You are on page 1of 126

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN BÌNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN


THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2019


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN BÌNH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN


THỊ XÃ HOÀNG MAI, TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ


Mã số : 8.34.04.01
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG

HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày… tháng… năm…


Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Bình

i
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Phân tích định lượng, Khoa Kkinh tế và Pphát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức ... (cơ quan nơi thực
hiện đề tài) đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. VIẾT
LẠI
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20...


Học viên

Nguyễn Văn Bình

ii
MỤC LỤC

Lời cam đoan......................................................................................................................i


Lời cảm ơn........................................................................................................................ii
Mục lục.............................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................vi
Danh mục bảng................................................................................................................vii
Trích yếu luận văn..........................................................................................................viii
Thesis abstract...................................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1
1.1. tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung........................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................................2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................3
1.5. Những ðóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn........................................4
1.5.1. Về lý luận................................................................................................................4
1.5.2. Về thực tiễn.............................................................................................................4
1.6. Kết cấu nội dung luận vãn..........................................................................................4
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch..............................................5
2.1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................5
2.1.1. Các khái niệm cơ bản..............................................................................................5
2.1.3. Vai trò của phát triển du lịch.................................................................................12
2.1.4. Nội dung phát triển du lịch....................................................................................16
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch.........................................................20
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch.........................................................................22
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới..............................22
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam..........................................................26
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hoàng Mai................................................30

iii
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................32
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu...................................................................................32
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................32
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................................36
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu.................................................................41
3.2. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................42
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu.....................................................................42
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi chọn các xã: Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh
Lập làm các điểm nghiên cứu. Đây là các xã có nhiều điểm du lịch của thị xã, trong thời
gian qua được tỉnh Nghệ An cũng như thị xã Hoàng Mai tập trung đầu tư, nâng cấp cơ
sở hạ tầng cũng như xúc tiến, quảng bá để phát triển du lịch.........................................42
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................42
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu.................................................................44
3.2.4. Phương pháp phân tích..........................................................................................44
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.................................................................................45
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận...................................................................46
4.1. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hoàng mai, tỉnh Nghệ An.............46
4.1.1. Tổng quan về ngành du lịch thị xã Hoàng Mai.....................................................46
4.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch...................................................................................50
4.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch..................................................................56
4.1.4. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch...........................................................57
4.1.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch.....................................................................................60
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng................................................................................61
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định..........................................................................61
4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch...................................................................64
4.2.3. Tình hình an ninh trật tự xã hội.............................................................................68
4.2.4. Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp............................................69
4.3. Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hoàng mai, Nghệ An......................73
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.......................................................................................73
4.3.2. Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối
với phát triển du lịch........................................................................................................74

iv
4.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển du lịch ở
Thị xã Hoàng Mai............................................................................................................88
4.3.4. Giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương..............................................90
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.......................................................................................92
5.1. Kết luận....................................................................................................................92
5.2. Kiến nghị..................................................................................................................93
Danh mục tài liê ̣u tham khảo...........................................................................................94
PHỤ LỤC
EM CHO PHIẾU ĐIỀU TRA

v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt


BQ Bình quân
KTXH Kinh tế xã hô ̣i
UBND Ủy ban nhân dân

vi
DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2016
- 2018...........................................................................................................38
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ở thị xã Hoàng Mai giai đoạn
2016 - 2018..................................................................................................40
Bảng 3.3. Thu thập số liệu sơ cấp................................................................................42
Bảng 4.1 Các điểm du lịch chính của thị xã Hoàng Mai............................................46
Bảng 4.2 Số điểm du lịch được đưa vào khai thác giai đoạn 2016 – 2018.................47
Bảng 4.4. Chỉ tiêu doanh thu và huy động vốn 2016-2018.........................................49
Bảng 4.5. Số lượng phòng cơ sở khách sạn 4 sao năm 2016-2018..............................50
Bảng 4.6: Mức độ ưa thích của du khách đối với các điểm du lịch ở Hoàng Mai.............52
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát: Mức đô ̣ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch
của thị xã Hoàng Mai...................................................................................53
Bảng 4.8: Yếu tố tác đô ̣ng đến phát triển du lịch của Hoàng Mai...............................64
Bảng 4.9: Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch..................65
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát đối với cán bộ lãnh đạo: “Các nhân tố thuộc hệ xã
hội được liệt kê dưới đây ảnh hưởng đến phát triển du lịch”......................68
Bảng 4.11. Nhu cầu và mong đợi của người dân trong việc phát triển du lịch tại Hoàng Mai.
Bảng 4.12: Ý kiến doanh nghiệp du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch.........................71
Bảng 4.13. Ý kiến về nhân lực du lịch............................................................................72

vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Nguyễn Văn Bình

Tên Luận văn: Phát triển du lịch trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai

Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8.34.04.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới. Cụ thể:
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên
địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã
đặt ra, luâ ̣n văn đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu, phương pháp thu thâ ̣p số liê ̣u (thứ cấp và sơ cấp), Phương pháp tổng hợp và
xử lý số liệu, phương pháp phân tích (phương pháp thống kê mô tả và phương
pháp so sánh).
Kết quả chính và kết luận
1. Thị xã Hoàng Mai là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Hoàng Mai trở
thành địa phương có nền kinh tế phát triển ở cực bắc của Nghệ An. Phát triển du
lịch không chỉ khai thác lợi thế so sánh của Thị xã, tạo thêm công ăn việc làm,
tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy
các giá trị văn hóa, truyền thống giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của
Hoàng Mai theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ.

viii
2. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch tại, kết hợp với
nghiên cứu tham khảo tài liệu về xây dựng mô hình phát triển du lịch ở một số
quốc gia, địa phương. Đồng thời luâ ̣n văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai. Luâ ̣n văn cũng đã phân tích tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, thực trạng phát triển du lịch của Hoàng Mai
để tìm ra được những giải pháp nhằm phát triển du lịch tại thị xã Hoàng Mai
trong thời gian tới.
3. Luâ ̣n văn đã trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu và thảo luận, bao
gồm: thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai trên các bình
diện như: phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch,
phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến và quảng bá du lịch. Luận văn cũng
khái quát các yếu tố ảnh hưởng như: chủ trương, chính sách, quy định; công tác
quản lý nhà nước về du lịch; tình hình chính trị và an ninh trật tự xã hội…
4. Trên cơ sở tất cả các yếu tố nói trên, luận văn đã đề xuất một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch ở Hoàng Mai, Nghệ An trong những năm
tới, bao gồm các nhóm như sau: Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền địa phương đối với phát triển du lịch, nhóm giải pháp đối với
doanh nghiê ̣p kinh doanh du lịch và nhóm giải pháp đối với cô ̣ng đồng dân cư
địa phương.

ix
x
THESIS ABSTRACT

Master candidate: Nguyễn Văn Bình


Thesis title: Tourism development in Hoàng Mai town
Major: Economic mangament Code: 8.34.04.01
Educatioanal organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Ojectives
Evaluating the reality of tourism development in Hoàng Mai town, Nghệ An
province to propose solutions for impulsing the development of tourism in the research
area in the future. More details:
 Contribute to systemize the theoretical and practical fundamental to develop
tourism
 Evaluate the reality and factors effect tourím development in Hoàng Mai town,
Nghệ An province
 Propose solutions to impulse the development of tourism in the research area in
the future.
Materials and Methods
To achieve research purposes and solves research queries, the disssertation have
used the following methods: selecting research topic method, collecting data ( primary
data and secondary data) method, synthesis and processing data method, analysing
method (Descriptive statistics and comparison).
Main finding and conclusions
1. Hoàng Mai town is a place gather many elements and advantages to develop
tourism. Making it the leading economic sector of the town and helping Hoàng
Mai becomes the developed economy region in the north pole of Nghệ An.
Tourism development not only exploits the comparative advantages of the town,
creates more jobs, increases revenue for the local budget, but also contributes to
protect and promote the cultural and traditional values to help rapidly shift the
economic structure of Hoàng Mai towards accelerating proportion of service
sectors.
2. Based on the theoretical and practical fundamental to develop tourism and
research on documents on building tourism development models in countries
and localities, the dissertation have analysed the tourism affecting factors of the

xi
town.The dissertation also analyse potential of natural resources and humanity,
the reality of tourism development of Hoàng Mai to find solution to promote
tourism of Hoàng Mai in the future.
3. The dissertation have detailed researches and discussions, including the reality
of tourism development in Hoàng Mai town on the aspect of improving tourism
products, investing infrastructure to develop tourism, developing tourism human
resources and promoting tourism. The dissertation also generalization affecting
factors such as guidelines, policies and regulations, the state management of
tourism, political situation and social security.
4. Based on all the points above, this dissertation propose solutions to strengthen
tourism development in Hoang Mai, Nghe An in the next few years in pack:
solution pack for tourism development in state management agencies and local
goverment, solution pack for tourism bussiness enterprises and solution pack for
local community.

xii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối
với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường. Hiê ̣n
nay, ở nhiều quốc gia, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp
phần thúc đẩy tăng trường kinh tế, cải thiê ̣n và nâng cao đời sống dân cư.
Việc phát triển du lịch sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang
lại nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư và xuất khẩu hàng hóa tại
chỗ, tác động tích cực đối với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt
là ngành thủ công mỹ nghệ. Du lịch còn góp phần thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo, tạo ra nhiều việc làm và có thu nhập thường xuyên cho người lao
động tại nhiều vùng, miền khác nhau.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Viê ̣t Nam có tốc đô ̣ phát triển khá
vững chắc, đời sống vâ ̣t chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.
Nhâ ̣n thức của nhân dân ngày càng được cải thiê ̣n, nhu cầu của nhân dân đối với
du lịch ngày càng tăng nhanh.
Du lịch đã giải quyết công ăn viêc̣ làm cho nhân dân, góp phần nâng cao
dân trí, nâng cao mức sống người lao đô ̣ng. Mă ̣t khác, thông qua du lịch, có thể
quảng bá hình ảnh đất nước, con người Viê ̣t Nam, bản sắc văn hóa dân tô ̣c Viêṭ
Nam cùng bạn bè trên khắp thế giới, góp phần tích cực vào gìn giữ và phát huy bản
sắc văn hóa dân tô ̣c, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa cô ̣ng đồng các dân tô ̣c
Viê ̣t Nam, mở rô ̣ng giao lưu giữa các vùng miền trong nước và với nước ngoài.
Thị xã Hoàng Mai là thị xã ven biển của tỉnh Nghệ An. Thời gian qua,
được sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà nước và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể từ Thị xã đến cơ sở và của mỗi
người dân, bộ mặt Thị xã đã có nhiều khởi sắc, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội
từng bước được nâng lên. Công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền
thống và các di tích được quan tâm; việc quảng bá và xúc tiến du lịch bước đầu
có khởi sắc; du lịch đã góp phần đáng kể cho phát triển của thị xã. Thời gian qua
lượng khách du lịch đến với thị xã Hoàng Mai ngày càng tăng đáng kể, nhất là
các di tích, danh thắng, bãi biển không ngừng tăng nhanh, ước tính hàng năm có

1
từ 35.000 đến 40.000 lượt người. Đông nhất là dịp đầu năm Âm lịch và các tháng
mùa hè, chủ yếu là khách đến từ các địa phương trong tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa,
Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch ước đạt trên
120 tỷ đồng/năm, chủ yếu từ lưu trú và dịch vụ thương mại (UBND thị xã Hoàng
Mai, 2017). Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế, du lịch thị xã còn manh mún,
sản phẩm còn đơn điệu, thiếu sản phẩm hấp dẫn; chưa khai thác có hiệu quả tài
nguyên về du lịch; kinh doanh lưu trú chất lượng thấp, cơ sở hạ tầng chưa phát
triển, một số di tích lịch sử, văn hóa xuống cấp chưa được trùng tu, tôn tạo. Công
tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến đầu tư du lịch chưa thường xuyên, công tác
vệ sinh và bảo vệ môi trường du lịch chưa tốt.
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển du lịch. Tuy nhiên chưa
có một nghiên cứu cụ thể nào về phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai.
Câu hỏi đặt ra là: Nghiên cứu phát triển du lịch dựa trên cơ sở lý luận nào? Thực
trạng phát triển du lịch thị xã Hoàng Mai hiện nay như thế nào? Có những bất
cập gì cần giải quyết? Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên địa bàn
thị xã và các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng
Mai trong thời gian tới là gì? Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh
Nghệ An TP HN, qua đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trên
địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch trên
địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ AnTP HN.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên địa bàn
nghiên cứu trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

2
1. Phát triển du lịch có ý nghĩa như nào đối với đời sống kinh tế - xã hội –
môi trường nói chung và Thị xã Hoàng Mai TP HN nói riêng?
2. Thực trạng ngành du lịch tại Thị xã Hoàng Mai TP HN những năm gần
đây như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới phát triển du lịch tại Thị xã
Hoàng MaiTP HN?
3. Những cơ hội và thách thức nào cho phát triển hoạt động du lịch ở
Hoàng MaiTP HN?
4. Các giải pháp chủ yếu nào có thể góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả phát triển du lịch ở Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An TP HN hiện nay?
5. Sau khi nghiên cứu, đánh giá thì có những đề xuất, kiến nghị gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến hoạt động du
lịch và phát triển du lịch trên địa bàn TP HN thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An .
Cụ thể như: Hoạt động đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch; hoạt
động phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn; hoạt động quảng bá, xúc tiến
nhằm phát triển du lịch…
Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của thị xã TP
HN, cấp phường, xã, người dân và du khách vùng điểm du lịch.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi về nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch, các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển du lịch từ đó đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển du
lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An TP HN.
b) Phạm vi về không gian

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. TP HN
c) Phạm vi về thời gian

- Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ 20168 – 201208.
- Số liệu sơ cấp được điều tra năm 201820
- Thời gian áp dụng các giải pháp đến 2025.

3
1.5. NHỮNG ÐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ĐỀ TÀI VỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.5.1. Về lý luận
Luận văn bước đầu hê ̣ thống hóa được cơ sở lý luận của phát triển
du lịch; góp phần vào việc tổng kết và nghiên cứu những hướng đi mới cho
ngành du lịch của Nghệ An (qua thực tiễn của ngành Du lịch ở thị xã Hoàng
Mai). Qua đó, góp thêm những luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát
triển chủ trương giải pháp phát triển du lịch ở Nghệ An, Hoàng Mai và một
số địa bàn khác trong cả nước.
1.5.2. Về thực tiễn
Việc phân tích thực trạng phát triển du lịch sẽ góp phần tạo ra cái nhìn
khách quan, chân thực hơn đối với ngành du lịch của Hoàng Mai. Những giải
pháp được đưa ra trong luận văn có giá trị tham khảo cho công tác phát triển du
lịch ở thị xã Hoàng Mai, Nghệ An và một số tỉnh thành khác.
1.6. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VÃN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4
PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
Khái niệm phát triển
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa
tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình
thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường
xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở mức
(cấp độ) cao hơn (Nguyễn Ngọc Long, 2012).
Theo GS. Bùi Đình Thanh: phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã
hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các
chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và
quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền
vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích
không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ (Bùi Đình Thanh, 2015).
Khái niệm du lịch
Du lịch có từ xa xưa, gắn với ước mơ của con người, vì đặc tính cơ bản
của con người là vừa thích quen, vừa thích lạ, vừa muốn đi tìm hiểu cái quen, cái
lạ để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, con người của các nền văn hóa khác
nhau mà quê hương mình chưa có hoặc không có, qua đó mà tăng thêm tri thức,
tình cảm, sức khỏe. Đồng thời với sự phát triển của văn minh nhân loại, du lịch
ngày càng trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.
Có thể xem xét mô ̣t số khái niê ̣m tiêu biểu về du lịch như sau:
Năm 1811, lần đầu tiên có định nghĩa về du lịch tại Anh như sau: Du lịch
là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuô ̣c hành trình
với mục đích là giải trí. Ở đây sự giải trí là đô ̣ng cơ chính (Nguyễn Văn Đính,
Trần Thị Minh Hòa, 2008).

5
Định nghĩa của trường Đại học Kinh tế Praha (Cô ̣ng hòa Séc): Du lịch là
tâ ̣p hợp các hoạt đô ̣ng kỹ thuâ ̣t, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuô ̣c hành trình
của con người về viê ̣c lưu trú của họ ngaoif nơi ở thường xuyên với nhiều mục
đích khác nhau loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ
(Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2008).
Định nghĩa của Hô ̣i nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada
diễn ra vào tháng 6/1991: Du lịch là hoạt đô ̣ng của con người đi tới mô ̣t nơi
ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong mô ̣t
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước, múc đích của chuyến đi không là để tiến hành các hoạt đô ̣ng kiếm tiền
trong phạm vi vùng tới thăm (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa, 2008).
Định nghĩa của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nô ̣i: Du lịch là mô ̣t ngành
kinh doanh bao gồm các hoạt đô ̣ng tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi
hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi
lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du
lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hô ̣i thiết thực cho
nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị
Minh Hòa, 2008).
Luật Du lịch số 09/2017/QH 14 được Quốc hội thông qua ngày 19 tháng 6
năm 2017 đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời
gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng,
giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp
pháp khác”.
Như vậy, du lịch có hai nghĩa: Thứ nhất, du lịch là cuộc hành trình và lưu
trú tạm thời của con người ở một nơi khác (cách xa nơi ở thường xuyên của họ),
để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử,
trao đổi công việc. Thứ hai, du lịch được hiểu là tập hợp các hoạt động kinh
doanh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện tốt mọi nhu cầu của khách du lịch. Nói
cách khác, du lịch là tập hợp các hoạt động giữa cung du lịch và cầu du lịch tạo
nên ngành du lịch. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến du lịch. Trong đó, chủ thể quan trọng của hoạt động du lịch là khách du

6
lịch. Đó là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm
việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến (Nguyễn Việt Hưng, 2013)
Khái niệm phát triển du lịch
Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn
những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa…của
dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận. Vì vậy, việc đẩy
mạnh phát triển du lịch thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao
vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp không
khói”. Trên cơ sở khái niệm về phát triển, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm
của phát triển du lịch như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng
mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện
về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch
(Trương Thị Thu, 2011).
Khái niệm phát triển du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những
quan niệm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất. Tuy
nhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại
hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu
nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần. Theo
cách nhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh
trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới,
những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt
khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng
liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch (Nguyễn Văn Tuấn, 2013).
Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến
các điểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu, điểm du lịch
nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là
cốt yếu. Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch
tâm linh như: đền, chùa, đình, đài, lăng tẩm, tòa thánh, khu thờ tự, tưởng niệm và
những vùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa
truyền thống, lối sống địa phương. Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham
quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân,

7
báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội... Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại
những cảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người,
cân bằng và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống.Đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh, các hoạt động
kinh doanh, tổ chức dịch vụ phục vụ du lịch tâm linh trên các tuyến hành trình và
tại các khu, điểm du lịch được thực hiện, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập cho
cư dân địa phương, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội (Nguyễn Văn Tuấn, 2013).
Khái niệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Khái niệm: Du lịch cộng đồng (DLCĐ) xuất hiện từ đầu thế kỷ 20 và có
rất nhiều cách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này. Các khái niệm,
định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào các tác giả, khu vực địa lý, hoặc nghiên cứu
dự án cụ thể. Tuy nhiên vẫn có một số nguyên tắc chung như tính bền vững, sự
tham gia và lợi ích của cộng đồng địa phương. Định nghĩa phổ biến về DLCĐ là:
Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas (2009) cho rằng:“DLCĐ là một loại hình
du lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý.
Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole
Hausle and Wollfgang Strasdas, 2000).Trong định nghĩa này, Nicole và
Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế mà DLCĐ đem lại cho CĐĐP.
Theo tổ chức ESRT (2013): Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách
những trải nghiệm về cuộc sống địa phương trong đó các cộng đồng địa phương
tham gia trực tiếp vào du lịch; thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ hoạt động
du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa
địa phương. Như vậy, DLCĐ là một loại hình có sự tham gia của cộng đồng địa
phương trong một phạm vi địa lý nhất định. Trong đó, cô ̣ng đồng địa phương
CĐĐP có quyền chủ động tham gia và được thụ hưởng các lợi ích từ hoạt động
du lịch nhưng đồng thời phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi
trường và văn hóa địa phương nơi họ sinh sống (Lê Thu Hương, 2016).
Khái niệm sản phẩm du lịch
Khái niệm: “Sản phẩm du lịch là các loại dịch vụ, hàng hóa cung cấp
cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự
nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao

8
động tại một cơ sở một vùng hay một quốc gia nào đó” (Nguyễn Văn Đính,
Trần Thị Minh Hòa, 2008).
Qua khái niệm trên chúng ta có thể thấy sản phẩm du lịch bao gồm cả
những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Yếu tố hữu hình là hàng
hóa, yếu tố vô hình là dịch vụ. Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du
lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có thể tổng hợp các thành
phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau: Dịch vụ vận chuyển;
Dịch vụ lưu trú, tham quan, đồ ăn, thức uống, Dịch vụ tham quan, giải trí;
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm; Các dịch vụ khác phục vụ khách du
lịch.
2.1.2. Quan điểm về phát triển du lịch
Phát triển du lịch có thể được nhận thức đầy đủ khi nghiên cứu 5 nội
dung sau:
Thứ nhất, là sự tăng trưởng. Những chỉ tiêu quan trọng nhất thể hiện sự
tăng trưởng là: Mức gia tăng lượng khách du lịch; mức tăng thu nhập từ du lịch;
mức tăng quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật; số lượng việc làm tăng thêm từ phát
triển du lịch (Lanquar Robert, 2002).
Thứ hai, mức độ thay đổi phương thức tiến hành các hoạt động du lịch
theo hướng ngày càng hiện đại nhờ hiệu quả đem lại từ các hoạt động du lịch đó.
Cụ thể là những sản phẩm du lịch, công nghệ, phương thức phục vụ hiện đại, cơ
sở hạ tầng cho phát triển du lịch... (Lanquar Robert, 2002).
Thứ ba, mức độ và chất lượng tham gia của du khách, dân cư, chính quyền
địa phương cũng như các nhà kinh doanh du lịch ngày càng tự giác, tích cực trên
cơ sở tinh thần cộng đồng và sự hài hòa về lợi ích (Lanquar Robert, 2002).
Thứ tư, phát triển du lịch hiện tại không làm tổn hại đến khả năng hưởng
thụ du lịch của các thế hệ tương lai (Lanquar Robert, 2002)..
Thứ năm, phát triển du lịch phải bảo đảm sự hài hòa giữa 3 mục tiêu: kinh
tế- xã hội và môi trường. Về kinh tế phải bảo đảm duy trì nhịp tăng trưởng theo
thời gian và sự tăng trưởng phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động và hiệu
quả cao chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các yếu tố đầu vào. Về mặt
xã hội, được hiểu trên cơ sở quan điểm toàn diện và bình đẳng giữa những người,
giữa các bên tham gia vào quá trình hoạt động du lịch, quan tâm đến sự bình
đẳng giữa các thế hệ. Mở rộng cơ hội lựa chọn hưởng thụ các sản phẩm du lịch

9
của thế hệ hôm nay, nhưng không làm tổn hại đến cơ hội lựa chọn của thế hệ mai
sau. Về mặt môi trường, chứa đựng tư tưởng cơ bản sau: các quyết định khai thác
tài nguyên du lịch đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên phải bảo tồn, tái sinh các hệ
sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường cho hiện tại và cho tương lai; bảo đảm
sự phối hợp giữa các hoạt động kinh doanh du lịch với các hoạt động kinh tế, xã
hội khác; đảm bảo an ninh quốc phòng... (Lanquar Robert, 2002).
Các điều kiện phát triển du lịch:
Sự phát triển của du lịch đòi hòi phải có những điều kiện nhất định. Quản
lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch có nhiệm vụ tạo ra và bảo đảm các điều kiện
đó.Trước hết là các điều kiện chung, bao gồm: các điều kiện cho sự phát triển của
hoạt động đi du lịch như: thời gian rỗi của dân cư; mức sống vật chất và trình độ
văn hóa chung của người dân cao; điều kiện giao thông phát triển; điều kiện
chính trị ổn định, hòa bình. Các điều kiện có ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh du lịch như: tình hình phát triển kinh tế của đất nước; điều kiện chính trị
ổn định, sự an toàn của du khách (Nguyễn Minh Tuê,̣ Vũ Đình Hòa, 2017).
Tiếp đến, là các điều kiện đặc trưng: Là các điều kiện cần thiết đối với
từng nơi, từng vùng. Đầu tiên phải kể đến là điều kiện về tài nguyên du lịch, đây
là điều kiện cần thiết, bởi vì không có tài nguyên du lịch thì khó có thể phát triển
du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên ban tặng, cũng có thể do con
người tạo ra. Các tài nguyên thiên nhiên thường do địa hình đa dạng, phong phú,
khí hậu ôn hòa, mát mẻ, thuận lợi cho nghỉ dưỡng; động thực vật phong phú, đặc
sắc; tài nguyên nước; vị trí địa lý mang lại. Tài nguyên nhân văn là các giá trị văn
hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị, kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển
du lịch ở một vùng (Nguyễn Minh Tuê ̣, Vũ Đình Hòa, 2017).
Các điều kiện phục vụ khách du lịch vô cùng quan trọng gồm: Các điều
kiện về tổ chức chung như: sự sẵn sàng, chuyên nghiệp của bộ máy quản lý Nhà
nước với hệ thống thể chế quản lý đầy đủ, hợp lý và đội ngũ cán bộ nhiệt huyết,
có trình độ. Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh như khách sạn, lữ hành, vận
chuyển và các dịch vụ khác. Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật như: hạ
tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc ngành du lịch (Nguyễn Minh Tuê ̣, Vũ Đình
Hòa, 2017).

10
Các điều kiện về kinh tế bao gồm các điều kiện bảo đảm các nguồn lực,
việc thiết lập và mở rộng các quan hệ kinh tế... (Nguyễn Minh Tuê,̣ Vũ Đình
Hòa, 2017).
Các sự kiện đặc biệt gắn liền với sự năng động sáng tạo của cấp chính quyền và
ngành du lịch tạo nên (Nguyễn Minh Tuê ̣, Vũ Đình Hòa, 2017).
Các xu thế cơ bản trong phát triển du lịch:
Du lịch phát sinh từ khi ngành thủ công tách ra khỏi nông nghiệp.
Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, ở nhiều
quốc gia, du lịch là ngành kinh tế hàng đầu. Trong những năm tới dự đón
du lịch sẽ phát triển theo các xu hướng sau:
- Xu hướng phát triển của cầu du lịch (Nguyễn Đình Hòe, 2001):
Sự phát triển của cầu du lịch dự đoán theo 6 xu hướng sau:
+ Nhu cầu du lịch ngày càng tăng, du lịch trở thành một tiêu chuẩn
đánh giá mức sống của dân cư.
+ Du lịch quốc tế phát triển, phân bố các luồng khách, hướng du lịch
thay đổi. Châu Á ngày càng thu hút nhiều khách du lịch, trong khi lượng
khách đến Châu Âu, Châu Mỹ có xu hướng giảm tương đối.
+ Cơ cấu chỉ tiêu của du khách thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng chi
tiêu cho các dịch vụ cơ bản, tăng tỷ trọng chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung.
+ Du khách có nhu cầu thay đổi hình thức tổ chức chuyến đi theo
hướng tự do hơn, đa dạng hơn.
+ Sự hình thành các nhóm du khách theo độ tuổi với các mục đích và
nhu cầu khác nhau.
+ Du khách có nhu cầu đi du lịch nhiều địa điểm trong một chuyến du
lịch. Những xu thế phát triển cầu du lịch cần phải được nghiên cứu để kịp
thời đáp ứng
- Các xu thế phát triển của cung du lịch (Nguyễn Đình Hòe, 2001):
Có nhiều nhân tố chi phối sự phát triển của cung du lịch, trong đó,
đặc biệt là sự chi phối của cầu du lịch và sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
doanh nghiệp trong ngành. Những năm tới đây dự đoán các xu hướng phát
triển cung du lịch như sau:

11
+ Danh mục sản phẩm du lịch được mở rộng, phong phú, có nhiều
sản phẩm độc đáo theo hướng gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng.
+ Hệ thống tổ chức bán sản phẩm du lịch cũng phát triển, có nhiều
hình thức tổ chức du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch đa dạng.
+ Vai trò của tuyên truyền quảng cáo trong du lịch ngày càng được
nâng cao.
+ Ngành du lịch ngày càng được hiện đại hoá trên tất cả các khâu.
+ Xu hướng quốc tế hoá trong phát triển du lịch là tất yếu khách
quan. Các quốc gia, các địa phương có xu hướng giảm thiểu các thủ tục
hành chính tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
+ Tính thời vụ trong du lịch ngày càng được khắc phục...
2.1.3. Vai trò của phát triển du lịch
Thứ nhất, vai trò về mặt kinh tế
Ngành du lịch được các nước trên thế giới coi là ngành công nghiệp không
khói, là "con gà đẻ trứng vàng", tức là ngành thu hồi vốn nhanh, tạo nhiều công
ăn việc làm, bán hàng tiếp thị xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ, ngoại giao và
các quan hệ khác. Ngành công nghiệp du lịch được các nước trên thế giới thừa
nhận là một ngành kinh doanh có lợi nhuận và phát triển với nhịp tăng trưởng
cao, là nguồn đóng góp chủ yếu cho kinh tế - xã hội. Theo số liệu mới nhất do Tổ
chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố ngày 21/1, số lượt khách du lịch quốc
tế đã tăng 6% trong năm 2018 lên 1,4 tỷ lượt tổng cộng nhờ kinh tế tăng vững
mạnh và chi phí du lịch bằng đường hàng không có giá cả phải chăng hơn
(Thông tấn xã Viê ̣t Nam, 2019). Đây là năm thứ 8 liên tiếp du lịch thế giới duy
trì tốc độ tăng trưởng đều đặn kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái
kinh tế toàn cầu năm 2009. Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC),
năm 2017, du lịch và lữ hành toàn cầu đóng góp trực tiếp vào GDP hơn 2,3 nghìn
tỷ USD (tương đương 3,1%) và trực tiếp tạo ra gần 109 triệu việc làm (chiếm
3,6% tổng việc làm trên toàn thế giới). Tính cả tác động gián tiếp và lan tỏa, năm
2017, tổng đóng góp của du lịch và lữ hành cho nền kinh tế toàn cầu lên đến hơn
7,6 nghìn tỷ USD (10,2%) và tổng đóng góp vào việc làm là hơn 292 triệu việc
làm (chiếm 9,6%). Như vậy, cứ 10 việc làm (cả trực tiếp và gián tiếp) trên toàn
cầu thì có một việc làm trong ngành du lịch. Năm 2017, giá trị xuất khẩu du lịch
toàn cầu đạt hơn 1,4 nghìn tỷ USD, chiếm 6,6% tổng giá trị xuất khẩu và gần

12
30% tổng giá trị xuất khẩu dịch vụ của thế giới. Đầu tư du lịch và lữ hành là
806,5 tỷ USD, chiếm 4,4% tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế thế giới (Hồng
Nhung, 2018).
Thực tiễn cho thấy, khách du lịch tiêu thụ một khối lượng lớn nông sản thực
phẩm dưới dạng các món ăn, đồ uống, mua sắm hàng hóa, sản phẩm thủ công mỹ
nghệ... Nhờ vậy, các địa phương hoặc quốc gia thông qua hoạt động du lịch thu
được ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao. Xuất khẩu hàng hóa theo đường du lịch
có lợi hơn nhiều so với con đường ngoại thương. Trước hết, một phần lớn đối
tượng mua bán hàng hóa và dịch vụ là lưu trú, ăn uống, vận chuyển, dịch vụ bổ
sung, do vậy xuất khẩu qua con đường du lịch là xuất đa dạng dịch vụ, đó là điều
mà ngoại thương không làm được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu của du lịch
quốc tế còn là hàng ăn, uống, rau quả, hàng lưu niệm v.v.... là những mặt hàng
rất khó xuất khẩu theo con đường ngoại thương, đồng thời tiết kiệm được các chi
phí về lưu kho, bảo quản, bao bì, đóng gói, vận chuyển, hao hụt do xuất khẩu.
Hiệu quả kinh tế cao của du lịch còn thể hiện ở thu nhập. Theo tính toán của các
chuyên gia kinh tế, mỗi USD doanh thu từ du lịch sẽ tạo ra từ 2-3 USD thu nhập
gia tăng tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và dịch vụ được các nhà kinh doanh
trong nước cung cấp. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch đã góp phần đáng
kể làm cân bằng cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Hoạt động du lịch tác động
mạnh đến cơ cấu cán cân thu, chi của vùng du lịch, của một đất nước. Đối với du
lịch quốc tế, việc mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu vực du lịch làm tăng
tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và của đất nước. Có thể thấy, nguồn
thu nhập ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế của nhiều nước ngày càng tăng. Chẳng
hạn, Mỹ luôn là nước đứng đầu thế giới về thu nhập từ du lịch quốc tế. Hiện nay,
ngành du lịch nước này mang lại nguồn thu hàng trăm tỷ USD mỗi năm. Đối với
du lịch nội địa, việc tiêu tiền của dân cư ở vùng du lịch mặc dù chỉ gây biến động
trong cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng, không làm thay đổi tổng số
như tác động của du lịch quốc tế. Song sự phát triển của du lịch nội địa lại sử
dụng được triệt để công suất của các cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo cho đời
sống của nhân dân địa phương được sử dụng các dịch vụ của cơ sở kinh doanh du
lịch, huy động được tiền nhàn rỗi của nhân dân, đồng thời cũng là một trong
những hình thức tái sản xuất sức lao động của con người, lại vừa là biện pháp để
nâng cao kiến thức, giáo dục chính trị tư tưởng cho nhân dân lao động, càng làm
tăng thêm tình yêu quê hương đất nước (Tổng cục du lịch Việt Nam, 2019).

13
Thứ hai, về mặt xã hội
Trong thời đại hiện nay, việc làm cho người lao động là vấn đề bức xúc
nhất của các quốc gia. Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho người lao
động, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ thất nghiệp, thu hút một số lượng lao động rất
lớn, nâng cao mức sống của người dân. Đối với nhiều người, du lịch được nhìn
nhận như một nghề kinh doanh béo bở, dễ làm. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi hay
chuyển hướng sang kinh doanh du lịch là một động cơ tốt để mọi người trau dồi,
bổ sung các kiến thức cần thiết như ngoại ngữ, giao tiếp, văn hóa, lịch sử v.v...
Theo tính toán của các chuyên gia du lịch, cứ một việc làm trực tiếp trong ngành
du lịch sẽ tạo ra từ 1,3 - 3,3 việc làm của ngành khác. Theo Tổng cục Du lịch,
hiện tại, cả nước có trên 1,3 triệu lao đô ̣ng du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao
động cả nước. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, đến năm 2020,
ngành du lịch cả nước cần trên 2 triệu lao đô ̣ng trực tiếp làm việc cho các cơ sở
dịch vụ du lịch; chưa kể một lượng lao động cung cấp cho du lịch tàu biển.
(Xuân Hòa, 2017).
Phát triển du lịch góp phần ngăn cản luồng di dân tự do từ nông thôn lên
thành phố vì du lịch đã tạo điều kiện để người nông dân kiếm được việc làm
ngay trên quê hương của mình bằng các nghề chăn nuôi, trồng trọt, làm các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch. Phát triển du lịch
góp phần nâng cao dân trí, làm phong phú thêm nhận thức, đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân, đồng thời góp phần mở rộng và củng cố mối quan hệ hợp tác,
ngoại giao, giao lưu kinh tế, văn hóa khoa học, kỹ thuật, tạo mối quan hệ thân
thiện, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, giữa các quốc gia. Phát triển du lịch sẽ
góp phần xóa đói giảm nghèo, sẽ làm thay đổi diện mạo của một vùng, của một
quốc gia ngày càng văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, hậu quả đầu tiên về
mặt xã hội khi phát triển du lịch có thể làm phát sinh và gia tăng các tệ nạn xã hội
như mại dâm, cờ bạc, ma túy. Thậm chí ở một số nước còn tổ chức nhiều nhà
chứa phục vụ khách, nguy hiểm hơn, giờ đây còn xuất hiện ngày càng gia tăng
tình dục trẻ em. Nhiều khách sạn núp dưới chiêu bài dancing, karaoke, cắt tóc
thư giãn, để tổ chức mại dâm (Nguyễn Đình Hòe, 2001).
Thứ ba, về mặt văn hóa
Mỗi dân tộc trên thế giới có một nền văn hóa truyền thống riêng, được hun
đúc từ bao đời. Du lịch là một trong những điều kiện quan trọng để các dân tộc
giao lưu văn hóa với nhau. Những yếu tố văn minh trong nền văn hóa nhân loại

14
càng phát triển càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hóa dân tộc.
Văn hóa dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng thêm nền văn hóa
nhân loại, nâng cao trí thức của con người. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn
muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa của địa phương và con người
địa phương. Đối với các quốc gia, du lịch có vai trò làm tăng cường sự hiểu biết,
tình hữu nghị giữa các dân tộc, là sứ giả của hòa bình và hợp tác hữu nghị giữa
các dân tộc. Đối với một quốc gia, du lịch là điều kiện để mọi người hiểu nhau
hơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng, điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi
thanh niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm
việc căng thẳng theo dây chuyền v.v... Những chuyến tham quan du lịch tại các
di tích lịch sử, các công trình văn hóa, có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước,
khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực tiếp với các di tích lịch sử, các
công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên, du
khách sẽ thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của của các di tích, các công trình
văn hóa (có thể không có quy mô đồ sộ trước mắt) mà thường ngày không để ý
tới. Cũng chính nhờ có du lịch mà cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn,
các nền văn hóa có điều kiện hòa nhập với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh
thần của con người trở nên phong phú hơn. Du lịch sẽ là động lực trực tiếp và
gián tiếp nhằm chấn hưng, bảo tồn, bảo tàng, phát triển những tài sản văn hóa
quốc gia, sẽ khôi phục và phát triển các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, các
loại hình nghệ thuật truyền thống, các nghề thủ công mỹ nghệ... Thực tiễn ở Việt
Nam cho thấy, nhờ du lịch phát triển mà một số công trình kiến trúc như đền đài,
miếu, chùa, cung điện được cứu khỏi sự sụp đổ. Những loại hình nghệ thuật
truyền thống như tuồng, chèo, ca Huế, múa cung đình có nguy cơ bị mai một,
lãng quên nhờ có du lịch nay đã được khôi phục và phát triển. Nhưng sự phát
triển du lịch cũng đã kéo theo cả những nền văn hóa của các nước khác thông
qua khách du lịch trong đó có cả những văn hóa, lối sống trái với thuần phong
mỹ tục, làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc (Dương
Văn Sáu, Lê Hồng Lý, 2010).
Thứ tư, về môi trường
Phát triển du lịch có tác dụng thúc đẩy cải tạo môi trường, làm cho
cảnh quan, môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp hơn. Mặt khác, phát triển
du lịch là động lực thúc đẩy xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng quốc gia, các sân chim... Là

15
điều kiện tốt để bảo vệ các loài động, thực vật quí hiếm, bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển du lịch có nguy cơ làm hủy hoại,
phá vỡ hệ sinh thái môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước, tàn phá các danh
lam thắng cảnh, làm cạn kiệt dần nguồn tài nguyên thiên nhiên. Du lịch là
ngành hoạt động đòi hỏi môi trường và khoảng không rất lớn, là yếu tố nội
tại của ngành du lịch. Văn hóa và môi trường là nguyên liệu thô của ngành
công nghiệp du lịch. Vấn đề đặt ra cho người lãnh đạo, người quản lý, người
kinh doanh là phải có chiến lược phát triển du lịch đúng đắn để phát huy
mạnh mẽ những thế mạnh và hạn chế đến mức tối đa những mặt tiêu cực do
phát triển du lịch đem lại. Đồng thời, đây cũng là trách nhiệm mỗi người
dân, là trách nhiệm chung của toàn xã hội (Dương Văn Sáu, Lê Hồng Lý,
2010).
2.1.4. Nội dung phát triển du lịch
2.1.4.1. Phát triển sản phẩm du lịch
M.1.4.1. Phát triển sản phẩm du lịchbao g.1. - Sg.1. Phát triển sản
phẩm sản phẩm du l phẩmát triển sản phẩm hin phẩmmát triển sản phẩm du
lịchng nhu c̉mmát triển sản phẩm du lịchhơn và đi nhi triển sản phẩm du lịch
trong mi nhi triển sản phẩm du lị - Sng mi nhi triển sản phẩm du lịch Căn c mi
nhi triển sản phẩm du lịchh, dựa theo kinh nghiệm phát triển du lịch của một
số địa phương trong nước và một số nước trên thế giới để tổ chức hoạt động
du lịch mới nhằm thu hút khách du lịch. Sự ra đời của các loại hình du lịch
mới hơn, được khách du lịch đón nhận, đó chính là kết quả của quá trình
nghiên cứu phát triển du lịch.
Hai là, sự phát triển du lịch theo chiều sâu, bao gồm:
Nâng cao chphát triển dusản phẩm du lphẩmchphát triển du lịch theo
chiều sâu, bao gồm:ịa phương trong nước và một số nước trên thế giới để tổ
chức hotrọng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục
vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao năng lực tổ chức dịch vụ để không
ngừng đổi mới, bắt kịp với xu thế phát triển chung của xã hội.
- Hoàn thihphát triển du lịch theo chiều sâu, bao gồm:ị hệ thống dịch
vụ dịch vụ đã được tổ chức nhưng còn hoạt động rời rạc, đơn lẻ và xây dựng
chưa hoàn thiện, phát triển sản phẩm du lịch là việc tổ chức các dịch vụ trong

16
chuỗi cung cấp dịch vụ đảm bảo đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, liên kết chặt chẽ
hơn để phục vụ tốt hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách tham quan.
- Koàn thihphát triển du lịch theo chiều sâu, bao gồm:ị hệ thống dịch
vụ dịch vụ đã được tổ chức nhưng còn hoạt động rời rạc, đơn lẻ và xây dựng
chưa hoàn thiện, phát triển sản phẩm du lịch là việc tác động hai chiều để
cùng phát triển, tạo thành chương trình phát triển du lịch liên vùng để có sức
lôi cuốn khách du lịch mạnh mẽ hơn.
2.1.4.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
Cơ s4.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịchlà m4.2. Đầu tư cơ sở
iều kiện không thể thiếu được để phát triển du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật và
kết cấu hạ tầng tốt, đồng bộ tạo điều kiện thuận cho phát triển du lịch, ngược
lại sẽ gây khó khăn cho phát triển du lịch (Đồng Ngọc Minh, 2000).
Đ m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ăn chốn ở cho khách du lịch. Đây là hai dịch
vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du lịch, chúng đáp ứng nhu cầu
bản năng của con người (ăn và ngủ), khi họ sống ngoài nơi cư trú thường
xuyên của họ. Dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ trọng lớn trong giá
thành của các sản phẩm du lịch. Đầu tư vào cơ sơ vật chất kỹ thuật kết cấu hạ
tầng và dịch vụ ăn uống: Bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất, tham gia
vao việc sản xuất và cung ứng các dịch vụ hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu
ăn uống và giả trí của du khách. Chúng bao gồm tất cả các phòng ăn, phòng
uống nhà kho, nhà bếp, các trang thiết bị tiện nghi phục vụ khách ngủ qua
đêm. Các loại hình cơ sở lưu trữ gồm: Khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, lang du
lịch trang trại (Đồng Ngọc Minh, 2010).
M m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng nhằm đảm bảo nơi ăn chốn ở cho khách du lịch. Đây là hai dịch
vụ đặc trưng nhất của hoạt động kinh doanh du nước mình, hàng thực phẩm
và các hàng hoá khác. Cơ sở vật chất kỹ thuật này gồm hai phần: Một phần
thuộc các trung tâm dịch vụ du lịch, phục vụ khách du lịch là chủ yếu, ph
m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ
tầng phương, đồng thời càng đóng vai trò quan trọng đối với phục vụ khách
du lịch, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động nơi đó (Đồng Ngọc Minh,
2010).

17
Đ m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng phương, đồng thời cànlợi cho kỳ nghỉ của du khách làm cho nó
trở nên tích cực hơn. Các cơ sở thể thao bao gồm cả các công trình thể thao,
các phòng thể thao với nhiều loại khác nhau, các thiết bị chuyên dùng cho
mỗi lại thể thao như: bể bơi, xe đạp nước, sân quần vợt, sân bóng đá, sân golf,
trường đua ngựa... Ngày nay, công trình thể thao là một bộ phận không thể
tách rời, cơ sở vật chất của các trung tâm du lịch, chúng làm phong phú và đa
dạng các loại hình hoạt động du lịch, làm tăng sự hấp dẫn, kéo dài thời gian
lưu trú của khách, làm tăng hiệu quả sự dụng khách sạn, nhà nghỉ nhà trọ...
(Đồng Ngọc Minh, 2010).
Đ m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết
cấu hạ tầng phương, đồng thời cànlợi cho kỳ nghỉ của du khách làm cho nó
trở nên tích cực hơnchữa bệnh (bằng nước khoáng, ánh nắng mặt trời, xông
hơi nóng, mát xa, các món ăn kiêng), các phòng y tế khác. Đầu tư vào công
trình phục vụ văn hoá thông tin: Bao gồm các trung tâm văn hoá thông tin,
phòng chiếu phim, câu lạc bộ, phòng triển lãm, internet, phòng đọc sách...hoạt
động văn hoá thông tin có thể được tổ chức thông qua các buổi dạ hội hữu
nghị, dạ hội hoá trang, đêm ca nhạc, tổ chức các buổi gặp gỡ trao đổi giữa
những người khách du lịch có cùng nghề, buổi chiếu phim, xem kịch, tham
quan bảo tàng. Đầu tư vào giao thông vận tải: bao gồm đường bộ, đường
hàng không, đư m4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật
và kết cấu hạ tầng phương, đồng thời cànlợi cho kỳ nghỉ của du khách làm
cho nó trở nên tích cực hơnchữa bệnh (bằng nương, một đất nước. Đầu vào
cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác bao gồm: Trạm xăng dầu, thiết bị cấp
cứu như du lịch mạo hiểm, xưởng sửa ch4.2. Đầu tư cơ sở iều kiện Đầu tư
vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phương, đồng thời cànlợi cho
kỳà, bưu điện, phòng sao chép. Ngoài ra đảm nhận việc vận chuy2. Đầu tư cơ
sở iều kiện Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phương,
đồng thời cànlợi cho kỳà, bưu điện, phòng sao chép. Ngoài2.1.4.3. Phát triển
nguồn nhân lực du lịch
Ngu.4 nhân lực trong ngành du lịch là tổng hòa năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong toàn bộ những người đang và sẽ tham gia vào lực
lượng lao động trong ngành du lịch, có khả năng hoàn thành tốt các mục tiêu,
nhiệm vụ của tiến trình phát triển ngành du lịch, trong đó tốc độ tăng của

18
năng lực chịu đựng áp lực công việc và năng lực sáng tạo cũng như cơ cấu
của lực lượng lao động trong ngành du lịch phải phù hợp với tốc độ tăng nhu
cầu xã hội trong tỉnh, khu vực và trên thế giới (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015).
Có nhinhân lực trong ngành du ln nguồn nhân lực trong ngành du lcng
ngành du lịcnguồn nhân lực ngành du l lựclcng ngành du lịch là tổng hòa
năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong toàn bộ những người đanlao động
đang và sl lựclcng ngành du lịcong ngành du lịch, bao gồm: lao động
thuđộngsl lựclcnquản lý nhà nước vản lý nhà nước ngành du lịcong ngành du
lịch, bao gồm: hất và tinh thần lao động trong các doanh nghingành du lịcong
ngành du lịch, bao gồm: hất và tinh thần tồlao động nghiệp vụ trong các
khách sạn- nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyểndu lịch..., lao động làm
công tác đào tc khách sạn- nhà hàng, công ty lữ hành, vận chuyểninh thần
tồn tại trong toàn bộ những người đanguồn nhân lực du ln nhân lựco tc
khách sạn- nhà hànng và chất lượng của lao động du lịch về mặt thể lực, kiến
thức, kỹ năng và tinh thần của người lao động cũng như về cơ cấu nhân lực
hợp lý để tham gia vào quá trình phát triển chung của các vùng phụ cận và cả
nước. Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch là tổng thể các hình thức,
phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất
lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý – xã hội) làm
gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực ngành du lgành dân
lựco tcới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trong từng
giai đoạn phát triển (Nguyễn Thị Hồng Vân, 2015).
2.1.4.4. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Mục đích của hoạt động quảng bá thương hiệu khuyến khích phát
triển du lịch là nhằm cung cấp thông tin cho du khách bao gồm thông tin
các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở thể thao,
các di tích lịch sử - văn hoá, truyền thống và phong tục tập quán của các dân
tộc... làm cho khách du lịch họ nhận thức đúng và đầy đủ hơn các sản phẩm
du lịch, đồng thời thuyết phục họ mua hàng mua sản phẩm ở các khu du
lịch. Tuyên truyền, quảng bá là phải nhằm vào thị trường khách cụ thể để
đạt được mục đích ở thị trường đó. Như vậy dựa vào thị trường mục tiêu để
xác lập mục tiêu cổ động. Cần lựa chọn biện pháp xúc tiến là một trong năm
hình thức sau: Tuyên truyền, quảng bá, khuyến khích, trao hàng và xúc tiến
bán hàng trực tiếp. Trên cơ sở đó xác định được thời gian tiến hành tuyên

19
truyền quảng bá thương hiệu, khuyến mại để phát triển du lịch. Tuyên
truyền, quảng bá đòi hỏi một chi phí khá lớn, nhưng rất cần thiết trong các
hoạt động quảng cáo sản phẩm của các kinh doanh du lịch, bởi vì hiệu quả
nó rất lớn, khó lượng hoá hết. Theo tổ chức du lịch thế giới, ngân sách về
tuyên truyền quảng bá thương hiệu và khuyến khích của các nước đều tăng.
Có nhiều nước đã dành một khoản ngân sách rất lớn chi cho hoạt động này
như: Canada 27 triệu USD, Hồng Kông 15 triệu USD, Singapore 13 triệu
USD năm 2016... Theo các nhà kinh tế, nếu bỏ ra 1 USD cho việc truyền
truyền quảng bá du lịch thì sẽ thu được 150 USD. Nhưng ở châu Âu lại tăng
lên đến 360 USD (Phan Thị Thái Hà, 2017).
Như vậy, đây cũng là yếu tố rất quan trọng để phát triển du lịch của nước
mình. Ngoài ra nhà nước cũng đã có những chính sách và biện pháp hữu
hiệu để xúc tiến quảng bá du lịch, đẩy mạnh đầu tư để xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng cho khách du lịch, điểm du lịch trọng điểm.
Để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển du lịch, hoạt động tổ chức phục vụ du
lịch đã được xã hội hoá ngày càng rộng rãi với nhiều thành phần kinh tế
tham gia. Nhiều doanh nghiệp nhân doanh, liên doanh đã và đang hoạt động
khá hiệu quả trong lĩnh vực này. Nhiều khu du lịch sinh thái gắn với các di
tích lịch sử - văn hoá, các khu vui chơi giải trí...đã thu hút thêm nhiều khách
du lịch trong nước và quốc tế.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
2.1.5.1. Chủ trương, chính sách, quy định
Là nhân tChủ trương, chính sách, quy địnhià nhân tChủ trương, chính
sách, quy định nhnhân tChủ trương, chím hay thúc đẩy du lịch phát triển.
Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối
phát triển kinh tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự
phát triển chung của xã hội (Vũ Văn Đông, 2014).
Đây là yChủ trrất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của
ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện
pháp đúng đắn để phát triển ngành này (Nguyễn Quang Lân, 2015).
Kinh t yChủ trrất quan trọng để phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Bởi lẽ đường lối, chính sách phát triển du lịch xác định rõ vị trí của

20
ngành du lịch trong tổng thể các ngành kinh tế xã hội và có định hướng, biện
phát triển rất năng động trong việc kế hoạch hóa đầu tư thành ngành du lịch
quốc gia liên kết chặt chẽ với nền thương mại du lịch của các nước trên thế
giới (Minh An, 2018).
2.1.5.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Từ khi nhà nước ra đời với tư cách là một công cụ quyền lực chung để
duy trì trật tự xã hội thì bất cứ lĩnh vực nào của đời sống xã hội đều phải được
quản lý bởi Nhà nước. Du lịch là một hiện tượng, một dạng hay lĩnh vực, ngành
kinh tế - xã hội tổng hợp bởi vậy nó ngày càng đòi hỏi có sự quản lý chặt chẽ của
Nhà nước (Nguyễn Thị Doan, 2015).
Sự quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch là đòi hỏi khách quan, cần
thiết bởi những lý do sau:
Một là, chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo dựng môi trường thuận lợi và an
toàn để du lịch phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Mặt khác, ngoài chính sách,
pháp luật, nhà nước còn có nhiều công cụ để điều tiết quá trình phát triển của du
lịch như thuế, phí, giá cả, tiền tệ, thông tin… (Nguyễn Thị Doan, 2015).
Hai là, Bất cứ một ngành kinh tế nào cũng không thể phát triển độc lập, hơn thế
nữa, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, bản thân nó muốn phát triển phải có
sự phối hợp đồng bộ với các ngành kinh tế khác. Do đó, rất cần thiết phải có sự
điều tiết của nhà nước nhằm đảm bảo phát triển ngành du lịch phù hợp với định
hướng và yêu cầu phát triển tổng thể nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Thị Doan,
2015).
Ba là, sự quản lý của nhà nước nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực có thể phát
sinh từ hoạt động du lịch: duy tu, bảo tồn các công trình văn hóa; chống suy thoái
môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên; xử lý các vi phạm pháp luật
trong hoạt động, kinh doanh du lịch… Đó là những vấn đề mà không một chủ thể
nào của nền kinh tế muốn làm và có thể làm được như nhà nước (Nguyễn Thị
Doan, 2015).
Mục đích tổng quát nhất của công tác quản lý nhà nước về du lịch là phát
triển du lịch bền vững, góp phần quan trọng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội, tạo
việc làm và thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và
địa phương.
2.1.5.3. Tình hình trật tự, an ninh xã hội

21
Tình hình trật tự, an ninh xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt đến quá
trình phát triển du lịch. Việc quản lý điểm đến thống nhất giữa chính quyền địa
phương và các cơ quan chức năng chuyên ngành về du lịch, môi trường, văn hóa,
xã hội, an ninh, trật tự... trách nhiệm quản lý của các đơn vị chức năng có liên
quan và các lực lượng xã hội giữa các bên trong giải quyết, ứng phó và kiểm soát
môi trường, an toàn, vệ sinh, trật tự, văn minh trong kinh doanh và ứng xử du
lịch... Tất cả những điều này tạo nên hình ảnh điểm đến du lịch được xây dựng
theo chiều hướng tốt hay bị phương hại theo chiều hướng xấu (Bộ Văn hoá, Thể
thao và Du lịch, 2014).
Nhiều dịch vụ phục vụ du lịch như điểm mua sắm, điểm dừng chân, nhà hàng ăn
uống, vận chuyển tham gia tích cực phục vụ khách du lịch, tạo ra chất lượng sản
phẩm du lịch chung… nếu có có cơ chế phối hợp kiểm soát chặt chẽ trong một hệ
thống quản lý Đa ngành thì sẽ hạn chế dẫn đến triệt tiêu được những hoạt động
kinh doanh dịch vụ thiếu chất lượng, mang tính chộp giật… làm mất niềm tin của
du khách (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2014).
2.1.5.4. Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp
Ý thức của người dân và doanh nghiê ̣p là mô ̣t trong những yếu tố cốt lõi
để nâng đảm bảo vè nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng như tính bền
vững của du lịch, nó tỷ lê ̣ thuâ ̣n với chất lượng của hoạt đô ̣ng du lịch.
Để phát triển du lịch, người dân địa phương cũng như doanh nghiệp kinh doanh
du lịch cần nhận thức rõ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên
ngành, liên vùng, xã hội hóa cao và nội dung văn hóa sâu sắc; có khả năng đóng
góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt
về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng (Ban
Chấp hành Trung ương, 2017).
Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị
trường, bảo đảm nhất quán từ quan điểm, mục tiêu, chương trình hành động và
có thể chế, chính sách đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng
trong xây dựng, bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững,
không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch địa phương
cũng như của Việt Nam (Ban Chấp hành Trung ương, 2017).

22
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của một số nước trên thế giới
2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ, tài nguyên hạn chế nhưng đã biết phát
triển triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực con người để có
được những bước phát triển vượt bậc. Diện tích nước này chỉ có 710km2 nhưng
có tới hơn 5,6 triệu người hiện đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có gần 2
triệu người nước ngoài. Du lịch của Singapore những năm vừa qua đạt được
những thành tựu vượt bậc. Theo công bố mới nhất của Euromonitor International,
Singapore hiện đang ở vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng danh sách top 100 điểm
đến du lịch trên thế giới, vượt qua London và hứa hẹn trở thành điểm đến có số
người tói du lịch nhiều thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 (Việt Hà, 2017).
Để có được kết quả này, phải kể đến sự thành công của việc hoạch định,
xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù hợp cho từng giai đoạn
của Chính phủ Singapore. Từ năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định chiến
lược, xây dựng nhiều kế hoạch phát triển du lịch khác nhau như: “Kế hoạch du
lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế hoạch
phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch 2015” (năm
2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012)… (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Với “Kế hoạch phát triển du lịch” (năm 1986), Singapore chủ trương bảo
tồn và khôi phục các khu lịch sử văn hóa như: Khu phố của người Hoa, Tanjong
Tagar, Little India, Kampong Giam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển
chiến lược” (năm 1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới
như: du thuyền, du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển
các thị trường du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung
phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo
dục, nâng cao nhận thức của người dân về du lịch... Năm 1996, Singapore triển
khai “Du lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du
lịch trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du
lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn du
lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore” (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Trong “Du lịch 2015” (năm 2005), Singapore tập trung phát triển các thị
trường chính với phương châm tạo sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển

23
Singapore thành một điểm du lịch “phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm
cung cấp các dịch vụ đáng nhớ cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch,
phát triển các doanh nghiệp du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp,
phát triển các sản phẩm trọng tâm của du lịch... Năm 2012, Singgapore chi 300
triệu đô Sing để tổ chức các sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các
sản phẩm du lịch, chi 265 triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến
năm 2015, Singapore đầu tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, đón
khoảng 17 triệu khách du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô
Sing (Trần Thị Hồng Lan, 2017).
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất
tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch
phát triên du lịch của Việt Nam nói chung và của thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ
An nói riêng.
2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Malaysia
Malaysia là quốc gia có ngành công nghiệp du lịch phát triển nhất trong
khu vực ASEAN, đồng thời cũng là đất nước rất thành công trong việc tổ chức
các hoạt động xúc tiến du lịch, đặc biệt là thương hiệu ”Malaysia - Châu Á đích
thực” (Malaysia - Truly Asia). Trong kế hoạch phát triển kinh tế của Malaysia,
du lịch được xác định là ngành mang lại nguồn ngoại tệ lớn nhất và tạo ra nhiều
việc làm cho đất nước. Trong khối ASEAN, Malaysia cũng được đánh giá là một
trong những nước đứng đầu về du lịch trên cả 2 phương diện: thu hút khách du
lịch đến Malaysia và người Malaysia đi du lịch nước ngoài. Theo thống kê của
Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2010, Malaysia là một trong 10 nước trên thế giới
có lượng khách du lịch quốc tế đến nhiều nhất với 24,5 triệu lượt khách và doanh
thu du lịch đạt 180,8 tỷ USD. Năm 2014, dù gặp tới 2 thảm họa hàng không
khiến ngành du lịch nước này lao đao, song Malaysia vẫn thu hút được tới 27,5
triệu lượt khách, doanh thu từ khách du lịch quốc tế lên tới 72 tỷ Ringgit, tương
đương 414.000 tỷ đồng (Hồng Hà, 2016).
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du
lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung
vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào thị
trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách du
lịch. Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ gìn
môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch quốc

24
gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú trọng
tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng). Trong bối
cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những sáng kiến và
cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ chức các sự
kiện có tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của tôi” để
khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi, du lịch
và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia cũng tập
trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm, tập trung các sản
phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và từng hoạt
động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, các
địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa bệnh, du lịch
giáo dục... (Vũ Đình Thường, 2015).
Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi du
lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường du lịch có khả năng chi
trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du lịch chính với
các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát triển du lịch từ
những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có tính quốc gia này,
các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những kế hoạch phát triển
du lịch cụ thể (Vũ Đình Thường, 2015).
2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan
Thái Lan là nước có ngành du lịch phát triển mạnh ở châu Á. Ngành du lịch
là ngành thu được nguồn ngoại tệ chủ yếu và cao hơn các ngành sản xuất khác của
Thái Lan. Hàng năm, Thái Lan đón một lượng khách du lịch quốc tế trên 10 triệu
lượt người. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của Thái Lan là các nước trong khối
ASEAN, châu Á, châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ… (Hà Trang, 2017).
Một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Thái Lan có thể kể đến là:
Một là, chính sách xuất nhập cảnh. Thái Lan là một trong những quốc gia
tiên phong trong việc thực hiện chính sách “Bầu trời mở”. Thái Lan đã có những
biện pháp để đơn giản hóa thủ tục visa cho công dân các nước vào du lịch Thái
Lan. Hiện nay công dân của 55 quốc gia và vùng lãnh thổ không cần visa vào
Thái Lan nếu đến Thái Lan với mục đích du lịch và ở lại không quá 30 ngày đối
với mỗi lần viếng thăm. Nếu như công dân của những nước đến du lịch Thái Lan
thông qua các điểm nhập cảnh ở các nước tiếp giáp biên giới với Thái Lan thì sẽ

25
được miễn visa du lịch trong thời hạn 15 ngày, ngoại trừ công dân Malaysia được
miễn visa du lịch nếu lưu trú không quá 30 ngày. Thái Lan đã có thỏa thuận song
phương về miễn visa với các nước như Brazil, Hàn Quốc và Pê ru, Ác-hen-ti-na,
Chi Lê. Các thỏa thuận này cho phép công dân các nước trên có hộ chiếu ngoại
giao hay phổ thông đều được miễn visa đối với mỗi lần viếng thăm Thái Lan
không quá 90 ngày. Công dân nước ngoài viếng thăm Thái Lan với mục đích
kinh doanh có thể dùng visa loại “B” trong vòng 3 năm. Loại visa này được phát
hành cho giới doanh nhân và có giá trị trong vòng 3 năm, cho phép người giữ
visa có thể viếng thăm thường xuyên mà không cần xin visa cho mỗi lần đi trong
thời hạn 3 năm và ở tại các khách sạn của Thái Lan trong thời gian không quá 90
ngày đối với mỗi lần viếng thăm (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Hai là, chính sách thuế. Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của
việc mua sắm ở Thái Lan là chính sách thuế. Du khách đến Thái Lan theo visa du
lịch sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax - VAT) (thuế suất
7%) đối với những hàng hóa đã được mua tại các cửa hàng có treo biển hiệu
“Hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch”. Ngoài ra, các địa điểm bán hàng
thủ công địa phương của Thái Lan cũng được chính phủ miễn thuế VAT. Các
công ty lữ hành có thu nhập thấp hơn 600.000 baht cũng được miễn thuế VAT.
Với các công ty lữ hành có thu nhập lớn hơn 600.000 baht nhưng ít hơn
1.200.000 bath thì được quyền lựa chọn chỉ nộp 1,5% thuế doanh thu hoặc nộp
thuế VAT thông thường (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Ba là, phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch như: du lịch văn hóa, du
lịch sinh thái, du lịch MICE, du lịch chữa bệnh, du lịch nông nghiệp, du lịch mua
sắm… cùng các biện pháp truyền thông, marketing nhằm khuyến khích chi tiêu
của du khách (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Việt Nam
2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Quảng Nam
Du lịch có trách nhiệm thân thiện với môi trường và xã hội, là một xu
hướng tương đối mới mẻ. Các nhà kinh doanh du lịch đang tiếp cận và bước đầu
đã thu được thành công từ xu hướng này. Khái niệm du lịch có trách nhiệm thân
thiện với môi trường, xã hội để phát triển bền vững hiện đang được các nhà làm
du lịch và chính quyền Quảng Nam quan tâm. Quảng Nam đang triển khai dự án
“Chiến lược tổng thể lồng ghép văn hóa và du lịch để phát triển bền vững’’ tại
Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và các di sản văn hóa thế giới Hội
An, Mỹ Sơn nhằm khai thác tối đa lợi thế để phát triển du lịch nhưng vẫn bảo vệ

26
các di sản không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch. Khai thác du lịch bền
vững là hướng đi phù hợp của Quảng Nam, không chỉ giúp việc khai thác du lịch
đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn bảo vệ, gìn giữ những giá trị về tự nhiên, sinh
thái cũng như văn hóa, xã hội; vừa đem lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp vừa
nâng cao mức sống cho dân cư (Khánh Thủy, 2010).
Yêu cầu đặt ra khi doanh nghiệp phát triển du lịch là không ảnh hưởng
đến môi trường, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến những khu vực rộng lớn. Đồng
thời tập trung phát triển những khu vực nhỏ như các buôn làng, cộng đồng dân
cư mà ít bị ảnh hưởng về văn hóa và xã hội. Lợi nhuận thu được sẽ chia sẻ với
người dân địa phương và cộng đồng. Một số chương trình du lịch do các doanh
nghiệp tổ chức mang tính cộng đồng, trách nhiệm và đạt hiệu quả cao góp phần
vào hướng đi bền vững của Quảng Nam như Tour du lịch “Một ngày làm cư dân
làng rau Trà Quế” của Hoi An Travel và Eco Tour - tour du lịch sinh thái của
Công ty Du lịch Khoa Trần, là những tour du lịch rất đắt khách hiện nay ở Quảng
Nam. Chương trình du lịch này giúp cho du khách cùng khám phá cuộc sống và
công việc thường nhật của người trồng rau; tham gia hoạt động làm nông, ngư
dân và nhặt rác bảo vệ môi trường. Tour du lịch rất có ý nghĩa về xã hội. về phía
người dân, nhờ có du lịch mà họ có thêm thu nhập, ý thức hơn về việc giữ gìn
làng nghề truyền thống (Khánh Thủy, 2010).
2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở khu bảo tồn biển Rạn Trào, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
Rạn Trào nổi tiếng là một địa danh có nghề nuôi tôm hùm lồng và còn là
nơi duy nhất có độ bao phủ các rạn san hô cao trên 60% trong 13 rạn lớn nhỏ ở xã
Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, thành phố Khánh Hoà. Nơi đây còn tồn tại khá nhiều
loài sinh vật biển quí hiếm như bào ngư, hải sâm, cá ngựa, hải quỳ, thích hợp với
loại hình du lịch sinh thái, một trong những loại hình du lịch mang tính bền vững
(Phương Minh, 2010).
Trước khi chưa thành lập khu bảo vệ Rạn Trào, nơi đây độ phủ san hô cứng
ước tính 10-20%. Tuy nhiên, hoạt động khai thác thủy sản quá mức cùng với
phương pháp khai thác mang tính hủy diệt đã làm suy giảm các nguồn lọi, đặc biệt
một số rạn san hô như rạn Cạn, rạn Sụn... gần như biến mất. Tình trạng còn trở nên
xấu hơn do sự nuôi trồng thủy sản (tôm hùm, tôm sú) bừa bãi, gây ô nhiễm môi
trường, gia tăng dịch bệnh và mâu thuẫn xã hội (Phương Minh, 2010).
Mô hình Khu bảo tồn biển Rạn Trào có sự tham gia tích cực của cộng đồng
và chính quyền địa phương, dựa trên nhu cầu và nỗ lực của địa phương để bảo vệ,

27
giữ gìn các rạn san hô quan trọng và các hệ sinh thái liên quan, phục hồi, tái tạo lại
môi trường ven bờ đang bị suy thoái mang lại lợi ích lâu dài và cải thiện điều kiện
kinh tế - xã hội của người dân địa phương.
Mô hình này đã tăng cường khả năng tiếp cận đồng quản lý thông qua làm
việc với các nhóm cộng đồng địa phương và mở rộng sự hợp tác với các bên liên
quan khác trong đó có các cơ quan quản lý cấp huyện, cấp thành phố. Sự tham gia
và kết nối giữa chính quyền và người dân luôn là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự quản
lý thành công nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu bảo vệ (Phương Minh, 2010).
Du lịch sinh thái cộng đồng là một trong những lựa chọn tốt nhất đối với
việc bảo vệ môi trường, đồng thời tạo nguồn sinh kế mới cho người dân địa
phương, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên.
Tuy nhiên ở Rạn Trào, việc thiếu hụt lực lượng làm du lịch chuyên nghiệp,
phương tiện chuyên chở khách du lịch đủ tiêu chuẩn đang là khó khăn lớn nhất cho
phát triển du lịch nơi đây. Bên cạnh đó, những trở ngại về thủ tục giấy tờ cho
khách du lịch nước ngoài ra thăm Rạn Trào do khu vực này liên quan đến biên giới
trên biển cũng đang khiến các nhà làm du lịch và cơ quan quản lý nhà nước tìm
cách tháo gỡ.
Việc quảng bá chưa sâu rộng cũng là lý do khiến các điểm du lịch sinh thái
mới này chưa lọt vào tầm ngắm của số đông du khách, đặc biệt là du khách nước
ngoài, đối tượng rất ưa chuộng loại hình du lịch sinh thái (Phương Minh, 2010).
2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên - Huế, có diện tích 5062,59 km2, dân số 1.088.822 người (Niên
giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2009). Tỉnh Thừa Thiên Huế có lưng dựa vào
mạch Trường sơn hùng vĩ, chân choài ra biển Đông bao la là một phần lãnh thổ
miền Trung Việt nam, nằm lọt giữa dãy Hoành Sơn ở phía Bắc và dãy Bạch Mã ở
phía Nam. Nằm trên trục giao thông đường bộ và đường sắt xuyên Việt, có đường
thông sang Lào và đông bắc Thái Lan cùng sân bay quốc tế Phú Bài, cảng biển
Chân Mây, lại cận kề những trung tâm DL lớn ở hai đầu nam và bắc Trung Bộ, có
thể nói Thừa Thiên Huế có điều kiện khá thuận lợi để phát triển du lịch.
Huế là kinh đô Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị
di sản văn hóa nơi đây vừa hội tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc,
vừa thể hiện nét riêng hấp dẫn của một vùng văn hóa. Cùng với quần thể di tích cố
đô là di sản VH thế giới, Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại

28
hình âm nhạc truyền thống nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa
phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vừa được UNESCO công nhận. Gần đây
nhất, ủy ban di sản thế giới của UNESCO đã đề nghị tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ
sơ đệ trình sông Hương và cảnh quan đôi bờ sông là di sản văn hóa thế giới.
Từ thực tế phát triển ngành du lịch Huế có thể rút ra một số kinh nghiệm:
Thứ nhất, xác định du lịch là ngành kinh tế của tỉnh, từ đó coi việc phát
triển du lịch là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, của toàn dân.
Tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức
quản lý và định hướng phát triển du lịch. Đối với các ngành, lĩnh vực làm dịch vụ
trực tiếp du khách phải tập trung nâng cấp cơ sở, vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn
nhân lực có chất lượng để phục vụ du khách. Phân cấp các địa phương tham gia
phát triển du lịch sinh thái, du lịch đồng quê và cung cấp các loại thực phẩm,
hàng lưu niệm. Đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người
dân, tạo môi trường văn hóa, thân thiện, an toàn để thu hút du khách.
Khai thác lợi thế về lịch sử, văn hóa kết hợp phát triển các loại hình du
lịch khác. Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên Huế phát triển
nhiều loại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh
thái, thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng... Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo
hướng bền vững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống,
bảo vệ tốt môi trường và cảnh quan. Những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh đã
từng bước khắc phục khó khăn, vượt qua khủng hoảng và thiên tai, đạt được một
số kết quả khả quan, thể hiện ở mức độ tăng trưởng bình quân 17%/ năm và ổn
định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyển biến tích cực trên một số mặt
hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng cao mức thu nhập của
nhân dân. Các chỉ tiêu về lượt khách, doanh thu đều tăng so với các năm trước
(Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Thứ hai, khuyến khích các thành phần kỉnh tế xây dựng, năng cấp cơ sở
vật chất, kỹ thuật.
Cùng với đầu tư của ngân sách, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khuyến khích các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để
đáp ứng nhu cầu của du khách đang ngày càng tăng lên. Hệ thống nhà hàng đặc
sản, nhà hàng vườn cũng được mở rộng và phát triển. Các phương tiện vận
chuyển thuyền du lịch, taxi, ô tô các loại không ngừng được đổi mới và nâng cao
chất lượng (Nguyễn Thành Tấn, 2011).

29
Thứ ba, mở rộng liên doanh, liên kết bên ngoài.
Trong các năm qua, tỉnh chủ trương đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích
cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai phát triển du
lịch. Chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch cũng ngày càng được nâng cao,
tỉnh đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa, du lịch lớn, nhất là Liên hoan
(Festival) Huế, tạo ấn tượng tốt và giúp quảng bá du lịch Thừa Thiên - Huế đến
nhiều vùng đất nước và ở nước ngoài (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
Thứ tư, thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư các hoạt động du lịch.
Với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành du lịch mũi nhọn,
tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, quy định hỗ trợ, ưu đãi về mặt bằng, vốn, thuế
kêu gọi các nguồn đầu tư. Trước hết là đẩy mạnh công tác quy hoạch, lập quy
hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch phù hợp tình hình thực tế. Bước đầu, đã hình thành ba cụm du lịch
chính, tập trung vào các địa bàn quan trọng: thành phố Huế, huyện Phú Lộc, A
Lưới, Phong Điền và thị trấn Thuận An. Bên cạnh khuyến khích các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tỉnh sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo
dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tư vào các loại hỉnh vui chơi, giải trí, thúc
đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống,
tạo môi trường xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Công tác đào tạo nhân lực,
xây dựng một đội ngũ những người làm du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ được tăng cường. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ
hội đầu tư, hợp tác của du lịch Thừa Thiên Huế ở các thị trường được đẩy mạnh
thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm
tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các
hội chợ, triển lãm, hội nghị (Nguyễn Thành Tấn, 2011).
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hoàng MaiTP HN
- Tập trung các nguồn lực của Thị xã trên cơ sở phát huy nội lực, đồng
thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế, tranh thủ
nguồn lực từ bên ngoài, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, khai thác hợp lý
các tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy du lịch phát triển
- Hướng đến các loại hình sản phẩm du lịch dịch vụ đón đầu các xu hướng
của thị trường du lịch trong giai đoạn tới như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa,
du lịch MICE...

30
- Khai thác hiệu quả các giá trị đặc thù của Hoàng Mai về du lịch, văn
hóa, sinh thái... để tạo thành các sản phẩm du lịch dịch vụ đặc thù tạo thành bản
sắc riêng biệt của Thị xã Hoàng Mai qua đó tăng cường sức cạnh tranh của Thị
xã với các điểm đến du lịch khác trong và ngoài nước.
- Phát triển các sản phẩm du lịch dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao
cấp hướng đến các thị trường quốc tế và thị trường khách du lịch cao cấp.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển, bảo tồn các giá trị tự nhiên và
nhân văn, đảm bảo phát triển du lịch đặt trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng,
liên khu vực trong nước và quốc tế. Du lịch vừa đảm bảo mục tiêu kinh tế xã hội,
môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Dành một nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên
cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm mới cho du lịch Hoàng Mai.
- Ưu đãi về thuế và các cơ chế tài chính cho các doanh nghiệp phát triển
các sản phẩm du lịch mới. Cần tăng cường vai trò của khu vực tư nhân và xã hội
hóa phát triển du lịch. Đây là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch với quy
mô lớn đáp ứng được đặc khu kinh tế trọng điểm của cả nước. Để thực hiện việc
này đòi hỏi thay đổi từ cách tiếp cận với khu vực tư nhân, xây dựng các cơ chế
hợp tác tới việc đưa ra các giải pháp cụ thể kêu gọi xúc tiến đầu tư.
- Xây dựng chương trình, chiến lược xúc tiến quảng bá chung cho toàn
tỉnh; đồng thời dành một tỷ lệ nhất định tương xứng từ ngân sách nhà nước cho
hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Cho phép sử dụng các nguồn tài chính ưu
đãi cho các hoạt động xúc tiến quảng cáo của các doanh nghiệp du lịch.
- Công bố quy hoạch hệ thống quy hoạch phát triển du lịch từ quy hoạch
tổng thể đến quy hoạch chi tiết nhằm tạo lập tính minh bạch cho môi trường quản
lý; ban hành các văn bản pháp phạm pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở
pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triến du lịch tại Thị xã.
- Đánh giá hiện trạng tổng hợp nguồn nhân lực du lịch của Thị xã để có
những cái nhìn chuẩn xác về thực trạng, nhân lực; dành vốn ngân sách ưu tiên
phát triển các chương trình đào tạo, đặc biệt liên kết với các trung tâm đào tạo
lớn và có uy tín trong cả nước.
- Cần phát triển du lịch một cách bài bản và chuyên nghiệp, kể từ khâu lập
quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát triển tới việc phát triển kinh doanh du lịch.

31
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU


3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
Vị trí địa lý

32
Hoàng Mai là đô thị mới ven biển, tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa, cách
thành phố Vinh khoảng 80 km.
- Phía Bắc giáp: huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Nam giáp: Các xã Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Quỳnh Bảng, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Phía Đông giáp: Biển Đông.
- Phía Tây giáp: xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Địa hình, địa mạo:
Hoàng Mai là đô thị ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam và có thể chia thành 2 vùng lớn:
+ Vùng đồi núi và bán sơn địa
Khu vực phía Tây, Tây Bắc và Đông Bắc, địa hình phức tạp, lồi lõm
không đều, bị chia cắt nhiều bởi các khe suối nhỏ. Độ cao so với mực nước biển
từ 22.364m, các ngọn núi có độ dốc lớn, với diện tích đất tự nhiên khoảng 8.344
ha, chiếm 49% so với tổng diện tích của cả thị xã. Tập trung nhiều ở các xã,
phường như Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang, Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện
và Mai Hùng.
+ Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đông Nam của thị xã địa hình tương đối bằng
phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao so với mực nước biển từ 0,8-
8,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 8.630 ha, chiếm 51% so với diện tích của cả
thị xã. Tập trung chủ yếu ở các xã, phường như Quỳnh Liên, Quỳnh Dị, Quỳnh
Xuân, Quỳnh Phương, Mai Hùng, Quỳnh Thiện.

33
3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết
Khí h.2. Khí hậu, thời tiếta Đông Nam của thị xã địa hình tương đối
bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao so với mực nước biển
từ 0,8- 8,0 m, với d
- Ch.2. Khí hậu, thời tiếta Đông Nam của thị xã địa hình tương đối
bằngcao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5-
24,50oC, tháng nóng nh, thời tiếta Đông Nam của thị xã địa hình tương đối
bằngcao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung 19,5 - 20,5oC, mùa
này nhinh, thời tiếta Đông Nam của thịoC. Sùa này nhinh, thời tiếta Đông
Nam của thị xã địa hình tương đối bằngcao, mùa - Cha này nhinh, thời
tiếta Đông Nam của thị xã địa hình tương đối bằngcao, mùa nóng từ tháng 5
đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 23,5- 24,50ển từ 0,8- 8,0 m, với diện tícến
tháng 10, đây là thời điểm thường diễn ra lũ lụt. Lượng mưa thấp nhất từ
tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm 10% lượng mưa cả năm(Trạm thủy văn thành
phố Vinh, 2018).
- Cha này nhinh, thời tiếta Đông Nam + Gió mùa Đông B thời tiếta
Đông Nam của thị xã địa a vùng Sibia và Mông Cổ từng đợt thổi qua Trung
Quốc và Vịnh Bắc Bộ tràn về, bà con gọi là gió Bắc. Gió mùa Đông Bắc
thường xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió Đông Nam mát mời tiếta Đông Nam của thị xã địa a vùng Sibia và
Mông Cổ hiện từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn ảnh
hưởng bởi luồng gió Tây Nam ở tận Vịnh Băng-gan tràn qua lục địa, luồn qua
dãy Trường Sơn, thổi sang mà nhân dân thường gọi là gió Lào nhưng chính
là gió tây khô nóng. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời tiết đặc trưng
cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Ở Hoàng Mai thường xuất hiện vào
tháng 6, 7, 8. Gió Tây Nam đã gây ra khô, nóng và hạn hán ảnh hưởng đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trên phạm vi toàn thị xã.
- Th Đông : Sông Hoàng Mai là con sông lớn nhất trên địa bàn thị xã
với chiều dài khoảng 21 km, chảy qua địa phận các xã phường: Quỳnh Trang,
Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Mai Hùng, Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Quỳnh
Lộc. Chế độ mực nước tại sông Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ triều
của cửa vịnh Bắc Bộ, chế độ nhật triều không đều. Với biên độ thuỷ triều dao
đồng với triều cường khoảng 3,0m và triều kiệt khoảng 0,7m. Mực nước đỉnh

34
triều cao đạt 1,95 m, mực nước chân triều thấp đạt – 1,05m. Kênh nhà Lê
chảy dọc thị xã theo hướng từ bắc xuống nam, đoạn qua địa bàn thị xã dài
khoảng 15 km, qua địa phận các xã phường: Quỳnh Lộc, Quỳnh Thiện,
Quỳnh Dị, Mai Hùng, Quỳnh Xuân, Quỳnh Liên. Ngoài ra còn có các hồ đập
như hồ Vực Mấu, hồ Khe Bung, hồ Đồi Tương và hệ thống khe suối lớn nhỏ.
3.1.1.3. Đơn vị hành chính và vùng sinh thái
Th1.1.3. Đơn vị hành chính và vùng sinh tháitháng 4 năm 2013 theo
Nghh và vùng sinh tháia Chính phm 2013 theo Nghh và vùng sinh tháiha
dinh phm 2013 theo Nghh và vùng sinh tháiẩa dinh phm 2013 theo Nghao
gồm toàn bộ didinh phm 2013 theo Nghao gồm toàn bh tháià các xã: Mai
Hùng, QuNghao gồm toàn bh tháiu các xã: Mai Hùng, QuNghao gồm toàn bh
thái, Quc xã: Mai Hùng, QuNgha
ThQuc xã: Mai Hùng, QuNghao gồm toàn bh tháim Thanh B Mai Hùng,
QuNghao gồm toàn bhduyệt. Diện tích tự nhiên 16.974,88 ha, dân số năm
2013 – khi thành lNghao gồm toà105.105 ngưkhi thành lNghao gồm toàn
bhduyệt. Diện tích tự nhiên 16.974,88 ha, dân số ảng 21 km, chảy qua địa
phận các xã phường: Quỳnh Trang, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Mai
Hùnuỳnh Lộc, Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh.
Th.105 ngưkhi thành lNghao gồm toàn bhduyệt. Diện tích tự nhiên
16.974,88 ha, dân số ảng 21 Vùng r ngưkhi thành lNghao gồm toàn
bhduyệt. Diện tích tự nhiên 16.974,88 ha, dân số ảng 21 km, chảy qua địa
phận các xã Vùng biển: Thị xã Hoàng Mai có 18 km bờ biển, có 3 xã, phường
ven biển gồm: Quỳnh Lập, Quỳnh Phương và Quỳnh Liên là điều kiện rất
thuận lợi để phát triển du lịch.
3.1.1.4. Đất đai và nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Nghệ
An trên địa bàn thị xã Hoàng Mai có địa hình đa dạng, có sông, núi, biển
nên tài nguyên đất đai rất phong phú, có các loại đất chính như sau: Đất cát
biển (24,4%), Đất mặn chua (7,6%), Đất mặn trung bình (1,46%), Đất mặn
ít (1,47%), Đất phù sa không được bồi không có tầng Glây và loang lổ
(23,4%), Đất dốc tụ (17%), Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (8,51%),
Đất feralít xói mòn trơ sỏi đá (14,6%), Đất đỏ vàng trên đá biến chất

35
(0,94%), Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (1,18%) (Cục Thống kê Nghệ An,
2015).
- Tài nguyên nước:
+ Nguồn nước mặt: Nguồn nước ngọt trên địa bàn thị xã rất ít, phần
lớn đã bị nhiễm mặn. Nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp trên
địa bàn thị xã chủ yếu được lấy từ hồ Vực Mấu và sông Hoàng Mai. Hiện tại
thị xã có hai hồ nước là Khe Cầu và Khe Dũ, hai trạm bơm (một trạm bơm
điện và một trạm bơm dầu), có hệ thống kênh mương bê tông đảm bảo tưới
tiêu cho đất sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn nước ngầm: Theo các kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn
thu thập được, nguồn nước ngầm trên địa bàn thị xã Hoàng Mai hiện có ở 3
tầng nước chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp nước sinh hoạt và xây dựng công
nghiệp, phát triển kinh tế như tầng chứa nước Trias trung, hệ tầng Đồng
Trầu và các tầng chứa nước khe nứt và khe nứt Karst. Đây là nguồn nước
cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Tuy có nguồn nước
dồi dào nhưng trên địa bàn thị xã một số nơi vẫn còn thiếu nước cục bộ cho
sinh hoạt và tưới tiêu, chủ yếu là những nơi có địa hình tương đối cao và
một số nơi do nguồn nước bị nhiễm mặn.
- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của thị xã tính đến năm 2013 là
7.182,48 ha. Trong đó, diện tích rừng sản xuất tập trung ở phía Tây Bắc.
Rừng phòng hộ phân bố ở các xã Quỳnh Lập, Quỳnh Lộc, Quỳnh Trang,
Quỳnh Vinh. Trước đây, vùng này là rừng nguyên sinh thuộc hệ thống rừng
Bến Nghè - Núi Xước có nhiều loại động thực vật quý hiếm, trong đó có
giống thông đặc sản Hoàng Mai rất được ưa chuộng. Phía đông nam thị xã
có rừng ngập mặn ven sông Hoàng Mai, trong đó có nhiều loài cây như sú
vẹt và một quần thể động vật nước lợ phong phú.
- Tài nguyên biển: Thị xã Hoàng Mai có 18 km bờ biển, có 3 xã ven
biển gồm: Quỳnh Lập, Quỳnh Phương và Quỳnh Liên. Tài nguyên biển ở
đây đa dạng phong phú về số loài, trong đó có nhiều đặc sản có giá trị kinh
tế cao như mực, tôm, sò, hàu.. nhưng số lượng cá thể không lớn, phân bố ít
tập trung và kém ổn định, ít hình thành đàn lớn. Trữ lượng và khả năng
thuỷ sản chưa có điều kiện điều tra thăm dò và đánh giá đầy đủ. Hàng năm,
sản lượng khai thác dao động từ 28.500 – 29.000 tấn các loại. Dọc theo bờ

36
biển là các bãi bồi, cồn cát đã được cải tạo trồng phi lao và các làng mạc dân
cư sinh sống từ lâu đời. Các vùng nước lợ cửa sông ven biển thuận lợi cho
việc nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế và xuất khẩu như tôm, cua, nghêu,
sò và một số loài nhuyễn thể. Cùng với nuôi trồng thuỷ sản là chế biến thuỷ
sản thu hút nhiều hộ gia đình có điều kiện đầu tư vốn chế biến nước mắm,
cá khô và cá tẩm gia vị phục vụ thị trường nội địa. Cảng Đông Hồi: Vùng
biển Đông Hồi có địa điểm với độ sâu 7-10 m, hội tụ đủ điều kiện để xây
dựng thành cảng lớn của khu vực Bắc Miền Trung nhằm cung cấp than cho
nhà máy nhiệt điện hoạt động, tiếp nhận sản phẩm của nhà máy xi măng
Hoàng Mai để vận chuyển bằng đường biển và các loại hàng hoá khác phục
vụ cho KCN Đông Hồi, Hoàng Mai, vùng phía Bắc, Tây Bắc của Nghệ An.
Với tiềm năng kinh tế biển hiện có, để khai thác có hiệu quả, cần huy động
mọi nguồn lực, tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tư phát
triển. Thu hút, kêu gọi đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế, lập các
dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng chế biến, du lịch; đào
tạo nguồn nhân lực lâu dài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
vùng biển. Phát triển kinh tế biển Hoàng Mai phải gắn với quy hoạch vùng
Nam Thanh - Bắc Nghệ (Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai, 2016).
- Tài nguyên khoáng sản, Thị xã Hoàng Mai có các nguồn tài nguyên
khoáng sản đa dạng, nhiều loại có trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận
lợi, chủ yếu là:
+ Mỏ sét Hoàng Mai với trữ lượng 60 triệu tấn. Là nguồn nguyên liệu
dùng để sản xuất xi măng.
+ Mỏ sét Quỳnh Vinh với trữ lượng 17 triệu tấn, là nơi cung cấp
nguyên liệu cho 2 nhà máy sản xuất xi măng Nghi Sơn và Hoàng Mai.
+ Mỏ sét, xi măng ở xã Quỳnh Trang (trữ lượng khoảng 61,76 triệu
tấn), xã Quỳnh Vinh (trữ lượng khoảng 17 triệu tấn).
+ Mỏ chì, kẽm ở xã Quỳnh Trang. Đây là một trong những tiềm năng
phát triển ngành công nghiệp khai thác khoáng sản mang lại hiệu quả, lợi
ích kinh tế rất lớn cho thị xã.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Văn hóa và nhân văn

37
T.1.2.1. Văn hóa và nhân văn0), đ.1. Văn hóa và nhân vănt trong 4 Tn
hóa và nhân vănn Châu, đưTn hóa và nhân văng nhâu, đưTn hóa và nhân
vănủ nhâu, đưTn hóa và nhân văn tiên, cũng là quan văn cao cấp sớm nhất là
cụ Đậu Yên Thái (thời Trần), tiến sỹ mở đầu cho bậc đại khoa của huyện là cụ
Lê Duy Quỳnh, quan võ có tướng quân Đậu An Sơn (thời Lê Hoàn)... Trong
các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước nhân dân Hoàng Mai luôn sẵn sàng góp
người góp của, là một hậu phương lớn góp phần vào chiến thắng chung của
dân tộc. Tiếp nối truyền thống cha ông, cho đến nay những người con Hoàng
Mai luôn kế thừa và phát huy bản chất cần cù, sáng tạo trong đời sống và sản
xuất. Hiện nay, thị xã Hoàng Mai đang đứng trước một vận hội mới, với bản
chất vốn có, giàu truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, cần cù, giàu
nghị lực cùng với chính sách thu hút nhân tài về xây dựng quê hương, chắc
chắn Đảng bộ và nhân dân Hoàng Mai sẽ nắm bắt được cơ hội, sớm đưa thị
xã thành trung tâm kinh tế công nghiệp của vùng Bắc Nghệ An (UBND thị xã
Hoàng Mai, 2016).
3.1.2.2. Dân số và lao động
3.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi chọn các huyện: ......làm các điểm
nghiên cứu. Đây là các xã có nhiều điểm du lịch của TP, trong thời gian qua
được TP tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cũng như xúc tiến, quảng bá để
phát triển du lịch.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển
du lịch, phương pháp luận và đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển du lịch
cũng như các giải pháp đang áp dụng để phát triển du lịch. Thu thập số liệu thứ
cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế -
xã hội; chính sách ở địa phương… Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các
phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin, sao chép các số liệu
thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay

38
địa điểm thu thập. Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp bằng ghi, chép, sao
chụp; kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát, tiếp cận có sự tham gia và kiểm
tra chéo.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Bảng 3… Thu thập số liệu sơ cấp

Số mẫu Phương pháp


Đối tượng Nội dung thu thập
(Người) thu thập

- 02 lãnh đạo thị xã Những ý kiến đánh giá về tình hình Phỏng vấn sâu
- Trưởng các phòng: Văn phát triển du lịch của địa phương, dựa trên bảng
hóa-Thông tin, Kinh tế, các chính sách của địa phương để câu hỏi đã thiết
Tài chính-kế hoạch (03) phát triển du lịch. kế sẵn.
Cấp quận,
Ý kiến đánh giá về công tác đầu tư
huyện,
phát triển du lịch, công tác phát triển
sản phẩm du lịch, công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho du lịch, công tác
quản lý nhà nước về du lịch…
- 20 người Những ý kiến đánh giá về tình hình Phỏng vấn sâu
phát triển du lịch của địa phương, dựa trên bảng
các chính sách của địa phương để câu hỏi đã thiết
- Mỗi xã 2 người gồm
phát triển du lịch. kế sẵn.
chủ tịch và công chức văn
Cấp phường, xã Ý kiến đánh giá về công tác đầu tư
hóa.
phát triển du lịch, công tác phát triển
sản phẩm du lịch, công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho du lịch, công tác
quản lý nhà nước về du lịch…
90 người (30 người/xã Đánh giá về vai trò của du lịch đối Điều tra phỏng
điểm nghiên cứu) với người dân địa phương. vấn trực tiếp
- Trong đó, 45 người là Đánh giá công tác quản lý và phát dựa trên bảng
người trực tiếp tham gia triển du lịch của các cấp chính câu hỏi đã thiết
vào hoạt động phát triển quyền… kế sẵn.
Người dân
du lịch: các hô ̣ kinh
doanh, sản xuất và bán đồ
lưu niê ̣m, các quán phục
vụ ăn uống, vâ ̣n tải hành
khách….

39
50 người Đánh giá tình hình cơ sở vật chất Điều tra phỏng
- Khu vực các đền thờ: 20 phục vụ du lịch của địa phương; vấn trực tiếp

Khách du lịch người, bãi biển: 10 Đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ dựa trên bảng
người/bãi, các điểm khác: khách du lịch; Đánh giá về mức giá câu hỏi đã thiết
10 người. cả các loại hàng hóa đặc sản và dịch kế sẵn.
vụ du lịch…
20 người Đánh giá tình hình cơ sở vật chất phục Điều tra phỏng
- 5DN, 4 người/1DN vụ du lịch của địa phương; Đánh giá vấn trực tiếp
Doanh nghiệp cơ chế, chính sách phát triển du lịch dựa trên bảng
làm du lịch của địa phương; Đánh giá tiềm năng câu hỏi đã thiết
du lịch và đề xuất hướng đi cho Du kế sẵn.
lịch Hoàng Mai.

Phương pháp thu thập


Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là
lãnh đạo quận huyện, lãnh đạo các xã phường về tình hình phát triển du lịch của
địa phương. Điều tra phỏng vấn sâu dạng bán cấu trúc các lãnh đạo xã, phường
tại các điểm nghiên cứu. Đối với hộ dân và khách du lịch chúng tôi tiến hành
điều tra bằng cách phát phiếu điều tra để các đối tượng được điều tra lựa chọn
đáp án trả lời.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp
thảo luận nhóm, điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các
thông tin về tình hình phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời giúp đối chiếu
so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp:
+ Kết hợp các phương pháp lập bảng, phương pháp phân tổ và dãy số
song song nhằm tổng hợp các số liệu cần thiết cho nghiên cứu đề tài, từ đó có thể
quan sát xu thế biến động của dãy số liệu đối với sự phát triển du lịch của thị xã
Hoàng Mai qua các năm.
- Công cụ xử lý
+ Đọc và phân loại số liệu thô.
+ Phần mềm: Word, excel.
3.2.4. Phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

40
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình
hình cơ bản địa bànTP HN, thực trạng phát triển du lịch củaTP;
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu
hướng biến động, sự thay đổi, phát triển du lịch trên địa bàn thị xã qua các năm.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
+ Phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển du lịch của TP
HN qua các giai đoạn, các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.
+ Số tuyệt đối: Sử dụng số tuyệt đối biểu hiện quy mô nền kinh tế xã hô ̣i
TP HN.
+ Số tương đối: Biểu hiện cơ cấu kinh tế xã hô ̣i củaTP , đánh giá, so sánh
số liệu qua các năm.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phát triển du lịch theo chiều rộng
- Lượng khách du lịch qua các năm;
- Số điểm du lịch được khai thác;
- Số sản phẩm du lịch mới qua các năm;
- Chỉ tiêu khách du lịch;
- Số vốn đầu tư cho phát triển du lịch theo năm;
- Chỉ tiêu số lượng cơ sở vật chất;
- Số lao động ngành du lịch;
- Số buổi tuyên truyền, quảng bá du lịch.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phát triển du lịch theo chiều sâu
- Số điểm du lịch được xếp hạng;
- Chất lượng sản phẩm du lịch;
- Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du
lịch);
- Chỉ tiêu chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
- Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực du lịch;
- Số việc làm được tạo ra;
- Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo;

41
- Tỷ lệ du khách quay trở lại.

42
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN


4.1.1. Tổng quan về ngành du lịch
4.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch
4.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

4.1.4. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch


4.1.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định
4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
4.2.3. Tình hình an ninh trật tự xã hội
4.2.4. Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp
4.3. Giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn TP HN
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
4.3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở TP HN
4.3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của TP HN
4.3.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch ở TP HN trong những năm tới
4.3.2. Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa
phương đối với phát triển du lịch

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN


5.2. KIẾN NGHỊ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

43
Theo số liệu thống kê đến năm 2018 dân số toàn thị xã Hoàng Mai có
110.650 người với 27.781 hộ, quy mô hộ khoảng 4,2 người/hộ, tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên năm trong cả giai đoạn 2016 – 2018 là 102,24%.

- Lực lượng lao động là: 61.457 người (chiếm 53 % dân số). Trong đó:
+ Lao động nông - lâm - ngư nghiệp: 34.397 người, chiếm 55,97%.

+ Lao động công nghiệp - xây dựng: 7.492 người, chiếm 12,19%.

+ Lao động dịch vụ - thương mại: 19.568 người, chiếm 31,8 %.

Phân theo vùng, có thể thấy dân số thị xã Hoàng Mai ở khu vực nông thôn
có xu hướng giảm dần và tăng lên ở khu vực thành thị trong giai đoạn 2016 –
2018. Trong cả giai đoạn tốc độ phát triển của số hộ nông nghiệp chỉ tăng nhẹ
với 100,08 %, trong khi đó tốc độ phát triển của số hộ phi nông nghiệp tăng
nhanh hơn với tốc độ tăng bình quân là 100,78 %/năm. (Bảng 3.1)

Lao động Công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng mạnh, tốc độ phát triển là
107,36%/năm do thị xã Hoàng Mai mới được thành lập và đang trong giai đoạn
tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. Lao động Thương mại dịch vụ cũng có
xu hướng tăng lên, tốc độ phát triển là 104,26%/năm. Có thể thấy, xu thế phát

44
triển của lao động trên địa bàn thị xã đang đi đúng hướng, giảm dần lao động
nông nghiệp, tăng dần lao động công nghiệp và thương mại dịch vụ. Điều này tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch trên địa bàn thị xã trong thời gian tới
(Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai, 2018).

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của thị xã Hoàng Mai giai đoạn

2016 - 2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Chỉ tiêu 2017/ 2018/


Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Bình
Số lượng Số lượng Số lượng
(%) (%) (%) quân
2016 2017

1. Tổng số nhân
khẩu 31/12 hàng 105 1 108 1 110 10 10 10 102,
năm (người) 850 00 268 00 650 0 2,28 2,20 24

1.2 Phân theo giới


tính                  

53 54 55 5 10 10 102,
- Nam 149 50,21 282 50,14 476 0,14 2,13 2,20 17

52 53 55 4 10 10 102,
- Nữ 701 49,79 986 49,86 174 9,86 2,44 2,20 32

1.2 Phân theo


vùng                  

56 59 60 5 10 10 102,
- Thành thị 906 53,76 012 54,51 311 4,51 3,70 2,20 95

45
48 49 50 4 10 10 101,
- Nông thôn 944 46,24 256 45,49 339 5,49 0,64 2,20 42

27 1 27 1 27 10 9 10 100,
2. Tổng số hộ 630 00 607 00 781 0 9,92 0,63 27

Hộ nông, lâm, 19 19 19 7 10 9 100,


thủy sản 860 71,88 900 72,08 890 1,60 0,20 9,95 08

Hộ phi nông 2 9 10 100,


nghiệp 7770 28,12 7707 27,92 7891 8,40 9,19 2,39 78

3. Tổng số lao 57 59 61 10 10 103,


động 521 100 189 100 457 100 2,90 3,83 36

3.1 Lao động


nông- lâm- thủy 33 33 34 5 10 10 102,
sản 019 57,40 730 56,99 397 5,97 2,15 1,98 07

3.2 Lao động


công nghiệp- xây 1 10 11 107,
dựng 6500 11,30 6529 11,03 7492 2,19 0,45 4,75 36

3.2 Lao động dịch 18 18 19 3 10 10 104,


vụ 002 31,30 930 31,98 568 184 5,15 3,37 26

46
3.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch kinh tế
a) Về tăng trưởng kinh tế
Xét trong cả thời kỳ 3 năm (2016- 2018), tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của thị xã là 15,17 %/năm, trong đó tốc độ tăng trưởng năm 2017 so với
năm 2016 là 18,34%. Tốc độ này luôn cao hơn mức trung bình quân chung toàn
tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ.
Nền kinh tế của thị xã tăng trưởng với tốc độ nhanh, các thành phần kinh
tế cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, trên một số lĩnh vực đã có bước đột
phá. Tỷ trọng giá trị sản xuất từ các ngành nông lâm ngư nghiệp giảm dần, từ
18,6% năm 2016 xuống còn 11,98% năm 2018. Giá trị công nghiệp – xây dựng
và thương mại – dịch vụ tăng lên (Bảng 3.2).
b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã tương đối rõ nét và đúng
hướng. Các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng
giá trị sản xuất và giá trị gia tăng. Ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển khá đa
dạng với nhiều nhóm ngành. (Bảng 3.2)

1
Bảng 3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế ở thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2016 - 2018

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)


Cơ Cơ
Chỉ tiêu Cơ cấu 2017/ 2018/ Bình
Số lượng cấu Số lượng Số lượng cấu
(%) 2016 2017 quân
(%) (%)

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9
10,317,3 16,033,7 18,272,7 155 11 13
I. Tổng giá trị sản xuất 74 100 50 155 22 100 .41 3.96 3.08
1,920, 2,061,4 1 2,173,8 11 107 10 10
1. Nông- lâm- thủy sản 834 18.62 75 9.98 57 .90 .32 5.45 6.38
6,766, 12,122,0 117 14,121,9 77 179 11 14
2. CN- XD 122 65.58 97 .49 25 .28 .16 6.50 4.47
1,630, 1,850,1 1 1,976,9 10 113 10 11
3. TM- DV 418 15.80 78 7.93 40 .82 .48 6.85 0.12

II. Chỉ tiêu bình quân                  


9 148 165. 151 11 13
1. Giá trị sản xuất/khẩu/năm 7.47 x .09 x 14 x .93 1.51 0.16
17 270 297 151 10 12
2. Giá trị sản xuất/lao động/năm 9.37 x .89 x .33 x .03 9.76 8.75
1. Giá trị sản xuất/hộ/năm 37 x 580 x 657 x 155 11 13

1
3.41 .79 .74 .53 3.25 2.72
Nguồn: Niên giám Thống kê Thị xã Hoàng Mai (2018)

2
3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
THUẬN LỢI
- THỊ XÃ HOÀNG MAI CÓ 18 KM BỜ BIỂN CÓ THẾ MẠNH ĐẶC
BIỆT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP,
NGÀNH NGHỀ. VỚI NHIỀU BÃI BIỂN ĐẸP, CẢNH QUAN HẤP DẪN,
THƠ MỘNG NHƯ BÃI BIỂN QUỲNH PHƯƠNG, QUỲNH LẬP, QUỲNH
LIÊN.... DIỆN TÍCH VÙNG VEN BIỂN CÓ THỂ KHAI THÁC TIỀM
NĂNG DU LỊCH TỚI 1.534 HA.
- VỚI 75 TÍCH VÀ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ, DANH LAM
THẮNG CẢNH ĐƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ QUẢN LÝ VÀ XẾP HẠNG
(TRONG ĐÓ CÓ 6 DI TÍCH CẤP QUỐC GIA, 5 CẤP TỈNH), TIÊU BIỂU
NHƯ ĐỀN CỜN (QUỲNH PHƯƠNG) THỜ TỨ VỊ THÁNH NƯƠNG
(LINH THIÊNG BẬC NHẤT CỦA XỨ NGHỆ), ĐỀN VƯU (QUỲNH
VINH) THỜ UY MINH VƯƠNG LÝ NHẬT QUANG, ĐỀN XUÂN ÚC
(QUỲNH LIÊN) THỜ VỊ TƯỚNG ĐẶNG TẾ, ĐỀN XUÂN HÒA (QUỲNH
XUÂN), THỜ CAO SƠN - CAO CÁC, ĐỀN PHÙNG HƯNG (QUỲNH
XUÂN) THẦN PHÙNG HƯNG, PHƯƠNG DUNG CÔNG CHÚA, BẠCH Y
CÔNG CHÚA, UYÊN HÒA CÔNG CHÚA; HANG HỎA TIỄN NƠI
CHỨNG TÍCH CỦA 33 CHIẾN SỸ THANH NIÊN XUNG PHONG
NGÀNH ĐƯỜNG SẮT HY SINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC; HỒ VỰC MẤU (QUỲNH TRANG). VỚI TRÊN
80 GIÁ TRỊ PHI VẬT THỂ ĐƯỢC KHẢO SÁT, QUẢN LÝ, TRONG ĐÓ
CÓ LỄ HỘI ĐỀN CỜN ĐƯỢC CÔNG NHẬN LÀ PHI VẬT THỂ CẤP
QUỐC GIA. CÁC LỄ HỘI CÒN LƯU GIỮ ĐƯỢC NHỮNG NÉT VĂN
HOÁ ĐẶC SẮC RIÊNG CỦA TỪNG VÙNG CÓ SỨC HẤP DẪN, THU
HÚT KHÁCH DU LỊCH.
- CÓ HỆ THỐNG GIAO THÔNG THUẬN LỢI: ĐƯỜNG QUỐC LỘ
1A, QUỐC LỘ 48D, VÀ ĐƯỜNG SẮT BẮC- NAM CHẠY QUA; CÓ HỆ
THỐNG SÔNG HOÀNG MAI, LẠCH CỜN, CẢNG BIỂN ĐÔNG HỒI,
TẠO THÀNH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG LIÊN HOÀN, KẾT HỢP

1
NHIỀU PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG
TỈNH, VÙNG, CẢ NƯỚC VÀ QUỐC TẾ.
- NGUỒN NHÂN LỰC DỒI DÀO ĐÁP ỨNG ĐƯỢC NHU CẦU VỀ
NHÂN LỰC PHỤC VỤ CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TƯƠNG
LAI.
KHÓ KHĂN
- THỜI TIẾT DIỄN BIẾN THẤT THƯỜNG, ĐẶC BIỆT HÀNG
NĂM CÓ GIÓ TÂY NAM ĐÃ GÂY RA KHÔ, NÓNG VÀ HẠN HÁN ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI
DÂN CŨNG NHƯ KHÁCH DU LỊCH TRÊN PHẠM VI TOÀN THỊ XÃ.
- TIỀM NĂNG DU LỊCH LỚN NHƯNG KHẢ NĂNG KHAI THÁC
CÒN HẠN CHẾ; CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH CHƯA ĐỒNG BỘ. MỘT
SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA ĐANG BỊ XUỐNG
CẤP, NHƯNG CHƯA ĐƯỢC QUY HOẠCH, TRÙNG TU, TÔN TẠO.
- NGUỒN NHÂN LỰC TUY DỒI DÀO NHƯNG CHƯA ĐƯỢC
ĐAO TẠO, CÒN THIẾU TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM TRONG HOẠT
ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ DU LỊCH CHO DU KHÁCH.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu chúng tôi chọn các xã: Quỳnh Phương, Quỳnh Liên, Quỳnh
Lập làm các điểm nghiên cứu. Đây là các xã có nhiều điểm du lịch của thị xã, trong thời gian
qua được tỉnh Nghệ An cũng như thị xã Hoàng Mai tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
cũng như xúc tiến, quảng bá để phát triển du lịch.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Dựa vào các tài liệu có sẵn, đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển
du lịch, phương pháp luận và đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển du lịch
cũng như các giải pháp đang áp dụng để phát triển du lịch. Thu thập số liệu thứ
cấp từ các công trình nghiên cứu có liên quan; các báo cáo về tình hình kinh tế -
xã hội; chính sách ở địa phương… Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các
phương pháp như: liệt kê với cơ quan cung cấp thông tin, sao chép các số liệu

2
thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu thập, hệ thống hoá theo nội dung hay
địa điểm thu thập. Tiến hành thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp bằng ghi, chép, sao
chụp; kiểm tra tính thực tiễn thông qua quan sát, tiếp cận có sự tham gia và kiểm
tra chéo.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Bảng 3.3. Thu thập số liệu sơ cấp
Số mẫu Phương pháp
Đối tượng Nội dung thu thập
(Người) thu thập
- 02 lãnh đạo thị xã Những ý kiến đánh giá về tình hình Phỏng vấn sâu
- Trưởng các phòng: Văn phát triển du lịch của địa phương, dựa trên bảng
hóa-Thông tin, Kinh tế, các chính sách của địa phương để câu hỏi đã thiết
Tài chính-kế hoạch (03) phát triển du lịch. kế sẵn.
Cấp thị xã Ý kiến đánh giá về công tác đầu tư
phát triển du lịch, công tác phát triển
sản phẩm du lịch, công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho du lịch, công tác
quản lý nhà nước về du lịch…
- 20 người Những ý kiến đánh giá về tình hình Phỏng vấn sâu
phát triển du lịch của địa phương, dựa trên bảng
- Mỗi xã 2 người gồm các chính sách của địa phương để câu hỏi đã thiết
chủ tịch và công chức văn phát triển du lịch. kế sẵn.
Cấp phường, xã hóa. Ý kiến đánh giá về công tác đầu tư
phát triển du lịch, công tác phát triển
sản phẩm du lịch, công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho du lịch, công tác
quản lý nhà nước về du lịch…
Người dân 90 người (30 người/xã Đánh giá về vai trò của du lịch đối Điều tra phỏng
điểm nghiên cứu) với người dân địa phương. vấn trực tiếp
- Trong đó, 45 người là Đánh giá công tác quản lý và phát dựa trên bảng
người trực tiếp tham gia triển du lịch của các cấp chính câu hỏi đã thiết
vào hoạt động phát triển quyền… kế sẵn.
du lịch: các hô ̣ kinh
doanh, sản xuất và bán đồ

3
lưu niê ̣m, các quán phục
vụ ăn uống, vâ ̣n tải hành
khách….

50 người Đánh giá tình hình cơ sở vật chất Điều tra phỏng
- Khu vực các đền thờ: 20 phục vụ du lịch của địa phương; vấn trực tiếp
người, bãi biển Quỳnh Đánh giá tinh thần, thái độ phục vụ dựa trên bảng
Khách du lịch
Phương, Quỳnh Lập: 10 khách du lịch; Đánh giá về mức giá câu hỏi đã thiết
người/bãi, các điểm khác: cả các loại hàng hóa đặc sản và dịch kế sẵn.
10 người. vụ du lịch…
20 người Đánh giá tình hình cơ sở vật chất phục Điều tra phỏng
- 5DN, 4 người/1DN vụ du lịch của địa phương; Đánh giá vấn trực tiếp
Doanh nghiệp cơ chế, chính sách phát triển du lịch dựa trên bảng
làm du lịch của địa phương; Đánh giá tiềm năng câu hỏi đã thiết
du lịch và đề xuất hướng đi cho Du kế sẵn.
lịch Hoàng Mai.
Phương pháp thu thập
Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là lãnh đạo
thị xã, lãnh đạo các xã phường về tình hình phát triển du lịch của địa phương.
Điều tra phỏng vấn sâu dạng bán cấu trúc các lãnh đạo xã, phường tại các điểm
nghiên cứu. Đối với hộ dân và khách du lịch chúng tôi tiến hành điều tra bằng
cách phát phiếu điều tra để các đối tượng được điều tra lựa chọn đáp án trả lời.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thảo
luận nhóm, điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông
tin về tình hình phát triển du lịch của địa phương. Đồng thời giúp đối chiếu so
sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Phương pháp tổng hợp:
+ Kết hợp các phương pháp lập bảng, phương pháp phân tổ và dãy số
song song nhằm tổng hợp các số liệu cần thiết cho nghiên cứu đề tài, từ đó có thể
quan sát xu thế biến động của dãy số liệu đối với sự phát triển du lịch của thị xã
Hoàng Mai qua các năm.

4
- Công cụ xử lý
+ Đọc và phân loại số liệu thô.
+ Phần mềm: Word, excel.
3.2.4. Phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình
hình cơ bản địa bàn thị xã Hoàng Mai, thực trạng phát triển du lịch của thị xã;
Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu
hướng biến động, sự thay đổi, phát triển du lịch trên địa bàn thị xã qua các năm.
3.2.4.2. Phương pháp so sánh
+ Phương pháp này dùng để so sánh tình hình phát triển du lịch của thị xã
Hoàng Mai qua các giai đoạn, các năm và so sánh thực tế với kế hoạch.
+ Số tuyệt đối: Sử dụng số tuyệt đối biểu hiện quy mô nền kinh tế xã hô ̣i
thị xã Hoàng Mai.
+ Số tương đối: Biểu hiện cơ cấu kinh tế xã hô ̣i của thị xã, đánh giá, so
sánh số liệu qua các năm.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu


3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phát triển du lịch theo chiều rộng
- Lượng khách du lịch qua các năm;
- Số điểm du lịch được khai thác;
- Số sản phẩm du lịch mới qua các năm;
- Chỉ tiêu khách du lịch;
- Số vốn đầu tư cho phát triển du lịch theo năm;
- Chỉ tiêu số lượng cơ sở vật chất;
- Số lao động ngành du lịch;
- Số buổi tuyên truyền, quảng bá du lịch.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phát triển du lịch theo chiều sâu
- Số điểm du lịch được xếp hạng;
- Chất lượng sản phẩm du lịch;

5
- Chỉ tiêu thu nhập và tổng sản phẩm quốc nội ngành du lịch (GDP du
lịch);
- Chỉ tiêu chất lượng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
- Chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực du lịch;
- Số việc làm được tạo ra;
- Chỉ tiêu xóa đói giảm nghèo;
- Tỷ lệ du khách quay trở lại.

6
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã hoàng mai, tỉnh Nghệ An
4.1.1. Tổng quan về ngành du lịch thị xã Hoàng Mai
Thứ nhất, các điểm du lịch chính tại Hoàng Mai
Các tuyến tham quan du lịch đã và đang khai thác ở Hoàng Mai bao gồm:
+ Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Liên - Hồ Vực Mấu;
+ Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Lập;
+ Tham quan các di tích trong vùng - Mua sắm hải sản - Tham quan làng
nghề truyền thống.
Bảng 4.1 Các điểm du lịch chính của thị xã Hoàng Mai
TT Điểm du lịch Xã, phường Xếp hạng
1 Đền Cờn Quỳnh Phương Quốc gia
2 Đền Vưu Quỳnh Vinh Quốc gia
3 Đền Xuân Úc Quỳnh Liên Quốc gia
4 Đền Xuân Hòa Quỳnh Xuân Quốc gia
5 Đền Phùng Hưng Quỳnh Xuân Quốc gia
6 Đền Bình An-Chùa Bảo Minh Quỳnh Thiện Cấp tỉnh
7 Đền Hạ, đền Ngọc Huy Mai Hùng Cấp tỉnh
8 Đền Hạ Quỳnh Lập Cấp tỉnh
9 Hồ Vực Mấu Quỳnh Trang
10 Du lịch biển Quỳnh Phương, Quỳnh
Lập, Quỳnh Liên
Nguồn: Phòng Văn Hóa thông tin thị xã Hoàng Mai
Hiện tại, đền Cờn và bãi biển Quỳnh Phương đang là điểm đến thu hút
lượng khách lớn nhất ở Hoàng Mai. Đền Cờn là Di tích Văn hóa lịch sử cấp quốc
gia và được chứng nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.
Nằm bên bờ biển Quỳnh Phương nên du khách có thể kết hợp du lịch tâm linh
với du lịch biển khi đến với đền Cờn và bãi biển Quỳnh Phương. Các điểm du
lịch khác đã đưa vào khai thác nhưng lượng khách chưa tương xứng với tiềm
năng do chưa được đầu tư khai thác bài bản, điển hình như Hồ Vực Mấu và bãi
biển Quỳnh Lập.
Hồ Vực Mấu là một trong những công trình hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh Nghệ
An, bắt đầu xây dựng từ năm 1978. Diện tích hồ rộng trên 1.000 ha, dài gần 1km
từ Quỳnh Thắng, Tân Thắng xuống Quỳnh Trang, với dung tích hơn 40 triệu m3.

7
Chạy theo bờ kè được bê tông kiên cố của hồ Vực Mấu, nhìn sang mênh mang
bờ bên kia mặt nước hắt vàng rực rỡ dưới nắng chiều, những ngọn đồi ẩn hiện.
Hồ Vực Mấu đang được thị xã Hoàng Mai quy hoạch thu hút đầu tư để phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng bởi vẻ đẹp và sự bao la rộng lớn.
Thời gian qua, có nhiều đoàn khách du lịch đến thăm quan, một số nhà
đầu tư cũng đã đến khảo sát hồ Vực Mấu. Tuy nhiên vẫn chưa tìm được nhà đầu
tư phù hợp. Vì thế, để phục vụ khách du lịch, hiện tại hồ Vực Mấu chỉ duy nhất
một quán ăn của người dân bản địa tự phát kinh doanh cho thuê áo phao, phục vụ
các món ăn đặc sản của hồ Vực Mấu như tôm, cá... và chở khách thăm quan lòng
hồ bằng ca nô khi có nhu cầu.
Cùng với hồ Vực Mấu, bãi biển hoang sơ Quỳnh Lập cũng đang chờ đón
những nhà đầu tư để khai thác tiềm năng. Để đến với Quỳnh Lập, theo con
đường nhựa Đông Hồi - Quỳnh Lập do Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cùng
Công ty Đầu tư xây lắp và thương mại 36 Bộ Quốc phòng thi công và đã thông
xe năm 2010. Từ khi có đường, Quỳnh Lập phát triển hơn rất nhiều: giao thương
buôn bán, hàng hải sản của bà con được vận chuyển nhanh hơn. Đặc biệt, mấy
năm gần đây, tuy chưa rộn ràng nhưng biển Quỳnh Lập cũng đã được nhiều du
khách biết đến. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 - 2020 cũng đã xác
định: Đẩy mạnh khai thác, thu hút đầu tư cho phát triển du lịch biển là hướng đi
dài hơi của xã nhà.
Bảng 4.2 Số điểm du lịch được đưa vào khai thác giai đoạn 2016 – 2018
Năm So sánh (%)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ
Du lịch TN 3 4 4 133,3 100 116,7
Di tích lịch sử 4 7 11 175 157,1 166,1
Văn hóa 65 70 80 107,6 114,3 111
Nguồn: Phòng Văn hóa thông tin thị xã Hoàng Mai, 2018.
Thứ hai, về lượng khách du lịch
Thời gian qua, lượng khách du lịch đến với thị xã Hoàng Mai ngày càng
tăng đáng kể, nhất là các di tích, danh thắng, bải biển không ngừng tăng nhanh,
ước tính hàng năm có từ 35.000 đến 55.000 lượt người. Đông nhất là dịp đầu

8
năm âm lịch và các tháng mùa hè, chủ yếu là khách đến từ các địa phương trong
tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng đột biến về khách du
lịch trong giai đoạn vừa qua là do các biện pháp kích cầu du lịch được Thị xã tích
cực triển khai, cụ thể là từ Nghị quyết số 06-NQ/ThU ngày 08 tháng 9 năm 2016
của Thị ủy về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016-2020 và những năm
tiếp theo, trên cơ sở đó, UBND thị xã Hoàng Mai đã xây dựng Đề án phát triển
du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Các cơ chế, giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch được áp dụng hiệu quả, các sự kiện du lịch, lễ
hội văn hóa thường xuyên diễn ra, công tác tuyên truyền, quảng bá được đẩy
mạnh… đã góp phần làm tăng đáng kể lượng khách du lịch.
Bảng 4.3 Lượng khách du lịch đến thị xã Hoàng Mai giai đoạn 2016 – 2018
Năm So sánh (%)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ
Tổng lượng khách 45.000 50.000 55.000 111,1 111 111,1
Khách nội địa 42.750 47.500 51.700 111,1 108,8 110
Khách quốc tế 2.250 2.500 3.300 111,1 132 121,6
Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Hoàng Mai
Lượng khách du lịch quốc tế cũng tăng dần theo từng năm với mức tăng
trưởng bình quân là 21,6%, năm 2016 mới chỉ thu hút được 2.250 lượt khách,
chiếm 5% tổng lượng khách du lịch của thị xã, đến năm 2018, ước tính lượng
khách quốc tế đã tăng lên 3.300 lượt. Đây là con số khá khiêm tốn so với các điểm
đến du lịch khác trong cả nước nhưng với tốc độ gia tăng lượng khách quốc tế
trung bình là 21,6%/năm cũng là một tín hiệu đáng mừng của du lịch Hoàng Mai.
Khách du lịch nội địa có mức tăng trưởng thấp hơn so với khách quốc tế,
mức tăng trưởng bình quân hàng năm trong ba năm trở lại đây là 10%. Tuy
nhiên, lượng khách nội địa lại chiếm đại đa số, từ 95% đến 97% tổng lượng
khách của Hoàng Mai. Có sự chênh lệch lớn như vậy, bên cạnh việc Thị xã chưa
thu hút được nhiều du khách quốc tế thì lý do cơ bản khác là vì du lịch tâm linh
đóng vai trò quan trọng đối với du lịch Hoàng Mai nên địa bàn này thu hút một
lượng lớn khách trong nước, chủ yếu đến từ các địa phương trong tỉnh Nghệ An,

9
Thanh Hóa, Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc hành hương về đây, đặc biệt là dịp
đầu năm âm lịch.
Thứ ba, doanh thu và huy động vốn đầu tư
Doanh thu từ các dịch vụ du lịch trong những năm gần đây cũng đạt mức
tăng trưởng khá, bình quân đạt 17%/năm, năm 2016, doanh thu từ du lịch của Thị
xã mới chỉ đạt 80 tỷ đồng, đến 2018, con số này ước tính sẽ lên tới 110tỷ đồng và
dự kiến đến năm 2010 đạt 130 tỷ đồng. Có thể nói, doanh thu du lịch mặc dù đạt
mức tăng trưởng nhanh song vẫn chưa xứng với tiềm năng, vị thế của thị xã
Hoàng Mai, mới chỉ góp phần rất nhỏ trong cơ cấu nền kinh tế của Thị xã.
Về huy động vốn đầu tư trong nông nghiệp ở Hoàng Mai cũng đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Năm 2016, Thị xã huy động được 400 tỷ đầu tư
cho du lịch, số đầu tư này đã tạo đà cho du lịch phát triển, đến 2017 tiếp tục huy
động được 450 tỷ đầu tư, năm 2018 công tác huy động vốn đầu tư cho du lịch
của Thị xã đã có được bước phát triển đột biến khi số tiền đầu tư cho du lịch của
Thị xã đã lên tới 700 tỷ (10/2018) và dự kiến còn liên tục tăng trong những năm
tiếp theo.
Bảng 4.4. Chỉ tiêu doanh thu và huy động vốn 2016-2018
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm So sánh (%)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ
Doanh thu 80 100 110 125 110 117,5
Huy động vốn đầu tư 400 450 700 112,5 155,6 134,1
Nguồn: UBND thị xã Hoàng Mai
Thứ tư, các cơ sở lưu trú
Tính đến nay, lượng cơ sở lưu trú ở Hoàng Mai không nhiều, mới chỉ có
19 cơ sở lưu trú với 336 buồng và một tổ hợp khách sạn 4 sao nhưng những năm
vừa qua đã duy trì tốc độ gia tăng tương đối, bình quân ở mức 9,1%/năm. Lý do
lượng cơ sở lưu trú còn thấp là do lượng khách và số ngày lưu trú trung bình của
du khách khi đến với Hoàng Mai còn thấp, nhìn chung, trong giai đoạn 2016-
2018, ngày lưu trú trung hình của khách có xung hướng tăng lên xong mức tăng
không đáng kể, ngày lưu trú trung bình của khách còn thấp so với cả nước nên

10
công suất sử dụng phòng mới chỉ ở mức 45%. Do đó, lượng cơ sở lưu trú không
tăng nhanh trong những năm gần đây.
Bảng 4.5. Số lượng phòng cơ sở khách sạn 4 sao năm 2016-2018
Năm So sánh (%)
Chỉ tiêu
2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ
Số cơ sở 16 17 19 106,3 111,8 109,1
Số buồng 282 300 336 106,4 112 109,2
Công suất sử 30 40 45 133,3 112,5 122,9
dụng phòng (%)
Nguồn: Phòng Văn hóa thị xã Hoàng Mai, 2018
4.1.2. Phát triển sản phẩm du lịch
Trong thời gian qua, khai thác du lịch của Hoàng Mai tập trung chủ yếu vào các
loại hình như: tham quan, nghỉ dưỡng và lễ hội; các sản phẩm du lịch như: tắm
biển lưu trú, tâm linh, ẩm thực, mua hải sản, tham quan các danh lam thắng cảnh,
làng nghề… trong đó, du lịch biển và du lịch tâm linh là 2 loại sản phẩm luôn giữ
được mức đô ̣ tăng trưởng cao trong những năm qua. Các tuyến tham quan du lịch
đã và đang khai thác bao gồm: Đền Cờn - bãi biển Quỳnh Phương - Quỳnh Liên -
Hồ Vực Mấu; Đền Cờn – bãi biển Quỳnh Phương – Quỳnh Lập; tham quan các
di tích trong vùng – mua sắm hải sản – tham quan làng nghề truyền thống. Có thể
khái quát theo các loại hình như sau:
Thứ nhất, du lịch biển: Hoàng Mai có khu du lịch bãi tắm biển Quỳnh Phương,
Quỳnh Liên với ưu điểm là không quá dốc chỉ ở mức 2 - 30, nền cát sạch, mịn,
độ mặn phù hợp <3% rất thoải mái và khá an toàn khi tắm trên các bãi biển
Quỳnh... xa xa là dãy núi Cháy, núi Xước, núi Rồng (xã Quỳnh Lộc, Quỳnh Lập)
với những rừng cây xanh tươi tốt bốn mùa.
Biển Quỳnh là vùng đất có bãi tắm đẹp, là nơi nghỉ mát lý tưởng. Hệ thống bờ biển
dài 8 km là bãi tắm tuyệt vời với khí hậu trong lành. Các cồn cát ven biển rộng
thoai thoải, phẳng và chạy tít ra xa, nền cát sạch sẽ, không pha lẫn đất bùn. Nước
trong sạch, độ mặn vừa phải, không có các chất gây ngứa, gây cay mắt, không có
cá dữ.. Đây là yếu tố cơ bản để xây dựng một khu du lịch, nghỉ mát.
Thứ hai, du lịch tâm linh: Khu du lịch biển Quỳnh còn tăng sức hấp dẫn hơn bởi
trên mảnh đất này còn có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh khác kết

11
nối thành tour du lịch như đền Cờn (Quỳnh Phương); đền Xuân úc (Quỳnh Liên);
đền Vưu (Quỳnh Vinh); đền Kim Lung, lăng họ Văn, lăng Sứ Sơn (Mai Hùng);
đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng (Quỳnh Xuân); đền Bình An, chùa Bảo Minh,
hang Hỏa Tiễn (Quỳnh Thiện); chùa Bà (Quỳnh Lập) rồi đến hồ đập Vực Mấu
(định hướng quy hoạch khu du lịch Hồ Vực Mấu) phối kết các hồ đập Khe Lại,
Đồi Tương, Khe Bung, An Ngãi, ...
Thứ ba, du lịch làng nghề: Theo Nghị Quyết số 06/NQ.TU ngày 08/8/2001 của
Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng làng nghề đến nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cả tỉnh nói
chung, thị xã Hoàng Mai nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Làng nghề phát triển sẽ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn nói chung,
lao động vùng biển nói riêng, góp phần giữ gìn và phát triển văn hóa truyền
thống, đặc biệt đẩy nhanh quá trình đô thị hóa cho nông thôn để nông dân ly
nông nhưng không ly hương và làm giàu trên chính quê hương mình...
Thị xã Hoàng Mai là vùng đất thuận lợi giao thông, là “cửa ngõ” phía Bắc tỉnh
Nghệ An; Con người nơi đây rất năng động sáng tạo, nhanh nhạy và linh hoạt, họ
lao động cần cù và rất thông minh;… Có thể khẳng định ở thị xã Hoàng Mai đã
hình thành các làng nghề cổ truyền... Với những làng nghề đăng ký là:
- Làng nghề chế biến thủy hải sản, nước mắm, cá khô, thủy hải sản đông lạnh,
như: Phú Lợi (Phường Quỳnh Dị), Phương Mai và Phương Cầm (Phường Quỳnh
Phương). Trong đó, làng nghề Phú Lợi đang phát triển ổn định, bền vững. Sản
lượng nước mắm trung bình đạt 2.150.000 lít/năm, được công nhận sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018, doanh thu bình quân 35 triệu
đồng/người/năm; thu hút 950 người lao động/ 1 năm. Đến nay, sản phẩm (nước
mắm, mắm tôm, cá khô) của Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi được UBND thị
xã đăng ký, tham gia các gian hàng các hội chợ được tổ chức ở tỉnh và cả nước.
Làng nghề Phú Lợi đã hỗ trợ 80 triệu của dự án SFPS2 để xây dựng thương hiệu
nhãn mác sản phẩm riêng, hỗ trợ kinh phí hơn 90 triệu đồng xây dựng nhãn hiệu
“Hải sản Hoàng Mai” Làng nghề chế biến hải sản Phú Lợi. Tổ chức tập huấn cho
người lao động được 02 lớp/năm, số lượng lao động tham gia là 145 người với

12
nội dung nâng cao kiến thức về chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và
cách làm nhãn hàng hóa.
- Làng nghề dâu tơ tằm, nuôi trồng thủy hải sản ở Quỳnh Liên cũng đang được
đầu tư và phát triển.
Về sản xuất hàng hóa, hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch: chủ yếu là các sản
phẩm về thủy hải sản: mực khô, mực một nắng, cá thu nướng, tôm, nước mắm
làng nghề Phú Lợi…
Theo khảo sát của tác giả về mức độ ưa thích của du khách đối với các điểm du
lịch ở Hoàng Mai, kết quả thu được như sau:
Bảng 4.6: Mức độ ưa thích của du khách đối với các điểm du lịch ở Hoàng Mai
Đơn vị tính : %
Điểm du lịch Mức độ ưa thích Ghi chú
1 2 3 4 5

Đền cờn 0 0 14 24 62  

Đền vưu 0 0 22 34 44  

Đền Xuân Úc 0 0 20 42 38  

Đền Xuân Hòa 0 0 30 36 34  


Biển Quỳnh Phương 2 6 20 42 28  

Biển Quỳnh Lập 0 4 28 34 34  

Biển Quỳnh Liên 4 10 26 38 22  

Làng nghề Phú lợi 6 2 30 36 26  


Số phiếu khảo sát: 50 phiếu (1 = Rất không thích = 5 = Rất thích)BẢNG ĐẦU
TIÊN PHẢI GHI CHÚ ĐỦ 5 MỨC

Về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch của thị xã Hoàng Mai, kết
quả khảo sát thu được như sau:

13
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát: Mức đô ̣ hài lòng của khách du lịch đối với du lịch
của thị xã Hoàng Mai
BẢNG NÀY CẦN CHIA RA CÁC BẢNG
+ Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG
+ Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ NHÂN LỰC LÀM DU LỊCH
+ Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ CÔNG TÁC XÚC TIẾN QUẢNG BÁ
+ Ý KIẾN CỦA KHÁCH DU LỊCH VỀ CHẤT LƯỢNG DU LỊCH CỦA THỊ
XÃ HOÀNG MAI
….
TỪNG BẢNG EM PHẢI ĐƯA VÀO CÁC NỘI DUNG Ở DƯỚI CHO TƯƠNG
ỨNG

Đơn vị tính : %


TT Các tiêu chí đánh giá Khách đến Hoàng Mai Khách đến Hoàng Mai
lần 1 (30 người) lần 2 trở lên (20 người)
1 2 3 4 5 1 2 3 4 5
1 Phong cảnh, sự hấp dẫn của 0 6,7 23,3 66,8 3,2 5 5 25 45 20
các bãi biển,
2 Sự đa dạng của các sản phẩm 3,3 16,7 70 10 0 0 10 25 40 25
du lịch
3 Sự hấp dẫn của các lễ hội dân 0 6,7 23,3 53,3 16,7 5 25 35 15 20
gian
4 Giá vé tham quan tại các điểm 0 0 16,7 60 23,3 0 0 10 70 20
du lịch
5 Chất lượng, uy tín của các 10 20 56,7 13,3 0 10 15 30 30 15
doanh nghiệp kinh doanh lữ
hành và các dịch vụ đi kèm
6 Giá tour 3,3 20 30 46,7 0 5 15 20 45 15
7 Chất lượng khách sạn, nhà 16,7 20 46,7 6,7 9,9 25 15 40 15 5
nghỉ và các dịch vụ đi kèm
8 Giá cả phòng nghỉ và các loại 3,3 13,3 56,7 26,7 0 5 15 25 25 30
phí dịch vụ
9 Sự đa dạng và phong phú của 20 36,7 40 3,3 0 30 25 25 15 5

14
TT Các tiêu chí đánh giá Khách đến Hoàng Mai Khách đến Hoàng Mai
lần 1 (30 người) lần 2 trở lên (20 người)
món ăn (ẩm thực)
10 Giá cả món ăn 6,7 13,3 46,7 26,7 6,6 10 15 20 30 25
11 Chất lượng giao thông đường 23,3 30 20 6,7 20 25 30 10 15 0
bộ
12 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ sân 13,3 26,7 30 16,7 13,3 10 25 30 20 15
bay
13 Cơ sở hạ tầng và dịch vụ cảng 13,3 26,7 30 16,7 13,3 15 30 25 20 10
biển
14 Chi phí đi lại 16,7 13,3 53,3 16,7 0 15 10 55 15 5
15 Sự đa dạng và phong phú của 23,3 6,7 36,7 20 13,3 30 25 15 20 10
hoạt động vui chơi giải trí
16 Giá cả hoạt động vui chơi, 6,7 13,3 53,3 23,3 3,4 5 15 55 15 10
giải trí
17 Chất lượng các mặt hàng mua 26,7 23,3 40 6,7 3,3 25 15 40 10 10
sắm, quà lưu niệm
18 Sự đa dạng của hàng hóa, quà 26,7 23,3 40 6,7 3,3 20 15 50 15 0
lưu niệm
19 Giá cả hàng hóa, quà lưu 6,7 13,3 53,3 23,3 3,4 5 10 60 15 5
niệm
20 Nguồn nhân lực phục vụ du 16,7 13,3 53,3 16,7 0 10 10 35 40 5
lịch
21 Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và 20 36,7 40 3,3 0 20 25 40 15 5
làm đẹp
22 Dịch vụ y tế, khám chữa bệnh 16,7 13,3 53,3 16,7 0 15 30 40 10 5
23 Dịch vụ ATM, đổi tiền, thanh 30 23,3 36,7 10 0 30 30 20 10 10
toán bằng thẻ…
24 Dịch vụ bưu chính, viễn thông 16,7 13,3 53,3 16,7 0 10 15 50 15 10
(điện thoại, internet)
25 Chất lượng nguồn điện, nước 26,7 23,3 40 6,7 3,3 10 20 45 15 10
26 Khí hậu, thời tiết thuận lợi 6,7 13,3 53,3 23,3 3,4 5 10 25 50 10
27 Vị trí địa lý thuận tiện 3,3 13,3 56,7 26,7 0 5 10 30 40 15
28 Sự thân thiện và hiếu khách 0 10 23,3 56,7 10 5 5 25 45 20
của người dân
29 Sự sạch sẽ, trong lành của 3,3 13,3 56,7 26,7 0 5 25 30 35 5
môi trường biển, đảo
30 Đảm bảo an toàn trên các 0 0 46,7 33,3 20 5 5 40 25 25
điểm du lịch
31 An ninh trật tự 0 0 46,7 33,3 20 0 0 45 30 15

15
TT Các tiêu chí đánh giá Khách đến Hoàng Mai Khách đến Hoàng Mai
lần 1 (30 người) lần 2 trở lên (20 người)
32 Ổn định chính trị 0 0 46,7 33,3 20 5 5 30 40 20
33 Sự quản lý và kiểm soát giá 3,3 13,3 56,7 26,7 0 5 10 40 35 10
cả sản phẩm, dịch vụ du lịch
của chính quyền địa phương
34 Hướng dẫn, cung cấp thông 16,7 13,3 53,3 16,7 0 15 20 40 15 10
tin cho du khách
35 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 6,7 13,3 53,3 23,3 3,4 10 15 40 20 15
trong khai thác du lịch
Số phiếu khảo sát: 50 phiếu (1 = Rất không hài lòng – 5 = Rất hài
lòng)THỐNG NHẤT GHI CHÚ TỪ BẢNG TRÊN
Như vậy, đa số khách du lịch đều ưa thích và đánh giá cao các điểm du lịch ở Thị
xã Hoàng Mai, đặc biệt là các điểm: Đền Cờn, Đền Vưu, Đền Xuân Úc, bãi biển
Quỳnh Phương, Quỳnh Lập với mức độ thích và rất thích của du khách đều đạt
mức 50 - 86% số người được khảo sát. Tuy nhiên, với mức độ hài lòng của khách
du lịch đối với các sản phầm du lịch thì cho thấy những kết quả rất khác nhau:
khách du lịch có tỷ lệ hài lòng và rất hài lòng cao đối với các mức giá, chi phí
cho du lịch ở Hoàng Mai như: Giá vé tham quan (68% hài lòng, 28% rất hài
lòng), giá tuor (44% hài lòng, 18% rất hài lòng), giá nhà nghỉ, khách sạn (60%
hài lòng và rất hài lòng), giá cả dịch vụ ăn uống (58% hài lòng và rất hài lòng)…
và đối với sự quản lý, kiểm soát của chính quyền địa phương như: sự quản lý và
kiểm soát giá cả sản phẩm, dịch vụ du lịch của chính quyền địa phương (70% hài
lòng và rất hài lòng), an ninh trật tự (52% hài lòng và rất hài lòng). Tuy nhiên,
vẫn còn một số hạng mục chưa được khách du lịch đánh giá cao như: Cơ sở hạ
tầng và dịch vụ cảng biển, chất lượng khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ đi kèm,
sự đa dạng và phong phú của món ăn (ẩm thực), dịch vụ ATM, đổi tiền, thanh
toán bằng thẻ…
4.1.3. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
Hiện tại, Thị xã Hoàng Mai đang triển khai xây dựng một số tuyến đường
giao thông phục vụ hạ tầng phát triển du lịch: như đường giao thông Xuân- Liên;
đường giao thông từ trung tâm thị xã đến Đền Cờn; Kè sông Hoàng Mai 1 số

16
đoạn Quỳnh Dị, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh. Xây dựng Trạm dừng chân đón tiếp
khách tỉnh Nghệ An tại thị xã Hoàng Mai. Tuyến đường 537 B đã được UBND
tỉnh phê duyệt các dự án khôi phục, cải tạo tại Quyết định 3046/QĐ- UBND ngày
18/7/2018 và số 3199/QĐ- UBND ngày 26/7/2018.
Chỉnh trang khuôn viên đền Cờn trong, trùng tu tôn tạo đền Cờn ngoài,
UBND tỉnh Nghệ An cho phép khảo sát lựa chọn phục dựng đền Bạch Y đại
vương (Mai Hùng).
Về cơ sở lưu trú, hiện nay trên địa bàn thị xã có 19 cơ sở lưu trú du lịch
với 336 phòng nghỉ (tăng 3 cơ sở lưu trú và 54 phòng nghỉ so với thời điểm chưa
ban hành Nghị quyết) trong đó có 1 khách sạn 4 sao tổ hợp khách sạn, dịch vụ và
thương mại Mường Thanh Hoàng Mai với các hạng mục như: Nhà hàng, khách
sạn, siêu thị, khu vui chơi trẻ em, bể bơi, sân bóng, 2 năm qua tính từ tháng
9/2016 đến tháng 8/2018 doanh thu khách sạn đạt hơn 80 tỷ đồng thu hút khách
nghỉ tại khách sạn 85.857 người, 1 khách sạn 2 sao; ước tính tháng 9/2016-
8/2018 thu hút trên 10 vạn lượt khách trong và ngoài tỉnh lưu trú, tham quan, lễ
hội (hàng năm 2016 trở về trước đạt 4,5 vạn lượt khách) (Ủy ban nhân dân thị xã
Hoàng Mai, 2018). Tuy nhiên, theo đánh giá của khách du lịch, chất lượng và
dịch vụ các cơ sở lưu trú vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề: có tới 46% du khách được
khảo sát cảm thấy không hài lòng và rất không hài lòng đối với chất lượng khách
sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ đi kèm, chỉ có 20% du khách được khảo sát cảm
thấy hài lòng với các dịch vụ trên. Đây là con số đáng chú ý, đặt ra vấn đề lớn
đối với Hoàng Mai trog việc cải thiện loại hình dịch vụ này.
Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Long Thành đã xây dựng hoàn thiện dự
án Khu dân cư du lịch và dịch vụ Cửa Cờn với các hạng mục: sân cỏ bóng đá
nhân tạo, sân tennis, bể bơi, nhà thi đấu đa năng, khu vui chơi trẻ em. Công ty Cổ
phần Xây dựng và Phát triển HVT đầu tư và xây dựng các dự án: Khu dân và
dịch vụ thương mại tại phường Quỳnh Dị; khu dịch vụ, nhà hàng khách sạn Sông
Quỳnh tại phường Quỳnh Dị bao gồm các hạng mục chính: khu dịch vụ du lịch
ẩm thực, nhà hàng, khách sạn.

17
Về các khu vui chơi, giải trí, thương mại, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng
Long Thành đang xây dựng dự án Khu dân cư du lịch và dịch vụ Cửa Cờn với
các hạng mục: sân cỏ bóng đá nhân tạo, sân tennis, bể bơi, nhà thi đấu đa năng,
khu vui chơi trẻ em. Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển HVT đầu tư và xây
dựng các dự án: Khu dân và dịch vụ thương mại tại phường Quỳnh Dị; khu dịch
vụ, nhà hàng khách sạn Sông Quỳnh tại phường Quỳnh Dị bao gồm các hạng
mục chính: khu dịch vụ du lịch ẩm thực, nhà hàng ,,khách sạn.
4.1.4. Nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch
Hiện nay, ở thị xã Hoàng Mai có 8 công ty du lịch và 13 công ty du
lịch liên kết với quy mô vừa và nhỏ. Việc phát triển du lịch đã giải quyết việc
làm trực tiếp trong ngành và gián tiếp ngoài xã hội chiếm 14,92%. Lực
lượng lao động làm việc trong ngành du lịch ở Hoàng Mai hiện nay còn khá
mỏng. Bên cạnh đội ngũ cán bộ quản lý tại các ban ngành liên quan trong
các đơn vị hành chính nhà nước thì phần lớn lao động làm việc tại khách
sạn, trong các công ty lữ hành và vận chuyển du khách.
Hiện nay, đội ngũ nhân viên hoạt động trong ngành du lịch ở Hoàng
Mai còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của ngành về số lượng cũng
như chất lượng nguồn lao động. Nắm bắt được nhu cầu này, các cơ quan
quản lý chức năng của ngành du lịch đã tăng cường các hình thức đào tạo
nhằm nâng cao chất lượng nguôn nhân lực lao động. Thị xã đã liên kết hợp
tác với một số cơ sở đào tạo uy tín tổ chức một số lớp đào tạo bồi dưỡng
nghiệp vụ du lịch, tổ chức sát hạch và cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch cho
một số hướng dẫn viên cơ hữu của Thị xã. Theo kế hoạch, trong thời gian
tới, Thị xã tiếp tục mở các lớp nghiệp vụ buồng, bàn… cho đội ngũ nhân
viên phục vụ du lịch. Nhờ công tác đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đã phần
nào đáp ứng được nhu cầu và góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động
du lịch của Hoàng Mai. Tuy nhiên, trong năm tới cần đẩy mạnh công tác
đào tạo du lịch hơn nữa nhằm nâng cao chất và lượng của đội ngũ lao động
trong ngành du lịch và phù hợp với hướng phát triển của ngành trong
những năm tiếp theo. Đặc biệt cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo

18
nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng trình độ ngoại ngữ cho nhân viên
phục vụ trong ngành du lịch.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước: Cán bộ quản lý nhà
nước trong ngành du lịch phần lớn đã được đào tạo đại học và trên đại học.
Tuy nhiên đa số được đào tạo từ các chuyên ngành Tổng hợp, Quản trị kinh
doanh, Tài chính - Ngân hàng… Nhìn chung chất lượng đội ngũ quản lí
chưa cao, chưa được đào tạo chuyên sâu về du lịch và ngoại ngữ. Do vậy, đội
ngũ cán bộ quản lý cần được bồi dưỡng thêm về chuyên ngành du lịch để có
tính chuyên nghiệp hơn trong thực thi nhiệm vụ và cần hướng tới nguồn
nhân lực chất lượng cao có chuyên ngành phù hợp.
Đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp: Đối với các doanh
nghiệp tư nhân kinh doanh ở qui mô nhỏ lẻ (đặc biệt là các dịch vụ lưu trú,
ẩm thực), người quản lý điều hành thường là người “gia đình”, chưa được
đào tạo qua chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm, nên phương pháp quản lý
không khoa học, còn nhiều lúng túng trong công tác quản lỷ, tổ chức lao
động, quản lý chất lượng dịch vụ, vì vậy mức độ đáp ứng yêu cầu công việc
của đội ngũ lao động này thường không cao.
Đội ngũ lao động nghiệp vụ, được đào tạo còn khá khiêm tốn, chủ yếu
được đào tạo sơ cấp và trung cấp đối với nhân viên quầy bar và buồng, một
số lĩnh vực chính đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ như các
hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, tuy nhiên, đội ngũ này được đào tạo chưa
chuyên sâu, khả năng giao tiếp chủ yếu bằng tiếng anh, ít có hướng dẫn viên
biết nhiều tiếng cùng lúc, điều đó gây khó khăn trong việc đón tiếp các đoàn
khách nước ngoài. Cụ thể:
- Nhân viên lễ tân: Phần lớn đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng (76%),
còn lại là tốt nghiệp trung cấp, sơ cấp nghề (24%) (Phòng Văn hóa thông tin
thị xã Hoàng Mai, 2017). Đội ngũ nhân viên lễ tân đã từng bước nâng cao
kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Nhân viên buồng: đa số là lao động tốt nghiệp trung cấp nghề
(41,5%) và lao động phổ thông (58,5%) (Phòng Văn hóa thông tin thị xã

19
Hoàng Mai, 2017), tuy tỷ lệ tốt nghiệp trung cấp nghề khá cao nhưng thực
chất đội ngũ phục vụ bàn, bar vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu công việc và
cần tiếp tục đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ.
- Hướng dẫn viên du lịch: Đến nay, trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai có
270 hướng dẫn viên du lịch, số lượng hướng dẫn viên du lịch trước mắt đã
đáp ứng được nhu cầu đẩy mạnh du lịch trong những năm tới. Hàng năm,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An phối hợp với các trường Đại học
mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch cho đội ngũ
này (Sở văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An, 2017). Nhờ vậy, chất lượng
hướng dẫn viên du lịch của Hoàng Mai được đánh giá có trình độ chuyên
môn, bước đầu đáp ứng được nhu cầu thăm quan, du lịch của du khách.
Nhưng với mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong
những năm tới thì đội ngũ này còn nhiều hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là
ngoại ngữ và tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch quốc tế.
Từ thực tiễn có thể thấy, hiện tại lực lượng lao động của ngành du
lịch Hoàng Mai có tăng về số lượng nhưng chất lượng chưa đảm bảo, cơ cấu
lao động chưa hợp lý. Chất lượng đội ngũ lao động quản lý của ngành du
lịch chưa cao, năng lực quản lý còn hạn chế, số lượng lao động có chuyên
môn cao chuyên ngành du lịch ít đặc biệt trong lĩnh vực hoạch định, xây
dựng chính sách, dự báo.
Nguyên nhân là do nghiệp vụ du lịch tại các trung tâm đào tạo chưa
đáp ứng nhu cầu, chương trình đào tạo chưa có chất lượng, mới đạt ở trình
độ cơ bản, chưa chuyên nghiệp; các trường đại học, cao đẳng ở Nghệ An
chưa có đào tạo chuyên sâu, mới tập trung đào tạo về kiến thức chung ở góc
độ kinh tế. Hương dẫn viên không chuyên nghiệp chủ yếu từ trường đại học
ngoại ngữ, đội ngũ này còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kỹ năng chuyên
môn đặc biệt là kiến thức về văn hoá, lịch sử cũng làm ít nhiều ảnh hưởng
tới chất lượng dịch vụ. Công tác tuyển dụng cán bộ trong ngành còn nhiều
bất cập, đào tạo hàng năm chủ yếu về chính trị, quản lý nhà nước, tin học,
ngành du lịch ít có chương trình đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ về quản lý

20
ngành; chưa có chương trình hợp tác với nước ngoài, những tập đoàn lớn
quốc tế có kinh nghiệm về lĩnh vực du lịch để nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Mặt khác, môi trường làm
việc tại Hoàng Mai chưa đủ sức thu hút nguồn nhân lực chuyên ngành, đào
tạo chính quy trong lĩnh vực du lịch. Số lượng lao động tuy có tăng nhưng
đánh giá cả về chất lượng thì nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu thực tế
trong tình hình mới.
Đội ngũ làm công tác quản lý điều hành du lịch đa số có trình độ đại
học, cao đẳng (87,3%), bước đầu đã được một số đơn vị, doanh nghiệp quan
tâm đào tạo, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu thực tế hiện nay thì số
lượng nhân lực còn ít, cơ cấu chưa đồng bộ; nhân lực có trình độ, tay nghề
cao chưa nhiều, chưa có cán bộ quản lý có chuyên ngành quản lý du lịch;
kiến thức hội nhập, ngoại ngữ, tin học, năng lực sáng tạo thực tiễn, lãnh đạo,
quản lý, quản trị còn hạn chế chưa tương ứng với yêu cầu phát triển của
ngành.
4.1.5. Xúc tiến, quảng bá du lịch
Hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá du lịch là một trong những
công cụ đắc lực giới thiệu đến với du khách trong và ngoài nước về những sản
phẩm, dịch vụ du lịch nhằm thu hút du khách đến Hoàng Mai, góp phần đẩy
mạnh hoạt động du lịch phát triển. Công tác quảng bá tuyên truyền không chỉ
nhằm mục tiêu kinh tế mà còn hướng đến việc cung cấp thông tin trung thực cho
du khách, tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường khi tham gia du lịch.
Thời gian qua UBND thị xã Hoàng Mai đã có sự phối hợp với sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch phát hành ấn phẩm quảng bá du lịch: Sách hướng dẫn du
lịch, lắp dựng hệ thống biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, phối hợp với viện Nghiên
cứu Văn hóa Thăng Long tổ chức tọa đàm tại thị xã và Hội thảo tại Văn Miếu
Quốc Tử Giám- Hà Nội với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị Văn hóa đền Cờn
với phát triển du lịch trong điều kiện mở cửa hội nhập”, xuất bản cuốn sách “Đền
Cờn Lịch sử, tâm linh điểm đến Hoàng Mai”, In hàng vạn tờ rơi, đĩa VCD, giới

21
thiệu trên VTC10, VTC14, Đài PT-TH Nghệ An và nhiều báo đài khác về các
tiềm năng và sản phẩm du lịch của thị xã đến đông đảo nhân dân trong cả nước.
Cùng với tỉnh Nghê ̣ An, thị xã Hoàng Mai đã tích cực hưởng ứng chủ
trương của Tổng cục Du lịch về tổ chức các sự kiện du lịch “Con đường di sản
thế giới miền Trung” bắt đầu từ Nghê ̣ An chạy dọc theo quốc lộ 1A vào tới Phan
Thiết và lên Đà Lạt.
Thị xã cũng tập trung quảng bá du lịch Hoàng Mai tại các thành phố lớn
như: Hà Nội, Hồ Chí Minh… và các tỉnh khác thông qua việc tham gia các hội
chợ, triển lãm du lịch trong nước, đồng thời phối hợp với báo chí, đài huyền hình
thường xuyên tuyên truyền về du lịch Hoàng Mai.
Đă ̣c biê ̣t, gần đây, công tác tuyên truyền thông qua kênh huyền hình Nghê ̣
An, các báo và tạp chí tập trung phổ biến, tuyên truyền về Du lịch Xanh nhằm
bảo vệ sự suy thoái của môi trường, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm do tác động từ
hoạt động du lịch, nâng cao ý thức người dân và du khách chung tay bảo vệ
nguồn tài nguyên du lịch và được người dân đảnh giá cao.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, 63% khách du lịch được hỏi cho biết kênh
thông tin chủ yếu họ thấy dễ dàng tiếp cận và tin cậy để tìm hiểu về Hoàng Mai
là qua internet và truyền hình, 22% du khách tiếp cận qua báo chí.
Nhìn chung, công tác xúc tiến quảng bá du lịch ở Hoàng Mai có tập trung
vào một số thị trường mục tiêu, chủ yếu xúc tiến thu hút du khách, có định hướng
tuyên truyền về bảo vệ tài nguyên du lịch đặc biệt là du lịch biển, du lịch tâm linh.
Tuy nhiên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế do kinh
phí đẩu tư cho hoạt động này quá ít nên ngành du lịch chưa xây dựng được chiến
lược và kế hoạch thực thi cho công tác tiếp thị của toàn ngành. Do đó, việc
nghiên cứu thị trường còn mang tính tự phát từ các doanh nghiệp. Các ấn phẩm
quảng bá cho du lịch chung của Thị xã còn ít về số lượng, đơn điệu về nội dung
và hình thức. Thực tiễn hiện nay du khách đến Nghê ̣ An nói chung và Hoàng Mai
nói riêng còn thiếu thông tin về du lịch. Các nguồn thông tin chính thức phát
hành ở Hoàng Mai chưa nhiều, chưa phong phú, đa dạng về hình thức, nghèo nàn
về nội dung. Các chương trình quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm du lịch mới

22
của Thị xã còn thiếu, các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề du lịch còn mang
nặng tính hình thức, chưa có nội dung hấp dẫn đối với du khách, chưa có một
chương trình quảng cáo mang tính chuyên ngành. Nhận xét chung về công tác
xúc tiến quảng bá du lịch là chưa có hiệu quả, quy mô còn nhỏ hẹp, nội dung và
hình thức còn chưa phù hợp với các thị trường khách khác nhau; ngoài ra, việc
quảng cáo thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp tác động tiêu cực tới hoạt
động kinh doanh du lịch và phát triển du lịch trên địa bàn Thị xã.
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định
Tháng 12/2017, thị xã Hoàng Mai đã công bố đồ án điều chỉnh và mở
rộng quy hoạch chi tiết khu du lịch biển Hoàng Mai. Đồ án điều chỉnh và mở
rộng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 khu du lịch biển Hoàng Mai được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5279 ngày 2/11/2017, với tổng diện tích
đất quy hoạch trên 440 ha, thuộc địa bàn các xã Quỳnh Liên, phường Quỳnh
Phương và xã Quỳnh Lập. Cơ cấu gồm 6 khu chức năng: khu dịch vụ du lịch,
quảng trường, khu bãi tắm, khu du lịch tâm linh, khu ở, khu cây xanh. Được quy
hoạch là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với nhiều chức năng dịch vụ, du lịch,
nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, tìm hiểu văn hóa lịch sử
của người dân trong vùng, cũng như thu hút được người dân các vùng lân cận và
khách du lịch thập phương (Ủy ban nhân dân tỉnh, 2017).
Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã Hoàng Mai đến
năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, UBND thị xã Hoàng Mai đã xác định rõ
phương hướng phát triển cụ thể ngành du lịch của Thị xã trong những năm tới
như sau:
Tập trung các nguồn lực phát triển, đến năm 2020 phấn đấu Thị xã đón
trên 15-20 vạn lượt khách du lịch, năm 2025 đạt trên 50 vạn lượt khách. Để đạt
được mục tiêu này cần tổ chức sắp xếp lại hệ thống dịch vụ du lịch của thị xã;
nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động dịch vụ du lịch, tăng cường công tác
quảng bá, xúc tiến thu hút khách du lịch. Tổ chức tốt khách tham quan các điểm
du lịch tâm linh như Đền Cờn, Đền Vưu, Biển Quỳnh Phương, Quỳnh Liên...

23
- Các loại hình du lịch trọng tâm:
+ Du lịch tham quan các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh kết
hợp nghỉ dưỡng sinh thái biển,thưởng thức văn hóa ẩm thực, mua sắm…;
+ Du lịch sinh thái biển - hồ: Thị xã Hoàng Mai có lợi thế về cảnh quan tự
nhiên sinh thái (bãi biển, núi rừng, hồ đập, sông ngòi, kênh rạch,...), kết hợp với hệ
thống các di tích văn hóa lịch sử…Định hướng đến năm 2025, xây dựng Thị xã trở
thành trung tâm du lịch sinh thái cảnh quan - rừng - biển - văn hóa tâm linh.
Ngoài ra bổ trợ là các sản phẩm du lịch như: Tham quan làng nghề; tìm
hiểu văn hóa tâm linh - lễ hội;
- Hệ thống điểm du lịch:
+ Du lịch biển: Dọc theo bãi biển thuộc các xã Quỳnh Liên, Quỳnh
Phương, cách QL1A khoảng 5km. Đây là hệ thống bãi biển đẹp có chiều dài
khoảng 6km với ưu điểm độ dốc chỉ ở mức 2 - 30, nền cát sạch, mịn, độ mặn phù
hợp <3% cùng với cảnh quan tự nhiên và môi trường tự nhiên khá trong lành, có
thể đẩy mạnh khai thác du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng.
+ Du lịch văn hóa tâm linh: Thừa hưởng từ huyện lỵ Quỳnh Lưu, thị xã
Hoàng Mai là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là vùng đất cổ có rất nhiều di
tích lịch sử cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, đó là: Đền Cờn (Quỳnh
Phương); đền Xuân Úc (Quỳnh Liên); đền Vưu (Quỳnh Vinh); đền Kim Lung,
lăng họ Văn, lăng Sứ Sơn (Mai Hùng); đền Xuân Hòa, đền Phùng Hưng, chùa
Bát Nhã (Quỳnh Xuân); hồ đập Vực Mấu (Quỳnh Trang), khu du lịch Biển
Quỳnh (Quỳnh Phương, Quỳnh Liên), đền Phùng Hưng (Quỳnh Xuân); đền Bình
An, chùa Bảo Minh, hang Hỏa Tiễn (Quỳnh Thiện); chùa Bà (Quỳnh Lập);...
sông Hoàng Mai (Quỳnh Trang, Quỳnh Thiện, Quỳnh Vinh, Quỳnh Dị, Quỳnh
Phương), hồ đập Đồi Tương, Khe Bung (Quỳnh Vinh), hồ Cây Chanh (Mai
Hùng). Trong đó, nổi bật nhất vẫn là Đền Cờn, là khu vực tập trung khai thác các
hoạt động du lịch văn hóa tâm linh gắn với các hoạt động văn hóa tĩn ngưỡng
truyền thống của địa phương.
+ Khai thác hệ thống cảnh quan rừng - hồ - đập nước: Khu du lịch Hồ đập
Vực Mấu thuộc vùng Tân Thắng (gồm 3 xã: Tân Thắng, Quỳnh Thắng, Quỳnh

24
Tân). Khai thác cảnh quan rừng- hồ- đập nước để hình thành một điểm đến hấp
dẫn với các loại hình vui chơi giải trí đa dạng. Khu du lịch sinh thái sẽ bố trí đầy
đủ các công trình thiết yếu phục vụ cho khách du lịch như: Nhà dịch vụ đón tiếp,
quảng trường, tượng đài, Resort, Bungalow, các nhà hàng đặc sản Âu, Á, nhà
thuyền hay các chòi nghỉ ven hồ, nhà dịch vụ đa năng, vườn cà phê thư giãn, lầu
ngắm cảnh trong rừng cây xanh ngắt 4 mùa. Khu du lịch dịch vụ tổng hợp được
bố trí các hạng mục công trình như: Chòi nghỉ chân, Khu giải khát, Dịch vụ ẩm
thực truyền thống, ngắm cảnh, Vườn tượng, bơi thuyền lướt ván,...
Dự án một phần rừng sinh thái (giai đoạn 2020 - 2030) tại phía Đông dãy
núi Xước giáp Khu công nghiệp Đông Hồi tạo thành một lớp không gian sinh
thái, đồng thời là khoảng cách ly đối với Khu công nghiệp Đông Hồi.
- Nâng chất lượng các hoạt động dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc trên địa
bàn; tạo mọi điều kiện để các hoạt động dịch vụ hoạt động có hiệu quả, đảm bảo
theo quy định pháp luật. Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thuận lợi, thông
suốt trong mọi tình huống và toàn diện trên địa bàn thị xã. (UBND Thị xã Hoàng
Mai, 2016).
Ngày 08 tháng 9 năm 2016, Ban Thường vụ Thị ủy Hoàng Mai đã ban
hành Nghị quyết số 06-NQ/ThU về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016
– 2020 và những năm tiếp theo.
Trên cơ sở quy hoạch tổng thể và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương, Thị ủy đề ra mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Thị xã. Xác định việc
phát triển du lịch phải gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu về du
lịch Hoàng Mai. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất
là lễ hội đền Cờn, dân ca ví dặm, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Xây
dựng các sản phẩm du lịch có thế mạnh, trong đó tập trung phát triển du lịch ở
những lĩnh vực: Văn hóa - tâm linh; lịch sử - văn hóa; sinh thái - nghỉ dưỡng (Thị
ủy Hoàng Mai, 2016).
Đến năm 2020, cơ bản hình thành hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển du
lịch; có từ 50 – 60 ngàn lượt khách du lịch đến thị xã, đưa du lịch trở thành một

25
ngành kinh tế mạnh của thị xã. Công suất sử dụng phòng trung bình của cơ sở
lưu trú, khách sạn đạt 65 - 70%. Doanh thu du lịch hàng năm ước đạt 150 – 180
tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2025, huy động khoảng 7.500 tỷ đồng cho đầu tư phát
triển du lịch. Đến năm 2030, Hoàng Mai trở thành một trong những trung tâm
phát triển về du lịch khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ (Thị ủy Hoàng Mai, 2016).
4.2.2. Công tác quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hướng
lớn đến phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai
nói riêng.
Bảng 4.8: Yếu tố tác đô ̣ng đến phát triển du lịch của Hoàng Mai (khảo sát lãnh đạo, quản lý)
Số phiếu khảo sát: 25 (1 = Không tác động – 5 = Rất tích cực)TẤT CẢ GHI
CHÚ PHẢI CUỐI BẢNG?
CÁC BẢNG CÓ 3 MỨC - CÓ THỂ GHI THẲNG MỨC = CHỮ, KHÔNG CẦN
GHI CHÚ
CÁC MỨC KHÔNG CÓ THÌ VIẾT TRONG LUẬN VĂN
KIỂM TẢ CHO TẤT CẢ CÁC BẢNG CỦA MỤC 4.2
Đơn vị tính: %
S Mức độ
Nội dung
T 3 4 5
T
1 Bảo vệ điểm du lịch 0 20 60
2
. Áp lực 8 28 44
3
. Cường độ sử dụng 0 36 64
4
. Tác động xã hội 0 52 28
5
. Mức độ kiểm soát 0 36 44
6
. Quản lý chất thải 0 20 60
.7
Quá trình lập qui hoạch 0 36 64
8
. Các hệ sinh thái tới hạn 0 32 48
9
. Sự thỏa mãn của du khách 0 20 80
1
. Sự thỏa mãn của địa phương 0 44 56
0 Ghi chú: mức 1, 2: 0%

26
Theo kết quả tổng hợp phiếu điều tra, khảo sát của tác giả đối với đội ngũ
cán bộ, lãnh đạo, quản lý của thị xã Hoàng Mai cho thấy, hầu hết các đồng chí
lãnh đạo đều đã từng tiếp cận (qua nghiên cứu, sử dụng, quản lý, thụ hưởng,
tham quan, tiếp xúc ...) các nhân tố quốc tế để phát triển du lịch của Hoàng Mai
với các nhân tố như: Bảo vệ điểm du lịch, áp lực, cường độ sử dụng, tác động xã
hội, mức độ kiểm soát, quản lý chất thải, quá trình lập quy hoạch, các hệ sinh thái
tới hạn, sự thỏa mãn của du khách, sự thỏa mãn của địa phương. Đối với mức độ
tác độ đến du lịch ở Hoàng Mai theo khảo sát điều tra đối với lãnh đạo, quản lý
thu được kết quả (Bảng 4.8)
Kết quả khảo sát cho thấy, có sự đồng thuận rất cao trong quan
điểm lãnh đạo phát triển du lịch của đội ngũ lãnh đạo thị xã Hoàng Mai, toàn bộ
100% các đồng chí lãnh đạo thị xã, trưởng các phòng: Văn hóa - Thông tin, Kinh
tế, Tài chính - kế hoạch, chủ tịch các xã và công chức văn hóa xã đều cho rằng
các nhân tố trên đều có mức độ tác động tích cực và rất tích cực. Sự đồng thuận
cao này giúp cho quá trình chỉ đạo phát triển du lịch của Hoàng Mai xuyên suốt
theo một đường lối đúng đắn.
Bảng 4.9: Các yếu tố quản lý nhà nước ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Số phiếu khảo sát: 25 (1 = Không tác động – 5 = Rất tích cực)
Đơn vị tính: %
STT Yếu tố
Mức độ ảnh hưởng
3 4 5
1. Quản lý nhà nước về giá cả dịch vụ du lịch 28 48 24
2. Quản lý nhà nước về an ninh trật tự 4 60 36
3. Quản lý nhà nước về vệ sinh môi trường 0 40 60
4. Quản lý nhà nước ngành du lịch 0 56 44
5. Quản lý nhà nước môi trường cảnh quan 0 32 68
6. Quản lý nhà nước về qui hoạch phát triển du 0 48 52
lịchchú: mức 1, 2: 0%
Ghi

27
Trong thời gian qua, tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Tỉnh uỷ về đẩy
mạnh phát triển du lịch ở thị xã Hoàng Mai và Nghị quyết số 06-NQ/ThU ngày
08 tháng 9 của Thị ủy về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016 – 2020 và
những năm tiếp theo, chính quyền thị xã Hoàng Mai đã tích cực tận dụng các
cảnh quan và sinh thái vùng ven biển, kêu gọi sự đầu tư để phát triển nhanh cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đa dạng có chất lượng
cao. Bên cạnh ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển du
lịch, thị xã đặc biệt chú trọng công tác quản lý nhà nước về du lịch biển, quy
hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch kể cả gián
tiếp và trực tiếp.
Cùng với các quy hoạch khác, thị xã đã có các quy hoạch phục vụ phát
triển du lịch như: Điều chỉnh quy hoạch chi tiết du lịch biển Quỳnh, Quy hoạch
chi tiết xây dựng Dự án Khu dân cư, du lịch, dịch vụ Cửa Cờn tại phường Quỳnh
Dỵ, Quy hoạch cụm di tích đền Cờn, di tích hang Hỏa Tiễn và đền Vưu.
Bên cạnh đó để tạo môi trường du lịch lành mạnh, an toàn, bền vững,
UBND thị xã đã thường xuyên chỉ đạo thanh tra, kiểm tra về tình hình an ninh,
trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường tại các khu điểm tham
quan du lịch, nhất là vào dịp các Lễ hội và mùa hè tại các bãi biển.
Thị ủy cũng xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển du lịch
Hoàng Mai bao gồm:
1. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế Hoàng Mai,
trước hết là du lịch sinh thái và văn hóa (biển, sông Hoàng Mai, hồ Vực Mấu, các
di sản văn hóa và di tích lịch sử) các loại hình văn hóa phi vật thể để phục vụ du
lịch; tham quan các quan cảnh, du lịch thể thao…
2. Thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành các hệ
thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí sân golf… cao cấp ở
khu vực các xã, phường ven biển, nâng dần lợi thế so sánh lĩnh vực du lịch của
thị xã.
3. Cùng với phát triển du lịch, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch vụ
khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền thống,

28
sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý khách sạn; dịch
vụ mua sắm, ăn uống …), đẩy mạnh phát triển công nghiệp sạch theo quy hoạch
và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với du lịch.
4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, khai thác và phát huy tối đa hệ
thống phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh và thị xã, cũng như tranh thủ sự
hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương và các địa phương trong khuôn khổ chương trình
hợp tác phát triển du lịch. Phát huy thế mạnh vùng trọng điểm kinh tế Nam
Thanh – Bắc Nghệ, khai thác, kết nối các tuyến du lịch của tỉnh; tạo mới các sản
phẩm du lịch hấp dẫn. Tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế.
Trong Báo cáo của UBND thị xã Hoàng Mai về kết quả 02 năm thực hiện
Nghị quyết số 06-NQ/ThU ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thị ủy về phát triển du
lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, trên cơ sở tổng kết
những kết quả đã đạt được cũng như chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục
trong thực tế quá trình phát triển du lịch, UBND Thị xã Hoàng Mai tiếp tục xác
định một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian thời gian tới như sau:
1. Tập trung hoàn thành quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch: Du lịch
Hồ vực Mấu, Hang Hỏa Tiễn, Cụm di tích đền Cờn và di tích lịch sử. Làm cơ sở
đầu tư và thu hút đầu tư vào du lịch.
2. Phối hợp với trung tâm xúc tiến Du lịch Nghệ An xây dựng tua Du lịch
Nghệ An; Liên kết tour, tuyến du lịch; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền
quảng bá du lịch, giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử,
văn hóa; những nét văn hóa và lễ hội đặc sắc của Đền Cờn, đền Xuân Úc, đền
Phùng Hưng; Chú trọng phát triển những sản phẩm du lịch độc đáo gắn với
những lợi thế của thị xã và gần với các thị trường lớn. Đảm bảo công tác an ninh,
an toàn cho du khách.
3. Tăng cường công tác đạo tạo bồi dưỡng quản lý nhà nước về du
lịch;Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, quản lý Nhà nước, tổ chức
thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch được phê duyệt; tăng cường đầu
tư trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các di sản văn hóa phi vật
thể, các cảnh quan thiên nhiên; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của thị xã.

29
4. Tăng cường quảng bá xúc tiến thu hút vốn đầu tư trong ngoài nước để
xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách. Phối hợp các hoạt động xúc
tiến đầu tư, xúc tiến thương mại để tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các sản
phẩm du lịch và thu hút đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào
khảo sát, đầu tư tại các khu, điểm du lịch trong thị xã; xây dựng cơ chế ưu đãi,
mời gọi, thu hút đầu tư phát triển du lịch; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cấp, các ngành để quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch nhằm
phát triển du lịch một cách bền vững.
6. Trong các dự án cần quan tâm đến sự gắn kết giữa các công trình phát
triển kinh tế - xã hội với phát triển du lịch. Các công trình đầu tư trong các khu,
điểm du lịch phải có sự phối hợp giữa các ngành chuyên môn để đảm bảo đúng
quy hoạch, không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, đảm bảo môi trường, tính đồng
bộ, tính hiện đại, lâu dài.
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, đóng góp các nguồn lực cho
xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch. Khuyến khích phát triển các làng
nghề truyền thống, phát triển sản xuất các sản phẩm hàng hóa phục vụ du khách.
8. Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền, nhân dân và địa
phương và kể cả du khách thập phương về Di sản văn hóa.
4.2.3. Tình hình an ninh trật tự xã hội
Có thể nói không một ngành kinh tế nào lại có thể nhạy cảm với tình hình
chính trị - an ninh trật tự xã hội như ngành du lịch, xét cho đến cùng, đi du lịch
không phải để nghỉ ngơi, tham quan mà còn để tìm hiểu cuộc sống. Chính vì vậy
chỉ cần một sự bất ổn nhỏ trong tình hình an ninh - chính trị có thể tác động rất
lớn đến hoạt động du lịch, trước hết là cầu du lịch, sau đó đến cung du lịch.
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát đối với cán bộ lãnh đạo: “Các nhân tố thuộc hệ xã hội được liệt kê
dưới đây ảnh hưởng đến phát triển du lịch”.
Đơn vị tính: %
STT Yêu tố Mức độ ảnh hưởng
4 5
1 Các loại tệ nạn xã hội 16 84

30
2 Mức độ đi ăn xin 44 56
3 Mức độ an toàn khi đi du lịch tại địa phương 24 76
4 Loại hình dịch vụ du lịch phong phú 20 80
5 Mức độ bán hàng rong theo đuổi khách 40 60
6 Bình đẳng giới và kỳ thị chủng tộc 16 84
Số phiếu: 25 (1-Hoàn toàn không đồng ý; ...; 5-Hoàn toàn đồng ý)
Ghi chú: mức 1, 2, 3: 0%
Bên cạnh đó, đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội của Thị xã
Hoàng mai đã xác định vị trí vai trò mũi nhọn của du lịch trong nền kinh tế. Do
đó, chính quyền các cấp ở Hoàng Mai luôn dành dự quan tâm đặc biệt đến ngành
kinh tế này, đưa ra nhiều chính sách khuyến khích, tạo đòn bẩy cho du lịch phát
triển. Thực tế cho thấy, các chính sách đều rất thông thoáng, thủ tục nhanh gọn,
tạo điều kiện thuận lợi cho cả doanh nghiệp và du khách.
Cùng với chính trị, an ninh trật tự xã hội cũng là yếu tố đặc biệt quan
trọng trong phát triển du lịch bởi ổn định và an toàn là yếu tố có ý nghĩa lớn
trong du lịch. Khi có một thông tin bất ổn nào về chính trị, an ninh xã hội tại một
điểm du lịch nào đó thì khó mà có thể thuyết phục được khách du lịch đến tham
quan..
Vấn đề trong tình hình an ninh, trật tự xã hội cần quan tâm là đảm bảo trật
tự tại các điểm du lịch. Hiện nay đây là vấn đề rất phổ biến và nhức nhối mà
chính quyền địa phương trong đó có Hoàng Mai là tình trạng xuất hiện đội ngũ
ăn xin, móc túii, lôi kéo khách để bán hàng... và hiện vẫn chưa được giải quyết
triệt để. Đầu tiên nó gây ra cho khách tâm lý khó chịu do bị xâm phạm lúc nghỉ
ngơi, riêng tư sau đó là ảnh hưởng đến khả năng quản lý, đón tiếp, đến hình ảnh
con người trong suy nghĩ của khách du lịch mà chắc chắn không giữ chân được
khách hay làm cho khách quay lại đó một lần nữa.
Chính vì do trâ ̣t tự an ninh xã hội là nhân tố rất nhạy cảm với du lịch nên
việc đoán bắt nhu cầu du lịch trở nên khó khăn. Chỉ một biến động nhỏ nào đó
trong các nhân tố này có thể làm cho nhu cầu du lịch lập tức biến đổi. dự đoán
trước sự biến đổi cầu du lịch là không thể chính xác do chính trị và an ninh là
những nhân tố khách quan, ngoài tâm kiểm soát, điều chỉnh của các nhà kinh

31
doanh du lịch. Chính vì vậy Thị xã Hoàng Mai cần chuẩn bị tốt nhất những điều
kiện sẵn sàng đón tiếp du khách bằng việc đảm bảo sự ổn định và an toàn của
tình hình trâ ̣t tự an ninh trật tự xã hội bởi điều kiện an ninh xã hô ̣i đảm bảo sẽ là
một bước đệm cơ bản cho sự phát triển du lịch.
4.2.4. Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp
Ý thức, sự hiểu biết của người dân và doanh nghiệp là yếu tố có ảnh
hưởng không nhỏ đối với du lịch. Một cộng đồng dân cư thân thiện, hiếu khách,
văn minh, lịch sự và các công ty lữ hành, các đơn vị kinh doanh du lịch hoạt
động đúng pháp luật với tinh thần trách nhiệm sẽ giúp ngành du lịch của địa
phương thu hút khách du lịch tốt hơn, tạo nền tảng cho du lịch phát triển nhanh
và bền vững.
Quá trình khảo sát đối với người dân đã cho thấy, đa sooa người dân đã có
ý thức tự giác, tinh thần trách nhiê ̣m cao đối với du lịch và viê ̣c phát triển du lịch
bền vững ở Hoàng Mai.

Bảng 4.11. Mức đô ̣ sẵn sàng của người dân trong việc tham gia phát triển du lịch
tại Hoàng Mai.
Đơn vị tính: %

Mức độ sẵn sàng của người dân trong việc tham gia phát Mức độ đồng ý
triển du lịch tại Hoàng Mai 3 4 5
Tôi sẵn sàng cung cấp các sản phẩm/dịch vụ du lịch (lưu 4,5 59 36,5
1
trú, ăn uống, vận chuyển, hướng dẫn, hàng lưu niệm,
đặc sản sàng
Tôi sẵn địa phương,
tham giahàng
vào hóa thiết
lễ hội, yếu,...)
sinh cho hóa
hoạt văn khách du
phục 0 38,9 61,1
2
vụ khách du lịch
Tôi sẵn lòng giữ gìn và duy trì nghề thủ công truyền 0 26,7 73,3
3
thống để giới thiệu cho khách du lịch
Tôi sẵn sàng đón khách du lịch vào tham quan biển và di 4,5 25,6 69,9
4 tích
Tôi sẵn sàng cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm tươi 2,2 34,4 63,4
5
sống cho nhà hàng, quán ăn, cơ sở lưu trú có phục vụ ăn
Tôi sẵn lòng tham gia vàouống
các cuộc họp của địa phương 0 45,6 54,4
6
về việc phát triển du lịch

32
Tôi sẵn lòng đóng góp ý kiến vào việc lập kế hoạch phát 7,8 43,3 48,9
7
triển du lịch tại địa phương
Tôi sẵn lòng kêu gọi, thuyết phục người khác tham gia 0 48,9 51,1
8
vào hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương
Tôi mong muốn được thấy khách du lịch nhiều hơn ở 0 41,1 58,9
9
10 Hoàng
Tôi mong muốn hệ thống Maihạ tầng tại địa phương
cơ sở 0 13,3 86,7
Tôi mong muốn được hỗ trợ về vốn, trang thiết bị, vật 16,7 34,4 48,9
11
chất kỹ thuật để kinh doanh du lịch
Tôi mong muốn được cung cấp tài liệu hướng dẫn về 22,2 32,2 45,6
12
quản lý, kinh doanh du lịch
Tôi mong muốn được tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phục 33,3 45,6 21,1
13
vụ khách du lịch
14 Tôi mong muốn được hỗ trợ quảng bá về du lịch tại địa 15,6 56,7 27,7
phương
Tôi mong muốn được có quyền quyết định trong việc 7,8 26,7 65,5
15
phát triển du lịch tại địa phương

Tôi mong muốn một phần tiền thu được từ khách du lịch 21,1 32,2 46,7
16
phải để lại cho cộng đồng địa phương
Số17
phiếu: 90Tôi ủng hộ
(1=Hoàn việc
toàn phát
không triển
đồng duKhông
ý; 2= lịch tại địaý;phương
đồng 0 thường;
3= Không ý kiến/bình 22,24= Đồng
77,8 ý;
5= Hoàn toàn đồng ý)
Ghi chú: Mức độ 1,2: 0%

Các doanh nghiệp du lịch hoạt động có hiệu quả trên thị trường chính là
chìa khóa để đưa ra những sản phẩm và dịch vụ du lịch chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của du khách.Nếu doanh nghiệp kinh doanh có trách
nhiệm và hiểu biết thì sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong
phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao thị hiếu
đi du lịch của người dân, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng
khách khác nhau, làm tăng doanh thu cho ngành, góp phần không nhỏ vào GDP
của địa phương, họ cũng là yếu tố mang lại nhiều ngoại tệ, đóng góp đáng kể cho
cán cân thanh toán ngoại tệ. Đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và
phát triển, kinh tế du lịch phát triển bền vững.
Theo kết quả điều tra, khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp du lịch và liên
kết phát triển du lịch ở Hoàng Mai hiện tại đều có ý thức chủ động nhất định và
tinh thần trách nhiệm cao đối với ngành du lịch của Hoàng Mai.
Bảng 4.12: Ý kiến doanh nghiệp du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch

33
Đơn vị tính: %
STT Yếu tố Mức độ
3 4 5
1 Dịch vụ trong các tổ chức xúc tiến du lịch 25 50 25
2 Quy mô cung cấp dịch vụ du lịch của các tổ chức 10 60 30
3 Giá cả dịch vụ 5 45 50
4 Khả năng đáp ứng tức thời của dịch vụ 0 25 75
5 Năng lực tiếp thị 0 45 55
6 Khả năng tiếp cận các dịch vụ 0 35 65
7 Khả năng hiểu biết và đáp ứng nhu cầu của khách 0 40 60
hàng
Số lượng phiếu: 20 (Mức độ: 1= Hoàn toàn không ảnh hưởng – 5=Ảnh hưởng rất tích cực)
Ghi chú: mức 1, 2: 0%

Như vậy, trong số các doanh nghiệp được khảo sát, tất cả lãnh đạo doanh
nghiệp được hỏi đều cho rằng chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng rất lớn đối với
phát triển du lịch, đặc biệt là giá cả dịch vụ, khả năng đáp ứng tức thời của dịch
vụ, năng lực tiếp thị, khả năng tiếp cận các dịch vụ, khả năng hiểu biết và đáp
ứng nhu cầu của khách hàng của doanh nghiệp làm du lịch. Số liệu này cho thấy,
các doanh nghiệp du lịch ở Hoàng Mai đã nhận thức và ý thức được vấn đề sống
còn của phát triển du lịch là chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch, nhận thức rõ
điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kinh doanh các loại hình dịch vụ
và sản phẩm du lịch ở Hoàng Mai, hướng đến sự hài lòng ngày càng cao của du
khách.
Để làm được điều này, một trong những vấn đề lớn được các doanh
nghiệp du lịch ở Hoàng Mai quan tâm hiện nay là nguồn nhân lực du lịch. Trên
90% số cán bộ trong các doanh nghiệp du lịch được hỏi đều khẳng định họ đều
đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng các yếu tố như: năng lực quản lý, năng lực
chuyên môn về kỹ thuật, năng lực chuyên môn về pháp lý, năng lực chuyên môn
về kinh doanh, khả năng đáp ứng nhân lực về số lượng, khả năng ngoại ngữ, tác
phong làm việc, sự thân thiện của nhân viên cung cấp dịch vụ, kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng phục vụ, khả năng chuyên nghiệp, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực
cho ngành du lịch… đều có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch.
Bảng 4.13. Ý kiến về nhân lực du lịch (khảo sát các doanh nghiê ̣p du lịch).
Đơn vị tính: %

34
Mức độ
STT Yếu tố
3 4 5
1 Năng lực quản lý 25 50 25
2 Năng lực chuyên môn về kỹ thuật 10 60 30
3 Năng lực chuyên môn về pháp lý 5 45 50
4 Năng lực chuyên môn về kinh doanh 0 25 75
5 Khả năng đáp ứng nhân lực về số lượng 0 30 70
6 Khả năng ngoại ngữ 10 35 55
7 Tác phong làm việc 0 40 60
8 Sự thân thiện của nhân viên cung cấp dịch vụ 0 20 80
9 Kỹ năng giao tiếp 0 40 60
10 Kỹ năng phục vụ 0 20 80
11 Khả năng chuyên nghiệp 15 40 45
12 Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho 0 10 90
ngành du lịch
Số lượng phiếu: 20 (Mức độ: 1=Hoàn toàn không đồng ý – 5=Hoàn toàn đồng ý) Ghi chú: mức
1, 2: 0%

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện tại, mặc dù đã thu được những kết quả
đáng ghi nhận nhưng nhìn chung du lịch Hoàng Mai mới đang là những bước
phát triển ban đầu, còn khá sơ khai, do đó, Thị xã Hoàng Mai đang nỗ lực xây
dựng một cộng đồng cư dân thân thiện, hiểu biết, có ý thức cao vì sự phát triển
chung và một đội ngũ doanh nghiệp làm du lịch ngày càng chuyên nghiệp hơn.
4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HOÀNG MAI, NGHỆ AN
4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp
4.3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch ở thị xã Hoàng Mai
Quan điểm phát triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai được nêu rõ trong
Nghị quyết số 26/NQ/ThU của Ban Thường vụ Thị ủy về phát triển du lịch
Hoàng Mai giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Cụ thể là:
Đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ song song với phát triển công
nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã theo hướng công nghiệp -
thương mại – dịch vụ và du lịch. Về lâu dài, ưu tiên phát triển du lịch thành kinh
tế mũi nhọn, có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển, chiếm vị trí cao trong
ngành kinh tế.

35
Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội;
vì lợi ích của nhân dân và các mục tiêu phát triển con người; gắn với việc giảm
nghèo và chuyển đổi kinh tế thị xã Hoàng Mai (Thị ủy Hoàng Mai, 2016).
4.3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của thị xã Hoàng Mai
Mhị xã Hoàng Mai phát triển du lịch của thống chính trị và của toàn
xã hội; v
Đưa du lg Mai phát triển dukinh tế quan trọng và ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu kinh tế của Thị xã. Xác định việc phát triển du lịch
phải gắn với quảng bá hình ảnh, xây dựng thương hiệu về du lịch Hoàng Mai.
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, nhất là lễ hội đền
Cờn, dân ca ví dặm, các loại hình nghệ thuật truyền thống. Xây dựng các sản
phẩm du lịch có thế mạnh, trong đó tập trung phát triển du lịch ở những lĩnh
vực: Văn hóa - tâm linh; lịch sử - văn hóa; sinh thái - nghỉ dưỡng.
Đ Đưa du lg Mai bản hình thành hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển
du lịch; có từ 50 – 60 ngàn lượt khách du lịch đến thị xã, đưa du lịch trở
thành một ngành kinh tế mạnh của thị xã. Công suất sử dụng phòng trung
bình của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 65 - 70%. Doanh thu du lịch hàng năm
ước đạt 150 – 180 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 – 2025, huy động khoảng 7.500 tỷ
đồng cho đầu tư phát triển du lịch. Đến năm 2030, Hoàng Mai trở thành một
trong những trung tâm phát triển về du lịch khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ
(Thị ủy Hoàng Mai, 2016) (Thị ủy Hoàng Mai, 2016).
4.3.1.3. Nhiệm vụ trọng tâm của ngành du lịch ở thị xã Hoàng Mai trong
những năm tới
Nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tiếp theo được Thị ủy xác định
bao gồm:
1. Phát triển đa dạng các loại hình du lịch phù hợp với lợi thế Hoàng
Mai, trước hết là du lịch sinh thái và văn hóa (biển, sông Hoàng Mai, hồ Vực
Mấu, các di sản văn hóa và di tích lịch sử) các loại hình văn hóa phi vật thể
để phục vụ du lịch; tham quan các quan cảnh, du lịch thể thao…

36
2. Thu hút đầu tư phát triển các dự án lớn về du lịch, hình thành các
hệ thống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí sân golf… cao
cấp ở khu vực các xã, phường ven biển, nâng dần lợi thế so sánh lĩnh vực du
lịch của thị xã.
3. Cùng với phát triển du lịch, cần chỉ đạo phát triển các ngành dịch
vụ khác và công nghiệp phụ trợ cho du lịch (phát triển các làng nghề truyền
thống, sản xuất hàng thủ công - mỹ nghệ; đào tạo ngành nghề, quản lý
khách sạn; dịch vụ mua sắm, ăn uống …), đẩy mạnh phát triển công nghiệp
sạch theo quy hoạch và phát triển nông nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ
với du lịch.
4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá, khai thác và phát huy tối đa
hệ thống phương tiện truyền thông trên địa bàn tỉnh và thị xã, cũng như
tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Trung ương và các địa phương trong khuôn
khổ chương trình hợp tác phát triển du lịch. Phát huy thế mạnh vùng trọng
điểm kinh tế Nam Thanh – Bắc Nghệ, khai thác, kết nối các tuyến du lịch
của tỉnh; tạo mới các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Tranh thủ thời cơ hội nhập
quốc tế.
4.3.2. Nhóm giải pháp cho các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa
phương đối với phát triển du lịch
4.3.2.1. Thực hiện quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch du lịch
Trên cơ sở các định hướng của quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Nghệ An,
Thị xã Hoàng Mai cần tiến hành triển khai lập các quy hoạch chi tiết các khu
điểm du lịch, các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật. Nội dung quy
hoạch đã đánh giá thực trạng, xác định những điểm yếu và những thuận lợi; đánh
giá hiện trạng nguồn tài nguyên phục vụ du lịch, định hướng và đề ra giải pháp
thực hiện quy hoạch. Xây dựng quy hoạch cần có sự tham gia giữa chính quyền
địa phương với cộng đồng vào công tác hoạch định, triển khai thực hiện quy
hoạch để giảm sự xáo trộn về đời sống, văn hóa và xã hội.
Để thực hiện quy hoạch du lịch có chất lượng cao, cho phép thuê đơn vị tư
vấn nước ngoài hoặc phản biện đối với các quy hoạch quan trọng, khớp nối quy

37
hoạch du lịch với quy hoạch kinh tế - xã hội của Thị xã Hoàng Mai và của các
ngành kinh tế - xã hội khác như: công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, văn hoá....
Ngoài việc quy hoạch các tuyến điểm du lịch, phải khẩn trương quy hoạch hệ
thống đường giao thông khớp nối các trung tâm, khu, điểm du lịch trong Thị xã,
trong tỉnh Nghệ An và cả nước.
Khu vực ven biển ưu tiên phát triển du lịch ở ven biển, không bố trí các
khu du lịch liền kề mà dành diện tích sắp xếp dân cư cho một số làng nghề truyền
thống. Kiểm soát chặt chẽ qui định về kiến trúc ở các khu du lịch. Đối với vùng
ven biển, mật độ xây dựng không quá 30% diện tích, chiều cao không quá 3 tầng
ở một số khu vực. Việc xây dựng các khu du lịch phải tận dụng triệt để cảnh
quan hiện có, đồng thời kiến trúc xây dựng phải phù họp với cảnh quan. Hạn chế
bố trí dân cư, tái định cư ven đường du lịch...và thực hiện nghiêm ngặt các qui
định về xây dựng, đảm bảo phù hợp với văn hoá kiến trúc Việt Nam và môi
trường xanh của các khu du lịch. Quy hoạch phải gắn với nghiên cứu thị trường,
thị hiếu để lập dự án kêu gọi đầu tư. Bố trí quy hoạch cần chú ý phát triển trọng
điểm ở các di sản văn hóa hoá đền chùa và khu vực ven biển.
Cần có kế hoạch phân vùng chức năng trên địa bàn du lịch lớn để xác định
các khu cần bảo vệ nguyên vẹn (đền chùa, di tích), khu vực qui hoạch dự trữ đất
đai, các khu cần phục hồi, các khu xây dựng đô thị trong thời gian trung hạn và
dài hạn. Xây dựng quy chế bảo vệ di tích lịch sử, thắng cảnh.
Điều tra, thống kê những chỉ tiêu về kinh tế, môi trường đã tác động đến
phát triển du lịch của Thị xã. Qua đó, đánh giá mức độ cảnh báo ở mỗi tiêu chí để
có định hướng cụ thể cho việc triển khai thực hiện quy hoạch hiệu quả; phân bổ
các nguồn lực hợp lý, tránh sự đầu tư lãng phí, không đúng đối tượng.
Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, tu bổ, tôn tạo các khu danh thắng
thông qua các chỉ tiêu về quy mô đầu tư, số lượng, số lượng và chất lượng các
công trình được quy hoạch tu bổ, xây dựng giải pháp cho các công tác tôn tạo các
danh thắng, các khu di tích lịch sử nhằm bảo tồn các giá trị của nguồn tài nguyên.

4.3.2.2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch

38
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch là cốt lõi của sự thành công
cho phát triển du lịch. Thực trạng cơ cấu tổ chức, chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức hiện nay của Hoàng Mai trong lĩnh vực du lịch còn nhiều
hạn chế. Do đó, để đảm bảo cho thị trường du lịch phát triển bền vững bắt buộc
phải chuẩn bị nguồn nhân lực với tất cả các chức danh hoạt động trên thị trường.
Phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch có trình độ và kỹ năng
nghiệp vụ, phẩm chất vững vàng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển của
ngành trong tiến trình hội nhập du lịch khu vực và quốc tế.
Một số kiến nghị về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực như sau:
Cho phép huy động các doanh nghiệp có dự án du lịch đóng góp vào quỹ
đào tạo và trích ngân sách hằng năm hỗ trợ lao động đào tạo ngắn hạn các nghề:
buồng, bàn, lễ tân. Thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mở các trường
đào tạo gắn với thực hành như mô hình “ nhà trường – khách sạn, nhà trường -
nhà hàng” đạt tiêu chuẩn quốc tế. Khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo lao
động tại chỗ. Ngành giáo dục xây dựng các chương trình dạy nghề và hướng
nghiệp du lịch trong các trường phổ thông, đồng thời nâng cao chất lượng dạy và
học ngoại ngữ trong và ngoài nhà trường.
Tăng cường phối hợp với các cơ quan về giáo dục đào tạo, các tổ chức
giáo dục, đào tạo trong và ngoài nước tổ chức các hoạt động đào tạo dưới nhiều
hình thức. Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, thực hành
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên ngành du lịch.
Để có thể khai thác hoạt động du lịch lâu dài, cần bổ sung những ngành
nghề đào tạo về du lịch hàng năm trong đề án về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của Thị xã, ưu tiên các lớp đào tạo ngành du lịch ở nước ngoài, cần có
những chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, khuyến khích các
sáng kiến về cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, góp phần cho phát
triển lĩnh vực du lịch.
Đẩy mạnh hợp tác phát triển nguồn nhân lực với các tập đoàn lớn, đa quốc
gia về lĩnh vực du lịch, tiếp thu những kinh nghiệm trong quản lý, điều hành cũng

39
như tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách du lịch, khai thác thế mạnh về nguồn
nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
Thống kê lại chính chính xác chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước,
quản lý dự án và một số ngành nghề khác trong lĩnh vực du lịch, trên cơ sở đó
xây dựng phương án đào tạo lại, bồi dưỡng; có chính sách ưu đãi và vận động
những cán bộ không đáp ứng tiêu chuẩn ngạch bậc, trình độ, độ tuổi, hạn chế về
sức khỏe nghỉ chế độ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Khai thác thế mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở đào
tạo nghề trên địa bàn Thị xã và các tỉnh thành trong cả nước nhằm đáp ứng nhu
cầu lao động trong lĩnh vực du lịch.
Tiếp tục bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức
về văn hóa xã hội, lịch sử của Hoàng Mai cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch,
đào tạo và phát triển kỹ năng sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ khác nhau
ngoài tiếng Anh để phục vụ khách quốc tế.
Phối hợp các địa phương, cơ quan trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai và tỉnh
Nghệ An tổ chức tập huấn văn hóa giao tiếp cho những đối tượng thường xuyên
tiếp xúc với khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế như: nhân viên cửa khẩu,
hải quan sân bay, nhân viên phục vụ nhà hàng, khách sạn, đội xích lô, taxi…
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu và ứng dụng
công nghệ tiên tiến phục vụ công tác quản lý phát triển du lịch bền vững, tạo
bước phát triển mới có hiệu quả trong nghiên cứu và ứng dụng các thành quả
khoa học và công nghệ vào hoạt động du lịch, nâng cao tỷ trọng đóng góp của
khoa học và công nghệ vào tăng trưởng của ngành. Nghiên cứu và đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ lữ hành, khách sạn, vận chuyển du lịch, vui chơi, giải trí, công
nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh du lịch. Tăng cường sử dụng các
công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả internet phục vụ công tác tuyên
truyền quảng bá và khuyến khích ứng dụng thương mại điện tử trong toàn ngành
để thúc đẩy kinh doanh du lịch.
4.3.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hướng tới sản phẩm có giá trị cao

40
Xây dựng sản phẩm du lịch là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát
triển du lịch, đó là động lực chính để thu hút du khách lưu trú dài ngày.Trong quá
trình xây dựng sản phẩm du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch cần kết hợp hình
thành một hệ thống sản phẩm có sức cạnh tranh, hấp dẫn khách và có thương
hiệu trên thị trường.
Thứ nhất, đối với sản phẩm hiện có
Đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện có thông qua
đánh gia sự hài lòng của du khách về sản phẩm, hiệu quả kinh tế từ đầu tư phát
triển những loại sản phẩm đó. Khảo sát ý kiến của khách du lịch về sản phẩm du
lịch của Thị xã qua một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng
sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đối với sản phẩm,
mức chi tiêu đối với sản phẩm… Các tiêu chí đánh giá giúp cho các cơ quan
quản lý, các doanh nghiệp xác định lại cần đẩy mạnh phát triển hay ngừng cung
cấp sản phẩm để tránh lãng phí các nguồn lực cần thiết.
Phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng của Thị xã, định vị sản phẩm chủ
lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ ngồn lực đầu tư
hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối
đa hiệu quả các nguồn lực.
Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo
sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực phục vụ hoạt động du lịch, hạn chế sự
quá tải gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên.
Củng cố và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch có khả năng cạnh tranh,
sản phẩm chủ lực của Hoàng Mai ở các khu du lịch biển, gắn với các điểm di tích
đền Cờn, chùa Càn Môn và chùa Bát Nhã; các điểm du lịch sinh thái dọc sông
Hoàng Mai lên tới hồ Vực Mấu; các khu di tích lịch sử như hang Hỏa Tiễn, khu
chứng tích 230 bệnh nhân phong tại xã Quỳnh Lập bị tàn sát trong đợt Mỹ ném
bom…:
Tổ chức lại các khu mua sắm, khu vực ẩm thực đêm để đáp ứng nhu cầu
của khách lưu trú. Loại hình này hiện đã tổ chức nhưng không duy trì, hiệu quả

41
thấp do hệ thống sản phẩm quá nghèo nàn, trùng lặp, chất lượng thấp và giá cả
cao.
Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển, các hoạt động văn hóa mang
tính cộng đồng và các hoạt động hữu ích khác tại các bải biển Quỳnh Phương,
Quỳnh Lập, di tích đền Cờn… và một số khu vực khác.
Tiếp tục tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển và các khu di tích ngày càng
có chất lượng cao, độc đáo.
Chú trọng hơn nữa công tác vệ sinh môi trường tại các bãi biển và khu di
tích. Đầu tư về số lượng và chất lượng các khu nhà vệ sinh công cộng đáp ứng
lượng du khách tại các khu tập trung đông du khách, tránh tình trạng đầu tư “cho
có” mà không đưa vào sử dụng.
Thứ hai, phát triển các sản phẩm mới:
Để tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách, việc phát triển các sản phẩm mới
là cần thiết. Để góp phần xây dựng các sản phẩm mới, có thể áp dụng một số giải
pháp sau:
Tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch để lựa chọn danh
mục sản phẩm du lịch độc đáo, tiềm năng.
Cùng với các di tích lịch sử văn hoá, vùng ven biển Hoàng Mai có nhiều
lễ hội dân gian, truyền thống. Các lễ hội còn lưu giữ được những nét văn hoá
riêng từng vùng miền, tái hiện lại những phong tục, tập quán gắn với cuộc sống
của người dân vùng biển, có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch như: Lễ hội Đền
Cờn, Đền Hạ, Đền Phùng Hưng, Đền Xuân Hòa… Người dân Hoàng Mai còn
lưu giữ nhiều làn điệu dân ca hò vè, hát ví giặm, ca trù… nhưng hiện Thị xã vẫn
chưa tổ chức được các hoạt động khai thác hết được tiềm năng vốn có, hình thức
tổ chức đơn điệu… Khu vực các bãi biển và các khu di tích có thể chọn là điểm
du lịch của Thị xã, do đó, cần tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật định kỳ
thường xuyên (tháng, quý, ngày lễ, hội…) và có chất lượng như: tuồng, chèo,
đờn ca tài tử, các chương trình ca nhạc và một số loại hình nghệ thuật khác nhằm
phục vụ du khách và bảo tồn những nét văn hóa của các loại hình nghệ thuật này.

42
Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển du lịch là nhà nước hỗ trợ
lập quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng đến điểm du lịch (giao thông, điện). Những
nơi có điều kiện tổ chức du lịch cộng đồng nhằm góp phần tăng thu nhập và xóa
đói giảm nghèo cho người dân thì nhà nước hỗ trợ lập quy hoạch địa điểm, đào
tạo những người trực tiếp làm du lịch, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật
chất thiết yếu (nhà đón tiếp, nhà vệ sinh, bãi đỗ xe), quảng bá giới thiệu điểm
đến; hỗ trợ một phần lãi suất cho vay để xây dựng mô hình nhà ở của khách du
lịch trong dân (Homestay).
Phát triển du lịch Homestay. Đây là sản phẩm không mới trên thế giới
nhưng lại mới với Nghệ An và Hoàng Mai. Du lịch Homestay không phải đơn
thuẩn là ăn và ở mà chủ nhà sẽ đóng vai trò hướng dẫn viên và một người bạn
tâm tình. Du khách sẽ được trải nghiệm thực sự, được hòa nhập vào cộng đồng
bản xứ. Đây là cách hữu hiệu để du khách thật sự thấu hiểu một điểm đến. Tuy
nhiên, để phát triển loại hình này, cần học tập kinh nghiệm một số địa danh phát
triển sản phẩm du lịch này tốt nhất như: Thái Lan, Úc, miền Nam Ấn Độ, tỉnh Hà
Giang của Việt Nam…
Thu hút đầu tư phát triển khu vui chơi giải trí cao cấp phục vụ đối tượng
du khách quốc tế và du khách trong nước có mức chi trả cao. Các loại hình vui
chơi giải trí cũng phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của
địa phương để khai thác có hiệu quả.
Xã hội hóa trong việc tạp sản phẩm du lịch nhằm mang lại chất lượng, giá
cả đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo sản phẩm du lịch độc đáo để tăng lợi thế cạnh
tranh trong du lịch. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hướng tới sản phẩm có giá
trị cao, tạo được lợi thế so sánh với các địa phương khác trong cả nước, tăng sức
hấp dẫn của sản phẩm thu hút khách, tạo nhiều công ăn việc làm, đóng góp vào
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã.
Cốt lõi của sản phẩm du lịch là dịch vụ, chất lượng dịch vụ du lịch là “cái
hồn” của sản phẩm. Vì vậy phải tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 góc độ:
Thái độ phục vụ, tính đa dạng và tiện nghi của hàng hóa dịch vụ, khả năng sẵn
sàng phục vụ. Phải tổ chức giáo dục du lịch toàn dân, có qui định nghiêm ngặt về

43
giá cả, và ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công nghệ phục vụ trong các
cơ sở du lịch. Trong chiến lược phát triển du lịch Hoàng Mai, giá cả của sản
phẩm du lịch cũng phải được coi là một yếu tố cạnh tranh và gần như là một yếu
tố quyết định mức độ của tính hấp dẫn. Tuy nhiên, tuyệt đối không lạm dụng giá
để không gây ra tác dụng trái chiều.
4.3.2.4. Hoàn thiện cơ chế chính sách, quản lý điều hành
Thị xã Hoàng Mai cần quan tâm về tính minh bạch và trách nhiệm của bộ
máy hành chính, thiết chế pháp lý. Cần cải thiện chất lượng các cơ chế, chính
sách thu hút đầu tư, giảm thiểu những chi phí không chính thức cho các doanh
nghiệp, thực hiện mô hình hành chính công hiện đại, nâng cao uy tín đối với các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động du lịch thông qua sự phối
hợp, liên kết chặt chẽ trong ngành du lịch cũng như với các ban, ngành khác về
các hoạt động như: lữ hành, lưu trú, xây dựng các tour du lịch, quảng cáo, tiếp thị
nhằm thu hút khách nội địa và quốc tế, khai thách tiềm năng phát triển du lịch
theo hướng bền vững.
Sửa đổi, bổ sung và ban hành thống nhất quy chế quản lý các khu du lịch
đã được quy hoạch để giúp cho việc quy hoạch để giúp cho việc triển khai đồng
bộ, phát huy năng lực quản lý điều hành, khai thác hiệu quả du lịch.
Phối hợp với các nhà cung cấp tài chính để xây dựng những chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp vay vốn kịp thời, thủ tục hồ sơ giải ngân vốn đảm bảo để
đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ du khách.
Ban hành các quy định, cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia đầu
tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào hoạt động phát triển du lịch trong
đó ưu tiên đối với những dự án đầu tư du lịch có giải pháp khả thi nhằm giảm
thiểu các tác động du lịch đến môi trường.
4.3.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch
Tuyên truyền quảng bá du lịch hiện nay là vấn đề lớn nhằm nâng cao nhận
thức mọi mặt về du lịch, tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch của Hoàng Mai
trong khu vực và thế giới, tăng cường thu hút khách.

44
Để thực hiện chiến lược quan trọng này cần chú trọng xúc tiến, tuyên
truyền quảng bá du lịch với mọi hình thức cả trong và ngoài nước trên các
phương tiện thông tin đại chúng và trực tiếp tại chỗ như: biên soạn các ấn phẩm
quảng cáo, băng hình, quảng cáo tấm lớn phát hành rộng rãi giới thiệu về các khu
du lịch, các sản phẩm du lịch độc đáo của Hoàng Mai. Tích cực xây đựng, tham
gia hội chợ, hội thi để quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch ở Hoàng Mai cho thị
trường trong nước và quốc tế.
Tăng cường thông tin tuyên truyền, giáo dục du lịch toàn dân. Kết hợp
nghiên cứu tâm lý thị hiếu, tập quán thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách
để xây dựng sản phẩm và tuyên truyền quảng bá cho phù hợp. Ứng dụng công
nghệ thông tin hiện đại, tổ chức các trang thông tin du lịch trên mạng internet, đặt
văn phòng xúc tiến du lịch ở những nơi có đông khách du lịch, ở những thị
trường trọng điểm và đầu mối giao lưu. Liên kết hoạt động quảng cáo của các
doanh nghiệp để có tiếng nói chung.
Để quảng bá thành công thì trước tiên phải có sản phẩm, phải đổi mới
công nghệ, cách quản lý để thích nghi với nhu cầu của khách du lịch, sẵn sàng
đáp ứng nhu cầu đó. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch mang tính khoa học,
nghệ thuật gắn liền với thị trường. Hoạt động này phải mang tính chuyên nghiệp
và có tầm nhìn dài hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vươn tới các thị
trường lớn, mở ra nhiều tour du lịch mới hấp dẫn.
Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch Hoàng Mai, một địa chỉ sinh thái
văn hóa du lịch tin cậy trên thị trường du lịch. Phối hợp với các ban ngành, các
công ty để tổ chức đoàn khảo sát tìm hiểu du lịch Hoàng Mai, tổ chức giới thiệu
du lịch Hoàng Mai ở các thị trường khách du lịch trọng điểm trong nước và quốc
tế. Quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Báo Nghệ An,
Đài Phát thanh truyền hình Nghệ An, trên Website du lịch Hoàng Mai, xây dựng
các ấn phẩm (sách hướng dẫn, CD, tờ rơi, tập gấp...). Xây dựng các trạm dừng
chân bên đường nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương.
UBND Thị xã tăng cường ngân sách hằng năm cho công tác xúc tiến du
lịch, dành một phần kinh phí cho công tác tuyên truyền, quảng bá từ nguồn thu

45
phí tham quan... Xây dựng quỹ quảng bá, xúc tiến du lịch từ nguồn thu tự nguyện
của các doanh nghiệp để cùng với nhà nước phối hợp trong công tác tuyên
truyền, quảng bá. Xây dựng tại Hoàng Mai một trung tâm thông tin du khách.
Tăng cường tổ chức các đoàn du lịch tìm hiểu, làm quen, tiếp thị (Famtrip)
bao gồm các chương trình du lịch miễn phí dành cho các hãng lữ hành, các nhà
báo tới một hay nhiều điểm du lịch của Hoàng Mai để làm quen với các sản
phẩm du lịch tại đây để các hãng lữ hành khảo sát, lựa chọn, xây dựng chương
trình du lịch có hiệu quả thiết thực để chào bán cho khách, các nhà báo viết bài
tuyên truyền nhằm thu hút khách du lịch. Famtrip được xem là một loại hình
quảng bá mới, hiệu quả. Đây là một hình thức mới, tiết kiệm được chi phí và
nâng cao hiệu quả xúc tiến, vì chỉ trong một thời gian ngắn các doanh nghiệp đã
có dịp tiếp xúc với rất nhiều đối tác để giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa con
người xứ Nghệ, về một địa danh Hoàng Mai an toàn, hiếu khách. Từ đó, khuyến
khích họ thiết lập các tour du lịch đến Hoàng Mai, quảng bá du lịch của Thị xã
đến với du khách.
Bên cạnh việc đẩy mạnh quảng cáo, quảng bá thông tin và sản phẩm du
lịch cũng cần lưu ý, cần có trách nhiệm cung cấp cho du khách những thông tin
đầy đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và
văn hóa khu du lịch. Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều
không có trong chương trình kinh doanh du lịch. Tránh quảng bá du lịch một
cách ồ ạt thiếu trách nhiệm, điều này có tác động rất lớn đến việc đánh giá chất
lượng, mức độ hài lòng của du khách về chuyến đi.
4.3.2.6. Phát triển hạ tầng đô thị, cơ sở vật chất phục vụ du lịch
Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch nhằm tạo điều kiện cho
du lịch phát triển, ưu tiên các dự án: Bảo vệ hiện trạng, trùng tu di tích và đầu tư
cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch trọng điểm của Thị xã; hoàn chỉnh tuyến đường
du lịch ven biển; xây dựng cầu, cảng du lịch; xây dựng Trung tâm thông tin du
lịch và trạm du khách gắn với các nút giao thông tuyến du lịch.

46
Tạo cơ sở hạ tầng đô thị, cơ sở vật chất, giao thông, thông tin và dịch vụ
tài chính thuận lợi, hiện đại đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho du khách, đây
cũng là điều kiện hỗ trợ rất cần thiết cho thu hút đầu tư phát triển du lịch.
Triển khai nhanh các dự án du lịch trên địa bàn Thị xã nhằm đồng bộ các
khu du lịch, cung cấp cơ sở lưu trú chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu du
khách.
Rà soát và thẩm định lại cơ sở lưu trú theo đúng quy định về tiêu chuẩn
lưu trú góp phần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ trong các cơ sở lưu trú
du lịch.
Nâng cao chất lượng phục vụ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ quản lý, nhân viên tại các cơ sở lưu trú. Phân hạng và công bố các
khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uổng, khu mua sắm đạt tiêu chuẩn trên các kênh
quảng cáo, thông tin, tuyên truyền. Thông qua đó, các doanh nghiệp tự nâng cao
chất lượng dịch vụ, thu hút du khách và hỗ trợ cho du khách có cơ sở để lựa chọn
và quyết định.
Trong đầu tư phát triển dịch vụ lưu trú những năm tới cần đặc biệt quan
tâm đến phát triển số lượng phòng khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao để đáp ứng nhu
cầu lưu trú của khách hạng sang, nhất là trong giới kinh doanh thương mại vì
hiện nay số lượng khách sạn 4-5 sao tại Hoàng Mai vẫn còn rất ít. Ưu tiên đối với
những dự án xây khách sạn cao cấp dạng vila để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
nhu cầu nghỉ dưỡng tham quan của khách du lịch. Trong xây dựng khách sạn ở
những năm tới phải lưu ý về xây dựng bãi đỗ xe hơi, hoặc phải làm nhà tầng hầm
(đối với các công trình hạn chế về mặt bằng xây dựng), hoặc phải có những tòa
nhà chuyên làm chỗ để xe cho một cụm nhiều khách sạn. Đây là vấn đề hết sức
quan trọng trong xây dựng các cơ sở lưu trú tại Hoàng Mai trong những năm tới,
đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thỏa mái và an toàn đối với du
khách. Nâng cấp chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ bình dân hiện đang hoạt
động và ngưng cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở lưu trú theo hình thức này
để đồng bộ hệ thống cơ sở lưu trú phù hợp với điểm đến du lịch hiện đại, ngăn
chặn các tệ nạn xã hội do hoạt động du lịch tạo ra.

47
Cần có những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút các dự án phát triển thân
thiện với môi trường, những dự án có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, hạn
chế khai thác các nguồn tài nguyên, ảnh hưởng đến môi trường.
Hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp
điện cho các khu đô thị và du lịch. Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu
của du lịch. Mở rộng, cải tạo hệ thống thoát nước. Nghiên cứu biện pháp phòng
chống lũ lụt, tránh tình trạng kẹt xe, các cống rãnh không thông, gây ô nhiễm đến
môi trường. Cải tiến chất lượng phục vụ tại các tuyến đường sắt như cơ sở hạ
tầng, khu nhà chờ, các công trình hỗ trợ khác.
Hoàn chỉnh các dịch vụ hỗ trợ, phương tiện đưa đón khách, phương tiện
hỗ trợ cho công tác thu gom rác thải du lịch tại các khu mua sắm, các trạm dừng
chân tại các điểm ra vào Thị xã.
4.3.2.7. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch
Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch khuyến khích các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau. Thực hiện xã hội hóa
đầu tư bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian,
các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu
tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ
tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư.
Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà
nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình
thức BOT, BTO, BT...
Có chính sách, giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động
các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng
GDP du lịch của huyện, huy động các nguồn lực, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung
ương và nguồn vốn nước ngoài để tiếp tục hoàn thiện hạ tầng giao thông, đưa vào
khai thác hệ thống giao thông liên tỉnh phục vụ cho yêu cầu liên kết, phát triển
tour, tuyến, với các địa phương trong khu vực.
Khuyến khích đầu tư tư nhân và nước ngoài. Áp dụng các chính sách hỗ
trợ đầu tư và phát triển khu vực khó khăn, vùng nghèo, hải đảo cho các hoạt động

48
phát triển du lịch tại địa phương; áp dụng giá và thuế trong hoạt động kinh doanh
du lịch như là ngành công nghiệp, xuất khẩu tại chỗ. Áp dụng các ưu đãi cho các
dự án ưu tiên xây dựng trong quy hoạch. Thời gian kêu gọi đầu tư, và được
hưởng các ưu đãi có thể dao động từ 5 năm đến 10 năm bao gồm: Miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp với các dự án du lịch cộng đồng, giảm xuống còn 10% thuế
đối với các dự án khác; cho thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung giá Nhà
nước và tỉnh quy định; đảm bảo tiến độ trong công tác đền bù giải phóng mặt
bằng. Đối với các dự án phát triển du lịch ở các khu vực vùng khó khăn, hải đảo
được hỗ trợ kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, miễn giảm tiền thuê đất; được
hỗ trợ tuyển dụng lao động và hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động đối với
trường hợp các dự án sử dụng lao động tại địa phương; khẩn trương xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ cho các khu vực trọng điểm, thông tin rộng rãi về kế hoạch
và tiến độ thực hiện phát triển kết cấu hạ tầng.
Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp (FDI), kêu gọi
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); huy động các nguồn đầu tư trong
nước đầu tư vào kết cấu hạ tầng du lịch, các dự án kinh doanh du lịch thông qua
các công cụ như:
+ Xây dựng, công bố và cập nhật “Bản đồ đầu tư du lịch của Thị xã”
nhằm định hướng, xác định những ưu tiên, ưu đãi và hiện trạng đầu tư du lịch,
các dự án kêu gọi đầu tư của huyện theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê
duyệt;
+ Tham gia hội nghị thường niên xúc tiến đầu tư du lịch của Tỉnh Nghệ
An;
+ Xây dựng các trang thông tin điện tử về hoạt động đầu tư, xúc tiến đầu
tư về du lịch của Thị xã;
+ Thực hiện các nghiên cứu đánh giá thị trường, tổng hợp thông tin chính
sách đầu tư phát triển du lịch cung cấp rộng rãi cho doanh nghiệp;
+ Tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư của Tỉnh trong nước và quốc tế.
- Huy động vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và của
cộng đồng: Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư toàn bộ

49
hay tham gia đầu tư, thu hút sự tham gia của cộng đồng bằng các nguồn lực khác
nhau trong việc khai thác các tour sinh thái, du lịch văn hoá.v.v... Phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng “Quỹ phát triển du lịch cộng đồng” như một hình
thức quỹ đầu tư cho người nghèo, cho các vùng đồng bào khó khăn...

4.3.2.8. Bảo vệ tài nguyên, môi trường


Phát triển du lịch phải đi đôi với công tác bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ
môi trường. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch, cần tập
trung giải quyết một số nội dung sau:
Xây dựng đề án bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực ứng phó với các sự
cố môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch; nghiên cứu xây dựng và áp dụng
các tiêu chuẩn bền vững về môi trường trong du lịch phù hợp với tình hình phát
triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai;
Thực hiện đánh giá chất lượng môi trường của các dự án ảnh hưởng tới
môi trường du lịch; kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về công nghệ, thiết bị, quy
trình vận hành, hệ thống xử lý nước thải và khả năng ứng phó sự cố môi trường
của các cơ sở kinh doanh du lịch; Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án phát triển và kinh doanh du lịch. Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể
về tác động môi trường cho từng loại hình kinh doanh để có giải pháp phù hợp.
Song song với những chính sách nhằm khuyến khích hoạt động phát triển du lịch,
cũng cần những biện pháp chế tài đối với những tổ chức du lịch thiếu trách
nhiệm, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Khu vực bờ biển Hoàng Mai hiện chưa được đầu tư nhiều, nhưng với định
hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới, các dự
án đầu tư tại đây dự kiến sẽ rất nhiều cho hoạt động du lịch. Vì vậy, để phát triển
bền vững du lịch vùng biển, cần xây dựng quy chế quản lý và kiểm soát chất thải,
chống xói mòn bãi, bảo vệ các hệ sinh thái nhạy cảm...
Xây dựng các quy chế sử dụng mặt nước, tàu thuyền du lịch câu cá, bơi
lội, khu tắm biển văn minh, khu vực kinh doanh dịch vụ nhà hàng, hạn chế sự
phát triển tràn lan các cơ sở kinh doanh ăn uống.

50
Xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng cụ thể là xây dựng làng du
lịch, điểm tham quan du lịch ở địa phương, qua đó kết hợp với giải quyết việc
làm, xoá đói giảm nghèo góp phần vào phát triển kinh tế địa phương.
Triển khai những nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lại
lợi ích cho khu du lịch, nhà kinh doanh du lịch và cho du khách. Trong quá trình
hoạt động, các khu du lịch cũng cần có những nghiên cứu đánh giá các tác động
đến môi trường, đưa ra những giải pháp để cải thiện nó.
Xây dựng quy hoạch phát triển và khôi phục các làng nghề, thủ công
truyền thống, chọn “điểm đến” để tạo ra các điểm tham quan du lịch mới, tăng
trải nghiệm cho khách du lịch.
Hoàn thiện và cải cách một số chính sách thu hút, ưu đãi khuyến khích
đầu tư trong lĩnh vực du lịch (bao gồm: các dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao
cấp, khu du lịch, du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí.v.v...) phù hợp từng
giai đoạn và bảo đảm cho sự phát hiển bền vững.
Tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các chương trình giáo
dục và nâng cao nhận thức đến người dân địa phương về phát triển du lịch bền
vững, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào mọi hoạt động liên quan đến
phát triển du lịch từ giai đoạn lập quy hoạch, triển khai và phối họp thực hiện quy
hoạch đề ra, tạo cơ hội cho mọi thành phần tham gia phát triển kinh tế góp phần
nâng cao hiệu quả việc triển khai các dự án du lịch.
Khó khăn hiện nay trong công tác quản lý và khai thác tài nguyên du lịch
là chồng chéo, trách nhiệm không rõ ràng. Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm
của các cơ quan liên quan trong việc quản lý tài nguyên du lịch; quy định cụ thể
các điều kiện, trách nhiệm và các chế tài xử lý vi phạm cho các tổ chức, cá nhân
khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch v.v.
4.3.2.9. Chú trọng đến sự phát triển toàn diện về xã hội, nhân văn
Đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch,
cụ thể như sau: Nhà nước tạo mọi điều kiện cho người dân tham gia vào việc
hình thành sản phẩm du lịch mới gắn liền với cuộc sống người dân, cải thiện thu
nhập, hạn chế việc khai thác tài nguyên phục vụ cuộc sống mưu sinh của họ.

51
Thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp cho người dân trong vùng bị giải tỏa
nhằm đảm bảo kịp thời ổn định chỗ ở, việc làm và thu nhập, hạn chế xảy ra
những tệ nạn xã hội cho cộng đồng. Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tham gia đóng góp đầu tư các công
trình phúc lợi, hoạt động an sinh xã hội, nâng cao nhận thức về du lịch bền vững,
ưu tiên tuyển dụng và đào tạo lao động địa phương vào các hoạt động du lịch,
thậm chí ở các vị trí quản lý. Bảo đảm quyền lợi của cộng đồng cư dân có các giá
trị văn hoá và tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hoá phải được coi trọng,
được hưởng các lợi ích từ các sản phẩm du lịch.
Xây dựng, duy trì và củng cố hoạt động của các đội vệ sinh môi trường
chuyên làm nhiệm vụ vớt rong rêu, rác thải trên các tuyến sông và biển đảm bảo
môi trường luôn sạch đẹp trong và ngoài khu du lịch; đội quản lý an ninh trật tự
nhằm xử lý kiên quyết các tình trạng chèo kéo, tranh giành khách.
Phối hợp với Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và truyền hình Nghệ An trong
công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững
cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư hiểu các chính sách phát triển
du lịch để tích cực tham gia phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh và Thị xã. Xây
dựng quan hệ thân thiện, mến khách của mỗi người dân đối với du khách, nâng cao
ý thức trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Thông qua các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội
người cao tuổi, Đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền cho người dân địa phương
tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển
tài nguyên du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui
chơi giải trí trên địa bàn họ sinh sống.
4.3.2.10. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động du lịch
Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm trong môi trường
kinh doanh dịch vụ, du lịch và thương mại; đấu tranh chống hàng nhái, hàng giả,
hàng kém chất lượng.
Nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và
thương mại. Tăng cường công tác quản lý về giá trên địa bàn. Phối hợp cơ quan

52
chức năng thường xuyên kiểm tra giám sát việc niêm yết giá và bán theo giá
niêm yết. Rà soát, thông báo, tiếp nhận hướng dẫn đăng ký giá kê khai giá đối
với các mặt hàng phải đăng ký và kê khai giá.
Kết hợp với sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Nghệ An tiến hành đánh giá,
phân loại khách sạn và hệ thống các dịch vụ theo các tiêu chuẩn quy định của
Tổng cục Du lịch trên cơ sở thống nhất. Cần tiến hành kiểm tra thường xuyên đột
xuất để đảm bảo chất lượng các sản phẩm du lịch, đảm bảo lợi ích của khách
hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá kiểm tra cần đảm bảo không ảnh hưởng hoạt động
của các doanh nghiệp, nhất là ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp đối với
khách du lịch. Phạm vi kiểm tra rõ ràng, tiến hành kiểm tra nhanh đúng, gọn nhẹ
đúng chức năng quy định, không gây phiền hà cho doanh nghiệp.
Sau khi kiểm tra nếu thấy không đảm bảo điều kiện theo quyết định cần
nhắc nhở, hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành, nếu không phải kiên quyết xử lý
các doanh nghiệp vi phạm.
4.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong phát triển du lịch ở Thị xã
Hoàng Mai
Doanh nghiệp du lịch là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách,
là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du
lịch. Sự phối hợp của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước, thiết lập và
duy trì mối quan hệ với cộng đồng địa phương là cần thiết. Vì vậy, các doanh
nghiệp du lịch cần thực hiện những giải pháp sau để góp phần cùng với Thị xã
thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển theo hướng bền vững:
Tích cực tham gia vào hoạt động du lịch theo chủ trương của chính quyền
địa phương. Thực hiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
Tăng cường sự đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn theo tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi
trường, hạn chế sử dụng và loại bỏ những hoá chất trong việc chăm sóc cơ sở du
lịch như thuốc diệt cỏ, hoá chất độc hại khác ảnh hưởng đến hệ sinh quyển vùng.
Dần dần sử dụng những nguyên vật liệu phục vụ trong phát triển hoạt động kinh
doanh theo hướng thân thiện môi trường.

53
Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến trong việc tiết kiệm nguồn
năng lượng, hướng tới sử dụng năng lượng từ gió, mặt trời và các nguồn khác
góp phần giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.
Thực hiện công tác quảng bá, tiếp thị “Xanh” như quảng cáo các sản phẩm
du lịch giảm thiểu thiệt hại cho môi trường, cung cấp thông tin trung thực và giáo
dục tuyên truyền cho du khách về những tác động đến tài nguyên do sự có mặt
của họ.
Tích cực tham gia các hoạt động của Thị xã gây Quỹ phát triển du lịch để
tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho chính quyền địa phương tu bổ, phục hồi các địa
điểm, di tích văn hóa đã bị suy thoái, hỗ trợ kinh phí cho chính quyền địa phương
trong tổ chức các sự kiện lớn hướng vào phát triển du lịch.
Cam kết không tăng giá trong mùa du lịch. Cùng với cộng đồng địa
phương chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, cải thiện thu
nhập người lao động góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội với chính quyền
địa phương.
Các doanh nghiệp thường xuyên tự thực hiện đánh giá nội bộ tác động của
hoạt động kinh doanh đến môi trường, trong đó tập trung đánh giá và kiểm soát
các chỉ tiêu về chất lượng nước, sức chứa, mức độ tiêu thụ năng lượng, cảnh
quan môi trường và xử lý rác thải để kịp thời có giải pháp giải quyết trong những
trường hợp báo động gây ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp và môi trường
sống địa phương vùng du lịch.
Trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ lao
động trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và đặc biệt
là trang bị kiến thức hiểu biết toàn diện về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, giữ vai trò
như một PR về du lịch.
4.3.4. Giải pháp đối với cộng đồng dân cư địa phương
Du lịch là hoạt động ảnh hưởng rất nhanh đến sự suy thoái, cạn kiệt nguồn
tài nguyên du lịch khi chúng ta không có giải pháp bảo vệ chúng. Bảo vệ môi
trường thành công là nhờ sự tham gia của các bên liên quan, đó là cơ quan quản
lý nhà nước (chính quyền địa phương), doanh nghiệp, người dân địa phương và

54
du khách. Sự tham gia này tạo nên sự đồng thuận cao. Người dân địa phương hơn
ai hết là người hiểu rõ nhất về nguồn tài nguyên nơi họ sinh sống, không ai bảo
vệ môi trường hiệu quả hơn chính bản thân họ. Thông qua việc tham gia vào hoạt
động du lịch giúp cho họ không khai thác bừa bãi nguồn tài nguyên phục vụ nhu
cầu cuộc sống mưu sinh của họ, tạo việc làm, tăng thu nhập mà trái lại chính họ
góp phần vào sự phát triển du lịch bền vững. Để bảo vệ môi trường, góp phần
cho phát triển du lịch ở Hoàng Mai, người dân địa phương cần phải:
Thực hiện phân loại, thu gom và xử lý rác thải, nước thải trước khi đưa ra
môi trường; Tích cực hưởng ứng và tham gia vào các phong trào làm sạch môi
trường tại địa phương.
Hưởng ứng và duy trì cùng với doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước
trong việc triển khai chương trình phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch
văn hoá, du lịch sinh thái như cung cấp điểm đến, cơ sở lưu trú, thực phẩm, sản
phẩm lưu niệm...
Chấp hành các quy định, nội quy khi là khách du lịch tham quan. Tuyên
truyền, giáo dục nhận thức cho các thế hệ trong gia đình về ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc, thái độ
ứng xử thân thiện với du khách.
Tích cực tham gia và đóng góp ý kiến vào các giai đoạn xây dựng và triển
khai quy hoạch phát triển du lịch của Thị xã. Thường xuyên giữ mối liên hệ hai
chiều với cơ quan địa phương trong việc cung cấp thông tin liên quan đến sự
nguy hại của môi trường do các tổ chức, cá nhân gây ra để cùng với chính quyền
địa phương kịp thời giải quyết khắc phục.
Tuyệt đối không xả rác thải ra ao hồ, sông suối, khu vực công cộng;
không chèo kéo, đeo bám, ép giá khách; không có những hành động chặt cây, đốt
lửa, vẽ bậy lên các hang động, di tích xung quanh tại khu du lịch; không săn bắn,
khai thác trái phép các loài động vật hoang dã; không xây dựng các công trình
gây mất cảnh quan môi trường.

55
Phần 5. Kết luận và kiến nghị
5.1. Kết luận
KẾT LUẬN CHO MỤC TIÊU 2 CẦN CÓ ĐỊNH LƯỢNG
1. Thị xã Hoàng Mai là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đưa Hoàng Mai trở
thành địa phương có nền kinh tế phát triển ở cực bắc của Nghệ An. Phát triển du
lịch không chỉ khai thác lợi thế so sánh của Thị xã, tạo thêm công ăn việc làm,
tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy
các giá trị văn hóa, truyền thống giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của
Hoàng Mai theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ.
2. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch tại, kết hợp với
nghiên cứu tham khảo tài liệu về xây dựng mô hình phát triển du lịch ở một số
quốc gia, địa phương. Đồng thời luâ ̣n văn đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch của Thị xã Hoàng Mai. Luâ ̣n văn cũng đã phân tích tiềm năng
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, thực trạng phát triển du lịch của Hoàng Mai
để tìm ra được những giải pháp nhằm phát triển du lịch tại thị xã Hoàng Mai
trong thời gian tới.
Luận văn đã nghiên cứu những nội dung sau:
Luận văn đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch. Ở
phần này, có hai nội dung lớn mà luận văn đề cập đó là: một là, cơ sở lý
luận gồm: các khái niệm cơ bản, quan điểm về phát triển du lịch, vai trò của phát
triển du lịch, nội dung nghiên cứu phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển du lịch; hai là, cơ sở thực tiễn gồm: tình hình trên thế giới, tình hình ở
Việt Nam và bài học kinh nghiệm rút ra cho thị xã Hoàng Mai.
Đi sâu nghiên cứu điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội ở thị xã
Hoàng Mai, từ đó đánh giá các điều kiện này đối với phát triển du lịch. Với
phương pháp nghiên cứu, luận văn vận dụng phương pháp chọn điểm nghiên
cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu,
phương pháp phân tích cũng như đưa ra các chỉ tiêu nghiên cứu của vấn đề

56
nghiên cứu của đề tài. Đây là những cơ sở đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp
đến chất lượng của kết quả nghiên cứu.
Tác giả cũng đã trình bày chi tiết các kết quả nghiên cứu và thảo luận, bao
gồm: thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn thị xã Hoàng Mai trên các bình
diện như: phát triển sản phẩm du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch,
phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến và quảng bá du lịch. Luận văn cũng
khái quát các yếu tố ảnh hưởng như: chủ trương, chính sách, quy định; công tác
quản lý nhà nước về du lịch; tình hình chính trị và an ninh trật tự xã hội… Trên
cơ sở tất cả các yếu tố nói trên, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy
mạnh phát triển du lịch ở Hoàng Mai, Nghệ An trong những năm tới.
3. Những giải pháp đưa ra trên cơ sở nghiên cứu toàn diện các yếu tố và
có cân nhắc đến tính khả thi của các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ du lịch và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn Thị xã, xây dựng thị
xã Hoàng Mai ngày càng giàu, đẹp, hiện đại, văn minh bằng chính bàn tay, khối
óc, khung trời, cửa biển, mảnh đất của mình.
5.2. Kiến nghị
- Nhà nước cần xem xét ban hành các chính sách khuyến khích ngành du
lịch phát triển, đặc biệt chú trọng đến những địa phương có tiềm năng du lịch
nhưng chưa khai thác hoặc chưa khai thác hết tiềm năng du lịch. Ban hành những
chính sách thông thoáng, linh hoạt để kích cầu du lịch đối với du khách quốc tế
như: chính sách xuất nhập cảnh, miễn visa, thị thực hoặc kéo dài thời hạn của
visa đối với một số nước có lượng khách du lịch lớn đến Việt Nam…., cải cách
thủ tục hành chính nhanh gọn và thuận tiện cho du khách.
- UBND tỉnh Nghệ An cần có sự chỉ đạo thống nhất giữa các ban ngành
của tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch, sở Kế hoạch và đầu tư, sở Tài chính
phải có sự liên kết giữa các văn bản thực hiện trong chiến lược đẩy mạnh phát
triển du lịch trên toàn tỉnh.
- Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Nghệ An cần có những chương trình
hành động, các văn bản hướng dẫn chi tiết, ban hành các tiêu chuẩn của những
đơn vị phục vụ du lịch như: lữ hành, dịch vụ lưu trú... để thống nhất thực hiện

57
trong toàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ thư viện cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động hoạt động
trong lĩnh vực du lịch.

58
Danh mục tài liệu tham khảo

Tiếng Viêt:̣
Ban Chấp hành Trung ương (2017). Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Hà Nội.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2007). Quyết định 564/QĐ-BVHTTDL ngày 21/9/2007
về Ban hành Chương trình hành động của ngành Du lịch, Hà Nộ i.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2014). Báo cáo chuyên đề: Du lịch Việt Nam, thực
trạng và giải pháp phát triển, Hà Nội.
Bùi Đình Thanh (2015). Về khái niệm phát triển. Truy cậ p ngày 21/1/2019 từ trang
web: http://tadri.org/vi/news/Tin-tuc/VE-KHAI-NIEM-PHAT-TRIEN-199/.
Châu Anh (2017). Những quan niệm về sản phẩm Du lịch. Truy cập ngày 16/5/2018 từ
trang web: http://www.vtr.org.vn/nhung-quan-niem-ve-%E2%80%9Csan-pham-du-lich
%E2%80%9D.html
Chính phủ nước Cộ ng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009). Quyết định số 1447/QĐ-
TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây
dựng Vùng Nam Thanh Bắc Nghệ đến năm 2025 và tầm nhìn sau năm 2025, Hà Nộ i.
Chính phủ nước Cộ ng Hòa xã hộ i chủ nghĩa Việt Nam (2013). Quyết định số 201/QĐ-
TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nộ i.
Cục Thống kê Nghệ An (2015). Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An năm 2015, Nxb. Thống
kê.
Dương Văn Sáu, Lê Hồng Lý (2010). Giáo trình quản lý di sản văn hóa với phát triển du
lịch, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Đoàn Liêng Diễm (2003). Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững ở TP. Hồ Chí
Minh, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đoàn Văn Hải (2003). Một số giải pháp nhằm góp phần phát triển Du lịch Bà Rịa –
Vũng Tàu đến năm 2015, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh.
Đổng Ngọc Minh - Vương Lợi Đình (2000). Kinh tế du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh.

59
Đồng Ngọc Minh (2010). Kinh tế du lịch và du lịch học, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Hà Trang (2017). Vì sao Thái Lan được mệnh danh là “thiên đường du lịch” ở châu Á?.
Truy cập ngày 12/10/2018 từ trang web: https://dulich.dantri.com.vn.
Hồng Hà (2016). Malaysia bật mí bí quyết hút khách hàng đầu ASEAN. Truy cập ngày
19/10/2018 từ trang web: http://toquoc.vn.
Hồng Nhung (2017). Du lịch thế giới tiếp tục phát triển bền vững. Truy cập ngày
16/5/2017 từ trang web: http://vietnamtourism.gov.vn.
Hồng Nhung (2018). Du lịch thế giới tiếp tục tăng trưởng bền vững. Truy cậ p ngày
14/12/2018 từ trang web: http://vietnamtourism.gov.vn.
Khánh Thuỷ (2010), Hướng đến du lịch trách nhiệm. Truy cập ngày 05/12/2018 từ
trang web: http://baoquangnam.com.vn.
La Nữ Ánh Vân (2011). Phát triển du lịch bền vững Bình Thuận, Luận án tiến sỹ, Trường
đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh.
Lanquar Robert (2002). Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới. Hà Nộ i.
Lê Thu Hương (2016). Xây dựng mô hình du lịch cho người nghèo ở vườn quốc gia Cúc
Phương, Đại học Khoa học Xã hộ i và Nhân văn, Hà Nộ i.
Lê Trung Kiên (2009). “ Lựa chọn nào đối với phát triển bền vững trong du lịch ở Việt
Nam”, Tạp chỉ Kinh tế và Phát triển, (148), tr.33.
Minh An (2018). Cơ cấu lại ngành du lịch: Để phát triển nhanh, mạnh, bền vững. Truy
cậ p ngày 19/12/2018 từ trang web: http://hanoimoi.com.vn.
Nguyễn Đình Hòe (2001). Du lịch bền vững, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Quang Lân (2001). Một số giải pháp chủ yếu đưa du lịch Hà Nội trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn trong tình hình mới, Tổng luận đề tài khoa học cấp thành phố,
Hà Nội.
Nguyễn Thị Doan, (2015). Quản lý nhà nước về Du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008). Giáo trình kỉnh tế du lịch, Trường Đại học
kinh tế quốc dân, khoa Du lịch và khách sạn, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

60
Nguyễn Đức Tuy (2014). Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên, luận án
tiến sĩ kinh tế. Học viện khoa học Xã hội.
Nguyễn Thị Hồng Vân (2015). Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh
Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ khoa học Kinh tế. Đại học kinh tế, Đại học Huế.
Nguyễn Quyết Thắng (2012). Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch
sinh thái, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Văn Tuấn (2013). Tham luậ n tham dự Hộ i nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự
phát triển bền vững, ngày 21-22/11/2013, Ninh Bình.
Nguyễn Thị Thu Hương (2017). Thực trạng và giải pháp phát triển ngành Du lịch Việt
Nam hiện nay. Truy cập ngày 17/5/2018 từ trang web:
http://tapchicongthuong.vn/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-nganh-du-lich-viet-
nam-hien-nay-20170530111426127p0c488.htm
Nguyễn Thành Tấn (2011). Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Nguyễn Thị Phương Thanh (2015). Phát triển du lịch bền vững tại Thị xã Sầm Sơn, tỉnh
Thanh Hóa, Đại học Vinh, Nghệ An.
Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa (2017). Địa lý du lịch: Cơ sở lý luậ n và thực tiễn phát
triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Phan Thị Thái Hà (2017). Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các
trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương, Đại học khoa học xã hộ i và nhân văn, Hà
Nộ i.
Phương Minh (2010). Khu bảo tồn biển Rạn Trào - Thành công nhờ đồng quản lý. Truy
cập ngày 22/9/2018 từ trang web: http://www.mcdvietnam.org.
Quốc hội nước Cộ ng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017). Luật Du lịch số
09/2017/QH14, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Sở Văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Hải Phòng (2014). Báo cáo công tác du lịch
của Thành phố từ năm 2010 đến năm 2014, Hải Phòng.
Trần Thị Hồng Lan (2017). Phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

61
Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khang (đồng chủ biên) (2008). Marketing du lịch. Nxb
Hồng Đức.
Thị ủy Hoàng Mai (2011). Nghị Quyết số 05-NQ/TU ngày 28/10/2011 của Ban thường
vụ Tỉnh ủy Nghệ An về phía phát triển du lịch Nghệ An giai đoạn 2011 -2020.
Thị ủy Hoàng Mai (2011). Nghị quyết số 11/ NQ- TU của Ban Thường vụ tỉnh Nghệ An
về xây dựng, phát triển thị xã Hoàng Mai đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Thông tấn xã Việt Nam (2019), UNWTO: Lượng khách du lịch quốc tế đạt 1,4 tỷ lượt
năm 2018. Truy cậ p vào ngày 31/3/2019 từ trang web:
http://thoibaotaichinhvietnam.vn.
Tổng cục du lịch (2005). Giới thiệu sách cẩm nang về phát triển du lịch bền vững, Hội
đồng khoa học – Tổng cục Du lịch, Hà Nội.
Tổng cục du lịch (2019). Du lịch Việt Nam trước vậ n hộ i mới. Truy cậ p ngày 15/2/2019
từ trang web: http://vietnamtourism.gov.vn.
Trần Tiến Dũng (2007). Phát triển du lịch bền vững Phong Nha Kẻ Bàng, Luận án tiến
sỹ, Đại học kinh tế quốc dân.
Trần Thị Hồng Nhạn (2010). Giải pháp phát triển ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2020, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Thị ủy Hoàng Mai (2016). Nghị quyết số 06-NQ/ThU ngày 08 tháng 9 năm 2016 của
Thị ủy về phát triển du lịch Hoàng Mai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo.
Nghệ An.`
Trạm Thủy văn Thành phố Vinh (2018). Báo cáo tình hình khí tượng thủy văn năm
2018, Nghệ An.
Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai (2016). Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội Thị xã Hoàng Mai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ
An.
Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai (2016). Đề án phát triển du lịch Hoàng Mai giai
đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo. Nghệ An.
Ủy ban nhân dân Thị xã Hoàng Mai (2017. Báo cáo Kinh tế - xã hội thị xã Hoàng Mai
năm 2016, 2017, Nghệ An.

62
Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai (2018). Báo cáo kết quả 02 năm thực hiện Nghị
quyết số 06-NQ/ThU, ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thị ủy về phát triển du lịch Hoàng
Mai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, Nghệ An
Ủy ban nhân dân thị xã Hoàng Mai (2018). Báo cáo phê duyệt kế hoạch tổng thể phát
triển kinh tế – xã hội thị xã Hoàng Mai đến 2025 và tầm nhìn 2030, Nghệ An.
Viện Quy hoạch kiến trúc xây dựng Nghệ An (2015). Nhiệm vụ quy hoạch đều chỉnh và
mở rộng khu du lịchbiển Quỳnh thuộc thị xã Hoàng Mai. Nghệ An.
Việt Hà (2017), Singapore lọt top 4 thành phố đáng du lịch nhất thế giới 2017. Truy
cập ngày 25/11/2018 từ trang web: dulich.dantri.com.vn.
Vũ Đình Thường (2015). Phát triển du lịch theo hưuớng bền vững ở huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Vũ Văn Đông (2014). Phát triển du lịch bền vững Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận án tiến sĩ
Kinh tế Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xuân Hòa (2017). Thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao. Trang web:
https://nld.com.vn/du-lich/thieu-tram-trong-nguon-nhan-luc-du-lich-chat-luong-cao-
20170719185105395.htm
Tiếng Anh:
Nicole Hausle and Wollfgang Strasdas (2000). Community Based Sustainable Tourism
A Reader, ASSET Publishing.

ĐƯA PHỤ LỤC VÀO ĐÂY

63

You might also like