« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao – Văn mẫu 11


Tóm tắt Xem thử

- Nam Cao luôn được đánh giá là một cây bút hiện thực xuất sắc mặc dù trước Nam Cao đã có rất nhiều các tác giả hiện thực nổi tiếng khác.
- Ông vừa là một nhà văn hiện thực nghiêm ngặt lại vừa là một nhà nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc.
- Ông thường viết về hai chủ đề chính: về những người nông dân lam lũ, nghèo khổ và bi kịch về những người trí thức tiểu tư sản, trong đó, tác phẩm Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao về đề tài này.
- Người trí thức Hộ, một nhân vật của Đời thừa luôn bị rơi vào bi kịch tinh thần.
- Một nhà văn có rất nhiều những hoài bão, những lý tưởng cao đẹp, một nhà văn chân chính luôn sống bằng tinh thần yêu thương bị tha hoá nhân cách khi phải đối diện với cuộc sống tù túng, bế tắc về vật chất.
- Nhân vật Hộ là một nhân vật điển hình của những người trí thức lúc đó..
- Khi khám phá bi kịch tinh thần đó của họ, Nam Cao luôn khẳng định quá trình vươn lên hướng thiện của chính họ.
- Đồng thời Nam Cao qua đó đã lên án gay gắt xã hội thực dán phong kiến đã làm cho không chỉ những người nông dân mà còn cả một tầng lớp trí thức phải rơi vào bế tắc.
- Nhân vật nhà văn Hộ rơi vào bi kịch của một nhà văn mà sâu sắc hơn nữa đó là bi kịch về chính con người của Hộ.
- Trong tác phẩm, nhân vật Hộ luôn khắc khoải, thất vọng trước hết bi kịch này đến bi kịch khác.
- Nhưng có lẽ bi kịch tinh thần đầu tiên của Hộ là bi kịch về văn chương.
- Với nhà văn Hộ, anh luôn mang trong đầu những hoài bão lớn, anh luôn khinh thường những tủn mủn vật chất.
- Hộ là một nhà văn chân chính, là một người có tài, có hoài bão, là một nhà văn mà đáng để người ta tôn trọng và nâng niu.
- Hộ là một người rất “mê văn”.
- Hộ yêu văn đến nỗi có thể nói về văn chương bằng tất cả lòng nhiệt thành của mình, hơn nữa Hộ không chỉ là một người mê văn đến kỳ lạ mà còn là người rất có ý thức trách nhiệm về nghề văn của mình.
- Hộ đã từng nói tuyên ngôn về nghệ thuật của mình: “Văn chương phải là một cái gì đó lớn lao, nó phải vừa đau đớn, vừa phấn khởi.
- Như vậy Hộ là một nhà văn rất có ý thức trách nhiệm, đã tự đưa ra yêu cầu cho mình khi viết văn, Hộ xứng đáng là một nhà văn cao cả không chỉ bởi cái tài, sự thận trọng của Hộ mà còn bởi lương tâm của mình.
- Như vậy ở nhân vật Hộ đã hội đủ tất cả những phẩm chất cao đẹp nhất của một nhà văn: có tài, có ]ý tưởng vươn tới và có lương tri..
- Một nhà văn đầy những hoài bão cao cả.
- Nhưng những hoài bão ấy khi phải đối mặt với cuộc sống tù túng, vật chất nghèo khổ như bị sụp đổ như bị tan vỡ.
- Khi Hộ phải tìm đủ mọi cách để giúp cho cuộc sống gia đình được nâng cao thì Hộ đã luôn phải viết những tác phẩm mà “khi người ta đọc song sẽ chẳng để lại một ấn tượng gì” để có chút tiền nhuận bút nhỏ nhoi, để mọi người có thể sống qua ngày, để tồn tại.
- Chính vậy mà Hộ rơi vào bi kịch.
- Bi kịch nhà văn của Hộ có giá trị tố cáo gay gắt xã hội đương thời.
- Một xã hội ngột ngạt, tàn ác đã bóp nghẹt mọi khát vọng sống của con người.
- Ở xã hội đó, con người đó, con người không những không thể thực hiện được những ý tưởng của mình mà còn làm cho con người không còn khát vọng sống nữa, họ sống chỉ như là một sự tổn tại không hoài bão, không lý tưởng mà sống một cách vô nghĩa.
- Là xã hội mà không những không hướng cho con người phải sống tốt hơn lên mà còn buộc họ phải làm trái lương tâm mình..
- Song có lẽ so với bi kịch nhà văn thì bi kịch con người đối với Hộ luôn dằn vặt giằng xé khi viết văn, Hộ thấy bế tắc túng quẫn.
- Nhưng cuối cùng chính Hộ lại là người chà đạp lên gia đình mình.
- Khi đó Hộ rơi vào bi kịch, bi kịch lớn nhất khi nhận ra mình đã tha hoá và mình đang chà đạp lên chính lẽ sống tình thương của mình..
- Nhân vật Hộ không chỉ là một người có lý tưởng, hoài bão mà Hộ còn là một con người chân chính, một người có gốc rễ là tình yêu thương.
- Hộ đã từng nói: “Kẻ mạnh là kẻ phải biết giúp đỡ người khác trên chính đôi vai của mình”.
- Hộ có một tư chất tốt đẹp của một con người chân chính.
- Chính Hộ đã nhận nuôi mẹ già con dại cho Từ.
- Đối với Từ, Hộ chính là một ân nhân.
- Song giữa họ đó không chỉ là một tình cảm nghĩa vụ mà đó còn là một tình yêu thương thắm thiết, đó còn là một gia đình hạnh phúc mà Hộ chính là trụ cột, chính là mái nhà để che chở, để yêu thương, Hộ rất yêu gia đình đó của mình..
- Nhưng khi đối diện với cuộc sống “cơm áo ghì sát đất”, thì Hộ đã chà đạp lên gia đình mình.
- Hộ chà đạp vợ con và khi tỉnh dậy thì Hộ thấy hối hận, dằn vặt vì những hành động của mình đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của mình.
- Khi đó Hộ lại rơi vào bi kịch, một bi kịch xót xa, nghiệt ngã.
- Hộ đã trở thành một người khác.
- Hộ đã bị tha hoá về nhân cách.
- Song bi kịch được đẩy lên cao nhất là khi Hộ muốn nâng cao giá trị cuộc sống của mình thì cứ phải sống trong nghèo túng, bế tắc, muốn có những tác phẩm huy thì cứ phái viết những bài “cẩu thả”, muốn yêu thương gia đình thì lại chà đạp lên chính vợ con.
- Một sự khắc khoải, một cuộc sống thừa, sống mòn mỏi trong nghèo đói, bế tác, dường như mọi cánh cửa với Hộ đã đóng sập..
- Bi kịch của Hộ còn là sự quẩn quanh của vòng luẩn quẩn tỉnh, say, say rồi tỉnh.
- Vòng tỉnh say ấy càng lặp lại nhiều lần thì nỗi đau càng xót xa và nghiệt ngã hơn để cuối cùng Hộ đã lắc đầu nói: “Thôi thế là hết! Ta đã hỏng đút rồi”.
- Một sự bẽ bàng, tê tái, một bi kịch xót xa “còn gì chán hơn khi chính mình lại chán mình”..
- Kết thúc tác phẩm là hình ảnh dòng nước mắt của Hộ, đó là dòng nước mắt biểu hiện cao độ sự hối hận của mình, biểu hiện sự muốn tìm sự chia sẻ, và cao hơn là thể hiện khát khao hướng thiện của con người.
- Hộ mặc dù rơi vào tâm trạng bi kịch tinh thần, bi kịch nhà văn phải làm trái với lương tâm của mình, bi kịch của chính con người nhà văn, lấy tình thương làm lẽ sống nhưng cuối cùng lại chà đạp lên chính lẽ sống đó của mình.
- Tuy nhiên Hộ vẫn luôn khát vọng những cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Trong Đời thừa, Nam Cao đã khẳng định được tinh thần của chủ nghĩa nhân văn cao cả.
- Bên cạnh việc phản ánh tấn bi kịch của người trí thức tiểu tư sản, ngòi bút văn chương của Nam Cao còn có khả năng nâng đỡ tâm hồn con người.
- Qua tác phẩm, ta nhận ra được giá trị to lớn của tình yêu thương, nó chính là gốc rễ của mọi giá trị cuộc sống.
- Nó cứu vớt con người và nâng đỡ tâm hồn họ.
- Chừng nào con người còn sống trong đau khổ, nhận ra được sự đau khổ của mình và muốn khao khát vươn lên một cuộc sống tốt đẹp thì chừng ấy câu chuyện trong Đời thừa còn có ý nghĩa.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt