« Home « Kết quả tìm kiếm

Review Mùa lá rụng trong vườn


Tóm tắt Xem thử

- Sinh viên: Nguyễn Thùy AnMSSV Lớp: K20C BC CLC BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢNĐề bài: Giới thiệu về một cuốn sách Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn KhángMùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng viết xong tháng 12 năm 1982, xuất bảnlần đầu năm 1985.
- Với vai trò là mộttrong những cuốn sách "tiền trạm" của Đổi mới mà ở đó chứa đựng nhiều dự báo sángsuốt, ngay khi vừa ra đời, Mùa lá rụng trong vườn đã được độc giả đón nhận một cáchnhiệt tình.
- Đã mấy mươi năm trôi qua, Mùa lá rụng trong vườn vẫn còn được tìm đọcvà còn gợi được nhiều suy nghĩ.
- Cuốn sách đưa người đọc về đến những năm támmươi của thế kỷ trước khi đất nước hòa bình chưa lâu, ai cũng chật vật chuyện “cơmáo gạo tiền” nhưng vẫn phải tìm cách giữ lại những giá trị truyền thống của dân tộctrong giai đoạn chuyển dịch từ bao cấp sang cơ chế thị trường.Mùa lá rụng trong vườn tập trung bàn về tính phức tạp trong các mối quan hệ thuộcnội bộ gia đình hoặc giữa gia đình với xã hội, với dân tộc.
- bỗng trở thành điểm thử thách sự bềnvững của kiểu gia đình truyền thống trong cuộc va chạm với kiểu gia đình hiện đại.Nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ trong từng gia đình do vậy cũng được dự báo kịp thời.
- Ngoàinhững điều đó, ở Mùa lá rụng trong vườn, tác giả còn nêu lên sự tác động đáng ngạicủa xã hội thời mở cửa đối với tổ chức gia đình vốn dĩ rất dễ bị thương tổn.
- Việc đềcao đồng tiền quá mức, việc sống buông thả theo dục vọng thấp hèn (mặt trái của nềnkinh tế thị trường) rất dễ làm xói mòn mọi giá trị truyền thống, làm đảo điên xã hội.Mùa lá rụng trong vườn kể chuyện một gia đình trí thức còn giữ nhiều nền nếp cổtruyền.
- Nhìn trên nét lớn, đây cũng là một gia đình kiểu "tứ đại đồng đường" (dùkhông thật điển hình), bởi ở trong gia đình lớn có sự tồn tại của các gia đình nhỏ (giađình Đông - Lý, gia đình Luận - Phượng và sau này có thêm vợ con Cừ).
- Bề ngoài đâylà một gia đình mô phạm mẫu mực, có nề nếp gia phong: "Ôi cái gia đình gồm hai ôngbà xưa nay được tiếng là mô phạm mẫu mực, với năm anh con trai, năm hòn ngọcquý, anh là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà báo, anh đi học nước ngoài.
- anhnào cũng đẹp người đẹp nết, cùng mấy cô con dâu cán bộ nhà nước, cô nào cũng đảm,cũng dễ thương, ưa nhìn, cái gia đình rất đáng tự hào về sự hoà mục, tiêu biểu cho cácquan hệ của con người trong một gia đình thuộc xã hội mới".
- Vậy mà cuộc sống khókhăn, đầy biến động của đất nước sau chiến tranh đã đẩy gia đình "mẫu mực" ấy vàomột bước ngoặt với những dấu hiệu rạn nứt rõ ràng, không dễ khắc phục.
- Mùa lá rụngtrong vườn không chỉ đề cập vấn đề "thời kỳ quá độ đôi khi cuốn hút chúng ta vàonhững mục tiêu kinh tế, cơ sở vật chất, kỹ thuật.
- hay "lối sống ích kỷ, buông thả theonhững dục vọng thấp hèn, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp những nguyên tắc luật lệcủa đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn nhữnggì trước đây cho là thiêng liêng, cao cả" mà còn nêu lên yêu cầu đổi mới gia đìnhtruyền thống cho phù hợp với xã hội mới.
- Truyền thống văn hoá dân tộc và truyềnthống gia đình Việt Nam cùng sự đổi mới và thích ứng của nó trong thời đại mới lànhững vấn đề cơ bản mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm.
- Khăng khăng giữ lại tất cảnhững gì của ngày xưa không phải là chuyện hợp thời, nhưng thoát ly truyền thống,phá vỡ mọi nề nếp nhất định sẽ dẫn tới bi kịch.Bối cảnh của Mùa lá rụng trong vườn mở ra với ngôi nhà đầu xóm của Đông, mộttrung tá xuất ngũ và có cuộc sống đơn giản.
- Những ngày này, Tết Nguyên đán đang vềtrên đất nước, về trên phố và về trong vườn nhà Đông: “Phố chạy đến đây có vẻ nhưlà đã đuối sức.
- Ông Bằng là nhân viên bưu điện đã về hưu, làlãnh đạo về tinh thần của một gia đình gồm năm người con trai và ba cô con dâu, mỗingười một tính cách riêng biệt.
- Anh cả Tường đã hi sinh, vợ anh tên là Hoài tuy đã táigiá nhưng vẫn thường liên lạc để thăm hỏi gia đình.
- Anh thứ ba trong gia đình tên là Luận làm nhà báo,vợ anh là Phượng hiền lành tốt bụng.
- Ông cố gắng duy trì cáinề nếp cổ xưa, với hàng trăm điều nhỏ nhặt nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, trênkính dưới nhường, trọng nghĩa khinh tài, hướng về sự phát triển đạo đức tinh thần.Đối với ông danh dự gia đình là trên hết.
- Vì danh dự gia đình màông đánh Cừ - người con trai mới mười ba tuổi - một trận đòn "thiếu sống thừa chết",rồi thẳng thừng đuổi con ra khỏi nhà, mặc dầu không biết đích xác Cừ có phải làngười lấy cắp đồng hồ của khách hay không.
- Những ngày Tết của gia đình nhìn chung vẫn đầm ấm và sung túcdẫu giai đoạn bấy giờ đem đến không ít thiếu thốn và đói khổ, phải đến khi Cừ bỏ việcở xí nghiệp thì bi kịch mới thực sự xảy đến với ngôi nhà đầu xóm tĩnh lặng và yênbình ấy.
- Đối với một gia đình gia giáo và nổi tiếng nghiêm khắctrong việc dạy dỗ con cái như gia đình ông Bằng, đây là một cú sốc rất lớn.
- Khi nhữngrắc rối xuất hiện, làn sóng đổi thay của thời cuộc cũng dần len lỏi vào gia đình vốn rấtnền nếp ấy, nó đem đến những biến chuyển nhất định trong đời sống tinh thần của mỗithành viên và Mùa lá rụng trong vườn đã giúp độc giả hiểu hơn về thời điểm bấy giờ.Người nhanh nhạy duy nhất với thời cuộc là Lý, tiếc rằng chị đã không còn như xưanữa.
- Chị chạy theo nhịp thay đổi chóng mặt của thời cuộc và bắt kịp chúng, tuy nhiênlời nói của người phụ nữ ấy giờ đã mang hơi thở tiền bạc, bị chi phối bởi quyền lực vàđịa vị xã hội.
- Khi Cừ vỡ mộng về miền đất hứa, khi nhận ra rằng “làmkẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn nhục” và “con đã đánh mất cái quý giá lắm!Mỗi người chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn”, anh đã chọncái chết nơi đất khách quê người để chuộc lỗi lầm của mình và tin tức này khiến bàBằng đau đớn đến mức qua đời.Còn chị Lý khi xa gia đình cũng đã nhận ra được lỗi lầm và ăn năn muốn trở về nhà.Câu chuyện Mùa lá rụng trong vườn kết thúc khi mọi người sum họp với nhau đêm 30Tết, đó cũng là thời điểm mọi người trong nhà nhận được thư của Lý gửi về.Mượn bối cảnh xã hội buổi giao thời, Mùa lá rụng trong vườn đã đề cập một thựctrạng đáng báo động khi không ít người có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dụcvọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống và phá vỡ mọi chuẩn mựcđạo đức xã hội.
- Tất cả những điều đó đang hàng ngày, hàng giờ làm băng hoại mọimối quan hệ gia đình.
- Gia đình người Hà Nội trong Mùa lá rụng trong vườn như mộtxã hội thu nhỏ, để độc giả tìm tới một trang sách nhưng phóng tầm mắt rộng ra cả mộtgiai đoạn lịch sử của đất nước.
- Những thăng trầm biến đổi theo bốn mùa lá trong vườncũng gợi nên những đổi thay, những biến động về cả mặt vật chất và tình cảm của xãhội Việt Nam đương thời.
- Mùa lá rụng trong vườn khiến người đọc nhận ra rằng, vậtchất và tinh thần là hai mặt không thể tách rời của con người.
- Không thể giữ tinh thầntốt khi mà cuộc sống vật chất nghèo nàn cũng như không thể sống quá trọng tiền bạc,cứ thế bỏ qua những giá trị đạo đức và luân lý.Tác phẩm đã để lại nhiều dư âm trong lòng người đọc, giúp họ thức nhận được vai tròquan trọng của mái ấm gia đình và những thông điệp nhà văn gửi gắm trong tác phẩmlà đổi mới phải gắn liền với kế thừa.
- Có như vậy, chúng ta vừa tránh được tụt hậu vừa giữ vững bản sắcdân tộc trong việc xây dựng gia đình, xã hội Việt Nam hiện đại phù hợp với xu thếhội nhập của thời đại mới.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt