Chính tả: Nhớ – viết: Chuyện cổ tích về loài người. Phân biệt r / d / gi, dấu hỏi / dấu ngã – Bồi dưỡng Tiếng việt 4

Đang tải...

TUẦN 21

Chính tả (Nhớ – viết)             Chuyện cổ tích về loài người

A. Mục tiêu bài học

         – Nhớ và viết lại đúng bốn khổ thơ trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

         – Làm đúng các bài tập có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.

B. Tìm hiểu nội dung

I. Hướng dẫn nhớ – viết 

         – Học thuộc lòng đoạn thơ từ Mắt trẻ con sáng lắm… đến Hình tròn là trái đất trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người. Hiểu nội dung đoạn viết: Trẻ em sinh ra cần nhiều thứ và mọi thứ trên trái đất đều là của trẻ em.

         – Viết đúng các từ: trẻ con, chăm sóc, hiểu biết, biết nghĩ,…

         – Bài thơ theo thế thơ 5 chữ, viết thẳng cột các chữ đầu dòng thơ. Hết một khổ thơ cách dòng viết khố thơ tiếp theo,…

II. Hướng dẫn làm bài tập

1. Nhớ – viết: Chuyện cổ tích về loài người (Xem mục I).

2. a) Điền vào chỗ trống r, d hay gi?

                           Mưa giăng trên đồng

                           Uốn mềm ngọn lúa

                           Hoa xoan theo gió

                           Rải tím mặt đường

                                                               Nguyễn Bao

b. Đặt trên chữ in nghiêng dấu hỏi hay dấu ngã?

         Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

3. Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn sau:

Bài văn đã được hoàn chỉnh

Cây mai tứ quý

         Cây mai cao trên hai mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.

         Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

         Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có cả mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận