« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Nguyễn Thị Mai Anh - Từ khóa (Keyword): #giảm nghèo bền vững, #hộ nghèo, #giải pháp giảm nghèo bền vững, #huyện Yên Sơn, #tỉnh Tuyên Quang.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Nhằm từng bước giải quyết vấn đề giảm nghèo và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu từng bước ổn định đời sống các hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ vươn lên thoát nghèo và không bị tái nghèo, các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã quyết tâm thực hiện công cuộc giảm nghèo với hàng loạt các chương trình được thực hiện đồng bộ.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng nghèo và giảm nghèo bền vững, phân tích các chính sách giảm nghèo, kết quả giảm nghèo, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến nghèo, thoát nghèo và nguyện vọng của hộ nghèo, các nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn trong thời gian tới.
- Để đạt mục tiêu đó, đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau.
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo.
- Phân tích, đánh giá được thực trạng vấn đề nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn định huớng đến năm 2025.
- Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Đối tượng nghiên cứu: 2 - Thực trạng nghèo của các hộ dân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Bên cạnh đó, để tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến nghèo, thoát nghèo và tái nghèo của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn, tiến hành điều tra mẫu tại 03 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Yên Sơn là xã Hùng Lợi, Trung Minh và Lực Hành.
- nội dung chính của luận văn được thiết kế gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững Trong chương này đã trình bày được những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về giảm nghèo bền vững.
- Các kinh nghiệm giảm nghèo bền vững ở những địa bàn có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế xã hội, đặc biệt là tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao, trong khi đó hộ nghèo lại chủ yếu rơi vào nhóm người này.
- Đây là căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng giảm nghèo bền vững trong chương 2.
- Chương 2: Thực trạng giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Tập trung phân tích các cơ chế chính sách giảm nghèo bền vững.
- các kết quả thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang.
- Từ đó tìm ra các giải pháp thật sự hữu hiệu nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được trình bày trong chương 3.
- Chương 3: Một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 3 Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.
- các giải pháp được đưa ra là: Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về công tác giảm nghèo bền vững.
- Hai là, nhóm giải pháp về hỗ trợ, tăng thu nhập cho hộ nghèo.
- Ba là, nhóm giải pháp hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về giảm nghèo bền vững.
- Tuy nhiên những đề tài nghiên cứu này chỉ giải quyết được những vẫn đề tại đơn vị được nghiên cứu.
- Cùng là giảm nghèo bền vững tại các xã, các huyện, từng giai đoạn và từng địa phương cụ thể lại có các đặc thù khác nhau nên vấn đề cần được giải quyết cũng khác nhau.
- Trong các đề tài nghiên cứu giảm nghèo bền vững thì chưa có đề tài nào nghiên cứu trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- d) Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra trên, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau.
- Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu - Phương pháp bảng biểu, phương pháp so sánh để phân tích thực trạng của đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm để đề xuất các giải pháp cho đối tượng nghiên cứu.
- e) Kết luận Đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững ở huyện Yên Sơn trong giai đoạn từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn đến năm 2020.
- Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau: 4 Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về giảm nghèo bền vững như khái niệm nghèo đói, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn.
- Khái niệm giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm nghèo bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững, các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam.
- Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
- Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
- Thông qua việc phân tích thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn giai đoạn đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
- Từ đó làm cơ sở để đề tài đưa ra giải pháp.
- Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giảm nghèo, dựa vào mục tiêu thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn giai đoạn đề tài đưa ra một số giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn đến năm 2020.
- Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu.
- Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót.
- Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt