intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử, đưa ra hệ thống những giải pháp để tăng cường hiệu quả chất lượng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng hiện nay. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------------ TRƢƠNG VIỆT MỸ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau, 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------------------------ TRƢƠNG VIỆT MỸ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY Chuyên ngành: Báo chí học (Định hướng ứng dụng) Mã số : 8320101.01 (UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Chủ tịch Hội đồng chấm luận văn Ngƣời hƣớng dẫn khoa học thạc sĩ khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào PGS.TS Đinh Văn Hƣờng Cà Mau, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của tôi, với sự hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của PGS.TS Đinh Văn Hường. Các số liệu để triển khai luận văn này là hoàn toàn trung thực, là kết quả lao động tích cực, nghiêm túc và sự nỗ lực, quyết tâm của bản thân. Các số liệu được sử dụng trong luận văn chưa từng được diễn giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Cà Mau, ngày 30 tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Trƣơng Việt Mỹ
  4. LỜI CẢM ƠN Công trình này hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ của các thầy, cô Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Ban Biên tập Báo Cà Mau, Cần Thơ, Sài Gòn Giải Phóng. Các anh/chị đồng nghiệp ở các Báo Cần Thơ, Báo Cà Mau, Báo Sài Gòn Giải Phóng và tác giả xin trân trọng cảm ơn các cơ quan báo chí và các anh/chị đồng nghiệp đã giúp đỡ tác giả. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, trách nhiệm của cá nhân PGS.TS. Đinh Văn Hường, người trực tiếp hướng dẫn; sự giúp đỡ của Nhà báo Nguyễn Chiến, Tổng Biên tập Báo Cà Mau; Nhà báo Trương Văn Chuyển, Tổng Biên tập Báo Cần Thơ; Nhà báo Nguyễn Tấn Phong, Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải Phóng; Nhà báo Trần Minh Trường, Trưởng phòng Đại diện ĐBSCL Báo Sài Gòn Giải Phóng; PGS. TS. Đặng Thị Thu Hương, Viện Trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH-NV Hà Nội. Luận văn mặc dù còn nhiều khiếm khuyết, tác giả đã hết sức nỗ lực, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được quý thầy cô và đồng nghiệp góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cám ơn! Tác giả luận văn Trƣơng Việt Mỹ
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 7 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 12 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 12 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 13 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu ............................................. 14 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 15 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................................................................................... 16 1.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................. 16 1.1.1. Báo điện tử ...................................................................................................... 16 1.1.2. Nhà báo ........................................................................................................... 18 1.1.3. Kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng ............................ 26 1.1.4. Khái niệm nhà báo kinh tế .............................................................................. 31 1.1.5. Khái niệm ngân hàng ...................................................................................... 35 1.2. Yêu cầu đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng ............... 38 1.2.1. Yêu cầu đánh giá về quy trình tác nghiệp ....................................................... 39 1.2.2. Yêu cầu đánh giá về nội dung tác phẩm ......................................................... 40 1.3. Quy trình tác nghiệp của nhà báo về đề tài kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử ................................................................................ 42 1.3.1. Nghiên cứu thực tế, phát hiện đề tài ............................................................... 43 1.3.2. Tiếp cận, thu thập và khai thác thông tin ........................................................ 44 1.3.3. Hoàn chỉnh tác phẩm, phát hành và tiếp nhận phản hồi, xử lý ...................... 46 Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................... 48 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN NAY ............................................. 50 2.1. Giới thiệu khái quát về các báo điện tử đƣợc khảo sát ................................ 50 2.1.1. Báo Cần Thơ ................................................................................................... 50 2.1.2. Báo Cà Mau .................................................................................................... 51 1
  6. 2.1.3. Báo Sài Gòn Giải Phóng ................................................................................. 51 2.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử .............................................................................................. 52 2.2.1. Đánh giá thành công ....................................................................................... 52 2.2.2. Đánh giá hạn chế ............................................................................................ 66 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế ............................................................................... 73 2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ khảo sát, đánh giá kỹ năng tác nghiệp của nhà báo.................................................................................................. 82 Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................... 84 Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG TÁC NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO VỀ NGÂN HÀNG TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ HIỆN TẠI VÀ THỜI GIAN TỚI ........................................................ 85 3.1. Một số vấn đề đặt ra trong bối cảnh kinh tế - xã hội, ngân hàng hiện nay 85 3.1.1. Đối với các cơ quan ban hành văn bản pháp luật .......................................... 85 3.1.2. Công tác quản lý của ngành tài chính ngân hàng .......................................... 86 3.1.3. Vấn đề tác nghiệp của nhà báo ....................................................................... 88 3.2. Giải pháp chung nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử .............................................................................................. 90 3.2.1. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ............................................ 90 3.2.2. Đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin ngân hàng ...................................... 92 3.2.3. Không ngừng nâng cao kỹ năng tác nghiệp của nhà báo ............................... 93 3.3. Khuyến nghị cụ thể cho 3 tờ báo đƣợc khảo sát ........................................... 96 3.3.1. Đối với báo Cần Thơ ....................................................................................... 96 3.3.2. Đối với báo Cà Mau ........................................................................................ 98 3.3.3. Đối với báo Sài Gòn Giải Phóng .................................................................. 100 Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................................. 101 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 109 2
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTMCP Ngân hàng Thương mại cổ phần PGS, TS, ThS Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ PVS Phỏng vấn sâu QLNN Quản lý nhà nước SGGP Sài Gòn Giải Phóng TCTD Tổ chức tín dụng TTTD Tăng trưởng tín dụng VAMC Cơ quan quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng 3
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ 2.1: Các nhóm thể hiện nguồn tin ................................................................54 Biểu đồ 2.2: Nguồn thông tin từ cơ quan QLNN ......................................................55 Biểu đồ 2.3: Nguồn thông tin từ NHTM ...................................................................57 Biểu đồ 2.4: Thông tin từ các nguồn ý kiến khác .....................................................60 4
  9. DANH MỤC ẢNH Ảnh phụ lục 7.1 Giao dịch viên Phòng Giao dịch NHCSXH quận Bình Thủy phát vay cho các hộ mới thoát nghèo của phường Long Hòa, quận Bình Thủy. Ảnh phụ lục 7.2 Nghề đan đát lục bình ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang giúp tăng thêm thu nhập cho nhiều hộ dân ở địa phương. Ảnh: CTV Ảnh phụ lục 7.3 Nhờ nguồn vốn vay 30 triệu đồng từ NHCSXH, chị Trần Ngọc Bích ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đầu tư con giống và chuồng trại để nuôi gà, phát triển kinh tế gia đình. Ảnh: M. HUYỀN Ảnh phụ lục 7.4 Nông dân trồng lúa ở ĐBSCL luôn chịu nhiều rủi ro do tác động của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận. Ảnh: M. HUYỀN Ảnh phụ lục 7.5 Nông dân vùng ĐBSCL dễ rơi vào tình trạng tái nghèo do tác động của biến đổi khí hậu. Trong ảnh: Tình trạng khô hạn diễn ra ở nhiều địa phương tại ĐBSCL vào mùa khô năm 2016 làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh kế của người dân. Ảnh: CTV Ảnh phụ lục 7.6 Các tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn hướng dẫn cho hộ vay về hồ sơ, thủ tục vay vốn của NHCSXH. Ảnh phụ lục 7.7 Nhiều địa phương kiến nghị Chính phủ, NHCSXH tiếp tục quan tâm triển khai chương trình cho vay nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh: Nông dân huyện Tân Hưng, tỉnh Long An gặt lúa chạy lũ trong vụ hè thu 2017. Ảnh: CTV Ảnh phụ lục 7.8 Khách hàng giao dịch tại VietinBank chi nhánh Cà Mau. 5
  10. Ảnh phụ lục 7.9 Vay tiền tại các ngân hàng thương mại, lợi ích và thông tin cá nhân của khách hàng sẽ được đảm bảo (ảnh minh hoạ). Ảnh phụ lục 7.10 Những lời nhận xét và bình luận trên các trang ứng dụng vay tiền nhanh. Ảnh phụ lục 7.11 Các ngân hàng hiện tập trung cho cá nhân vay mua nhà và hạn chế cho chủ đầu tư vay Ảnh: HUY ANH Ảnh phụ lục 7.12 Một máy ATM ngưng hoạt động ngày 31-1 Ảnh: THÀNH TRÍ 6
  11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua, báo chí trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đã hỗ trợ ngân hàng Nhà nước hiệu quả bằng việc thông tin đến bạn đọc một cách khách quan và kịp thời về công tác điều hành chính sách tiền tệ, các giải pháp của ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền, quản lý vàng và ngoại hối phù hợp, chủ động thúc đẩy vốn vào nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Góp phần tạo niềm tin cho nhân dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung. Bên cạnh những thành tựu khẳng định vai trò quan trọng và ý nghĩa tích cực của báo chí trong việc truyền thông nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại cổ phần trong những năm qua, có thể thấy rõ một số hạn chế của nhà báo, như tình trạng “viết theo đơn hàng”, không cân nhắc lợi ích công chúng…, tình trạng nhà báo viết chủ đề giật gân, câu khách thuần tuý là những biểu hiện tiêu cực, nhằm giảm, làm mất đi vai trò tích cực của báo chí trong các vấn đề ở lĩnh vực ngân hàng.. Qua khảo sát cho thấy, nhất là khi phản ánh về vấn đề tiêu cực của ngân hàng (nợ xấu, khủng hoảng, tín dụng đen…) thì gần như không có hoặc rất ít các nhà báo lý giải cho công chúng biết rõ vấn đề cụ thể là gì? Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề tiêu cực là do đâu? Và hậu quả của việc rơi vào các vấn đề tiêu cực đối với bản thân khách hàng, với TCTD và nền kinh tế ra sao…Thậm chí con số phản ánh và tỷ lệ đôi khi không trùng khớp tại một số trang báo điện tử và tại cùng một thời điểm đưa tin. Chưa kể những bất cập khác như đưa tin chưa chính xác về các vấn đề tiêu cực quan đến ngân hàng, vẫn chưa đưa ra được những cảnh báo với dư luận, dự báo với nhà hoạch định chính sách… Việc thông tin – truyền thông về lĩnh vực ngân hàng đã được các cơ quan báo chí quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế, như: thông tin chưa kịp thời; chưa chính xác; còn thiếu những tác phẩm báo chí chất lượng, 7
  12. hiệu quả và có tính thuyết phục cao; thiếu những bài viết phân tích chuyên sâu về nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và những thông tin liên quan đến lĩnh vực ngân hàng nói chung…Hiểu biết và kỹ năng tác nghiệp của một số nhà báo khi viết về những vấn đề của ngân hàng hiện nay còn không ít tồn tại và hạn chế. Điều đó chứng tỏ, khi tác nghiệp để viết về mảng ngân hàng, để phản ánh chính xác số liệu, diễn biến và đưa ra những phân tích, dự báo thiết thực cho độc giả, đòi hỏi nhà báo phải có trình độ hiểu biết về lĩnh vực tài chính ngân hàng, phải hiểu được các khái niệm ngân hàng, nắm bắt được chu kỳ diễn biến của lãi suất hay giá cả thị trường tài chính, tín dụng và khái niệm mới mẻ của thị trường ngân hàng. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với những người làm báo kinh tế là bên cạnh việc nắm vững những thông tin về lĩnh vực ngân hàng. Nhà báo cần tìm hiểu Luật hoạt động của ngân hàng; tìm hiểu chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và những nguyên tắc hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, nhà báo cũng cần phải liên tục cập nhật thông tin, nâng cao kiến thức về ngân hàng của mình và là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình viết bài. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có cơ chế cung cấp thông tin, đặc biệt là thông tin chính sách tài chính ngân hàng cho nhà báo, nhằm cung cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà báo hoạt động nghề nghiệp hiệu quả. Trong khi đó, sự phát triển của công nghệ thông tin và internet khiến báo chí lao vào cuộc cạnh tranh gay gắt về tốc độ thông tin, dẫn đến quy trình đối chiếu, xác minh nguồn tin đặt dưới nhiều áp lực, ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của thông tin về lĩnh vực ngân hàng, đến uy tín của cơ quan nắm giữ thông tin và uy tín của nhà báo. Do đó, kỹ năng tác nghiệp và xử lý thông tin, đặc biệt là những thông tin chính thống là đều hết sức cần thiết. Qua tìm hiểu cho thấy, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu đặt điểm và nguyên tắc về lĩnh vực ngân hàng, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của nhà báo trong quá trình tác nghiệp về đề tài này. Làm thế nào để nâng cao kỹ năng cho các nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay? Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên 8
  13. báo điện tử hiện nay” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học. Luận văn nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử, đưa ra hệ thống những giải pháp để tăng cường hiệu quả chất lượng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trên thực tế, vấn đề về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo đã được đề cập rất nhiều, rất đa dạng và phong phú trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, truyền thông về lĩnh vực ngân hàng luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc truyền thông, tạo lập và thể hiện dư luận xã hội. Xét về lĩnh vực báo chí, đã có nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học, sách tham khảo, giáo trình… đề cập đến kỹ năng tác nghiệp của nhà báo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các tác giả đã nêu ra những kỹ năng, đặc điểm, phương pháp tác nghiệp cũng như điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình truyền thông của nhà báo. Ở Việt Nam, lĩnh vực này cũng đã thu hút quan tâm của các nhà khoa học: Hữu Thọ, Công việc của người viết báo, Giáo dục [42], trình bày chi tiết những kỹ năng, những vấn đề cơ bản nhất về công việc của người viết báo nói chung. Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo – Lý luyết và kỹ năng cơ bản, Chính trị - Hành chính [34], giới thiệu những kỹ năng cơ bản về phương pháp thu thập thông tin, tư liệu và quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Vũ Quang Hào, Ngôn ngữ báo chí, Thông tấn [24], của tác giả cho bạn đọc hiểu rõ những vấn đề cần thiết, cơ bản nhất của ngôn ngữ báo chí. Ngọc Trân, Viết tin, bài đăng báo, Trẻ [43], đúc kết các nguyên tắc, kỹ năng để giúp những người muốn viết báo có thể tác nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Thông tin – Truyền thông [29], giới thiệu những nét khái quát nhất về những vấn đề mới mẻ đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm qua như truyền thông xã hội, các lý thuyết truyền thông, hội tụ truyền thông, toà soạn hội tụ, đồng thời trình bày đặc điểm và những kỹ năng cần thiết đối với “nhà báo đa năng” trong môi trường hội tụ truyền thông. Đức Dũng, Viết báo như thế nào?, Văn hóa - Thông tin [15], đã trả lời những 9
  14. câu hỏi có liên quan đến công việc sáng tạo tác phẩm báo chí. Tác giả công trình này đã lý giải thế nào là nhà báo và công việc của người viết báo làm như thế nào và cần những tố chất gì. Đồng thời giới thiệu một cách hệ thống phương pháp và các kỹ năng sáng tạo các thể loại báo chí. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, Lao động [16], đã cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí… Ngoài các vấn đề về lý luận, tác giả có đề cập kỹ năng của nhà báo. Ở đó, kỹ năng là khả năng vận dụng những vấn đề lý thuyết vào quá trình tác nghiệp là những thao tác nghề nghiệp trong quá trình thu thập và xử lý thông tin. Đối với nhà báo, kỹ năng là những hành vi, thao tác nghiệp vụ hằng ngày, từ việc nắm bắt tình hình chung và cụ thể trong lĩnh vực được phân công, theo dõi, phát hiện và tiếp cận nguồn tin, giao tiếp, khai thác thông tin - dữ liệu… để viết bài và nghe ngóng dư luận xã hội. Nguyễn Thành Lợi, Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông, Tạp chí Người Làm Báo [28], ngoài giới thiệu về sự vận động và phát triển của hội tụ truyền thông, TS. Nguyễn Thành Lợi còn bàn về những tố chất cần có ở một nhà báo hiện đại. Tác giả cho rằng: Trước xu thế hội tụ truyền thông không thể cưỡng lại, một nhà báo đa năng phải là người làm được nhiều việc, không chỉ viết cho báo in, báo điện tử mà có thể sản xuất các sản phẩm truyền thông cho phát thanh và truyền hình. Đặc biệt, những nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần có sự nhạy bén để xử lý thông tin cho các kênh truyền thông khác nhau. Thực tiễn của những tòa soạn hội tụ trên thế giới cho thấy, muốn xây dựng được tòa soạn hội tụ thành công, trước hết cần phải có đội ngũ phóng viên, biên tập viên có kỹ năng nghề nghiệp tốt, được đào tạo bài bản, có khả năng sử dụng nhiều thiết bị hiện đại như máy quay, máy ảnh, máy ghi âm... đồng thời am hiểu nhiều loại hình báo chí... Tuy nhiên, trong bất kỳ điều kiện nào, vẫn không thể thiếu các kỹ năng chuyên sâu như kỹ năng điều tra, viết chân dung, phỏng vấn, phóng sự, kỹ năng sử dụng truyền thông mạng xã hội trong tác nghiệp. Ở phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, một số học viên cao học và sinh viên tại Học 10
  15. viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Báo chí và Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có một số luận văn thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp về những đề tài liên quan đến hoạt động sáng tạo của nhà báo như: Luận văn thạc sĩ của Káp Thành Long, “Kỹ năng xử lý đề tài pháp luật trên báo in hiện nay”, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [27], trình bày công việc của một phóng viên theo dõi mảng đề tài pháp luật; các vấn đề đặt ra đối với phóng viên khi xử lý thông tin về đề tài pháp luật; các cơ sở pháp lý ràng buộc và ảnh hưởng đến công việc của phóng viên. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Hữu Tuấn, Việc tiếp cận thông tin tài chính của nhà báo Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội [45], tìm hiểu, đánh giá vấn đề tiếp cận và xử lý thông tin về lĩnh vực tài chính của đội ngũ nhà báo trong giai đoạn hiện nay. Tại các ngành Kinh tế - Tài chính Ngân hàng thì đã có nhiều đề tài luận văn, khoá luận nghiên cứu xoay quanh các vấn đề của ngân hàng như: Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài Diễm, “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng”, Trường Đại học Đà Nẵng [14]. Đề tài đánh giá thực trạng về công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu; phân tích các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại NHTMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên đây có những đóng góp đáng kể đối với quá trình tác nghiệp của nhà báo. Song qua khảo sát, chưa có một nghiên cứu cụ thể và riêng biệt về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng, nên đề tài nghiên cứu sẽ không có sự lặp lại với những công trình nghiên cứu khác. Để thực hiện luận văn này, tác giả cũng lặp lại với những công trình nghiên cứu khác. Bản thân tác giả luận văn đang làm việc soạn Báo Cà Mau chuyên viết về mảng Kinh tế, tài chính ngân hàng nên kiến thức và thực tế luôn được tác giả nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị với mong muốn mang lại kết quả tốt nhất. 11
  16. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm khảo sát thực trạng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử. Dựa trên kết quả của quá trình nghiên cứu của đề tài để đưa ra một số nhận định khách quan nhất và kiến nghị một vài giải pháp nhằm góp phần giúp cho quá trình tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau đây: + Khái quát hệ thống những vấn đề lý luận về báo chí và truyền thông nói chung, trong đó làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trong hoạt động báo chí nói riêng. Những vấn đề lý luận này là nền tảng và là cơ sở để ứng dụng vào thực tiễn hoạt động báo chí, trong đó có việc sử dụng kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay. + Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về kỹ năng tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử của nhà báo các tỉnh, phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên… tại 3 toà soạn báo: Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn Giải Phóng. + Từ đó, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế về những kỹ năng của các nhà báo đang tác nghiệp tại 3 cơ quan báo. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao các kỹ năng tác nghiệp cho nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử, gồm: Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn Giải Phóng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát nội dung các bài viết trang điện tử của 3 Báo: Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn Giải Phóng để làm rõ chất lượng, số lượng thông tin 12
  17. và hướng tiếp cận thông tin về ngân hàng của nhà báo như thế nào? Theo tìm hiểu hiện nay các trang báo điện tử tại Đồng bằng sông cửu long vẫn chưa tập trung khai thác lĩnh vực ngân hàng và chưa có chuyên mục Tài chính – Ngân hàng, ngoài 3 trang được khảo sát ở trên. Thời gian khảo sát từ năm 2017 đến năm 2019. Đây là giai đoạn ngân hàng ổn định định hướng quảng bá và phát triển mảng truyền thông. Bên cạnh đó, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng tác nghiệp của các nhà báo (phóng viên, biên tập viên) là những người phụ trách mảng thông tin kinh tế, tài chính - ngân hàng. Khảo sát mức độ hài lòng của chính các nhà báo khi phản ánh thông tin trên các phương tiện truyền thông, để làm rõ chất lượng, số lượng thông tin và cách xử lý thông tin của nhà báo trước khi đưa ra phục vụ công chúng như thế nào. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về báo chí; lý luận báo chí về chức năng, nhiệm vụ của báo chí về các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp khảo sát, thống kê: Cụ thể, tác giả luận văn khảo sát thực trạng sử dụng các kỹ năng tác nghiệp làm báo đa phương tiện trên báo điện tử của các nhà báo về ngân hàng, từ đó đưa ra những kết quả cụ thể liên quan đến kỹ năng làm báo của các nhà báo về ngân hàng. Theo đó, đề tài sẽ phân tích các nội dung ngân hàng bao gồm chủ đề bài viết, số lượng bài viết, các hướng tiếp cận nguồn thông tin cho bài viết, trên báo điện tử thời gian từ tháng 01/2017 đến 12/2019. - Phương pháp phỏng vấn sâu (phỏng vấn các lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí): Đối tượng phỏng vấn gồm các nhà báo có chuyên môn sâu liên quan đến đề tài; lãnh đạo các cơ quan báo chí 3 tỉnh: Cần Thơ, Cà Mau và Sài Gòn Giải Phóng. Mục đích của phương pháp này là để có được những ý kiến khách quan về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử. Nội dung của phiếu 13
  18. câu hỏi phỏng vấn sâu sẽ tập trung vào đánh giá thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin về lĩnh vực ngân hàng; thực trạng, khó khăn đối với người cung cấp thông tin; vấn đề giải pháp của nhà báo, cán bộ truyền thông thuộc cơ quan QLNN về lĩnh vực ngân hàng để tăng cường hiệu quả tiếp cận thông tin. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tìm, tập hợp, lập phiếu đọc, trích dẫn, phân tích các loại tài liệu nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận, xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi anket): Để đánh giá được kỹ năng tác nghiệp của các nhà báo hoạt động trong tòa soạn báo điện tử của Đảng bộ tỉnh, tác giả luận văn đã tiến hành phát phiếu khảo sát 200 người gồm: phóng viên, nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên và lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí. Nội dung khảo sát sẽ tập trung vào những vấn đề nhằm nêu lên được đặc điểm, nguyên tắc và thực trạng của nhà báo khi tác nghiệp về lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, tác giả đã cũng tiến hành khảo sát 50 người cung cấp thông tin tại các chi nhánh ngân hàng tỉnh. Phiếu khảo sát sẽ đi vào tìm hiểu thực tế, những vướng mắc khi cung cấp thông tin cho nhà báo. Ngoài những phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đó đi đến những kết luận mang tính khoa học. 6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của vấn đề nghiên cứu Ý nghĩa khoa học Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận về kỹ năng tác nghiệp, thu thập và xử lý thông tin của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử. Là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí truyền thông về ngân hàng sau này. Một số kiến nghị và giải pháp đề cập trong luận văn có thể giúp ích tích cực cho các nhà báo khi tiếp xúc với nguồn tin, phân tích và xử lý thông tin trong quá trình truyền thông của mình. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có giá trị tham khảo về mặt thực tiễn về kỹ năng tác nghiệp về lĩnh 14
  19. vực ngân hàng cho các cơ quan báo chí, nhà báo nói chung, các cơ quan báo chí và nhà báo trong toà soạn có báo điện tử nói riêng. Thông qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng, luận văn cung cấp tài liệu tham khảo có cơ sở khoa học, góp phần giúp nhà báo có thêm kiến thức và rèn luyện kỹ năng tác nghiệp của mình. Đối với các cơ quan báo chí, luận văn có ý nghĩa trong việc tham khảo sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạt động truyền thông, được cung cấp thêm một số kiến thức chuyên môn sâu về ngân hàng, cũng như sự tác động của thông tin ngân hàng có ảnh hưởng gì đối với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chƣơng 2: Thực trạng về kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay Chƣơng 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng tác nghiệp về ngân hàng trên báo điện tử hiện tại và thời gian tới. 15
  20. Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Báo điện tử Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này. Báo điện tử là một siêu kênh thông tin toàn cầu, cho phép liên kết con người lại bằng kênh thông tin và kết nối nguồn tri thức đã tích luỹ của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông nhất quán. Bên cạnh đó, báo điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và được phát hành trên internet. Dù còn nhiều khái niệm khác nhau về Báo điện tử, nhưng những định nghĩa về nó đều dựa trên một cơ sở nhất định về kỹ thuật, phương thức truyền tải, hình thức phát hành…Nhìn chung, các định nghĩa đều hướng tới các thông tin cơ bản sau: báo điện tử là loại hình báo chí phát hành trên internet, sử dụng công nghệ world wide web, dành cho công chúng sử dụng internet. Vì vậy, có thể hiểu khái niệm của báo điện tử một cách dễ hiểu như sau: Báo điện tử là một loại hình báo chí truyền tải thông tin đến công chúng qua hệ thống mạng máy tính kết nối toàn cầu bằng ngôn ngữ đa phương tiện. Hiện nay, việc sử dụng thuật ngữ định danh loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải và tiếp nhận qua mạng internet vẫn chưa thống nhất và là vấn đề đang được tranh cãi. Trên thế giới loại hình có nhiều tên gọi khác nhau như online newspaper ( báo chí trên mạng/trực tuyến), e-journal (electronic journal – báo chí điện tử), e-zine (electronic magazine – tạp chí điện tử)… Ở Việt Nam, báo điện tử gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo mạng điện tử thuộc cơ quan báo in, như Nhân Dân điện tử, Lao động điện tử, Quê hương điện tử…Trong các bản pháp quy của Nhà Nước cũng sử dụng thuật ngữ “báo điện tử”. Trong Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 của Chính phủ về quản lý và cung cấp dịch vụ internet, Điều 12 ghi: “Dịch vụ thông tin trên internet là một loại 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2