« Home « Kết quả tìm kiếm

Vì sao nói Vội vàng là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu trước Cách mạng? – Văn mẫu 11


Tóm tắt Xem thử

- Đề văn: Vì sao nói Vội vàng là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu trước Cách mạng?.
- Xuân Diệu là nhà thơ lớn của dân tộc, ông là một trong những nhà thơ đi đầu trong thành công của phong trào Thơ mới.
- Trên thi đàn thơ ca lãng mạn, ông là một nghệ sĩ xuất sắc nhất và vẫn được mọi người mệnh danh là “nhà thơ của sự sống”.
- Chính thi nhân đã nói về tuyên ngôn sống của mình là:.
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là sống gấp gáp, sống tham lam và sống để tận hưởng, thể hiện một niềm khát sống mạnh mẽ.
- Với Xuân Diệu, “sự sống” chẳng bao giờ “chán nản”, bởi vậy mà Xuân Diệu sống hết mực sự sống và tận hưởng hết mực nó.
- Bài thơ Vội vàng trong tập Thơ thơ của ông là một tuyên ngôn nghệ thuật tiêu biểu nhất của chính thi nhân.
- Một bài thơ thể hiện rõ nhất phong cách của thi nhân: một cái tôi thiết tha rạo rực, băn khoăn, yêu sự sống mạnh mẽ..
- Với Xuân Diệu tận hưởng sự sống chính là tận hưởng những nét tinh tuý nhất của cuộc đời:.
- Đồng thời từ “tôi muốn” được lặp đi lặp lại giống như một điệp khúc, như thể hiện niềm khát vọng đến dâng trào tột độ.
- Bài thơ Vội vàng mở đầu bằng chính những khát khao mạnh mẽ của thi nhân đã khẳng định được dấu ấn cái “tôi” thi sĩ, một cái “tôi” đầy khát khao và lắm ước vọng.
- Xuân Diệu ước có thể tắt được “nắng”, có thể “buộc” được gió, những ước muốn mà không thể nào thực hiện được.
- Gió và nắng đều là những thế lực của thiên nhiên, của vũ trụ bao la, vậy mà một cái “tôi” Xuân Diệu lại muốn chinh phục được, chế ngự được chính thiên nhiên ấy.
- Một cái tôi nhỏ bé kia như không muốn bị cuộc đời chế ngự, nên luôn có những ước vọng phi thường, táo bạo, liều lĩnh và điên rồ.
- Nhưng Xuân Diệu ước muốn như vậy để có thể giữ được màu, được hương sắc –.
- những nét đẹp đẽ nhất của cuộc đời.
- Như vậy, đằng sau khát vọng những cái không thể ấy lại chính là một tình yêu sự sống đến sâu thẳm, mãnh liệt.
- Chỉ có một niềm yêu cái tuyệt đẹp, cái hoàn mĩ như Xuân Diệu thì mới có thể mang những ước muốn điên rồ như vậy..
- Thi nhân đi giữa cõi đời để chắt lọc những gì tinh tuý của trần gian để thu lại vào trong lòng mình.
- Quả là một con người yêu si mê cuồng nhiệt cuộc sống.
- Câu thơ ngắn, nhanh nhưng lại tha thiết đến vậy, lại chan chứa bao khát khao ước vọng của thi nhân..
- Tình yêu sự sống của Xuân Diệu gắn liền với tình yêu của cuộc đời trần gian.
- Có rất nhiều nhà thơ tìm lối thoát khỏi cuộc đời nhưng duy chỉ có Xuân Diệu là người tìm lối thoát ở chính cuộc đời trần gian: ông muốn “đốt cảnh bồng lai để đưa ai nấy về hạ giới”.
- Trong thơ Xuân Diệu cuộc sống trần gian ta mới là đẹp nhất:.
- Sự sống cuộc đời như được bày biện trước mắt tác giả, tác giả miêu tả, phô bày sự tràn đầy, rực rỡ, đầy sức sống của trần gian.
- “Này đây” ở đầu các câu thơ không chỉ giống như lời giới thiệu, liệt kê vẻ đẹp của sự sống mà còn là lời mời mọc tha thiết ân tình.
- Xuân Diệu như tìm thấy một thiên đường ngay trên chính cuộc đời trần, và dường như ông đang mê mải, đắm say trong thiên đường.
- Nếu coi cuộc đời trần là một khu vườn đầy thanh sắc thì thi nhân như một người lạc bước, như bị ngợp mắt trước vườn trần trong sự tận hưởng khao khát cuồng nhiệt, si mê:.
- Sự mới mẻ của Xuân Diệu chính là coi vẻ đẹp của con người là hoàn mĩ, là thước đo cho tất cả vạn vật, là trung tâm của vũ trụ:.
- Phép so sánh giữa tháng giêng, một thứ trừu tượng với một đôi môi, một thứ rất gần gũi, thân thiết với con người, vẻ đẹp tràn đầy, tràn sức sống được so sánh với sự “ngon lành” của cặp môi quyến rũ của người con gái, Xuân Diệu cảm nhận tháng giêng không chỉ bằng thị giác mà còn có thể nếm nó.
- Câu thơ của Xuân Diệu đã thức nhọn được giác quan, yêu sự sống bằng tất cả lòng mình..
- Vội vàng –.
- nhan đề của bài thơ chỉ quan niệm sống của Xuân Diệu sống gấp gáp, vội vàng, hối hả để tận hưởng.
- Một cái tôi băn khoăn, và coi sự sống không bao giờ chán nản:.
- Dấu chấm câu khiến ta tưởng như thi nhân bị bước hụt.
- Thi nhân đang mải mê trong thiên đường của trần gian thì chợt nhận ra rằng cuộc đời không vĩnh viễn lại lo lắng, băn khoăn.
- Câu thơ thể hiện cảm xúc thường trực của Xuân Diệu: càng khát khao, càng cô đơn, hoài vọng, càng hoài vọng, mơ ước thì lại càng lo lắng sợ hãi rằng tuổi trẻ sẽ không đến hai lần:.
- Xuân Diệu luôn ý thức được sự trôi chảy của thời gian, được những bước đi gấp gáp của thời gian mà cuộc đời con người không vĩnh viễn, nên con người vốn say mê sự sống, khát khao mùa xuân tuổi trẻ cuồng nhiệt như Xuân Diệu rất sợ thời gian trôi qua mất.
- Nghĩa là tuổi trẻ và hạnh phúc sẽ tuột khỏi tay, càng tiếc nuối thì Xuân Diệu càng khao khát nhưng khi niềm khát khao ấy không thành thì Xuân Diệu lại trở về tâm trạng cô đơn, buồn lẻ loi: “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
- Ta nhận thấy sự bế tắc, sự xót xa, bất lực của con người thi nhân.
- Tác giả gọi nỗi lòng mình là sự “bâng khuâng” sự tiếc nuối nhưng thực ra đó là cả một khối lòng đau của thi nhân.
- Một lần nữa Xuân Diệu khẳng định cái “tôi” cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời..
- “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” trong tâm trạng xót xa, buồn tiếc nuối ấy, cảnh vật trong mắt thi nhân đều như đượm buồn:.
- Xuân Diệu sử dụng biện pháp nhân hóa rất thành công, đã thổi hồn vào sự vật khiến cảnh vật như có tình cảm, tâm hồn: rớm vị chia phôi, tiếng than thở của sông núi, tiếng thì thào dỗi hờn của gió, tiếng chim rộn ràng không còn vang ca.
- Xuân Diệu rất ý thức được sự trôi chảy của thời gian đồng thời sâu bên trong là thể hiện niềm khát sống mạnh mẽ..
- Chính vì vậy mà Xuân Diệu phải sống hết mình với cuộc đời, phải sống chạy đua với thời gian, phải sống gấp gáp để tận hưởng:.
- Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;.
- Xuân Diệu đã thay đổi cách xưng hô: “tôi” thành “ta” như thể hiện sự muốn hòa nhập vào cuộc sống, muốn ôm trọn cuộc đòi.
- Sự sống trong cảm nhận của Xuân Diệu là sự sống đẹp đẽ, tràn đầy thanh sắc: “Sự sống mơn mởn”, từ láy “mơn mởn” gợi ra vẻ đẹp non tơ, trẻ trung, tràn đẩy sức sống: mây đưa, gió lượn, non nước, cây và cỏ rạng….
- Những hình ảnh đó để diễn tả vẻ đẹp rạng rỡ của trời đất, sự sống như mời gọi, như chào đón lấy nhà thơ trong tình yêu mến, khát vọng đong đầy.
- Để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp ấy, Xuân Diệu muốn: riết lấy, say, thâu, và muốn cắn.
- Một loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến như diễn tá khao khát được hòa nhập vào sự sống của thi nhân, được giao hòa, được cống hiến, được tận hưởng lấy những tinh tuý của cuộc sống.
- Phải là người sống hết mình thì mới có khái khao làm đẹp cuộc đời mãnh liệt đến như vậy..
- Xuân Diệu cảm nhận sự sống bằng mọi giác quan: không chỉ chiêm ngưỡng, ngắm nhìn sự vật mà cả lắng nghe được cả những vận động bên trong sự vật: “cho chuếnh choáng”, “cho no nê”, “cho đã đầy” –.
- Điều đó khẳng định niềm yêu cuồng nhiệt si mê của thi nhân, cảm giác như sự sống đang căng trào tràn ra ngoài.
- Nhưng với Xuân Diệu chiêm ngưỡng chưa đủ, nói lời yêu thương chưa đủ mà phải “cắn”, phải thâu trọn sự sống, điều đó khẳng định niềm đam mê của chính tác giả..
- Quả thực, Xuân Diệu xứng đáng với tên gọi: “nhà thơ sinh ra là để sống” (Hoài Thanh) hay “sự sống không bao giờ chán nản” với nhà thơ.
- Quan niệm nhân sinh của thi nhân là niềm khát vọng sống mạnh mẽ.
- sống gấp gáp, vội vàng tận hưởng.
- tình yêu cuộc đời trần gian.
- và luôn thấy buồn, cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời khi không thực hiện được ước vọng nhưng sâu thẳm trong cô đơn ấy vẫn là niềm khát khao sống cuồng nhiệt, si mê..
- Vội vàng thực sự là một tuyên ngôn sống của Xuân Diệu, đã khẳng định được tình yêu sự sống tha thiết, một khát vọng tràn đầy, một tình yêu sự sống đến cuồng nhiệt si mê.
- Bài thơ đã kết thúc, đọng lại hình ảnh của một Xuân Diệu đầy khát khao ước vọng và chất chứa bao nỗi buồn hoài nghi.
- Bài thơ đã thể hiện rất rõ phong cách riêng của nhà thơ, điều đó khiến chúng ta như yêu mến thơ ông hơn, yêu mến không chỉ là bởi tài năng của Xuân Diệu mà còn bởi quan niệm sống, quan niệm nhân sinh đẹp đẽ của nhà thơ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt