You are on page 1of 17

Topic : Kiểm Tra Sau Thông Quan

Post Clearance Audit by Customs

Thi, Phan Nhật , July 2021


Nội dung / Content :
1. Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là gì ? (05 mins)
What is Post Clearance Audit - PCA ?
2. Tại sao và Doanh nghiệp nào phải kiểm tra sau thông quan ? (05 mins)
Why and which is the company subject to post clearance inspection ?
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ? (20 mins)
What are documents need to prepare for PCA ?
4. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần xem xét trước khi phục vụ cho Kiểm tra sau thông quan ? (15 mins)
What kind of documents need to reviewed before submit to Customs auditor ?
5. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình kiểm tra sau thông quan ? (10 mins)
Some points the company should be awareness during Post clearance inspection and after PCA
6. Những điểm Doanh nghiệp cần thực hiện sau khi hoàn tất kiểm tra sau thông quan ? (05 mins)
Some points the company should be actions after completed PCA
1. Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là gì ? What is Post Clearance Audit - PCA
- Căn cứ vào Mục 9 Luật Hải quan 54/2014/QH13 ngày 23.Jun.2014 và Quyết định 575/QĐ-TCHQ ngày
21/03/2019 và thì KTSTQ thực hiện nhằm :
1. Thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã
được thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan làm cơ sở xem xét mức
độ ưu tiên trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và xử lý vi phạm (nếu có).

2. Kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các chứng từ có liên quan
đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp cần thiết và đủ điều kiện thì kiểm tra hàng hoá
nhập khẩu đã được thông quan của các tổ chức, cá nhân (gọi là đơn vị được kiểm tra)

3. Xử lý các dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan theo quy định : chứng từ khai HQ không hợp pháp, gian lận
về khai báo thuế XNK, gian lận chứng nhận xuất xứ hàng hoá hưởng ưu đãi thuế, gian lận về giấy phép
NXK, sai phạm về lưu trữ hàng hoá miễn thuế khai báo HQ, định mức hàng hoá , báo cáo và cập nhật kiểm
tra cơ sơ sản xuất hàng năm, etc..

4. Tham khảo quy trình kiểm tra sau thông quan theo link https://www.dncustoms.gov.vn/quy-trinh-ktstq-
368.html

Tham khảo Luật Hải quan 54/2014/QH13


https://thuvienphapluat.vn/van-ban/thuong-mai/luat-hai-quan-2014-238637.aspx?_ga=2.217645974.186553505.1624683489-1790478170.1624680857
2. Tại sao và Doanh nghiệp nào phải kiểm tra sau thông quan?
Why and which is the company subject to PCA ?
- Căn cứ vào Điểu 78,79,80 Luật Hải quan 54/2014/QH13 thì KTSTQ được thực hiện đối với Doanh nghiêp có các
dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan theo quy định (theo hệ thống đánh giá rủi ro của cơ quan Hải quan)
- Các loại hình KTSTQ và DN không phải thực hiện KTSTQ :
1. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan : thời hạn tối đa 5 ngày làm việc do Chi Cục trưởng HQ ban hành
(DN ưu tiên không bị kiểm tra theo Nghị định 59/2018/NĐ-CP bổ sung thêm Khoản 4 Điều 9 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP)
2. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan : thời hạn tối đa 10 ngày làm việc được phép gia hạn
thêm 1 lần nhưng không vượt quá 10 ngày làm việc ( DN ưu tiên 72/2015/TT-BTC kiểm tra do Tổng cục
trưởng TCHQ ký quyết định)
- Định kỳ thực hiện KTSTQ : thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
đến ngày ban hành quyết định KTSTQ theo khoản 3 điều 77 Luật hải quan
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ?
What are documents need to prepare for PCA ?
3.1 Quy trình Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan : thời hạn tối đa 5 ngày làm việc
- Kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan
đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra
2.Biên bản 4.Cung cấp 5.Kiểm tra 6.Biên bản 7.Dự thảo kết
1. Thông 3.DS hồ sơ 8.Kết luận
Công bố hồ sơ và và Giải kết luận luận & khiếu
báo KTSTQ KTSTQ nại KTSTQ KTSTQ
KTSTQ Kiểm tra trình KTSTQ

3.1.1 Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở hải quan:
 Giấy CNDT, GPKD
 Tờ Khai HQ xuất-nhập khẩu, HĐ mua bán, HĐ vận tải, Chứng từ thanh toán, giấy phép XNK, bản quyền (nếu
có), chứng thư giám định, Chứng nhận xuất xứ hàng hoá, tài liệu kỹ thuật (nhập đầu tư và nhập kinh doanh)
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ?
What are documents need to prepare for PCA ?
3.2 Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan : thời hạn tối đa 10 ngày làm việc được phép gia
hạn thêm 1 lần nhưng không vượt quá 10 ngày làm việc
- Kiểm tra đối với các hồ sơ hải quan đã thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến
ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra (diểm đ khoản 2 điều 18 Luật hải quan & điều 143 TT/39/2018)
2.Biên bản 4.Cung cấp 5.Kiểm tra 6.Biên bản 7.Dự thảo kết
1. Thông 3.DS hồ sơ 8.Kết luận
Công bố hồ sơ và và Giải kết luận luận & khiếu
báo KTSTQ KTSTQ nại KTSTQ KTSTQ
KTSTQ Kiểm tra trình KTSTQ

3.2.1 Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan (trụ sở Doanh nghiệp) :
 Giấy chứng nhận SD đất, Giấy CNDT, GPKD, Giấy chứng nhận kiểm tra cơ sở sản xuất, Giấy chứng nhận DTM, PCCC
 Tờ Khai HQ xuất-nhập khẩu, HĐ mua bán, Chứng từ thanh toán, giấy phép XNK, bản quyền (nếu có), chứng thư
giám định, C/O tài liệu kỹ thuật (nhập đầu tư và nhập kinh doanh và miễn thuế) kiểm tra trị giá HQ khai sai thuế
 Quy trình sản xuất luân chuyển NVL, định mức kỹ thuật (tài liệu) , định mức thực tế, cơ sở xây dựng định mức, quy
trình tính toán định mức và hao hụt
 Hồ sơ quyết toán, hoàn thuế không thu thuế (trong vòng 5 năm), HQ kiểm tra it nhất 5 bộ hồ sơ
 Bảng báo cáo quyết toán sử dụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu (Mẫu 57 và mẫu 58 /HSHT-KTT- không nộp HQ)
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ?
What are documents need to prepare for PCA ?
3.2.1 Hồ sơ kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan: (tt)
 Báo cáo quyết toán các năm đã nộp HQ (lưu ý về trị giá trước ngày 05//06/2018 trong vòng 5 năm)
 Hồ sơ, bảng kê TKHQ huỷ, tái xuất trả nguyên liệu, chuyển mục đích sử dụng, thanh lý tiêu huỷ, tiêu thụ nội địa
(trong vòng 5 năm)
 Bảng kê danh mục hàng hoá máy móc thiết bị miễn thuế TSCĐ theo quyết định ưu đãi đầu tư (nếu có), hàng hoá
máy móc thuê mượn có thời hạn, giấy phép, hồ sơ kiểm định máy móc, bảng kê khấu hao TSCĐ
 Quy trình, biên bản kiểm kho cuối năm , quy trình quản lý nhập, xuất tồn kho (trong vòng 5 năm , HQ kiểm tra 5-10
bộ hồ sơ nhập kho và xuất kho liên quan đến hàng hoá XNK)
 Bảng quy đổi mã nguyên vật liệu ghi nhận kế toán và mã NVL của bộ phận XNK (mã NVL khai hải quan)
 Báo cáo tồn kho nguyên liệu vật , thành phẩm , sản phẩm dở dang (WIP) (trong vòng 5 năm)
 Bảng kê hàng hoá mua đang đi đường , bảng kê hồ sơ HQ hàng hoá đã thực hiện tờ khai HQ nhập nhưng chưa
nhập kho (nếu có)
 Bảng kê tổng hợp tồn kho NVL (NVL, thành phẩm, sản phẩm dở dang, hàng đi đường tồn kho) đối chiếu với sô liệu
tồn kho của hải quan
 Quy trình quản lý nhập kho, xuất kho, xử lý phế liệu phế phẩm, tiêu huỷ hàng hoá trong quá trình sản xuất
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ?
What are documents need to prepare for PCA ?
 Hồ sơ chứng từ sổ sách kế toán gồm :
• Bảng cân đối kế toán trong 5 năm gần nhất ;
• Báo cáo tài chính đã kiểm toán trong 5 năm gần nhất;
• Sổ chi tiết doanh thu TK 511, thu nhập khác TK 711, phải thu khách hàng TK 131, phải trả nhà cung cấp TK 331 trong 5
năm gần nhất;
• Sổ chi tiết tiền mặt TK 111, tiền gửi ngân hàng TK 112, dòng tiền đang chuyển trong 5 năm gần nhất;
• Báo cáo thuế GTGT hàng tháng (kèm bảng kê hàng hoá mua vào, bán ra), hoá đơn GTGT hàng XNK tại chổ trong 5 năm
gần nhất;
• Sổ chi tiết các tài khoản TK 151, 152, 153, 154, 155, 156
• Sổ cái tài khoản mua hàng 611, chi phí NVL trực tiêp 621, chi phí nhân công, máy móc trực tiếp 622, 623, Chi phí chung
627, giá thành sản xuất 631, giá vốn hàng bán 632, chi phí tài chính 635, chi phí bán hàng 641, chi phí quản lý 642
• Sổ chi tiết tài khoản theo dõi nguyên liệu, hàng hóa của thực hiện hợp đồng gia công theo tháng trong 5 năm gần nhất
• Sổ sách chi tiết , bảng kê hàng hoá nguyên vật liệu, thành phẩm tiêu huỷ, bán tiêu thụ nội địa (TK 711) kèm theo HĐ
trong 5 năm gần nhất;
3. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho Kiểm tra sau thông quan ?
What are documents need to prepare for PCA ?

3.3 Các hình thức vi phạm về TTHQ và bị truy thu thuế mà các DN thường mắc phải :
‒ Vi phạm về khai sai mã HS, trị giá hàng hoá dẫn đến chênh lệch số thuế phải nộp
‒ Vi phạm về khai sai, thiếu các khoản phải cộng dẫn đến chênh lệch số thuế phải nộp
‒ Vi phạm về khai sai, gian lận về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ưu đãi thuế ( C/O không hợp lệ), nhãn hàng hoá
‒ Vi phạm về kiểm soát báo cáo tồn kho dẫn đến chênh lệch về số liệu báo cáo hàng hoá XNK với tồn kho của Công ty
‒ Vi phạm về hàng hoá nhập khẩu sau đó thuê gia công lại không đúng qui định luật hải quan
‒ Vi phạm về thiếu hồ sơ chứng từ giấy phép, bản quyền, giấy kiểm định nhập khẩu. xuất khẩu hàng hoá, máy móc (mới và
đã qua sử dụng)
‒ Vi phạm về hồ sơ khai báo hàng hoá miễn thuế, cơ sở gia công, định mức hàng hoá gia công, XNK tại chổ,
‒ Vi phạm về hàng hoá tiêu huỷ, bán tiêu thụ nội địa, phế liệu dư thừa thu gom trong sản xuất khi bán, tiêu huỷ không khai
báo, hạch toán vào TK kế toán ( truy thu thuế NK, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế BVMT)
‒ Vi phạm về kê khai hạch toán các loại thuế nhà thầu , thuế TNDN theo các điều kiện incoterm D
‒ Các trường hợp miễn thuế, hoàn thuế , không tái xuất, tái nhập hàng hoá, không thông báo HQ hàng hoá thuê Gia công,
tẩy xoá sử đổi chứng từ, không xuất hoá đơn GTGT hàng hoá xuất khẩu đúng thời hạn, không khai hoặc thiếu tờ khai đối
ứng hàng hoá XNK tại chổ….
4. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần xem xét trước khi phục vụ cho Kiểm tra sau thông quan?
What kind of documents need to reviewed before submit to Customs auditor ?
- Ngoài các danh mục tại mục 3, Doanh nghiệp cần xem xét lại các hồ sơ trước khi đệ trình cho cơ quan hải quan
kiểm tra :
 Kiểm tra xem công ty có nằm trong danh sách kiểm tra sau thông quan của HQ hay không ?
 Cần xác định rõ các yêu cầu theo quyết định KTSTQ sau đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của HQ và bản gốc hồ
sơ khi HQ hỏi để xuất trình
 Tính chính xác về sồ sơ tài liệu của các tờ khai HQ mà hải quan yêu cầu xuất trình kiểm tra (nhập Kinh doanh)
 Quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra luân chuyển nguyên liệu từ khẩu nhập khẩu lấy nguyên liệu đưa vào sản
xuất tới khi ra thành phẩm, kèm hồ sơ tài liệu để chứng minh.
 Quy trình báo cáo sản xuất: nhận kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất, quy trình sản xuất, ghi nhận báo cáo thành
phẩm, định mức sử dụng thực tế báo cáo phế liệu, phế phẩm kèm theo hồ sơ thuyết minh, báo cáo quá trình xử lý
phế liệu, phế phẩm, phế thải tại công ty
 Hồ sơ , mã nguyên liệu nhập kho, xuất kho phải khớp với sổ sách kế toán và mã quy đổi hải quan
 Bảng kê chi tiết, TKHQ các hàng hoá theo hợp đồng gia công
 Các hồ sơ nợ thuế, hoàn thuế, chưa thu thuế
 Hợp đồng , qui trình , hình ảnh xử lý tiêu huỷ hàng hoá và ghi nhận sổ sách kế toán
4. Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ cần xem xét trước khi phục vụ cho Kiểm tra sau thông quan?
What kind of documents need to reviewed before submit to Customs auditor ?
 Chứng từ kế toán và hợp đồng mua bán các loại liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán
với thương nhân nước ngoài, với khách hàng trong nước theo các điều kiện mua hàng incoterm DAP, DDP, DDU về
phát sinh thuế nhà thầu FCT và thuế TNDN
 Bảng kê chi tiết tổng số lượng TKHQ hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu theo chu kỳ HQ kiểm tra
 Bảng kê chi tiết hàng hoá tiêu huỷ, TKHQ chuyển tiêu thụ nội địa, bán nội địa (không khai HQ)
 Bảng thuyết minh định mức kỹ thuật và định mức thực tế hàng hoá (chon mã hàng SX đang chạy trên chuyền khớp
với kế hoạch SX trong quá trình KTSTQ)
 Lưu ý kiểm tra định mức các mã loại hàng nhập xuất số lượng lớn, giá trị cao (bảng cơ sở xây dựng định mức)
 Bảng kê DS các máy móc thuê mượn, giấy phép, giấy kiểm định, và bảng khẩu hao tài sản máy móc.
 Hồ sơ, bảng kê các tờ khai HQ hàng hoá XNK tại chổ và tờ khai đối ứng của đối tác liên quan
5. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình kiểm tra sau thông quan ?
Some points the company should be awareness during Post clearance inspection
- Nắm vững các quy định, luật, nghị định, thông tư về thủ tục hải quan (slide 12) khi giao tiếp và giải trình với cơ quan
hải quan, hạn chế giải trình mà không có hồ sơ chứng minh thực tế
- Bám sát nội dung và mục đích HQ yêu cầu cung cấp hồ sơ , cần chuẩn bị kỹ hồ sơ và giải trình cho HQ, hồ sơ không
được tẩy xoá mất thông tin. HQ hỏi tới đâu trả lời ngắn gọn đầy đủ, không cung cấp hồ sơ dư thừa, hồ sơ không cần
copy trước khi HQ không yêu cầu.
- Khi HQ kiểm tra định mức thực tế mã hàng hoá sản xuất thì chon mã hàng SX đang chạy trên chuyền khớp với kế
hoạch SX trong quá trình KTSTQ
- Nếu hồ sơ, sổ sách còn lộn xộn chưa hoàn thiện, giấy tờ thiếu và sai sót nhiều thì khi đó trao đổi với cán bộ kiểm tra
về thời gian dài để sửa và bổ sung những hồ sơ chứng từ còn thiếu và hạn chế cung cấp bản mềm copy, và chỉ cung
cấp bản cứng photo. Không tranh cãi tay đôi với HQ về luật, khi có sự khác biệt cứ nói họ để em xem lại rồi sau đó in
các điều luật dẫn chứng vô và nhờ họ xem lại, sau đó cái gì sai thì nhận là sai, sót thì nhận sót, tuyệt đối không
quanh co này nọ.
- Khi cung cấp thông tin và trả lời về báo cáo sản xuất, phế liệu, phế phẩm, định mức và số liệu hàng hoá trên báo cáo
kế toán cần thể hiện bằng phương pháp tính toán và ghi nhận trên báo cáo sản xuất hoặc phần mềm sản xuất theo
lệnh sản xuất đơn hàng.
6. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý sau khi kiểm tra sau thông quan ?
Some points the company should be awareness after completed PCA
- Giải trình ý kiến về dự thảo kết luận trong vòng 10 ngày , Kết luận và nộp phạt thuế, công văn khiếu nại (nếu có) và ghi
nhận lại số liệu hàng hoá chênh lệch theo báo cáo KTSTQ và lưu ý khi làm thanh khoản về sau , phần lệch dương cần lập
bảng kê tờ khai và theo dõi điều chỉnh với cơ quan HQ
- Xem xét hoàn thuế GTGT bị ấn định thuế (nếu có)
- Thiết lập hành động phòng ngừa và kiểm soát về thuế suất, liên kết về cách thức kiểm soát báo cáo điều chỉnh định mức
hàng hoá, so sánh chênh lệch tồn kho giữa Kho, kế toán và XNK (số liệu HQ) theo tháng để điều chỉnh BCQT cuối năm
chính xác hơn
- Cần cập nhật báo cáo quyết toán sử dụng nguyên liệu vật tư nhập khẩu (mẫu 57-58) để theo dõi và diều chỉnh định mức
cũng như báo cáo theo đúng định mức thực tế khai báo .
- Thường xuyên kiểm tra về tình hình nợ thuế, trạng thái rủi ro của DN trên website Tổng cục hải quan
- Kiểm tra kỹ tính chính xác, hợp lệ của Chứng nhận xuất xứ hàng hoá (lưu ý C/O từ China)
- Thường xuyên cập nhật và nắm vững các quy định, luật, nghị định, thông tư, công văn hướng dẫn về thủ tục hải quan :
 Luật hải quan 54/2014_QH13_hiệu lực 01/01/2015
 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 hiệu lực 01/09/2016
 Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 ngày 01/07/2020
 Nghị đinh 126/2018/ND-CP Quy định chi tiết một sô điều của luật quản lý thuế hiệu lực ngày 05/12/2020
 Thông tư 06/2021/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế về hàng hoá XNK hiệu lực 08/03/2021
6. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý sau khi kiểm tra sau thông quan ?
Some points the company should be awareness after completed PCA
 Hướng dẫn Luật thuế xuất nhập khẩu Nghị định 134/2016/ND-CP hiệu lực 01/09/2016 và Nghị định 18/2021/ND-CP bổ
sung sửa đổi 134/2016/ND-CP hiệu lực 25/04/2021
 Nghị định 08/2015/-ND-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát,
kiểm soát hải quan hiệu lực 15/03/2015 Nghị định 59/2018/ND-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/-ND-CP hiệu lực
05/06/2018
 Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực 01/04/2015
 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực 05/06/2018
 Thông tư 39/2015/TT-BTC Quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực 01/04/2015
 Thông tư 60/2019/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 39/2015/TT-BTC có hiệu lực 15/10/2019
 Nghị định 128/2020/ND-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan có có hiệu lực 10/12/2020
 Luật quản lý ngoại thương 05/2017/QH14 có hiệu lực 01/01/2018
 Nghị định 69/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương có hiệu lực 15/05/2018
 Thường xuyên cập nhật quyết định về các quyết định về Danh mục hàng hoá rủi ro về phân loại hàng hoá và áp mức thuế
suất (Quyết định 583/QĐ/TCHQ ngày 22/03/2019) & Danh mục hàng hoá rủi ro trong quản lý nhà nước về hải quan
(Quyết định 1617/QD-TCHQ ngày 05/06/2019)
6. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý sau khi kiểm tra sau thông quan ?
Some points the company should be awareness after completed PCA
 Các công văn hỏi đáp về xử lý phế liệu phế phẩm và cách tính định mức
 Điều 64, điều 69 và điều 72 Thông tư 38/2015 và khoản 46 sửa đổi điều 69 thông tư 39/2019 (loại hình gia công)
 Điều 64, điều 71 và diều 72 Thông tư 38/2015 và khoản 49 sửa đổi điều 71 thông tư 39/2019 (loại hình SXXK)
 Điều 75 thông tư 39/2019 (DNCX)
 Công văn 1654/TCHQ-TXNK ngày 25/03/2019 Xử lý thuế phế liệu phế phẩm hàng SXXK
 Công văn 5845/BTC-TCHQ ngày 22/05/2019 Xử lý thuế phế liệu phế phẩm hàng loai hình SXXK
 Công văn 14475/BTC-TCHQ ngày 26/10/2017 Xử lý thuế phế liệu phế phẩm nguyên vật liệu dư thừa loai hình Gia công
 Khoản 19 công văn 7565/TCHQ-TXNK ngày 25/12/2018 Xử lý thuế phế liệu phế phẩm nguyên vật liệu dư thừa không quá
3% loai hình Gia công
 Công văn 527/TCHQ-TXNK ngày 21/01/2020 Xử lý thuế phế liệu phế phẩm nguyên vật liệu dư thừa loai hình Gia công xuất
trả bên nước ngoài đặt gia công
 Điều 55 Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu thông tư 38/2015 và khoản 35 sửa đồi TT 39/2018
 Công văn 2687/TCHQ-TXNK V/v thực hiện Nghị định 18/2021/NĐ-CP
 Các quyết định về xử phạt và ấn định thuế KTSTQ
 Điều 17 Nghị định 126/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một sô điều của luật quản lý thuế
 Điều 9 Nghi định 128/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
 Công văn 6943/TCHQ-TXNK ngày 28/10/2020 xử lý thuế nguyên liệu chênh lệch tồn kho
6. Những điểm Doanh nghiệp cần lưu ý sau khi kiểm tra sau thông quan ?
Some points the company should be awareness after completed PCA
 Các website tra cứu về nợ thuê và mức độ tuân thủ về khai báo hải quan
 Website tổng cục hải quan https://customs.gov.vn/Default.aspx
 Tra cứu thông tin mức độ tuân thủ http://pus1.customs.gov.vn/XepHangDoanhNghiep/XepHangDoanhNghiep.aspx
 Tra cứu thông tin nợ thuế https://www.customs.gov.vn/SitePages/TraCuuNoThue.aspx
 Tra cứu thông tin người nộp thuế nợ thuế http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp
 Tra cứu thông tin tờ khai hải quan http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuToKhaiHQ/ToKhaiHQ.aspx
 Tra cứu diễn biến nộp thuế của tờ khai hải quan
http://pus1.customs.gov.vn/TraCuuNopThueToKhaiHQ/TraCuuNopThueToKhaiHQ.aspx

You might also like