« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài văn hay lớp 10: Phân tích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ


Tóm tắt Xem thử

- Chức phán sự đền Tản Viên được tác giả viết vào nửa đầu thế kỉ XVI, nội dung đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của một Nho sĩ tên là Ngô Tử Văn.
- Ngô Tử Văn châm lửa đốt ngôi đền của tên hung thần vốn là hồn ma tướng giặc họ Thôi, bởi hắn luôn nhũng nhiễu và gây ra bao tai hoạ cho dân chúng trong vùng.
- Hồn ma tướng giặc kiện tới Diêm Vương.
- Thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật về kẻ cướp ngôi đền của mình và những tội ác mà hắn đã gây ra.
- Trước mặt Diêm vương, Ngô Tử Văn dũng cảm tố cáo hắn với đầy đủ chứng cớ.
- Tử Văn được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên..
- Phẩm chất tốt đẹp của Ngô Tử Văn.
- Tử Văn trừng trị tên hung thần bằng cách đốt cháy ngôi đền của hắn, khiến cho hắn không còn chốn nương thân để tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân lành.
- Chi tiết: Chàng tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền cho thấy Tử Văn tin tưởng vào hành động chính nghĩa của mình, lấy lòng trong sạch cùng thái độ chân thành cầu mong được trời ủng hộ..
- Hành động đốt đền của Tử Văn khiến mọi người khiếp sợ, riêng chàng vẫn ung dung.
- Chuyện đốt đền tà của chàng ngay từ đầu đã gay cấn, thu hút sự chú ý của người đọc, chứng tỏ Tử Văn có khí phách cứng cỏi của một Nho sĩ chân chính..
- Cuộc đối mặt gay go, ác liệt giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc họ Thôi:.
- Điều đặc biệt là kẻ thù của chàng không phải bằng xương bằng thịt mà là một hồn ma vô ảnh vô hình nhưng đáng sợ vì nó là chỗ dựa của giai cấp thống trị trong việc áp bức, nhũng nhiễu dân lành..
- Hắn áp đảo Tử Văn bằng dáng vẻ uy nghi, bằng lời lẽ đe doạ.
- Tử Văn khí phách cứng cỏi, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên, không hề tỏ ra sợ hãi và chẳng thèm đối đáp với hắn một lời..
- Hồn ma tướng giặc kiện Tử Văn dưới Minh ti (Âm phủ).
- Trước lí lẽ xảo quyệt của hắn, Diêm vương bênh vực hắn và kết tội Tử Văn : Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc.
- Diêm Vương khăng khăng kết tội Tử Văn mà không cho phép chàng thanh minh.
- Tử Văn phản ứng bằng cách la lớn: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng.
- Thái độ bênh vực của Diêm vương đối với hồn ma tên tướng giặc khiến Tử Văn càng thêm quyết tâm vạch mặt hắn vì chàng đã được Thổ Công báo mộng cho biết về hành động xấu xa của hắn : Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm đền miếu của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu….
- Hai bên lời qua tiếng lại khiến Diêm vương sinh nghi.
- Ngô Tử Văn tung đòn quyết định để hạ gục kẻ cướp đền và giả mạo danh tính của Thổ Công : thông báo cho Diêm Vương biết lai lịch đen tối của hắn, lại còn cứng cỏi khẳng định rằng: Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi.
- Kẻ gian tà trước nguy cơ bị lột mặt nạ đã ranh mãnh biến thái độ cứng cỏi của Tử Văn trước Diêm vương thành tội hỗn láo: Ấy là trước vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm, miệng mười đơm đặt bịa tạc.
- Cao tay hơn, hắn còn cố lấy giọng điệu của người chiến thắng xin Diêm vương tha tội cho Tử Văn..
- Cuối cùng thì Tử Văn đã chiến thắng.
- Kết thúc câu chuyện rất có hậu : Dân làng xây cho Thổ Công ngôi đền mới.
- Còn ngôi mộ của tên tướng giặc kia thì tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy.
- Thật đáng đời cho kẻ xâm lược đã chết rồi mà vẫn tiếp tục gây tội ác ! Ngô Tử Văn được Thổ Công tiến cử vào Chức phán sự đền Tản Viên và Đức Thánh Tản đã bằng lòng.
- Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất..
- Ngô Tử Văn là một chàng áo vải.
- Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, trong đó có Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là nổi bật hơn cả..
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên đề cao tinh thần khẳng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt.
- Ngô Tử Văn –.
- đã châm lửa đốt đền của một tên hung thần vốn là tướng giặc xâm lược để trừ hại cho dân.
- Hồn ma tên tướng giặc họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và doạ sẽ kiện tới Diêm vương, thổ Công báo mộng cho Tử Văn biết sự thật về tung tích và tội ác của hắn, đồng thời chỉ dẫn cách đối phó.
- Ngô Tử Văn bị quỷ sứ bắtxuống âm phủ.
- Trước mặt Diêm Vương, Ngô Tử Văn đã dũng cảm tố cáo tội ác của tên hung thần cướp đền với đầy đủ chứng cớ.
- Thổ công được dân chúng xây cho ngôi đền mới.
- Tử Văn sống lại và được Thổ công tiến cử Chức phán sự đền Tản Viên..
- Nhân vật Tử Văn được tác giả giới thiệu theo phương pháp truyền thống trong văn học cổ, bao gồm tên tuổi, quê quán, tính tình : Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang.
- Cũng vì thế mà Tử Văn không thể làm ngơ trước sự việc xảy ra ngay trước mắt: Ngôi miếu thờ Thổ công của lăng vốn linh thiêng bỗng nhiên bị hồn ma của một tên tướng giặc phương Bắc bại trận cướp lấy.
- Hồn ma ấy tác oai tác quái làm cho dân chúng trong vùng khốn khổ.
- Tử Văn vô cùng tức giận.
- Sự kiện này cho thấy Tử Văn tin vào hành động chính nghĩa của mình, lấy lòng trong sạch cùng thái độ chân thành mong được trời ủng hộ.
- Như vậy hành động đốt đền của Tử Văn xuất phát từ một mục đích tốt đẹp.
- Lúc ấy, mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn nhưng chàng vẫn vung tay, không cần gì cả.
- Bởi Tử Văn nghĩ rằng hành động của mình là hợp đạo trời, được lòng người nên rất cương quyết, tự tin, không mảy may kinh hãi.
- Chàng đốt đền khiến cho hồn ma tên tướng giặc không còn chỗ trú ẩn để hoành hành, nhũng nhiễu.
- Hành động đó đã mang kịch tính cao độ ngay từ đầu nên câu chuyện về Tử Văn có sức cuốn hút rất mạnh..
- Điều đặc biệt là kẻ ác kia không phải là một con người bằng xương bằng thịt mà lại là một hồn ma vô ảnh, vô hình nhưng rất đáng sợ bởi vì nó thuộc về thế giới thần linh, chỗ dựa của giai cấp thống trị từ xưa tới nay..
- Sau đó, tác giả kể về cuộc đối mặt lần thứ nhất giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc họ Thôi: Đốt đền xong, chàng về nhà, thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng sốt rét.
- Hồn ma tên tướng giặc uy hiếp Tử Văn bằng dáng vẻ uy nghi, bằng giọng điệu vừa tỏ ra là bậc trí thức đầy hiểu biết, vừa đe doạ: Nhà ngươi đã theo nghiệp Nho, đọc sách vở của Thánh hiền, há không biết cái đức của quỷ thần sao, cớ gì lại dám khinh nhờn huỷ tượng, đốt đền, khiến cho hương lữa không có chỗ tựa nương, oai linh không có nơi hiển hiện, vậy bảo làm sao bây giờ? Biết điều thì dựng trả ngôi đền như cũ.
- Ngô Tử Văn khí phách cứng cỏi, vẫn ngồi ngất ngưởng tự nhiên.
- Hồn ma tên tướng giặc tiếp tục đe doạ Tử Văn ở mức độ gay gắt hơn: Phong đô không xa xôi gì, ta tuy hèn, há lại không đem nổi nhà ngươi đến đấy.
- Có nghĩa là hắn sẽ bắt Tử Văn phải chết và sẽ kiện chàng về tội đốt đền trước Diêm Vương..
- Những chi tiết về ngoại hình của Tử Văn không được nhắc đến, còn hồn ma tên tướng giặc lại được tả cụ thể: khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ uy nghi, nói năng thì đâu ra đấy.
- Trong khi đó, Tử Văn chỉ một mực điềm nhiên, không thèm đối đáp với hắn một câu.
- Tưởng chừng như hồn ma tên tướng giặc hoàn toàn giành thế chủ động và hắn đã dồn được Tử Văn vào thế của kẻ bị động, thua cuộc.
- Tuy nhiên, bộ mặt thật của hồn ma tên tướng giặc đã bị Thổ công báo mộng cho Tử Văn biết: Ô, đấy là viên tướng bại trận của Bắc triều, cái hồn bơ vơ ở Nam quốc, tranh chiếm miếu đền của tôi, giả mạo họ tên của tôi, quen dùng chước dối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những việc hưng yêu tác quái đều tự nó cả, chứ có phải tôi đâu….
- Như thế là Tử Văn đã có được nhân chứng quan trọng cũng chính là nạn nhân của kẻ cướp đền, mạo danh.
- Chàng trách Thổ công nhu nhược, không dám kiện hắn trước Diêm Vương và Thượng đế, mà lại chấp nhận từ bỏ chức vị, đi lánh nạn ở nơi khác.
- Lời Tử Văn như động đúng vào nỗi khổ tâm của Thổ công: Rễ ác mọc lan, khó lòng lay động.
- Tuy thế vẫn có những người dũng cảm như Tử Văn dám đương đầu chống lại chúng..
- Thổ công mách nhỏ là hồn ma tên tướng giặc quyết chống chọi với chàng và đang kiện chàng dưới Minh ti (Âm phủ).
- Đồng thời chỉ rõ cho Tử Văn cách kết tội hắn : Hễ ở Minh ti có tra hỏi, thầy cứ khai ra những lời nói của tôi.
- Thái độ của Thổ công đối với kẻ cướp là thái độ căm giận nhưng sợ hãi và bất lực, khiến cho Tử Văn phần nào nao núng, nghi ngại: Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không ? Vì cứ theo lời Thổ công thì hồn ma tên tướng giặc kia kết bè kết cánh để tác oai tác quái, còn chàng thì chỉ có một mình với tấm lòng trung thực, nghĩa khí mà thôi.
- Cái hiểm hoạ mà Thổ công vạch ra rất có thể sẽ xảy đến ngay trước mắt cho cả hai người..
- Tình thế của Tử Văn ngày càng nguy hiểm.
- Hồn ma tên tướng giặc kiện chàng dưới Âm phủ thật.
- Hắn quyết bẻ gãy ý chí của chàng trước mặt Diêm Vương để giành phần thắng về mình.
- Xuống đến cõi âm, Tử Văn bị coi như kẻ tội đồ mà chưa cần xét xử gì cả: Tội sâu ác nặng, không được dự vào hàng khoan giảm.
- Hai con quỷ dùng gông dài, thừng lớn gông trói Tử Văn mà giải đi rất nhanh..
- Đến trước điện Minh ti, chàng đã thấy hồn ma tên tướng giặc phủ phục quỳ lạy, kêu cầu.
- Không hiểu hắn nói gì mà Diêm Vương một mực bênh vực hắn và kết tội Tử Văn: Kẻ kia là một người cư sĩ, trung thuần lẫm liệt, có công với tiên triều, nên hoàng thiên cho được huyết thực ở một ngôi đền để đền công khó nhọc.
- Thì ra hắn đã mạo danh Thổ công.
- Thổ công vốn làm tới chức Ngự sử đại phu từ đời vua Lí Nam Đế, vì chết về việc cần vương mà được phong ở đây, giúp dân độ vật đã hơn một nghìn năm nay..
- Diêm vương kết tội Tử Văn càng lúc càng gắt gao mà không cho chàng được thanh minh.
- Thấy Diêm vương bênh vực hồn ma tên tướng giặc, Tử Văn với bản lĩnh cương trực, quyết không tha kẻ gian tà.
- Chàng tung đòn tấn công thứ nhất: tố cáo trước Diêm vương lai lịch đen tối, giả mạo của hắn theo đúng lời Thổ công đã báo mộng cho chàng biết.
- Sau đó, chàng còn cứng cỏi khẳng định rằng Diêm Vương muốn biết rõ xin cứ cho người đến đền Tản Viên để xác minh hư thực..
- Kẻ gian biết là Tử Văn đã-nắm đúng chỗ yếu của hắn nên không cãi, nhưng lại ranh mãnh biến ngay thái độ cứng cỏi của chàng thành cái tội vô lễ: Ấy là trước Vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc.
- Lời qua tiếng lại gay gắt giữa hai bên khiến Diêm Vương sinh nghi.
- Tử Văn vẫn khăng khăng: Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền Tản Viên để hỏi.
- Biết không thể nào uy hiếp được Tử Văn, hồn ma tên tướng giặc tỏ vẻ lo sợ nhưng vẫn cố giữ giọng điệu của kẻ bề trên, sẵn sàng tha thứ cho đối phương: Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm.
- Mọi chuyện đều đúng như lời Tử Văn đã khai, Diêm Vương giận dữ trách mắng các phán quan không giữ được chí công vô tư, để cho điều dối trá càn bậy xảy ra.
- Cuối cùng thì Tử Văn đã thắng.
- Kết thúc câu chuyện rất có hậu : Tử Văn sống lại, Thổ công được dân làng xây cho một ngôi đền mới.
- Để đền ơn Tử Văn đã giúp mình trở về ngôi đền cũ, Thổ công tiến cử chàng vào chức phán sự (chức quan xử án) ở đền Tản Viên và đức Thánh Tản ngài đã bằng lòng.
- Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.
- Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn.
- Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất.
- Đến nay con cháu Tử Văn hãy còn, người ta truyền rằng đó là nhà quan Phán sự..
- Tử Văn đi nhậm chức phán sự ở đền Tản Viên là để tiếp tục phát huy đức tính khẳng khái, cương nghị của mình và để không phụ lòng tri ân của Thổ công.
- Hình ảnh đẹp đẽ của Tử Văn ở cuối truyện làm tăng thêm ý nghĩa lãng mạn, khiến dư âm của truyện ngân vang mãi trong lòng người đọc.
- Người có tính cách cương trực như Tử Văn xứng đáng được trọng dụng.
- Tử Văn chết nhưng còn lưu tiếng tốt về sau..
- Ngô Tử Văn là một chàng áo vải.
- Lời bình đề cao tính cách cương trực, quyết đoán của Ngô Tử Văn .
- Diễn biến của kịch có thứ tự lớp lang, tính cách của các nhân vật được khắc hoạ nổi bật: Tử Văn cương trực, thẳng thắn .
- hồn ma tên tướng giặc họ Thôi xảo quyệt, thâm hiểm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt