« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố hữu


Tóm tắt Xem thử

- Nhiều nhà phê bình văn học đã đặt cho Tố Hữu danh hiệu : "Nhà thơ của lí tưởng cộng sản".
- Cho nên, đối với Tố Hữu, gặp được lí tưởng cộng sản là hạnh phúc tuyệt vời, là niềm vui lớn nhất.
- Nhìn chung, thơ Tố Hữu, từ tập này đến tập khác (Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta) đều là sự ngợi ca lí tưởng ấy và thể hiện niềm vui ấy.
- Tất nhiên, ở mỗi tập thơ, phản ánh mỗi giai đoạn cách mạng và mỗi bước đường trưởng thành khác nhau về tư tưởng của Tố Hữu, lí tưởng ấy, niềm vui ấy lại được thể hiện với những sắc thái riêng..
- Vậy sự thể hiện lí tưởng ấy và niềm vui ấy có sắc thái gì riêng biệt.
- Từ ấy có nghĩa là từ cái giây phút ấy, cái giây phút đầu tiên chàng thanh niên học sinh Nguyễn Kim Thành bắt gặp lí tưởng cộng sản.
- Nhớ đồng), bỗng một buổi kia gặp được lí tưởng cộng sản.
- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ.
- Nếu để ý quan sát thế giới nghệ thuật của các nhà thơ đã có phong cách định hình, sẽ thấy mỗi hồn thơ dường như lại thích hợp với một thứ ánh sáng riêng.
- Xuân Diệu thì vừa là nhà thơ của mùa xuân và bình minh, vừa là thi sĩ của những đêm trăng lạnh.
- Nhưng phải là cái ánh nắng trong trẻo, tươi mát những buổi sáng mùa xuân, hoặc cái ánh nắng dịu dàng của những buổi chiều thu, Nhà thơ của tình thương mến ngọt ngào, nhà thơ của Huế - "Đây xứ mơ màng đây xứ thơ" (Dửng dưng.
- Vậy thì cái ánh nắng chói chang mùa hạ trong bài Từ ấy phải được xem là trường hợp hiếm hoi đặc biệt.
- Chân lí lớn quá, lí tưởng rực rỡ quá, chói lọi quá, khiến chàng thanh niên chưa đầy mười tám tuổi cảm thấy choáng váng..
- Theo dõi toàn bộ sáng tác của Tố Hữu, ta bắt gặp không biết bao nhiêu lần ông dùng hình ảnh nắng xuân và vườn xuân để diễn tả niềm vui lớn của mình và ca ngợi lí tưởng cách mạng.
- Nhưng dùng đến cái nắng chói chang mùa hạ thì chỉ có một lần Từ ấy.
- Giải thích niềm vui đặc biệt này của Tố Hữu không gì hơn là mượn ngay lời tự bạch của chính nhà thơ trong bài Một nhành xuân, ông viết "Tặng Đảng thân yêu tròn 50 tuổi".
- Hai khổ sau là cành, là ngọn, phát triển ra từ cái gốc lí tưởng ấy, cái gốc "mặt trời chân lí" ấy..
- Điều này rất có ý nghĩa đối với người chiến sĩ Tố Hữu và nhà thơ Tố Hữu.
- có tình cảm sôi nổi mới có thơ Từ ấy - lí tưởng trở thành "vườn hoa lá - Rất đậm hương và rộn tiếng chim", nghĩa là thành hình ảnh, thành nhịp điệu, thành thơ ca..
- Thực ra lí tưởng cộng sản đã bao hàm ngay trong nội dung củạ nó nguồn tình cảm lớn.
- Cho nên giác ngộ lí tưởng cộng sản, nhà thơ bỗng thấy mình lớn lên gấp trăm lần, gấp triệu lần.
- Đâu phải nhà thơ chỉ muốn nói số trăm, số vạn.
- Vì giác ngộ tình cảm giai cấp, nhà thơ muốn buộc chặt cái tôi của mình với nhân loại cần lao bằng tình cảm thân thiết nhất, như tình cảm ruột thịt của những đứa con trong cùng một gia đình vậy..
- Từ ấy, đúng là tiếng lòng sôi nổi, hăm hở của một thanh niên trong buổi đầu bắt gặp lí tưởng cộng sản