« Home « Kết quả tìm kiếm

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.
- cân thương mại tại Việt Nam” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Ngọc Thơ..
- Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.
- Dữ liệu nghiên cứu.
- 2.1.3.2 Mô hình nghiên cứu.
- trên thế giới, kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, cán cân thương mại ngày càng được cải thiện.
- Để đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại tại Việt Nam như thế nào, tác giả đã lựa chọn mô hình ECM dựa trên phương pháp ARDL được nghiên cứu phát triển bởi Peseran và cộng sự (2001) để đo lường mức độ tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn..
- Kết quả chỉ ra rằng có sự tác động của tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại của từng loại hàng hoá, tuy nhiên tác động này đối với từng mặt hàng là khác nhau.
- Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên hay giảm xuống sẽ làm ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu và do đó gây tác động đến cán cân thương mại.
- Điều này cho thấy, cán cân thương mại Việt Nam trong thời gian gần đây đã được cải thiện đáng kể..
- Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại tại Việt Nam”.
- Nghiên cứu này cũng tương tự các nghiên cứu của Burçak Müge TUNAER VURAL (2016), xem xét các tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại..
- Tìm hiểu tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại tại Việt Nam..
- Tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến cán cân thương mại tại Việt Nam?.
- Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của từng loại mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác thương mại cụ thể như thế nào?.
- Nghiên cứu tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 01 năm 2018.
- Trong đó, tập trung nghiên cứu tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của 10 loại mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Mỹ từ năm 2011 đến 2018..
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam bằng cách thông qua việc lựa chọn nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái Việt Nam với một trong những đối tác thương mại lớn (cụ thể là Mỹ - đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam hiện nay).
- Cụ thể, tác giả nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương của Việt Nam lên cán cân thương mại của 10 loại hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam với đối tác Mỹ..
- Phạm vi nội dung: Các tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại tại Việt Nam..
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam với đối tác Mỹ giai đoạn 2011-2018..
- Quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại là mối quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà kinh tế học từ trước đến nay.
- Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng: Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại thay đổi qua thời gian, và có thể chia thành hai loại đó là quan hệ trong ngắn hạn và quan hệ trong dài hạn..
- Một số nhân tố ảnh hưởng đến thời gian tác động lên cán cân thương mại trong lý thuyết hiệu ứng đường cong J:.
- Điều này hàm ý rằng phá giá ở các nước phát triển sẽ có tác động cải thiện cán cân thương mại mạnh hơn so.
- Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và hoạch định chính sách.
- Trong nghiên cứu thực tế đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy những kết quả hỗn hợp về tác động của tỷ giá hối đoái thực đối với cán cân thương mại của một quốc gia..
- Qua thời gian, phản ứng của cán cân thương.
- Để tìm kiếm đường cong J trong dữ liệu Thổ Nhĩ Kỳ, Akbostanci (2004) đã sử dụng mô hìnhVECM, kết quả chỉ ra rằng có sự tác động giữa tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại.
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu lại không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự xấu đi trong ngắn hạn của cán cân thương mại theo giả thuyết đường cong J..
- Bên cạnh đó, nghiên cứu của Burçak Müge Tunaer Vura (2016) tìm hiểu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại dựa trên cở sở các ngành trong giai đoạn từ 2002 đến 2014 tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy sự tồn tại của đường cong J.
- Sự phân tổ ở cấp độ hàng hóa cho phép cân nhắc ảnh hưởng của những thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực đối với cán cân thương mại của từng ngành.
- Một số ngành thì mất giá tiền tệ ban đầu sẽ làm xấu đi cán cân thương mại trong ngắn hạn, trước khi dẫn đến sự cải thiện trong dài hạn.
- Tuy nhiên, một số ngành thì mất giá tiền tệ ban đầu làm cải thiện cán cân thương mại trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì không, hoặc ngược lại.
- Bài nghiên cứu này xác định các yếu tố kinh tế chính ảnh hưởng đến cán cân thương mại song phương của Malaysia và Thái Lan với Mỹ và Nhật Bản.
- Kết quả nghiên cứu ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng sự mất giá trong các trường hợp phù hợp có thể ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vĩ mô trong đó có cán cân thương mại và tài khoản vãng lai.
- Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa cán cân thương mại và ba biến vĩ mô: tỷ giá hối đoái, thu nhập trong nước và thu nhập nước ngoài, trong đó tỷ.
- giá hối đoái thực là một biến số quan trọng và việc phá giá giúp cải thiện cán cân thương mại của cả hai nền kinh tế trong dài hạn.
- các biến quan trọng khác tác động đến cán cân thương mại bao gồm thu nhập trong và ngoài nước.
- việc giảm giá tiền chỉ tác động thực sự đến cán cân thương mại trong dài hạn (trong khoảng thời gian từ tám đến chín quý).
- Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không loại trừ sự tồn tại của các mối quan hệ ngắn hạn và trung hạn giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại.
- Tương tự, Peter Wilson,* Kua Choon Tat (2001) kiểm tra mối quan hệ giữa cán cân thương mại thực và tỷ giá hối đoái thực tế đối với thương mại hàng hóa song phương giữa hàng hóa Singapore và Mỹ trong giai đoạn 1970 đến 1996.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ giá hối đoái thực không có tác động đáng kể đến cán cân thương mại song phương giữa Singapore và Hoa Kỳ, rất ít bằng chứng về hiệu ứng đường cong J được tìm thấy..
- Trong dài hạn, thói quen tiêu dùng được điều chỉnh và cán cân thương mại được khôi phục..
- Theo nghiên cứu của Mohsen Bahmani-Oskooee (1991) nghiên cứu nguồn dữ liệu từ các quốc gia kém phát triển trong giai đoạn chỉ ra những bằng chứng cho thấy rằng sự mất giá trong dài hạn sẽ cải thiện được cán cân thương mại của hầu hết các nước kém phát triển.
- Tương tự, nghiên cứu của Irina Tochitskaya (2007) khi xem xét sự tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Belarus’s.
- Nghiên cứu này kiểm tra tác động của thay đổi tỷ giá hối đoái thực lên cán cân thương mại, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối quan hệ lâu dài giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái..
- Tác giả ước lượng theo các điều kiện Marshall-Lerner cho thấy việc tỷ giá hối đoái thực giảm có thể cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn..
- Antatape Brahmasrene, Komain Jiranyakul (2002) đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái thực đối với cán cân thương mại giữa Thái Lan và các đối tác thương mại lớn.
- Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy tỷ giá hối đoái hiệu lực tác động đáng kể đến cán cân thương mại song phương giữa Thái Lan và các đối tác thương mại lớn, kết luận rằng điều kiện Marshall-Lerner tổng quát dường như được giữ vững.
- Hơn nữa, bằng chứng từ nghiên cứu này chỉ ra rằng thu nhập thực tế của nước ngoài dường như không phải là yếu tố quyết định đáng kể của cán cân thương mại Thái Lan..
- Ví dụ như nghiên cứu của Edem Akorli (2017) xem xét tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Ghana trong khoảng thời gian từ 1980-2016.
- Nghiên cứu sử dụng các chỉ số kinh tế vĩ mô như CPI, GDP, tỷ giá hối đoái thực đa phương (REER) và sử dụng phương pháp hồi quy OLS để ước tính mối quan hệ dài hạn của các biến số lên cán cân thương mại.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái tác động tiêu cực đến cán cân thương mại trong dài hạn, hiện tượng đường cong J không tìm thấy trong nghiên cứu này..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại của hiệu ứng đường cong J trên cán cân thương mại Armenia, tức là khi giảm giá tiền tệ, cán cân thương mại của Armania ban đầu sẽ xấu đi, nhưng sẽ cải thiện trong dài hạn..
- Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái không còn mới, tác giả xin đưa ra một số nghiên cứu điển hình như sau:.
- Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh (2013) tập trung xác định tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn giai đoạn từ mô hình cán cân thương mại bao gồm tỷ số thương mại, thu nhập trong nước, thu nhập nước ngoài từ các đối tác thương mại chính, tỷ giá thực đa phương được đưa ra khảo sát.
- lượng theo điều kiện Marshall- Lerner là khá phù hợp, vì vậy sự giảm giá tiền tệ giúp cải thiện cán cân thương mại trong dài hạn..
- Lê Phan Thị Diệu Thảo (2013) nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1 năm 1999 đến quý 4 năm 2012 bằng việc sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp Johansen, kiểm định Engle – Granger và mô hình VECM.
- Lê Trung Dũng (2014) nghiên cứu sự thay đổi của cán cân thương mại và tỷ giá hối đoái thực theo thời gian tại Việt Nam và Thái Lan trong giai đoạn từ quý 1 năm 1998 đến quý 2 năm 2014.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự tác động của cán cân thương mại đến tỷ giá hối đoái, nhưng ngược lại có sự tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại tại Việt Nam và Thái Lan.
- Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tú (2016) xem xét tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 07 năm 2001 đến tháng 12 năm 2015.
- Cụ thể, khi đồng nội tệ mất giá sẽ làm cho cán cân thương mại xấu đi trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn cán cân thương mại được cải thiện.
- Trong mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) dựa trên phương pháp ARDL chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại trong ngắn hạn và trong dài hạn tỷ giá hối đoái thực có tác động tích cực về cán cân thương mại..
- Nghiên cứu của Trần Thị Thu Trâm, Ngô Thị Minh Ngọc, Phạm Hoàng Linh (2017) xem xét tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại song phương giữa Việt Nam và EU bằng việc sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM và mô hình đồng liên kết.
- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại có mối quan hệ cùng chiều.
- Điều này có nghĩa là khi tỷ giá tăng hay đồng Việt Nam giảm giá thì cán cân thương mại được cải thiện..
- Tổng quan hầu hết các công trình nghiên cứu cho thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, việc giảm giá hay tăng giá đồng nội tệ sẽ có tác động đến cán cân thương mại.
- Hầu hết các nghiên cứu trước đây, các tác giả khi nghiên cứu về tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại thường nghiên cứu dựa trên tỷ giá thực đa phương (REER) và những tác động của nó lên cán cân thương mại của quốc gia nghiên cứu với tất cả các đối tác thương mại của nó.
- Trong nghiên cứu này, tác giả đi theo hướng mới là nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại của từng mặt hàng cụ thể dựa trên nghiên cứu tác động của tỷ giá thực song phương (RER) lên cán cân thương mại của hàng hóa cụ thể với đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
- tỷ giá hối đoái.
- A: Cán cân thương mại của hàng hóa gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam với Mỹ B: Cán cân thương mại của hàng hóa máy vi tính và linh kiện.
- C: Cán cân thương mại của hàng hóa hải sản.
- D: Cán cân thương mại của hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác E: Cán cân thương mại của hàng hóa phương tiện vận tải và phụ tùng.
- F: Cán cân thương mại của sản phẩm từ chất dẻo G: Cán cân thương mại của sản phẩm từ sắt thép.
- H: Cán cân thương mại của hàng hóa đá quý, kim loại quý và sản phẩm I: Cán cân thương mại của hàng rau quả.
- J: Cán cân thương mại của hàng hóa cao su Tất cả các số liệu trên được tính ở giá trị logarit 2.1.3.2 Mô hình nghiên cứu.
- tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của từng loại hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn, cụ thể là:.
- (TB) i,t : thước đo cán cân thương mại của Việt Nam trong ngành i đối với đối tác thương mại Mỹ tại khoảng thời gian t.
- Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM dựa trên phương pháp ARDL được nghiên cứu phát triển bởi Peseran và cộng sự (2001) để đo lường mức độ tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương lên cán cân thương mại của từng loại mặt hàng xuất nhập khẩu Việt Nam với đối tác Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời kiểm định mô hình các tác động của nó..
- Bước 2: Tác giả thực hiện kiểm định Bounds test để xem xét mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại của ngành i.
- Từ đó, xác định mức độ tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại trong dài hạn..
- Bước 3: Ước lượng hệ số ngắn hạn bằng mô hình ECM và dài hạn bằng phương pháp ARDL để đo lường mức độ tác động của tỷ giá hối đoái thực song phương lên cán cân thương mại của từng mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác Mỹ trong ngắn hạn và dài hạn..
- Kiểm định Bounds Test để xem xét mối quan hệ dài hạn giữa tỷ giá và cán cân thương mại của ngành i.
- Kết quả ước lượng hệ số ngắn hạn và dài hạn (Bảng 2.4) cho thấy: tồn tại mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại.
- Điều này có nghĩa là có sự tác động giữa tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn..
- Khi xem xét trong ngắn hạn đối với nhóm hàng hóa A- Gỗ và sản phẩm gỗ, D- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác thì trong ngắn hạn có tác động cùng chiều tại mức ý nghĩa 1%, có nghĩa là khi tỷ giá tăng (đồng Việt Nam giảm giá) thì cán cân thương mại tăng.
- Riêng đối với nhóm hàng hóa G- Sản phẩm từ sắt thép thì trong ngắn hạn có tác động ngược chiều với cán cân thương mại tại mức ý nghĩa 10%.
- Khi xem xét trong dài hạn thì có hàng hóa A- Gỗ và sản phẩm gỗ, D- Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, I- Rau quả có tác động ngược chiều, có nghĩa là khi tỷ giá tăng (đồng Việt Nam giảm giá) thì trong dài hạn cán cân thương mại giảm..
- Bảng tổng hợp các tác động của tỷ giá hối đối thực song phương lên cán cân thương mại của từng mặt hàng.
- Hàng hóa Tác động của tỷ giá hối lên cán cân thương mại.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái tại Việt Nam có tác động đến cán cân thương mại của từng mặt hàng cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Nghiên cứu xem xét tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại Việt Nam dựa trên việc nghiên cứu tác động tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của từng nhóm hàng hóa giữa Việt Nam và đối tác Mỹ.
- Mặc dù đây không phải là đề tài mới và đã có nhiều nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại Việt Nam.
- Tuy nhiên, các bài nghiên cứu trước đây đều sử dụng tỷ giá thực đa phương, cán cân thương mại và thu nhập quốc dân (GDP) của các quốc gia là đối tác thương mại với Việt Nam.
- Trong bài nghiên cứu này tác giả đã đi theo hướng mới là đi sâu nghiên cứu vào tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của từng nhóm hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam với đối tác thương mại lớn..
- Trong giai đoạn khảo sát từ năm 2011 đến năm 2018, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại.
- Điều này có nghĩa là có sự tác động giữa tỷ giá lên cán cân thương mại cả trong ngắn hạn và dài hạn.
- Từ đó, góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu, giảm nhập khẩu, cải thiện cán cân thương mại..
- Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu sâu hơn, đặc biệt tập trung vào nghiên cứu thêm tác động của tỷ giá thực song phương lên cán cân thương mại của Việt Nam với nhiều đối tác thương mại lớn khác như Trung Quốc, Hàn Quốc.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt