« Home « Kết quả tìm kiếm

Vì sao nói Vội vàng là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu trước Cách mạng? – Văn mẫu 11


Tóm tắt Xem thử

- Đề văn: Vì sao nói Vội vàng là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu trước Cách mạng?.
- “Say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình, khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn và tha thiết” –.
- Hoài Thanh đã từng nói như thế về Xuân Diệu, về thơ Xuân Diệu, Xuân Diệu –.
- đã gửi gắm qua những trang thơ tất cả tình yêu, tất cả niềm khát sống say mê cuồng nhiệt, tất cả quan niệm sống chân thành tha thiết tự sâu thẳm trái tim mình trước cuộc đời.
- Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu bộc lộ rất sâu sắc những xúc cảm ấy, những nghĩ suy ấy, Vội vàng đã thực sự trở thành một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
- Vội vàng đã khẳng định ở Xuân Diệu một con mắt nhìn đời, nhìn người mới mẻ tinh tế cùng một bầu máu nóng đầy nhiệt huyết nồng nàn làm rung động tâm hồn người đọc muôn đời..
- Với Xuân Diệu, sự sống không bao giờ chán nản.
- Xuân Diệu yêu hết mình cuộc sống trần gian, cảm nhận hết mình cuộc sống bằng cả trái tim, bằng cả tâm hồn, bằng tất cả giác quan, bằng tất cả con người khát khao yêu thương.
- Nhưng càng gắn bó với cuộc đời, với tuổi trẻ, với tình yêu và hạnh phúc, Xuân Diệu lại càng cảm thấy sợ hãi lo âu, càng ý thức được sự chảy trôi của thời gian, của đời người, Xuân Diệu lại càng cảm thấy nuối tiếc cô đơn và khao khát đến tận cùng cháy bông.
- Vội vàng với những tiếng thơ dạt dào xúc cảm vừa khẳng định được một trái tim đầy tình yêu lạc quan, si mê cuồng nhiệt, vừa chất chứa bao hoài nghi lo lắng suy tư, vừa thể hiện được đầy đủ tinh tế quan niệm nhân sinh sâu sắc của thi nhân: sống là để yêu, sống phải cuồng nhiệt, sống phải tận hưởng cuộc sống chính là điều đẹp nhất..
- Ngay từ nhan đề, bài thơ đã ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa: Vội vàng đồng nghĩa với , hối hả, vội vã, gấp gáp, chỉ một trạng thái tâm lí của con người, chen lẫn lo sợ với hi vọng băn khoăn.
- Ở đây, nhà thơ đã chuyển trạng thái tâm lí ấy thành một quan điếm sống, một tuyên ngôn sống: sống gấp, sống vội, sống tận hưởng, sống chạy đua với thời gian, thể hiện một khát khao mãnh liệt nồng nàn: khát khao được sống:.
- Khát vọng ấy tưởng chừng như rất táo bạo, rất liều lĩnh, thậm chỉ là điên rồ, nhưng ẩn chứa sau đó lại là cả một tình yêu sự sống thẳm sâu, cháy bông tự sâu thẳm trái tim thi nhân..
- Với Xuân Diệu, tận hưởng sự sống chính là tận hưởng những nét tinh tuý đẹp đẽ và ngọt ngào nhất.
- Xuân Diệu muốn tắt nắng đế giữ màu, muốn buộc gió để lưu hương, Xuân Diệu như đang đi giữa cõi đời để chắt lọc tất cả những gì tinh tuý nhất, để rồi thấm đượm vào tâm hồn mình những gì tha thiết say mê đầy yêu thương, cuồng nhiệt nhất..
- Trước mắt Xuân Diệu, sự sống như đang phô bày ra, như trở thành một khu vườn ngào ngạt thanh âm và hương sắc rực rỡ tròn đầy:.
- Sau mỗi từ “này đây”, thiên nhiên và sự sống như được mở ra rực rỡ, có cả hình ảnh, có cả đường nét, màu sắc, hương vị và âm thanh: có vị ngọt nồng nàn của tuần tháng mật, có màu xanh mơn mởn non tơ của đổng nội ngút ngàn, có âm thanh êm dịu của khúc tình si say đắm….
- Dường như Xuân Diệu đã khám phá ra cả một thiên đường ở ngay chốn trần gian, đã phát hiện ra sự sống là cả một bữa tiệc rực rỡ ngon lành.
- Dường như Xuân Diệu đang mê mải đắm chìm giữa thiên đường ấy, đang say mê rạo rực giữa bữa tiệc trần gian ấy.
- Dường như Xuân Diệu đang lạc bước, đang bị ngợp mắt trước khu vườn trần tràn trề thanh sắc, trong một sự khao khát tận hưởng đến cuồng nhiệt và si mê:.
- Với Xuân Diệu, con người vẫn luôn là vẻ đẹp tròn đầy nhất, hoàn mĩ nhất.
- Tất cả những niềm say mê cuồng nhiệt, tất cả những cảnh sắc huy hoàng của cuộc sống đều được nhà thơ gọi rất trân trọng bằng một từ viết hoa: thần Vui.
- Khi sự sống đẹp nhất, căng tràn rực rỡ nhất, cũng chính là khi niềm vui dâng lên rộn ràng, rạo rực nhất và trong sự thăng hoa tuyệt vời của niềm thương yêu hạnh phúc ấy, Xuân Diệu đã thốt lên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”..
- Xuân Diệu thực sự đã cảm nhận sự sống bằng cả trái tim, bằng mọi giác quan, bằng mắt, bằng tai, bằng mũi, bằng miệng, bằng cả tâm hồn khát sống đến cháy bông, si mê..
- Càng gắn bó, yêu thương sự sống, Xuân Diệu càng ý thức được rõ ràng và sâu sắc sự ngắn ngủi của cuộc sống trần gian, càng thêm xót xa, càng thêm bế tắc và bất lực:.
- Nhưng vội vàng một nửa;.
- Càng khao khát, Xuân Diệu càng cảm thấy cô đơn, càng hoài vọng mơ ước lại càng thấy sợ hãi lo âu.
- Xuân Diệu đã ý thức được bước đi gấp gáp, vội vã không ngừng không nghỉ của thời gian, nhận ra sự đối lập giữa mùa xuân của thiên nhiên tạo hóa với mùa xuân của đời người.
- Đó là một nghịch lý đau xót, làm trào dâng trong lòng nhà thơ một nỗi tiếc nuối khôn cùng nhưng càng tiếc nuối lại càng khao khát, khát khao không thành lại càng tiếc nuối cô đơn..
- Con người thi nhân đã sống hết mình với cuộc đời, sống trong khát vọng, sống bằng ước mơ.
- Nỗi “bâng khuâng” của nhà thơ chính là cả một khối lòng xót xa đau đớn, chính là cái “tôi” cô đơn lạc lõng, trơ trọi bơ vơ giữa cuộc đời.
- Trong nỗi chua xót, nhà thơ nhìn vạn vật đều như thấm đượm sắc màu chia li xa cách:.
- Vạn vật đều cất lên tiếng nói biệt li, vạn vật đều buồn đau da diết hay chính là nỗi buồn chia li từ sâu thẳm đáy mắt nhà thơ đã tràn ra ngoài, đã phủ ngập cả không gian, đã nhuộm vạn vật trong một màu u ám.
- ở đây ta lại nhận ra sự ý thức tinh tế của nhà thơ về bước đi của thời gian.
- Thời gian cứ mãi mãi tuần hoàn, cứ mãi chảy trôi, nhưng cuộc đời con người lại không vĩnh hằng, vì vậy, con người phải chạy đua với thời gian bằng lối sống gấp gáp, sống cuống quýt, sống tận hưởng:.
- Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;.
- Với những từ ngữ như: mơn mởn, mây đưa, gió lượn, cánh bướm tình yêu…, Xuân Diệu đã vẽ nên một bức tranh trời đất rực rỡ tưng bừng, non trẻ và ứa tràn nhựa sống.
- Sự sống như đang chào đón, đang gọi mời nhà thơ trong một niềm yêu thương khát vọng dâng trào..
- Mở đầu bài thơ, nhà thơ tự xưng là “tôi”, nhưng đến đây lại xưng là “ta”, thể hiện cao độ sự khát khao hòa nhập vào cuộc đời, giao hòa với cuộc đời trong niềm yêu đời cháy bông.
- Với nhà thơ, sống là phải giao hòa, sống là phải tận hưởng, sống là phải hết mình như chính nhà thơ từng khẳng định:.
- Nhà thơ không chỉ ngắm nhìn, chiêm ngưỡng vạn vật mà còn lắng nghe, cam nhận được cả những tiếng nói bên trong, những sự vận động rạo rực lặng lẽ bên trong của vạn vật:.
- Thi nhân tận hưởng sự sống đến chuếnh choáng, đến đã đầy, đến no nê.
- Dường như ở Xuân Diệu, tình yêu và sự sống đang ứa ra, căng tràn cả ra ngoài, si mê và cuồng nhiệt..
- Hành động cắn chính là biểu hiện cao nhất của tình yêu sự sống và khát khao hạnh phúc.
- Với Xuân Diệu, tận hưởng thôi chưa đủ, ông phải “cắn”, phải “say”, phải thâu trọn cả sự sống và cuộc đời tươi đẹp trong bầu nhiệt huyết đam mê của chính mình.
- Mỗi lời thơ mở ra một hình ảnh đầy mới mẻ và táo bạo, thể hiện niềm yêu mạnh mẽ đến nồng nàn đắm say đến vội vàng cuống quýt.
- Những hình ảnh ấy như thể ta đã từng bắt gặp không chỉ một lần trong thơ Xuân Diệu..
- Vội vàng thực sự là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu, khẳng định một tình yêu sự sống tha thiết, một khát vọng sống tràn trề và một tâm hồn say mê cuồng nhiệt sôi nổi, khẳng định quan niệm sống gấp, sống vội, sống tận hưởng hết mình.
- Trong Vội vàng ta nhận ra một xúc cảm thường trực trong thơ Xuân Diệu: vừa khát khao chinh phục thiên nhiên vũ trụ, vừa lạc quan yêu đời đắm say trong sự sống trần gian, lại vừa khắc khoải trong nỗi hoài nghi, lo lắng, cô đơn, vừa lo âu sợ hãi trong sự cảm nhận về bước đi trôi chảy của thời gian, của hạnh phúc tuổi xuân đời người..
- Vội vàng sẽ mãi mãi khắc sâu trong tâm hồn người đọc ngàn đời hình ảnh của một Xuân Diệu “sinh ra để mà sống”, một Xuân Diệu “sống hết mình cho sự sống và cho thơ”, một Xuân Diệu:

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt