« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (rachycentron canadum) giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi


Tóm tắt Xem thử

- ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT THỬ NGHIỆM ƯƠNG GIỐNG CÁ BỚP (RACHYCENTRON CANADUM) GIAI ĐOẠN.
- TỪ TRỨNG LÊN CÁ GIỐNG TẠI QUẢNG NGÃI.
- Trong nhiều năm qua người nuôi thương phẩm cá bớp phải mua cá giống từ các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa.
- Bên cạnh đó chất lượng cá giống cũng khó kiểm soát được chất lượng, nhiều cơ sở sản xuất giống kém chất lượng vẫn được bán trên thị trường làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nghề nuôi cá bớp tại tỉnh nhà..
- Xuất phát từ thực trạng trên, việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp (giai đoạn từ trứng lên cá giống) tại Quảng Ngãi là rất cần thiết.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp tại Quảng Ngãi nhằm chủ động tổ chức sản xuất cá giống tại địa phương để cung ứng cho người nuôi, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững..
- Về ương cá giống.
- Bể ương cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống trong bể xi măng có mái che, thể tích 5 - 20m 3.
- Ao ương cá bột lên cá hương ao nuôi ngoài trời trong ao đất hoặc ao lót bạt chống thấm, diện tích m 2.
- Về nuôi thương phẩm cá bớp.
- Nuôi thức ăn tươi sống.
- Trại ương cá giống.
- Hồ nuôi cá bột lên cá hương ao nuôi ngoài trời có diện tích 1.000 m 2.
- Bể nuôi cá bột lên cá hương và cá hương lên cá giống trong bể xi măng có mái che có thể tích 5 m 3 , 36 bể ương..
- Thùng vận chuyển cá giống 200L..
- Kết quả nuôi thức ăn tươi sống tảo, luân trùng, copepoda, artermia 4.1.
- Nuôi sinh khối tảo:.
- Qua kết quả bảng 1 nhận thấy từ vài chục lít tảo gốc, qua quá trình gây nuôi sinh khối ta thu được hàng ngàn lít, đảm bảo lượng tảo cho nuôi luân trùng và ương cá hương..
- Nuôi sinh khối luân trùng.
- Luân trùng gốc được nhập về gây nuôi sinh khối trong bể compozite, thức ăn của luân trùng tảo sinh khối và men bánh mì cho ăn xen kẻ nhau, ngày cho ăn 6 lần cách 4 giờ/lần (2 tảo và 4 men bánh mì);.
- nuôi luân trùng 3 – 5 ngày đạt mật độ sinh khối 300con/ml thì thu hoạch cho cá hương ăn..
- Nuôi sinh khối copepoda.
- Copepoda được sử dụng trong giai đoạn cá hương, chất lượng cá hương ảnh hưởng lớn do nguồn copepoda được cung cấp.
- Tuy nhiên năm 2017 khi cá hương được 5 – 8 ngày tuổi do ảnh hưởng của không khí lạnh, tảo ao nuôi copepoda chưa ổn định làm ao nuôi copepoda bị mất tảo, copepoda bị tàn.
- Giai đoạn cá hương cần cho ăn bổ sung thêm Artermia sinh khối để phù hợp cỡ mồi và giảm chi phí sản xuất..
- Kết quả ương cá bột lên cá hương.
- Đợt 1/2017: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 600.000, cá bột 420.000, tỷ lệ nở 70%;.
- Đợt 2/2017: Ấp trứng ương ao ngoài trời, số trứng 700.000, cá bột 500.000, tỷ lệ nở 70%;.
- Đợt 1/2018: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 700.000, cá bột 500.000, tỷ lệ nở 70%.
- ấp trứng ương ao ngoài trời số trứng 728.000, cá bột 510.000, tỷ lệ nở 71%;.
- Đợt 2/2018: Ấp trứng ương trong bể xi măng, số trứng 450.000, cá bột 315.000, tỷ lệ nở 70%.
- ấp trứng ương ao ngoài trời số trứng 500.000, cá bột 350.000, tỷ lệ nở 71%;.
- Tỷ lệ nở của trứng phụ thuộc chất lượng trứng và kỹ thuật ấp trứng.
- Khi đưa trứng vào ấp, sục khí phải được điều chỉnh giảm dần đến khi trứng nở ra cá bột.
- Kết quả ương giai đoạn cá bột lên cá hương trong bể xi măng.
- Ương giai đoạn cá bột lên cá hương thức ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống luân trùng, copepoda và Artemia.
- Copepoda là thức ăn chính, ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và chất lượng cá bột lên cá hương.
- Cho ăn Artemia chủ động được nguồn thức ăn nhưng làm cho chi phí tăng cao nhưng chất lượng không bằng Copepoda, vì vậy để đảm bảo mật độ thức ăn cho cá bắt mồi cho ăn xen kẽ giữa Copepoda và Artemia.
- Hao hụt giai đoạn này là cá bột mở.
- Năm 2017: Cá bột 420.000 con, cá hương 8.000, tỉ lệ sống 1,9% (đạt 2-3% kế hoạch.
- Năm 2018: Đợt 1, cá bột 490.000 con, cá hương 9.800, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch).
- Đợt 2, cá bột 315.000 con, cá hương 6.300, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch).
- Tỷ lệ sống năm 2017 có thấp hơn kế hoạch đề ra là do khi cá hương được 5 – 8 ngày tuổi ao nuôi copepoda bị tàn, copepoda cung cấp vào không đủ mật độ để cho cá bắt mồi nên cá yếu, tỷ lệ sống thấp.
- Kết quả ương cá bột lên cá hương trong ao ngoài trời.
- Năm 2017: Cá bột 500.000, cá hương 10.000, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch.
- Năm 2018: Đợt 1, cá bột 510.000, cá hương 10.200, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch).
- Đợt 2, cá bột 350.000, cá hương 7.000, tỉ lệ sống 2% (đạt 2-3% kế hoạch)..
- Tỷ lệ sống cá bột lên cá hương 2% đạt yêu cầu so với chỉ tiêu dự án đề ra.
- Điều này chứng tỏ quy trình kỹ thuật được áp dụng phù hợp với điều kiện tại Quảng Ngãi..
- Bảng 2: So sánh ương nuôi cá bột lên cá hương trong bể xi măng và ao ngoài trời..
- 2 Thức ăn tươi sống Luân rùng, copepoda, artermia.
- Nguồn thức ăn tự nhiên không có..
- Cho ăn thừa sẽ tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ao..
- Trong ao có nguồn thức ăn tự nhiên..
- 5 Yêu cầu kỹ thuật.
- Qua bảng so sánh ương nuôi cá bột lên cá hương trong ao ngoài trời có nguồn tảo, thức ăn tự nhiên, ít thay nước nên chi phí giảm.
- Kết quả ương cá hương lên cá giống trong bể xi măng 6.1.
- Kỹ thuật ương và các yếu tố môi trường nước bể ương.
- Mật độ ương cá hương lên cá giống 100 – 150con/m 3.
- Trong giai đoạn này cá bắt mồi chủ động thức ăn gồm artemia và thức ăn tổng hợp, tùy theo cỡ miệng của cá, cho ăn lần lượt NRD 3/5, NRD 5/8, NRD G8, NRD G12, NRD P16S..
- Lượng thức ăn từ 500 – 700g/1000 cá/ngày..
- Để tăng tỷ lệ sống giai đoạn cá giống, giai đoạn cá hương cần bổ sung thêm artemia sinh khối để tăng sức đề kháng cho cá hương..
- Cá giống sử dụng thức ăn nhiều, lượng phân thải ra lớn nên dễ bị ô nhiễm tạo khí độc, theo dõi bể ương nước đục tiến hành siphong thay nước, hằng ngày thay nước với lượng từ tùy theo chất lượng nước trong hồ ương.
- Lượng thức ăn được sử dụng nhiều nên môi trường nước nuôi dễ bị ô nhiễm, độ độc tăng cao.
- Trong quá trình ương định kỳ từ 3 – 5 ngày tiến hành lọc phân cỡ cá, để hạn chế cá ăn thịt lẫn nhau, cạnh tranh thức ăn cá nhỏ không bắt mồi được, tạo ra đàn cá có kích cỡ đồng đều, tăng tỷ lệ sống..
- Ương cá bột lên cá hương trong thời gian khoảng 20 – 28 ngày, cá được 5 – 6 cm, cá bắt đầu ăn thức ăn tổng hợp chuyển sang ương giai đoạn cá hương lên cá giống..
- Bảng 3: Các yếu tố môi trường nước bể ương cá giống..
- Số lượng cá giống thu được:.
- Năm 2017: Cá hương 18.000 con, cá giống 10.500 con, tỷ lệ sống 58%.
- Năm 2018: Đợt 1, cá hương 10.200 con, cá giống 12.500 con, tỷ lệ sống 60%.
- Đợt 2, cá hương 7.000 con, cá giống 8.000 con, tỷ lệ sống 60%..
- Ương cá hương lên cá giống trong bể xi măng năm 2017 và năm 2018 không có sự khác biệt lớn.
- Ương giai đoạn này cá đã ăn được thức ăn tổng hợp nên sức đề kháng của cá tăng, chủ yếu cá hao hụt giai đoạn đầu cá hương chuyển sang cá giống, từ ăn thức ăn tươi sống chuyển sang ăn thức ăn tổng hợp, cá lớn ăn thịt cá nhỏ.
- Số lượng cá giống thu được đạt chỉ tiêu dự án đề ra 30.500 con cá giống (Kế hoạch 30.000 con cá giống), điều này chứng tỏ quy trình kỹ thuật tiếp nhận phù hợp với điều kiện Quảng Ngãi..
- Bảng 4: Tổng hợp kết quả ương nuôi cá giống.
- (trứng) Cá bột.
- Cá hương.
- Cá giống (con).
- Tỷ lệ sống.
- tỷ lệ sống cá bột lên cá hương bể ương trong nhà và ngoài trời đạt 1,98%(KH 2 - 3.
- tỷ lệ sống cá hương lên cá giống đạt 59,5% (KH 60.
- cá giống thu được 30.500 (KH 30.000 con) con cá bớp giống, quy cỡ 10 – 12 cm.
- Ương cá hương trong bể xi măng sử dụng thiết bị nâng nhiệt để làm tăng nhiệt độ nước bể ương..
- Thay nước hằng ngày từ lượng nước hồ nuôi, cứ 2 ngày chuyển hồ để hạn chế ô nhiễm do thức ăn thừa, phân thải bám vào thành hồ và môi trường nước hồ ương..
- Nguồn thức ăn tươi sống phải được tắm qua hóa chất để loại bỏ mầm bệnh lây nhiễm, sử dụng các loại axit amin để làm giàu và sử dụng trực tiếp để tăng sức đề kháng cho cá nuôi..
- Cung cấp đảm bảo mật độ thức ăn tươi sống để cho cá bắt mồi..
- Sử dụng các loại thức ăn có chất lượng, bảo quản sử dụng thức ăn hợp lý, không để thức ăn bị ẩm mốc....
- Cá giống sau khi ương trong trại đạt kích cỡ 10 – 12cm/con thu hoạch vận chuyển ra nuôi thử nghiệm tại các mô hình trên địa bàn các huyện Lý Sơn, Đức Phổ, Bình Sơn.
- Qui mô: 100 m 3 /mô hình, 1.000 con cá giống/mô hình..
- Dự án nuôi thương phẩm cá sau một tháng thả nuôi tốc độ tăng trưởng tại các mô hình không chênh lệch đáng kể, tỷ lệ sống cá nuôi tại các mô hình tương đối cao, cá bắt mồi mạnh, đa số các hộ nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn viên, cá hoạt động mạnh, chứng tỏ con giống thả ra thích nghi tốt với môi trường.
- Nhìn chung cá nuôi tại các mô hình trong hai năm thực hiện dự án trong những tháng đầu có sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa các vùng nuôi, cá nuôi tại huyện Bình Sơn, Đức Phổ phát triển nhanh hơn cá nuôi tại các mô hình huyện Lý Sơn cùng một nguồn cá giống.
- Tốc độ phát triển có sự khác biệt là do nguồn thức ăn cho cá, tại Lý Sơn chủ yếu cho ăn thức ăn cá cáp đông và đầu cá đỏ cũ nên chất lượng thức ăn thấp dẫn đến cá chậm phát triển..
- Xây dựng hướng dẫn quy trình kỹ thuật ương giống cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống phù hợp tại Quảng Ngãi.
- Nội dung hướng dẫn quy trình kỹ thuật gồm các bước:.
- Kỹ thuật nuôi sinh khối tảo, luân trùng và copepoda áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi..
- Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương trong bể xi măng áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi..
- Kỹ thuật ương cá bột lên cá hương trong ao ương ngoài trời áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi..
- Kỹ thuật ương cá hương lên cá giống áp dụng phù hợp tại Quảng Ngãi..
- Qua thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thử nghiệm ương giống cá bớp giai đoạn từ trứng lên cá giống tại Quảng Ngãi”,Trung tâm giống đã tiếp nhận thành công quy trình công nghệ, cá giống ương ra đảm bảo chất lượng và số lượng.
- Như vậy với điều kiện thời tiết Quảng Ngãi việc ương nuôi cá giống và nuôi thương phẩm cá bớp hết sức phù hợp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt