You are on page 1of 12

I.

Giới thiệu vùng biển Tây Nam: ư

a. Về vị trí địa lý:


Vùng biển Tây Nam của nước ta có đến 150 đảo lớn nhỏ, liên kết với nhau gần
suốt chiều dài của vịnh, trở thành những căn cứ tiền tiêu chiến lược vô cùng quan
trọng để bảo vệ tổ quốc, đồng thời cũng là cửa ngõ để chúng ta hòa nhập với thế
giới, kết giao với bạn bè.
Danh sách các đảo cụ thể gồm:
- Vịnh Thái Lan:
+ Cà Mau:
Nhóm đảo Hòn Khoai
Hòn Chuối
Hòn Đá Bạc
+ Kiên Giang:
Đảo Phú Quốc
Quần đảo An Thới
Quần đảo Bà Lụa
Quần đảo Hà Tiên hay quần đảo Hải Tặc
Quần đảo Nam Du
Quần đảo Thổ Chu
Hòn Rái
Hòn Tre
Hòn Nghệ
Hòn Bàng (gần bờ phía bắc đảo Phú Quốc, giáp giới biển Campuchia)
Hòn Quéo
b. Các hoạt động kinh tế:
Trong khu kinh tế này có khu phi thuế quan và các khu chức năng khác thuộc phần
còn lại như khu du lịch, dịch vụ, khu cảng và dịch vụ hậu cần cảng, khu công
nghiệp, khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác. Khu
phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chi tiết gắn với cảng An Thới và sân
bay Phú Quốc. Hoạt động của khu phi thuế quan bao gồm các loại hình sản xuất,
kinh doanh chủ yếu như:
Sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu và hàng phục
vụ tại chỗ;
Thương mại hàng hóa (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập -
tái xuất, phân phối, cửa hàng và siêu thị bán lẻ, cửa hàng và siêu thị miễn thuế);
Thương mại dịch vụ (phân loại, đóng gói, vận chuyển giao nhận hàng hóa quá
cảnh, bảo quản, kho tàng, kho ngoại quan, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm,
vui chơi, giải trí, nhà hàng ăn uống);
Xúc tiến thương mại (hội chợ triển lãm, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, các chi
nhánh và văn phòng đại diện của các công ty trong nước và nước ngoài và các tổ
chức tài chính - ngân hàng) và các hoạt động thương mại khác.
Tất cả các dự án đầu tư vào khu kinh tế này được hưởng các ưu đãi đối với địa bàn
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Các dự án đầu tư kinh doanh du
lịch tại đây là dự án đầu tư vào khu du lịch quốc gia thuộc ngành nghề, lĩnh vực
khuyến khích đầu tư.
Nhà nước Việt Nam dành vốn đầu tư thích đáng từ ngân sách và tín dụng ưu đãi,
hỗ trợ cho việc thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng và
phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội và các công trình dịch vụ và
tiện ích công cộng quan trọng, cần thiết để đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển
của khu kinh tế Phú Quốc - Nam An Thới. Nhà nước còn hỗ trợ đầu tư phát triển
hệ thống kết cấu hạ tầng. Chính phủ sẽ tập trung xây dựng trục đường chính xuyên
đảo từ An Thới - Dương Đông - Bãi Thơm; đường vòng quanh đảo và các tuyến
nhánh đến các điểm du lịch, các khu dân cư. Xây dựng các cảng du lịch tại vịnh
Đất Đỏ, cảng Dương Đông, Bãi Vòng; các cảng hàng hóa An Thới, Vịnh Đầm và
một số cảng hành khách khác quy mô phù hợp phục vụ việc đưa, đón khách du
lịch. Triển khai xây dựng sân bay quốc tế Dương Tơ (quy mô khoảng 2 triệu hành
khách/năm) để đưa vào hoạt động sau năm 2010. Xây dựng Nhà máy phát điện
diezen, phát triển điện gió, điện mặt trời, xây dựng tuyến cáp ngầm đưa điện ra
Đảo và hệ thống lưới điện thống nhất trên toàn Đảo... Xây dựng đồng bộ các cơ sở
hạ tầng kỹ thuật khác như cấp thoát nước, bưu chính viễn thông... đáp ứng yêu cầu
phát triển nhanh và bảo đảm an ninh, quốc phòng trên Đảo.
Thông tin từ Savills Việt Nam cho biết, theo quy hoạch tổng thể tới năm 2030 sửa
đổi, Phú Quốc sẽ có 3 khu đô thị lớn, 15 khu du lịch sinh thái, 2 khu du lịch phức
hợp và 5 sân gold. Phú Quốc dự kiến sẽ trở thành đặc khu kinh tế (SEZ) vào năm
2020.
II. Căn cứ nguyên tắc, quy phạm của luật quốc tế:

1. Thụ đắc lãnh thổ bằng chiếm hữu ( Occupation)

Trong các phương thức thụ đắc lãnh thổ kể trên, đầu tiên phải kể đến phương thức
thụ đắc bằng chiếm hữu. Đây là việc thiết lập và thực hiện chủ quyền của một quốc
gia trên một vùng lãnh thổ vô chủ hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ nhưng sau
bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu.
Phương thức thụ đắc này sẽ được phân tích kỹ thêm trong phần sau để thấy phương
thức này được sử dụng như thế nào trong việc xác lập chủ quyền lãnh thổ.
2. Thụ đắc lãnh thổ do tác động của tự nhiên (Accretion)

Theo phương thức thụ đắc lãnh thổ này, một quốc gia có quyền mở rộng ranh giới
địa lý của lãnh thổ thông qua việc bồi đắp tự nhiên vào lãnh thổ chính hoặc do sự
xuất hiện của các hòn đảo mới trong phạm vi đường biên giới quốc gia. Ví dụ như
việc một hòn đảo xuất hiện ở Thái Bình Dương do một núi lửa dưới biển phun lên
vào tháng 1/1986. Chính phủ Anh đã cho rằng: “Chúng tôi biết hòn đảo xuất hiện
trong lãnh hải của đảo IWO TIMA của Nhật Bản. Do đó chúng tôi coi nó thuộc
lãnh thổ Nhật Bản”. [70, tr.248].
Những vùng đất hoặc các hòn đảo mới xuất hiện trong phạm vi lãnh hải của một
quốc gia bao gồm cả lãnh hải của lục địa và lãnh hải của các đảo nằm riêng biệt,
không những chỉ trở thành một bộ phận lãnh thổ của quốc gia đó mà theo Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 còn cho phép quốc gia đó mở rộng
thêm đường biên giới quốc gia trên biển và các vùng biển thuộc quyền tài phán
quốc gia.
3. Thụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng ( Cession)

Là phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng sự chuyển giao một cách hoà bình chủ
quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Hình thức chuyển nhượng
thông thường được hợp thức thông qua các điều khoàn của một điều ước chính
thức mà trong đó miêu tả rõ ràng về vùng đất được chuyển nhượng cũng như các
điều kiện để việc chuyển nhượng được hoàn thành.
Do phương thức tụ đắc lãnh thổ bằng chuyển nhượng có tác dụng thay thế chủ
quyền lãnh thổ từ quốc gia này sang cho quốc gia khác trên một bộ phận lãnh thổ,
quốc gia chuyển nhượng không thể chuyển giao nhiều hơn những quyền mà bản
thân nó có. Đây là một điểm quan trọng đã được đề cập tới trong vụ phân xử đảo
Palmas. Vụ Palmas là vụ tranh chấp chủ quyền một đảo nằm ở phía nam quần đảo
Phillippin giữa Hoa Kỳ và Hà Lan. Yêu sách của Hoa Kỳ dựa trên cơ sở Hiệp ước
1898, trong đó Tây Ban Nha nhượng quần đảo Phiplippin gồm cả đảo Palmas đã
được Tây Ban Nha phát hiện từ thế kỷ XVI cho Hoa Kỳ. Đảo Palmas nằm trong
đường Hiệp ước đó, nhưng sau đó, Tây Ban Nha đã bỏ rơi trên thực tế. Hà Lan đưa
ra chứng cứ và lập luận rằng: Hà Lan đã thực thi các quyền có tính chất chủ quyền
trên đảo bắt đầu từ thế kỷ thứ XVII. Trọng tài Max Huber đã có nhận xét và được
các bên chấp nhận “Tây Ban Nha không thể chuyển giao cho Hoa Kỳ hơn các
quyền mà bản thân mình có” [70, tr. 286].

4. Thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm (Conquest)

Là phương thức thụ đắc lãnh thổ được tiến hành thông qua hành động sử dụng vũ
lực của một quốc gia để sáp nhập lãnh thổ của nước khác vào lãnh thổ nước mình.
Sự phát triển của luật pháp quốc tế trong giai đoạn từ Hiệp ước Briand- Kellogg
(Hiệp ước chung về việc không thừa nhận chiến tranh ngày 27/8/1928) tới chiến
tranh thế giới thứ II đã tác động đến phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm
chiếm. Với sự xuất hiện nguyên tắc cấm đe doạ bằng vũ lực và sử dụng vũ lực
trong quan hệ giữa các nước, việc xâm chiếm lãnh thổ nước khác bằng hành động
vũ trang đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Do sự xuất hiện nguyên tắc bất khả xâm
phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, việc thay đổi chủ quyền lãnh thổ quốc gia
bằng vũ lực hay bằng các hành động như xâm chiếm, chinh phục khác đều trở nên
bất hợp pháp. Chính vì vậy phương thức thụ đắc lãnh thổ bằng xâm chiếm hiện nay
đã hoàn toàn bị bác bỏ.
5. Thu đắc lãnh thổ theo thời hiệu (Prescription aquisitive)

Phương thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu trong luật pháp quốc tế được hiểu là
việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếm hữu trên thực tế liên tục trong một
thời gian dài và không có sự phản đối đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô
chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn rất khó
xác định rõ đã thuộc về ai.
Hình thức thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu được hình thành vào thời kỳ mà việc gây
chiến tranh xâm lược và xâm chiếm bằng vũ lực những vùng lãnh thổ của các nước
khác chưa bị luật pháp quốc tế lên án và nghiêm cấm.
Người phân biệt hai trường hợp thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu diễn ra từ lúc bắt
đầu chiếm hữu:
- Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà nguồn gốc không rõ ràng, vốn rất
khó xác định rõ đã thuộc về ai hoặc khó chứng minh tính hợp pháp của việc chiếm
hữu.

- Chiếm hữu một vùng lãnh thổ mà trước đó đã được coi là thuộc về
một quốc gia khác. Theo Luật pháp quốc tế hiện đại việc chiếm hữu này nhằm mục
đích tào ra chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó theo thời hiệu là bất hợp pháp.

Sự khác nhau giữa chiếm hữu thực sự và thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu là ở chỗ:
sự chiếm hữu thực sự hàm ý cả quyền sở hữu lãnh thổ về pháp lý và trên thực tế
còn thụ đắc chủ quyền theo thời hiệu chỉ đòi hỏi sự thực hiện chủ quyền trên thực
tế (de facto) đối với lãnh thổ đó mặc dù trong một thời gian dài, về mặt pháp lý (de
jure) vùng lãnh thổ đó chưa phải là bộ phận lãnh thổ của quốc gia chiếm hữu. Còn
sự giống nhau là ở chỗ việc thực hiện quyền lực quốc gia và các chức năng nhà
nước thích hợp với các điều kiện của vùng lãnh thổ trong hai trường hợp đều như
nhau.
Sự thụ đắc chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu đòi hỏi việc thực hiện chủ quyền trên
thực tế đối với một vùng lãnh thổ trong một thời gian tương đối dài, nhưng thực
tiễn luật pháp quốc tế chưa hề định ra một thời hạn chung nào cho tất cả mọi
trường hợp.
Luật pháp quốc tế hiện đại không chấp nhận phương thức thụ đắc chủ quyền theo
thời hiệu khi nó dùng để biện minh cho những hành động xâm lược. Một số nước
đã dùng hành động quân sự xâm chiếm những vùng lãnh thổ vốn thuộc chủ quyền
của một nước khác, thiết lập quyền kiểm soát ở đó rồi lợi dụng nguyên tắc thụ đắc
chủ quyền theo thời hiệu, lâu dần biến lãnh thổ nước khác thành lãnh thổ của mình
một cách bất hợp pháp. Sự chiếm đoạt lãnh thổ của nước khác một cách bất hợp
pháp như vậy đã vi phạm cùng một lúc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
hiện đại: nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực và nguyên tắc
bất khả xâm phạm và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
III. Chứng cứ lịch sử:

Với tư cách là triều đại phong kiến Việt Nam đầu tiên thống nhất đất nước, triều
đình nhà Nguyễn đã xây dựng chiến lược để quản lý lãnh thổ, lãnh hải biển đảo từ
Móng Cái đến Hà Tiên.

Mở đầu cho công cuộc xác lập chủ quyền của chính quyền Đàng Trong tại vùng
biển đảo từ Hòn Khoai đến mũi Nai là sự kiện năm 1708.

Sau nhiều năm sinh sống tại Chân Lạp và Xiêm, Mạc Cửu trốn đến vùng Long Kỳ,
“mở tiệm hút, trưng mua việc thu thuế hoa chi các sòng bạc lớn để làm giàu”,
“chiêu tạp dân xiêu dạt đến các nơi Phú Quốc, Cần Bột, Gia Khê, Luống Cày,
Hương Úc, Cà Mau lập thành 7 xã thôn”. 7 địa điểm này là những khu vực ven
biển, trải dài từ mũi Cà Mau sang cả một phần đất thuộc Campuchia ngày nay.
Hiểu rõ tương quan lực lượng giữa Chân Lạp - Đàng Trong - Xiêm, Mạc Cửu dâng
vùng biển đảo và đất liền Hà Tiên cho chúa Nguyễn vào năm 1708. Hành động của
Mạc Cửu và sự đồng ý của chính quyền Đàng Trong là chính sách có tầm chiến
lược cho cả hai bên. Cần phải nói thêm rằng vùng đất từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên
đến cuối thế kỷ XVII, trên danh nghĩa, thuộc Chân Lạp nhưng trên thực tế, vương
quốc hưng thịnh một thời này không có khả năng quản lý những vùng đất thuộc
Nam bộ. Vì vậy, đây vẫn là vùng đất hoang vu, dân cư rất thưa thớt.

Chính sách của chúa Nguyễn đối với Hà Tiên là để “một khoảng không gian tự do
để xây dựng và phát triển” và chỉ thực sự can thiệp khi cần thiết. Chính quyền
Đàng Trong giữ quyền bổ nhiệm quan tổng trấn, chia đơn vị lãnh thổ đất liền và
biển đảo, viện trợ quân sự, lương thực,… những quyền quan trọng nhất xét về
phương diện chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải. Đặc biệt, việc thành lập đội Bắc Hải ở
vùng biển phía Nam cho thấy vùng biển đảo này đã thực sự nằm dưới sự kiểm soát
của chính quyền Đàng Trong.

Được chúa Nguyễn giao quyền về kinh tế, quân sự và chủ động trong ngoại giao,
hai thế hệ đầu của dòng họ Mạc lãnh trách nhiệm trấn áp cướp biển, chống quân
xâm lược và phát triển kinh tế. Mạc Cửu đã “…dựng thành quách, lập doanh ngũ,
đặt tiêu cá, làm nhiều nhà khách để đón tiếp hiền tài”. Đến thời Mạc Thiên Tứ, ông
tăng cường khả năng chiến đấu của quân đội, “đặt nha thuộc, kén bổ quân ngũ, đắp
thành xây lũy”. Thành lũy do họ Mạc xây dựng khá chắc chắn.

Vào năm 1834, trong lời tâu của Tham tán Hồ Văn Khuê từ Hà Tiên về Gia Định,
thành trì này vẫn còn. Một hệ thống phòng thủ hai vòng gồm các lũy ven bờ và
trên các đảo như Phú Quốc, Kim Dữ đã được xây dựng. Hơn 60 năm đầu của thế
kỷ XVIII, vùng biển, ven biển và hải đảo Tây Nam, đặc biệt là khu vực Hà Tiên,
Rạch Giá, Phú Quốc ghi nhận sự đóng góp lớn lao của dòng Mạc trên nhiều mặt.

Hoàng đế Gia Long đã trực tiếp kiểm soát vùng biển đảo này. Có thể nói, từ vai trò
người “bảo hộ”, chính quyền Đàng Trong đã xác lập được chủ quyền trên vùng
biển đảo Tây Nam bộ một cách hòa bình và tự nhiên nhất. Quá trình thụ đắc vùng
đất Nam bộ của chúa Nguyễn chủ yếu thông qua khai phá hoà bình kết hợp với
đàm phán ngoại giao để khẳng định chủ quyền. Đó là phương thức được thừa nhận
là phù hợp với thông lệ lịch sử và các văn bản quốc tế hiện hành”.

Năm 1802, vương triều Nguyễn được thành lập. Tầm quan trọng của khu vực biển
đảo Tây Nam được các vua Nguyễn ý thức rõ ràng. Trong bức thư gửi vua Xiêm
năm 1809, Nguyễn Ánh khẳng định “Hà Tiên vốn là bờ cõi của triều đình, từ các
vua trước của ta dựng cờ lập trấn tiết, cha con Mạc Thiên Tứ đều hãy giữ tròn chức
vụ nên trao chức cho, chứ đây không phải là khuê điền thái ấp (ruộng đất cấp cho
chư hầu), không thể viện làm thế nghiệp được”.

Năm 1832, sau khi đánh diệt giặc Chà Và, Minh Mạng nghĩ: “Côn Lôn thủ và Hà
Tiên Phú Quốc thủ đều là những nơi xung yếu, dân ở đông đúc, thế mà thường có
giặc biển ẩn hiện. Liền truyền dụ cho quan thành chọn đất 2 chỗ thủ ấy, xây đặt
pháo dài, liệu cấp súng đạn, khí giới, thuyền bè, phái quân đóng giữ”.

Chính sách khai khẩn đất hoang bằng đồn điền trên vùng đất liền nói chung và
vùng biển, ven biển và hải đảo nói riêng là một biện pháp hiệu quả của nhà
Nguyễn. Bởi, về mục tiêu kinh tế, việc khai hoang sẽ tăng cường diện tích đất nông
nghiệp, lượng lúa gạo và các mặt hàng khác nhiều hơn, đảm bảo nhu cầu của người
dân ven biển và hải đảo. Về mục tiêu chính trị, khẩn hoang, lập ấp là một biện
pháp nhằm khẳng định và khai thác chủ quyền hiệu quả. Vấn đề an ninh - quốc
phòng của vùng biên giới đất liền và biển đảo Tây Nam cũng được đảm bảo nhờ
vào hệ thống làng ấp và cộng đồng dân cư.

Suốt hơn năm mươi năm, chính quyền nhà Nguyễn đã hoàn thành nhiệm vụ
trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam. Đó là tiến hành phân chia các
đơn vị hành chính, quản lý dân cư đẩy mạnh và quản lý các hoạt động kinh tế,
trấn áp cướp biển, đẩy lùi các cuộc xâm lược của Xiêm. Đặc biệt, những ghi
chép từ địa bạ triều Nguyễn cho thấy rõ việc phân chia đơn vị hành chính và
quản lý dân cư được tiến hành khá chặt chẽ.

Năm 1819, sở Phú Quốc được đặt lệ thuộc quản hạt của trấn Hà Tiên vì có đường
biển gần Hà Tiên, Lê Văn Ý làm Thủ ngự sở. Năm 1819 - 1820, sở này có các xã
thôn Dương Cảng Đông thôn, Vĩnh Thạnh thôn, Tân Qui thôn, Phước Sơn thôn,
An Hòa thôn, Phước Lộc thôn, Cẩm Sơn thôn, Tiên Tỉnh thôn Thái Thạch thôn,
Phú Đông thôn, Mỹ Thạnh thôn, Minh Hương thuộc. Đến năm 1836, tổng Phú
Quốc gồm 10 thôn: An Thới thôn, Hàm Ninh thôn, Phú Đông thôn, Thới Thạnh
thôn, Cẩm Sơn thôn, Mỹ Thạnh thôn, Phước Lộc thôn, Dương Đông thôn, Tân Tập
thôn, Tiên Tỉnh thôn.

Năm 1835, nhà Nguyễn phân chia các đảo trong vịnh thuộc về các ba huyện trong
tỉnh Hà Tiên. Cách chia là căn cứ vào vị trí của đảo rồi đối ngang với đất liền để
sát nhập cho thuận tiện. Theo đó, Hòn Khoai, Hòn Chuối thuộc về huyện Long
Xuyên (Cà Mau ngày nay), Hòn Tre, Hòn Rái, Hòn Son,..thuộc về huyện Kiên
Giang. Phú Quốc thuộc về huyện Hà Châu (tức huyện Hà Tiên trước khi đổi tên).
Đại Nam thực lục ghi lại sự kiện này như sau: “tuần phủ Hà Tiên, Trần Chấn, tâu
nói: Các đảo ngoài biển thuộc tỉnh (Hà Tiên) từ trước đều lệ thuộc vào tỉnh Long
Xuyên. Vậy xin xét xem đảo lớn nhỏ nào đối ngang với huyện hạt nào, thì đổi
thuộc vào huyện ấy, cho đúng với tên trong sổ sách. Vũ Dữ [Hòn Khoai], Ba Tiêu
dữ [Hòn Chuối] thuộc huyện Long Xuyên; Trúc Dữ [Hòn Tre], Thát Dữ [Hòn Rái],
Nghệ Dữ, Cổ Luân dữ đều thuộc huyện Kiên Giang; Hỏa thạch dữ, Luân dữ,
Xưởng Dữ, Tranh Dữ, Phú Quốc dữ, Thổ Châu Dữ [Hòn Son], Kích Sơn đều thuộc
huyện Hà Châu. Kích Sơn nguyên tên là hòn Chông. Lại nữa, các xã thôn ở đảo
Phú Quốc trước thuộc tổng Quảng Xuyên, huyện Long Xuyên, nay đổi thuộc Hà
Châu. Vậy xin nhân tên đất, gọi là tổng Phú Quốc, vua chuẩn y lời tâu”.

Việc phân chia và quản lý đơn vị lãnh thổ, dân cư đi liền với việc điều tra nghiên
cứu, vẽ bàn đồ và hải trình đường biển của các vua Nguyễn. Việc phát hiện Xiêm
La Quốc lộ trình tập lục và Hải trình chí lược của Phan Huy Chú... cho thấy, về cơ
bản, chính quyền nhà Nguyễn đã nắm được thông tin về điều kiện địa lý tự nhiên,
tài nguyên thiên nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế trong vùng biển đảo này.

Trong suốt hơn 50 năm, chiến tranh tại vùng Hà Tiên xảy ra liên miên. Sau mỗi lần
như vậy, chính quyền nhà Nguyễn cử người xây việc xây dựng lại các pháo đài,
chốt canh ở vùng cửa biển và trên đảo. Hệ thống ven bờ biển gồm lũy Thị Vạn, các
pháo đài Kim Dữ, pháo đài Phú An, các bảo Lô Khê, Giang Thành, Tiên Thới,
Đàm Chiết thuộc huyện Hà Châu; huyện Kiên Giang thì có cửa tấn Kiên Giang,
cửa tấn Đại Môn, Hoàng Giang, Hiệp Phố… Đặc biệt, trên đảo Phú Quốc, Minh
Mạng cho xây dựng hai thành Phú Quốc (năm 1833) và Hàm Ninh (năm 1838) với
quy mô lớn, được trang bị vũ khí và có suất đội cùng vài chục biền binh.

Để đảm bảo vững chắc công cuộc bảo vệ vùng biển đảo này, nhà Nguyễn thành lập
các đội Phú Cường ở Phú Quốc để bảo vệ đảo, làm nhiệm vụ tuần tra và 5 các đội
khác nhằm khai thác một số tài nguyên trên đảo. Đặc biệt, Minh Mạng nhiều lần
chỉ dụ những đợt tập dợt cho nhân dân Phú Quốc về mặt quân sự để người dân tự
bảo vệ mình trước giặc biển.

Hệ thống lũy Giang Thành, sông Vĩnh Tế, các pháo đài Kim Dữ, Hòn Tre… cùng
đồn Phú Quốc và Hàm Ninh... tạo thành một hệ thống phòng thủ đất liền - hải đảo.
Điều này cho thấy, tầm nhìn của người đứng đầu và một bộ phận quan lại của
chính quyền cai trị thời đó. Sự kết hợp của hệ thống phòng thủ và sức mạnh của
thủy quân đã giúp nhà Nguyễn đánh bại tất cả các cuộc tấn công của hải tặc, đảm
bảo cho các thuyền buôn và đời sống của người dân vùng biển, ven biển và trên
các đảo vào năm 1805, 1817, 1822, 1825, 1828, 1830, 1837… Hệ thống phòng thủ
biển đảo cũng góp phần không nhỏ trong công cuộc chống Xiêm thành công và
giành ảnh hưởng lớn trên đất Chân Lạp. Đỉnh điểm là việc thành lập Trấn Tây
thành và tiến hành điều tra vùng đất ngoài biên giới này.

Quá trình xác lập chủ quyền đi liền với công cuộc khai thác các vùng biển đảo
Tây Nam trong vịnh Thái Lan. Hai quá trình này diễn ra song song và có sự
tương hỗ lẫn nhau. Chính quá trình khai thác là hình thức khẳng định chủ
quyền hiệu quả nhưng chính việc xây dựng các đơn vị hành chính và quân đội
đã giúp người dân có được sự đảm bảo, bảo vệ những thành quả khai thác tốt
nhất. Đối với một khu vực thường xuyên có chiến tranh, thì việc chính quyền
nhà Nguyễn xác lập được chủ quyền, ổn định dân cư không chỉ có ý nghĩa lớn
đối với việc thực thi chủ quyền biển đảo ở Tây Nam.

Trong giai đoạn đầu của công cuộc này, người dân đến trước, chính quyền đến sau.
Trong giai đoạn sau, khi chính quyền thành lập các đơn vị hành chính, xây dựng
đồn lũy bảo vệ thì nhân dân đến càng đông, quá trình khai thác diễn ra mạnh mẽ
hơn. Chính sự kết hợp giữa chính quyền và nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng
hợp, đảm bảo cho công cuộc xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo đạt hiểu quả
cao nhất.

Do có một lực lượng thủy quân hùng mạnh, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện
nhiều hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền một cách hiệu quả đối với các vùng
biển đảo phía Nam đất nước. Điều này đã được ghi chép lại trong các Châu bản và
các tư liệu khác của triều đình nhà Nguyễn.

Từ năm 1858 vùng biển phía Tây Nam bị thực dân, đề quốc chiếm đóng đến
sau năm 1975 đất nước độc lập, thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp
nhận và quản lý vùng biển này và tiếp tục khai thác cho đến ngày nay với
những hoạt động kinh tế quan trọng của đất nước: Khai thác ngư trường, du
lịch biển đảo ( đặc biệt là vùng biển đảo Phú Quốc)
___ Kết hợp giữa yếu tố lịch sử và các nguyên tắc của luật quốc
tế ( nguyên tắc bôi vàng) ta có thể khẳng định…..

You might also like