You are on page 1of 58

GIÁO TRÌNH

MÔN HỌC: TỔNG QUAN DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN


NGHỀ: KỸ THUẬT CHẾ BIẾN MÓN ĂN
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: / QĐ-… ngày ….. tháng …. năm …..
của Trường

năm 2018

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

1
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu tất yếu
của xã hội, không những là ngành kinh tế mũi nhọn của các quốc gia mà còn là
cầu nối giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia và các miền trong một đất nước.
2
Trong những năm qua, ngành du lịch Viê ̣t Nam không ngừng xây dựng chiến
lược phát triển nguồn nhân lực làm cơ sở cho viê ̣c thực hiê ̣n công tác quy hoạch,
kế hoạch và giải pháp thực hiê ̣n, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của đất
nước.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch,
Tổng cục du lịch đã xác định môn Tổng quan du lịch và khách sạn là mô ̣t trong
những môn học cơ sở ngành, đồng thời là tài liê ̣u tham khảo cho những ai có
nhu cầu tìm hiểu bước đầu về hoạt đô ̣ng du lịch.
Giáo trình " Tổng quan du lịch và khách sạn" được biên soạn nhằm trang bị
cho học viên những vấn đề cơ bản về du lịch mô ̣t các có hê ̣ thống trước khi học
tâ ̣p những môn chuyên môn khác.
Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biên soạn, chắc chắn không tránh được
thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn nhâ ̣n được sự đóng góp
của những nhà nghiên cứu và tất cả những người quan tâm đẻ cuốn sách được
chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiê ̣n hơn.

Trân trọng cảm ơn!


Nhóm biên soạn

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................3


CHƯƠNG I..........................................................................................................7
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN..........................7
1 Một số khái niệm cơ bản....................................................................................7
1.1 Khái niệm về du lịch.......................................................................................7
1.2 Khái niệm về khách du lịch ( Du khách).........................................................8

3
1.3 Khái niệm về điểm du lịch............................................................................10
1.4. Cơ sở lưu trú du lịch.....................................................................................10
2 . Các loại hình du lịch.......................................................................................11
2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ.........................................................................11
2.2 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi..............................................................11
2.3 Căn cứ theo phương tiê ̣n vâ ̣n chuyển............................................................13
2.4. Căn cứ vào phương thức hợp đồng.............................................................13
3 Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch...............................................................14
3.1 Nhu cầu du lịch.............................................................................................14
3.2 Sản phẩm du lịch...........................................................................................16
4. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu..............................................18
4.1 Hotel..............................................................................................................18
4.2 Motel.............................................................................................................18
4.3. Làng du lịch (Tourism Village)....................................................................22
4.4 .Camping (Bãi cắm trại)................................................................................28
4.5. Tàu du lịch (Tourist Cruise).........................................................................30
4.6. Bungalow....................................................................................................33
CHƯƠNG 2.........................................................................................................36
MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC, CÁC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.........................................................36
1 . Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác........................................36
1.1. Tác đô ̣ng của du lịch đến kinh tế..................................................................36
1.2. Tác đô ̣ng của du lịch đối xã hô ̣i...................................................................37
1.3. Tác đô ̣ng của du lịch đến văn hóa................................................................38
1.4. Tác đô ̣ng của du lịch đến môi trường..........................................................38
2. Các điều kiê ̣n để phát triển du lịch..................................................................39
2.1 Các điều kiện chung......................................................................................39
2.2. Các điều kiê ̣n riêng.......................................................................................41
CHƯƠNG 3: KHÁCH SẠN..............................................................................48
1. Giới thiệu chung..............................................................................................48
2. Phân loại và xếp hạng khách sạn.....................................................................48
2.1 Phân loại.......................................................................................................48
2.2 Xếp hạng.......................................................................................................50
3 Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn................................................................51
3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một khách sạn.................................51
4
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn................................52
3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn...........................................53

CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC


Tên môn học: Tổng quan du lịch và khách sạn
Mã môn học: MH 07
Vị trí tính chất của môn học:
- Vị trí: Là môn học được bố trí giảng dạy sau các môn học chung và
trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề.
- Tính chất: Là môn học cơ sở.
Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
5
+ Trình bày được kiến thức khái quát về du lịch và khách sạn;
+ Trình bày được khái niệm, cơ cấu khách sạn và tổ chức trong một khách
sạn.
+ Trình bày được mối liên hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế
khác;
- Về kỹ năng:
+ Phân loại được một số loại hình lưu trú trong hoạt động du lịch;
+ Phân tích được mối liên hệ giữa ngành du lịch với các ngành kinh tế
khác;
+ Phân loại và xếp hạng được các loại khách sạn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Có ý thức học tập nghiêm túc, phát huy
tính sáng tạo và rèn luyện khả năng thuyết trình cho sinh viên.
Nội dung của môn học:

CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN
Giới thiệu:
Chương 1 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về du lịch, khách
du lịch, điểm du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch. Giới thiệu một số sản phẩm du
lịch trong hoạt động du lịch
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm về du lịch, khách du lịch, điểm du lịch và cơ
sở lưu trú;
- Trình bày được một số loại hình du lịch tiêu biểu trong hoạt động du
lịch.

6
- Phân tích được nhu cầu du lịch trong hoạt động du lịch;
- Phân loại được một số loại hình du lịch trong hoạt động du lịch.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, phát huy tính sáng tạo và rèn luyện khả
năng tư duy cho sinh viên.
Nội dung chính:

1 Một số khái niệm cơ bản


1.1 Khái niệm về du lịch
Theo quan điểm của Robert W.Mc. Inosh du lịch là tổng hợp các mối
quan hê ̣ nảy sinh từ tác đô ̣ng qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính
quyền và cô ̣ng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch
Theo định nghĩa của Tổ chức du lịch thế giới ( WTO ) :
Du lịch được hiểu là tổng hợp các mối quan hê ̣, hiê ̣n tượng và các hoạt
động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập
thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ
đến không phải là nơi làm viê ̣c của họ
Theo từ điển bách khoa toàn thư Viê ̣t Nam, du lịch được hiểu trên 2 khía
cạnh :
- Thứ nhất : Du lịch là mô ̣t dạng nghỉ ngơi dưỡng sức, tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh...
- Thứ hai : Du lịch là mô ̣t ngành kinh doanh tổng hợp có hiê ̣u quả cao về
nhiều mă ̣t : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa
dân tô ̣c; về mă ̣t kinh tế du lịch là lĩn vực kinh doanh mang lại hiê ̣u quả rất lớn,
có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại chỗ
Luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Khoá
XI năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau:
Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải
trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
1.2 Khái niệm về khách du lịch ( Du khách)
Theo tổ chức Du lịch thế giới, khác du lịch là những người có các đặc điểm
đặc trưng sau:
- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình;
- Không theo đuổi mục đích kinh tế;
7
- Đi khỏi nơi cư trú từ 24 giờ trở lên;
- Khoảng cách tối thiểu từ nhà đến điểm đến tuỳ quan niệm từng nước.
Tại các nước đều có các định nghĩa riêng về khách du lịch. Tuy nhiên,
điểm chung nhất đối với các nước trong cách hiểu khái niệm về khách du lịch là:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thưòi gian lưu trú lại ở nơi đến từ
24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời
gian một năm.
Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các
mục tiêu như nghỉ ngơi, kinh doanh, hội nghị hoặc thăm gia đình.
Theo luật Du lịch Việt Nam:
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, từ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch được phân chia làm 2 nhóm cơ bản: Khách du lịch quốc tế
và khách du lịch nội địa.
1.2.1. Khách du lịch quốc tế
Năm 1989, tại hô ̣i nghị liên minh quốc hô ̣i về du lịch được tổ chức tại
Lahaye đã ra tuyên bố " Lahaye về du lịch" trong đó đưa ra khái niê ̣m về khách
du lịch quốc tế như sau :
Khách du lịch quốc tế là những người :
- Trên đường đi thăm mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số nước, khác với nước mà họ cư trú
thường xuyên
- Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoă ̣c nghỉ ngơi không
quá thời gian 3 tháng, nếu trên 3 tháng phải được phép gia hạn
- Không được làm bất cứ viê ̣c gì để được trả thù lao tại nước đến do ý
muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại
- Sau khi kết thúc đợt tham quan phải rời khỏi nước đến tham quan để về
nước nơi cư trú của mình hoă ̣c đi đến mô ̣t nước khác
Như vâ ̣y có thể hiểu : Khách du lịch quốc tế: Là khách du lịch mà điểm
xuất phát và điểm đến du lịch thuộc phạm vi lãnh thổ của hai hoặc nhiều quốc
gia khác nhau.
Luâ ̣t du lịch Viê ̣t nam đưa ra khái niê ̣m về khách du lịch quốc tế :

8
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Viê ̣t Nam định cư ở
nước ngoài vào Viê ̣t Nam du lịch, công dân Viê ̣t Nam, người nước ngoài thường
trú ở Viê ̣t Nam ra nước ngoài du lịch
Như vâ ̣y nhóm khách du lịch quốc tế được phân chia thành 2 loại
- Khách du lịch quôc tế đi vào : Là người nước ngoài và người của mô ̣t
quốc gia nào đó định cư ở nước khác vào quốc gia đó đi du lịch
- Khách du lịch quốc tế đi ra : Là công dân của mô ̣t quốc gia và người
nước ngoài đang cư trú tại quốc gia đó đi ra nước ngoài du lịch
Những đối tượng sau đây không được công nhâ ̣n là khách du lịch quốc tế:
- Những người đến mô ̣t nước để thừa hành mô ̣t nhiê ̣m vụ nào đó
- Những người sang nước khác để hành nghề hoă ̣c tham gia các hoạt đô ̣ng
kinh doanh ở nước đến
- Những người nhâ ̣p cư vào nước đến
- Học sinh, sinh viên hoă ̣c nghiên cứu sinh, thực tâ ̣p sinh sống tạm trú ở
nước ngoài
- Những người thường xuyên qua lại biên giới
- Những hành khách đi xuyên qua mô ̣t quốc gia
1.2.2. Khách du lịch nội địa
- Khách du lịch nội địa: Là công dân Việt Nam , người nước ngoài thường trú
tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. (theo luật Du lịch Việt
Nam 2005)
Ngoài ra tại mô ̣t số nước còn phân biê ̣t khái niê ̣m khách du lịch trong nước
và khách du lịch quốc gia :
- Khách du lịch trong nước : Là tất cả khách du lịch đang đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ mô ̣t quốc gia
- Khách du lịch quốc gia : là tất cả công dân của mô ̣t quốc gia nào đó đi du
lịch
1.3 Khái niệm về điểm du lịch
Các điểm du lịch, khu du lịch là yếu tố cấu thành rất quan trọng của một
điểm đến du lịch.
Trong một chuyến đi, khách du lịch thường quan tâm tới nhiều yếu tố như:
vận chuyển, lưu trú, ăn uống, mua sắm, tham quan... Trong các yếu tố đó, vấn đề
được khách du lịch đặc biệt quan tâm là tại điểm đến có cái gì để cho họ tham
quan, thưởng thức và hoạt động theo đúng ý thích của họ. Khác đến một nơi nào

9
đó không phải với mục đích chính là ngủ, đi lại bằng một pưhơng tiện nào đó
mà chủ yếu là để có cảm giác mới do các điểm du lịch mang lại.
Cần hiểu rằng, điểm du lịch rất quan trọng đối với quyết định đi du lịch của
khách du lịch, nhưng chi tiêu của khách du lịch tại các điểm du lịch thường
chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi tiêu của khách du lịch trong một
chuyến đi.
Thực tế cho thấy, một người khách quyết định đến một nơi nào đó (điểm đến
du lịch) trước hết là nơi đó có thể cung cấp cho họ những cảm giác khác với nơi
họ thường sống. Một số người sống ở nông thôn thích tìm đến nơi đông đúc,
nhộn nhịp, có nhiều công trình kiến trúc đẹp ở thành phố; một số người sống ở
vùng núi thích đi thăm thành phố hoặc vùng biển; trong khi đó người sống ở
thành phố thích đến nơi có thể thư giãn, nghỉ ngơi, không khí trong lành, yên
tĩnh như vùng biển, vùng núi, hồ, vùng quê.
Như vậy, điểm du lịch rất đa dạng, nó có thể là một bãi biển ;
Theo luật Du lịch Việt Nam năm 2005 Điểm đến du lịch được định nghĩa như
sau:
Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham
quan của khách du lịch.
1.4. Cơ sở lưu trú du lịch
Theo điều 4 trong luâ ̣t du lịch, cơ sở lưu trú du lịch được hiểu như sau :"
Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác phục vụ khách lưu trú trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu".
Hiểu mô ̣t cách cụ thể, thì cơ sở lưu trú du lịch chính là nơi khách có thể
ăn nghỉ, trú ngụ được trong thời gian rời xa nơi ở thường xuyên của mình để đi
du lịch.
Hê ̣ thống cơ sở lưu trú du lịch bao gồm toàn bộ các cơ sở lưu trú du lịch
trong một phạm vi lãnh thổ nhằm đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch
2 . Các loại hình du lịch
2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ
+Du lịch quốc tế : Được hiểu là chuyến đi từ nước này sang nước khác. Ở
loại hình du lịch này, khách du lịch phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tê ̣ ở nơi
đến du lịch. Du lịch quốc tế được chia làm 2 loại : Du lịch quốc tế chủ đô ̣ng và
du lịch quốc tế bị đô ̣ng. Loại hình này là cơ sở cho các mối quan hê ̣ hợp tác
cùng có lợi về mă ̣t kinh tế, văn hóa, xã hô ̣i giữa các quốc gia

10
+ Du lịch nội điạ : Chuyến đi của người đi du lịch từ chỗ này sang chỗ khác
nhưng trong phạm vi đất nước mình. Điểm đến và điểm xuất phát nằm trong
lãnh thổ quốc gia mình

2.2 Căn cứ vào mục đích của chuyến đi


2.2.1. Theo mục đích chung
a) Du lịch tham quan
 Tham quan là hành vi quan trọng của con người với mục đích chính là nâng
cao hiểu biết cho cá nhân, loại hình du lịch này thoả mãn lòng ham hiểu biết và
ham thích nâng cao văn hoá thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi lạ để
tìm hiểu các di sản văn hoá, di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật,
các lễ hội độc đáo, các làng nghề thủ công truyền thống, các bản làng của ngưòi
dân tộc thiểu số, phong tục tập quán và tìm hiểu những thành quả kinh tế, chế độ
xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi địa phương mỗi quốc gia và có thể là một
phong cảnh thiên nhiên kỳ thú…. Loại hình du lịch tham quan có tác dụng nhận
thức là rất lớn, tác dụng giải trí không hiện hình hoặc có ý nghĩa thứ yếu. Thời
gian lưu lại của khách đối với loại hình này trong thời gian rất ngắn, thường kéo
dài một giờ, hoặc một vài phút. Đối tượng của loại hình du lịch này thường là
những người có văn hoá cao như nhà giáo, nhà khoa học, nhà sử học, nhà báo….
Ưu thế của loại hình du lịch này là đại bộ phận không chịu ảnh hưởng của tính
mùa vụ. Điều này nó giúp cho sự cân bằng trong việc phát triển du lịch.
b) Du lịch giải trí
Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công việc thường nhật
căng thẳng để phục hồi sức khỏe (vật chất cũng như tinh thần). Trong chuyến đi,
nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài
thời gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết có các chương trình vui chơi, giải trí
trong chuyến đi cho du khách trong chuyến đi. Với sự phát triển của xã hội, mức
sống gia tăng, số người đi du lịch chỉ nhằm mục đích giải trí, tiêu khiển bằng các
trò chơi cũng gia tăng đáng kể
c) Du lịch nghỉ dưỡng
Du khách tìm đến các bãi biển, vùng suối nước khoáng, nước nóng có giá trị
y học cao để chữa bệnh. Bên cạnh đó do đời sống công nghiệp, sự làm việc căng
thẳng nên tranh thủ những ngày nghỉ tìm đến với thiên nhiên, hoà mình vào
thiên nhiên để thay đổi môi trường sống hàng ngày, tránh tình trạng stress. Vì
vậy, không gian du lịch phải thoáng mát, yên tĩnh. Và điều quan trọng là phải có

11
đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp. Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình du
lịch này là rất lớn. Đối tượng khách chủ yếu của loại hình du lịch này công nhân
lao động, người già.
2.2.2. Theo mục đích riêng
a) Du lịch thể thao
Nhu cầu, sở thích của khách gắn với các môn thể thao. Loại hình này có hai
loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận
hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm năng thể thao như leo núi, trượt tuyết,
săn bắn, bơi lội… (chủ động) và các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ
(bị động). Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại hình đem lại nguôn
thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hut một lượng lớn khách du lịch. Không
phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới ngày càng ra sức chạy đua để
được đăng cai một kì Thế vận hội, Worldcup bên cạnh việc thu lợi nhuận là
quảng bá hình hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch
b) Du lịch tôn giáo
 Loại hình này thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo
các tôn giáo khác nhau (hiện nay, trên thế giới có các tôn giáo lớn như đạo Hồi,
đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Nho giáo, Do Thái…). Đây là loại
hình du lịch lâu đời rất phổ biến ở các nước tư bản. Vì tôn giáo là nhu cầu tinh
thần và là tín ngưỡng trong những cá nhân theo tôn giáo của họ, do đó dộng cơ
đi và đến những nơi cội nguồn của tôn giáo là mong muốn và là nguyện vọng
hàng năm của họ.
2.2.3. Theo trách nhiệm
Du lịch MICE
MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự
kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt
của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo)
và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive
Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm
khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ
chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5
sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…).
MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở
các nước.
2.3 Căn cứ theo phương tiêṇ vâ ̣n chuyển
12
2.3.1. Du lịch đường bộ
a) Du lịch xe đạp
Vừa kết hợp tham quan và thể thao. Du khách có thể xâm nhâ ̣p dễ dàng với
cuô ̣c sống dân cư bản xứ và đi tới những nơi đường sá chưa phát triển
b) Du lịch bằng xe ô tô
Loại hình du lịch này gắn liền với kỹ nghê ̣ sản xuất xe hơi. Sử dụng xe ô tô
đi được nhiều nơ, thích hợp với nhiều dạng địa hình. Các gia đình thường dùng
xe ô tô để nghỉ ngơi cuối tuần. Đă ̣c biê ̣t với sự phát triển của du lịch nô ̣i địa gắn
liền với loại hình du lịch ô tô.
2.3.2. Du lịch đường không
Là loại hình du lịch tiên tiến nhất đáp ứng nhu cầu của khách, có thể tơi
tham quan nghỉ dưỡng tại những nước, những vùng xa xôi nhất, tranh thủ sử
dụng những ngày nghỉ cuối tuần trong thời gian di chuyển ngắn nhất. Nhược
điểm là giá thành vâ ̣n chuyển cao, không phù hợp với tầng lớp có nhu cầu thấp.
2.3.3. Du lịch đường thủy
Đối tượng chính là những khách có thu nhâ ̣p cao. Loại hình du lịch này là
trọn gói, đặc biệt thích hợp với những chuyên du lịch dài ngày, ghé thăm nhiều
nơi, nhiều quốc gia.
2.4. Căn cứ vào phương thức hợp đồng
1.2.4.1. Du lịch trọn gói
Khách du lịch thường kí hợp đồng trọn gói với các công ty lữ hành khi
muốn tham gia vào một tuyết du lịch với một số tiền nhất định. Thường các các
dịch vụ trọng gói mà công ty lữ hành liên kết với các đơn vị kinh doanh khác
nhau cung cấp cho khách đó là:
-          Dịch vụ lưu trú
-          Dịch vụ vận chuyển
-          Dịch vụ ăn uống
-          Dịch vụ hướng dẫn
-          Dịch vụ bảo hiểm
-          Vé tham quan
2.4.2.Du lịch từng phần
Du khách chọn một hay vài dịch vụ của các công ty du lịch, có thể là dịch
vụ lưu trú, có thể là dịch vụ ăn uống, có thể là vận chuyển .v.v. Còn lại khách tự
tổ chức và liên hệ các dịch vụ khác nhau hay tự mình có
3 Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch
13
3.1 Nhu cầu du lịch
3.1.1 Các khái niệm
a) Nhu cầu là gì?
Theo các chuyên gia tâm lý học, nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính
tâm lý, là sự đòi hỏi tất yếu của con người để tồn tại và phát triển. Nếu được
thoả mãn sẽ gây cho con người những xúc cảm dễ chịu, thoải mái (xúc cảm tích
cực), trong trường hợp ngược lại sẽ gây nên những xúc cảm khó chịu, bực bội
(xúc cảm tiêu cực)
b) Nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở
thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu
biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khoẻ, tạo sự thoải
mái dễ chịu về tinh thần.
Nhu cầu du lịch khác với nhu cầu của khách du lịch. Nhu cầu du lịch không phải
là nhu cầu cơ bản, do vậy nhu cầu du lịch chỉ được thoả mãn trong điều kiện
nhất định, đặc biệt là điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội.... còn nhu cầu của
khách du lịch là những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến
du lịch cụ thể, nó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ
sung.
- Nhu cầu thiết yếu trong du lịch là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú và
ăn uống cần phải được thoả mãn trong chuyến hành trình du lịch.
- Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến
đi, ví dụ nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội,
học tập nghiêm cứu....
- Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu chưa định hình trước, nó phát sinh trong
chuyến hành trình du lịch như thông tin, tư vấn, mua sắm, thẩm mỹ....
3.1.2 Phân loại nhu cầu du lịch
Về cơ bản, nhu cầu du lịch được phân làm 3 nhóm: nhu cầu thực tế, nhu
cầu bị kìm chế và không có nhu cầu
a) Nhu cầu thực tế:
Là nhu cầu du lịch được thoả mãn, được thực hiện trong thực tế. Nhu cầu
thực tế được thể hiện qua chỉ tiêu: số lượt khách đi du lịch trong một khoảng
thời gian nào đó.
b) Nhu cầu bị kìm chế:

14
Là nhu cầu của một bộ phậm dân cư muốn đi du lịch nhưng không thực hiện
được vì một lý do nào đó.
c) Không có nhu cầu:
Gồm những người có đủ điều kiện nhưng không muốn đi du lịch và những
người trong suốt cuộc đời không thể đi du lịch vì lý do hoàn cảnh gia đình, sức
khoẻ, lối sống, văn hoá.....
3.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu du lịch
a) Chỉ số xu hướng du lịch
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thực hiê ̣n các chuyến du lịch của dân cư
trong mô ̣t quốc gia, mô ̣t vùng hoă ̣c toàn thế giới.
Xem xét chỉ tiêu này theo thời gian, chúng ta có thể thấy được tiến trình, xu
hướng đi du lịch của quốc gia đó.
Xu hướng du lịch được phản ánh thông qua 2 thông số :
* Chỉ số xu hướng du lịch thuần ( T1 )
Số dân đi du lịch trong năm
T1 =  100
Tổng số dân của năm đó
* Chỉ số xu hướng du lịch gộp ( T2 )
Tổng số chuyến du lịch trong năm ( Số lượt khách )
T2 =  100
Tổng số dân của năm đó
b) Tần số du lịch ( F )
Tổng số lượt khách du lịch trong năm
F=
Tổng số khách du lịch trong năm
c) Chỉ số nguồn du lịch tiềm năng của mô ̣t quốc gia ( I )
Tổng số KDL của mô ̣t quốc gia / Tổng dân số của quốc gia đó
I=
Tổng lượt KDL toàn thế giới / Tổng dân số thế giới
I = 1 thì xu hướng du lịch của quốc gia đó ngang bằng với xu hướng du
lịch chung của thế giới
I > 1 Thì xu hướng du lịch của quốc gia đó cao hơn xu hướng du lịch
chung của thế giới

15
I < 1 : Thì xu hướng du lịch của quốc gia đó thấp hơn xu hướng du lịch
chung của thế giới
3.2 Sản phẩm du lịch
3.2.1. Khái niệm
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:
- Điểm thu hút khách (các di sản văn hoá, vườn quốc gia, bãi biển, công trình
kiến trúc lễ hội, phong tục tập quán)
- Khả năng tiếp cận của điểm dến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện vận
chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó....)
- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cửa
hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao..)
- Hình ảnh của điểm đến
- Giá cả hàng hoá, dịch vụ điểm đến...
Các dịch vụ thuộc sản phẩm du lịch rất đa dạng (lưu trú, ăn uống, vận chuyển,
tham quan, phục vụ hội nghị, vui chơi giải trí...)
3.2.2 Gía trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch
Cũng như mọi hàng hoá khác, sản phẩm du lịch cũng có hai thuộc tính: Giá
trị và giá trị sử dụng. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch là loại sản phẩm có tính tổng
hợp, chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình, do đó giá trị sử dụng và giá trị của sản
phẩm du lịch có một số đặc điểm riêng
- Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch thể hiện ở chỗ nó làm thoả mãn nhu
cầu thổng hợp của khách du lịch trong suốt cuộc hành trình du lịch của họ. Một
mặt, nó vừa thoả mãnh các nhu cầu sinh lý cơ bản như: ăn uống, ở, đi lại của
khách du lịch. Mặt khác, nó đáp ứng các nhu cầu tinh thần nhu tham quan, nâng
cao kiến thức, tăng cường giao lưu... Do đó, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch
có tính đa chức năng, tính vô hình và tính trừu tượng cao. Việc đánh giá, đo
lường giá trị sử dụng của nó chỉ có thể thông qua sự cảm nhận của khách du lịch.
- Xét về mặt giá trị, việc tạo ra sản phẩm du lịch cũng đòi hỏi sự tiêu hao về
sức lực và trí lực của con người như mọi hàng hoá khác. Tuy nhiên, việc xác
định giá trị của sản phẩm du lịch tương đối khó bởi vì nó thường bao gồn các
yếu tố cấu thành giá trị ẩn phẩm vật chất, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị của các
yếu tố thu hút du lịch. Trong các yếu tố đó, đối với giá trị sảnphẩm vật chất, có
thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Đối với giá trị dịch
16
vụ du lịch, nó được xác định bởi trình độ trang thiết bị, chất lượng đội ngũ lao
động, phương thức phục vụ và năng suất dịch vụ. Trên thực tế, kiến thức, kỹ
năng chuyên môn, trình độ đạo đức nghề nghiệp và tốt chất văn hoá của các
nhân viên du lịch có sự chênh lệch rất lơn, do vật rất khó xác định được giá trị
du lịch. Đối với các yếu tốt du lịch, việc xác định giá trị của nó cũng khá khó khăn.
Với các đặc trưng vềgiá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch, việc định
giá bán các sản phẩm du lịch là một công việc khá phức tạp đối với các nhà kinh
doanh du lịch và các nhà quản lý.
3.2.3. Đặc trưng của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách.
Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu
cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao.
Nguời ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ bỏ cắt giảm
nếu thu nhập bị giảm xuống. bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:
* Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vô hình (không cụ thể). Thực
ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu
thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ thể
nên dễ dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí
phòng đón tiếp…). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó
khăn hơn trong kinh doanh hàng hóa.
* Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà
khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó
khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan
trọng
* Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du
lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó không thể
đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra
sản phẩm du lịch.
* Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch
vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về cơ bản
sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
Ngoài ra sản phẩm du lịch còn có một đặc điểm khác:
- Sản phẩm du lịch do nhiều nhà tham gia cung ứng
- Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ
- Sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch.
17
4. Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu
4.1 Hotel
Trong các loại hình cơ sở lưu trú du lịch, khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú
chủ yếu, đặc thù nhất, đặt hầu hết ở các đô thị, các điểm du lịch trên thế giới.
phổ biến nhất của ngành du lịch nói chung và của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch
nói riêng. Trong hệ thống cơ sở lưu trú khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú tiêu
biểu nhất, phát triển nhất về dịch vụ, chất lượng, đa dạng về thể loại, có số lượng
lớn, có mặt hầu hết ở các đô thị, các điểm du lịch trên thế giới. Trong Điều 4 –
Luật du lịch của nước ta cũng đã để cập “Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ
yếu” để nói lên vị trí quan trọng của khách sạn. Chính vì vị trí quan trọng của
loại hình khách sạn trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch nên việc nghiên cứu chi
tiết về khách sạn đã được dành một chương trình riêng (Chương 3). Trong nội
dung của chương này chỉ tập trung nghiên cứu các loại hình cơ sở lưu trú khác.
4.2 Motel
4.2.1 Khái niệm
Motel là thuật ngữ tiếng anh có nghĩa ban đầu là Motor – Hotel phục vụ
khách sạn lưu trú đi lại bằng các phương tiện cơ giới. Cùng với sự phát triển da
dạng của các loại hình du lịch, hiện nay motel vẫn chủ yếu để đáp ứng đối
trượng khách nói trên, nhưng bên cạnh đó motel hiện đại còn đáp ứng nhu cầu
lưu trú của khách tham gia một số loại hình du lịch khác (du lịch cuối tuần, du
lịch nghỉ dưỡng) Chính vì vậy thuật ngũ motel hiện đại được hiểu theo một
nghĩa rộng hơn.
Trong thực tê, nhiều nhà nghiên cứu về du lịch ở Việt Nam đã có công tìm
kiếm một thuật ngũ tiếng Việt tương đương với motel có người dịch là khách
sạn ven đường, khách sạn tự phục vụ, thậm chí có người còn dịch là nhà trọ, nhà
nghỉ... Việc định nghĩa motel theo những cách trên chỉ phản ánh được một số
đặc điểm của motel (chẳng hạn có nhứng motel không ở ven đường mà lại ở
những khu nghỉ dưỡng, nếu gọi là khách sạn ven đường sẽ không chính xác).
Việc đưa ra một thuật ngữ tương đương với motel trong tiếng Việt còn gặp một
trở ngại rất lớn, đó là trong thực tế ở Việt Nam có rất ít motel, thậm chí có thể
xem như là chưa có motel theo đúng nghĩa. Do đó khó có sự liên hệ, chưa có sự
đặt tên cụ thể đối với loại hình cơ sở lưu trú du lịch này.
Loại hình cơ sở lưu trú motel mặc dù chưa phổ biến ở Việt Nam, nhưng nó
cũng có những ưu thế riêng, cùng với sự đa dạng hoá các loại hình du lịch, đa
dạng hoá các cơ sở lưu trú du lịch, trong xu thế hội nhập và khi đều kiện giao
18
thông phát triển... chắc chắn loại hình cơ sở lưu trú sẽ dần dần phát triển ở Việt
Nam. Hơn nữa motel là một nghiên cứu về motel có một ý nghĩa khá quan trọng
cho việc phát triển du lịch ở Việt Nam.
Có thể đưa ra khái niệm về motel như sau: Motel là một loại hình cơ sở lưu
trú du lịch, thường được xây dựng ven đường quốc lộ, những đầu mối giao
thông quan trọng, ngoại ô thành phố, hoặc ở những khu du lịch với kiến trúc
đơn giản, thấo tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị chủ yếu để đáp ứng
nhu cầu lưu trú của khách đi bằng xe cơ giới, chủng loại dịch vụ ít và thường có
các dịch vụ liên quan đến xe cơ giới, ngoài ra khách tự phục vụ lấy một số nhu
cầu của mình.
4.2.2 Các thể loại
a) Motel ven đường (tranzit motel):
Đâylà thể loại motel phổ biến nhất, nó thường có vị trí ở ven các trục đường
giao thông hoặc ở các đầu mối giao thông, có nhiều dịch vụ liên quan đến ôtô,
chủ yếu phục vụ cho đối tượng là khác dừng chân trong những chuyến đi bằng
ôtô, xe máy, thời gian lưu trú của khách ngắn (thường là một, hai ngày). Thể
loại này phổ biến ở Mỹ va Tây Âu.
b) Motel nghỉ dưỡng (tourist motel)
Là thể loại motel thường được xây dựng gần những nơi có cảnh quan đẹp,
tài nguyên thiên nhiên phòng phú, thời tiết khí hậu thuận lợi. Thể loại này chủ
yếu dành cho đối tượng khách đi nghỉ, lưu trú trong thời gian tương đối dài. Thể
loại này phổ biến nhiều nhất ở Châu Âu
c) Motel ngoại ô (suburb motel)
Là thể loại motel chủ yếu phục vụ cho đối tượng khách đi nghỉ cuối tuần,
thông thường được xây dựng ở ngoại ô các thành phố lớn, phổ biến ở Tây Âu và
Mỹ. Ngày nay cùng với sự phát triển đa dạng của nhu cầu du lịch của khác, các
motel cũng ngày càng đa dạng hoá hoạt động của mình như xây dựng thêm bể
nơi, sân tennis.... nhằm thu hút khách đến nhiều hơn và kéo dài thời gian lưu trú
tại motel lâu hơn. Motel ngày càng phát triển và trở thành đối thủ cạnh tranh
trực tiếp của khách sạn.
4.2.3 Đặc điểm
a) Đặc điểm về vị trí
Tuỳ thuộc vào từng thể loại mà motel có vị trí khác nhau. Đối với motel ven
đường: vị trí ở gần những trục đường giao thông chính (những đường cao tốc)
hoặc ở đầu mối giao thông quan trọng, đối với motel nghỉ dưỡng thườn có vị trí
19
ở những khu nghỉ dưỡng, gắn với những địa điểm có phong cảnh đẹp, khí hậu
ôn hoà. Motel ngoại ô: có vị trí ở nghoại ô nhứng thành phố lớn, thông thường
có thể ở gần những khu rừng ngoại ô hoặc ở gần những cánh đồng, dòng sông,
bãi biển... Nhìn chung các motel thường có vị trí không ở các trung tâm đô thị,
tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại những motel ở ngay trung tâm đô thị, nhưng
triường hợp này không phổ biến.
b) Đặc điểm về kiến trúc, xây dựng:
- Kiến trúc đơn giản, thường là nhà có mái, thấp tầng (thấp hơn ba tầng,
nhưng phổ biến nhất vẫn là một đến hai tầng)
- Được xây dựng bằng những vạt liệu đơn giản, hơn 50% số motel được xây
dựng theo kiểu nhà lắp ghép
- Thường có hiên rộng, lối đi ngoài hành lang, ít có motel xây dựng theo
kiểu có hang ở giữa (các buồng ngủ ở hai bên hành lang)
- Có diện tích mặt bằng tương đối lơn, thường có sân rộng, vườn cây...
- Thường có ga – ra để xe cho khách, đặc biệt đối với thể loại motel giao
thông còn có cả những khu du lịch phục vụ cho việc bảo dưỡng, sửa chữa ô tô,
xe máy.
c) Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật chung của motel chủ yếu là công trình nhà ở, sân
vườn, gara (khu để xe ô tô), đường giao thông nội bộ, các hệ thống điện, cấp
thoát nước, phòng cháy chữa cháy.... Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật của
motel có chất lượng cũng như giá trị thấp hơn so với các loại hình cơ sở lưu trú
khác như khách sạn, tàu du lịch, làng du lịch..
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong kinh doanh lưu trú của motel thường chiếm tỷ
trọng lớn trong giá trị của motel. Trong nhóm này tập trung vào các trang thiết
bị trong buồng ngủ của khách.
Trong buồng ngủ của motel thường có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi như
trong buồng ngủ của khách sạn thông thường. Trong buồng ngủ thường có từ hai
đến ba giường. Một điều đặc biệt trong buồng ngủ của khách thường có nhiều
phòng, có cả bếp với các thiết bị đun nấu để khách có thể tự nấu nướng, có thiết
bị giặt là để khách tự phục vụ (đây là điểm khác biệt so với các khách sạn thông
thường)
Trong các Motel, cơ sở vật chất ở bộ phận lễ tâm thường đơn giản hơn nhiều
so với khách sạn, vì công việc chính của lễ tâm chỉ là giao chìa khoá cho khách
và đáp ứng một số ít các dịch vụ có liên quan. Bộ phận buồng cũng thường đơn
20
giản, thậm chí có nhiều motel không có bộ phận phục vụ buồng mà chỉ có bộ
phận thu dọn, vệ sinh.
d) Các đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của motel ngoài những đặc điểm chung như các sản phẩm trong hệ
thống cơ sở lưu trú du lịch còn có các đặc điểm riêng như:
- Giá rẻ (thấp hơn nhiều so với giá dịch vụ của khách sạn cao cấp, tàu du lịch,
làng du lịch)
- Chủng loại sản phẩm thường đơn giản, số lượng ít, chất lượng thường
không cao. Đặc biệt đối với các dịch vụ ăn uống và giặt là khách thường phải tự
phục vụ.
- Thời gian lưu trú của khách tại các motel phụ thuộc vào từng thể loại motel.
Đối với motel giao thông, khách thường lưu trú trong thời gian ngắn (dưới 4
ngày). Đối với thể loại motel ngoại ô, khách thường lưu trú trong thời gian ngắn
(đi nghỉ cuối tuần); Đối với thể loại motel nghỉ dưỡng lại ngược lại, khách
thường lưu trú trong thời gian tương đối dài (Cũng chính vì thời gian tương đối
dài nên họ chọn motel để tiết kiệm chi phí)
e) Đặc điểm về đối tượng khách:
- Khách đi du lịch bằng xe cơ giới chiếm đa số (đặc biệt là đối với các motel
giao thông)
- Khách thường có khả năng thanh toán không quá cao. Thường là những
khách du lịch có thu nhập trung bình.
- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ ở mức trung bình.
- Tập trung nhiều ở giới trẻ, thường đi theo từng cặp, nhóm bạn hoặc cả gia
đình.
g) Đặc điểm về tổ chức lao động:
Tổ chức lao động trong các motel thường đơn giản hơn so với các khách sạn,
tỉ lệ nhân viên phục vụ buồng cũng thấp hơn (do chủng loại và số lượng dịch vụ
ít hơn)
Tính chuyên môn hoá ở motel thấp hơn so với khách sạn, bộ phận lễ tân
thường rất đơn giản.
4.2.4 Những ưu thế, hạn chế.
Qua việc phân tích những đặc điểm của motel, ta thấy loại hình cơ sở lưu trú
du lịch này có những ưu thế và hạn chế cơ bản sau:
a) Ưu thế:

21
- Giá rẻ hơn so với nhiều loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác (đặc biệt là so
với khách sạn, làng du lịch, tàu du lịch, resort)
- Thuận tiện cho thị trường khách du lịch bằng ôtô.
- Tổ chức lao động đơn giản, dịch vụ ít do đó tiết kiệm được chi phí kinh doanh.
b) Hạn chế: Loại hình này có nhiều hạn chế như:
- Dịch vụ ít, chất lượng không cao
- Tính chuyên môn hoá không cao
- Chủ yếu thu hút được những đối tượng khách có thu nhập trung bình
- Khách phải tự phục vụ lấy một phần các dịch vụ.
4.3. Làng du lịch (Tourism Village)
4.3.1 Khái niệm
Đặc điểm nổi bật của làng du lịch chính là việc xây dựng nơi lưu trú, ăn
uống, vui chơi giải trí cho khách theo mô hình quần thể trải ra trên không gian
và diện tích khá rộng, tương tự như quần thể của các xóm, làng tự nhiện. Chính
vì tính chất quần thể nên người ta gọi nó là làng. Resort cũng được xây dựng
theo kiểu quần thể, nhưng về cơ sở vật chất kỹ thuật, kiến trúc hiện đại, tiện nghi
cao cấp của nó không thể đồng nghĩa với làng được. Ngoài ra làng du lịch còn
có kiểu sinh hoạt đặc trưng theo kiểu cộng đồng, nhóm nhỏ của khách du lịch.
Như vậy có thể khái niệm làng du lịch như sau:
Làng du lịch (Tourism Village) là loại hình cơ sở lưu trú du lịch tổng hợp
thường được xây dựng theo quần thể trên một diện tích rộng được quy hoạch
gần các tài nguyên du lịch. Loại hình cơ sở lưu trú này có kết cấu hạ tầng mang
tính chất quần thể với những ngôi nhà riêng biệt cho khách lưu trú cùng với
nhiều loại dịch vụ khác đáp ứng các nhu cầu của khách.
Với khái niệm trên, cần phải phân biệt rõ: Thứ nhất, làng du lịch với Resort
là hai loại hình cơ sở lưu trú du lịch hoàn toàn khác nhau. Thứ hai, làng du lịch
là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác với làng du lịch mang ý nghĩa là một
điểm tham quan du lịch (không có các cơ sở lưu trú chuyên nghiệp)
4.3.2. Các thể loại
Tuỳ theo tiêu chí phân loại có thể chia làng du lịch theo các thể loại khác
nhau. Theo cách phân loại hiện nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đó
là căn cứ vào cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch và chất lượng phục vụ có
thể chia thành hai loại cơ bản:
- Làng du lịch cao cấp: Đó là quần thể các biệt thự và các công trình dịch vụ
có kiến trúc độc đáo được xây dựng trên một diện tích khá rộng thường ở nơi có
22
những tài nguyên du lịch tự nhiên. Làng du lịch cao cấp có cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện đại, với nhiều loại dịch vụ phong phú, chất lượng cao, thường bán cho
khách theo giá trọn gói, có các chuyên gia, huấn luyện viên hướng dẫn khách
trong các hoạt động thể thao, giải trí, vui chơi, chăm sóc sức khoẻ.
- Làng du lịch địa phương: Đó là những làng du lịch mang đậm phong cách
kiến trúc, văn phong của địa phương (có thể là những ngôi làng cũ cải tạo lại),
có cơ sở vật chất kỹ thuật ở mức trung bình, tính đồng bộ không cao, phục vụ
khách du lịch muốn hoà mình vào văn hoá địa phương.
Hiện nay ở Việt Nam chủ yếu tồn tại hai thể loại làng du lịch nói trên và nó
là loại hình cơ sở lưu trú mới xuất hiện so với các loại hình cơ sở lưu trú phổ
biến khác như khách sạn, nhà nghỉ, bãi cắm trại.
Ngoài ra, căn cứ vào vị trí địa lý của làng du lịch có thể chia ra các thể loại
sau:
- Làng du lịch nghỉ núi.
- Làng du lịch đồng bằng
- Làng du lịch nghỉ biển.
4.3.3. Đặc điểm
Như trên đã xem xét làng du lịch bao gồm hai loại cơ bản là làng du lịch cao
cấp và làng du lịch địa phương, hai thể loại này có những đặc điểm chung và
đều là những điểm đặc trưng để chỉ ra chúng cùng một loại hình như:
- Tính quần thể: Khu vực lưu trú của khách đều là những ngôi nhà riêng biệt,
bố trí theo một quần thể thống nhất.
- Có khu vực sinh hoạt chung, khu vực các dịch vụ như thương mại, ăn uống,
vui chơi, giải trí.
- Gắn với các tài nguyên du lịch, thường là ở những nơi có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, khí hậu tốt (tài nguyên du lịch tự nhiên) hoặc ở những vùng có kiến
trúc, bản sắc văn hoá đặc sắc (tài nguyên du lịch nhân văn)
- Dịch vụ đa dạng, phong phú, đáp ứng khá đầy đủ các nhu cẩu của khách lưu
trú.
Tuy nhiên khi xem xét cụ thể các đặc điểm về kiến trúc xây dựng, cơ sở vật
chất kỹ thuật, sản phẩm đối tượng khách chúng lại có những đặc điểm khác biết
nhất định. Do đó chúng ta sẽ xem xét đặc điểm của từng thể loại làng du lịch.
a) Đặc điểm của làng du lịch cao cấp
+ Đặc điểm về vị trí:

23
Làng du lịch cao cấp thường có vị trí ở gần những nơi có tài nguyên du lịch
tự nhiên có giá trị. Điều kiện về khí hậu thuận lợi, phù hợp với sinh hoat của du
khách.
+ Đặc điểm về kiến trúc và xây dựng:
- Làng du lịch cao cấp được kiến trúc theo lối quần thể, nhưng mang tính hiện
đại, tính thẩm mỹ, tính đồng bộ cao. Đa số các làng du lịch cao cấp được quy
hoạch tổng thể và xây dựng mới từ đầu (để đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật
chất kỹ thuật)
- Làng du lịch cao cấp cũng thường được chia thành những khu vực chủ yếu
sau:
Khu vực lưu trú của khách: thường là những biệt thự riêng biệt hoặc các
bungalow cao cấp, đáp ứng sự riêng tư của khách.
Khu vực sinh hoạt chung của làng du lịch cao cấp thường được xây dựng rất
hiện đại, có bãi đậu xe, khu vực nhà hàng, cửa hàng, trung tâm thương mại, văn
phòng, vườn cây... khu vực này tương tự như các Resort.
Khu vực phục vụ chuyên đề thể thao, vui chơi, giải trí: mỗi làng du lịch cao
cấp thường quan tâm tổ chức những chương trình hoạt động theo những chuyên
đề nhất định (như thể thao, giải trí, tắm biển....). Cơ sở vật chất kỹ thuật ở khu
vực này được xây dựng hiện đại, tiện nghi, đồng bộ.
+ Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch cao cấp có mức độ cao (khác biệt
với làng du lịch địa phương).
- Có khu vực dịch vụ theo các chương trình hoạt động, các chuyên đề của
làng du lịch.
- Buồng khách của làng du lịch có trang thiết bị, hiện đại, tiện nghi cao cấp.
Tuy nhiên, đối với một số làng du lịch để đáp ứng nhu cầu của một số khách
muốn tách biệt khỏi môi trường hiện đại họ thường xây dựng những bungalow
cho khách lưu trú với trang thiết bị tiện nghi đơn giản.
+ Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của làng du lịch cao cấp có chất lượng cao, hầu hết được bán dưới
hình thức trọn gói (bao gồm: ăn ở, lưu trú, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hướng
dẫn, tư vấn...) với mức giá khá cao.
+ Đặc điểm về đối tượng khách:
- Thích hợp với đối tượng khách muốn trở lại cuộc sống yên bình, thích hợp
với khách nghỉ dưỡng.
24
- Đa số khách ở lứa tuổi trung niên.
- Yêu thích văn hoá, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của địa phương.
- Thường đi theo nhóm không qua đông hoặc đi theo cặp.
- Đa số người có khả năng thanh toán cao
- Thời gian lưu trú dài.
+ Đặc điểm về lao động:
- Đội ngũ lao động có tính chuyên môn hoá cao, được tổ chức liên kết chặt
chẽ, đồng bộ trong cả quá trình phục vụ.
- Làng du lịch cao cấp có đội ngũ hướng dẫn chuyên nghiệp, phụ trách một
nhóm khách nhất định (thường từ 5 đến 15 người), cùng tgan gua các sinh hoạt
cộng đồng với khách trong thời gian khách lưu trú tại làng.
b) Đặc điểm của làng du lịch địa phương:
+ Đặc điểm về vị trí
Làng du lịch địa phương có vị trí ở những nơi gần gũi với các nguồn tài
nguyên du lịch, có khí hậu tốt, môi trường tự nhiên xã hội lành mạnh.
+ Đặc điểm về kiến trúc và xây dựng
Làng du lịch địa pưhơng có kiến trúc địa phương vừa mang những yếu tốt
riêng về mặt văn hoá, vừa phù hợp với môi trường xuang quanh tạo cho khách
sự gần gũi với thiên nhiên và văn hoá, con người địa pưhơng, quy hoạch của
làng du lịch địa phương cũng gồm ba khu vực chủ yếu:
- Khu vực lưu trú của khách: thường là những ngôi nhà riêng biệt hoặc các
bungalow đáp ứng sự riêng tư của khách.
- Khu vực công cộng: Thông thường cá làng du lịch thường có khu vực sinh
hoạt chung như quảng trường, nhà thờ, hồ nước, rừng cây, sông, nhà truyền
thống.
- Khu vực dịch vụ và sinh hoạt: bao gồm các nhà hàng, quán bar, quán đặc
sản, sàn nhày, rạp chiếu bóng, bãi đỗ xe..
- Kiến trúc của làng du lịch địa phương mang đậm phong cách địa phương
(do đa số làng du lịch tự nhiên vốn có từ trước được cải tạo lại) Những làng du
lịch được xây mới thường có phong cách vừa mang bản sắc văn hoá vừa độc đáo
riêng biệt nhầm hấp dẫn du khách.
* Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của làng du lịch địa phương thường có chất lượng ở
mức trung bình và cao hơn.

25
- Một số làng du lịch tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có từ trước cải tạo
thành nơi thu hút và phục vụ khách.
- Hệ thống các cơ sở phục vụ khách du lịch như nhà hàng, quán bar, dịch vụ
bổ sung, bãi đạu xe.... cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị tương tự như các
loại hình cơ sở lưu trú du lịch phổ biến khác.
- Khu vực lưu trú của khách: Bao gồm quần thể các nhà nghỉ, biệt thự, nhà ở
của cư dân cải tạo lại hoặc các bungalow...
- Buồng khác (hoặc nhà nghỉ cho khách ở) trong làng du lịch đại phương nhìn
chung được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ nhu cầu lưu trú của khách,
với chất lượng trung bình và thường mang tính dân tộc, văn hoá địa phương
trong trang trí.
* Đặc điểm về sản phẩm:
- Sản phẩm thường có giá thấp hơn so với làng du lịch cao cấp, khách sạn
hạng cao.
- Thích hợp với đối tượng khách muốn trở lại cuộc sống yên bình đặc biệt nơi
các miền quê.
- Sản phẩm có chất lượng trung bình.
- Thời gian lưu trú của khách thường không dài, đa số phục vụ khách đi nghỉ
cuối tuần.
* Đặc điểm về đối tượng khách
- Khách đa dạng về tuổi tác, thu nhập, dân tộc phong cách sống.
- Khách thường muốn tìm về với đời sống dân dã, bình di nơi thôn quê, yêu
thích văn hoá, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt của địa phương.
* Đặc điểm về lao động:
- Đội ngũ lao động ở làng du lịch địa phương có tính chuyên môn hoá không
cao, quá trình phục vụ nhiểu lúc mang tính tự phát, chưa được đào tạo đúng
mức.
- Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ và giao tiếp có thể khai thác được nhiều
yếu tố văn hoá (phong tục tập quán, tôn giáo, tính ngưỡng...) của từng địa
phương tạo những sức hấp dẫn riêng đối với khách.
4.3.4. Những ưu thế và hạn chế
Với mỗi thể loại làng du lịch có những điểm khác biệt nhất định do đó chúng
cũng có những ưu thế và hạn chế khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét ưu thế và hạn
chế của từng thể loại làng du lịch.
a) Đối với làng du lịch cao cấp:
26
Ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch này là:
- Chất lượng cao, khách được thực sự hoà mình vào thiên nhiên với tính chất
du lịch tích cực, hưởng trọn vẹn các dịch vụ của một kỳ nghỉ.
- Lực lượng lao động được đào tạo bài bản, có tính chuyên môn hoá cao. Có
các chuyên gia hướng dẫn khách trong các chương trình giải trí, thể thao.
- Sản phẩm trọn gói do đó tận thu được khả năng tiêu dùng của khách.
Một số hạn chế của loại hình lưu trú này:
- Chi phí đầu tư, xây dựng cũng như tiến hành hoạt động kinh doanh, phục vụ
khá cao. Khó khăn trong việc hạ giá thành và cạnh tranh với một số loại hình cơ
sở lưu trú du lịch khác.
- Giá cả khá cao
- Thị trường khách còn hạn chế chỉ tập trung ở loại hình khách “quí tộc”.
b) Đối với làng du lịch địa phương:
Ưu thế nổi bật của loại hình cơ sở lưu trú du lịch này là:
- Giá cả hợp lý.
- Có thể khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của nhiều làng quê để phát
triển du lịch. Đặc biệt những làng cổ, làng nghề truyền thống hoặc những làng
que có kiến trúc đặc biệt, làng quê gần những điểm du lịch nổi tiếng.
- Chi phí kinh doanh thường không cao cho nên có thể hạ được giá thành các
sản phẩm du lịch.
- Đối tượng khách tương đối đa dạng
Một số hạn chế của loại hình cơ sở lưu trú này:
- Chất lượng chưa cao.
- Lực lượng lao động hạn chế về tính chuyên môn hoá.
4.4 .Camping (Bãi cắm trại)
4.4.1. Khái niệm
Trong sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, có thể nói lều trại
cùng với nhà nghỉ, nhà trọ là một trong hai loại hình cơ sở lưu trú ra đời sớm
nhất. Thời kỳ xa xưa, trong những chuyến đi việc cắm trại là một cách lưu trú
phổ biến, đặc biệt khi ở điểm đến chưa có hoặc không có những nhà trọ cho
khách thuê. Cho đến thế kỷ 18,19 ở Châu Âu loại hình cơ sở lưu trú này vẫn con
thịnh hành đặc biệt trong những lễ hội có số lượng khách thập phương tham dự
đông (có những khu đất riêng cho khách căm trại và hình thức này đến nay vẫn
còn tồn tại)

27
Bãi cắm trại là loại hình cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng trên một khu
đất rộng gắn nơi có nguồn tài nguyên du lịch phục vụ khách cắm trại hoặc đỗ
các caravan. Nơi đây có thể có một số dịch vụ cơ bản nhằm đáp ứng các nhu
cầu của khách.
4.4.2. Các thể loại
Theo cách phân loại phổ biến căn cứ vào đặc điểm cuả khu vực mà khách
dựng trại và những dịch vụ đi kèm có thể chia ra các thể loại sau:
- Bãi cắm trại hoang dã: Là khu đất không có chủ thường là nơi có phong
cảnh thiên nhiên hấp dẫn.
- Bãi cắm trại địa phương: Là khu vực đất có chủ ở một địa phương dành cho
khách sau khi đã có sự thoả thuận với chủ đất.
- Bãi cắm trại kinh doanh (bãi cắm trại du lịch): Là khu vực được xây dựng
và quy hoạch cho du khách thuê để cắm trại (vì mục đích kinh doanh), thường
có các công trình xây dựng đi kèm để đáp ứng một số nh cầu của khách du lịch,
như khu vực đón tiếp, khu bán hàng, ăn uống, tắm giặt, thể thao, kinh doanh
dịch vụ bổ sung.....
4.4.3. Đặc điểm
a) Đặc điểm về vị trí và kiến trúc xây dựng
- Đa số các bãi cắm trại được quy hoạch ở những khu đất có cảnh quan đẹp
( hoặc độc đáo) gần gũi với thiên nhiên như bờ biển, ven sông, rừng núi, thác
nước....thậm chí có những bãi cắm trại kinh doanh còn được xây dựng trên
những sa mạc.
- Đối với thể loại bãi cắm trại hoang dã và bãi cắm trại địa phương do tính
chất là khách thường không có chủ định từ trước trong việc lựa chọn nơi hạ trại
nên vị trí của nó còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của chuyến du lịch và điểm
đến du lịch. Còn đối với thể loại bãi cắm trại kinh doanh người ta thường lựa
chọn những khu vực thích hợp cho việc cắm trại của du khách, đa số khu vực
này có nhiều cây cối, có không gian rộng rãi, yên tĩnh không khí trong lành.
- Trừ một số ít những lều trại cụ thể được dựng bằng lều (nếu có thì thường
có ở thể loại lều trại kinh doanh, ở đây người ta đã dựng sẵn những căn lều nhỏ
cho khách thuê, nó gần như những bungalow nhưng tiện nghi cũng như xây
dựng đơn giản hơn nhiều) còn đa số nơi ở cũng khách đó là những chiếc trại
được dựng mới. Việc dựng lều trại trong du lịch thường đơn giản vì người ta có
những mẫu trại có sẵn rất thuận tiện cho việc lắp ghép.
b) Đặc điểm về vật chất kỹ thuật:
28
Ngoài phần thân lều trại đã được mô tả trên, trong lều trại của khách còn có
thể được trang bị một số trang thiết bị nhất định, đa số lều trại đều có bàn ghế
nhỏ gọn, một số ít có giường ngủ còn đa số dùng túi ngủ thay thế. Về đồ điện
máy đối với thể loại lều trại hoang dã và lều trại địa phương nó phụ thuộc vào
khả năng vận chuyển mang theo các trang thiết bị của khách, còn với thể loại lều
trại kinh doanh người ta cũng ít trang bị những đồ dùng này. Vì thực tế ở lều trại
là muốn tìm cảm giác gần gũi tự nhiên sơ khai, hơn nữa họ có những hình thức
giải trí khác (như đốt lửa trại, ca hát, nhảy múa, ăn uống) nên không cần nhiều
điến đồ điện máy.
Đối với thể loại lều trại kinh doanh về cơ sở vật chất kỹ thuật còn phải kể
đến những khu vực được xây dựng và phục vụ khách, như khu đón tiếp, lễ tân,
nhà hàng, quán giải khát hay quán cà phê, khu vực kinh doanh dịch vụ bổ sung,
cửa hàng, khu vực cho thuê trang thiết bị, nhà làm việc, nhà kho, một số mơi
thậm chí còn có cả bể bơi, sân bóng chuyền, bóng đá......
Đối với thể loại lều trại hoang dã và lều trại địa phương các trang thiết bị tuỳ
thuộc vào khách, nếu khách đi du lịch bằng ô tô họ thường mang theo nhiều
trang thiết bị hơn, thậm chí nếu họ còn kéo theo carvan (chiếc thùng xe nhỏ
trong đó có những thiết bị nấu nướng, tắm giặt hoặc trang bị như một cabin nhỏ
có giường ngủ) trang thiết bị của họ khá đầy đủ. Còn nếu khách đi du lịch bằng
phương tiện khác như xe máy, xe đạp, đi bộ thông thường trang thiết bị của họ
sẽ gọn nhẹ đến mức tối thiểu.
c) Đặc điểm về sản phẩm:
- Bãi cắm trại cung cấp dịch vụ lưu trú có chất lượng thấp (đánh giá về mặt
vật chất, còn tinh thần tuỳ thuộc vào sự cảm nhận của khách)
- Dịch vụ ở loại hình lều trại thường rất ít do vậy khách thường mất nhiều thời
gian cho việc tổ chức các sinh hoạt.
- Giá loại hình cơ sở lưu trú này thường thấp nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú
du lịch.
d) Đặc điểm về đối tượng khách:
- Đa số khách ở độ tuổi thanh niên
- Thường đi du lịch theo đoàn, nhóm có từ 4 người trở lên hoặc đi theo gia
đình.
- Phù hợp với những khách thường muốn tiết kiệm chi phí cho chuyến du
lịch của mình.

29
- Thích cảm giác gần gũi thiên nhiên cũng như thích có những sinh hoạt tập
thể vui vẻ.
e)Tổ chức lao động:
Tổ chức lao động ở loại hình cơ sở lưu trú này rất đơn giản, số lượng lao
động ít, không đòi hỏi nhiều về chuyên môn như các loại hình cơ sở lưu trú khác
4.4.4. Những ưu điểm và hạn chế
a) Ưu điểm
Ưu điểm chủ yếu là giá rẻ, gần gũi với thiên nhiên, dễ tạo ra những sinh hoạt
nhóm vui vẻ, dễ có điều kiện hoà đồng với các nhóm khác...
b) Hạn chế
Dịch vụ ít, chất lượng thấp, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, không thích hợp
với những vùng có điều kiện khí hậu không thuận lợi như mưa nhiều, độ ẩm
cao, khách mất nhiều thời gian cho việc tổ chức sinh hoạt, nấu nướng.
4.5. Tàu du lịch (Tourist Cruise)
4.5.1. Khái niệm
Tàu du lịch trong tiếng Anh có nghĩa là Cruise (có nghĩa là tàu thuỷ, đi chơi
trên biển bằng tàu thuỷ) đó là những tàu thuỷ chuyên vận chuyển khách trong
hành trình dài ngày. Do đó con tàu này còn được xem như một khách sạn trên
biển, trong tầu có đầy đủ nhà hàng, quán giải khát, phòng ngủ, bể bơi, nơi vui
chơi giải trí cho khách. Trong một số tài liệu về du lịch người ta còn gọi lọai
hình này là khách sạn nổ.
Có thể đưa ra khái niệm tầu du lịch với ý nghĩa là một loại hình cơ sở lưu trú
du lịch như sau: Tàu du lịch là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch di động đó là
những chiếc tàu thuỷ khá lớn có các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải
trí.... đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
4.5.2. Các thể loại
Căn cứ vào quy mô của tàu du lịch có thể chia ra các thể loại như: Tàu du lịch
loại lớn, tàu du lịch loại trung bình và tàu du lịch loại nhỏ.
Theo cách phân loại phổ biến trên thế giới người ta căn cứ vào chất lượng
trang thiết bị, dịch vụ cũng như giá cả dịch vụ trên tàu du lịch để chia ra các loại
sau:
- Tàu du lịch bình dân: Là những tàu du lịch có chất lượng, trang thiết bị tiện
nghi trung bình, mức giá không cao.
- Tàu du lịch tiêu chuẩn là những tàu dulịch có chất lượng, trang thiết bị
tiên nghi khá cao
30
- Tàu du lịch hạng sang là những tàu du lịch có chất lương, trang thiết bị sang
trọng, mức giá cao.
Tàu du lịch hạng đặc biệt là những tàu du lịch có chất lượng, trang thiết bị
đặc biệt, mức giá rất cao.
4.5.3. Đặc điểm
a) Đặc điểm về vị trí:
Đây là đặc điểm khác biệt so với tất cả các loại hình cơ sở lưu trú mà chúng
ta đã xem xét, tàu dulịch không có vị trí cố định. Nó thường có những bến cảng
gốc rồi từ đó thực hiện chuyến đi của mình theo những lịch trình nhất định, nó
thường ghé vào những cảng biển gần những điểm du lịch cho khách cơ thể tham
quan hoặc để lấy thêm nhiên liệu, thực phẩm.
b) Đặc điểm về kiến trúc xây dựng:
Phần cơ bản của tàu du lịch chính là một thân tàu thuỷ, tất nhiên nó được
kiến trúc để phù hợp nhất với việc chuyên chở khách du lịch.
Tàu du lịch thường có hình dáng đẹp đẽ, trang trí riêng biệt để hấp dẫn du
khách, Người a thường vận dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong công
nghiệp đóng tàu để đóng những tàu du lịch như công nghệ giảm sóc, giảm lắc,
công nghệ vật liệu có độ an toàn cao.
c) Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật:
Thông thường trên tàu du lịch thường có nhiều tầng, có khu vực kỹ thuật
riêng và chiếm một tỷ trọng nhỏ, phần lớn là khu vực lưu trú của khách (thiết kế
thưo kiểu cabin) ngoài ra tuỳ theo quy mô của tàu nó còn có các nhà hàn, quán
giải khát, bar, cafe, rạp chiếu bóng, sản nhảy.... các tàu du lịch ngày nay đều có
bể bơi, sân tennis và thường được xây dựng trên sân thượng của tàu. Có thể cơ
sở vật chất kỹ thuật cảu tàu du lịch thành các nhóm:
- Cơ sở vật chất kỹ thuật thân tàu thuỷ: đó là phần cơ bản để tàu du lịch có
thể vận hành trên biển như: thân tàu, vở tàu, hệ thống động cơ, hệ thống điều
khiển, vận hành, hầm chứa nhiên liệu, nơi ở cảu thuỷ thủ đoàn, hệ thống cứu hộ.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các dịch vụ phục vụ khách du lịch trong
nhóm cơ sở vật chất kỹ thuật này còn có thể chia nhỏ thành các loại cụ thể khác:
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật trong các dịch vụ phục vụ khách: như các trang
thiết bị trong các nhà hàng, bar, cafe, rạp chiếu bóng, sàn nhảy, sòng bạc... thậm
chí một số tàu du lịch loại lớn còn có cả sân tennis.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật trong buồng ngủ của khách: gọi là buồng ngủ
nhưng trong thực tế trên tàu dulịch chỉ có một số ít đạt tiêu chuẩn (về mặt diện
31
tích) tương đương với khách sạn hạng sang, còn đa số buồng ngủ của khách là
các khoang (cabin) có diện tích nhỏ hoặc trung bình. Trang thiết bị trong buồng
ngủ của khách trên tàu du lịch rất đầy đủ, nhưng thường được bố trí theo cách
tiết kiệm diện tích (chẳng hạn như tủ, hay ti vi gắn trên giường)
d) Đặc điểm về sản phẩm:
Ngoài dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, trên tàu dulịch có nhiều dịch vụ bổ
sung khác như giặt là, vui chơi, giải trí...... chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ thể thao...
- Sản phẩm của tàu du lịch phong phú, đa dạng, chất lượng cao
- Sản phẩm của tàu du lịch phong phú đa dạng, chất lượng cao
- Sản phẩm được bán trọn gói bao gồm: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan
và một số dịch vụ bổ sung cơ bản.
- Thường đi tham quan được nhiều nơi, nhiều nước, tham quan nhiều điểm
du lịch nổi tiếng trong một chuyến đi và khi tham quan các điểm du lịch ở đất
liền (thuộc quốc gia khác) thường áp dụng hình thức quá cảnh đối với khách
(khách không cần visa, hộ chiếu và đi tham quan theo đoàn trong một khoảng
thời gian nhất định)
- Giá của các chuyến đi trên tàu du lịch khá cao (theo thống kê của hiệp hội
các hãng tàu biển quốc tế LIA là 1.300 USD/ hành khách 1 chuyến đi)
e) Đặc điểm về đối tượng khách
- Khách là người có khả năng thanh toán cao
- Tỷ trọng cao nhất là ở lứa tuổi trung niên
- Có thời gian rỗi, dài
- Đáp ững được nhu cầu của những đối tượng khách du lịch yêu khung cảnh
thiên nhiên, thích đi được nhiều điểm du lịch trong hành trình của mình.
g) Đặc điểm về tổ chức lao động
- Số lượng nhân viên trên tàu thường lớn, trung bình 1 nhân viên phục
vụ/ 2 khách .
- Tổ chức lao động thường chia thành hai nhóm, một nhóm chuyên vẽ kỹ
thuật tàu biển (như hoa tiêu, thuỷ thủ, thợ điện)
- Tính chuyên môn hoá cao, riêng nhóm chuyên về phục vụ khách cũng
thường có đầy đủ các bộ phận như trong một khách sạn (bộ phận lễ tân, nhà
hàng, bar, bộ phận hỗ trợ phục vụ, bếp, bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung...)
- Thông thường thuyển trưởng là người lãnh đạo đội ngũ lao động trên tàu kể
cả nhóm kỹ thuật và nhóm phục vụ khách (trong một số trường hợp có thể có
giám đốc riêng chuyên về phục vụ)
32
4.5.4. Những ưu điểm và hạn chế
a) Ưu điểm
- Dịch vụ khá phong phú đa dạng với chất lượng cao
- Tham quan được nhiều nơi, nhiều nước trong một chuyến đi
- Gần gũi với thiên nhiên, trong lành, tạo được cảm giác mới và ấn tượng đặc
biệt đối với du khách
b) Hạn chế
- Mức giá khá cao
- Chỉ thích hợp với khách có quỹ thời gian dỗi dài, không thích hợp với người
có thời gian ít
- Hạn chế trong việc lựa chọn dịch vụ (chỉ có thể tiêu dùng các dịch vụ trên
con tàu du lịch mà mình đã lựa chọn)
- Khó thay đổi lịch trình, không tham quan được những điểm du lịch ở sâu
trong đất liền.
4.6. Bungalow
4.6.1. Khái niê ̣m
Bungalow là một loại hình cơ sở lưu trú du lịch thường có kiến trúc theo kiểu
một căn nhà riêng biê ̣t- khép kín mang tính giải trí, thẩm mỹ cao, có thể được
bố trí tách biê ̣t hoặc quy tụ theo những quần thể nhất định
4.6.2. Phân loại
- Căn cứ vào viê ̣c bố trí bungalow có thể chia thành 2 thể loại sau :
+ Bungalow đô ̣c lâ ̣p, chỉ có mô ̣t bungalow riêng biê ̣t
+ Bungalow quần thể, gồm nhiều bungalow bố trí liên kết với nhau
- Căn cứ vào đă ̣c điểm kiến trúc và xây dựng :
+ Bungalow địa phương : là thể loại bungalow có kiến trúc mang đâ ̣m văn
hóa của địa phương.
+ Bungalow hoang dã : Là thể loại bungalow rất gần gũi với thiên nhiên, có
kiến trúc đơn giản nhưng đă ̣c sắc, thường xây dựng bằng vâ ̣t liê ̣u đơn giản như
gỗ, nứa ...thường là những nơi có phong cảnh đẹp, hoang dã.
+ Bungalow đô ̣c đáo : là thể loại bungalow có kiến trúc rất đô ̣c đáo, thường ở
những nơi rất đă ̣c biê ̣t như bãi biển, trong rừng...
4.6.3. Đặc điểm
a) Đă ̣c điểm về vị trí và kiến trúc
- Nhóm thứ nhất là các bungalow có kiến trúc mang đâ ̣m văn hóa địa
phương, thường xây dựng bằng những vâ ̣t liê ̣u tự nhiên sẵn có trong vùng
33
- Nhóm thứ 2 bao gồm các bungalow có những kiến trúc hết sức đô ̣c đáo
được xây dựng tùy theo trí tưởng tượng của con người
- Nhóm thứ 3 là các Bunalow hoang dã thường có kiến trúc đơn giản, đô ̣c
đáo thường xây bằng những vâ ̣t liêu như gỗ, nứa...
b) Đă ̣c điểm về cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
- Đối với Bungalow hoang dã thường được trang bị giường, tủ, bàn ghế rất
đơn giản ( phù hợp với kiến trúc )
- Đối với Bungalow địa phương, hoă ̣c Bungalow đô ̣c đáo nhiều trường hợp
để đáp ứng nhu cầu kích thích cảm giác mạnh của khách, nhiều cơ sở đã có các
trang thiết bị riêng
c) Đă ̣c điểm về sản phẩm
- Đối với những Bungalow nằm đô ̣c lâ ̣p thường chủ yếu đáp ứng cho khách
về dịch vụ lưu trú, các dịch vụ khác thường rất ít, chủ yếu là dịch vụ thông tin
liên lạc, hướng dẫn tham quan..
- Đối với những Bungalow bố trí theo kiểu quần thể đây là loại hình các
nhiều đă ̣c điểm tương tự như làng du lịch. Tùy thuô ̣c vào số lượng Bungalow
trong các quần thể này mà chúng có thể có những khu vực sinh hoạt chung
d) Đă ̣c điểm về đối tượng khách
- Những người thích cảm giác lạ
- Du khách ở đô ̣ tuổi thanh niên thường chiếm tỷ trọng cao, khách thường đi
theo kiểu gia đình
- Thời gian lưu trú thường không quá dài
e) Đă ̣c điểm về tổ chức lao đô ̣ng
- Viê ̣c tổ chức lao đô ̣ng trong các Bungalow thường rất gọn nhẹ. Đa số các
Bungalow bố trí theo kiểu quần thể có bô ̣ phâ ̣n đón tiếp, bô ̣ phâ ̣n phục vụ và bô ̣
phâ ̣n bảo vê ̣, bảo dưỡng.
4.6.4. Những ưu và hạn chế
a) Ưu thế
- Giá rẻ hơn so với nhiều loại hình cơ sở lưu trú du lịch khác
- Tổ chức lao đô ̣ng đơn giản, dịch vụ ít do đó tiết kiê ̣m được chi phí kinh
doanh
b) Hạn chế
- Dịch vụ ít, chất lượng cao
- Tính chuyên môn hóa không cao

34
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1. Du lịch là gì ? Các đối tượng nào được thống kê là khách du lịch quốc tế,
khách du lịch nô ̣i địa ?
2. So sánh điểm du lịch và khu du lịch ?
3. Sản phẩm du lịch là gì ? Các đă ̣c trưng của sản phẩm du lịch ?
4. Nhu cầu du lịch là gì ? Phân biê ̣t các nhu cầu trong du lịch, lấy ví dụ để
chứng minh sự khác biê ̣t giữa các loại nhu cầu đó ?
5. Trình bày khái niê ̣m, các thể loại, đă ̣c điểm, ưu thế và hạn chế của các loại
hình cơ sở lưu trú phổ biến?
6. Anh ( chị ) hãy sắp xếp theo thứ tự các loại hình cơ sở lưu trú theo mức đô ̣
phổ biến ở Viê ̣t Nam ? Theo anh ( chị ) những loại hình cơ sở lưu trú nào sẽ
phát triển ở Viê ̣t Nam trong thời gian tới ? Vì sao ?

CHƯƠNG 2
MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC, CÁC
ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH.
Giới thiệu:
Chương 2 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về mối quan hệ
giữa du lịch và một số lĩnh vực như xã hội, kinh tế , văn hóa, môi trường . Các
điều kiện chung và điều kiện riêng để phát triển du lịch.
Mục tiêu:
- Trình bày được các tác động của du lịch đến kinh tế, xã hội, văn hoá và
môi trường;
- Trình bày được các điều kiện để phát triển du lịch.
- Phân tích được tác động của du lịch đến kinh tế, xã hội, văn hoá và môi
trường;

35
- Phân tích và đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, phát huy tính sáng tạo và rèn luyện khả
năng tư duy cho sinh viên.
Nội dung chính:

1 . Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác


1.1. Tác đô ̣ng của du lịch đến kinh tế
1.1.1. Tác động tích cực
Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế
của các quốc gia và các địa phương.
Trước hết, Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành
nghề trong nền kinh tế quốc dân.
- Khi một khu vực nào đó trở thành điểm du lịch, khách du lịch từ mọi nơi
đến điểm du lịch đó sẽ làm nhu cầu về mọi hàng hóa dịch vụ tăng lên đáng kể
- Du lịch đóng góp đáng kể vào tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế của thế giới, các
quốc gia. Du lịch là mô ̣t ngành phát triển với tốc đô ̣ cao, tạo ra thu nhâ ̣p, đóng
góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước ( GDP ) của quốc gia
- Du lịch và mô ̣t ngành thu ngoại tê ̣, ngành xuất khẩu tại chỗ. Du lịch quốc tế
xuất khẩu tại chỗ được nhiều mă ̣t hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiê ̣m
được lao đô ̣ng, chênh lê ̣ch giá giữa người bán và người mua không quá cao. Do
là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mă ̣t hàng dễ hư hỏng mà bị rủi
ro ít như : hoa quả, rau tươi, thủy sản...
- Với sự gia tăng thu nhâ ̣p ngoại tê ̣, du lịch góp phần đáng kể vào viê ̣c cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia
1.1.2. Tác động tiêu cực
- Sự phát triển của du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với hạ tầng cơ sở;
tăng chi phí cho hoạt đô ̣ng của công an, y tế, sửa chữa và bảo trì hê ̣ thống giao
thông và các dịch vụ công khác
- Sự rủi ro trong đầu tư du lịch cao hơn mô ̣t số ngành khác do hoạt đô ̣ng du
lịch rất nhạy cảm với nhiều nhân tố tác đô ̣ng nằm ngoài sự kiểm soát của các
nhà kinh doanh
- Sự phát triển của các loại hình du lịch như giải trí, sân gôn..cần sử dụng
quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế
khác. Do vâ ̣y, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn đến kết quả là quỹ
đất dùng cho nông nghiê ̣p và các ngành khác phải bị cắt giảm.
36
- Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính và hàng hóa phục vụ du lịch gây
ra sự tăng giá hàng tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến cuô ̣c sống dân cư
- Sự phát triển du lịch quá nhanh, không bền vững tại mô ̣t số địa phương có
thể dẫn đến sự lê ̣ thuô ̣c kinh tế của cô ̣ng đồng dân cư vào du lịch
1.2. Tác đô ̣ng của du lịch đối xã hô ̣i
1.2.1. Tác động tích cực
- Du lịch tạo ra nhiều công ăn viê ̣c làm, góp phần giảm tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p
- Sự phát triển du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn đến
các thành phố
- Sự phát triển của du lịch nô ̣i địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần
của người dân, tăng cường giao lưu, tiếp câ ̣n cuô ̣c sống hiê ̣n đại, góp phần nâng
cao chất lượng cuô ̣c sống
- Du lịch là điều kiê ̣n để mọi người xích lại gần nhau hơn
- Du lịch quốc tế góp phần vào viê ̣c mở rô ̣ng và củng cố mối quan hê ̣ đối
ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tô ̣c và các nước trên
thế giới
- Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn
hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dâ ̣y lòng tự hào dân tô ̣c
- Phát triển du lịch sẽ đem lại sự thay đổi sắc thái, cảnh quan mô ̣t vùng, mô ̣t
địa phương thông qua viê ̣c xây dựng cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phục vụ du lịch
1.2.2. Tác động tiêu cực
- Viê ̣c thu hút quá đông khách du lịch và sự phát triển quá nhanh các cơ sở
kinh doanh du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bô ̣ và làm giảm khả năng
thụ hưởng các tài nguyên và tiê ̣n nghi dành cho dân cư địa phương
- Khi khách du lịch quá đông, dân cư địa phương bị đẩy vào tình trạng quá
tải về phương tiê ̣n giao thông, điê ̣n nước, thông tin liên lạc
- Hoạt đô ̣ng du lịch có thể dẫn đến nhiều tê ̣ nạn xã hô ̣i
- Trong quá trình tiếp xúc giữa khách du lịch và dân cư địa phương, những
dị biê ̣t về tôn giáo, văn hóa, chính trị cho nên có thể xảy ra hiểu lầm, thâ ̣m trí
dẫn đến hiềm khích, tạo nên căng thẳng giữa chủ và khách
1.3. Tác đô ̣ng của du lịch đến văn hóa
1.3.1. Tác động tích cực
- Du lịch góp phần giới thiê ̣u văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế
giới

37
- Sự phát triển của du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, lòng tự
hào dân tô ̣c, tính tự trọng, tự tôn dân tô ̣c, thúc đẩy viê ̣c giữ gìn bản sắc văn hóa,
bảo tồn tính đa dạng văn hóa, khắc phục tính tự ty dân tô ̣c
- Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tô ̣c thông qua viê ̣c thu
hút khách du lịch tham gia các lễ hô ̣i, thông qua viê ̣c tổ chức giới thiê ̣u văn hóa,
ẩm thực...
1.3.2. Tác động tiêu cực
- Đối với các di sản văn hóa vâ ̣t thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số
lượng thường gây ra sự bào mòn, hư hại các công trình, các di tích hiê ̣n có
- Sự phát triển du lịch có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép đồ
cổ, ăn cắp cổ vâ ̣t tại các di tích, đào bới lăng mô ̣...
- Sự phát triển du lịch thường kèm theo sự du nhâ ̣p văn hóa ngoại lai và do
vâ ̣y có thể làm xói mòn hoă ̣c mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn
hóa dân tô ̣c
- Mô ̣t số ứng xử của khách du lịch có thể ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục
của địa phương
1.4. Tác đô ̣ng của du lịch đến môi trường
1.4.1. Tác động tích cực
- Du lịch góp phần vào viê ̣c bảo tồn và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cụ thể :
+ Du lịch làm tăng giá trị kinh tế, hiê ̣u quả sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên: rừng, mă ̣t nước...
+ Du lịch góp phần khai thác tốt hơn, có hiê ̣u quả hơn các không gian, cảnh
quan thiên nhiên : hang đô ̣ng, núi đá...
+ Du lịch thúc đẩy viê ̣c nghiên cứu, phát hiê ̣n, công nhâ ̣n thêm các vườn
quốc gia, các khu bảo tồn mới; tăng cường đầu tư xây dựng thêm các khu vui
chơi, giải trí
- Du lịch làm tăng khối lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, cụ thể :
+ Đầu tư của du lịch góp phần làm giàu rừng tự nhiên thông qua các dự án
trồng rừng bổ sung rừng nghèo, khoanh nuôi, tái sinh rừng suy kiê ̣t
+ Du lịch góp phần làm giàu các khu đa dạng sinh học, làm phông phú thêm
các hê ̣ sinh thái bằng cách bổ sung các loài thực vâ ̣t và đô ̣ng vâ ̣t mới

38
+ Du lịch góp phần làm thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên thiên nhiên
theo hướng tạo thêm những giá trị mới, tăng thêm những giá trị hiê ̣n có của tài
nguyên
- Du lịch góp phần nâng cao giá trị tài nguyên – môi trường
1.4.2. Tác động tiêu cực
- Viê ̣c phát triển thiếu quy hoạch, khai thác không hợp lý các tài nguyên du
lịch tự nhiên có thể làm hỏng các bờ biển, nước, đảo...làm cho nguồn tài nguyên
tự nhiên bị nghèo đi hoă ̣c bị thu hẹp
- Viê ̣c xây dựng các công trình hạ tầng du lịch, đă ̣c biê ̣t các khách sạn cao
tầng tại các khu vực ven biển, miền núi...nhiều trường hợp không hài hòa với
môi trường xung quanh, làm phá vỡ cảnh quan.
- Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự gia tăng rác thải
2. Các điều kiêṇ để phát triển du lịch
2.1 Các điều kiện chung
2.1.1. Tình hình an ninh chính trị - an toàn xã hội
Tình hình chính trị ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hô ̣i của mô ̣t quốc gia đồng thời là điều kiê ̣n rất quan trọng để phát triển du lịch.
An toàn thuô ̣c nhu cầu bâ ̣c cao của con người. Đối với khách du lịch quốc tế,
trước khi đi du lịch, họ đều tìm hiểu mức đô ̣ an toàn của quốc gia để có quyết
định đi đến các nơi đảm bảo an toàn nhất cho họ. Thông thường khách du lịch ít
đến các khu vực có nguy hiểm về tính mạng của họ, chẳng hạn : có chiến tranh
hoă ̣c bạo loạn...
Tuy nhiên ngày nay bắt đầu xuất hiê ̣n loại du lịch bình đẳng hay còn gọi là
du lịch sự kiê ̣n đă ̣c biê ̣t nhằm thu hút mô ̣t lượng khách đă ̣c biê ̣t. Họ không chỉ là
khách thưởng ngoạn, mà còn biết chia sẻ, biết giúp đỡ và hỗ trợ để khắc phục
hâ ̣u quả của các sự kiê ̣n đă ̣c biê ̣t đó
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Tiềm lực kinh tế của mô ̣t quốc gia là mô ̣t trong những yếu tố quyết định sự
phát triển du lịch. Ở góc đô ̣ cung du lịch, khả năng đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khả năng đầu tư phát triển nguồn
nhân lực du lịch...phụ thuô ̣c vào quy mô, tốc đô ̣ tăng trưởng kinh tế của mỗi
quốc gia. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao trên thế
giới là những nước có lịch sử phát triển du lịch lâu đời ( như Anh, Pháp, Đức...).
Tại các nước đó, hê ̣ thống giao thông được phát triển với nhiều loại hình,
phương tiê ̣n vâ ̣n chuyển đa dạng, tiê ̣n nghi, hê ̣ thống các nghiê ̣p vụ đáp ứng các
39
nhu cầu của khách du lịch như ngân hàng, thông tin, khách sạn...phát triển rô ̣ng
đạt chuẩn mực quốc tế...đã tạo điều kiê ̣n thuâ ̣n lợi để phát triển du lịch. Ngược
lại, tại các nước đang phát triển, nền kinh tế đang ở trình đô ̣ thấp, do vâ ̣y khả
năng cung cấp các sản phẩm du lịch bị hạn chế, điều kiê ̣n đầu tư khai thác các
tài nguyên du lịch gă ̣p nhiều khó khăn.
2.1.3. Văn hóa
Trình độ văn hoá cao tạo điều kiê ̣n cho việc phát triển du lịch. Phần lớn
những người tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ
văn hoá nhất định, nhất là những người đi du lịch nước ngoài. Bởi vì họ có sở
thích (nhu cầu) đối với việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
bản sắc văn hoá dân tộc hay nói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến
họ theo một quá trình: Thông tin  Tiếp xúc  Nhận thức  Đánh giá. Phải có
trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị của chuyến tham quan du lịch .Trong
các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì số người  đi du lịch ra ngoài
tăng lên không ngừng với cường độ cao. Bên cạnh độ, trình độ của người dân
nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý. Trình độ văn hóa thấp ảnh hưởng
đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng....
2.1.4. Chính sách phát triển du lịch
Đây là nguồn lực- điều kiê ̣n tiên quyết để phát triển du lịch. Bởi lẽ mô ̣t quốc
gia dù có giàu về tài nguyên, nhân lực..nhưng thiếu về đường lối chính sách phát
triển du lịch đúng đắn thì du lịch cũng không phát triển được. Đường lối, chính
sách phát triển du lịch là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n trong tổng thể đường lối- chính sách phát
triển kinh tế xã hô ̣i. Các đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biê ̣n
pháp cần được cụ thể hóa bằng các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể. Do
sự bùng nổ của du lịch và doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nhiều nước. Do vâ ̣y cần phải có chiến lược phù hợp và do đây là nganh
kinh tế liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác vì vâ ̣y các chủ trương kế hoạch
phải được xây dựng mô ̣t cách đồng bô ̣ phải mang tính tổng hợp và được phối
hợp mô ̣t cách nhịp nhàng
2.2. Các điều kiêṇ riêng
2.2.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du
lịch. Tài nguyên nghĩa là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác
và phục vụ cho mục đích phát triển nào đó của con người. Theo Buchvakop -
Nhà địa lý học người Bungari “Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và
40
những kết hợp khác nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn
có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi hay
tham quan của khách du lịch”. Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thể
phân thành hai bộ phận hợp thành: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn .
Di sản thế giới:
Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trong nhất, để phát triển du
lịch. Di sản văn hoá được hiểu là toàn bộ  các tạo phẩm chứa đựng những giá trị
tích cục mà loài người đã đạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền
lại cho thế hệ sau. Di sản văn hoá được chia ra làm hai loại:
Di sản văn hoá vật thể:
-   Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
-  Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu dược hình thành do bàn tay
sáng tạo của con người, bao gồm: Hệ thống di tích lịch sử văn hoá, thể thống
danh lam thắng cảnh, thể thống di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Di sản văn hoá phi vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học được lưu dữ bằng trí nhớ, chữ viết truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn, lễ hội truyền thống, ý thức về y dược học, trang phục truyền thống….
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá
trình địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh ). Trong chừng mực nhất định, mọi
hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình. Đối với
hoạt động du lịch,  địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc
thu hút khách. Địa hình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là
nơi tập trung tài nguyên du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá
và là nơi hội tụ các nền văn minh của loài người. Địa hình đồi thường tạo ra
không gian thoáng đãng, nơi tập trung dân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có
những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát
triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề. Địa hình núi có ý nghĩa lớn
nhất đối với phát triển du lịch,  đặc biệt là khu vực thuận lợi cho tổ chức du lịch
mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịch  sinh thái .v.v….
Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan
Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du
lịch, nó tác động tới du lịch ở hai phương diện :

41
 -  Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc hoạt động dịch
vụ về du lịch .
 -  Một trong những nhân tó chính tạo nên tính mùa vụ du lịch .
  + Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh .
  + Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao .
  + Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú.
  Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa . Do nằm hoàn toàn
trong vùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận
được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 0C -
270C, tổng lượng nhiệt  hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ.
Điều đó cho thấy các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng
khách trong nước và quốc tế đến đến nghỉ dưỡng, chủ yếu  là vào mùa hè. Tuy
nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sự phân hóa phức tạp về mặt không gian và
thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạo nên những loại hình du lịch thích
hợp, phụ thuộc vào thời gian.
  Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm. Đối
với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn. Nó bao gồm đại dương, biển,
hồ, sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun…. Nhằm
mục đích phục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá
nhân, độ tuổi và quốc gia.
  Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có
sức hấp dẫn lớn khách du lịch. Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn
thiên nhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên
nhiên để con người thêm yêu cuộc sống. Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình
du lịch nghiên cứu khoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định
từng vùng
b) Tài nguyên du lịch nhân văn
Tiềm năng du lịch nhân văn là đối tượng và hiện tượng văn hóa lịch sử do
con người sáng tạo ra trong đời sống. So với tiềm năng du lịch tự nhiên, tiềm
năng du lịch nhân văn có tác dụng nhận thức nhiều hơn, giá trị giải trí là thứ yếu.
Tiềm năng du lịch  nhân văn thường tập trung ở các thành phố lớn, là  đầu mối
giao thông và là nơi tập trung cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đại bộ phận tài
nguyên du lịch nhân dân không có tính mùa, không bị phụ thuộc vào điều kiện
tự nhiên nên tần suất hoạt động của nó là rất lớn (lượng khách, số ngày khách
đến).
42
Di tích lịch sử văn hoá: là tài sản văn hoá quý giá của mỗ địa phương,
mỗi đất nước và của cả nhân loại. Di tích được hiểu theo nghĩa chung nhất là
những tàn tích, dấu vết còn sót lại của  quá khứ, là tài sản của các thế hệ
trước  để lại cho các thế hệ kế tiếp. Ở Việt Nam, theo pháp lệnh bảo vệ và sự
dụng di tích lịch sử văn háo và danh lam thắng cảnh công bố ngày 04/04/1984
thì di tích lịch sử văn hoá được quy định chư sau:
“Di tích lịch sử văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật,
tài liệu và các tác phẫm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật, cũng như có gía
trị văn hoá khác, hoặc liên quan đến sự kiện lịch sử, quá trính phát triển văn
háo xã hội”
Các bảo tàng: là nơi bảo tồn tài sản văn hoá dân tộc, truyền thụ tri
thức, chấn hưng tinh hoa truyền thống. Cùng với việc bảo vệ các di tích lịch sử –
Văn hoá, việc xây dựng các bảo tàng luôn đặt trong quốc sách về kinh tế, văn
hoá, xã hội mỗi quốc gia. Mục 3, Luật di sản văn hoá : “Bảo tàng là nơi bào
quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ
nhu cầu nghiên cứu, giáo dục tham quan quan”. Chính các bảo tàng cũng là
nơi thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
  Lễ hội: Bất cứ thời đại nào, bất cứ dân tộc nào, và bất cứ mùa nào cũng
có những ngày lễ hội. Lễ hội là hoạt động sinh hoạt văn hoá cộng đồng diễn ra
trên địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định nhằm nhắc lại những
sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử hay một huyền thoại, đồng thời là dịp để hiểu
biết cách ứng xử văn hoá của con người với thiên nhiên thần thánh và con người
với xã hội. Các lễ hội có sứa hấp dẫn du khách không kém gì các di tích lịch sự
văn hoá. Lễ hội  có hai phần: phần nghĩ lễ và phần hôị:
-   Lễ là những nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định
mang ý nghĩa biểu trưng nhằm đánh dâú hoặc kỷ niệm về một nhân vật hay một
sự kiện lịch sử hay một huyền thoại với mục đích tôn vinh và phàn ánh ước
nguyện mong muốn nhận được sự giúp đỡ từ đối tượng  thờcúng.
-   Hội là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi giãi trí hiện đại mang sắc thái
dân gian phản ánh trình độ phát triển xã hội thời thời đó, phản ánh đời sống kinh
tế, trình độ dân trí và tâm tư tình cảm của người dân địa phương.
  Các yếu tố của lễ hội ảnh hưởng tới việc thu hút khách du lịch:
-   Yếu tố thời gian: Các lễ hội nhìn chung thường diễn ra vào mùa xuân,
thời điểm bắt đầu mỗi năm mới con ngườicó thời gian rảnh rỗi nên họ đi lễ

43
ngaòi cầu lộc, cầu may còn là cách để nạp một nguồn năng lượng mới để “
Chiến đấu với đời”
-   Quy mô lễ hội: Các lễ hội có quy mô lớn, nhỏ khác nhau điều này ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch và khả năng thu hút khách. Ở Việt Nam, các
lễ hội có quy mô lớn như: Giỗ Tổ Hùng Vương, lễ hội yên Tử, lễ hội chùa
Hương thu hút một lượng khách rất lớn.
-   Lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử văn hoá. Điều đó
cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch.
Tiềm năng du lịch gắn với dân tộc học: Mỗi dân tộc có những điều kiện
sinh sống, những đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất
mang những sắc thái riêng. Và con người khi đi du lịch chính là đi tìm “những
xúc cảm mới lạ” mà quê mình không có. Cảm xúc khác lạ đấy chính là những
tập tục là về cư trú, thói quen ăn uống sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân
tộc.v.v… Việt Nam với 54 dân tộc anh em vẫn còn giữ riêng bản sắc của mỗi
vùng.
Văn hóa ẩm thực: Người ta nói ăn uống là biểu hiện của văn hóa. Mỗi
quốc gia có một quan niệm khách nhau và vì vậy hình thành phong cách ẩm
thực riêng cho mình.
Ngày nay, việc đưa văn hóa ẩm thực vào các chương trình du lịch đã trở
nên phổ biến. Đó là cách để lấy tiềncủa du khách một cách lịch sử nhất. Việc
xây dựng các chương trình du lịch ẩm thực thường được các công ty tổ chức
thành 2 lọai: Chương trình du lịch chuyên biệt và chương trình du lịch kết hợp.
2.2.2.   Cơ sở hạ tầng – CSVCKTDL
Như ta đã biết mỗi phương thức sản xuất nhất định đều có cơ sở vật chất kỹ
thuật tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội nhất định thường được
hiểu là toàn bộ vật chất của lực lưoựng sản xuất cùng với kết cấu của xã hội đã
đạt được trình độ xã hội tương ứng. Cơ sở vật chất kỹ thuật của một xã hội tồn
tại trong phạm vi các quan hệ sản xuất nhất định nên nó mang dấu ấn và chịu sự
tác động của các quan hệ sản xuất trong việc tổ chức quá trình công nghệ. Trong
cơ cấu xã hội vì vậy khái niệm cơ sở vật chất kỹ thuật gắn bó chặt chẽ với các
hình thức xã hội của nó.
Đặc trưng cơ sở vật chất kỹ thuật của phương thức trước thời công nghiệp
tư bản còn thủ công lạc hậu. Còn cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất lớn,
hiện đại chỉ có thể là nền công nghiệp hiện đại cân đối phù hợp dự trên trình độ
khoa học kỹ thuâ ̣t công nghệ ngày càng cao. Để có cơ sở vật chất và kỹ thuật
44
như vậy các nước đang phát triển cần phải tiến hành công nghiệp hoá. Nước ta
thuộc vào nhóm đang phát triển, là một trong những nước nghèo nhất thế giới,
nông nghiệp lạc hậu còn chưa thoát khỏi xã hội truyền thống để sang "xã hội
văn minh công nghiệp". Do đó khách quan phải tiến hành công nghiệp hoá -
hiện đại hoá là nội dung, phương thức là con đường phát triển nhanh có hiệu
quả. Đối với nước ta quá trình công nghiệp hoá còn gắn chặt với hiện đại hoá,
nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại làm biến
đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị…
Cùng với tài nguyên du lịch, lao động du lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật du lịch là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch,
nó tạo nên thế đứng vững chắc, sự sẵn sàng đón khách của nước chủ nhà. Xét
theo ngôn ngữ của Triết học, chúng ta có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật cùng
với con người tạo thành một lực lượng sản xuất quan trọng của ngành du lịch.
  Vậy chúng ta có thể hiểu: Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch bao
gồm: hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, công trình điện nước; hệ
thống các cơ sở phục vụ ăn uống, lưu trú; mạng lưới cửa hàng thương nghiệp,
các cơ sở thể thao, các cơ sở y tế, các công trình phục vụ hoạt động thông tin
văn hóa, các cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác .v.v.. nhằm mục đích phục
vụ phát triển ngành du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá
trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác
các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch. Chính vì
nó có vai trò quan trọng như vậy nên sự phát triển du lịch bao giờ cũng gắn liền
với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật .
Du lịch là một ngành sản xuất đa mặt hàng, đa sản phẩm, điều đó kéo theo
sự đa dạng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật . Du khách thật sự ấn tượng,
muốn khám phá một điểm du lịch, một vùng du lịch một khi hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật tại nơi đó (Cũng có nghĩa là một sản phẩm du lịch) được hoàn
thiện và đáp ứng nhu cầu của họ. Điều này nói lên mối quan hệ khắng khít, chặc
chẽ giữa tài nguyên du lịch tạo cho một chương trình du lịch ấn tượng, hoàn
hảo.
Cơ sở vật chất có tác động tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc
bảo vệ, giữ gìn chúng. Điểm du lịch khu du lịch của một địa phương, một quốc
gia chỉ thực sự thu hút khách khi có hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật hoàn thiện. Đó là yếu tố quyết định thời gian lưu lại của du khách, và làm
45
tăng thêm doanh thu cho cơ sở kinh doanh du lịch khi khách tiêu thụ các sản phẩ
du lịch khác. Sự lưu lại của khách cũng đồng nghĩa với mức độ sử dụng, tác
động vào tài nguyên du lịch tăng. Điều này đặt ra vấn đề  bảo vệ tài nguyên du
lịch để tạo nen tính liên tục trong quy trình phục vụ khách du lịch.
Cơ sở vật chất kỹ thuật làm tăng lưu lượng khách, và tần suất hoạt động
của các điểm du lịch, nghĩa là cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò như là động
cơ, tạo nên cái “hích” kích thích sự đi du lịch của du khách, cũng như sự tiêu
thụ sản phẩm du lịch.
2.2.3. Các sự kiện đặc biệt
Sự kiện đặc biệt của mỗi vùng, mỗi quốc gia là cách quản bá rất hữu hiệu
đối với phất triển du lịch. Và chính nhờ những sự kiện đó mà thu hút lượng
khách du lịch lớn trong một thời gian ngắn. Không phải ngẩu nhiên mà hiện nay
trên thế giới, hàng loại quốc gia đua nhau giành đăng cai tổ chức Thế Vận Hội
Thể Thao Mùa Hè, Mùa Đông, World Cup, Euro, Asia.v.v… Bên cạnh được
thừa hưởng nguồn cơ sở vật chất để lại là sự việc giới thiệu đất nước của mình
với bạn bề thế giới, doanh thu trong các ngành lưu trú, ăn uống tăng mạnh và
đem một nguồn lợi nhuận lớn cho quốc gia. Chúng ta làm một phép tính đơn
giản như thế này: Một kỳ World có 32 quốc gia tham dự, trung  bình mỗi quốc
gia có 10.000 CĐV (Du khách), mỗi du khách trong thơì gian lưu lại sẽ tiêu
trung bình 250 USD/ người. Thì doanh thu tổng cộng rất lớn. Đó là chưa kể
những kỳ thế vận hội mùa hè có hàng triệu du khách đến tham quan.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Hãy phân tích tác đô ̣ng của du lịch đối với kinh tế ?
2. Hãy phân tích tác đô ̣ng của du lịch đối với văn hóa ?
3. Hãy phân tích tác đô ̣ng của du lịch đối với xã hô ̣i ?
4. Hãy phân tích tác đô ̣ng của du lịch môi trường ?
5. Trình bày các điều kiê ̣n để phát triển du lịch ? lấy mô ̣t địa danh cụ thể để
đánh giá khả năng phát triển du lịch của địa phương đó ?

46
CHƯƠNG 3: KHÁCH SẠN
Giới thiệu:
Chương 3 nhằm trang bị cho người học những kiến thức về khách sạn.
Các loại khách sạn, mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn.
Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm khách sạn và cơ cấu tổ chức trong khách sạn;
- Trình bày được mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn.
- Phân loại được các loại khách sạn;
- Xếp hạng được các loại khách sạn;
- Phân tích được các mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn.
- Có ý thức học tập nghiêm túc, phát huy tính sáng tạo và rèn luyện khả
năng tư duy cho sinh viên.
Nội dung chính:

1. Giới thiệu chung

47
Khách sạn là mô ̣t loại hình cơ sở lưu trú du lịch mang tính phổ biến, đă ̣c
trưng nhất trong hê ̣ thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang
tính hê ̣ thống, đồng bô ̣. Nó là những cơ sở lưu trú có quy mô cơ sỏ vâ ̣t chất kỹ
thuâ ̣t, lao đô ̣ng, chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn
nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của
khách trong thời gian lưu trú để thu lợi nhuâ ̣n
Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10
buồng ngủ trở lên, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ
cần thiết phục vụ khách du lịch. Các tiện nghi cơ bản trong một phòng ở khách
sạn là một giường, một nhà vệ sinh, một bàn nhỏ. Còn trong các khách sạn sang
trọng hơn thì có thể có vài phòng với phòng ngủ và phòng khách riêng và thêm
các tiện nghi khác như máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại, ti vi, mini bar với các
loại đồ uống, cà phê, trà và các dụng cụ nấu nước nóng..
2. Phân loại và xếp hạng khách sạn
2.1 Phân loại
2.1.1. Phân loại khách sạn theo vị trí địa lý
- Khách sạn thành phố : loại hình này còn gọi là khách sạn công vụ. Khách
sạn loại này thường được xây dựng ở các trung tâm thành phố lớn, các khu đô
thị. Đối tượng phục vụ chính của loại hình khách sạn này là khách đi vì mục
đích công vụ, thạm gia các hội nghị, hội thảo...Các khách sạn này thường hoạt
động quanh năm.
- Khách sạn nghỉ dưỡng : Xây dựng ở các khu du lịch phù hợp với nhu cầu
nghỉ dưỡng của du khách, nơi có điều kiện tài nguyên như vùng biển, vùng núi,
suối khoáng... Khách đến đây với mục đích nghỉ ngơi, thư giãn, chữa bệnh...
- Khách sạn ven đô : Xây dựng ở ngoại ô các thành phố lớn hoặc trung tâm đô
thị. Thị trường khách chủ yếu là khách đi nghỉ cuối tuần.
- Khách sạn ven đường : Được xây dựng bên cạnh các đường quốc lộ nhằm
phục vụ các đối tượng khách đi lại trên các tuyến đường đó
- Khách sạn quá cảnh : Xây dựng phục vụ khách quá cảnh, nó thường ở vị trí
gần sân bay, bến cảng, nhà ga...Trong đó phổ biến nhất là loại khách sạn sân
bay.
2.1.2. Phân loại khách sạn theo quy mô
- Khách sạn loại nhỏ : Có từ 10 – 49 buồng ngủ
- Khách sạn loại vừa : Có từ 50 – 150 buồng ngủ
- Khách sạn loại lớn : Có trên 150 buồng ngủ
48
2.1.3. Phân loại khách sạn theo thi trường mục tiêu
a) Khách sạn thương mại ( Khách sạn công vụ ): Thường nằm ở các trung tâm
thành phố và các khu thương mại.
+ Đối tượng khách chủ yếu : là khách thương gia
+ Tiện nghi dịch vụ : Phòng hội nghị, phòng khách chung, các tiện nghi tổ chức
các đại tiệc và phòng tiệc...
b) Khách sạn quá cảnh :
+ Vị trí : thường nằm ở các tụ điểm giao thông chính hoặc gần khu vực sân
bay, bến cảng.
+ Đối tượng khách : Khách thương gia, khách quá cảnh, khách nhỡ chuyến bay,
khách hội nghị
+ Tiện nghi dịch vụ : Ngoài các tiện nghi dịch vụ cơ bản khách sạn quá cảnh
còn có các đặt buồng trực tiếp tại sân bay.
c) Khách sạn du lịch
+ Vị trí : thường nằm ở những nơi có cảnh quan đẹp, không khí trong lành, gần
các nguồn tài nguyên du lịch như biển, núi, suối nước khoáng...
+ Đối tượng khách : Khách nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe, khách tham quan
tìm hiểu văn hóa, lịch sử
+ Thời gian lưu trú : Khách ở ngắn ngày
d) Khách sạn sòng bạc
+ Vị trí : Nằm ở các khu vui chơi giải trí ở các thành phố lớn hoă ̣c khu nghỉ
mát
+ Đối tượng khách : Thương gia giàu có, khách chơi bạc...
+ Thời gian : Ngắn ngày
+ Tiê ̣n nghi dịch vụ : thường rất sang trọng
2.1.4. Theo hạng của khách sạn ( xem phần xếp hạng )
2.1.5.Theo mức độ liên kết và quyền sở hữu
a) Khách sạn đô ̣c lâ ̣p
Là loại hình khách sạn thuô ̣c sở hữu tư nhân hoă ̣c cơ sở đô ̣c lâ ̣p của mô ̣t công
ty nào đó do chính công ty đó quản lý, điều hành
b) Khách sạn tâ ̣p đoàn
Là những khách sạn thuô ̣c mô ̣t tâ ̣p đoàn quản lý được xây dựng ở nhiều nơi
trên thế giới. Căn cứ vào sự khác nhau về hoạt đô ̣ng, các khách sạn tâ ̣p đoàn
được quản lý theo 3 hình thức sau :
+ Khách sạn thuê quản lý
49
+ Khách sạn thuê thương hiê ̣u của tâ ̣p đoàn hoă ̣c khách sạn khác
+ Khách sạn liên kết
2.2 Xếp hạng
2.2.1. Xếp hạng khách sạn trên thế giới
Hầu hết ở các nước, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn dựa trên 4 yêu cầu cơ
bản sau :
- Yêu cầu về kiến trúc khách sạn
- Yêu cầu về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ trong khách sạn
- Yêu cầu về lực lượng lao động trong khách sạn
- Yêu cầu về các sản phẩm hiện có phục vụ trong khách sạn
2.2.2. Xếp hạng khách sạn ở Việt Nam
Tổng cục Du lịch đã ban hành quy định " tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn",
ngày 22/6/1994. Đến ngày 27/4/2001, Tổng cục du lịch ban hành quyết định số
02/2001/QD –TCDL về việc bổ sung, sửa đổi " Tiêu chuẩn xếp hạng khách
sạn".
Theo tiêu chuẩn đặt ra, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn Việt nam đồng thời
đáp ứng được 2 yêu cầu sau :
- Thứ nhất phải đảm bảo tiêu chuẩn tương ứng với tiêu chuẩn khách sạn quốc
tế. Khách sạn du lịch Việt nam phải đáp ứng nhứng nhu cầu, thị hiếu, thói quen,
đặc điểm tâm lý của khách du lịch quốc tế.
- Thứ hai : Mang tính thực tiễn đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ
thuật, tự nhiên, xã hội và đặc điểm kinh doanh khách sạn ở Việt Nam
Tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng khách sạn du lịch ở Việt Nam bao gồm những
nội dung sau :
Phân loại khách sạn du lịch thành 3 loại :
- Khách sạn thành phố
- Khách sạn nghỉ dưỡng
- Khách san quá cảnh
Xếp hạng khách sạn du lịch theo 5 hạng : từ 1 đến 5 sao
3 Cơ cấu tổ chức trong một khách sạn
3.1 Mô hình cơ cấu tổ chức tiêu biểu trong một khách sạn
3.1.1. Cơ cấu tổ chức của khách sạn loại nhỏ
Khách sạn loại nhỏ có nguyên tắc hoạt đô ̣ng tương đối giống nhau. Cơ cấu
tổ chức của khách sạn này rất đơn giản. Thông thường mỗi khách sạn nhỏ có 1
giám đốc điều hành chịu trách nhiê ̣m điều hành các bô ̣ phâ ̣n. Mỗi bô ̣ phâ ̣n có 1
50
tổ trưởng phụ trách và báo cáo các diễn biến kinh doanh cho giám đốc điều
hành. Vì khối lượng công viê ̣c của khách sạn nhỏ rất khiêm tốn nên mỗi nhân
viên trong khách sạn phải đảm nhiê ̣m nhiều công viê ̣c khác nhau.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn loại trung bình
Về cơ cấu quản lý theo quy mô của khách sạn và chất lượng dịch vụ được
chuyên môn hóa ở mức đủ để giúp cho hoạt đô ̣ng giám sát và điều hành có hiê ̣u
quả. Về cơ cấu tổ chức khách sạn được phân thành phòng ban và bô ̣ phâ ̣n rõ
ràng. Công viê ̣c này được phân chia và bố trí thành khu vực cụ thể và có đô ̣i ngũ
giám sát trực tiếp điều hành. Đô ̣i ngũ giám sát làm viê ̣c dưới quyền của tổng
giám đốc và phó tổng giám đốc khách sạn. Tổng giám đốc khách sạn chịu trách
nhiê ̣m điều hành chung. Mức đô ̣ biên chế thường tăng theo quy mô và các loại
dịch vụ của khách sạn
3.1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn loại lớn
Các khối, các phòng ban, các bô ̣ phâ ̣n và từng nhân viên trong khách sạn
hoạt đô ̣ng theo hình thức chuyên môn hóa. Khối lưu trú và khối phục vụ ăn uống
là 2 bô ̣ phâ ̣n có doanh thu lớn nhất trong khách sạn. Cơ cấu tổ chức của mô ̣t
khách sạn lớn gồm các khối và các phòng ban. Mỗi phongf ban có giám đốc phụ
trách, các trợ lý giám đốc và các nhân viên. Các phòng ban này đều hoạt đô ̣ng
dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc và phó tổng.
3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn
3.2.1.Khối phục vụ lưu trú
Khối này bao gồm các bô ̣ phâ ̣n đóng vai trò cơ bản trong viê ̣c cung cấp các
dịch vụ cho khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Khối lưu trú
tạo nên doanh thu chủ yếu cho khách sạn. Các bô ̣ phâ ̣n trực thuô ̣c khối phục vụ
lưu trú gồm : bô ̣ phâ ̣n lễ tân, bô ̣ phâ ̣n phục vụ buồng, bô ̣ phâ ̣n hỗ trợ đón tiếp.
3.2.2. Khối phục vụ ăn uống
Khối này chịu trách nhiê ̣m về các loại hình dịch vụ ăn uống trong khách sạn
như ăn nhanh, ăn gọi món, ăn theo món quy định, ăn tiê ̣c, phục vụ ăn uống tại
buồng ngủ của khách. Các bô ̣ phâ ̣n thuô ̣c khối ăn uống gồm : hê ̣ thống nhà
hàng, quầy bar, bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn, các điểm phục vụ dịch vụ ăn uống
khác.
3.2.3. Bộ phận kinh doanh tiếp thị
Bô ̣ phâ ̣n này chịu trách nhiê ̣m về kinh doanh các loại buồng, cung cấp các
dịch vụ hô ̣i nghị, xúc tiến thương mại, quảng cáo và đối ngoại...
3.2.4. Bộ phân tài chính- kế toán
51
Bô ̣ phâ ̣n này chịu trách nhiê ̣m theo dõi mọi hoạt đô ̣ng tài chính của khách
sạn, thực hiê ̣n các công viê ̣c kế toán, kiểm soát chi phí và doanh thu, lâ ̣p các báo
cáo tài chính, theo dõi và thu hồi các khoản nợ...
3.2.5. Bộ phận quản lý nhân sự
Chức năng chính là tuyển dụng, bổ nhiê ̣m và đào tạo đô ̣i ngũ nhân viên.
Ngoài ra bô ̣ phâ ̣n này còn quản lý tiền lương, giải quyết các vấn đề liên quan
đến nhân sự, y tế và các chế đô ̣ của cán bô ̣ công nhân viên khách sạn.
3.2.6. Bộ phân quản trị cơ sở vật chất kỹ thuật
Bô ̣ phâ ̣n này chịu trách nhiê ̣m quản lý viê ̣c sử dụng, sửa chữa và bảo dưỡng
toàn bô ̣ trang thiết bị và các tiê ̣n nghi của khách sạn và trong buồng khách.
Trong bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t thường có đô ̣i ngũ nhân viên kỹ
thuâ ̣t – bảo dưỡng.
3.2.7. Bộ phận bảo vê ̣ an ninh
Bô ̣ phâ ̣n này chịu trách nhiê ̣m bảo vê ̣ an ninh, an toàn tính mạng và tài sản của
khách và cán bô ̣ công nhân viên khách sạn. Bô ̣ phâ ̣n này thực hiên viê ̣c tuần tra
24/24 giờ trong và ngoài khu vực khách sạn và giám sát các trang thiết bị trong
khách sạn.
3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong khách sạn
3.3.1. Mối quan hê ̣ giữa bộ phận lễ tân và các bộ phận khác
a) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lễ tân và bô ̣ phâ ̣n kinh doanh ăn uống
Trong kinh doanh khách sạn đây là 2 khối hoạt đô ̣ng chính phục vụ các nhu
cầu thiết yếu của khách. Mô ̣t khối nhằm đáp ứng các nhu cầu về nngur nghỉ, mô ̣t
nhóm đáp ứng các nhu cầu về ăn uống. Mối quan hê ̣ của 2 khối này có tính chất
tương hỗ lẫn nhau. Ở mỗi trường hợp theo yêu cầu cụ thể của khách mà sự phối
hợp của 2 khối này sẽ thể hiê ̣n mối quan hê ̣. Chẳng hạn bô ̣ phâ ̣n lễ tân trong
khối lưu trú sẽ tiếp nhâ ̣n yêu cầu trực tiếp từ khách về mă ̣t nhu cầu đă ̣t ăn tại nhà
hàng thuô ̣c khối phục vụ ăn uống. Bô ̣ phâ ̣n này sẽ có trách nhiê ̣m chuyển yêu
cầu của khách xuống bô ̣ phâ ̣n nhà hàng để nhâ ̣n đă ̣t bàn và chuẩn bị sẵn sàng
các món ăn.
b) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lễ tân và bô ̣ phâ ̣n buồng
Bô ̣ phâ ̣n buồng là bô ̣ phâ ̣n hỗ trợ quan trọng nhất cho mọi hoạt đô ̣ng của bô ̣
phâ ̣n lễ tân. Bô ̣ phâ ̣n buồng phối hợp báo cáo về tình trạng buồng và khách cho
bô ̣ phâ ̣n lễ tân để bô ̣ phâ ̣n lễ tân kịp thời nắm bắt mọi biến đô ̣ng về tình trạng
buồng, kịp thời xử lý mọi tình huống phát sinh, góp phần tối đa hóa công suất
buồng và mức đô ̣ hài lòng của khách. Bô ̣ phâ ̣n buồng còn đảm nhiê ̣m khâu vê ̣
52
sinh, giúp bô ̣ phâ ̣n lễ tân thực hiê ̣n tốt nhiê ̣m vụ bán buồng cho khách có hiê ̣u
quả.
c) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lễ tân với bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
Bô ̣ phâ ̣n lễ tân và bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t có mối qua hê ̣
khăng khít với nhau trong viê ̣c thực hiê ̣n mọi nhiê ̣m vụ khách sạn phân công. Bô ̣
phâ ̣n lễ tân có trách nhiê ̣m chuyển mọi yêu cầu của khách về viê ̣c sửa chữa các
thiết bị hỏng hóc trong buồng khách cho bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
để bô ̣ phâ ̣n này lên kế hoạch và kịp thời sửa chữa mọi thiết bị trong buồng
khách.
d) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lễ tân với bô ̣ phâ ̣n an ninh
Bô ̣ phâ ̣n lễ tân là bô ̣ phâ ̣n trực tiếp tiếp xúc với khách nhiều nhất, vì vâ ̣y bô ̣
phâ ̣n lễ tân có thể phối hợp với bô ̣ phâ ̣n an ninh trong công tác bảo vê ̣ an toàn
tính mạng và tài sản cho khách.
e) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lễ tân và bô ̣ phâ ̣n kế toán
Cùng phối hợp bảo quản tiền mă ̣t và các nguồn thu cho khách sạn. Hàng
ngày, trước giờ giao ca của nhân viên thu ngân lễ tân, nhân viên các bô ̣ phâ ̣n kế
toán có nhiê ̣m vụ cùng kiểm kê số tiền thu được trong ca và cùng nhân viên thu
ngân chuyển số tiền đó về bô ̣ phâ ̣n kế toán.
g) Mối quan hê ̣ giữa bô ̣ phâ ̣n lế tân và bô ̣ phâ ̣n kinh doanh tiếp thị
Phối hợp trong hoạt đô ̣ng kinh doanh và quảng cáo cho khách sạn. Khi có
khách muốn đă ̣t buồng và làm thủ tục đăng ký, nhân viên lễ tân thường kết hợp
với bô ̣ phâ ̣n kinh doanh tiếp thị giới thiê ̣u và bán buồng có hiê ̣u quả nhất.
3.3.2. Mối quan hê ̣ giữa bộ phận buồng và các bộ phận khác
a) Bô ̣ phâ ̣n buồng và bô ̣ phâ ̣n lễ tân
- Bô ̣ phâ ̣n buồng phải kịp thời phản ánh trên biểu báo về tình hình buồng
khách về các thông tin về buồng có khách nghỉ ở ngoài, buồng không có hành
lý, buồng có hành lý giản đơn, đồng thời thông báo bằng điê ̣n thoại cho bô ̣ phâ ̣n
lễ tân có biê ̣n pháp ngăn chă ̣n hiê ̣n tượng khách trốn nợ.
- Sau 12h mỗi ngày, các nhân viên buồng phải tìm hiểu tình hình những
khách sắp tới giờ trả buồng mà không thông báo trả buồng, xem những buồng
đó còn hành lý hay không, kịp thời thông báo cho bô ̣ phâ ̣n lễ tân để bô ̣ phâ ̣n này
hỏi xem khách có tăng thời hạn thuê buồng hay không và làm thủ tục bổ sung.
- Khi khách đã nhâ ̣ buồng mà thiết bị, phương tiê ̣n trong buồng có sự cố, bô ̣
phâ ̣n quản trị không thể sửa chữa được thì bô ̣ phâ ̣n buồng liên hê ̣ với bô ̣ phâ ̣n lễ
tân đổi buồng cho khách
53
- Giám đốc bô ̣ phâ ̣n buồng phải kịp thời thông báo cho bô ̣ phâ ̣n buồng biết
tình hình buồng cần phải sửa chữa nhưng khách vẫn có thể tạm nghỉ được để dự
trữ cho thuê trong trường hợp đô ̣t xuất
- Khi khách có khiếu nại hoă ̣c có mẫu thuẫn với khách thì bô ̣ phâ ̣n lễ tân
phải phối hợp với bô ̣ phâ ̣n buồng giải quyết mô ̣t cách thỏa đáng
- Khi khách làm hỏng phương tiê ̣n hoă ̣c làm mất vâ ̣t dụng trong buồng thì bô ̣
phâ ̣n buồng phải kịp thời thông báo cho bô ̣ phâ ̣n lễ tân giải quyết bồi thường
- Khi khách có yêu cầu đă ̣c biê ̣t, như ốm cần khám và điều trị...thì nhân viên
buồng phải kịp thời thông báo cho bô ̣ phâ ̣n lễ tân để phục vụ khách
b) Bô ̣ phâ ̣n buồng với bô ̣ phâ ̣n phục vụ ăn uống
- Khi khách dùng bữa tại buồng xong, nhân viên buồng thông báo cho bô ̣
phâ ̣n phục vụ ăn uống cho người tới thu dọn
- Bô ̣ phâ ̣n buồng thực hiê ̣n công viê ̣c sát trùng..tại các bô ̣ phâ ̣n phục vụ ăn
uống và yêu cầu bô ̣ phâ ̣n phục vụ ăn uống và yêu cầu bô ̣ phâ ̣n phục vụ ăn uống
phối hợp
- Hàng tháng cùng tổ chức viê ̣c thay đổi, giă ̣t là và kiểm tra đồ dùng bằng vải
của phòng ăn
- Tổ chức cung cấp hoa, cây cảnh và trang trí theo yêu cầu của phòng ăn
c) Bô ̣ phâ ̣n buồng với bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
- khi trang bị, phương tiê ̣n trong buồng khách bị hư hỏng, trưởng ca trực của
bô ̣ phâ ̣n buồng phải thông báo bằng văn bản cho bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất
kỹ thuâ ̣t để họ cử người tới sửa
- Bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t chịu trách nhiê ̣m cải tạo buồng
nghỉ thành phòng làm viê ̣c theo yêu cầu của khách
- Hướng dẫn nhân viên của bô ̣ phâ ̣n buồng sử dụng máy móc, trang thiết bị
d) Bô ̣ phâ ̣n buồng với bô ̣ phâ ̣n bảo vê ̣
- Phải tích cực giúp bô ̣ phâ ̣n bảo vê ̣ làm tốt công tác bảo vê ̣ khách sạn, kịp
thời ngăn chă ̣n các nhân tố gây mất an toàn trong khách sạn
- Bô ̣ phâ ̣n bảo vê ̣ có trách nhiê ̣m truyền đạt tri thức phòng cứu hỏa cho nhân
viên bô ̣ phâ ̣n buồng, đồng thời thường kỳ tổ chức diễn tâ ̣p cứu hỏa
- Phát hiê ̣n khách đánh bạc...bô ̣ phâ ̣n buồng phải kịp thời thông báo cho bô ̣
phâ ̣n bảo vê ̣ biết để kịp xử lý
- Những vâ ̣t quý do khách đánh rơi hoă ̣c lâu ngày không có người nhâ ̣n phải
được giao cho bô ̣ phâ ̣n bảo vê ̣ để giải quyết
e) Bô ̣ phâ ̣n buồng vơi bô ̣ phâ ̣n nhân sự
54
- Cùng phối hợp biên chế và căn cứ vào tình hình thực tế để chiêu mô ̣ và
tuyển dụng nhân viên.
- Giám đốc bô ̣ phâ ̣n buồng lâ ̣p kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hàng tháng, hàng
quý, hàng năm của bô ̣ phâ ̣n mình, thông báo và yêu cầu bô ̣ phâ ̣n nhân lực phối
hợp giúp đỡ
- Làm tốt công tác nâng cấp, điều đô ̣ng và xử phạt theo quy định của khách
sạn và trình lên bô ̣ phâ ̣n nhân sự để thẩm duyê ̣t
- Phối hợp phục vụ bô ̣ phâ ̣n nhân sự thực hiê ̣n phát trang phục cho nhân
viên mới, thu hồi trang phục của nhân viên thôi viê ̣c
g) Bô ̣ phâ ̣n buồng với bô ̣ phâ ̣n kế toán
- Giám đốc bô ̣ phâ ̣n buồng phải dự toán thu chi hàng năm của bô ̣ phâ ̣n mình
và nô ̣p lên bô ̣ phâ ̣n kế toán
- Khi phát hiê ̣n có hiê ̣n tượng không ăn khớp giữa hiê ̣n vâ ̣t và sổ sách ở quầy
rượu mini, trưởng kho phải kịp thời cùng bô ̣ phâ ̣n kế toán tiến hành kiểm tra đối
chiếu
- Khi khách trả buồng, nhân viên buồng phải kịp thời thông báo cho thu ngân
tại bô ̣ phâ ̣n lễ tân biết tình hình sử dụng quầy rượu mini và các tình hình khác
- Bô ̣ phâ ̣n buồng làm tốt công tác xin mua, xin lĩnh vâ ̣t phẩm theo nhu cầu,
bô ̣ phâ ̣n kế toán kịp thời cung cấp
- Hàng tháng cùng tiến hành kiểm kê đồ dùng bằng vải, quầy rượu mini và
các vâ ̣t dụng dùng cho khách
3.3.3. Mối quan hê ̣ giữa bộ phận bàn với các bộ phận khác
a) Bô ̣ phâ ̣n bàn với bô ̣ phâ ̣n lễ tân
- Bô ̣ phâ ̣n bàn phải tổ chức tốt viê ̣c phục vụ khách đi theo đoàn, theo địa
điểm, thời gian, số lượng và yêu cầu mà bô ̣ phâ ̣n lễ tân đã thông báo
- Cùng phối hợp làm tốt công tác tiếp khách VIP, phục vụ khách VIP ăn điểm
tâm và tă ̣ng biếu hoa quả cho khách VIP theo yêu cầu mà bô ̣ phân lễ tân gửi Tới
Người Liên quan
- Khi người chủ quản bô ̣ phâ ̣n bàn đi vắng, nếu có khách khiếu nại thì phải
báo cáo cho trợ lý bô ̣ phâ ̣n lễ tân và do trợ lý của bô ̣ phâ ̣n lễ tân giải quyết
b) Bô ̣ phâ ̣n bàn và bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn
- Bô ̣ phâ ̣n bàn nhâ ̣n yêu cầu của khách và chuyển cho bô ̣ phâ ̣n chế biến món
ăn
- Phục vụ món ăn cho khách từ bô ̣ phâ ̣n chế biến
c) Bô ̣ phâ ̣n bàn và bô ̣ phâ ̣n kế toán
55
- Phối hợp với bô ̣ phâ ̣n kế toán làm tốt công tác kiểm kê, đồ dùng lă ̣t vă ̣t, tài
sản cố định
- Làm tốt công tác thanh toán cho khách
d) Bô ̣ phâ ̣n bàn với bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
- Có trách nhiê ̣m giáo dục cho cán bô ̣ công nhân viên của mình sử dụng
chính xác các thiết bị, máy móc, bô ̣ phâ ̣n quản trị phải chỉ đạo về mă ̣t kỹ thuâ ̣t
- Hai bô ̣ phâ ̣n cùng phối hợp với nhau làm tốt công tác lau chùi, bảo dưỡng
máy móc, trang thiết bị
- Bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phải kịp thời làm tốt công tác sửa
chữa trang thiết bị, phương tiê ̣n theo yêu cầu của bô ̣ phâ ̣n bàn để đảm bảo tốt
cho công tác phục vụ ăn uống
e) Bô ̣ phâ ̣n bàn và bô ̣ phâ ̣n buồng
- Bô ̣ phâ ̣n buồng phụ trách công tác làm vê ̣ sinh ở các khu công cô ̣ng như trải
thảm phòng ăn, nhà vê ̣ sinh...
- Bô ̣ phâ ̣n buồng chịu trách nhiê ̣m cung cấp các vâ ̣t trang trí bằng vải gỗ,
giấy, hoa cho phòng ăn
- Cùng làm tốt công tác lĩnh, thay đổi và kiểm kê các đồ dùng bằng vải
g) Bô ̣ phâ ̣n bàn và bô ̣ phâ ̣n nhân sự
- Cùng nhau xác định biên chế và cấp bâ ̣c của cán bô ̣, công nhân viên
- Cùng nhau làm tốt công tác chiêu mô ̣, tuyển dụng và điều đô ̣ng nhân viên
theo yêu cầu của công viê ̣c
- Ngày 28 hàng tháng, bô ̣ phâ ̣n bàn phải gửi cho bô ̣ phâ ̣n nhân lực bảng
thống kê ngày công của từng người trong bô ̣ phâ ̣n mình
- Bô ̣ phâ ̣n nhân lực giúp bô ̣ phâ ̣n bàn làm các thủ tục đổi viê ̣c, thôi viê ̣c cho
cán bô ̣ công nhân viên của họ
- Bô ̣ phâ ̣n bàn nô ̣p báo cáo đề nghị tăng lương, thưởng phạt cán bô ̣ nhân viên
trong bô ̣ phâ ̣n mình cho bô ̣ phâ ̣n nhân sự để xét duyê ̣t
3.3.4. Mối quan hê ̣ giữa bộ phận chế biến món ăn và các bộ phận khác
a) Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn và bô ̣ phâ ̣n lễ tân
- Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn phải căn cứ vào số liê ̣u dự tính của bô ̣ phâ ̣n lễ
tân về số khách ăn nghỉ tại khách sạn để đảm bảo đủ thực phẩm và nhân lực,
đảm bảo thời gian tình hình kinh doanh của khách sạn đạt mức cao nhất vẫn đủ
sức phục vụ khách ăn uống bình thường
- Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn phải sao gửi cho bô ̣ phâ ̣n lễ tân tất cả các biên
lai đă ̣t bữa của khách
56
- Sau giờ làm viê ̣c, nhà bếp, phòng phụ trách dụng cụ phải gửi chìa khóa tại
bô ̣ phâ ̣n lễ tân và phải làm đầy đủ thủ tục giao,nhâ ̣n chìa khóa
b) Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn và bô ̣ phâ ̣n kế toán
- Phải kịp thời cung cấp cho bô ̣ phâ ̣n kế toán tư liê ̣u phân tích giá thành các
món ăn trong thực đơn mới để tính giá thành các món ăn
- Cùng nhau định lỳ nghiên cứu thị trường, nắm bắt tình hình thay đổi về vâ ̣t
tư, thực phẩm trên thị trường
- Bô ̣ phâ ̣n kế toán tiến hành thanh toán hàng ngày đối với những chi phí của
bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn
c) Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn và bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t
- Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn có trách nhiê ̣m giáo dục cho cán bô ̣ công nhân
viên của mình sử dụng chính xác các thiết bị, máy móc, bô ̣ phâ ̣n quản trị phải
chỉ đạo về mă ̣t kỹ thuâ ̣t
- Cùng phối hợp làm tốt công tác lau chùi, bảo dưỡng máy móc, trang thiết
bị
- Bô ̣ phâ ̣n quản trị cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuâ ̣t phải kịp thời làm tốt công tác sửa
chữa trang thiết bị, phương tiê ̣n theo yêu cầu của bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn để
đảm bảo công tác phục vụ ăn uống được diễn ra mô ̣t cách bình thường
d) Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn và bô ̣ phâ ̣n buồng
- Cùng nhau làm tốt công tác lĩnh, thay đổi, kiểm kê các đồ dùng bằng vải
- Bô ̣ phâ ̣n buồng phụ trách công tác thiết kế, cắt may, thay đổi đồng phục của
nhân viên bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn theo yêu cầu của bô ̣ phâ ̣n này
e) Bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn và bô ̣ phâ ̣n nhân sự
- Cùng xác định biên chế và cấp bâ ̣c của cán bô ̣, công nhân viên
- Cùng nhau làm tốt công tác chiêu mô ̣, tuyển dụng và điều đô ̣ng nhân viên
theo yêu cầu của công viê ̣c
- Ngày 28 hàng tháng, bô ̣ phâ ̣n chế biến món ăn phải gửi cho bô ̣ phâ ̣n nhân
lực bảng thống kê ngày công của từng người trong bô ̣ phâ ̣n mình
- Bô ̣ phâ ̣n nhân lực giúp bô ̣ phân chế biên món ăn làm các thủ tục đổi viê ̣c,
thôi viê ̣c cho cán bô ̣ công nhân viên của họ

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3


1. Hãy nêu các cách phân loại khách sạn theo các tiêu chí phổ biến ?
2. Nêu sự cần thiết phải xếp hạng khách sạn và các tiêu chuẩn xếp hạng trên
thế giới ?
57
3. Hãy trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức trong khách sạn, các bô ̣ phâ ̣n
thường gă ̣p trong khách sạn ?
4. Hãy nêu các mối quan hê ̣ cơ bản của các bô ̣ phâ ̣n trong khách sạn ?

58

You might also like