Bài tập Ngữ văn 6: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng. Rèn luyện chính tả. Thi kể chuyện

Đang tải...

I – CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Dòng nào nói đúng phương thức biểu đạt của văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ?

          A – Miêu tả                                        C – Biểu cảm

          B – Tự sự                                            D – Nghị luận

2. Nhận xét nào dưới đây không nói đúng phẩm chất của Thái y lệnh họ Phạm ?

          A – Ưu tiên chữa bệnh cho người có thế lực

          B – Có tay nghề giỏi, coi trọng y đức

          C – Đặt tính mệnh người dân trên tính mệnh mình

          D – Có trí tuệ trong phép ứng xử

3. Chi tiết nào thể hiện rõ nhất sự công tâm đối với người bệnh của Thái y lệnh họ Phạm trong tư cách một người thầy thuốc ?

          A – Không ngại chữa những bệnh dầm dề máu mủ

          B – Thường đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, thóc gạo để chữa chạy, cấp dưỡng cho người bệnh

          C – Năm đói dựng thêm nhà cho kẻ khốn cùng, đói khát ở và chữa chạy cho họ

          D – Ưu tiên chữa chạy cho người bệnh nặng trước, bất kể họ có địa vị cao hay thấp trong xã hội

4. Dòng nào nêu đúng nhất chủ đề câu chuyện về Thái y lệnh họ Phạm ?

          A – Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

          B – Thầy thuốc không khuất phục cường quyền

          C – Thầy thuốc không thích chữa bệnh cho nhà giàu

          D – Thầy thuốc rất tài giỏi

5. Chủ đề của câu chuyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất Ở tấm lòng được thể hiện như thế nào trong văn bản ?

          A – Ở tiêu đề và ngầm trong các đoạn

          B – Câu mở đầu truyện

          C – Ở câu kết thúc truyện

          D – Không thể hiện qua câu nào, chỉ thể hiện ngầm trong các đoạn

6. Lời đáp của Thái y lệnh : ” Tôi hãy cứu họ (người phụ nữ bình dân) trước, lát nữa sẽ đến vương phủ “ với viên quan Trung sứ đã cho thấy điều gì ?

          A – Y đức và bản lĩnh vững vàng của Thái y lệnh

          B – Sự ngang tàng, thách thức nhà cầm quyền của Thái y lệnh

7. Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất ý nghĩa lời nói của Thái y lệnh với quan Trung sứ : Tôi có mắc tôi cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tồi xin chịu ?

          A – Thể hiện sự tự bào chữa khôn ngoan tội lỗi của Thái y lệnh

          B – Thể hiện bản lĩnh nghề nghiệp và sự coi thường uy quyền của Thái y lệnh

          C – Thể hiện y đức, bản lĩnh nghề nghiệp và sự ứng xử thông minh của Thái y lệnh

          D – Thể hiện y đức và thái độ coi việc cứu người là trên hết của Thái y lệnh

8. Trong câu Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu có mấy cụm động từ ? (chọn phương án trả lời và chỉ ra dưới mỗi cụm động từ theo sự lựa chọn của mình)

          A – Một                                         C – Ba

          B – Hai                                           D – Bốn

9. Những cụm động từ đó giữ chức năng gì trong câu ?

          A – Làm chủ ngữ                            B – Làm vị ngữ

10. Hành động đi cứu người thường dân bị bệnh nặng trước rồi đến vương phủ khám bệnh cho quý nhân sau cho thấy thái độ của vị Thái y là như thế nào ?

          A – Coi việc cứu sống con người là trên hết

          B – Chỉ thích chữa bệnh cho người nghèo

          C – Thích làm trái ý người có quyền chức

          D – Không thích chữa bệnh cho người giàu

11. Câu nói với Thái y lệnh họ Phạm : Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi chứng tỏ Trần Anh Vương là người như thế nào ?

          A – Độ lượng, bao dung với kẻ dưới

          B – Thương người, yêu quý nhân dân

          C – Khôn khéo trong ứng xử với kẻ dưới

          D – Hiểu người hiền tài, trọng nhân đức

12. Nhận xét nào dưới đây không chính xác khi nói về nghệ thuật của truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng ?

          A – Tình tiết rắc rối, phức tạp

          B – Ngôn ngữ hàm súc

          C – Bố cục chặt chẽ, hợp lí

          D – Truyện có tính giáo huấn

13. Trong các tổ hợp từ sau, đâu là cụm tính từ ?

          A – Định cứu tính mạng người ta                            C – Còn sung sức lắm

          B – Còn trông vào chúa thượng                                D – Bày tỏ rõ lòng thành

14. Hãy thử chia truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng thành năm đoạn. Chỉ ra vai trò và nội dung mỗi đoạn truyện.

15. Có người cho rằng chỉ cần giữ lại đoạn 1, đoạn 4 và đoạn 5 là câu chuyện đã hoàn chỉnh. Ý kiến của em như thế nào ?

16. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng là một truyện trung đại ghi chép lại một câu chuyện có thật bằng cách sắp xếp, dẫn dắt các sự việc gây được hứng thú cho người đọc. Em hãy tìm vài ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.

17. Thay lời Thái y lệnh họ Phạm kể lại những suy nghĩ và hành động của ông khi không sợ quyền uy, quyết tâm cứu cuộc sống của người bệnh.

18. Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc của mình về những tấm gương y đức sau khi đọc chuyện kể về Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh họ Phạm.

19. Muốn kể miệng một câu chuyện nên tránh điều gì ?

          A – Kể lại nội dung câu chuyện theo đề cương đã chuẩn bị

          B – Dùng nhiều lời lẽ văn hóa, đưa đẩy

          C – Dùng từ ngữ thích hợp, âm lượng vừa phải

          D – Dùng nét mặt, cử chỉ để bộc lộ cảm xúc

20. Yêu cầu nào sau đây không phải là yêu cầu biết kể chuyện hấp dẫn ?

          A – Nắm vững nội dung câu chuyện định kể

          B – Mở đầu câu chuyện một cách ấn tượng

          C – Không nhìn vào người nghe

          D – Âm lượng vừa phải, cách nói cuốn hút

21. Dòng nào thể hiện sự khác biệt giữa kể chuyện với sáng tác truyện ?

          A – Biết lựa chọn ngôn ngữ để làm rõ câu chuyện

          B – Biết làm chủ câu chuyện

          C – Biết thể hiện thái độ đối với câu chuyện

          D – Biết diễn cảm

22. Phụ âm nào có thể điền vào phần khuyết thiếu trong các từ ở câu văn : Bước đi /… / ầm /…/ ập như là đất rung ?

          A – s                                                  C – r

          B – X                                                  D – d

23. Dòng nào có từ viết chưa đúng chính tả ?

          A – Nóng hầm hập                                               C – Đi rầm rập

          B – Mưa xầm xập                                                 D – Run cầm cập

24. Dòng nào có từ viết chưa đúng chính tả ?

          A – Tan tác                                                             C – Toang tác

          B – Hoang hoác                                                     D – Quang quác

25. Trong hai dòng thơ sau, dòng nào viết đúng chính tả ?

          A – Ca nô đội lệch                                        B – Ca lô đội lệch

II – GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KHÓ

Phần Tự luận

14. Có thể chia truyện làm năm đoạn :

          Đoạn 1 : Cụ tổ… phụng sự Trần Anh Vương – mở đầu truyện.

          Đoạn 2 : Ngài thường đem hết của cải … vắng người – diễn biến truyện.

          Đoạn 3 : Bỗng liền năm đói kém … trọng vọng – diễn biến truyện (Thái y lệnh cứu giúp bệnh nhân và những người khốn cùng).

          Đoạn 4 : Một lần… mong mỏi – diễn biến truyện (Thái y lệnh làm trái lệnh Trần Anh Vương để đi cứu người bệnh nặng trước, chữa bệnh cho quý phi sau).

          Đoạn 5 : còn lại – kết thúc truyện (con cháu kế nghiệp Thái y lệnh).

15. Giữ lại đoạn 1, 4, 5 là hoàn chỉnh câu chuyện, đủ nói về y đức của Thái y lệnh. Thế nhưng nếu thêm đoạn 2 và 3 thì lòng thương yêu, quyết tâm cứu sống người bệnh đến không sợ quyền uy được khắc sâu hơn và như vậy chủ đề truyện nổi bật hơn.

17. – Vai kể là Thái y lệnh.

          – Nội dung kể : sự việc đoạn 4 (Thái y lệnh làm trái lệnh Trần Anh Vương để đi cứu người bệnh nặng trước, chữa bệnh cho quý phi sau, không sợ quyền uy).

          – Lưu ý: Vì người kể là Thái y lệnh nên cần đi sâu vào những suy nghĩ nội tâm của Thái y lệnh, không nên kể việc, tránh cho người đọc hiểu là Thái y lệnh đang khoe công trạng.

18. Viết đoạn văn khoảng 10 dòng với yêu cầu :

          – Nội dung : cảm xúc về những tấm gương y đức từ hai truyện Tuệ TĩnhThái y lệnh họ Phạm.

          – Cảm xúc chân thành, dựa trên những tình tiết chính và ý nghĩa của hai truyện trên.

Phần Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Lựa chọn

B

A

D

A

A

A

C

C

B

A

Câu

11

12

13

19

20

21

22

23

24

 

Lưa chọn

D

A

C

B

C

D

C

B

C

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận