You are on page 1of 9

Lĩnh vực hoạt động : Khách sạn & nhà hàng

Công ty thương nghiệp tổng hợp


Phường Mường Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty du lịch tổng hợp
Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty điện ảnh
Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty bia và kinh doanh tổng hợp
Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp
Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Doanh nghiệp thương mại tư nhân Huy Toan
Số 384, Phố 4, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Doanh nghiệp thương mại tư nhân Hồng Vân
Số 457, Phố 4, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn Lai Châu
Số 7, Đường 7-5, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên

Trang 1

Công ty du lịch tổng hợp


Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Công ty TNHH du lịch và dịch vụ công đoàn Lai Châu
Số 7, Đường 7-5, Phường Tân Thanh, Thành phố Điện Biên Phủ, Tỉnh Điện Biên
Tăng cường phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn đầu tư của Nhà nước, thu hút đầu tư của các thành phần
kinh tế để đầu tư phát triển du lịch toàn diện, bền vững, có hiệu
quả trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về du lịch
lịch sử, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc Tây Bắc; đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp ngày càng tăng
cho GDP của tỉnh, gắn liền du lịch với đảm bảo an ninh, quốc
phòng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.
Tôn tạo hệ thống di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng và phát triển lễ
hội truyền thống phục vụ du lịch:

Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ


Đầu tư tôn tạo hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa tạo thêm nhiều điểm tham quan
cho khách du lịch, bổ trợ cho quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đầu tư nâng cấp một số bản văn hóa dân tộc điển hình (chủ yếu là bản người Thái Tây
Bắc) để tăng thêm sự thu hút khách bằng các giá trị văn hóa bản địa.
Nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ và lao động trong
ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho cộng đồng dân cư

Nâng cấp và xây dựng các khách sạn, trong đó đặc biệt chú ý các khách sạn cao cấp đạt
tiêu chuẩn quốc tế và các khách sạn có tính “dân tộc, dân dã” để phục vụ mọi đối tượng
khách du lịch.
Đầu tư xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như: công trình thể thao tổng hợp; khu
hội chợ triển lãm (trung tâm thương mại tổng hợp); khu hội nghị, hội thảo gắn với các
khu vui chơi, giải trí, khu di tích lịch sử, khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.
Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú và công trình dịch vụ du lịch:

Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà hàng với mục tiêu khai thác có hiệu quả các sản vật của địa
phương phục vụ các món ăn mang đặc trưng văn hóa Tây Bắc, đồng thời nâng cao chất
luợng các món ăn Âu, Á khác phục vụ các nhu cầu đa dạng của du khách.
Phát triển hệ thống công trình vui chơi giải trí:
Đầu tư các hạng mục công trình văn hóa - thể thao, hội nghị - hội thảo - hội chợ triển
lãm tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ.
Đầu tư hệ thống công viên vui chơi giải trí ở các khu du lịch trọng điểm, các khu kinh
tế cửa khẩu.
Đầu tư xây dựng hệ thống công viên nhỏ với thảm hoa, cây cảnh đan xen giữa các phố,
gần các nhà hàng, khách sạn trong nội thị xã, thị trấn tạo môi trường sinh thái xanh,
sạch, đẹp.

Nâng cao trình độ quản lý , nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, lao động
trong ngành du lịch và tuyên truyền giáo dục nhận thức về du lịch cho công
đồng dân cư

Lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch


Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp đáp
ứng nhu cầu phát triển.
Đào tạo và đào tạo lại lao động nghiệp vụ, đặc biệt đội ngũ hướng dẫn viên phục vụ
khách sạn, nhà hàng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về thể loại và chất lượng sản
phẩm du lịch
Đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành các lĩnh vực đầu tư,
tiếp thị, tuyên truyền và quảng cáo, quản lý khu du lịch, vui chơi giải trí.

Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng cho những
người được hưởng lợi từ du lịch để họ có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi
trường du lịch.
General Trading Company
Muong Thanh Ward, Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
General Tourist Company
Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Film Company
Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Beer and General Trading Company
Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
General Import – Export Company
Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Huy Toan Private Enterprise
384 Street 4, Tan Thanh Ward, Dien Bien Phu Town, Dien Bien Province
Hong Van Private Enterprise
457 Street 4, Tan Thanh Ward, Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Lai Chau Trade Union Tourism and Serivce Co., Ltd
7A May 7 Road, Tan Thanh Ward, Dien Bien Phu City, Dien Bien Province

General Tourist Company


Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Lai Chau Trade Union Tourism and Serivce Co., Ltd
7A May 7 Road, Tan Thanh Ward, Dien Bien Phu City, Dien Bien Province
Phổ biến kiến thức
Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch
Du lịch đã, đang và sẽ có những tác động tích cực lẫn tiêu cực đến môi trường. Dưới
đây là một số ví dụ về những biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
mà nhiều nơi trên thế giới đã thực hiện và thu được kết quả tốt.

Tổ chức bảo vệ và bảo tồn

Ngành du lịch đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa dạng
sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngành du lịch cũng có
tác động tích cực đối với việc bảo tôn động vật hoang dã như ở một số vùng châu
Phi, Nam Mỹ, châu Á, châu Úc và Nam Thái Bình Dương. Nhiều quốc gia đã thành
lập các khu bảo tồn hoang dã và thực hiện điều luật bảo vệ động vật. Kết quả là một
số loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng đã được cứu sống.

Grupo Punta Cana ở Cộng hòa Dominica là một ví dụ về phát triển du lịch cao cấp
kết hợp với bảo tồn. Khu nghỉ dưỡng được xây dựng với mục đích phục vụ khách du
lịch cao cấp trong khi vẫn tôn trọng cư dân tự nhiên của Punta Cana. Các nhà đầu tư
đã dành 10.000 ha cho vườn cây với các giống cây trồng bản địa. Khu bảo tồn tự
nhiên Punta gồm một khu rừng á nhiệt đới với 11 dòng suối thiên nhiên và nhiều loài
đặc thù của hệ sinh thái tự nhiên Caribê. Các chính sách bảo vệ môi trường có hiệu
lực tại khu nghỉ dưỡng như chương trình bảo vệ rạn san hô và tái sử dụng nước thải
để tưới cây. Các giống cỏ lai được trồng tại các sân golf có thể tưới bằng nước biển.
Loại cỏ này chỉ cần dùng một nửa lượng thuốc trừ sâu và phân bón.

Bảo vệ môi trường bằng cách tạo việc làm cho cộng đồng
Trường Eco - Escuela de Espanol, dạy tiếng Tây Ban Nha, được thành lập năm 1996
là một phần trong dự án bảo tồn quốc tế ở khu làng San Andes (Guatemala) là một ví
dụ. Trường học thuộc sở hữu của cộng đồng đia phương, nằm trong khu bảo tồn sinh
quyển May, bao gồm khóa học ngoại ngữ và cơ hội ở nhà dân, du lịch sinh thái cộng
đồng. Trường đón 1.800 du khách mỗi năm, chủ yếu là từ Mỹ và châu Âu, tạo việc
làm cho 100 cư dân, mà 60% trong số đó là những người trước đây làm nghề khai
thác gỗ trái phép, săn bắn, đốt nương, làm rẫy. Báo cáo giám sát năm 2000 cho thấy
trong số các gia đình được hưởng lợi từ hoạt động kinh doanh này phần lớn đã giảm
hoạt động săn bắn và đốt nương làm rẫy. Thêm nữa, những hộ gia đình trong làng
phần lớn được hưởng lợi trực tiếp hoặc gián tiếp từ ngôi trường khiến cho áp lực của
cộng đồng đối với việc săn bắn động vật ở đây đã giảm hẳn.

Lồng ghép hoạt động du lịch với giáo dục môi trường

Quan sát loài vượn hoang dã và bán hoang dã trong môi trường sống là cơ hội giáo
dục môi trường có ý nghĩa cho nhiều khách du lịch nội địa. Tại khu quan sát vượn
lớn Bohorok (Indonesia), nhà ga ở Bohorok đã chuyển thành trung tâm quan sát, do
vậy đã tạo cơ hội bảo tồn bền vững cho hệ sinh thái nhiệt đới. Thông qua việc quan
sát vườn, khách du lịch được trải nghiệm đời sống hoang dã và hệ sinh thái rừng mưa
nhiệt đới. Điều này làm tăng nhận thức của du khách đối với bảo tồn rừng nhiệt đới.
Hơn nữa, hoạt động du lịch đóng góp nguồn thu cho dân cư địa phương, qua đó thúc
đẩy khai thác rừng bền vững như là sự thay thế thực sự cho việc khai thác gỗ và săn
bắn, buôn bán động vật hoang dã.

Xây dựng các quy định trong hoạt động du lịch

Các quy định điều chỉnh góp phần làm giảm tác động tiêu cực, kiểm soát các hoạt
động của khách du lịch và sự di chuyển của khách trong khu bảo vệ có thể làm giảm
tác động tới hệ sinh thái và duy trì sự sống trong khu vực, Chiến lược này đã được sử
dụng tại đảo Galapagos. Tại đó, số lượng tàu tham quan tới hòn đảo xa được hạn chế
và chỉ có một số lượng đảo nhất định được dành cho khách du lịch đã góp phần làm
giảm tác động tới hệ sinh thái và động thực vật tại đây. Tại Hawai, các quy định và
điều luật đã được xây dựng, quy định việc bảo vệ rừng mưa nhiệt đới trên đảo và bảo
vệ các loài động vật bản địa. Trong đó, việc bảo vệ rạn san hô quanh đảo và hệ sinh
thái biển phụ thuộc vào rạn san hô để sinh tồn có ý nghĩa quyết định đến hoạt động
du lịch ở nơi đây.

Huy động nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường

Hãng điều hành tour Discovery Initatives là thành viên của "Sáng kiến phát triển bền
vững của các hãng điều hành tour", hàng năm đã đóng góp 45.000 USD cho quỹ
Orangutan. Khoản tiền này thu được từ phí tham quan vườn quốc gia Tanjing Putting
(Indonesia) sau đó tài trợ trực tiếp cho nhân viên và người bảo vệ rừng, những nỗ lực
tái định cư cho người dân đia phương.

Quần đảo Scheylles ở Ấn Độ Dương áp dụng mức thuế 90USD đối với du khách;
khoản thu này dùng cho hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện cơ sở hạ tầng du
lịch. Khu West Virgina (Mỹ), đánh thuế vào hoạt động làm bè đối với du khách tham
gia vào tour du lịch. Phí thu được dành cho hoạt động nghiên cứu tác động môi
trường của hoạt động đóng bè.

Ở Belize - một quốc gia nằm ở trung tâm châu Mỹ quy định thuế xuất cảnh 37,5
USD/người. Số tiền này được dành cho quỹ bảo tồn khu vực cấm nhằm bảo vệ rạn
san hô và rừng nhiệt đới. Tại Costa Ria, 25% diện tích quốc gia được Chính phủ xếp
vào khu vực cần bảo tồn. Năm 1999, các khu vực bảo tồn này đón 866.083 khách du
lịch, thu về 2,5 triệu USD từ tiền vé vào cửa.

Tại khu vực hồ Lớn (châu Phi), khỉ núi - một loại linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng
hiện còn 38 cá thể có vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái và kinh tế của vùng đất
này. Loài khỉ này cư trú tại vùng biên giới phía Tây Bắc Rwanda, phía Đông Cộng
hòa Congo và Đông Nam Uganda. Các công ty du lịch ở khu vực này đã thiết lập
tour quan sát đời sống của khỉ núi. Theo tính toán, đường mòn quan sát khỉ núi với
giá vé là 250USD/tour/khách đã đem về 3 triệu USD mỗi năm và mỗi con khỉ núi
đáng giá cho 90.000USD với riêng Uganda. Nguồn doanh thu từ hoạt động du lịch
này đã đảm bảo cho loài động vật quan trọng được bảo vệ, qua đó giữ gìn được giá
trị sinh thái nguồn nước và nguồn tài nguyên cho cộng đồng địa phương.
Phổ biến kiến thức
10 nguyên tắc thực hiện chương trình quản lý môi trường trong hoạt động du lịch
Trong hoạt động du lịch, cách tiếp cận 10R trong phát triển bền vững chủ yếu là cách
tiếp cận từ phía cung, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, kiểm soát chi phí kinh doanh và lượng chất thải.

Nội dung của quy trình 10R bao gồm: Recognize (Nhận thức), Refuse (Từ chối),
Reduce (Giảm thải), Replace (Thay thế), Re-use (Tái sử dụng), Recycle (Tái chế),
Re-engineer (Tái cơ cấu), Retrain (Đào tạo lại), Reward (Thưởng), Re-educate (Giáo
dục lại). Mười nguyên tắc trên được xem như một quá trình thống nhất và trong đó
một số nguyên tắc có liên hệ trực tiếp với nhau. Đối với những tập đoàn lớn, nguyên
tắc 10R được thực hiện theo cả một quy trình nằm trong hệ thống quản lý môi trường
của tập đoàn EMS và thường được đưa vào chương trình đào tạo thường xuyên dành
cho nhân viên.

1.Nhận thức (Recognise)


Nhận thức được coi là bước đầu tiên trong việc thực hiện chương trình quản lý môi
trường vì đây là bước nhận thức những vấn đề, những tác động môi trường cũng như
những cơ hội có được từ việc thực hiện chương trình quản lý môi trường. Nhận thức
có nghĩa là nhận biết và hiểu được những nội dung thông qua việc thực hiện những
nghiên cứu và phân tích trước khi thực hiện chương trình quản lý môi trường. Hoạt
động nghiên cứu là cơ sở cho việc đề xuất ra sứ mệnh doanh nghiệp liên quan tới
môi trường và đưa ra khuôn khổ cho việc xác định xem có đạt được các mục tiêu đề
ra hay không. Giai đoạn này còn bao gồm việc xác định các chỉ tiêu môi trường. Ví
dụ như, chỉ số đo lường mật độ khách trên một khu vực bãi tắm để đảm bảo tính bền
vững môi trường hay chỉ số xác định mức nước thải ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt
động du lịch.

2. Từ chối (Refuse)
Đối với doanh nghiệp du lịch, cách đơn giản nhất trong việc thực hiện chương trình
quản lý môi trường là từ chối không tiến hành những hoạt động có thể gây ra những
tác hại đối với môi trường. Ví dụ như để tránh tác hại tới tầng khí quyển, doanh
nghiệp có thể từ chối việc sử dụng thiết bị làm lạnh có chứa khí CFC. Việc từ chối
này còn thể hiện nguyên tắc cảnh báo trước ngay cả khi chưa có đủ chứng cứ khoa
học để cho rằng một hoạt động nào đó gây ra tác hại xấu tới môi trường. Ví dụ, một
làng du lịch có thể từ chối không đưa các loài cây không có nguồn gốc bản địa vào
trồng dùng để trang trí sân vườn, vì lo ngại những tác động trong tương lai tới hệ
sinh thái của địa phương.

3. Giảm thải (Reduce)


Trong nhiều trường hợp, không phải tất cả các hoạt động có thể thực hiện theo
nguyên tắc từ chối, nhất là trong trường hợp không có nguyên liệu thay thế hoặc hoạt
động thân thiện với môi trường thay thế. Trong trường hợp này, việc giảm thải xuống
một mức đề ra trước là cần thiết. Ví dụ như, nhờ hệ thống điều khiển, khách sạn có
thể phân chia khu vực phòng ngủ và khu vực công cộng, từ đó thực hiện tắt điện hệ
thống sưởi một cách tự động khi không có khách ở trong phòng hoặc có thể giảm
nhiệt độ trong khu vực công cộng xuống 1 - 20C. Ở xứ lạnh, việc giảm nhiệt độ của
hệ thống sưởi có thể giảm đáng kể chi phí hàng tháng mà không ảnh hưởng tới sự hài
lòng của khách.

4. Thay thế (Replace)


Sau khi thực hiện hai bước trên, bước tiếp theo là thực hiện việc thay thế. Nhờ quá
trình kiểm toán môi trường, việc thay thế sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc ít
gây độc là tương đối dễ dàng. Khách sạn sử dụng nhiều hóa chất trong việc giặt là,
hóa chất dùng cho bể bơi và chất tẩy rửa có thể được thay thế bằng hóa chất ít độc
hại hơn; thay thế túi nhựa plastic bằng túi vải để đựng và trả đồ cho khách. Việc thực
hiện các biện pháp liên quan tới thay thế các thiết bị sưởi, chiếu sáng và nước là
bước đầu trong thực hiện kiểm toán môi trường trong các hoạt động hàng ngày.

5. Sử dụng lại (Re-use)


Khi mục tiêu cải thiện hoạt động và quản lý chi phí được thực hiện nhờ việc thay thế
và cắt giảm việc sử dụng không hiệu quả thì bước tiếp theo là xem xét chất thải các
nguồn cung ứng có thể được tái sử dụng hay không. Đối với hoạt động vận tải của
doanh nghiệp du lịch, nếu có thể sử dụng lại những hóa chất dùng cho động cơ hoặc
thiết bị bảo dưỡng thì ban đầu việc làm chưa thấy được lợi ích cụ thể nhưng nếu tích
lũy trong cả một năm thì số lượng lớn được tích lũy.

6. Tái chế (Recycle)


Chất thải là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh có thể được tận dụng và tái
chế, làm giảm áp lực đối với môi trường trong việc tạo ra những nguyên liệu mới
phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Ở Bắc Mỹ, các khách sạn và nhà hàng đã giảm
đáng kể thức ăn dư thừa thông qua việc tái chế làm thức ăn cho gia súc hoặc làm
phân hữu cơ. Nếu thức ăn còn có thể sử dụng và vẫn đảm bảo an toàn nhưng không
đáp ứng được yêu cầu phục vụ thì có thể được phân phối miễn phí hoặc giá rẻ cho hệ
thống nhà ăn phúc lợi. Xu hướng tái chế ngày càng trở nên phổ biến ở các nước phát
triển.

7. Tái cơ cấu (Re-engineer)


Trong hoạt động kinh doanh hiện đại, thuật ngữ cơ cấu, được hiểu là đưa ra thay đổi
trong cách thức quản lý của công ty để giảm chi phí và đạt được mức tăng trưởng.
Xét về thuật ngữ kỹ thuật, tái cơ cấu được hiểu là đặc trưng của hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D) trong việc mua sắm và giới thiệu những sản phẩm mới. Đối
với một tập đoàn lớn như McDonald’s sau khi đã tiết kiệm được hàng triệu USD nhờ
việc sử dụng các hộp đựng thức ăn chế tạo bằng chất polystyrene, công ty này đã đưa
ra quyết định tái cơ cấu trong hoạt động kinh doanh là sử dụng các hộp các tông tái
chế. Quyết định này đã góp phần tiết kiệm thêm cho công ty hàng triệu USD.

Trong trường hợp của các hãng điều hành tour, thông qua những tiêu chuẩn về mua
sắm được xác định cụ thể trong từng thành phần của sản phẩm trong tờ giới thiệu,
vai trò của tiêu chuẩn môi trường được thể hiện như là một phần của chất lượng sản
phẩm, kết quả của hoạt động nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và kỳ vọng của khách
hàng.

8. Đào tạo lại (Retrain)


Do đặc thù của hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi rất nhiều lao động trực tiếp nên
chất lượng của nhân viên đóng vai trò quyết định trong việc làm hài lòng khách
hàng. Hơn nữa, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng tăng, các doanh nghiệp xây
dựng lợi thế dựa trên chất lượng dịch vụ hơn là cạnh tranh bằng giá thì việc đào tạo
và đào tạo lại nhân viên ngày càng trở lên quan trọng. Trong trường hợp doanh
nghiệp thực hiện chương trình quản lý môi trường và mong muốn cung cấp thông tin
về môi trường cho khách hàng thì đội ngũ nhân viên còn có thêm vai trò thông tin và
thuyết phục khách thực hiện. Ví dụ như ở làng du lịch Center Parcs thông tin cho
khách bằng việc đề nghị không sử dụng ôtô và khuyến khích sử dụng xe đạp là
phương tiện đi lại trong làng du lịch.

9. Thưởng (Reward)
Người ta nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thân thiện với môi
trường sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn. Một ví dụ về thực hiện theo nguyên tắc này là từ
hoạt động của khách sạn Pacific (Canada), người ta nhận thấy rằng động lực làm
việc của nhân viên được nâng cao thông qua các hình thức bằng khen, thưởng tiền
khi đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra. Ví dụ như Tập đoàn khách sạn và khu nghỉ dưỡng
Inter Continental công bố các mục tiêu môi trường và thưởng cho những khách sạn
thuộc tập đoàn hoặc nhân viên bằng tiền thưởng hoặc bằng khen.

10. Giáo dục lại (Re-educate)


Nguyên tắc này xuất hiện đầu tiên tại các nước phát triển khi người ta nhận thức
được thay đổi hành vi và thái độ của mỗi người có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ và khắc phục những hậu quả môi trường. Nội dung của nguyên tắc gồm nhận thức
về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc giới thiệu cho du khách về chất lượng
môi trường trong sản phẩm du lịch. Với vai trò là một ngành dịch vụ, các doanh
nghiệp du lịch, thông qua đội ngũ nhân viên, có cơ hội đưa thông tin về môi trường
tới hàng triệu khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Từ đó, góp phần vào giáo dục ý
thức môi trường và ngăn được hành vi có thể gây hại tới môi trường trong hoạt động
kinh doanh du lịch.

Như vậy, thông qua việc thực hiện một hoặc toàn bộ các nguyên tắc trên, những nội
dung về môi trường sẽ được truyền tải tới nhân viên trong doanh nghiệp du lịch.
Trong trường hợp những nội dung này được truyền tải đúng cách và đúng đối tượng
có thể làm thay đổi hành vi của du khách. Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện
những quy trình này hầu như không đòi hỏi quá nhiều chi phí mà lại có thể đem lại
lợi nhuận ổn định thông qua cắt giảm những chi phí không cần thiết.

Nguồn: Tạp chí DLVN số tháng 10/2007

You might also like