intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay

Chia sẻ: ViJenlice ViJenlice | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:222

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án làm rõ một số lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác hóa các khái niệm: Tiếp cận, thông tin, tiếp cận thông tin, dịch vụ xã hội, các dịch vụ xã hội cơ bản; Xây dựng công cụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản; Mô tả các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VÕ QUỲNH HẠNH TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY (Khảo sát trường hợp tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VÕ QUỲNH HẠNH TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY (Khảo sát trường hợp tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Mã số: 62 31 30 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. Lê Ngọc Hùng 2. TS. Lưu Hồng Minh HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nghiên cứu do tôi thu thập khách quan. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Phạm Võ Quỳnh Hạnh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS. Lê Ngọc Hùng và TS. Lưu Hồng Minh, những người thầy đã tận tình hướng dẫn, phê bình, góp ý cũng như luôn động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình ấp ủ, dự định và thực hiện nghiên cứu. Các thầy, cô giáo ở cơ sở đào tạo sau đại học của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, những người đã nhiệt tình tạo điều kiện, góp ý và đưa ra những chỉ dẫn quý báu, khuyến khích động viên tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận án này. Tác giả cũng xin gửi những lời chân thành tới cha mẹ, những người thân trong gia đình, những nhà khoa học, bạn bè, các em sinh viên của khoa Xã hội học và Phát triển đã tạo điều kiện, giúp đỡ về tài liệu, góp ý động viên, khích lệ về mọi mặt để tác giả hoàn thành luận án của mình Phạm Võ Quỳnh Hạnh
  5. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIỆC TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN 17 1.1. Hướng nghiên cứu tìm hiểu về tiếp cận thông tin 17 1.2. Hướng nghiên cứu tìm hiểu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân 30 1.3. Những khoảng trống cần tập trung nghiên cứu và hướng giải quyết trong quá trình triển khai luận án 43 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN 48 2.1. Cơ sở lý luận 48 2.2. Cơ sở thực tiễn 70 Chương 3: THỰC TRẠNG TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN HIỆN NAY 75 3.1. Nội dung, tần suất tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 75 3.2. Kênh tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 95 3.3. Mục đích, địa điểm tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 104 3.4. Hiệu quả tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 109 Chương 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN THÔNG TIN VỀ CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA NGƯỜI DÂN 135 4.1. Các yếu tố nhân khẩu học 135 4.2. Yếu tố về mức độ sử dụng các phương tiện thông tin 160 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 165 1. Kết luận 165 2. Khuyến nghị 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASXH An sinh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CSSK Chăm sóc sóc khỏe DV Dịch vụ DVXH cơ bản Dịch vụ xã hội cơ bản THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TTĐC Truyền thông đại chúng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1: Một số địa chỉ nguồn tài liệu tại các thư viện mà tác giả sử dụng 11 Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo các tiêu thức điều tra (N= 800) 73 Bảng 3.1: Tần suất sử dụng vụ giáo dục của người dân 76 Bảng 3.2: Tần suất sử dụng dịch vụ y tế của người dân 80 Bảng 3.3: Những nội dung người dân tiếp cận thông tin về dịch vụ y tế 81 Bảng 3.4: Tần suất tiếp cận thông tin về dịch vụ nhà ở 87 Bảng 3.5: Tần suất tiếp cận thông tin về dịch vụ nước sạch 94 Bảng 3.6: Mục đích tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân 104 Bảng 3.7: Địa điểm người dân tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 106 Bảng 3.8: Hiệu quả tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản 110 Bảng 3.9: Đánh giá của người dân về hiệu quả của thông tin về các DVXH cơ bản 111 Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của người dân về tiếp cận DVXH cơ bản 115 Bảng 3.11: Đánh giá mức độ hài lòng của người dân khi tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản 117 Bảng 3.12: Thái độ (mức độ hài lòng) với các thông tin về dịch vụ nước sạch của người dân 118 Bảng 3.13: Thái độ (mức độ hài lòng) với các thông tin về dịch vụ nước sạch của người dân 119 Bảng 3.14: Tần suất phản hồi khi được tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân 122 Bảng 3.15: Người dân chia sẻ thông tin về các DVXH cơ bản sau khi tiếp nhận thông tin 123
  8. Bảng 3.16: Những thuận lợi khi tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân 128 Bảng 3.17: Những khó khăn khi tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân 130 Bảng 4.1: Tương quan giữa giới tính với việc có tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản 135 Bảng 4.2: Tương quan giữa giới tính với nội dung tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân 136 Bảng 4.3: Tương quan giữa nhóm tuổi với các nội dung được tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục 140 Bảng 4.4: Tương quan giữa nhóm tuổi với các nội dung được tiếp cận thông tin về dịch vụ y tế 142 Bảng 4.5: Tương quan về nhóm tuổi với các nội dung được tiếp cận thông tin về dịch vụ nhà ở 143 Bảng 4.6: Tương quan về nhóm tuổi với các nội dung được tiếp cận thông tin về dịch vụ nước sạch 145 Bảng 4.7: Tương quan giữa độ tuổi với kênh tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục 146 Bảng 4.8: Tương quan giữa địa bàn sinh sống với việc tiếp cận thông tin về dịch vụ nước sạch 148 Bảng 4.9: Tương quan giữa khu vực và thuận lợi khi tiếp cận thông tin y tế và giáo dục của người dân 149 Bảng 4.10: Mô hình hồi quy tuyến tính chỉ mối quan hệ gắn kết giữa giới tính, độ tuổi, khu vực sinh sống, học vấn và mức sống hộ gia đình với tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản 159 Bảng 4.11: Tần suất sử dụng các phương tiện thông tin của người dân 161
  9. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Nội dung tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục của người dân 77 Biểu đồ 3.2: Tần suất tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục của người dân 78 Biểu đồ 3.3: Tần suất tiếp cận thông tin về dịch vụ y tế của người dân 83 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ người dân tiếp cận các thông tin về dịch vụ nhà ở 86 Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ người dân tiếp cận các loại nguồn nước 89 Biểu đồ 3.6: Nội dung thông tin về dịch vụ nước sạch được người dân tiếp cận 92 Biểu đồ 3.7: Kênh tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục của người dân 96 Biểu đồ 3.8: Kênh người dân tiếp cận thông tin về dịch vụ y tế 98 Biểu đồ 3.9: Kênh tiếp cận thông tin về dịch vụ nhà ở của người dân 100 Biểu đồ 3.10: Kênh tiếp cận thông tin về dịch vụ nước sạch của người dân 100 Biểu đồ 3.11: Thời điểm tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 108 Biểu đồ 3.12: Mức độ hiểu biết của người dân về các chính sách giáo dục 112 Biểu đồ 3.13: Mức độ hiểu biết của người dân về chính sách y tế 113 Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ kiểm tra, giám sát thông tin về các DVXH cơ bản của người dân sau khi tiếp cận 126 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nhóm tuổi 139 Biểu đồ 4.2: Tương quan giữa trình độ học vấn với tiếp cận thông tin về dịch vụ giáo dục 151 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu về mức sống hộ gia đình 154 Biểu đồ 4.4: Tần suất tiếp cận thông tin dịch vụ giáo dục theo mức sống hộ gia đình 155 Biểu đồ 4.5: Tần suất tiếp cận thông tin dịch vụ y tế theo mức sống hộ gia đình 156 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện thông tin 160
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1: Khung phân tích 5 Hình 2.1: Mô hình truyền thông 58
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, người ta càng nhận thấy vai trò quan trọng của thông tin. Thông tin đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, là công cụ để điều hành, quản lý, lãnh đạo của mỗi quốc gia, là phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc gia dân tộc, là nguồn cung cấp trí thức, cũng là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin được coi là yếu tố quyết định cho cơ hội phát triển, thành đạt và tự chủ của mỗi quốc gia, tổ chức và mỗi con người. Chính vì vậy, tiếp cận thông tin đã trở thành một trong những quyền cơ bản của con người. Trong xu thế hội nhập đầy biến động, quyền được tiếp cận với mọi thông tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống sẽ giúp công dân nắm được quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ mà mình phải thực hiện. Ở Việt Nam, nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1/6/2012 cuả Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “đảm bảo an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Trong đó đề cập rõ từng dịch vụ xã hội cơ bản. Đảm bảo mức tối thiểu một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiếu số”. Thực hiện nghị quyết đó, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nỗ lực quan tâm, đầu tư cho hoạt động an sinh xã hội nhằm đảm bảo con người có cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc, và công bằng xã hội. Trong hệ thống an sinh xã hội, nhà nước luôn đảm bảo trong việc cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản (gồm: dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, dịch vụ nhà ở, dịch vụ nước sạch, dịch vụ thông tin truyền thông) cho người dân vì đây là các hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người để con người có thể tồn tại và phát triển. Việc đáp ứng hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản sẽ giúp: Bảo đảm các nhu cầu cơ bản của người dân, bao gồm nhu cầu sống, nhu cầu hội nhập xã hội và nhu cầu an sinh tại cộng đồng; Là chìa khóa để phát triển “vốn con
  12. 2 người” hướng tới một lực lượng dân số khỏe mạnh và có tri thức nhằm có được sự độc lập về kinh tế và chủ động tham gia thị trường lao động; đồng thời thực hiện công bằng, đảm bảo mọi người có được các điều kiện cùng tham gia vào quá trình phát triển xã hội; đảm bảo đầy đủ quyền được mưu sinh, quyền hưởng các lợi ích từ các dịch vụ xã hội cơ bản đem lại. Chính vì vậy, các thông tin liên quan đến dịch vụ xã hội cơ bản có mối quan hệ và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Do vậy, các yếu tố về tiếp cận thông tin với vấn đề này của người dân cần được đặc biệt chú ý nghiên cứu. Bắc Giang là một tỉnh trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Trong những năm gần đây kinh tế của Bắc Giang có sự chuyển mình đáng kể nhưng đời sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt còn sự chênh lệnh về kinh tế - xã hội giữa các huyện và ngay trong chính bản thân huyện đó. Vậy người dân muốn được hưởng tối thiểu đến tối đa các lợi ích từ dịch vụ xã hội cơ bản, trước hết họ phải tiếp cận với các thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản. Nhận thức được tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản, nên tác giả tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay” làm luận án nghiên cứu của mình. Luận án nhằm tập trung trả lời những câu hỏi: việc tiếp cận thông tin về dịch vụ xã hội cơ bản đó như thế nào? Tiếp cận các nội dung gì? Qua các kênh nào, mục đích tiếp cận ra sao, có trao đổi, chia sẻ và kiểm tra, giám sát thông tin sau khi đã được tiếp cận, gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi tiếp cận thông tin. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân hiện nay. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một
  13. 3 số gợi ý về giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu và thao tác hóa các khái niệm: tiếp cận, thông tin, tiếp cận thông tin, dịch vụ xã hội, các dịch vụ xã hội cơ bản. - Xây dựng công cụ nghiên cứu - Phân tích thực trạng tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản: - Mô tả các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. - Kiểm định giả thuyết nghiên cứu. - Nghiên cứu đề xuất một số gợi ý về giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp cận thông tin về các DVXH cơ bản của người dân (cụ thể: đưa ra một số gợi ý về khuyến nghị tới cơ quan làm công tác truyền thông để đưa ra được mô hình truyền thông hợp lý giúp người dân tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng, dễ dàng, hiệu quả. Nghiên cứu cũng đưa ra một số gợi ý nhằm hỗ trợ, hướng dẫn người dân tiếp cận với các thông tin một cách hiệu quả nhất nhằm thụ hưởng tối đa lợi ích của các dịch vụ xã hội cơ bản. Đồng thời gợi ý các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, xây dựng và thực thi chính sách đưa ra các chính sách phù hợp với nhu cầu của người dân hiện nay về các dịch xã hội cơ bản). 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: Người dân huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, để có các thông tin bổ sung, giải thích và có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu, do vậy nghiên cứu chọn bổ sung thêm nhóm tham gia phỏng vấn sâu: Cán bộ lãnh đạo xã, cán bộ các ban ngành, đoàn thể.
  14. 4 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - Phạm vi thời gian: Từ năm 2016- 2019 - Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi luận án tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu của người dân, bao gồm 4 loại dịch vụ: dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch. Vì đây là 4 dịch vụ thiết yếu nhất, đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho người dân. Vì vậy, tác giả nghiên cứu nhằm tìm hiểu xem mức độ tiếp cận thông tin của người dân về 4 dịch vụ xã hội cơ bản này ra sao để qua đó giúp người dân có thể tiếp cận thông tin đầy đủ nhằm hưởng lợi ích từ các DV đó. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Thứ nhất: Những thông tin về dịch vụ xã hội cơ bản nào được người dân tiếp cận nhiều? - Thứ hai: Người dân tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản qua kênh nào? - Thứ ba: Hiệu quả tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân ra sao? - Thứ tư: Yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận thông tin về dịch vụ xã hội cơ bản của người dân? 5. Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết 1: Người dân tiếp cận thông tin về dịch vụ y tế cao hơn so với dịch vụ giáo dục, nhà ở và nước sạch. - Giả thuyết 2: Người dân tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản thông qua kênh truyền thông trực tiếp là chủ yếu. - Giả thuyết 3: Hiệu quả tiếp cận thông tin về dịch vụ xã hội cơ bản của người dân chưa cao. - Giả thuyết 4: Yếu tố học vấn ảnh hưởng mạnh nhất tới việc tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản.
  15. 5 6. Khung nghiên cứu, biến số 6.1. Khung phân tích mối quan hệ giữa các biến số Hình 1: Khung phân tích Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Đặc điểm nhân khẩu Nội dung, học - Giới tính tần suất Tiếp cận thông Hiệu - Tuổi tiếp cận - Địa bàn cư trú tin về các thông quả - Trình độ học vấn tinthông tiếp - Mứcêu sống DVXH cơ bản cận của người dân Kênh tiếp thông hiện nay: cận thông tin Mức độ sử dụng các tin phương tiện thông tin DV giáo dục, DV - Truyền hình y tế, DV nhà ở, - Phát thanh - Báo in DV nước sạch Mục đích, - Điện thoại địa điểm - Mạng internet tiếp cận - Mạng xã hội thông tin Bối cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội 6.2. Thao tác các biến số * Biến số độc lập 1. Đặc điểm nhân khẩu học - Tuổi: Năm sinh người trả lời - Giới tính: Nam/nữ
  16. 6 - Địa bàn cư trú: Đô thị/ nông thôn - Trình độ học vấn: Không biết chữ/Lớp.../học nghề, trung cấp/đại học trở lên - Mức sống: Nghèo/cận nghèo/trung bình/khá/giàu 2. Mức độ sử dụng các phương tiện thông tin - Báo chí: Truyền hình, phát thanh, báo in. Tần suất sử dụng Rất thường xuyên (Hàng ngày) Thường xuyên (1 vài lần/tuần) Thỉnh thoảng (1 vài lần/tháng) Hiếm khi (1 vài lần/năm) Không bao giờ - Tiếp cận các phương tiện thông tin khác: Điện thoại, mạng internet, mạng xã hội. Tần suất sử dụng Rất thường xuyên (Hàng ngày) Thường xuyên (1 vài lần/tuần) Thỉnh thoảng (1 vài lần/tháng) Hiếm khi (1 vài lần/năm) Không bao giờ * Biến số phụ thuộc - Tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay. Để đo được tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân hiện nay diễn ra như thế nào thì nghiên cứu đo thông qua các nhóm nội dung sau: Chi tiết các nhóm biến số phụ thuộc 1. Nội dung, tần suất tiếp cận thông tin Người dân được tiếp cận thông tin về các nội dung nào trong các dịch vụ xã hội cơ bản: Về tiếp cận dịch vụ giáo dục, nội dung cụ thể bao gồm: + Học phí + Cải cách chương trình giáo dục
  17. 7 + Chế độ đãi ngộ, chính sách ưu tiên của nhà nước + Giáo dục phổ thông(TH,THCS, THPT) + Đào tạo nghề + Cơ sở vật chất của trường học + Chất lượng đội ngũ giảng dạy + Đầu ra của cơ sở đào tạo + Hỗ trợ miễn giảm học phí cho các đối tượng Về tiếp cận dịch vụ y tế, nội dung cụ thể bao gồm: + Bảo hiểm y tế + Kiểm tra sức khỏe (khám sk) + Tiêm phòng vắc xin + Phòng chống bệnh dịch (Muỗi, sốt rét, sởi,...) + Cơ sở vật chất (trang thiết bị, nội thất trạm y tế, bệnh viện) + Chi phí dịch vụ y tế + Chính sách nhà nước về khám, chữa bệnh + Chất lượng đội ngũ y bác sĩ + Chất lượng dịch vụ Về tiếp cận dịch vụ nhà ở, nội dung cụ thể bao gồm: + Giá cả đất đai + Thị trường nhà đất (mua, bán, cho thuê nhà ở) + Chính sách nhà ở dành cho đối tượng đặc biệt/có thu nhập thấp + Thủ tục hành chính cấp giấy tờ nhà đất + Các dự án xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng nhà đất + Dịch vụ xây dựng, lắp đặt, sửa chữa nhà ở + Chính sách liên quan đến nhà ở Về tiếp cận dịch vụ nước sạch, nội dung cụ thể bao gồm: + Chất lượng nguồn nước + Giá cả
  18. 8 + Dịch vụ nước sạch đi kèm (đấu nối nguồn nước, lắp đặt-sửachữa...) + Hợp đồng, giấy tờ pháp lý liên quan + Chính sách liên quan đến dịch vụ nước sinh hoạt - Đo mức độ hiểu biết của người dân thông qua các nội dung (chính sách về các DVXHCB): nêu một số nội dung trong các chính sách về các dịch vụ xã hội cơ bản - Đo tần suất tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản 2. Kênh tiếp cận thông tin - Cán bộ, cơ quan đoàn thể, tuyên truyền viên - Gia đình, bạn bè, người thân - Tập huấn, giáo dục đồng đẳng - Hội họp - Các phương tiện truyền thông đại chúng (Truyền hình, phát thanh, báo in, sách, áp pích, băng rôn, tờ rơi) - Internet - Mạng xã hội * Tần suất tiếp cận các kênh Rất thường xuyên (Hàng ngày)/Thường xuyên(Một vài lần/tuần)/ Thỉnh thoảng(một vài lần/tháng)/Hiếm khi(một vài lần/năm)/ Không bao giờ 3. Địa điểm tiếp cận thông tin Nhà riêng/Trường học/Nhà bạn bè, hàng xóm/Địa điểm công cộng/Nhà văn hóa phường 4. Mục đích tiếp cận thông tin - Tìm hiểu thông tin - Để nâng cao hiểu biết - Thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản - Kiểm tra, giám sát thông tin
  19. 9 - Để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm cho người khác - Để phục vụ việc học tập, làm việc - Để giúp đỡ người khác - Để cập nhật thông tin thời sự về dịch vụ xã hội cơ bản - Để giải trí - Để kinh doanh, buôn bán (phục vụ công việc kiếm tiền - Khác. 5. Hiệu quả tiếp cận thông tin Đo thông qua: Nhận thức, thái độ, hành vi + Nhận thức: Mức độ hiểu biết các chính sách + Thái độ: Chỉ nghe/đọc/xem rồi bỏ qua (thờ ơ, nghe để đó)/ Quan tâm, kiểm tra, giám sát thông tin về độ chính xác, xác thực của thông tin/Tiếp tục tìm hiểu sâu/Áp dụng hiểu biết thông tin khi cần thiết + Hành vi: Đo thông qua phản hồi và chia sẻ thông tin của người dân khi được tiếp nhận thông tin và tần suất phản hồi. Và phản hồi qua các kênh. * Biến môi trường - Quan điểm, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Bối cảnh kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương. 7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận - Luận án sử dụng phương pháp luận Macxit (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử). Theo quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu về tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân khó có thể tách ra khỏi những ảnh hưởng và tác động từ môi trường sống. Phải đặt vấn đề nghiên cứu trong tổng thể biện chứng với vấn đề phát triển tổng thể của xã hội. Đặc biệt là trong giai đoạn xã hội có nhiều biến đổi và quá trình bùng nổ thông tin như hiện nay.
  20. 10 - Vận dụng quan điểm đường lối của Đảng và Pháp luật của Nhà nước về vấn đề an sinh xã hội nói chung và các dịch vụ xã hội cơ bản nói riêng làm nền tảng cho quá trình phân tích nội dung. - Vận dụng các lý thuyết xã hội học vào phân tích, giải thích các vấn đề khi người dân tiếp cận thông tin về các dịch vụ xã hội cơ bản. 7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính * Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, nắm bắt tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời phát hiện ra những khía cạnh mới chưa được nghiên cứu, đề cập hoặc chưa được phân tích sâu ở những nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Quá trình phân tích tài liệu thông qua công trình nghiên cứu, các bài báo cáo, sách, báo, tạp chí, các văn bản pháp quy, các công trình, ấn phẩm có liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Với mục đích xác định những khoảng trống về lý luận và thực tiễn có liên quan cũng như giúp xác định các chỉ báo, biến số. Các bước thực hiện trong phương pháp phân tích tài liệu mà tác giả thực hiện: Bước 1: Tìm kiếm nguồn thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài - Tác giả liên hệ với giáo viên hướng dẫn, trao đổi về nội dung nghiên cứu. Được giảng viên hướng dẫn gợi ý tìm các tài liệu liên quan. - Tác giả đọc phần danh mục tài liệu tham khảo của các công trình trước. Từ đó tác giả tiếp tục tìm đến các tài liệu tiếp theo. - Tác giả đến trực tiếp một số thư viện, đồng thời tìm và đọc tài liệu trên một số thư viện số.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2