Văn bản tường trình – Tập làm văn 8

Đang tải...

Những điều cần lưu ý

1. Tường trình là loại văn bản hay gặp trong cuộc sống. Đó là các tình huống, sự việc đã xảy ra, nhưng cấp trên chưa có cơ sở để nhận xét, kết luận. Người thực hiện hoặc chứng kiến sự việc cần làm tường trình để cấp trên hiểu đúng bản chất và có những nhận xét, kết luận chính xác.

2. Cần phân biệt tường trình với đơn từ và đề nghị (kiến nghị).

– Đơn từ: Nhằm mục đích trình bày nguyện vọng cá nhân để cấp trên xem xét, giải quyết.

– Đề nghị: Nhằm mục đích trình bày các ý kiến của một cá nhân hay một tập thể để các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền nghiên cứu, giải quyết.

3. Tường trình : Nhằm trình bày khách quan, chính xác sự việc đã xảy ra để cấp trên nắm được bản chất và có nhận xét, kết luận đúng đắn, hợp tình hợp lí.

3. Tường trình thuộc loại văn bản hành chính nên có hình thức, cấu tạo ổn định. Để tỏ thái độ tôn trọng đối với cấp trên, người viết tường trình phải có cách trình bày trang trọng, nghiêm túc. Yêu cầu căn bản nhất của một bản tường trình là phải trình bày rõ ràng các sự việc xảy ra với một thái độ hết sức khách quan. Dựa trên cơ sở khách quan đó, cấp trên mới có thể hiểu đúng bản chất sự việc và có những kết luận đúng đắn.

1. Ghi nhớ

                 – Tường trình là loại văn bản trình bày để cấp trên hoặc một tổ chức nào đó hiểu đúng bản chất sự việc.

                 – Tường trình cần được trình bày trang trọng và trung thực. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng không thể thiếu các mục sau : tường trình cho ai ? Ai viết tường trình ? Tường trình về việc gì ? Vì sao phải tường trình ? Việc đó xảy ra như thế nào ?

– Lưu ý :

+ Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ chữ to.

                 + Trình bày cần sáng rõ, gãy gọn : các phần quốc hiệu, tên văn bản và nội dung tường trình mỗi phần cách nhau hai đến ba dòng, không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.

                 + Tên người (tổ chức) tường trình, nơi nhận tường trình và nội dung tường trình là những phần không thể thiếu trong loại văn bản này.

                 + Nội dung tường trình (ngày, giờ, địa điểm, diễn biến sự việc) cần phải cụ thể, chính xác và trung thực.

                 – Cách làm văn bản tường trình

 Một văn bản tường trình cần có các mục sau đây :

a. Thể thức mở đầu tường trình gồm :

– Quốc hiệu, tiêu ngữ :

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

– Tên văn bản :                              Bản tường trình

                                                         Về việc…

Chú ỷ : Viết làm hai dòng phần Tên văn bản

– Lời mở đầu :                                Kính gửi…

b. Nội dung tường trình : Người viết tường trình (là ai ?), thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc (liên quan đến việc cần trình bày).

b. Thể thức kết thúc tường trình : Thời gian, địa điểm làm tường trình, chữ kí và họ tên người tường trình.

2. Bài tập

Bài tập 1. Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải làm tường trình ?

1. Em bị ốm nặng, không đi học được.

2. Em bị bạn ngồi bên hiểu lầm là bắt được chiếc áo mưa của người khác để quên, mà lại nhận là của mình.

3. Con mèo nhà em bỏ đi đâu mất.

4. Em muốn xin miễn giảm học phí vì hoàn cảnh gia đình khó khăn.

5. Em quay cóp trong giờ kiểm tra, bị cô giáo bắt gặp.

6. Em nói chuyện riêng quá nhiều lần trong giờ học.

7. Em nhiều lần làm thiếu bài tập về nhà và không thuộc bài.

8. Gia đình em bị kẻ gian lấy cắp chiếc xe đạp Nhật.

Bài tập 2. Hai bạn Dũng và Mạnh đùa nhau, làm đổ vỡ lọ hoa của lớp. Trước cô giáo chủ nhiệm, hai bạn đều phân trần là không cố tình làm vỡ lọ hoa. Em là người thứ ba có mặt trong việc đùa nghịch này của hai bạn, theo em nên giải quyết thế nào cho hợp tình hợp lí ? Hai bạn Dũng và Mạnh phải làm tường trình hay viết kiểm điểm để nhận lỗi trước lớp ?

Bài tập 3

1. Hãy đề xuất một tình huống phải làm tường trình.

2. Viết bản tường trình đó theo đúng quy định.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận