You are on page 1of 14

PHẦN 1: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ -XÃ HỘI 6

THÁNG ĐẦU NĂM 2010

Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010
và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Thực hiện thắng lợi kế hoạch
năm 2010 không chỉ có ý nghĩa góp phần hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ của Kế
hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10
năm 2001-2010 mà còn tạo điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì ổn định kinh tế, chính trị,
xã hội và các tiền đề cho phát triển đất nước trong giai đoạn tới. Với ý nghĩa quan trọng như
vậy, cả nước đang ra sức nỗ lực, quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển kinh tế-xã
hội năm 2010.

Sáu tháng đầu năm 2010, kinh tế-xã hội nước ta tuy vẫn đang trên đà phục hồi nhanh
và phát triển theo hướng tích cực với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực,
nhưng còn gặp một số khó khăn: Kinh tế thế giới nhìn chung đang thoát ra khỏi khủng
hoảng nhưng chưa thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và vững chắc, một số quốc gia
có dấu hiệu bất ổn về kinh tế tài chính. Ở trong nước, một số cân đối kinh tế vĩ mô có biểu
hiện chưa ổn định, cùng với hạn hán kéo dài và dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi gây
ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống dân cư.

Trong bối cảnh đó, từ đầu năm Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính
phủ đã ban hành kịp thời nhiều Chỉ thị, Nghị quyết quan trọng, trong đó trọng tâm là Nghị
quyết số 03/NQ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu
chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước năm 2010 với 6 nhiệm vụ và 8 nhóm giải pháp chủ yếu; Nghị quyết số 18/NQ-CP
ngày 06 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010
với 6 giải pháp. Nhờ đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực trong 6
tháng đầu năm đạt kết quả tích cực, tạo đà cho việc thực hiện thành công các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội cả năm 2010.

*KẾT QUẢ PHỤC HỒI TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ


1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

Tổng sản phẩm trong nước quý I/2010 tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009, ước
tính quý II/2010 tăng 6,4%, bằng 109,8% tốc độ tăng quý I/2010. Tính chung 6 tháng đầu
năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm phần trăm vào mức tăng
chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,50%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong
nước 6 tháng đầu năm tuy chưa bằng mục tiêu 6,5% đề ra cho cả năm nhưng đã gấp 1,6 lần
tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2009 và tăng cả trong ba khu vực. Xu hướng tăng
trưởng quý sau cao hơn quý trước trong 6 tháng đầu năm cho thấy nền kinh tế nước ta đang
phục hồi nhanh và đạt mức tăng trưởng cao.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2010 theo giá so sánh
1994 ước tính đạt 103,4 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm nông
nghiệp đạt 75,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,4%; lâm nghiệp đạt 3,4 nghìn tỷ đồng, tăng 4% và
thuỷ sản đạt 24,1 nghìn tỷ đồng, tăng 5,3%.

Nông nghiệp

Diện tích gieo cấy lúa đông xuân năm 2010 cả nước ước tính đạt 3086,1 nghìn ha,
tăng 25,4 nghìn ha so với vụ đông xuân năm trước; năng suất đạt 62,2 tạ/ha, tăng 1,1 tạ/ha;
sản lượng đạt 19,2 triệu tấn, tăng 495 nghìn tấn.

Các loại cây trồng đông xuân khác cũng đã cơ bản thu hoạch xong, trong đó sản
lượng ngô đạt 2,3 triệu tấn, tăng 12,1% so với vụ đông xuân trước; khoai lang đạt 837,5
nghìn tấn, tăng 12,9%; đậu tương 164,4 nghìn tấn, tăng 121,9%...

Sản lượng thu hoạch một số cây lâu năm 6 tháng đầu năm 2010 đạt khá so với cùng
kỳ năm trước do diện tích cho sản phẩm tăng, trong đó sản lượng chè tăng 5,5%; cao su tăng
9%; hồ tiêu tăng 1,2%; cam tăng 5%.

Lâm nghiệp
Tổng diện tích rừng trồng tập trung 6 tháng đầu năm ước tính đạt 76,2 nghìn ha, tăng
4% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng gỗ khai thác đạt 1775 nghìn m3, tăng 6%, trong đó
sản lượng gỗ nguyên liệu giấy đạt 907 nghìn tấn; sản lượng củi khai thác 13,7 triệu ste, tăng
2,5%.

Thủy sản

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2429,8 nghìn tấn, tăng 4,9%
so với cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 972,5 nghìn
ha, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thuỷ sản khai thác 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1223,1 nghìn tấn, tăng 4,7% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó khai thác biển đạt 1143,7 nghìn tấn, tăng 5,7%.

3. Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm theo giá so sánh 1994 ước tính đạt
366,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế Nhà
nước tăng 9,5%; khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 12,6% và khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài tăng 17% (dầu mỏ và khí đốt giảm 7,3%, các ngành khác tăng 20,5%).

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác 6 tháng đầu năm giảm 4% so với cùng kỳ năm
2009, chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhưng giảm 16,2% và sản
lượng than khai thác tăng thấp ở mức 5,4%.

4. Hoạt động dịch vụ

Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm ước tính
đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009, nếu loại trừ yếu tố giá thì
tăng 16,4%.

Vận tải hành khách và hàng hóa


Vận tải hành khách 6 tháng đầu năm 2010 ước tính đạt 1153,3 triệu lượt khách, tăng
13,4% và 49,3 tỷ lượt khách.km, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2009.

Vận tải hàng hóa 6 tháng ước tính đạt 343,9 triệu tấn, tăng 11,4% và 97,4 tỷ tấn.km, tăng
9,4% so với cùng kỳ năm trước.

Bưu chính, viễn thông

Số thuê bao điện thoại mới 6 tháng đầu năm ước tính đạt 22,8 triệu thuê bao, tăng
12,2% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm 707,7 nghìn thuê bao cố định, giảm 58,7% và
22,1 triệu thuê bao di động, tăng 18,7%. Số thuê bao điện thoại cả nước tính đến hết tháng
6/2010 đạt 151 triệu thuê bao, tăng 48,5% so với cùng thời điểm năm trước, bao gồm 17,5
triệu thuê bao cố định, tăng 10,7% và 133,5 triệu thuê bao di động, tăng 55,4%.

Số thuê bao internet băng rộng trên cả nước tính đến hết tháng 6/2010 ước tính đạt 3,4 triệu
thuê bao, tăng 33,5% so với cùng thời điểm năm trước. Tổng doanh thu thuần bưu chính,
viễn thông 6 tháng đầu năm ước tính đạt 56,1 nghìn tỷ đồng, tăng 33,7% so với cùng kỳ
năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam

Khách quốc tế đến nước ta 6 tháng đầu năm ước tính đạt 2510,5 nghìn lượt người,
tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hầu hết khách từ các nước đến nước ta trong 6 tháng đầu năm đều tăng mạnh, trong
đó khách đến từ Trung Quốc đạt 437,2 nghìn lượt người, tăng 92,5%; Hàn Quốc 252,4
nghìn lượt người, tăng 28,3%; Hoa Kỳ 230,8 nghìn lượt người, tăng 3,5%; Nhật Bản 210,7
nghìn lượt người, tăng 18,5%; Đài Loan 166,6 nghìn lượt người, tăng 20,5%; Ôx-trây-li-a
143,4 nghìn lượt người, tăng 25,7%; Cam-pu-chia 116,9 nghìn lượt người, tăng 88,9%; Thái
Lan 109,8 nghìn lượt người, tăng 28,1%.

*KẾT QUẢ ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG VÀ NGĂN CHẶN LẠM PHÁT CAO TRỞ LẠI
Đầu tư phát triển

Nhờ tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án, công trình trọng điểm, và thiết
yếu theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ nên vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực
hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 390,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm
2009.

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2010

Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện 6
tháng đầu năm ước tính đạt 63 nghìn tỷ đồng, bằng 50,4% kế hoạch năm, gồm có: Vốn
trung ương quản lý đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch năm; Vốn địa phương
quản lý đạt 42,5 nghìn tỷ đồng, bằng 48,6% kế hoạch năm.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến 20/6/2010 đạt 8,4 tỷ USD,
bằng 80,9% cùng kỳ năm 2009, bao gồm: Vốn đăng ký của 438 dự án được cấp phép mới
đạt 7,9 tỷ USD, tuy giảm 19,9% về số dự án nhưng tăng 43% về số vốn so với cùng kỳ năm
trước; vốn đăng ký bổ sung của 121 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước với 525
triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5,4 tỷ
USD, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2009.

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 35 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới, trong đó Bà Rịa-Vũng Tàu có số vốn
đăng ký lớn nhất với gần 2,2 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là
Quảng Ninh 2,1 tỷ USD, chiếm 27,2%; thành phố Hồ Chí Minh 1,1 tỷ USD, chiếm 13,6%;
Nghệ An 1 tỷ USD, chiếm 12,7%; Quảng Ngãi 340 triệu USD, chiếm 4,3%; Hà Tĩnh 206,1
triệu USD, chiếm 2,6%.

Trong số 39 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam 6 tháng đầu năm, Hà
Lan là nhà đầu tư lớn nhất với 2,2 tỷ USD, chiếm 28% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến
là Hàn Quốc 1,6 tỷ USD, chiếm 19,8%; Nhật Bản 1,2 tỷ USD, chiếm 15%; Hoa Kỳ 991,5
triệu USD, chiếm 12,5%; Đài Loan 795,9 triệu USD, chiếm 10,1%; Đảo Cay-men 363 triệu
USD, chiếm 4,6%; quần đảo Virgin thuộc Anh 204,9 triệu USD, chiếm 2,6%; Xin-ga-po
184,1 triệu USD, chiếm 2,3%.

Vốn ODA giải ngân 6 tháng đầu năm ước tính đạt 1410 triệu USD, bằng 57% kế
hoạch năm và tăng 11% so với cùng kỳ năm 2009, bao gồm: vốn vay đạt 1310 triệu USD;
vốn viện trợ không hoàn lại đạt 100 triệu USD.

Cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2010 ước tính bằng 47,8% dự
toán năm, trong đó các khoản thu nội địa bằng 47,4%; thu từ dầu thô bằng 41,3%; thu cân
đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 53,6%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15/6/2010 ước tính bằng 42,8% dự
toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng 45,5%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội,
quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính bằng 42,8%; chi trả nợ và viện trợ bằng 46,9%.

Bội chi ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm ước tính bằng 11,2% tổng số chi và
bằng 25,6% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội quyết định và được bù đắp bằng
nguồn vay trong nước và ngoài nước theo quy định.

Cân đối thương mại

Xuất khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 32,1 tỷ USD, tăng
15,7% so với cùng kỳ năm trước (nếu loại trừ xuất khẩu vàng và các sản phẩm vàng thì tăng
22,4%), trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14,9 tỷ USD, tăng 5,7%; khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 17,2 tỷ USD, tăng khá cao ở mức 26,2%.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ
năm trước, trong đó hàng dệt may đạt 4,8 tỷ USD, tăng 17,2%; giày dép đạt 2,3 tỷ USD,
tăng 10,9%; hàng thủy sản đạt 2 tỷ USD, tăng 14,2%; hàng điện tử máy tính đạt 1,5 tỷ USD,
tăng 31,4%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỷ USD, tăng 32,5%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng đạt 1,4 tỷ USD, tăng 67,4%. Một số mặt hàng do lượng xuất khẩu giảm nhiều dẫn đến
kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước là: Dầu thô đạt 2,6 tỷ USD, giảm 17,8% (lượng
giảm 46,3%).

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 6 tháng
đầu năm ước tính đạt 6,2 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là ASEAN
đạt 5,3 tỷ USD, tăng 21%; EU đạt 4,8 tỷ USD, tăng 5,9%; Nhật Bản đạt 3,5 tỷ USD, tăng
31%; Trung Quốc đạt 2,8 tỷ USD, tăng 44%; Hàn Quốc đạt 1,2 tỷ USD, tăng 35%.

Nhập khẩu hàng hóa

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng đầu năm ước tính đạt 38,9 tỷ USD, tăng
29,4% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 22,7 tỷ USD,
tăng 18,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,2 tỷ USD, tăng 48,9%.

Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu 6 tháng từ các thị trường chủ yếu đều tăng so với
cùng kỳ năm 2009, trong đó nhập từ Trung Quốc đạt 9,1 tỷ USD, tăng 34%; từ ASEAN đạt
7,8 tỷ USD, tăng 20,4%; từ Nhật Bản 4 tỷ USD, tăng 31%; từ EU đạt 2,9 tỷ USD, tăng
20,4%; từ Đài Loan 3,2 tỷ USD, tăng 11%.

Nhập siêu hàng hoá 6 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, bằng 20,9% tổng kim
ngạch hàng hoá xuất khẩu, trong đó chủ yếu nhập siêu từ thị trường Trung Quốc với trên 6
tỷ USD. Nếu không tính xuất khẩu vàng và sản phẩm của vàng thì nhập siêu 6 tháng đầu
năm đạt 8,1 tỷ USD, bằng 26,2% kim ngạch xuất khẩu.

Kết quả ngăn ngừa lạm phát cao trở lại

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2010 tăng 0,22% so với tháng trước. Chỉ số giá tiêu
dùng tháng 6/2010 tăng 8,69% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,78% so với tháng
12/2009. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm tăng 8,75% so với bình quân 6
tháng đầu năm 2009.

Năm 2009 là năm được đánh giá là thành công của Chính phủ trong chỉ đạo phòng
ngừa tái lạm phát cao trở lại khi giữ được mức lạm phát không cao, theo đó chỉ số giá tiêu
dùng tăng bình quân mỗi tháng trong quý I và quý II đều ở mức 0,44%. Sang năm 2010, tuy
chỉ số giá tiêu dùng quý I có biểu hiện tăng cao trở lại với mức tăng bình quân tháng là
1,35%, nhưng sang quý II mức tăng bình quân tháng đã giảm xuống còn 0,21%, bằng 15,6%
mức tăng bình quân tháng trong quý I/2010 và bằng một nửa mức tăng bình quân tháng
trong quý II/2009. Điều này cho thấy các chính sách bình ổn giá đã bước đầu phát huy tác
dụng. Tuy nhiên, giá trên thị trường thế giới còn có những biến động khó lường, đặc biệt là
giá các mặt hàng nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất do kinh tế thế giới trên đà phục
hồi, nhiều nền kinh tế lớn đang kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao. Điều này chắc chắn sẽ tác
động mạnh đến thị trường giá cả và sản xuất trong nước trong thời gian tới.

*KẾT QUẢ ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI, PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, Y TẾ, VĂN
HOÁ VÀ CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI KHÁC

Đời sống dân cư

Thu nhập của người làm công ăn lương cũng tiếp tục được cải thiện. Theo Nghị định
số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, từ 01/5/2010 mức lương tối thiểu của
người lao động tăng 12,3%, từ 650 nghìn đồng/tháng lên 730 nghìn đồng/tháng. Theo Nghị
định số 29/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ, cũng từ ngày 01/5/2010, thu nhập
của những đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng tăng
12,3%. Tính chung, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước trong 6
tháng đầu năm đạt 2916,6 nghìn đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2009.

Giáo dục, đào tạo

Trong năm học 2009-2010, cả nước có 910,9 nghìn thí sinh tham gia kỳ thi tốt
nghiệp trung học phổ thông và 134,2 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp hệ bổ túc trung học
phổ thông. Theo báo cáo sơ bộ, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 92,6%, tỷ lệ tốt
nghiệp hệ bổ túc trung học phổ thông đạt 66,4%.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông
cao là: Nam Định 99,8%, Hà Nam 99,7%, Thái Bình 99,7%, Phú Thọ 99,5%, Hải Dương
99,4%, Bắc Ninh 99,4%, Hưng Yên 99,4%. Nhìn chung đề thi năm nay được đánh giá bảo
đảm yêu cầu chính xác, khoa học và phù hợp với chương trình giảng dạy. Kỳ thi được tổ
chức đúng kế hoạch, đúng quy chế, bảo đảm an toàn và nghiêm túc.

Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục của cả nước, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh
triển khai công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Tính đến tháng 6/2010, cả
nước có 52/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi và 61/63 tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Cũng trong năm học 2009-2010, cả nước có 1796,2 nghìn sinh viên đại học và cao đẳng (đạt
209 sinh viên/vạn dân), tăng 4,5% so với năm học trước; 699,7 nghìn học sinh trung cấp
chuyên nghiệp, tăng 11,3%; 65,1 nghìn giáo viên đại học và cao đẳng, tăng 7,4%; 18 nghìn
giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, tăng 7,1%.

Hoạt động văn hóa, thể thao

Để chào mừng và hướng tới Đại lễ một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, trong 6
tháng đầu năm, nhiều hoạt động văn hóa có ý nghĩa diễn ra sôi nổi tại các địa phương trên
cả nước như: Lễ hội hoa Hà Nội; Lễ hội Đống Đa kỷ niệm 221 năm Quang Trung - Nguyễn
Huệ giải phóng Thăng Long; Lễ hội xuân Hà Nội 2010; Lễ hội đền Hùng; Lễ hội Cố đô Hoa
Lư, v.v…Bên cạnh đó, nhiều hoạt động khác với quy mô lớn cũng được triển khai như: Thi
sáng tác biểu trưng; thi tìm hiểu một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; vận động sáng tạo
văn học nghệ thuật có chủ đề “Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến”; Triển lãm Việt
Nam trong Triển lãm quốc tế EXPOR Thượng Hải 2010 với chủ đề “Một nghìn năm Thăng
Long - Hà Nội”; Liên hoan sân khấu Thiếu nhi quốc tế; Chương trình "Đi bộ đồng hành
hướng tới Đại lễ một nghìn năm Thăng Long Hà Nội"; Lễ ra mắt Tủ sách Thăng Long ngàn
năm văn hiến - công trình văn hóa phi vật thể trọng điểm kỷ niệm một nghìn năm Thăng
Long-Hà Nội cũng đã tạo dấu ấn tốt đẹp.

Bên cạnh các hoạt động văn hóa sôi nổi được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham
gia hưởng ứng, phong trào thể dục thể thao quần chúng cũng được tổ chức thành công và
thu hút số lượng lớn người tham gia với nhiều hoạt động như: Ngày hội văn hoá, thể thao và
du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc; Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI; giải
Đẩy gậy trẻ quốc gia, giải Bóng chuyền Nông dân “Bông lúa vàng” lần thứ nhất tại khu vực
II và giải Bóng đá trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Trong thể thao thành tích cao, ngành Thể dục Thể thao đã tổ chức thành công 10 giải
thể thao trong chương trình Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ VI cùng 59 giải thể
thao quốc gia và 5 giải thể thao quốc tế. Tại các giải thi đấu thể thao quốc tế, đội tuyển Việt
Nam đã giành 188 huy chương, bao gồm 78 huy chương vàng; 60 huy chương bạc và 50
huy chương đồng, trong đó có 4 huy chương vàng cấp thế giới và 2 huy chương vàng cấp
châu Á

Khái quát lại, sau nửa chặng đường thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2010, kinh
tế-xã hội nước ta có nhiều chuyển biến tích cực và đạt mức tăng khá trên hầu hết các ngành,
lĩnh vực. Các biện pháp bình ổn giá bước đầu phát huy tác dụng nên chỉ số giá tiêu dùng
không cao. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. An sinh xã hội được quan tâm thường
xuyên, đời sống dân cư có nhiều cải thiện. Những kết quả đạt được trên đây thêm một lần
nữa khẳng định vai trò quan trọng có tính quyết định của Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong
lãnh đạo, giám sát, chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô.
PHẦN II: LẠM PHÁT CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC NĂM 2009
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ LẠM PHÁT
I. Lạm phát
1. Khái niệm
Trong kinh tế học, lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên liên
tục theo thời gian( thường là từ 3-6 tháng). Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo
thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ
mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ.
Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng
tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội
chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân
chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu
lạm phát.
2. Cách tính và nhận biết lạm phát:
2.1 Cách tính:
- Số giá chung D ( là chỉ tiêu phản ánh toàn diện sự biến đổi của giá cả trong nền
kinh tế) D= GNPn/ GNPr
- Tỉ lệ lạm phát (gp): là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và
sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.
gp=[(Dn-Dn-1)/Dn-1]*100= [(CPIt – CPI t-1)/ CPIt-1]* 100
2.2 Nhận biết lạm phát: thông qua các chỉ số
- Chỉ số CPI (Consumer Price Index): là chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch
vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Chỉ số giả cả
thường rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định tài chính quan trọng.
- Chỉ số niềm tin người tiêu dùng - CCI (Consumer Confidence Index) là chỉ số đo
lường mức độ lạc quan hay bi quan của người tiêu dùng, thông qua hoạt động khảo sát trên
một số lượng người nhất định tại một nước, trong đó có xét đến các chỉ số kinh tế khác
- Chỉ số giá sản xuất PPI( Producer price index): là chỉ số mô tả mức độ thay đổi giá
cả trung bình trong rổ hàng hóa cố định được mua bởi nhà sản xuất.
3. Phân loại và tác hại của lạm phát:
3.1 Phân loại lạm phát:
- Lạm phát vừa phải (còn gọi là lạm phát 1 con số) : tỉ lệ lạm phát gp< 10%/
năm,trường hợp nay không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế,nên có thể
chấp nhận được.
- Lạm phát phi mã( còn gọi là lạm phát 2-3 con số): giá cả tăng nhanh,đồng tiền
mất giá nghiêm trọng,thị trường tài chính bị phá vỡ gây biến dạng nghiêm trọng đến nền
kinh tế.
- Siêu lạm phát(còn gọi là lạm phát 4-5 con số trở lên): lạm phát đột biến tăng lên
với tốc độ cao,vượt xa lạm phát phi mã,đây là thảm họa đối với nền kinh tế. Ví dụ như: siêu
lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm phát lên tới
3,25 x 106 mỗi tháng hoặc tại Hungary sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 4,19 x 1016
(giá cả tăng gấp đôi mỗi 15 giờ đồng hồ).
3.2 Tác hại của lạm phát
-Lạm phát tác động xấu đến tình hình tăng trưởng kinh tế xã hội: Lạm phát làm
giảm trầm trọng tốc độ tăng trưởng GDP vì nó làm cho người dân nghèo thêm, kiềm chế sản
xuất trong khối doanh nghiệp.
- Ảnh hướng đến đời sống của các tầng lớp dân cư: Người dân nhất là những
người làm công ăn lương, những hộ nghèo phải chiụ sự tác động trực tiếp nhất của lạm phát
trong cơn bão tăng giá. Lạm phát cũng làm giảm việc làm cho người dân trong trung và dài
hạn. Người tiêu dùng luôn lo ngại lạm phát cao dẫn tới mất giá đồng tiền.
- Ảnh hưởng nhiều đến khối doanh nghiệp: Lạm phát cũng gây ra tình trạng thiếu
tiền vì các doanh nghiệp không khai thác được nguồn tín dụng cho việc duy trì sản xuất của
mình. Do đó một số doanh nghiệp thu hẹp quy mô kinh doanh sản xuất.
4. Nguyên nhân của lạm phát: có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do:
- Lạm phát do cầu kéo: chính là lạm phát do sự tăng lên về cầu. Nghĩa là cầu về một
hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn.
Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là “quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng
hoá”.
- Lạm phát do chi phí đẩy: chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả
nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một
hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp chắc chắn cũng
tăng lên. Các doanh nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản
phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
- Lạm phát do cơ cấu: ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho
người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công
cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh
kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó.
- Lạm phát do cầu thay đổi: lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu
về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có
tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng
cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết
quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do xuất khẩu: xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung,
hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường
trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và
tổng cầu mất cân bằng.
- Lạm phát do nhập khẩu:khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó
trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.
- Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ
vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân
hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu
thông tăng lên là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát.
5. Nạn nhân của lạm phát
Khi lạm phát xảy ra thì hầu hết mọi thành phần của nền kinh tế đều trở thành nạn nhân
của lạm phát, bởi nhìn một cách tổng thể thì mỗi người đều là người tiêu dùng.
- Người về hưu: Lương hưu là một trong những “hàng hoá” ổn định nhất về giá cả,
thường chỉ được điều chỉnh tăng lên đôi chút sau khi giá cả hàng hoá đã tăng lên gấp nhiều
lần.
- Những người gửi tiền tiết kiệm: Hẳn nhiên sự mất giá của đồng tiền khiến cho
những người tích trữ tiền mặt nói chung và những người gửi tiền tiết kiệm đánh mất của cải
nhanh nhất.
- Những người cho vay nợ: Khoản nợ trước đây có thể mua được một món hàng nhất
định thì nay chỉ có thể mua được những món hàng có giá trị thấp hơn. Vậy ai là người được
hưởng lợi? Có lẽ khi đồng tiền mất giá dần thì người sung sướng nhất chính là những con
nợ vì nay khoản nợ họ phải trả có vẻ nhẹ gánh hơn.
- Những người thuộc diện nghèo trong xã hội: đây là những người chịu hậu quả nặng
nề nhất của lạm phát khi số tiền ít ỏi của họ giờ đây không đủ cho 1 bữa ăn gia đình.
6. Mặt tích cực của lạm phát:
Lạm phát ở mức độ vừa phải cũng có lợi, đó là góp phần phân phối lại thu nhập
trong xã hội giữa những người thừa tiền và những người có hàng hoá cần thanh lý. Sau khi
lạm phát kết thúc thì tiền sẽ phân phối đều hơn, ít trường hợp người này quá nhiều tiền còn
người kia quá nhiều hàng nhưng lại thiếu vốn.

CHƯƠNG II: NHỮNG VẤN ĐỀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM
2010
I : THỰC TRẠNG LẠM PHÁT

You might also like