi thể tích bể W dưới 1 m3 làm một ngăn
- Khi thể tích bể W dưới 10 m3 làm hai ngăn
- Khi thể tích bể W lớn hơn 10 m3 làm ba ngăn
Nói chu ng các ngăn đầu thường có dung tích lớn hơn các ngăn sau vì ở đây nhiều
cặn hơn (với bể hai ngăn dung tích ngăn đầu 75%, với bể 3 ngăn ngăn đầu 50% các ngăn
sau 25%)
- Bể thường được bố trí các ống sau: Ống nước vào ra khỏi bể, ống thông hơi, ống
tẩy rửa, ống hút cạnh …
29
- Nước vào ra khỏi bể thường qua một Tê để dễ dàng thông rửa, các Tê này
thường đặt dưới ống lỗ thông hơi, tẩy rửa và đặt sâu dưới lớp váng cặn chừng 0,5 -:-
0,6m.
- Cửa thông nước thường bố trí giữa chiều sâu bể (0,4 -:- 0,6H) và nên bố trí so le
trên mặt bằng để nước chảy quanh co làm tăng hiệu quả lắng.
Có thể bó trí ống hoặc cửa rút cạnh ỏ sát đáy bể để thu cặn từ ngăn lắng
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị nguyên vật liệu
1.1. Dụng cụ thiết bị cho việc lắp đặt
- Các loại clê, mỏ lết cầm tay, các loại clê chuyên dùng như clê chụp, clê tháo lắp
nhanh, clê xích, clê kẹp ống.
- Búa, đục, tuốc nơ vít.
- Thước dây, thước lá, ni vô, quả dọi, mũi vạch
- Máy khoan cầm tay
1.2 Vật tư
- Các loại ống nhựa theo yêu cầu
- Các loại phụ kiện cho việc nối ống
- Đồng hồ nước có đầu ren
- Xi măng, gạch đá
- Đinh vít nở, đai giữ ống
- Các loại keo dán ống
2. Đo và lấy dấu định vị tuyến ống
- Đọc bản vé để xác định đường đi của ống và vị trí vủa thiết bị
- Căn cứ vào vị trí của các đường ống dẫn nước cho trên bản vẽ, dùng thước ni vô
quả dọi vạch dấu lên tường, sàn
- Xác định vị trí thoát phù hợp với từng thiết bị vệ sinh và đánh dấu vị trí của các
thiết bị
3. Tạo đặt đường ống
- Trên cơ sở dấu định vị đã được vạch trên tường, sàn. Sử dụng búa đục hoặc máy
cắt bê tông để tạo đường đặt ống.
- Đường đặt ống phải theo các kích thước đường kính ống dạng đường đi, độ dốc,
cao độ và kích thước của các lỗ chờ.
- Đường đặt ống phải phù hợp với cấu trúc xây dựng.
- Đực rãnh đặt ống phải đảm bảo độ sâu dặt ống, độ thăng bằng. Với các đường
đặt ống đứng lên đục từ dưới nên trên.
- Sau khi tạo đặt đường ống xong cần kiểm tra chinhe sửa lại cho đúng với yêu
cầu.
30
4. Lắp đặt ống
4.1. Lắp đặt ống thoát đứng
- Trước khi cắt ống phải đo thật chuẩn kích thước nếu không vừa tốn vật liệu lại
vừa mất công cưa bớt hoặc nối thêm. Có thể đặt ống trong khuôn để cưa hoặc dùng dụng
cụ cắt ống.
- Mỗi khi cần nối một đoạn ống cần phải cắt một ống dài đúng bằng tầm sau đã trừ
đi phần ống vào khớp ở hai đầu

- Sau khi cưa ống cần gọt bằng và làm nhám miệng ống nhựa bằng rũa mịn và
giấy giáp.
- Dùng keo dán ống phết lên bề mặt đầu nối của ống. Khi phết lớp keo trên ống
cần có độ dày để giúp cho mối ghép được chặt và phết thêm một lớp mỏng ở mặt trong
và quanh miệng đầu nối của phụ kiện.
- Bằng động tác nối nhanh đút ống vào phụ kiện và xoay nhanh nửa vòng cho keo
dàn đều mạch nối rồi trả ngay lại vị trí đã đánh dấu, như thế keo sẽ trải đều quanh đầu nối
và đạt được độ chắc như ý.
- Chùi sạch lớp keo bên ngoài mép nối trước khi nó khô
- Nếu ống và phụ kiện nối với nhau bằng ren cần phải cuốn băng keo trước khi lắp
ráp.
4.2. Lắp ống thoát nhánh
- Ống thoát nhánh có thể dùng cho một hoặc nhiều thiết bị
- Với các ống thoát phân, có thể dùng ống chếch 1350 lắp từ tầng dưới. Các xí từ
tầng 2 được thoát vào các ống chung. Xí của tầng 1 được thoát thẳng xuống bể phốt.
- Với các ống thoát nhánh cho nhiều thiết bị cần phải tạo độ dốc cho ống nhánh
- Lắp ồng thông hơi: Trên ống thoát đứng ta có thể nối thêm ống thông hơi. Ống
thông hơi phải cao hơn mái nhà tối thiểu 0,7m và phải có chop che mưa.
4.3. Lắp đặt ống thoát nước mưa
- Lắp phễu thu nước mưa và lưới chắn rác.
- Vạch dấu xác định vị trí và đường đi của đường ống.
- Lắp ống thoát nước đứng. Ống thoát nước đứng được cố định vào tường bằng đai
giữ ống
- Lắp ống thoát nhánh, ống thoát nhánh phải đảm bảo độ dốc và được giữ bằng đai treo.
31
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các yêu cầu cách lắp đường ống thoát nước mưa ?
2. Trình bày cách lắp đặt đường ống thoát bể tự hoại ?

32
BÀI 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC NGOÀI NHÀ
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
1. Phóng tuyến ống
1.1. Những điều chú ý khi phóng tuyến, lấy dấu
Việc phóng tuyến, lấy dấu phải tuấn thủ thiết kế. Vị trí các đường trục, cao độ của
tuyến ống được ghi bằng các ký hiệu:
- Các dấu chỉ cao độ được coi là cốt, kèm theo chỉ số chỉ cao độ
- Các dấu chỉ đường được gọi là trục tim
- Căn cứ vào tim, cốt chuẩn để xác định đường tim và cốt tiếp theo
1.2. Trình tự và phương pháp lấy dấu
Công tác xác định tim cốt tuyến ống được thực hiện sau khi nhận bàn giao mặt
bằng tuyến ống các cọc mốc
- Xác định trục tuyến ống: Dùng dây nối điểm đầu và điểm cuối xác định được
trục của tuyến ống
- Xác định mép mương đào: Lấy về hai bên của trục tuyến ống một nửa chiều rộng
mép trên của mương đào
2. Đào mương đặt ống
- Trong thiết kế yêu cầu đường ống có độ dốc nhất định thì đáy mương đào cũng
phải có độ dốc đó.
- Độ sâu: Khi đào mương cần phải chú ý:
+ Trừ lại khoảng 2 -:- 5cm nếu đào bằng thủ công
+ Trừ lại khoảng 10 -:- 15cm nếu đào bằng máy
Sau đó sửa lại theo đúng yêu cầu của thiết kế
- Đáy mương phải bằng phẳng không lẫn vật rắn, gạch đá..
- Độ rộng: Mương đâò phải đạt chiều rộng thiết kế vì sau khi đặt ống xong mương
còn là nơi để cho công nhân tiến hành lắp đặt như nối xảm ống, thử áp lực …
3. Gia cố mương đào
- Lát ván dọc: Đối với loại đất ít bị sạt nở có thể dùng những tấm ván dày từ 30 -:-
40 mm lát dọc theo vách mương
- Lát ván ngang tức là quay ván một góc 900 (so với lát ván dọc) áp sát vào vách
mương, liền sát nhau. Đầu mỗi tấm ván được làm nhọn cà đóng sâu xuống đáy mương
4. Rải ống phụ kiện thoát nước
- Ống được rải dọc theo tuyến ống trước khi đào mương theo đường thẳng ống này
sau ống kia, cách mép mương không xa. Các ông được kê chắc chắn và được chén 2 bên
để tránh ống bị lăn

33
- Chỉ được hạ ống xuống mương khi đã kiểm tra nền đáy mương đạt yêu cầu, kiểm
tra chất lượng ống.
5. Lắp mối nối gioăng ống
5.1. Phương pháp dán ống
Vật liệu dán là một loại keo dán, tác dụng loại keo này là tạo ra một mối hàn lạnh
trên bề mặt của hai thành ống giáp nhau dưới tác dụng của dung môi keo dán. Thứ tự như
sau:
- Đánh dấu xác định vị trí: Dùng bút hoặc bút dạ đánh dấu lên đầu ống trơn dài
của đầu bát lồng ống.
- Làm nhám: Dùng giấy nhám mịn mài lên hai đầu dán, mài thành vòng tròn
quanh đầu trơn và mặt trong của đầu bát.
- Làm nhám có tác dụng làm phá lớp trắng nhẵn trên bề mặt và làm cho keo dán
có tác dụng nhanh hơn.
Không được dùng rũa hay lưỡi cưa làm nhám.
- Đánh sạch tẩy: Lau sạch hai đầu ống bằng chất tẩy rửa.
- Bôi keo dán: Dùng chổi long quét dán 1 lớp mỏng lên bề mặt ngoài của đầu trơn
và mặt trong của đầu bát.
Nếu quá nhiều sẽ làm giảm độ bền của mối dán, thậm chí còn chảy vào bên trong
làm cản trở sự lưu thông của dòng nước.
- Lồng ống: Sau khi bôi keo dán nhanh chóng lồng sâu hai đầu ống với nhau bằng
cách đẩu đầu ống dọc theo ống đến vạch đã đánh dấu. Lau sạch phần keo dán chảy ra
khỏi mối nối. Thời gian khô theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Lắp đường ống nhựa bằng phương pháp dán xong phải thử áp lực. Thời gian chờ
để thử áp lực được tính từ lúc kết thúc việc dán ống hoặc phụ kiện trên tuyến ống cho đến
khi bắt đầu thử áp lực như sau:
+ Đối với tuyến thử áp lực đến 15 bar thì thời gain chờ là 15 giờ.
+ Đối với tuyến thử áp lực đến 21 bar thì thời gain chờ là 24 giờ.
5.2 Phương pháp nối bằng đệm cao su

- Kiểm tra mép vát ngoài của ống trơn.


- Xác định độ sâu lồng ống của ống trơn, lấy bút chì hoặc bút dạ

34
Kiểm tra và sửa mép vát Lấy dấu đầu ống trơn
- Lau sạch phía trong của đầu ống chứa vòng đệm nhất là rãnh tiếp xúc với vòng
đệm và lau sạch vòng đệm.
- Lắp vòng đệm vào rãnh và kiểm tra vòng đệm đã tiếp xúc hoàn toàn vào rãnh
chưa.
- Bôi mỡ vào mép vát ngoài của đầu ống trơn chú ý không bôi mỡ vào vòng đệm \
- Lồng hai đầu ống nối vào đến tận vạch dấu
6. Chèn vữa mối nối ống
7. Lắp mối nối ống mặt bích
7.1. Kiểm tra trước khi lắp
- Kiểm tra độ vuông góc của bíc với đường ống.
- Kiểm tra các trục để lắp bu long trên mặt bích phải đối xứng với trục thẳng đứng
của bích đồng thời cũng là trục của ống và trùng với trục chính của bu long lắp vào các lỗ
đó.
7.2. Hạ ống xuống mương
7.3. Lắp ống
- Ống đã được chỉnh thẳng tâm, đạt độ dốc theo yêu cầu.
- Hai mặt bích được xích lại với nhau, chỉnh các lỗ bu long trên hai mặt bích đấu
với nhau, sao cho độ sai lệch của chúng không được vượt quá ½ hiệu số giữa hai đường
kính lỗ và đường kính bu long, cụ thể quy định như sau:
+ Khi đường kính lỗ bu lông từ 12 -:- 18 mm sai lệch không quá 1mm.
+ Khi đường kính lỗ bu lông từ 22 -:- 33 mm sai lệch không quá 1,5 mm
+ Khi đường kính lỗ bu lông từ 40 -:- 53 mm sai lệch không quá 2mm
- Các bu lông phải thống nhất quay về một phía sao cho thuận tay xiết chặt các đai
ốc của bu lông.
- Đầu tiên lắp vài bu lông phía dưới trước để đỡ đệm khỏi lệch ra ngoài phần lõi
của bích; đệm sau khi lắp sẽ kín nước và sẽ không lấp bớt phần thông qua của ống.
- Lắp các vòng đệm kim loại của bu lông vào than bu lông.
- Dùng tay vặn các đai ốc sát vào bích.
- Dùng dụng cụ để xiết chặt bu lông theo phương pháp chéo chữ thập

35
- Khi xiết các đai ốc phải theo dõi kẽ hở giữa cặp mặt bích phải song song và
nhích lại gần nhau
- Sau khi kiểm tra lực kẹp chặt của bu lông và các đai ốc ta dùng thước nhét để
kiểm tra khe hở giữa hai mặt bích ở các điểm đối diện.
- Tuyệt đối không được sửa độ nghiêng của bích (mặt bích không vuông góc với
ống, làm cặp bích không song song) bằng cách xiết chặt các bu lông ở mối nối. Người ta
sẽ thực hiện như sau: Bỏ vong đệm cao su khỏi mối nối, khi lắp các mối nối mặt bích
phát hiện mặt bích không vuông góc với ống, làm khe hở của hai đầu bích nối với nhau
không song song bên có khe hở lớn, bên đối diện có khe hở nhỏ, háy đốt nóng đầu ống có
mặt bích không vuông góc bằng mỏ cắt hơi, đốt đến nhiệt độ 750 -:- 8500C (màu đỏ của
quả cà chua). Vị trí đốt là phần ống đối diện với khe hở nhỏ nhất của cặp bích. Độ lướn
của phần đốt chiều dài bằng ba lần đường kính ống, chiều rộng không lớn hớn một nửa
chu vi ống, thời gian giữ nhiệt độ trên 10 phút, nhanh chóng xiết chặt các đai ốc vào, để
nguội từ từ. Để nguội tháo đai ốc ra kiểm tra độ song song của khe hở, nếu chưa đạt thực
hiện lại một lần nữa.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày phương pháp dán ống nhựa ?
2. Trình bày phương pháp nối ống nhựa bằng đệm cao su ?
3. Trình bày phương pháp nối ống mặt bích ?

36
BÀI 5: LẮP ĐẶT BƠM NƯỚC
Phần I: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT
1. Lắp đặt bơm đẩy
1.1. An toàn điện khi lắp đặt bơm
- Nguồn điện cấp vào bơm cần qua LCB có dòng rò < 30mA.
- Dây cấp nguồn, dây tín hiệu, dây nối đất phải được đấu nối chắc chắn.
- Điểm nối dây phải an toàn, lồng dây trong ống điện, đi dây gọn gàng.
- Nguồn điện áp ổn định (1pha: 220V-50HZ hoặc 3pha: 380V-50HZ).
- Tiết diện dây dẫn đủ lớn theo đúng qui định để bảo đảm ổn định điện.
1.2. Lựa chọn vị trí đặt bơm
- Lắp đặt máy bơm nước càng gần nguồn nước càng tốt, lưu ý khả năng hút sâu
tùy loại bơm. Các dòng bơm tăng áp điện tử thì cần nguồn nước cao hơn bơm từ 1m.
- Đủ rộng để tiện bảo dưỡng bảo trì.
- Tất cả các loại bơm đều cần che mưa nắng, bảo quản nơi thoáng mát.

1.3. Lắp đặt bơm


Lắp đặt máy bơm nước nên chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận động sẽ làm
hỏng các bộ phận cơ khí của bơm.

Cần gắn lọc trước đầu hút của bơm để bảo đảm bơm không bị ngẹt rác làm hỏng
động cơ.

37
Lắp đường ống vào/ra tốt nhất là đúng đường kính đầu ren của máy bơm. Tránh đi
ống gấp khúc, lòng vòng làm giảm hiệu suất bơm. Ở 2 đầu của máy bơm cần gắn van
khóa & rắc co để tiện cho việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy bơm. Các đường ống dẫn
nước vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy bơm khi vận hành.

Động cơ của bơm phải được lắp song song với mặt đất:

Một số loại máy bơm nước phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của
máy bơm nước.

Khi đặt ống dẫn nước vào máy thì chúng ta phải lưu ý gắn rup-pê ở đầu vào trước
ống. Tốt nhất đường kính ống vào phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng
không được đặt sát ngang lỗ vào.
38
Rup-pê của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới lọc để tránh rác làm
tắc nghẹt – hỏng máy bơm nước.
Khi lắp 2 bơm song song thì lưu lượng sẽ tăng gấp đôi. Lắp 2 bơm nối tiếp thì cột
áp sẽ tăng gấp đôi.
1.4. Kiểm tra, vận hành bơm
Sau khi lắp đặt máy bơm nước cần kiểm tra hệ thống đường ống trước khi vận
hành. Đảm bảo đầy đủ các phụ kiện cần thiết và được kết nối chắc chắn không rò rỉ, các
van khóa đã được mở sẵn sàng.
Kiểm tra hệ thống điện đảm bảo an toàn & sử dụng đúng nguồn điện.
Tiến hành mồi nước đầy đủ cho bơm, tránh trường hợp bơm chạy khô làm
hư hỏng bơm.
Khởi động bơm.
Nếu bơm hoạt động chưa ổn định cần tắt bơm mồi nước lại đầy đủ, khởi động bơm
và xả toàn bộ khí còn trong buồng bơm để bơm hoạt động ổn định.
Đối với trường hợp bơm gặp vấn đề trong lần khởi động đầu tiên cần ngừng bơm
và báo ngay cho nhà cung cấp.
1.5. Các lỗi thường gặp
Động cơ không hoạt động:
- Do đấu nối không chắc chắn dây nguồn và dây tín hiệu.
- Kiểm tra các kết nối, xiết chặt các terminal. Kiểm tra thay thế dây nguồn.
- Do kẹt rác, bùn, đất trong cánh quạt và trong buồng bơm. Kiểm tra làm sạch
bơm.
- Động cơ bị hư hỏng, kiểm tra động cơ.
Động cơ hoạt động nhưng không có nước hoặc nước yếu ở đầu đẩy của bơm:
- Nguồn nước ở đầu hút yếu hoặc không có. Các kết nối ở đầu hút bị rò rỉ, không
chắc chắn, có vật lạ tắc nghẽn trong bơm hoặc đường ống hút.
- Kiểm tra, xiết chặt các liên kết ở đường hút của bơm, xả toàn bộ khí trong bơm.
- Kiểm tra nguồn nước ở đầu hút, vệ sinh sạch sẽ bộ phận lọc và buồng bơm.
Máy bơm có độ rung lớn, nóng lên bất thường.
- Bơm không được cố định chắc chắn. Vật lạ kẹt ở trong bơm.
- Cố định bơm chắc chắn, tháo bơm và vệ sinh sạch sẽ buồng bơm.
2. Lắp đặt bơm chìm giếng khoan
2.1. Các lưu ý khi lắp đặt bơm chìm giếng khoan
- Điện áp: các bạn phải đo điện áp cho phù hợp công suất thiết kế, điều này sẽ giúp
tăng đáng kể tuổi thọ bơm sau này.
+ Điện 3p/380v-50Hz thì dòng dao động trong khoảng 360-400v
+ Điện 1p/220v-50Hz thì dòng dao động trong khoảng 210-230v
- Độ PH ở các giếng ở mức 6,8-8,5 là phù hợp
- Kích thước vật rắn < 0,02 mm
- Giếng Khoan cần phải thau rửa, làm sạch trước khi thả bơm xuống

39
- Kích thước dây điện phải phù hợp với công suất bơm, áp dụng theo bảng tính
sau:
Công suất bơm Kích thước dây điện
1,5 KW 3 x 1,5 mm
2,2 KW 3 x 2 mm
3 -:- 4 KW 3 x 4 mm
5,5 -:- 10 KW 3 x 6 mm

- Dây điện phải dày và là dây mạ điện từ, chống giò, chuyên dụng cho các bơm thả
chìm
- Phần nối dây điện và đầu bơm thì đầu dây điện phải được mạ từ, dài khoảng 20-
40mm, sử dụng keo và băng dán chống thầm nước tại những vị trí này (kiểm tra kỹ). Phải
tuân thủ những yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra.
- Cần tính toán đủ dây điện dòng từ bơm lên tủ điện, hạn chế những điểm nối dây
ngầm trong nước
* Tủ điều khiển cho máy bơm thả chìm giếng khoan
- Mỗi máy bơm chìm giếng khoan khác nhau thì sử dụng các tủ điện với công
suất khác nhau để đảm bảo độ ổn định
- Các tủ điều khiển sẽ kiểm soát máy bơm một các tự động
- Là công cụ bảo vệ bơm khi có sự cố xảy ra như: quá tải, dòng không ổn định,
chập điện, …
- Các tủ điều khiển này đều có đèn báo hướng dẫn cho từng trường hợp, giúp
người dùng dễ dàng nhận biết được nguyên nhân xảy ra sự cố
2.2 Lắp đặt bơm

40
- Gắn motor và guồng bơm với nhau, chắc chắn là các ốc vít được gắn chặt, không
có độ zơ
- Kết nối ống dẫn với đầu lên của bơm
- Dùng dây thép có độ dài tương ứng với độ sâu của bơm cần thả, ghim chặt, để
nâng lên, hạ xuống
- Lắp đặt các co, cút nối,van nước áp lực và đồng hồ đo lưu lượng…
- Kết nối với đường ống cung cấp một đường kính như các máy bơm và cố định
cho kết nối với một bộ balt,đặt các đường ống xuống và cũng sử dụng cùng một phương
pháp được đề cập ở trên để cài đặt các đường ống thứ hai.Giữ balt đỡ cho đến khi mở
rộng đường ống vào giếng sâu là cần thiết.
* Vận hành bơm thả chìm giếng khoan
- Kết nối bơm với tủ điều khiển vào mạng lưới điện,chuyển đổi trên các máy
bơm,cần được điều hành.
- Nếu thấy áp lực trên đồng hồ đo lưu lượng nước là nhỏ, thì tắt máy bơm và chờ
một phút rồi khởi động lại.
- Nếu trong nước có nhiều cát và bùn, cần tắt máy và sử dụng một máy bơm khác
để loại bỏ nước bẩn một lần nữa, trước khi bắt đầu sử dụng bơm chìm.
* Chú ý:
- Không vận hành khi không có nước
- Do không sử dụng cáp để đưa lên các xe máy các flo sâu cũng cho sàn nhà
- Máy bơm cần phải thả chìm thấp nhất 5m, và ở 1 mét nước bao phủ được bơm.
- Cắm thử bơm không nên nhiều hơn 1 phút, nếu không thấy hoạt động thì phải rút
điện kiểm tra lại ngay.
- Cần bảo dưỡng thường xuyên, để loại bỏ cặn bẩn bám vào cánh bơm.
- Tủ điều khiển tự động ngắt, mở là bắt buộc phải có.
3. Lắp đặt bơm chìm nước thải
3.1. Chú ý lắp đặt điện cho bơm chìm
Lắp đặt máy bơm chìm nước thải đúng kỹ thuật là điều kiện để hệ thống xử lý
nước thải hoạt động hiệu quả và đảm bảo tuổi thọ của máy bơm đươc tối ưu nhất. Lưu ý
trước khi lắp đặt máy bơm phải kiểm tra lại một số thông số của máy xem có đạt yêu cầu
so với thiết kế của nhà sản xuất và mục đích sử dụng hay không:
- Kiểm tra lại model máy, các thông số lưu lượng, cột áp, dòng điện xem có đúng
với tiêu chuẩn của nhà sản xuất không
- Kiểm tra lại vị trí lắp đặt máy bơm, đường điện đảm bảo đủ tiêu chuẩn.
- Kiểm tra đầu hút, đầu xả của máy bơm.
- Kiểm tra các phụ kiện lắp đặt như van một chiều, van xả, mặt bích, khớp nối
mềm.
- Khảo sát thực tế tại vị trí đặt máy bơm lại một lần nữa trước khi lắp đặt, đảm
bảo những điều kiện cần thiết về hệ thống điện, đầu hút, đầu xả,...
3.2. Kết nối bơm chìm nước thải với HT ống xả
3.2.1. Kiểm tra trước khi lắp đặt

41
Đo độ cách điện của động cơ và cáp (trừ cáp cấp điện) được thả chìm trong nước,
đo độ cách điện giữa đất và mỗi pha của động cơ, giữa các pha của động cơ bằng cách sử
dụng đồng hồ đo độ cách điện. Chỉ số hiển thị của đồng hộ không nhỏ hơn 20 mΩ là
được. Lưu ý khi đo cần giữ cáp cấp điện cách khỏi mặt đất.
3.2.2. Lắp đặt
- Khi đang vận chuyển hoặc lắp đặt máy bơm nước thải tuyệt đối không được kéo
cáp. Khi lắp đặt bơm phải nối một sợi dây xích hoặc dây thừng vào móc treo và thực hiện
lắp đặt.
- Máy bơm nước thải không được đặt ở vị trí cạnh bể, cạnh hồ hoặc nơi có mực
nước thấp, tránh trường hợp máy bơm hoạt động trong điều kiện khô. Máy bơm phải
được đặt theo phương thẳng đứng trên bệ chắc chắn.
- Vị trí lắp đặt máy bơm ở phía bên trong bể, nơi có rung động nhỏ nhất.
Nếu trong bể có dòng nước chảy vào nên lắp giá đỡ ống ở nơi thích hợp (hình 1).
- Thiết kế đường ống dẫn sao cho khí không bị tắc bên trong ống. Nếu bắt buộc
phải lắp đặt đường ống theo một cách nào đó mà không thể tránh được hiện tương túi khí
thì hãy lắp đặt một van xả khí ở nơi có khả năng hình thành túi khí cao nhất.
- Không để đầu cuối ống xả chìm trong nước vì khi đó nếu tắt máy bơm sẽ xảy ra
hiện tượng nước chảy ngược.
- Các loại máy bơm không tự động sẽ không có hệ thống vận hành tự động dựa
vào phao gắn kèm nên phải thường xuyên theo dõi mực nước khi vận hành máy. Không
nên để máy hoạt động trong thời gian dài ở mực nước gần với mực nước tối thiểu, để
tránh việc máy bơm vận hành khô nên lắp một hệ thống vận hành tự động như trong hình
2 và duy trì mực nước ở mức vận hành an toàn.
- Các loại máy bơm tự động cần lắp các phao như trong hình 3, máy bơm có thể
không khởi động nếu công tắc phao chạm vào cạnh bể hoặc đường ống, do đó cần tính
toán lắp các phao sao cho điều này không xảy ra.
3.3. Chú ý lắp đặt bơm chìm
- Trong quá trình lắp đặt bơm chìm cần lưu ý phải kiểm tra lại một số thông số của
máy xem có đạt yêu cầu so với thiết kế của nhà sản xuất và mục đích sử dụng hay không
- Kiểm tra lại gioăng, phớt của máy bơm xem đã đảm bảo yêu cầu khi ngâm nước
hay chưa, nhất là các gioăng, phớt để đưa các đường dây điện từ ngoài vào trong bơm.
- Các bulong, đai ốc của bơm chìm phải được xiết chặt và đều để tránh các hiện
tượng nước có thể rò rỉ làm hư hỏng bơm trong quá trình làm việc.
Phần II: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH
I. Lắp đặt bơm đẩy
1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên)
- Máy bơm trục ngang ≥ 2 Kw: 03 cái
- Bàn kẹp ống 03 bộ
- Máy cắt ống 03 cái
- Máy ren ống 03 cái
- Dụng cụ kiểm tra 01 bộ
- Dụng cụ cơ khí 03 bộ
- Vật tư phụ
42
2. Kiểm tra bơm trước khi lắp đặt
- Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối, bơm mỡ bổ
sung các vú mỡ.
- Dùng tay hay noàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt
không, cánh quạt động cơ có bị chạm vỏ không.
- Tháo lắp hộp đấu điện động cơ, xem xét sơ đồ đấu dây. Kiểm tra độ cách điện
giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ vạn năng và mê gôm.
3. Lắp đặt
3.1. Đưa máy bơm vào vị trí
- Đặt máy nhẹ nhàng vào vị trí đã định sẵn.
- Kê kích đường tâm bơm đúng với vị trí và đúng với cao trình thiết kế.
- Dùng ni vô để kiểm tra độ thăng bằng của bơm theo hai hướng song song vsf
vuông góc với trục bơm.
- Dùng đệm chèn bằng lá thép để kế kích bơm thăng bằng theo hai hướng
- Trường hợp bu lông bệ máy chưa được neo sẵn thì dùng bu lông chẻ chân neo
máy vào vị trí lỗ chờ bắt đai ốc định vị vào bu lông.
3.2. Lắp đường ống và phụ kiện trước sau bơm
3.2.1. Lắp đặt phần ống hút
- Xem xét tuyến ống hút lắp với bơm không được để bất kỳ vị trí nào có nguy cơ
bị đọng khí gây sai khác với tiêu chuẩn vận hành.
- Đo cắt đệm làm bằng bìa, cao su, amiăng theo kích thước cửa hút, cửa xả trên
bơm (có trường hợp đệm đã cấp theo bơm)
- Đệm phải có phần nhô ra để dễ dàng thao tác lắp đặt
- .Trường hợp làm kín bằng gioăng cao su cần lưu ý lồng gioăng vào đúng rãnh
tránh bị rách hoặc bị xoắn
3.2.2. Lắp đường ống đẩy
- Lắp ống, lắp van một chiều, côn, cút lắp như đường ống hút phải phẳng, đứng,
kín khít.
- Việc đấu ống vào mạng phải tính toán và lắp đặt cho thật chuẩn xác kín khít
3.2.3. Đấu điện máy bơm (đối với động cơ 3 pha)
- Đấu theo đầu dây thứ tự các cáp điện vào hộp đấu động cơ theo sơ đồ đấu sao
hoặc tam giác
- Xiết chặt đai ốc, kẹp đầu dây
3.2.4. Chạy thử máy bơm
- Mở van hai chiều đường ống hút
- Đóng van hai chiều đường ống đẩy
- Mở nút xả khí đỉnh bơm
- Mồi nước bằng bơm, bằng vòi đến khi nước trào ra khỏi ống xả thì đóng nút lại
- Đóng điện cho bơm làm việc
- Mở van hai chiều đường ống đẩy từ từ. Theo dõi trên tủ điện cường độ dòng điện
đạt tới định mức cũng như đồng hồ vôn kế thì dừng lại để bơm làm việc

43
II. Lắp đặt bơm chìm giếng khoan
1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên)
- Máy bơm trục đứng ≥ 2 Kw: 03 cái
- Bàn kẹp ống 03 bộ
- Máy cắt ống 03 cái
- Máy ren ống 03 cái
- Dụng cụ kiểm tra 01 bộ
- Dụng cụ cơ khí 03 bộ
- Vật tư phụ
2. Kiểm tra
2.1. Kiểm tra bơm
- Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối, bơm mỡ bổ
sung các vú mỡ.
- Dùng tay hay noàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt
không, cánh quạt động cơ có bị chạm vỏ không.
- Tháo lắp hộp đấu điện động cơ, xem xét sơ đồ đấu dây. Kiểm tra độ cách điện
giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ vạn năng và mê gôm.
2.2. Kiểm tra giếng khoan
- Dùng ống thép có đường kính lớn hơn bơm thả xuống giếng cho tới độ sâu thiết
kế đặt bơm. Nếu thấy vướng kẹt thì phải có biện pháp xử lý ngay.
- Dùng đầu đo mực nước kiểm tra nước trong giếng khoan. Nếu mức nước trong
tình trạng thấp hơn thiết kế thì phải báo cáo lại ngay để có biện pháp khắc phục.
3. Lắp đặt
3.1. Đưa máy bơm vào vị trí
- Dùng kẹp guồng kẹp vào guồng bơm
- Dùng bu lông bắt chặt kẹp móc cáp vào
- Nối dây điện vào hộp điện có sẵn trong máy bơm
- Dùng pa lăng thẳ bơm xuống giếng. Khi thả bơm phải nhẹ nhàng tránh để bơm
cọ vào thành giếng
- Lần lượt lắp ống thả bơm dần xuống độ sâu thiết kế. Khi lắp cần lưu ý lắp móc
treo phòng sự cố tụt ống.
- Cố định dây cáp điện theo thành ống, tránh bị rối cuộn xuống giếng, tránh bị
chèn vào thành giếng. Nếu dây cáp điện không đủ chiều dài thì phải dùng cáp cùng cáp
đúng chủng loại để nối, mối nối cáp phải dùng keo Peôxi để tăng cường cách điện.
- Lắp cố định đoạn ống cuối cùng và tấm đỡ miệng giếng vào bệ móng giếng.
3.2. Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm
- Lắp côn nếu có.
- Lắp van hai chiều
- Lắp van một chiều
- Lắp đầu mối mạng theo thiết kế
44
- Lắp các chi tiết trong trạm theo thiết kế
3.3. Đấu điện máy bơm
- Kiểm tra sự thông mạch của các đầu dây động cơ
- Kiểm tra độ an toàn, độ ổn định của tủ điều khiển
- Nối dây báo cạn và quá nhiệt vào đầu chờ tương ứng của tủ điều khiển.
3.4. Chạy thử máy bơm
Trước khi đóng điện cho máy bơm chạy thử phải tiến hành xem xét kiểm tra lại
toàn bộ hệ thống công tác các van trên đường ống cấp nước. Nếu có sai lệch phải khắc
phục ngay.
- Đóng điện chạy thử, mở van xả từ từ
- Kiểm tra mức nước ra, nếu thấy yếu thì phải đảo pha ở tủ điều khiển. Khi nào
thấy nước mạnh thì được.
- Trong khi bơm làm việc tiến hành các thao tác kiểm tra và hiệu chỉnh nếu cần
thiết

III. Lắp đặt bơm chìm nước thải


1. Chuẩn bị thiết bị, vật tư, dụng cụ (30 học viên)
- Máy bơm trục đứng ≥ 2 Kw: 03 cái
- Bàn kẹp ống 03 bộ
- Máy cắt ống 03 cái
- Máy ren ống 03 cái
- Dụng cụ kiểm tra 01 bộ

45
- Dụng cụ cơ khí 03 bộ
- Vật tư phụ
2. Kiểm tra
2.1. Kiểm tra bơm
- Kiểm tra vòng chèn bịt kín đầu trục bơm, kiểm tra đai ốc, khớp nối.
- Dùng tay hay ngoàm kiểm tra khớp nối động cơ với guồng xem có vướng kẹt
không
- Kiểm tra độ cách điện giữa các quận dây và dâu động cơ với vỏ bằng đồng hồ
vạn năng và mê gôm.
2.2. Kiểm tra giếng khoan
- Dùng ống thép có đường kính lớn hơn bơm thả xuống giếng cho tới độ sâu thiết
kế đặt bơm. Nếu thấy vướng kẹt thì phải có biện pháp xử lý ngay.
- Dùng đầu đo mực nước kiểm tra nước trong giếng khoan. Nếu mức nước trong
tình trạng thấp hơn thiết kế thì phải báo cáo lại ngay để có biện pháp khắc phục.
3. Lắp đặt
3.1. Đưa máy bơm vào vị trí
- Dùng kẹp guồng kẹp vào guồng bơm
- Dùng bu lông bắt chặt kẹp móc cáp vào
- Nối dây điện vào hộp điện có sẵn trong máy bơm
- Dùng pa lăng thẳ bơm xuống giếng. Khi thả bơm phải nhẹ nhàng tránh để bơm
cọ vào thành giếng
- Lần lượt lắp ống thả bơm dần xuống độ sâu thiết kế. Khi lắp cần lưu ý lắp móc
treo phòng sự cố tụt ống.
- Cố định dây cáp điện theo thành ống, tránh bị rối cuộn xuống giếng, tránh bị
chèn vào thành giếng. Nếu dây cáp điện không đủ chiều dài thì phải dùng cáp cùng cáp
đúng chủng loại để nối, mối nối cáp phải dùng keo Peôxi để tăng cường cách điện.
- Lắp cố định đoạn ống cuối cùng và tấm đỡ miệng giếng vào bệ móng giếng.
3.2. Lắp đường ống và phụ kiện sau bơm
- Lắp côn nếu có.
- Lắp van hai chiều
- Lắp van một chiều
- Lắp đầu mối mạng theo thiết kế
- Lắp các chi tiết trong trạm theo thiết kế
3.3. Đấu điện máy bơm
- Kiểm tra sự thông mạch của các đầu dây động cơ
- Kiểm tra độ an toàn, độ ổn định của tủ điều khiển
- Nối dây báo cạn và quá nhiệt vào đầu chờ tương ứng của tủ điều khiển.
3.4. Chạy thử máy bơm
Trước khi đóng điện cho máy bơm chạy thử phải tiến hành xem xét kiểm tra lại
toàn bộ hệ thống công tác các van trên đường ống cấp nước. Nếu có sai lệch phải khắc
phục ngay.

46
- Đóng điện chạy thử, mở van xả từ từ
- Kiểm tra mức nước ra, nếu thấy yếu thì phải đảo pha ở tủ điều khiển. Khi nào
thấy nước mạnh thì được.
- Trong khi bơm làm việc tiến hành các thao tác kiểm tra và hiệu chỉnh nếu cần
thiết
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các yêu cầu cách lắp đặt bơm đẩy ?
2. Trình bày cách lắp đặt bơm chìm ?
3. Trình bày cách lắp đặt bơm chìm nước thải ?

Tài liệu tham khảo


[1] Vũ Thị Nga, Giáo trình cấp nước Trường trung học xây dựng công trình đô thị.

[2] Nguyễn Đình Huấn, Giáo trình cấp thoát nước, Đại học bách khoa Đà Nẵng.

[3] Trương Duy Thái, Giáo trình thực hành gia công lắp đặt đường ống, Nhà xuất bản Hà
Nội.

47

You might also like