Trình bày luận điểm – Tập làm văn 8

Đang tải...

Những điều cần lưu ý

1. Trong quá trình tập làm văn nghị luận, tìm ra các luận điểm chưa phải đã xong, mà còn phải biết cách trình bày các luận điểm đã tìm ra theo một trình tự hợp lí nào đó để làm sáng rõ luận đề. Lúc ấy mục đích của việc làm văn mới đạt được.

2. Các kĩ năng cần rèn để trình bày các luận điểm

a. Làm thế nào để nêu rõ luận điểm ?

– Có thể nói ngay : để nêu rõ luận điểm, người làm văn cần tập viết tốt câu chủ đề của đoạn văn. Có nghĩa là : câu chủ đề phải viết cho gọn gàng, rõ ỷ. Cũng nên diễn đạt câu chủ đề sao cho gần gũi, không tách rời, không xa cách với hình thức diễn đạt của đề bài. Cũng như có thể liên hệ với đời sống thực tế khi giao tiếp : câu trả lời thường nhắc lại một phần câu hỏi.

b. Trình bày luận cứ, để làm sáng tỏ luận điểm

Trong một đoạn văn nghị luận, nếu điểm chính là luận điểm, thì luận cứ dùng để nuôi luận điểm. Một luận điểm chỉ thật sự sáng tỏ và trở nên đáng tin cậy khi nó được bảo đảm bằng những chứng cứ xác thực mà ta vẫn gọi là luận cứ.

Các luận cứ trong một đoạn văn cũng cần được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Nếu người làm văn tìm đủ các luận điểm và luận cứ thích hợp để giải quyết vấn đề và sắp xếp lại để trình bày thì đó chính là lập dàn ỷ.

+ Hệ thống sắp xếp như trên gọi là lập luận. Lập luận sẽ được coi là chặt chẽ khi giữa các luận điểm và luận cứ có sự liên kết khăng khít với nhau : lí lẽ sau kế thừa thành quả của lí lẽ trước và lí lẽ trước làm cơ sở cho lí lẽ sau theo một trật tự hợp lí, không thể bác bỏ.

+ Mặt khác, quá trình lập luận sẽ có thêm sức lôi cuốn nếu người nói (người viết) biết cách sắp xếp các luận điểm và luận cứ khiến cho toàn bộ bài văn là một dòng chảy liên tục ; các quan điểm, các ỷ kiến của người viết được làm nổi bật hẳn lên, hứng thú trong người nghe (người đọc) được duy trì mỗi lúc một cao, cho tới tận lời nói (dòng chữ) cuối cùng của bài nghị luận.

c. Biết phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ

Trong thực tế cuộc đời và trong văn học, vấn đề nghị luận rất phong phú. Việc phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ để làm rõ luận điểm diễn ra theo nhiều cách khác nhau. Có tài liệu đã khái quát sự phối hợp đó trong bốn hoặc năm dụng chính : diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành, tổng – phân – hợp. Sách Ngữ văn 8, tập hai (Thí điểm) có nêu ba dạng : diễn dịch, quy nạp, song hành… Song, xét tới cùng, học sinh chúng ta đang tập làm văn nên chỉ cần đề cập đến vài dạng hay gặp, phổ biến. Ví dụ như : diễn dịch, quy nạp…

d. Kĩ năng chuyển đoạn

Trong thực tế, đây là một thách thức, mà đông đảo học sinh thường gặp khi làm bài tập làm văn, vì trong các văn bản nói chung, và văn bản nghị luận nói riêng, có nhiều đoạn văn (nhiều luận điểm) liên tiếp nối tiếp nhau. Làm sao có được sự gắn bó giữa chúng, đó chính là kĩ năng chuyển đoạn.

Vậy các em phải hiểu rằng : chuyển đoạn là một công việc nhằm liên kết đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong ở trên. Người làm văn chỉ có chuyển đoạn một cách tự nhiên khi đã xác định được cả mối liên quan với nhau, cũng như sự khác biệt nhau giữa đoạn văn sẽ viết với đoạn văn vừa viết xong. Có hiểu như vậy, người viết sẽ tìm được cách chuyển đoạn linh hoạt, hợp lí, tự nhiên để tạo sự gắn kết. Ngoài tác dụng trên, việc chuyển đoạn – nếu làm tốt – còn có khả năng làm cho đoạn văn, ngay từ đầu, gây ấn tượng hơn, được chú ý nhiều hơn.

1. Ghi nhớ

Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý :

Chuyển đoạn bằng những từ ngữ có tính liên kết, để gắn bó luận điểm sẽ được trình bày với luận điểm đã được trình bày ở đoạn văn trên đó.

Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc được đặt ở vị trí cuối đoạn (đối với đoạn văn quy nạp).

Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức các luận cứ đó theo một trật tự hợp lí.

Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục người đọc (người nghe).

2. Bài tập

Bài tập 7. Cho đoạn văn sau :

“Thì giờ” là một cách nói về thời gian. Thời gian không phải ỉà vật cụ thể mà ta có thể trông thấy, cầm lấy được. Thời gian là một khái niệm vô hình. Vậy mà vế bên kia của câu tục ngữ, dân gian lại lấy “vàng, bạc” là những vật cụ thể, hữu hình để so sánh với thời gian. Cho nên, cách so sánh này sẽ cụ thể hoá giá trị của thời gian để con người thấy được tầm quan trọng của nó. “Vàng, bạc” là những kim loại quý, có giá trị cao trong cuộc sống xã hội loài người. Xưa nay, người đời chẳng hay nói “đắt như vàng” đó sao ? Vàng có giá trị, cho nên trong cuộc sống, khi con người đã đủ ăn, đủ mặc, của cải dư thừa, người ta thường hay mua vàng để dành, phòng lúc đau ốm, tuổi già, hoặc có việc quan trọng trong nhà cần dùng đến. Vàng, bạc còn dùng để làm đồ trang sức tô điểm vẻ đẹp cho con người. Muốn có vàng, người lao động phải làm việc chăm và giỏi, dành dụm, tiết kiệm. Vàng bạc đâu có dễ dàng đến với con người. Vậy, dân gian lại dùng lối so sánh khẳng định : “Thì giờ là vàng bạc” không những để khẳng định thời gian quý như vàng, bạc ; mà hơn thế nữa : thời gian chính là vàng, bạc đấy. Nếu bàn kĩ hơn thì thời gian còn quý hơn cả vàng, bạc, vì vàng, bạc có thể làm ra được, còn thời gian “hôm nay” đã qua, không thể làm lại thời gian “hôm nay” đã qua ấy. Không bao giờ cái đã qua trở lại được nữa.

(Bài làm của học sinh)

1. Nêu luận điểm của đoạn văn trên.

2. Hãy viết câu chủ đề của đoạn văn :

– Nếu câu chủ đề ở đầu đoạn.

– Nếu câu chủ đề đứng ở cuối đoạn.

3. Nêu trình tự sắp xếp của các luận cứ trong đoạn văn trên.

Bài tập 8. Một bạn học sinh đã chép lại văn bản sau :

Ngày xưa, con trẻ háo hức mỗi dịp Trung thu để được dạo chơi Hàng Mã – thiên đường của ngày rằm tháng tám. Đối với trẻ gái : đồ chơi ao ước có thể chỉ là bộ đồ nấu ăn bằng nhôm xám thực nhỏ, vài ba con giống bông nhỏ kết xinh xắn trong chiếc lẵng hoa xách tay,… Đối với trẻ con trai : đồ chơi là chiếc trống con, đầu sư tử to nhỏ các cỡ, các con chuột, con rùa giấy, sợi dây chun,… Những thứ đồ chơi hết sức giản dị đó đã trở nên vô cùng quyến rũ với lũ trẻ, vì nó được chơi, kết hợp với trí tưởng tượng non trẻ đang thả cho phát triển đến cao độ, bù đắp cho phần thiếu tiện nghi, quá đơn giản của vật chất trong cuộc sống. Bọn trẻ có thể tự tạo cho mình cả một thế giới phong phú trò chơi từ dăm ba vật dụng bỏ đi của người lớn, vài thứ nhặt từ ngoài ngõ. Với một chiếc vỏ bưởi, bọn trẻ có thể biến thành thịt đủ cả bì, nạc,,., cho cửa hàng bán đồ ăn của chúng. Những chiếc que kem và quả bưởi rụng non bọn trẻ có thể yên tâm với trò chơi đánh chắt, vừa đánh vừa hát mệt nghỉ cái bài “que mốt, que hai…”. Rồi trò chơi “ô ăn quan”, “thả đỉa ba ba”, “nu na nu nống” thật vui, thật hiền hoà. Nghĩa là cái ngày đó, muốn chơi được, trẻ phải thổi vào những chất liệu nghèo nàn ấy bao kịch bản, biết hát những bài dân ca,… nhờ vậy mà đã giúp cho sự phát triển tâm não – vốn văn hoá ban đầu sơ khai mà hết sức cần thiết. Ngày nay, trẻ em có nhiều trò chơi với mọi thao tác hoạt động đã được lập trình. Trẻ chỉ chơi dưới góc độ quan sát chứ ít thứ đồ chơi khiến được trẻ phải tham gia cả phần tâm não vào đó. Phải công nhận một sự thật : Trẻ em ngày nay khôn ngoan hơn, mau trưởng thành vì được tiếp xúc với nhiều thành tựu khoa học. Nhưng cũng dễ nhận ra khiếm khuyết của trẻ trong lĩnh vực nhân văn. Chúng dường như thực dụng hơn, ít yêu những tác phẩm văn học, thiếu hụt phần nào đó trong tâm thế khi chơi đồ chơi mà không được tiếp xúc với thiên nhiên, với những bài hát đồng dao thân thiết với bao thế hệ tâm hồn người Việt. Nguy hại hơn, những trò chơi hiện đại như Ni-ten-đô, Game trên máy điện tử, vi tính, hoặc một số loại trò chơi khác như súng điện, dao, kiếm,… ngoài việc gây hại cho thể lực trẻ, khiến các em trì trệ, béo phì, mắt kém ; còn đưa lại những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm thần trẻ, kích thích sự phát triển bất thường ở trẻ nhỏ tính nóng nảy, bạo lực. Trẻ em chơi quá nhiều trò chơi điện tử thì khả năng giao tiếp kém, ít thích giao tiếp, thường tự cồ lập mình, đánh giá không đúng về mình,… Lại càng ít vốn hiểu biết về tự nhiên, thiếu sự hoà đồng với ngoại cảnh và tự ti, co mình lại, khó khăn khi tìm tiếng nói chung trong giao tiếp với bạn đồng trang lứa cũng như người lớn… Trò chơi con trẻ tưởng rằng giản đơn, nhưng hàm chứa trong nó bao điều cần thiết và không thể thay thế được : Đó là tính giáo dục, sự kích thích óc tưởng tượng, tư duy sáng tạo và tính nhân bản. Thị trường đồ chơi của chúng ta thừa mà thiếu. Những đồ chơi nhan nhản ra đó luôn hấp dẫn trẻ nhưng cũng mau khiến chúng chán. Cũng đã có những hãng đồ chơi cao cấp, giàu tính sáng tạo nhưng không hợp túi tiền của đa số các bậc phụ huynh. Vài năm gần đây, Viện Bảo tàng Dân tộc học đã tổ chức những triển lãm đồ chơi dân gian với các nghệ nhân làm trống, làm đèn ông sao, đèn ông sư, đèn lồng, làm các con giống bằng bột nặn,… Các em nhỏ đến đây xem, để có thể chính mình bắt tay vào làm một món đồ chơi cho bản thân. Kết quả khá bất ngờ… Hi vọng trong tương lai, chúng ta sẽ có thêm nhiều, ngày càng nhiều những điểm vui chơi lí thú như vậy, khiến trẻ em khỏi phải xuýt xoa khi cha mẹ chúng nhó’ về những trò chơi ngày nhỏ, lại mơ về một khung trời rộng rãi…

(Theo báo Hà Nội mới chủ nhật, 7-9-2003)

1. Văn bản trên bàn về vấn đề gì ?

2. Để làm rõ vấn đề trên, người viết đã trình bày mấy luận điểm ? Cách trình bày các luận điểm có hợp lí không ?

3. Do sơ ý, bạn học sinh đã viết lại văn bản trên liền một mạch. Hãy tách thành các đoạn, theo hướng trình bày luận điểm của văn bản.

4. Em có thể trao đổi, bàn luận, nêu nguyện vọng của riêng em về vấn đề mà văn bản đã nêu. Vấn đề ấy có thiết thực với trẻ thơ không ?

Bài tập 9. Cho câu chủ đề sau :

Nếu không có hình tượng nghệ thuật con chó Vàng, chắc chắn tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao không thể hay đến thế.

1. Hãy phát triển câu chủ đề đã cho tạo thành một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu.

2. Đoạn văn đã bàn bạc về luận điểm gì ?

3. Từ đoạn văn đã viết trên, có thể cho biết các luận cứ của luận điểm đã nêu được trình bày theo trình tự hợp lí nào ?

Bài tập 10. Cho vấn đề sau :

Vì sao đoạn trích trong chương XVIII tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố lại được người biên soạn đặt nhan đề là Tức nước vỡ bờ ?

Hãy triển khai vấn đề trên trong một đoạn văn diễn dịch (hoặc quy nạp, hoặc tổng – phân – hợp).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận