« Home « Kết quả tìm kiếm

Xác định lợi ích kinh tế quản lý tổng hợp lũ trên lưu vực sông Hương


Tóm tắt Xem thử

- Ngô Thị Thanh Vân 1 , Bùi Anh Tú 1 , Nguyễn Đăng Giáp 2 , Hoàng Đức Vinh 2 Tóm tắt: Đánh giá mức độ thiệt hại, mất mát do lũ gây ra, từ đó có những biện pháp cảnh báo, tư vấn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng như hỗ trợ các nhà ra quyết định trở nên rất cần thiết trong công tác quy hoạch thuỷ lợi.
- Nghiên cứu này trình bày cơ sở lý thuyết để xây dựng mối quan hệ tần suất với thiệt hại lũ và các mức báo động với thiệt hại lũ, cho kết quả tính toán thiệt hại lũ tương ứng với các mức báo động và tần suất khác nhau trên lưu vực sông Hương.
- Với kết quả tính toán này đường quan hệ giữa tần suất lũ, mức báo động và những thiệt hại do lũ gây ra sẽ giúp cho việc ước tính thiệt hại nhanh chóng và khi đưa ra các giải pháp giảm thiểu thiệt hại sẽ xác định được lợi ích kinh tế lũ của các giải pháp quản lý tổng hợp lũ và các giải pháp phòng chống lũ trên lưu vực sông Hương..
- Từ khóa: lợi ích kinh tế lũ, mức báo động lũ, tần suất, thiệt hại lũ, sông Hương..
- Đặc biệt là trận lũ lịch sử tháng 11 năm 1999, lũ tập trung nhanh, gây ngập úng nhiều vùng, không những tàn phá mùa màng, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, đền chùa mà còn gây thiệt hại nặng nề về người.
- Trận lũ đã gây ngập lụt thành phố Huế với độ sâu lên đến 1,5 m, kéo dài một tuần, gây nên thiệt hại rất lớn, hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng bị xuống cấp, nhiều lăng tẩm, đền chùa bị hư hỏng nặng, đã gây ra úng lụt tại hầu hết diện tích đồng bằng, làm hàng trăm người chết và bị thương cướp đi sinh mạng của 377 người, hàng ngàn ngôi nhà bị đổ sập, cuốn trôi, tổng.
- thiệt hại lên tới 2,283.9 tỷ đồng..
- Theo số liệu của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, hàng năm, chỉ riêng lũ lụt đã gây thiệt hại cho tỉnh lên tới hàng trăm tỷ đồng (Bảng 1)..
- Thiệt hại do lũ gây ra ở lưu vực sông Hương.
- Tổng thiệt hại (tỷ đồng .
- Những thống kê trên cho thấy, lũ lụt gây thiệt hại rất lớn đến kinh tế xã hội ở hạ du sông.
- Con số thiệt hại trên được ước tính từ việc thống kê số lượng người bị ảnh hưởng, số nhà bị ngập, số hoa màu bị mất mát, các công trình giao thông, thủy lợi bị hư hỏng, sạt lở..
- Việc ước tính thiệt hại như thế sẽ nảy sinh ra hai vấn đề: Thứ nhất là rất chậm, bị động sau khi lũ xảy ra và số liệu.
- thứ hai là không thể thống kê hết được những thiệt hại gián tiếp như làm gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng môi trường, an sinh xã hội..
- Đánh giá thiệt hại lũ là việc làm rất quan trọng, tạo cơ sở cho việc tái quy hoạch và đưa ra những quyết định đổi mới trong việc quản lý lũ lụt.
- Nghiên cứu này sẽ trình bày cách xác định thiệt hại lũ bằng phương pháp xây dựng mối quan hệ giữa tần suất, các mức báo động với thiệt hại do lũ gây ra..
- Số liệu thống kê thiệt hại do lũ những năm gần đây được tổng hợp từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế 2013..
- Đánh giá thiệt hại do lũ lụt gây ra phải kể đến tất cả các yếu tố như xã hội, kinh tế và môi trường, sau đó phân loại chúng thành các thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp.
- Trong đó thiệt hại do lũ được tính chi tiết bởi các thiệt hại vật lý của công cộng hoặc tài sản tư như cơ sở hạ.
- tầng, nhà cửa, xe cộ bị phá huỷ trực tiếp do nước lũ ở các mức sơ cấp và thứ cấp: (i) thiệt hại trực tiếp như nhà cửa, cơ sở hạ tầng.
- Cho X là biến ngẫu nhiên có giá trị thiệt hại lũ thì hàm tần suất của biến X sẽ được biểu diễn như phương trình 1 sau đây:.
- Xác xuất xảy ra thiệt hại lũ thay đổi X∈ [0, x1] có thể được biểu diễn bằng một số duy nhất được tổng hợp bằng các tích của tất cả các giá trị có thể do thiệt hại lũ lụt và xác suất của chúng xảy ra..
- Do thiệt hại lũ là biến ngẫu nhiên nên không thể dự báo chính xác giá trị thiệt hại hoặc ngăn ngừa hàng năm.
- Vì vậy xác định thiệt hại lũ có thể dựa trên trung bình số liệu thống kê dài hạn, như kỳ vọng đưa ra đo vị trí của hàm mật độ xác xuất.
- Giá trị kỳ vọng E(X) của thiệt hại lũ lụt hàng năm X được tính như sau:.
- Cuối cùng, phương sai của thiệt hại lũ lụt hàng năm X, var (X) độ lệch trung bình của đại lượng ngẫu nhiên thiệt hại lũ hàng năm X được tính như sau:.
- Hàm thiệt hại và tần suất xuất hiện có thể được xác định thông qua các phương pháp được minh họa trong Hình 1 dưới đây là mối quan hệ giữa lưu lượng (Q) và mực nước (S) tần suất và lưu lượng lũ (Q), mối quan hệ giữa tần suất và lưu lượng lũ.
- Từ bản đồ ngập lụt có thể tính toán thiệt hại tương ứng với mỗi mực nước khác nhau bằng cách thống kê số liệu kinh tế xã hội để xây dựng đường quan hệ giữa mực nước ngập (mức báo động) và thiệt hại do lũ gây ra như hình dưới đây, kết hợp 3 đường quan hệ trên có thể xác định thiệt hại dự kiến tương ứng với tần xuất lũ xảy ra tương ứng đường biểu diễn mỗi quan hệ thiệt hại và tần suất lũ (Pistrika A, Tsakiris G, 2007)..
- Đường biểu diễn mối quan hệ giữa tần suất và thiệt hại lũ.
- 3.1 Xác định các thành phần thiệt hại lũ Bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất khác nhau được xác định dựa vào số liệu tính toán từ quan hệ tần suất, lưu lượng và mực nước (P~Q~H) cho kết quả như hình 3 dưới đây..
- Trên cơ sở bản đồ ngập lụt sẽ tính toán mức độ thiệt hại tương ứng được trình bày chi tiết dưới đây..
- Thiệt hại của cơ sở hạ tầng và đường giao thông.
- Thiệt hại của cơ sở hạ tầng và đường giao thông trong vùng nghiên cứu được xác định dựa trên số liệu điều tra thu thập và bản đồ ngập lụt về yếu tố: trường học, cơ sở y tế, trụ sở hành chính, trạm điện, xí nghiệp nhà máy và đường giao thông.
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 1% b.
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 2%.
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 5% d.
- Bản đồ ngập lụt ứng với tần suất 10%.
- Bản đồ ngập lụt ứng với các tần suất khác nhau.
- Số lượng cơ sở y tế dựa vào số liệu thống kê và tính toán từ bản đồ ngập lụt.
- Thiệt hại về cơ sở hạ tầng được tính bằng tích của số lượng công trình bị ảnh hưởng với đơn giá công trình và mức tỷ lệ thiệt hại của công trình đó dưới ảnh hưởng của lũ xảy ra (Bộ Xây dựng, 2014)..
- Tính toán thiệt hại trong nông nghiệp.
- Thiệt hại về nông nghiệp được tính toán dựa vào diện tích đất nông nghiệp bị ngập do lũ được tính từ bản đồ ngập lụt tương ứng với quan hệ mực nước và tần suất xuất hiện của lũ.
- Trong nghiên cứu này lấy lúa là loại cây trồng đại diện để tính thiệt hại về nông nghiệp với giá bán bình quân năm 2014 là 4.500 đồng/kg và năng suất bình quân là 5.9 Tấn/ha..
- Tính toán thiệt hại về người.
- Thiệt hại về người khi xảy ra lũ lụt được tính dựa vào số tiền đền bù, hỗ trợ người dân hoặc hộ gia đình chịu mất mát về người trong thời gian chịu ảnh hưởng của lũ theo quyết định 2226/QĐ-UBND của tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy định một số chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai từ nguồn Ngân sách nhà nước tỉnh.
- Mức đền bù, hỗ trợ cao nhất là 4 triệu/người, số lượng người bị ảnh hưởng do lũ được tính toán dựa trên bản đồ ngập lụt tương ứng với tần suất xuất hiện lũ (Bộ Xây dựng, 2014)..
- 3.2 Kết quả các trường hợp tính toán thiệt hại lũ ứng với các tần suất.
- Thiệt hại do lũ lụt gây ra ứng với các tần suất khác nhau.
- Tổng thiệt hại.
- Thiệt hại do lũ tương ứng với các tần suất khác nhau.
- 3.3 Kết quả tính toán thiệt hại lũ ứng với các mực nước báo động.
- Tổng hợp thiệt hại tại các mức báo động.
- Thiệt hại lũ tương ứng với các mức báo động khác nhau.
- Thiệt hại do lũ lụt gây ra cho lưu vực sông Hương rất nghiêm trọng.
- Khi mực nước ngập tại các mức báo động khác nhau tăng thì thiệt hại do lũ lụt cũng tăng theo.
- Tuy nhiên khi đến một mức nước ngập nhất định, dù mực nước tăng lên bao nhiêu thì thiệt hại cũng không thay đổi nhiều, đường biểu diễn thiệt hại sẽ tiệm cận đến một giá trị..
- Đề xuất cơ sở tính kinh tế lũ.
- Quan hệ tần suất và thiệt hại và mức báo động với thiệt hại sẽ là cơ sở chỉ ra khả năng bị thiệt hại về kinh tế xã hội hay còn gọi là tổn thất có thể dự đoán được (thiệt mạng, bị thương, mất mát tài sản, ảnh hưởng tới sinh kế hoặc gián đoạn các hoạt động kinh tế hay hủy hoại môi trường) do sự tương tác giữa lũ, ngập lũ do tự nhiên hay con người và điều kiện dễ bị tổn thương, đây cũng chính là khái niệm về rủi ro do lũ lụt gây ra.
- Dự báo và phân tích rủi ro lũ đến quản lý rủi ro lũ để hỗ trợ quy hoạch và quản lý lũ, đề xuất giải pháp đề xuất khung quản nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do ngập lụt gây ra.
- Các giải pháp giảm thiểu rủi ro do lũ cho lưu vực sông Hương như là xây dựng hệ thống cảnh báo sớm do lũ lụt, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý lũ trên lưu vực áp dụng bộ công cụ để đánh giá thiệt hại do lũ lụt, giải pháp giảm thiểu rủi ro cho dân cư và giải pháp giảm thiểu rủi ro trong quy hoạch và sử dụng đất.
- Áp dụng mỗi giải pháp giảm thiểu rủi ro sẽ giảm được thiệt hại và tương ứng giảm được tần suất rủi ro do lũ gây ra.
- Xác định lợi ích của giải pháp bằng cách xác định giảm tần suất rủi ro, và thông qua quan.
- hệ tần suất cũng như mức báo động lũ và thiệt hại lũ sẽ xác định được mức giảm thiệt hại của giải pháp này, đây chính là lợi ích kinh tế của giải pháp đề xuất giảm rủi ro..
- Những giải pháp này sẽ làm giảm mực nước lũ, thiệt hại nếu có khi đó sẽ giảm xuống tương đương với thiệt hại do những cơn lũ có tần suất xảy ra lớn hơn.
- Giả sử một cơn lũ có tần suất 10% xảy ra, khi không thực hiện giải pháp phòng chống nào sẽ gây tổng thiệt hại khoảng 893 tỷ đồng.
- Khi thực hiện giải pháp giảm nhẹ thiệt hại ở trên thì mực nước lũ giảm xuống và lưu lượng lũ tương đương với cơn lũ có tần suất là 20%, khi đó tổng thiệt hại do lũ gây ra giảm xuống còn 684 tỷ đồng.
- Như vậy, lợi ích kinh tế lũ của giải pháp phòng tránh lũ này sẽ là 309 tỷ đồng..
- Đánh giá mức độ thiệt hại, mất mát do lũ gây ra, từ đó có những biện pháp cảnh báo, tư vấn cho các cộng đồng bị ảnh hưởng cũng như những nhà ra quyết định trở nên rất cần thiết trong công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch thuỷ lợi nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần chỉ ra mức độ thiệt hại ở các mức báo động và tần suất xuất hiện lũ khác nhau, từ đó có thể đưa ra các giải pháp quản lý lũ trong lưu vực phù hợp.
- Hơn nữa kết quả nghiên cứu sẽ làm cơ sở tính toán kinh tế cho các giải pháp phòng chống lũ và quản lỹ tổng hợp lũ để đánh giá và so sánh các giải pháp một cách hợp lý hơn, cũng như lập kế hoạch chống lũ và hỗ trợ cho người dân bị thiệt hại do lũ gây ra theo các mức độ tần suất và mức độ lũ xảy ra khác nhau.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt