Bình giảng một khổ thơ mà anh (chị) thích nhất trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

Đang tải...

Bình giảng một khổ thơ mà anh (chị) thích nhất trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy

Về một khổ thơ mà anh (chị) thích nhất trong bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy.

Bài làm

Cùng với Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Sông Thao, Đò Lèn là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được bạn đọc yêu thích nhất. Cái hay của bài thơ nằm trong tình cảm chân thành, sâu sắc mà nhân vật trữ tình dành cho người bà của mình. Có những đoạn thơ cảm động, chỉ đọc một lần ta cũng nhớ mãi:

Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm.

Đây là khổ thơ thứ tư trong bài. Để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của đoạn thơ, không thể không đặt nó trong chính thể tác phẩm. Trước khổ thơ này, nhà thơ Nguyễn Duy – đồng thời cũng là nhân vật trữ tình trong tác phẩm – đã đưa người đọc trở về với những kỉ niệm thuở ấu thơ. Dòng hồi tưởng của tác giả còn trở về với những lam lũ, cực nhọc âm thầm của bà ngoại. Những kỉ niệm thuở thiếu thời của Nguyễn Duy chủ yếu là những cuộc đi chơi. Không gian chơi của cậu bé – nhân vật xưng tôi – không phải là sân bóng, bờ ao, vườn cây, cánh đồng… mà chủ yếu là những đền, chùa. Và mùi hương còn theo mãi nhân vật trữ tình – mùi hương mà dẫu thời gian có đẩy quá khứ cách vời bao xa chăng nữa – không phải là hương ổi, hương nhãn, không phải là hương đòng đòng mà là hương thơm của huệ trắng quyện với khói trầm. Cái còn nhớ sâu nặng nhất là mùi hương ấy. Còn cái không thể biết, cái tuổi thơ đã vô tình không nhận ra lại chính là những nhọc nhằn, “cơ cực” mà bà ngoại vẫn âm thầm chịu đựng. Có thể dùng hai chữ bất ngờ để diễn tả tâm trạng người cháu khi biết được những cơ nhọc của bà. Yêu thương, kính mến, và một chút ân hận cùng với cảm thức về tiên phật đã giúp Nguyễn Duy diễn tả thành công những bối rối, phân vân trong lòng mình:

Tôi trong suốt giữa đòi bờ hư thực

Rất thông cảm với tâm trạng nhân vật trữ tình lúc này nhưng thật khó để diễn tả chính xác giá trị biểu đạt của hai chữ “trong suốt”. “Trong suốt” vốn là tính từ chỉ tính chất trong đến mức có thể nhìn thấu qua lại được sử dụng vói chức năng làm động từ tình thái, diễn tả trạng thái cảm xúc của nhân vật trữ tình. Trạng thái này rất gần với trạng thái đốn ngộ của các bậc tu hành nhà Phật. Dường như người cháu đang đốn ngộ về những hi sinh âm thầm của bà ngoại. Cái vốn hiện hữu, gần gũi ngay bên mà đến giờ cháu mới nhận ra. Hư chính là đấy, còn thực đâu? Thực cũng chính là đấy. “Trong suốt” là cách diễn đạt độc đáo, không tả nhưng lại gợi được rất nhiều.

Cảm giác băn khoăn, phân vân tiếp tục được Nguyễn Duy diễn tả ở câu thơ sau:

Giữa bà tôi và tiên phật thánh thần

Đến đây, ta có thể hiểu rằng nhân vật trữ tình đang thực hiện một phép so sánh, nhưng không phải so sánh tương phản mà so sánh tương hỗ. Trong tâm thức cháu, bà cũng chính là tiên phật, thánh thần. Chỉ có điều bà hiện hũu giữa đời thực chứ không hư hoặc. Phép đối sánh này không chỉ tôn lên vị trí người bà trong tâm thức cháu mà còn khẳng định lòng kính yêu, sự tôn thờ cháu dành cho bà.

Trạng thái “trong suốt” được đặt giữa các thái cực hư – thực, bà ngoại – tiên phật, thánh thần và tiếp tục là noi giao nhau giữa hai điểm mấu cái năm đỏi – mùi huệ trắng, hương trầm. Quá khứ hiện về với bao giá trị tương khắc. Cả cái đói, cái nghèo khổ một thời cũng trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi. Chi một chi tiết “củ dong riềng luộc sượng” cũng lột tả hết những tháng ngày cơ cực ấy. Nhưng rồi tất cả cũng bị khuất lấp bỏi sự thắng thế của những giá trị tinh thần. Hương thơm thanh khiết, trầm mặc của hoa huệ trắng và khói trầm đã đẩy xa cảm giác về cái đói năm xưa. Lần thứ hai hương thơm này xuất hiện. Nguyễn Duy không đặc tả nó nhưng chỉ một từ “cứ’ thôi cũng đủ để nói lên sức bám đọng của hương thom quá khứ. Hương thơm ấy không phải là hương thơm từ hiện tại, nó thuộc về quá khứ. Vậy nền không thể ngửi để thấy nó ngào ngạt hay thoang thoảng mà chỉ có thề “nghe”, chỉ có thể cảm nhận nó đang vọng về, đang lần quất đâu đây. Cái thuộc về khứu giác đã được cảm nhận bằng thính giác. Nó đối lập và làm át đi cái đói. Tinh thần đã chiến thắng vật chất. Tâm hồn vói những yêu thương cháy bỏng đã làm dịu đi những cơ cực trong thực tế cuộc sống.

Xuyên suốt bốn câu thơ là nỗi phân vân hư – thực của người cháu – nhân vật trừ tình sau những nhận thức bất ngờ về những nỗi “ca cực” mà bà ngoại đã âm thầm chịu đựng. Nguyền Duy đã lựa chọn cách diễn đạt trong sáng, tinh tế để diễn tả thành công trạng thái cảm xúc của chính mình.

Khó có thể bình một cách tinh tế cho những khổ thơ hay như vậy. Cái đẹp vẫn thường khó nắm bất. Quy luật đó lại thường hiện trong văn chương. Đò Lèn là một bài thơ hay, xúc động. Đoạn thơ trên đây đã kết đọng những yêu thương chân thành, sâu sắc nhất của một người cháu dành cho bà ngoại kính yêu.

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận