« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân – bài mẫu 2


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân – bài mẫu 2.
- Giới thiệu vài nét về tác phẩm và nhân vật..
- Chữ người tử tù là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940)..
- Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao..
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa..
- Huấn Cao có tài viết chữ.
- Chữ Huấn Cao viết là chữ Hán, loại văn tự giàu tính tạo hình.
- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
- Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
- Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”.
- “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
- Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp..
- Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau.
- Huấn Cao có tài viết chữ, nhưng không phải ai ông cũng cho chữ.
- Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân.
- Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao..
- Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao.
- Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao..
- Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”..
- Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn.
- hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do).
- Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)….
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình.
- Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao..
- Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu: Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX.
- Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình.