Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh – Tập làm văn 8

Đang tải...

1. Ghi nhớ

         – Mục đích của bài “Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh” nhằm giới thiệu để học sinh tiếp xúc và làm quen với các mẫu văn bản thuyết minh thông dụng. Các mẫu này đều lấy trong các sách cố tính giáo khoa, khoa học phổ thông. Thường mỗi văn bản thuyết minh đều nhằm trả lời các câu hỏi : Sự vật (hiện tượng) ấy là gì ? Có đặc điểm gì ? Vì sao như vậy ? Nó có ích lợi gì ?

         – Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

         – Văn bản thuyết minh có tính chất khách quan, thực dụng, là loại văn bản cố khả năng cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.

         – Một văn bản thuyết minh hay, có giá trị là một văn bản trình bày rõ ràng, hấp dẫn những đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh.

         – Văn bản thuyết minh sử dụng ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

2. Bài tập

Bài tập 1. Cho các văn bản sau :

1.          Ở nước ta, tiền giấy được phát hành lần đầu tiên dưới thời nhà Hồ (1400 – 1407) nhưng chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn. Sau khi Pháp xâm chiếm Việt Nam, ngân hàng Đông Dương ra đời năm 1875 và tiền giấy bắt đầu được phát hành ở Nam Kì và Hải Phòng vào khoảng những năm 1891 – 1892. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, ngày 31-1-1946, Chính phủ đã kí Nghị định phát hành tiền giấy Việt Nam và đến ngày 30-11-1946 tờ giấy bạc đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra đời. Ngày 5-6-1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và phát hành loại tiền giấy mới. Từ đó đến nay, nước ta đã trải qua hai lần đổi tiền (1959 và 1985) và một lần thống nhất tiền tệ hai miền Nam Bắc theo loại tiền mới (năm 1978).

(Theo báo Nhi đồng chăm học,

số 32, 2003)

2.          Tính hiện đại của lí luận văn học và phê bình văn học là một đề tài rất phong phú.  Tính hiện đại  đó tất yếu gắn liền với tính khoa học, tính nhân văn, tính chủ thể ; với nhu cầu tự do dân chủ, bình đẳng, công bằng, văn minh… Phê bình văn học trong ý nghĩa hiện đại không hề có nghĩa là “đánh người”, mà là sống, là cùng chung sống và sáng tạo trong xã hội văn học, cùng làm giàu cho nền văn học dân tộc Việt Nam ta.

(Trích Tính hiện đại của tư duy lí luận, phê bình văn học

của Trần Đình sử, báo Văn nghệ, số 34,

ra ngày 23-8-2003)

3. – Cha : Câu tục ngữ “Mềm nắn rắn buông” ý nói gì vậy ?

– Dạ, câu này dạy ta kinh nghiệm chọn trái cây chín khi ăn ạ !

(Theo báo Thiếu niên tiền phong,

số 132, tháng 12-2002).

4.          Tớ vốn xấu xí hơn những đứa trẻ khác (tớ biết rõ điều này, vì tớ là đứa nhạy cảm đặc biệt và lại có đôi tai cực thính nữa). Chính vì điều này mà tớ luôn tìm cách “xù lông nhím” với bất cứ đứa trẻ con nào “mon men” quanh tớ. Ngày khai giảng đầu năm nay, ngay khi thằng bé xinh trai ngồi đầu bàn vô tình huých vào tay tớ, tớ đã thẳng tay gõ đánh “cốp” vào cái đầu mượt bóng của nó. Tất nhiên là thằng đó khóc và dĩ nhiên là cô giáo “hỏi tội” tớ. Cô nói thế này này : “Ôi ! Cô bé ! Con có đôi bàn tay thật đẹp. Những ngón tay hồng mũm mĩm mới đáng yêu làm sao ! Bàn tay xinh đẹp thế này mà con cốc bạn thì tay sẽ bị… bớt đẹp đấy!”. Hoá ra tớ có đôi bàn tay đẹp ! Sao trước đây chẳng ai nói với tớ nhỉ ? Và một người bị gọi là xấu xí thì làm sao lại có “đôi tay đẹp” cơ chứ ! Thế là ý nghĩ “mình thật xấu xí” bỗng biến mất tăm khỏi đầu óc tớ, tớ bắt đầu làm quen và chơi vui thoải mái với các bạn và tớ rất thích cái tên “tay đẹp” mà tụi nó dành cho tớ từ hôm cô giáo tớ nói ra điều này. Thấy tâm tính con gái đổi thay, bố mẹ tớ cũng rất mừng. Điều đó là nhờ “phép màu của cô tiên” là cô giáo tớ đấy !

5.          Cá đuối thường sống ờ vùng biển nhiệt đới. Thân hình chúng nom dẹt và mỏng, do hai vây ngực rộng và phẳng ở hai bên, gắn liền với thân. Khi cá bơi, các vây ngực mềm này chuyển động lên xuống trong nước trông rất đẹp. Cá đuối màu xanh sẫm, nhưng cũng có loài đuối lưng có những đốm màu trắng nom rất nổi bật. Chiếc đuôi dài giúp cá đuối giữ thăng bằng dưới nước. Tuy nhiên, đuôi cá đuối có nọc độc, có thể châm đốt gây nguy hiểm cho người và các động vật khác. Cá đuối thích sống thành từng đàn. Người ta có khi nhìn thấy bầy cá đuối ba đến bốn con. bơi cạnh nhau. Chúng cũng rất thích nhảy múa nữa. Lúc “cao hứng”, cá đuối còn nhảy vọt lên trên mặt nước, cao đến vài mét. Song, cá đuối cũng biết giấu mình dưới cát để tránh kẻ thù.

(Theo Thu Ngân, báo Hoạ mi, số 35, 2003)

Các văn bản trên đây có phải là văn bản thuyết minh không ? Vì sao ?

Bài tập 2.

1. Hãy đặt tên cho các văn bản ở Bài tập 1.

2. Những văn bản thuyết minh được xác định ở Bài tập 1 đã cung cấp tri thức gì cho bạn đọc ? (Về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên hay xã hội ?). Nêu cụ thể.

3. Hãy chứng minh ở các văn bản thuyết minh đã nêu ở Bài tập 1 có ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

Bài tập 3.

Viết một đoạn văn ngắn để thuyết minh một trong các đề tài sau đây :

1. Quyển vở soạn văn.

2. Quyển nhật kí của lớp em.

3. Sổ tay văn học của học sinh Trung học cơ sở.

(Mỗi đoạn từ 12 đến 15 câu).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận