intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn nhằm khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nơi làm việc của sinh viên. Phân tích tác động của những nhân tố trên đối với sinh viên tại thành phố Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thành phố Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên ngoại tỉnh trên địa bàn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH __________________ PHAN THÙY TÂM NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HUỲNH THANH ĐIỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan những nhận định và luận cứ khoa học đưa ra trong nghiên cứu này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến của bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ quan, ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Khoa Học.
  3. iii MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 2 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................... 3 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................ 3 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .................................................................... 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 5 2.1 LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ............................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm về di cư ................................................................................... 5 2.1.2 Các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư............................... 7 2.1.1.2 Lý thuyết của Lewis .............................................................................. 8 2.1.2.3 Lý thuyết của Harris- Todaro .............................................................. 10 2.1.3 Một số nghiên cứu về di cư ở Việt Nam ................................................. 13 2.2 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT ........................................................... 17 2.2.1 Môi trường sống và quyết định làm việc ở Hà Nội ................................. 18 2.2.2 Vai trò của cá nhân trong gia đình và quyết định làm việc ở TP. Hà Nội 19 2.2.3 Mạng lưới xã hội với quyết định làm việc ở Hà Nội ............................... 19 2.2.4 Phong cách sống năng động và quyết định làm việc ở Hà Nội ................ 21 CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........ 23 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ..................... Error! Bookmark not defined. 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 26
  4. iv 3.2.1 Phương pháp xây dựng thang đo ............................................................ 26 3.2.2 Phương pháp đánh giá sơ bộ thang đo .................................................... 26 3.3 XÂY DỰNG THANG ĐO ....................................................................... 27 3.4 XÂY DỰNG THANG ĐO ...................................................................... 32 3.5 THIẾT KẾ PHIẾU KHẢO SÁT…………………………………………… 32 3.6 MẪU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ........ 33 3.5.1 Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 332 3.5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 343 3.7 CÁC BƯỚC THỰC HIỆN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................. 34 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÀ NƠI LÀM VIỆC CỦA SINH VIÊN NGOẠI TỈNH TRÊN ĐỊA BÀN ................................................................. 36 4.1 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VỀ MẪU ............................................ 36 4.2 KẾT QUẢ HỒI QUY ............................................................................... 39 4.2.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha ............................ 40 4.2.2 Phân tích nhân tố EFA ........................................................................... 44 4.2.3 Phân tích tương quan .............................................................................. 47 4.2.4 Kiểm định mối quan hệ giữa nhân tố ảnh hưởng với quyết định sống và làm việc tại Hà Nội ......................................................................................... 48 4.2.4.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội ........................................................ 49 4.2.4.2 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội ................................................. 50 4.2.5 Kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy............................................. 53 4.2.5.1 Kiểm tra giả định về phương sai của sai số không đổi ...................... 53 4.2.5.2 Kiểm định giả định về phân phối chuẩn của phần dư ....................... 54 4.2.5.3 Kiểm định giả định về tính độc lập của sai số……………………56 4.2.5.4 Kiểm định không có mối tương quan giữa các biến độc lập ............. 56 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 59 5.1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 59
  5. v 5.2 ĐÓNG GÓP CỦA NGHÊN CỨU ............................................................ 60 5.2.1 Đóng góp về mặt khoa học ..................................................................... 60 5.2.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ..................................................................... 56 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................. 63 5.4 GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu ............................. 41 Bảng 4.2: Hệ số Cronbach alpha của các khái niệm nghiên cứu sau khi loại bỏ biến rác ......................................................................................................................... 43 Bảng 4.3: Phân tích nhân tố EFA của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội ......................................................................................... 45 Bảng 4.4: Phân tích nhân tố của khái niệm yếu tố quyết định sống và làm việc tại TP. Hà Nội ............................................................................................................ 47 Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các khái niệm nghiên cứu ............................... 48 Bảng 4.6: Kết quả dự báo của mô hình hồi quy bội................................................ 51 Bảng 4.7: Kiểm định giả định về phương sai của sai số không đổi ......................... 54 Bảng 4.8: Giá trị VIF ............................................................................................. 57
  7. vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 21 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ........................................................................... 22 Hình 4.1: Tỉ lệ sinh viên nam và nữ ..................................................................... 31 Hình 4.3: Tỉ lệ các miền quê của sinh viên ngoại tỉnh ........................................... 32 Hình 4.4: Tỉ lệ các nhóm ngành của sinh viên ngoại tỉnh ...................................... 33 Hình 4.3: Histogram của các biến ........................................................................ 50 Hình 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ................................................................... 55
  8. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AusAID: Cơ quan phát triển Quốc tế Australia (Australian Agency for International Development) BCPTVN: Báo cáo phát triển Việt Nam Bộ LĐTBXH: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ESCAP: Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực châu Á – Thái Bình Dương (United Nations Economic & Social Commission for Asia and the Pacific) ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐTMSDC: Điều tra Mức sống Dân cư của Việt Nam NHTG: Ngân hàng thế giới TCTK: Tổng cục thống kê UNDP: Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (United Nations Develoment Programme) VHLSS2008: Bộ dữ liệu điều tra mức sống dân cư năm 2008 WB: Ngân hàng thế giới (World Bank). WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)
  9. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam. Tuy vậy, thành phố này đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số tăng quá nhanh. Dân số tăng nhanh, trong khi đó chiến lược phát triển đô thị không đi đôi với việc làm và các dịch vụ kèm theo, khiến thành phố trở nên chật chội, bức bối. Đó là bức tranh mà Hà Nội đang gặp phải trong 10 năm gần đây. Trong nội ô thành phố, đường sá ngày càng quá tải, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe. Môi trường của thành phố cũng đang ngày càng ô nhiễm. Trong những năm gần đây mật độ dân số của thành phố đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng với phần lớn là dân nhập cư từ các tỉnh khác vào. Trong khi các vùng quê thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để góp phần xây dựng quê hương, thì việc đổ dồn nguồn lực con người vào thành phố Hà Nội trong những năm qua là một vấn đề đau đầu đối với các nhà quản lý đất nước. Làm sao để phân phối hợp lý nguồn lực giữa các vùng miền các tỉnh thành trong cả nước đang là vấn đề quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý nhà nước. Theo số liệu từ tổng cục thống kê về số sinh viên phân theo địa phương thì tính đến năm 2011, địa bàn Hà Nội có 690.276 ngàn sinh viên thuộc các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn thành phố. Tính trong năm 2011 có trên 220.000 ngàn sinh viên nhập học tại TP. Hà Nội, chiếm tỉ lệ lớn trong đó là các sinh viên ngoại tỉnh đến từ mọi miền tổ quốc và đại đa số trong số họ có ý định ở lại đây lập nghiệp và định cư. Từ nhiều năm qua, vấn đề di cư đã được đưa ra thảo luận, bàn bạc và đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến cộng đồng di cư và các yếu tố ảnh
  10. 2 hưởng từ các góc độ và phạm vi khác nhau. Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định di cư đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây như: Vai trò mạng lưới xã hội trong quá trình di cư (Đặng Nguyên Anh, 1998); Di dân tự do đến Hà Nội (Hoàng Văn Chức, 2004), Di dân, nguồn nhân lực, việc làm và đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh (Trương Sỹ Ánh, 1996). Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố với vấn đề di cư, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào xác định những nhân tố chính tác động đến quyết định di cư của sinh viên ngoại tỉnh khi lựa chọn thành phố lớn như Hà Nội là nơi làm việc. Bởi vậy, đề tài được hình thành để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Hà Nội là nơi làm việc của sinh viên trên địa bàn, nhằm giúp cho cơ quan quản lý nhà nước thấy được cần quan tâm, tác động đến những nhân tố nào để mang lại hiệu quả trong việc thu hút và quản lý nguồn lực con người giữa các tỉnh thành trong tương lai. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Trên cơ sở yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, mục tiêu nghiên cứu bao trùm của đề tài là Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quyết định ở lại Hà Nội làm việc của sinh viên . Trong đó bao gồm các mục tiêu cụ thể như sau:  Khám phá những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định nơi làm việc của sinh viên  Phân tích tác động của những nhân tố trên đối với sinh viên tại thành phố Hà Nội. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời những câu hỏi sau: 1. Nhân tố nào tác động tới quyết định di cư?
  11. 3 2. Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của đối tượng sinh viên ngoại tỉnh đang học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội như thế nào? 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu được tiến hành thông qua hai giai đoạn chính: (1) xây dựng thang đo và mô hình lý thuyết; và (2) kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết cho trường hợp điển hình; - Đề tài sử dụng các công cụ phân tích để giải quyết mục tiêu sau: các thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố; các ước lượng và kiểm định mô hình. 1.5 PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phạm vi nghiên cứu Như đã nêu ở trên, di cư được nghiên cứu ở nhiều đối tượng (phụ nữ, người lao động miền núi…). Tuy nhiên, đề tài này chỉ nghiên cứu ý định di cư của đối tượng thanh niên từ nông thôn lên thành phố vì mục đích đi học nay đứng trước quyết định ở lại thành phố làm việc hay trở về quê nhà hoặc chuyển đến địa phương khác. Do những hạn chế về nguồn lực nghiên cứu, nghiên cứu giới hạn không gian khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội, việc này cũng giúp việc phân tích các nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc của người dân ngoại tỉnh thêm sâu sắc hơn. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung xem xét đối tượng sinh viên ngoại tỉnh những năm cuối tại một số trường đại học cao đẳng, đây là đối tượng đã di cư từ các địa phương về TP. Hà Nội học tập và sinh sống. Thời điểm các đối tượng này ra trường và bắt đầu bước vào thị trường lao động cũng chính là thời điểm phải đưa ra quyết định lựa chọn nơi đến tiếp theo. Hơn thế, nguồn lao động này đối với thị trường lao động được xem là nguồn nhân lực chất lượng cao. Các chính sách phân bổ dòng di cư
  12. 4 hợp lý cũng như chính sách thu hút nhóm đối tượng này cho các địa phương sẽ tạo ra gia tăng giá trị cho nền kinh tế, giảm bớt thiệt hại trong dài hạn, và đảm bảo cuộc sống cho các cá nhân và gia đình họ. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Kết cấu của luận văn bao gồm năm chương: Chương một tác giả trình bày về sự cần thiết của đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Chương hai trình bày cơ sở lý thuyết, phát triển mô hình nghiên cứu. Kế thừa những lý thuyết của chương hai, chương ba sẽ trình bày thiết kế nghiên cứu, bao gồm: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu và những kỹ thuật phân tích dữ liệu. Từ đó, tác giả thống kê mô tả, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc trong chương bốn. Cuối cùng, trong chương năm, tác giả đưa ra kết luận cho những nhân tố chính có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn TP. Hà Nội là nơi làm việc, từ đó rút ra ý nghĩa đóng góp của đề tài.
  13. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Để có cái nhìn tổng quan về những mô hình nghiên cứu trước đây và cơ sở lý thuyết về di cư, trong chương hai tác giả khái quát những quan điểm khác nhau về di cư, một số mô hình di cư từ đó đưa ra các giả thiết, khung lý thuyết mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định di cư. 2.1 LÝ THUYẾT VỀ DI CƯ 2.1.1 Khái niệm về di cư Di cư là một hiện tượng tất yếu của cuộc sống. Bởi di cư là một quá trình diễn ra không ngừng và là một bộ phận làm thay đổi đáng kể qui mô và cơ cấu dân số giữa các vùng. Bởi thế, di cư là một vấn đề mà từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thế nhưng một định nghĩa thống nhất về di cư thì đến nay vẫn chưa có, mỗi định nghĩa xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được một định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống. Hiện nay, các tổ chức, cá nhân nghiên cứu về đối tượng di cư thường sử dụng khái niệm riêng của mình về di cư tùy theo góc quan sát cũng như quan điểm của họ. Có những khái niệm tập trung vào khái niệm “không gian địa lý” như trong nghiên cứu của Lee (1966), di cư là “sự thay đổi cố định nơi cư trú”, hay theo nghiên cứu của Mangalam và Morgan (1986) thì di cư là “sự di chuyển vĩnh viễn tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lý khác” (trích trong Nguyễn Văn Tài, 1998). Như Perevedensev (1966) coi sự di dân là tổng hợp sự di chuyển của con người gắn với sự thay đổi chỗ ở. Để xem xét đầy đủ hơn khái niệm di cư, Thomlison (1976) bổ sung vào định nghĩa di dân thêm khía cạnh thời gian: di dân (migrants) là những người thay đổi nơi cư trú thông thường trong một khoảng thời gian đáng kể và họ vượt qua ranh giới chính trị (crossing a political boundary) (trích theo Trần Hồng Vân, 2002).
  14. 6 Bên cạnh đó, một vài khái niệm như của Baranov và Breev cho rằng di cư (hay di dân) là sự chuyển động cơ học của dân cư. Hiểu theo nghĩa rộng, là bất kỳ một sự di chuyển của con người giữa các vùng lãnh thổ có gắn với sự thay đổi vị trí, dạng hoạt động lao động và ngành có sử dụng lao động. Theo nghĩa hẹp có thể hiểu di dân là sự chuyển dịch của dân cư theo lãnh thổ, sự phân bố lại dân cư. Tuy nhiên không phải bất kỳ sự chuyển dịch nào của dân cư cũng là di dân, mà di dân là sự di chuyển của dân cư ra khỏi biên giới đất nước hay ra khỏi lãnh thổ hành chính mà họ đang cư trú, gắn với việc thay đổi chỗ ở của họ (trích trong Hoàng Văn Chức, 2004). Theo Xtgaroverop (1975): di dân được hiểu là sự thay đổi vị trí của con người về mặt địa lý, do có sự di chuyển thường xuyên hoặc tạm thời của họ từ một cộng đồng kinh tế này sang một cộng đồng kinh tế khác, trở về hoặc có sự thay đổi vị trí không gian của toàn bộ công đồng nói chung. Năm 1958, Liên hợp quốc đưa ra khái niệm về di cư như sau: di cư là sự di chuyển trong không gian của con người giữa một đơn vị hành chính này và một đơn vị hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong khoảng di cư xác định. Đối với nơi ở cũ, người di cư được gọi là người xuất cư (out-migrant), họ sẽ được gọi là dân nhập cư (in-migrant) tại nơi ở mới. Di cư sang nước khác được gọi là di cư quốc tế (international migrant), nước mà dân di cư ra đi gọi họ là người xuất cảnh (emigrant), trong khi nước tiếp nhận gọi họ là người nhập cảnh (immigrant). Trong thực tế, các thuật ngữ “di cư” và “di dân” được dùng khá phổ biến và thường không phân biệt sự khác nhau vì cùng nói về sự di chuyển của con người. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, di cư dùng để chỉ về sự thay đổi nơi cư trú từ nơi này đến nơi khác của cả con người hay động vật. Bởi vậy, khi dùng thuật ngữ này phải kèm với những từ để chỉ người tương đối rõ ràng hoặc muốn nhấn mạnh đến vấn đề
  15. 7 cư trú, những hành vi liên quan tới các nhân con người (“hiện tượng nhập cư”, “xuất cư”, “người di cư”…). Trái lại “di dân” chỉ dùng cho sự di chuyển của con người nên khi nói những vấn đề chung về di dân, những vấn đề về chính sách thì sử dụng thuật ngữ này. Có 3 tiêu chí để xác định cuộc di chuyển của con người là di cư: - Di chuyển ra khỏi đơn vị hành chính, lãnh thổ này sang một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác (xã, huyện, tỉnh, thành phố hoặc quốc gia khác). - Cư trú ở nơi đến trong khoảng thời gian tương đối dài (vài ba tháng trở lên). - Tới chỗ ở mới với mục đích rõ ràng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. 2.1.2 Các lý thuyết về nguyên nhân/động cơ của việc di cư 2.1.2.1 Lý thuyết của Ravenstein Ở tầm vĩ mô về di cư, lý thuyết của Ravenstein (1885) về qui luật di cư, ông cho rằng đa số di cư di chuyển ở phạm vi ngắn, một số sẽ di chuyển xa là di chuyển đến các thành phố lớn, thương mại, di cư diễn ra trong nhiều giai đoạn. Quá trình đô thị hóa thu hút dân số từ các vùng ngoại ô vào trung tâm. Khoảng trống vùng ngoại vi sẽ được lấp đầy cư dân vùng khác đến. Cư dân ở trung tâm nhỏ sẽ chuyển đến trung tâm lớn hơn. Cứ như vậy, quá trình di cư diễn ra theo nhiều giai đoạn kế tiếp theo hướng di chuyển về trung tâm đô thị lớn. Thông thường các trung tâm thương mại, công nghiệp lớn sẽ thu hút những vùng xung quanh và vùng xa hơn. Mỗi dòng di cư sẽ tạo ra dòng di cư ngược lại. Mức di cư nông thôn có xu hướng cao hơn mức di cư ở các đô thị (không phù hợp trong giai đoạn hiện nay). Phụ nữ có xu hướng di cư nhiều hơn nam giới ở khoảng cách địa lý gần. Di cư tăng lên theo trình độ phát triển kỹ thuật. Kinh tế là nhân tố quan trọng nhất di cư, mặc dù môi trường xã hội, luật lệ… có ảnh hưởng nhất định. Đây là lý thuyết vĩ mô cho cái nhìn tổng quát về
  16. 8 các nguyên dân của di cư đến các trung tâm thương mại, công nghiệp, tạo tiền đề cho các nghiên cứu khác. Những năm sau đó, người ta đã xây dựng và phát triển thêm những lý thuyết di cư mới như lý thuyết lực hút và lực đẩy, lý thuyết lực hấp dẫn hoặc lý thuyết cơ hội sống… 2.1.1.2 Lý thuyết của Lewis Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý thuyết của Lewis (1954) ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các đô thị. Lewis đã trình bày quan điểm của di cư từ nông thôn ra thành thị trong cuốn Economic Development with Unlimited Suplies of Labour. Mô hình hai khu vực của Arthur Lewis có thể tóm tắt như sau: Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển dịch sang các ngành sản xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công nghiệp hóa. Mô hình giả định rằng, trong nền kinh tế chỉ tồn tại 02 khu vực: khu vực sản xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến hiện đại. Ngành nông nghiệp truyền thống phổ biến là lao động thủ công, năng suất thấp nên có mức lương thấp. Ngược lại, các ngành sản xuất chế biến hiện đại thường có năng suất cận biên cao, mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp, và có nhu cầu tăng thêm lao động. Mô hình cũng giả định việc cải thiện năng suất cận biên của lao động trong ngành nông nghiệp ít được ưu tiên hơn tại các quốc gia đang phát triển. Điều này dẫn đến xu hướng chuyển dịch các khoản “lợi nhuận ròng” thu được từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang các ngành sản xuất công nghiệp. Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất, do đó sản phẩm cận biên tăng thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến đến zero theo quy
  17. 9 luật “lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nông nghiệp tồn tại một số lượng lao động không đóng góp làm tăng sản lượng nông nghiệp kể từ khi sản phẩm cận biên của họ bằng không. Nhóm nông dân này chính là nguồn “lao động dư thừa” từ khu vực nông nghiệp. Do có sự khác biệt về tiền lương giữa ngành sản xuất nông nghiệp và các ngành sản xuất chế biến hiện đại nên đội quân lao động dư thừa này sẽ được dịch chuyển tới các ngành sản xuất khác mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của ngành nông nghiệp. Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất khác bằng với số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông nghiệp, phúc lợi và năng suất chung sẽ được cải thiện. Tổng số sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn không thay đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do việc bổ sung thêm lao động. Theo thời gian, việc tăng thêm lao động sẽ làm cho năng suất lao động và mức tiền lương cận biên trong lĩnh vực sản xuất chế biến dần dần giảm xuống trong khi đó năng suất cận biên và tiền lương trong sản xuất nông nghiệp dần tăng lên do lao động kém hiệu quả bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp tiến tới cân bằng với năng suất lao động cận biên của các ngành sản xuất khác, mức lương trong ngành nông nghiệp cân bằng với mức lương trong các ngành sản xuất khác, người lao động nông nghiệp không còn động cơ tiền bạc để chuyển dịch, quá trình di cư chấm dứt. Từ quan điểm này người ta gọi lí thuyết của Lewis là mô hình cân bằng. Mô hình hai khu vực đã tỏ ra thành công trong việc lý giải quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị tại các nước phát triển. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình này không lý giải được hiện tượng dòng người nhập cư vẫn ào ạt đổ về thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn gay gắt tại các nước đang phát triển.
  18. 10 2.1.2.3 Lý thuyết của Harris- Todaro Đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực nghiên cứu di cư từ nông thôn ra thành thị thuộc về Harris-Todaro (1970). Nghiên cứu này tập trung vào các nước đang phát triển, nơi diễn ra quá trình đô thị hoá nhanh và dòng di cư từ nông thôn ra thành thị rất lớn, do chênh lệch tiền lương và cơ hội việc làm ngày càng lớn. Những vùng đô thị thiếu lao động có mức lương cao sẽ thu hút dòng di cư từ các vùng nông thôn có thu nhập thấp. Khác với mô hình khu vực kép của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc di cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình Harris – Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị. Điều này ngụ ý rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn. Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thị trường lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp. Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng không khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị. Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau: Gọi: • Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
  19. 11 • Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng với số lượng công nhân làm việc ở đô thị. • Lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực đô thị. • Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức lương tối thiểu của pháp luật). Ở trạng thái cân bằng: le Wr  wu lus Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức lương kỳ vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho tổng số người đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị. Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu: le Wr  wu lus Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra nếu: le Wr  wu lus Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu: • Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công ăn việc làm khu vực đô thị (Le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị. • Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền lương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.
  20. 12 Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Sector). Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai đồng nát, đánh giày, ... Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khu vực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức. Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc tại sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông thôn đổ vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả khi sự di chuyển này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triển không mong đợi ở khu vực kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xem là hợp lý xét về khía cạnh kinh tế vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà mô hình Harris – Todaro giả định. Harris và Todaro cho rằng quyết định di chuyển kết hợp những kỳ vọng của những người di cư tiềm năng về khả năng thu nhập cho phép họ có thu nhập cao hơn và cuộc sống khá hơn. Hai tác giả cũng cho rằng những người di cư mong chờ có thể nhận được việc làm tốt và có thu nhập cao nên họ chấp nhận thất nghiệp hay thiếu việc để chờ đợi cơ hội việc làm tốt trong tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1