You are on page 1of 72

12/26/2019

TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC


Tài liệu phát tay dành cho sinh viên hệ đại học
Trường ĐH Y Dược Huế

PGS.TS. Trần Văn Ơn

Mục tiêu học tập:


Sau khi học xong phần này, học viên sẽ có thể:
1. Phân tích được khái niệm và các giá trị của TNCT
2. Trình bày TNCT trên thế giới, phân tích được tính
đa dạng và hiện trạng khai thác và phát triển TNCT
ở Việt Nam.
3. Phân tích được các mối đe doạ đối với TNCT và các
phương pháp bảo tồn chúng.
4. Trình bày được nội dung và phương pháp phát
triển TNCT.

1
12/26/2019

Phần 1:
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

KHÁI NIỆM TNCT

TNCT gồm 2 bộ phận cấu thành:

CÂY CỎ & TRI THỨC SỬ DỤNG

2
12/26/2019

Cây cỏ

Là kết quả của quá trinh tiến


hoá lâu dài dưới tác động của
các yếu tố tự nhiên
Chịu tác động chính của các qui
luật tự nhiên:
– Liên quan đến các môn khoa học
tự nhiên như sinh học, nông học,
lâm học, dược học, vv..

Các đặc điểm liên quan đến cây cỏ


1. Một loài có nhiều tên gọi khác nhau, chỉ có một tên
khoa học duy nhất.
2. Phần có giá trị sử dụng của cây thuốc là các chất
hoá học - hoạt chất, thường chiếm một tỷ lệ rất
thấp, có thể thay đổi theo điều kiện sinh sống, do
đó làm thay đổi, giảm hoặc mất tác dụng chưa
bệnh.
Các bậc phân loại giống nhau thường chứa các
nhóm hoạt chất như nhau
1. Bộ phận sử dụng đa dạng. Trong một loài, các bộ
phận khác nhau có thể có tác dụng khác nhau.

3
12/26/2019

Tri thức sử dụng


 Là kết quả của quá trinh
đấu tranh sinh tồn của loài
người; được đúc rút, tích
luỹ và lưu truyền trải qua
nhiều thế hệ.
– Chịu tác động của các qui luật kinh tế
- xã hội, liên quan đến các môn học xã
hội như dân tộc học, xã hội học, kinh
tế học, thể chế, chính sách, vv.

Các đặc điểm liên quan đến


tri thức sử dụng
• TTSD có được từ 2 nguồn: (i) tri thức bản địa và (ii) tri thức khoa
học.
– Tri thức khoa học thường được lưu lại trong các ấn phẩm (sách, báo, tạp
chí, công trinh nghiên cứu khoa học, cơ sở dư liệu, vv.).
– Tri thức bản địa thường được truyền miệng, giới hạn ở mức độ hẹp, do
cá nhân, gia đinh, dòng họ hay cộng đồng nắm giư.
– Phần lớn tri thức khoa học là bắt nguồn từ tri thức bản địa.
• TTSD rất đa dạng: Cùng một loài có nhiều cách sử dụng khác
nhau tuỳ theo dân tộc và địa phương.
• TTSD có sự tiến hoá, thông quan kinh nghiệm thực tiễn, bài học
thất bại.

4
12/26/2019

Giá trị của TNCT


• Giá trị sử dụng (Use Value)
• Giá trị kinh tế (Economic Value)
• Giá trị tiềm năng (Potential Value)
• Giá trị văn hoá - Xã hội (Socio-Cultural
Value)

(1) Giá trị sử dụng


• Khoảng 80% dân số ở
các nước đang phát triển
với dân số khoảng 3,5
đến 4 tỉ người trên thế
giới có nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ ban đầu phụ
thuộc vào nền YHCT.
• Phần lớn trong số đó phụ
thuộc vào nguồn dược
liệu hoặc các chất chiết
suất từ dược liệu.

5
12/26/2019

THÁP SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC

Sản phẩm
điều trị
Sản phẩm
hỗ trợ điều trị

Sảnphẩm hàng hóa


có lợi cho sức khỏe

THÁP SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC

Sản phẩm
1 2điều
3 trị4 5

T.P chức Sản phẩm


Mỹ Hương
năng hỗ trợ điều
phẩm trị trị liệu

Sảnphẩm hàng hóa SP chăm sóc


Đồ ăn có lợi Đồ
chouống
sức khỏe gia đình

6
12/26/2019

THÁP SẢN PHẨM TỪ THẢO DƯỢC


• Tầng 1:
– Đồ ăn: Rau, củ, quả; sản phẩm tiện lợi (bánh, bột dinh dưỡng,
dầu,…)
– Đồ uống: Không cồn (trà, bột pha), có cồn (chưng cất, vang)
– Sản phẩm chăm sóc gia đình: Tạo hương, khử mùi, làm sạch bề
mặt, xua đuổi côn trùng
• Tầng 2:
– Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương trị liệu
• Tầng 3: Thuốc
– Dược liệu đóng gói
– Thuốc phiến đóng gói
– Thuốc từ dược liệu
– Thuốc YHCT
– Thuốc Tây

Sản phẩm từ Nhân sâm:


• Thuốc (Y học cổ truyền):
– Viên nang, dược liệu,
• Mỹ phẩm:
– Xà phòng cho phụ nữ (Mi & Soo), tắm, mặt nạ
• Thực phẩm chức năng:
– Trà tan
• Sản phẩm hàng tiêu dùng:
– Kẹo, Socola,

7
12/26/2019

(2) Giá trị kinh tế


• Trực tiếp:
– Tạo ra sản phẩm và thương mại hóa: Các
doanh nghiệp, thầy lang, cá nhân,…
• Gián tiếp
– Không được thương mại hóa: Sử dụng thảo
dược tại cộng đồng

Giá trị kinh tế trực tiếp


• Có 119 chất tinh khiết
được chiết tách từ
khoảng 90 loài thực
vật bậc cao được sử
dụng làm thuốc.
• Nếu phát triển tối đa
các thuốc cây cỏ từ
các nước nhiệt đới, có
thể làm ra khoảng 900
tỉ USD mỗi năm cho
nền kinh tế các nước
thế giới thứ 3.

8
12/26/2019

Việt Nam
• Các thuốc đăng ký:
– 2.285 sản phẩm
– 35 dạng bào chế
• Các dạng khác (TPCN, MP,…):
– Không có số liệu

(3) Giá trị tiềm năng


• Tài nguyên cây cỏ là đối tượng
sàng lọc để tìm các thuốc mới.
• Viện Ung thư Quốc gia Mỹ:
• Sàng lọc đến 35.000 spp.
• Khoảng 3.500 cấu trúc hoá
học mới có nguồn gốc từ
thiên nhiên được phát hiện,
2.618 từ thực vật bậc cao,
512 từ thực vật bậc thấp.

9
12/26/2019

Các thuốc được phát hiện và phát triển


từ thảo dược
Thông đỏ

Dừa cạn

Ý dĩ

Tam thất

(3) Giá trị văn hoá


• Sử dụng cây cỏ làm thuốc là
một trong những đặc trưng
văn hoá của các dân tộc:
• Người Dao:
Bài thuốc tắm để chữa
bệnh, tăng cường thể lực
cho phụ nữ sau đẻ,
sử dụng lúa làm thuốc
• Các dân tộc Tày – Nùng,
Mường, Chăm, vv.

10
12/26/2019

Giá trị xã hội


• TNCT góp phần duy trì và bảo vệ một
trong 5 loại tài sản của con nguời:
– Sức khoẻ

Phần 2:

TNCT TRÊN THẾ GIỚI


VÀ Ở VIỆT NAM

11
12/26/2019

Các loại YHCT trên thế giới


• Các nền YHCT trên thế giới có thể chia
thành 3 loại:
– Traditional Medicine System (TMS): Có hệ thống
lý luận, được tư liệu hoá, như các loại dược thư
(trên giấy gió, Dướng, lá Cọ,…): Trung Quốc,
Ayurveda,…
– Traditional Medicine Knowledge (TMK): Chưa
được tư liệu hoá, mà được truyền miệng từ đời
này sang đời khác, như: TMK của người Dao,
Mông, La Hủ, Giáy,...
– Shamanism: Sử dụng cây thuốc + các hoạt động
tâm linh: Người Anh Điêng ở Châu Mỹ, Sibêri,
nhiều nhóm dân tộc ở châu Phi, Trung Quốc, Việt
Nam,…

Trung Quốc
• YHCT của người không phải Hán, với số dân ca.100
triệu, sử dụng 7,000 - 8,000 loài cây thuốc.
– Tây Tạng: 3,600 spp.,
– Nội Mông: 1,430 spp.,
– Ugur,
– Thái (in Xishuangbana): 800 spp.
– Triều Tiên
• Traditional knowledge của các DT thiểu số:
– Người Yi (1,189 spp.), nguời Choang (2,310 spp.), người
Mông (1,500 spp.), etc.
• Shamanism: Rất nhiều

12
12/26/2019

Trung Quốc
• Các cây thuốc chính:
– Panax ginseng,
– Ephedra sinica,
– Rheum palmatum,
– Coptis sinensis,
– Angelica sinensis,
– Rehmannia glutinosa,
– Ligusticum wallichii,
– Paeonia lactiflora, etc.

Ấn Độ
• Các nền y học:
– Ayurveda, bao gồm cả khoa
học, tôn giáo và triết học.
• Các phương pháp chữa
bệnh: Dùng thuốc thiên
nhiên, chế độ ăn kiêng và
thay đổi cách sống.
– Unani Tibb
– Siddha,
• Cây thuốc:
– Eletteria cardamomum (Đậu
khấu), Withania somnifera
(Sâm Ấn Độ), Punica
granatum, Zingiber officinale,
Curcuma longa), etc.

13
12/26/2019

Ấn Độ
• Năm 1883, người Anh đã đóng cửa những nơi
hành nghề y học Ayurveda và cấm sử dụng nó.
– Những trung tâm nghiên cứu lớn bị đóng cửa.
– Tri thức và thực hành Ayurveda dần lùi về các làng
mạc và chùa chiền.
• Khi Ấn Độ giành được độc lập (1947):
– Y học Ayurveda được khôi phục và lấy lại danh tiếng.
– Ngày nay, y học Ayurveda được chính phủ ấn Độ
khuyến khích vì không đắt như các thuốc phương
Tây.

Châu Âu
• Nền tảng chính là hai
học thuyết của
Hippocrates và
Aristotle (thế kỷ IV
TCN).
– Hippocrates: Thuyết “4
yếu tố”:
• Thế giới được cấu tạo
bởi lửa, không khí, đất
và nước;
• Cây cỏ làm thuốc được
phân loại thành các yếu
tố nóng, khô, lạnh và
ẩm ướt.

14
12/26/2019

Châu Âu
– Aristotle: Thuyết “bốn thể dịch”:
• Bốn chất lỏng (thể dịch) chính tồn tại trong cơ thể
người: Máu, mật vàng, mật đen và đàm.
• Sức khoẻ con người phụ thuộc:
– Sự cân bằng giữa bốn dịch và bốn yếu tố,
cùng với sự kết hợp đúng mực của các “linh
hồn” hơi thở hít vào.
• Phương pháp chữa trị chính là trích máu
và uống thuốc xổ

Châu Âu
• Cây thuốc:
– Nữ lang (Valeriana officinalis), Cỏ ban
(Hypericum perfoliatum), Cúc vạn thọ
(Calendula officinalis), Tầm ma (Urtica dioica),
Hoa bia (Humulus lupulus), Gingko biloba,
v.v…
• Trong quyển “De Materia Medica” (do
Dioscorides, nhà giải phẫu quân đội người
La Mã gốc Hy Lạp- TK I TCN:
– 600 loài cây thuốc.

15
12/26/2019

Châu Âu
• Các học thuyết liên quan đến sử dụng cây cỏ
làm thuốc đã bị loại bỏ khi ngành y khoa chính
thống thiết lập tính độc quyền trong thực hành ở
phẩn lớn các quốc gia châu Âu vào thế kỷ XIX.
– Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc không có chứng nhận
y khoa chính thống được coi là bất hợp pháp
• Mặc dù vậy, tác dụng làm thuốc của các cây
thuốc được sử dụng theo cách truyền thống là
điều không thể chối cãi.
– Ngày nay, nhiều cây thuốc thường được sử dụng ở
Thuỵ Sỹ, Đức, Italia, Pháp, v.v.. như Kim sa (Arnica
montana), Bạch đầu ông (Anemone pulsatilla), v.v…
đặc biệt là Bạch quả (Gingko biloba).

Châu Phi
• Việc chữa trị bệnh gắn liền với thế giới thần bí,
trong đó các hồn ma ảnh hưởng đến bệnh tật và
cái chết.
– Hàng ngàn loại cây thuốc được sử dụng trong gia
đình, các lễ hội tôn giáo và buôn bán trên thị trường.
• Vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX:
– Chính phủ thực dân và các nhà truyền đạo thiên
Chúa đã xem các thầy lang cổ truyền sử dụng cây cỏ
làm thuốc như là những thầy phù thuỷ sử dụng quyền
lực đen tối và thẳng tay đàn áp.

16
12/26/2019

Châu Phi
• Ngày nay:
– Chăm sóc sức khoẻ bằng y học truyền thống
vẫn tồn tại ở các vùng nông thôn
– Các bộ tộc du mục ở những vùng xa xôi hẻo
lánh của châu Phi như người Berber ở
Moroco, người Topnaar ở Nambia vẫn còn
giữ truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc và
ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nền y
khoa thế giới.

Châu Phi
• Cây thuốc:
– Gentiana lutea,
– Aloe vera,
– Papaver somniferum,
– Cola acuminata,
– Indigofera arrecta, etc.

17
12/26/2019

Australia
• Người bản địa:
– Sử dụng cây cỏ để chữa
bệnh và đặt tay lên người
bệnh để trừ tà ma.
• Việc nhập cư của người
Châu Âu (TK XVIII:
– Dẫn đến số lượng người
dân bản địa ở đây bị giảm
sút nghiêm trọng, nhiều bộ
tộc bị tan rã, dẫn đến sự
mất đi các tri thức truyền
thống.
• Cây thuốc:
– Eucalyptus spp., Acacia
spp.

Châu Mỹ
• Việc sử dụng cây cỏ làm thuốc gắn liền với học
thuyết Shaman:
– Linh hồn của con người bị các thế lực độc ác chiếm
hữu gây ra các bệnh hiểm nghèo.
– Nhiệm vụ của thầy thuốc Shaman: Chữa trị cho cả
phần thể xác và linh hồn người bệnh.
– Lễ hội để chữa cho linh hồn gồm có múa, hát, đánh
trống, chơi các trò chơi, khuấy tro và tát nước, trong
đó có sử dụng chất ảo giác từ cây Xương rồng
Mexico (Lophophora williamsii).

18
12/26/2019

Châu Mỹ
• Khi người Châu Âu đến định cư:
– Việc chữa bệnh theo cách truyền thống được cho là
man rợ, lạc hậu và bị bài trừ.
• Tuy nhiên, dần dần người châu Âu đã nhận thấy
khả năng chữa bệnh theo cách truyền thống của
các cộng đồng địa phương và chấp nhận những
cây thuốc được sử dụng
– Thậm chí còn phát triển một số phương pháp chữa
bệnh dựa trên thực hành truyền thống của người dân
bản địa như thuốc xông hơi (dựa trên việc tắm xông
hơi của thổ dân).

Châu Mỹ
• Bắc Mỹ:
– Turnera diffusa,
– Momordica charantia,
– Ipomoea pandulata,
etc.
• Nam Mỹ:
– Cinchona spp.,
– Solanum tuberosum,
– Ilex paraguariensis,
– Erythroxylum coca

19
12/26/2019

TNCT trên thế giới


Quốc gia Số cây thuốc Tổng loài thực Tỷ lệ %
vật
Trung Quốc 11.146 27.100 41
Ấn Độ 7.500 17.000 44
Mexico 2.237 30.000 7
North America 2.572 20.000 13
Indonesia 7.500 22.500 4,4
Malaysia 2.000 15.500 7,7
Thailand 1.800 11.625 15,5
USA 2.564 21.641 11,8
Việt Nam 3.850 10.500 36,7
Trung bình 2.790 15.387 17
Toàn thế giới 52.885 297.000-510.000 10-18

Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam

20
12/26/2019

1. Lịch sử
• Thời cổ đại:
– Cây thuốc của Việt Nam
• Thời kỳ các triều đại phong kiến:
– Du nhập Y học Trung hoa
– Thời nhà Trần:
• Nam Dược trị Nam nhân
• Dược Sơn
• Thời kỳ thực dân đô hộ:
– Hạn chế và cấm phát triển; bắt đầu thực hiện điều tra cơ bản;
nhập các cây thuốc có nguồn gốc châu Âu, châu Phi, châu
Mỹ (Actisô, Canh ki na, …)

1. Lịch sử
– Các dược sỹ được đào tạo trong hệ thống của Pháp
không biết và cũng không chú ý đến tài nguyên cây
thuốc trong nước.
• Họ cho rằng thuốc Nam không khoa học và không tốt
bằng thuốc Tây.
– Ngoài thuốc tây được nhập từ Pháp, các vị thuốc cây
cỏ cũng được nhập dưới dạng thuốc cao, rượu thuốc
hay thuốc Bột.
– Lĩnh vực Y học cổ truyền được chia thành hai khu
vực rõ rệt:
• ở các thành thị và ở nông thôn

21
12/26/2019

1. Lịch sử
• Thời kỳ độc lập:
– Khôi phục, kết hợp Đông – Tây y;
– Tiếp tục điều tra cơ bản;
– Nhập các cây thuốc có nguồn gốc châu Âu
(Đông Âu), Trung Quốc.
• Ngày nay:
– Chưa rõ ràng.

2. Đa dạng sinh học:


 Đa dạng loài:
 Đỗ Tất Lợi: 800 loài
 Võ Văn Chi: 3200 loài cây thuốc, (kể cả nhung cây
nhập nội)
 Viện dược liệu (2015): 5,100 loài.
 Số loài cây thuốc ở Việt Nam chiếm 16-17% số loài
cây thuốc trên toàn thế giới.
 Vấn đề:
 Số loài tăng theo thời gian do được phát hiện qua
các nghiên cứu
 VN có bao nhiêu loài?

22
12/26/2019

2. Đa dạng sinh học:


 Đa dạng hệ sinh thái:
 3/4 là các loài cây mọc hoang dại, phân bố chủ yếu ở các
vùng rừng núi, vùng đồi và trung du
 Phân bố theo vùng:
 8 vùng sinh thái: Đông Bắc - Bắc bộ, Việt Bắc –
Hoàng liên Sơn, Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung bộ, Đông Trường Sơn và Nam Trung bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long
 Tập trung chủ yếu: 5 trung tâm đa dạng sinh vật
 Phân bố theo độ cao

Địa hình

23
12/26/2019

Các vùng sinh


thái

5 trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam


Phia Oắc – Ba Bể
Hoàng Liên Sơn
Cúc Phương – Pù Luông

Bạch Mã – Ngọc Linh

Lâm Viên

24
12/26/2019

Trung tâm ĐDSH Hoàng Liên Sơn

• Phân bố: Dãy Hoàng Liên Sơn


– Lào Cai – Lai Châu – Yên Bái – Sơn La (Phú Thọ)
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
• Bảo tồn:
– VQG Hoàng Liên
• Văn hóa:
– Các dân tộc chính: Mông, Dao đỏ, Thái
• Cây thuốc chính:
– Hoàng liên, Sì to, Tam thất hoang, Sâm vũ diệp, Táo mèo

Hoàng lên chân gà

25
12/26/2019

Liên hương thảo

Sâm vũ diệp

26
12/26/2019

Sâm vũ diệp

Táo mèo

27
12/26/2019

Trung tâm Đông Bắc (Phia Oắc – Ba Bể)

• Phân bố:
– Cao Bằng – Bắc Kạn
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới, đá vôi
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
• Bảo tồn:
– VQG Ba Bể
• Văn hóa:
– Các dân tộc chính: Tày, Nùng, Dao
• Cây thuốc chính:
– Ô đầu, Bình vôi đỏ, Bồ khai, Xuyên tâm thảo, Hồi, Hoàng liên ô
rô, Mật mông hoa

Bán thuốc ở chợ Thông Nông (Cao Bằng)

28
12/26/2019

Xuyên tâm thảo

Hoàng liên ô rô

29
12/26/2019

Hồi hoa

Mật mông hoa

30
12/26/2019

Trung tâm Cúc Phương – Pù Luông

• Phân bố: vùng núi đá vôi


– Ninh Bình – Thanh Hóa – Hòa Bình – Sơn La
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên đá vôi và địa đới
– Nhiệt đới (chủ yếu), một số ít á nhiệt đới
• Bảo tồn:
– VQG Cúc Phương
• Văn hóa:
– Các dân tộc chính: Mường, Kinh, Thái, Mông
• Cây thuốc chính:
– Trà hoa vàng nhạt, Huyết giác, Trâu cổ, Giảo cổ lam 5 lá
nhẵn, Dành dành

Trà hoa vàng nhạt

31
12/26/2019

Trâu cổ

Trâu cổ

32
12/26/2019

Giảo cổ lam 5 lá

Dành dành

33
12/26/2019

Dành dành

Trung tâm Bạch Mã – Ngọc Linh

• Phân bố:
– Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Kon Tum
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới và á nhiệt đới
• Bảo tồn:
– VQG Bạch Mã, Chư Mom Rây
• Văn hóa:
– Các dân tộc chính: Kinh, Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Tà Ôi, Xơ Đăng,
Gia Rai, Ba Na, Brâu, Rơ Măm
• Cây thuốc chính:
– Vàng đắng, Sâm Ngọc Linh

34
12/26/2019

Vàng đắng

Sâm Ngọc Linh

35
12/26/2019

Trung tâm Lâm Viên/Lang Biang

• Phân bố:
– Lâm Đồng, Đăk Lăk, Đồng Nai
• Thảm thực vật chính:
– Rừng kín thường xanh trên địa đới
– Nhiệt đới, á nhiệt đới
• Bảo tồn:
– VQG Chư Giang Sinh, Bidup – Núi Bà, Cát Tiên
• Văn hóa:
– Các dân tộc chính: Kinh, Kơ Ho, Mạ, Ba Na, Gia Rai, Tày, Nùng
• Cây thuốc chính:
– Hoàng liên dây, Thạch tùng răng cưa, Thông đỏ, Đảng sâm,
Vàng đắng, Ươi

Hoàng liên dây

36
12/26/2019

Thạch tùng răng cưa

Thông đỏ

37
12/26/2019

Ươi

Phân bố các hệ sinh thái theo độ cao

Núi cao

Cao nguyên
800 m
Núi thấp
Trung du
Đồng bằng Đảo
0.0 m

200 m
Thềm LĐ
Dốc LĐ
Vực

38
12/26/2019

Các cây thuốc vùng đồng bằng


1 Bạc hà Mentha arvensis L.
2 Bạch chỉ Angelica dahurica Benth. et Hook. f.
3 Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz.
4 Cát cánh Platycodon grandiflorum (Jacq.) A.DC
5 Cúc hoa Chrysanthemum indicum L.
6 Địa hoàng Rehmania glutinosa Libosch.
7 Địa liền Kaempferia galanga L.
8 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms
9 Đương quy Angelica acutiboba Kitagawa
10 Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
11 Hoa hòe Sophora japonica L.
12 Hoài Sơn Dioscorea persimilis Prain et Burkill.
13 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum L.
14 Ích mẫu Leonurus heterophyllus Sweet.
15 Mã đề Plantago major L.
16 Ngưu tất Achyranthes bidentata Blume
17 Râu Mèo Orthosiphon stamineus Benth.
18 Thanh cao hoa vàng Artemisia annua L.
19 Trạch tả Alisma plantago - aquatica L.

Cây thuốc vùng trung du, núi thấp


1 Ba kích Morinda officinalis How
2 Bạch chỉ Angelica dahurica Benth. et Hook. f.
3 Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz.
4 Địa hoàng Rehmania glutinosa Libosch.
5 Địa liền Kaempferia galanga L.
6 Đinh lăng Polyscias fruticosa (L.) Harms
7 Gấc Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng
8 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino
9 Hồi Illicium verum Hook. f.
10 Ích mẫu Leonurus heterophyllus Sweet.
11 Kim tiền thảo Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
12 Quế Cinnamomum cassia Blume
13 Sả Cymbopogon winterianus Stapf.
14 Sa nhân tím Amomum longiligulare T. L.Wu
15 Thanh cao hoa vàng Artemisia annua L.
16 Ý dĩ Coix lachryma - jobi L.

39
12/26/2019

Các cây thuốc vùng núi cao


1 Actisô Cynara scolymus L.
2 Bạch chỉ Angelica dahurica Benth. et Hook. f.
3 Bạch truật Atractylodes macrocephala Koidz.
4 Bình vôi núi đá Stephania brachyandra Diels
5 Đảng sâm Codonopsis javanica Hook. f.
6 Đỗ trọng Eucommia ulmoides Oliv.
7 Độc hoạt Angelica pubescens Maxim
8 Dương cam cúc Matricaria chamomilla L.
9 Đương quy Angelica acutiboba Kitagawa
10 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
11 Hoàng bá Angelica acutiloba Kitagawa
12 Huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hemsl.
13 Mộc hương Saussurea lappa Clarke
14 Ô đầu Aconitum fortunei Hemsl.
15 Tam thất Panax notoginseng (Bark.) Chen
16 Tục đoạn Dipsacus japonicus Miq.
17 Xuyên khung Ligusticum wallichii Franch
18 Ý dĩ Coix lachryma - jobi L.

Các cao nguyên chính ở Việt Nam

• Các cao nguyên ở phía Bắc:


1. Cao nguyên Đồng Văn: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh,
Quản Bạ
2. Cao nguyên Bắc Hà: Bắc Hà, Simacai, Xín Mần, Hoàng
Su Phì
3. Cao nguyên Tà Phình: Sìn Hồ
4. Cao nguyên Mộc Châu: Mộc Châu
5. Cao nguyên Nà Sản: Sơn La
6. Cao nguyên Sín Chải: Tủa Chùa

40
12/26/2019

Cao Nguyên Đồng Văn

• Các huyện: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ.
Diện tích: 2,356 km2.
• Giáp chí tuyến Bắc
• Là cao nguyên đá vôi, độ cao trung bình 1.000 – 1,600
m
• Công viên địa chất toàn cầu
• Cây thuốc:
– Đương quy, Tam thất, Actiso, Kim ngân, Ô đầu,
– Tam giác mạch

Cao Nguyên Bắc Hà

• Độ cao trung bình 1.000 m, điểm cao nhất: Chiêu Lầu


Thi (2.402 m)
• Là cao nguyên đá vôi
• Nơi trồng trọt các loại cây ăn quả.
– Nổi tiếng nhất là Mận Bắc Hà.
• Cây thuốc:
– Đương quy, Ý dĩ, Tam thất, Actiso, Cát cánh,…

41
12/26/2019

Các cao nguyên chính ở Việt Nam

• Các cao nguyên ở phía Nam:


1. Cao nguyên Kon Tum: Kon Tum (Campuchia, Lào)
2. Cao nguyên Măng Đen (huyện Kon Plông - Kon Tum)
3. Cao nguyên Kon Hà Nừng (các huyện Kbang, An Khê
– Gia Lai)
4. Cao nguyên Plâyku: TP Plâyku
5. Cao nguyên M'Drăk: Huyện M’Drăk (Đăk Lăk)
6. Cao nguyên Đắk Lắk: Buôn Ma thuột
7. Cao nguyên Mơ Nông: Tỉnh Đăk Nông (Campuchia)
8. Cao nguyên Lâm Viên (Langbian): Đà Lạt
9. Cao nguyên Di Linh: Phần còn lại của Lâm Đồng

Cao nguyên Kon Tum


• Huyện: Gần toàn bộ tỉnh Kon Tum
• Điều kiện:
– Độ cao: 500-700m; phía Bắc: 800-1,200m. Cao nhất: Núi
Ngọc Linh
– Đất Bazan
• Cây thuốc: Sâm Ngọc Linh

42
12/26/2019

2. Đa dạng sinh học


• Đa dạng di truyền: Bắt đầu được nghiên
cứu:
– Hoài sơn
– Ý dĩ
– Ba kích
– Panax spp. (Sâm vũ diệp, Sâm tam thất, Sâm Ngọc Linh)
– Acanthopanax spp. (Ngũ gia bì gai, NGB hương)
– Hồi,…

Đa dạng di truyền Panax ở Việt Nam

43
12/26/2019

3. Tri thức sử dụng


 3 loại chính:
 TMS: Nền YHCT chính thống, có nguồn gốc từ
Trung Y
 Với các hệ thống lý luận và thực hành được
tư liệu hoá trong sách vở, trường lớp, bệnh
viện
 TMK: Các nền Y học dân gian
 Ít được tư liệu hoá hay chưa được nghiên
cứu đầy đủ.
 Shamanism: Trong hầu hết các dân tộc
 Rất ít được nghiên cứu

4. Khai thác cây thuốc

• Đang được khai thác để bán với lượng lớn


cho các công ty Dược, YHCT trong nước và
xuất khẩu.
• Cả nước có 286 cơ sở sản xuất dược phẩm,
– Sản xuất 1.294 loại dược phẩm, chiếm 23 % số
loại dược phẩm.
– Sử dụng 435 loài cây cỏ.
• Nhu cầu dược liệu cho khối công nghiệp
dược khoảng 20.000 tấn, và cho xuất khẩu là
10.000 tấn/năm.

44
12/26/2019

Tinh trạng khai thác


 Tận diệt: Cạn kiệt nhanh chóng TNCT
 Khai thác bừa bãi, không có kế hoạch,
 Tận thu,
 Làm mất khả năng tái sinh tự nhiên:
 Một số loài bị đe doạ:
 Vàng đắng (Coscinium fenestratum),
 Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria),
 Ba kích (Morinda officinalis),
 Kim tuyến (Anoectochilus setaceus),
 Hoàng liên chân gà (Coptis quinquesecta),
 Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), vv.

5. Phát triển TNCT

 Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản


địa:
 Khoảng 40 loài cây thuốc bản địa đã được trồng trọt. Nhiều
loài được trồng trên quy mô lớn ở các tỉnh miền núi, cung cấp
cho thị trường trong nước và xuất khẩu:
 Quế (Yên Bái, Thanh Hoá, Lào Cai, vv.), Hồi (Lạng Sơn ,
Cao Bằng, Quảng Ninh), Thảo quả (Lào Cai, Lai Châu,
vv.), Ý dĩ (Sơn La, Hoà Binh), vv.
 Nhiều loài được trồng cả ở các vùng trung du và đồng
bằng như: Hoa hoè, Địa liền, Hương nhu, Cúc hoa, ích
mẫu, Trạch tả, Mã đề , Hoắc hương, Ngải cứu, Sả, vv.

45
12/26/2019

5. Phát triển TNCT

 Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản


địa:
 Các vùng trồng miền núi:
 Hà Giang (Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phi,
Phó Bảng),
 Lạng Sơn (Mẫu Sơn),
 Yên Bái (Van Chấn, Lục Yên),
 Lai Châu (Sìn Hồ),
 Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà),
 Quảng Nam (Trà My),
 Lâm Đồng (Đà Lạt),…

5. Phát triển TNCT

 Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc bản


địa:
 Các vùng chuyên trồng cây thuốc:
 Nghĩa Trai (Văn Lâm, Hưng Yên): Trồng đại trà hơn 10 loài
cây thuốc,
 Mễ Sở, Đa Ngưu (Khoái Châu).

46
12/26/2019

5. Phát triển TNCT

 Trồng và phát triển cây thuốc có nguồn gốc


Nhập nội:
 Có khoảng 300 loài thuộc hơn 40 họ thực vật đã được
nhập vào Việt Nam từ nhiều vừng khác nhau trên thế giới.
 Trong số đó có khoảng 70 loài có thể sinh trưởng và
phát triển tạo ra giá trị và trên 20 loài đã trở thành cây
thuốc ở Việt Nam như Ác ti sô, Đương qui, Sinh địa,
Bạch chỉ, Bạch truật, Vân mộc hương, Bạc hà, vv.
 Nhiều loại cây thuốc đã được phát triển thành hàng hoá và
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược như Ác ti sô,
Bụp dấm.

5. Phát triển TNCT: Quy hoạch vùng

 Vùng Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,


Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái):
 Đảng sâm, Thiên niên kiện, Sa nhân, Thảo quả, Hà thủ
ô, Sơn tra, Tục đoạn, Hy thiêm, Ngũ gia bì, Thạch hộc
 Vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao
Bằng, Bắc Cạn và một phần Bắc Giang và tỉnh
Thái Nguyên):
 Ba kích, Hồi, Đảng sâm, Ngũ gia bì, Cẩu tích

47
12/26/2019

5. Phát triển TNCT: Quy hoạch vùng

 Vùng Đồng bằng Sông Hồng:


 Dầu giun, Thảo quyết minh, Hương phụ
 Bạc hà, Hương nhu, Bạch chỉ, Bạch truật, Đương quy,
Sinh địa, Ích mẫu, Huyền sâm, Cúc hoa, Ngưu tất,
Trạch tả, Hòe, Thanh hao, Mã đề
 Vùng Bắc Trung Bộ:
 Thiên niên kiện, Cốc tinh, Sa nhân, Hà thủ ô, Chỉ xác,
Ngũ gia bì, Mạn kinh tử, Hy thiêm

5. Phát triển TNCT: Quy hoạch vùng

• Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (từ Đèo Ngang tới


Ninh Thuận, Bình Thuận):
– Hương nhu, Mã tiền, Thạch hộc, Cốc tinh, Sa nhân, Dừa
cạn, Tràm
• Vùng Tây Nguyên:
– Vàng Đắng, Đảng Sâm, Mã Tiền, Thạch hộc, Sâm ngọc
linh

48
12/26/2019

5. Phát triển TNCT: Quy hoạch vùng

• Vùng Đông Nam Bộ và Vùng Tây Nam


Bộ:
– Tràm, Vàng đắng, Chiêu liêu, Mã tiền, Nhãn

Phần 3:

BẢO TỒN
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC

49
12/26/2019

Các mối đe doạ đối với cây thuốc


1. Tàn phá thảm thực vật: Thảm thực vật bị tàn phá do áp
lực của dân số và các hoạt động phát triển như du canh,
mở rộng đất canh tác, khai thác gỗ, làm đường, xây
dựng các công trinh thuỷ điện,…
2. Khai thác quá mức: Lượng tài nguyên tái sinh không bù
đắp được lượng bị mất đi.
3. Lãng phí tài nguyên cây thuốc: Thu hái mang tính chất
huỷ diệt, điều kiện bảo quản kém, cách sử dụng lãng phí,
thiếu các phương tiện vận chuyển và thị trường thích
hợp,...
4. Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên.
5. Thay đổi cơ cấu cây trồng.

Các mối đe doạ đối với tri thức sử dụng

1. Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu


hoá: Truyền miệng từ đời này sang đời khác hay từ
người dạy nghề sang người học nghề, không được chi
chép.
2. Sự phá vỡ các nguồn thông tin truyền khẩu truyền
thống: Những điều thế hệ trẻ học được ngày nay học
chủ yếu nhấn mạnh các tri thức khoa học.
– Một bộ phận thế hệ trẻ không quan tâm đến thừa kế tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc từ thế hệ trước.
3. Sự phát triển của các chế phẩm hiện đại và tâm lý coi
thường tri thức bản địa (có từ thời kỳ thực dân và tiếp
tục được duy tri thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng).
4. Xói mòn đa dạng các nền văn hoá.

50
12/26/2019

Tổng quan về bảo tồn TNCT


1. Điều tra cơ bản
2. Sử dụng bền vững
3. Bảo tồn
4. Truyền thông và hợp tác

1. Điều tra cơ bản


• Nghiên cứu tri thức sử dụng cây cỏ theo cách truyền thống.
• Nội dung:
– Xác định và hỗ trợ một tổ chức để xây dựng kế hoạch, điều phối
và tiến hành điều tra về thực vật dân tộc học
– Tiến hành điều tra sử dụng cây cỏ làm thuốc trên qui mô toàn
quốc bằng nhóm nghiên cứu đa ngành và với sự tham gia thực
sự của những người hành nghề y truyền thống ở địa phương
– Phân tích dữ liệu qua chương trình điều tra
– Đưa các phương thuốc cổ truyền đã được chứng minh vào các
chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu của quốc gia
– Thành lập tổ chức của những người hành nghề y truyền thống ở
cấp quốc gia để tham gia vào hoạt động chăm sóc sức khoẻ.

51
12/26/2019

1. Điều tra cơ bản

• Xác định (tên khoa học) cây thuốc, sự phân


bố và đánh giá mức độ phong phú của
chúng:
– Xây dựng ít nhất một phòng tiêu bản quốc gia
– Lập danh mục tất cả các loài cây được sử dụng
làm thuốc ở trong nước
– Xác định loài cây thuốc bị đe doạ trong tự nhiên
nhằm đưa ra ưu tiên trong các chương trình bảo
tồn
– Xây dựng cơ sở dữ liệu máy tính để lưu trữ và
truy cập thông tin.

2. Sử dụng bền vững

• Cơ chế luật pháp:


– Nhà nước điều hoà hoạt động thu hái/khai
thác cây thuốc từ hoang dại
– Nghiêm cấm thu hái các loài cây thuốc hoang
dại đang bị đe doạ (trừ việc thu thập vật liệu
nhân giống với lượng nhỏ, theo cách không
làm nguy hại đến loài cây thuốc đó)
– Kiểm soát hoạt động buôn bán cây thuốc và
các sản phẩm của chúng.

52
12/26/2019

2. Sử dụng bền vững

• Nghiên cứu và phát triển trồng cây thuốc:


– Thiết lập các vườn ươm cây thuốc
– Cải thiện mặt nông học các loài cây thuốc được trồng
và trồng các loài cây thuốc có nhu cầu nhưng chưa
được trồng trước đây
– Chọn tạo các giống cây thuốc thuần chủng, có năng
suất và chất lượng cao
– Đào tạo và cung cấp thông tin về kỹ thuật trồng trọt
cây thuốc, đặc biệt là cho cộng đồng.

2. Sử dụng bền vững

• Thu hái bền vững:


– Cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản và sản
xuất thuốc.

53
12/26/2019

3. Bảo tồn

1. Bảo tồn nguyên vị


2. Bảo tồn chuyển vị
3. Các hình thức khác

3.1. Bảo tồn nguyên vị (in situ)


• Bảo tồn tại chỗ các hệ sinh thái, loài các tương tác giữa các
loài, các nền văn hoá
• Đặc điểm:
– Duy trì sự tiến hóa, bảo tồn được đa dạng nguồn gen
• Các hình thức:
– Rừng đặc dụng
– Các khu bảo tồn biển
– Các khu bảo tồn đất ngập nước
– Rừng thiêng của cộng đồng
• Hệ thống các khu bảo tồn in situ ở Việt Nam:
– Các KBT rừng (Rừng đặc dụng): 128
– Các khu bảo tồn biển (do Bộ Thủy sản đề xuất): 15
– Các khu bảo tồn đất ngập nước (do Bộ Tài nguyên và môi trường đề
xuất): 68

54
12/26/2019

Hệ thống rừng đặc dụng

• 128 KBT rừng: Tổng diện tích 2.400.092 ha, chiếm


gần 7,24% diện tích tự nhiên trên đất liền của cả
nước
– 30 Vườn quốc gia (VQG),
– 48 Khu dữ trữ thiên nhiên,
– 12 khu bảo tồn loài và sinh cảnh,
– 38 khu bảo vệ cảnh quan,

Hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam

T.T Loại Số lượng Diện tích (ha)


I Vườn Quốc gia 30 1.041.956
II Khu Bảo tồn thiên nhiên 60 1.184.372
IIa Khu dự trữ thiên nhiên 48 1.100.892
IIb Khu bảo tồn loài/sinh cảnh 12 83.480
III Khu Bảo vệ cảnh quan 38 173.764
Tổng cộng (Khu bảo tồn) 128 2.400.092

55
12/26/2019

Các hình thức bảo tồn nguyên vị khác


được công nhận ở Việt Nam
• 5 khu Dự trữ sinh quyển quốc gia được UNESCO công nhận:
– Khu Cần giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Khu Cát Tiên (Đồng Nai, Lâm Đồng và
Bình Ph­ước), Khu Cát Bà (Tp. Hải Phòng), khu ven biển Đồng bằng
Sông Hồng (Nam Định và Thái Bình) và khu Dự trữ sinh quyển Kiên
Giang.
• 2 khu di sản thiên nhiên thế giới:
– Khu Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Khu Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng
Bình);
• 4 khu di sản thiên nhiên của Asean:
– 4 VQG: Ba bể (Bắc Cạn), Hoàng Liên (Lào Cai), Chư Mom Rây ( Kon
Tum) và Kon Ka Kinh ( Gia Lai)
• 2 khu Ramsar:
– Vườn quốc gia Xuân Thủy, (tỉnh Nam Định) và VQG Cát Tiên).

Nhiệm vụ của các vườn quốc gia


• Bảo tồn:
– Bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái rừng
– Các nguồn gen động thực vật rừng quí, hiếm, các đặc sản rừng
– Các di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, cảnh quan thiên
nhiên
• Phát triển rừng:
– Trồng mới
– Phục hồi rừng
• Nghiên cứu khoa học:
– Bảo vệ, bảo tồn, phát triển động, thực vật rừng, đa dạng sinh
học, đặc biệt là đối với các loài động, thực vật quý, hiếm đặc
hữu, nguy cấp
– Sưu tập, nuôi trồng thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen các loài
động, thực vật quý hiếm

56
12/26/2019

Nhiệm vụ của các vườn quốc gia

• Phát triển cộng đồng vùng đệm:


• Phát triển vùng đệm: Các dự án khuyến nông,
khuyến lâm
• Xây dựng các mô hình lâm nghiệp trang trại, mô hình
khuyến lâm, nông, ngư ở vùng đệm, mô hình làng du
lịch
• Giáo dục cộng đồng:
– Tuyên truyền, giáo dục phổ cập cho nhân dân về ý
thức bảo vệ rừng

Nhiệm vụ của các vườn quốc gia

• Dịch vụ:
– Dịch vụ khoa học ( nghiên cứu, giảng dạy, thực
tập…)
– Chuyển giao kỹ thuật
– Giáo dục hướng nghiệp lâm nghiệp
– Tham quan nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.
• Hợp tác quốc tế:
– Quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên thiên
nhiên và đa dạng sinh học

57
12/26/2019

Tình trạng: Chung

• Phần lớn các khu rừng đặc dụng đều có diện tích
nhỏ, phân bố phân tán:
– Diện tích nhỏ hơn 1.000 ha: 14, chiếm 10,9%.
– Diện tích nhỏ hơn 10.000 ha: 52, chiếm 40,6%
– Diện tích từ 50.000 ha trở lên: 12
• Nhiều khu bảo tồn còn bao chiếm nhiều diện tích đất
nông nghiệp, đất thổ cư,…
• Ranh giới một số khu bảo tồn trên thực địa chưa rõ
ràng, còn có tranh chấp,
• Tính liên kết các khu yếu, chưa hình thành được các
hành lang liên kết các KBT nhỏ, có nhiều đặc điểm
giống nhau,…

Tình trạng: Cây thuốc

• Trong bảo tồn cây thuốc:


– Chưa kiểm kê đầy đủ hệ cây thuốc trong khác khu
bảo tồn
• Các VQG đã kiểm kê cây thuốc tương đối có hệ thống:
Ba Vì, Tam Đảo, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Ba Bể
– Chưa có KHQL đa dạng sinh học cây thuốc trong
các VQG
– Chưa giám sát quần thể
– Chưa khôi phục quần thể
– Chưa quan tâm đến lợi ích của cộng đồng

58
12/26/2019

3.2. Bảo tồn chuyển vị (ex situ)


• Di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi môi trường
sống thiên nhiên của chúng
• Đặc điểm:
– Phụ thuộc vào con người
– Nguồn gen hẹp
– Không tiến hóa
• Các loại hình:
– Vườn thực vật (VTV), vườn động vật, bể nuôi thuỷ hải sản, bộ sưu tập
vi sinh vật, bảo tàng, ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm,
mô cấy...
• Mục đích:
– Nhân giống, lưu giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp:
• Nơi sinh sống bị suy thoái hay huỷ hoại không thể lưu giữ lâu hơn
• Dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm
mới, học tập,…
• Nâng cao kiến thức cho cộng đồng.

3.2.1. Rừng thực nghiệm

• Bao gồm: Vườn cây gỗ, vườn thực vật, vườn sưu
tập bảo tồn nguồn gen cây rừng
• Một số khu thực nghiệm điển hình:
– Vườn cây gỗ Trảng Bom (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng
Nai): có 155 loài, thuộc 55 họ và 17 loài tre nứa
– Vườn cây gỗ của Trạm thí nghiệm Lâm sinh Lang Hanh
(huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)
– Vườn cây gỗ Mang Lin (thành phố Đà Lat)
– Vườn Bách Thảo Hà Nội
– Thảo cầm viên Sài gòn: Hơn 100 loài cây

59
12/26/2019

3.2.2. Vườn cây thuốc

• Trạm cây thuốc Sa Pa: 63 loài, độ cao 1.500 m.


• Trạm cây thuốc Tam Đảo: 175 loài, độ cao 900m.
• Trạm cây thuốc Văn Điển (Hà Nội): 294 loài.
• Vườn Trường Đại học Dược Hà Nội: 134 loài.
• Vườn Học Viện Quân Y: 95 loài.
• Vườn Bệnh viện YHCT Quân đội
• Trung tâm giống cây thuộc Đà Lạt: 88 loài, độ cao 1.500m.
• Trung tâm Sâm Việt Nam: 6 loài.
• Vườn cây thuốc Yên Tử, 650 loài.
• Ngoài ra, còn thu hạt một số cây thuốc để bảo quản ngắn
hạn và trung hạn trong điều kiện nhiệt độ thấp.

Vườn cây thuốc trên thế giới

• Vườn cây thuốc Quảng Tây (TQ)


• Vườn cây thuốc Chelsea (UK)
• Các vườn cây thuốc khác

60
12/26/2019

Nhiệm vụ của vườn cây thuốc


• Bảo tồn: Lưu giữ an toàn cây thuốc:
– Loài có nguồn gốc từ hoang dã
– Các bộ bộ gen cây thuốc đã được trồng/vườn hóa
– Vườn cây thuốc các dân tộc
• Phát triển:
– Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về chuẩn hoá
cây thuốc/dược liệu, nguồn gen, trồng trọt, thu hái,
chế biến
– Phát triển cộng đồng vùng đệm

Nhiệm vụ của vườn cây thuốc

• Nghiên cứu khoa học:


– Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu phát triển cây
thuốc
• Giáo dục và đào tạo:
– Giáo dục ý thức, đào tạo kiến thức và kỹ năng bảo
tồn và phát triển cây thuốc
– Đào tạo cộng đồng
• Giải trí:
– Du lịch sinh thái
– Du lịch cộng đồng

61
12/26/2019

2.3. Kho bảo quản lạnh

• 4 cơ quan:
– Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam, Viện KHKT Nông nghiệp
miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ và Viện Cây lương
thực và Thực phẩm
• Đang bảo quản tại kho: Hơn 14.300 giống của 115
loài, gồm 3 ngân hàng gen:
– Ngân hàng gen hạt giống: 12.500 giống của 83 loài cây có
hạt.
– Ngân hàng gen đồng ruộng: 1.720 giống của 32 loài cây
sinh sản vô tính.
– Ngân hàng gen in vitro: bảo quản 102 giống khoai môn -
sọ.

Tồn tại
• Thiếu quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết
• Quy mô nhỏ: Số lượng loài trong các vườn sưu tập
còn ít, chưa có VTV nào vượt quá số lượng 500 loài
• Thiếu cán bộ được đào tạo
• Chưa được quan tâm đúng mức trong các chủ
trương chính sách về bảo tồn thiên nhiên.
• Chưa có chính sách để thu hút đầu tư từ các nguồn
khác như các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân, cộng
đồng,…

62
12/26/2019

Tồn tại

• Vườn cây thuốc:


– Quá ít và nhỏ bé
– Thiếu các vườn có tầm cỡ quốc gia và quốc tế
– Tổ chức và quản lý không đạt chuẩn quốc tế
– Thiếu kinh phí để duy trì

Phương hướng
1. Quy hoạch hệ thống các vườn cây thuốc Việt Nam
2. Lập mạng lưới các vườn cây thuốc Việt Nam, một
số vườn thông với thế giới
3. Xây dựng 3-5 vườn cấp quốc gia theo QĐ 1976
4. Đào tạo cán bộ: Thiết kế vườn, xây dựng bộ mẫu,
quản trị vườn, nghiên cứu và phát triển, du lịch
5. Đa dạng hoá các nguồn lực: Nhà nước, doanh
nghiệp, dân (CPH)

63
12/26/2019

4. Truyền thông và hợp tác

• Xây dựng (cơ chế) hỗ trợ công cộng cho hoạt


động bảo tồn cây thuốc thông qua truyền thông
và hợp tác
• Thiết lập chiến lược truyền thông
• Xác định những người tham gia, kể cả từ bên
trong và ngoài tổ chức bảo tồn
• Xác định đối tượng truyền thông
• Xác định nội dung cần thực hiện đối với đối
tượng truyền thông.

Phần 4:

PHÁT TRIỂN
TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC
1. Hệ thống marketing trong phát triển dược liệu
2. Hiện đại hoá thuốc YHCT
3. Phát triển TNCT ở Việt Nam: Xây dựng các
Trục văn hóa – thảo dược

64
12/26/2019

1. Hệ thống marketing trong PT dược liệu


Luật pháp, chính sách, qui định, vv.

Ai tham gia (chủ thể)

4 Ps Cung Nhà SX
Kênh trự
trực tiế
tiếp
Khách hàng Cầu
Kênh bán lẻ
Nguời bán lẻ
Kênh bán buôn
Nguời bán buôn Nguời bán lẻ
Làm gì (chức năng) Cạnh
tranh
Trung gian phân phối

Cơ sở hạ tầng Dịch vụ hỗ trợ Bối cảnh


kinh tế - văn hoá – xã hội

Chuỗi giá trị


Cung Cầu

Chức năng SX sơ cấp Thị trường


SX thứ cấp Thương mại
(Làm gì) đích

Nông dân
Chủ thể HTX,
Trang trại Thu gom Bán buôn Bán lẻ
Công ty
(ai) HTX, công ty

Trung Quốc

Tiểu chuỗi Các hộ vùng núi


(các kênh nhỏ)

Trang trại

65
12/26/2019

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


• Sự cần thiết phải hiện đại hoá thuốc Y học cổ
truyền:
– Tây Y: Phát triển nhanh do biết ứng dụng tiến bộ
KHKT
– Đông Y: Bảo thủ, chậm phát triển – giữ nguyên
như cách đây hàng nghìn năm.
• Khó sử dụng, chất lượng không ổn định, khó kiểm tra
chất lượng, tiêu chuẩn hoá,
– Kết quả: “Sự xâm lược” của Tây Y
• Vậy: Hiện đại hoá hay chết?

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


• Các hoạt động cơ bản:
– Thiết lập các hệ thống nghiên cứu chuẩn hoá,
– Phát triển sản xuất các thuốc y học cổ truyền;
– Nghiên cứu và phát triển các thuốc y học cổ
truyền đạt tiêu chuẩn quốc tế.
• theo phương pháp khoa học và kỹ thuật hiện đại và
trên cơ sở giư được nền tảng và đặc thù của thuốc y
học cổ truyền.

66
12/26/2019

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


Các hệ thống chuẩn hoá trong hiện đại
hóa thuốc Y học cổ truyền:
– GAP (Thực hành Trồng trọt Tốt);
– GLP (Thực hành Phòng thí nghiệm Tốt);
– GMP (Thực hành Sản xuất Tốt);
– GCP (Thực hành Lâm sàng Tốt); và
– GSP (Thực hành Dịch vụ Tốt).

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


• Ba yếu tố quyết định:
– Quản lý nhà nước:
•Định hướng sự phát triển ở phạm vi vĩ mô
• Tạo điều kiện để huy động các nguồn lực vào
sự phát triển này.
– Chính phủ phải nghiên cứu và ban hành chiến lược
và chính sách phù hợp, và chỉ đạo quá trình thực
hiện chính sách đó.

67
12/26/2019

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


– Tài chính và đầu tư:
Cần có đầu tư lớn để thay đổi công nghệ, dây
truyền sản xuất, vv.
Cần đa dạng hoá các nguồn vốn, bao gồm vốn
của chính phủ, ngân hàng và của chính các công
ty dược.
– Khoa học và công nghệ:
Cần đổi mới về cách thức, phương pháp,
phương tiện, vv. áp dụng tiến bộ của nhiều lĩnh
vực khác nhau, như hoá thực vật, nông học,
lâm học, công nghệ sinh học, dược lý học, bào
chế học, vv.

2. Hiện đại hoá thuốc Y học cổ truyền


• Ba xu hướng hiện đại hoá Y học cổ truyền:
– Dựa trên nền tảng Y học cổ truyền:
• Phải theo đúng tri thức, công nghệ/kỹ thuật truyền
thống, không được làm thay đổi bản chất của chúng.
– Theo con đường y học hiện đại phương Tây:
• Chiết, tách, tinh chế các chất tự nhiên; nghiên cứu tác
dụng dược lý, độc tính, thay đổi cấu trúc (nếu cần); vv.
sau đó sử dụng hoạt chất dưới dạng đơn chất để sản
xuất thuốc.
– Theo con đường hiện đại hoá nói chung:
• Có thể giư nguyên hay thay đổi một số yếu tố của tri
thức và kinh nghiệm truyền thống, nhưng phải đạt
được mục tiêu hiện đại hoá chung là an toàn, hiệu quả,
và tiện dùng.

68
12/26/2019

Tóm tắt nội dung hiện đại hoá và công nghiệp hoá
thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (do Cục Khoa học
và Công nghệ Quốc gia và 7 cơ quan khác ban hành
vào tháng 10 năm 2005)
• Mục tiêu đến năm 2010:
– Nền tảng:
• 2-3 phòng thí nghiệm chủ chốt về Y học cổ truyền
• 10 trung tâm khoa học và công nghệ Y học cổ truyền
• 20 trung tâm công nghiệp cơ khí và công nghệ về Y học
cổ truyền
• 10 cơ sở nuôi trồng chất lượng cao.

Tóm tắt nội dung hiện đại hoá và công nghiệp hoá
thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (do Cục Khoa học
và Công nghệ Quốc gia và 7 cơ quan khác ban hành
vào tháng 10 năm 2005)

• Kiểm soát chất lượng:


– Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng hiện đại của 500
loài sử dụng trong Y học cổ truyền, bao gồm dược
liệu thô và thành phẩm
– Cải tiến các phương pháp kiểm tra chất lượng
thành phẩm được cải tiến
– Tách được 200 loại hợp chất hoá học sử dụng
trong Y học cổ truyền.

69
12/26/2019

Tóm tắt nội dung hiện đại hoá và công nghiệp hoá
thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (do Cục Khoa học
và Công nghệ Quốc gia và 7 cơ quan khác ban hành
vào tháng 10 năm 2005)
• Mục tiêu:
– 100 loại thuốc mới từ Y học cổ truyền được
nghiên cứu.
– Cải tiến được 100 bài thuốc được dùng trong Y
học cổ truyền.
– 2-3 thuốc từ Y học cổ truyền được đưa vào sử
dụng điều trị trên thị trường quốc tế.
– Tìm được 5 mối hợp tác đa quốc gia về Y học cổ
truyền, đưa giá trị đầu ra đạt 3 tỉ USD/năm.
– Thị phần của thuốc Y học cổ truyền Trung Quốc
trên thị trường thuốc cây cỏ quốc tế phải được
nâng lên rõ rệt (3% - 15%).

Tóm tắt nội dung hiện đại hoá và công nghiệp hoá
thuốc y học cổ truyền Trung Quốc (do Cục Khoa học
và Công nghệ Quốc gia và 7 cơ quan khác ban hành
vào tháng 10 năm 2005)

• Đến cuối năm 2004:


– Trong số 5.071 công ty sản xuất thuốc Y học cổ
truyền, có 3.731 công ty đạt GMP (73%).
– Trong số 8.108 công ty bán buôn thuốc Y học cổ
truyền, có 7.445 đạt GSP (92%).
– Trong số 76.295 công ty bán lẻ thuốc Y học cổ
truyền, có 58.065 công ty đạt GSP (74%).
– Có 6 cơ sở giống thuốc Y học cổ truyền đạt GAP.

70
12/26/2019

HĐH thuốc Y học cổ truyền ở Việt Nam

• Vấn đề tồn tại?


• Cần phải làm gì?, từ đâu?
• Ai tham gia?

3. Phát triển TNCT ở Việt Nam: Xây dựng


các trục văn hóa – thảo dược
NỀN KINH TẾ DƯỢC LIỆU TRÊN NỀN TẢNG VĂN HÓA THẢO DƯỢC

Sản phẩm Du lịch dưỡng


1 điều
2 3 trị4 5 bệnh

T.P chức
Sản phẩm
Mỹ Hương Tham quan, trải nghiệm,
nănghỗ trợphẩm
điều trị trị liệu du lịch sinh thái

Sảnphẩm hàng hóaSP chăm sóc Điểm dừng chân,


Đồ ăn có lợi Đồ
chouống
sức khỏe gia đình Văn hóa ẩm thực

THẢO DƯỢC

71
12/26/2019

Các Trục văn hóa – Thảo dược


ở Việt Nam
1. Trục VH-TD Cao Nguyên Đá
2. Trục VH-TD Hoàng Liên Sơn
3. Thung lũng Dược liệu Ngọa Vân – Yên Tử

72

You might also like