intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) ở thành phố Hồ Chí Minh, xem xét tác động của TBVTV lên thu nhập cũng như rủi ro sức khỏe và chi phí y tế của họ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----o0o----- NGUYỄN ĐỨC KHOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NHỮNG HỘ NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÁC HỘ TRỒNG RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -----o0o----- NGUYỄN ĐỨC KHOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NHỮNG HỘ NÔNG DÂN SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU CÁC HỘ TRỒNG RAU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số chuyên ngành : 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PHÓ GIÁO SƯ - TIẾN SĨ NGUYỄN NGỌC VINH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết đây là luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày 08 tháng 06 năm 2015 Người thực hiện
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ..............................................................................................1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................1 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................1 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..........................................................................3 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.............................................................................4 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................4 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................5 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN .........................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...........................................................................7 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU ........................7 2.1.1. Hiệu quả kinh tế ......................................................................................7 2.1.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế ..................................................7 2.1.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ............................................................9 2.1.2. Chi phí y tế ............................................................................................13 2.1.2.1. Chi phí y tế .....................................................................................13 2.1.2.2. Viện phí ..........................................................................................13 2.1.3. Thuốc bảo về thực vật ...........................................................................14 2.1.3.1. Khái niệm thuốc bảo về thực vật ...................................................14 2.1.3.2. Các nhóm thuốc bảo vệ thực vật ....................................................15 2.1.3.3. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật .....................................................15
  5. 2.1.3.4. Vai trò của thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động sản xuất nông nghiệp 17 2.1.3.5. Tác động của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người .................18 2.1.4. Thực trạng tác hại thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam ..........................19 2.2. CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU .....................22 2.3. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ...23 2.4. KHUNG PHÂN TÍCH.................................................................................38 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................40 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................40 3.2. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..........................................41 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................46 3.4. PHƯƠNG PHÁP XỮ LÝ DỮ LIỆU...........................................................47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................48 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................48 4.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU ....................................................................48 4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ..............................................................................49 4.2.1. Phân tích hiệu quả sản xuất ra tại các hộ ở TP. Hồ Chí Minh ..............49 4.2.2. Kiểm tra đa cộng tuyến .........................................................................53 4.2.3. Kết quả hồi quy .....................................................................................54 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................59 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................59 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...............................................................................59 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ......61 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế BVTV Bảo vệ thực vật CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CP Chi phí CP Chính phủ DT Doanh thu FAO Food and Agriculture Organization – Tổ chức nông lương HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật LN Lợi nhuận NĐ – CP Nghị định chính phủ OLS Ordinary Least Squares – Bình phương bé nhất TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật TN Thu nhập TP Thành phố TTLB Thông thư liên Bộ
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt một số nghiên cứu có liên quan ..................................................34 Bảng 3.1: Phân bố mẫu .............................................................................................46 Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu ..............................................................................48 Bảng 4.2: Thống kê mô tả .........................................................................................49 Bảng 4.3: Phân tích chi phí sản xuất rau bình quân ..................................................50 Bảng 4.4: Hiệu quả sản xuất rau của hộ nông dân ....................................................51 Bảng 4.5: So sánh lợi ích kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của các hộ nông dân 53 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy OLS về hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau ...............54 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy Logistic về rủi ro sức khỏe của nông dân .....................57 Bảng 4.8: Kết quả tính toán tác động biên ................................................................59 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy OLS chi phí y tế .............................................................61
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích ........................................................................................38 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................40
  9. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) ở thành phố Hồ Chí Minh, xem xét tác động của TBVTV lên thu nhập cũng như rủi ro sức khỏe và chi phí y tế của họ. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả tiến hành lược khảo các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Dựa trên kết quả tổng quan tài liệu, tác giả đề xuất khung phân tích, mô hình nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu để tiến hành phân tích. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến và hồi quy Logistic đa biến, kết quả nghiên cứu đã cho thấy TBVTV có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế của các hộ trồng rau thông qua kênh cải thiện thu nhập. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã cho thấy diện tích canh tác, phân bón, ngày công lao động, trình độ học vấn của nông dân và độ màu mỡ của đất canh tác đều có tác động tích cực đến thu nhập của hộ trồng rau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Mặc dù TBVTV có giúp cải thiện thu nhập cho người nông dân nhưng nghiên cứu cũng đã cho thấy việc sử dụng TBVTV sẽ làm tăng khả năng khám chữa bệnh và chi phí khám chữa bệnh của người nông dân. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy tuổi của người nông dân và thói quen uống rượu sẽ làm tăng rủi ro sức khỏe và chi phí khám chữa bệnh của họ. Kết quả nghiên cứu trên sẽ là căn cứ để tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách giúp cải thiện hiệu quả kinh tế của hộ trồng rau cũng như hạn chế bớt rủi ro sức khỏe và chi phí khám chữa bệnh của họ.
  10. 1 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất phổ biến ở Việt nam. Thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. TBVTV giúp tăng năng suất canh tác nông nghiệp, đem lại lợi ích kinh tế cho người làm nghề nông nói chung, và người trồng rau nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm của việc sử dụng TBVTV trong phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng suất và bảo vệ cây trồng, bảo đảm cung cấp lương thực, thực phẩm theo nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, TBVTV còn có những tác hại nhất định gây hậu quả xấu đến môi trường đặc biệt là ảnh hưởng tới sức khoẻ của những người phun thuốc. Ở Việt nam cũng như các nước đang phát triển khác, việc phun TBVTV đặc biệt có tác động xấu đến sức khỏe của nông dân. Đó là do ở Việt nam và các nước đang phát triển, việc phun TBVTV được thực hiện thủ công. Các chi phí y tế ước tính là rất lớn. Trong nghiên cứu này, phân tích hồi quy của các yếu tố quyết định đến chi phí y tế cho thấy, số lượng TBVTV được sử dụng, tần suất sử dụng TBVTV và số loại TBVTV được sử dụng là các yếu tố quan trọng nhất quyết định chi phí y tế. Các kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan chức năng trong việc hoàn thiện chính sách liên quan đến sử dụng TBVTV ở nước ta. 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Thuốc bảo vệ thực vật là một một thành phần có ý nghĩa quan trọng và được sử dụng ngày càng tăng trong ngành nông nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, nó càng quan trọng để bảo vệ cây trồng khỏi bị sâu bệnh bao nhiêu, người nông dân cũng lại càng có tỷ lệ cao mắc các bệnh tật do nhiễm độc TBVTV trong quá trình phun và xử lý
  11. 2 thuốc trừ sâu (Antle và Capalbo, 1994; Arcury và cộng sự, 2000; Maumbe và Swinton, 2003; Wilson, 2005). Ngộ độc TBVTV trong quá trình phun trên các cây trồng rất phổ biến đối với nông dân ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân chủ yếu là do ở các nước đang phát triển, người nông dân phun TBVTV thủ công. Mặc dù vấn đề rất phổ biến, mức độ chính xác của các mức độ nghiêm trọng và tầm quan trọng của vấn đề chưa được làm rõ và phổ biến. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ nhiễm độc TBVTV cấp tính thực tế chưa được làm rõ và không có số cụ thể. Van Der Hoek và cộng sự (1998) ước tính có khoảng 7,5 phần trăm lao động nông nghiệp ở Sri Lanka bị nhiễm độc mỗi năm. Các con số tương ứng cho Costa Rica và Nicaragua là 4.5 % và 6.3 % (Wesseling và cộng sự 1993). Các nghiên cứu cho đến nay đã xem xét sự tiếp xúc của nông dân với TBVTV, chi phí chữa bệnh và các yếu tố quyết định khác của họ dựa trên các thông tin được cung cấp bởi người nông dân. Trong nghiên cứu này, các dữ liệu sẽ được thu thập từ một khảo sát thực địa ở các khu vực trồng rau ở Tp. Hồ Chí Minh. Dung và Dung (1999) cho rằng, Việt nam đã và đang sử dụng TBVTV ngày càng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong ba thập kỷ qua. Tỷ lệ mắc và tử vong phát sinh do nhiễm độc TBVTV cũng đồng thời gia tăng. Thật vậy, quan sát thấy rằng việc sử dụng TBVTV đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, chủ yếu do sản xuất ưu đãi được đưa ra bởi chính phủ. Hiện nay, Việt Nam đã sử dụng 200 loại thuốc trừ sâu khác nhau, 83 loại thuốc trừ nấm, 52 loại thuốc diệt cỏ trong đó có chứa thành phần organophosphates, carbamates, và pyrethroid (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1995). Với việc ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp trong đó có việc sử dụng TBVTV, phần lớn nông dân sử dụng thuốc trừ sâu các loại để kiểm soát sâu bệnh. Khoảng 36% thuốc trừ sâu bị hạn chế đã được sử dụng tại tỉnh An Giang, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của nông dân. Ngoài ra, với thị trường lớn hơn và tự do hóa hơn, thuốc trừ sâu độc hại hơn, rẻ hơn có xu hướng được sử dụng nhiều hơn. Rất ít nông dân sử dụng phù hợp với các hướng dẫn ban hành bởi Cục Bảo vệ thực vật.
  12. 3 Có ít nhất ba lý do cho việc sử dụng nhiều TBVTV. Thứ nhất, kỳ vọng của nông dân đối với sản lượng cao trong tương lai từ việc sử dụng thuốc trừ sâu. Đa số nông dân tin rằng họ sẽ mất mùa nhiều hơn, nếu họ sử dụng một số lượng thuốc trừ sâu thấp hơn so với mức hiện nay. Thứ hai, một số nông dân thay thế thuốc trừ sâu cho các yêu cầu đầu vào của lao động và vốn. Ngoài ra nông dân còn cần phải sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ hơn khi gieo lúa trực tiếp, so với hình thức cấy lúa. Sau này, do ngày càng chú trọng vào lao động chuyên sâu hơn, việc làm cỏ bằng tay đã gần như biến mất trong khu vực được canh tác ở Sri Lanka (Van Der Hoek và cộng sự 1998). Chi phí cũng rẻ hơn khi sử dụng thuốc diệt cỏ so với việc phải cày đất. Thứ ba, hoạt động xúc tiến bán hàng và khuyến khích tín dụng thúc đẩy việc lạm dụng thuốc trừ sâu trong nông dân. Những lý do này cho thấy rõ ràng rằng, khi mà nông dân còn nhận thức: thuốc trừ sâu là không thể thiếu để cứu cây trồng và mùa màng canh tác của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng chúng mặc dù phải đối mặt với những nguy cơ đối với sức khỏe của họ. Trước những nhận thức chưa sâu sắc của người dân đến sức khỏe thì cần có một đề tài nghiên cứu nghiêm túc với kết quả nghiên cứu cụ thể để chứng minh tác hại của TBVTV lên sức khỏe của người sử dụng, nhằm giúp người dân thấy rõ hơn về tác hại của TBVTV đến bản thân. Với những lý do đó mà tác giả đề tài chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của những hộ nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Trường hợp nghiên cứu các hộ trồng rau tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm so sánh lợi ích kinh tế đem lại của thuốc bảo vệ thực vật với chi phí phải bỏ ra cho chăm sóc sức khỏe người dân khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất để đưa ra kết luận nên hay không nên lạm dụng TBVTV và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sản xuất theo hướng an toàn. Để thực hiện đề tài này luận văn tiến hành thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
  13. 4  Đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động trồng rau có sử dụng TBVTV với chi phí khám chữa bệnh  Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chi phí khám chữa bệnh của hộ nông dân trồng rau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh  Đưa ra một số giải pháp nhằm sản xuất nông nghiệp an toàn cho người sản xuất và tăng lợi ích kinh tế. 1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt được mụ tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:  Hiệu quả kinh tế từ việc trồng rau so với chi phí khám chữa bệnh bỏ ra hằng năm có cao hơn không?  Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và chi phí y tế (khám chữa bệnh) của hộ nông dân trồng rau trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh?  Cần có những giải pháp gì để hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng rau) của hộ nông dân an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lợi nhuận mang lại cao? 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các lợi ích kinh tế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng rau) của người nông dân và chi phí khám chữa bệnh hằng năm của họ. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được tiến hành ở TP. Hồ Chí Minh từ 01/ 2015 – 05/ 2015.
  14. 5 1.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế sau: Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này dùng để tổng hợp các lý thuyết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, đồng thời hệ thống các nghiên cứu điển hình nhằm làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu và khung phân tích. Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả được sử dụng trong luận văn để phân tích tổng hợp các dữ liệu khảo sát (trước khi phân tích hồi quy), nhằm làm rõ một số tính chất của bộ dữ liệu khảo sát, giúp cho việc kết luận nghiên cứu có mức độ chính xác hơn. Phương pháp phân tích định lượng: Phân tích định lượng thông qua mô hình hồi quy bội nhằm ước lượng mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, kết quả hồi quy là cơ sở để tác giả kiểm định các giả thuyết của các nội dung nghiên cứu. 1.7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được tiến hành trình bày trong 5 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận và hàm ý chính sách.
  15. 6 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tiến hành nghiên cứu lý do chọn đề tài cũng như tính cấp thiết của đề tài. Hơn nữa với mục đích của chương là giới thiệu khái quát nhất về những vấn đề mà luận văn nghiên cứu nên trong chương này, luận văn đã tiến hành xác định mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc luận văn. Thông qua chương 1 tác giả đã định hướng và khái quát nội dung luận văn sẽ nghiên cứu về vấn đề gì và những vấn đề đó sẽ được giải quyết cụ thể ở những chương tiếp theo.
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Hiệu quả kinh tế 2.1.1.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh tế Trong doanh nghiệp hoặc nền sản xuất xã hội nói chung, người ta hay nhắc đến “sản xuất có hiệu quả”, “sản xuất không hiệu quả” hay “sản xuất kém hiệu quả”. Vậy hiệu quả kinh tế là gì? Xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể khái quát như sau: - Hiệu quả theo quan điểm của Mác, đó là việc “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lý thời gian lao động sống và lao động vật hoá giữa các ngành” và đó cũng chính là quy luật “tiết kiệm và tăng năng suất lao động “ hay tăng hiệu quả. Mác cũng cho rằng “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của người lao động là cơ sở hết thảy mọi xã hội" (Cac Mac, 1962). - Vận dụng quan điểm của Mác, các nhà kinh tế học Xô Viết cho rằng “hiệu quả là sự tăng trưởng kinh tế thông qua nhịp điệu tăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân với tốc độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội ” (Cac Mac, 1962). - Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thị trường, Paul và cộng sự (2002) cho rằng, một nền kinh tế có hiệu quả, một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các điểm lựa chọn đều nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó và “ hiệu quả có ý nghĩa là không lãng phí ”. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá này mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hoá khác. Mọi nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”.
  17. 8 - Khi bàn về khái niệm hiệu quả, các tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997) thống nhất là cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ các nguồn lực và hiệu quả kinh tế. + Hiệu quả kỹ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào. Hiệu quả kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ các nguồn lực: Là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. + Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. - Theo ý kiến của một số nhà kinh tế khác thì những quan điểm nêu trên chưa toàn diện, vì mới nhìn thấy ở những góc độ và khía cạnh trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét hiệu quả kinh tế phải đặt trong tổng thể kinh tế - xã hội, nghĩa là phải quan tâm tới các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao mức sống, cải thiện môi trường… Như vậy, hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ của mọi hình thái kinh tế - xã hội. ở các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mục đích yêu cầu của từng đơn vị sản xuất. Tuy nhiên, mọi quan niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh đều thể hiện một điểm chung nhất. Đó là tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra khối lượng sản phẩm tối đa. Vì vậy có thể hiểu hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh một cách bao quát như sau:
  18. 9 Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định (Ngô Kim Thanh, 2013). Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biểu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) Trong đó: H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. 2.1.1.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Theo tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự (1997) thì có định nghĩa về các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế như sau: Giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ do lao động của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường tính cho một năm, kí hiệu GO (Gross Outputs) được hình thành từ các nguồn sau: C+V+M (2) Trong đó: - C: là chi phí cho quá trình sản xuất, bao gồm:
  19. 10 + C1: khấu hao tài sản cố định + C2: chi phí trung gian (C2) - V: thu nhập người lao động gồm: tiền công, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp có tính chất lương, tiền nộp bảo hiểm xã hội (chỉ tính phần doanh nghiệp trả cho người lao động, không tính phần trích từ tiền công người lao động để trả). - M: thu nhập của doanh nghiệp, gồm các khoản: +Thuế sản xuất + Lãi trả tiền vay ngân hàng + Mua bảo hiểm nhà nước (không kể bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ công nhân viên) + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Phần còn lại lãi ròng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp Lưu ý: Khi tính giá trị sản xuất, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Phản ánh đúng và đủ giá trị sản phẩm bao gồm cả C, V, M. - Chỉ được tính kết quả do lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong kỳ. - Được tính toàn bộ kết quả hoàn thành trong kỳ báo cáo (kể cả sản phẩm tự sản, tự tiêu, sản phẩm chính và sản phẩm phụ đã sản xuất trong kỳ). - Được tính chênh lệch của sản phẩm dở dang và bán thành phẩm. Do các loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm, tính chất khác nhau nên chỉ
  20. 11 tiêu giá trị sản xuất của các ngành cũng được tính theo các phương pháp khác nhau. Sau đây là nội dung và phương pháp tính giá trị sản xuất của một số ngành cơ bản trong nền kinh tế. 1. Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị tăng thêm so với chi phí sản xuất bỏ ra. Công thức: VA= GO- C2. 2. Lợi nhuận (Pr): Lợi nhuận trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ thu nhập còn lại, sau khi đã bù đắp những chi phí sản xuất mà sản xuất nông nghiệp phải bỏ ra, để có được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Nó được tính bằng công thức sau: Pr = GO - C Trong đó: GO là giá trị sản xuất C là tổng chi phí 3. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (H0): Là so sánh tuyệt đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H0 = VA1-VA2 hoặc Pr1- Pr2. - Hiệu quả kinh tế tương đối (H1): Là so sánh tương đối giữa giá trị gia tăng (VA), hoặc Lợi nhuận (Pr) của mô hình này so với mô hình khác, phương án sản xuất này so với phương án sản xuất khác ...; công thức tính: H1 = VA1/VA2 hoặc Pr1/Pr2. - Hiệu quả kinh tế tăng thêm (ΔH) = ΔGO/ΔC2 hoặc ΔGO/ΔTC; ΔGO = GO2 - GO1; ΔC2 = C’’2- C’2; ΔC = C’’-C’.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1