You are on page 1of 7

Thực trạng du lịch tại Huế hiện nay

 Nhiều điểm du lịch lý tưởng bị bỏ quên.

Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè du khách quốc tế. Để làm được điều đó thì Việt
Nam dần đần đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Một trong những biện pháp cơ bản để thu hút khách du lịch là tạo ra các sản phẩm dịch vụ hấp dẫn đáp
ứng nhu cầu và sở thích của du khách, tuy nhiên nếu sản phẩm hấp dẫn nhưng môi trường du lịch kém
thì không tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của hoạt động du lịch. Môi trường du lịch ở
đây được hiểu như một khái niệm rộng gồm: môi trường tự nhiên và văn hoá du lịch. Trong những năm
qua cùng với sự phát triển của ngành du lịch nước nhà, chúng ta đã làm đươc khá nhiều việc, tuy nhiên
bên cạnh những mặt tích cực cũng còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết như nạn ô nhiễm môi
trường tự nhiên tại các điểm du lịch, một số tệ nạn ăn xin, trộm cắp, đeo bám khách mua hàng.. . vẫn
chưa được giải quyết triệt để. Điều này làm giảm hình ảnh của Việt Nam - một đất nước tươi đẹp và
hiếu khách trong con mắt du khách quốc tế.

Chính vì mục đích muốn truyền tải một phần nào đấy về tình hình môi trường du lịch hiện nay ở Việt
Nam. Đề tài xoay quanh vấn đề về bảo vệ môi trường du lịch hiện nay ở nước ta, đã làm được gì và chưa
làm được gì? Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế phần nào những ảnh hưởng xấu đến môi trường
dulịch nói riêng và môi trường kinh tế xã hội nói chung.

Du lịch Huế và những chuyện không hiểu nổi

Vì sao một Cố đô “thừa mứa” tiềm năng và “no nê” các danh hiệu từ “di sản văn hoá thế giới” cho tới
“vịnh đẹp thế giới”...như Huế, nhưng ngành du lịch, dịch vụ Huế lại phát triển không tương xứng và mức
đóng góp cho ngân sách mỗi năm chỉ trên dưới 30 tỷ đồng?

Thừa tiềm năng và danh hiệu

Huế đang thừa tiềm năng du lịch với hơn 900 di tích lịch sử, trong đó 103 di tích xếp hạng quốc gia. Huế
sở hữu Cố đô với 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hoá nhân loại. Rồi Nhã nhạc
Cung đình Huế cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Một vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai rộng lớn nhất Đông Nam Á (21.594 ha, dài 67km, rộng hơn 4km,
gồm 1 phá và 4 đầm). Một tam giác Lăng Cô - Cảnh Dương - Bạch Mã, được Chính phủ xác định là một
trong bốn vùng du lịch trọng điểm của quốc gia, trong đó riêng vịnh Lăng Cô vừa được Câu lạc bộ các
vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays), chính thức công nhận là một trong 30 vịnh biển đẹp nhất thế
giới...
Rồi Huế là “thành phố festival đặc trưng của Việt Nam” quanh năm hội hè với năm chẵn lễ hội lớn
(festival Huế), năm lẻ lễ hội vừa (festival nghề truyền thống Huế). Đó là chưa nói đến những lễ hội nhỏ
hơn được tổ chức thường niên như: lễ hội điện Hòn Chén (mỗi năm hai lần); Lăng Cô huyền thoại biển;
Thuận An biển gọi...

Sự yếu kém của ngành du lịch Huế, không phải chỉ là sự “nhìn xoi mói” của người ngoài như chúng tôi,
mà ngay chính “người trong nhà” cũng thừa nhận: “Các hoạt động xúc tiến quá yếu, lại phân tán cả về
nội dung lẫn thị trường; lạc hậu về công nghệ, kỹ năng và thiếu chuyên nghiệp... do chưa có một cơ quan
chuyên trách về thông tin và xúc tiến. Năng lực cạnh tranh điểm đến và năng lực cạnh tranh doanh
nghiệp còn thấp”.

“Các doanh nghiệp lữ hành TT-Huế nhìn chung chưa quan tâm đúng mức đến xây dựng và phát triển sản
phẩm, thụ động, thiếu chắc chắn về thị trường nên thường phụ thuộc vào nguồn khách chính của các
hãng lớn ở TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Sản phẩm du lịch quá đơn điệu, mới dựa chủ yếu vào các yếu tố
tự nhiên, khai thác những cái có sẵn, không thể hiện ưu thế trên thị trường. Giá trị gia tăng trong sản
phẩm thấp so với mức trung bình của thế giới...” — ông Phan Tiến Dũng — Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh
TT-Huế thừa nhận.

Yếu từ những chuyện rất nhỏ...

Ông Paul Shuttenbelt ngạc nhiên: “Với kiểu "nhớ" như vậy mà ông ta cung cấp thông tin cho khách du
lịch thì cực kỳ phản cảm. Rõ ràng là ở Huế, công tác tuyên truyền và sự nhận thức về di sản của người
dân, cán bộ...đang có vấn đề”.

Còn nhớ trong một cuộc hội nghị bàn về du lịch Huế mới đây, ông Nguyễn Thành Lưu — Giám đốc Chi
nhánh Saigon Tourist tại Đà Nẵng cũng đã đăng đàn than vãn về chuyện các nhà vệ sinh bẩn.

Huế cũng đang sở hữu một di sản thiên nhiên cũng “chẳng nơi nào có được” từ con sông Hương — dòng
sông di sản đang được đề cử bở sung cho danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể nhân loại (cùng với hệ
thống kinh thành Huế).

Huế cũng đang sở hữu một di sản thiên nhiên cũng “chẳng nơi nào có được” từ con sông Hương — dòng
sông di sản đang được đề cử bở sung cho danh hiệu di sản văn hoá phi vật thể nhân loại (cùng với hệ
thống kinh thành Huế).
Cũng tại hội nghị trên, ông Trịnh Quang Thang - Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Việt Nam tại Tp Hồ Chí
Minh kể một chuyện khác ở quy mô lớn hơn: "Sức hút của Huế thực sự đáng nể phục (đối với những
người chưa đến lần nào - PV). Bằng chứng là cứ 1000 khách trên tàu viễn du đến Đà Nẵng, sẽ có 600
khách đăng ký đến Huế”.

“Nhưng đáng buồn là quy hoạch phát triển du lịch Huế từ thập niên 90 đến nay vẫn vậy, sản phẩm du
lịch " nhúc nhích" không đáng kể, chúng ta không có các điểm tham quan mới, không có cách làm du lịch
mới, nên khách đến một lần, và họ sẽ không muốn đến Huế lần hai” — ông nói.

“Hiện tại, Huế mới làm du lịch từ 8h sáng đến 7h tối, trong khi thời gian từ 7h tối đến 12h đêm và thậm
chí nhiều hơn là thời gian để “móc” tiền của khách, thì người dân Huế lại đóng cửa đi ngủ. Không thể
nào tăng số lượng khách với thực trạng thời gian phục vụ du lịch không tăng được”.

Bao giờ thì “mũi nhọn” thật sự nhọn?

Thành phố “quanh năm lễ hội” nhưng vẫn chưa thu hút được khách du lịch như ý muốn.

Cũng trong một hội nghị về du lịch, ông Nguyễn Ngọc Thiện - Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế nói rất dứt
khoát: “Nếu như trước đây TT-Huế còn lấn cấn giữa công nghiệp và dịch vụ trong việc xác định ngành
kinh tế mũi nhọn, thì đến thời điểm này chúng tôi đã xác định: Dịch vụ du lịch là mũi nhọn và là mũi
nhọn duy nhất...”

Mới đây, ngày 25.5, trong thông báo số 48 của Bộ Chính trị kết luận về cuộc làm việc trước đó với
Thường vụ Tỉnh uỷ TT-Huế về việc “đồng ý chủ trương xây dựng TT-Huế trở thành thành phố trực thuộc
Trung ương trong vài năm tới”. Bộ Chính trị đã đề ra phương hướng xây dựng TT-Huế theo hướng là
trung tâm của khu vực miền Trung, là một trong những trung tâm lớn đặc sắc của cả nước về văn hoá du
lịch; khoa học công nghệ; trung tâm y tế chuyên sâu; giáo dục đạo tạo chất lượng cao và đa ngành, đa
lĩnh vực...

Đó là một định hướng, mà nếu phát triển thành công, chắc chắn sẽ mang lại cho “thành phố TT-Huế”
một sự khác biệt cơ bản và quan trọng so với những thành phố khác, ngoài những sự khác biệt về diện
tích, dân số, tính chất...như ông Nguyễn Ngọc Thiện đã nói. Nhưng trong tất cả những mục tiêu vừa nêu,
mục tiêu thành một trung tâm văn hoá, du lịch, dịch vụ đang gây không ít băn khoăn bởi lĩnh vực này
đang là một vấn đề nan giải đối với TT-Huế từ rất nhiều năm nay.
THAM GIA CÁC CÂU LẠC BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO, NGHỀ NGHIỆP KỸ NĂNG VÀ KHỞI NGHIỆP. THAM GIA
TỐT CÓ HIỆU QUẢ CUỘC VẬN ĐỘNG SINH VIÊN 5 TỐT

Hội Sinh Viên ĐH Huế

Trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, hệ thống các nhu cầu và lợi ích của sinh viên tiếp tục có sự biến đổi và phát triển đa dạng, phong phú
hơn trong các lĩnh vực như: học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ… Nhưng nhìn
chung sinh viên mong muốn được học tập, rèn luyện trong một môi trường giáo dục lành mạnh, hiện
đại, chất lượng cao; được định hướng nghề nghiệp và có việc làm phù hợp sau đào tạo. Với vai trò là tổ
chức chính trị - xã hội của sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên cũng phải không ngừng đổi mới mình để
luôn là người bạn đồng hành, người thủ lĩnh luôn biết lắng nghe, định hướng cho sinh viên trong thời kỳ
mới.

Hiện nay, yêu cầu dành cho sinh viên mới ra trường khá cao, các bạn phải thành thạo về chuyên môn, vi
tính, ngoại ngữ, và ngoài ra các bạn phải có đủ bản lĩnh, chịu được sức ép trong công việc, có kỹ năng tốt
trong một số phong trào… Để có thể đạt được các yêu cầu đó thì ngoài việc tiếp thu kiến thức trên giảng
đường các bạn sinh viên phải không ngừng tham gia rèn luyện, thể hiên mình trong các CLB văn hóa, thể
thao, nghề nghiệp, kỹ năng, khởi nghiệp trong quá trình còn ngồi trên ghế nhà trường. Các hoạt động đó
là cơ hội để các bạn sinh viên thể hiện và rèn luyện kỹ năng, đồng thời quen biết thêm nhiều bạn bè, là
kỷ niệm đẹp thời sinh viên.

Vậy, làm thế nào để sinh viên có thể tham gia tốt các hoạt động đó? Để đóng góp cho Hội thảo nâng cao
chất lượng giáo dục Đại học ngày hôm nay, tôi xin có một số ý kiến đóng góp, đề xuất. Bài tham luận
được chia ra 3 phần chính: Thực trạng của việc tham gia các CLB tại các trường thành viên Đại Học Huế;
Một số ý kiến đề xuất và Kết luận.

1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THAM GIA CÁC CLB VĂN HÓA, THỂ THAO, NGHÈ NGHIỆP KỸ NĂNG, KHỞI
NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THÀNH VIÊN ĐẠI HỌC HUẾ

1.1. Những mặt tích cực

Phần lớn các hoạt động của Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên đều được sự ủng hộ của Đảng Bộ, BGĐ ĐH
Huế, Đảng Ủy, Ban Giám Hiệu các trường; được đông đảo sinh viên hưởng ứng tham gia. Điều đó thể
hiện qua các hoạt động như : Rung chuông vàng, Các phong trào văn nghệ, thể thao, hội trại, phong trào
hiến máu tình nguyện, mùa hè xanh… Các phong trào đó thật sự đã gây tiếng vang trong toàn ĐH Huế và
toàn quốc.

Đoàn Thanh Niên, Hội Sinh viên các trường đã không ngừng sáng tạo, thành lập ra nhiều câu lạc bộ, sân
chơi cho các bạn sinh viên tham gia thể hiện, tiêu biểu như CLB Lý luận trẻ, CLB Sinh nhật hồng tuổi 18,
CLB Văn Minh học đường, CLB Văn Nghệ, CLB ngoại ngữ, CLB Sức Khỏe Sinh Sản…

Các bạn sinh viên ý thức được lợi ích khi tham gia vào các CLB và cống hiến hết sức vì phong trào chung.

1.2. Những tồn tại

Các hoạt động chưa thu hút được toàn bộ sinh viên tham gia. Một số hoạt động còn nặng về tính hình
thức. Một số CLB chưa thực sự thu hút được các bạn sinh viên dẫn đến không có nhân lực hoạt động và
thất bại trong một thời gian ngắn.

Điều kiện về kinh phí và cơ sở vật chất hoạt động CLB vẫn còn hạn chế.

Vẫn còn một số lượng không nhỏ các bạn sinh viên thờ ơ với phong trào chung, không chịu tham gia rèn
luyện trong các CLB.

Giai đoạn đầu bỡ ngỡ của chuyển từ đào tạo niên chế sang tín chỉ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến
phong trào chung.

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

2.1. Về phía sinh viên

Các bạn sinh viên phải ý thức được những lợi ích các bạn sẽ có được khi tham gia các CLB đội nhóm sinh
viên. Các bạn sẽ rèn luyện được ít nhất là 3 kỹ năng: giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý nguồn lực. Hoạt
động CLB chính là niềm vui, là cơ hội giao lưu, là giải pháp để tránh khỏi các tệ nạn xã hội khác.

2.2. Về phía tổ chức Đoàn, Hội


Tổ chức Đoàn, Hội phải đổi mới phương thức hoạt động, mỗi cán bộ hội phải thực sự có TÂM, có TẦM
và TƯƠNG TÁC tốt với sinh viên.

Thành lập các CLB dựa trên nhu cầu của sinh viên. Đoàn, Hội có thể khảo sát nhu cầu sinh viên sau đó
thành lập CLB theo tiêu chí dựa trên các nhu cầu đó. Ban chủ nhiệm CLB phải là những bạn có năng lực
và niềm đam mê, tổ chức Đoàn, Hội chỉ là người tham mưu cố vấn.

Nâng chất các hoạt động của Đoàn, Hội. Các hoạt động cần thiết thực, phù hợp với đặc thù từng trường,
kích thích được tính sáng tạo và sự tham gia của sinh viên.

Hoạt động của các CLB phải sáng tạo và thu hút sinh viên. Để có thể được như thế, các CLB mỗi khi tổ
chức các chương trình phải phá vỡ lối mòn quen thuộc, tạo cho các bạn sinh viên sự mới lạ và kích thích
mọi người tham gia. Mỗi chương trình sinh hoạt phải mở đầu thật ấn tượng phải đạt được mục tiêu “
không ai không biết đến hoạt động”, luôn luôn cố gắng tạo cảm giác “ ai cũng là trung tâm” bằng cách
tạo thật nhiều công việc, nhiều cơ hội thể hiện, để không ai cảm thấy lạc lõng trong một CLB. Và Kết thúc
mỗi hoạt động cần để lại một ấn tượng đẹp đối với người tham gia ( có thể cụ thể hóa bằng một món
quá nhỏ). Như vậy các hoạt động CLB sẽ trở nên thú vị và thu hút được nhiều thành viên tham gia.

Có sự ghi nhận và đánh giá sát sao các hoạt động để giúp đỡ, hay tuyên dương các gương điển hình
trong các buổi tổng kết, tạo được sự thi đua giữa các CLB, giữa các thành viên với nhau. Đồng thời tổ
chức các ngày hội thủ lĩnh CLB, đội nhóm để các bạn giao lưu học tập các mô hình của nhau.

Liên hệ các công ty doanh nghiệp tổ chức các hội chợ việc làm cho sinh viên, các hình thức tư vấn thử
việc để sinh viên có nhiều cơ hội thử thách trước khi tốt nghiệp ra trường.

Phát động rộng rãi cuộc vận động sinh viên 5 tốt cho toàn thể sinh viên, có sự liên hệ chặt chẽ với BGH,
phòng đào tạo trong việc đánh giá toàn diện sinh viên. Làm cho sinh viên và toàn xã hội thấy được niềm
vinh dự khi đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”. Tổ chức tốt các hoạt động CLB sở thích sau đó căn cứ vào
kết quả phấn đấu của các bạn sinh viên trong hoạt động để bình xét theo 5 tiêu chí của Sinh viên 5 tốt
( Đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng tốt, hội nhập tốt). Tổ chức các ngày hội Sinh viên Khỏe,
Ngày hội kỹ năng sinh viên sau đó tiến tới tổ chức Ngày Hội Sinh viên 5 tốt.

2.3. Về phía nhà trường

Chỉ đạo thường xuyên các hoạt động của Đoàn, Hội.

Tạo điều kiện tối đa cho các hoạt động CLB đội nhóm, các hoạt động của Đoàn, Hội.

3. KẾT LUẬN
Nhìn chung việc tham gia các CLB sở thích là biện pháp tối ưu tập hợp sinh viên trong thời điểm áp dụng
học chế tín chỉ, đồng thời CLB cũng là nơi sinh viên được học tập, rèn luyện các kỹ năng cơ bản phục vụ
bản thân sau này. Mặt khác hoạt động CLB cũng là tiêu chí để bình xét sinh viên 5 tốt. Bởi vậy tổ chức
Đoàn Hội, sinh viên phải cùng nhau góp sức cho các hoạt động CLB ngày càng lớn mạnh.

You might also like