Academia.eduAcademia.edu
Bé khoa häc vµ c«ng nghÖ CH¦¥NG TR×NH KX.01/16-20 ISBN: 978-604-79-2081-5 9 786047 920815 SÁCH KHÔNG BÁN HäC VIÖN TµI CHÝNH ®Ò tµi kx.01.30/16-20 NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 1 2 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BAN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI NN Mà SỐ: KX.01.30/16-20 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Ban tổ chức Hội thảo Quốc gia lần thứ 1 thuộc Đề tài trọng điểm Nhà nước KX.01.30/16-20 Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2019 THƯ CẢM ƠN Kính gửi: - Quý vị Đại biểu tham dự Hội thảo khoa học - Các Nhà khoa học đã tham gia viết bài hội thảo khoa học Ban tổ chức Hội thảo khoa học Quốc gia lần thứ 1 với chủ đề: “Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: Những vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của các nước” đã được 79 các nhà khoa học trong cả nước viết bài và tham dự. Cụ thể: Các vấn đề cơ bản 11 bài; Nhân tố ảnh hưởng 06 bài; Fintech 04 bài; Giáo dục tài chính 06 bài; Tín dụng 02 bài; Bảo hiểm 03 bài; Thực trạng 20 bài; Giải pháp 12 bài và Kinh nghiệm 15 bài. Hội thảo đã nghe những bài tham luận của các diễn giả về các chủ đề liên quan đến 04 chủ đề chính là: - Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện; - Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện; - Các vấn đề chuyên sâu về tài chính toàn diện; - Kinh nghiệm quốc tế về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các Quý vị đại biểu đã dành thời gian viết bài và tham dự, đã chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu với Hội thảo. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ, cộng tác của các Quý vị trong thời gian tới nhằm hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu khoa học để hoàn thành đề tài trọng điểm cấp Nhà nước một cách tốt nhất. Đặc biệt, xin cảm ơn các thành viên tham gia Ban tổ chức và Ban biên tập Hội thảo đã làm việc rất nhiệt tình, với tinh thần trách nhiệm cao. Trong quá trình tổ chức hội thảo mặc dù Ban tổ chức đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, mong được các Quý vị lượng thứ. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Ban tổ chức Hội thảo khoa học 3 4 MỤC LỤC Trang Chủ đề 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1. Nhận diện bản chất về tài chính toàn diện nhằm thực hiện việc thúc đẩy phát triển bền vững 2. Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 3. Phân tích chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á 4. Tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện: Thực tiễn thế giới và vận dụng ở Việt Nam 5. Nghiên cứu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện 6. Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: Một số vấn đề lý luận 7. Những vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện 8. Bàn về chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện: Tiếp cận từ góc độ nhà cung cấp dịch vụ 9. Tài chính toàn diện và các yếu tố phát triển 10. Tài chính vi mô từ góc nhìn kinh tế học 11. Nghiên cứu phương pháp đánh giá tài chính toàn diện ở Việt Nam Chủ đề 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 1. Tài chính toàn diện - Vai trò và nhân tố tác động 2. Những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính toàn diện tại Việt Nam 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tài chính vi mô tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa 5. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính giai đoạn 2011-2018 Chủ đề 3 CÁC VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN 3.1. FINTECH 1. Fintech - Giải pháp thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 2. Fintech và tài chính toàn diện: Thúc đẩy hay kiến tạo 3. Ngân hàng thương mại và các công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam 4. Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua công nghệ tài chính (FINTECH) 3.2. GIÁO DỤC 1. Giáo dục tài chính trong phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay 2. Tăng cường giáo dục tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam 3. Nâng cao dân trí tài chính góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam 9 11 17 27 35 40 49 58 67 74 79 84 87 88 95 102 106 114 126 131 132 132 140 149 156 164 164 169 176 5 Trang 4. 5. 6. 3.3. 1. 2. 3.4. 1. 2. 3. 3.5. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 3.6. 1. 6 Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Nâng cao trình độ dân trí để phát triển tài chính toàn diện trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 Giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện TÍN DỤNG Đẩy lùi tín dụng đen - Nhìn từ góc độ tài chính toàn diện Tác động của tín dụng với phát triển nông nghiệp nông thôn: Tổng hợp từ nghiên cứu trong nước và quốc tế BẢO HIỂM Phân tích sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ bảo hiểm kinh doanh ở Việt Nam Thách thức trong thúc đẩy bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay Bảo hiểm xã hội tự nguyện với thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện THỰC TRẠNG Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị Vai trò của tài chính vi mô đối với thúc đẩy tiếp cận tín dụng của người nghèo Phát huy vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam Sơ lược về hệ thống tài chính toàn diện tại Việt Nam Mở rộng tài chính toàn diện để đẩy lùi tín dụng đen Ngân hàng chính sách xã hội - Trụ cột trong phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam Hoạt động tài chính vi mô hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Thanh Hóa: Cơ hội và thách thức Vai trò của tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo và giảm chênh lệch thu nhập Đưa tài chính toàn diện đến với người nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam Thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam Tài chính toàn diện trong bối cảnh già hóa dân số Thực trạng hoạt động tổ chức tín dụng phi ngân hàng và một số khuyến nghị Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội Kiểm soát chi phí khám chữa bệnh nhằm đảm bảo an toàn tài chính quỹ bảo hiểm y tế Việt Nam Tài chính toàn diện - Liên hệ thực tiễn Việt Nam Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam Tài chính toàn diện: Hỗ trợ phát triển bền vững nông nghiệp nông thôn Tài chính vi mô - kênh tài chính cho người nghèo Thuê tài sản - vận dụng để hoàn thiện hệ thống pháp lý ở Việt Nam GIẢI PHÁP Giải pháp về chính sách thuế thu nhập cá nhân đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện 182 189 193 198 198 203 209 209 226 229 235 235 245 256 262 268 271 276 283 290 298 304 311 317 321 325 328 336 340 345 350 363 363 Trang 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn từ nguồn tín dụng cho xây dựng và phát triển nông thôn mới hướng tới tài chính toàn diện Chiến lược giáo dục tài chính quốc gia - công cụ thực hiện tài chính toàn diện Tài chính toàn diện, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và biện pháp thực hiện tại Việt Nam Giải pháp quản lý hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam Quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng, góp phần phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện - Giải pháp đối với Việt Nam Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam Tài chính toàn diện - Động lực và tác động khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam Định hướng thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Vai trò Chính phủ trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện Chủ đề 4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Chỉ số tài chính toàn diện và kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện của các nước châu Á Tác động của phổ cập tài chính tới bình đẳng trong thu nhập - trường hợp các nước châu Á Bài học thành công và thất bại của Ấn Độ khi chuyển sang nền kinh tế phi tiền mặt Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tài chính vi mô nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, hiệu quả và bền vững Tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kinh nghiệm và những gợi ý cho Việt Nam Phát triển tài chính toàn diện - Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam Kinh nghiệm thúc đẩy tài chính toàn diện từ một số quốc gia trong khối ASEAN. Liên hệ với Việt Nam Ứng dụng Fintech trong phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam Kinh nghiệm về mô hình tài chính toàn diện đối với ngành bán lẻ tại Zimbabwe Kinh nghiệm của một số quốc gia về giáo dục tài chính toàn diện Kinh nghiệm thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Trung Quốc và Ấn Độ Kinh nghiệm một số quốc gia về nâng cao khả năng tiếp cận tài chính và bài học cho Việt Nam Phát triển tài chính toàn diện nhìn từ kinh nghiệm các nước ASEAN Vai trò của Chính phủ Trung Quốc trong thúc đẩy tài chính toàn diện và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Kinh nghiệm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam 371 377 383 391 395 402 410 419 424 439 443 447 448 458 466 474 483 489 498 507 514 523 533 543 550 558 562 7 DANH SÁCH BAN TỔ CHỨC VÀ THAM GIA BIÊN TẬP TT 8 Họ và tên Đơn vị công tác 1 PGS. TS. Chúc Anh Tú Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế, Phó trưởng BM Kế toán công 2 PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng Trưởng Khoa Tài chính công 3 TS. Bùi Tiến Hanh Phó Trưởng Khoa Tài chính công, Trưởng BM Quản lý Tài chính công 4 TS. Đỗ Đình Thu Trưởng BM tài chính tiền tệ 5 TS. Lê Thu Huyền Phó trưởng BM Tài chính tiền tệ 6 TS. Đào Thị Bích Hạnh Phó trưởng BM Quản lý Tài chính công 7 ThS. Hoàng Trung Đức GV Khoa Tài chính công 8 ThS. Nguyễn Sơn Hải GV Khoa Tài chính công 9 ThS. Đặng Văn Duy GV Khoa Tài chính công 10 ThS. Lê Thanh Dung GV Khoa Tài chính công 11 ThS. Phạm Thu Huyền GV Khoa Tài chính công 12 ThS. Nguyễn Thị Thảo GV Khoa Tài chính công 13 ThS. Hy Thị Hải Yến GV Khoa Tài chính công 14 ThS. Phạm Thu Trang GV Khoa Tài chính công 15 ThS. Ngô Văn Lượng Khoa Kế toán 16 ThS. Nguyễn Thị Ánh Hồng Ban Hợp tác Quốc tế 17 ThS. Vương Thị Thu Hiền Ban Hợp tác Quốc tế 18 TS. Nguyễn Thế Anh Khoa Hệ thống thông tin kinh tế 19 ThS. Ngô Tiến Dũng Khoa Hệ thống thông tin kinh tế 20 TS. Cao Minh Tiến Khoa Ngân hàng - Bảo hiểm Chủ đề 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Đối với các vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện, Ban tổ chức nhận được 10 bài viết của các tác giả và nhóm tác giả. Các bài viết đi sâu làm rõ nội hàm của tài chính toàn diện, các khía cạnh của tài chính toàn diện, vai trò của tài chính toàn diện đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và từng cá nhân tổ chức nói riêng, các chỉ tiêu có thể sử dụng để đo lường mức độ tài chính toàn diện. Các bài viết khai thác vấn đề dưới góc độ lý thuyết, nguyên lý, nguyên tắc và đề xuất một số hướng cải cách nhằm tăng cường mức độ toàn diện của nền tài chính quốc gia. Quan niệm hay cách hiểu về tài chính toàn diện khá đa dạng. Mỗi tổ chức, quốc gia lại có cách định nghĩa riêng về tài chính toàn diện. Tuy nhiên, các cách định nghĩa/phát biểu đều chia sẻ điểm chung đó là “Tài chính toàn diện là một quy trình/quá trình nhằm tạo ra một nền tài chính trong đó mọi đối tượng đều có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả, với chi phí hợp lý”. Tính toàn diện của nền tài chính thể hiện ở các khía cạnh: i) Tính sẵn có của dịch vụ tài chính; ii) Tính dễ tiếp cận của các dịch vụ tài chính; iii) Mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính. Một số bài viết cho rằng tài chính toàn diện cần được hiểu rộng hơn, không chỉ dừng lại ở việc nâng cao khả năng tiếp cận với dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện còn thể hiện ở việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về các dịch vụ tài chính, thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng các kênh tín dụng phi chính thức sang kênh tín dụng chính thức... Các bài viết đều thống nhất với nhau rằng tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của quốc gia. Tài chính toàn diện huy động được sự đóng góp của các đơn vị kinh tế nhỏ nhất với đầu tư và tiết kiệm của quốc gia. Nhờ có tài chính toàn diện, những đối tượng yếu thế trong xã hội có khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng để thay đổi phương thức sinh kế, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó gia tăng thu nhập và hạn chế tình trạng dễ bị tổn thương. Tài chính toàn diện thúc đẩy dòng tiền và tái phân phối nguồn vốn trong xã hội. Vai trò của tài chính toàn diện là không thể chối cãi, tuy nhiên, có quốc gia tiến rất nhanh trong công cuộc toàn diện hóa hệ thống tài chính, có quốc gia lại gần như dậm chân tại chỗ. Một số bài viết đi sâu phân tích những nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình toàn diện hóa hệ thống tài chính. Thu nhập, trình độ học vấn, tài sản, địa điểm sinh sống được nhiều nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến như là yếu tố tác động chủ yếu đến hành vi sử dụng dịch vụ tài chính của người dân. Ngoài ra các nhân tố nhân khẩu học khác như giới tính, tôn giáo, văn hóa, thói quen cũng được xem xét trong các nghiên cứu thực nghiệm. Yếu tố thể chế chính trị, khuôn khổ pháp lý về tài chính được đề cập trên phương diện lý thuyết, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này. Tài chính toàn diện thể hiện trong thực tế dưới nhiều phương diện, bởi vậy rất khó đo lường mức độ toàn diện của nền tài chính một quốc gia hoặc một địa phương cụ thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu vẫn cố gắng đo lường mức độ toàn diện một cách tương đối. Thước đo phổ biến nhất được nhiều bài viết nhắc đến là thước đo IFI (Index of Financial Inclusion). IFI đo lường mức độ toàn diện trên ba khía cạnh cùng với các chỉ tiêu thường được sử dụng như sau: 9 + Tính sẵn có: số chi nhánh ngân hàng/1000 dân, số ATM/1000 dân, sở hữu smart phone/1000 dân v.v… + Tính dễ tiếp cận: địa điểm ngân hàng, các điều kiện để mở tài khoản, duy trì tài khoản, thời gian xử lý hồ sơ tín dụng, phí giao dịch v.v… + Mức độ sử dụng: số tài khoản cá nhân/1000 dân, số khoản vay/1000 dân, quy mô tiền gửi/GDP v.v… Nếu quan niệm tài chính toàn diện bao gồm cả việc nâng cao nhận thức, hiểu biết, thay đổi thói quen của người dân thì việc đo lường tính toàn diện còn trở nên phức tạp hơn nhiều. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI Các bài viết trong chủ đề đã cho người đọc một cái nhìn tổng quan về tài chính toàn diện và các nội hàm trong tài chính toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn những nội dung chưa thực sự thống nhất giữa các bài viết cần được thảo luận thêm: 1. Cách hiểu tài chính toàn diện là nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho mọi đối tượng trong xã hội đã đầy đủ chưa? 2. Các tổ chức tín dụng, tài chính sẽ lựa chọn quy mô và mức độ cung ứng dịch vụ để tối đa hóa lợi nhuận. Quy mô tối ưu thường thấp hơn nhu cầu của xã hội, vậy nếu muốn đạt được tài chính toàn diện, thì có phải đánh đổi mục tiêu lợi nhuận không? 3. Vấn đề bất cân xứng thông tin giữa bên cho vay và đi vay luôn tồn tại và là rào cản khiến cho chỉ một bộ phận người có nhu cầu có thể tiếp cận với vốn vay. Theo đuổi mục tiêu tài chính toàn diện - mọi người đều có thể tiếp cận với vốn vay có phải là mục tiêu bất khả thi không? 4. Các thang đo phổ biến về tài chính toàn diện mới dừng lại ở việc đo lường tính sẵn có, dễ tiếp cận, và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính. Còn các yếu tố khác như nhận thức, hiểu biết, thói quen, văn hóa của người dân thì đo lường như thế nào? 10 NHẬN DIỆN BẢN CHẤT VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN NHẰM THỰC HIỆN VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chúc Anh Tú Học viện Tài chính Tóm tắt Có nhiều cách tiếp cận khác về Tài chính toàn diện nhưng đều thể hiện sự cần thiết cần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện bền vững trong điều kiện hiện nay. Mỗi cách tiếp cận đều theo những khía cạnh riêng, điều này sẽ khó cho việc đưa ra các giải pháp tác động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ; phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện. Từ khóa: yếu tố tài chính toàn diện; môi trường tài chính toàn diện; sản phẩm tài chính toàn diện; cung cấp tài chính toàn diện. Những năm gần đây, tài chính toàn diện (TCTD) đã trở thành vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và phù hợp với chi phí hợp nhất cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. TCTD được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện: theo Leyshon and Thrift (1995) tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; Theo Sinclair (2001) tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp; Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện Rangaranjan (2008) cho rằng: “Tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng”; Theo United Nations (2006) là khả năng tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý của tất cả hộ gia đình; Theo Islam và Mamun, (2011) tài chính toàn diện được hiểu là khả năng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp. Tiếp cận tài chính: theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor, 2009), tiếp cận tài chính là sự cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người; Theo WB (2017) tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ hữu ích và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán... một cách có trách nhiệm và bền vững. Phổ cập tài chính: theo WB (2014) phổ cập tài chính là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính chính thống; 11 Theo Cámara (2004) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình theo đó việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu những rào cản đối với cá nhân trong việc tham gia vào hệ thống tài chính chính thức; Theo Sama (2015) phổ cập tài chính có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế. Tài chính Vi mô (TCVM): theo J. Ledgerwood (2007) TCVM không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, mà còn là công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất; Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo; Tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Điều 2 thì TCVM là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Như vậy, có thể tóm lược tài chính toàn diện, TCVM và phổ cập tài chính đều có đặc điểm sau: (i) cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất. Đặc biệt là mở rộng khả năng tiếp cận cho các tầng lớp có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế; (ii) Các thước đo thể hiện ở tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính và chất lượng của các dịch vụ tài chính; (iii) Tham gia vào quá trình này bao gồm các yếu tố đó là đối tượng cung sản phẩm, cấp dịch vụ tài chính; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính; các phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT; Môi trường pháp lý các cấp. Nội dung thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: là thúc đẩy chính là các yếu tố tham gia vào quá trình này. Sơ đồ: 12 Môi trường giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính... Môi trường pháp lý Đối tượng cung ứng ấn phẩm, dịch vụ tài chính Sản phẩm, dịch vụ tài chính Đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT (1a) 07 NHTM (Nhà nước, 28 NHTM Cổ phần); 48 Chi nhánh NHTM nước ngoài) và TCTD phi ngân hàng (1b) Đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và phi Ngân hàng (1c) Cá nhân, tổ chức có thu nhập/lợi nhuận từ hoạt động hàng ngày (1d) Theo kiểu ngân hàng truyền thống và điện tử (2a) Các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức (2b) Cho vay vi mô, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, bảo hiểm vi mô (2c) Hộ nghèo và dưới ngưỡng nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa (2d) Theo kiểu ngân hàng truyền thống (3a) Ngân hàng CSXH Việt Nam (3b) Cung ứng các dịch vụ ngân hàng (trừ ngoại tệ) (3c) Hộ nghèo và các đối tượng chính sách (3d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của Ngân hàng và Mobile Banking (4a) Ngân hàng HTX và Quỹ TDND (4b) Cung ứng các dịch vụ ngân hàng (4c) Tổ chức/cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao ở nông thôn và là thành viên của Quỹ TDND (4d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của ngân hàng (5c) Các tổ chức/cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi địa bàn (5d) Cung ứng theo lĩnh vực bảo hiểm (5a) Bảo hiểm (5b) Cung ứng, xã hội và Bảo hiểm sử dụng và bảo hiểm kinh doanh các sản phẩm tài chính Tiêu chí đánh giá hiệu quả và bền vững Định hướng và Hệ thống giải pháp 13 Phân tích Yếu tố 1, Đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm: (1a) Các NHTM, Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, các TCTD phi ngân hàng (2a) Các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức (3a) Ngân hàng CSXH (4a) Ngân hàng HTX và Quỹ TDND (5a) Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm kinh doanh. Các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm các NHTM và các TCTD phi ngân hàng. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 07 NHTM Nhà nước (trong đó 04 NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối, 03 NHTM Nhà nước mua lại với giá 0 đồng), 28 NHTM cổ phần, 27 TCTD phi ngân hàng; các tổ chức TCVM. Hiện nay, Việt Nam có ba tổ chức TCVM đã chính thức được cấp phép và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 và khoảng 45 tổ chức TCVM đang hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức như quỹ xã hội, chương trình/dự án TCVM trực thuộc tổ chức phi chính phủ, chương trình, dự án); 01 Ngân hàng CSXH; 01 Ngân hàng HTX, 1170 Quỹ TDND cơ sở, ngoài ra có 08 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Ngoài các chức năng của TCTD và thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện thì các tổ chức này cũng là nơi tiếp nhận các khoản tiền gửi nhàn rỗi. Vì vậy, thúc đẩy đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính là: đa dạng hóa các hình thức cung cấp, giảm thiểu các thủ tục cung cấp, tiếp cận gần hơn nữa đối với những đối tượng có nhu cầu, đa dạng hóa các hình thức cung cấp... Yếu tố 2, Các sản phẩm, dịch vụ tài chính: đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sử dụng của đối tượng có nhu cầu, cần phải đa dạng hóa, phù hợp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả, tiện ích. (1b) Đầy đủ, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng và phi Ngân hàng (2b) Cho vay vi mô, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm tự nguyện, bảo hiểm vi mô (3b) Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng (trừ ngoại tệ) (4b) Cung ứng các dịch vụ Ngân hàng (5b) Cung ứng, sử dụng và bảo hiểm các sản phẩm tài chính. Vì vậy, thúc đẩy các sản phẩm, dịch vụ tài chính: các sản phẩm, dịch vụ tài chính phải đa dạng, phù hợp với các đối tượng sử dụng, về gói sản phẩm, lãi suất, thời gian đáo hạn, số lượng thẻ ATM phát hành, thủ tục mở Tài khoản ngân hàng, các giấy tờ chứng minh về liên quan đến các giao dịch, chi phí sử dụng dịch vụ tài chính. Các đặc điểm chính sách phát triển của các đối tượng này, địa điểm giao dịch/mạng lưới hoạt động, niềm tin đối với các đối tượng cung cấp. Yếu tố 3, Đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính, bao gồm: (1c) Cá nhân, tổ chức có thu nhập/lợi nhuận từ hoạt động hàng ngày (2c) Hộ nghèo và dưới ngưỡng nghèo, hộ dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa (3c) Hộ nghèo và các đối tượng chính sách (4c) Tổ chức/cá nhân có thu nhập trung bình và thu nhập cao ở nông thôn và là thành viên của Quỹ TDND (5c) Các tổ chức/cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế và mọi địa bàn. 14 Nhóm đối tượng có nhu cầu bao gồm các công dân Việt Nam (người nông dân ở khắp các địa bàn, các bạn sinh viên...), các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với các đối tượng có nhu cầu, cách thức tiếp cận cũng cần có sự khác biệt. Vì vậy, thúc đẩy đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện: là những đối tượng có nhu cầu nhưng khả năng tiếp cận tài chính hạn chế, quy mô nhu cầu cũng nhỏ lẻ, kiến thức hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ chưa nhiều... vì thế, họ cần thiết phải nhận thức tốt về các nội dung này để có thể tiếp cận (đi vay và cho vay) một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Yếu tố 4, Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT, bao gồm: (1d) Theo kiểu Ngân hàng truyền thống và điện tử (2d) Theo kiểu Ngân hàng truyền thống (3d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của Ngân hàng và Mobile Banking (4d) Cung ứng theo kiểu truyền thống của Ngân hàng (5d) Cung ứng theo lĩnh vực Bảo hiểm. Vì vậy, thúc đẩy phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT : đây là yếu tố không thể thiếu. Sự đa dạng, đơn giản trong các thủ tục, phương thức sử dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy các đối tượng hiểu và gần với các sản phẩm, dịch vụ tài chính, đặc biệt trong giai đoạn CNTT phát triển bùng nổ như công nghệ 4.0 hiện nay. Yếu tố 5, Môi trường liên quan, bao gồm: + Môi trường pháp lý cấp vĩ mô/quản lý Nhà nước; Môi trường pháp lý cấp vi mô/ngành, đơn vị + Môi trường giáo dục, phổ cập tài chính toàn diện... Là môi trường pháp lý (cấp Nhà nước với định hướng, chiến lược, lộ trình; đến cấp NHNN cơ quan chủ quản trực tiếp với các nội dung cụ thể và cấp lãnh đạo các Ngân hàng) sẽ là nhân tố đem lại những biện pháp cụ thể đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính này. Môi trường giáo dục tài chính, môi trường phổ cập tài chính... Là định hướng, chiến lược thể hiện thông qua các văn bản pháp quy của Nhà nước, cũng như của từng loại hình ngân hàng. Các chính sách, mục tiêu và chiến lược phát triển của Việt Nam về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở từng giai đoạn; văn hóa tiêu dùng; sự phát triển về cơ sở hạ tầng, truyền thông; sự phát triển của nền kinh tế. Ngoài ra, thông tin kế toán phục vụ thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện cũng có vai trò quan trọng. Hạch toán việc sử dụng các nguồn tài chính; mục tiêu và mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn tài chính. Độ tin cậy của thông tin kế toán đến việc tiếp cận các nguồn tài chính. Vì vậy, thúc đẩy môi trường liên quan là việc tuyên tuyền, giáo dục về các nguồn tài chính toàn diện; cách thức tiếp cận các nguồn tài chính toàn diện (cả phía đối tượng cung cấp và đối tượng có nhu cầu), về chi tiêu và sử dụng nguồn tài chính. Công tác tuyên truyền của đối tượng cung cấp dịch vụ tài chính, ứng dụng CNTT trong các hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính như dịch vụ Mobile banking, Mobile Money, Mobile shopping, ví tiền thông minh (Smartpurses), mô hình sử dụng đại lý cá nhân (LandBank), Mô hình bán lẻ dựa trên nền tảng con người (ASKI và Card), Mô hình bán lẻ dựa trên nền tảng công nghệ (BanKO), ứng dụng dịch vụ Fintech trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt sử dụng thanh toán điện tử của các tổ chức phi ngân hàng ở Việt Nam. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Kim Anh, (2011), TCVM giảm nghèo tại Việt Nam 2. Chính phủ, Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 06/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô 3. Chính phủ, Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ Việt Nam 4. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động TCVM ở Việt Nam, NXB Lao động xã hội 5. Lê Minh Hưng với bài Kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2016 và trọng tâm điều hành trong năm 2017, tạp chí Ngân hàng số 1+2, tháng 1/2017 6. Luận án Tiến sỹ kinh tế của Lê Thanh Tâm (2008), Đại học Kinh tế quốc dân 7. Hội nghị thứ trưởng tài chính và phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 tại Thành phố Nha Trang ngày 24/02/2017 8. Nhuệ Mẫn (2017), Tài chính toàn diện là gì mà cần thúc đẩy tại Việt Nam, Tạp chí đầu tư chứng khoán 9. NHNN, Thông tư số 02/2008/TT-NHNN ngày 02/04/2008 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Tổ chức TCVM nhỏ tại Việt Nam 10. NHNN, Thông tư số 07/2009/TT-NHNN ngày 17/04/2009 của Thống đốc NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ 11. WB (2014) nhận định Chính phủ có vai trò to lớn trong việc đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng tài chính được phát triển và giám sát 16 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Vũ Hải Yến Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện (financial inclusion) hiểu khái quát nhất là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nêu bật tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009. Bài viết sau sẽ đề cập đến những nội dung cơ bản về tài chính toàn diện, vai trò và các yếu tố ảnh hướng đến tài chính toàn diện, sau đó trình bày thực trạng và đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện và thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tổ chức tài chính vi mô 1. Các vấn đề chung về tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm về tài chính toàn diện Định nghĩa về tài chính toàn diện đa dạng theo từng quốc gia, phụ thuộc vào mục tiêu của từng nước đối với tài chính toàn diện. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành cốt lõi là “tiếp cận”, “sử dụng” và “chất lượng dịch vụ tài chính”. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như chi phí quá cao, quy định pháp luật phức tạp, hoặc thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp. Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. 1.2. Vai trò của tài chính toàn diện Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014) cho thấy một nửa số người trưởng thành trên thế giới, ước tính là 2,5 tỷ người, không có tài khoản tại một tổ chức tài chính 17 chính thức. Trong số những người có tài khoản, chỉ có 9% đi vay được ở ngân hàng và 22% có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch, khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó còn có những lý do khác bao gồm cả nhận thức của người dân trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài chính hoặc nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân. Nhóm người không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là những người nghèo, người trẻ tuổi, thất nghiệp, những người bị loại khỏi thị trường lao động, những người thiếu giáo dục hoặc những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Khía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng. Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội và nền kinh tế. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Những người không có tài khoản ngân hàng cũng dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm. Tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Vậy có thể thấy được 6 vai trò chính của tài chính toàn diện: - Tăng cường sự đóng góp của đơn vị kinh tế nhỏ nhất đối với tiết kiệm và đầu tư quốc gia: Tài chính toàn diện cho phép những thành phần kinh tế nhỏ nhất đóng góp vào tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Ví dụ tại Myanmar, một nửa dịch vụ tín dụng là không chính thống. Các khoản tiền này không được gửi tại một tổ chức chính thức, nên không đóng góp nhiều cho đầu tư quốc gia. Ngược lại, Thái Lan đã thành lập Quỹ địa phương/làng xã liên kết với tổ chức tài chính quốc gia nhằm huy động các khoản tài chính rất nhỏ ở địa phương cho nguồn tiết kiệm quốc gia. Quỹ này tương ứng với 9% tiết kiệm quốc gia. Cho thấy được vai trò to lớn của việc huy động nguồn vốn rất nhỏ ở địa phương. - Tăng thu nhập và tiêu dùng để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương: Thông qua việc giúp những hộ nghèo vừa vượt ngưỡng nghèo vừa quản lý rủi ro liên quan đến tiêu dùng, giá cả, sức khỏe, thảm họa thiên nhiên với mức chi phí thấp hơn những phương thức phi truyền thống như 18 vay không chính thức, tài chính toàn diện góp phần tăng thu nhập và tiêu dùng của hộ nghèo, giảm tình trạng dễ bị tổn thương. Và đồng thời thông qua đa dạng dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện có thể cung cấp cho người nghèo nhiều dịch vụ tài chính tương ứng với nhu cầu cụ thể của họ. - Xây dựng nguồn nhân lực: Trên cơ sở tăng vị thế của người tiêu dùng, giảm tính dễ tổn thương, tài chính toàn diện giúp người nghèo có cơ hội đầu tư dài hạn vào giáo dục y tế và từ đó nâng cao kỹ năng và năng suất lao động. Tài chính toàn diện khác với những công cụ thông thường về xóa đói giảm nghèo và những công cụ bảo vệ xã hội như chuyển tiền, trợ cấp hàng hóa, tín dụng vi mô vì những công cụ này chỉ tập trung vào việc đưa người nghèo vượt qua ngưỡng nghèo quốc gia. Chính phủ Thái Lan và Myanmar đã đưa lĩnh vực giáo dục và y tế vào mục tiêu chính sách tài chính toàn diện quốc gia. Tuy nhiên trước thực trạng nhu cầu chi tiêu của người dân trên hai lĩnh vực này đều cao mà năng lực tài chính có hạn. Nhà nước có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế thông qua triển khai dịch vụ tài chính. Trên thực tế, tại Myanmar, vì không được mua bảo hiểm nên 69% người trưởng thành khi ốm dựa vào tín dụng và tiết kiệm. Đối với lĩnh vực giáo dục, theo điều tra của MAP, các hộ gia đình ở Thái Lan và Myanmar luôn dành phần lớn ngân sách cho giáo dục. Do vậy, có thể dự đoán nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiết kiệm, bảo hiểm và tín dụng để chi tiêu cho giáo dục và y tế của Myanmar và Thái Lan sẽ tiếp tục tăng. Do vậy tài chính toàn diện sẽ giúp nhà nước mở rộng hơn việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp. Vậy tài chính toàn diện đóng một vai trò bổ sung đối với chính sách công trong việc hỗ trợ các gia đình có tư duy dài hạn hơn khi đầu tư vốn vào giáo dục và sức khỏe, qua đó góp phần làm tăng kỹ năng và năng suất lao động. Tài chính toàn diện do đó là một công cụ chính sách bổ sung các công cụ chính sách về tăng cường và phúc lợi xã hội. - Góp phần ổn định xã hội: Tài chính toàn diện có vai trò tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập và giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ. Để xây dựng được những chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ổn định xã hội. Chính phủ cần xác định địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, hiểu được hành vi, đặc điểm nhân khẩu học và hiện trạng sử dụng dịch vụ tài chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp đưa ra khung chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và huy động xã hội. - Thúc đẩy dòng tiền phục vụ cho tăng trưởng, phát triển nông thôn và tái phân phối: Tài chính toàn diện giúp phát huy tiềm lực của dòng chuyển tiền với vai trò là một công cụ tái phân phối của cải trong nước cũng như giữa các nền kinh tế giàu - nghèo trong khu vực ASEAN. Đối với phân phối thu nhập giữa các nước trong khu vực, Thái Lan có GDP gấp 5 lần so với Myanmar, Lào, Campuchia và thu nhận phần lớn người lao động nhập cư từ các nước này đến làm việc tại Thái Lan. Việc chuyển thu nhập đến những nước kém phát triển thông qua chuyển tiền và đầu tư tại doanh nghiệp cũng như chuyển tiền tiết kiệm của lao động từ nước ngoài là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tăng trường đồng đều về tiêu dùng và đầu tư trong khu vực. - Chuyển hóa hành lang cơ sở hạ tầng sang hành lang kinh tế: xét tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kinh tế và địa lý, việc thúc đẩy xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển đô thị, vấn đề đặt ra đối với chính sách hiện nay là phải tìm ra phương thức rút ngắn khoảng thời gian giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh tế phụ trợ. Trong bối cảnh kết nối ASEAN, tài chính toàn diện sẽ giúp giảm bớt thời gian chuyển hóa các hành lang cơ sở hạ tầng thành hành lang kinh tế vì tài chính toàn diện tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có thể tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng mới. 19 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện - Vai trò của Nhà nước: Khi xét trên quan điểm của kinh tế học vĩ mô, vấn đề người nghèo không tiếp cận được dịch vụ tài chính vì học thiếu năng lực tài chính và kinh tế là một biểu hiện của thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng. Trước tình hình đó, Chính phủ cần can thiệp vào thị trường để đảm bảo tất cả mọi người đều có đủ năng lực kinh tế - tài chính. Các chương trình chính sách mà Chính phủ có thể triển khai gồm: chương trình xóa đói giảm nghèo và an ninh xã hội (trợ giúp xã hội theo từng hộ gia đình, phát triển trên nền tảng cộng đồng dân cư, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ). - Sự phát triển của thị trường chuyển tiền: Về cơ bản, chuyển tiền là hoạt động thanh toán những khoản có giá trị thấp giữa các thể nhân xuyên biên giới. Chuyển tiền có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế và tài chính toàn diện trong điều kiện mối liên kết giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện đủ mạnh. Mối quan hệ giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện là chủ đề đang được các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Để thúc đẩy dòng tiền lưu chuyển, thị trường chuyển tiền phải có tính minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng, khung pháp lý điều tiết hợp lý và đảm bảo những tiêu chuẩn liên quan đến cơ sở hệ thống thanh toán, điều kiện thị trường, cạnh tranh và quản lý rủi ro. Những nguyên tắc để tạo lập một thị trường chuyển tiền hiệu quả đang được quy định tại Nguyên tắc chung của Ngân hàng Thế giới trong dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Chuyển tiền tác động đến tài chính toàn diện theo nhiều phương thức. Về mặt chi phí, khi chi phí chuyển tiền giảm sẽ giúp tăng cường nhu cầu và lượng chuyển tiền. Từ đó thúc đẩy tăng trưởng và giảm đói nghèo. Tác động của chuyển tiền đối với phát triển kinh tế sẽ mạnh hơn khi có những nhân tố xúc tác như quyền lợi người tiêu dùng được đảm bảo, nhận thức đầy đủ về dịch vụ tài chính của người gửi tiền và nhận tiền. Ngoài ta tăng lượng tiền gửi tiết kiệm cũng giúp tăng đầu tư và chi tiêu của các hộ gia đình. Hướng tới phát triển quy mô của thị trường chuyển tiền. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới đưa ra khuyến nghị về nâng cao ý thức tiết kiệm của người nhận tiền như: ưu đãi khi mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm, hiện đại hóa dịch vụ chuyển tiền và hệ thống thanh toán bán lẻ và hệ thống quản lý chuyển tiền. - Sự phát triển của các công cụ tài chính phòng tránh rủi ro Rủi ro và tính dễ bị tổn thương là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của con người và nền kinh tế. Một số cú sốc như thảm họa, thiên tai, suy thoái kinh tế, tình hình thời tiết xấu, bệnh tật, bi kịch cá nhân sẽ tác động xấu đến cuộc sống của con người và cản trở việc cung cấp các dịch vụ, giáo dục và y tế. Những cú sốc này sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đối với người nghèo và những người có ít tài sản vật chất cũng như mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp. Bên cạnh những công cụ hỗ trợ như mạng lưới tiết kiệm công, hệ thống tương trợ tài chính, có một số giải pháp giúp người nghèo quản lý rủi ro là tăng cường mức độ tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm và giải pháp về phát triển thị trường vốn. + Bảo hiểm vi mô: Bảo hiểm vi mô mang lại mức độ bảo vệ cao hơn tiết kiệm và tín dụng. Vì tín dụng và tiết kiệm chi giới hạn trong số tiền mà hộ gia đình tiết kiệm. Chưa kể đến chi phí thời gian và chi phí giao dịch phát sinh trong quá trình rà soát hồ sơ khách hàng khi cho vay, đặc biệt là khi vay với mục đích sản xuất kinh doanh. Trong khi đó bảo hiểm giúp phân bổ rủi ro trên nhiều người ở một mức đóng phí bảo hiểm thấp nhất trên đầu người. So sánh với số tiền mà hộ giao đình phải chi trả khi rủi ro xảy ra, mức đóng phí bảo hiểm là khá thấp và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong ngân sách của hộ gia đình. Có nhiều hình thức bảo hiểm khác nhau phụ thuộc vào đặc tính rủi ro là cá biệt (cú sốc ở cấp độ hộ 20 gia đình như chết, tổn thương, hoặc thất nghiệp) hay rủi ro cơ bản hay cú sốc có tính hiệp biến (rủi ro xuất phát từ sự tác động tương hỗ thuộc về mặt kinh tế, chính trị và xã hội như thảm họa thiên tai). Các sản phẩm vi mô phổ biến được liệt kê trong Bảng 1 Bảng 1: Các sản phẩm bảo hiểm vi mô phổ biến Sản phẩm Bảo hiểm y tế Phát an tín (Credit life) Phạm vi bảo hiểm Chi phí khám chữa bênh, chăm sóc cơ bản và bệnh tật nghiêm trọng dụng Bảo hiểm nhân thọ kèm theo tín dụng vi mô Lợi ích Hỗ trợ chi phí khám chữa bênh khi ốm đau, bệnh tật Bảo vệ người cho vay khi người vay tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn Bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm Chi trả tiền khi người được bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo gặp rủi ro tử vong hay mất thu nhập hiểm tàn tật Hưu trí Trong giới hạn mức đầu tư hoặc Nhận niên kim mức đóng góp Chi trả tiền khi gặp tai nạn, tàn tật Bảo hiểm phí Tai nạn hoặc tàn tật nhân thọ Bảo hiểm nhà cửa Chi trả tiền khi mất tài sản Doanh nghiệp vừa, Tài sản doanh nghiệp, kho hàng, Bồi thường khi mất tài sản nhỏ và siêu nhỏ đình trệ kinh doanh Nông nghiệp Mất mùa màng do thời tiết, Bồi thường thiệt hại về lợi tức, vật nuôi chết bệnh dịch, thiên tai + Sự áp dụng các sản phẩm tài chính tiên tiến Sự phát triển của các công cụ tài chính đang trong những năm gần đây có thể áp dụng triển khai đối với quản lý rủi ro cho các hộ gia đình, ví dụ như bảo hiểm chi số để phòng vệ rủi ro thời tiết, giá cả và các rủi ro liên quan đến nông nghiệp khác. Ngoài ra có thể khai thác những sản phẩm trong tài chính nông thôn như tiết kiệm nông thôn, tín dụng, tài trợ vốn chủ sở hữu, tài trợ chuỗi giá trị, đầu tư trên cơ sở chuyển tiền. + Bảo vệ xã hội Bên cạnh các công cụ tài chính nêu trên, hệ thống xã hội quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy tài chính toàn diện. Nhiều nước đã lập chương trình quốc gia nhằm giảm thiểu tình trạng dễ tổn thương của người nghèo và hộ gia đình thu nhập thấp, đặc biệt trong nền kinh tế không chính thức. Hệ thống bảo vệ xã hội giúp giảm ảnh hưởng của những biến động giá và là một công cụ chính sách bảo vệ người nghèo trong ngắn hạn. Ngoài ra những khoản chuyển tiền có điều kiện để phục vụ cho tiêm chủng hoặc đào tạo của hộ gia đình nghèo không chỉ tác động trong ngắn hạn mà trong dài hạn sẽ giúp phá vỡ hiện trạng đói nghèo liên thế hệ. + Bảo hiểm cho cộng đồng Bảo hiểm cho công đồng là công cụ cho thấy những tác động tích cực tiềm năng đối với xóa đói nghèo. Trong đó, Đề án về bảo hiểm y tế cộng đồng do các quỹ tương hỗ và hợp tác xã điều phối. Bảo hiểm y tế cộng đồng giúp phân chia vào từng nhóm. + Tài trợ rủi ro thiên tai Tổn thất kinh tế và mức bồi thường bảo hiểm do thiên tai và thảm họa tự nhiên quá lớn nên việc nhà nước tham gia hỗ trợ có thể tạo gánh nặng cho ngân sách và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do vậy công cụ tài trợ rủi ro thiên tai DRF có thể đảm bảo các nguồn lực cần thiết giúp 21 cho Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân quản lý được hậu quả xấu của thiên tai từ đó ổn định tài chính và kinh tế quốc gia. Công cụ DRF giảm thiểu mất mát tài chính do rủi ro được chuyển giao theo cơ chế tài chính đặc biệt. Công cụ DRG bao gồm lập quỹ dự trữ, tín dụng tương lai, sản phẩm chuyển giao rủi ro, tái bảo hiểm và bảo hiểm thông số cùng với trái phiếu thảm họa. Công cụ này bao gồm tái phân bổ ngân sách vốn, tín dụng trong nước và nước ngoài, tài trợ. + Đối với công tư Đối tác bảo hiểm công tư (PPPs) có vai trò quan trọng đối với thiên tai, rủi ro về sức khỏe và nông nghiệp. Chính phủ sẽ sử dụng (PPPs) (gồm các giải pháp về bảo hiểm/tái bảo hiểm và thị trường vốn) để xác định, đánh giá, giảm thiểu, chuyển giao và tài trợ trong trường hợp xảy ra rủi ro, từ đó các bên liên quan sẽ nhận thức được hậu quả khi rủi ro xảy ra. - Mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ Tài chính toàn diện là một công cụ mang lại lợi ích cho mọi cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Là một trong những chủ thể tiếp nhận tài chính toàn diện, SMEs không chỉ cần hỗ trợ về tài chính mà còn cần được đào tạo kỹ năng kinh doanh, được tiếp cận dịch vụ marketing để họ có thể mở rộng doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. SMEs là nhóm chủ thể không đồng nhất, có từ 50 đến 300 nhân viên, với giá trị tài sản và doanh thu hằng năm đạt từ 3 triệu đến 15 triệu USD. Nhu cầu vốn của SMEs khá đa dạng bao gồm tín dụng dài hạn và ngắn hạn, các sản phẩm tiền gửi và tiết kiệm. Chủ yếu được đáp ứng bởi khu vực ngân hàng và các thể chế tài chính vi mô. Tuy nhiên ngân hàng và các tổ chức tài chính này chưa đáp ứng đủ nhu cầu của SMEs, khoảng cách giữa cung và cầu vốn của SMEs tại các thị trường mới nổi lên đến 750 tỷ USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do các ngân hàng đưa SMEs vào nhóm đối tượng nguy hiểm và không tạo ra lợi nhuận. 2. Một số nét về thực trạng áp dụng tài chính toàn diện 2.1. Thực trạng triển khai tài chính toàn diện ở cấp độ khu vực ASEAN 2.1.1. Toàn cảnh chung Nhìn chung mức độ triển khai tài chính toàn diện trong khu vực ASEAN có sự khác nhau rõ rệt giữa các quốc gia. Cụ thể mối liên kết giữa tài chính toàn diện và chuyển tiền tại khu vực ASEAN có sự phân hóa. Theo cơ sở dữ liệu Tài chính toàn diện toàn cầu, phần đông những người trưởng thành ở Malaysia (66,17%), Singapore (98,22%) và Thái Lan (72,66%) có tài khoản ngân hàng tại các tổ chức tài chính. Những nước ASEAN còn lại, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ngân hàng khá thấp. Do sự phân hóa về mức độ triển khai tài chính toàn diện, chính sách về tài chính toàn diện tại mỗi quốc gia trong ASEAN cũng khá đa dạng. - Tập trung vào tài chính vi mô Trong khu vực ASIAN, Myanmar, Campuchia và Việt Nam có tổng tín dụng cao hơn các khoản tiết kiệm trong nước. Lào có mức tín dụng toàn quốc tương đương tiết kiệm. Do vậy, các quốc gia này đang tập trung vào tài chính vi mô và phát triển hành lang pháp lý cho tăng cường tín dụng. Cụ thể Việt Nam đang phát triển Quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng hoạt động của quỹ này đến khu vực nông thôn xây dựng hệ thống tài chính vi mô bền vững hướng đến hộ gia đình thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Chính phủ Campuchia đã ban hành chiến lược tài chính toàn diện trước tình hình tăng trưởng nhanh của khu vực tài chính vi mô từ những năm 1990. 22 Myanmar đã chú trọng triển khai tài chính vi mô bằng việc bổ nhiệm Cơ quan giám sát tài chính vi mô và Luật thương mại tài chính vi mô 2011. Tại Lào, hoạt động xóa đói nghèo đang được đề cao trong Chiến lược xóa đói nghèo và phát triển quốc gia. Chiến lược này giúp tạo động lực cho cải cách cung ứng dịch vụ tài chính vi mô. - Xây dựng nền tảng tài chính toàn diện quốc gia Chiến lược tổng thể về tài chính toàn diện của Thái Lan bao gồm ba trụ cột gồm (i) cải thiện cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm; (ii) tăng nhu cầu thông qua giáo dục tài chính và (iii) cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng quản lý tài chính trên cơ sở cải thiện hệ thống dữ liệu và cơ cấu cách thức quản lý. Indonesia xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng đến ba mục tiêu là phát triển đồng đều, xóa đói giảm nghèo và ổn định hệ thống tài chính. Đồng thời cam kết sẽ tạo lập văn hóa tiết kiệm. Philippin mặc dù chưa xây dựng khung pháp lý cụ thể về kế hoạch tài chính toàn diện nhưng đã phát triển khung pháp lý về bảo hiểm vi mô và tài chính vi mô, là một trong những nước dẫn đầu khu vực về dịch vụ thanh toán điện tử. - Xây dựng thị trường vững mạnh về dịch vụ tài chính bán lẻ Singapore và Brunei chiếm 1/3 nhóm các thị trường mạnh về dịch vụ tài chính bán lẻ, trong đó hầu hết các hộ gia đình sử dụng nhiều dịch vụ tài chính khác nhau. Về tình hình triển khai tài chính vi mô trong ASEAN Tiếp cận với các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ bị hạn chế vì các ngân hàng tỏ ra thận trọng trong việc rà soát kế hoạch kinh doanh, báo cáo tài chính đã kiểm toán, tính minh bạch của báo cáo tài chính. Ngân hàng hành động thận trọng như vậy để giảm bớt sự bất cân xứng thông tin và để dễ dàng mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dữ liệu về tài chính toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ hiện chưa được thống kê đầy đủ những theo thông tin không chính thức công bố rằng các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại các nước đang phát triển vẫn dựa vào nguồn tài trợ từ gia đình, bạn bè, tiết kiệm cá nhân và chủ nợ khác. Nguồn tài trợ không chính thức này thường tạo ra chi phí cao cho doanh nghiệp khi vay vốn. Chính phủ đang dần nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm tại nhiều nước phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng 90% tổng sản phẩm quốc nội và thu hút tỷ trọng cao trong nguồn lực quốc gia. 3. Thực trạng triển khai tài chính toàn diện tại Việt Nam Việt Nam hiện nay chưa có chiến lược chung để phát triển tài chính toàn diện. Việt Nam chỉ mới dừng lại ở giai đoạn tập trung phát triển tài chính vi mô qua Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011. Theo đó Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô (TTVM) an toàn bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội. Việt Nam hiện có 2 tổ chức TTVM được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép và 75 chương trình dự án TCVM tại 23 tỉnh thành phố của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội. Ngoài ra còn có Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là hai tổ chức tín dụng của Nhà nước cung cấp chương trình tín dụng nghèo. Hoạt động TCVM với đặc điểm là các dịch vụ tiết kiệm hoặc khoản vay tín dụng nhỏ, không cần tài sản thế chấp và dịch vụ cung cấp phục vụ tận thôn xóm, thủ tục nhanh gọn, kịp thời 23 phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức toàn thể. Dịch vụ chủ yếu cung cấp cho những người nghèo, dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tiếp cận được nguồn tiền để phát triển kinh tế gia đình. TCVM tại Việt Nam đã tiếp cận được nhóm đối tượng không thể tiếp cận nguồn tín dụng khác. Chương trình đã xác định 4 yêu cầu chính Việt Nam còn thiếu và cần được giải quyết như sau: (i) Môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi. Để phát triển ngành tài chính vi mô phổ cập và bền vững cần có một môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi, bao gồm các chính sách phát triển quan trọng và các quy định của ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển ngành tài chính vi mô (ii) Tăng cường năng lực giám sát để đảm bảo công tác quản lý và giám sát hoạt động TCVM hiệu quả. Để nâng cao chất lượng các dịch vụ tài chính, năng lực giám sát cần được tăng trưởng. Điều này có thể được thông qua việc đào tạo về kỹ năng và quy mô giám sát, đảm bảo đủ số lượng giám sát (iii) Tăng cường năng lực của các tổ chức tài chính tham gia hoạt động tài chính vi mô. Ngành tài chính vi mô sẽ được phát triển vững mạnh khi củng cố 3 loại hình tổ chức tài chính đang hoạt động tài chính vi mô, bao gồm NHCSXH đang hướng tới hoạt động tự vững, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân với sự hỗ trợ của một tổ chức ổn định và các tổ chức TCVM đang nỗ lực tăng cường năng lực hoạt động (iv) Cơ sở hạ tầng tài chính phát triển TCVM. Để phát triển một ngành TCVM vững mạnh cần có cơ sở hạ tầng tài chính thuận lợi, bao gồm trung tâm đào tạo nâng cao năng lực cho toàn ngành, một hệ thống trao đổi thông tin tín dụng vi mô để đảm bảo chất lượng danh mục khoản vay và chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức về tài chính vi mô và bảo vệ khách hàng. Kết quả thu được sau khi triển khai các chương trình hỗ trợ TCVM - Kết quả 1: Xây dựng được một môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi cho một ngành tài chính vi mô mở rộng, phát triển bền vững và theo định hướng thị trường. Cơ quan thanh tra giám sát NHNN đã xây dựng các quy định về hoạt động tài chính vi mô an toàn, cấu trúc quản trị và bảo hệ người tiêu dùng. NHNN đã ban hành Thông tư quy định về Quỹ TDND để hướng dẫn các Quỹ thực hiện tài chính vi mô an toàn cho khách hàng thuộc khu vực thấp với các dịch vụ tài chính chất lượng và đáp ứng nhu cầu trong khuôn khổ thực hiện các chương trình. Bên cạnh đó, Thông tư của NHNN liên quan đến cấp phép, sở hữu, quản trị của tổ chức TCVM và Thông tư về các yêu cầu đảm bảo an toàn đối với tổ chức TCVM cũng đã được xây dựng và tham vấn ý kiến đóng góp của các cơ quan liên quan trước khi được thông qua và ban hành. - Kết quả 2: Tăng cường năng lực quản lý và giám sát các cơ quan quản lý ngành tài chính vi mô Năng lực giám sát của NHNN và Bộ Tài chính đối với hoạt động TCVM cần được tăng cường thông qua việc đào tạo các cán bộ quản lý giám sát trên cơ sở các quy định mới ban hành về TCVM. Đã có nhiều chương trình được triển khai để nâng cao năng lực giám sát qua các chương trình đào tạo phù hợp. - Kết quả 3: Tăng cường năng lực cho tổ chức tín dụng có hoạt động tài chính vi mô giúp cung cấp dịch vụ giá cả hợp lý và bền vững cho người nghèo. Có 3 loại hình tổ chức tài chính cung cấp tài chính vi mô lớn nhất tại Việt Nam: Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tổ chức tài chính vi mô (TCVM). 4. Một số định hướng cho Việt Nam để triển khai và thúc đẩy chính sách tài chính toàn diện 4.1. Định hướng để triển khai chính sách tài chính toàn diện - Đa dạng hóa các dịch vụ tài chính đồng thời khuyến khích sự đổi mới và quản lý rủi ro. 24 - Đảm bảo các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng đủ yêu cầu của hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ. - Phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối của khu vực tài chính (bao gồm thanh toán điện tử và ngân hàng đại lý) để tăng cường mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhiều người dân. - Tiến hành các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ tài chính. - Đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cung cấp giá trị cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ bằng phương thức minh bạch, có tính trách nhiệm đồng thời có các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. - Tích hợp tài chính toàn diện là một trụ cột chính trong chính sách phát triển chung của quốc gia. - Xây dựng chính sách tài chính toàn diện có tính bao phủ rộng. - Chủ trương tăng cường nhận thức về thị trường để cung cấp các dịch vụ phù hợp. 4.2. Một số giải pháp để thúc đẩy tài chính toàn diện Nâng cao hiệu quả của thị trường chuyển tiền Hiện nay tính cạnh tranh của thị trường chuyển tiền của một số nước khu vực ASEAN còn bị hạn chế bởi các thỏa thuận đặc biệt giữa Cơ quan điều phối chuyển tiền quốc tế và nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc gia. Để xây dựng thị trường chuyển tiền an toàn và hiệu quả tăng cường mối liên kết giữa tài chính toàn diện và hoạt động chuyển tiền, Nhà nước cần triển khai các giải pháp sau: - Lập bảng đánh giá về thị trường chuyển tiền quốc gia trong tương quan với Nguyên tắc chung về dịch vụ chuyển tiền quốc tế của World Bank. Bản đánh giá cần xác định những thách thức và khuyến nghị chính sách cho cơ quan quản lý cũng như các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền. Từ đó bản đánh giá sẽ có vai trò quan trọng trong việc cải cách quy định chuyển tiền quốc gia, hài hòa với quy định khu vực. - Nhà nước cần hỗ trợ và cùng với ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền phi ngân hàng trong việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm cho người nhận và chuyển tiền. - Tăng cường nhận thức tài chính giữa người nhận và người chuyển tiền. Khi hiểu biết về các dịch vụ tài chính, người gửi tiền sẽ có nhiều lựa chọn về sản phẩm và phương thức chuyển tiền. - Đổi mới hệ thống dịch vụ bán lẻ để khắc phục những khuyết điểm của dịch vụ chuyển tiền, đặc biệt khu vực nông thôn còn thiếu nhiều nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền truyền thống. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nhà nước cần xác định các mục tiêu rõ ràng và các chỉ số đo lường để điều phối tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vì doanh nghiệp vừa và nhỏ là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và xóa đói nghèo. - Nhà nước cần đi đầu trong việc hướng dẫn và điều phối triển khai tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Nhà nước cần tôn trọng chức năng kết nối cung cầu về tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ của thị trường. Trong khi Chính phủ giúp tạo lập điều kiện thị trường và khắc phục những thất bại thị trường, chỉ có thị trường tài chính mới có thể tự động điều chỉnh nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, Nhà nước không nên can thiệp một cách trực tiếp vào việc thu hẹp khoảng cách cung và cầu mà chỉ cần tạo động lực và lợi ích cho các chủ thể tham gia trên thị trường. 25 Kết luận: Tài chính toàn diện có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước, là tiền đề quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng bền vững. Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ La tinh đang triển khai các chương trình quốc gia về tài chính toàn diện như là một phương cách để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn diện, trong đó tất cả mọi người trong xã hội, không loại trừ bất cứ ai đều được hưởng thành quả của tăng trưởng kinh tế và xã hội. Các tổ chức quốc tế trong những năm gần đây đã đặt tài chính toàn diện là trọng tâm trong các chương trình hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các quốc gia trên thế giới. Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy, những nội dung của tài chính toàn diện đã và đang được thực hiện trong nhiều chính sách kinh tế và xã hội của Việt Nam nhưng còn mang tính phân tán nên hiệu quả chưa thật sự như mong đợi. Việc xây dựng một Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện là cần thiết để có thể tập trung và phát huy nỗ lực của tất cả mọi người hướng tới mục tiêu chung của tăng trưởng toàn diện. Do đó, xây dựng và triển khai thành công một Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cần có sự phối hợp và tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân, nhất là các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, công nghệ có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ lần thư tư đang diễn ra mạnh mẽ. Điều quan trọng là phải có được một hành lang pháp lý đồng hành với sự phát triển của công nghệ và bảo về người tiêu dùng hướng tới thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB (2014), “Report anh Recommendation of the President to the Board of Directors Proposed Policy - Based Loan for Subprogram 2 - Socialist Republic of Viet Nam: Microfinance Development Program” 2. Eduardo Cabral Jimenez (2014), “Role of smart policies anh regulation in financial inclusion”, Alliance for Financial Inclusion (AFI), Bangkok, Thailand. 3. Nguyễn Phương Linh, “Chuyên đề 32: Một số vấn đề chung về tài chính toàn diện”, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính. 26 PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á ThS. Đỗ Hoàng Oanh Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam lại là một trong những quốc gia có chỉ số tài chính toàn diện thấp, chỉ tính riêng về năng lực trong việc tiếp cận tài chính ở người trưởng thành thì Việt Nam thuộc một trong 25 quốc gia kém nhất có tỷ lệ người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng, chiếm 73% số người không có tài khoản trên toàn cầu (Ngân hàng Nhà nước, 2017). Do đó, mục tiêu chính của bài viết tập trung vào tài chính toàn diện, chỉ số tài chính và phân tích tình hình tài chính, cũng như kiến nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính để những người chưa có sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiết kiệm, thanh toán, vay vốn và mua bảo hiểm... từ hệ thống tài chính chính thức, qua đó phát triển các nỗ lực hướng về tài chính toàn diện. Từ khóa: tài chính toàn diện, phổ cập tiếp cận tài chính, financial inclusion. 1. Tổng quan về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng, giúp luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, ổn định kinh tế - tài chính - xã hội. Leyshon và Thrift (1995) định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Sinclair (2001) cho rằng tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp. Còn theo Rangarajan (2008) định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng. Liên Hiệp Quốc (UNCDF, 2006) cho rằng tài chính toàn diện là cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho người dân. Các dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm tiết kiệm, tín dụng ngắn hạn và dài hạn, cho thuê và bao thanh toán, thế chấp, bảo hiểm, trợ cấp, thanh toán, chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế. Ngân hàng Thế giới định nghĩa tài chính toàn diện (Financial inclusion) là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm tín dụng và bảo hiểm được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Mục tiêu tiếp cận tài chính toàn cầu đến 2020 là những người trưởng thành hiện chưa tiếp cận được hệ thống tài chính đều có được tài khoản giao dịch để lưu giữ tiền, gửi và nhận thanh toán như là một công cụ cơ bản để quản lý tài chính cho cuộc sống của họ (World Bank, 2017). 27 Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm...) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. 2. Vai trò của tài chính toàn diện: Thứ nhất, tài chính toàn diện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tăng cường khả năng huy động các khoản tiết kiệm và đầu tư để phát triển sản xuất, cụ thể, Johnson và Nino-Lazarawa (2009) đã chỉ ra rằng tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua huy động tiết kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Việc huy động tiết kiệm tạo điều kiện cho các đối tượng bị loại trừ trong hệ thống tài chính chính thức có thể tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ giảm nghèo để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cải thiện phúc lợi. Thứ hai, tài chính toàn diện góp phần hạn chế thông tin tài chính bất đối xứng, giảm chi phí giao dịch ký kết hợp đồng. Các chính sách tài chính toàn diện hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nhanh (Levine, 2005). Thứ ba, tài chính toàn diện còn góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và tăng phúc lợi cho người nghèo được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính như tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, kiều hối và bảo hiểm, sẽ giúp người nghèo tăng khả năng tích lũy tài sản, chống chịu trước những cú sốc kinh tế, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập thông qua các khoản tín dụng tiếp cận được. Demirguc-kunt và cộng sự (2008) nhận thấy rằng tiếp cận tài chính không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn thúc đẩy giảm nghèo cũng như giảm bất bình đẳng thu nhập và cải thiện phúc lợi. Thứ tư, ngoài lợi ích về mặt tiết kiệm thu nhập an toàn và cơ hội vay vốn lớn hơn, tài chính toàn diện cũng mang lại nhiều kết quả tích cực như hạn chế lao động trẻ em và tăng năng suất nông nghiệp (Robinson, 2001). Collins (2009) đã tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng và sự cải thiện phúc lợi và thu nhập cho người nghèo tại Bangladesh, Ấn Độ và Nam Phi. Cuối cùng, tài chính toàn diện còn đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua tạo giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ, đem lại tác động lớn cho việc cải thiện các chỉ số phát triển con người như y tế, dinh dưỡng, giáo dục và đẩy lùi bất bình đẳng, nghèo đói (Obstfield, 1994). Không chỉ thế, tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Do đó, bài viết tập trung phân tích tài chính toàn diện được đo lường dựa trên ba khía cạnh: (i) xem sự thâm nhập của hệ thống tài chính ngân hàng, (ii) sự thuận tiện của các dịch vụ tài chính, và (iii) mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính theo nghiên cứu của Sarma (2015). 3. Các chỉ tiêu tài chính toàn diện: Theo Sarma (2015), chỉ số tài chính toàn diện (Index of Financial Inclusion - IFI) được đo lường trên ba khía canh: sự thâm nhập của các tổ chức tài chính - ngân hàng (penetration); sự thuận tiện (availability) và mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính (usage). Việc sử dụng kết hợp các chỉ tiêu vi mô liên quan đến tài chính cá nhân và các chỉ tiêu vĩ mô để đo lường chỉ số tài chính toàn diện sẽ phản ánh đầy đủ những khía cạnh khác nhau của tài chính toàn diện. Giá trị IFI càng cao thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của người dân càng cao. Chỉ số tài chính toàn diện - IFI được tính tương tự như nghiên cứu Sarma (2015) 28 di  wi Ai  mi M i  mi với wi là tỷ trọng của thành phần thứ i, 0 ≤ wi ≤ 1 và 0 ≤ di ≤ 1 Ai là giá trị thực tế của thành phần thứ i Mi là giá trị cao nhất của thành phần thứ i mi là giá trị thấp nhất của thành phần thứ i di là giá trị của thành phần thứ i Giá trị IFI được tính như sau:  1 IFI   2  2 2 2 1 2 3 d d d n     1      1 d1 2 2    1 d 2 n    1 d3  2        Các chỉ tiêu thành phần của chỉ số toàn IFI gồm có: Thành phần 1: Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng (Banking penetration), cho biết mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của người dân, số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 1 là số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân. Thành phần 1 này sẽ có trọng số w1= 1. Thành phần 2: Sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng (Availability of banking services), cho biết mức độ sẵn có của các dịch vụ ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 2 bao gồm: số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân. Chỉ số thành phần 2 này được tính từ 2 chỉ tiêu trên, trong đó tỷ trọng của chi nhánh ngân hàng là 2/3 và tỷ trọng của số lượng ATM là 1/3. Thành phần 2 này sẽ có trọng số w2= 0,5. Thành phần 3: Mức độ sử dụng (Usage), đo lường sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 3 là tổng của tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP. Thành phần 3 này sẽ có trọng số là w3= 0,5 Bài viết thực hiện theo các chỉ tiêu nghiên cứu của Sarma (2015) về cách đo chỉ số tài chính toàn diện cho Việt Nam, cũng như so sánh với các quốc gia Đông Nam Á được thu thập từ Global Financial Inclusion (WorldBank, 2018). Trong đó, năm chỉ tiêu được sử dụng để đo lường chỉ số tài chính toàn diện gồm: số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân, số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân, cuối cùng là tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP. 4. Đánh giá tình hình tài chính toàn diện dựa trên các chỉ tiêu nghiên cứu Thứ nhất, Từ Bảng 1 cho thấy số lượng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại (NHTM) trên 1.000 người trưởng thành cho biết mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của người dân. Chỉ tiêu cao cho thấy, người dân có nhu cầu sử dụng nhiều, khả năng tiếp cận tài chính càng cao, hệ thống ngân hàng càng thâm nhập và càng gần gũi với người dân. Malaysia và Singapore là hai quốc gia đứng đầu với 2.242 và 2.284 tài khoản năm 2016, 2.227 và 2.299 tài khoản vào năm 2017. Việt Nam đứng thứ 7/11 quốc gia với 944 và 955 tài khoản năm 2016 và 2017, bằng khoảng 42% so với 2 quốc gia kể trên. Còn quốc gia có số tài khoản thấp nhất là Myanmar với 251 năm 2016 và 224 tài khoản năm 2017. 29 Bảng 1: Các chỉ tiêu đo lường tài chính toàn diện Quốc gia Brunei Campuchia Ấn Độ Indonesia Lào Malaysia Myanmar Philippine Singapore Thái Lan Việt Nam 2016 1.955,13 75,26 Số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành 19,43 2017 1.879,89 68,49 18,18 70,78 30,31 0,75 2016 279,82 14,49 7,24 68,55 67,43 0 2017 316,52 16,73 7,52 77,63 72,21 0,04 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 2016 2017 1.731,27 1.888,75 1.055,58 1.564,24 579,16 634,34 2.242,34 2.227,29 251,84 224,52 577,09 591,84 2.284,90 2.299,41 1.549,30 1610,29 944,36 955,17 21,24 22,07 54,75 55,61 24,28 26,09 48,11 46,75 2,67 4,38 27,15 28,31 57,75 65,16 113,06 117,28 24,02 24,34 14,06 14,72 17,39 16,89 3,04 3,13 10,26 10,06 3,41 4,7 8,87 9,05 8,98 8,49 12,38 11,88 3,8 3,41 62,93 64,05 38,98 38,92 47,18 48,34 101,13 96,31 32,32 31,09 51 51,76 139,42 135,57 74,96 73,45 136,6 141,2 49,32 47,27 35,28 34,87 46,21 47,56 115,09 109,04 16,28 17,99 29,88 33,16 144,26 145,75 72,61 71,24 119,68 126,21 0,48 0,56 0,34 0,5 -0,08 -0,07 0,93 0,86 -0,2 -0,19 -0,01 0,01 1,16 1,13 0,65 0,66 0,42 0,44 Năm Số lượng tài khoản tiền gửi tại NHTM trên 1.000 người trưởng thành Số lượng máy ATM trên 100.000 người trưởng thành Tỷ lệ tiền gửi tại NHTM (% GDP) Tỷ lệ tiền vay tại NHTM (% GDP) 75,76 33,9 0,84 IFI Nguồn: WorldBank (2019) https://data.worldbank.org/topic/financial-sector?view=chart * IFI: Chỉ số đo tài chính toàn diện (được tính toán từ công thức) Thứ hai, để xem xét sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng (Availability of banking services) được đo lường thông qua hai chỉ tiêu là số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100 ngàn người trưởng thành. Thông qua các chỉ tiêu này, người dân dễ dàng tiếp cận và giao dịch thuận tiện dù theo bất cứ lúc nào hay nơi nào cũng có thể thực hiện giao dịch khi có nhu cầu. Thái Lan đứng đầu với 117 máy ATM và Brunei là quốc gia đứng đầu với chỉ tiêu chi nhánh ngân hàng (18 chi nhánh NHTM trên 100 ngàn người trưởng thành). Thấp nhất là Myanmar và Lào với bình quân khoảng 4 máy ATM và 4 chi nhánh trên 100 ngàn dân. Còn Việt Nam đứng thứ 9/11 quốc gia với 24,3 máy ATM, gần bằng hai quốc gia thấp nhất về số lượng ATM là Lào (24,28 máy ATM) và Campuchia (16,7 máy ATM). Còn về số chi nhánh ngân hàng thì Việt Nam và Lào hiện là thấp nhất với 3 chi nhánh ngân hàng, Campuchia là 7 chi nhánh ngân hàng cao hơn Lào và Việt Nam. Từ kết quả này, có thể thấy mức độ trải rộng các tiện nghi để người dân có thể thuận lợi trong việc giao dịch ở địa điểm hay thời gian bất kỳ lúc nào của Việt 30 Nam còn rất hạn chế. Điều này cũng thể hiện để phát triển tài chính toàn diện thì Chính phủ và các NHTM cần quan tâm đến phát triển không chỉ về chất lượng mà còn là số lượng các phương tiện kỹ thuật cần thiết để người dân khi có nhu cầu thì có thể tiếp cận được dễ dàng. Thứ ba, để đo lường mức độ hữu dụng tài chính thông qua đóng góp tỷ lệ tiền gửi và tiền vay trên GDP của hệ thống ngân hàng vào nền kinh tế. Singapore và Việt Nam là 2/11 quốc gia đứng đầu với tỷ lệ tiền gửi là 139,4% GDP và Việt Nam là 141,2% GDP, tỷ lệ tiền vay Singapore 146% GDP và Việt Nam là 126,2% GDP. Đây là một dấu hiệu lạc quan đối với Việt Nam, mặc dù hệ thống tài chính vẫn chưa hoàn toàn phát huy được tính ảnh hưởng của nó (theo chỉ tiêu thứ hai) nhưng vai trò đóng góp mạnh mẽ của hệ thống NHTM vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thì lại cao nhất trong các quốc gia. Nếu như Việt Nam có thể phát huy được tính ảnh hưởng của hệ thống NHTM vào người dân sâu rộng hơn thì cũng đồng thời phát triển hệ thống tài chính ngân hàng và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Và cuối cùng, chỉ số tài chính toàn diện IFI nhằm xem xét tổng hợp các yếu tố vi mô tài chính cá nhân và các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hệ thống tài chính ngân hàng. IFI cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á thuộc về hệ thống tài chính ngân hàng của Singapore là 0,64; Brunei đứng thứ 2 với IFI là 0,47 và Thái Lan đứng thứ 3 với IFI là 0,45. Còn Lào và Mianmar thấp nhất với IFI là 0,08 và 0,01. Việt Nam đứng thứ 7/11 quốc gia với IFI là 0,31. Tuy nhiên, căn cứ theo tiêu chuẩn nghiên cứu Sarma (2015) đánh giá các quốc gia trên toàn thế giới, nếu chỉ số IFI ≥ 0,6 thì có hệ thống tài chính phát triển toàn diện, 0,3 ≤ IFI ≤ 0,6 thì có mức hệ thống tài chính ở mức độ trung bình và nếu IFI < 0,3 thì hệ thống tài chính yếu kém, người dân hầu như gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận hệ thống tài chính ngân hàng của quốc gia đó, thì chỉ có Singapore là có hệ thống tài chính toàn diện phù hợp với hệ thống tài chính phát triển của thế giới, còn các quốc gia Đông Nam Á còn lại thì hầu như là trung bình và yếu kém. Trong đó, IFI của Việt Nam là 0,31 nằm ở mức độ trung bình, giáp ranh mức đánh giá yếu kém. Điều này, cũng phù hợp với đánh giá của World Bank về các quốc gia trên thế giới thì có 25 quốc gia có chỉ số tài chính toàn diện thấp, chiếm 73% số người trưởng thành không có tài khoản tài chính trên toàn cầu và Việt Nam cũng là một trong số 25 quốc gia này với tỷ lệ người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng vượt mức trung bình thế giới. Từ thực trạng này, bài viết đề cập về lý do cũng như những tồn đọng trong hệ thống tài chính quốc gia hiện nay và hướng đến kiến nghị để nâng cao chỉ số tài chính toàn diện, cũng như hướng đến sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam. 5. Những vấn đề tồn đọng trong hệ thống tài chính quốc gia khi hướng đến tài chính toàn diện: Thước đo đầu tiên và quan trọng nhất của tài chính toàn diện chính là chỉ tiêu tỷ lệ người có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức. Nếu như ở những nước phát triển, tỷ lệ này có thể lên đến 95%-98% thì ở Việt Nam số người trưởng thành có tài khoản ngân hàng tính tới năm 2017 là 59% (nguồn: Vnexpress, 2017), tuy nhiên chủ yếu lại tập trung khu vực thành thị, và khuynh hướng được sử dụng nhiều ở những người giàu có hay có thu nhập ổn định. Việc này có mâu thuẫn với ý nghĩa tài chính toàn diện là dành để hỗ trợ và bảo vệ lợi ích của người nghèo và những người có thu nhập bấp bênh, thiếu ổn định. Do đó, Ngân hàng Thế giới (2017) thực hiện nghiên cứu và tìm thấy lý do những của người nghèo, người trưởng thành ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không có tài khoản chính thức là vì không có đủ tiền, việc mở tài khoản là tốn kém, khoảng cách đến ngân hàng quá xa, thiếu những giấy tờ cần thiết đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, thiếu tin tưởng vào ngân hàng, thậm chí chi phí duy trì tài khoản và mức phí cho mỗi lần giao dịch tài khoản đều là tốn kém. 31 Hai là, còn về số lượng ATM Việt Nam đứng thứ 9/11 quốc gia Đông Nam Á và số chi nhánh ngân hàng thì Việt Nam là thấp nhất với khoảng 3 chi nhánh ngân hàng trong 11 quốc gia. Từ kết quả này, có thể thấy mức độ trải rộng các tiện nghi để người dân có thể thuận lợi trong việc giao dịch ở địa điểm hay thời gian bất kỳ lúc nào còn rất hạn chế. Điều này cũng thể hiện để phát triển tài chính toàn diện thì Chính phủ và các NHTM cũng cần quan tâm đến phát triển không chỉ về chất lượng mà còn là số lượng các phương tiện kỹ thuật cần thiết để người dân khi có nhu cầu thì có thể tiếp cận được dễ dàng. Ba là, tín dụng là một trong những dịch vụ tài chính quan trọng giúp tăng việc làm và thu nhập của các hộ gia đình. Trong trường hợp không có sự tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính ngân hàng, người dân bị buộc phải vay tiền từ gia đình, bạn bè và người cho vay tiền khác thường có lãi suất cao hơn. Trong bảng 2, có hơn một phần ba dân số vẫn phụ thuộc vào các khoản vay từ gia đình, bạn bè ở Indonesia, Philippines, Campuchia và Malaysia trong khi tỷ lệ các khoản vay này thấp ở Việt Nam, Singapore, Myanmar và Lào. Bảng 2: Nguồn vay nợ của các hộ gia đình năm 2015 Quốc gia Brunei Vay nợ tại TCTD (%) Vay nợ tại TCTD (nữ, %) Vay nợ tại TCTD (40% người có thu nhập thấp nhất, %) Vay nợ từ gia đình và bạn bè (%) Vay nợ từ gia đình và bạn bè (nữ, %) Vay nợ từ gia đình và bạn bè (40% người có thu nhập thấp nhất, %) - - - - - - Cambodia 27,65 29,36 3,2 36,23 36,77 36,5 Indonesia 13,14 11,17 6,6 41,49 41,23 43,77 Lao 18,13 17,2 3,02 15,62 14,43 14,74 Malaysia 19,52 16,58 64,8 38,96 29,85 45,59 Myanmar 15,52 11,8 0,4 21,81 21,38 24,46 Philippines 11,79 13,6 6,3 48,65 46,76 48,83 Singapore 14,2 14,32 39,7 4,45 3,08 4,57 Thailand 15,4 13,67 8,3 31,12 30,12 28,97 Vietnam 18,45 21,33 7,8 29,88 27,28 28,8 Nguồn: Lê Thị Khuyên và Bùi Ngọc Mai Phương (2018) Thêm vào đó, nếu như ở Singapore, kênh đi vay chủ yếu cho người có thu nhập thấp là tổ chức tài chính ngân hàng chiếm gần 40% thì ở Việt Nam chỉ có 7,8%, và tỷ lệ người vay là nữ tại các hộ gia đình ở Việt Nam trên tất cả kênh vay mượn từ tổ chức tài chính, gia đình, xã hội thì người vay nợ là nữ lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. 6. Kiến nghị một số giải pháp phát triển tài chính toàn diện Tài chính toàn diện là một vấn đề lớn đòi hỏi sự tham gia của toàn thể xã hội vào quá trình thực thi. Theo đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò chủ chốt điều phối toàn bộ quá trình, bố trí nguồn lực quản lý, điều tiết nền kinh tế, cân bằng quyền lợi các bên liên quan và ban hành chính sách thực hiện. Còn Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tài chính đại diện về phía cung để thực hiện cụ thể các chính sách. Và cuối cùng là phía cầu, bao gồm các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, cá nhân trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính và phản hồi những nhu 32 cầu tài chính trong thực tế về lại các tổ chức tài chính. Khi các bên thực hiện một cách phối hợp hài hòa thì hệ thống tài chính sẽ trở nên phổ biến và phát triển một cách bền vững toàn diện. Bài viết kiến nghị một số giải pháp như sau: Nhà nước cần thể hiện rõ vai trò điều tiết vĩ mô: (i) việc phân phối các điểm truy cập tài chính ở những nơi chưa được phục vụ (chủ yếu nông thôn và khu vực vùng sâu vùng xa), tăng cường cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế và chỉ định một cơ quan chuyên biệt để tạo điều kiện phối hợp các bên liên quan để thúc đẩy gia tăng mức độ tài chính toàn diện lớn hơn. (ii) Ban hành các quy định về ngân hàng đại lý, cho phép các tổ chức phi ngân hàng tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ thanh toán mới, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ thanh toán. (iii) Hơn nữa, đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam cần chủ động phát triển các dịch vụ tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh tiến trình tài chính toàn diện trong nước và bắt kịp xu hướng của các nước khác trên thế giới. Về phía các định chế tài chính cần có sự phối hợp và thỏa thuận hợp lý về phí dịch vụ thanh toán để khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện thanh toán điện tử, giảm chi phí sử dụng thẻ hàng năm và đơn giản thủ tục vay mượn để các cá nhân vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận và thực hiện được. Thêm vào đó, cần nghiên cứu kỹ đặc điểm các đối tượng chủ hộ để có những chính sách thu hút tiền gửi và cho vay phù hợp với nhu cầu hộ gia đình. Ngoài ra, gia tăng các điểm tiếp cận giao dịch, cùng với tiếp tục đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM/POS/internet banking/mobile banking/cổng thanh toán/ví điện tử theo đặc điểm đối tượng ở từng khu vực nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở những khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cả đối với những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, trên cơ sở sử dụng mạng lưới sẵn có của các tổ chức tín dụng, mạng lưới bưu điện và cả mạng lưới của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, các cửa hàng bán lẻ. Cuối cùng, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn cho cán bộ, nhân viên của các tổ chức cung ứng dịch vụ để có kỹ năng hướng dẫn khách hàng hiểu và sử dụng các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử. Các cơ quan nhà nước, các định chế tài chính có thể kết nối với các trường đại học để bổ sung, cập nhật các nội dung, kiến thức cơ bản về thanh toán điện tử mới vào chương trình giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về kinh tế, tài chính, ngân hàng...; phối hợp với truyền hình, truyền thông phù hợp, hiệu quả để phổ biến kiến thức, giáo dục tài chính, kỹ năng tài chính cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, kể cả người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn. Kết luận: Hệ thống tài chính là bộ phận thiết yếu trong sự phát triển của nền kinh tế, do đó, việc tiếp cận các dịch vụ tài chính đóng một vai trò rất lớn trong việc giảm nghèo, nâng cao năng lực sản xuất xã hội cũng như thúc đẩy phát triển bền vững. Thông qua phân tích thực trạng, cũng như đo lường được chỉ số tài chính toàn diện IFI của Việt Nam, và có sự so sánh đối chiếu với IFI của các quốc gia Đông Nam Á khác, cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay đã có mức phát triển trung bình, nhưng vẫn còn nhiều rào cản tồn đọng làm cho hệ thống tài chính dễ rơi vào tình trạng yếu kém trở lại. Vì vậy, để thúc đẩy hoạt động cũng như để hệ thống tài chính có sự bền vững cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp phối hợp giữa NHNN, các định chế tài chính, những tổ chức kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân như: tạo lập môi trường chính sách và pháp lý thuận lợi để ngân hàng, và cả tổ chức phi ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ tài chính, cũng như hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, tăng cường các POS/ATM/điểm giao dịch và nâng cao công tác thông tin tuyên truyền đến hộ gia đình và các cá nhân. 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aghion, P., & Durlauf, S. (2005). Handbook of economic growth. Elsevier. 2. Collins, D., Morduch, J., Rutherford, S., & Ruthven, O. (2010). Portfolios of the poor: how the world's poor live on $2 a day. Princeton University Press. 3. Demirgüç-Kunt, A., Beck, T., & Honohan, P. (2008). Finance for all?: Policies and pitfalls in expanding access. Washington, DC: World bank. 4. Johnson, S., & Nino-Zarazua, M. (2009). Financial exclusion in Kenya and Uganda [Trực tuyến]. Địa chỉ: http://www.bath.ac.uk/cds/bpdwp/BPD1.pdf 5. Levine, R. (1999). Financial development and economic growth: views and agenda. The World Bank. 6. Leyshon, A., & Thrift, N. (1995). Geographies of financial exclusion: financial abandonment in Britain and the United States. Transactions of the Institute of British Geographers, 312-341. 7. Rangarajan, C. (2008). Report of the committee on financial inclusion. Ministry of Finance, Government of India. 8. Robinson, M. S. (2001). The microfinance revolution: Sustainable finance for the poor. The World Bank. 9. Sarma, M. (2015). Measuring financial inclusion. Economics Bulletin, 35(1), 604-611. 10. Sinclair, S. P. (2001). Financial exclusion: An introductory survey. Edinburgh, UK: CRSIS, Edinburgh College of Art/Heriot Watt University. 11. UNCDF, U. (2006). Building Inclusive Financial Sectors for Development (Blue Book). New York, USA. 12. Worldbank, 2017 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 13. Lê Thị Khuyên và Bùi Ngọc Mai Phương (2018). Tiếp cận tài chính toàn diện của các nước ASEAN và một số khuyến nghị đối với Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 1. 14. Nghiêm Thanh Sơn (2017). Đặc san toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2017 [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/pho-cap-tai-chinh-phat-trien-tien-phong-dich-vuthanh-toan-190246.html 15. Nguyễn Quốc Đại Trường An (2018). Tài chính toàn diện: Tổng quan và định hướng phát triển tại Việt Nam. Chuyên san Kinh tế Tài chính Ngân hàng. Đại học Kinh tế Luận số 16. 16. Phạm Thị Hồng Vân và các tác giả (2018). Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 193. Vnexpress (2017). Ngân hàng Nhà nước: 59% người dân có tài khoản ngân hàng. [Trực tuyến]. Địa chỉ: < https://vnexpress.net/kinh-doanh/ngan-hang-nha-nuoc-59-nguoi-dan-co-taikhoan-ngan-hang-3681227.html> 34 TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: THỰC TIỄN THẾ GIỚI VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Kim Oanh Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá (TCTD). Cụ thể, TCTD, được hiểu như một quá trình, cần được đánh giá 03 khía cạnh khác nhau, gồm có sự sẵn có của (DVTC), sự tiếp cận DVTC và sử dụng DVTC. Ba khía cạnh này được vận dụng để đánh giá cho 04 loại DVTC, bao gồm giao dịch điện tử, vay tiền, tiết kiệm và đầu tư dài hạn, và bảo hiểm. Dữ liệu của các tiêu chí được thu thập từ phía cung DVTC hoặc từ phía cầu DVTC hoặc có thể kết hợp thu thập dữ liệu cung - cầu. Vận dụng cơ sở lý thuyết trong xây dựng tiêu chí đánh giá TCTD ở Việt Nam đảm bảo tính khoa học, nhất quán, và cập nhật là cần thiết, để từ đó xây dựng các chính sách phát triển TCTD phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, tiêu chí đánh giá 1. Giới thiệu Hiện nay, TCTD đang được các quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển vì những lợi ích to lớn mà TCTD có thể đem lại cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp và nền kinh tế (Ozili, 2018). Ngân hàng Thế giới đã đặt ra mục tiêu về tiếp cận tài chính trên toàn cầu trước năm 2020: hiện đã có hơn 50 quốc gia chủ động phát triển TCTD và các chính sách có liên quan đến TCTD (Arun and Kamath, 2015). Vì vậy, các học giả, Chính phủ và nhà hoạch định chính sách đã có nghiên cứu và thảo luận TCTD trên phương diện lý luận và thực tiễn ở nhiều nước khác nhau trên thế giới (e.g. World_Bank, 2014; Arun and Kamath, 2015; Sweta and Rahul, 2017). Nghiên cứu về TCTD đã tập trung vào các hướng nghiên cứu khác nhau: khái niệm TCTD, đặc điểm của TCTD, đo lường TCTD, các nhân tố ảnh hưởng tới TCTD, sự phát triển của TCTD và chính sách về TCTD ở các nước và vùng lãnh thổ khác nhau (Kabakova and Plaksenkov, 2018). Trong các vấn đề vừa nêu, các tiêu chí đánh giá TCTD là vấn đề được các nhà nghiên cứu, Chính phủ và những người làm chính sách rất quan tâm vì việc xây dựng được hệ thống tiêu chí phù hợp sẽ giúp cho đánh giá sự phát triển của TCTD được chuẩn xác, từ đó xác định và đưa ra được các chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của TCTD một cách khoa học (Cámara and Tuesta, 2018). Nghiên cứu này tập trung vào cơ sở lý luận cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá TCTD theo hướng phát triển bền vững trên thế giới để từ đó nghiên cứu vận dụng phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam. Nghiên cứu được chia làm 03 phần, gồm (1) khái niệm TCTD, (2) các tiêu chí đánh giá TCTD và (3) hướng vận dụng các chỉ tiêu TCTD ở Việt Nam. 2. Khái niệm TCTD Theo Dev (2006), TCTD là việc cung vụ tài chính (DVTC), bao gồm: thanh toán, tín dụng, tiết kiệm, đầu tư, và bảo hiểm, của ngân hàng, các trung gian tài chính, các nhóm cá nhân hoặc tổ chức cho nhóm cá nhân hoặc tổ chức không có lợi thế hoặc thu nhập thấp trong xã hội. Chủ thể cung cấp DVTC không chỉ có duy nhất ngân hàng mà còn có cả các trung gian tài chính, các cá nhân và tổ chức khác thực hiện việc cung cấp DVTC theo đúng quy định của pháp luật. Theo World Bank (2014), TCTD không chỉ đơn thuần là “cơ hội tiếp cận các DVTC” mà là “việc sử dụng DVTC”. Vì vậy, cần phải phân biệt được khác biệt giữa “việc sử dụng DVTC” và “cơ hội tiếp cận với DVTC” trong xem xét sự phát triển TCTD (World_Bank, 2014). Trong khi Dev (2006) xác định chủ thể của TCTD là cá nhân hoặc tổ chức không có lợi thế hoặc thu nhập thấp trong xã hội thì Sarma (2012) mở rộng đối tượng của TCTD là toàn thể các 35 chủ thể của nền kinh tế đồng thời nhấn mạnh hệ thống TCTD được cấu thành bởi nhiều thành tố khác nhau. Theo Sarma (2012) TCTD là một quá trình đảm bảo giảm bớt những khó khăn của các chủ thể kinh tế trong việc tiếp cận DVTC, tìm được DVTC phù hợp và sử dụng các DVTC chính thống cho tất cả các chủ thể kinh tế. Theo Arun and Kamath (2015), TCTD được định nghĩa như một “tình trạng mà ở đó mọi người có nhu cầu sử dụng các DVTC có cơ hội tiếp cận các DVTC có chất lượng một cách thuận tiện với giá cả hợp lý”. Trong thực tế, có một bộ phận các cá nhân hay hộ gia đình có cơ hội tiếp cận với DVTC nhưng không sử dụng DVTC cung cấp do không có nhu cầu hoặc do lý do về văn hóa hay tôn giáo. Bên cạnh đó, những chủ thể (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa) có thể có nhu cầu về các DVTC, nhưng không sử dụng DVTC do các nguyên nhân khác nhau. Trong khi một bộ phận chủ thể có nhu cầu DVTC nhưng không thể sử dụng các dịch vụ này do không thể tạo ra thu nhập lớn hơn chi phí vốn vay, rất nhiều các chủ thể khác có khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng các DVTC nhưng không thể sử dụng các DVTC do có sự phân biệt đối xử, do không tìm được DVTC phù hợp, do không có đủ thông tin về các DVTC hoặc các vấn đề liên quan đến khung pháp lý (World_Bank, 2014). Tóm lại, TCTD là quá trình cung cấp DVTC (sự sẵn có của DVTC, sự tiếp cận DVTC, và sự sử dụng các DVTC) có chất lượng một cách thuận lợi với chi phí hợp lý cho mọi người có nhu cầu để giúp họ đầu tư cho học hành, tiết kiệm và kinh doanh nhằm xóa đói giám nghèo và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là những người có nhu cầu về DVTC nhưng chưa có điều kiện tiếp cận với DVTC hoặc chưa có đủ kiến thức và kinh nghiệm trong sử dụng các DVTC này. 3. Các tiêu chí đánh giá TCTD 3.1. Xác định nhu cầu DVTC của các chủ thể kinh tế Nhu cầu DVTC của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp cấu trúc theo hình tháp (Hình 01). Ở mức cơ bản nhất, các chủ thể sử dụng DVTC cần có tài khoản ngân hàng/thẻ và tiếp theo đó là sử dụng tài khoản/thẻ ngân hàng để thực hiện các giao dịch điện tử, vay tiền, đầu tư và tiết kiệm dài hạn, và bảo hiểm (Arun and Kamath, 2015). Bảo hiểm Đầu tư và tiết kiệm dài hạn Vay tiền Giao dịch điện tử Sở hữu tài khoản ngân hàng Hình 1: Tháp nhu cầu DVTC của chủ thể kinh tế (Arun and Kamath, 2015) 3.2. Khung lý thuyết cho xây dựng các tiêu chí đánh giá TCTD Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá TCTD cần căn cứ vào khái niệm TCTD và nhu cầu sử dụng DVTC. Theo Arun and Kamath (2015), vì TCTD là một quá trình cung cấp dịch vụ nên việc xây dựng các tiêu chí cần phải tập trung vào cả 03 giai đoạn của quá trình này bao gồm: sự 36 sẵn có của DVTC, tiếp cận DVTC, và sử dụng các dịch vụ này (Hình 2). Sự sẵn có của DVTC được đánh giá trên cơ sở hạ tầng cho DVTC và số lượng các DVTC cung cấp cho các chủ thể kinh tế. Sự tiếp cận DVTC được đánh giá trên cở sở số các chủ thể kinh tế có thể tiếp cận DVTC. Việc sử dụng DVTC được đánh giá trên cơ sở các DVTC được sử dụng thực tế bởi các chủ thể kinh tế. Việc sử dụng DVTC của các chủ thể tài chính có thể bị hạn chế do một số lý do: (1) không thể tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thống do khoảng cách địa lý, cơ sở hạ tầng hoặc độ rủi ro của DVTC cao, (2) không thể sử dụng được DVTC do không đáp ứng được yêu cầu sử dụng dịch vụ, (3) không phải là mục tiêu marketing hướng đến của các DVTC, (4) không sử dụng dịch vụ do bản thân các chủ thể không muốn sử dụng vì sợ bị từ chối cung cấp DVTC hoặc do các trở ngại về tâm lý khi sử dụng DVTC. TCTD Sự sẵn có của DVTC (1) Sự tiếp cận DVTC (2) Việc sử dụng DVTC (3) Hình 2: Các yếu tố cấu thành của TCTD như một quá trình Kết hợp với nhu cầu DVTC của các chủ thể kinh tế, các tiêu chí đánh giá TCTD có thể được xây dựng dựa trên khung lý thuyết (Bảng 1) Bảng 1: Khung lý thuyết cho việc xây dựng các tiêu chí đánh giá TCTD Giao dịch điện tử Vay tiền Đầu tư và tiết kiệm dài hạn Bảo hiểm Sự sẵn có của DVTC Sự sẵn có của DVTC Sự sẵn có của DVTC Sự sẵn có của DVTC Sự tiếp cận DVTC Sự tiếp cận DVTC Sự tiếp cận DVTC Sự tiếp cận DVTC Việc sử dụng DVTC Việc sử dụng DVTC Việc sử dụng DVTC Việc sử dụng DVTC 3.3. Xác định nguồn dữ liệu cho đánh giá TCTD Sau khi xây dựng được khung lý thuyết, xác định nguồn dữ liệu thu thập là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá chính xác sự phát triển của TCTD ở một một quốc gia (một vùng lãnh thổ), các tỉnh, huyện, xã của quốc gia đó. Có hai nguồn dữ liệu chủ yếu để thu thập dữ liệu, bao gồm: dữ liệu từ phía cung DVTC và dữ liệu từ phía cầu DVTC (Cámara and Tuesta, 2018). Thu thập dữ liệu từ phía cung DVTC: Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các ngân hàng và các tổ chức cung cấp DVTC chính thống của mỗi quốc gia (Honohan, 2008; Cámara and Tuesta, 2018). Các nghiên cứu trước đây đo lường sự sẵn có của DVTC thông qua 03 tiêu chí cơ bản (1) số lượng máy ATM tự động trên 100.000 người lớn, (2) số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại trên 100.000 người lớn và (3) số lượng đại lý ngân hàng trên 100.000 người lớn. Đại lý ngân hàng là đại diện của ngân hàng (các cửa hàng, siêu thị, bưu điện, hiệu thuốc…) cung cấp các DVTC cơ bản của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh 37 tế tiếp cận các DVTC của hệ thông tài chính chính thống. Dịch vụ cơ bản nhất của ngân hàng mà các đại lý thực hiện đó là thanh toán tiền cho các giao dịch qua thẻ và rút tiền từ tài khoản, nhưng trong rất nhiều các trường hợp, đại lý ngân hàng có thể tham gia phân phối thẻ tín dụng, tiết kiệm và các sản phẩm bảo hiểm (Cámara et al., 2015). Cùng với sự phổ biến của việc cung cấp các DVTC qua internet và điện thoại thông minh, khả năng tiếp cận DVTC của chủ thể kinh tế đánh giá thông qua (1) số tài khoản ngân hàng sở hữu trên 100.000 người lớn, (2) số điện thoại thông minh trên 100.000 người lớn và (3) số lượng tài khoản sử dụng ngân hàng điện tử trên 100.000 người lớn. Mức độ sử dụng DVTC có thể đánh giá thông qua (1) số tài khoản tiếp kiệm trên 100.000 người lớn, (2) số tài khoản vay trên 100.000 người lớn, và (3) số người sử dụng dịch vụ bảo hiểm trên 100.000 người lớn. Tuy nhiên, sự sẵn có của DVTC và sự tiếp cận DVTC chỉ là bước đầu tiên và điều kiện cần để phát triển TCTD mà không thể suy ra sự phát triển của TCTD dựa trên sự có sẵn của DVTC vì mức độ phát triển của TCTD còn có các rào cản nhất định, gồm có (1) vị trí địa lý, (2) niềm tin chủ thể vào tổ chức cung cấp DVTC, (3) chi phí của DVTC và (4) thủ tục để sử dụng DVTC (Demirguc-Kunt and Klapper, 2013; Cámara and Tuesta, 2018). Thu thập dữ liệu từ phía cầu DVTC: Từ góc độ lý thuyết, việc thu thập dữ liệu từ phía chủ thể kinh tế giúp cho việc đánh giá TCTD một cách hợp lý nhất. Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua bảng hỏi phát tới các hộ gia đình hoặc các cá nhân. Tuy nhiên, xây dựng việc thu thập dữ liệu trên diện rộng với cùng một bảng hỏi cho các quốc gia trên thế giới là có thể không phù hợp do trình độ phát triển kinh tế của các nước là khác nhau (Kempson et al., 2004; Reyes et al., 2010; Sweta and Rahul, 2017). Do đó, bảng hỏi có thể được điều chỉnh để phù hợp với lộ trình và chính sách phát triển tài chính của từng quốc gia/vùng lãnh thổ. Việc thu thập dữ liệu trực tiếp từ hộ gia đình hoặc các cá nhân giúp cho các nhà hoạch định chính sách của từng quốc gia xác định được các rào cản trong việc tiếp cận hoặc sử dụng TCTD của chủ thể kinh tế (Cámara and Tuesta, 2018). Kết hợp nguồn dữ liệu đánh giá TCTD: Các nghiên cứu trước đã thập dữ liệu từ phía cung, từ phía cầu và kết hợp cả 02 nguồn dữ liệu để có được đánh giá về sự phát triển của TCTD ở các nước trên thế giới (Honohan, 2008). Vì vây, khi đánh giá sự phát triển TCTD của các vùng miền, các tỉnh trong một quốc gia, các nhà hoạch định chính sách cũng cần kết hợp các nguồn dữ liệu khác nhau trong đánh giá TCTD để có được sự đánh giá đúng đắn và khoa học. 4. Vận dụng các tiêu chí đánh giá TCTD ở Việt Nam Xây dựng bộ tiêu chí là bước đầu tiên cần làm trong lộ trình phát triển nên TCTD tại Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở lý thuyết về xây dựng các tiêu chí đánh giá TCTD của các nghiên cứu trước, việc xây dựng bộ tiêu chí ở Việt Nam cần phải kế thừa và vận dụng để phù hợp với thực tiễn và trình độ phát triển của TCTD. Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TCTD cần có sự tham gia của các ngân hàng, các tổ chức cung cấp DVTC để xác định nguồn thu thập dữ liệu phù hợp cho các chỉ tiêu tài chính nhất định. Bộ tiêu chí có thể bao gồm (1) các tiêu chí thu thập từ phía cung DVTC và (2) các tiêu chí thu thập phía cầu DVTC. Bộ tiêu chí này đảm bảo nhất quán, tính kế thừa, và tính cập nhật để phản ánh đúng sự phát triển của TCTD theo từng giai đoạn. Điều này sẽ giúp cho việc hoạch định chính sách liên quan đến TCTD khoa học và đồng bộ. 5. Kết luận Nghiên cứu tóm tắt cơ sở lý luận trong xây dựng tiêu chí đánh giá TCTD. Xây dựng tiêu chí đánh giá bắt đầu bằng việc định nghĩa TCTD một cách rõ ràng, xác định các khía cạnh khác nhau của TCTD để xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng khía cạnh tương ứng với các DVTC khác nhau. Đồng thời, xác định nguồn dữ liệu cần thu thập cho các tiêu chí cũng cần phải được xem xét thấu đáo để giúp cho kết quả đánh giá có ích trong việc xây dựng các chính sách tài chính toàn diện tại Việt Nam. 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Arun, T. and Kamath, R. (2015) 'Financial inclusion: Policies and practices', IIMB Management Review, 27, pp. 267-287. 2. Cámara, N. and Tuesta, D. (2018) 'An analysis of constructing global financial inclusion indices', Borsa _Istanbul Review 18(3), pp. 248-258. 3. Cámara, N., Tuesta, D. and Urbiola, P. (2015) Extending access to the formal financial system: the banking correspondent business mode, Working Paper15/10. 4. Demirguc-Kunt, A. and Klapper, L. (2013) 'Measuring Financial Inclusion: Explaining Variation in Use of Financial Services across and within Countries', Brookings Papers on Economic Activity, 44(1(Spring)), pp. 279-340. 5. Dev, S.M. (2006) 'Financial inclusion: Issues and challenges.', Economic and Political Weekly, 41, pp. 4310-4313. 6. Honohan, P. (2008) 'Cross-Country Variation in Household Access to Financial Services', Journal of Banking and Finance, 32, pp. 2493-2500. 7. Kabakova, O. and Plaksenkov, E. (2018) 'Analysis of factors affecting financial inclusion: Ecosystem view', Journal of Business Research, [Online] DOI: https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2018.01.066. 8. Kempson, E., Atkinson, A. and Pilley, O. (2004) Policy level response to financial exclusion in developed economies: lessons for developing countries. Report of Personal Finance Research Centre, University of Bristol. 9. Ozili, P.K. (2018) 'Impact of digital finance on financial inclusion and stability', Borsa Istanbul Review, 18(4), pp. 329-340. 10. Reyes, G.P., Cañote, L.D.A. and and Mazer, R. (2010) Financial Inclusion indicators for developing countries: The Peruvian Case, Working Paper of SBS, Peru and CGAP. 11. Sarma, M. (2012) Index of Financial Inclusion - A measure of financial sector inclusiveness, Working Paper No 07/2012. 12. Sweta, G. and Rahul, S. (2017) 'Developing a Financial Inclusion Index for India', Procedia Computer Science, 122, pp. 949-956. 13. World_Bank, G. (2014) 'Global financial development report 2014: Financial inclusion', http://siteresources.worldbank.org/EXTGLOBALFINREPORT/Resources/88160961361888425203/9062080-1364927957721/GFDR_2014_Concept_Note_Final.pdf [Online] (Accessed: 14/02/2019). 39 NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Phạm Thị Vân Huyền Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu gần đây. Các quốc gia đã chú trọng thúc đẩy tài chính toàn diện nhằm tận dụng các cơ hội mà nó mang lại trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo đói và bất bình đẳng thu nhập. Nghiên cứu này xem xét cơ chế vận hành của tài chính toàn diện, nhằm làm rõ các phương thức tài chính toàn diện được thực thi nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp trong một cộng đồng bất kỳ đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức một cách thuận tiện với giá cả hợp lý. Từ khóa: Tài chính toàn diện; Mô hình tài chính toàn diện 1. Mô hình của tài chính toàn diện 1.1. Mô hình tài chính toàn diện 5P Mô hình tài chính toàn diện 5P đượcRajan, Lalit, & Memorial, (2014) đề xuất, theo đó Tài chính toàn diện bao gồm 5 yếu tố: Sản phẩm (Product); Địa điểm (Place); Giá cả (Price); Bảo vệ (Protection); Lợi nhuận (Profit). Hình 1: Mô hình tài chính toàn diện 5P Sản phẩm (Product) Địa điểm (Place) Tài chính toàn diện Giá cả (Price) Lợi nhuận (Profit) Bảo vệ (Protection) Để đạt được mục tiêu là giúp cho các đối tượng có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, tài chính toàn diện cần phải được thực hiện theo hướng ngay cả những người 40 nghèo, những người không có điều kiện cũng có thể tiếp cận được các DVTC. Nếu muốn thu hút người nghèo tham gia vào việc sử dụng các DVTC, cần có những sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng được nhu cầu của họ, một nơi an toàn để tiết kiệm, một cách thức gửi tiền và nhận tiền đáng tin cậy, một cách nhanh chóng để vay được tiền trong những lúc cần thiết và một cách thiết thực để tiết kiệm cho tuổi già. Các yếu tố trong mô hình 5P cần được hiểu và triển khai đầy đủ:  Sản phẩm (Product): Những sản phẩm dịch vụ tài chính mà tài chính toàn diện cung cấp cần phải phù hợp với nhu cầu các cá nhân, doanh nghiệp. Đối tượng sử dụng DVTC là những người nghèo, sinh viên, người nhập cư, các hộ kinh doanh cá thể, những người dễ bị tổn thương (người di cư, người cao tuổi, người khuyết tật). Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn trong tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Vì vậy, các sản phẩm dịch vụ tài chính cần giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh.  Địa điểm (Place): Để đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính có thể tiếp cận các dịch vụ một cách thuận lợi nhất, thì các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cần phải gần với khách hàng. Vì vậy, cần mở rộng chi nhánh ngân hàng tại các khu vực. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số, các tổ chức tài chính cung cấp DVTC một cách dễ dàng thông qua các kênh phân phối như ngân hàng di động, ngân hàng điện tử, ngân hàng đại lý, điện thoại di động. Sự hợp tác của các công ty công nghệ tài chính và ngân hàng có thể góp phần mở rộng phổ cập tài chính, xóa đói giảm nghèo, tăng cường công bằng xã hội và phát triển kinh tế bền vững  Giá cả (Price): Đối tượng của tài chính toàn diện là người nghèo, người không có điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì vậy giá cả của sản phẩm dịch vụ tài chính phải hợp lý (thấp) để các đối tượng có khả năng sử dụng được các dịch vụ. Muốn vậy, các tổ chức tài chính cần tìm các giải pháp để giảm thiểu chi phí cho người sử dụng dịch vụ như tự động hóa giao dịch, ứng dụng công nghệ ngân hàng di động, sử dụng lao động tại địa phương,... Áp dụng kỹ thuật mới trong báo cáo thông tin tín dụng và xác thực nhân thân người đi vay giúp giảm mạnh chi phí trung gian và cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ tới những người trước kia bị loại trừ do những rào cản thu nhập hoặc thủ tục giấy tờ phức tạp.  Bảo vệ (Protection): Đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được bảo vệ khỏi những gian lận và tránh những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ. Đặc biệt đối với những khách hàng mới, thiếu kinh nghiệm cần phải có biện pháp bảo vệ an toàn. Các tổ chức tài chính cần tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thường xuyên cập nhật, thông báo thủ đoạn trộm cắp thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, hướng dẫn khách hàng các biện pháp giao dịch an toàn. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao trình độ hiểu biết tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính. Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các cá nhân, tổ chức trung gian tài chính. Ngoài ra cũng cần có cơ chế giải quyết khiếu nại của khách hàng, đồng thời có sự giám sát, thông tin và chế tài xử lý đối với các trường hợp gian lận. 41  Lợi nhuận (Profit): Các tổ chức tài chính hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, khi cung cấp các dịch vụ tài chính cho các đối tượng sử dụng dịch vụ, các tổ chức cũng phải thu phí. Tuy nhiên,với đối tượng của tài chính toàn diện là những người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ chức có thể thực hiện thu phí ở mức hợp lý vừa đảm bảo những đối tượng này vẫn có khả năng chi trả cho các giao dịch, vừa đảm bảo cho các tổ chức tài chính có được một mức lợi nhuận nhất định. Như vậy, mô hình tài chính toàn diện 5P đã tính đến các yếu tố cơ bản và quan trọng của tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện muốn đạt được mục tiêu cần phải cân nhắc đến cả 5 yếu tố này. Mô hình này cũng được sử dụng phổ biến về tài chính toàn diện, chẳng hạn nghiên cứu của Sharma, & Shekhar, (2015). 1.2. Mô hình tài chính toàn diện 9P Mô hình tài chính toàn diện 9P do Dube & Gumbo, 2017 đề xuất, dựa trên những ý tưởng được phát triển từ mô hình 5P được công bố trước đó bởi Rajan (2014) với 5 yếu tố đã được đề cập đến là Sản phẩm (Product); Địa điểm (Place); Giá cả (Price); Bảo vệ (Protection); Lợi nhuận (Profit). Bốn yếu tố được thêm vào gồm: Sản xuất (Production); Thông tin (Promotion Availability of information); Quan hệ đối tác - khả năng tương tác (Partnership Interoperability); Chính sách (Policy). Hình 2: Mô hình tài chính toàn diện 9P Sản phẩm (Product) Địa điểm (Place) Giá cả (Price) Tài chính toàn diện Lợi nhuận (Profit) Chính sách (Protection) Hợp tác (Policy) Bảo vệ (Protection) Sản xuất (Production) Thông tin (Promotion)  Sản xuất (Production): Sức sản xuất của nền kinh tế là một yếu tố quan trọng tạo ra việc làm, tăng đầu tư của dân cư. Khi sản xuất phát triển sẽ cải thiện khả năng thanh toán của người dân, tác động tích cực đến 42 tài chính toàn diện. Ngược lại, tài chính toàn diện giúp cho những người thiệt thòi trong xã hội tham gia vào các quyết định kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.  Thông tin (Promotion - Availability of information): Sự sẵn có của thông tin và nhận thức về các sản phẩm dịch vụ tài chính cũng là một yếu tố cơ bản của tài chính toàn diện. Đặc biệt các thông tin sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp đối tượng sử dụng dịch tài chính có hạn chế về kiến thức cơ bản tài chính. Thông tin về các sản phẩm dịch vụ tài chính cần phải được các tổ chức tài chính tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến mọi đối tượng sử dụng dịch vụ.  Hợp tác (Partnership - Interoperability): Để tài chính toàn diện có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu giúp những người nghèo, cá nhân thiệt thòi trong xã hội, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận những sản phẩm dịch vụ tài chính, cần thiết phải có sự hợp tác giữa các ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Sự hợp tác giữa các chủ thể sẽ tạo ra hệ sinh thái chia sẻ, là nơi mà tất cả các thực thể có thể tham gia một cách công bằng và hưởng lợi từ đó. Sự hợp tác này cũng giúp giảm các chi phí cho các đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính cũng như đem lại sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.  Chính sách (Policy) Chính sách cũng là một trong những yếu tố của tài chính toàn diện. Các chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân, giáo dục tài chính,... sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. 2. Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện Cơ chế vận hành được hiểu là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện. Do vậy, có thể hiểu cơ chế vận hành của tài chính toàn diện chính là cách thức mà theo đó tài chính toàn diện được thực hiện, triển khai. Để có thể triển khai, vận hành tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia, cần xuất phát từ mục tiêu của tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xác định đối tượng cần tập trung đến của tài chính toàn diện. Tiếp đó là các kênh, các chủ thể thực hiện tác động vào các đối tượng. Và để các chủ thể, các đối tượng có thể thực hiện được các nội dung công việc nhằm đạt được mục tiêu của tài chính toàn diện, rất cần thiết có những định hướng, chương trình hành động, chiến lược về tài chính toàn diện quốc gia. Có thể khái quát cơ chế vận hành của tài chính toàn diện qua hình sau: 43 Hình 3: Cơ chế vận hành của tài chính toàn diện Mục tiêu Cá nhân, DN tiếp cận DVTC chính thức một cách thuận tiện, phù hợp, với chi phí hợp lý Cá nhân, DN chưa tiếp cận được các DVTC Đối tượng DN nhỏ, siêu nhỏ, DN khởi nghiệp Hộ kinh doanh cá thể Người nghèo, SV, người nhập cư Người dân vùng sâu,vùng xa Dịch vụ tài chính chính thức Kênh phân phối DVTC Kênh Ngân hàng di động Ngân hàng đại lý Ngân hàng điện tử Điện thoại di động Tổ chức tài chính Ngân hàng thương mại Chương trình, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện 44 Giáo dục tài chính TC tín dụng phi NH Bảo vệ người tiêu dùng TC Tài chính vi mô NH chính sách XH Phát triển công nghệ số NH Hợp tác xã Chính sách hỗ trợ Quỹ tín dụng ND Khung khổ pháp luật Để thực hiện được mục tiêu cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý, tài chính toàn diện tập trung vào nhóm đối tượng là doanh nghiệp, cá nhân chưa có điều kiện tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức. Đó là những người nông dân ở khắp các địa bàn, phụ nữ, sinh viên, người nhập cư, người nghèo, các hộ kinh doanh cá thể, những người dễ bị tổn thương (người di cư, người cao tuổi, người khuyết tật) các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những người nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính, nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức. Họ cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy tài sản, ổn định tiêu dùng cũng như tự bảo vệ, phòng ngừa trước rủi ro. Tài chính toàn diện đem lại cơ hội cho các cá nhân và tổ chức được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức phù hợp với chi phí hợp lý. Các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Những doanh nghiệp này rất năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng. Tuy nhiên, nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt là nguồn vốn tự có. Các doanh nghiệp này luôn trong tình trạng thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Tài chính toàn diện giúp cho các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính, giúp các doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh. Tài chính toàn diện được vận hành thông qua các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính bao gồm: Các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Các đối tượng cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện, là cầu nối cho các nhóm cá nhân và tổ chức tiếp cận với các dịch vụ tài chính, tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Các dịch vụ tài chính chính thức được cung cấp bởi các tổ chức tài chính bao gồm dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho thuê vi mô và nhóm các dịch vụ hỗ trợ khác. Những dịch vụ này được các tổ chức tài chính cung cấp theo cách thức sau: - Dịch vụ cấp tín dụng Với việc cung cấp các khoản vay nhỏ đáp ứng nhu cầu của các hộ thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ nghèo hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp nhỏ. Hai phương pháp cung cấp tín dụng được áp dụng là cho vay cá thể và cho vay theo nhóm. Mô hình cho vay theo nhóm hoạt động khá hiệu quả. Nhóm trưởng là người có uy tín tại các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nên các thành viên trong nhóm dù không có tài sản thế chấp, vẫn tiếp cận được tín dụng do được nhóm trưởng và các thành viên trong nhóm bảo lãnh. Áp lực cộng đồng và cơ hội được tiếp tục vay trong tương lai chính là động lực trả nợ. Mô hình cho vay theo nhóm giúp tiết kiệm chi phí cho mỗi thành viên, tăng khả năng tiếp cận vốn vay, đồng thời tăng cường khả năng quản lý vốn vay, sử dụng vốn hiệu quả và đúng mục đích. Thêm vào đó, cách thức trả dần các khoản vay định kỳ theo tuần, tháng rất phù hợp với điều kiện, khả năng tài chính của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng lên kế hoạch trả nợ hợp lý. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, gói tín dụng hỗ trợ là một nguồn quan trọng cho các doanh nghiệp. Thị trường tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với các gói tín dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, phát triển hoạt động cho vay khép kín từ khâu vay thu mua, sản xuất đến chế biến và xuất khẩu cho các nhóm doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. 45 - Dịch vụ tiết kiệm Hai hình thức huy động tiết kiệm thường được áp dụng là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện. Chỉ có các tổ chức tài chính vi mô mới áp dụng hình thức tiết kiệm bắt buộc. Đây là một dạng đảm bảo tăng tính liên kết và trách nhiệm giữa các thành viên tham gia. Chính sách tiết kiệm không hạn chế mức nhưng phải gửi thường kỳ tại các buổi họp nhóm, nhằm tạo ý thức, thói quen và nghị lực thực hiện. Ngoài ý nghĩa thông thường này, tiết kiệm còn là điều kiện để thành viên tiếp cận được vốn vay. Sau một thời gian gửi tiền, thành viên sẽ được vay vốn với mức cao gấp nhiều lần số dư tiết kiệm. Mức tiết kiệm bắt buộc tùy thuộc cách tính của mỗi tổ chức, thông thường theo giá trị khoản vay hoặc theo giá trị tuyệt đối đóng góp hàng tháng. - Dịch vụ bảo hiểm Bảo hiểm vi mô là một loại hình bảo vệ xã hội đối với người nghèo - nhóm người dễ bị tổn thương nhất sau các cú sốc kinh tế gây ra do bệnh tật và mất mát tài sản. Các cơ chế đối phó thông thường của các hộ nghèo chống chọi với những thay đổi trong cuộc sống (dựa vào tiền tiết kiệm, vay hoặc bán tài sản) có thể đẩy họ vào tình cảnh nghèo hơn mà không có các biện pháp bảo vệ rủi ro với giá cả phải chăng và dễ dàng tiếp cận như bảo hiểm vi mô. Các công ty bảo hiểm cung cấp sản phẩm thiết kế đặc biệt cho các nhóm khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng, kể cả người nghèo, có thể tự do lựa chọn sản phẩm dựa trên nhu cầu của chính mình. - Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền Bao gồm các thể thức như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thư tín dụng hay thẻ thanh toán. Cùng với quyền rút tiền mặt và quyền viết séc, dịch vụ thanh toán còn bao gồm cả việc chuyển tiền. Các khách hàng ở khu vực nông thôn, họ thường cần tới dịch vụ chuyển tiền, nhất là khi xu hướng đô thị hóa khiến cho nhiều cư dân nông thôn di chuyển ra thành thị hoặc nước ngoài để sinh sống và thường xuyên gửi tiền về để chu cấp cho những người ở nhà. Để thực hiện thanh toán, khách hàng cần phải dùng tới các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Các doanh nghiệp cũng là những đối tượng được hưởng lợi từ các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền. Trả lương qua ngân hàng mang lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và người lao động. Trả lương qua tài khoản giúp các doanh nghiệp giảm được thời gian, giảm chi phí giao dịch và đảm bảo an toàn. Người lao động cũng cảm thấy thoải mái hơn khi nhận lương qua tài khoản ngân hàng, họ có thể rút tiền ở mọi nơi ngay cả khi đi công tác và cũng không phải chịu rủi ro thiếu tiền hoặc gặp phải tiền kém chất lượng. - Cho thuê vi mô Là loại sản phẩm có thể cho phép khách hàng thuê và sử dụng các máy móc, thiết bị và họ chỉ phải thanh toán cho phần chi phí dịch vụ sử dụng. Ở nông thôn, cho thuê vi mô thường được yêu cầu cho hoạt động nông nghiệp theo nhóm khi mà các thành viên của một nhóm nông dân cùng nhau thuê máy móc thiết bị, ví dụ máy cày và thay nhau sử dụng chúng, đóng góp từng phần chi phí theo tỷ lệ. - Dịch vụ hỗ trợ Bên cạnh việc cung cấp các dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn triển khai các dịch vụ hỗ trợ, mang tính chất phi tài chính. Đây là yếu tố quan trọng nhằm tạo thêm các cơ hội và nâng cao năng lực của khách hàng, qua đó, tăng cường tính hiệu quả của việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Các dịch vụ phi tài chính tập trung chủ yếu vào các dịch vụ: hỗ trợ sinh kế, đào tạo nâng cao năng lực, đào tạo về giới và môi trường, tổ chức các hoạt động xã hội, các dịch vụ phát triển cộng đồng. Các dịch vụ được thiết kế nhằm nâng cao sự tác động của các dịch vụ tài chính đến vấn đề an sinh của khách hàng: cung cấp kiến thức về giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường, kiến thức tự quản về tài chính, lập cân đối ngân sách,… Các hoạt động do các tổ chức tài chính vi 46 mô triển khai với mục đích giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay như xây dựng và vận hành các tổ nhóm, tham gia các lớp học về tài chính, các buổi tập huấn về kiến thức nông nghiệp, kiến thức kinh doanh,… Thông qua quá trình khách hàng tham gia vào các hoạt động này đã giúp cho họ có những thay đổi lớn về kiến thức cũng như vị thế xã hội. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung cấp đến người sử dụng thông qua các kênh phân phối kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Trong đó, đóng vai trò quan trọng là các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý để cung ứng dịch vụ/sản phẩm ngân hàng thông qua Internet (mạng trực tuyến), điện thoại di động, thông qua việc cộng tác với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng, theo đó, đại lý bán lẻ phi ngân hàng sẽ đại diện ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh. Một trong những kênh phân phối quan trọng đó chính là ngân hàng đại lý. Nhờ sự hữu ích và tiện dụng của ngân hàng đại lý (quy trình mở tài khoản đơn giản, thực hiện một số dịch vụ đơn giản như chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, dịch vụ tiện ích giúp khách hàng giao dịch kịp thời, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vì khách hàng không phải di chuyển quá xa nơi cư trú) sẽ làm tăng số lượng người tiếp cận và sử dụng dịch vụ lên nhanh chóng. Sử dụng kênh phân phối này sẽ gỡ bỏ những rào cản địa lý trong việc nhiều xã, huyện không có chi nhánh ngân hàng. Các cửa hàng bán lẻ, đại lý xổ số và bưu điện được liên kết với nhiều tổ chức tài chính hợp lệ để làm đại lý và sử dụng các thiết bị hoặc điện thoại di động hoạt động tức thời, để họ thực hiện giao dịch thay cho các tổ chức mà mình liên kết. Yếu tố quan trọng cuối cùng cho việc vận hành tài chính toàn diện đó chính là các chương trình, chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Khi việc phát triển tài chính toàn diện được coi là chiến lược quốc gia, các nguồn lực và nỗ lực được tập trung để hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. Các chiến lược, chương trình hành động quốc gia bao gồm: Khung khổ pháp lý cho tài chính toàn diện; Giáo dục tài chính; Bảo vệ người tiêu dùng; Chính sách hỗ trợ, Hạ tầng công nghệ thông tin; Dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện,… Đây là những điều kiện cần thiết để tài chính toàn diện có thể vận hành một cách hiệu quả. Việc hình thành một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế điều phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn diện hiệu quả, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân. Xây dựng một cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện để phục vụ cho việc hoạch định chính sách cũng như đánh giá việc triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các chương trình giáo dục tài chính, bảo vệ người tiêu dùng cũng hết sức cần thiết góp phần quan trọng trong quá trình vận hành của tài chính toàn diện. Tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính của mình. Để tài chính toàn diện vận hành một cách hiệu quả nhất, tất cả các yếu tố của tài chính toàn diện cần phải được thúc đẩy (Tổ chức Hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện GPFI, 2016). Với đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính luôn phải tìm kiếm cách thức tốt nhất nhằm đáp ứng việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính có hiệu quả nhất. Với đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cần thiết phải nhận thức tốt về các nội dung này để có thể tiếp cận một cách kịp thời, hiệu quả nhất. Các sản phẩm, dịch vụ tài chính cần phải đa dạng hóa, phù hợp nhất nhưng đảm bảo hiệu quả, tiện tích. Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin cần đa dạng, đơn giản trong các thủ tục, phương thức sử dụng và tiếp cận sẽ thúc đẩy các đối tượng hiểu và gần với các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Môi trường liên quan: nhân tố đem lại những biện pháp cụ thể đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính này. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkinson, A., & Messy, F.-A. (2010). Measuring financial literacy. The Journal of Consumer Affairs, 44(2), 296-316. 2. Dube, C., & Gumbo, V. (2017). A Model for Financial Inclusion : The case of the Retail Industry in Zimbabwe 3. G20 High-Level Principles for Digital Financial Inclusion. (2016). Working Paper. International, A., Reviewed, P., Sharma, N. L., & Shekhar, S. (2015). G- Journal of Education, Social Science and Humanities Indian Banking Industry : Challenges and Opportunities, 1(1), 17-21. 4. OECD. (2013). Financial Literacy and Inclusion. Financial Literacy & Education, (June), 1-175. 5. Rajan, R., Lalit, T., & Memorial, D. (2014). Address by Dr. Raghuram Rajan at the Twentieth Lalit Doshi Memorial Lecture on August 11, 2014 at Mumbai. 1, 1-7. 6. Stein, P., Randhawa, B., & Bilandzic, N. (2011). Toward Universal Access: Addressing the Global Challenge of Financial Inclusion. Post Crisis Growth and Development: A Development Agenda for the G, 20, 439-491. 48 THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ThS. Phạm Đức Anh ThS. Trần Ngọc Tiến Học viện Ngân hàng Tóm tắt Thúc đẩy tài chính toàn diện là chủ đề được đề cập tới trong khá nhiều nghiên cứu gần đây, cả trong và ngoài nước. Nhiều quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện. Nội hàm của thúc đẩy tài chính toàn diện gắn liền với việc thúc đẩy một quy trình mà ở đó các tổ chức tài chính phân phối cho cộng đồng các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức với phương thức và giá cả hợp lý nhằm đảm bảo mọi người dân và doanh nghiệp đều được hưởng lợi. Bài viết này tập trung làm rõ hơn các yếu tố thúc đẩy tài chính toàn diện. Từ khóa: Thúc đẩy tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, tổ chức tài chính 1. Khái niệm thúc đẩy tài chính toàn diện Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện có thể tạo ra tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Tài chính toàn diện được đo lường dựa trên ba khía cạnh (Gortsos, 2015): (i) Mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng, (ii) Mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính, và (iii) Chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính. Từ đó, có thể hiểu thúc đẩy tài chính toàn diện là thúc đẩy mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng chính thức, tăng cường mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính; là gia tăng chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính. Theo báo cáo của World Bank (2017), trong điều kiện thế giới vẫn còn khoảng 30% dân số chưa được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức, trong đó hơn một nửa là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì việc thúc đẩy tài chính toàn diện là động thái hết sức có ý nghĩa - điều này đặc biệt đúng đối với đối tượng dễ bị tổn thương, người nghèo, phụ nữ, trẻ em hay các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Những khía cạnh chủ yếu của quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện Về mặt nội hàm, có thể nhìn nhận quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện trên sáu khía cạnh sau: 2.1. Thúc đẩy các đối tượng cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính Theo loại hình trung gian tài chính, các đối tượng cung ứng gồm: các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán. Ngân hàng thương mại: Trong số này, ngân hàng hương mại được xem là đối tượng chủ chốt ở khu vực các nước đang phát triển, nơi thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh chưa 49 phát triển hoàn thiện như Việt Nam. Khu vực ngân hàng chính thức thông thường sẽ tập trung phục vụ cho nhóm khách hàng ở trên ngưỡng nghèo, chủ yếu là những người làm công ăn lương, có thu nhập ổn định. Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò như nền tảng chủ chốt, là bệ đỡ cho sự phát triển của tài chính quốc gia nói chung, trong đó có tài chính toàn diện. Các dạng thức phát triển của tài chính toàn diện cũng dựa trên nền tảng này. Cuối cùng, sự phát triển của các định chế tài chính đặc biệt có định hướng phù hợp với mục tiêu của tài chính toàn diện là nền tảng cho chiến lược phát triển tài chính toàn diện cấp quốc gia. Trong nhóm này, có thể kể đến Ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp, các quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Tại nhiều quốc gia, các ngân hàng chính sách (có thể là ngân hàng thương mại nhà nước) đóng một vai trò chính trong hệ thống ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo. Các ngân hàng này là những tổ chức tài chính duy nhất có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn và các chính phủ thường sử dụng họ chỉ để thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng ít mang lại lợi ích thương mại và để thực hiện những chương trình xã hội. Ngân hàng đại lý: cần đề cao sự tham gia của các ngân hàng đại lý hay các công ty tài chính, công ty Fintech trong quá trình thúc đẩy tài chính toàn diện. Các đối tượng này có vai trò lan tỏa và đem dịch vụ tài chính trở nên gần gũi, dễ dàng tiếp cận, với chi phí rẻ hơn cho các đối tượng chưa thể trực tiếp đến các trung gian tài chính như ngân hàng thương mại. Thúc đẩy sự hợp tác phát triển của các định chế tài chính truyền thống với các dịch vụ tài chính hiện đại, ứng dụng công nghệ mới như Fintech hay dữ liệu lớn (Big data). Các giải pháp tài chính tiến bộ là sự kết hợp của rất nhiều công nghệ, bao gồm công cụ phân tích dữ liệu từ ngân hàng lõi, tổ chức tín dụng, ví điện tử, kết quả kiểm tra tâm lý và dữ liệu điện thoại di động, v.v… để rồi trí thông minh nhân tạo (AI) sau đó áp dụng các thuật toán để trình bày điểm tín dụng hay độ tin cậy của khách hàng, cũng như đưa ra những biện pháp phòng chống gian lận cần thiết. Trong thời đại công nghệ số, sự kết hợp này tạo ra mô hình mới trong gia tăng hiệu năng của các ngân hàng trên phương diện quản lý chất lượng sản phẩm cũng như quản lý rủi ro. 2.2. Thúc đẩy các đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính Đối tượng của tài chính toàn diện là toàn bộ chủ thể trong nền kinh tế, từ tổ chức đến cá nhân, từ những người có thu nhập cao nhất đến những người có thu nhập thấp nhất, không phân biệt vùng miền, địa lý; không phân biệt văn hóa hay trình độ học vấn. Ở giai đoạn đầu, việc mỗi cá nhân sở hữu tài khoản giao dịch đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi nó cho phép họ có thể gửi/nhận tiền, cũng như mở ra cơ hội cho việc sử dụng các dịch vụ tài chính khác. Do vậy, thúc đẩy tài chính toàn diện cũng chính là thúc đẩy tối đa các đối tượng này tham gia vào hệ thống tài chính chính thức và tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính do các trung gian tài chính cung cấp. Tuy nhiên, mỗi đối tượng lại có một đặc điểm riêng về nhu cầu và đặc tính đòi hỏi muốn thúc đẩy hiệu quả và bền vững cách thức và phương tiện thúc đẩy tương ứng. Chủ thể là doanh nghiệp: doanh nghiệp là những đối tượng mà dịch vụ tài chính là dịch vụ không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh, bao gồm các dịch vụ liên quan đến hoạt động tài trợ (như huy động vốn nợ, huy động vốn chủ sở hữu, cho vay, bảo lãnh phát hành…); các dịch vụ liên quan đến hoạt động đầu tư (quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư, tiền gửi, thanh toán…) hay các dịch vụ liên quan đến quản trị các khoản lợi nhuận, phân chia lợi nhuận (thanh toán cổ tức cho cổ đông, phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên, ủy thác…). Nhu cầu tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức ở đối tượng này rất lớn về cả quy mô lẫn phương thức đa dạng, chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp cũng là những tổ chức có yêu cầu khắt khe nhất về dịch vụ tài chính từ các trung gian tài chính, như chất lượng tốt, phí thấp, thời gian nhanh chóng, thủ tục đơn giản, tinh gọn… Đồng thời, phí từ các đối tượng này cũng là nguồn thu lớn cho các trung gian tài chính (các ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại). 50 Chủ thể doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng quan trọng của tài chính toàn diện. Ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn trong nền kinh tế nhưng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức lại rất hạn chế và hệ quả là đẩy các doanh nghiệp này tới việc tìm kiếm những nguồn tài chính phi chính thức nhiều bất ổn, rủi ro. Chưa kể, đối tượng này có những nhu cầu vốn ngắn hạn cao hơn so với vốn trung và dài hạn để bù đắp nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt tạm thời và lấp đầy những khoảng trống cho các dự án nhỏ lẻ của họ. Song, khi khả năng và trình độ quản lý tài chính còn hạn chế, việc có thể vay vốn từ khối ngân hàng thương mại là thách thức lớn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi bên cạnh các nguồn chính thức, họ có thể tiếp cận những nguồn khác từ người thân, bạn bè, ngân hàng ngầm… một cách dễ dàng hơn (chi phí cao hơn). Nhìn chung, những điều khoản cung cấp tín dụng và dịch vụ tài chính dường như dành cho các doanh nghiệp lớn hơn là các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Vì thế, đối tượng này cần được đặc biệt quan tâm thúc đẩy trong quá trình tăng cường độ sâu và rộng về bao trùm tài chính. Và việc nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận tài chính của các SME là không thể thiếu. Do vậy, hàng loạt công trình đã được thực hiện để tìm kiếm lời giải cho vấn đề này. Hầu hết, các tác giả đều chỉ ra rằng, quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động và mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ sẽ là những yếu tố chủ đạo tác động lên quyết định lựa chọn dịch vụ của các doanh nghiệp. Chủ thể là cá nhân: là những đối tượng có nhu cầu và khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân. Khả năng tiếp cận tài chính cá nhân của nhóm đối tượng này phụ thuộc vào 4 yếu tố cơ bản: giới tính (gender), độ tuổi (age), học vấn (education), và thu nhập (income). Trong các yếu tố này, thu nhập được xem là có ảnh hưởng đến việc sử dụng tài khoản chính thức và có tiết kiệm chính thức tại Việt Nam. Cụ thể, ba nhóm thu nhập thấp nhất (thấp nhất, dưới trung bình và trung bình) đều ít sử dụng tài khoản chính thức và có tiết kiệm chính thức, trong đó nhóm người nghèo nhất (nhóm 1) ít có khả năng sử dụng các dịch vụ này nhất. Thứ hai, học vấn cũng có những tác động khác nhau lên việc lựa chọn dịch vụ tài chính chính thức, trong khi trình độ học vấn cao có xu hướng tăng sở hữu tài khoản chính thức và tiết kiệm chính thức thì biến độc lập này lại tương quan âm với việc sử dụng tín dụng chính thức. Thứ ba, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi có mối quan hệ phi tuyến với việc tiết kiệm chính thức và sử dụng tín dụng chính thức. Trong khi đó thống kê mẫu nghiên cứu, giới tính không ảnh hưởng đến việc sử dụng tài khoản chính thức và có tiết kiệm chính thức. Tuy nhiên, phụ nữ có khuynh hướng sử dụng kênh tín dụng chính thức nhiều hơn. Cũng trong phần tổng quan của nghiên cứu này, các tác giả đã chỉ ra rằng, đặc tính khu vực, quốc gia có thể làm thay đổi các lý do cá nhân chính tác động lên quyết định lựa chọn dịch vụ tài chính chính thức hay phi chính thức. Ở mức hộ gia đình, một số nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng chính thức tại Mexico và các quốc gia chuyển đổi đã cho thấy vai trò của các đặc điểm của hộ gia đình có ảnh hưởng như thế nào đối với tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức. Djankov và những người khác (2008) đã sử dụng bộ dữ liệu về hộ gia đình của Bộ Nông nghiệp Mexico, cho thấy các hộ với tài khoản ngân hàng có mức chi phí sinh hoạt cao hơn, có tài sản lớn hơn và có học vấn cao hơn. Beck và Brown (2010) sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận dịch vụ ngân hàng chính thức ở mức hộ gia đình. Các tác giả tìm thấy khả năng có tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng thẻ ngân hàng tăng cùng với mức thu nhập, tài sản, và trình độ học vấn của các hộ ở hầu hết các quốc gia chuyển đổi. Các nhân tố như tôn giáo, địa điểm sống thành thị hay nông thôn và dân tộc (thiểu số hay đa số) có ảnh hưởng đáng kể lên lựa chọn sử dụng dịch vụ chính thức của các hộ gia đình. Kết luận này khá tương đồng với những gì Demirgüc-Kunt và Klapper (2013) phân tích. Trong công trình của mình, các tác giả kết luận thông qua nghiên cứu việc sử dụng các dịch vụ tài chính tại các quốc gia dựa trên ba chỉ tiêu chí: sở hữu tài khoản ngân hàng, tiết kiệm tại ngân hàng, và sử dụng tín dụng ngân hàng. Tài chính toàn diện ở quy mô cá nhân thật sự chịu tác động của yếu tố thu nhập. 51 Turvey and Kong (2010) lại chỉ ra vai trò của niềm tin (trust) với lựa chọn dịch vụ tài chính. Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu điều tra từ hơn 1.500 hộ nông dân nhằm so sánh quyết định chọn lựa giữa vay chính thức và phi chính thức. Kết quả cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa độ tin tưởng (trust) với tín dụng phi chính thức, và không tin tưởng với việc chọn sử dụng tín dụng chính thức. Theo thống kê, trong 1.500 hộ này, tỷ lệ vay mượn phi chính thức rất cao, có hơn 67% hộ nông dân vay mượn từ bạn bè và người thân. Cùng kết quả với Turvey và Kong (2010), Karlan và cộng sự (2009) cũng tìm ra bằng chứng về sự tin tưởng có thể là một chỉ số quan trọng cho việc cho vay không chính thức giữa bạn bè và người thân ở Peru. Những quan điểm cá nhân ngoài niềm tin, như sự ưa thích tài sản tài chính chính thức/phi chính thức cũng có tác động lên lựa chọn dịch vụ. Kết quả của Hoff và Stiglitz (1993) gợi ý rằng bất cân xứng thông tin trong các thành viên của cộng đồng ít hơn rất nhiều so với bất cân xứng thông tin giữa người cho vay chính thức và cộng đồng và điều này cũng có thể giải thích được sức mạnh của việc cho vay phi chính thức; nhưng điều này cũng cho thấy rằng việc phân bổ tín dụng sẽ tồn tại và điều này sẽ dẫn đến việc vay mượn không chính thức vẫn có ảnh hưởng lớn. Trong nhiều trường hợp, Hoff và Stiglitz (1993) còn cho rằng, vay mượn không chính thức có thể chỉ đơn giản là được ưa thích hơn là vay chính thức. Allen và cộng sự (2012) phân tích đặc điểm cá nhân và đặc điểm quốc gia ảnh hưởng đến việc sở hữu tài khoản tại ngân hàng, tiết kiệm tại ngân hàng ở 123 quốc gia. Kết quả cho thấy thu nhập và trình độ học vấn tác động đến tiếp cận tài chính cá nhân toàn diện. Có cùng kết luận về mối quan hệ của thu nhập và trình độ học vấn đến tài chính toàn diện cá nhân, Fungacova and Weill (2015) tập trung nghiên cứu tại Trung Quốc và so sánh với các quốc gia Brazil, Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Bài viết còn chỉ ra rằng yếu tố giới tính cũng có ảnh hưởng đến việc ra các quyết định tài chính, trong đó, nam giới và người lớn tuổi có mức độ tiếp cận tài chính cao hơn. 2.3. Thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ tài chính Thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ tài chính là việc thúc đẩy sự đa dạng và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Sự đa dạng thể hiện ở số lượng và chủng loại các sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng thể hiện ở chi phí thấp và đem về sản phẩm có chất lượng, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng dịch vụ. Đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính: Việc đa dạng kênh phân phối và các điểm tiếp cận dịch vụ là việc làm tiếp theo để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ viễn thông, khi mạng lưới truyền thống (hay vật lý) của các tổ chức tín dụng như chi nhánh, phòng giao dịch trở nên đắt đỏ về mặt chi phí thì có một số chính sách mới đã chứng tỏ được hiệu quả, bao gồm: i) thanh toán qua điện thoại di động; ii) dịch vụ ngân hàng đại lý; iii) đa dạng hóa nhiều loại hình cung cấp dịch vụ tài chính và iv) thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng chính sách. Thúc đẩy tài chính toàn diện cũng chính là tăng cường phạm vi và chất lượng dịch vụ của các đối tượng này. Phạm vi của việc thúc đẩy càng sâu rộng thì tài chính toàn diện càng có điều kiện tăng cường. Xét một cách cụ thể, các sản phẩm dịch vụ cần có sự tương thích với đặc điểm từng địa bàn thành thị, nông thôn, vùng có thu nhập cao, vùng có thu nhập thấp, vùng có dân trí cao hay vùng có dân trí thấp, khoảng cách gần, xa… - Sản phẩm dịch vụ cho đối tượng khu vực thành thị Đặc trưng của người dùng sản phẩm dịch vụ ở khu vực thành thị thường là có thu nhập cao, trình độ dân trí cao, dễ tiếp cận các loại hình dịch vụ tài chính. Những điểm mạnh này giúp cho người dân ở các thành phố có điều kiện sử dụng và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với năng lực của bản thân hay mức thu nhập. Tuy nhiên, sự quá đa dạng của sản phẩm và dịch vụ cũng có thể trở thành bất lợi khi người dùng phải đối diện với quá nhiều lựa chọn trong quá trình ra quyết định, dẫn tới những kết quả có thể không như kỳ vọng. 52 Chiến lược về phát triển các sản phẩm kỹ thuật số và ứng dụng di động tỏ ra có độ tương thích cao với đặc trưng của khách hàng tiếp nhận dịch vụ ở khu vực thành thị. Bởi những đối tượng này có trình độ am hiểu kỹ thuật, ngoại ngữ, có thu nhập trung bình cao hơn. Digital banking hiện được xem là xu thế phát triển của các ngân hàng hiện đại, trong điều kiện bùng nổ mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0. Sự vào cuộc của công nghệ mới nhất giúp các ngân hàng tối giản quy trình, mô hình ngân hàng truyền thống phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh sẽ dân được chuyển sang mô hình tích hợp các dịch vụ ngân hàng điện tử, giúp khách hàng không cần đến các điểm giao dịch mà vẫn có thể thực hiện các nhu cầu cá nhân như thanh toán, tiết kiệm, chuyển tiền… Theo kết quả của khảo sát “Dịch vụ Ngân hàng, hành vi sử dụng của người dùng và xu hướng tại Việt Nam” của Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp ngân hàng điện tử so với 21% trong năm 2015. Thêm vào đó, sự phát triển của mạng xã hội cũng góp phần lan tỏa ảnh hưởng của dịch vụ ngân hàng số tới một lượng lớn hơn khách hàng ở khu vực thành thị. Nhìn chung, một giải pháp cung ứng đa dạng và đầy đủ các loại hình sản phẩm và dịch vụ, đi kèm các ứng dụng, tiện ích từ công nghệ số cần được đặc biệt quan tâm ở khu vực thành thị. - Sản phẩm dịch vụ cho đối tượng khu vực nông thôn Nếu như ở khu vực thành thị, người dùng có điều kiện thuận lợi để tiếp cận, lựa chọn và sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính thì ở khu vực nông thôn, những yếu tố này giảm đi đáng kể trong khi các rào cản lại lớn hơn: khoảng cách địa lý quá xa, chi phí mở tài khoản cao so với thu nhập, giấy tờ thủ tục khó hoàn thiện và vì giáo dục tài chính chưa bao trùm nên dẫn tới sự thiếu tin tưởng vào các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Một khảo sát của Niesel cho thấy, khách hàng có xu hướng thích giao dịch ở những ngân hàng gần nhà hoặc nằm trong tuyến đường di chuyển hàng ngày của họ. Do vậy, đi lại khó khăn và xa điểm giao dịch ở nông thôn gây không ít trở ngại cho khách hàng vốn dĩ đã yếu về kỹ thuật, năng lực tài chính. Khách hàng ở khu vực này cũng có thể dễ tin tưởng vào các dịch vụ môi giới hoặc bị kẻ xấu lợi dụng, dẫn tới mất tiền, tiềm ẩn rủi ro vỡ nợ hơn. Khu vực nông thôn, do vậy, có thể coi là tâm điểm ưu tiên của phát triển tài chính toàn diện, đặc biệt là các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc trưng của các khách hàng. Đặc biệt, người dân lại có nhu cầu rất lớn về vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp, phát triển kinh tế hộ gia đình hoặc phục vụ đời sống thường ngày. Khi khó tiếp cận các sản phẩm từ ngân hàng với chi phí đắt đỏ và thủ tục giấy tờ phức tạp, giải pháp đến từ các nhà cung ứng tài chính toàn diện như ngân hàng chính sách, các ngân hàng đại lý, các trung tâm tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân… có dư địa tăng trưởng hơn cả. 2.4. Thúc đẩy các phương tiện hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin Các phương tiện hỗ trợ tài chính toàn diện là toàn bộ cơ sở vật chất đảm bảo sự tiếp cận của người có nhu cầu với bên cung ứng được diễn ra dễ dàng, thuận tiện, nhanh chóng, hiệu quả. Công nghệ đang cho thấy vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại những lợi thế vượt trội mà các dịch vụ truyền thống không thể có được: - Tiếp cận tức thì: Khả năng của công nghệ có thể mang dịch vụ đến cho mọi người ở bất kỳ nơi nào và chỗ nào họ cần là động lực lớn nhất thúc đẩy tài chính toàn diện đầy đủ. Lợi thế này giúp xóa nhòa rào cản về khoảng cách địa lý và mang nhà cung cấp đến gần khách hàng của họ hơn. - Chi phí thấp không đáng kể: Với việc cung cấp dịch vụ tài chính hiệu quả hơn, công nghệ có thể giúp dịch vụ trở thành chấp nhận được với cả những khách hàng thu nhập thấp, và điều này khiến cho nhiều người sử dụng hơn, nhất là những người ở vùng sâu vùng xa, vùng nông 53 thôn khó có điều kiện tiếp cận trực tiếp với dịch vụ ngân hàng truyền thống, làm cho các rào cản về chi phí dịch vụ trở nên nhẹ nhàng hơn. - Bảo đảm an toàn: Khi không sử dụng đến tiền mặt, dịch vụ tài chính sẽ trở nên an toàn hơn và minh bạch hơn cho cá nhân, doanh nghiệp và cả Chính phủ. Những ảnh hưởng mạnh mẽ trong khoảng 5 năm trở lại đây trên thị trường tài chính bởi bitcoin cùng các loại tiền mã hóa khác (đằng sau nó là công nghệ blockchain) đã chứng minh vai trò của an toàn thông tin trong giao dịch tài chính. Sở dĩ có hiện tượng này là bởi blockchain cho phép ghi nhận thông tin mã hóa có độ kiểm chứng chéo cao, và một khi đã ghi nhận tệp tin (block) vào chuỗi (chain) thì sẽ không một cá nhân đơn lẻ nào có thể sửa được trừ phi đạt được đồng thuận của tất cả các bên liên quan. - Sản phẩm và kênh phân phối đổi mới đa dạng: Những mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ có thể mở ra nhiều sản phẩm và phương thức phân phối mới dễ dàng sử dụng và thêm nhiều giá trị gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống. Chẳng hạn, máy ATM lắp thêm thiết bị âm thanh có thể giúp người mù chữ hay người khuyết tật tiếp cận được chúng mà trước đây họ bị loại trừ. Điện thoại đem lại nhiều tiện ích và cải thiện tình trạng bất cân xứng thông tin, góp phần tăng cường tài chính toàn diện và phát triển kinh tế bền vững (Joshua Yindenaba Abor, Mohammed Amidu và Haruna Issahaku (2018)). Nhưng các sản phẩm trên các nền tảng điện thoại thông minh như tài chính qua điện thoại (tài trợ, vay tín dụng, tiết kiệm), ngân hàng điện tử (giao dịch, thông tin sao kê), thanh toán (cá nhân - cá nhân, cá nhân - Chính phủ, doanh nghiệp - doanh nghiệp) vẫn chưa thực sự đầy đủ và đa dạng ở cá nước đang phát triển như Đông Nam Á hay Châu Phi, so với khu vực các nền kinh tế phát triển ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ (Donovan, K. (2012). - Nâng cao năng suất: Khi sản phẩm được cung cấp thuận tiện hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng, rõ ràng khách hàng được lợi nhiều hơn với nguồn lực của hộ gia đình và doanh nghiệp không thay đổi. Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của các dịch vụ, công ty Fintech trở thành nhân tố mới được kỳ vọng sẽ đem lại thay đổi đáng kể trong cục diện thị trường dịch vụ tài chính toàn cầu. Những lĩnh vực tiềm năng khác của ứng dụng công nghệ trong thúc đẩy tài chính toàn diện có thể kể đến là: - Dữ liệu số lớn (Big data) Dựa vào các nguồn số liệu lớn, các phương pháp phân tích mới sẽ giúp tối ưu quy trình phê duyệt tín dụng. Số liệu từ các nguồn mới chẳng hạn như lịch sử thanh toán hóa đơn dịch vụ điện, nước, điện thoại… cũng tạo điều kiện cho những người trước kia bị loại trừ có thể được cấp tín dụng và có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi tài chính của những nhóm người khác nhau. Tương tự, khi các giao dịch được số hóa, nhà cung cấp có thể khai thác cơ sở dữ liệu này để phân tích hành vi khách hàng từ đó cải thiện sản phẩm cung cấp. Thêm vào đó, sự phát triển của cơ sở dữ liệu lớn còn mở ra giải pháp quản lý hiệu quả, minh bạch cho Chính phủ trong việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối, chia sẻ thông tin với các trung tâm cơ sở dữ liệu chuyên biệt khác. Các tổ chức tài chính và nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thêm nguồn thông tin chính xác, đa dạng để hoàn thiện và cải tiến dịch vụ, sản phẩm của mình. Cơ sở dữ liệu lớn còn là nền tảng để đánh giá quá trình phát triển tài chính toàn diện mỗi quốc gia. - Điện toán đám mây (cloud computing) Việc lưu trữ và cung cấp số liệu dựa trên công nghệ điện toán đám mây đã giúp tăng khả năng sẵn có của dữ liệu và khả năng xử lý dữ liệu lên gấp nhiều lần, đảm bảo việc xử lý giao dịch nhanh chóng, kết nối trực tiếp giữa khâu giao dịch khách hàng và khâu xử lý sau giao dịch mà không phải qua nhiều khâu trung gian như trước. 54 - Mạng xã hội (social media) Các trang mạng xã hội có tiềm năng nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ thông qua việc chia sẻ thông tin, tác động đến hành vi người sử dụng, tiếp thị trực tiếp các dịch vụ tài chính và tăng cường sự kết nối giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. 2.5. Thúc đẩy môi trường của sản phẩm, dịch vụ tài chính Thúc đẩy môi trường của sản phẩm, dịch vụ tài chính là việc thúc đẩy các yếu tố tác động đến sự phát triển của các sản phẩm, dịch vụ tài chính môi trường chính sách, môi trường công nghệ, môi trường văn hóa - xã hội. Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trên toàn thế giới cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản, để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính. Một bộ phận lớn các cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình (OECD, 2013). Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng toàn cầu đã cho thấy điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế cũng như đến từng cá nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thiếu kiến thức và hiểu biết về các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính hiện có cũng như các yêu cầu cần thiết để sử dụng các sản phẩm/dịch vụ đó đã khiến người dân thiếu sự tự tin, ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người không tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện trong mỗi quốc gia. Trình độ nhận thức của các tầng lớp xã hội, các doanh nghiệp, đối tượng tiếp cận dịch vụ tài chính được xem là yếu tố ảnh hưởng đáng kể tới khả năng tiếp nhận dịch vụ này. Vì vậy, đòi hỏi các quốc gia phải có cách thức tăng cường môi trường nhận thức, hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính. Nhiều quốc gia đã triển khai các chương trình hành động về giáo dục tài chính tiếp cận các đối tượng khác nhau như: trường học, chiến dịch nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân... Nhiều quốc gia cũng thành lập những cơ quan riêng về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Trong điều kiện công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và có tác động sâu rộng đến mọi khía cạnh đời sống xã hội, để công nghệ thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, các cơ quan quản lý tại các quốc gia đều chú ý đến những vấn đề như: - Xây dựng hành lang pháp lý hiệu quả, tạo sự đối xử pháp luật như nhau đối với cả ngân hàng và phi ngân hàng nếu cùng cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ tương tự và quản lý những sản phẩm/dịch vụ theo mức độ rủi ro cụ thể của chúng chứ không phải là theo nhóm nhà cung cấp dịch vụ/loại hình tổ chức. - Nới lỏng những hạn chế đối với các loại hình không trực tiếp huy động tiền gửi nhưng tham gia vào mạng lưới cung ứng dịch vụ tài chính với biện pháp phù hợp với đặc thù rủi ro của loại hình này. - Xây dựng quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng (KYC) sao cho tạo thuận lợi cho việc tiếp cận của những khách hàng mới, những người lao động tự do… đồng thời vẫn bảo đảm an toàn, bao gồm cả áp dụng quy trình KYC từ xa. Những biểu mẫu và quy trình xác thực nhân thân và chứng minh nơi cư trú cần đơn giản và linh hoạt hơn. Việc tích hợp với hệ thống cơ sở dữ liệu định danh quốc gia thống nhất sẽ phát huy lợi ích to lớn. Những quy định liên quan đến phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố cũng cần xem xét đến yếu tố phục vụ cho tài chính toàn diện. - Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ mới chưa chịu sự giám sát của các cơ quan quản lý, chẳng hạn như các nhà bán lẻ cấp tín dụng mua hàng, những đơn vị nhận làm đại lý hoặc các công ty vận hành mạng điện thoại di động. Điều 55 quan trọng là các cơ quan quản lý phải hợp tác với nhau để đảm bảo một sân chơi công bằng cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và có được cách tiếp cận thống nhất, bất kể đó là tổ chức loại nào. - Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cần đảm bảo rằng chính sách thuế không cản trở sự đầu tư vào công nghệ. Cung cấp những khuyến khích thuế và trợ cấp cho các nhà cung cấp để xây dựng và chia sẻ hạ tầng ở những khu vực chưa được phục vụ. Nhìn chung, chiến lược phát triển tài chính toàn diện cần được nhìn nhận vai trò một cách nghiêm túc hơn nữa và trở thành chiến lược quốc gia, có như vậy mới đảm bảo điều kiện cần cho thúc đẩy tài chính toàn diện cả chiều rộng và chiều sâu. 2.6. Nguồn vốn trong thúc đẩy tài chính toàn diện: Để có thể thúc đẩy tài chính toàn diện thực sự hiệu quả và bền vừng, nguồn vốn cho chủ thể tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng. Các dòng đầu tư vừa giúp cho các chủ thể cung ứng dịch vụ tài chính gia tăng quy mô hoạt động, vừa làm phạm vi phát triển có điều kiện mở rộng nhanh chóng hơn, tiếp cận đến những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, khó tiếp cận nhất. Có thể chia nguồn vốn làm hai phần: bên trong và bên ngoài. Nguồn vốn bên trong: tự thân các trung gian tài chính sử dụng vốn trích từ lợi nhuận để tái đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ tài chính. Mặc dù các trung gian tài chính luôn phải đầu tư để phát triển sản phẩm dịch vụ nhưng còn phải phụ thuộc vào tỷ lệ vốn được chia theo kế hoạch để phát triển các sản phẩm dịch vụ như thế nào. Chi bao nhiêu cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lưới bán hàng hay đầu tư công nghệ, trang thiết bị mới. Nguồn vốn này có đặc điểm là phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của bản thân các đối tượng cung ứng dịch vụ, sản phẩm tài chính toàn diện. Do vậy, kết quả lợi nhuận của các ngân hàng và trung gian tài chính tốt hay không sẽ quyết định mức độ bao phủ của các dịch vụ, sản phẩm tài chính trong một nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển và tăng trưởng, nguồn vốn sẽ dồi dào hơn do các định chế tài chính ăn nên làm ra, có điều kiện thuận lợi để đầu tư trang thiết bị, công nghệ; mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, khủng hoảng, các trung gian tài chính sẽ ít có điều kiện tái đầu tư cho mở rộng mức độ tiếp cận khách hàng, nhất là những đối tượng như doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các cá nhân ở vùng sâu vùng xa. Nguồn vốn này thường nằm trong chiến lược phát triển chung của các ngân hàng và xen kẽ với các kế hoạch mở rộng mạng lưới, gia tăng độ phủ sóng của hệ thống tài khoản ngân hàng hay đầu tư cho cải tiến kỹ thuật - công nghệ. Nguồn vốn bên ngoài: vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư tài chính vào khu vực dịch vụ tài chính (dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính cá nhân, tài chính vi mô). Một đặc điểm nổi bật của vốn ngoại sinh là thường được đầu tư với một sự trao đổi về tỷ suất sinh lời và có thể đòi hỏi về tài sản đảm bảo hoặc quyền quản lý tài sản. Bởi vì nếu đầu tư dưới dạng trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ yêu cầu những thông tin rõ ràng về chiến lược phát triển cũng như các kế hoạch đi kèm. Còn đầu tư dưới dạng vốn cổ phần, các định chế tài chính sẽ chịu một dạng áp lực khác, dưới hình thức về quyền quản lý doanh nghiệp như chia sẻ quyền kiểm soát, quyền ra quyết định đối với các quyết sách trọng yếu liên quan đến định hướng, kế hoạch tương lai của định chế tài chính. Ngoài ra, áp lực còn đến từ việc phải thanh toán cổ tức hay lợi tức đúng hạn ở một mức nhất định. Thêm vào đó, vốn từ quỹ mạo hiểm, nhà đầu tư tài chính cũng có tính chu kỳ kinh tế, tăng khi nền kinh tế tăng trưởng và sụt giảm khi các điều kiện đầu tư khó khăn hơn. Việc lựa chọn nguồn vốn nội sinh hay ngoại sinh sẽ quyết định mức độ cung ứng dịch vụ trên diện rộng, chiều sâu và mức độ rủi ro đi kèm định chế tài chính. Nó cũng ảnh hưởng lên mức giá dịch vụ cung ứng. Do vậy, để thúc đẩy tài chính toàn diện, cần đặc biệt quan tâm yếu tố nguồn cung ứng vốn cho các định chế trung gian cung ứng sản phẩm và dịch vụ. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, F., Demirgüc-Kunt, A., Klapper, L., Peria, M. (2012). The Foundations of Financial Inclusion: Understanding Ownership and Use of Formal Accounts. World Bank Policy Research Paper 6290, World Bank. 2. Beck, T., Brown, M., (2010). Which households use banks? Evidence from the transition economies. European Banking Center Discussion Paper No. 2010-25. Tilburg, The Netherlands. 3. Djankov, S., Miranda, P., Seira, E., Sharma, S., (2008). Who are the unbanked? World Bank Policy Research Working Paper 4647. Washington DC. 4. Demirgüç-Kunt, Asli, and Leora Klapper. "Financial inclusion in Africa." Policy Research Working Paper. The World Bank Development Research Group Finance and Private Sector Development Team (2012): 1-18. 5. Donovan, K. (2012). Mobile money for financial inclusion. Information and Communications for development, 61(1), 61-73. 6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Dự thảo (lần 3) về Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến 2025, định hướng đến 2030. 7. Gortsos, C. (2015). Financial inclusion: an overview of its various dimensions and the initiatives to enhance its current level. 8. Fungáčová, Z., & Weill, L. (2015). Understanding financial inclusion in China. China Economic Review, 34, 196-206. 9. Joshua Yindenaba Abor, Mohammed Amidu & Haruna Issahaku (2018): Mobile Telephony, Financial Inclusion and Inclusive Growth, Journal of African Business, DOI: 10.1080/15228916.2017.1419332. 10. Hoff, Karla, and Joseph E. Stiglitz. "and Rural Credit Markets: Puzzles arnd Policy Perspectives." The Economics of Rural Organization (1993): 33. 11. Karlan, D., Mobius, M., Rosenblat, T., Szeidl, A., (2009). Trust and social collateral. The Quarterly Journal of Economics, 112(4), 1251-1288. 12. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và tài chính - Đại học Kinh tế - Luật, “Báo cáo thường niên thị trường tài chính Việt Nam 2017: Tiếp cận tài chính”, PGS. TS. Hoàng Công Gia Khánh chủ biên, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 2018. 13. Turvey, C. G., Kong, R., (2010). Informal lending amongst friends and relatives: Can microcredit compete in rural China? China Economic Review, 21, 544-556. 14. Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hiếu, ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2018. 57 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN PGS. TS. Phạm Ngọc Dũng, Học viện Tài chính TS. Bùi Thị Mến, Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện là chủ đề đa diện, tồn tại nhiều quan niệm khác nhau. Bài viết này tập trung làm rõ khái niệm tài chính toàn diện với nghĩa tất cả mọi cá nhân và doanh nghiệp trong cộng đồng đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức. Từ khóa: tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính. 1. Khái niệm và đặc điểm của tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm tài chính toàn diện Quan niệm về tài chính toàn diện (financial inclusion) nhìn chung khá đa dạng, có sự gắn kết với từng mục tiêu phát triển. Tài chính toàn diện được giới hoạch định chính sách xem là một cách thức phát triển tài chính của xã hội, cộng đồng. Những lý thuyết gần đây cho thấy quan niệm tài chính toàn diện đi liền với việc cung cấp các tiện ích về dịch vụ tài chính (DVTC) chính thức, hay tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các DVTC. Trong đó, DVTC được Tổ chức Thương mại thế giới định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp DVTC chính thức cung ứng, gồm: dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; dịch vụ ngân hàng và các DVTC khác như tiết kiệm, thanh toán, tín dụng hoặc quản lý rủi ro... cho các cá nhân và tổ chức trong xã hội, góp phần phát triển kinh tế của họ. Một số quan niệm về tài chính toàn diện dựa trên quá trình tiếp cận các DVTC (Leyshon & Thrift, 1996) như tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; hay tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận DVTC cần thiết bằng cách thức thích hợp (Sinclair, 2001). Hoặc tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các DVTC kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí hợp lý (Kumar và Mishra, 2011); giống như một trạng thái mà tất cả mọi người có khả năng sử dụng DVTC được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ này một cách chất lượng, được cung cấp ở mức giá phù hợp và cách thức thuận tiện cho khách hàng. Một quan điểm cụ thể hơn nhưng khá tương đồng của Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI) cho rằng tài chính toàn diện là một trạng thái mà tất cả mọi người có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp DVTC. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận DVTC hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Thuật ngữ “tài chính toàn diện” có thể dễ bị nhầm lẫn với “tiếp cận tài chính”. Tiếp cận tài chính được xem xét trong phạm vi hẹp hơn so với tài chính toàn diện. Cũng cần phân biệt giữa tiếp cận tài chính và sử dụng DVTC. 58 Hình 1: Phân biệt tiếp cận và sử dụng DVTC Tiếp cận dịch vụ tài chính Không tiếp cận dịch vụ tài chính Nguồn: (Beck, Demirgüç-Kunt, & Honohan, 2009) Người sử dụng có khả năng tiếp cận các DVTC nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như chi phí đắt đỏ, quy định pháp luật phức tạp, thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp, khoảng cách địa lý xa xôi hoặc đơn giản là do thói quen v.v... Ngoài ra, nhiều trường hợp khách hàng có thể bị loại trừ một cách vô tình khỏi việc sử dụng các DVTC, nhóm này được gọi là nhóm bị loại trừ tự nguyện (voluntary exclusion). Bao gồm những đối tượng bị phân biệt đối xử, thiếu thông tin, sai sót trong thực thi các hợp đồng tài chính. Trong thực tế, có một số bộ phận dân cư không sử dụng các DVTC vì lý do tôn giáo hoặc văn hóa. Nếu bộ phân này có được kỹ năng về tài chính hoặc công nghệ tài chính thì vẫn có thể thay đổi nhận thức và sẽ tạo ra nhu cầu về DVTC. Chẳng hạn như thói quen sử dụng tiền mặt có thể được thay thế bằng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán qua điện thoại, máy tính và các thiết bị có kết nối internet, qua ngân hàng. Hoặc thói quen vay tiền từ các nguồn không chính thức có thể được hỗ trợ bởi các tổ chức tài chính phi chính thức. Một điều dễ nhận thấy, không phải tất cả các DVTC đều phù hợp cho tất cả mọi người. Trong Báo cáo phát triển tài chính toàn cầu, tài chính toàn diện được nhấn mạnh là loại bỏ các rào cản phí và chi phí trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính (Appleyard & Rowlingson, 2014). Để giảm dần các rào cản chi phí nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện thì cần đảm bảo sự sẵn có của các DVTC và nhà cung cấp phù hợp. Nói cách khác DVTC phải phù hợp với người dùng. Đa số các trường hợp, sự sẵn có và rộng khắp của các DVTC cho phép các cá nhân và doanh nghiệp tận dụng lợi thế của các cơ hội kinh doanh, đầu tư vào giáo dục, tiết kiệm cho thời kỳ nghỉ hưu và đảm bảo ứng phó với các rủi ro (Beck et al., 2009). Trong một chủ đề trình bày tổng quan về tài chính toàn diện được công bố năm 2017, Ngân hàng Thế giới nhận định: tài chính toàn diện là quá trình cung cấp có trách nhiệm và bền vững các sản phẩm hay DVTC hữu ích, phù hợp khả năng cho mọi cá nhân và doanh nghiệp nhằm đáp 59 ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm (WB, 2017). Quan niệm này cho thấy xu thế của tài chính toàn diện là đưa các DVTC chính thức đến cho mọi chủ thể trong xã hội, nhất là những cá nhân hoặc tổ chức khó khăn nhất do vấn đề thu nhập hoặc kiến thức về tài chính, với chi phí hợp lý và sự tin tưởng, đảm bảo nhu cầu sử dụng và sẵn sàng sử dụng DVTC của khách hàng, khả năng cung ứng và sẵn sàng cung ứng của các đơn vị cung cấp DVTC. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tài chính mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người sử dụng dịch vụ (SBV, 2016). Cải thiện khả năng tiếp cận tài chính đồng nghĩa với cải thiện tình trạng sử dụng các loại hình DVTC của các cá nhân và tổ chức trong xã hội (Beck et al., 2009). Hoặc có thể hiểu là tỷ lệ các cá nhân và doanh nghiệp đang sở hữu tài khoản tại một tổ chức tài chính, sử dụng các dịch vụ như thanh toán, tiết kiệm, vay vốn hoặc mua bảo hiểm để đầu tư, tiêu dùng hoặc quản lý rủi ro tài chính tốt hơn (Demirgüç-Kunt & Klapper, 2012). Về chất lượng, các DVTC phải được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính thức, với các công cụ tài chính an toàn và hiệu quả và môi trường pháp lý minh bạch. Nhìn chung, nhiều định nghĩa về tài chính toàn diện đã được đề xuất, nhưng có thể thấy sự xuất hiện nhiều nhất và được chấp nhận rộng rãi là: tài chính toàn diện là một quy trình đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng và sẵn có của các DVTC và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên trong mỗi nền kinh tế (Sarma, 2016). Chi tiết hơn, tài chính toàn diện đề cập đến một trạng thái nơi các cá nhân, bao gồm những người có thu nhập thấp và các doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp nhỏ nhất có khả năng và sẵn sàng tiếp cận, sử dụng các DVTC chính chính thức một cách chất lượng (thanh toán, chuyển khoản, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm...) được cung cấp một cách trách nhiệm và bền vững bởi nhiều nhà cung cấp DVTC, hoạt động dựa trên pháp luật, trong một môi trường pháp lý phù hợp. Do đó, trong bài viết này, tài chính toàn diện có thể được hiểu là một quy trình đảm bảo cho mỗi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các DVTC chính thức một cách dễ dàng và sẵn có. Tài chính toàn diện là một khái niệm đa diện với nhiều thành tố. Ở đây, tiếp cận liên quan đến khả năng sử dụng các DVTC một cách sẵn có và sản phẩm từ các tổ chức tài chính chính thức. Các tiêu chí phản ánh mức độ tiếp cận DVTC thường phân tích từ các rào cản tiềm năng ảnh hưởng tới mở và sử dụng tài khoản ngân hàng như chi phí, khoảng cách địa lý của các điểm DVTC (chi nhánh ngân hàng, ATM v.v.). Chỉ số tính toán mức độ tiếp cận là số tài khoản ngân hàng (trên 1.000 người trưởng thành), số chi nhánh ngân hàng (trên một triệu dân), số lượng máy giao dịch tự động (ATM) (trên nghìn dân), số tài khoản tín dụng ngân hàng, khối lượng tiền gửi, quy mô tín dụng ngân hàng và tỷ lệ tiền gửi tính trên GDP v.v... Sử dụng DVTC chính thức liên quan đến áp dụng nhiều các DVTC cơ bản. Tính toán thông qua việc đo lường tính thường xuyên, tần suất và thời gian sử dụng DVTC bởi bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức là khách hàng sử dụng DVTC. Chất lượng của tài chính toàn diện sẽ được đo lường dựa vào mức độ phù hợp của DVTC hoặc các sản phẩm tài chính với nhu cầu, thói quen của khách hàng. Chất lượng tính đến những trải nghiệm của người tiêu dùng thông qua thái độ và ý kiến đối với những sản phẩm sẵn có. Thước đo này được dùng để đánh giá bản chất và chiều sâu mối quan hệ giữa DVTC, nhà cung cấp và người tiêu dùng cũng như các lựa chọn sẵn có và mức độ hiểu biết của họ đối với từng lựa chọn và lợi ích của chúng. Tài chính toàn diện tạo ra một cơ sở đảm bảo cho các cá nhân và doanh nghiệp trong cùng một nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện tiếp cận các DVTC. Giúp cả phía người tiêu dùng và các nhà sản xuất cải thiện năng suất, nâng cao phúc lợi. Việc tham gia một cách hiệu quả vào thị trường tài chính là tiền đề phát triển kinh tế. Chính vì vậy, bên cạnh rất nhiều nội dung, tài chính toàn diện luôn chú trọng đảm bảo các nhóm thiệt thòi được tiếp cận thị trường DVTC, hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội và hòa nhập xã hội. Bên cạnh yếu tố tiếp cận, sử dụng DVTC, tài chính toàn diện góp phần thay đổi cuộc sống của người sử dụng, gồm những thay đổi trong tiêu dùng, sức khỏe hay trong năng suất kinh doanh của họ. 60 1.2. Đặc điểm của tài chính toàn diện Dựa trên quan niệm tài chính toàn diện đã nêu, có thể tổng kết một số đặc điểm chính của tài chính toàn diện như sau: Thứ nhất, các thước đo của tài chính toàn diện thường được thể hiện ở tiếp cận DVTC, sử dụng DVTC và chất lượng của các DVTC. Thứ hai, tham gia vào hoạt động tài chính toàn diện có các chủ thể gắn liền với quá trình cung ứng và sử dụng các DVTC, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ, nhà nước với vai trò giám sát. Khách hàng sử dụng DVTC là những người có nhu cầu và sẵn sàng sử dụng DVTC. Đối tượng này bao gồm: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội; cá nhân, hộ gia đình; Chính phủ. Mức độ đa dạng của DVTC cũng như chất lượng của nó không hoàn toàn do các tổ chức cung cấp DVTC cung ứng mà còn phụ thuộc vào chính sự cảm nhận của khách hàng hoặc sự hiểu biết của khách hàng trong lĩnh vực này. Thứ ba, tài chính toàn diện hướng tới việc cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, DVTC tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất. Đặc biệt là mở rộng khả năng tiếp cận cho các tầng lớp có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Đặc điểm này thể hiện tính chất khác biệt của tài chính toàn diện đồng thời cũng là mục tiêu của tài chính toàn diện khi được triển khai. 2. Mục tiêu của tài chính toàn diện Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, nhóm các quốc gia G20 đều rất chú trọng hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp về tài chính toán diện. Theo đó, mục tiêu của tài chính toàn diện được đề cập chủ yếu với 5 nội dung chính: Một là: Tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả người dân đối với các loại DVTC, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung cấp DVTC với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống. Hai là: Các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng Tài chính toàn diện hướng đến sự an toàn và hiệu quả của toàn bộ quá trình cung ứng và sử dụng các DVTC. Điều này đặt ra thách thức về quản lý, giám sát và rủi ro bảo mật thông tin, an toàn hệ thống tài chính. Do vậy, các cơ quan giữ chức năng quản lý nhà nước đối với hệ thống tổ chức cung cấp DVTC phải đảm bảo việc xây dựng, hoàn thiện môi trường pháp lý lành mạnh, vững chắc, đảm bảo an toàn đối với DVTC, bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng. Ba là: Bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng, phát triển và giảm nghèo, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Muốn thực hiện được điều đó thì vấn đề bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục, sự tin tưởng trong hoạt động đầu tư chính là một mục tiêu mà tài chính toàn diện cần hướng tới. Bốn là: Cạnh tranh giúp mở rộng sự lựa chọn và đáp ứng khả năng chi trả Phát triển thị trường và các sản phẩm DVTC nhằm tạo ra sự cạnh tranh để cải thiện chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, giảm nghèo đói và bất bình đẳng. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận DVTC, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp vi mô. 61 Năm là: Phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần tạo cơ hội phát triển đời sống dân cư, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của tài chính toàn diện là xây dựng phương thức cung cấp DVTC phù hợp cho người dân và doanh nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống. 3. Các nội dung của tài chính toàn diện Qua nghiên cứu khung lý thuyết về tài chính toàn diện, có thể thấy tài chính toàn diện có những nội dung chính như: (i) sản phẩm DVTC; (ii) mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính; (iii) cơ sở hạ tầng tài chính; (iv) bảo vệ người sử dụng DVTC và (v) giáo dục tài chính (Larquemin, 2015). 3.1. Sản phẩm dịch vụ tài chính Trong nền kinh tế thị trường, các nguồn tài chính vận động từ những người cung cấp tài chính đến những người có nhu cầu; nguồn tài chính có thể vận động một cách trực tiếp từ cung đến cầu không thông qua trung gian hoặc vận động gián tiếp qua một trung gian tài chính. Trong cách thức vận động gián tiếp, các trung gian huy động nguồn tài chính từ những nguồn cung và trả phí huy động, sau đó phân phối lại cho những người có nhu cầu và thu phí. Như vậy, các hoạt động tài chính được thực hiện qua các trung gian được gọi là dịch vụ có tính chất tài chính. Căn cứ vào phạm vi hoạt động DVTC, Tổ chức Thương mại thế giới quan niệm DVTC gồm nhóm ngành dịch vụ ngân hàng và bảo hiểm, và các DVTC khác. Bên cạnh các dịch vụ được thực hiện qua các trung gian tài chính là sự tồn tại của nhóm dịch vụ kế toán - kiểm toán, tư vấn tài chính, tuy nhiên, nhóm dịch vụ này không nhất thiết do các trung gian tài chính cung cấp. Công nghệ tài chính ngày càng hiện đại cho phép các tổ chức tài chính cung cấp nhiều loại DVTC với kỹ thuật cao và phức tạp, trong khi các tổ chức tài chính thường có mối quan hệ với nhiều khách hàng nhu cầu khác nhau. Quá trình sản xuất các DVTC luôn có sự tham gia đồng thời của các yếu tố: khách hàng, nhân viên và trang thiết bị hỗ trợ. Những yếu tố này đan xen và chi phối trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ nhưng chúng lại luôn biến động khiến cho DVTC cũng đa dạng và không ngừng thay đổi. DVTC thường gắn với luân chuyển vốn, chứa đựng nhiều giao dịch rủi ro cao: các tổ chức tài chính vừa cung cấp DVTC vừa là một chủ thể kinh doanh quan trọng trên thị trường tài chính, kinh doanh quyền sử dụng vốn. Những rủi ro này có ảnh hưởng lan truyền tới hầu khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. DVTC hỗ trợ sự lưu chuyển nhanh mà hiệu quả các nguồn tài chính: hoạt động DVTC tạo nên các dòng lưu chuyển tiền tệ từ nơi thừa đến nơi thiếu. Sự kết nối này được thực hiện linh hoạt thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Sản phẩm DVTC được cung cấp toàn diện đến dân chúng phải bao gồm cả DVTC do khu vực tư nhân cung ứng và các DVTC trong lĩnh vực công, nhằm cải thiện quản trị và minh bạch trong việc phân phối các quỹ tài chính của Chính phủ, như phân phối viện trợ không bằng tiền mặt. 3.2. Mạng lưới các tổ chức cung cấp về dịch vụ tài chính Do tính chất đa dạng của DVTC nên các tổ chức tài chính cũng được hình thành và phát triển dưới rất nhiều dạng thức như: tổ chức tín dụng ngân hàng; tổ chức tín dụng hợp tác; quỹ tín dụng; tổ chức tín dụng phi ngân hàng như hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm. Có thể chia thành các nhóm chính sau đây: + Tổ chức nhận tiền gửi và thanh toán: gồm ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng. Trong nhiều trường hợp các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, các quĩ trợ cấp các dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò là tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng nhằm mục đích chia sẻ rủi ro trong nền kinh tế. 62 + Trung gian đầu tư: gồm quỹ đầu tư, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm v.v... Hoạt động chủ yếu của các tổ chức này là đầu tư gián tiếp thông qua phát hành các công cụ tài chính sau đó đầu tư trở lại nền kinh tế thông qua thị trường. + Tổ chức môi giới và nghề nghiệp: gồm công ty chứng khoán, công ty tư vấn tài chính v.v... tham gia vào việc cung cấp DVTC nhằm thúc đẩy quá trình luân chuyển các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Khi thị trường tài chính phát triển mạnh, các loại hình DVTC được đa dạng hóa, các chủ thể cung ứng cũng ngày càng đông đảo và chuyên môn hóa với hình thức đa dạng, cơ chế tạo vốn linh hoạt. Đặc biệt doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này luôn chịu sự kiểm soát khá chặt chẽ của pháp luật bằng các qui định về điều kiện kinh doanh và các chỉ số đảm bảo tính an toàn tài chính trong suốt quá trình hoạt động. Quy định này phản ánh tính chất nhạy cảm của DVTC, điều này cũng bắt nguồn từ đặc trưng của sản phẩm DVTC là vô hình nhưng lại tạo nên những mối quan hệ tài chính phức tạp. Đa số các giải pháp tài chính toàn diện đều đặt trọng tâm vào xây dựng một hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm nhằm giảm thiểu rủi ro cho khách hàng và hệ thống tài chính. 3.3. Cơ sở hạ tầng tài chính Cơ sở hạ tầng tài chính (Financial infrastructure) là một phần cốt lõi của toàn bộ hệ thống tài chính (WB, 2009). Chất lượng cơ sở hạ tầng tài chính xác định hiệu quả hoạt động của các trung gian tài chính, là công cụ để thực hiện DVTC. Một hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối hiện đại. Chính vì thế, nó cũng là nội dung trọng yếu của tài chính toàn diện. Tiếp cận tài chính cũng chính là kết quả của quá trình tương tác giữa các nhà cung cấp DVTC với khách hàng hoặc với đối tác của họ dựa trên nền tảng là cơ sở hạ tầng tài chính và khung pháp lý. Tài chính toàn diện đòi hỏi việc thực hiện một chiến lược gồm 2 phần: (i) trước hết là tạo dựng và cải thiện các yếu tố cơ sở hạ tầng tài chính khác nhau phục vụ cho hoạt động tín dụng, hệ thống các phương tiện thanh toán; hệ thống thanh toán chứng khoán, kiều hối v.v... cũng như tạo điều kiện pháp lý để cho phép các yếu tố này hoạt động phù hợp trong toàn bộ hệ thống các cơ sở hạ tầng tài chính khác nhau; (ii) thứ hai là làm việc với các tổ chức tài chính khác nhau (các ngân hàng bán lẻ, ngân hàng SME, tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính hoặc cho thuê tài chính …) và phát triển năng lực nội bộ của các tổ chức này một cách phù hợp với thể chế tài chính. Thị trường tài chính ngày nay chứa đựng hàng loạt những thay đổi đáng kể trong cả sản phẩm và phương thức phân phối, đặc biệt là thay đổi kênh phân phối dựa trên nền tảng công nghệ tài chính tạo ra nhiều tiện ích với giá cả phải chăng đã thúc đẩy nhu cầu DVTC. Tuy nhiên, đi cùng với những lợi ích là sự tồn tại song song của hàng loạt rủi ro liên quan đến sự phát triển của sản phẩm tài chính và kênh phân phối mới. Chính điều này đặt ra yêu cầu một trong các trong nội dung tài chính toàn diện phải hoàn thiện khuôn khổ luật lệ và hệ thống làm nền tảng để các cá nhân, doanh nghiệp và hộ gia đình lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính, các tổ chức tài chính hoạt động một cách lành mạnh và an toàn. Các thành phần của cơ sở hạ tầng tài chính thường bao gồm: - Hệ thống luật phát và quản lý nhà nước về DVTC và hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của các tổ chức tài chính; công ty công nghệ tài chính và các đơn vị trung gian khác; - Nguồn lực và quy định giám sát tài chính; - Cung cấp thông tin; - Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch tài chính. Thiết lập cơ sở hạ tầng tài chính nhằm mở rộng phạm vi của các DVTC để đáp ứng nhu cầu của các phân đoạn khác nhau của xã hội: Các sản phẩm, dịch vụ và kênh phân phối sáng tạo (dịch vụ tài chính kỹ thuật số, ngân hàng đại lý, ngân hàng di động, ngân hàng xe hơi, ATM di động, và hỗ trợ cơ sở hạ tầng); Các sản phẩm tài chính dễ dàng và an toàn đáp ứng nhu cầu và khả năng của người dùng. 63 3.4. Bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính Bảo vệ người tiêu dùng tức là cung cấp một cảm giác an toàn cho cộng đồng để tương tác với tài chính toàn diện và tận dụng các sản phẩm tài chính, dịch vụ và hệ thống thanh toán được cung cấp. Những người tiêu dùng phải đảm bảo có đủ hiểu biết cơ bản về tài chính và được bảo vệ đầy đủ bằng hệ thống pháp luật. Vấn đề bảo vệ người sử dụng DVTC thực hiện bởi bản thân khách hàng sử dụng dịch vụ bằng việc họ tự nâng cao kiến thức tài chính của mình. Bên cạnh đó là sự uy tín và bền vững của tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên, thị trường tài chính với những khuyết tật về thông tin thì không thể thiếu vai trò của nhà nước. Nhà nước tham gia vào lĩnh vực DVTC với vai trò quản lý, giám sát. Sự can thiệp của Nhà nước ở một mức độ nào đó cũng góp phần tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh, giảm thiểu những rủi ro hoặc các yếu tố nguy cơ khác có thể phát sinh trong nhiều giao dịch tài chính. Chính việc thể chế dưới dạng các văn bản pháp luật đối với nhiều hoạt động DVTC và các luật có liên quan khác như luật thuế, lãi suất, tỷ giá, chống rửa tiền, giao dịch điện tử… góp phần điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật và theo tín hiệu của thị trường. Bảo vệ người sử dụng DVTC là yếu tố quan trọng để đảm bảo tài chính toàn diện, đặc biệt đối với những người thiếu kinh nghiệm và có hiểu biết hạn chế. Những nội dung chính trong bảo vệ người dùng gồm: (i) Yêu cầu về minh bạch trong mọi điều khoản, điều kiện, phí và quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, nhờ đó khách hàng sẽ có quyết định dựa trên cơ sở được thông tin đầy đủ, tránh những hiểu lầm đưa đến rủi ro cho chính họ. (ii) Trách nhiệm đối với các giao dịch trái phép, bởi không như các loại phương tiện thanh toán như thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ thường kèm theo yêu cầu cấp phép giao dịch để bảo vệ khách hàng, một số sản phẩm tiền điện tử không kèm theo điều kiện cấp phép giao dịch có thể bị lạm dụng gây thất thoát. (iii) Hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại, khi họ cần phản ánh những vấn đề phát sinh trong giao dịch thanh toán. Bảo vệ khách hàng tránh khỏi những nhà cung ứng dịch vụ yếu kém và chất lượng dịch vụ thấp, tạo lòng tin cho họ. (iv) Bảo vệ thông tin/dữ liệu của khách hàng. (v) Bảo vệ người sử dụng DVTC tránh khỏi bị truy thu từ tài khoản giao dịch, như bị chủ nợ xiết nợ, hoặc các khoản truy thu khác… 3.5. Giáo dục tài chính Theo lý thuyết về tài chính ngân hàng, hệ thống tài chính là kênh chuyển vốn và các DVTC đến người sử dụng. Hệ thống tài chính có hiệu quả, bền vững hay không phụ thuộc đáng kể vào trình độ, năng lực của người sử dụng vốn, DVTC. Yếu tố này còn gọi là trình độ dân trí về tài chính ngân hàng hoặc “dân trí về tài chính” (financial literacy). Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dân trí về tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến phát triển bền vững hệ thống tài chính, ngân hàng và rộng hơn là nền kinh tế. Nhóm tác giả Fenella Carpena và Bilal Zia thử nghiệm thực tế tại Ấn Độ với nhiều phương pháp giáo dục tài chính khác nhau để tìm hiểu các cơ chế nhân quả giữa giáo dục tài chính và hành vi tài chính. Tập trung vào vai trò trung gian của hiểu biết tài chính, nghiên cứu đưa ra một định nghĩa rộng hơn về hiểu biết tài chính, bao gồm 3 khía cạnh: kỹ năng tính toán, nhận thức về tài chính, và thái độ đối với tài chính cá nhân. Nghiên cứu sau đó sử dụng phân tích trung gian nhân quả để tìm hiểu về tỷ lệ tác động của phương pháp giáo dục tài chính tới 3 kênh nói trên. Điều đáng nói là kỹ năng tính toán không dẫn tới bất kỳ tác động nào của giáo dục tài chính lên kết quả tài chính của hộ gia đình. Đối với các hoạt động tài chính đơn giản như lập kế hoạch ngân sách, cả nhận thức tài chính và thái độ đều là những yếu tố trung gian quan trọng, trong khi đối với các hoạt động tài chính phức tạp hơn như mở tài khoản tiết kiệm, thái độ đóng một vai trò rõ rệt hơn. Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thay đổi nhận thức về các sản phẩm và DVTC (Carpena & Zia, 2018). 64 Giáo dục tài chính gia tăng khả năng của người dân tiếp cận tài chính được hiểu là quá trình gia tăng khả năng các nhóm dân cư trong xã hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và DVTC đa dạng với chi phí hợp lý thông qua việc triển khai các biện pháp khác nhau trong đó bao gồm đào tạo và giáo dục hiểu biết về tài chính để hướng tới mục tiêu cải thiện tình hình tài chính cũng như tình trạng kinh tế và xã hội (Atkinson & Messy, 2010). Nghiên cứu cũng chỉ ra một tỷ lệ lớn người trưởng thành thiếu những kiến thức và kỹ năng chung trong đó có kiến thức tài chính và do đó không đưa ra được những phương án hành động có lợi nhất cho mình. Giáo dục tài chính nhằm mục tiêu cải thiện (i) kiến thức công cộng và nhận thức về định chế tài chính chính thức, sản phẩm tài chính và dịch vụ, bao gồm cả tính năng, lợi ích và rủi ro, chi phí, quyền và nghĩa vụ; (ii) nâng cao kỹ năng của cộng đồng trong kế hoạch tài chính và quản lý. Tổ chức OECD phát triển một công cụ khảo sát đánh giá dân trí về tài chính ngân hàng đã được nhiều nghiên cứu sử dụng trên 14 quốc gia, được thiết kế dạng bảng hỏi, đánh giá 03 “thành tố” trong dân trí tài chính gồm: kiến thức, thái độ và hành vi tài chính. Tổng hợp kết quả cả 03 mục theo thang 22 điểm (tương ứng 8 cho kiến thức, 9 cho hành động, và 5 cho thái độ) để có kết quả chung. Bảng 1: Tiêu chí đánh giá trình độ dân trí về tài chính của OECD Tiêu chí Nội dung đánh giá Số câu hỏi Dạng thức hỏi Đạt yêu cầu (điểm) Kiến thức Kiến thức tài chính không chuyên ngành (cơ bản) 8 Trắc nghiệm 6/8 Thái độ Quan điểm và xu hướng ưu tiên giữa nhu cầu ngắn hạn và kế hoạch tài chính dài hạn 3 Thang đo likert, mức độ 1-5 Trung bình 3 điểm/câu Hành vi Số lượng hành vi tài chính tích cực 9 Phỏng vấn thực tế 6/9 (Nguồn: Atkinson, A. and F. Messy (2012). ‘Measuring Financial Literacy: Results of the OECD’) Tại nhiều quốc gia đang phát triển thì việc quản lý tài chính của các cá nhân, nhất là các hộ kinh doanh cá thể thì việc kiểm soát thu chi, lập kế hoạch ngân sách thường yếu hơn các chủ thể kinh doanh khác (Blog, 2013). Những kết quả này cũng được giải thích vì thông thường những cá nhân tự doanh là những người có học vấn ở trình độ phổ thông hoặc ít hơn. Giáo dục tài chính cho người dân và doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đó là một trong các giải pháp hỗ trợ cho những đối tượng này có thể dễ dàng tiếp cận đến những nguồn lực tài chính hiện hành để đóng góp vào đà tăng trưởng chung của doanh nghiệp của họ hoặc hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp (WB, 2014). Quá trình giáo dục giúp người dân tăng cường hiểu biết của mình về các khái niệm và sản phẩm tài chính, thông qua việc tiếp nhận thông tin/hướng dẫn và/hoặc tư vấn để phát triển các kỹ năng, nhận thức rõ hơn các rủi ro và cơ hội tài chính qua đó có thể đưa ra các quyết định xác thực, biết cách tìm kiếm hỗ trợ ở đâu và có thể hành động một cách hiệu quả để cải thiện tình trạng tài chính của mình hoặc của doanh nghiệp mình. Giáo dục tài chính là một quá trình cần được thực hiện nhắc lại, thường xuyên liên tục, giúp mọi người cập nhật kiến thức thường xuyên. Tuy nhiên, giáo dục tài chính ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thường gặp những trở ngại nhất định (Holzmann, 2010) như: Khả năng tiếp cận các DVTC thấp ở một phần hay phần lớn dân cư; thu nhập đầu người thấp, việc ưu tiên mưu sinh ảnh hưởng đến hành vi tài chính mà hành vi này có thể thay đổi khi mức thu nhập thay đổi; tỷ lệ khu vực nông thôn cao với đặc trưng về cộng đồng, lối sống, tài sản dẫn đến các hành vi tiết kiệm và lập kế hoạch đặc thù; rủi ro liên quan đến nông nghiệp và sức khỏe được quản lý bằng các hình thức phi chính thức như gia 65 đình, cộng đồng và cuối cùng là nền kinh tế phi chính thức: tỷ lệ các giao dịch chính thức thấp; nhiều cá nhân làm nghề tự do dẫn đến hình thức quản lý tài chính gần hơn với hình thức quản lý chi tiêu cá nhân hoặc quản lý hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ. Những trở ngại này đòi hỏi một cách đánh giá khác về giáo dục tài chính cũng như định hướng can thiệp hay các giải pháp chính sách để giúp thay đổi hành vi trong các cộng đồng này. Chẳng hạn, bên cạnh các kỹ năng sử dụng công cụ tài chính, cần hướng đến đào tạo cơ bản về kinh doanh và quản lý nợ. Đối với các quốc gia có khuôn khổ luật pháp bảo vệ người tiêu dùng yếu, cần bổ sung thêm mục tiêu đào tạo để tránh lừa đảo; chú trọng vào các nhóm đối tượng khác nhau, không đồng nhất, phân biệt bằng các yếu tố nhân khẩu học khi tiến hành điều tra, khảo sát hay xây dựng chương trình đào tạo tài chính; quá trình triển khai đào tạo tài chính tại các quốc gia này nên dựa vào các DVTC cơ bản trước. Sonng song với giáo dục tài chính toàn, nhất là các chương trình về tài chính vi mô (Holzmann, 2010). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Appleyard, L., & Rowlingson, K. (2014). Financial inclusion Roadmap 2014 - 2020 (Vol. 82). 2. Atkinson, A., & Messy, F.-A. (2010). Measuring financial literacy. The Journal of Consumer Affairs, 44(2), 296-316. 3. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Honohan, P. (2009). Access to financial services: Measurement, impact, and policies. World Bank Research Observer, 24(1), 119-145. 4. Blog, S. E. L. (2013). M a Nu a L De Estilo, (June). 5. Holzmann, R. (2010). Bringing Financial Literacy and Education to Low and Middle Income Countries: The Need to Review, Adjust, and Extend Current Wisdom. SP Discussion Paper, (1007), 1-33. 6. Kumar và Mishra, 2011. (2011). Awareness and Access of Financial Inclusion Drive a Study of Below Poverty Line Households in Kerala. Global Journal of Commerce & Management, 3(4), 201-204. 7. Larquemin, A. (2015). An overview of the financial inclusion policies in India An overview of the financial inclusion policies in India, (November). 8. Leyshon, A., & Thrift, N. (1996). Financial exclusion and shifting boundaries of the financial system. Environment and Planning A, 28(February 1996), 1150-1156. 9. Nguyễn Cao Đơn (2012). Nghiên cứu xây dựng đập dưới đất để trữ nước ngầm nhằm phát triển bền vững tài nguyên nước ở các khu vực thường xuyên bị hạn, các vùng ven biển và hải đảo, KC.08.TN01/11-15. 10. Nilson, A. (1988). Ground-water dams for small-scale water supply, Intermediate Technology Publications Ltd., London. 11. Osuga, K (1997). The development of ground-water resources on the Miyakojima Islands, In: J.I Uilto, and J. Schneider (eds), Freshwater resources in arid lands, United Nations University, Tokyo. 12. Sarma, M. (2015). Volume 35 , Issue 1 Measuring financial inclusion, 35(1), 604-611. 13. Sarma, M. (2016). Measuring Financial Inclusion for Asian Economies. In S.Gopalan & T. Kikuchi (Eds.), Financial Inclusion in Asia: Issues and Policy Concerns (pp. 3-34). London: Palgrave Macmillan UK. 14. SBV, Viện Chiến lược ngân hàng. (2016). Sơ lược về tài chính toàn diện. 15. Sinclair, S. (2001). Financial exclusion: An Introductory Survey. CRSIS, Edinburgh College of Art/Heriot Watt University., 1-130. 16. WB. (2009). Financial Infrastructure Policy and Research Series. 66 BÀN VỀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ PGS. TS. Đoàn Ngọc Phi Anh ThS. Lê Thị Kim Yến ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng Tóm tắt Tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội. Bài viết này được thực hiện nhằm phân tích, đánh giá các chỉ tiêu đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Dựa vào các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy việc đo lường tài chính toàn diện tập trung chủ yếu vào mức độ tiếp cận, bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính, trong khi các nghiên cứu về mức độ sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch còn hạn chế, đặc biệt là chỉ tiêu đo lường liên quan đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm, quỹ hưu trí, kiến thức tài chính... Mặt khác, các nghiên cứu được thực hiện ở tầm quốc gia nên chỉ tiêu đo lường chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của tài chính toàn diện. Từ khóa: đo lường, tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, bền vững, giảm nghèo. 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội là vấn đề đang được quan tâm trên toàn cầu. "Tài chính toàn diện nghĩa là cá nhân và doanh nghiệp có được sự tiếp cận đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách trách nhiệm và bền vững” (Ngân hàng Thế giới, 2018). Khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính được cải thiện sẽ khuyến khích các hoạt động tạo ra thu nhập nhằm giúp cá nhân kiểm soát tình trạng tài chính. Ngoài ra, tài chính toàn diện thúc đẩy cá nhân tích lũy cho tương lai nên góp phần tạo nên sự ổn định tài chính cho quốc gia vì khi khả năng tiếp cận sản phẩm tiền gửi tăng sẽ làm quỹ tiền gửi quốc gia tăng, từ đó giúp các tổ chức tài chính dễ dàng vượt qua thời kỳ khủng hoảng tài chính (Han & Melecky, 2013). Do đó, tài chính toàn diện là một nhân tố quan trọng giúp giảm nghèo, bất bình đẳng xã hội và phát triển bền vững. Tình trạng nghèo đói và chênh lêch giàu nghèo đang là vấn đề nan giải tại Việt Nam. Mặc dù tỷ lệ người nghèo và cận nghèo trên cả nước ở mức 6.7% và 5%, tỷ lệ người nghèo ở một số khu vực lên đến 50%, thậm chí có khu vực trên 60-70%. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ người nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiềm trên 50% tổng dân số, thu nhập bình quân của các hộ gia đình dân tộc biểu số chỉ bằng 2/5 thu nhập bình quân của cả nước. Do đó, khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực và nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc việt ở khu vực Tây Nguyên. Hơn nữa, phân lớn dân số Việt Nam ở vùng nông thôn (64,9% tổng dân số). Tuy nhiên, tốc độ phát triển của lĩnh vực nông nghiệp giảm trong những năm gần đây. Điều này dẫn đến thu nhập và tiêu dùng của người dân cùng nông thôn giảm nên tiếp tục tăng chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách tài chính toàn diện nhằm mục tiêu tăng thu nhập và chất lượng cuộc sống của cá nhân, từ đó tạo cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực tài chính cũng như hưởng các dịch vụ cơ bản và phúc lợi xã hội. Ví dụ chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn (Quyết định số 41/2010/NĐ-CP ban hành ngày 12/4/2010), 67 Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135-Program 135), Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam (Quyết định số 2195/QĐ-TTg tháng 9/2016), … Tuy nhiên, Việt Nam được xếp loại là nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người Việt Nam có tài khoản ngân hàng còn thấp (chỉ 30,8% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng). Tỷ lệ này rất thấp so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Hơn nữa, khoảng cách giàu nghèo của Việt Nam còn rất cao. Thực tế, các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng ở Việt Nam khá đầy đủ và đa dạng nhưng người nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn còn khó tiếp cận các dịch vụ này vì số lượng chi nhánh ở khu vực nông thôn và vùng sâu vùng xa còn ít, chi phí dịch vụ cao, và hiểu biết của người dân về dịch vụ tài chính chưa cao. Trong bối cảnh này, việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam là chìa khóa chiến lược góp phần phát triển kinh tế xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tài chính toàn diện ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nói chung, Việt Nam nói riêng còn rất hạn chế. Vì vậy, bài viết này tổng quan về đo lường tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ. Tổng quan tài liệu này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu thực nghiệm trong việc đo lường tài chính toàn diện và phân tích các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. Tổng quan về các tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện Đứng trên góc độ tiếp cận các dịch vụ tài chính thiết yếu của Ngân hàng Thế giới (2018), các nghiên cứu trước đây sử dụng kết hợp nhiều tiêu chí để đo lường tài chính toàn diện. Beck và các cộng sự (2007) đo lường tài chính toàn diện thông qua sự tiếp cận và sử dụng dịch vụ tiền gửi ngân hàng và tín dụng ngân hàng. Tác giả sử dụng kết hợp tám chỉ tiêu trong một công thức toán học, dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu thập từ các Ủy ban giám sát ngân hàng tại 99 quốc gia. Các tiêu chí đánh giá chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất đo lường mức độ bao phủ của dịch vụ ngân hàng trên phương diện tiếp cận địa điểm giao dịch (chi nhánh ngân hàng, máy ATM) về mặt địa lý và về mặt nhân khẩu học. Các chỉ tiêu cụ thể gồm số lượng chi nhánh ngân hàng/1.000km2, số lượng máy ATM/1.000km2, số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người, số lượng máy ATM/100.000 người. Nhóm thứ hai đo lường mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng (cụ thể là tín dụng và tiền gửi). Các chỉ tiêu gồm: Tài khoản tín dụng ngân hàng và tiền gửi ngân hàng bình quân đầu người (số lượng khoản vay trên 1.000 người, tài khoản tiền gửi bình quân đầu người), tỷ lệ thu nhập - tín dụng (quy mô trung bình của các khoản vay so với GDP bình quân đầu người), tỷ lệ thu nhập tiền gửi (quy mô tiền gửi của GDP trên đầu người). Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ số này tồn tại một vài hạn chế. Chằng hạn, các tỷ lệ chi nhánh và máy ATM dùng để đánh giá thâm nhập của ngân hàng về địa lý và nhân khẩu học là không chính xác vì ở hầu hết các quốc gia, chi nhánh ngân hàng và ATM không phân bổ đều cho các vùng miền mà thường tập trung ở các khu vực đô thị. Hơn nữa, một cá nhân hoặc công ty có thể nhận nhiều khoản vay hoặc có nhiều tài khoản tiền gửi nên số lượng khoản vay và tài khoản tiền gửi không phải là một biến hoàn hảo đại diện cho số lượng người sử dụng các dịch vụ này trong một quốc gia. Ngoài ra, quy mô trung bình của các khoản cho vay và tiền gửi vào GDP bình quân đầu người có thể không phải là đại diện cho giá trị của các dịch vụ mà một cá nhân điển hình có thể nhận được. Nhận diện được các hạn chế này, Beck và các cộng sự (2007) đã thực hiện hồi quy để kiểm tra sự tương quan giữa tỷ lệ hộ gia đình và công ty có tài khoản tiền gửi (tác giả thu thập được từ khảo sát hộ gia đình và doanh nghiệp) và các số liệu ước tính về mức độ bao phủ tài chính mà tác giả đã sử dụng. Kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ hộ gia đình và công ty có tài khoản 68 tiền gửi tác giả thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp cung cấp một ước tính chính xác hợp lý về tỷ lệ thực tế của các hộ gia đình với các tài khoản tiền gửi thu được từ các cuộc điều tra hộ gia đình. Như vậy, các chỉ tiêu tác giả sử dụng đáng tin cậy nhưng nghiên cứu vẫn tồn tại hạn chế là tác giả chỉ dùng những tài khoản tiền gửi và tiền vay ở ngân hàng, không bao phủ tất cả các tài khoản tiền gửi và tiền vay ở các tổ chức khác như tổ chức tài chính vi mô. Cũng tiếp cận theo mức độ bao phủ và mức độ sử dụng dịch vụ tài chính, Sarma (2008), Sarma và Pais (2011) dùng chỉ tiêu số lượng tài khoản ngân hàng /tổng số dân là biến đại diện cho sự thâm nhập của ngân hàng, sự sẵn có của dịch vụ ngân hàng được đo lường bằng số lượng chi nhánh ngân hàng /1.000 người và số lượng máy ATM/1.000 người, tiền gửi và tiền vay/GDP đại diện cho mức độ sử dụng dịch vụ ngân hàng. Có thể thấy rằng số lượng tài khoản ngân hàng bình quân đầu người là phản ánh chính xác mức độ thâm nhập của ngân hàng vì có thể có địa điểm hoặc máy ATM nhưng cá nhân lại không thực hiện giao dịch. Tác giả cũng sử dụng một công thức toán học để tính chỉ số tài chính toàn diện của 54 quốc gia, dữ liệu sử dụng cũng từ nguồn thứ cấp thu thập từ Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính Tiền tệ quốc tế. Chakravarty và Pal (2010) cũng sử dụng các chỉ tiêu giống Sarma (2008) nhưng đã sửa đổi công thức tính chỉ số tài chính toàn diện, cụ thể là thay đổi tỷ lệ phần trăm đóng góp của các yếu tố khác nhau. Honohan (2008) đánh giá tài chính toàn diện theo mức độ thâm nhập của tổ chức tài chính giống Sarma (2008) nhưng dữ liệu nghiên cứu không chỉ giới hạn trong ngành ngân hàng mà bao gồm tất cả các định chế tài chính chính thức. Các chỉ tiêu được sử dụng kết hợp là số lượng tài khoản ngân hàng/100 người trưởng thành, số lượng tài khoản ở tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tài chính khác/100 người trưởng thành, quy mô tiền gửi bình quân. Không giống Sarma (2008) ở việc sử dụng số liệu thứ cấp, số lượng tài khoản cá nhân ở ngân hàng và các định chế tài chính được tác giả ước tính từ kết quả khảo sát hộ gia đình và cá nhân tại hơn 160 quốc gia. Mặc dù các sản phẩm và dịch vụ tài chính rất đa dạng nhưng một số tác giả chỉ tập trung phân tích sản phẩm tiền gửi vì tính có thể so sánh giữa các quốc gia tính đa dụng và tính thiết yếu. Allen, Demirguc-Kunt và các cộng sự (2012) cho rằng quyền sở hữu tài khoản tiền gửi thường tương đương giữa các quốc gia trong khi tín dụng có nhiều yếu tố tác động hơn như kỳ hạn, lãi suất, yêu cầu tài sản thế chấp. Hơn nữa, tài khoản tiền gửi cung cấp các cơ chế cho cả thanh toán và tiết kiệm nên nhu cầu phổ biến hơn tín dụng. Ngoài ra, phần lớn người dân đặc biệt là người nghèo có mong muốn tiết kiệm (Collins và cộng sự, 2009) trong khi không phải khi nào cần vay vốn thì người dân đều dễ dàng nhận tín dụng. Vì vậy, Allen, Demirguc-Kunt và các cộng sự (2012) chỉ tập trung đánh giá tài chính toàn diện trên khía cạnh sở hữu và sử dụng các tài khoản tiền gửi. Tác giả phân tích ba chỉ số của việc sử dụng tài khoản là quyền sở hữu của một tài khoản, sử dụng tài khoản để tiết kiệm và tần suất sử dụng tài khoản. Tác giả đã sử dụng kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi từ 123 nước và 124.000 cá nhân về việc sử dùng tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, hiệp hội tín dụng, hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô theo dữ liệu của Global Findex (2011) để thực hiện phân tích. Tác giả không sử dụng một công thức kết hợp các chỉ tiêu để tính chỉ số tài chính toàn diện như các tác giả trước mà phân tích từng yếu tố riêng lẻ và các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu này. Sarma (2016) cũng đánh giá sự thâm nhập của ngân hàng bằng chỉ tiêu tiền gửi tại ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng/ngân hàng hợp tác xã, các tổ chức tài chính vi mô (số lượng tài khoản tiền gửi/1.000 người trưởng thành). Ngoài ra, tác giả còn xem xét loại sản phẩm tiền gửi di động (mobile money account- sản phẩm đang ngày càng phổ biến, hướng đến những cá nhân chưa từng có tài khoản ngân hàng, tín dụng hay bảo hiểm, cho phép người dùng gửi, nhận, chi trả 69 và giữ tiền tiết kiệm hoàn toàn qua điện thoại di động). Chỉ tiêu sử dụng để đo lường là số lượng tiền gửi di động/1.000 người trưởng thành. Đối với tiêu chí sự sẵn có của dịch vụ tài chính số lượng chi nhánh ngân hàng được cộng thêm số lượng đại lý thanh toán di động (mobile money agent). Về phương diện sử dụng dịch vụ tài chính, tác giả bổ sung thêm chỉ tiêu tổng giá trị giao dịch tài khoản di động/GDP. Tác giả lập luận rằng, vì sự tiến bộ công nghệ, nhà cung cấp dịch vụ tiền điện thoại di động (MMSP) góp phần thu hẹp khoảng cách trong khả năng tiếp cận tài chính đối với những người bị loại trừ về tài chính vì họ có thể sử dụng MMSP cho mục đích thanh toán và chuyển tiền. Đại lý MMSP là một người, một công ty hoặc máy móc hỗ trợ thực hiện các giao dịch tiền điện thoại di động và hỗ trợ khách hàng. Do đó, MMSP có thể được coi là ngang bằng với một chi nhánh ngân hàng trên phương diện cung cấp dịch vụ tài chính. Bên cạnh tiền gửi và thanh toán, tín dụng là một nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, nhiều nghiên cứu đã xem xét mức độ tiếp cận tín dụng khi đánh giá tài chính toàn diện của một quốc gia. Nair và Tankha (2014) chỉ đánh giá tiêu chí sự thâm nhập của sản phẩm tiền gửi và tín dụng khi đo lường tài chính toàn diện tại Ấn Độ. Các chỉ tiêu cụ thể gồm sự thâm nhập của chi nhánh ngân hàng (số lượng chi nhánh ngân hàng/ 100.000 người), sự thâm nhập tín dụng (số lượng các khoản vay/100.000 người, Số lượng các khoản vay nhỏ/100.000 người, số lượng vay phục vụ nông nghiệp/100.000 người) và sự thâm nhập tiền gửi (Số lượng tài khoản tiết kiệm/100.000 người). Tác giả dùng chỉ số này để đo lường tài chính toàn diện ở các cấp độ quận/huyện, tiểu bang, quốc gia và đo lường đóng góp của từng ngân hàng vào tài chính toàn diện. Có thể thấy rằng, các nghiên cứu trên đã đánh giá tài chính toàn diện thông qua mức độ bao phủ và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính nhưng chưa tính đến độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch. Arora (2010) đã đo lường sự tiếp cận tài chính trong các nước phát triển và đang phát triển thông qua việc xem xét ba yếu tố của hệ thống tài chính toàn diện gồm bao nhiêu người có thể được phục vụ về mặt địa lý và nhân khẩu học (mức độ bao phủ), các giao dịch được thực hiện dễ dàng như thế nào (sự dễ dàng) và bao nhiêu chi phí cho việc tiếp cận tài chính. Các tiêu chí đo lường mức độ thâm nhập của ngân hàng giống Beck và cộng sự (2007). Sự dễ dàng được đo lường bằng 12 chỉ tiêu liên quan đến việc tiếp cận tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm và tín dụng. Cụ thể gồm: địa điểm mở TK ngân hàng, địa điểm nộp hồ sơ vay vốn, số tiền tối thiểu để mở tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm, số dư tối thiểu để duy trì tài khoản giao dịch và tài khoản tiết kiệm, số tiền vay tối thiểu đối với vay tiêu dùng và vay thế chấp, số ngày xử lý hồ sơ vay tiêu dùng và vay thế chấp. Chi phí giao dịch được đo lường bằng 6 chỉ tiêu gồm vay tiêu dùng miễn phí (% số tiền vay tối thiểu), vay thế chấp miễn phí (% số tiền vay tối thiểu), phí thường niên của tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm, phí chuyển tiền quốc tế và phí sử dụng thẻ ngân hàng. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ Ngân hàng Thế giới (2007) và nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) (2009). Theo hướng tiếp cận này, Gupte và cộng sự (2012) sử dụng cả bốn tiêu chí: mức độ bao phủ của sản phẩm và dịch vụ tài chính (mức độ thâm nhập và khả năng tiếp cận), sử dụng, độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch. Các chỉ số mức độ bao phủ và sử dụng dịch vụ tài chính giống nghiên cứu của Sarma (2008, 2011). Các chỉ số về độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch giống ý tưởng của Arora (2010). Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường tài chính toàn diện của các nghiên cứu trên được tổng hợp tại Bảng 1. 70 Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện Mức độ sử dụng Độ dễ của việc tiếp cận Chi phí sử dụng Tiêu chí đánh giá Mức bao phủ (outreach) Chỉ tiêu đánh giá Số lượng chi nhánh ngân hàng/1.000km2 Số lượng trạm ATM/1.000km2 Nguồn tham khảo Beck và cộng sự (2007), Arora (2010) Beck và cộng sự (2007), Arora (2010) Beck và cộng sự (2007), Honohan (2008), Sarma (2008), Sarma và Pais (2011), Số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người Chakravarty và Pal (2010) , Arora (2010), Nair và Tankha (2014) Beck và cộng sự (2007)_Banking, Arora Số lượng trạm ATM/100.000 người (2010), Sarma (2008), Sarma và Pais (2011), Chakravarty và Pal (2010) Số lượng đại lý thanh toán di động /100.000 người Sarma (2016) Số lượng tài khoản ngân hàng/100 người trưởng Honohan (2008), Sarma (2008), Sarma và thành Pais (2011), Chakravarty và Pal (2010). Số lượng tài khoản ở tổ chức tài chính vi mô và Honohan (2008) các trung gian thay thế/100 người trưởng thành) Số lượng tiền gửi di động/1.000 người trưởng Sarma (2016) thành Beck và cộng sự (2007), Nair và Tankha Số lượng khoản vay trên 1.000 người (2014) Số lượng các khoản vay nhỏ/100.000 người Nair và Tankha (2014) Số lượng vay phục vụ nông nghiệp/100.000 người Nair và Tankha (2014) Beck và cộng sự (2007), Sarma (2008, Quy mô tiền vay/GDP 2011), Chakravarty và Pal (2010) Beck và cộng sự (2007)_Banking, Nair và Số lượng tiền gửi /1.000 người Tankha (2014) Beck và cộng sự (2007), Honohan (2008), Quy mô tiền gửi/GDP Sarma (2008) Tổng giá trị giao dịch tài khoản di động/GDP Sarma (2016) Địa điểm mở tài khoản ngân hàng Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền tối thiểu để mở tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền tối thiểu để mở tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Số dư tối thiểu để duy trì tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số dư tối tiểu để duy trì tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Số lượng tài liệu để mở tài khoản giao dịch Arora (2010), Gupte (2012) Số lượng tài liệu để mở tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Địa điểm nộp hồ sơ vay vốn Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền vay tối thiểu của các khoản vay tiêu dùng Arora (2010), Gupte (2012) Số tiền vay tối thiểu của các khoản vay thế chấp Arora (2010), Gupte (2012) Số ngày xử lý hồ sơ vay tiêu dùng Arora (2010), Gupte (2012) Số ngày xử lý hồ sơ vay thế chấp Arora (2010), Gupte (2012) Vay tiêu dùng miễn phí (% số tiền vay tối thiểu) Arora (2010), Gupte (2012) Vay thế chấp miễn phí (% số tiền vay tối thiểu) Arora (2010), Gupte (2012) Phí thường niên của tài khoản thanh toán Arora (2010), Gupte (2012) Phí thường niên của tài khoản tiết kiệm Arora (2010), Gupte (2012) Phí chuyển tiền quốc tế (% của 250USD) Arora (2010), Gupte (2012) Phí sử dụng thẻ ngân hàng (%/100 USD) Arora (2010), Gupte (2012) 71 Nhìn chung, đa số các nghiên cứu trước đo lường tài chính toàn diện chỉ giới hạn trong dữ liệu tài khoản thanh toán, tiền gửi, tín dụng, bỏ qua các dịch vụ tài chính cần thiết khác như giao dịch ngân hàng, bảo hiểm nên chưa bao quát hết mức độ tiếp cận tài chính. Về cấp độ nghiên cứu, các chỉ tiêu dùng để đo lường đều ở cấp độ quốc gia (như số lượng tài khoản ngân hàng bình quân đầu người,…) và thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp là các ngân hàng và cơ quan giám sát ngân hàng nên dữ liệu có không phản ánh chính xác mức độ sử dụng dịch vụ tài chính bình quân đầu người vì một cá nhân có thể có nhiều tài khoản và thậm chí có nhiều cá nhân có các tài khoản ở nước ngoài. Hơn nữa, phân tích số liệu ở cấp độ quốc gia không thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của đặc điểm cá nhân như thu nhập, giới tính, địa điểm, tuổi hoặc trình độ hiểu biết về sử dụng dịch vụ tài chính,… đến tài chính toàn diện. Về phía nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm tài chính, các nghiên cứu đa số chỉ tập trung phân tích các dịch vụ cung ứng bởi ngân hàng trong khi có rất nhiều tổ chức khác cũng cung cấp dịch vụ này. 3. Kết luận Từ những vấn đề bàn luận ở trên cho thấy, đo lường tài chính toàn diện có thể được thực hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau. Mỗi chỉ tiêu hay nhóm chỉ tiêu có những ưu nhược điểm riêng, cần được xem xét cụ thể. Các nghiên cứu trước đây dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ được thực hiện chủ yếu cho các ngân hàng thương mại và tập trung chủ yếu vào các chỉ tiêu phản ánh mức độ bao phủ (số tài khoản, số máy ATM, số chi nhánh…) và sử dụng dịch vụ ngân hàng (số khoản vay, tiết kiệm…), một số ít các nghiên cứu phản ảnh độ dễ của giao dịch và chi phí giao dịch của các ngân hàng. Trong khi đó, các nghiên cứu liên quan các dịch vụ như bảo hiểm, các quỹ lương hưu (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), kiều hối hay kiến thức tài chính vẫn còn rất nhiều hạn chế, nhất là ở các nước đang phát triển và chuyển đổi như Việt Nam. Vì thế, việc xây dựng chỉ tiêu để đánh giá tài chính toàn diện dưới góc độ nhà cung cấp dịch vụ là hướng nghiên cứu cần được thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, F., A. Demirguc-Kunt, L. Klapper, M.S. Martinez-Peria, 2012. "The Foundations of Financial Inclusion." Journal of Financial Intermediation, 2012, vol. 27, issue C, 1-30. 2. Arora, R. U. (2010).”Measuring Financial Access”. Discussion papers Economics (No. 2010-7). 3. Beck, T., A. Demirgüç-Kunt, and M. S. Martinez Peria. 2007. “Reaching Out: Access to and Use of Banking Services across Countries.” Journal of Financial Economics 85: 234-66. 4. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. and Singer, D. (2013). Is Small Beautiful? Financial Structure, Size and Access to Finance. World Development, 52, pp.19-33. 5. Chakravarty, S.R., & Pal, R. (2010). “Measuring financial inclusion: An axiomatic approach” (WP-2010-003 No.3). 6. Demirguc-Kunt, A., L. Klapper, and D. Singer. 2017. “Financial Inclusion and Inclusive Growth: A Review of Recent Empirical Evidence”. Policy Research Working Paper; No. 8040. World Bank, Washington, DC. 7. Gupte, R., Venkataramani, B., &Gupta, D. (2012). “Computation of financial inclusion index for India”. Procedia- Social and Behavioral Sciences, 37, 133-149. 8. GSO of Vietnam. 2017. 9. Han, R., Melecky, M. (2013). Financial Inclusion for Financial Stability: Access to Bank Deposits and the Growth of Deposits in the Global Financial Crisis. World Bank Policy Research Working Paper 6577, World Bank. 10. Honohan, P. (2008). Cross-country variation in household access to financial services. Journal of Banking & Finance, 32(11), 2493-2500. 72 11. GSO of Vietnam. Annual statistical summary book of Vietnam. 12. Nair, T.S. & Tankha,. A. (2014),” Inclusive Finance India report 2014” 13. Sarma, M. 2016. “Measuring Financial Inclusion for Asian Economies.” S. Gopalan, T. Kikuchi (eds.). Financial Inclusion in Asia. Palgrave Studies in Impact Finance. 14. Sarma, M. & Pias, J. (2011). “ Financial Inclusion and Development: A cross country analysis, Journal of International Development, 23: 613-628. 15. Sarma, M. 2016. “Measuring Financial Inclusion for Asian Economies.” S. Gopalan, T. Kikuchi (eds.). Financial Inclusion in Asia. Palgrave Studies in Impact Finance. 16. Vietnamese Government. 2010. Decree No. 41/2010/ND-CP on credit policies for agricultural and rural development. 17. Vietnamese Government. 2010. Decree No. 41/2010/ND-CP on credit policies for agricultural and rural development. 18. Vietnamese Government. 2016. Project of building and developing microfinance system in Vietnam (Decision No. 2195 / QD-TTg. Sept 2016). 19. Vietnamese Government. 2011. Program on socio-economic development in extremely difficult communes in ethnic minority and mountainous areas. 20. World Bank. 2008. “The World Bank Annual Report 2008: Year in Review.” Washington, DC: World Bank. 21. World Bank. 2012. “Financial Inclusion Strategies Reference Framework.” Prepared for the G20 Mexico Presidency, World Bank, Washington, DC. 22. World Bank. 2014a. “Global Financial Development Report 2014: Financial Inclusion.” Washington, DC. 23. World Bank. 2014b. “The Opportunities of Digitizing Payments.” Washington, DC. 73 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ CÁC YẾU TỐ PHÁT TRIỂN TS. Bùi Tiến Hanh & TS. Nguyễn Trọng Hòa Học viện Tài chính Tóm tắt Ngày nay phát triển tài chính toàn diện có tính chất toàn cầu, trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới. Phát triển một hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội đã và đang trở thành một chính sách và là một trụ cột quan trọng bảo đảm phát triển bền vững của các quốc gia. Tài chính toàn diện và phát triển tài chính toàn diện là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, có nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau. Bài viết này bàn luận về một số vấn đề cơ bản về tài chính toàn diện: bản chất và các yếu tố phát triển tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện là tài chính cho toàn xã hội, đặc biệt là cho các chủ thể có điều kiện và khả năng hạn chế được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính được cung ứng bởi các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức. Phát triển tài chính toàn diện là phát triển thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính bảo đảm cho các doanh nghiệp và người dân, được nhìn nhận từ bên cung sản phẩm, dịch vụ và từ bên cầu tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Với góc nhìn đó, các yếu tố phát triển tài chính toàn diện bao gồm: (i) Mạng lưới và kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính; (ii) Sản phẩm, dịch vụ tài chính; (iii) Cơ sở hạ tầng tài chính; (iv) Hiểu biết và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính của người tiêu dùng. Từ khóa: Tài chính toàn diện; yếu tố phát triển. 1. Bản chất của tài chính toàn diện Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến phát triển tài chính toàn diện và coi phát triển tài chính toàn diện là một trong những trụ cột quan trọng bảo đảm phát triển ổn định, bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, những năm gần đây tài chính toàn diện và phát triển tài chính toàn diện đã được bàn luận nhiều; đồng thời, các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển tài chính toàn diện từng bước được thể chế hóa trong các chiến lược và chính sách phát triển kinh tế - xã hội như nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội của người dân; xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, năm APEC 2017 tại Việt Nam, tài chính toàn diện và vai trò của tài chính toàn diện đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn là một trong những chủ đề chính được đưa ra bàn thảo. Như vậy, phát triển tài chính toàn diện là một trong những chính sách và trụ cột quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Vậy tài chính toàn diện là gì? Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính toàn diện. - Theo Tổ chức hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện (GDFI): Tài chính toàn diện là một trạng thái mà theo đó tất cả người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hoặc tiếp cận nhưng chưa chính thống được tham gia hệ thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. 74 - Theo Ngân hàng Thế giới (WB): Tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng để đáp ứng nhu cầu của họ bao gồm: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, những dịch vụ này được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Hoặc tài chính toàn diện đứng trên góc độ người dân và doanh nghiệp là việc cung cấp có trách nhiệm và bền vững các sản phẩm, dịch vụ tài chính hữu ích, phù hợp với khả năng cho mọi cá nhân và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Những quan niệm trên cho thấy tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Phát triển tài chính toàn diện quan tâm đến việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ hệ thống tài chính chính thức tới mọi người dân và doanh nghiệp một cách an toàn, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý; đồng thời, bảo đảm cho tất cả các doanh nghiệp và người dân nếu có nhu cầu thì đều có khả năng tiếp cận và được sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ hệ thống tài chính chính thức. Tính toàn diện của tài chính ở đây được hiểu là tất cả người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý và được cung cấp bởi các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức hoạt động an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Trong tất cả các khách hàng hay người tiêu dùng mà tài chính toàn diện hướng tới phục vụ thì đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được hoặc chưa có khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính từ hệ thống tài chính chính thức như người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Những phân tích trên có thể rút ra kết luận phát triển tài chính toàn diện là phát triển hệ thống tài chính chính thức hướng tới khách hàng là mọi doanh nghiệp, tổ chức và người dân; hệ thống đó bảo đảm các sản phẩm, dịch vụ tài chính sẵn có phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thuận tiện, với chi phí hợp lý và an toàn và tất cả các khách hàng đều có thể sử dụng thường xuyên. 2. Các yếu tố phát triển tài chính toàn diện Phát triển tài chính toàn diện là phát triển thị trường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính bảo đảm cho các doanh nghiệp và người dân được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng của họ một cách thường xuyên, bền vững. Với quan niệm đó, các yếu tố phát triển tài chính toàn diện bao gồm: (i) Mạng lưới và kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính; (ii) Sản phẩm, dịch vụ tài chính; (iii) Cơ sở hạ tầng tài chính; (iv) Hiểu biết và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính của khách hàng. Một là, mạng lưới và kênh cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính. Sự phát triển của các tổ chức tài chính và các kênh cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính tác động trực tiếp đến sự phát triển về không gian, thời gian tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, các tổ chức và người dân một cách thường xuyên và bền vững. Ở Việt Nam hiện nay, mạng lưới phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính chủ yếu vẫn dựa trên cách thức tổ chức truyền thống, thông qua sự hiện diện của chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch truyền thống. Rào cản về chi phí khiến cho mạng lưới cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài 75 chính còn thiếu vắng ở nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới và hải đảo. Các kênh cung ứng dịch vụ hiện đại qua thiết bị di động và Internet chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội như tính thuận tiện, đảm bảo an ninh, an toàn, chi phí hợp lý… Chính vì vậy, phát triển tài chính toàn diện trước hết cần phát triển một hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm; trong đó phát huy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các định chế tài chính chuyên biệt… với mục tiêu là các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản được cung cấp đến tất cả người tiêu dùng theo cách thức phù hợp, thông qua các kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam nên tập trung: (i) Phát triển mô hình đại lý ngân hàng để mở rộng phạm vi bao phủ điểm cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến gần với người dân ở các vùng chưa hoặc ít có dịch vụ như vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn; (ii) Phát triển nhanh các kênh phân phối hiện đại dựa trên ứng dụng công nghệ số nhằm mở rộng phạm vi cung ứng sản phẩm, dịch vụ với chi phí hợp lý, đặc biệt là qua Internet và điện thoại di động. Hai là, sản phẩm, dịch vụ tài chính. Sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, phong phú, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận, sử dụng của người tiêu dùng với chi phí hợp lý có tác động tích cực đến phát triển tài chính toàn diện; đặc biệt đối với người tiêu dùng có thu nhập thấp, ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng ra, biên giới và hải đảo. Ở Việt Nam, các sản phẩm, dịch vụ tài chính còn chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các sản phẩm chủ yếu tập trung vào tín dụng, trong khi dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, hưu trí… còn thiếu hoặc chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận, sử dụng của người tiêu dùng. Vì vậy, phát triển tài chính toàn diện cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo để phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận, sử dụng của người tiêu dùng một cách thuận tiện, an toàn, chi phí hợp lý. Trong đó, chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, hướng đến những đối tượng là người nghèo, người thu nhập thấp, dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình sản xuất kinh doanh; phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng chưa được, hoặc ít được phục vụ; tập trung phát triển các sản phẩm tài chính vi mô linh hoạt, có cấu trúc đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhu cầu đại bộ phận người dân, đặc biệt là người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Ba là, cơ sở hạ tầng tài chính. Phát triển một hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối hiện đại với mục tiêu là kiến tạo môi trường cho việc đa dạng hóa các kênh tiếp cận và phát huy vai trò của thị trường để mở rộng khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính phong phú, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng tài chính. Trong đó nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài chính nhằm thúc đẩy sự phát triển các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý để cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính; phát triển cơ sở hạ tầng tài chính hiệu quả với trọng tâm là một hệ thống thanh toán quốc gia hiện đại, hoạt động an toàn và hiệu quả. 76 Ở Việt Nam, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính nên tập trung: (i) Phát triển hạ tầng thanh toán theo hướng tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc phát triển mạnh các kênh cung cấp dịch vụ điện tử như ngân hàng trực tuyến, ngân hàng Internet, ngân hàng di động, ATM và POS; các phương thức thanh toán hiện đại như thanh toán không tiếp xúc, thanh toán di động, thanh toán qua mã QR...; áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật hiện đại đảm bảo thanh toán nhanh chóng, an ninh an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý. (ii) Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, kết nối và chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác; cho phép tổ chức tài chính khai thác các dữ liệu sinh trắc học và thông tin cá nhân từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cho việc nhận biết, xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử trực tuyến; gắn mã số định danh công dân với tất cả tài khoản cá nhân để phục vụ công tác quản lý và xác thực khách hàng khi cung cấp dịch vụ. (iii) Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện thống nhất với các tiêu chí quốc tế và định kỳ bổ sung, cập nhật dữ liệu phục vụ cho việc đánh giá, giám sát việc thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Bốn là, hiểu biết và khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính của người tiêu dùng. Người tiêu dùng hiểu biết tài chính và được bảo vệ đầy đủ bằng hệ thống pháp luật với mục tiêu là hình thành những người tiêu dùng tài chính có khả năng sử dụng, đánh giá các sản phẩm, dịch vụ tài chính mà các tổ chức tài chính có trách nhiệm cung cấp, cả về lợi ích và rủi ro để sáng suốt lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của họ. Ở Việt Nam, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận còn thấp nên khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thường tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thương của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ. Hiệu quả hoạt động thấp, kém ổn định là một trong những nguyên nhân từ chính các doanh nghiệp nhỏ và vừa khiến cho các doanh nghiệp này khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Ngoài ra, trình độ văn hóa giáo dục và tiếp cận công nghệ thông tin của người dân, nhất là cư dân nông thôn còn thấp: Trình độ văn hóa của cư dân nông thôn là thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước; tỷ lệ sử dụng Internet tương đối thấp, đa số chỉ có những người trẻ mới sử dụng các thiết bị kỹ thuật số; kém hiểu biết về tài chính khiến người dân ngại ngần sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, ngược lại, còn bị rơi vào bẫy của các tổ chức cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính bất hợp pháp, có rủi ro cao. Thói quen tiêu dùng tiền mặt còn khá phổ biến kể cả ở thành thị và nông thôn. Khuôn khổ luật pháp và thể chế bảo vệ người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng tài chính còn thiếu và phân tán. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào các giao dịch tài chính, làm hạn chế sự tiếp cận và sử dụng của người dân đối với các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức. Chính vì vậy, phát triển tài chính toàn diện nên xúc tiến: (i) Xây dựng và triển khai những biện pháp tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân như xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược giáo dục tài chính quốc gia; các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức xây dựng và triển khai các chương trình cung cấp thông tin cho người dân hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ tài chính; đẩy mạnh các chương trình truyền thông phổ biến kiến thức tài chính cho mọi nhóm đối tượng... (ii) Xây dựng khuôn khổ pháp lý về bảo vệ người tiêu dùng tài chính phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế như nghiên cứu và ban hành quy định về bảo vệ người tiêu dùng tài chính; thúc đẩy vai trò cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính có trách nhiệm của các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính; thiết lập cơ quan giám sát bảo vệ người tiêu dùng tài chính… 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Phương Lan và Nguyễn Thị Hương Thanh (2017), Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam - Ý nghĩa và sự cần thiết; Cổng thông tin Khoa học và Công nghệ ngành Ngân hàng. 2. Phạm Thị Hồng Vân và Trần Thị Thu Hường (2017), Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện - Giải pháp đối với Việt Nam; Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam, NXB Lao động và Xã hội. 3. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Tiếp cận thị trường tài chính, Báo cáo thường niên Thị trường tài chính, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. 78 TÀI CHÍNH VI MÔ TỪ GÓC NHÌN KINH TẾ HỌC ThS. Đặng Văn Duy & ThS. Phạm Thị Lan Anh Khoa Tài chính công - Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có thể hiểu là tạo ra một môi trường nơi cung ứng tất cả các dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và năng lực chi trả của mọi cá nhân và doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi muốn bàn đến một bộ phận nhỏ hơn trong vấn đề tài chính toàn diện, đó là tài chính vi mô. Bài viết chỉ bàn đến tài chính vi mô dưới góc nhìn của một số lý thuyết kinh tế học cổ điển và lý thuyết trò chơi. Lý thuyết luôn giải thích dựa trên các giả định nhằm đơn giản hóa sự phức tạp của thực tế. Sự đơn giản hóa cho chúng ta cái nhìn tường minh hơn nhưng đổi lại một số trường hợp chúng ta phải chấp nhận sự phi thực tế của các giả định. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Tài chính vi mô, Lý thuyết trò chơi, Bất cân xứng thông tin s¶n l­îng 1. Lợi tức cận biên giảm dần và nghịch lý về tiếp cận vốn vay Lý thuyết kinh tế học cổ điển được xây dựng dựa trên các giả định hợp lý. Một trong số đó là giả định về lợi tức cận biên giảm dần. Giả định này có thể phát biểu một cách đơn giản là sản lượng đầu ra sẽ tăng tỷ lệ thuận với số vốn đầu tư vào tư liệu sản xuất, nhưng tăng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng của vốn. Ví dụ một hợp tác xã A canh tác theo phương thức và công cụ truyền thống - chỉ sử dụng sức lao động và cuốc, liềm, thì một năm sản xuất ra 10 tấn lúa. Ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định đầu tư mua một máy gặt đập liên hợp để phục vụ sản xuất, sản lượng lúa thu được trên cùng diện tích đất từ khi có máy gặt đập liên hợp là 15 tấn/năm. Như vậy lợi ích gia tăng hàng năm nhờ máy gặt đập liên hợp là 5 tấn. Nhìn thấy lợi ích từ việc cơ giới hóa sản xuất, ban chủ nhiệm hợp tác xã A quyết định mua thêm một máy gặt đập liên hợp nữa, nhưng do diện tích đất sản xuất là cố định, hai máy gặt đập không thể đồng thời hoạt động hết công suất, sản lượng lúa từ khi có hai máy chỉ tăng lên 17 tấn/năm. Lợi ích gia tăng từ khi có máy gặt đập thứ hai là 2 tấn, ít hơn so với khi có máy gặt đập đầu tiên. Giả định lợi tức cận biên giảm dần cũng là hệ quả của giả định đồ thị của hàm sản xuất là một đường cong có độ dốc giảm dần (Hình 1). Khu vực A là khu vực có lợi tức cận biên cao, một đồng vốn tăng thêm sẽ mang lại nhiều sản lượng hơn so với khu vực B là khu vực có lợi tức cận biên thấp. Hình 1: Đồ thị hàm sản xuất Nguồn: Nhóm tác giả tự thể hiện 79 Đối tượng nằm ở khu vực A chính là những cá nhân, doanh nghiệp, hay thậm chí quốc gia nghèo, thiếu tư liệu sản xuất, thiếu vốn. Ngược lại khu vực B sẽ là những cá nhân, doanh nghiệp, hay quốc gia giàu có, có tiềm lực về vốn. Những đối tượng ở khu vực A có lợi tức cận biên cao hơn, nên sẽ sẵn sàng chấp nhận chi phí đi vay cao hơn so với khu vực B. Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel là Robert Lucas Jr. đã tính toán mức độ sẵn sàng chi trả chi phí vay (dựa trên rất nhiều giả định) và cho ra con số, người đi vay ở Ấn Độ sẵn sàng trả lãi suất cao gấp 58 lần người đi vay ở Mỹ. Nếu đồng ý với giả định lợi tức cận biên giảm dần và những người cho vay tiền là có lý trí thì dòng vốn đáng ra phải hướng tới các quốc gia nghèo thay vì các quốc gia phát triển. Ở mức độ vi mô hơn, dòng vốn đáng lẽ phải hướng tới các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thay vì các doanh nghiệp lớn, phải hướng tới người nghèo, vùng sâu vùng xa thay vì người có thu nhập cao ở các thành phố lớn. 2. Vấn đề thông tin bất cân xứng Người nghèo, doanh ngiệp nhỏ, quốc gia có thu nhập thấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các kênh vay vốn chính thống. Nghịch lý này được giải thích bởi thất bại thị trường - vấn đề bất cân xứng thông tin. Người cho vay thường gặp bất lợi về thông tin khi đánh giá mức độ đáng tin cậy của người đi vay. Trong số những người thu nhập thấp đến vay tiền, ai là người có ý tưởng kinh doanh khả thi và sẽ cố gắng hết sức để thực hiện ý tưởng kinh doanh đó, ai là người ham mê rủi ro mạo hiểm và sẽ nướng hết số tiền vay vào các trò đỏ đen. Vì thiếu thông tin, người cho vay rất có khả năng trao nhầm tiền vào tay người mạo hiểm. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin được gọi là lựa chọn nghịch. Ngay cả khi đã trao tiền vào tay người đáng tin cậy thì vẫn có khả năng anh ta sẽ sử dụng số tiền đi vay không đúng mục đích ban đầu nhằm kiếm lời nhanh hơn với mức rủi ro cao hơn. Khi đó vấn đề bất cân xứng thông tin chuyển thành dạng rủi ro đạo đức. Vấn đề bất cân xứng thông tin sẽ được giải quyết nếu có một hệ thống xếp hạng tín dụng minh bạch, đáng tin cậy của người đi vay. Giải pháp này có thể thực hiện ở cấp độ quốc gia, doanh nghiệp nhưng sẽ vô cùng tốn kém nếu áp dụng ở mức độ người đi vay cá nhân hoặc hộ gia đình. Một giải pháp khác hiện được sử dụng phổ biến là yêu cầu người đi vay phải có tài sản thế chấp. Giải pháp này nghiễm nhiên loại ra các đối tượng đi vay không có tài sản để thế chấp. Hơn nữa, để có thể thế chấp được, người đi vay cần có những giấy tờ, bằng chứng ghi nhận quyền sở hữu của họ với tài sản cũng như xác định một cách tương đối chính xác giá trị của tài sản. Nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu Phi cận Sahara và các quốc gia chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung thiếu một hệ thống pháp lý về quyền sở hữu tài sản. Điều này đồng nghĩa với việc người dân ở những quốc gia này sẽ rất khó đáp ứng được yêu cầu thế chấp tài sản khi đi vay. Tóm lại, dòng vốn không hướng tới người nghèo, doanh nghiệp nhỏ, hay quốc gia kém phát triển không phải là hành vi phi lý trí của người cho vay mà do sự bất cân xứng thông tin giữa bên cho vay và bên đi vay. Người cho vay chấp nhận hi sinh lợi tức cao để đổi lại sự an toàn cho các khoản vốn của mình. Ngay cả khi tồn tại các giải pháp để giảm thiểu mất cân xứng thông tin thì vẫn còn những rào cản về chi phí, thể chế ngăn cản người có thu nhập thấp tiếp cận với các khoản vay. Tài chính vi mô - lời giải cho vấn đề mất cân xứng thông tin Trong lịch sử, có nhiều hình thức tín dụng không chính thống đã phát sinh để giải quyết nhu cầu vay vốn của các đối tượng đi vay là cá nhân, hộ gia đình. Phường, hụi, họ v.v… là những ví dụ điển hình về hình thức tín dụng vi mô trong quá khứ. Những hình thức tín dụng này thường dựa trên quan hệ thân hữu như anh em, họ hàng, bạn bè. Vì là thân hữu nên người cho vay có đủ thông tin về người đi vay. Nhưng mô hình tín dụng này có một hạn chế về quy mô vốn vay. Những nỗ lực mở rộng quy mô vốn vay bằng cách lôi kéo thêm những người ít thân hữu hơn tham gia hệ thống phải trả giá bằng sự gia tăng bất cân xứng thông tin. Những vụ vỡ hụi, vỡ họ là 80 hậu quả của các nỗ lực mở rộng quy mô. Tài chính vi mô ra đời từ ý tưởng kết hợp ưu thế về thông tin của hình thức tín dụng thân hữu với nguồn vốn có quy mô lớn đến từ Chính phủ hoặc tổ chức tài chính đáng tin cậy. Tài chính vi mô đã có từ lâu nhưng chỉ thực sự được chú ý đến khoảng hơn một thập niên trở lại đây, khi Muhammad Yunus - nhà kinh tế học, nhà sáng lập Grameen Bank, được trao giải Nobel Hòa bình cho những cống hiến của ông trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Yunus nhận thấy người dân nghèo sẽ được hưởng lợi rất lớn nếu tiếp cận được vốn vay, và họ sẽ hoàn trả đầy đủ các khoản vay mà không cần phải yêu cầu tài sản thế chấp. Ông đã dành nhiều công sức thuyết phục Ngân hàng trung ương Bangladesh thiết lập một ngân hàng chính sách xã hội chuyên cho người nghèo ở Jobra vay tiền. Đây chính là tiền thân của Ngân hàng Grameen Bank - tổ chức đã cung cấp hàng triệu khoản tín dụng vi mô cho các hộ gia đình nghèo ở Bangladesh. Ngày nay, tài chính vi mô đã có sự phát triển vượt bậc so với thời của Yunus. Theo báo cáo Microcredit Summit Campaign Report, số lượng tổ chức tài chính vi mô và khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính vi mô đã tăng khoảng 20 lần trong suốt giai đoạn 1997 - 2014 (xem hình 2). Hình 2: Tăng trưởng số lượng khách hàng và tổ chức tài chính vi mô1 Để tận dụng ưu thế của hình thức cho vay thân hữu, tài chính vi mô thường sử dụng phương pháp cho vay theo nhóm. Những người đi vay sẽ được tổ chức thành nhóm nhỏ (thường là 5 người). Mỗi người trong nhóm sẽ được nhận khoản vay hàng tháng hoặc hàng quý. Nếu đến hạn trả nợ mà một người trong nhóm không hoàn trả thì cả nhóm sẽ bị cắt tín dụng. Cách thức cho vay theo nhóm này có nguyên lý hoạt động hoàn toàn tương đồng với hình thức hụi, họ. Những người trong nhóm thường là dân cư trong cùng một cộng đồng, có hiểu biết khá rõ về các thành viên còn lại. Họ sẽ đóng vai trò kiểm soát lẫn nhau, giảm thiểu rủi ro đạo đức. Người đi vay có áp lực phải trả nợ đúng hạn và đầy đủ nếu không muốn mất mặt với hàng xóm láng giềng, thậm chí có thể bị khai trừ khỏi cộng đồng. Lý thuyết trò chơi sẽ giúp lý giải rõ hơn vì sao hình thức cho vay theo nhóm lại khiến người đi vay có xu hướng trả nợ đầy đủ và đúng hạn hơn. Để đơn giản, chúng ta xem xét trò chơi với hai người đi vay là An và Bình. Cả hai cùng là khách hàng của một tổ chức tài chính vi mô và được xếp vào chung một nhóm (nhóm 2 người). Hàng tháng mỗi người sẽ được nhận một khoản vay. Khoản vay sẽ giúp cả hai mở rộng sản xuất và có thêm thu nhập (thể hiện bằng biểu tượng 1 Nguồn: Small Money Big Impact: Fighting Poverty with Microfinance by Peter A. Fanconi & Patrick Scheurle 81 mặt cười). Nếu bất kỳ ai trong hai người không hoàn trả khoản vay vào thời điểm cuối tháng thì cả hai sẽ cùng bị cắt tín dụng. Ngoài việc bị cắt tín dụng còn nhận được sự xa lánh của cộng đồng. Người vừa bị cắt tín dụng, vừa bị cộng đồng khai trừ thì thiệt hại bao gồm cả tiền bạc và tinh thần (thể hiện bằng hình mặt mếu). Nếu một người hoàn trả đầy đủ các khoản nợ nhưng vì người còn lại không trả nên cả hai đều bị cắt tín dụng. Người này tuy không bị cộng đồng xa lánh nhưng vẫn bị thiệt hại do ko được vay nữa (thể hiện bằng mặt không cười không mếu). Các khả năng và kết cục được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây. Bảng 1: Các kết cục của trò chơi An Trả Không trả Trả Bình Không trả Trong trò chơi này, An và Bình chỉ có thể lựa chọn một trong hai chiến lược trả hoặc không trả. Giả định cả hai người đều lý trí, tức là đều lựa chọn chiến lược mang lại lợi ích tối đa cho bản thân. Tại thời điểm cuối tháng, An có thể suy nghĩ như sau: + Nếu Bình trả nợ thì phương án tốt nhất mình có thể chọn là cũng trả nợ để được mặt cười. + Nếu Bình không trả thì phương án tốt nhất của mình vẫn là trả nợ để có được mặt không cười không mếu. Như vậy chiến lược tốt nhất của An - chiến lược luôn mang lại lợi ích tối đa cho An bất kể Bình có làm gì đi nữa là chiến lược luôn luôn trả nợ. Bình cũng có thể suy nghĩ tương tự như An và lựa chọn chiến lược tốt nhất là luôn trả nợ. Điểm cân bằng Nash đạt được khi cả hai người chơi cùng lựa chọn chiến lược trả nợ. Trò chơi hai người chỉ là ví dụ để minh họa cho việc áp dụng lý thuyết trò chơi vào giải thích cơ chế của tài chính vi mô. Trò chơi có thể phát triển lên thành các dạng phức tạp hơn với nhiều người chơi, nhiều chiến lược, nhiều luật chơi hơn. Ví dụ có cơ chế khuyến khích những người hoàn trả khoản vay đúng hạn bằng các khoản vay mới có giá trị lớn hơn, lãi suất ưu đãi hơn. Khi thay đổi các giả định Lý thuyết kinh tế học giúp chúng ta đưa ra được những lý giải về sự ra đời và cơ chế hoạt động của tài chính vi mô. Nhưng bất kỳ lý thuyết nào cũng được xây dựng trên các giả định không phải lúc nào cũng hợp lý. Trong phần cuối chúng tôi muốn đề cập đến một số điểm hạn chế khi sử dụng lý thuyết kinh tế học cổ điển để giải thích về tài chính vi mô. Thứ nhất, khi phát biểu về nghịch lý lợi tức biên giảm dần và dòng vốn chúng ta đã mặc nhiên thừa nhận các đối tượng đi vay khác nhau có cùng một đường sản xuất. Trong thực tế, hàm sản xuất của các nước giàu có thể khác các nước nghèo. Tương tự các doanh nghiệp lớn có thể khác hộ kinh doanh cá thể. Khi đó ta không thể kết luận là ở mức vốn thấp, việc tăng vốn sẽ giúp tăng sản lượng nhiều hơn ở mức vốn cao. Khu vực A mặc dù có mức vốn thấp nhưng lợi tức cận biên cũng thấp hơn khu vực B (xem hình 3). 82 Hình 3. Đồ thị hàm sản xuất của các nhóm nước khác nhau Nguồn: Nhóm tác giả tự thể hiện Thứ hai, sự thành công của cơ chế kiểm soát lẫn nhau trong tài chính vi mô được lý giải dựa trên giả định con người có lý trí và luôn đưa ra các lựa chọn hợp lý. Trong thực tế con người không phải lúc nào cũng hành động một cách lý trí. Có rất nhiều yếu tố tâm lý có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của con người. Ví dụ như cảm giác tự ái, sỹ diện, tự hào, tính cách, v.v… Những hành vi phi lý trí có thể sẽ phá vỡ thế cân bằng của trò chơi vay trả trong tài chính vi mô. Câu chuyện thành công của tài chính vi mô ở Bangladesh không nhất thiết sẽ đúng với các quốc gia khác như Việt Nam hay Brazil. Mô hình tài chính vi mô với đối tượng hộ nông dân nghèo chưa chắc sẽ hoạt động nếu áp dụng sang đối tượng người buôn bán nhỏ. Cuối cùng, bài viết đưa ra những lý giải về tài chính vi mô dưới góc nhìn kinh tế học. Vấn đề này còn có thể nhìn dưới rất nhiều góc độ khác như góc nhìn quản lý học, góc nhìn thể chế, chính trị. Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề cần sự kết hợp của nhiều lý thuyết thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Economics of Microfinance (The MIT Press) second edition Edition by Beatriz Armendáriz & Jonathan. 2. Small Money Big Impact: Fighting Poverty with Microfinance by Peter A. Fanconi & Patrick Scheurle. 3. Small Loans, Big Dreams: How Nobel Prize Winner Muhammad Yunus and Microfinance are Changing the World by Alex Counts. 83 NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM ThS. NCS. Phạm Văn Hào Học viện Tài chính Tóm tắt Các vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện là một chủ đề đang được quan tâm và là một trong những thách thức kinh tế xã hội trên các chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính và Chính phủ. Tuy nhiên, tài chính toàn diện không thể chỉ được đo lường bằng các chỉ số đơn giản, chẳng hạn như tỷ lệ phần trăm các tài khoản ngân hàng, các khoản vay, số máy rút tiền tự động (ATM) và các chi nhánh. Những nỗ lực để đo lường tài chính toàn diện thông qua các chỉ số đa chiều là tương đối khó khăn và phức tạp. Đóng góp chính của bài viết này là việc đánh giá tài chính toàn diện thông qua phương pháp phân tích hai bước Principal Component Analysis (PCA). Từ khóa: Tài chính toàn diện, phương pháp đánh giá, Principal Component Analysis (PCA). Làm thế nào để đo lường tài chính toàn diện là một chủ đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu, Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách. Cho đến nay, đánh giá tài chính toàn diện được tiếp cận chủ yếu bằng thông tin thị trường và số lượng người sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức bằng cách sử dụng dữ liệu tổng hợp phía nhà cung cấp. Tuy nhiên, việc theo dõi từng chỉ số riêng lẻ, mặc dù hữu ích nhưng không đánh giá tốt về tài chính toàn diện giữa các địa phương. Những nỗ lực để đo lường tài chính toàn diện thông qua các chỉ số tổng hợp lại thường không đầy đủ dữ liệu và chịu các vấn đề về phương pháp và đo lường. Bài viết đặt ra giả định mức độ tài chính toàn diện được xác định thông qua ba yếu tố chính: Mức độ sử dụng dịch vụ, rào cản và tính tiện dụng; đồng thời áp dụng phương pháp phân tích 2 bước PCA để khắc phục các nhược điểm nghiên cứu phát sinh từ các nhân tố ảnh hưởng và nguồn số liệu hạn chế. 1. Các yếu tố đánh giá 1.1. Mức độ sử dụng dịch vụ Mức độ sử dụng dịch vụ tài có thể được đánh giá bởi các yếu tố kinh tế xã hội như GDP, vốn, nguồn nhân lực, khung pháp lý, thói quen văn hóa hoặc tình trạng phát triển. Để đánh giá mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính của các cá nhân, mô hình nghiên cứu 03 yếu tố chính: Sở hữu ít nhất một sản phẩm tài chính (account), tiền tiết kiệm (saving) và khoản vay (loan) trong một tổ chức tài chính chính thức. 1.2. Rào cản Rào cản đối với tài chính toàn diện phản ánh việc các cá nhân không có khả năng tham gia hoặc không được cung cấp thông tin để tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Các cá nhân có thể không có nhu cầu về các dịch vụ tài chính chính thức dẫn đến việc không tham gia hoặc có thể vì lý do văn hóa, thiếu tiền hay chỉ vì họ không nhận thức được lợi ích của những sản phẩm tài chính này. Các yếu tố tác động đến những kết quả này bao gồm thông tin không hoàn hảo của thị trường, tiện ích của các dịch vụ tài chính trong quản lý rủi ro và đầu tư, tiết kiệm cho tương lai và nhu cầu đầu tư (ví dụ đầu tư cho giáo dục hoặc mua nhà). Mô hình tập trung nghiên cứu các yếu tố rào cản tác động tới tài chính toàn diện như khoảng cách (distance), thiếu các tài liệu cần thiết (document), thiếu điều kiện kinh tế (ability) và thiếu niềm tin (trust) vào hệ thống tài chính chính thức. 84 1.3. Tính tiện dụng Tính tiện dụng của các dịch vụ tài chính thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu phát sinh của các cá nhân trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sự tiện dụng càng gia tăng không đồng nghĩa với mức độ tài chính toàn diện sẽ cao hơn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tồn tại một ngưỡng cận biên mà ở đó tính tiện dụng tăng nhưng mức độ tài chính toàn diện không đổi. Mô hình phân tích tính tiện dụng thông qua 4 yếu tố: Số máy rút tiền tự động (ATM) (trên 100.000 người lớn), số chi nhánh ngân hàng thương mại (trên 100.000 người lớn), số ATM (trên 1.000km2) và số chi nhánh ngân hàng thương mại (mỗi 1.000km2). 2. Phương pháp Principal Component Analysis (PCA) Đầu tiên, việc áp dụng phương pháp PCA nhằm đánh giá nhóm ba chỉ số phụ đại diện cho mức độ tài chính toàn diện bao gồm: Mức độ sử dụng dịch vụ, rào cản, tính tiện dụng. Bước thứ hai, chúng ta áp dụng lại phương pháp PCA để đánh giá chỉ số tài chính toàn diện bằng việc thiết lập các các chỉ số phụ trước đó thành biến nhân quả. 2.1. Principal Component Analysis (PCA) - Bước 1 Áp dụng phương pháp phân tích với các tham số β, Ɵ, γ: Yiu = β1accounti + β2savingsi + β3loani + ui Yib = Ɵ1distancei + Ɵ2abilityi + Ɵ3documenti + Ɵ4trusti + Yia i = γ1ATMpopi + γ2branchpopi + γ3ATMkm2i + γ4branchkm2i + vi Chiều không gian được xác định như sau: 2.2. Principal Component Analysis (PCA) - Bước 2 Bước hai của phương pháp phân tích thành phần chính sẽ đánh giá tài chính toàn diện bằng cách thay thế Yiu, Yib, Yia và áp dụng một quy trình tương tự như với bước đầu tiên: 85 Chỉ số tài chính có thể được biểu thị như sau: 3. Dữ liệu Dữ liệu phục vụ phân tích được lấy từ số liệu thống kê của các nhà cung cấp dịch vụ cũng như kết quả khảo sát của các nhóm nghiên cứu trên 63 tỉnh, thành phố; đối tượng là các cá nhân trên 18 tuổi. Thời gian nghiên cứu được xem xét cho giai đoạn 2015-2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BBVA Research (2014), Measuring Financial Inclusion: A Multidimensional Index 2. Jesús Fernández-Villaverde, Pablo Guerrón-Quintana, Juan F. Rubio-Ramírez (2014): Estimating Dynamic Equilibrium Models with Stochastic Volatility, 2014 3. Morgan, P.J. and Pontines, V. (2014), “Financial Stability and Financial Inclusion”, Asian Development Bank Institute, ADBI Working paper series. 4. World Bank (2014), Global Findex Database. 5. Carbo S., Gardener E.P., Molyneux P.(2005), Financial Exclusion, Palgrave MacMillan 86 Chủ đề 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Nhóm chủ đề bao gồm 6 bài viết, trong đó có 3 bài đề cập đến các nhân tố tác động đến phát triển tài chính toàn diện nói chung, 3 bài nghiên cứu sâu về nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của một số tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô như ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách hay tổ chức tài chính khác. Các bài viết cho thấy các góc độ tiếp cận về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TCTD liên quan chủ yếu đến các phương diện là các yếu tố vĩ mô, nhân tố từ phía cung và nhân tố từ phía cầu của dịch vụ. Tương ứng với từng nhóm nhân tố là vai trò của 3 tác nhân chính là Chính phủ, các tổ chức cung cấp dịch vụ và các đối tượng thụ hưởng dịch vụ. - Môi trường kinh tế - xã hội đặc biệt đề cập đến vai trò và chính sách điều hành của Chính phủ, ngân hàng trung ương và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong ổn định và phát triển kinh tế xã hội, xây dựng chiến lược phát triển tài chính toàn diện, tạo lập môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích cạnh tranh; củng cố định chế tài chính trong cung cấp dịch vụ, cũng như thiết lập hệ thống chính sách bảo vệ người tiêu dùng. - Năng lực và chất lượng dịch vụ của các tổ chức cung cấp dịch vụ: nhấn mạnh đến mức độ mở rộng và phát triển của hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về mạng lưới bao phủ, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực hoạt động, năng lực quản lý. Bên cạnh đó sự phát triển và đa dạng của các sản phẩm tài chính, mức độ hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm sẽ tác động đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các chủ thể trong xã hội. - Nhận thức và khả năng tiếp cận dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ. Các đối tượng yếu thế trong sử dụng dịch vụ chủ yếu là nhóm cá nhân/hộ gia đình và nhóm doanh nghiệp nhỏ. Trong đó, mỗi đối tượng người sử dụng dịch vụ lại có nhu cầu và đặc điểm khác nhau dẫn đến nguyên nhân bị loại trừ tài chính khác nhau. Các nhân tố chủ yếu như đặc điểm địa lý, trình độ học vấn, khả năng tiết kiệm, nghề nghiệp… của người tiêu dùng tài chính. - Các nhân tố phụ trợ khác như cơ sở hạ tầng công nghệ, và cơ sở dữ liệu về tài chính toàn diện chi tiết cả bên cung và cầu dịch vụ; Cơ chế phối hợp của các bên liên quan như các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công ty viễn thông, công ty Fintech, các cơ sở giáo dục, cơ quan truyền thông, các hiệp hội, đoàn thể… Từ các phân tích cho thấy điều quan trọng nhất trong việc thúc đẩy phát triển TCTD là sự chủ động lãnh đạo của Nhà Nước thông qua các chính sách liên quan tới TCTD. Đồng thời, sự tích cực tham gia của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCTD, và cơ chế khuyến khích tham gia dịch vụ đối với những đối tượng khách hàng bị ngoại trừ tài chính. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI 1. Yếu tố pháp lý có vai trò như thế nào trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 có ảnh hưởng mạnh mẽ trong phát triển tài chính toàn diện? 2. Những nhân tố nào được coi là rào cản chính trong việc tiếp cận dịch vụ của các đối tượng yếu thế trong xã hội? 3. Những yếu tố bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính chính thức và phi chính thức trong cung cấp dịch vụ tài chính? 87 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN - VAI TRÒ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TS. Trần Thị Lan - TS. Hoàng Thị Bích Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trải qua nhiều thập kỷ, tài chính toàn diện đã trở thành tầm nhìn chung của toàn thế giới trong sứ mệnh xóa đói, giảm nghèo, hướng tới một xã hội ổn định, công bằng và thịnh vượng - nơi mọi người đều được thụ hưởng những thành quả do phát triển kinh tế đem lại. Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là xu hướng mới của các nước trên thế giới, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho mọi người dân và doanh nghiệp thuận tiện với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Bài viết đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện, tập trung phân tích vai trò và nhân tố tác động đến tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững Từ khóa: tài chính toàn diện, thúc đẩy tài chính toàn diện, tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính 1. Khái niệm về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) cho rằng: tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Có thể thấy, định nghĩa của AFI về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Như vậy, tổng quát lại có thể hiểu: Tài chính toàn diện (financial inclusion) còn gọi là tài chính bao trùm là một trạng thái theo đó tất cả mọi chủ thể trong xã hội, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ đều được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Tài chính toàn diện nhấn mạnh đến các khía cạnh đó là “tiếp cận” và “sử dụng” dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và với “chi phí hợp lý”, trong đó chứa đựng các thành tố chủ chốt gồm: - Đối tượng được cung ứng dịch vụ: chú trọng những người đến nay vẫn bị loại trừ tài chính: những người thu nhập thấp, người yếu thế, cư dân vùng sâu vùng xa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không đủ điều kiện tiếp cận với nguồn tài chính chính thức; - Loại hình dịch vụ: gồm 5 loại dịch vụ tài chính được xem là cơ bản: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm; - Cách thức cung ứng dịch vụ: thuận tiện, phù hợp với nhu cầu với chi phí hợp lý, trong khả năng chi trả của người sử dụng dịch vụ; - Người cung ứng dịch vụ: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức, được cấp phép và chịu sự quản lý giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động an toàn hiệu quả và có trách nhiệm. 88 2. Vai trò của tài chính toàn diện Ngay từ cuối những năm 2000, tài chính toàn diện đã dần bộc lộ vai trò thiết yếu của mình trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển và tăng cường ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng như trên bình diện thế giới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện trong phát triển bền vững nền kinh tế xã hội. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Ngân hàng Thế giới (tháng 10/2013) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà người dân ở bất cứ nơi đâu đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Đến nay 2/3 cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trung ương trên thế giới được trao thêm nhiệm vụ thúc đẩy tài chính toàn diện bên cạnh nhiệm vụ giữ ổn định giá cả và thị trường tài chính. Sở dĩ, tài chính toàn diện được quan tâm, được chú trọng thúc đẩy theo hướng hiệu quả, bền vững, được xây dựng thành chiến lược xuất phát từ vai trò của nó. Vai trò của tài chính toàn diện được thể hiện trên những khía cạnh sau: * Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thông qua việc tăng cường huy động các nguồn lực, đáp ứng tối đa nhu cầu dịch vụ tài chính của mọi chủ thể trong nền kinh tế: Thiếu khả năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ tài chính là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói và suy giảm tăng trưởng. Tài chính toàn diện giúp tạo điều kiện cho người tham gia vào nền kinh tế và hệ thống tài chính, từ đó tạo động lực cho khu vực tài chính phát triển hơn và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế thông qua huy động nguồn tiết kiệm và đầu tư vào tăng trưởng ở các khu vực có hiệu quả. Trong trạng thái tài chính toàn diện, việc huy động tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ từ mọi đối tượng trong nền kinh tế, đồng thời mọi chủ thể đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt tiếp cận và vay vốn để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần hạn chế thông tin tài chính bất đối xứng, giảm chi phí giao dịch. Các chính sách tài chính toàn diện hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nhanh. Tài chính toàn diện giúp tất cả mọi chủ thể trong nền kinh tế (cá nhân, doanh nghiêp, tổ chức khác) đều được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo hiểm) với qua các kênh tiện lợi, chi phí hợp lý, từ đó góp phần gia tăng tiết kiệm, đầu tư từ đó thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Trong khi đó, với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính thì mở rộng thị trường, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. * Thứ hai, tài chính toàn diện giúp người nghèo được tiếp cận các dịch vụ tài chính phù hợp với giá cả hợp lý, góp phần tăng thu nhập. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế, tài chính toàn diện nhấn mạnh đến các chủ thể là những người nghèo, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Trong khi đó, một vấn đề quan trọng đối với người nghèo là thu nhập của họ không chỉ thấp mà còn không ổn định. Khi các nhu cầu tài chính xuất hiện, do các điều kiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính hạn chế, họ thường phải tìm đến các dịch vụ tài chính phi chính thức chưa đáng tin cậy, kém an toàn và phải trả chi phí cao. Điều này làm gia tăng gánh nặng chi phí với người nghèo. 89 Báo cáo Tài chính toàn diện G20 (2015) cho thấy hầu hết tại các nước đang phát triển, chỉ có từ 20% đến 50% dân số được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, người nghèo và cận nghèo nằm ngoài khu vực này. Đảm bảo đối tượng nghèo và cận nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ tài chính chính thức sẽ góp phần cải thiện cuộc sống, tạo công ăn việc làm, từ đó thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tài chính toàn diện mang lại cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức với mức chi phí hợp lý cho tất cả các thành phần của nền kinh tế, đặc biệt là nhóm người nghèo, từ đó ảnh hưởng tích cực đến vấn đề công bằng tài chính và phát triển các hoạt động kinh tế. Ở khu vực thành thị, viên chức lương thấp hoặc cá nhân tự doanh như bán hàng rong cũng như những người nông dân và những đối tượng khác mưu sinh bằng những công việc với thu nhập eo hẹp như chế biến thực phẩm, buôn bán nhỏ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em trong độ tuổi quy định sẽ được hưởng lợi từ các hoạt động tài chính như trên. Tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền kiều hối và bảo hiểm sẽ giúp người nghèo tăng khả năng tích luỹ tài sản, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập thông qua các khoản tín dụng tiếp cận được. Xét trên bối cảnh rộng hơn, tài chính toàn diện đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua tạo giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ, đem lại tác động lớn cho việc cải thiện các chỉ số phát triển con người như y tế, dinh dưỡng, giáo dục và đẩy lùi bất bình đẳng, nghèo đói. * Thứ ba, thiết lập nền tảng và thúc đẩy giáo dục tài chính, tạo thói quen tiết kiệm, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp: Việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người khó tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (nhất là tín dụng đen). Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Khi thiết lập được trạng thái và thúc đẩy tài chính toàn diện, hiểu biết về dịch vụ tài chính của mọi chủ thể trong nền kinh tế được nâng lên. Người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Mặt khác, mọi chủ thể biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra, xử lý sai phạm và trên hết là tạo một môi trường kinh tế - tài chính lành mạnh, bền vững làm cơ sở cho từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển. * Thứ tư, làm hạn chế sự phát triển của tài chính phi chính thức (đặc biệt là tín dụng đen), tạo ra các kênh thanh toán, chuyển tiền mới tới những đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng: Những địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi mà mạng lưới hoạt động của các ngân hàng chưa tương xứng với nhu cầu tiếp cận tín dụng, dịch vụ ngân hàng của người dân 90 thường tài chính phi chính thức nhất là tín dụng đen phát triển mạnh với hậu quả khó lường. Ở khu vực doanh nghiệp, nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thường tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thương của khu vực doanh nghiệp siêu nhỏ. Hiệu quả hoạt động thấp, kém ổn định, thiếu tài sản đảm bảo là những nguyên nhân cơ bản khiến cho các doanh nghiệp này khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Trong điều kiện đó họ thường tìm đến nguồn vốn tín dụng phi chính thức. Thúc đẩy tài chính toàn diện, hệ thống các tổ chức tài chính, đặc biệt là hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô sẽ cung cấp các dịch vụ cho các đối tượng nông thôn, vùng sâu vùng xa,… Hơn nữa, với việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đa dạng hóa các kênh phân phối của các nhà cung cấp, bên cạnh các tổ chức tài chính có sự tham gia liên kết của các công ty công nghệ, có thể giúp mọi chủ thể thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền với tốc độ nhanh, chi phí rẻ ngay cả trong trường hợp người dân chưa có tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Giúp các chủ thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ với chi phí phù hợp,… * Thứ năm, chống thất thoát trong việc phân phối những khoản trợ cấp và các khoản phúc lợi khác của Chính phủ thông qua tài khoản, thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, tăng tính minh bạch, giảm thiểu tham nhũng, quản lý xã hội tốt hơn. Đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, phát triển tài chính toàn diện đồng nghĩa với cơ hội đa dạng sản phẩm dịch vụ và mở rộng cơ sở khách hàng một cách bền vững. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ thúc đẩy sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội cũng theo đó được nâng lên. 3. Nhân tố tác động đến tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững * Môi trường kinh tế - xã hội Môi trường kinh tế tác động lớn tới hoạt động của mọi chủ thể trong nền kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện nền tảng để thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Ngược lại, bất ổn kinh tế vĩ mô nhìn chung sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng kinh tế và tiềm năng mở rộng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính một cách bền vững. Lạm phát cao sẽ tác động đến hoạt động sản suất kinh doanh, tiêu dùng của tất cả mọi chủ thể, gây khó khăn hơn trong việc huy động nguồn vốn của các tổ chức tài chính, giảm quy mô tín dụng. Mặt khác, khi bất ổn nền kinh tế vĩ mô tăng sẽ dẫn đến biến động của lãi suất, tỷ giá, rủi ro của tổ chức tài chính và các khách hàng tiềm năng của họ. Chính vì các lí do trên, việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô là rất cần thiết cho thúc đẩy tài chính toàn diện bền vững. Bên cạnh đó, một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tham gia hoạt động tài chính là động lực rất lớn để các tổ chức này phát triển. Ngoài những yếu tố kinh tế vĩ mô và sự cạnh tranh trong ngành, việc phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn cũng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Các hoạt động cơ bản của một số tổ chức tài chính đặc thù như tổ chức tín dụng hợp tác, các tổ chức tài chính vi mô sẽ mở rộng hay thu hẹp là do nhu cầu tài chính để phát triển kinh tế của khu vực thu nhập thấp. Khi khu vực kinh tế nông thôn phát triển sẽ khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh tế hộ gia đình, doanh nghiệp siêu nhỏ mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng thu nhập cho người lao động. Mức thu nhập cao sẽ tạo điều kiện cho các các tổ chức này huy động vốn tốt hơn. Mặt khác, với cách tiếp cận khách hàng riêng biệt, các tổ chức này sẽ phát triển cả về chất lượng và số 91 lượng cao hơn ngay cả khi các cơ sở hạ tầng nông thôn đang còn thiếu như đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi, chăm sóc sức khỏe ban đầu và giáo dục. Bên cạnh đó, thúc đẩy sự liên kết giữa các quốc gia cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tài chính toàn diện hiệu quả. * Môi trường pháp lý Cùng với đó, thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững rất cần có hệ thống khuôn khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng và minh bạch. Đặc biệt cần xây dựng, hoàn thiện các qui định về hoạt động, quản lý đối với tất cả các loại hình tổ chức tài chính nói chung và các tổ chức tài chính chuyên biệt; các qui định pháp lý liên quan đến hoạt động của các tổ chức tài chính, các qui định về dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm,… trong điều kiện ứng dụng khoa học - công nghệ đại. Bên cạnh đó các qui định và cơ chế giám sát an toàn từ cơ quan quản lý Nhà nước hoàn thiện, hài hòa theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Cùng với việc tạo ra không gian sáng tạo và cạnh tranh phải kèm theo các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng thích hợp và có các quy định để đảm bảo trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ tài chính. * Quan điểm, vai trò của Chính phủ, ngân hàng trung ương và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước Chính phủ có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững. Vai trò đó thể hiện qua tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu, ưu tiên và kế hoạch hành động để hoàn thiện cơ chế chính sách, khuôn khổ pháp lý, cơ sở hạ tầng tài chính của Chính phủ trong thúc đẩy tài chính toàn diện. Chính phủ đưa ra định hướng xây dựng chiến lược cho phát triển tài chính toàn diện: liên quan đến tạo lập môi trường kinh tế, pháp lý và hệ thống các chính sách và khuyến khích sự cạnh tranh cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đổi mới và mở rộng cung cấp dịch vụ; Kết hợp với việc củng cố các định chế tài chính một cách toàn diện; Đồng thời nâng cao nhận thức và kiến thức tài chính cho các tầng lớp người dân. Chính phủ có vai trò trong việc ban hành, thực thi các chính sách, tập trung các nguồn lực để hướng vào đúng đối tượng (ưu tiên đối với các đối tượng dễ bị tổn thương (các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, người nghèo nông thôn, phụ nữ…). Qua quan điểm chỉ đạo, cơ chế chính sách Chính phủ đưa ra cam kết mạnh mẽ trong việc theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế điều phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn diện hiệu quả, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan (các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội, khu vực tư nhân…) Để thiết lập và thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững thì NHTW đóng vai trò vô cùng quan trọng. NHTW là cơ quan chủ trì về tài chính toàn diện nói chung và trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện nói riêng. NHTW phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan để tuyên truyền, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tài chính toàn diện. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ để tận dụng nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức này để xây dựng và triển khai tài chính toàn diện; Rà soát và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cần thiết trong hệ thống nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động và cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực vùng xa, vùng sâu, khó khăn; Hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện nhằm huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài chính toàn diện thành công. Mặt khác, tài chính toàn diện có độ bao phủ rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tài chính toàn diện đầy đủ là mục tiêu bao trùm, đòi hỏi sự tham gia, cơ chế phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước. 92 *Sự phát triển của hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính Là một trong số các thành tố quan trọng của tài chính toàn diện, hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính trong nền kinh tế có vai trò vô cùng quan trọng. Một hệ thống tổ chức tài chính nếu năng lực hạn chế, hoạt động thiếu trách nhiệm sẽ không thể thiết lập và thúc đẩy tài chính toàn diện. Ngược lại, hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính đủ mạnh với mạng lưới bao phủ, năng lực tài chính, năng lực công nghệ, năng lực hoạt động, năng lực quản lý, hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm sẽ tác động đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ của các chủ thể trong xã hội. Với hệ thống các NHTM, bên cạnh cách kênh truyền thống thông qua mạng lưới chi nhánh, quầy giao dịch, hoặc thông qua đại lý thì khả năng phát triển các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ mới qua ứng dụng công nghệ hiện đại. Cùng với đó cần phát triển bền vững các tổ chức: hệ thống quĩ tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tín dụng chính sách và tổ chức tài chính khác phù hợp với các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và các đối tượng đặc thù. * Cơ sở hạ tầng công nghệ, sự phát triển của hệ thống thanh toán và cơ sở dữ liệu về tài chính toàn diện. Trong điều kiện công nghệ phát triển, một trong những điểm ưu tiên là đổi mới sản phẩm, dịch vụ, chú trọng tài chính dựa trên nền tảng công nghệ số. Hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính bền vững cần được xây dựng nhằm tạo điều kiện phát triển đa dạng sản phẩm, dịch vụ, kênh phân phối mới. Hạ tầng công nghệ phải được nâng cấp tương thích với nền tảng khoa học kỹ thuật hiện đại. Nếu cơ sở hạ tầng công nghệ đồng bộ, các hệ thống thanh toán được đầu tư, hoàn thiện là nền tảng thúc đẩy tài chính toàn diện. Cùng với đó, cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói riêng và tài chính toàn diện nói chung cũng tác động đến phát triển tài chính toàn diện. Một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết cả bên cung và bên cầu dịch vụ tài chính giúp đo lường, đánh giá chính xác thực trạng tài chính toàn diện, nguyên nhân của thực trạng này và khả năng hấp thụ giải pháp. Đó là cơ sở để nhà nước đưa ra các chiến lược, lộ trình, giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện thiết thực, hiệu quả. Ở đây, số liệu bên cung được hiểu là những số liệu được thu thập từ các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về mạng lưới giao dịch, hệ thống thanh toán, dịch vụ tín dụng, huy động vốn... Số liệu bên cầu gồm những số liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng dịch vụ tài chính hướng tới phục vụ cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình,... được sử dụng để hiểu, đánh giá về nhận thức, nhu cầu, rào cản tiếp cận tài chính của người sử dụng dịch vụ. * Nhận thức về tài chính toàn diện của các chủ thể trong nền kinh tế Kém hiểu biết về tài chính khiến người dân ngại ngần sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, ngược lại, thậm chí còn bị rơi vào bẫy cho vay nặng lãi, hoặc tham gia vào các hoạt động huy động vốn bất hợp pháp. Sự đổ vỡ của các hoạt động này thường để lại hậu quả nặng nề đối với những người tham gia, cũng như gây bất ổn xã hội tại địa phương. Do vậy, trình độ nhận thức, văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức của dân cư và các chủ thể khác có ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển tài chính toàn diện. Nếu các chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt là khu vực dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa,… có đủ kiến thức để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính sẽ tìm cách tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Khi có kiến thức về tài chính, họ sẽ biết lập kế hoạch tài chính cho tương lai và thực hiện hiệu quả quyết định của mình. Điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế cũng như đến từng cá nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Đó cũng là lý do mà nhiều quốc gia rất quan tâm đến công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính cần được đẩy mạnh để thay đổi nhận thức của người dân về tài chính toàn diện. 93 * Các nhân tố khác Sự tham gia có trách nhiệm của tất cả các bên bên liên quan không chỉ khu vực chính phủ mà còn các khu vực tư nhân đều tác động có tác động đến tài chính toàn diện. Ngoài môi trường kinh tế, pháp lý, nhà nước, của bên cung cấp, sử dụng dịch vụ thì các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, công ty viễn thông, công ty Fintech, các cơ sở giáo dục, cơ quan truyền thông, các hiệp hội, đoàn thể,… đều là các tác nhân tham gia vào quá trình này. Do vậy, hoạt động có trách nhiệm, hiệu quả của các chủ thể này tác động tích cực đến thúc đẩy tài chính toàn diện và ngược lại. Thay cho lời kết Tài chính toàn diện có vai trò vô cùng quan trọng, thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả, bền vững là mục tiêu mà các quốc gia đang hướng tới. Mang dịch vụ tài chính chính thức đến với hàng triệu người hiện chưa hoặc còn ít sử dụng dịch vụ tài chính sẽ giúp mỗi quốc gia đạt được cả hai mục đích giảm nghèo và thúc tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhận rõ được các nhân tố tác động là nền tảng quan trọng để đánh giá và đề xuất các giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả và bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Viện chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), “Sơ lược về tài chính toàn diện” - khoahocnganhang.org.vn. 2. http://www/worldbank.org/en.topic/ financialinclusion/overview. 3. https://www.afi-global.org/ 4. https://www.apec2017.vn/ap17-c/gallery/asia-pacific-forum-financial-inclusion. 94 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Trần Thị Thuỷ Anh Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Nghiên cứu trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tài chính toàn diện (TCTD) từ góc độ các nhóm lợi ích liên quan. Đối với cá nhân, hộ gia đình sử dụng (DVTC), các rào cản bao gồm chi phí DVTC, hạn chế về kiến thức tài chính, rào cản tâm lý nợ, và thủ tục thiếu linh hoạt của DVTC. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, DVTC trở nên thiếu hấp dẫn do các trở ngại địa lý và quy trình thủ tục pháp lý. Đối với các bên cung cấp DVTC, công nghệ trong tài chính ngân hàng và khung pháp lý là hai yếu tố ảnh hưởng chính. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển TCTD là xây dựng một chiến lược tổng quan với sự chủ động lãnh đạo của Nhà Nước thông qua các chính sách liên quan tới TCTD. Đồng thời, khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp DVTC trong việc thúc đẩy TCTD, đặc biệt đối với những đối tượng khách hàng bị ngoại trừ tài chính do những yếu tố nêu trên. Từ khoá: Tài chính toàn diện, yếu tố ảnh hưởng. 1. Giới thiệu Một hệ thống TCTD với khả năng cung cấp và phục vụ cho mọi thành viên trong xã hội đang trở thành mối quan tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam. Điều này chủ yếu xuất phát từ những lợi ích quan trọng của TCTD lên toàn bộ nền kinh tế nói chung mà cụ thể là thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo trên cơ sở của việc thúc đẩy các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình tham gia hệ thống tài chính quốc gia (Allen et.al., 2012). Là một trong nhóm 25 quốc gia được ưu tiên tập trung phát triển toàn diện tài chính theo Sáng kiến Phổ cập tiếp cận Tài chính (UFA) đến năm 2020, Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng nhằm phát triển hệ thống TCTD một cách tổng thể (Khuyen & Phuong, 2018). Nền móng cho sự phát triển này có thể kể đến những nỗ lực hợp tác giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về TCTD kể từ năm 2016. Tuy nhiên, theo Allen et.al. (2012) để đảm bảo thành công một cách bền vững, cần hiểu rõ những yếu tố tác động hoạt động của hệ thống TCTD nói chung cũng như những đối tượng cụ thể tham gia vào hệ thống đó. Trên thực tế, dù đã có nhiều nghiên cứu về hệ thống TCTD, vẫn chưa có nhiều mối quan tâm đến các đối tượng có lợi ích gắn với hệ thống này. Nhằm bổ sung những hạn chế hiện tại trong hiểu biết về TCTD và đóng góp vào sự phát triển của TCTD tại Việt Nam, bài viết này xin đưa ra những phân tích chuyên sâu về các tác nhân ảnh hưởng đến hệ thống TCTD dưới góc nhìn tập trung vào các nhóm lợi ích liên quan (Stakeholders), cụ thể là từ cả người sử dụng DVTC lẫn bên cung cấp dịch vụ. Bài viết tập trung vào 2 phần, bắt đầu bằng việc thảo luận từng nhóm đối tượng sẽ được phân tích với bối cảnh gắn với kinh tế Việt Nam cũng như so sánh tương quan với các quốc gia khác. Dựa vào đó, phần thứ 2 sẽ tóm tắt lại những vấn đề còn tồn tại và đề xuất các giải pháp tương ứng nhằm hỗ trợ phát triển TCTD ở Việt Nam. 95 2. Các tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của TCTD 2.1. Phía người sử dụng dịch vụ Đã có rất nhiều nghiên cứu về yếu tố thúc đẩy cũng như cản trở việc sử dụng DVTC cũng như tình trạng loại trừ tài chính. Trong đó, cần phải nhấn mạnh rằng mỗi đối tượng người sử dụng dịch vụ lại có nhu cầu và đặc điểm khác nhau dẫn đến nguyên nhân bị loại trừ tài chính khác nhau. Theo phân loại của Soriano (2017), đối tượng người sử dụng dịch vụ có thể được chia thành 2 nhóm chính là nhóm cá nhân/hộ gia đình và nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phần phân tích dưới đây sẽ thảo luận cả 2 nhóm này để xác định các yếu tố ảnh hưởng 2.1.1. Nhóm người dùng cá nhân và hộ gia đình Kiến thức hạn chế về tài chính: Nghiên cứu của Morgan & Trinh (2018) đã chỉ ra rằng một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng loại trừ tài chính xảy ra đối với một bộ phận lớn người dùng tài chính là cá nhân và hộ gia đình ở những nước đang phát triển tới từ rào cản kiến thức tài chính cũng như những thủ tục rườm rà liên quan đến thủ tục cho vay. Morgan & Trinh (2018) cũng nhấn mạnh rằng chính những hạn chế về hiểu biết của đại đa số những người thuộc nhóm thu nhập thấp trong xã hội làm họ khó tiếp cận những khoản vay dù đôi khi họ có đủ điều kiện cho những khoản vay đó. Điều này dẫn đến sự tồn tại của một nghịch lý trong thị trường tài chính: trong khi ngân hàng có nhu cầu cung cấp DVTC không đạt được mục tiêu thì người dân có nhu cầu (có tài chính cho vay hoặc có nhu cầu vay) cũng không thể tham gia thị trường tài chính. Cũng cần phải thấy rằng khi người dân hạn chế về hiểu biết đối với các DVTC, luôn có những niềm tin hoặc nhận thức sai lệch về các sản phẩm tài chính và do đó những rào cản tâm lý lại càng trở nên mạnh mẽ. Một ví dụ điển hình là quan điểm về các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ ở những người ít tìm hiểu về các sản phẩm này là thường cảm thấy dễ bị lừa tham gia dịch vụ (Ibor, Offiong & Mendie, 2015). Điều này làm gia tăng nỗ lực cần thiết để xây dựng hệ thống TCTD hiệu quả. Rào cản chi phí tài chính: Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ loại trừ tài chính là chi phí của các DVTC. Theo Pallavi and Bharti (2013), người dân ở các vùng nông thôn thường miễn cưỡng tham gia các DVTC nhưng những rào cản liên quan đến chi phí bao gồm yêu cầu tiền gửi tối thiểu cao, chi phí cố định của thẻ tín dụng hay phí khoản vay khiến cho nhiều người ngại phải cam kết lâu dài với các DVTC. Đó là chưa kể đến các điều kiện còn kém hấp dẫn của các dịch vụ cho vay tiêu dùng, DVTC mà phần lớn người sử dụng là cá nhân và các hộ gia đình đang cần thiết và quan tâm ngày một nhiều hơn. Nguyên nhân chính là tại Việt Nam, lãi suất cho vay tiêu dùng còn rất cao bởi mức độ rủi ro lớn và lạm phát cao. Trung bình, các công ty tài chính đang áp lãi suất vay tiêu dùng trong khoảng 20% đến 50% khoản vay mỗi năm, cao gấp đôi đến 5 lần so với vay thương mại (Phan, 2018). Cũng cần phải nói rằng việc lãi cho vay tiêu dùng cao hơn nhiều lần so với lãi suất cơ bản là một điều bình thường. Ví dụ như lãi suất vay tiêu dùng của Mỹ lên đến 36% trong khi EU là 25%. Tuy nhiên, dải lãi suất đến mức 50% ở Việt Nam thực sự gây ra một cản trở lớn đối với những cá nhân và hộ gia đình có ý định tham gia các chương trình vay này. Ở một thống kê khác, so với các nước trong khu vực, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam thấp hơn đáng kể bất chấp việc chỉ số về thu nhập hộ gia đình và chi tiêu tùy ý ở mức cao nhất (Phan, 2018). 96 Hình 1: So sánh chỉ số tiêu dùng và thu nhập các nước ASEAN, (Nguồn: Phan, 2018) Rào cản tâm lý nợ: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến TCTD là rào cản tâm lý. Cụ thể thì yếu tố này miêu tả tâm lý là không muốn đi vay để tiêu dùng vì phải trải qua các thủ tục và mang tâm lý mắc nợ ngân hàng (Man, 2018). Do đó họ có xu hướng đi vay người thân, bạn bè hoặc các hệ thống tài chính phi chính thức chứ không tham gia vào các DVTC chính thức. Thống kê của World Bank (2014) ước tính Việt Nam có đến 65% người gửi hoặc vay tiền từ các hệ thống không chính thức, trong khi phần lớn người dân sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện ích (điện, nước, tiền dịch vụ) bằng tiền mặt. Đây có thể coi là một thách thức không nhỏ cho hệ thống TCTD tại những nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng. Thủ tục cho vay thiếu linh hoạt: Đối với nhóm cá nhân và hộ gia đình là đối tượng chính của loại trừ tài chính, có một vấn đề lớn khi tiếp cận các khoản vay là thủ tục cho vay rườm rà, thiếu linh hoạt còn gây ra những hạn chế lớn (Rahman, Zainuddin và Zaini, 2015).Về cơ bản, thủ tục vay đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng cho bên vay cũng như đảm bảo các cam kết và trách nhiệm của bên đi vay. Tuy nhiên, do đặc thù của các cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp là nguồn thu nhập thiếu ổn định, thậm chí không có đảm bảo cho nguồn tiền thu nhập do phần lớn làm lao động tự do, việc không đáp ứng được các tiêu chí đề xuất bởi ngân hàng và trở thành đối tượng của giảm trừ tài chính diễn ra rất thường xuyên. Việc thiếu các chính sách làm đơn giản hóa thủ tục vay mà vẫn đảm bảo rủi ro tài chính ở mức chấp nhận được là một vấn đề cần được lưu ý nhiều hơn. 2.1.2. Nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Trở ngại địa lý: Khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tần suất và nhu cầu vay cao, do đó một nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hệ thống TCTD khi cung cấp DVTC cho đối tượng khách hàng này chính là tính thuận tiện của nhà cung cấp (Han & Melecky, 2013). Tuy nhiên, chi phí cao của việc duy trì hoạt động tại các vùng quê và miền núi làm cho mật độ của các trụ sở cung cấp tài chính ở các khu vực này còn rất thấp so với khu vực thành phố (Jimenez, 2014, trích dẫn bởi Nguyễn và Nguyễn, n.d). Trong khi đó, một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các lĩnh vực thủ công và nông nghiệp như tại Việt Nam lại tập trung ở các vùng nông thôn. Dù đã có những ngân hàng đặc thù phục vụ cho nhóm các doanh nghiệp này mà tiêu biểu là Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, khoảng cách địa lý vẫn là một trở ngại lớn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thực hiện các giao dịch thường xuyên. 97 Quy trình thủ tục pháp lý: Tương tự nhóm người dùng cá nhân và hộ gia đình, các giấy tờ thủ tục phức tạp liên quan đến vay vốn cho doanh nghiệp cũng góp phần làm gia tăng sự loại trừ tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngay cả khi những thủ tục được đơn giản hóa, những quy trình bắt buộc như yêu cầu về thế chấp và quá trình thẩm định tài sản vẫn làm cho hệ thống tài chính chính thức kém hấp dẫn hơn rất nhiều so với với hệ thống phi chính thức, nơi có tính tiếp cận và tính có sẵn cao hơn các ngân hàng nhiều lần (Han & Melecky, 2013). Khi mà nhu cầu tài chính ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao, việc sử dụng hệ thống tài chính phi chính thức do đó vẫn được ưa chuộng hơn, bất kể chi phí cao hơn nhiều so với niêm yết trung bình của hệ thống ngân hàng 2.2. Phía cung cấp dịch vụ Theo nghiên cứu của Kabakova và Plaksenkov (2018), yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến phía cung cấp dịch vụ trong TCTD chính là công nghệ và khung pháp lý hỗ trợ cho triển khai TCTD trên quy mô lớn. Những yếu tố này cũng nhận được sự ủng hộ từ báo cáo của Jimenez (2014, trích dẫn bởi Nguyễn và Nguyễn, n.d), trong đó tác giả nhấn mạnh rằng các mô hình ứng dụng công nghệ là cần thiết để nâng cao khả năng các nhà cung cấp DVTC (bao gồm các ngân hàng và quỹ tín dụng) có thể phủ sóng hoạt động và tiếp cận các đối tượng có nhu cầu tài chính cơ bản một cách cấp thiết nhất. Những mô hình ứng dụng công nghệ này bao gồm ngân hàng di động và thanh toán di động (e-banking), mô hình đại lý ngân hàng, công nghệ xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng. Bên cạnh đó, một khung pháp lý sẽ không chỉ hướng dẫn và tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhà cung cấp DVTC tham gia vào thực thi chiến lược TCTD mà còn tăng cường năng lực quản lý giám sát cho các cơ quan quản lý. 2.2.1. Yếu tố ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ Ứng dụng công nghệ trong giải quyết thách thức của khoảng cách địa lý: Sự phát triển của công nghệ di động và công nghệ thanh toán đang đóng một vai trò thiết yếu trong kỷ nguyên số. Với sự ra đời của ngân hàng di động nhờ sự hợp tác giữa các ngân hàng và công ty viễn thông mà hoạt động cung cấp tài chính trở nên thuận tiện hơn gấp nhiều lần. Điều này mở ra triển vọng cho các ngân hàng và các quỹ tín dụng trong việc tiếp cận người dân có nhu cầu tài chính ở những vùng miền xa xôi, đặc biệt khi những người này lại thường có tỷ lệ thiếu thốn tài chính lớn nhất (Soriano, 2017). Trên thực tế, việc mở cửa hoặc duy trì hoạt động của các ngân hàng ở những khu vực nông thôn và miền núi luôn là khó khăn cho bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào với mật độ dân số thưa và địa hình không thuận tiện cho việc đi lại của người dân (Clamara, Pena & Tuesta, 2014). Đây cũng là một nguyên nhân chính cho việc các kênh cung cấp DVTC chính thức không thể cạnh tranh được với các kênh cung cấp tài chính phi chính thức, bất chấp rủi ro và lãi suất thấp hơn. Với công nghệ mới trong ngân hàng di động, các giao dịch có thể thực hiện trực tiếp thông qua mạng di động dựa vào hệ thống PIN. Điều này góp phần cải thiện khả năng tiếp cận của ngân hàng đối với những đối tượng khách hàng này trong khi chi phí quản lý, tốc độ xử lý và chất lượng dịch vụ đều được cải thiện. Tất nhiên, ưu điểm này của ngân hàng di động cũng như các giải pháp thanh toán di động đi kèm những rủi ro nhất định cho cả nhà cung cấp lẫn người sử dụng DVTC mà điển hình là vấn đề bảo mật (Soriano, 2017). Đó là chưa kể những rào cản về kiến thức tài chính của những đối tượng mà hệ thống TCTD nhắm đến. Tuy nhiên tiềm năng khổng lồ dành cho chính những nhà cung cấp DVTC vẫn đủ sức hấp dẫn để khuyến khích những tổ chức này tham gia tích cực hơn vào chương trình phát triển hệ thống TCTD. Trên thực tế ở Việt Nam có đến một nửa dân số chưa có tài khoản ngân hàng (Vietnambiz, 2018) bất chấp sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng những năm gần đây. Trong đó, dù mạng lưới di động đã phủ sóng đên 95% lãnh thổ Việt Nam, tỉ lệ sử dung thanh toán di động mới chỉ ở mức 11%. Nói cách khác, dù công nghệ phát triển và hỗ trợ rất nhiều cho ngành tài chính ngân hàng, việc ứng dụng và khuyến khích người dân tham gia vào quá trình hiện đại hóa ngân hàng này vẫn còn là một thách thức đối với các nhà cung cấp DVTC. 98 Xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng: Nếu phải kể đến một sự tiến bộ đáng kể mà công nghệ đem lại cho tiến trình phát triển TCTD thì hẳn sẽ là công nghệ xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng. Theo báo cáo của Kabakova và Plaksenkov (2018), một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự loại trừ tài chính là tình trạng thiếu hụt thông tin của người đi vay mà cụ thể là độ tin cậy của thông tin nhân thân cũng như lịch sử tín dụng. Tình trạng này chủ yếu bị gây ra bởi mô hình quản lý thông tin phi tập trung và phân mảnh giữa các tổ chức tài chính ở những nước mà hệ thống tài chính còn yếu kém và thiếu đồng bộ. Hệ quả là bên cung cấp tài chính thường phải yêu cầu tăng cường giá trị thế chấp, tăng cường thẩm định hoặc từ chối cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng (Kabakova & Plaksenkov, 2018). Điều này cũng có nghĩa một số lượng lớn người dùng có nhu cầu tài chính không thể tiếp cận tài chính bởi sự yếu kém của hệ thống quản lý thông tin. Theo Rahman, Zainuddin và Zaini (2015), sự tiến bộ của công nghệ xác nhận nhân thân cùng hệ thống lưu trữ, tra cứu và chia sẻ thông tin nhân thân gắn với lịch sử tín dụng giúp thúc đẩy các tổ chức tín dụng không còn e ngại cung cấp DVTC cho người sử dụng mới cũng như người lao động tự do không có lịch sử bảng lương cụ thể. Những kết quả tích cực liên quan đến vấn đề này đã được kiểm chứng ở rất nhiều quốc gia khác, ví dụ như Ấn Độ với hệ thống sinh trắc học được liên kết với hồ sơ tín dụng của từng cá nhân. Ở Việt Nam, sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý nhân thân lỗi thời vẫn chưa cho phép xây dựng một mô hình quản lý tương tự. 2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng của khung pháp lý Theo Rahman, Zainuddin & Zaini (2015) khung pháp lý đặc biệt quan trọng đối với việc thực thi giám sát quản lý và hỗ trợ các tổ chức tài chính tham gia hệ thống TCTD. Một là chính những ứng dụng công nghệ trong tài chính ngân hàng mà tiêu biểu là ngân hàng di động chứa đựng nhiều rủi ro tín dụng và bảo mật thông tin, việc có một khung pháp lý hướng dẫn cụ thể là cấp thiết để các tổ chức tài chính tự tin trong việc triển khai công nghệ và đóng góp nhiều hơn nữa đến tiến bộ trong TCTD. Trong đó, khung pháp lý cần tính đến tất cả các giai đoạn, quy trình và thủ tục mà người cung cấp dịch vụ cũng như người sử dụng DVTC phải trải qua. Một ví dụ điển hình là xây dựng quy trình nhận biết khách hàng để tạo thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng mới (Soriano, 2017). 3. Đề xuất cho phát triển TCTD tại Việt Nam Tại Việt Nam khái niệm TCTD còn khá mới mẻ và ở giai đoạn hiện tại Chính phủ mới chỉ ưu tiên phát triển một chiến lược tổng thể làm nền móng. Tuy nhiên đã có những chính sách nhằm thúc đẩy các hoạt động thuộc phạm vi của TCTD mà cụ thể là Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông thôn từ năm 2010 hay Đề án xây dựng hệ thống tài chính vi mô Việt Nam từ năm 2011. Gần nhất có thể kể đến Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu gia tăng khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng và chất lượng dịch vụ ở những vùng trọng điểm (Le & Phuong, 2018). Có thể thấy Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực phát triển một khung pháp lý gắn với những mục tiêu cụ thể trong việc giảm thiểu tình trạng giảm trừ tài chính. Khung pháp lý này được đặt trong một chiến lược tổng quan tuân theo định hướng phát triển TCTD toàn cầu sẽ đảm bảo Việt Nam có một môi trường lý tưởng cho tương lai bền vững của TCTD. Tuy nhiên, Le & Phuong, 2018 đề xuất rằng khung pháp lý và môi trường chỉ là một trong bốn trụ cột của phát triển bền vững, bên cạnh một định chế TCTD, kiến thức tài chính chính xác và khách quan cho người dân thuộc các tầng lớp cùng các kênh phân phối và sản phẩm TCTD. Do đó, để giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong phạm vi của TCTD, Việt Nam cần học hỏi thêm từ các nước trong khu vực đã thành công trong việc tăng cường củng cố TCTD. Một ví dụ điển hình là Indonesia với chiến lược được xây quanh 6 trụ cột: nâng cao vai trò Chính phủ trong cung cấp tài chính công trực tiếp; hoạch định bản đồ tài chính để khoanh vùng và xếp hạng các đối tượng khách hàng tài chính 99 theo mức độ; xây dựng cơ sở pháp lý cho các sản phẩm DVTC di động; mở rộng phạm vi DVTC bằng các kênh trung gian; nâng cao kiến thức và nhận thức người dân; và cải tiến chính sách bảo vệ quyền lợi người sử dụng DVTC (Widyaningrum, 2015). Bên cạnh một chiến lược phát triển tổng quan, khung pháp lý cụ thể dành cho các sản phẩm và DVTC mới là điều Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và thể hiện vai trò tiên phong trong phát triển TCTD. Cần phải thấy rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cho Việt Nam những thách thức nhưng cũng là những cơ hội vô cùng lớn khi ứng dụng công nghệ kỹ thuật cho phép giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết trong TCTD, ví dụ như khoảng cách địa lý từ người dân vùng nông thôn đến các nhà cung cấp tài chính. Tuy nhiên, những ứng dụng này cần có một khung pháp lý cụ thể để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, đặc biệt là người sử dụng vốn có kiến thức hạn chế. Đối với các tổ chức tín dụng, việc chủ động thiết kế các sản phẩm tài chính mới với chi phí hợp lý cùng thủ tục đơn giản sẽ là trọng tâm để tiếp cận người sử dụng ở các khu vực trọng điểm mà nhà nước khoanh vùng. Bên cạnh đó việc phối hợp với nhà nước để phổ cập kiến thức tài chính cho người dân cũng là một ưu tiên cần thiết để khuyến khích và gia tăng số người sử dụng DVTC. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, F., Demirgüc-Kunt, A., Klapper, L. & Peria, M. (2012). ‘The Foundations of Financial Inclusion: Understanding Ownership and Use of Formal Accounts’. World Bank Policy Research Paper 6290, World Bank. 2. Clamara, N., Pena, X. & Tuesta, D. (2014). ‘Factors that Matter for Financial Inclusion: Evidence from Peru’. BBVA Research. Available at: https://www.bbvaresearch.com/KETD/fbin/mult/WP_1409_tcm348-426338.pdf] 3. Han, R. & Melecky, M. (2013). ‘Financial Inclusion for Financial Stability: Access to Bank Deposits and the Growth of Deposits in the Global Financial Crisis’. World Bank Policy Research Working Paper 6577, World Bank. 4. Ibor, B., Offiong, A. & Mendie, E. (2015). ‘Financial inclusion and performance of micro, small and medium scale enterprises in nigeria’, International journal of research, vol. 5, no. 3, pp. 104-121 5. Jimenez, E. (2014). ‘Role of smart policies and regulation in financial inclusion’, Alliance for Financial Inclusion 6. Kabakova, O. & Plaksenkov, E. (2018). ‘Analysis of factors affecting financial inclusion: Ecosystem view’, Journal of Business Research, volume 89, August 2018, pp. 198-205 7. Le & Phuong, 2018. ‘Tiếp cận TCTD của các nước ASEAN và một số khuyến nghị đối với Việt Nam’, Available at: https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet?leftWidth=20%25& showFooter=false&showHeader=false&dDocName=SBV327375&rightWidth=0%25&centerWi dth=80%25&_afrLoop=6943521476166577#%40%3F_afrLoop%3D6943521476166577%26cen terWidth%3D80%2525%26dDocName%3DSBV327375%26leftWidth%3D20%2525%26rightW idth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrlstate%3D19vvcfsbw9_9 8. Man, N. (2018). Thách thức tín dụng tiêu dùng. TinNhanhChungKhoan. Available at: https://tinnhanhchungkhoan.vn/tu-van-tai-chinh/thach-thuc-tin-dung-tieu-dung-245194.html 9. Morgan, P. & Trinh, L. (2018). ‘Determinants and impacts of financial literacy in Cambodia & Viet Nam’, ADB Institute. Available at: https://www.bot.or.th/Thai/AboutBOT/Activities/event/Documents/ADBI_peter_m.pdf 100 10. Nguyen, P.L. & Nguyen. M.H. (n.d.) Chuyên đề 32: Một số vấn đề chung về TCTD. Vietnam Ministry of Finance. Available at: http://daotaomof.vn/bvct/chi-tiet/377/chuyen-de-32mot-so-van-de-chung-ve-tai-chinh-toan-dien.html. 11. Pallavi, G. & Bharti, S. (2013). ‘Role of Literacy Level in Financial Inclusion in India: Empirical Evidence’. Journal of Economics, Business and Management, vol. 1, no. 3, pp. 272-276. 12. Phan V. (2018). Tiềm năng của thị trường cho vay tiêu dùng tại Việt Nam. Available at: http://ndh.vn/tiem-nang-cua-thi-truong-cho-vay-tieu-dung-tai-viet-nam2018091203554197p4c149.news. 13. Rahman, F. & Zainuddin, W. & Zaini, M. (2015). ‘Advancing Inclusive Financial System in the next decade: Advancing Inclusive Financial system in the next decade in Malaysia.’ The SEACEN centre 278, pp. 91-112. 14. Soriano, M. (2017). ‘Factors driving financial inclusion and financial performance in Fintech new ventures: An empirical study’, Institutional Knowledge at Singapore Management University. Available at: https://ink.library.smu.edu.sg/cgi/viewcontent.cgi?article=1147&context=etd_coll 15. The World Bank (2014). ‘Global Financial Development report 2014: Financial Inclusion’. The World Bank, USA: Washington DC. 16. Vietnambiz (2017). ‘Mobile banking sẽ vượt mức 142 tỷ USD vào năm 2019’. Available at: https://vietnambiz.vn/mobile-banking-se-vuot-muc-142-ty-usd-vao-nam-201936617.htm. 17. Vietnambiz (2018). ‘Một nửa dân số Việt Nam chưa có tài khoản tại ngân hàng’. Available at: https://vietnambiz.vn/mot-nua-dan-so-viet-nam-chua-co-tai-khoan-tai-ngan-hang43678.htm. 18. Widyaningrum, W. (2015). ‘Advancing Inclusive Financial System in the next decade: Strategy of Financial Inclusion - The case of Indonesia’. The SEACEN centre, 278, pp. 63-90. 101 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Nguyễn Thị Thương Giang Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện hướng tới nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân, nhất là các đối tượng dễ bị tổn thương, các nhóm có nhu cầu chưa được đáp ứng. Do đó tài chính toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Phát triển tài chính toàn diện thành công cần có sự nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng để có cơ sở đưa ra các giải pháp phù hợp. Trường hợp của Việt Nam các nhân tố về đặc điểm dân số, trình độ phát triển của mạng lưới các tổ chức tài chính, vai trò của Nhà nước, đặc điểm của người tiêu dùng tài chính… đều có những nét đặc thù cần xem xét khi phát triển tài chính toàn diện. Bài viết dưới đây tập trung nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, dịch vụ tài chính, người tiêu dùng tài chính, tổ chức tài chính… 1. Các chính sách điều hành của Chính phủ Tài chính toàn diện là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm…) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận các sản phẩm tài chính mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một chiến lược tài chính toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giúp cho người dân được tiếp cận các sản phẩm tài chính hiện đại. Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào (29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar (26,0%) nhưng thấp so với Indonesia (49%) và thấp hơn hơn nhiều so với Trung Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái Lan (81,6%). Các nghiên cứu cho thấy việc người nghèo không tiếp cận được các dịch vụ tài chính xuất phát từ sự thiếu năng lực tài chính và kinh tế. Ở tầm vĩ mô, đó là một biểu hiện của thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ cần triển khai các chương trình chính sách như chương trình xóa đói giảm nghèo, các giải pháp về an sinh xã hội… Các chính sách trên thường được cụ thể hóa trong các kế hoạch tài khóa của Chính phủ. Mục tiêu phát triển tài chính toàn diện có được thực hiện thành công và có hiệu quả hay không phụ thuộc vào năng lực tài khóa, việc quản lý tài khóa của Chính phủ và cơ sở hạ tầng pháp lý kỹ thuật để triển khai các chương trình chính sách tài chính của Chính phủ. Hiện nay, khuôn khổ luật pháp và thể chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính của Việt Nam còn thiếu và phân tán, dẫn đến người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào các giao dịch tài chính, 102 làm hạn chế sự tiếp cận và sử dụng của người dân đối với các dịch vụ tài chính chính thức. Năng lực của những cơ quan quản lý tài chính và giám sát liên quan (Ngân hàng Nhà nước, Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước…) bảo vệ người tiêu dùng tài chính còn thấp. Còn thiếu những quy định về cơ chế giải quyết khiếu nại và những hạn chế đối với quyền của người tiêu dùng đối với hệ thống thông tin tín dụng. 2. Sự phát triển của mạng lưới các tổ chức tài chính và các kênh cung ứng dịch vụ Sự phát triển của các tổ chức tài chính cho phép phát triển các sản phẩm tài chính, từ đó người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn, khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ tài chính. Mạng lưới chi nhánh của các tổ chức tài chính phát triển sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc tiết kiệm cũng như vay tiền của người dân. Khoảng cách địa lý giữa khu dân cư và các điểm giao dịch gây khó khăn cho việc tiếp cận tài chính toàn diện của người dân. Việc mở rộng mạng lưới của các NHTM khó thực hiện do cần cân nhắc các yếu tố như: doanh thu dự tính có đủ để bù đắp chi phí cho việc vận hành một chi nhánh/phòng giao dịch tại các vùng sâu, vùng xa có mật độ dân cư thưa thớt; yêu cầu tối thiểu về vốn tự có khi muốn mở thêm chi nhánh/phòng giao dịch… Chính sách phát triển của các tổ chức tài chính cũng ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện. Các ngân hàng có tỷ lệ CAR cao thường thận trọng hơn khi cho vay để đảm bảo an toàn trong hoạt động, điều đó ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện. Trong khi đó việc cung cấp tín dụng cho nhóm thu nhập thấp phần lớn đến từ các chương trình tín dụng ưu tiên của Nhà nước. Các tổ chức tín dụng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô hoạt động với quy mô nhỏ, năng lực còn hạn chế, mạng lưới hoạt động bị giới hạn chưa đáp ứng yêu cầu cho cung cấp các sản phẩm tài chính. Việc phát triển tài chính toàn diện còn phụ thuộc vào sự phát triển của các định chế tài chính chuyên biệt phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, các đối tượng chính sách xã hội và cư dân nông thôn. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông nghiệp nông thôn, đến ngày 31/12/2017 thị phần tín dụng chiếm hơn 50% toàn thị trường. Từ năm 2017 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai mô hình Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dụng nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho người dân nông thôn ở những vùng điều kiện đi lại khó khăn, nơi chưa có trụ sở ngân hàng. Ngoài ra các Ngân hàng Hợp tác xã, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cũng góp phần cung ứng sản phẩm tín dụng ngân hàng đa dạng… Thông qua các tổ chức tài chính, Chính phủ có thể phát triển tài chính toàn diện bằng việc cung cấp các sản phẩm tài chính cho người nghèo, người thu nhập thấp… Các kênh cung ứng dịch vụ hiện đại qua thiết bị di động và internet cũng là nhân tố tác động sự phát triển tài chính toàn diện. Tuy nhiên ở Việt Nam, các kênh phân phối điện tử (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, ATM, Internet Banking, Mobile Banking, SMS Banking…) đã tăng trưởng nhưng quy mô giao dịch và hiệu quả kinh tế còn thấp. 3. Sự phát triển của các sản phẩm và dịch vụ tài chính Khối lượng của các sản phẩm dịch vụ tài chính và tính đa dạng của các sản phẩm này chính là cơ sở để người dân dễ dàng hơn trong tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính. Người dân dễ bị tổn thương khi gặp các rủi ro như bệnh tật, bi kịch cá nhân, thảm họa thiên nhiên, suy giảm kinh tế… Đối với người nghèo là người có ít tài sản vật chất và có mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức còn thấp thì mức tổn thương càng lớn gấp bội. Nhà nước đã hình thành hệ thống tương trợ tài chính, bảo vệ xã hội nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Các chương trình quốc gia được triển khai nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương của người nghèo và hộ gia đình thu nhập thấp, đặc biệt trong nền kinh tế không chính thức. Những 103 khoản chi trợ cấp từ ngân sách nhà nước như chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ các hộ gia đình nghèo… giúp chống lại tình trạng đói nghèo. Nhà nước cũng có các biện pháp tài trợ đối với các loại rủi ro thiên tai và thảm họa tự nhiên. Bên cạnh đó trên thị trường cung cấp ngày càng đa dạng các sản phẩm tài chính như tiết kiệm, cho vay, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm… Sản phẩm bảo hiểm ngày càng mang lại mức độ bảo vệ cao hơn so với tiết kiệm và tín dụng khi dựa trên nguyên tắc phân bố rủi ro trên nhiều người với mức đóng phí bảo hiểm thấp trên một đầu người. Tuy nhiên các sản phẩm dịch vụ tài chính còn thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm chủ yếu tập trung vào tín dụng, trong khi dịch vụ tiết kiệm và dịch vụ thanh toán còn thiếu và chưa đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn. Các sản phẩm tín dụng nông nghiệp, nông thôn còn chưa phù hợp với nhu cầu và tính mùa vụ của các hoạt động sản xuất nông nghiệp, người dân vẫn phải đi huy động nguồn tài chính từ khu vực phi chính thức là chủ yếu. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp chính thức chưa phát triển. Sự thiếu các sản phẩm tài chính phù hợp với người dân, đặc biệt với nhóm có thu nhập thấp làm giảm khả năng bao phủ của các dịch vụ tài chính trong xã hội. Nhiều sản phẩm tín dụng yêu cầu các thủ tục giấy tờ phức tạp, hoặc các tài sản đảm bảo khiến cho người thu nhập thấp khó đáp ứng do đó không thể tiếp cận được dịch vụ. Dịch vụ thanh toán với các điểm giao dịch, các ATM, POS hiện chủ yếu phát triển tập trung ở khu vực thành thị, các địa bàn đông dân cư. Chất lượng một số dịch vụ tài chính còn chưa đáp ứng được yêu cầu… 4. Cơ sở hạ tầng tài chính Trong điều kiện phát triển công nghệ thông tin mạnh mẽ hiện nay, các tổ chức tài chính tín dụng có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng thuận lợi hơn... Cơ sở hạ tầng thanh toán như hệ thống POS/ATM, phát triển và phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, chưa phát triển rộng ở địa bàn nông thôn, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Việc phát triển hệ thống thanh toán bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch ngân hàng bán lẻ còn chậm. Vấn đề an ninh mạng và bảo mật thông tin, dữ liệu khách hàng khi cung cấp dịch vụ thẻ thanh toán và dịch vụ tài chính điện tử còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ cho việc tra cứu thông tin khách hàng của các tổ chức tài chính còn hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ cho khách hàng. 5. Đặc điểm về dân số, trình độ văn hóa, xã hội, năng lực tài chính… của người tiêu dùng tài chính Dân số Việt Nam đến năm 2017 ước tính có 93,7 triệu người, trong đó khoảng 65% sống ở vùng nông thôn, số hộ nghèo chiếm 6,7%. Trong các nhân tố thuộc về dân số, trình độ văn hóa, xã hội thì trình độ học vấn, khả năng tiết kiệm, mức độ tổn thương, công việc của người tiêu dùng tài chính cho thấy có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tài chính toàn diện. Người tiêu dùng có trình độ học vấn càng cao có xu hướng tìm các nguồn tài chính chính thức thay vì các nguồn tài chính phi chính thức, đồng thời khả năng tiết kiệm cao hơn người có trình độ thấp. Các hộ gia đình có mức độ tổn thương cao như ốm đau, dễ gặp thảm họa tự nhiên thì nhu cầu tiếp cận tài chính toàn diện sẽ thấp hơn. Những người có công việc có nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính nhiều hơn. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá có rủi ro cao và hiệu quả kinh doanh thấp nên khó tiếp cận tín dụng ngân hàng, do vậy nhóm chủ thể này có xu hướng chuyển sang sử dụng các nguồn tài chính không chính thức. 104 Thói quen tiêu dùng tiền mặt còn phổ biến. Hiện tại ở Việt Nam 91% khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, 48% khách hàng thực hiện chuyển khoản qua ngân hàng, 20% khách hàng thanh toán bằng thẻ thanh toán. Điều này cũng gây cản trở cho phát triển tài chính toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Bank (2014) Global Financial Development Report: Financial Inclusion. 2. Key APEC Documents 2017. 3. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12. 4. Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. 5. Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Mai Hảo: Một số vấn đề chung về tài chính toàn diện. 6. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo thường niên thị trường tài chính 2017 Tiếp cận tài chính (2018). 7. TS. Phạm Thị Hồng Vân, ThS. Trần Thị Thu Hường: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện - giải pháp đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam” (2018). 105 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI TỈNH THANH HÓA TS. Lê Huy Chính; ThS. Lê Thị Bình; Lê Đỗ Thu Phương Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt Nghiên cứu sử dụng bộ thang đo chất lượng dịch vụ SERQUAL nhằm đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ tài chính vi mô (TCVM), một trụ cột của tài chính toàn diện, tại ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Thanh Hóa. Thông qua khảo sát 210 khách hàng đã sử dụng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu chỉ ra rằng 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của hộ gia đình là: Sự tin cậy của khách hàng, sự đồng cảm, sự đáp ứng, phương tiện hữu hình và giá cả cảm nhận, trong đó, sự đồng cảm và sự tin cậy là hai nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lòng của đối tượng được khảo sát. Từ đó, bài viết đưa ra một số gợi ý cho NHCSXH tỉnh Thanh Hóa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm tài chính vi mô nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ này. Từ khóa: chất lượng dịch vụ; sản phẩm tài chính vi mô; sự hài lòng; Thanh Hóa 1. Giới thiệu Những năm gần đây, các tổ chức tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Quỹ tín dụng nhân dân,… đã cung cấp nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, trong đó các sản phẩm tài chính vi mô (như cho vay và huy động tiết kiệm thông qua hộ gia đình với quy mô rất nhỏ) mà NHCSXH tỉnh Thanh Hóa đang cung cấp được đánh giá có vai trò hết sức quan trọng, tác động rất tích cực đến công tác phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các sản phẩm tài chính vi mô mà NHCSXH trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai còn gặp những khó khăn, bất cập như: nguồn vốn hiện nay vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp, các sản phẩm dịch vụ tài chính chưa đa dạng, chưa linh hoạt, hoạt động của NHCSXH mới chỉ dừng lại ở việc cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ do đó chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia của bộ phận không nhỏ các hộ gia đình gặp khó khăn… Do đó, cần phải có những biện pháp phù hợp, kịp thời để tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng của sản phẩm tài chính vi mô đối với mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chất lượng dịch vụ Chất lượng dịch vụ là kết quả đánh giá của khách hàng dựa trên những tiêu chí thông qua kinh nghiệm và mong đợi của họ và những ảnh hưởng từ hình ảnh của doanh nghiệp (Caruana, 2000). Parasuraman và cộng sự (1985) cho rằng “Chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ”. Định nghĩa này đã được giới học giả và quản trị chấp nhận, sử dụng rộng rãi vào nghiên cứu cũng như ứng dụng thực tế. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ Hiện nay có nhiều mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ, trong đó được sử dụng rộng rãi nhất là: mô hình mức độ kỳ vọng - mức độ cảm nhận (SERVQUAL), mô hình mức độ cảm nhận 106 (SERVPERF), và mô hình mức độ quan trọng - mức độ thể hiện (IPA). Qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm, mô hình SERVQUAL do Parasuraman và cộng sự (1985) đề xuất vẫn tỏ rõ sự hữu ích trong nghiên cứu chất lượng dịch vụ. Bộ thang đo SERVQUAL nhằm đo lường sự cảm nhận về dịch vụ thông qua năm thành phần chất lượng dịch vụ, bao gồm: 1. Tin cậy (reliability): thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng hạn ngay lần đầu. 2. Đáp ứng (responsiveness): thể hiện sự sẵn lòng của nhân viên phục vụ nhằm cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. 3. Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng. 4. Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân khách hàng. 5. Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị để thực hiện dịch vụ. Giá cả cảm nhận Giá cả cảm nhận là cái mà người tiêu dùng trả tiền cho việc mua bán được, một cách kỹ thuật, những gì họ bỏ hoặc hy sinh, được đo bằng một thuật ngữ tiền tệ, để có được mong muốn hàng hóa và dịch vụ (Monroe & Krishman, 1985). Giá cả cảm nhận là sự đánh giá của khách hàng về mức độ hi sinh và giá trị của nó so với những gì mà họ sẽ nhận được (Jacoby & Olson, 1977). Giá cả được khách hàng cảm nhận dựa trên hai tiêu chí: chi phí bằng tiền phải trả cho sản phẩm và chi phí cơ hội phải hy sinh đối với những gì có thể mua bằng số tiền đó. Cũng cần lưu ý ở đây, người tiêu dùng có thể không phải luôn luôn được hiểu biết hay sắc sảo trong việc so sánh của họ khi họ mã hóa giá trong một cơ sở hằng ngày. Họ chỉ làm theo những cách có ý nghĩa đối với họ nhất (Zeithaml 1988, 1982; Dickson & Sawyer, 1990). Chất lượng dịch vụ, giá cả cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng Nhiều nghiên cứu về chất lượng dịch vụ nhằm giúp các tổ chức đo lường và đánh giá chất lượng dịch vụ, góp phần vào đo lường và củng cố sự thỏa mãn của khách hàng đối với sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) do tổ chức cung cấp. Chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng là hai khái niệm phân biệt (Zeithaml, 1988). Theo Kotler & Keller (2006), sự hài lòng (SHL) của khách hàng là mức độ trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả nhận được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của chính họ trước đó. Theo Cronin & Taylor (1992), chất lượng sản phẩm/dịch vụ là nhân tố tác động nhiều nhất đến SHL. Do đó, muốn nâng cao SHL của khách hàng, nhà cung cấp dịch vụ phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Sự hài lòng khách hàng là kết quả của cảm nhận về giá cả cảm nhận được đo bằng mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ cảm nhận và giá cả cảm nhận. Giá cả cảm nhận đóng vai trò trong việc truyền đạt chất lượng dịch vụ đến người mua. Giá cả dịch vụ là cảm nhận chủ quan của khách hàng với giá cả cảm nhận tương tự của nhà cung cấp khác. Mô hình nghiên cứu đề xuất Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa các yếu tố về chất lượng đến sự hài lòng, nghiên cứu nhằm kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ với sự hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Nghiên cứu kế thừa bộ thang đo SERQUAL có điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu, trong đó tác giả kế thừa 4 nhân tố của mô hình SERQUAL bao gồm: (1) Phương tiện hữu hình; (2) Sự đồng cảm; (3) Sự đáp ứng; (4) Độ tin cậy; và bổ sung nhân tố Giá cả cảm nhận. Mô hình nghiên cứu cụ thể như sau: 107 Sự tin cậy Sự hài lòng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Sự đồng cảm Sự đáp ứng Phương tiện hữu hình Giá cả cảm nhận Hình 1: Mô hình nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu gồm: H1: Sự tin cậy có tác động tích cực với sự hài lòng của khách hàng H2: Sự đồng cảm có có tác động tích cực với sự hài lòng của khách hàng H3: Sự đáp ứng có có tác động tích cực với sự hài lòng của khách hàng H4: Phương tiện hữu hình có có tác động tích cực với sự hài lòng của khách hàng H5: Giá cả cảm nhận có tác động tích cực với sự hài lòng của khách hàng 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi các hộ gia đình đã sử dụng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, thời gian lấy mẫu từ tháng 10/2018 01/2019 theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Thang đo đơn hướng được sử dụng là thang đo likert 5 điểm với điểm 1 là rất không tốt tới điểm 5 là rất tốt. Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu như: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha, Phân tích nhân tố khám khá (EFA), phân tích hồi quy. Chọn mẫu: Trong nghiên cứu này có 25 biến quan sát với số mẫu được chọn gấp từ 5 lần số biến sẽ là từ 125 phiếu. Ngoài ra, theo Tabachnick and Fidell (1996) để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8k+ 50 (trong đó n là kích cỡ mẫu, k là số biến độc lập của mô hình). Dựa vào biến quan sát trong nghiên cứu này (25 biến) thì số lượng phiếu cần thiết là n ≥ 125 phiếu. Từ lý do đó, tác giả sử dụng tiến hành phát ra là 230 phiếu, kết quả thu về 210 phiếu hợp lệ đưa vào phân tích. 4. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa Đặc điểm phân bố mẫu theo các yếu tố nhân khẩu học Bảng 1: Bảng phân bố mẫu theo các yếu tố nhân khẩu học Giới tính Độ tuổi 108 Thuộc tính Nam Nữ Dưới 20 Từ 20 đến dưới 35 Từ 35 đến dưới 45 Trên 45 Số lượng % 66 144 35 60 72 43 31,4 68,6 16,7 28,6 34,3 20,5 Mục đích vay Thời hạn vay Thuộc tính Giải quyết việc làm Tiêu dùng SXKD NS & VSMT Khác Ngắn hạn Dài hạn Số lượng % 26 59 83 29 13 78 132 12,4 28,1 39,5 13,8 6,2 37,1 62,9 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Kết quả tổng số bảng câu hỏi thu về hợp lệ đưa vào xử lý là 210 phiếu. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS.20 để xử lý 25 biến quan sát, kết quả tác giả loại 2 biến STC5 - NHCSXH tỉnh Thanh Hóa thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ (thông báo kết quả cho vay, giải ngân,...) và SDC5 - Ngân hàng có chính sách ưu đãi hơn cho khách hàng truyền thống, khách hàng uy tín (giảm lãi suất cho vay,…) vì có hệ số tương quan biến tổng < 0,3. Kết quả xử lý các biến còn lại (20 biến độc lập và 3 biến phụ thuộc) được thể hiện thông qua bảng dưới đây: Bảng 2: Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo Biến Sự tin cậy Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Alpha = 0,893 STC1 14.938 10.977 .691 .880 STC2 14.948 9.562 .799 .855 STC3 14.910 10.494 .754 .866 STC4 15.076 10.119 .691 .880 STC6 14.986 9.708 .764 .863 Sự đồng cảm Alpha = 0,919 SDC1 11.19 6.538 .773 .909 SDC2 11.18 5.945 .831 .890 SDC3 11.20 6.084 .830 .890 SDC4 11.22 5.885 .828 .891 Sự đáp ứng Alpha = 0,863 SDU1 7.20 2.467 .729 .745 SDU2 7.28 2.203 .704 .772 SDU3 7.18 2.576 .669 .800 PTHH1 11.30 4.469 .543 .771 PTHH2 11.31 4.322 .623 .729 PTHH3 11.37 4.252 .670 .705 PTHH4 11.28 4.737 .576 .753 Phương tiện hữu hình Alpha = 0,792 109 Biến Giá cả cảm nhận Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Alpha = 0,916 GCCN1 10.58 7.068 .856 .873 GCCN2 10.41 6.865 .840 .880 GCCN3 10.22 8.612 .754 .914 GCCN4 10.61 6.986 .812 .890 Sự hài lòng Alpha = 0,886 SHL1 7.64 2.854 .743 .821 SHL2 7.61 2.392 .791 .783 SHL3 7.45 3.071 .733 .835 Các biến quan sát còn lại đều có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 06. Kết quả kiểm định chứng tỏ thang đo sử dụng phù hợp, các hệ số tương quan biến tổng đều từ 0.3 trở lên (Nunnally and Bernstein, 1994). Do đó, các biến đo lường này đều chấp nhận được về mặt tin cậy và được sử dụng trong phân tích EFA. Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập Kết quả phân tích ma trận xoay 20 biến độc lập được chia làm 5 nhóm nhân tố, các biến đều có hệ số Factor loading > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là phù hợp (Bảng 3). Bảng 3: Phân tích nhân tố (ma trận xoay) cho các biến độc lập 1 STC2 STC6 STC3 STC1 STC4 SDC4 SDC3 SDC2 SDC1 GCCN1 GCCN2 GCCN4 GCCN3 PTHH3 PTHH4 PTHH2 PTHH1 SDU2 SDU1 SDU3 110 Component 3 2 4 5 .852 .844 .780 .773 .745 .882 .870 .863 .830 .910 .909 .887 .855 .802 .759 .754 .730 .823 .782 .736 Phân tích hồi quy Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biến. Sau khi chạy phần mềm SPSS.20 cho kết quả như sau: Bảng 4: Kiểm định sự phù hợp của mô hình Model R R bình phương 1 R bình phương hiệu chỉnh .628 Sai số chuẩn của dự báo .621 Durbin-Watson .496 1.357 Bảng 5: Kiểm định F Tổng bình phương Mô hình 1 Trung bình bình phương df Hồi quy 75.940 5 15.188 Số dư 60.018 204 .294 Tổng 135.958 209 F 51.624 Sig. .000b Kết quả nhận được của kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể, xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ biến độc lập hay không. Kiểm định F cho thấy mức ý nghĩa Sig. rất nhỏ (Sig. = 0.000) (bảng 5) và hệ số xác định R2 = 0.628 (R2 hiệu chỉnh = 0.621) chứng minh cho sự phù hợp của mô hình, tức có trên 50% sự hài lòng chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa của khách hàng được giải thích bởi 5 biến độc lập trên. Hệ số Durbin-Watson = 1.357 (>1) cho biết không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến. Thực hiện kiểm định Kolmogorov-Smirnov, với sig. = 0,2 (lớn hơn 0,05) cho thấy chấp nhận giả thuyết phân phối của phần dư là phân phối chuẩn. Bên cạnh đó, qua quan sát mức độ các điểm quan sát phân tán xung quanh đường thẳng kỳ vọng, ta thấy phân phối phần dư hoàn toàn trùng hợp với một phân phối chuẩn, các điểm quan sát không nằm quá xa so với đường thẳng kỳ vọng. Vì vậy có thể kết luận phần dư được phân phối chuẩn hóa. Hình 2: Biểu đồ và đồ thị so sánh của phần dư chuẩn hóa Mặt khác, kiểm định one - sample test đối với phần dư cho giá trị sig.=1, cho thấy giá trị trung bình của các phần dư bằng 0; Kiểm định hệ số tương quan Pearson giữa phần dư và biến độc lập cho thấy giá trị sig. giữa phần dư và các biến độc lập đều bằng 1, bác bỏ giả thuyết tự tương quan, do đó không có mối quan hệ tương quan giữa phần dư và các biến độc lập. Thỏa mãn giả thiết phương sai không đồng nhất. 111 Kết quả phân tích hồi quy bội như sau: Bảng 6: Kết quả phân tích hồi quy bội Model Unstandardized Coefficients B (Constant) Std. Error -.565 .288 STC .313 .056 SDC .323 SDU Standardized Coefficients t Sig. Beta Collinearity Statistics Tolerance VIF -1.964 .051 .316 5.592 .000 .724 1.382 .053 .346 6.045 .000 .746 1.341 .155 .062 .153 2.479 .014 .647 1.546 PTHH .216 .060 .162 3.577 .000 .835 1.198 GCCN .169 .044 .166 3.847 .000 .930 1.075 Qua kết quả ở bảng trên, ta thấy tất cả các biến độc lập đều có Sig. nhỏ hơn 0.05 tức là tất cả các yếu tố độc lập đều có ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Mức độ quan trọng của từng yếu tố tùy thuộc vào hệ số Beta đã chuẩn hóa (xét về giá trị tuyệt đối của hệ số), hay nhân tố nào có hệ số Beta đã chuẩn hóa lớn thì tác động mạnh đến sự hài lòng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. Ta có phương trình hồi quy như sau: Y = 0.316STC+ 0.346SDC + 0.143SDU + 0.182 PTHH + 0.186GCCN + u Trong đó: Y: sự hài lòng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa; STC: Sự tin cậy của khách hàng; SDC: Sự đồng cảm; SDU: sự đáp ứng; PTHH: phương tiện hữu hình; GCCN: Giá cả cảm nhận Trong các biến thì biến sự đồng cảm có hệ số tương quan được chuẩn hóa là 0.346. Điều này mang ý nghĩa là khi thay đổi thêm 1 điểm đánh giá của khách hàng về sự đồng cảm thì sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm vi mô sẽ tăng thêm được 0.346 điểm. Ngoài ra, biến này cũng có tác động mạnh nhất đến sự đồng cảm thì sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, tiếp đó là các biến: Sự tin cậy (β =0.316), giá cả cảm nhận (β =0.166), phương tiện hữu hình (β =0.162), sự đáp ứng (β =0.153). Các nhân tố này cũng được xét tương tự và đều có tác động cùng chiều dương với sự hài lòng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa. 4. Kết luận và kiến nghị Thông qua kết quả ở mô hình hồi quy, có thể thấy 05 nhân tố có quan hệ thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, đó là: Sự tin cậy của khách hàng, sự đồng cảm, sự đáp ứng, phương tiện hữu hình và giá cả cảm nhận. Theo kết quả nghiên cứu, nhân tố sự đồng cảm tác động mạnh nhất đến sự hài lòng, điều nay cho thấy đối với hộ nông dân họ rất mong muốn ngân hàng hiểu rõ nhu cầu của họ, luôn chia sẻ khó khăn, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Tiếp đến, nhân tố sự tin cậy có ảnh hưởng tương đối mạnh đến sự hài lòng, do đó, việc tạo niềm tin, sự an toàn cũng như cam kết thực hiện các điều khoản trong hợp vay là yếu tố quyết định nhất đến sự hài lòng. Nhân tố phương tiện hữu hình và giá cả cảm nhận có tác động khá tương đồng đến sự hài lòng của khách hàng. Nhân tố sự đáp ứng có tác động ít nhất đến sự hài lòng. Như vậy, để nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tài chính vi mô tại NHCSXH tỉnh Thanh Hóa, Ngân hàng cần chú trọng việc tạo được sự đồng cảm, độ tin cậy, niềm tin cho khách hàng, nỗ lực cắt giảm chi phí lãi vay, chi phí giao dịch, tăng khả năng đáp ứng với khách hàng, cũng như cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, giúp khách hàng yên tâm sử dụng các sản phẩm tài chính vi mô của ngân hàng, tạo điều kiện thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới./. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Caruana, A., Money, A.H. & Berthon, P.R. (2000), ‘Service Quality and Satisfaction The Moderating Role of Value’, European Journal of Marketing, 34, 1338-1352. 2. Cronin, J. & Taylor, S. (1992), ‘Measuring Service Quality: A Reexamination and Extension’, Journal of Marketing, 56(3), 55-68. 3. Dickson, P.R. & Sawyer, A.G. (1990), ‘The Price Knowledge and Search of Supermarket Shoppers’, Journal of Marketing, 54 (6), 42-53. 4. Jacoby, J. & Olson, J.C. (1977), ‘Consumer Response to Price: an Attitudinal, Information Processing Perspective in Moving Ahead with Attitude Research’, In Moving Ahead with Attitude Research, Wind, Y. & Greenberg. P (Ed.), American Marketing Association, Chicago,73-86. 5. Kotler, P., & Keller, K.L., (2006), Marketing Management, Pearson Prentice 105 Hall, USA. 6. Monroe, K.B. & Krishnan, R. (1985), The effect of price on subjective product evaluations, perceived quality: How consumers view stores and merchandise. In J. Jacoby, & J. Olson Edition, Lexington, MA: D. C. Heath, 209-232. 7. Nunnally, J. & Berstein, I.H. (1994), Pschychometric Theory, 3rd ed., New York: McGraw-Hill. 8. Parasuraman, A., Zeithaml. V. & Berry, L. (1985), ‘A conceptual model of service quality and it’s implications for future research’, Journal of Marketing, 49(4), 41-50. 9. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics (3rd ed.). New York: HarperCollins. 10. Zeithaml, V.A. (1982), ‘Consumer Response to In-Store Price Information Environments‘, Journal of Consumer Research, 8 (3), 357-69. 11. Zeithaml, V.A. (1988). ‘Consumer Perceptions of Price, Quality, And Value: A MeansEnd Model and Synthesis of Evidence‘, Journal of Marketing, 52(3), 2-22. 113 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ThS. Vũ Thị Quỳnh Chi; ThS. Đinh Trọng Ân Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Tóm tắt Nghiên cứu này tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với mẫu nghiên cứu điều tra 315 cán bộ nhân viên làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn, trong giai đoạn 03 năm (30 quan sát), số liệu dùng để phân tích của mẫu nghiên cứu được điều tra trực tiếp từ các NHTM. Bài viết sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khả định (CFA) và mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 06 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đó là: Khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ, khả năng tổ chức phục vụ, khả năng quản trị rủi ro. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới của các ngân hàng thương mại nói chung và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Từ khoá: ngân hàng thương mại, hiệu quả hoạt động 1. GIỚI THIỆU CHUNG Căn cứ Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức cơ cấu lại hệ thống tín dụng giai đoạn 2011-2015, các NHTM đã chính thức hoạt động với mô hình mới, tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM ở trong nước. Bên cạnh những thành công thì các NHTM Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp… dẫn đến năng lực canh tranh chưa cao. Do vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đòi hỏi hệ thống NHTM phải tăng cường khả năng cạnh tranh với các tổ chức phi tài chính khác. Những NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng không nằm ngoài những đòi hỏi này. Theo số liệu từ cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, tính đến tháng 10/2017 có khoảng gần 30 ngân hàng và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh. Mức tăng trưởng tín dụng toàn tỉnh đạt 11,4% thấp hơn tăng trưởng tín dụng trong cả nước. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn năm 2017 đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2016. Dư nợ tín dụng ưu đãi là 4,63 nghìn tỷ đồng, giảm 6,28% so với năm 2016. Nợ xấu được kiểm soát ở mức 1% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trong địa bàn. Đó là những con số đáng báo động cho các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng và các NHTM cả nước nói chung muốn phát triển bền vững. Một câu hỏi đặt ra: “Làm thế nào để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các NHTM nói chung và NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng hoạt động đạt hiệu quả?”. Theo kết quả khảo sát, hiện nay chưa có một tổ chức nào tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam cũng như chỉ rõ nguyên nhân cho tình trạng này. Để đạt được mục tiêu cuối cùng của kết quả hoạt động kinh doanh là hiệu quả thì nghiên cứu này nhằm chỉ ra những nhân tố thuộc về quản lý và năng lực cạnh tranh có ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Để từ đó đề xuất những giải pháp giúp NHTM kiểm soát được hoạt động kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao nhất trong tương lai. 114 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là chủ đề đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam. Một số nghiên cứu ở nước ngoài: Theo nghiên cứu của Aboagye-Debrah (2007) đã tiến hành đánh giá hiệu quả và tình tình cạnh tranh của các ngân hàng tại Ghana thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter dựa trên các tiêu chí CAMEL. Cũng dựa trên các yếu tố CAMEL thì Ililomovich (2009) đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Malaysia. Một số nghiên cứu ở trong nước: Theo Trịnh Quốc Trung (2004) tiến hành nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam dựa trên: chất lượng, giá cả và yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, hoạt động marketing…, Lê Đình Hạc (2006) tác giả tiến hành đánh giá khả năng cạnh tranh của NHTM thông qua phương thức cạnh tranh. Trong khi đó Nguyễn Việt Hùng (2008) và Đặng Hữu Mẫn (2010) áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để tiến hành nghiên cứu, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam, thông qua công cụ phân tích (SPA), phân tích bao dữ liệu (DEA) và mô hình kinh tế lượng (Tobit). Theo Nguyễn Văn Thụy (2015) cho rằng có 06 nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo Bourne & ctg (2010) cho rằng đo lường hiệu quả hoạt động là một ngã tư còn Kaplan & Norton (1992) cho rằng hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp được đo lường dựa trên 4 thành phần gồm: Tài chính, khách hàng, quy trình nội bộ và học tập phát triển. Dựa trên tổng quan tài liệu quốc tế và trong nước, nghiên cứu đã chỉ ra 06 nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm: Khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ, khả năng tổ chức phục vụ, khả năng quản trị rủi ro. Khả năng quản trị: Kế thừa các nghiên cứu Kivipold & Vadi (2010), Cameli & Tishler (2004) đã chỉ ra rằng năng lực lãnh đạo có tác động tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các tác giả có giả thuyết H1 như sau: Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa khả năng quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khả năng marketing: Theo Kotler & Amstrong (2012) cho rằng marketing góp phần rất lớn vào quá trình tạo ra giá trị và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Các nghiên cứu Vorhies & Harker (2000), Thọ & Trang (2008) cho rằng khả năng marketing đó là sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng, thay đổi thị trường, đối thủ cạnh tranh với nhau. Tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu thực nghiệm nào khẳng định hoàn toàn mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng marketing và kết quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H2 như sau: Giả thuyết H2: Có mối tương quan giữa khả năng marketing và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khả năng tài chính: Kế thừa các nghiên cứu của tác giả Baral (2005), Nguyễn Thị Quy (2008), Phan Thị Hằng Nga (2013) cho rằng khả năng tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả hoạt động của MHTM. Đo đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H3 như sau: Giả thuyết H3: Có mối quan hệ tương quan dương giữa khả năng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 115 Khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ: Theo nghiên cứu Tomas & ctg (2004), Analel & ctg (2013) đã khẳng định khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với ngành ngân hàng thì việc đổi mới sản phẩm dịch vụ có tác động như thế nào tới hiệu quả hoạt động kinh doanh? Từ đó, nghiên cứu xuất giả thuyết H4 như sau: Giả thuyết H4: Có mối tương quan dương giữa khả năng đổi mới sản phẩm và dịch vụ với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Khả năng tổ chức phục vụ: Từ kết quả nghiên cứu của Parasuraman & ctg (1998), Tahir & Bakar (2007), Ladhari & ctg (2011) đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp có khả năng tổ chức phục vụ tốt sẽ tạo lợi thế cạnh tranh để đưa sản phẩm đến với khách hàng nhanh và hiệu quả hơn. Do đó, nghiên cứu xuất giả thuyết H5 như sau: Giả thuyết H5: Có mối tương quan dương giữa khả năng tổ chức phục vụ với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Khả năng quản trị rủi ro: Kế thừa nghiên cứu của Lamarque (2005), Trần Huy Hoàng (2008) đã nhấn mạnh kết quả lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào công tác quản trị trong các hoạt động chuỗi giá trị. Như vậy, khả năng quản trị rủi ro có tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ đó, nghiên cứu xuất giả thuyết H6 như sau: Giả thuyết H6: Có mối quan hệ tương quan dương giữa khả năng quản trị rủi ro và kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. 2.2 Mô hình nghiên cứu Kế thừa các nghiên cứu trước và ứng dụng thực tế về hoạt động hiệu quả của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu đề xuất mô hình như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu Khả năng quản trị Khả năng Marketing Khả năng tài chính Kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Khả năng đổi mới SP - DV Khả năng tổ chức phục vụ Khả năng quản trị rủi ro Nguồn: Theo đề xuất của nhóm tác giả 116 Các biến thành phần của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất được trình bày trong bảng sau: Bảng 1: Xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu trong mô hình Mã hóa QT1 QT2 QT3 QT4 MK1 MK2 MK3 MK4 TC1 TC2 TC3 TC4 SP1 SP2 SP3 SP4 SP5 PV1 PV2 PV3 PV4 PV5 RR1 Định nghĩa biến Tác giả Khả năng quản trị Lãnh đạo có tầm nhìn và chiến lược tốt AMCI (2012, Lãnh đạo nhân viên trong ngân hàng tốt 2013) và thảo luận Khả năng tổ chức ngân hàng tốt của nhóm tác giả Lãnh đạo hiệu quả công việc Khả năng Marketing Đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng Vorhies &Harker Có mối quan hệ tốt với nhà phân phối, khách hàng và nhà cung cấp (2000), Homburg & ctg (2007) Thường xuyên thu thập, phân tích về đối thủ cạnh tranh Thọ & Trang (2008) Phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Khả năng tài chính Có cấu trúc tài chính hợp lý đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đạt được tốc độ gia tăng vốn tự có đáp ứng yêu cầu thị trường CAMEL và NHNN và thảo luận của Đạt được mức độ an toàn vốn theo yêu cầu của NHNN và mục nhóm tác giả tiêu của ngân hàng Kiểm soát và đảm bảo khả năng thanh khoản cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ Ngân hàng quan tâm đổi mới sản phẩm dịch vụ như một khía cạnh quan trọng của ngân hàng Ngân hàng thực hiện đổi mới để tạo ta giá trị mới cho ngân Damanpour hàng khách hàng (1991) Ngân hàng luôn thực hiện đổi mới để mở rộng thị trường và gia Deshpande & tăng thị phần Farley (2004) Ngân hàng luôn phát triển sản phẩm dịch vụ mới đảm bảo tính cạnh tranh cao Sản phẩm dịch vụ mới đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh Khả năng tổ chức phục vụ Khách hàng giao dịch tại ngân hàng được thực hiện nhanh chóng và không phải đợi lâu Nhân viên ngân hàng luôn sẵn sàng giúp đỡ và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Tahir & Bakar Nhân viên ngân hàng luôn có thái độ lịch sự và thân thiện với (2007), Ladhari & khách hàng ctg (2001) Nhân viên ngân hàng có đủ kiến thức và năng lực giải đáp các thắc mắc và yêu cầu cụ thể của khách hàng Nhân viên ngân hàng được sự tín nhiệm của khách hàng Khả năng quản trị rủi ro Ngân hàng luôn quan tâm đến hoạt động quản trị rủi ro nhằm Kết quả thảo luận đảm bảo hoạt động kinh doanh chuyên gia 117 Mã hóa RR2 Định nghĩa biến Ngân hàng có khả năng xử lý tốt các sự cố rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh và dựa trên nền tảng công nghệ RR3 Kiến thức và kinh nghiệm quản trị rủi ro của các nhà quản trị luôn đáp ứng yêu cầu công việc RR4 Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro cho nhân viên Tác giả Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại KQ1 Đạt được sự tăng trưởng thị phần theo kế hoạch KQ1 Phát triển được nhiều sản phẩm và dịch vụ mới KQ1 Luôn đạt được lợi nhuận cao KQ1 Đạt được sự hài lòng của khách hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng Kaplan & Norton (1992) Waal & Coewert (2007) Nguồn: tổng hợp từ các nguồn nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp gồm 30 biến quan sát với phương pháp chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện kết hợp lấy mẫu theo phương pháp phát triển mầm. Đối tượng khảo sát là các cán bộ nhân viên đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc thu thập số liệu được thực hiện tại các NHTM đang hoạt động tại các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên. Theo Hair et al. (2006), cỡ mẫu cho phân tích nhân tố khám phá (EFA) tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Mô hình nghiên cứu có đề xuất 26 biến quan sát do đó cỡ mẫu ít nhất là 130. Nghiên cứu sử dụng SEM đối với mô hình có 7 khái niệm trở xuống, tổng phương sai trích thấp - dưới 0,45 hoặc có khái niệm ít hơn 3 biến quan sát thì mẫu tối thiểu có 300 quan sát (Hair et al., 2006). Do đó mô hình đề xuất có 6 khái niệm nên cỡ mẫu nghiên cứu hướng tới 300. Do hạn chế về thời gian cũng như điều kiện thực hiện nghiên cứu tiến hành điều tra 350 cán bộ nhân viên ngân hàng, sau khi sàng lọc có 315 phiếu đạt yêu cầu và đưa vào chạy mô hình để phân tích. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các nhân tố được cho là phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Cuối cùng, mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được sử dụng để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Trước khi phân tích nhân tố khám phá thì hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để kiểm định mức độ chặt chẽ của thang đo trong mô hình. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha Để tiến hành phân tích nhân tố, trước hết cần phải tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Đối với thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha >= 0,6 ta có thể chấp nhận được và các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo của các thành phần lớn nhất là 0,876 và nhỏ nhất là 0,691. Như vậy tất cả các hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0,6 và các biến có hệ số tương quan biến tổng > 0,3. Như vậy các biến đảm bảo yêu cầu để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA. 118 3.2. Kết quả phân tích nhân tố (EFA) Ta có, hệ số KMO = 0,817 điều này cho thấy dữ liệu là phù hợp để có thể tiến hành phân tích EFA. Bên cạnh đó, ta có giá trị Pvalue của kiểm định Bartlett bằng 0, tức là các biến có tương quan với nhau xét trên phạm vị tổng thể. Cũng thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, ta có phương sai trích đạt 63,825%, điều này có nghĩa rằng nhân tố được rút trích giải thích được 63,825% sự biến thiên. Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố SP1 SP3 SP5 SP2 SP4 RR4 RR3 RR1 RR2 PV1 PV5 PV3 PV2 PV4 KQ4 KQ1 KQ2 KQ3 QT4 QT3 QT1 QT2 TC3 TC2 TC1 TC4 MK2 MK4 MK1 MK3 Factor 1 ,970 ,911 ,744 ,727 ,524 2 3 4 5 6 7 ,945 ,804 ,697 ,626 ,796 ,713 ,677 ,647 ,517 ,921 ,828 ,691 ,666 ,893 ,823 ,558 ,551 ,775 ,709 ,688 ,592 ,663 ,597 ,596 ,542 Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả 119 Sau khi xoay nhân tố ta có 7 nhóm nhân tố: Nhóm nhân tố thứ nhất gồm các biến quan sát: SP1, SP3, SP5, SP2, SP4. Ta đặt tên nhóm này là Khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ, ký hiệu là SP. Nhóm nhân tố thứ hai gồm các biến quan sát: RR4, RR3, RR1, RR2. Ta đặt tên nhóm là Khả năng quản trị rủi ro, ký hiệu là RR. Nhóm nhân tố thứ ba gồm các biến quan sát: PV1, PV5, PV3, PV2, PV4. Ta đặt tên nhóm là Khả năng tổ chức phục vụ, ký hiệu PV. Nhóm nhân tố thứ tư gồm các biến quan sát: KQ4, KQ1, KQ2, KQ3. Ta đặt tên nhóm này là Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, ký hiệu là KQ. Nhóm nhân tố thứ năm gồm các biến quan sát: QT4, QT3, QT1, QT2. Ta đặt tên nhóm này là Khả năng quản trị, ký hiệu là QT. Nhóm nhân tố thứ sáu gồm các biến quan sát: TC3, TC2, TC1, TC4. Ta đặt tên nhóm này là Khả năng tài chính, ký hiệu là TC. Nhóm nhân tố thứ bảy gồm các biến quan sát: MK2, MK4, MK1, MK3. Ta đặt tên nhóm này là Khả năng Marketing, ký hiệu là MK. 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khả định (CFA) Kết quả phân tích nhân tố khả định (CFA) cho ta thấy trọng số hồi quy chuẩn hóa của tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 điều đó chứng minh mô hình đạt được giá trị hội tụ, các chỉ tiêu để đánh giá độ tương thích của mô hình với các chỉ tiêu đó là CMIN/DF, GFI, CFI, TLI và RMSEA để xem xét. Kết quả phân tích cho thấy CMIN/DF= 1,118 < 2. Thêm vào đó các chỉ số GFI = 0,921, CFI = 0,988, TLI = 0,986, các chỉ số này đều lớn hơn 0,9. Chỉ số RMSEA = 0,019 <0,08. Như vậy, điều này cho thấy độ thích hợp của dữ liệu là phù hợp. Bảng 3: Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích Nhân tố Độ tin cậy tổng hợp ( Tổng phương sai trích ( Sản phẩm 0,887 0,621 Rủi ro 0,855 0,601 Phục vụ 0,811 0,582 Kết quả 0,864 0,595 Quản trị 0,810 0,580 Tài chính 0,783 0,509 Marketing 0,741 0,501 Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả Theo kết quả tại bảng 3.2, độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích đều đạt yêu cầu là lớn hơn 0,5 (Joreskog, 1971). Như vậy, thang đo là phù hợp. 120 Hình 2: Kết quả phân tích CFA Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả 3.4. Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Từ kết quả mô hình ta có CMIN/DF = 1,118 <2 và các chỉ số GFI = 0,921, CFI = 0,988, TLI = 0,986 đều lớn hơn 0,9, RMSEA = 0,019 < 0,08. Như vậy dự liệu là phù hợp. Hình 3: Phân tích cấu trúc tuyến tính SEM 121 Tiếp theo tiến hành xem xét giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bảng 4: Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết Estimate S.E. C.R. P Ketqua <--- Sanpham ,141 ,050 2,839 ,005 Ketqua <--- Ruiro ,106 ,048 2,212 ,027 Ketqua <--- Phucvu ,325 ,074 4,365 *** Ketqua <--- Quantri ,148 ,061 2,420 ,016 Ketqua <--- Taichinh ,241 ,064 3,751 *** Ketqua <--- Marketing ,156 ,070 2,227 ,026 Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả Qua bảng kết quả trên ta có các mối quan hệ được giả thuyết trong mô hình nghiên cứu đều được chứng minh bằng kiểm định mô hình SEM. Kết quả ước lượng cho thấy các trọng số đều mang dấu dương (+) và đều có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là các nhóm nhân tố có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động kinh doanh của những ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.5 Kiểm định độ tin cậy của ước lượng bằng Bootstrap Phương pháp Bootstrap được sử dụng để kiểm định các ước lượng mô hình trong mô hình cuối cùng với mẫu lặp lại N = 500. Kết quả ước lượng từ 500 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày dưới bảng sau: Bảng 5: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N = 500 Parameter SE SE - SE Mean Bias SE-Bias CR Kết quả <-- Sanpham 0,061 0,002 0,130 0,003 0,003 1,00 Kết quả <-- Ruiro 0,061 0,002 0,160 0,001 0,003 0,33 Kết quả <-- Phucvu 0,080 0,003 0,299 0,003 0,004 0,75 Kết quả <-- Quantri 0,070 0,002 0,144 -0,003 0,003 -1,00 Kết quả <-- Taichinh 0,074 0,002 0,232 -0,006 0,003 -2,00 Kết quả <-- Marketing 0,069 0,002 0,139 -0,005 0,003 -1,66 Nguồn: Theo kết quả tính toán của tác giả Nghiên cứu này tác giả thực hiện Bootstrap bằng cách lấy mẫu lặp lại với kích thước N = 500. Kết quả ước lượng từ 500 mẫu được tính trung bình cùng với độ chệch được thể hiện ở bảng trên cho thấy độ chệch (Bias) và sai số lệch chuẩn của độ chệch (SE- Bias) tuy xuất hiện nhưng không lớn. Giá trị của CR <2 nên có thể khẳng định độ chệch rất nhỏ và không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% chứng tỏ các ước lượng trong mô hình là đáng tin cậy. 4. Kết luận Dựa vào thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và kết quả mô hình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM như sau: 122 Thứ nhất, về khả năng quản trị, thông qua kết quả nghiên cứu, khả năng quản trị (β=0,148). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng quản trị có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Để nâng cao hiệu quả, các ngân hàng trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự quản lý: Xây dựng cơ chế lựa chọn nhân sự công khai minh bạch, dựa những tiêu chuẩn đánh giá hằng năm kết hợp với kế hoạch bồi dưỡng cán bộ. Thêm vào đó ngân hàng cũng cần xây dựng hệ thống thông tin quản lý giúp quá trình quản trị được khoa học, tốn ít thời gian và chi phí. Thiết lập quy trình xử lý các nhiệm vụ một cách đầy đủ và rõ ràng, thiết kế các báo cáo phù hợp, điều này giúp việc cung cấp thông tin của nhân viên cho nhà quản trị được đầy đủ và kịp thời. Thứ hai, khả năng marketing theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố này có hệ số (β=0,156) điều đó khẳng định khả năng marketing của các NHTM có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, để phát triển khả năng này cần thực hiện tốt chính sách bán hàng, tư vấn hỗ trợ khách hàng, gìn giữ sự hài lòng và tăng cường hợp tác với khách hàng. Nghiên cứu đề xuất với các NHTM cần thực hiện các chính sách nhằm thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng, tạo dựng sự trung thành của khách hàng đối với các NHTM là điều rất cần thiết. Bên cạnh đó cần bố trí nhân viên có kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu vững vàng, nhã nhặn và nhiệt tình để có thể đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Thứ ba, nâng cao khả năng tài chính với quá trình tăng trưởng và phát triển của các NHTM nhằm hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Từ kết quả nghiên cứu thông qua hệ số (β=0,241) là nhân tố có mức độ ảnh hưởng khá mạnh tới kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để nâng cao khả năng tài chính của các NHTM cần tập trung một số đề xuất sau: Tăng vốn tự có và hệ số an toàn vốn nhưng phải đảm bảo đúng theo quy định số 10/2011/NĐ-CP về việc quy định mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Để nâng cao khả năng sinh lời thì cần phải tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí phù hợp với điều kiện thực tế từng ngân hàng. Thứ tư, khả năng đổi mới sản phẩm - dịch vụ: Hiện nay, các ngân hàng ngày càng phát triển, do vậy việc đổi mới sản phẩm dịch vụ làm một trong những công cụ quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để làm được điều này, các ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngân hàng cần chú trọng và tận dụng các lợi thế mà từng ngân hàng đang có từ đó xây dựng các sản phẩm dựa trên các thế mạnh của mình. Cũng trong quá trình phát triển sản phẩm mới trước hết là nâng cao chất lượng dịch vụ truyền thống và đưa các sản phẩm mới vào khai thác đặc biệt là các sản phẩm tạo thêm giá trị gia tăng. Các sản phẩm mới đưa ra phải được nghiên cứu một cách cẩn thận, có những đánh giá rõ ràng tạo sự thuận lợi về mặt thời gian và các thủ tục hành chính cho khách hàng khi cần thiết. Thứ năm, khả năng tổ chức phục vụ, theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố tổ chức phục vụ có ảnh hưởng mạnh nhất thông qua hệ số (β=0,325). Điều này phù hợp với tình hình thực tế cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM thì khách hàng ngày càng có nhiều cơ hội lựa chọn các dịch vụ và khả năng phục vụ tốt nhất của các ngân hàng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả chất lượng phục vụ khách hàng nhằm thu hút và giữ chân khách hàng thì các NHTM cần quan tâm đến chất lượng hoạt động giao dịch trực tiếp với khách hàng đảm bảo khách hàng luôn được hài lòng khi sử dụng dịch vụ của đơn vị mình cả về chất lượng sản phẩm lẫn chất lượng dịch vụ. Khi đó các NHTM cần quan tâm đến tổ chức con người tham gia vào các khâu tiếp xúc khách hàng đạt hiệu quả tốt nhất. Thứ sáu, khả năng quản trị rủi ro, kết quả nghiên cứu có hệ số (β=0,106) điều đó khẳng định khả năng quản trị rủi ro có có có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Để nâng cao khả năng quản trị rủi ro đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng thì đòi hỏi các ngân hàng cần phải quan tâm đến các nội dung: Phải có tư duy mới về quản trị rủi ro, rủi 123 ro tác nghiệp, rủi ro thị trường. Do vậy các NHTM cần đa dạng hóa danh mục cho vay và đa dạng hóa khách hàng tránh tập trung tín dụng như hiện nay. Bên cạnh đó là không ngừng nâng cao công nghệ nhằm đáp ứng trong quá trình kiểm soát quy trình và hoạt động kinh doanh. Các NHTM cần thiết kế một mô hình quản trị rủi ro theo khuyến nghị của Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS ban hành vào tháng 6/2012. Căn cứ vào đó thì những khuyến nghị này không chỉ sẽ giúp cho NHTM nâng cao khả năng quả trị rủi ro mà còn giảm nợ xấu của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aboagye-Debrah, K, (2007). Competition, Growth and Performance in the banking industry in Ghana. Unpulished Doctor of Philosophy, St Clements University. 2. Baral, K. J (2005). Health Check-up of Commercial Banks in the Famework of CAMEL: A Case Study ò Joint Venture Banks in Nepal. The Journal of Academy of Managenment Science, 27(4), pp 411-427. 3. Bourne, M., Melnyk, S., Bitici, U., Platts, K., Andersen, B. and Onsoyen, L.E (2010), Emerging issues in performance measurement. Call for papers, special issue of Management Accounting Research, available at: ww.som.cranfield.ac.uk/som/dinamiccontent/media/CBP/Symposium%20%20MAR/100128%10 0120call%100120for%100120papers.pdf. 4. Cameli, A., & Tishler, A (2004). The relationships between intangible organizational elements and organizational performance. Strategic Management Journal, 25 pp 1257-1278. 5. Cục thống kê Tỉnh thái Nguyên năm 2017. 6. Đặng Hữu Mẫn (2006), Năng lực cạnh tranh của các NHTM VN- Thực trạng và những đề xuất cải thiện. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 6(41), 264-273. 7. Ililomovich, S, E, (2009). Factors affacting the performance of foreign banks in Malaysia. Unpublished Mastor of sience, Utara University. 8. Jöreskog, K.G. (1971). Simultaneous factor analysis in several populations. Psychometrika, 36, 409-426. 9. Kaplan R, S, Norton.D.P, (1992). Jan-Feb. The Balanced Scorecard as a Strategic Management System. Havard Business Review, pp 71-79. 10. Kivipold K, Vadi.M, (2010). A measurement tool for the evaluation of organizational leadership capability. Baltic Journal of Bank Marketing, 31(5), pp 368-387. 11. Kotler, P & Amstrong. G, (2012). Principle of Marketing (14th ed): Pearson Prentice Hall 12. Lamarque, E, (2005). Identifying key activities in banking firms: A competence- Based analysis. Advances in Applied Business Strategy, 7, pp 29-47. 13. Lê Đình Hạc (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 14. Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2008). Nghiên cứu năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Đề tài B2007-09046-TĐ. 15. Nguyễn Thị Quy (2008). Năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam xu thế hội nhập: NXB Lý luận chính trị. 16. Nguyễn Văn Thụy (2015).Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 17. Nguyễn Việt Hùng (2008). Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân. 124 18. Parasuraman. A, Zeithaml. V.A, Berry. L.L, (1998). SERVQUAL: a multiple item scale for measuring consumer perception of service quality. Journal of Retailing, 64(1), pp 12-37. 19. Phan Thị Hằng Nga (2013). Năng lực tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học ngân hàng TP. Hồ Chí Minh. 20. Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”. 21. Tahir. I.M, &Bakar, N.M, (2007). Service quality GAP and customers’ satisfactions of commercial banks in Malaysia. International Review of Business Research Papers, 4(4), pp 237-366 22. Tomas, G., Hult.M, Robert.F, Hurley.B, & Knight. A. G,(July2004). Innovativeness: Its antecedent and impact on business performance. Industrial Marketing Management, 33(5), pp 429-438. 23. Theo Hair, J.J, F,., Black, W,C., Babin, B, J., Anderson, R, E., Tatham, R, L., (2006). Multivariate Data Analysis. New Jersey: Prentice Hall. 24. Trần Huy Hoàng (2008). Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM để phát triển bền vững. Tạp chí kinh tế phát triển, (212). 25. Trịnh Quốc Trung (2004). Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập các ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010. Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. 26. Vorhies, W, D., & Harker. M (2000). The capabilities and performance advantages of market-driven firm: An empirical investigation, Australian Journal Managenment, 25(2), pp145-172. 125 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN 2011-2018 ThS. Nguyễn Ngọc Thảo Trang ThS. Vũ Thanh Tùng Trường Đại học Tài chính Marketing Tóm tắt Cấu trúc vốn là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường, được sử dụng để tài trợ cho quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Một cấu trúc vốn được gọi là tối ưu phải bảo đảm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã có rất nhiều nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2018 dù có rất nhiều sự kiện kinh tế có sức ảnh hưởng lớn ảnh hưởng đến hoạt động doanh nghiệp như các hiệp định thương mại quốc tế AEC, TPP, Brexit, sự thay đổi chính trị tại Mỹ… nhưng lại chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Đó là lý do nhóm tác giả quyết định khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2011-2018, từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp có thể xem như một nguồn tham khảo cho các quyết định tài chính của mình. Từ khóa: Cấu trúc vốn, cấu trúc vốn doanh nghiệp, phi tài chính, lựa chọn cấu trúc vốn. 1. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn Các lý thuyết hiện đại về cấu trúc vốn bắt đầu với những bài báo nổi tiếng của Modigliani và Miller (M&M) công bố vào năm 1958. Trong bài báo này M&M ủng hộ phương pháp tiếp cận bằng thu nhập hoạt động ròng, cho rằng giá trị thị trường công ty độc lập hoàn toàn với cấu trúc vốn khi có cùng mức độ rủi ro. Dựa trên những giả định của thị trường vốn hoàn hảo, không tồn tại thuế, điều này được cho không phù hợp trong thực tế. Vì vậy định đề đã được chỉnh sửa vào năm 1963, kết hợp ảnh hưởng của thuế và cho rằng giá trị doanh nghiệp có sử dụng nợ bằng giá trị doanh nghiệp không sử dụng nợ ở cùng một dạng rủi ro cộng với khoản lợi tức đến từ việc sử dụng nợ (Modigliani và Miller 1963). Năm 1977, Miller lại cho rằng cấu trúc vốn không liên quan với cả thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Jenshen và Meckling phát triển lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên chi phí đại diện vào năm 1976. Họ cho rằng công ty phải gánh chịu hai loại chi phí đại diện: chi phí liên quan đến cổ đông bên ngoài và chi phí liên quan đến sự hiện diện của nợ trong cơ cấu vốn. Đầu tiên, tổng chi phí đại diện giảm và sau khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu đạt đến một mức độ nhất định, chi phí lại tăng. Chi phí đại diện trở thành thước đo tối thiểu cho tỷ lệ nhất định vốn chủ sở hữu bên ngoài. Vì vậy lý thuyết này đòi hỏi có khái niệm cơ cấu vốn tối ưu. Hai bộ lý thuyết cấu trúc vốn được phát triển trong nửa sau thập niên 1970 và nửa đầu năm 1980. Ross đã phát triển tập hợp các lý thuyết cấu trúc vốn dựa trên sự bất cân xứng thông tin vào năm 1977, Myers và Majluf phát triển các phần tiếp theo vào năm 1984. Phần đầu tiên phản biện rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn doanh nghiệp sẽ phát tín hiệu cho những nhà đầu tư bên ngoài về tình hình nội bộ công ty và phần lý thuyết thứ hai cho rằng cấu trúc vốn được thiết kế để giảm thiểu sự kém hiệu quả trong quyết định đầu tư do thông tin bất cân xứng (Harris và Ravis 1991). Trong quá trình phát triển của lý thuyết cấu trúc vốn, Myers đã xây dựng và đưa ra lý thuyết trật tự phân hạng vào năm 1984, ban đầu được phát triển bởi Donaldson năm 1961. Theo lý thuyết này, những nhà quản lý ủng hộ mạnh mẽ tài trợ nội bộ là một nguồn vốn mới nhằm loại trừ các nguồn vốn bên ngoài thỉnh thoảng dôi dư không cần thiết. Nó cũng giải thích mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và tỷ lệ nợ, đồng thời cho rằng không có cấu trúc vốn mục tiêu. Trong lĩnh vực tài chính, khi có nhu cầu vốn sẽ ưu tiên tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, sau đấy là 126 vay nợ và cuối cùng là tài trợ vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (Martin và những người khác 1988). Do đó lý thuyết trật tự phân hạng được xem như cơ sở để giải thích các hành vi tài trợ của nhà quản lý. 2. Mô hình nghiên cứu Các nghiên cứu lý thuyết trên cho rằng tồn tại một cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp, ở cấu trúc vốn đó, lợi ích của lá chắn thuế bù trừ tốt nhất cho các thiệt hại mà việc gia tăng vay nợ mang lại như: chi phí khốn khó tài chính, chi phí đại diện. Về dữ liệu nghiên cứu là mô hình dữ liệu dạng bảng (Data Panel) các chỉ số tài chính của 95 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2011-2018. Dựa vào các nghiên cứu của Mehdi Janbaz, Joshua Abor (2008), Keshar J. Baral (2003), Wanrapee Banchuenvijit, Jean J. Chen (2003), Fakher et al. (2005), Zafar et al. và những yếu tố đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, bài nghiên cứu đưa ra mô hình hồi quy như sau để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn : D/A = β0 + β1 (Tuổi) + β2 (Quy mô) + β3 (Tỷ lệ tăng trưởng) + β4 (Thuế) + β5 (Lợi nhuận) + β6 (Cơ cấu tài sản) + β7 (Tỷ lệ vốn nhà nước) + ε Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu bao gồm: tỷ suất tổng nợ trên tổng tài sản được đại diện cho nhân tố cấu trúc vốn. Các biến độc lập của mô hình gồm: AGE (tuổi thọ doanh nghiệp), SIZE (quy mô doanh nghiệp), SALE_GROW (tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp), EFFECT_TAX (thuế suất hiệu lực thuế thu nhập doanh nghiệp), ROA (khả năng sinh lời của doanh nghiệp), TANG (cấu trúc tài sản của doanh nghiệp), STATE (tính sở hữu nhà nước của doanh nghiệp). Biến số phụ thuộc Y : D/A = Tổng nợ / Tổng tài sản năm 2018 Biến số độc lập X1 : Tuổi công ty (AGE) X1 được tính bằng số năm kể từ khi công ty trở thành công ty cổ phần đến năm 2018. Theo lý thuyết, tuổi càng lớn là bằng chứng mạnh về tính hoạt động liên tục của công ty, chứng tỏ sự bền vững và đáng tin cậy, thường được xếp hạng mức độ tín nhiệm cao trong mắt các nhà cho vay. Do đó tuổi công ty thường có mối quan hệ cùng chiều (+) với nợ vay. X2 : Quy mô công ty (SIZE) X2 = Log(TA 2018) với TA là tổng tài sản công ty. Tương tự như biến tuổi, quy mô công ty cũng thường được xem là bằng chứng đáng tin cậy đối với nhà cho vay, Công ty có quy mô càng lớn càng dễ thâm nhập vào thị trường vốn và xác suất phá sản tương đối thấp. Vì vậy quy mô công ty tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X3 : Tỷ lệ tăng trưởng (SALE_GROW) X3= (TA_2018)/TA_2017 - 1 Công ty có tốc độ phát triển cao đòi hỏi một lượng vốn lớn, nếu mọi yếu tố khác không đổi, theo thuyết trật tự phân hạng công ty sẽ nghiêng về sự phụ thuộc vào các nguồn vốn bên ngoài, ưu tiên nhất là nợ vay. Ngoài ra khi tốc độ tăng trưởng lớn, tài sản thường được đầu tư ngày càng nhiều, do đó nguồn tài sản thế chấp ngày càng cao nên công ty càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay. Nhận định ban đầu tỷ lệ tăng trưởng công ty có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X4 : Thuế (EFFECT_TAX) X4 được tính bằng tỷ lệ thuế phải nộp trên thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty năm 2018, là mức thuế thực sự phải nộp. Thông thường công ty có mức nộp thuế cao sẽ sử dụng nhiều nợ vay để hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Do đó thuế có mối quan hệ cùng chiều (+) với đòn bẩy tài chính. X5 : Lợi nhuận (ROA) X5 = ROA = EBIT/(Tổng tài sản) tính năm 2018. 127 Theo lý thuyết trật tự phân hạng, khi công ty có nhu cầu về vốn sẽ ưu tiên các khoản tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ, sau đó mới đến các nguồn vốn bên ngoài. Bên cạnh đó, các nhà quản lý thường dè dặt huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh việc pha loãng quyền sở hữu. Vì vậy lợi nhuận theo lý thuyết này thường tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Ngược lại, lý thuyết cân bằng tĩnh cho rằng công ty có lợi nhuận càng cao sẽ sử dụng nhiều nợ hơn vì lợi ích của tấm chắn thuế và rủi ro phá sản là thấp nên dễ tiếp cận với nguồn vốn vay lớn. Do đó lợi nhuận lại có mối quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X6 : Cơ cấu tài sản (TANG) X6= (Tài sản cố định hữu hình)/(Tổng tài sản) tính năm 2018. Tài sản cố định hữu hình càng cao càng dễ dàng trong việc vay nợ vì chủ nợ tin tưởng vào tài sản thế chấp. Do đó tài sản cố định hữu hình quan hệ tỷ lệ thuận (+) với nợ vay. X7 : Tỷ lệ sở hữu nhà nước (STATE) X7 được tính bằng phần trăm sở hữu của nhà nước trong cấu trúc vốn công ty tính đến năm 2018. Đây là một biến đặc trưng cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Có quan điểm cho rằng do mối quan hệ trước khi cổ phần hóa, chủ nợ dễ dàng cho các công ty sở hữu nhà nước vay vì mức độ uy tín cao nên những công ty này thường có tỷ lệ nợ cao. Tuy nhiên các nhà quản lý công ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao lại thưởng mưu lợi cho riêng bản thân hơn là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, do đó những công ty này đòi hỏi mức độ giám sát chặt chẽ và việc vay nợ cũng khó khăn hơn. Vì vậy tỷ lệ sở hữu nhà nước có thể tỷ lệ thuận (+) hoặc tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Bảng 1: Tóm tắt mối quan hệ giữa các nhân tố và cấu trúc vốn theo mô hình lý thuyết Biến giải thích Tác động theo lý thuyết + + + + +/+ +/- X1 : Tuổi (AGE) X2 : Quy mô (SIZE) X3 : Tỷ lệ tăng trưởng (SALE_GROW) X4 : Thuế (EFFECT TAX) X5 : Lợi nhuận (ROA) X6 : Cơ cấu tài sản (TANG) X7 : Tỷ lệ sở hữu nhà nước (STATE) Nguồn: Tác giả thực hiện 3. Kết quả nghiên cứu Bảng 2: Kiểm tra tính đa cộng tuyến Variable X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7 Mean VIF VIF 1/VIF 1.35 1.17 1.27 2.01 1.77 1.92 1.05 1.24 0.740741 0.854701 0.787402 0.497512 0.564972 0.520833 0.952381 Nguồn: tác giả thực hiện 128 Nghiên cứu tiến hành kiểm tra tính đa cộng tuyến bằng lệnh VIF, kết quả cho thấy tất cả các hệ số đều nhỏ hơn 5, kết luận: không có hiện tượng đa cộng tuyến. Nghiên cứu này tiến hành hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS với lệnh xtgls, thêm lựa chọn panel (hetero) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình. Bảng 3: Kết quả ước lượng bằng phương pháp FGLS TDTA Coef. Std. Err. Z P > IzI X1 -0.013563 0.006569 -1.205518 0.2335 X2 0.100300 0.034731 -2.064770 0.0439** X3 0.105907 0.034510 2.887924 0.0056* X4 -0.271283 0.241914 3.068906 0.0034* X5 -0.009962 0.002000 -1.121405 0.2673 X6 -0.024974 0.127055 -4.980701 0.0000* X7 0.075895 0.089874 -0.196562 0.8449 Nguồn: Tác giả thực hiện Ghi chú : * có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. ** có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. 4. Kết luận Bảng 3 trình bày kết quả chạy mô hình mối quan hệ giữa các biến giải thích với tổng nợ/tổng tài sản. Trong đó các biến tuổi (age), quy mô (size), tỷ lệ tăng trưởng (sale_grow), khả năng sinh lời ROA có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1% và 5%. - Tuổi công ty (Age) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản, cho thấy những công ty mới cổ phần hóa trong thời gian gần đây vay nợ nhiều hơn, đa số đó là những công ty nhà nước sau khi cổ phần hóa cần cân bằng lại cấu trúc vốn của mình. Tuy không còn được xem là thành phần kinh tế nhà nước, ngân hàng thường e dè và thẩm định cho vay chặt chẽ hơn nhưng do mối quan hệ khá mật thiết trước khi cổ phần hóa nên các chủ nợ thường dễ dàng cho những công ty này vay. Ngoài ra những công ty cổ phần thường vay vốn dễ hơn những công ty trách nhiệm hữu hạn, khi mới cổ phần hóa thường khó huy động vốn bằng cách phát hành thêm vốn cổ phần do đó ưu tiên vay nợ khi có nhu cầu vốn đầu tư. - Quy mô công ty (Size) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản. Điều này đúng với lý thuyết cân bằng tĩnh về cơ cấu vốn và tương tự với các nghiên cứu trước đây, công ty có quy mô càng lớn càng dễ thâm nhập vào thị trường vốn, tiếp cận dễ dàng với nhiều nguồn vốn vay vì tạo được sự tin cậy trong mắt các chủ nợ. - Tỷ lệ tăng trưởng (Sale_grow) tỷ lệ thuận (+) với tổng nợ vay/tổng tài sản. Kết quả này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng, nếu những yếu tố khác không đổi, khi tăng trưởng càng cao nhu cầu vốn càng lớn, công ty thường sử dụng nguồn vốn bên ngoài, trong đó ưu tiên hàng đầu là nợ vay. - Khả năng sinh lời (ROA) tỷ lệ nghịch (-) với tổng nợ vay/tổng tài sản, phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Công ty hoạt động có lợi nhuận càng cao, nếu chính sách cổ tức là ổn định thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại càng lớn, sẽ có nhìu nguồn vốn tài trợ nội bộ khi công ty có nhu cầu, do đó tỷ lệ vay nợ sẽ thấp. - Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa thấp, do đó độ tin cậy không cao. 129 Thuế (effect tax), cơ cấu tài sản (Tang) tỷ lệ nghịch (-) với nợ vay. Điều này có nghĩa công ty có mức thuế phải nộp càng cao, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình/tổng tài sản càng lớn thì vay nợ càng ít. Kết quả mâu thuẫn với các lý thuyết về cấu trúc vốn tài chính doanh nghiệp hiện đại và đi ngược với các kết quả nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả như đã phân tích. Do không có ý nghĩa thống kê nên xem như các biến này có tác động không đáng kể lên cấu trúc vốn công ty. Tương tự cho tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước (State) tỷ lệ thuận (+) với nợ vay, tuy không có ý nghĩa thống kê nhưng kết quả này có thể cho là phù hợp vì những công ty có vốn góp nhà nước cao dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay do có mối quan hệ với các chủ nợ từ trước khi cổ phần hóa. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy những công ty mới cổ phần hóa thường vay nợ nhiều, có thể giải thích nhằm cân bằng lại cấu trúc vốn theo mục tiêu riêng công ty hoặc do đặc điểm riêng của công ty cổ phần so với hình thức công ty cũ, tuy nhiên năm 2018 vẫn còn được xem là khoảng thời gian nóng cơ cấu lại các doanh nghiệp, các dữ liệu vẫn biến động mạnh cũng như không tuân theo quy luật nhất định nên kết luận trên vẫn còn hơi sớm và chưa chính xác. Bên cạnh đó kết quả hồi quy cũng cho rằng công ty có quy mô càng lớn, tỷ lệ tăng trưởng càng cao càng thiên về khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay, có thể hiểu rằng các chủ nợ ở Việt Nam thường xem những yếu tố này như mức độ tín nhiệm để cho vay nên những công ty đó thường dễ dàng tiếp cận thị trường vốn hơn những công ty quy mô nhỏ hơn và có tỷ lệ tăng trưởng thấp. Ngoài ra khả năng sinh lời càng lớn, với mức cổ tức không đổi, công ty thường giữ lại lợi nhuận nhiều và ưu tiên tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ đó hơn là đi vay nợ, điều này phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011-2018 vì chịu ảnh hưởng khá lớn từ các sự kiện kinh tế thế giới. Do đó các nhà quản lý dè dặt trong vấn đề vay nợ và thường huy động vốn bằng các nguồn nội bộ. Nhìn chung kết quả đề tài gần giống với kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới, trừ biến tuổi do cách tính toán theo đặc điểm riêng nền kinh tế Việt Nam, vì vậy có thể thấy cấu trúc vốn của đa số các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đang được xây dựng khá đúng đắn trong bối cảnh hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS. TS. Trần Ngọc Thơ, “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, Nhà xuất bản Thống kê. 2. ThS. Phan Thanh Hiệp, 2016, “Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp công nghiệp nhìn từ mô hình GMM”. 3. J. J. Chen, Yan Xue, 2004, “ New empirical study on the capital structure of Chinese listed companies”, Working paper 2004, University of Surrey. 4. Joshua Abor, 2005, “The effect of capital structure on profitability : an empirical analysis of listed firms in Ghana”, The journal of risk finance, Vol.6 No.5 (2005). 5. Keshar J.Baral, 2003, “Determinants of capital structure: A case study of listed companies of Nepal”, The journal of Nepalese business studies, Vol.1 No.1 Dec.2004. 6. Mehdi Janbaz, 2010, “Capital structure decisions in the Iranian Corporate Sector”, Intetnational research journal of finance and economics. 7. Wanrapee Banchuenvijit, “Capital structure determinants of Thai listed companies”, University of the Thai Chamber of Commerce. 8. Zafar Zaheer et al., “Determinants of capital structure: A comprehensive Study of Textile sector of Pakistan”, International journal of academy research, vol 3. No. 5. 130 Chủ đề 3 CÁC VẤN ĐỀ CHUYÊN SÂU VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Nhóm này gồm nhiều các vấn đề chuyên sâu liên quan đến các lĩnh vực Fintech 3.1 (Khái niệm, đặc điểm, vai trò của Fintech đối với sự phát triển của tài chính toàn diện; Quá trình hình thành phát triển; Mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại với công nghệ tài chính; Thúc đẩy tài chính toàn diện thông qua quan hệ tài chính). Thực hiện giáo dục tài chính nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, giáo dục dân trí, giáo dục tài chính dành cho phụ nữ, đặc biệt là trong điều kiện công nghệ 4.0. Đẩy lùi tín dụng đen đối với thúc đẩy tài chính toàn diện, Tác động của tín dụng đối với sự phát triển nông nghiệp nông thôn . Vai trò của Bảo hiểm (Bảo hiểm kinh doanh và Bảo hiểm xã hội) đối với thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, thách thức của Bảo hiểm nông nghiệp, Bảo hiểm xã hội tự nguyện với thúc đẩy tài chính toàn diện. Nhóm thực trạng về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: Thực trạng vai trò của các Tổ chức tài chính vi mô đối với thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Vai trò của hệ thống NHTM trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Phát triển bảo hiểm vi mô nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. Thực trạng hệ thống tài chính toàn diện tại Việt Nam; Mở rộng tài chính toàn diện để đẩy lùi tín dụng đen, thực trạng vai trò của Ngân hàng chính sách xã hội trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện; Thực trạng tổ chức tài chính vi mô đối với hỗ trợ giảm nghèo; Thực trạng vai trò của Tài chính toàn diện trong việc giảm đói nghèo; Thực trạng đưa tài chính toàn diện đến với người nghèo ở vùng nông thôn Việt Nam; Thực trạng tổ chức hoạt động phi ngân hàng; thực trạng thúc đẩy tín dụng chính thức trong nông nghiệp; thực trạng tổ chức tài chính vi mô đối với người nghèo. Định hướng và giải pháp về chính sách thuế TNCN đối với nhà đầu tư trên TTCK nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện; thực hiện chiến lược giáo dục tài chính quốc gia; Giải pháp quản lý về hoạt động tín dụng phi chính thức ở Việt Nam; Các quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của Tổ chức tín dụng; Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện; Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI 1. Fintech đã tác động như thế nào đến thúc đẩy tài chính toàn diện? thực trạng hiện nay và những xu thế tương lai. 2. Vai trò của Giáo dục tài chính trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện? cách thức triển khai hiệu quả. 3. Vai trò của các yếu tố NHTM, NHCSXH, Tổ chức TCVM, Tín dụng phi chính thức, Bảo hiểm... trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện. 4. Thực trạng tài chính toàn diện và thúc đẩy tài chính toàn diện hiện nay? 5. Các yếu tố cấu thành hệ thống tài chính toàn diện là gì? 131 3.1. FINTECH FINTECH - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XU HƯỚNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Đặng Hương Giang Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, Fintech đã tạo ra bước đột phá sáng tạo, giúp mọi người dễ dàng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng (NH) một cách thuận tiện nhất với chi phí thấp nhất. Đồng thời, Fintech cũng thúc đẩy và phổ cập các chương trình tài chính toàn diện đến mọi người trong xã hội. Các doanh nghiệp (DN) Fintech đã thổi một luồng gió mới vào hoạt động của hệ thống tài chính - ngân hàng (TC - NH) khi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hướng tới việc nâng cao trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng (KH). Thông qua Fintech, bài toán về phát triển tài chính toàn diện có thể được giải quyết ở các quốc gia đang phát triển mà điển hình là Trung Quốc - đất nước đông dân nhất thế giới. Việt Nam (VN) cũng có thể áp dụng giải pháp này nhằm thúc đẩy xu hướng tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Từ khoá: Tài chính toàn diện, Fintech, cách mạng công nghiệp, công nghệ tài chính. 1. Tài chính toàn diện và vai trò của tài chính toàn diện tới sự phát triển kinh tế Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Theo NH Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và DN có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho KH sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính, là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch vụ TC - NH, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và DN nhỏ và vừa (DNNVV), DN vi mô (DNVM).Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng (TCTD) có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ NH điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung 132 cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ NH mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống... Thời gian gần đây, nhận thấy tài chính toàn diện là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn đều coi tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính toàn diện đối với phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH của người dân… Tài chính toàn diện cũng trở thành một trong những mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam tập trung và đã có nhiều chương trình và hoạt động để thúc đẩy tài chính toàn diện, điển hình là đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ NH cho nền kinh tế trong đó Thủ tướng Chính phủ giao NHNN xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia tài chính toàn diện dự kiến thông qua vào năm 2020 với mục tiêu tổng quát là phấn đấu đảm bảo tất cả người dân và DN, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các DNNVV có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ thống các TCTD hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. 2. Cơ hội và thách thức đối với tài chính toàn diện ở Việt Nam So với các nước đang phát triển, Việt Nam được đánh giá có một số lợi thế nhất định trong triển khai tài chính toàn diện như nền tảng công nghệ thông tin (đặc biệt là tỷ lệ người dùng internet và thiết bị thông minh tăng nhanh), độ bao phủ trên diện rộng các dịch vụ kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các đối tác phát triển quốc tế... Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, cụ thể: Nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ; Chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện về tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan; Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện; Cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu và chưa được kết nối đồng bộ; Nền tảng đảm bảo an ninh mạng... Bên cạnh đó, còn phải kể đến các rào cản như: Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; Sự chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát triển giữa các vùng miền; Mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân; Văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức… Trong số các giải pháp nhằm phát triển tài chính toàn diện, yếu tố công nghệ được đề cập đến hàng đầu. Thực tiễn cho thấy, các thành tựu về công nghệ số là động lực quan trọng và là phương tiện duy nhất để đạt được những kết quả đột phá về tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia trong những năm gần đây. Thông qua việc ứng dụng công nghệ số, các TCTD có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ NH điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ NH mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống. Các chủ thể tham gia thúc đẩy tài chính toàn diện không chỉ giới hạn ở những nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống là các NH và tổ chức phi NH, mà còn có những công ty Fintech. Như vậy, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ số để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện là một xu hướng tất yếu và Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ tài chính toàn diện để tận dụng cơ hội mà xu hướng này mang lại. Điều này cho thấy công nghệ trong tài chính (Fintech) đóng vai trò quan trọng bậc nhất quyết định sự thành công của tài chính toàn diện. 133 3. Fintech và vai trò của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện 3.1. Tổng quan về Fintech 3.1.1. Khái niệm Fintech Fintech (Financial Technology - công nghệ trong tài chính) để chỉ việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo... Đây là một thuật ngữ có phạm vi khá rộng, hiểu một cách đầy đủ, có nghĩa là ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán và đầu tư. Các mảng sản phẩm và dịch vụ tài chính do các công ty chuyên về giải pháp công nghệ tài chính toàn cầu (công ty Fintech) cung cấp thường là dịch vụ thanh toán; bảo hiểm; lập kế hoạch đầu tư; cho vay, huy động vốn từ KH cá nhân và các nhóm KH tiềm năng; công nghệ sổ cái điện tử (blockchain); mua bán chứng khoán và đầu tư; dữ liệu và phân tích quản trị điều hành cũng như quản trị rủi ro; an ninh, bảo mật. 3.1.2. Đối tượng của Fintech Khác với thị trường tài chính truyền thống gồm hai đối tượng các định chế tài chính và KH, đối tượng của Fintech gồm 3 bên, tác động qua lại lẫn nhau bao gồm: Các định chế tài chính Các công ty Fintech Khách hàng Bao gồm các NHTM, TCTD hợp tác sâu rộng với các công ty Fintech do nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ. Các định chế này cũng trực tiếp đầu tư vào các công ty Fintech hay các hoạt động nghiên cứu để chủ động nắm giữ công nghệ mới và chiếm giữ thị trường. Các công ty độc lập hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong lĩnh vực tài chính. KH của các công ty này có thể là người sử dụng cuối cùng, cũng có thể là các định chế tài chính. Người sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính nói chung. Với các ứng dụng công nghệ mới, KH là những người được hưởng lợi nhiều nhất từ cạnh tranh giữa các công ty, định chế tài chính cũng như từ những tiện ích công nghệ mới mang lại. 3.1.3. Các nhóm sản phẩm chính của Fintech Các sản phẩm trong Fintech thường được chia thành 2 nhóm phân theo đối tượng sử dụng: Sản phẩm phục vụ người tiêu dùng Sản phẩm công nghệ “back-office” Các công cụ kỹ thuật số và công nghệ khác để Các sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động của các cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý Fintech và các định chế tài chính. tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Về cơ bản, ngoài những dịch vụ thông thường như thanh toán, cho vay, chuyển tiền, Fintech còn cung cấp các dịch vụ trải rộng hơn như gọi vốn cộng đồng (crowd-funding), cho vay ngang cấp (peer to peer lending), tư vấn tài chính cá nhân (Personal Finance), công nghệ bảo hiểm (Insur-Tech), tiền tệ số (Crypto Blockchain), quản trị dữ liệu (Data Management),... 3.2. Vai trò của Fintech đối với phát triển tài chính toàn diện Sự phát triển vượt bậc của nhiều công nghệ mới trong hai thập kỷ qua đã mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Chi phí giao dịch và rào cản địa lý là những trở ngại chính đối với việc cung cấp dịch vụ thì giờ đây, những phát kiến công nghệ như NH di động, hệ thống thông tin tín dụng điện tử, định dạng cá nhân sinh trắc học có thể giảm mạnh những chi phí này và nhờ đó khắc phục được các rào cản tồn tại bấy lâu nay đối với tiếp cận tài chính. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại những lợi thế vượt trội mà các dịch vụ truyền thống không thể có được: 134 Tiếp cận tức thì Chi phí thấp Bảo đảm an toàn Đổi mới, đa dạng sản phẩm và kênh phân phối Nâng cao năng suất Fintech có thể mang dịch vụ đến cho mọi người ở bất kỳ nơi nào và chỗ nào họ cần là động lực lớn nhất thúc đẩy tài chính toàn diện đầy đủ. Với việc cung cấp dịch vụ TC-NH hiệu quả, Fintech có thể giúp dịch vụ trở thành chấp nhận được với cả những KH thu nhập thấp, và điều này khiến cho nhiều người sử dụng hơn. Giảm thanh toán tiền mặt, giúp dịch vụ tài chính sẽ trở nên an toàn và minh bạch hơn cho cá nhân, DN và cả Chính phủ. Những mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ có thể mở ra nhiều sản phẩm và phương thức phân phối mới dễ dàng sử dụng và thêm nhiều giá trị gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống. Khi sản phẩm được cung cấp thuận tiện, phù hợp hơn với nhu cầu của KH, rõ ràng KH được lợi nhiều hơn với nguồn lực của hộ gia đình và DN không thay đổi. Ứng dụng của công nghệ tài chính để thúc đẩy tài chính toàn diện thể hiện rõ nét nhất ở những kết quả sau: 3.2.1. Phát triển các ngân hàng di động và thanh toán di động NH di động và công nghệ thanh toán được coi là phát kiến có ý nghĩa lớn nhất trong khu vực tài chính trong thập kỷ qua. Sự phủ sóng rộng khắp cũng như tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của công nghệ điện thoại di động đã làm giảm mạnh chi phí thông tin liên lạc, đáp ứng khả năng của cả những người có thu nhập thấp ở các nước đang phát triển. NH di động và công nghệ thanh toán đóng vai trò quan trọng cho việc sử dụng dịch vụ tài chính chính thức. Hiện tại, tất cả các NH đều hỗ trợ ứng dụng NH di động trên điện thoại thông minh của tất cả các ngôn ngữ hệ điều hành. Các giao dịch từ tài khoản NH có thể thực hiện thông qua điện thoại dựa vào hệ thống PIN trên nền tảng NH di động. Tuy nhiên thách thức trước mắt vẫn là thiết kế những ứng dụng di động an toàn bảo mật và dễ sử dụng cho các giao dịch hàng ngày. 3.2.2. Đổi mới kênh phân phối Bên cạnh khả năng thúc đẩy trực tiếp tài chính toàn diện, công nghệ NH di động và thanh toán mới còn tạo ra những mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ có thể mở rộng khả năng tiếp cận tới những dịch vụ tài chính cơ bản. NH đại lý là mô hình sử dụng kết hợp công nghệ thẻ và điện thoại di động để cung cấp dịch vụ cho những người trước đây không có tài khoản NH. Điểm nổi bật trong mô hình này là sự kết hợp giữa công nghệ di động và những kênh phân phối mới, chẳng hạn như sử dụng các cửa hàng bán lẻ làm đại lý NH. Điều này cho phép các NH tạo ra nhiều điểm tiếp cận thuận tiện hơn cho KH hiện tại, giảm tắc nghẽn ở chi nhánh và giành được sự hiện diện rộng hơn về mặt địa lý mà không cần phải đầu tư vào trụ sở chi nhánh truyền thống. Mô hình NH đại lý có thể đến được với cả những người không có điện thoại di động và có khả năng cung cấp nhiều dịch vụ hơn so với NH di động, chẳng hạn như bảo hiểm và tín dụng. 3.2.3. Cải thiện công nghệ xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng Những công nghệ làm giảm tình trạng thiếu hụt thông tin là một hình thức đổi mới công nghệ thúc đẩy tài chính toàn diện. Nhiều thị trường tài chính đang bị cản trở bởi vấn đề thiếu thông tin mà được coi là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị loại trừ. Thông thường các tổ chức cho vay bù đắp cho việc không đủ thông tin tin cậy về nhân thân hay lịch sử tín dụng của người đi vay bằng cách tăng yêu cầu tài sản thế chấp, tăng cường thẩm định trước cho vay hoặc thậm chí từ chối cho vay đối với một số phân khúc KH. Điều này khiến cho một số người bị loại trừ tài chính. 135 Hầu hết các nước phát triển đã có một hệ thống định danh quốc gia giúp việc xác thực nhân thân và tra cứu lịch sử tín dụng một cách thuận tiện. Để một hệ thống báo cáo tín dụng hoạt động hiệu quả, cần phải có khả năng xác thực nhân thân của từng cá nhân. Điều này là một thách thức lớn ở nhiều nước đang phát triển khi chưa có được một hệ thống định danh của tất cả mọi người. 3.2.4. Mở ra những lĩnh vực tiềm năng khác Những lĩnh vực tiềm năng khác của ứng dụng công nghệ trong tài chính toàn diện có thể kể đến là: - Dữ liệu số lớn (Big data). Dựa vào các nguồn số liệu lớn, các phương pháp phân tích mới sẽ giúp tối ưu qui trình phê duyệt tín dụng, giúp TCTD hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi tài chính của những nhóm người khác nhau. Khi các giao dịch được số hóa, các nhà cung cấp có thể khai thác cơ sở dữ liệu này để phân tích hành vi KH từ đó cải thiện sản phẩm cung cấp. - Điện toán đám mây (Cloud computing). Việc lưu trữ và cung cấp số liệu dựa trên công nghệ điện toán đám mây đã giúp tăng khả năng sẵn có của dữ liệu và khả năng xử lý dữ liệu lên gấp nhiều lần, đảm bảo việc xử lý giao dịch nhanh chóng, kết nối trực tiếp giữa khâu giao dịch KH và khâu xử lý sau giao dịch mà không phải qua nhiều khâu trung gian như trước. - Mạng xã hội (Social media). Các trang mạng xã hội có tiềm năng nâng cao mức độ sử dụng dịch vụ thông qua việc chia sẻ thông tin, tác động đến hành vi người sử dụng, tiếp thị trực tiếp các dịch vụ tài chính và tăng cường sự kết nối giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ. 4. Ứng dụng Fintech để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 4.1. Ứng dụng Fintech để thúc đẩy tài chính toàn diện tại Trung Quốc Trong nhiều năm trời, Trung Quốc phải nhìn sang các nước phát triển để học hỏi cách quản lý hệ thống tài chính nhưng trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech), có lẽ thế giới sẽ phải học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc. Nước này là thị trường lớn nhất thế giới về thanh toán kỹ thuật số, chiếm gần 50% toàn cầu. Trung Quốc cũng thống lĩnh mảng cho vay trực tuyến, chiếm tới 3/4 thị trường thế giới. Thống kê năm 2016, DN Fintech nước này nắm giữ 4 trong 5 vị trí top đầu toàn cầu. Công ty Fintech Trung Quốc lớn nhất là Ant Financial có giá trị lên tới 60 tỉ USD, không thua kém gì UBS, NH lớn nhất Thụy Sĩ. Sự trỗi dậy của Fintech tại Trung Quốc thấy rõ nhất ở 3 lĩnh vực: - Thứ nhất là thanh toán di động: Tầng lớp người tiêu dùng trung lưu của Trung Quốc, vốn tăng mạnh theo sự bùng nổ của internet, luôn thích mua sắm trực tuyến. Điều đó khiến lực lượng đông đảo này sớm thích ứng với các giao dịch thanh toán kỹ thuật số. Việc chuyển sang nền tảng thanh toán kỹ thuật số tăng tốc cùng với sự trỗi dậy của smartphone, vốn nhanh chóng được ưa thích bởi nhiều người Trung Quốc chưa từng sở hữu một chiếc máy tính cá nhân nào trước đây. Hiện 95% người sử dụng internet mua sắm qua thiết bị di động. Alipay, bộ phận thanh toán của Alibaba, đã nhanh chóng trở thành ví di động được nhiều người lựa chọn. Tencent cũng giới thiệu chức năng thanh toán trong ứng dụng di động phổ biến WeChat của mình, với 500 triệu người sử dụng. Động cơ tìm kiếm Baidu cũng ra mắt ví di động của riêng mình.Chính sự cạnh tranh này cũng đã thúc đẩy hàng loạt cải tiến, đặc biệt trong cách ứng dụng di động có thể kết nối trực tuyến với các giao dịch bán lẻ trực tiếp. Mã vạch ma trận (mã QR) đã trở nên phổ biến ở các nhà hàng và cửa hàng Trung Quốc. Người sử dụng chỉ cần mở WeChat hoặc Alipay, quét mã vạch và thanh toán, điện thoại có thể được dùng như thẻ thanh toán. Thanh toán di động đạt 38.000 tỉ nhân dân tệ (5.500 tỉ USD) vào năm 2017 gấp hơn 5 lần quy mô thị trường Mỹ. - Thứ hai là cho vay trực tuyến: Ở hầu hết các nước, NH bỏ qua người cho vay nhỏ. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở Trung Quốc. Các NH sở hữu nhà nước chỉ ưa thích cho vay những công ty quốc doanh. Việc thiếu một hệ thống có khả năng đánh giá rủi ro tín dụng tiêu dùng càng 136 khiến cho các NH nước này e ngại cho vay cá nhân. Fintech đã bắt đầu lấp vào khoảng trống này. Các nền tảng mua sắm trực tuyến đã phát triển những dịch vụ cho vay và sử dụng các giao dịch và thông tin cá nhân của KH để xây dựng điểm tín dụng. Những người mua hàng trên Alibaba và JD.com, 2 cổng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, dễ dàng cho vay những khoản nhỏ, đặc biệt dưới 10.000 nhân dân tệ. Theo Ant Financial, 60% người đi vay nhỏ này chưa bao giờ sử dụng thẻ tín dụng. Ant và JD.com cũng cho vay các nhà kinh doanh, nhiều người trong số họ là DN nhỏ. - Lĩnh vực thứ ba cho thấy “sức công phá” của Fintech Trung Quốc là đầu tư. Trước đây người tiết kiệm tiền Trung Quốc chỉ có 2 lựa chọn: một là gửi tiền vào NH, chịu lãi suất thấp, nhưng an toàn; hai là đổ tiền vào thị trường chứng khoán, lợi nhuận có thể cao hơn nhưng lại rủi ro, “không hề có khoảng giữa nào cả” và Fintech đã mở ra khoảng giữa đó. Đột phá lớn nhất là việc Alibaba tung ra quỹ trực tuyến Yu’e Bao vào năm 2013, được quảng bá là một cách giúp người dân hưởng lãi suất trên số tiền có trong các tài khoản thương mại điện tử. Yu’e Bao cung cấp mức sinh lời ngang hàng với thị trường liên NH, vốn có lãi suất thả nổi. Nghĩa là người tiết kiệm có thể hưởng mức lãi suất cao hơn 3 điểm phần trăm so với lãi suất tại các NH. Rủi ro cũng ít, vì tiền của họ vẫn nằm trong tay các NH. Yu’e Bao đã thu hút 185 triệu KH trong vòng 18 tháng, với 600 tỉ nhân dân tệ được quản lý. Năm 2014, Tencent tung ra Licaitong, một nền tảng quỹ trực tuyến kết nối với WeChat. Trong vòng 1 năm, Tencent đã có 100 tỉ nhân dân tệ được quản lý. Tính đến 2018, các thanh toán kỹ thuật số chiếm tới hơn 1/3 giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Trung Quốc, bỏ xa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Các khoản cho vay P2P cũng chiếm tới 1/5 tổng tín dụng tiêu dùng. Đáng chú ý các nhà vô địch Fintech của Trung Quốc đang nỗ lực tiến ra nước ngoài. Ví di động của WeChat giờ được sử dụng trên toàn cầu. Hay Ant Financial đã đầu tư vào các công ty tài chính di động ở Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan. 4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Việt Nam được đánh giá là thị trường có dân số đông và trẻ, am hiểu công nghệ. Các cơ quan quản lý có liên quan của Việt Nam đang hướng tới mục phát triển an toàn, nhưng cũng cần khẩn trương tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho lĩnh vực Fintech. Các hoạt động của các TCTD Việt Nam đã bước đầu có sự phát triển Fintech nhưng nhìn chung vẫn theo mô hình truyền thống, mục tiêu an toàn, cần mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực này thời gian tới. Các công ty công nghệ đẩy mạnh hợp tác tốt với Fintech, theo đó, mô hình NH hợp tác với các công ty Fintech trên cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện, đi đôi với việc cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ với một khuôn khổ pháp lý hiệu lực, hiệu quả là một lựa chọn hợp lý cho hệ thống NHVN. Thời gian qua, gắn với lĩnh vực NH, chủ yếu là Fintech trong lĩnh vực thanh toán, mô hình hoạt động Fintech chủ yếu là mô hình hợp tác giữa công ty Fintech và NH. Hiện nay, tất cả các công ty trung gian thanh toán được NHNN cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp với NH để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng cho sự phát triển của lĩnh vực Fintech. Hệ thống Fintech tại Việt Nam chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể, bao gồm: cơ quan quản lý, các định chế tài chính, công ty Fintech và các DN khởi nghiệp, quỹ đầu tư, hạ tầng tài chính, viễn thông... Lĩnh vực Fintech ở Việt Nam còn khá mới mẻ dù các công ty trung gian thanh toán đã xuất hiện vào năm 2008. Hiện nay, thị trường đang có hơn 40 công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán, chiếm gần 60%. Hiện có 2/3 các DN khởi nghiệp Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến; cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS; chuyển tiền… Ngoài ra, thị trường Fintech Việt Nam còn có một số DN khởi nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng, dịch vụ cho vay trực tuyến…. 137 Hiện tại, cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech mới chỉ là những quy định đơn giản, ban đầu. Chính vì vậy, thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty này. Các vấn đề liên quan đến nghiên cứu khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái và đề xuất phương thức quản lý lĩnh vực Fintech tại Việt Nam là rất quan trọng, cần đảm bảo nguyên tắc nhất quán, hiệu quả và sự đồng thuận cao. NHNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực Fintech ở Việt Nam đặc biệt là xây dựng một hệ sinh thái Fintech dựa trên lợi thế của Việt Nam xét về quy mô dân số, nguồn nhân lực đam mê công nghệ. Vai trò không thể thiếu của Fintech trong lĩnh vực TC - NH trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay, cũng như vai trò xúc tác tạo nền tảng pháp lý thuận lợi của NHNN cho hoạt động của Fintech tại Việt Nam. Các TCTD Việt Nam cần tiếp tục chủ động nắm bắt phản ứng của các NH trên toàn cầu đối với Fintech cũng như cuộc cách mạng 4.0 hiện nay và chủ động tích cực triển khai theo chiến lược kinh doanh, theo nguồn lực tài chính cũng như khả năng ứng dụng của mình. Việc NHNN đã vào hoạt động Hệ thống SG3.1 cũng tạo tiền đề thúc đẩy các TCTD Việt Nam trong triển khai ứng dụng các công nghệ tiên tiến, lựa chọn Fintech phù hợp và hiệu quả. Song gắn liền với đó cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực của các TCTD. Bên cạnh đó, Chính phủ nên có các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi về thuế trong giai đoạn hiện nay để các TCTD có thêm nguồn lực tài chính trong đón nhận các xu hướng Fintech và cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. 5. Một số đề xuất Để vượt qua được những thách thức, tận dụng tốt những ưu việt của Fintech mang lại trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, Việt Nam cần quan tâm đến một số nội dung sau: Một là, nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp lý về Fintech. Theo đó, cần thiết lập các quy tắc và quy định cho hệ sinh thái Fintech; Tập trung xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động cung cấp dịch vụ/sản phẩm Fintech; Nhanh chóng xây dựng quy định pháp lý về tiền ảo, tiền điện tử, công nhận nó như một loại “tài sản ảo”; Quy định các tiêu chuẩn của danh mục sản phẩm và dịch vụ để các công ty Fintech hoạt động một cách minh bạch, bao gồm các hoạt động tín dụng; tiết kiệm; các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trực tuyến; đầu tư, bảo hiểm, tư vấn tài chính; phân tích dữ liệu… Đồng thời, quy định rõ mô hình kinh doanh của các công ty cung cấp Fintech… Hai là, xây dựng chính sách phát triển Fintech gắn với phát triển hệ thống TC - NHvà nền kinh tế. Coi sự phát triển của Fintech gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ vào lĩnh vực TC - NH, là một bộ phận của ngành TC - NH, chịu sự quản lý của ngành nghề đặc thù. Bên cạnh đó, có các chính sách miễn, giảm thuế; chính sách hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn; tạo môi trường cho đầu tư Fintech, hợp tác với các tổ chứcTC - NH truyền thống. Ba là, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng những lợi ích của công nghệ blockchain, công nghệ sổ cái phân tán... để áp dụng nhanh chóng trong lĩnh vực TC - NH và các lĩnh vực khác do những lợi ích từ công nghệ này là rất lớn. Bốn là, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho ứng dụng và quản lý Fintech. Có cơ chế khuyến khích đào tạo nhân lực va thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển Fintech. Đồng thời, tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của các tổ chức quốc tế như ADB, WBG... và hợp tác song phương với các cơ quan quản lý các nước để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích trong quản lý các DN Fintech. Năm là, tăng cường hợp tác giữa các bên trong việc cung ứng sản phẩm Fintech. Tăng cường hợp tác giữa các DN Fintech với các tổ chức TC - NH truyền thống, cũng như các DN cung cấp internet, thông tin… đảm bảo cho các bên phát huy được lợi thế của mình, tạo điều kiện cho phát triển Fintech ở Việt Nam trong thời gian tới. 138 Sáu là, đa dạng hóa sản phẩm và phổ cập kiến thức về Fintech đến người tiêu dùng. Trên cơ sở phát triển những sản phẩm Fintech chủ yếu là thanh toán và chuyển tiền, cần mở rộng các sản phẩm tiềm năng khác như quản lý tài chính, cho vay, tiết kiệm… nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH. Đồng thời, tích cực quảng bá, phổ cập kiến thức về Fintech, cũng như thông tin nhằm đảm bảo hạn chế rủi ro trong giao dịch Fintech, từ đó giúp nhận biết những lợi ích từ ứng dụng công nghệ mà Fintech đem lại. 6. Kết luận Việt Nam đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện, điều này cho thấy sự quan tâm không chỉ của các cơ quan chính phủ mà còn của các tổ chức quốc tế, tổ chức chính trị - xã hội về sự cần thiết tăng cường hơn nữa các biện pháp phát triển tài chính toàn diện, qua đó nhằm hỗ trợ phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững. Các NHVN trong những năm qua đã nhanh chóng nhìn nhận và nắm bắt được cơ hội phát triển trên nền tảng công nghệ, nhất là xu hướng tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hoạt động tài chính vi mô được coi là khởi nguồn của tài chính toàn diện cũng đang dần tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng nhằm tạo ra các sản phẩm thuận tiện hơn. Sự phát triển của dịch vụ NH trên nền tảng công nghệ hiện đại cũng giúp các NH mở rộng độ bao phủ, đổi mới mô hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ tới phạm vi KH rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững. Trên thực tế, nhiều NH tại Việt Nam đã bắt tay hợp tác với các DN Fintech để cung ứng một hoặc một số dịch vụ tiện ích, làm phong phú thêm các sản phẩm, dịch vụ. Xu thế hợp tác này ngày càng trở nên rõ nét trong vài năm gần đây bởi đó là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh chóng của công nghệ tài chính cũng mang lại những thách thức không nhỏ đối với các cơ quan quản lý về các vấn đề an toàn bảo mật, an ninh mạng, tội phạm công nghệ cao, cơ chế hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các nước... Việt Nam cần có các hành động mạnh mẽ để phát triển Fintech nhằm đạt được các kết quả đề ra từ Chiến lược tài chính do thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A Demirguc-Kunt, L Klapper, D Singer, S Ansar, J Hess, The Global Findex Database 2017: Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution, 2018. 2. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2017), Tài liệu tài chính toàn diện tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017; 3. Daniela Gabor &Sally Brooks, The digital revolution in financial inclusion: international development in the Fintech era, 2016. 4. Hoàng Hà, Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0 - Những tác động lên thế giới tài chính, Hội thảo quốc gia khoa học quản trị kinh doanh lần thứ VI - Comb 2017, 2017. 5.KPMG International Cooperative, Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2018, https://assets.kpmg/content/dam/kpmg/xx/pdf/2018/07/h1-2018-pulse-of-fintech.pdf 6. Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam (VMFWG), Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài chính vi mô hướng tới phổ cập tài chính Việt Nam, 2018. 7. QĐ 450/QĐ-TTg, Về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, 2012. 8. Susanne Chishti, Janos Barberis, The Financial Technology Handbook for Investors, John Wiley & Sons, 2016. 9. Trần Thị Mộng Tuyết, Bài học kinh nghiệm công nghiệp Fintech tại Trung Quốc, Hội thảo quốc gia Tương lai của Fintech và Ngân hàng: Phát triển và đổi mới, 2018, ISBN: 978-604922-684-7. 139 FINTECH VÀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: THÚC ĐẨY HAY KIẾN TẠO? TS. Trần Thanh Thu - TS. Đào Hồng Nhung - TS. Nguyễn Thị Bảo Hiền Học viện Tài chính Tóm tắt Với sự bùng nổ mạnh mẽ và sự kỳ diệu của công nghệ, thế giới đã và đang chứng kiến những dịch chuyển sâu sắc trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là sự xuất hiện của những mô hình kinh doanh mới, thách thức những mô hình kinh doanh truyền thống, tái định hình hệ thống sản xuất, phân phối, và xu hướng tiêu dùng. Đối với ngành dịch vụ tài chính, sự xuất hiện của các công ty Fintech cũng như xu hướng khai thác dữ liệu lớn, tiền ảo và chuỗi khối (Big data, Bitcoin, & Blockchain) tạo ra những thay đổi lớn trên thị trường tài chính, đặc biệt là tác động đến mức độ tiếp cận tài chính (tài chính toàn diện - Financial Inclusion) của các chủ thể tham gia thị trường. Trong bài viết này, các tác giả làm rõ tác động của Fintech đến tài chính toàn diện thông qua nhận diện vai trò thúc đẩy hay kiến tạo của Fintech đối với từng chủ thể trên thị trường. Trên cơ sở đó, các tác giả xây dựng mô hình tương tác giữa Fintech và tài chính toàn diện tại Việt Nam. Đây là tiền đề để đưa ra những kiến nghị về mặt chính sách cũng như những định hướng quản trị cho các doanh nghiệp ngành dịch vụ tài chính. Từ khoá: Fintech, tài chính toàn diện, thúc đẩy, kiến tạo, Việt Nam 1. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ cạnh tranh toàn cầu của một nền kinh tế (GCI) chính là sự phát triển của thị trường tài chính (Pillar 8 - Financial market development). Chỉ tiêu này đóng góp 17% vào tổng mức cạnh tranh của một nền kinh tế và được đo lường thông qua đánh giá mức độ hiệu quả của thị trường, sự tin cậy, và uy tín của các định chế tài chính. Mặc dù đã có những cải thiện đáng kể, tiêu chí đánh giá sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam còn nằm ở mức thấp so với mức trung bình của thế giới cũng như so với các nền kinh tế có điều kiện tương đồng trong khu vực ASEAN. Năm 2016, Việt Nam xếp thứ 60 trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu với tổng điểm 4.36. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường tài chính xếp thứ 78 với tổng điểm 3.88. Hai chỉ tiêu này của năm 2017 lần lượt là 55 (điểm 4.4) và 71 (điểm 4.0). Đến năm 2018, vị thế cạnh tranh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, đặc biệt là về chỉ tiêu đánh giá thị trường tài chính với 62/100 điểm, đứng ở vị trí thứ 59. Sự cải thiện đáng kể của những chỉ số cạnh tranh cho thấy nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện các yếu tố của môi trường kinh doanh, hoàn thiện thể chế, tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, những con số này còn khá khiêm tốn so với những nền kinh tế khác, chẳng hạn như Thái Lan. Vị thế cạnh tranh của Thái Lan luôn được xếp ở nhóm cao hơn mức trung bình thế giới. Năm 2018, chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển thị trường tài chính của Thái Lan đạt 84/100, bỏ xa mức 62/100 của Việt Nam. Đồng thời, trong khi tiếp cận nguồn tài chính là trở ngại lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam (12,3%) thì con số này ở thị trường Thái Lan chỉ đứng thứ 9 (4,8%). Nếu so sánh với những nền kinh tế khác trong khu vực châu Á và trên thế giới, Việt Nam cần có những chương trình hành động cụ thể và quyết liệt hơn để đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính nhằm gia tăng vị thế cạnh tranh. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ trong vòng 10 năm trở lại đây đã tạo ra một giai đoạn mới cho tất cả các ngành công nghiệp khi khoa học công nghệ thâm nhập sâu hơn vào cấu trúc ngành. Đối với lĩnh vực tài chính, làn sóng Fintech đã tạo ra những thay đổi to lớn về mô hình kinh doanh, hàng rào gia nhập và rút khỏi thị trường, hành vi của khách hàng, cũng như chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp. Fintech đã có những đóng góp đáng kể vào việc gia tăng mức độ tiếp cận nguồn tài chính của các chủ thể tham gia thị trường, điều tiết dòng chảy 140 vốn, giảm thiểu các chi phí giao dịch, và gia tăng sự kết nối giữa cung và cầu trên thị trường tài chính. Nói cách khác, Fintech đã tạo ra những ảnh hưởng đến tài chính toàn diện (Financial Inclusion). Tuy nhiên, làm rõ sự tác động của Fintech đến tài chính toàn diện vẫn là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là tại các thị trường đang phát triển, nơi nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như tiêu dùng cá nhân đang liên tục gia tăng. Chỉ số tài chính toàn diện của Sarma (2015) thể hiện IFI là một chỉ tiêu tổng hợp gồm ba bộ phận, sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng, sự thuận tiện của dịch vụ ngân hàng, sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao sẽ cho thấy mức độ tiếp cận tài chính của quốc gia đó càng cao. Nghiên cứu của Hoàng và cộng sự (2017) đã tính toán IFI cho Việt Nam và một số nước trong khu vực châu Á giai đoạn 2004-2016 dựa trên hệ thống ngân hàng. Sự gia tăng liên tục của chỉ số này ở các quốc gia trong mẫu từ giai đoạn 2010 đến nay cho thấy việc kết hợp tài chính và công nghệ đã tạo ra những tác động tích cực đến mức độ tiếp cận tài chính. Mặt khác, nếu xét từ góc độ người sử dụng dịch vụ tài chính, Fintech giúp xoá bỏ những khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ và nguồn tài chính, gia tăng tài chính toàn diện. Nghiên cứu của Kim (2018) cho rằng mức độ tài chính toàn diện có tác động đến sự mở rộng của thị trường tín dụng Fintech. Tác giả xem xét ở cấp độ thị trường vai trò đánh đổi của tín dụng Fintech và tín dụng ngân hàng. Do vậy, sự phát triển của Fintech sẽ dẫn đến sự suy giảm vai trò của hệ thống ngân hàng trong thị trường tài chính cũng như sự bùng nổ của những phương thức cung cấp tín dụng mới, chẳng hạn như cho vay ngang hàng (P2P lending) hoặc các quỹ gọi vốn cộng đồng cho các start-ups/DN nhỏ và vừa. Đối với những quốc gia có thị trường tài chính phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng, liệu rằng sự cạnh tranh này có làm giảm mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính của các chủ thể trên thị trường? Trong bối cảnh này, các nhà ban hành chính sách cần có những quy định gì để tăng cường tính hiệu quả của thị trường. Thuật ngữ “RegTech” (Regulation of Technology) xuất hiện đồng thời với Fintech trong nghiên cứu của Arner và cộng sự (2017) nhằm chỉ ra sự cần thiết phải ban hành các quy định đối với Fintech (phần lớn là họat động của các công ty start-ups và các chủ thể liên kết như ngân hàng, các công ty bảo hiểm, và các quỹ đầu tư) nhằm giảm thiểu rủi ro của các doanh nghiệp này. Rủi ro từ Fintech không chỉ được xem xét từ phía cung mà còn xuất phát từ phía cầu khi người sử dụng dịch vụ phải đối mặt với những rủi ro trong sử dụng dịch vụ. Đây cũng chính là lí do vì sao tỷ lệ người thực sự sử dụng các dịch vụ Fintech chưa cao, những sản phẩm tài chính bậc cao chưa trở nên phổ biến, cũng như nhóm “early adopters” của Fintech mang những đặc điểm riêng biệt. Xuất phát từ những lý do nêu trên, trong nghiên cứu này, các tác giả làm rõ tác động của Fintech đến tài chính toàn diện thông qua nhận diện hai vai trò của Fintech đến từng chủ thể, vai trò thúc đẩy và vai trò kiến tạo. Các tác giả không những chỉ ra những thời cơ và thách thức mà Fintech mang lại cho tài chính toàn diện mà còn đưa ra những hướng đi cụ thể cho các nhà điều hành chính sách. Bài báo được chia làm 5 phần. Phần một giới thiệu vấn đề nghiên cứu, phần hai khái quát về Fintech và sự phát triển của Fintech trong vòng 10 năm trở lại đây. Phần thứ ba làm rõ tác động của Fintech đối với mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp cũng như các cá nhân. Phần thứ tư là một số đề xuất về mô hình tương tác giữa Fintech và tài chính toàn diện ở Việt Nam. Phần cuối cùng là một số kết luận của nghiên cứu. 2. Khái quát về Fintech và sự phát triển của Fintech trong 10 năm gần đây Khái niệm Fintech Giống như rất nhiều những thuật ngữ tổng hợp khác, chẳng hạn như “Bio Tech”, “FinTech” là sự kết hợp của công nghệ (technology) vào lĩnh vực tài chính (financial). Fintech có thể được nhìn nhận từ phía các công ty trong lĩnh vực tài chính hoặc từ phía các công ty trong lĩnh vực công nghệ. Kuo Chuen & Teo (2015) cho rằng FinTech là những sản phẩm/ dịch vụ của các công ty dịch vụ tài chính được tạo ra nhờ sự đột phá và đổi mới của công nghệ thông tin. E&Y (2015) 141 xem xét Fintech là một sự đổi mới trong ngành dịch vụ tài chính nhờ nhân tố thúc đẩy là công nghệ thông tin. Freedman (2006) xem xét Fintech như là việc xây dựng những hệ thống nhằm mô hình, định giá, và truyền tải những sản phẩm tài chính. Lee (2015) cho rằng Fintech là một hình thức kinh doanh sử dụng phần mềm và phần cứng nhằm cung cấp dịch vụ tài chính. Arner và cộng sự (2016) định nghĩa Fintech như là một giải pháp công nghệ thông tin. Như vậy, Fintech là một thuật ngữ thể hiện sự giao thoa giữa công nghệ và tài chính. Nó không đơn thuần là việc điện tử hoá các giao dịch tài chính mà hướng đến việc cung cấp những dịch vụ tài chính đổi mới, sáng tạo và đột phá nhờ ứng dụng sâu rộng và mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Những dịch vụ tài chính của các công ty Fintech được thể hiện cụ thể tại bảng sau: Bảng 1: Phân loại Fintech Dịch vụ/sản phẩm Quản lý tài sản Dịch vụ trao đổi Tài trợ Bảo hiểm Chăm sóc khách hàng Đào tạo Thanh toán Công nghệ giám sát Quản trị rủi ro Mô tả Cung cấp dịch vụ như robot tư vấn, giao dịch cộng đồng, quản trị tài sản, ứng dụng hoặc quản trị tài chính cá nhân Cung cấp dịch vụ trao đổi tài chính hoặc chứng khoán như cổ phiếu, chứng khoán phái sinh và những công cụ giao dịch tài chính khác Cung cấp nguồn tài chính chẳng hạn như các quỹ gọi vốn cộng đồng, cho vay cộng đồng, tài chính vi mô và các giải pháp bao thanh toán Cung cấp các sản phẩm bảo hiểm, quản trị các hợp đồng bảo hiểm, dịch vị quản trị rủi ro và dịch vụ môi giới bảo hiểm Các dịch vụ chăm sóc khách hàng dựa trên phân tích dữ liệu lớn và lịch sử thanh toán Cung cấp kiến thức cho nhà đầu tư, những giải pháp cho mô hình kinh doanh hoặc những giải pháp công nghệ cho các công ty khởi nghiệp Cung cấp những giải pháp thanh toán mới và đột phá như hệ thống thanh toán trên ĐTDĐ, tiền ảo và ví điện tử Cung cấp các giải pháp công nghệ nhằm giám sát, báo cáo và tuân thủ trong ngành tài chính Cung cấp những dịch vụ giúp các công ty dễ dàng đánh giá mức độ tin cậy tài chính của những công ty đối thủ hoặc quản trị rủi ro tốt hơn Sự bùng nổ của Fintech trong những năm gần đây Trong thị trường tài chính truyền thống, vai trò kết nối do các trung gian tài chính đảm nhiệm. Những công ty này không những điều tiết vốn trên thị trường sơ cấp mà còn định hình và tác động đến cấu trúc của thị trường thứ cấp thông qua mạng lưới kết nối rộng lớn, đa dạng, và đan xen lẫn nhau, phức tạp hơn nhiều so với lĩnh vực sản xuất hay phân phối (Zhu và cộng sự, 2004). Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực tài chính giúp cho cách thức tổ chức, quá trình tương tác, và thực hiện các công việc dễ dàng hơn (Bouwman và công sự, 2005). Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng công nghệ tài chính (financial technologies) là thuật ngữ có tính kế thừa lâu đời hơn Fintech. Những ứng dụng công nghệ đầu tiên được sử dụng bởi các ngân hàng và các công ty thương mại dựa trên những phương tiện lưu trữ thông tin. Tuy nhiên, do giới hạn về năng lực truyền tải, quy mô thị trường chỉ dừng lại ở cấp độ khu vực. Phải đến năm 2008, khi sự phát triển của công nghệ số bùng nổ, Fintech mới thực sự trở thành một hiện tượng trên thị trường tài chính. Theo Alt & Puschmann (2012) có bốn nguyên nhân chính dẫn đến sự dịch chuyển này. Trước hết là sự lan toả của những giải pháp công nghệ thông tin. Mặc dù tương lai của Fintech đã được nhìn nhận từ năm 2012 song tại thời điểm đó khái niệm Fintech chỉ xuất hiện ở phạm vi nhỏ trong một thời gian ngắn. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, một tập hợp những dịch vụ kỹ thuật số, lập kế hoạch & tư vấn, thanh toán, đầu tư, tài trợ, và những hỗ trợ 142 chéo đã cho thấy ứng dụng rộng rãi của Fintech trong ngành ngân hàng. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ giới hạn ở những nhóm khách hàng và tại từng thị trường. Tiếp đến là sự bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Đây được xem là nhân tố chính của Fintech. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, làn sóng khởi nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính gia tăng. CBinsights (2018) chỉ ra rằng tổng quy mô vốn đầu tư mạo hiểm cho Fintech tăng từ 3,7 tỷ đô năm 2013 lên 16,5 tỷ đô năm 2017. Mặc dù những doanh nghiệp hiện tại của ngành bắt đầu có những chiến lược phản vệ song cả ngân hàng và các công ty bảo hiểm đều rất khó có thể tạo ra sự khác biệt, sự sáng tạo và tư duy số như những công ty khởi nghiệp. Thứ ba là sự thay đổi hành vi của những khách hàng hiện tại đối với ngân hàng online và mối tương tác liên ngân hàng. Sự bùng nổ của các thiết bị điện tử và kỹ thuật số cá nhân cho phép các khách hàng có thể tiếp cận một cách không giới hạn với các thông tin tài chính. Ngoài ra, công nghệ số đảm nhận những công việc thuộc về bộ phận tư vấn của ngân hàng. Điều này làm giảm sút sự trung thành của khách hàng cũng như gia tăng sự thay thế trong lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Tại Đức, có đến hơn 50% khách hàng của các ngân hàng bán lẻ sử dụng dịch vụ của những nhà cung cấp khác cũng như sẵn sàng sử dụng sản phẩm tài chính của các công ty công nghệ (Bain & Company 2011). Cuối cùng là yêu cầu tách biệt chức năng bán lẻ và chức năng đầu tư của hệ thống ngân hàng, giảm thiểu hành vi lừa đảo, gia tăng tỷ lệ an toàn vốn sau hậu qủa của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Những quy định pháp lý ngày càng chặt chẽ này đã gia tăng áp lực lên các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống. Mặc dù sự bùng nổ của Fintech gắn liền với làn sóng khởi nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, cần phải tách biệt làn sóng này khỏi những chức năng mà Fintech đảm nhận trong những lĩnh vực của thị trường tài chính. Arner và cộng sự (2016) cho rằng Fintech bao gồm tất cả những ứng dụng và thông thường là công nghệ kỹ thuật số để cung cấp các giải pháp tài chính. Nó bao gồm nhiều ý tưởng đổi mới và mô hình kinh doanh nhờ công nghệ số, chú trọng đến tương tác giữa các khách hàng, dịch vụ thanh toán, đầu tư & tài trợ, bảo hiểm. Sự kết hợp của ba cấp độ dịch chuyển ở ba lĩnh vực của Fintech được thể hiện cụ thể ở ma trận dưới đây. Toàn thị trường Cấp độ mạng lưới Cấp độ tổ chức Lĩnh vực Cung cấp dịch vụ của các công ty khởi nghiệp Quyết định của người tiêu dùng trong cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ Sự tham gia vào hệ sinh thái di động Đổi mới trong công Khai thác tiền ảo bền nghệ bảo hiểm vững Quyết định đầu tư mạo hiểm Nền tảng tư vấn nhờ robot Giao dịch có tần suất lớn Công nghệ ngân hàng Công nghệ bảo hiểm Công nghệ điều hành (Nguồn: R.Alt và cộng sự, 2018) 3. Vai trò kiến tạo và thúc đẩy của Fintech đối với tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là thuật ngữ dùng để chỉ quá trình cung cấp có trách nhiệm và bền vững các sản phẩm hay dịch vụ tài chính hữu ích, phù hợp khả năng cho mọi cá nhân và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín 143 dụng và bảo hiểm (Ngân hàng Thế giới, 2017). Tài chính toàn diện chú trọng đến việc đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức một cách bình đẳng cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là những đối tượng khó khăn do phải đối mặt với những rào cản tiếp nhận như thu nhập, chi phí, khoảng cách địa lý, thông tin và trình độ học vấn. Như vậy, mức độ tiếp cận các nguồn tài chính chính thức phụ thuộc vào mức độ bao phủ, sự sẵn có, và sự thuận tiện của các dịch vụ tài chính trên thị trường. Phần lớn những chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện đều dựa vào sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống ngân hàng cũng như những dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp. Do vậy, sự ra đời và bùng nổ của Fintech kỳ vọng mang lại sự đa dạng về sản phẩm, gia tăng mức độ cạnh tranh, giảm chi phí sử dụng dịch vụ tài chính, và cuối cùng tăng cường mức độ tiếp cận các nguồn tài chính chính thức cho tất cả các chủ thể trên thị trường. Tuy nhiên, tác động của Fintech đến tài chính toàn diện cần được nhìn nhận và làm rõ trên quan điểm của những chủ thể khác nhau. Nhóm tác giả đưa ra những nhận định như sau về mối quan hệ giữa Fintech và tài chính toàn diện. Thứ nhất, Fintech tăng cường mức độ tiếp cận tài chính của các chủ thể trên thị trường thông qua việc kiến tạo những mô hình kinh doanh mới, củng cố mạng lưới thị trường, thúc đẩy cạnh tranh và giảm thiểu các chi phí tiếp cận dịch vụ tài chính. Lợi nhuận của các ngân hàng truyền thống đến từ sự chênh lệch của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay cũng như phí cung cấp các dịch vụ tài chính. Đối với các quỹ đầu tư hoặc các công ty bảo hiểm, thu nhập đến từ việc phân tán rủi ro và đầu tư trên thị trường tài chính. Để thành lập và vận hành, mô hình của các định chế trung gian truyền thống đòi hỏi một lượng vốn đầu tư ban đầu cũng như chi phí hoạt động lớn. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế phẳng, những giao dịch tài chính toàn cầu gia tăng, sự dịch chuyển dòng vốn xuyên quốc gia trở nên phổ biến, một bộ máy vận hành cồng kềnh sẽ tốn nhiều chi phí biến đổi và làm sụt giảm biên lợi nhuận của các công ty này. Sự xuất hiện và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số vào lĩnh vực tài chính đã tạo ra những mô hình kinh doanh có sự khác biệt và đột phá so với hoạt động hiện tại của các định chế tài chính trung gian trên thị trường. Nền tảng số cho phép các giao dịch được thực hiện thuận tiện và nhanh chóng, đa dạng hoá các dịch vụ tài chính, giảm thiểu những chi phí vận hành không cần thiết nhờ tăng cường tự động hoá. Đồng thời, sự bùng nổ của các start-ups Fintech đã tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính giữa các định chế tài chính và các start-ups Fintech, giảm hàng rào gia nhập ngành, đa dạng hoá danh mục dịch vụ, gia tăng xác suất thay thế. Đồng thời, hệ sinh thái Fintech cũng cho phép dịch chuyển dữ liệu lớn liên công ty, giảm thiểu các chi phí giao dịch trên thị trường.Điều này giúp các chủ thể trên thị trường gia tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài chính chính thức, giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường tín dụng phi chính thức. Đặc biệt là đối với những cá nhân yếu thế (người nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số) và những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai, Fintech tăng cường mức độ tiếp cận tài chính của các chủ thể trên thị trường thông qua việc cung cấp công cụ, nền tảng, và quá trình để thúc đẩy dòng chảy thông tin, gia tăng kết nối cung cầu, điều tiết và giám sát nguồn tài chính, phòng ngừa và xử lý rủi ro trên thị trường tài chính. Vai trò thúc đẩy tài chính toàn diện của Fintech được thể hiện thông qua việc kết nối cung cầu trên thị trường tài chính cũng như việc xây dựng hệ sinh thái Fintech nhằm thúc đẩy tính chủ động của các chủ thể trên thị trường tài chính. Số liệu lớn cho phép các công ty cung cấp dịch vụ tài chính theo dõi và đánh giá năng lực tài chính của người sử dụng một cách toàn diện thay vì chỉ dựa trên lịch sử tín dụng. Điều này giúp cho cơ hội tiếp cận nguồn tài chính chính thức của những nhóm khách hàng chưa từng có giao dịch với ngân hàng gia tăng. Đồng thời, dòng chảy dữ liệu trong và ngoài hệ sinh thái Fintech giúp giảm thiểu các chi phí thông tin cho người sử dụng, mang đến sự dễ dàng và thuận tiện trong việc lựa chọn những dịch vụ phù hợp. Nhờ số hoá các giao dịch tài chính, thông tin trên thị trường trở nên minh bạch và công khai. Điều này giúp cho 144 hoạt động điều tiết dòng chảy vốn giữa các khu vực, các chủ thể của nền kinh tế được diễn ra dễ dàng và thuận tiện hơn. Đối với khách hàng cá nhân, thay vì trở thành chủ thể bị động trong thị trường, Fintech gia tăng tính tự chủ của đối tượng này khi tham gia thị trường thông qua trao cho họ quyền tạo dựng dữ liệu tài chính cá nhân, quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, quyền thương lượng để có được những dịch vụ phù hợp. Nói cách khác, Fintech đã gia tăng sức mạnh thương lượng cho người sử dụng dịch vụ trên thị trường. Đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những doanh nghiệp khởi nghiệp, Fintech tạo nền tảng kết nối với người cung cấp vốn, đa dạng hoá phương thức tài trợ giúp những doanh nghiệp này vượt qua rào cản về vốn, vị thế thị trường, rủi ro kinh doanh, cũng như năng lực quản trị và phòng ngừa rủi ro tài chính. Hệ sinh thái Fintech cũng cho phép các doanh nghiệp này dễ dàng thương lượng và tái cấu trúc hoạt động khi gặp phải những trở ngại trong kinh doanh. Thứ ba, Fintech làm sụt giảm mức độ tiếp cận nguồn tài chính chính thức của một hoặc một vài nhóm chủ thể trên thị trường thông qua việc kiến tạo những lợi thế cho nhóm những chủ thể này. Nói cách khác, Fintech tạo ra sự phân hoá rõ rệt trong thị trường tài chính. Mặc dù Fintech được đánh giá là sự đổi mới có tính đột phá của thị trường tài chính, những nghiên cứu từ phía người sử dụng cho thấy tỷ lệ người sử dụng các dịch vụ Fintech còn hạn chế. Điều này đồng nghĩa với việc Fintech có thể làm giảm sút tài chính toàn diện thông qua việc nới rộng sự bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ tài chính của các chủ thể trên thị trường. Nghiên cứu của Ryu (2018) làm rõ sự khác biệt giữa nhóm sử dụng tiên phong các dịch vụ của Fintech (early adopters) và nhóm gia nhập thị trường cuối cùng (lately adopters) từ cách tiếp cận lợi ích và rủi ro. Việc sử dụng các dịch vụ tài chính có nền tảng kỹ thuật số đòi hỏi người sử dụng phải có một mức độ nhận thức nhất định về công nghệ cũng như các dịch vụ được đề xuất. Đồng thời, việc căn cứ vào những yếu tố phi tài chính như trình độ học vấn, nghề nghiệp, khu vực sinh sống, mục đích sử dụng của các công ty cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra ưu thế cho một bộ phận thị trường và tạo ra những rào cản phi tiền tệ cho một bộ phận khác. Mặt khác, việc đánh giá và đưa ra thang điểm dựa toàn bộ vào hệ thống số hoá sẽ dẫn đến tình trạng người cần vốn không tiếp cận được vốn và ngược lại, người không cần vốn lại nhận được quá nhiều cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính. Thứ tư, Fintech làm sụt giảm mức độ tiếp cận nguồn tài chính của các chủ thể trên thị trường tài chính thông qua việc gia tăng rủi ro cho các đối tượng sử dụng dịch vụ cũng như các nhà ban hành chính sách. Kết qủa mô hình của Ryu (2018) cho thấy nguy cơ mất an toàn thông tin có tác động mạnh nhất đến việc từ chối sử dụng các dịch vụ do các công ty Fintech cung cấp. Ngoài một bộ phận khách hàng thành thị có thu nhập trên trung bình và trình độ học vấn cao, phần lớn người sử dụng có xu hướng lựa chọn dịch vụ tài chính truyền thống do nhận thức về rủi ro của Fintech như rủi ro tài chính, rủi ro luật pháp, rủi ro mất an toàn thông tin, và rủi ro hoạt động. Việc cung cấp các thông tin cá nhân và lưu trữ dữ liệu giao dịch của các dịch vụ tài chính Fintech khiến người sử dụng phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn thông tin, nguy cơ bị lừa đảo, hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính phi chính thức giả mạo. Do phần lớn người sử dụng có tâm lý né tránh và phòng ngừa rủi ro, việc sử dụng Fintech như một nhân tố thúc đẩy mức độ tiếp cận tài chính đòi hỏi sự hợp tác ba bên, bên cung cấp dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ, và các nhà điều hành thị trường. Sự bùng nổ của thông tin khiến mọi chủ thể đối mặt với tình trạng quá tải do giới hạn về mặt nhận thức. Trong tình huống này, tính sẵn có của thông tin làm tình trạng bất cân xứng thông tin càng trở nên trầm trọng. Theo đó, mức độ tiếp cận tài chính của các chủ thể bị sụt giảm. Đồng thời, chi phí quản lý điều hành gia tăng. 145 4. Fintech và tài chính toàn diện tại Việt Nam - Mô hình đề xuất Fintech tại một số thị trường trong khu vực châu Á Châu Á đang được đánh giá là khu vực năng động nhất của nền kinh tế thế giới, là thị trường tiềm năng của khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả Fintech. Tuy nhiên, Fintech tại mỗi quốc gia lại có những sự khác biệt nhất định. Thị trường phát triển bậc cao gồm Singapre, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc; thị trường mới nổi gồm Trung Quốc và Ấn Độ; thị trường biên gồm các nước còn lại khu vực ASEAN như Thái Lan, Việt Nam, Myanmar. Nhật Bản, nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, là thị trường năng động cho sự phát triển của Fintech. Chính phủ Nhật Bản cũng là chính phủ đầu tiên thực thi việc đăng ký giao dịch tiền ảo. Có đến 30% đến 40% các giao dịch Bitcoin trên thế giới là tại Nhật. Fintech tăng cường tài chính toàn diện tại Nhật thông qua hoạt động cho vay ngang hàng. Trái lại, thanh toán qua di động và các phương thức thanh toán thông minh khác không thực sự phát triển tại Nhật do thị trường Nhật vẫn ưa thích sử dụng tiền mặt. Bên cạnh đó, Fintech cũng cung cấp các giải pháp quản lý tài sản cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, tạo ra sân chơi cho các ngân hàng thương mại nhỏ cũng như các công ty Fintech. Chính phủ Nhật Bản đưa ra những chính sách ủng hộ các công ty khởi nghiệp phi ngân hàng cũng như phát triển những chương trình đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực cho hoạt động khởi nghiệp. Cũng giống như Nhật Bản, Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) thành lập văn phòng thúc đẩy Fintech (FFO) vào tháng 3 năm 2016 để tăng cường sự phát triển lành mạnh của hệ sinh thái Fintech tại HK và biến HK trở thành trung tâm Fintech ở khu vực châu Á. HKMA duy trì cách tiếp cận trung lập giữa công nghệ và rủi ro để điều tiết Fintech. Những quy định này nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa đổi mới sáng tạo và rủi ro. Chẳng hạn, HKMA giới thiệu “Những công cụ lưu trữ dữ liệu” năm 2015 và đẩy mạnh sự thiết lập của ngân hàng ảo nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời cũng giới thiệu không gian giám sát Fintech (FSS) năm 2016, nâng cấp năm 2017 cho phép các ngân hàng, các công ty tài chính cùng thử nghiệm các sản phẩm tài chính, chia sẻ dữ liệu trước khi cung cấp ra thị trường. Tuy nhiên thị trường Fintech tại Hồng Kông đang đối mặt với sự thiếu nhân lực. HKMA đã đưa ra chương trình thực tập cho sinh viên, trại hè doanh nhân khởi nghiệp nhằm tuyển chọn đội ngũ cho Fintech. Tại Trung Quốc, sự xuất hiện của Fintech dịch chuyển vai trò của ngân hàng từ vai trò trung tâm sang vai trò hợp tác. Từ năm 2017, 5 ngân hàng lớn của nhà nước đã kết nối với những tập đoàn công nghệ lớn như ICBC cùng với JD.COM; Agricultural Bank of China cùng với Baidu; Bank of China với Tencent; China Construction Bank với Alibaba; và Bank of Communications với Suning. Sự hợp tác này giúp 5 ngân hàng lớn có thể phát triển dịch vụ ở nhiều lĩnh vực. Tương lai của Fintech ở Trung Quốc là sự hợp tác giữa các ngân hàng và các công ty Fintech. Tuy nhiên, thách thức đang đặt ra với những ngân hàng nhỏ tại Trung Quốc. Có đến 84% ngân hàng đánh mất dữ liệu và kết nối đối với khách hàng vào những công ty Fintech. 76% khách hang yêu cầu những dịch vụ và trải nghiệm tốt hơn. Ngân hàng đang đánh mất khách hang, đặc biệt là thế hệ trẻ. Thái Lan xếp thứ bảy về mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực Fintech tại châu Á vào cuối năm 2018. Thái Lan hiện có 100 DN khởi nghiệp và không có các doanh nghiệp lớn như Mỹ hay Trung Quốc. Đồng thời, ba ngân hàng lớn là Siam Commercial Bank, KASIKORNBANK, avf Krungsri Bank đã xây dựng phòng lab Fintech riêng với nền tảng ngân hàng và chương trình đẩy mạnh. Blockchain và robo-advice chiếm tỷ trọng chính trong các dịch vụ. Fintech tại Việt Nam Việt Nam được đánh giá là thị trường triển vọng của Fintech tại châu Á với kết cấu dân số vàng, tỷ lệ người có tài khoản tại ngân hàng còn thấp so với các nước trong khu vực, phần lớn dân cư sinh sống tại khu vực nông thôn, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động cao, và nhu cầu tín dụng tiêu dùng đang gia tăng (Đặng, 2017). Những công ty cung cấp dịch vụ thanh toán đầu tiên được NHNN cho phép thử nghiệm năm 2007 là Mobivi, Payoo, VNPay, VinaPay, 146 Smartlink, M_Service, VNPT EPay, Ngân Lượng và ECPay. Dịch vụ này đã được cấp giấy phép chính thức và số lượng các công ty Fintech trong lĩnh vực thanh toán tăng gấp đôi so với thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Ngoài ra, những công ty Fintech đã giới thiệu những sản phẩm bậc cao như cho vay trực tuyến, gọi vốn cho start-ups, quản lý dữ liệu, tư vấn tài chính cá nhân,... Thanh toán qua ví điện tử tăng vọt, đạt đến 125 triệu USD năm 2016, cao gấp đôi năm 2013. Đồng thời dịch vụ cho vay ngang hàng (P2P) cũng tăng từ 1,6% giá trị giao dịch năm 2015 lên 23% giá trị giao dịch dự kiến năm 2021. Mô hình đề xuất nhằm tăng cường vai trò thúc đẩy và kiến tạo của Fintech với tài chính toàn diện tại Việt Nam Không thể phủ nhận những tác động tích cực Fintech đến tài chính toàn diện. Mặc dù đây là vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu từ trước năm 2008, phải đến khi Fintech xuất hiện, sự gia tăng đột biến của điện thoại thông minh và sự đa dạng của các dịch vụ tài chính đã gia tăng mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua ĐTTM. Sự đột phá của CNTT đã tăng cường tài chính toàn diện theo cách chưa từng được nghĩ đến trước đó một thập kỷ. Tuy nhiên, Fintech cũng có những tác động tiêu cực đến tài chính toàn diện thông qua việc gia tăng khoảng cách tiếp cận giữa các nhóm chủ thể cũng như rủi ro gắn liền với việc sử dụng dịch vụ. Thị trường tài chính Việt Nam, mặc dù đã có những cải thiện đáng kể từ năm 2016, song vẫn là một thị trường có mức phát triển thấp so với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới. Tính sẵn có của các nguồn tài chính thấp tạo ra rào cản lớn cho các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam. Hoạt động gọi vốn cho khởi nghiệp cũng vấp phải những trở ngại do sự yếu kém trong quản trị rủi ro và điều hành thị trường. Chính phủ còn can thiệp quá sâu vào thị trường thông qua điều tiết bằng quy định thay vì điều tiết bằng nguyên lý. Trên cơ sở quan sát sự phát triển và điều hành Fintech tại một số thị trường khu vực và thực trạng Fintech tại Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất mô hình quản lý dựa trên quan hệ tương tác giữa các chủ thể nhằm tăng cường vai trò của Fintech với tài chính toàn diện tại Việt Nam như sau. Các cơ quan ban hành chính sách (Chính phủ, Ngân hàng nhà nước, Bộ thông tin truyền thông) Chương trình hỗ trợ chuyên biệt +Theo vùng +Mục đích sử dụng +Trình độ học vấn +Giáo dục tài chính +Nguồn nhân lực Điều tiết chung +Chiến lược phát triển +Cụ thể hoá chỉ tiêu Kiểm soát Thị trường tài chính Đối tượng sử dụng dịch vụ Cơ chế hỗ trợ đặc thù +Thuế +Vốn đối ứng +Quỹ phát triển doanh nghiệp +Hệ sinh thái Fintech Đối tượng cung cấp dịch vụ Kiến thức tài chính Cá nhân, hộ gia đình DNNVV Công ty FinTech Chi phí tiếp cận Ngân hàng/CTBH Quản trị tài chính Quản trị rủi ro Quản lý tài sản 5. Kết luận Làn sóng Fintech trong vòng 10 năm trở lại đây đã tạo ra những chuyển biến to lớn trong ngành tài chính, không những làm thay đổi cấu trúc thị trường mà còn tác động đến mức độ tiếp cận tài chính của các chủ thể tham gia thị trường. Vai trò của Fintech đối với tài chính toàn diện 147 cần được xem xét trên quan điểm của từng chủ thể cũng như có sự phân định giữa vai trò trực tiếp và gián tiếp; tăng cường hay sụt giảm. Bài báo đã làm rõ cả tác động tích cực và tiêu cực của Fintech đến tài chính toàn diện từ góc nhìn của người sử dụng dịch vụ tài chính. Đồng thời, nhóm tác giả cũng chỉ ra mô hình quản lý trên cơ sở tương tác ba bên nhằm tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của Fintech đến tài chính toàn diện tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sarma, M. (2015). Measuring fnancial inclusion. Economics Bulletin, 35(1), 604-611. 2. Kim, Y. Hee (2018), Determinants of Fintech Credit Expansion. Master’s Thesis of Public Administration, Graduate School of Public Administration, Seoul National University. 3. Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2016). The evolution of Fintech: A new post-crisis paradigm? Georgetown Journal of International Law, 47(4), 1271-1319. 4. Arner, D. W., Barberis, J., & Buckley, R. P. (2017). Fintech, RegTech and the reconceptualisation of financial regulation. Northwestern Journal of International Law and Business, 37(3), 371-413. 5. Bain & Company (2017). Evolving the customer experience in banking. 6. CBInsights(2018). Global Fintech report Q1 2018. https://www.cbinsights.com/research/report/fintech-trends-q1-2018/ 7. Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004). Information technology payoff in E-business environments: An international per- spective on value creation of E-business in the financial services industry. Journal of Management Information Systems, 21(1), 17- 54. 8. Bouwman, H., den Hooff, V., van de Wijngaert, L., & van Dijk, J. (2005). Information and communication technology in organizations: Adoption, implementation, use and effects. Sage Publications. 9. Ryu, Hyun-Sun (2018) , Understanding Benefit and Risk Framework of Fintech Adoption: Comparison of Early Adopters and Late Adopters, Proceedings of the 51st Hawaii International Conference on System Sciences, 3864-3873. 10. Alt, R.&Beck, R.&Smits, M.T. (2018), Fintech and the transformation of Finance Industry. Electronic Markets, 28:235-243. 11. Fintech 2018, The Asia Pacific Edition, CFA Institute. 12. The Global Competitiveness Index Report 2016, 2017, 2018, worldforum.org. 13. Kuo Chuen, D.L., and E.G. Teo, Emergence of Fintech and the LASIC principles.Journal of Financial Perspectives, 3(3), 2015, 24-36. 14. Freedman, R.S., Introduction to financial technology, Academic Press, 2006. 15. Earn &Young (2016), The future of Fintech and financial industries. 16. Đặng Thế Tùng (2017), Vai trò của Fintech trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Thúc đẩy tiếp cận tài chính ở Việt Nam”, 343-365, NXB Lao động xã hội. 17. Báo cáo thường niên thị trường tài chính 2017, phần “Tiếp cận tài chính”, PGS., TS. Hoàng Công Khanh và cộng sự, Trung tâm nghiên cứu tài chính và kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 148 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CÁC CÔNG TY CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Thị Thúy - ThS. Nguyễn Thu Hương Học viện Tài chính Tóm tắt Ngân hàng thương mại là chủ thể có lợi thế về trình độ chuyên môn, vốn và mạng lưới hoạt động nhưng lại gặp giới hạn về chủ thể tiếp cận sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Các công ty công nghệ tài chính phát triển các sản phẩm, dịch vụ có tính công nghệ cao phục vụ cho những khách hàng chủ yếu là những khách hàng lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ. Tuy nhiên, các công ty công nghệ tài chính lại gặp khó khăn trong mạng lưới, trong vốn và về pháp lý. Sự bổ trợ của hai chủ thế ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính đã trở thành xu thế tất yếu để bù đắp những khó khăn cho nhau, hướng tới cung cấp sản phẩm và dịch vụ tài chính tốt nhất cho khách hàng. Các tác giả tập trung đánh giá tình trạng kết hợp giữa các ngân hàng thương mại và công ty công nghệ tài chính tại Việt Nam trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện theo các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ khóa: Tài chính toàn diện (Financial inclusion), ngân hàng thương mại (Commercial banks), công ty công nghệ tài chính (Financial Technology) Tài chính toàn diện (hay còn được gọi là tài chính bao trùm - Financial inclusion) là tài chính khi đó mọi người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với những dịch vụ, những sản phẩm tài chính một cách thuận tiện nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mình, gắn với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính (TCTC) cung cấp. Từ đó cho thấy rằng tài chính toàn diện hướng tới đối tượng chủ yếu được ưu tiên đó là người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp vừa và nhỏ, và doanh nghiệp siêu nhỏ. Tài chính toàn diện sẽ giúp những đối tượng này tiếp cận được với những sản phẩm và dịch vụ tài chính của các TCTC một cách thuận tiện nhất, chi phí hợp lý nhất, và gắn liền với nhu cầu của họ nhất. Bên cạnh đó, tài chính toàn diện được thể hiện bao trùm trên tất cả các khía cạnh, vấn đề tài chính khác nhau. Đó có thể là thông qua việc xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, là hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững,… Với tư cách là một TCTC có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất,vai trò chủ đạo của ngân hàng thương mại (NHTM) trong quá trình thực hiện tài chính toàn diện ngày một được quan tâm. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng của các NHTM ngày càng trở nên đa dạng và có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn, bao trùm trên nhiều lĩnh vực cũng như đối tượng khác nhau, đặc biệt trong giai đoạn phát triển của khoa học công nghệ. Khi đất nước đang hướng tới công nghiệp lần thứ 4với sự ra đời của các công ty Fintech (công nghệ tài chính), các dịch vụ tín dụng, thanh toán truyền thống của NHTM đã dần trở nên đơn giản hơn, dần không đáp ứng được với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Từ đây, bài toán làm thế nào để các NHTM có thể cung cấp các dịch vụ của mình đến người dân, đặc biệt là những người thuộc đối tượng của tài chính toàn diện một cách dễ dàng nhất cũng dần được gợi mở. Sự bắt tay hợp tác giữa các NHTM truyền thống với các công ty Fintech đã dần trở thành một tất yếu trong quá trình hoạt động của NHTM không chỉ ở Việt Nam, mà còn cả trên khu vực và thế giới. 1. Mạng lưới và kênh phân phối, dịch vụ tài chính của NHTM tại Việt Nam Nhắc tới mạng lưới và kênh phân phối dịch vụ tài chính, NHTM là chủ thể có mạng lưới rộng lớn và đa dạng nhất trong số các TCTC hoạt động trên thị trường. Mạng lưới này tại Việt Nam có xu hướng gia tăng mạnh mẽ theo các năm để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tính đến thời điểm năm 2018, số lượng NHTM tại Việt Nam là 93 ngân hàng, bao gồm: 4 NHTM có vốn nhà nước chi phối; 28 NHTM cổ phần, 8 NH 100% vốn nước ngoài; 2 NH liên 149 doanh; 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các NHTM này có mạng lưới hoạt động được phủ khắp 63 tỉnh thành, với: 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch (ước tính 14,2 điểm cho 100.000 người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên). Đi theo xu hướng của khu vực và thế giới về tài chính toàn diện của NHTM, Việt Nam đã ban hành Quyết định 1792/QĐ-TTg ngày 5/9/2016 để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Theo đó các NHTM Việt Nam được đề ra mục tiêu đến năm 2020 cho nhiều chỉ tiêu, và kết quả đạt được trong năm 2018 là tương đối khả quan. Bảng 1: Kết quả đạt được về khả năng tiếp cận của dịch vụ ngân hàng năm 2017 và mục tiêu đề ra cho năm 2020 Tên chỉ tiêu 2017 2020 Dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán tại hệ thống ngân hàng 57,8% 70% Chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM cho 100.000 dân số trưởng thành 14,2 ≥ 20 17.396 30.000 Số máy ATM cho 100.000 dân số trưởng thành 25,2 40 Sô thiết bị chấp nhận thẻ POS cho 100.000 dân số trưởng thành 377,6 400 Máy ATM Tỷ lệ chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM tại nông thôn 15% Nguồn: NHNN và Quyết định 1726/QĐ-TTg Ngoài những kết quả đạt được về mạng lưới hoạt động, các NHTM cũng đồng thời tập trung vào công tác giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tới các khách hàng của mình thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ. Đến năm 2018, tất cả các NHTM Việt Nam đã có website để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng, có trung tâm tư vấn trực tiếp cho khách hàng. Một số NHTM của Việt Nam thực hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tự động có thể được cung cấp 24/24 giờ. Số lượng thẻ được hệ thống NHTM cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam cũng rất đa dạng. Bên cạnh sự khổng lồ về mạng lưới và sự đa dạng về kênh phân phối dịch vụ của mình, NHTM còn có những lợi thế trong quá trình hoạt động. Những lợi thế đó có thể kể tên như: uy tín, vốn, kinh nghiệm và nghiệp vụ. Các NHTM đã hoạt động lâu đời trên thị trường về tài chính tiền tệ, tạo dựng cho mình một sự đảm bảo vững chắc về uy tín với khách hàng. Với tiềm lực lớn về tài chính và mạng lưới rộng lớn phủ khắp các nơi đã giúp NHTM gia tăng khả năng kiểm soát rủi ro cũng như đảm bảo được yếu tố an toàn trong các giao dịch của mình với khách hàng. Ngoài ra, NHTM sử dụng những nguồn vốn lớn mình đã huy động được để tiến hành đầu tư mạnh vào nhiều lĩnh vực, bao gồm cả hệ thống công nghệ phục vụ cho các dự án mới cũng như nghiên cứu đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cho khách hàng của mình. Mặt khác, như đã nói các NHTM là những chủ thể hoạt động lâu đời trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên kinh nghiệm của họ trong lĩnh vực này là rất đa dạng và phong phú. NHTM là nơi tập trung nhiều chuyên gia về các lĩnh vực tài chính và tiền tệ, cũng như quản lý tài chính. Đó là lý do vì sao các khách hàng tin tưởng vào NHTM. Lợi thế cuối cùng của NHTM đó là đội ngũ cán bộ của họ có nghiệp vụ chuyên môn, chuyên sâu về lĩnh vực mà ngân hàng kinh doanh. Tuy nhiên, sự lớn mạnh của NHTM cùng với những lợi thế vốn có của mình không giúp được các NHTM gia tăng được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Điển hình tại Việt Nam, với một nước hơn 60% dân số sinh sống ở nông thôn, phần lớn người dân còn có thu nhập thấp hoặc người nghèo, doanh nghiệp chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc là những doanh nghiệp siêu nhỏ, thì thực trạng các dịch vụ của NHTM tiếp cận được đến những đối tượng này còn rất hạn chế. 150 Các NHTM mặc dù có sự gia tăng về phạm vi hoạt động của mình, hệ thống chi nhánh, ATM được mở ra rất nhiều nhưng lại không đồng đều ở các khu vực trong nước. Các NHTM Việt Nam mới chỉ tập trung phát triển tại các thành phố lớn (như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…) nhưng vẫn còn rất e dè tại các khu vực nông thôn và miền núi. Ước tính trong năm 2018, 2/3 chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTM được đặt tại hai thành phố lớn của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Tại hai thành phố lớn này, trên một con phố có thể có 2 đến 3 chi nhánh của một NHTM. Nghịch lý này xảy ra do hoạt động tại vùng nông thôn, miền núi - nơi người dân còn nghèo, hoạt động thương mại diễn ra còn đơn giản, thói quen sử dụng tiền mặt còn rất lớn - của các NHTM còn khó khăn hơn rất nhiều so với thành phố nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, mật độ dân số dày, công nghệ phát triển nhanh. Một vướng mắc nữa của NHTM trong quá trình cung cấp dịch vụ của mình, đặc biệt là dịch vụ thanh toán đó là số lượng dịch vụ NHTM cung cấp không đáp ứng được với nhu cầu sử dụng của người dân. 2. Fintech Fintech hay còn được gọi là công nghệ tài chính (Financial Technology) dùng để chỉ các doanh nghiệp áp dụng công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, bao gồm: ngân hàng, bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, dịch vụ thanh toán, và cơ sở hạ tầng tài chính,… Fintech hướng tới cung cấp cho khách hàng những giải pháp và dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả, thuận tiện với chi phí thấp hơn rất nhiều so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Như vậy có thể thấy, Fintech hướng tới cung cấp cho khách hàng của mình những sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến vốn - giống với lĩnh vực mà các NHTM vẫn làm từ trước đến nay, có thể kể đến như: thanh toán, tiết kiệm đầu tư, blockchain, lĩnh vực tín dụng cho vay ngang hàng, và lĩnh vực phân tích dữ liệu và công nghệ khác. Thứ nhất là lĩnh vực thanh toán, các công ty Fintech hướng tới người dân hay thanh toán ở mức thấp. Fintech cung cấp các giải pháp thanh toán mới dựa trên nền tảng hệ thống điện thoại di động (mobile payment) hay mạng internet với tiền điện tử (e-money), thanh toán qua QR code hay chuyển tiền dựa vào mạng ngang hàng (Peer to peer payment) để thay thế cho các dịch vụ thanh toán truyền thống - những dịch vụ đòi hỏi phải mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Những giải pháp thanh toán mới ra đời giúp người dân thanh toán thuận tiện và nhanh chóng hơn, giảm thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân. Thứ hai là lĩnh vực tiết kiệm, đầu tư và kế hoạch tài chính, quản lý tài sản. Các công ty Fintech dựa trên các thuật toán qua mạng internet để đưa ra các giải pháp Robot tư vấn với mục đích cung cấp lời khuyên, tư vấn cho khách hàng, nhà đầu tư về phương án đầu tư tài chính với mức phí rẻ hơn so với các nhà tư vấn tài chính và quản lý đầu tư truyền thống trước kia. Bên cạnh đó, Fintech cũng đưa ra các giải pháp quản lý tài sản để giúp khách hàng của mình xây dựng được các kế hoạch quản lý tài chính cá nhân thông qua các ứng dụng phần mềm trên điện thoại thông minh. Qua đó, khách hàng của Fintech có thể quản lý được các khoản tiền gửi, khoản vay tại các ngân hàng, tổ chức khác nhau trên cùng một ứng dụng của Fintech. Đồng thời dựa trên các thuật toán phân tích hành vi tiêu dùng của khách hàng, Fintech cung cấp các công cụ tiết kiệm tự động, các giải pháp tiết kiệm phù hợp cho khách hàng của mình. Thứ ba là lĩnh vực Blockchain. Sự bùng nổ của đồng tiền ảo Bitcoin đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ Blockchain của Fintech. Bitcoin blockchain như một cuốn sổ cái cho các giao dịch được quản lý tự động bởi người sở hữu. Bitcoin được xem như một loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề chi tiêu gian lận khi sử dụng một lượng tiền dùng hai lần. Công nghệ Blockchain được đánh giá cao về tính bảo mật do dữ liệu sẽ được ghi trên sổ cái kỹ thuật được mã hóa, thông tin giao dịch được bảo mật và không thể bị bên ngoài can thiệp 151 được. Đồng thời, thời gian thực hiện giao dịch cũng được diễn ra nhanh hơn khi không cần trung gian, không xử lý thủ công như các giao dịch thông thường, từ đó góp phần giảm chi phí trong giao dịch. Với những ưu điểm của blockchain, NHTM hiện đang bắt đầu có sự ứng dụng công nghệ này vào các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, tài trợ thương mại hay xác thực, nhận biết khách hàng (KYC),… Thứ tư là lĩnh vực tín dụng, cho vay ngang hàng (hay còn gọi là P2P lending). Đây là công nghệ được các công ty Fintech cung cấp cho lĩnh vực tín dụng, hướng tới những khách hàng chưa được phục vụ hoặc không được phục vụ đầy đủ bởi NHTM như trong tín dụng tiêu dùng, khoản vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Fintech kết nối giữa người đi vay và người cho vay thông qua việc thiết kế một nền tảng trực tuyến, giảm chi phí cho người đi vay và gia tăng lợi nhuận cho người cho vay. Fintech có thể thành công trong lĩnh vực này do những hạn chế phân khúc khách hàng cũng như tiêu chuẩn vay chặt chẽ của các NHTM sau cuộc khủng hoảng năm 2008, các thủ tục về KYC hay AML/CFT,… Cuối cùng là lĩnh vực phân tích dữ liệu và công nghệ khác. Các công ty Fintech đã thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ để hỗ trợ các NHTM trong vấn đề bảo mật và quản lý rủi ro, quản lý và phân tích hành vi khách hàng, hoặc các công cụ chấm điểm cũng như xếp hạng tín dụng, công cụ báo cáo phòng chống rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. Để làm được điều đó, Fintech đã sử dụng giải pháp phân tích dữ liệu lớn (Big data) hoặc ứng dụng giao diện mở (Open API). Có thể thấy các lĩnh vực Fintech hướng tới không xa lạ với khách hàng, nhưng sản phẩm và dịch vụ họ cung cấp có kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại đã đem lại những khác biệt rất lớn so với những sản phẩm, dịch vụ truyền thống trước kia của NHTM. Điểm lợi thế đầu tiên của Fintech là những sản phẩm của họ có khả năng ra mắt trong thời gian rất ngắn, tính ứng dụng của những sản phẩm đó rất cao, có tính gần gũi với khách hàng sử dụng. Thứ hai, các công ty Fintech có tính sáng tạo vượt trội so với các NHTM trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ bởi họ không bị chi phối bởi những rào cản pháp lý như NHTM. Fintech có thể ứng dụng những công nghệ khoa học mới nhất, tiên tiến nhất (đặc biệt là công nghệ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu mạng xã hội,…) để mang đến cho khách hàng của mình những trải nghiệm tốt hơn, xuất sắc hơn so với những sản phẩm vốn có tính truyền thống xưa nay của NHTM. Cuối cùng, các công ty Fintech chấp nhận rủi ro ở dải rộng với mức độ rủi ro cao. Họ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong quá trình hoạt động. Đó là lý do giải thích cho việc họ dễ dàng tiếp cận được với các khách hàng - những người chưa từng là khách hàng của NHTM hoặc là những người dưới chuẩn của NHTM. Nói cách khác, Fintech chấp nhận một khẩu vị rủi ro rộng hơn so với các NHTM. Fintech đã phát triển tại các quốc gia trên thế giới, sớm nhất ở Anh, Mỹ và phát triển mạnh mẽ nhất tại Trung Quốc. Tại Việt Nam, Fintech mới ở giai đoạn đầu hình thành và phát triển. Từ khi ra đời đến nay, Fintech là một trong những lĩnh vực được tiếp nhận nhiều vốn đầu tư nhất. Việt Nam, nơi có đến 59% của 95 triệu người chưa có tài khoản ngân hàng, được nhận định sẽ là một môi trường tốt cho Fintech phát triển - đặc biệt cho các lĩnh vực tài chính cá nhân và bán lẻ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam lại rất nhiều, ngày càng có xu hướng phát triển, cũng tạo điều kiện cho Fintech đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ của mình, như: công nghệ bán hàng POS, nền tảng quà tặng và các công cụ marketing kỹ thuật số để hướng tới giúp các SMEs phát triển các kênh khách hàng mới của họ. Bên cạnh việc áp dụng máy POS, Fintech còn hỗ trợ SMEs huy động tài trợ tài chính bằng những hình thức mới thông qua áp dụng dịch vụ cho vay trực tuyến và gây quỹ cộng đồng (Crowd funding). Với sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại đã giải thích vì sao Fintech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tính đến năm 2019, tại Việt 152 Nam đã có gần 100 Fintech hoạt động và phát triển. Mặc dù con số này so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới còn rất nhỏ bé, nhưng quy mô phát triển Fintech của Việt Nam lại được đánh giá rất cao. Chỉ trong gần 10 năm ra đời và phát triển, Fintech Việt Nam đã đạt về quy mô 4,4 tỷ USD cuối năm 2017 và được dự đoán tiếp tục gia tăng lên con số 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Bên cạnh những lợi thế, trong quá trình tồn tại và phát triển của Fintech vẫn còn những vướng mắc mà Fintech không thể tự mình khắc phục. Đầu tiên là muốn tồn tại và phát triển được lâu dài, Fintech cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Thứ hai, Fintech cần phải tiếp cận được với quy mô mạng lưới và các nguồn thông tin của khách hàng. Thứ ba, Fintech còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận sự hỗ trợ và tư vấn về mặt pháp lý. Những hạn chế của Fintech các NHTM hoàn toàn có thể bù đắp được. Qua cái nhìn tóm tắt về mạng lưới, kênh phân phối dịch vụ của NHTM cùng với sự ra đời và phát triển của Fintech, dễ dàng nhận thấy rằng về lĩnh vực hoạt động của NHTM và Fintech có sự tương đồng và bổ trợ cho nhau rất tốt. Nếu NHTM hiện nay mới chỉ tập trung vào những khách hàng ở thành phố là chủ yếu, những khách hàng có rủi ro chấp nhận được, thì Fintech tập trung vào những khách hàng cá nhân, những khách hàng chưa có tài khoản của NHTM hoặc những khách hàng có độ rủi ro quá cao, những SMEs hoặc những doanh nghiệp siêu nhỏ khó tiếp cận vốn của NHTM. Mặt khác, Fintech có thể hỗ trợ các NHTM trong việc áp dụng những dịch vụ có hàm lượng khoa học công nghệ cao trong thanh toán, chuyển tiền, đầu tư,… Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã tạo một môi trường thuận lợi cho sự kết hợp của Fintech và NHTM. Nhiều sản phẩm, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng trong bối cảnh này, điển hình như: xây dựng và triển khai chăm sóc khách hàng qua CHATBOT khi sử dụng AI; từ phân tích dữ liệu lớn giúp dự báo nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó giúp chào bán các sản phẩm tín dụng, thẻ tín dụng, thấu chi và thanh toán nhanh phù hợp; thực hiện xếp hạng tín nhiệm thông qua phân tích dữ liệu và hành vi của khách hàng thông qua các mạng xã hội (Facebook, Viber,..); tự động hóa quy trình nhận diện khách hàng, chăm sóc khách hàng, cung cấp các nhu cầu giao dịch của khách hàng tại quầy và online; điện toán đám mây giúp các NHTM tiết kiệm được chi phí đầu tư hạ tầng từ lưu trữ đến xử lý, dự phòng, dự phòng thảm họa. 3. Sự hợp tác giữa NHTM và Fintech tại Việt Nam Xuất phát từ những bất lợi từ hai phía NHTM và Fintech, mô hình hợp tác giữa hai chủ thể này nhằm khắc phục những nhược điểm của mình trong quá trình hoạt động đã trở thành xu thế tất yếu trong thời gian tới trên toàn cầu. Sự kết hợp này đã giúp cho các NHTM gia tăng tính minh bạch và hiệu quả với những giải pháp công nghệ hiện đại thay thế cho những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng truyền thống. Mặt khác, dựa vào các thông tin từ corebanking của các NHTM, các Fintech có thể nghiên cứu và áp dụng giải pháp Open API để thiết lập một giao diện tương tác mà không cần phải kết nối trực tiếp. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, mô hình hợp tác giữa NHTM và Fintech sẽ đảm bảo được quyền quản lý toàn vẹn thông tin của khách hàng, vừa giúp các Fintech có đầy đủ thông tin để xử lý giao dịch cho khách hàng của ngân hàng. Theo xu hướng chung của thị trường, các NHTM Việt Nam đã lên kế hoạch kết hợp với các công ty Fintech thay vì trở thành đối thủ của họ. Một số các NHTM Việt Nam tiến hành góp vốn vào các công ty Fintech, trở thành cổ đông để giúp họ phát triển hoạt động bán lẻ của mình. Những sản phẩm, dịch vụ của Fintech được các NHTM đang sử dụng nhiều như: ví điện tử Momo, Payoo, 123 Pay, Finsom, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, huy động và cho vay, và gần nhất là sử dụng QR code trong thanh toán. 153 Nguồn: Payment Banking.com Sự kết hợp giữa Fintech và các NHTM Việt Nam là xu hướng tất yếu khi tỉ lệ người sử dụng Smartphone lên tới 72% ở đô thị lớn và 53% ở nông thôn năm 2016. Cũng trong năm 2016, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam lên tới mức 52%. Với một số lượng lớn người sử dụng smartphone và internet tại Việt Nam, nhưng chỉ có khoảng 59% người dân có tài khoản tại NHTM. Từ đây, sự tham gia của Fintech để hỗ trợ các NHTM cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho những người chưa có tài khoản tại ngân hàng hoặc những SMEs. Các NHTM lớn dẫn đầu ở Việt Nam đã có những quyết định sớm trong việc hợp tác với các công ty Fintech. Ví dụ, NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) đã ký thỏa thuận với công ty Opportunity Network (ON) trong việc cung cấp nền tảng số cho việc kết nối với hơn 15.000 doanh nghiệp trên 113 quốc gia là thành viên của ON và là khách hàng của Vietinbank. Sự kết hợp này đã mở rộng thị trường hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước cũng như đối tác nước ngoài của Vietinbank. Một số ngân hàng khác của Việt Nam cũng đã tiến hành ký kết với các Fintech như: NHTM cổ phần Quân đội (MB) kết hợp với Viettel; NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) bắt tay với công ty M_Service trong thanh toán chuyển tiền; NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) để hỗ trợ khách hàng tiếp cận được với các dịch vụ tài chính đa dạng và phong phú hơn đã ký kết với các công ty Fintech phổ biến trên thị trường là Napas, Momo, Zalo, Moca, Airpay, VTC Pay, Payoo, Baokim, Vimo, Onepay, Wepay, Ngân lượng, VNpay, Samsungpay, Truemoney, Viettel, Vinatti,… Trong số các NHTM Việt Nam ký kết với các Fintech, BIDV đã rất thành công trong xây dựng hệ sinh thái với Fintech. Nhờ những sản phẩm, dịch vụ sau khi bắt tay với Fintech, BIDV đã bổ sung cho hệ thống thanh toán truyền thống của mình là thẻ với những hình thức thanh toán mới, như: thanh toán trực tuyến trên website, thanh toán bằng mobile (QR code, Samsungpay, ví điện tử,…). Ngoài những sản phẩm và dịch vụ thanh toán, các NHTM còn cung cấp cho khách hàng của mình ứng dụng Smartbanking với những sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng. Qua Smartbanking, khách hàng của NHTM có thể đặt vé máy bay, mua vé phim trực tuyến, đặt phòng khách sạn, mua sắm online, hoặc theo dõi danh mục đầu tư chứng khoán của mình, chuyển tiền qua số điện thoại, tính năng trợ lý ảo,…Tính đến cuối năm 2018 đã có 41 trên tổng số 93 NHTM tại Việt Nam sử dụng dịch vụ mobile banking cho khách hàng của mình, trong khi đó số lượng các NHTM thực hiện cung cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng của mình lên con số 78. 154 Kết luận: Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, những sản phẩm và dịch vụ tài chính mới được cung cấp cùng với sự ra đời và phát triển của các Fintech. Hướng tới đối tượng là những người chưa có tài khoản tại ngân hàng, những người nghèo, những người dân thường thanh toán với giá trị giao dịch nhỏ, hoặc tới những SMEs, những doanh nghiệp siêu nhỏ, Fintech đã bổ sung cho NHTM trong việc mở rộng phạm vi cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân. Sự bổ trợ khuyết điểm của nhau đã giúp hai chủ thể có thể song song phát triển và hoạt động có hiệu quả, minh bạch hơn. Theo đó, mô hình hợp tác của NHTM và Fintech là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, các NHTM để tránh sự lệ thuộc quá lớn vào các Fintech trong tương lai, bản thân các ngân hàng cũng sẽ có những nghiên cứu để có thể chạy đua trong cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính với các Fintech trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 5/9/2016: Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. 2. Phạm Xuân Hòe (2018): Đề án 1726 - Sau một năm triển khai thực hiện, Tạp chí Ngân hàng số 3-4, 2018. 3. ThS. Nghiêm Thanh Sơn, Ngân hàng - Fintech: Sự bổ trợ hoàn hảo, Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng Việt Nam 2018. 4. Jeanne, Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2017, TrueMoney Việt Nam Blog.truemoney.com.vn 5. Quỳnh Vũ, Hợp tác hay để Fintech vượt qua, Thời báo Ngân hàng 2019. 6. PGS.TS. Nguyễn Kim Anh và các cộng sự (2018), Ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech) trong hoạt động tài chính vi mô hướng tới phổ cập tài chính tại Việt Nam, Vietnam Microfinance Working Group. Payment Banking.com. http://smartindustry.vn/pdf/2017/s2/7_MBBank.pdf. 155 THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH (FINTECH) TS. Tôn Thu Hiền NCS. Đinh Thị Thanh Vân Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện đang dần trở thành một trong những quốc sách quan trọng trong phát triển bền vững tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, Chính phủ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề tài chính toàn diện, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho tất cả các đối tượng trong nền kinh tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công ty Fintech được coi là động lực to lớn để thúc đẩy tài chính toàn diện trên phạm vi toàn cầu cũng như ở từng quốc gia, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Fintech đưa ra các giải pháp đổi mới sáng tạo với chi phí thấp giúp việc tiếp cận sản phẩm dịch vụ tài chính trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bài viết sẽ trình bày những hiểu biết cơ bản về Fintech và tài chính toàn diện, vai trò của Fintech trong đẩy mạnh tài chính toàn diện. Đồng thời đánh giá thực trạng phát triển của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện trên thế giới và tại Việt Nam. Cuối cùng bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ sự phát triển Fintech góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, Fintech, cách mạng công nghệ 4.0, tài chính số 1. Giới thiệu chung Các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới đều thống nhất tài chính toàn diện là yếu tố quan trọng của 7 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững do Liên Hợp Quốc khởi xướng. Theo World Bank (2018), kể từ năm 2010, có hơn 55 quốc gia cam kết thúc đẩy tài chính toàn diện và hơn 60 quốc gia đã đưa ra hoặc đang xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, nhằm thống nhất mục tiêu đẩy mạnh tài chính toàn diện của tất cả các đối tượng trong nền kinh tế: các học giả, các chuyên gia thực tiễn, các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, tài chính toàn diện vẫn đang ở các mức độ khác nhau giữa các nước. Tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình ở châu Á - Thái Bình Dương, một nửa dân số trưởng thành vẫn chưa có tài khoản ngân hàng và dưới 10% dân số có sử dụng dịch vụ tín dụng từ các tổ chức tín dụng chính thức. Cụ thể, Park và Mercado (2015) cho thấy Việt Nam có mức độ tài chính toàn diện thấp thứ 112 trong số 176 quốc gia năm 2011, thứ hạng này được tăng lên 92 trong số 151 quốc gia năm 2014 (IMF, 2015). Do đó, Việt Nam vẫn cần phải tiếp tục thúc đẩy việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tới các cá nhân và doanh nghiệp trong nền kinh tế. Với những ưu thế về đổi mới sáng tạo và khả năng ứng dụng công nghệ linh hoạt và hiệu quả, Fintech không những giúp giảm chi phí mà còn mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tài chính cho nhiều đối tượng khách hàng, bên cạnh các mô hình ngân hàng truyền thống và chính là một công cụ đặc biệt giúp đẩy mạnh tài chính toàn diện trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam cần chủ động nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech và hướng đến việc xây dựng hệ sinh thái phù hợp, cũng như các biện pháp hỗ trợ, kể cả về tài chính (hỗ trợ về thuế) nhằm tạo điều kiện cho Fintech phát triển và thúc đẩy tài chính toàn diện. 2. Vai trò của Fintech trong tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (financial inclusion) là thuật ngữ chuyên ngành đã được dịch ra trong nhiều văn bản và nghiên cứu ở Việt Nam thành phổ cập tài chính, tài chính bao quát, tài chính bao trùm… Tài chính toàn diện đề cập đến “quá trình cải thiện khả năng tiếp cận hợp lý, kịp thời và đầy đủ các loại dịch vụ tài chính chính thức; từ đó mở rộng việc sử dụng các sản phẩm tài 156 chính này bằng các hoạt động và cách thức khác nhau bao gồm tăng cường nhận thức và giáo dục tài chính, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển kinh tế” (Atkinson và Messy, 2013, OECD). Ngân hàng Phát triển Châu Á (2017) mô tả tài chính toàn diện là tình trạng tất cả các nhóm dân cư bao gồm cả nhóm có thu nhập thấp nhất có thể tiếp cận các dịch vụ và sản phẩm tài chính chính thức. Loại trừ tài chính (financial exclusion) bao gồm các đối tượng không sử dụng dịch vụ ngân hàng và không đủ điều kiện sử dụng dịch vụ ngân hàng. World Bank định nghĩa tài chính toàn diện là trạng thái mà tất cả các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính hữu dụng với giá cả hợp lý phục vụ cho nhu cầu của họ bao gồm dịch vụ giao dịch, tiết kiệm, thanh toán, tín dụng (World Bank, 2017). “Fintech” là thuật ngữ đang dần phổ biến trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hochstein (2015), cái tên Fintech đã được Citigroup chính thức khởi xướng và đề cập đến trong dự án “Financial Services Technology Consortium” vào đầu những năm 1990. Từ “Fintech” xuất phát từ sự kết hợp của finance (tài chính) và technology (công nghệ). Fintech thường được hiểu là việc áp dụng các tiến bộ trong công nghệ của các công ty để cải thiện dịch vụ tài chính (Gellis và Woods, 2014). Fintech là một ngành công nghiệp sử dụng công nghệ thông tin di động làm trung tâm để tăng cường hiệu quả của hệ thống tài chính (Yonghee Kim và cộng sự, 2014). Chi phí cao là một trong những lý do gây khó khăn cho khách hàng tiếp cận sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính mà họ cần, đặc biệt là những người có hoàn cảnh nghèo, sẽ bị từ chối được cung cấp các dịch vụ tài chính. Fintech giúp giảm đáng kể chi phí bằng cách cung cấp dịch vụ tài chính một cách sáng tạo và đơn giản (KPMG, 2017). Các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền trực tuyến mới loại bỏ phí mức phí cao của ngân hàng bằng cách đáp ứng nhu cầu và nguồn cung tiền tệ của người sử dụng. Các sáng kiến mới trong lĩnh vực tài chính, ví dụ, thanh toán điện tử và ngân hàng di động đã thay đổi phạm vi tài chính toàn diện (World Bank, 2012). Việc mở rộng các nền tảng thanh toán kỹ thuật số đã tạo cơ hội kết nối người nghèo với các nhà cung cấp các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm (Radcliffe & Voorhies, 2012). Những cá nhân không ngân hàng và bị loại trừ tài chính là cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp sử dụng Fintech khai thác để giảm chi phí hoạt động. Việc sử dụng phân tích dữ liệu lớn sẽ trở nên khả thi cho các doanh nghiệp để cung cấp các khoản tín dụng ngắn hạn. Sự gia tăng của bộ phận bao gồm cả Fintech và các hoạt động sử dụng các nền tảng kỹ thuật số có thể cho phép các quốc gia tăng tài chính toàn diện. Nhưng điều này đòi hỏi sự hỗ trợ về tài chính thích hợp trong khuôn khổ bảo vệ người tiêu dùng và khả năng tiếp cận rộng rãi, chẳng hạn như các nhà phát hành tiền điện tử, tài trợ cho công chúng và cho vay ngang hàng, và người chơi thương mại điện tử thông qua đơn giản hóa việc thanh toán và giao hàng (ADB, 2016). Tài chính số (digital finance) đã được quốc tế coi là một phương tiện cung cấp đầy đủ cơ hội để thúc đẩy việc tài chính toàn diện thông qua giảm chi phí cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ngân hàng Thế giới (2017) cũng phân tích rằng, Fintech có vai trò giúp việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng dễ dàng và hiệu quả hơn đối với các đối tượng trong nền kinh tế. Nghiên cứu của Ozili (2018) cũng cho thấy chính kỹ thuật số thông qua các nhà cung cấp Fintech có tác động tích cực cho việc tài chính toàn diện ở các nền kinh tế mới nổi và tiên tiến, và sự tiện lợi mà tài chính kỹ thuật số cung cấp cho cá nhân có thu nhập thấp và biến thiên thường có giá trị hơn so với chi phí cao hơn sẽ trả tiền để có được các dịch vụ như vậy từ các ngân hàng quy định thông thường. Từ những nghiên cứu trước đây cho thấy công nghệ tài chính (Fintech) là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh tài chính toàn diện hiện nay, đặc biệt sự phát triển Fintech như một chìa khóa để việc tài chính toàn diện được tăng tốc nhanh hơn. 3. Fintech và tài chính toàn diện tại một số quốc gia Ứng dụng công nghệ tạo nên những kết quả đột phá trong tài chính toàn diện là xu hướng tất yếu và nhiều quốc gia đã nhận thức rõ cơ hội mà xu hướng này đem lại. Trên nền tảng internet 157 và kỹ thuật số, nhiều ứng dụng sản phẩm hay mô hình kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã được các doanh nghiệp Fintech phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới như dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ blockchain, điện thoại thông minh…, Fintech đã phát triển thành làn sóng ở nhiều nước trên thế giới. Những dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ mang lại nhiều tiện ích, mở ra tiềm năng lớn trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Với việc áp dụng công nghệ, các dịch vụ tài chính ngân hàng có thể được cung cấp ở bất cứ nơi nào, kể cả không có sự hiện diện của ngân hàng. Ở nhiều nước như Brazil, Ấn Độ, Mexico, ngân hàng đại lý đã được sử dụng như một công cụ quan trọng để mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nền kinh tế sở hữu 2,6 tỷ người hay khoảng 36% dân số thế giới có những bước tiến đáng kể trong sử dụng công nghệ tài chính để đẩy mạnh tài chính toàn diện (Xem Hình 1). Trên thực tế là một tỷ lệ cao người Ấn Độ và Trung Quốc sống ở khu vực nông thôn (67% và 44% tương ứng) cần có sự hỗ trợ tiếp cận tài chính. Tài chính toàn diện và giảm nghèo thông qua Fintech đã và đang diễn ra tại hai quốc gia này. Hình 1: Điểm số Fintech tại Trung Quốc và Ấn Độ Nguồn: ING (2016) Ở Ấn Độ, quy mô của dự án nhận dạng Aadhaar là một cuộc cách mạng trong quá trình tài chính toàn diện. Thông qua chương trình này, sinh trắc học của hơn 1 tỷ người đã được nhận dạng. Phạm vi của chương trình vượt xa việc cung cấp các dịch vụ công cộng. Các ngân hàng được khuyến khích phát triển các giải pháp Fintech sử dụng các công nghệ nhận dạng này. Ở Trung Quốc, các cá nhân bị từ chối trước đây có thể đăng ký và nhận khoản vay trong vòng vài phút bằng cách cung cấp quyền truy cập vào dữ liệu trên điện thoại thông minh của họ. Một ví dụ là Kabbage, mà ING đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Alibaba đã trở thành thương mại điện tử phổ biến nhất của Trung Quốc, cung cấp các khoản vay nhỏ cho người dùng dựa trên lịch sử giao dịch của họ trên nền tảng. Hàn Quốc cũng là một quốc gia sử dụng lợi thế phát triển công nghệ để đẩy mạnh tài chính toàn diện. Theo một thống kê của Statista, số lượng sử dụng điện thoại di động trên toàn thế giới khoảng 4,43 tỷ người trong năm 20151, riêng điện thoại thông minh đã đạt mức 2,6 tỷ người sử 1 158 https://www.statista.com/statistics/274774/forecast-of-mobile-phone-users-worldwide/ dụng (Ericsson Mobility Report, 2015). Tỷ lệ thâm nhập của điện thoại thông minh ở Hàn Quốc lên tới 88% nhờ có Samsung, một trong hai nhãn hiệu điện tử lớn nhất thế giới (bên cạnh Apple). Cũng tại Hàn Quốc, nơi mà mạng 4G - LTE phủ sóng lên tới 97%, số lượng người sử dụng Internet gần 44 triệu người khiến cho quốc gia này được coi là một trong những thị trường được kết nối trực tuyến nhiều nhất. Hình 2: Số lượng sử dụng Internet ở Hàn Quốc năm 2015, 2016 và dự báo (triệu ng) Nguồn: Dữ liệu từ Statista.com Nhờ những lợi thế của công nghệ - điện tử mà Hàn Quốc có thị trường thương mại điện tử rộng lớn mà các cách thức thanh toán cũng trở nên đa dạng và phổ biến với người dân, trong đó thẻ tín dụng được đa phần người Hàn Quốc ưa chuộng. Theo Findex 2014, 94% người trưởng thành từ 15 tuổi trở lên sở hữu tài khoản ngân hàng. Tính đến thời điểm tháng 9/2015, Hàn Quốc đã có 115 triệu tài khoản internet banking hoạt động2. Hình 3: Các phương thức thanh toán ở Hàn Quốc năm 2017 Nguồn: Worldpay Global Payments Report (2017) Indonesia là quốc gia đang phát triển nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng GDP trên mức trung bình giữa các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sự tài chính toàn diện ở cả hai nền kinh tế vẫn là một vấn đề bức xúc. Ví dụ, chỉ 1/3 dân số của quốc gia này có thể truy cập vào một tài khoản thanh toán và tiết kiệm tại một tổ chức tài chính chính thức. Indonesia trình bày một thách thức cụ thể do thực tế là nó kéo dài hơn 17.000 hòn đảo. Vì lý do này, việc thiết lập một sự hiện diện truyền thống và xây dựng một cơ sở hạ tầng ICT hiệu quả và toàn diện là rất khó. Thật vậy, việc truy cập ngân hàng và internet ở các vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều 2 http://www.koreatimes.co.kr/www/news/biz/2015/11/488_191097.html, theo phát ngôn của đại diện Ngân hàng Hàn Quốc (Bank of Korea), được thống kê trong Báo cáo theo quý tháng 07 - 09 năm 2015. 159 thách thức và tốn kém. Nhất quán, các dữ liệu chỉ ra nồng độ cao của MSME không được sử dụng và sử dụng internet thấp. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) bắt đầu thử nghiệm cho phép nhiều công ty không phải NHTM cung ứng các dịch vụ thanh toán để đáp ứng nhu cầu thị trường từ năm 2017. Theo EY (2018), hiện tại Việt Nam có 67 công ty Fintech đang hoạt động, còn khiêm tốn so với một số nước trong khu vực. Ví dụ: trong năm 2017, Singapore có khoảng 490 công ty Fintech, Indonesia là 262 công ty, Malaysia 196 công ty thuộc lĩnh vực này. Tính đến hết năm 2017, thị trường Fintech của Việt Nam đã cán mốc 4,4 tỉ USD, và sẽ tăng lên mức 7,8 tỉ USD vào năm 2020, theo nghiên cứu của công ty tư vấn Solidiance. NHNN cũng cho phép thử nghiệm một số mô hình hợp tác giữa ngân hàng và các đối tác phi ngân hàng để cung cấp các dịch vụ ngân hàng đại lý/ngân hàng di động. Với sự bùng nổ và tiện ích của công nghệ tài chính, NHNN đã ủng hộ sự hợp tác giữa các công ty Fintech và ngân hàng ở Việt Nam để tạo nên sức mạnh cộng hưởng, đáp ứng nhu cầu phát triển năng động của thị trường, nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Ngày 16/3/2017, NHNN đã thành lập Ban chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính để tham mưu, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển. Các công ty Fintech tại Việt Nam đa dạng hóa nhanh chóng đa dạng hóa bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh trong ngành công nghiệp Fintech từ thanh toán cho tài chính cá nhân. Tuy nhiên, có 2/3 các công ty Fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến; cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS, chuyển tiền ví dụ như Momo, VNPay, Payoo, Mobivi... Ngoài ra, các công ty Fintech còn hoạt động trong lĩnh vực khác như cho vay trực tuyến (LoanVi, Lenbiz, Tima), đầu tư (Finhay), gọi vốn (FundStart) hay tài chính cá nhân (Money Lover, Money Keeper). Hình 4: Fintech startups tại Việt Nam Nguồn: König (2016) 160 Hiện nay, để công nghệ tài chính thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, NHNN đã bước đầu triển khai nghiên cứu một số lĩnh vực Fintech, làm cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, vừa đảm bảo sự phát triển hài hòa của Fintech và ngân hàng, kiểm soát rủi ro, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng (Xem Bảng 1). Tiếp thu kinh nghiệm quản lý Fintech ở một số nước, NHNN dự kiến xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm cho hoạt động Fintech ở Việt Nam. Bảng 1: Các chính sách hỗ trợ phát triển Fintech ở Việt Nam Chính sách Nội dung chính Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2014-2020 (Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 11/5/2014) Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thương mại điện tử; phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử; tư vấn xây dựng kế hoạch ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động phát triển thương mại điện tử Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 (Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016) Xây dựng cổng thông tin, khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp; hỗ trợ kinh phí; phát triển hoạt động đào tạo; phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng chương trình truyền thông, kết nối các mạng lưới khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, đầu tư mạo hiểm; giới thiệu đối tác, nhà đầu tư, hỗ trợ thủ tục; khuyến khích sử dụng các quỹ phát triển khoa học và công nghệ; nghiên cứu, đề xuất ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các văn bản cần thiết để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/ 2016) Tạo lập khung khổ pháp lý, hoàn thiện thể chế chính sách, tạo lập môi trường thuận lợi để phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ; mở rộng mạng lưới, chú trọng ứng dụng công nghệ; nâng cao năng lực cung ứng, chất lượng thông tin về khách hàng, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tiếp cận thông tin đầy đủ để nâng cao chất lượng tín dụng; đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về ngành ngân hàng, quảng bá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường kết nối ngân hàng và doanh nghiệp Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/ 2016) Hoàn thiện hành lang pháp lý và cơ chế chính sách; nâng cấp, mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; xây dựng, phát triển các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ; đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ hành chính công; đổi mới Hệ thống bù trừ và quyết toán chứng khoán; đổi mới hệ thống thanh quyết toán; tăng cường quản lý, giám sát; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, hướng dẫn và bảo vệ người tiêu dùng; tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt; Đề án ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 31/5/2017) Hoàn thiện cơ chế, chính sách, ưu tiên ứng dụng khoa học và công nghệ; ứng dụng khoa học và công nghệ và các giải pháp kỹ thuật nhằm đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại; phát triển thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh, phân phối hiện đại theo xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; liên kết với các tổ chức khoa học và công nghệ, viện nghiên cứu, trường đại học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ,… 161 Chính sách Nội dung chính Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính (Quyết định số 328/QĐ-NHNN ngày 16/3/ 2017) Trình Thống đốc NHNN phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm; tham mưu đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ; tổ chức thảo luận và trình Thống đốc quyết định những nội dung quan trọng liên quan đến Fintech như chiến lược, kế hoạch phát triển lĩnh vực Fintech tại Việt Nam,… Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 21/8/2017) Rà soát, đánh giá thực trạng pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế liên quan; rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo. Nguồn: Hà Văn Dương và cộng sự (2018) Tuy nhiên, trên thực tế khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty Fintech vẫn bị đánh giá là chưa đầy đủ, mới chỉ đáp ứng một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán là chủ yếu. Hoạt động của các công ty Fintech ở Việt Nam vẫn chủ yếu là trong lĩnh vực thanh toán mà chưa có nhiều lĩnh vực khác. Sự kết nối giữa các công ty Fintech với các tổ chức tài chính - ngân hàng còn đang ở giai đoạn sơ khai, chưa có nhiều dịch vụ phối hợp. Vai trò của các công ty Fintech trong đẩy mạnh tài chính toàn diện ở Việt Nam vẫn chưa đúng tiềm năng. 4. Một số khuyến nghị tăng cường vai trò của Fintech trong thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam Có thể thấy Fintech có vai trò quan trọng trong thúc đẩy tài chính toàn diện ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Để Fintech trở thành một công cụ hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện trong thời gian tới, bài viết có đưa ra một số kiến nghị với các bên liên quan như sau: (i) Đối với các cơ quan hoạch định chính sách: NHNN có vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của Fintech. Các cơ quan chính phủ ngoài việc thúc đẩy sự phát triển của các công ty Fintech cũng đồng thời với kiểm soát rủi ro phát sinh của các bên liên quan. Chính phủ cần có đầu tư vào cơ sở hạ tầng về di động và internet, tạo nền tảng cho sự phát triển số hóa dịch vụ tài chính ngân hàng nói chung và các công ty Fintech nói riêng. Để các công ty Fintech có thể phát triển thuận lợi, việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các chính sách miến giảm thuế, khuyến khích thu hút đầu tư trong lĩnh vực Fintech, phát triển hệ sinh thái phát triển Fintech cũng là các vấn đề quan trọng. Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ còn liên quan tới vấn đề khuyến khích sự phối hợp giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với các công ty Fintech, xây dựng thị trường tài chính ổn định, tăng cường đẩy mạnh các chương trình giáo dục tài chính và nâng cao hiểu biết tài chính tại Việt Nam. Đối với các công ty Fintech: các công ty Fintech cần điều tra và phân bổ nguồn lực cho nghiên cứu về các khía cạnh của Fintech có thể phát triển được tại Việt Nam. Để đạt được các thành công cần hiểu được các yếu tố nhân khẩu học, đánh giá đúng tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia dựa trên dân số, nhu cầu con người. Việc cung cấp dịch vụ của các công ty Fintech cần đặc biệt chú ý tới yếu tố an toàn, đơn giản với mức chi phí hợp lý để người dân có cơ hội tiếp cận tốt hơn. Ngoài ra, việc phát triển các dịch vụ tài chính - ngân hàng không thể thiếu yếu tố kết hợp giữa các công ty Fintech và các tổ chức tài chính - ngân hàng, các công ty Fintech cần tận dụng các cơ hội hợp tác chiến lược để có thể phát triển nhanh và tiếp cận khách hàng trong thời gian ngắn hơn. 162 Đối với các tổ chức tín dụng (TCTD): Các TCTD Việt Nam cần tiếp tục chủ động nắm bắt phản ứng của các ngân hàng trên toàn cầu đối với Fintech cũng như cuộc cách mạng 4.0 hiện nay và chủ động tích cực triển khai theo chiến lược kinh doanh, theo nguồn lực tài chính cũng như khả năng ứng dụng của mình. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác có thể tự thành lập công ty Fintech trực thuộc hoặc hợp tác với các đối tác bên ngoài để đẩy mạnh cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính cho các đối tượng trong nền kinh tế. Ngân hàng đã có sẵn thế mạnh về hệ thống, mạng lưới, sản phẩm và khách hàng, để đẩy mạnh tài chính toàn diện tới các đối tượng yếu thế trong nền kinh tế, việc phát triển các sản phẩm phù hợp, sử dụng công nghệ, có chi phí thấp cần được chú ý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asian Development Bank (2017). Accelerating financial inclusion in South East Asian with digital finance. ADB internal report. 2. Atkinson, A. and F. Messy (2013), "Promoting Financial Inclusion through Financial Education: OECD/INFE Evidence, Policies and Practice", OECD Working Papers on Finance, Insurance and Private Pensions, No. 34, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/5k3xz6m88smp-en. 3. BBVA, 2017, Fintech in Emerging ASEAN Trends and Prospects, BBVA Research. 4. EY (2017), EY Fintech Adoption Index 2017, http://www.ey.com/Publication/ vwLUAssets/ey-fintech-adoption-index-2017/$FILE/ey-fintech-adoption-index-2017.pdf. 5. Gelis, P & Woods, T. (2014). The Rise of Fintech in Finance. Kantox Internal Report. Truy cập từ https://cdn2.hubspot.net/hub/310641/file-1445626583pdf/Rise_of_Fintech_in_Finance/Fintech_DEF.pdf?t=1413451665739. 6. Hà Văn Dương và cộng sự (2018). Fintech: Hệ sinh thái các nước và vận dụng tại Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước. Tạp chí Ngân hàng số 1. 7. Hochstein, M. (2015). Fintech (the Word That Is) Evolves. American Banker Blog. Truy cập từ https://www.americanbanker.com/opinion/fintech-the-word-that-is-evolves. 8. International Monetary Fund. 2015. “Financial Inclusion: Can It Meet Multiple Macroeconomic Goals?” IMF Sta Discussion Note 15/17, Inter- national Monetary Fund, Washington, DC. 9. ING, 2016, The Fintech Index Assessing Digital and Financial Inclusion in Developing and Emerging Countries. 10. Konig, C. (2016). Top Fintech Vietnam News.Truy cập từ http://fintechnews.sg/3955/vietnam/top-fintech-vietnam-news-junejuly-2016/ 11. Ozili, P K, Impact of Digital Finance on Financial Inclusion and Stability (February 21, 2018). Borsa Instanbul Review, Forthcoming. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=3127979. 12. Park, Cyn-Young, and Rogelio V. Mercado. 2016. “Does Financial Inclusion Reduce Poverty and Income Inequality in Developing Asia?” In Financial Inclusion in Asia: Issues and Policy Concerns, edited by S. Gopalan and T. Kikuchi. Macmillian, London, UK. 13. Radcliffe, D. & Voorhies, R. (2012). A Digital Pathway to Financial Inclusion. Bill & Melinda Gates Foundation. Electronic copy available at: http://ssrn.com/abstract=2186926 14. World Bank (2018). The 2017 Global Findex and the Fintech Revolution. World Bank News Letter. 15. Yonghee Kim và cộng sự, 2016, The Adoption of Mobile Payment Services for “Fintech”, International Journal of Applied Engineering Research ISSN 0973-4562 Volume 11, Number 2 (2016) pp 1058-1061 © Research India Publications. http://www.ripublication.com 163 3.2. GIÁO DỤC GIÁO DỤC TÀI CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Lương Minh Hà Học viện Ngân hàng Tóm tắt Giáo dục tài chính được xem là một trong ba điều kiện nhằm phát triển tài chính toàn diện ở các quốc gia, bên cạnh sự phát triển các dịch vụ ngân hàng và chính sách tài chính vĩ mô. Ở góc độ phát triển tài chính toàn diện cá nhân tại Việt Nam hiện nay, so với các các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, nước ta vẫn nằm trong số các quốc gia có mức phát triển dưới trung bình xét trên đa số các tiêu chí. Trong khi đó, giáo dục tài chính vẫn chưa thực sự được đảm bảo và chú trọng. Bài viết cung cấp một vài nét khái quát về thực trạng giáo dục tài chính những năm gần đây tại Việt Nam và gợi ý một vài hàm ý chính sách trên nền tảng thực tế đó. Từ khóa: tài chính toàn diện, giáo dục tài chính, financial inclusion, financial education Giáo dục tài chính và vai trò của giáo dục tài chính trong phát triển tài chính toàn diện trên thế giới Theo OECD (2005), giáo dục tài chính được hiểu là “một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư cải thiện sự hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hướng dẫn và tư vấn khác mà phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng như cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình”. Như vậy, có thể coi giáo dục tài chính đóng vai trò gián tiếp trong sự phát triển của tài chính toàn diện bền vững ở mỗi quốc gia, thông qua tăng cường hiểu biết của người dùng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cũng như các vấn đề liên quan, giúp các cá nhân đưa ra quyết định phù hợp khi đứng trước các lựa chọn tài chính và đầu tư. Mặt khác, giáo dục tài chính tốt còn đóng góp trực tiếp vào sự tăng lên của số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức. Nghiên cứu về vai trò của giáo dục tài chính với tài chính toàn diện đã trở thành chủ đề được giới học thuật thể hiện sự quan tâm trong nhiều năm trở lại đây. Đa số các học giả đều đồng thuận với lập luận cho rằng, được giáo dục về tài chính ở các cấp độ khác nhau tác động lên sự phát triển của tài chính toàn diện theo ba cách: i) ít kiến thức về tính toán và tài chính sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro trong sử dụng dịch vụ tài chính trong tương lai, ii) không được đào tạo bài bản khi còn đi học sẽ làm giảm khả năng có thu nhập và công việc tốt trong tương lai dẫn tới khó có cơ hội hơn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính và iii) giáo dục có vai trò then chốt trong việc quyết định đối tượng nào sẽ tiếp cận loại hình dịch vụ tài chính nào (chính thức/phi chính thức). Trong số các nghiên cứu về giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện, nổi bật là các khảo cứu thực nghiệm của OECD. Năm 2013, dựa trên dữ liệu thu thập từ các quốc gia, OECD kết luận, việc thiếu kiến thức về sản phẩm, dịch vụ tài chính làm tăng rào cản của các cá nhân khi tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ chính thức, từ đó làm tăng số lượng người tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức đồng thời làm giảm khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đối với người dùng, qua đó cản trở sự phát triển của tài chính toàn diện. Vì thế, đến năm 2015 OECD nhận định, 59 quốc gia đã và đang xây dựng chiến lược giáo dục tài chính với 164 tư cách là chiến lược quốc gia nhằm đóng góp vào sự phát triển tài chính toàn diện và đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế. Hơn nữa, con số này khi OECD tiến hành khảo sát năm 2012 chỉ là 32 nước, là một minh chứng về tầm quan trọng của giáo dục tài chính và nhận thức của các chính phủ đối với giáo dục tài chính nói chung. Trong số 59 quốc gia, có 11 nước đã thực hiện chiến lược giáo dục ở quy mô quốc gia, chiếm 17%; 23 nước mới triển khai giai đoạn đầu (35%); 25 nước đang xây dựng (38%) và 6 nước đang xây dựng (9%). Việt Nam không nằm trong số 59 quốc gia này. Hình 1: Tỷ lệ giữa các nhóm nước triển khai chương trình giáo dục tài chính toàn diện cấp quốc gia theo nghiên cứu của OECD (2015) Riêng tại khu vực Đông Nam Á, tính đến 2016, đã có 5 quốc gia thiết kế và triển khai các chiến lược giáo dục tài chính toàn diện. Trong số này, Malaysia và Singapore là những nước tích cực nhất, cả hai quốc gia đều thực hiện từ những năm 2003 và có điều chỉnh năm 2010, 2014. Indonesia đang triển khai từ 2013 còn Thái Lan và Philippines đang nghiên cứu triển khai. Hầu hết các quốc gia đều cho rằng đối tượng của giáo dục tài chính quốc gia là toàn dân, bên cạnh đó là một số nhóm ưu tiên khác như thanh thiếu niên, đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, người cao tuổi, trẻ vị thành niên, người thu nhập thấp, người tàn tật…). Từ việc xác định các nhóm đối tượng này, các chính phủ sẽ đưa ra mục tiêu tương ứng. Chẳng hạn, tại Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… đã phát động nhiều chương trình hướng tới phụ nữ, Canada, Malaysia, Indonesia, Mexico dành ưu tiên giáo dục tài chính cho người nhập cư, Thái Lan, Tây Ban Nha, Brazil, Ấn Độ… tập trung các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay Malaysia, Brazil, Canda, Trung Quốc, Hàn Quốc… chú trọng người lao động, người có thu nhập thấp và người già… Tại các quốc gia được OECD khảo sát, chủ trì thực hiện chiến lược giáo dục tài chính thường là Ngân hàng trung ương hoặc Bộ Tài chính. Một số quốc gia, Chính phủ thành lập riêng một ban chuyên trách về triển khai lĩnh vực này. Và vì được xác định là chiến lược cấp quốc gia nên việc triển khai luôn có sự phối hợp của nhiều cơ quan hữu quan như Ủy ban chứng khoán, Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương, Bộ Giáo dục, Bộ Kế hoạch - Đầu tư… và được trích quỹ riêng từ ngân sách của Chính phủ để duy trì các hoạt động. Đi kèm với đó là việc xã hội hóa từ dân cư và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế khác. Ở Châu Phi, nghiên cứu của Nomfundo Mzobe (2015) cũng nhấn mạnh, bên cạnh mức độ ổn định vĩ mô, GDP đầu người, giáo dục tài chính (ở cả hai cấp tiểu học và trung học) là yếu tố có tác động tích cực tới tài chính toàn diện khu vực này, nơi hiện đang có độ bao phủ tài chính thấp (chỉ khoảng 34% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng và có tới 14,8% người trên độ tuổi 15 không được đến trường). 165 Giáo dục tài chính tại Việt Nam những năm gần đây Ở Việt Nam, đã bắt đầu ở đây đó có những chương trình giáo dục về tài chính cho một số tầng lớp, thành phần cụ thể. Chẳng hạn, theo khảo sát của OECD về phát triển tài chính toàn diện khu vực Đông Nam Á năm 2017, một chương trình giáo dục về kiến thức tài chính cho sinh viên có tên là Kỹ năng quản lý tiền thực hành đã được tổ chức thực hiện tại Việt Nam năm 2012, dưới sự phối hợp của Trung ương Hội sinh viên Việt Nam, tổ chức phát hành thẻ Visa quốc tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng được WB và các đối tác lựa chọn là một trong các quốc gia ưu tiên tập trung cho các nỗ lực về phổ cập tài chính trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính (UFA) đến năm 2020, với mục tiêu sẽ giúp cho 2 tỷ người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với các dịch vụ, sản phẩm tài chính chính thức. Bản thân các nhà cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính nội địa (ngân hàng, công ty tài chính) và tổ chức phi lợi nhuận là những đối tượng chủ động trong việc cung cấp kiến thức tài chính cho khách hàng là các đối tượng khác nhau như học sinh, người tiêu dùng trưởng thành. Tài chính vi mô cũng được quan tâm hơn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Công ty tư vấn và phát triển cộng đồng Bình Minh - một trong những chương trình tài chính vi mô ở khu vực bán chính thức đã hoạt động từ năm 2010 và đến nay đã có hơn 18.000 thành viên tham gia. Ngân sách của chương trình được tài trợ bởi một quỹ của Citi (Citi Foundation). Phương thức hoạt động của chương trình là đào tạo huấn luyện cho khách hàng tài chính vi mô ở địa phương, đặc biệt là phụ nữ có thu nhập thấp. Các đối tác đào tạo thường là Ngân hàng chính sách xã hội, Tổ chức tài chính vi mô ở Quảng Bình, Quỹ phát triển phụ nữ nghèo Hà Tĩnh. Nội dung các khóa học chủ yếu xoay quanh lập ngân sách, kế hoạch tiết kiện, quản lý nợ, các dịch vụ ngân hàng và đàm phán tài chính nhằm trang bị cho người học kiến thức để sử dụng tốt nhất các sản phẩm tài chính vi mô với kiến thức, kỹ năng và thái độ để thoát nghèo. Quỹ Citi cũng tài trợ một số quỹ khác và một số chương trình tài chính vi mô tại một số tỉnh nghèo của Việt Nam trị giá hàng tỷ đồng, hỗ trợ tài chính cho hàng nghìn khách hàng. Trong khi đó, HSBC Việt Nam đã cung cấp các khóa học online với 10 nội dung chủ đạo xoay quanh tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp năm 2012. Chương trình cũng thí điểm đào tạo “More than Money” cho học sinh tiểu học, hợp tác với tổ chức phi lợi nhuận có tên là Tuổi trẻ thành đạt Việt Nam (Vietnam Junior Achievement). Tuy nhiên, nhìn toàn cảnh, những chương trình trên vẫn đang ở dạng thức rất sơ khai, quy mô khiêm tốn, chưa đồng bộ và theo một lộ trình cụ thể, thống nhất trên phạm vi toàn quốc để hướng tới hiểu biết của cộng đồng trên diện rộng. Mặc dù, đã có hàng loạt quốc gia xây dựng và triển khai các chiến lược giáo dục tài chính như một trong những giải pháp để phát triển tài chính toàn diện, Chính phủ Việt Nam vẫn tỏ ra khá thận trọng. Mới đây, bản dự thảo về Tài chính toàn diện Việt Nam dự kiến 2025 và tầm nhìn 2030 đã đề xuất một số giải pháp phát triển giáo dục và nhận thức của cộng đồng dân cư về tài chính và tài chính toàn diện. Các giải pháp này có thể được đánh giá là hành động thiết thực và nổi bật nhất của Chính phủ đối với chiến lược giáo dục tài chính toàn diện khi chính thức đặt vấn đề về nâng cao năng lực và kiến thức tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Vì thế, không quá khó để giải thích tại sao tính đến 2017, chỉ số phổ cập tài chính của Việt Nam chỉ đạt 21,28 điểm, xếp thứ 112/176 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới và đứng ở vị trí 22/37 tại khu vực châu Á. Trình độ và hiểu biết tài chính của nhóm sinh viên, các hộ gia đình đang ở mức thấp (TBNH, 23/3/2018). Thực tế, những hạn chế về tài chính của phần lớn người dân đã trực tiếp tạo ra những ảnh hưởng nhất định tới việc tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính của họ cũng như khả năng bao phủ của các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức. Và do đó, việc nghiên cứu và triển khai 166 một chiến lược giáo dục tài chính cấp quốc gia càng tỏ rõ vai trò quan trọng, không chỉ với phát triển tài chính toàn diện mà còn góp phần đảm bảo ổn định, tăng trưởng kinh tế bền vững. Hàm ý chính sách Với đặc thù là một nước đang phát triển, thu nhập của đại đa số người dân còn ở mức thấp, hiểu biết về tài chính cá nhân hay mức độ bao trùm của các dịch vụ, sản phẩm tài chính còn khiêm tốn, giáo dục tài chính nổi lên như một phương thức để cải thiện các rào cản về tiếp cận dịch vụ tài chính cũng như đảm bảo quyền lợi, giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng. Ở Dự thảo về phát triển tài chính toàn diện trong đó có giáo dục tài chính kế hoạch đến 2025 và tầm nhìn 2030, giáo dục tài chính được xem như một chiến lược hỗ trợ thúc đẩy tài chính toàn diện, bao gồm các nội dung sau: i) Xây dựng và triển khai những biện pháp tổng thể để tăng cường kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính, nâng cao hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân, từ đó tăng khả năng sử dụng, đánh giá lợi ích, rủi ro của các sản phẩm, dịch vụ tài chính do các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức cung ứng để người tiêu dùng tài chính sáng suốt lựa chọn các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu thực tế của cá nhân. ii) Xây dựng và triển khai thực hiện Chiến lược giáo dục tài chính quốc gia để nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân iii) Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính chính thức xây dựng và triển khai các chương trình nhằm cung cấp thông tin cho người dân hiểu rõ về lợi ích, chi phí, rủi ro cùng phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính; đồng thời công khai quy trình xử lý, khiếu nại, tranh chấp cho tất cả các đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ; iv) Đẩy mạnh các chương trình truyền thông phổ biến kiến thức tài chính cho mọi nhóm đối tượng v) Nâng cao kỹ năng tài chính đặc biệt là các công cụ quản trị rủi ro, bảo hiểm, cho thuê tài chính, ứng dụng công nghệ thông tin và kiểm soát khí hậu… cho người sản xuất nông nghiệp Đáng chú ý, tại Dự thảo lần này, giáo dục tài chính được xem như một yêu cầu cấp thiết và cần được thiết kế, xây dựng tầm cỡ quốc gia. Nếu Dự thảo được thông qua và các cơ quan liên quan tiến hành thực hiện chiến lược, sẽ có nhiều chương trình giáo dục về tài chính với các cấp độ khác nhau được triển khai tới các tầng lớp dân cư đa dạng, làm nền tảng đắc lực cho thúc đẩy tài chính toàn diện trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể hơn, cần làm rõ chiến lược giáo dục tài chính cho toàn dân bằng các đề án hướng đến những đối tượng khác nhau, chú trọng hướng đến người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, người lao động nghèo; lồng ghép chương trình phổ cập kiến thức tài chính với các chương trình an sinh xã hội. Thêm vào đó, giáo dục tài chính cần song hành với bảo vệ quyền lợi người sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính và đi kèm với các yếu tố mang tính địa phương, bản sắc văn hóa nhằm tăng cường tính gần gũi, dễ tiếp cận cho những đối tượng đặc biệt như dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Riêng bảo vệ quyền lợi cần có các văn bản pháp luật chính thức mới có thể góp phần hạn chế các rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra khi người dân sử dụng các dịch vụ, sản phẩm tài chính. Kết luận Việc khảo cứu các tài liệu gợi ý rằng xây dựng giáo dục toàn diện trở thành chiến lược cấp quốc gia đóng vai trò cấp thiết hàng đầu trong quá trình thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Giáo dục tài chính góp phần tăng cường hiểu biết của người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ tài chính và đưa ra các quyết định lựa chọn phù hợp; từ đây họ có thể tự bảo vệ bản thân và hạn chế tối đa có thể những rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng các sản phẩm tài chính. Quá trình thực hiện chiến lược này cần sự phân công và phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, cơ quan hữu quan các cấp như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo… nhằm đem đến những giải pháp thống nhất và hiệu quả. 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự thảo lần 3 về Tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030. 2. Mzobe, N. (2015). The role of education and financial inclusion in Africa: The case of selected African countries (Doctoral dissertation, Stellenbosch: Stellenbosch University). 3. ThS. Lê Phương Lan và ThS. Nguyễn Thị Hương Thanh, Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện ở Việt Nam - Ý nghĩa và sự cần thiết, Viện Chiến lược Ngân hàng, 12/10/2017. 4. OECD/INFE 2015 FINANCIAL LITERACY SURVEY. 5. OECD (2018). Financial inclusion and consumer empowerment in Southeast Asia. 6. Thời báo Ngân hàng, 23/3/2018, Thúc đẩy giáo dục tài chính tại Việt Nam, truy cập tại http://thoibaonganhang.vn/thuc-day-giao-duc-tai-chinh-tai-viet-nam-74090.html. 7. Viện Chiến lược Ngân hàng, Sơ lược về Tài chính toàn diện, 2017. 168 TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC TÀI CHÍNH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM NCS. Tô Minh Thu Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. Vì vậy, phát triển tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện đã và đang được triển khai như phát triển tài chính vi mô, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tăng cường giáo dục tài chính đối với người dân…, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển, đóng góp nhiều hơn cho giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững. Bài viết tìm hiểu, phân tích vai trò và đưa ra một số khuyến nghị về vấn đề giáo dục tài chính đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, giáo dục tài chính 1. Khái quát xu hướng tài chính toàn diện trên thế giới và vấn đề thực thi tại Việt Nam Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, người dân có thu nhập thấp, người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhận thấy tài chính toàn diện là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, các quốc gia và tổ chức quốc tế lớn đều coi tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ số đang ngày càng được chú trọng, tài chính toàn diện sẽ có cơ hội phát triển khi mà các tổ chức tín dụng có thể phát triển các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, xóa nhòa các rào cản về không gian và thời gian, cho phép cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí rẻ hơn, tạo điều kiện cho người nghèo, người ở khu vực vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, giúp họ cải thiện đời sống... Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đứng trước xu hướng chung đó, Việt Nam đã có quan điểm và định hướng cũng như xây dựng các giải pháp để đạt được mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện, nhất là trong bối cảnh công nghệ số đang tạo nên những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, từ đó mang lại nhiều cơ hội để thực thi tài chính toàn diện nhanh 169 chóng hơn, hiệu quả hơn, với chi phí thấp hơn. Tài chính toàn diện cũng trở thành một trong những mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam tập trung và đã có nhiều chương trình và hoạt động để thúc đẩy tài chính toàn diện, điển hình như Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 05/9/2016. Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia tài chính toàn diện dự kiến trình Thủ tướng thông qua vào năm 2020. Trong đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược này là phấn đấu đảm bảo tất cả người dân và doanh nghiệp, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, NHNNVN - cơ quan được Chính phủ giao chủ trì điều phối tài chính toàn diện tại Việt Nam và xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, các nền kinh tế thành viên APEC triển khai các nội dung hợp tác, trong đó có nội dung về giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. NHNNVN tích cực tham gia các chương trình, diễn đàn hợp tác về tài chính toàn diện của Quỹ Đầu tư phát triển Liên Hợp Quốc; Tiến hành thủ tục tham gia Liên minh tài chính toàn diện; Triển khai các chương trình, dự án về tài chính toàn diện của WB/Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính toàn diện, đồng thời tích cực hoàn thiện lộ trình xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện... So với các nước đang phát triển, Việt Nam được đánh giá có một số lợi thế nhất định trong triển khai tài chính toàn diện như nền tảng công nghệ thông tin (đặc biệt là tỷ lệ người dùng internet và thiết bị thông minh tăng nhanh), độ bao phủ trên diện rộng các dịch vụ kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các đối tác phát triển quốc tế... Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, cụ thể: Nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ; Chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan; Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện; Cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu và chưa được kết nối đồng bộ; Nền tảng đảm bảo an ninh mạng...Bên cạnh đó, còn phải kể đến các rào cản như: Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; Sự chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát triển giữa các vùng miền; Mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân; Văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức… 2. Vai trò của giáo dục tài chính trong thúc đẩy tài chính toàn diện Giáo dục tài chính (Financial Education - FE), theo OECD (2005) là “một quá trình mà nhờ đó, các cá nhân có thể nâng cao kiến thức của bản thân về các khái niệm và sản phẩm tài chính và thông qua thông tin, chỉ dẫn và/hoặc các kiến nghị khách quan, rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng và củng cố niềm tin để nhận biết các rủi ro tài chính và có khả năng lựa chọn thông tin, biết được cần tiếp xúc với ai/tổ chức nào để được giúp đỡ, hỗ trợ, cũng như biết cách tiến hành các hành động hiệu quả nhằm cải thiện tình hình tài chính và bảo vệ lợi ích của mình”. Kiến thức tài chính với tư cách là kết quả của giáo dục tài chính được hiểu là “tập hợp của hai thành phần: (1) cá nhân nắm được thông tin về các sản phẩm tài chính hiện có và các nhà cung ứng chúng, cũng như các các kênh nhận thông tin từ các dịch vụ tư vấn hiện có; (2) năng lực của người tiêu dùng các dịch vụ tài chính sử dụng thông tin hiện có trong quá trình ra quyết định: khi thực hiện các khoản thanh toán đặc thù, trong đánh giá rủi ro, trong so sánh các lợi thế và hạn chế tương đối của dịch vụ tài chính này hay dịch vụ tài chính khác”. Một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản 170 phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người khó tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen). Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam - Lào Campuchia khẳng định kiến thức quản lý tài chính, kỹ năng lập ngân sách chi tiêu tiết kiệm là một vấn đề rất quan trọng, đặc biệt trong một xã hội ngày càng phát triển. Giáo dục tài chính sẽ ngày càng mang tính phổ cập bởi vì, trong nền kinh tế thị trường, chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân liên quan mật thiết đến hiểu biết tài chính của họ. Các chương trình giáo dục tài chính xuất hiện nhằm nâng cao hiểu biết tài chính của cộng đồng. Song song với quá trình tự do hóa tài chính, giáo dục tài chính đã không còn xa lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thấy được tầm quan trọng của giáo dục tài chính bằng việc đưa giáo dục tài chính trở thành một chiến lược quốc gia. Nhờ giáo dục tài chính, con người mới có hiểu biết tài chính. Thông qua hiểu biết tài chính, giáo dục tài chính thể hiện vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Cụ thể, khi được tăng cường hiểu biết tài chính, người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy, thông qua giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia. 3. Hiện trạng giáo dục tài chính tại Việt Nam Trong những năm qua, ở Việt Nam đã xuất hiện một số chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân. Đối tượng mà các chương trình này hướng đến cũng rất đa dạng, từ học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học đến những người tiêu dùng và cả những người cung cấp dịch vụ tài chính. Hình thức tổ chức cũng rất đa dạng: Lớp học lý thuyết kết hợp hoạt động ngoại khóa, gameshow, tọa đàm, video hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính và giới thiệu các dịch vụ tài chính - ngân hàng…Có thể xem xét một số hình thức triển khai giáo dục tài chính tại Việt Nam trong một vài năm gần đây như sau:  Các khóa đào tạo về quản lý tài chính cá nhân Sự phát triển kinh tế của Việt Nam đang đặt ra thách thức về kỹ năng quản lý tài chính của mỗi cá nhân cũng như cộng đồng. Ở nhiều nước trên thế giới, việc quản lý tài chính cá nhân luôn được đề cao và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, ở Việt Nam khái niệm này phần nào vẫn còn xa lạ. Việc không biết cách quản lý tài chính khiến nhiều người chi tiêu mất kiểm soát, 171 rơi vào khủng hoảng khi phải vật lộn với các khoản vay nợ. Kỹ năng quản lý tài chính quan trọng với cá nhân nhưng cũng quan trọng với xã hội. Nó giúp việc chi tiêu hợp lý và trách nhiệm hơn. Quản lý tài chính không đơn giản chỉ là việc biết cách chi tiêu và sử dụng nguồn tài chính do mình tạo ra một cách hợp lý mà còn hàm ý rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm kế hoạch phân chia chi tiêu khoa học, xây dựng quỹ tiết kiệm, lựa chọn các kênh đầu tư hiệu quả… Tại Việt Nam, hiện đã có một số tổ chức đang triển khai những chương trình về phổ biến kiến thức quản lý tài chính cá nhân hướng tới nhiều đối tượng người học khác nhau từ học sinh các cấp cho tới người tiêu dùng trưởng thành. Tuy nhiên nhìn chung hoạt động giáo dục tài chính hiện nay vẫn chưa được tổ chức một cách thống nhất theo một chiến lược quốc gia cũng như chưa được thực hiện theo một lộ trình dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng. Một số chương trình giáo dục quản lý tài chính cá nhân tiêu biểu có thể kể đến như sau:  Chương trình giáo dục tài chính của ngân hàng HSBC: Chương trình “JA More than money” cho học sinh tiểu học JA More than money là chương trình giảng dạy trên quy mô toàn cầu của JA (Junior Achievement) dành cho học sinh từ 7 - 11 tuổi, hướng dẫn học sinh cách kiếm tiền, tiêu tiền và tiết kiệm tiền. Đồng thời, khuyến khích trẻ tư duy như một doanh nhân, hướng dẫn trẻ cách thành lập và điều hành một doanh nghiệp. Nói cách khác, mục tiêu của chương trình là cung cấp cho các em học sinh tiểu học những kỹ năng tài chính cơ bản để thành công trong nền kinh tế toàn cầu. HSBC đã đồng hành cùng JA Vietnam trên phương diện về tài chính và nhân lực để thực hiện More than money và các chương trình khác về tài chính của JA Vietnam trong suốt 10 năm vừa qua. Cùng với sự giúp sức của HSBC, hơn 579.000 học sinh có cơ hội được học JA More than money, hơn 8900 tình nguyện viên của HSBC đã tham gia giảng dạy JA More than money với nguồn kinh phí tài trợ là hơn 14,2 triệu USD kể từ năm 2008.  Quỹ Citi Foundation - Chương trình “Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông trung học” Từ tháng 12/2009, Tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the children in Vietnam) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cùng sự tài trợ của Citi Foundation đã triển khai dự án Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông trung học. Đây là dự án nhằm cải thiện nhận thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của học sinh thông qua những câu chuyện và thực hành cụ thể. Theo đó, giáo viên tại 100 trường phổ thông trung học được cung cấp giáo trình và phương pháp giảng dạy về giáo dục tài chính. Giai đoạn đầu của dự án, việc triển khai đào tạo được thực hiện dưới hình thức các buổi học ngoại khóa. Sau thời gian triển khai thí điểm, hình thức đào tạo đã được cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả dự án. Điểm mới của chương trình này là giáo dục tài chính được lồng ghép vào một môn học đang được giảng dạy tại các trường.  Chương trình “Quản lý tài chính và hướng nghiệp” dành cho sinh viên Nhằm mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản giúp nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân, từ năm 2012, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) đã phối hợp với Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (HSBC Việt Nam) thực hiện chương trình Quản lý tài chính và hướng nghiệp dành cho sinh viên.Trong lần đầu tiên thực hiện, chương trình đã tổ chức 7 buổi tập huấn cho hơn 3.500 lượt sinh viên tại ĐHQG TP. CM, trường ĐH Ngoại thương, trường ĐH Đà Nẵng, trường ĐH Cần Thơ, trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Riêng cuộc thi Nhà hoạch định tài chính triển vọng đã thu hút 124 đội đến từ các trường đại học, cao đẳng trên cả nước tham gia. Chương trình đã tạo nên những giá trị thiết thực cho sinh viên, đạt được các mục tiêu đề ra và cần được mở rộng để phục vụ nhiều hơn cho đông đảo sinh viên cả nước.Thông qua các buổi tập huấn, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, đầu tư và rủi ro. Bên cạnh đó, cuộc thi kèm theo chương trình đã đem lại cho các bạn sinh viên cơ hội áp dụng những kiến thức về tài chính vừa học được từ các buổi tập huấn. Mục đích của chương trình là giúp các bạn sinh 172 viên đại học tiếp cận được những kiến thức và kỹ năng cơ bản về tài chính. Thông qua đó, các bạn trẻ sẽ hiểu rõ những kiến thức cơ bản của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và từng bước áp dụng những kỹ năng này vào đời sống thường nhật, từ đó nhận ra tầm quan trọng của việc hoạch định tài chính để có những quyết định quan trọng trong cuộc sống. Bên cạnh đó, một số ngân hàng và công ty tài chính khác cũng triển khai những chương trình giáo dục về quản lý tài chính cá nhân cho các đối tượng khác nhau như Công ty Visa International - Chương trình “Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho tất cả mọi người”, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) - Chương trình “ Giáo dục con trẻ về tài chính”, Home Credit Vietnam - Chương trình “Giáo dục tài chính cho người tiêu dùng”, Creative Wealth Vietnam - Chương trình “Kiến thức tài chính cho gia đình - thanh thiếu niên và người trưởng thành”… Nhìn chung, các chương trình giáo dục tài chính đã được triển khai đều là những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích giúp người tham gia có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính, có ý niệm về việc lên kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tiết kiệm… Tuy nhiên, với cách thức triển khai và đối tượng hướng tới, các chương trình giáo dục tài chính này vẫn có những mục tiêu riêng rẽ, tách biệt theo tính chất ngắn hạn chứ chưa mang tầm cỡ quốc gia, được tổ chức quy mô và có lộ trình dài hạn phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng.  Các khóa đào tạo về tài chính vi mô Thành lập năm 2007, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) với mục tiêu hỗ trợ phát triển ngành tài chính vi mô (TCVM) tại Việt Nam và hòa nhập với tài chính vi mô quốc tế, MACDI đã xây dựng mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp đào tạo tài chính vi mô quốc tế như Microsave, CGAP, Microfinance Without border,… Chiến lược của MACDI là kết hợp kinh nghiệm và kiến thức của các chuyên gia trong nước và thế giới trong các lĩnh vực hoạt động của mình để tối đa hóa những đóng góp cho sự phát triển cộng đồng bền vững. Với trên 12 năm trải nghiệm thực tế ở Việt Nam, các nhà tư vấn của MACDI đã tham gia vào nhiều dự án và dịch vụ tư vấn khác nhau một cách hiệu quả. Theo đó, các khoá đào tạo dựa trên các chuẩn quốc tế, với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm thực tế về tài chính vi mô, hợp tác với Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng (CECEM) và dự án (ILO) để xác định được các giảng viên nguồn tiềm năng đang làm việc tại các tổ chức khác nhau, tập hợp những điểm mạnh của họ để đào tạo bổ sung các kiến thức và kỹ năng, giúp giảng viên nguồn củng cố các thế mạnh của mình để có thể tham gia thị trường đào tạo được tốt hơn.Trong thời gian qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng đã tổ chức thành công hơn 25 khóa đào tạo cho hơn 700 học viên đến từ các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam và hơn 100 khóa đào tạo cho hơn 6.000 khách hàng của tổ chức tài chính vi mô. Học viện Phụ nữ Việt Nam (HVPNVN) với mô hình tổ chức bộ máy hoạt động có Trung tâm đào tạo Tài chính vi mô thực hiện nhiệm vụ hợp tác trong đào tạo TCVM nhằm phát huy thế mạnh của mỗi đơn vị trong việc “cung cấp chương trình đào tạo chất lượng cao cả về lý thuyết và thực tiễn hướng đến nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các tổ chức, các nhà quản lý và cán bộ tài chính vi mô, đồng thời cung cấp dịch vụ đào tạo về tài chính cho các nhóm phụ nữ mục tiêu, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao vị thế người phụ nữ”. Từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm đào tạo Tài chính vi mô thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều khóa đào tạo về TCVM cho nhiều đối tượng. Một đơn vị cũng chú trọng công tác đào tạo về lĩnh vực giáo dục tài chính cá nhân và tài chính vi mô là Học viện Ngân hàng (HVNH) với đầu mối triển khai là Trung tâm Tài chính vi mô. Sau gần 7 năm hoạt động, kể từ khi được thành lập từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TCVM thuộc HVNH đã triển khai thành công nhiều khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ đến từ các tổ chức 173 cung cấp dịch vụ TCVM cũng như cán bộ, giảng viên nguồn về đào tạo TCVM của HVNH. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đã tổ chức nhiều tọa đàm và hội thảo các cấp về lĩnh vực TCVM. Bên cạnh việc triển khai các khóa đào tạo, tập huấn về TCVM từ phía các viện, học viện, đại học, một số ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô cũng có trung tâm đào tạo nội bộ như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (VBSP), Tổ chức tài chính vi mô Tình thương (TYM) đã triển khai các khóa đào tạo nội bộ về TCVM. Ngoài ra, một số tổ chức cũng triển khai các chương trình đào tạo về TCVM từ mức độ cơ bản đến các chuyên đề chuyên sâu như Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Nông thôn Việt (VietED), Trung tâm tư vấn nguồn lực TCVM doanh nghiệp vừa và nhỏ (VMFWG),… Việc thiết lập mạng lưới đào tạo chuyên nghiệp về tài chính vi mô, kết nối các trung tâm đào tạo với đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính vi mô là vấn đề cấp bách trong lộ trình thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô, một khía cạnh của tài chính toàn diện tại Việt Nam. 4. Tăng cường giáo dục tài chính nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Việt Nam là nước có mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng ở mức độ nhanh. Ứng dụng trình độ công nghệ tốt, với 53% dân số sử dụng Internet - cao hơn mức trung bình của khu vực là 35%, 71 triệu người có sử dụng các dịch vụ điện thoại di động, tỷ trọng rất cao so với các quốc gia châu Á khác. Đây là dư địa quan trọng cho sự tham gia của các doanh nghiệp về công nghệ tài chính Fintech. Với những tiềm năng và sức mạnh như vậy, Việt Nam thực sự đang có dư địa quan trọng phù hợp để thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên, nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ, kiến thức tài chính của người dân còn thấp, giáo dục tài chính còn khá mới và nhiều người dân còn chưa nhận thức rõ sự cần thiết của hiểu biết tài chính nói riêng và giáo dục tài chính nói chung đối với đời sống bản thân, nền kinh tế và tài chính toàn diện. Qua những phân tích về vai trò của giáo dục tài chính đối với nền kinh tế trên thế giới và thực trạng giáo dục tài chính ở Việt Nam có thể thấy việc làm tốt công tác tuyên truyền và xây dựng chiến lược giáo dục tài chính mang tầm cỡ quốc gia là một giải pháp khả thi, lâu dài để có thể nâng cao hiểu biết tài chính cho mọi tầng lớp người dân, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện và thực hiện các mục tiêu kinh tế -xã hội của đất nước một cách bền vững tại Việt Nam. Các chương trình phổ biến kiến thức có thể thực hiện trên diện rộng với mọi nhóm đối tượng, ví dụ như một chiến dịch quốc gia về phổ cập kiến thức tài chính cơ bản, tạo thói quen đến ngân hàng, sau đó có thể nâng cao với chương trình phổ biến về những vấn đề lợi ích, rủi ro và chi phí liên quan tới các dịch vụ ngân hàng, hình thành tư duy tiết kiệm… Các chương trình cụ thể hướng tới từng nhóm đối tượng cụ thể được thực hiện ở quy mô hẹp hơn, ví dụ các chương trình tích hợp hiểu biết tài chính trong trường học cho học sinh/sinh viên, các đối tượng hưởng lợi từ tài chính vi mô ở nông thôn, người gửi tiền tại ngân hàng, kiến thức đầu tư cho các nhà đầu tư chứng khoán… Các chương trình hẹp có thể do các tổ chức tham gia chủ trì thực hiện trên cơ sở khảo sát nhu cầu cụ thể của đối tượng hưởng lợi. Ví dụ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chủ trì một chương trình về hiểu biết tài chính của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, với nội dung tập trung vào cải thiện hiểu biết của người gửi tiền về các vấn đề như giá trị của tiền, cách tính lãi đơn/lãi gộp, lạm phát, kỳ hạn của các khoản tiết kiệm, cơ chế bảo vệ người gửi tiền của bảo hiểm tiền gửi… Hình thức triển khai từng chương trình cũng được áp dụng phù hợp với mục tiêu cụ thể, từ các hình thức đài báo, truyền hình, internet, đến hình thức hội chợ, khóa đào tạo, môn học tại trường học… Mục tiêu của chiến lược giáo dục tài chính sẽ là hình thành năng lực hiểu biết tài chính cơ bản (kiến thức, hành vi, thái độ về tài chính) cho thế hệ trẻ, những người trưởng thành chưa có kiến thức tài chính, những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ tài chính và cả những người yếu thế (phụ nữ, người già, người tàn tật). Trụ cột xuyên suốt chiến lược giáo dục tài chính 174 là xây dựng một khung chương trình giảng dạy về giáo dục tài chính xuyên suốt các cấp học, từ cấp 1 cho đến đại học với mục tiêu hình thành kiến thức tài chính vững mạnh và có hệ thống, định hình thói quen tốt cho thế hệ trẻ ngay từ bé, giúp thế hệ trẻ không bỡ ngỡ trước vấn đề tiền bạc và tài chính khi bắt đầu bước vào cuộc sống xã hội hoặc thực sự sống tự lập.Ngoài ra, để tránh việc chỉ truyền tải kiến thức thiên về lý thuyết, ở mỗi cấp học đều sẽ đưa ra các hoạt động ngoại khóa liên quan trực tiếp đến các bài học về tài chính nhằm tăng khả năng tiếp thu và học hỏi ở người học. Ngoài giáo dục tài chính ở thế hệ trẻ, một chương trình giáo dục tài chính dành cho người trưởng thành có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc chưa có hiểu biết tài chính cũng như nhóm người yếu thế (người phụ nữ, người tàn tật) cũng cần được thành lập. Một giải pháp đang được định hướng thực hiện là xây dựng một chương trình truyền hình về giáo dục tài chính với những kiến thức tài chính cơ bản cần biết cho mọi lứa tuổi trong khung thời gian phát sóng phù hợp. Cho tổng thể chiến lược, cần có một website chính thức về phổ biến kiến thức tài chính để người dân có thể truy cập nhằm tìm hiểu những thông tin cần thiết cho bản thân họ. Bên cạnh đó, website cũng là nơi giao tiếp của người dân và các cơ quan phụ trách vấn đề phổ biến kiến thức tài chính, trong đó người dân có thể đề đạt những nhu cầu, nêu ra những thắc mắc của mình và các cơ quan giải đáp, công bố tiến trình cũng như kết quả của từng giai đoạn triển khai Chiến lược phổ biến kiến thức tài chính. Điều này sẽ góp phần tạo nên hiệu quả tích cực cho Chiến lược nói chung và các chương trình nói riêng. Tóm lại, trên cơ sở thực tiễn và phân tích nêu trên, có thể khẳng định rằng, trong khi vấn đề giáo dục tài chính ở các nước trên thế giới ngày càng cấp thiết thì ở Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ để hướng tới phát triển tài chính toàn diện, góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững và nâng cao đời sống nhân dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. ADB, 2016, Tài chính toàn diện trong nền kinh tế kỹ thuật số; OECD, 2005, Improving Financial Literacy: Analysis of issues and policies; Niên giám Tổng cục thống kê 2018; World Bank, 2014, E-andM- Commerce and Payment Sector Development in Vietnam; Website: www.sbv.gov.vn;www.worldbank.org. 175 NÂNG CAO DÂN TRÍ TÀI CHÍNH GÓP PHẦN THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM NCS. Ngô Ánh Nguyệt Trường Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh Tóm tắt Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân, doanh nghiệp. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao dân trí về tài chính. Nâng cao dân trí tài chính giúp thế hệ người dân được trang bị tốt hơn với dịch vụ tài chính. Việc nâng cao dân trí tài chính được đặt ra trong chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu về tài chính toàn diện ở Việt Nam. Bài viết này sẽ khái quát các khái niệm, tác động của dân trí tài chính tới tài chính toàn diện, cũng như thực trạng dân trí tài chính tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao dân trí tài chính, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Từ khoá: Tài chính, dân trí tài chính, tài chính toàn diện, tiếp cận tài chính, giáo dục tài chính. 1. Khái niệm dân trí tài chính Đã có rất nhiều nghiên cứu về dân trí tài chính được đề cập trong các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển có hệ thống tài chính phát triển, người dân có thể tiếp cận với dịch vụ tài chính một cách dễ dàng. Đây coi là một chỉ số mà các chính phủ các nước phát triển rất quan tâm như nhân tố góp phần đánh giá chất lượng và tiềm năng phát triển toàn diện của nền tài chính. Tuy nhiên, một định nghĩa chung về “dân trí tài chính” vẫn chưa có sự thống nhất, mà thường được điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu, chương trình triển khai của mỗi tổ chức quốc tế hoặc quốc gia. Các tổ chức uy tín trên thế giới cũng đã đưa ra nhiều khái niệm về dân trí tài chính khác nhau (Bảng 1). Bảng 1: Định nghĩa về dân trí tài chính của các tổ chức Tổ chức Định nghĩa Nguồn AU (Australian Unity) Là sự hiểu biết của một cá nhân về khái niệm tài chính và các sự lựa chọn tài chính trong bối cảnh tình hình kinh tế cá nhân của họ, kết hợp với hành vi và khả năng sử dụng kiến thức tài chính để đạt được mức độ phúc lợi tài chính mong muốn. Là khả năng đánh giá và đưa ra quyết định đúng đắn về việc sử dụng và quản lý tiền bạc. Bên cạnh đó cũng chính là sự kết hợp giữa kỹ năng, kiến thức, thái độ và cuối cùng là hành vi của họ đối với tiền bạc. Là sự kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi thiết yếu để đưa ra quyết định tài chính hiệu quả; cuối cùng đạt được mức độ cao về hiểu biết tài chính cá nhân. Bản phác thảo đo lường chất lượng cuộc sống và hiểu biết tài chính của AU (2014) ANZ OECD 176 ANZ (2011) OECD (2012) Tổ chức Định nghĩa Nguồn Văn phòng quản lý chi tiêu Chính phủ Hoa Kỳ (GAO) FINRA Là khả năng đưa ra những đánh giá đúng đắn và việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính trong hiện tại và tương lai để quản lý tiền bạc. Là những hiểu biết căn bản của các nhà đầu tư về các nguyên lý, công cụ, tổ chức và điều luật của thị trường. Là khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng để điều khiển nguồn lực tài chính một cách hiệu quả cho sự đảm bảo về tài chính trong cuộc đời. Là sự hiểu biết về tiền bạc và các khái niệm tài chính; và khả năng sử dụng kiến thức đó để đưa ra quyết định tài chính một cách hiệu quả. Văn phòng quản lý chi tiêu Chính phủ Hoa Kỳ (2012) Jump$tart Chính phủ (ASIC) Úc FINRA (2003) Hội liên hiệp Jump$tart về hiểu biết tài chính cá nhân Chính phủ Úc (2014) Nguồn: Australian Unity Từ các khái niệm trên có thể hiểu rằng: Dân trí tài chính là tổng hợp nhận thức kiến thức, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt được lợi ích tài chính. Nâng cao dân trí tài chính giúp các cá nhân và hộ gia đình hoạch định ngân sách để chi tiêu, tiết kiệm, đề phòng cho những rủi ro và lập kế hoạch tương lai cho cuộc sống. Không chỉ vậy, nâng cao dân trí tài chính còn mang ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính và sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Dân trí tài chính bao gồm các vấn đề là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính. Kiến thức tài chính: Gồm kiến thức về các khái niệm tài chính cơ bản (lạm phát, lãi suất kép,… ), hiểu biết các sản phẩm và dịch vụ tài chính, các kỹ năng tài chính cơ bản (thanh toán, mở tài khoản); Hành vi tài chính: Thể hiện thông qua việc quản lý tiền bạc hàng ngày, việc lập kế hoạch dài hạn, mức độ sử dụng và khả năng lựa chọn các sản phẩm tài chính phù hợp cũng như việc tìm kiếm dịch vụ tư vấn tài chính; Thái độ tài chính: Thể hiện qua thái độ với tiết kiệm, thái độ với tương lai, sự tự tin với các kế hoạch khi về hưu, xu hướng tiết kiệm, cho vay. 2. Vai trò của nâng cao dân trí tài chính trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện Thứ nhất, dân trí tài chính giúp các hộ gia đình cân đối hoạt động tài chính, giảm rủi ro cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng; tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Thứ hai, nâng cao dân trí về tài chính làm phong phú nhu cầu sử dụng sản phẩm tài chính, giúp hiện đại hóa, đa dạng hóa hệ thống tài chính, tăng sự linh động và hiệu quả. Cụ thể, khi được nâng cao dân trí tài chính, người dân có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, khi dân trí tài chính cao, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. 177 Thứ ba, dân trí về tài chính cao hơn giúp thúc đẩy kỷ luật thị trường và khuyến khích quản lý rủi ro thận trọng cũng như nâng cao chuẩn mực dịch vụ. Dân trí tài chính cao giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm, và trên hết là tạo một môi trường kinh tế - tài chính lành mạnh, bền vững làm cơ sở cho từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển, cải thiện kinh tế, rồi từ đó lại tạo ra động lực mới cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, hình thành một vòng tròn phát triển bền vững với những bước tiến mới trong đời sống kinh tế - xã hội. Thứ tư, những quyết định đầu tư dựa trên dân trí về tài chính cao có khả năng giúp tăng cường hiệu quả phân bổ nguồn lực kinh tế. Nâng cao dân trí tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia. 3. Thực trạng dân trí tài chính và nâng cao dân trí tài chính ở Việt Nam 3.1. Thực trạng dân trí tài chính ở Việt Nam Các cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy Việt Nam có dân trí tài chính khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Cụ thể so với thế giới, dân trí về tài chính Việt Nam xếp 90/118 nước (Standard & Poor. 2014); so với các nước trong khu vực, Việt Nam được xếp vào hàng thứ 11/16 nước Đông Nam Á (MasterCard, 2014). Một nghiên cứu đánh giá trình độ dân trí về tài chính của phụ nữ thuộc nhiều quốc gia trong đó Việt Nam xếp thứ 25 trong tổng số 27 nước được khảo sát (Visa, 2013). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người tiếp cận đến dịch vụ tài chính chính thức của Việt Nam rất thấp (theo WB, Việt Nam chỉ có 31% người dân có tài khoản tại tổ chức tín dụng, và với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì con số này còn thấp hơn, 27%), khiến Việt Nam chỉ đứng 103/144 về mức độ sẵn có về dịch vụ tài chính trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2015-2016 của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum - WEF). Cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho thấy Việt Nam ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực (Bảng 2) bởi chỉ 24% người trưởng thành ở Việt Nam được xếp vào hạng có trình độ dân trí về tài chính ở mức cao. Bảng 2: Điều tra về hiểu biết tài chính toàn cầu của Standard & Poor’s năm 2014 Quốc gia Người trưởng thành hiểu biết về tài chính (%) Campuchia 18 Trung Quốc 28 Indonesia 32 Malaysia 36 Philippines 25 Thái Lan 27 Việt Nam 24 Nguồn: Standard & Poor’s năm 2014 Về kiến thức tài chính: Việc thiếu kiến thức và hiểu biết về các loại sản phẩm, dịch vụ tài chính khiến người dân thiếu sự tự tin, ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Theo khảo sát của công ty tài chính tại Việt Nam vào năm 2013 thì thấy chỉ có khoảng 51% người dân tự nhận xét mình có hiểu biết về kiến thức tài chính. Còn lại, 42,5% người dân cho rằng mình biết đại khái và 6,5% cho rằng hoàn toàn không hiểu gì về hình 178 thức mua sắm, vay tiêu dùng. Việc người vay không hiểu biết một cách hệ thống về kiến thức tài chính tín dụng đã dẫn đến tình trạng rất nhiều người dân có mức thu nhập thấp bị dính bẫy tín dụng đen bởi quan điểm vay tiêu dùng ở công ty tài chính và vay tín dụng đen đều giống nhau. Việc không hiểu rõ sản phẩm dịch vụ cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến người dân không sử dụng thẻ tín dụng, bảo hiểm ở Việt Nam (Nielson, 2010). Điều này cho thấy mối liên hệ rõ nét giữa dân trí về tài chính và sự tiếp cận dịch vụ, công cụ tài chính ngân hàng hiện đại của dân chúng và do đó hạn chế quá trình phát triển các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại ở Việt Nam Về hành vi tài chính: Tỷ lệ người Việt Nam sử dụng sản phẩm tài chính ở mức khá thấp (WB, 2011); giao dịch tài chính phi chính thức ở tỷ lệ cao. Mức chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nợ chính thức và phi chính thức cũng như một số chỉ số khác (so với các nước khác trong bảng) cho thấy một bộ phận dân cư chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng ở mức khá cao (Bảng 3). Bảng 3: Mức độ phổ cập tài chính tại Việt Nam Quốc gia/ Khu vực Tài khoản tài các tổ chức tín dụng (% trên 15 tuổi) Tài khoản cho mục đích kinh doanh (% trên 15 tuổi) Có khoản tiết kiệm trong quá khứ (% trên 15 tuổi) Có tiền gửi tại các TCTD trong quá khứ (% trên 15 tuổi) Có khoản nợ trong quá khứ (% trên 15 tuổi) Có khoản nợ với các TCTD trong quá khứ (% trên 15 tuổi) Cambodia 3,7% 0,2% 31% 0,8% 59,5% 19,5% Bangladesh 39,6% 5,5% 26,8% 16,6% 37,3% 23,3% Indonesia 19,6% 3,2% 40,5% 15,2% 49,1% 8,5% Malaysia 66,2% 6,5% 51% 35,4% 32,5% 11,2% Lào 26,8% 4,5% 54,5% 19,4% 32,5% 18,1% Philippines 26,6% 5,6% 45,5% 14,7% 58,1% 10,5% Sri Lanka 68,5% 4,6% 36,3% 28,1% 34,1% 17,7% Taiwan 87,3% 10,2% 58,1% 45,7% 24% 9,6% Thái Lan 72,7% 8,7% 60% 42,8% 27,2% 19,4% Việt Nam 21,4% 3,8% 35,3% 7,7% 43,9% 16,2% (Nguồn: Global Findex, 2011, WB, 2011) Về thái độ trong việc ra các quyết định tài chính: Theo nghiên cứu của WB về vấn đề tiếp cận tài chính cá nhân thì gia đình và bạn bè là nơi đi vay đầu tiên của 29% người Việt Nam trên 15 tuổi so với 18,4% các cá nhân tại Việt Nam sử dụng nguồn tín dụng chính thức (từ các định chế tài chính). Phụ nữ, người ở một độ tuổi nhất định ít sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức, còn người có thu nhập thấp nhất có khuynh hướng sử dụng nguồn tín dụng phi chính thức nhiều hơn. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), nhận thức tài chính của người dân về hình thức cho vay cá nhân còn rất thấp, chỉ 51% số người được hỏi đã nghe và hiểu về cụm từ cho vay khách hàng cá nhân. Một cuộc khảo sát ở 7 trường trung học của Thành phố Hồ Chí Minh với đối tượng học sinh từ 13 - 18 tuổi (2012, 2013) thu được kết quả như sau: chỉ có 17,2% số học sinh biết tiết kiệm và chi tiêu một phần tiền có được, 8,8% chi tiêu toàn bộ số tiền có được và số còn lại không biết tiêu tiền hoặc tiết kiệm. Trong cuộc điều tra của OECD (2012), Việt Nam xếp thứ 26 trong 28 nước, đứng trên Indonesia và Pakistan. 33% số người được khảo sát ở Việt Nam không lập ngân sách để quản lý thu nhập và chi tiêu (OECD, 2014). Như vậy, từ thực trạng trên cho thấy, dân trí tài chính với thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam có mối quan hệ tác động. Do đó, nâng cao dân trí về tài chính là cơ sở để phát triển bền vững hệ thống tài chính gắn với tăng trưởng kinh tế hiệu quả, bền vững. 179 3.2. Thực trạng nâng cao dân trí tài chính ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm qua, việc nâng cao dân trí tài chính đã được thực hiện thông qua một số chương trình do một số ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tư vấn tài chính triển khai. Đối tượng mà các chương trình này hướng đến cũng rất đa dạng, từ học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học đến những người tiêu dùng tài chính. Hình thức tổ chức cũng rất đa dạng: lớp học ngoại khóa, gameshow; tọa đàm, video hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính và giới thiệu các dịch vụ tài chính - ngân hàng… Tiêu biểu có thể kể đến một số ngân hàng và công ty tài chính như: HSBC, Quỹ Citi Foundation, Công ty Visa International, Home Credit Vietnam, Sacombank, Creative Wealth Việt Nam… Một số chương trình giáo dục tài chính tiêu biểu có thể kể đến như: Chương trình JA More than Money cho học sinh tiểu học, thư viện tài chính trực tuyến, Chương trình “quản lý tài chính và hướng nghiệp” dành cho sinh viên của HSBC; chương trình “Giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông trung học” (Quỹ Citi Foundation); Chương trình “Giáo dục kỹ năng quản lý tài chính cho tất cả mọi người” (Công ty Visa International)… Nhìn chung, tất cả các chương trình trên đều là những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để giúp người tham gia có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính, có ý niệm về việc lên kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tiết kiệm… Bên cạnh các ngân hàng và công ty tư vấn tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là những cơ quan Nhà nước hiện đang triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận biết của người dân về lĩnh vực tài chính - ngân hàng như tuyên truyền bằng tờ rơi, website, phối hợp với các báo điện tử, báo in, tuyên truyền trên đài phát thanh, phát sóng trên truyền hình… Tuy nhiên tại Việt Nam, vấn đề nâng cao dân trí tài chính còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế này thể hiện: (i) Các hoạt động tổ chức nhỏ lẻ và chỉ hướng đến nhóm đối tượng nhất định; (ii) Một số chương trình được thiết kế nhằm phục vụ mục đích thương mại, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của tổ chức; (iii) Việc thực hiện các hoạt động thiếu tính liên tục; (iv) Nội dung đào tạo chưa toàn diện. Các hoạt động này tuy đã có định hướng nâng cao dân trí tài chính nhưng chưa có chương trình khảo sát đo lường dân trí tài chính mang tính chất một chương trình tầm cỡ quốc gia, được tổ chức quy mô và có lộ trình dài hạn phục vụ mục tiêu nâng cao dân trí tài chính cho cộng đồng. 4. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao dân trí tài chính ở Việt Nam Để nâng cao dân trí tài chính, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện và thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước một cách bền vững tại Việt Nam, bài viết có một số khuyến nghị chính sách sau: Một là, tổ chức nghiên cứu khảo sát tổng thể cấp quốc gia về tình trạng dân trí tài chính mang tính thường kỳ để đánh giá tình hình, nhu cầu đào tạo,..; và đánh giá tác động, ảnh hưởng hay vai trò của dân trí về tài chính trong phát triển tài chính toàn diện. Hai là; xây dựng một khung chương trình giảng dạy quốc gia về giáo dục tài chính nhằm hình thành năng lực hiểu biết tài chính cơ bản (kiến thức, hành vi, thái độ về tài chính) cho thế hệ trẻ, những người trưởng thành chưa có kiến thức tài chính, những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ tài chính và cả những người yếu thế (phụ nữ, người già, người tàn tật). Theo đó, chiến lược sẽ thiết lập một chương trình giảng dạy giáo dục tài chính xuyên suốt và liên tục các cấp học, từ cấp tiểu học cho đến cao đẳng, đại học theo nguyên tắc học tập suốt đời với mục tiêu hình thành kiến thức tài chính vững mạnh và có hệ thống, định hình thói quen tốt cho thế hệ trẻ ngay từ bé, giúp thế hệ trẻ không bỡ ngỡ trước vấn đề tiền bạc và tài chính khi bắt đầu bước vào cuộc sống xã hội hoặc thực sự sống tự lập (thời gian sau đại học). Tùy theo năng lực tiếp thu, tiếp nhận nguồn kiến thức ở mỗi cấp học mà đưa ra các chương trình học phù hợp. Ngoài ra, để tránh 180 việc chỉ truyền tải kiến thức suông, cứng nhắc và thiên về lý thuyết, ở mỗi cấp học đều sẽ đưa ra các hoạt động ngoại khóa (extra curricurlum) liên quan trực tiếp đến các bài học về tài chính nhằm tăng khả năng tiếp thu và học hỏi ở học viên. Đồng thời gắn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về tài chính ngân hàng (bao gồm các kiến thức cơ bản; các kỹ năng sử dụng tiền vốn...) với chương trình quốc gia khởi nghiệp. Ba là, gắn đào tạo, truyền thông phổ cập dân trí về tài chính với các giải pháp công nghệ, kỹ thuật truyền thông hiện đại đa phương tiện như xây dựng một chương trình truyền hình về giáo dục tài chính với những kiến thức tài chính cơ bản cần biết cho mọi lứa tuổi trong khung thời gian phát sóng phù hợp; đồng thời thiết lập một trang điện tử (website) chuyên về bồi dưỡng kiến thức tài chính để mọi người dân có thể tiếp cận. Để làm điều này, Chính phủ cần thúc đẩy chính sách phát triển và huy động ngân sách cho các chương trình giáo dục tài chính cho toàn dân. Bốn là, Gắn phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại với nâng cao trình độ dân trí về tài chính cho mọi tầng lớp dân cư. Trong đó, các tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm xã hội về đào tạo, nâng cao trình độ dân trí về sử dụng các công cụ tài chính, sử dụng vốn cho nhân dân theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng hay theo kịch bản do cơ quan, tổ chức chuyên ngành và có kinh nghiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng theo chuẩn phù hợp. Coi việc đào tạo, huấn luyện về tài chính, tín dụng cho nhân dân, cho khách hàng (người tiêu dùng) là giải pháp minh bạch về tài chính - tránh tình trạng người đi vay không đọc, không hiểu các nội dung, điều khoản trong hợp đồng tín dụng mà vẫn ký khi vay vốn. Những giải pháp này sẽ đảm bảo quyền, lợi ích cho người tiêu dùng... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngô Chung, Lê Văn Hinh (2016), Dân trí về tài chính và phát triển hệ thống ngân hàng bền vững - gợi ý chính sách cho Việt Nam, Đăng trong hội thảo Khoa học Quốc gia “Hoàn thiện thể chế cho phát triển bền vững Hệ thống Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2016-2020”, do Đại học Kinh tế Quốc dân và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, tháng 11 năm 2016. 2. Nguyễn Vĩnh Hưng (2015) “Evaluation of financial literacy in VietNam and national fianancial education program”, Asian Development Bank Institute, High-Level Global Symposium: Promoting Better Lifetime Planning through Financial Education. 3. Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2017), Báo cáo kinh tế Việt Nam 2016, báo cáo thường niên của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 4. OECD. 2005. Improving Financial Literacy: Analysis of issues and policies. 5. OECD. 2012. PISA - Financial litercay Framework. 6. OECD.2015. National Strategies Financial Education Policy Handbook. 7. Schwab, K., Sala-i-Martin, X., & Brende, B. (2015). The Global Competitiveness Report 2015 - 2016 (vol 5.) 8. WB 2014. “Global financial development report 2014: Financial inclusion”, Washington, D.C, 9. Nắm vững kiến thức tài chính để trở thành người vay thông minh, truy cập tại https://vietnamfinance.vn/nam-vung-kien-thuc-tai-chinh-de-tro-thanh-nguoi-vay-thong-minh20161125151407249.htm 10. Chiến lược giáo dục tài chính ở Việt Nam, truy cập tại https://rapbank.vn/can-co-chienluoc-giao-duc-tai-chinh-o-viet-nam/ 181 GIÁO DỤC TÀI CHÍNH DÀNH CHO PHỤ NỮ TRONG QUÁ TRÌNH THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆN NAM ThS. Đào Bích Ngọc Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nghiên cứu cung cấp tổng quan lý thuyết về tài chính toàn diện, giáo dục tài chính. Đồng thời, nghiên cứu cũng kiểm định giới tính có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam hay không. Kết quả từ mô hình cho thấy phụ nữ Việt Nam khi có công việc sẽ có xu hướng giảm dần việc sử dụng các dịch vụ tài chính khi tuổi càng cao. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một chương trình giáo dục tài chính toàn diện dành cho phụ nữ Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, giáo dục tài chính, phụ nữ, Việt Nam 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện (financial inclusion) là quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng một cách có hiệu quả, cho các nhóm người dân có thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn. Mohan (2006) đã mô tả tài chính toàn diện là tình trạng mà những người ở trong điều kiện bất lợi, đều có thể tiếp cận với hệ thống tài chính và được cung cấp các sản phẩm tài chính chi phí thấp, an toàn và công bằng. Tương tự, Ủy ban Rangarjan (2008) định nghĩa tài chính toàn diện là các dịch vụ tài chính được cung cấp một cách kịp thời, hiệu quả cho những người không được ưu tiên sử dụng các dịch vụ này do thiếu kiến thức. Trong khi đó, một số nghiên cứu cho rằng tài chính toàn diện là mọi người đều bình đẳng trong việc sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính. Ajide (2014) coi đây là quá trình các dịch vụ tài chính được cung cấp cho tất cả các thành viên trong xã hội. Quá trình này phải được cung cấp với giá cả phải chăng, kịp thời và dành cho tất cả mọi người (Auda & Kalunda, 2012). Để thúc đẩy tài chính toàn diện tại một quốc gia đòi hỏi những biện pháp xuất phát từ cả hai phía cung cầu. Nếu như bên cung cấp các dịch vụ tài chính phải không ngừng đổi mới sáng tạo, bên cầu - những người sử dụng dịch vụ tài chính cần phải được trang bị kiến thức, hiểu biết về tài chính. Bởi có những cá nhân, công ty từ chối sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính dựa trên kinh nghiệm, văn hóa hoặc tôn giáo của họ (World Bank, 2004) hoặc ảnh hưởng từ người thân khác (Demiguc-Kunt et al, 2012). Do vậy, giáo dục tài chính được tin rằng là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện. Hầu hết chính phủ các nước xác định toàn dân là đối tượng mục tiêu của các chương trình giáo dục tài chính, tuy nhiên vẫn tập trung vào một số nhóm đối tượng ưu tiên cụ thể như là người già, phụ nữ, trẻ em, người thu nhập thấp, người nhập cư. Trong số 35 nước trả lời khảo sát của OECD/INFE vào năm 2012, có tới hơn một nửa (52%) cho biết mục tiêu phổ biến kiến thức tài chính nước họ là tới toàn dân, 18% cho biết thêm rằng ngoài mục tiêu toàn dân họ cũng tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Ví dụ, chương trình hướng tới phụ nữ (ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Ả rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ), người nhập cư (Canada, Indonesia, và Mexico), công nhân, những người có thu nhập thấp và người già (Brazil, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, và Mỹ)… Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung vào vấn đề vào giáo dục tài chính và phụ nữ với “case-study” là tại Việt Nam. 182 2. Tổng quan nghiên cứu Định nghĩa giáo dục tài chính OECD (2005) định nghĩa giáo dục tài chính là quá trình mà khách hàng được cải thiện khả năng nhận thức tài chính đối với các sản phẩm tài chính, rủi ro thông qua các thông tin được cung cấp, các chỉ dẫn từ đó trở nên tự tin hơn trong việc đưa ra các quyết định và phòng người rủi ro. Theo cách tiếp cận khác, giáo dục tài chính được hiểu là quá trình gia tăng khả năng các nhóm dân cư trong xã hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng với chi phí hợp lý thông qua việc triển khai các biện pháp khác nhau trong đó bao gồm đào tạo và giáo dục hiểu biết về tài chính để hướng tới mục tiêu cải thiện tình hình tài chính cũng như tình trạng kinh tế và xã hội (Atkinson, A. & Messy F., 2013). Vai trò của giáo dục tài chính Vai trò của giáo dục tài chính là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Do vậy, cũng có rất nhiều quan điểm trái chiều về vai trò của nó. Trong khi có những nhà nghiên cứu khẳng định bẳng cả lập luận và thực nghiệm chứng minh rằng giáo dục tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, mặt khác, có nhiều tác giả cũng bày tỏ sự nghi ngờ về vai trò của giáo dục tài chính. Về mặt lý thuyết, giáo dục tài chính có thể cải thiện mức độ hiểu biết tài chính của người dân. Nói cách khác, giáo dục tài chính giúp những nhóm người dễ tổn thương (người chưa có kinh nghiệm sử dụng các dịch vụ tài chính, người nghèo, người nhập cư) đưa ra được những quyết định tài chính đúng đắn, quản lý tài chính và đầu tư có hiệu quả. Ví dụ, khi có hiểu biết về tài chính, những người không quen sử dụng tài khoản ngân hàng để thanh toán hóa đơn của mình, họ có thể bắt đầu làm quen với các hình thức thanh toán khác như là thẻ, ví điện tử, thanh toán trực tuyến. Từ đó, tiết kiệm được chi phí về tiền bạc, thời gian, công sức. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính cũng mang lại những định hướng cơ bản cho người dân về sự cần thiết của tiết kiệm cho tương lai về kế hoạch học tập, công việc, hưu trí, sức khoẻ… Bởi vì với xu thế hiện nay, các gánh nặng về phúc lợi xã hội, các khoản chi phí cho con cái đã được dịch chuyển dần từ phía chính phủ sang người dân đòi hỏi người dân cần phải có những kế hoạch hay quyết định tài chính đúng đắn. Các cuộc khủng hoảng kinh tế đã ủng hộ cho lập luận của OECD (2006) cho rằng quá trình tự do hóa tài chính trên toàn cầu đòi hỏi mỗi cá nhân phải thay đổi hành vi tiêu dùng để cá nhân có thể có tiết kiệm, cho dù xảy ra bất kỳ trường hợp nào như là tái cơ cấu nền kinh tế, bệnh tật hoặc thất nghiệp, đồng thời họ cũng có sự chuẩn bị đầy đủ cho nghỉ hưu. Bên cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng hiểu biết về tài chính có mối quan hệ cùng chiều với tiết kiệm và kế hoạch nghỉ hưu (Ameriks et và cộng sự, 2003; Lusardi, 2004; Lusardi & Mitchell, 2006, 2007; Stango & Zinman, 2009; Hung và cộng sự, 2009). Đồng tình với quan điểm về giáo dục tài chính cho rằng rằng giáo dục tài chính mang lại những quyết định tài chính tối ưu, Hilgert và cộng sự (2003) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa hiểu biết về tài chính và hành vi tài chính cho thấy những người có hiểu biết về tài chính thường thanh toán hóa đơn đúng hạn, theo dõi chi phí, lập ngân sách, thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng đầy đủ, tiết kiệm tiền lương đa dạng hóa các khoản đầu tư và đặt ra các mục tiêu tài chính. Tương tự, OECD (2005) đã khẳng định người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư tài chính có thể nâng cao hiểu biết về sản phẩm và các khái niệm tài chính thông qua các chương trình giáo dục tài chính. Thông thường, trên thị trường, các sản phẩm được tư vấn bởi các công ty tài chính thường có xu hướng mang lại lợi ích cho công ty hơn là lợi ích cho cá nhân. Nhờ việc được tiếp cận thông tin từ chương trình, người mua có thể phát triển kỹ năng tài chính đồng thời tăng sự tự tin để hiểu rõ hơn về rủi ro, cơ hội tài chính từ đó đưa ra được các quyết định sáng suốt. Choi và cộng sự (1999) đã kết luận rằng những người có hiểu biết về tài chính thường lựa chọn danh mục đầu tư có chi phí thấp hơn. Tương tự, Graham và cộng sự (2009) cũng nhận thấy những nhà đầu tư này 183 có khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn. Ngược lại, hiểu biết tài chính thấp thường liên quan đến những đến hành vi tín dụng tiêu cực như tích lũy nợ cao (Lusardi & Tufano, 2009; Stango & Zinman, 2009), vay lãi cao (Lusardi & Tufano, 2009), dễ dàng bị tịch thu tài sản (Gerardi và cộng sự, 2010). Mặt khác, không thể phủ nhận giáo dục tài chính là yếu tố quan trọng trong việc ổn định thị trường tài chính và phát triển nền kinh tế. Người dân có trình độ dân trí về tài chính có thể giúp nền kinh tế của khu vực đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế thực chung của cả nước và giảm tỉ lệ hộ nghèo. Hiểu được tầm quan trọng của tiết kiệm và đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế, nhiều chính phủ khuyến khích người dân tiết kiệm nhiều hơn bằng cách công cụ chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về tài chính đã tạo ra những rào cản cho người dân trong việc tiếp cận cách dịch vụ liên quan đến tiết kiệm và đầu tư (Lewis và cộng sự, 2012). Tương tự, Maele (2017) đã đánh giá tác động của giáo dục tài chính đối với danh mục đầu tư nước ngoài. Maele tìm ra bằng chứng ủng hộ cho quan điểm cho rằng những nhà đầu tư có mức độ hiểu biết tài chính tốt có xu hướng đầu tư đa dạng, dễ dàng tiếp cận với các doanh nghiệp nước ngoài hơn. Giáo dục tài chính có thể ngăn chặn những thông tin bất đối xứng làm phát sinh bong bóng đầu cơ. Từ đó, nền kinh tế được đánh giá là ổn định hơn vì lúc này nhu cầu sẽ phản ánh giá trị thực của hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phổ biến các thông tin tài chính thông qua các chương trình giáo dục cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng cường quá trình cạnh tranh bằng cách cho phép người tham gia thị trường biết được các đặc điểm rủi ro của đầu tư và từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt (OECD, 2005). Cụ thể, khi người dân có hiểu biết về tài chính sẽ cải thiện sự ổn định của thị trường tài chính bởi vì với hiểu biết các nhà đầu tư sẽ yêu cầu các sản phẩm tài chính phảo đáp ứng tốt nhu cầu của họ, và khuyến khích các nhà cung cấp phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới, do đó làm tăng tính cạnh tranh trong thị trường, đồng thời nâng cao chất lượng của các dịch vụ. Tuy vậy cũng những nhà nghiên cứu hoài nghi về hiệu quả thực sự của giáo dục tài chính, hay nói cách khác là có một số chuyên gia nhận định rằng giáo dục tài chính không có tác động tích cực đến kiến thức hoặc hành vi tài chính. Atkinson (2008) cho rằng những bằng chứng về hiệu quả của giáo dục tài chính vẫn còn thưa thớt, mờ nhạt. Hoặc như Willis (2008) hay Meza và cộng sự (2008) lại cho rằng việc quyết định hành vi tài chính phụ thuộc vào tâm lý của con người chứ không phải là kiến thức. Do vậy, các tác giả lập luận rằng chương trình giáo dục tài chính là chương trình kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. Họ thừa nhận rằng giáo dục tài chính có thể thực sự cải thiện các kỹ năng, nhưng lại khó có tác động đến thái độ hay hành vi tài chính, bởi các vấn đề về thái độ và hành vi liên quan tới cá nhân ví dụ như niềm tin vào các tổ chức tài chính, thói quen, hoặc văn hóa… Cũng có một số nghiên cứu khác lại khẳng định rằng tác động của giáo dục tài chính rất nhỏ hoặc không đáng kể, và có xu hướng biến mất dần theo thời gian (Bruhn, Ibarra, & McKenzie, 2014; Fernandes, Lynch, & Netemeyer, 2014). Giáo dục tài chính dành cho phụ nữ Anthes và Most (2000) khẳng định phụ nữ thường có xu hướng không tin tưởng bản thân mình có khả năng quản lý tiền bạc, đầu tư tốt và cảm thấy mình không độc lập về tài chính. Bên cạnh đó, thiếu hiểu biết tài chính thường có tác động lớn tới phụ nữ hơn là đàn ông. Hơn thế, phụ nữ thường không quan tâm tới các chương trình giáo dục tài chính và không tự tin trong việc quản lý tiền bạc (Lusardi và Mitchell, 2008). Lý giải cho nguyên nhân này, Anthest và Most (2000) giải thích rằng xuất phát từ sự khác biệt giữa hai giới, nữ giới thường có thu nhập ít hơn, thời gian làm việc ít hơn, cơ hội việc làm cũng không nhiều bằng nam giới. Vì vậy, Goldsmiths (2006) tin tưởng rằng giáo dục tài chính là một trong những công cụ hiệu quả nhằm thu hẹp khoảng cách giữa phụ nữ và đàn ông về hiểu biết tài chính, đồng thời khiến phụ nữ có thể cảm thấy tự tin hơn trong các quyết định về tài chính. 184 Nghiên cứu của Hira và Loibl (2007) chỉ ra trong việc học và thực hành đầu tư tài chính, phụ nữ thường có xu hướng ưa thích các phương pháp học khác nam giới. Ví dụ, họ thích một phần được học với các chuyên gia, một phần được học và tương tác với người học khác. Xuất phát từ đặc điểm này, Jarecke và đồng nghiệp (2014) đã gợi ý chương trình giáo dục tài chính cho phụ nữ như sau: Đầu tiên, mục đích của chương trình: (i) giúp phụ nữ quản lý tài chính và (ii) chuẩn bị tâm lý cho phụ nữ cho các giai đoạn hoặc các sự kiện trong tương lai. Nói cách khác, mục đích là cung cấp kiến thức về tài chính để phụ nữ có nhận thức về tài chính, kỹ năng cần thiết để tránh bị phụ thuộc tài chính vào người khác, và có đủ khả năng chăm sóc bản thân khi trong tương lai những tình huống xấu xảy ra thường khiến phụ nữ dễ bị tổn thương về tài chính, chẳng hạn như ly hôn hoặc góa phụ. Thứ hai, chương trình giáo dục tài chính với mục tiêu là cung cấp cho phụ nữ các thông tin tài chính. Chương trình được giảng dạy thông qua bản trình bày PowerPoint. Thật sự các thông tin cung cấp trong chương trình phù hợp với tất cả các đối tượng nữ giới và nam giới, bất kỳ ai cần thêm thông tin về xu hướng của thị trường hiện nay. Tuy nhiên, chương trình sẽ được quảng cáo là đặc biệt dành cho phụ nữ, trao quyền cho phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ trong các vấn đề kiểm soát tài chính. Thứ ba, các chương trình được xây dựng phù hợp với nhu cầu học tập của phụ nữ: (a) tạo cơ hội để chia sẻ giữa các học viên, và (b) khuyến khích tổ chức lớp học chỉ có nữ, (c) phát triển các mối quan hệ sau khi tham gia chương trình. Các chương trình đặc biệt coi trọng việc các học viên nữ có thể kết nối và xây dựng mối quan hệ với nhau. Phần lớn sự thành công của chương trình là do sự phát triển các mối quan hệ lâu dài giữa những người tham gia qua cách chia sẻ những câu chuyện với nhau. Cuối cùng, mỗi chương trình đều khuyến khích phụ nữ tiếp tục học tập, tìm hiểu thêm về tài chính. Như vậy, các chương trình khuyến khích người học tiếp tục tích cực tìm hiểu mở rộng kiến thức và đồng thời áp dụng kiến thức đã được học vào thực tế cuộc sống. 3. Thực trạng tại Việt Nam Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ Dữ liệu Global Findex 2017 của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam với 1000 quan sát. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy probit để đo lường xác suất một người lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) dựa vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và tình trạng công việc. Trong đó: Fin nhận giá trị 1 khi người đó có sở hiệu thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng Age là tuổi tác. Dấu kì vọng (-) Sex là giới tính nhận giá trị 1 là nữ, 0 là nam. Dấu kì vọng (-) Edu là trình độ học vấn, nhận giá trị 1 khi có trình độ tiểu học trở xuống, giá trị 2 khi hoàn thành cấp 2, giá trị 3 khi hoàn thành chương trình đại học hoặc sau đại học. Dấu kì vọng (+) Work là tình trạng công việc hiện tại, 1 là đang làm việc, hai là không làm việc (+) Saw là biến tương tác giữa giới tính, tuổi, và việc làm. Dấu kì vọng (-) Kết quả nghiên cứu cho thấy tất các các biến đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Đúng như kỳ vọng, các biến học vấn, công việc có dấu âm, biến tuổi tác có dấu âm. Biến giới tính và biến tương tác giới tính có dấu trái ngược với kì vọng. Đối với biến tuổi tác, tuổi càng cao thì khả năng lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính sẽ thấp hơn. Đối với biến giới tính, kết quả cho thấy, nữ giới sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ tài chính nhiều hơn nam giới. Đối với biến giáo dục, 185 trình độ học vấn cao sẽ có khả năng cao lựa chọn các sản phẩm tài chính. Đối với biến việc làm, công việc sẽ có tác động tích cực đến tiếp cận tài chính. Điểm đáng chú ý, kết quả nghiên cứu cho thấy khi phụ nữ tuổi càng cao nhưng vẫn trong độ tuổi đi làm sẽ có xu hướng giảm sử dụng các dịch vụ tài chính. Một lý giải hợp lý có thể đưa ra rằng khi tại Việt Nam, người phụ nữ vừa phải chăm lo gia đình và công việc, khi tuổi càng cao, họ thường bận rộn và có xu hướng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt hơn là sử dụng thẻ trong chi tiêu cho gia đình. Tuy nhiên, mô hình có một số hạn chế như sau: Thứ nhất, do thiếu dữ liệu nên việc đánh giá tiếp cận tài chính của chỉ dừng lại ở mức là xem xét cá nhân có sử dụng các thẻ thanh toán hay không, mà chưa xem xét các dịch vụ khác như là tiết kiệm, vay, hay chuyển tiền. Đồng thời, mô hình cũng chưa xem xét ảnh hưởng của khu vực ở nông thôn hay thành thị, nơi mà mức độ sẵn sàng của các dịch vụ tài chính là khác nhau. Thực trạng các chương trình giáo dục tài chính dành cho phụ nữ tại Việt Nam Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xây dựng Khung hỗ trợ tài chính toàn diện bao gồm bốn trụ cột: (i) Tham gia vào việc xây dựng chiến lược bao gồm tài chính quốc gia bao gồm khung giám sát và đánh giá; (ii) Cải thiện giám sát pháp lý và quy định của hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng tín dụng; (iii) Tăng cường và đa dạng hóa các dịch vụ tài chính cho người dân và doanh nghiệp; (iv) Cải thiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. Trong đó, trụ cột thứ 4 “Cải thiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng” được xem là yếu tố then chốt để thực hiện chính sách tài chính toàn diện. Tuy nhiên, chương trình giáo dục tài chính dành riêng cho phụ nữ ở Việt Nam hiện nay còn rất hiếm, mang tính thương mại cao, chưa phổ biến rộng rãi. Chủ yếu các chương trình chung chung dành cho người tiêu dùng như là: (i) Home Credit Việt Nam - Chương trình giáo dục tài chính cho người tiêu dùng nhằm mục đích nâng cao kiến thức tài chính tiêu dùng cho người dân Việt Nam được Home Credit triển khai từ năm 2013. Các kiến thức cơ bản về vay mua sắm trả góp được Home Credit chia sẻ thông qua các hình thức tư vấn trực tiếp, các trò chơi tương tác và phát tặng cẩm nang miễn phí về vay tiêu dùng, với tên gọi “Vay chủ động”. Từ năm 2013 đến 2016, hoạt động tư vấn tài chính tại siêu 186 thị đã được Home Credit triển khai tại 14 tỉnh miền Bắc, miền Trung và Nam Bộ thu hút sự quan tâm của gần 100.000 người. Gần đây, Home Credit đã triển khai các sản phẩm mới hấp dẫn trong lĩnh vực giáo dục (kết hợp với Wall Street English). (ii) Creative Wealth Vietnam: Kiến thức tài chính cho gia đình - thanh thiếu niên và người lớn… Đề xuất chương trình giáo dục tài chính dành cho phụ nữ tại Việt Nam Mục tiêu của chương trình: cung cấp các kiến thức cơ bản về tài chính, cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng như khả năng quản lý tài chính của phụ nữ. Đối tượng: phân chia các đối tượng thành những nhóm có trình độ hiểu biết về tài chính tương đồng: (i) nhóm chưa hiểu biết; (ii) nhóm đã có hiểu biết nhưng chưa nhiều; (iii) nhóm đã có hiểu biết nhiều. Nội dung: (i) lợi ích của các dịch vụ tài chính (ii) các dịch vụ tài chính cơ bản (iii) kỹ năng quản lý tài chính. Phương pháp giảng dạy: kết hợp giữa cả hai phương pháp truyền thống và hiện đại, đặc biệt do xuất phát từ đặc điểm tâm lý của phụ nữ. Chương trình cần đảm bảo người học phải được kết nối, trao đổi chia sẻ với nhau trong quá trình học. Từ đó, chương trình có thể đảm bảo thành công lâu dài hơn. Triển khai: chương trình cần được triển khai rộng rãi ở nông thôn cũng như thành phố. Ở các khu vực nông thôn, chương trình được triển khai thông qua các TCVM, NHCSXH. Ở khu vực thành phố, chương trình được triển khai qua các công ty, doanh nghiệp, và tổ chức. 4. Kết luận Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tài chính toàn diện cũng như là giáo dục tài chính. Đồng thời, nghiên cứu cũng thực hiện phân tích mô hình probit để xem xét ảnh hưởng của giới tính tới quyết định lựa chọn sử dụng các dịch vụ tài chính tại Việt Nam năm 2017. Kết quả cho thấy, khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính phụ nữ có công việc, có xu hướng giảm dần theo độ tuổi. Từ đó, nghiên cứu khuyến nghị cần phải có một chương trình giáo dục tài chính đặc biệt dành cho phụ nữ tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aduda, J. and Kalunda, E. (2012) “Financial Inclusion and Financial Sector Stability With Reference To Kenya: A Review of Literature”, Journal of Applied Finance & Banking, 2, (6). 2. Ajide, F.M. (2014) “Financial inclusion and rural poverty reduction: Evidence from Nigeria”, Retrieved from https://www.researchgate.net/publication/304624192. 3. Ameriks, et al. (2003). “Wealth Accumulation and the Propensity to Plan.” Quarterly Journal of Economics 68, pp 1007-1047. 4. Anthes, W., & Most, B. (2000). Frozen in the headlights: The dynamic of women and money. Journal of Financial Planning, 13.9., pp 130-142. 5. Atkinson, Adele. (2008). Evidence of Impact: An Overview of Financial Education Evaluations. Consumer Research No. 68. FSA: London. 6. Bruhn, M., Ibarra, G. L., & McKenzie, D. (2014). The minimal impact of a large-scale financial education program in Mexico. Journal of Development Economics, 108, 184-189. 7. Demirgüç-Kunt, A. and Klapper, L. (2012) “Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database,” World Bank Policy Research Working Paper, 6025, World Bank. 8. Fernandes, D., Lynch, J. G., Jr., & Netemeyer, R. G. (2014). Financial literacy, financial education and downstream financial behaviors. Management Science, 6, 1861-1883. 187 9. Gerardi, K. Goette, L. Meier, S. (2010). Financial literacy and subprime mortgage delinquency: evidence from a survey matched to administrative data. Work. Pap. 2010-10, Fed. Reserve Bank Atlanta. 10. Graham, J., Harvey, C., Huang, H. (2009). Investor competence, trading frequency, and home bias. Manag. Sci. 55, pp1094-106. 11. Hilgert, M. A., Hogarth, J. M., and Beverly, S. (2003). “Household Financial Management: The Connection between Knowledge and Behavior”. Federal Reserve Bulletin, 89, July 2003, pp. 309-322. 12. Hira, T. K., & Loibl, C. (2007). A typology of investors: Identification of teachable moments and key investment topics. Investor Report. . Sponsored by NASD Investor Education Foundation Grant Cycle 2004, Submitted on February 28, 2007 to the NASD Investor Education Foundation. 13. Hung, A., Parker, A.M., & Yoong, J. (2009). Defining and measuring financial literacy. RAND Working Paper Series WR-708, disponible sur SSRN. 14. Jarecke, J. , Taylor, E. W. and Hira, T. K. (2014). Financial Literacy Education for Women. New Directions for Adult and Continuing Education, 2014: 37-46. doi:10.1002/ace.20083. 15. Lusardi A, Mitchell, OS. (2006). Financial literacy and planning: implications for retirement wellbeing. Work. Pap. Pension Res. Council, Univ. Pennsylvania, Philadelphia. 16. Lusardi, A, Mitchell, O. S. (2007). Financial Li teracy and Retirement Preparedness: Evidence and Implications for Financial Education Programs. Pension Research Council Working Paper. PRC WP2007- 4. 17. Lusardi, A., and Tufano, P.. (2009). Debt Literacy, Financial Experiences, and Overindebtedness. NBER Working Paper Series, 14808. 18. Meza, David and Irlenbusch, Bernd and Reyniers, Diane. (2008). Financial capability: a behavioural economics perspective. Consumer research, 69. The Financial Services Authority, London, UK. 19. Mohan,R.(2006) “Economic growth, financial eepening and financial inclusion”. Address at the Annual Bankers Conference Hyderabad, India. November 3rd 20. OECD. (2005). Improving Financial Literacy: Analysis of Issues and Policies, OECD Publishing. doi: 10.1787/9789264012578-en. 21. Rangarajan Committee, (2008) “Report of the Committee on Financial Inclusion”, Committee Report. 22. Stango, Victor and Jonathan Zinman. (2009). Exponential Growth Bias and Household Finance. Journal of Finance, 64, (6), pp 2807-2849. 188 NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ DÂN TRÍ ĐỂ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Hoàng Trung Đức - Học viện Tài chính Nguyễn Thị Diệu - Sở Nội vụ Bắc Giang ThS. Nguyễn Thị Thảo - Học viện Tài chính Tóm tắt Với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và dân số trên 90 triệu người, quá trình đổi mới sau hơn 30 năm qua tại Việt Nam đã giúp Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, sang một quốc gia có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với quy mô kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015 (TCTK, 2016). Về mặt xã hội, Việt Nam cũng đạt thành tích xoá đói giảm nghèo đáng ghi nhận. Theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ mức 58% năm 1993, xuống 29% vào năm 2002 và 5,9% năm 2014, ước tính đến cuối năm 2018, tỷ lệ nghèo cả nước còn dưới 5%, trong vòng 20 năm 30 triệu người đã thoát khỏi cảnh nghèo đói. Tuy nhiên, có tới 95% người nghèo sống ở nông thôn và 97% trong tổng số doanh nghiệp, là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ nên việc tiếp cận những dịch vụ tài chính còn hạn chế, vì vậy bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp, nhằm nâng cao trình độ dân trí, giúp người dân có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính dễ dàng, từ đó để phát triển tài chính toàn diện một cách bền vững. Từ khóa: Tài chính toàn diện, trình độ dân trí, thanh toán không dùng tiền mặt… 1. Kết quả tài chính toàn diện đã đạt được trong thời gian qua Tài chính toàn diện (Financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Những kết quả về cơ chế chính sách đạt được về phát triển tài chính toàn diện. Nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, giải pháp cụ thể để hỗ trợ người nghèo, các đối tượng chính sách, các doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn đã được thực hiện. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ) đến nay đã thực hiện được 3 giai đoạn với đối tượng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) đã được triển khai thực hiện ở giai đoạn 2; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai từ năm 2010 theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 55/2015/NĐ-CP, với những đột phát mở rộng cả về đối tượng, hạn mức và thủ tục vay, nhằm khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên vốn vay cho các tổ chức đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; Đề án phát triển thanh toán không dung tiền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành được triển khai từ 2006 và đến nay đã bước sang giai đoạn thứ 3 (2016-2020) với Quyết định phê duyệt số 2545 ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ hội phát triển mạnh thanh toán điện tử; Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020; Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất 189 lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, bằng thực tế Việt Nam đã thúc đẩy các hoạt động nhằm phát triển tài chính toàn diện thông qua việc các ngân hàng nhanh chóng nắm bắt cơ hội, phát triển công nghệ cụ thể đã đạt được những kết quả. Hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh trong những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Đến năm 2018, hệ thống tài chính Việt Nam gồm 96 NHTM (gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài) trong đó gồm 7 NHTM nhà nước, Ngân hàng HTX; 02 ngân hàng chính sách và Ngân hàng phát triển; 28 Ngân hàng Thương mại cổ phần; 7 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 3 ngân hàng liên doanh; 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 50 văn phòng đại diện, 1.100 quỹ tín dụng, 16 công ty tài chính; 11 công ty cho thuê tài chính; 160 tổ chức kinh doanh chứng khoán trong đó 81 công ty chứng khoán, 43 công ty quản lý quỹ, 28 quỹ đầu tư, 8 ngân hàng lưu ký, 690 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán; 61 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có 29 DNBH phi nhân thọ, 17 DNBH nhân thọ, 12 DN môi giới bảo hiểm, 01 chi nhánh doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tính đến hết năm 2018, tổng cộng cả nước có 18.173 ATM, POS/EFTPOS/EDC là 294.503 giá trị giao dịch qua ATM và POS tương ứng là 633, 967 tỷ đồng và 117.887 tỷ đồng. Các tổ chức tín dụng đã phát hành tổng cộng hơn 147,3 triệu thẻ. Với số lượng giao dịch là 143.360 tỷ đồng. Các ngân hàng Việt Nam cũng cùng nhau phát triển mạnh kênh cung cấp dịch vụ qua Internetbanking và Mobile banking. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 20 tổ chức không phải là ngân hàng được triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử, là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng bởi các công ty công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam. Giá trị giao dịch ví điện tử năm 2016 đã đạt 52,6 ngàn tỷ đồng. Hoạt động tài chính vi mô được coi là khởi nguồn của tài chính toàn diện đang dần tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng nhằm tạo ra sản phẩm thuận tiện hơn. Từ năm 2015, NHNN đã cho phép một số ngân hàng kết hợp với các đơn vị công nghệ thông tin, viễn thông triển khai thí điểm một số loại hình dịch vụ thanh toán hướng tới vùng sâu, vùng xa, giúp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân. Việt Nam xác định mục tiêu xây dụng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô an toàn, bền vững hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, Việt Nam đã có 4 tổ chức tài chính vi mô chính thức được cấp phép thành lập và hoạt động theo quy định tại Luật các TCTD. Trong đó, các tổ chức chính thức bao gồm Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các tổ chức bán chính thức là 135, bao gồm các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, các chương trình của các tổ chức xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam… Các tổ chức phi chính thức bao gồm các nhóm dân cư, quỹ tương trợ, tổ tiết kiệm hay nói cách khác là tổ chức do một nhóm người đứng ra góp vốn cho vay luân phiên nhau để giải quyết khó khăn kinh tế. Hoạt động TCVM với đặc điểm là các dịch vụ tiết kiệm hoặc khoản vay tín dụng nhỏ, không cần tài sản thế chất và dịch vụ cung cấp phục vụ tận thôn xóm, thủ tục nhanh gọn, kịp thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể. Dịch vụ chủ yếu cung cấp cho những người dân nghèo, cận nghèo, người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các vùng còn nghèo của đất nước để phát triển kinh tế gia đình. 190 2. Những tồn tại hạn chế ở khía cạnh trình độ nhận thức của người dân đối với tài chính toàn diện Bên cạnh những mặt đã đạt được trong chiến lược phát triển tài chính toàn diện, mặc dù cơ chế chính sách, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các ngân hàng chung tay thực hiện, nhưng đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính còn hạn chế rất nhiều về trình độ nhận thức, bởi vì kiến thức tài chính của người dân còn thấp, chưa nhận thức được đầy đủ quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng tài chính. Chưa có được một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân. Chưa có cơ quan bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính. Người Việt vẫn coi tiền mặt là phương tiện thanh toán tiện lợi nhất khi thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ. Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao, sự bất bình đẳng về giới, sự chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát triển giữa các vùng miền về mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân, về văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức còn rất hạn chế, đặc biệt ở những vùng núi, vùng sâu vùng xa thì tỉ lệ này là quá nhỏ. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế là lớn. Thanh toán các dịch vụ cơ bản như học phí hoặc phí dịch vụ công ích chủ yếu được thực hiện bằng tiền mặt (96,5% học phí và 97,9% phí dịch vụ công). Hơn ba phần tư tiền lương được trả bằng tiền mặt (78,2%). Trong nông nghiệp, thanh toán tiền mặt lại càng phổ biến, tới hơn 99% các sản phẩm nông nghiệp được giao dịch bằng tiền mặt. Thậm chí với các phân khúc thị trường đang lớn mạnh như thương mại điện tử, nhiều giao dịch vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, với một cơ chế được gọi là “cash -on delivery” - thanh toán tiền khi giao hàng, có tới hai phần ba chuyển tiền nội địa thực hiện bằng tiền mặt. Nâng cao trình độ dân trí trong phát triển toàn diện là nâng cao các kiến thức về tài chính mang tính đơn giản nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng nhất, đảm bảo các lợi ích ở mức tối ưu cho người sử dụng dịch vụ. Nâng cao nhận thức tài chính không chỉ là kiến thức tài chính mà còn là kỹ năng, thái độ và hành vi. Bởi đó là cách tốt nhất để mỗi cá nhân có thể nâng cao nhận thức tài chính của chính bản thân mình. Trình độ dân trí, sự hiểu biết của mỗi cá nhân cộng đồng chính là nút thắt quan trọng trong phát triển tài chính toàn diện, từ đó sẽ phát triển về mặt xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp chính mỗi cá nhân có thể tự thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế đem lại, thông qua tiếp cận tài chính, sự hiểu biết về tài chính người dân có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm… 3. Một số giải pháp nâng cao trình độ dân trí của người dân Thứ nhất, nâng cao trình độ dân trí, đầu tiên xây dựng hệ thống giáo dục thường xuyên nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người lao động có mọi trình độ học vấn khác nhau, tạo ra những hình thức đào tạo đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của đội ngũ lao động thuộc các thành phần kinh tế trong xã hội hiện nay. Thứ hai, thay đổi thói quen của người dân trong việc nhìn nhận tiền mặt là công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, để làm được điều này thì phải giúp người dân hiểu rõ những tiện ích của các sản phẩm dịch vụ tài chính, một khi đã hiểu biết thì họ sẽ cảm thấy an toàn hơn, thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, từ đó sẽ sử dụng thường xuyên hơn. Thứ ba, sử dụng mọi phương tiện thông tin đại chúng, kịp thời truyền đạt một cách sâu rộng những giá trị văn hóa dân tộc cũng như những kiến thức tài chính căn bản đến với mọi người để 191 nhân dân lao động có thể tiếp cận thuận lợi với những thành tựu mới nhất trong cách mạng khoa học và công nghệ 4.0. Thứ tư, Đại đa số người dân đều có điện thoại di động, vì vậy triển khai dịch vụ SMS đưa người nghèo đến với dịch vụ tài chính toàn diện bằng cách các ngân hàng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ đến người nghèo, người dân vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp nhỏ được làm quen với công nghệ số và có khả năng tiếp cận tài chính một cách thuận lợi nhất với chi phí hợp lý nhất. Đồng thời qua tin nhắn SMS, các tổ chức tín dụng sẽ nâng cao được tính minh bạch và hiệu quả hoạt động, giúp cho khách hàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính toàn diện, cải thiện được chất lượng tín dụng và tăng hiệu quả chi phí, giảm thiểu công sức đối chiếu, thời gian và việc đi lại, dễ dàng phát hiện vay ké, chiếm dụng trong công tác cho vay. Dịch vụ tin nhắn SMS cũng tác động đến ý thức khoản vay, trách nhiệm trả nợ, gửi tiết kiệm của khách hàng. Thông tin vay vốn được công khai đối chiếu, giúp người sử dụng dịch vụ không phải đi lại, không tốn chi phí, thời gian, công sức. Qua đó, mọi tầng lớp xã hội sẽ có cơ hội tiếp cận với công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính hiện đại sẽ nâng cao trình độ nhận thức đối với dịch vụ tài chính hiện đại và trở thành nền tảng cho xã hội phát triển. Cuối cùng, nâng cao dân trí luôn gắn liền với sự hình thành đội ngũ trí thức mới. Do đó chúng ta cần đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho các khả năng sáng tạo được sử dụng và phát triển. Đổi mới chính sách đối với tầng lớp tri thức là nâng cao khả năng tham gia hữu hiệu vào sự nghiệp xây dựng đất nước nói chung và phát triển tài chính toàn diện nói riêng. Do đó việc nâng cao dân trí là một yêu cầu cơ bản của chiến lược con người trong thời kỳ xây dựng đất nước hiện nay nói chung và khía cạnh phát triển tài chính toàn diện nói riêng, quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người là đẩy mạnh hơn phát triển kinh tế xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB, Tài chính toàn diện trong Nền kinh tế Kỹ thuật số, 2016; 2. Đặng Công Hoàn (2011), Một số thuận lợi và thách thức trong việc phát triển thị trường thẻ thanh toán Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ. 3. Nguyễn Thị Thúy (2012), “Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động thanh toán qua các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 4. http://www.hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/quan-huyen/908304/-nang-cao-trinh-do-dan-trigop-phan-dao-tao-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao 5. http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/chien-luoc-quoc-gia-ve-tai-chinh-toan-dien-oviet-nam-y-nghia-va-su-can-thiet/. 192 GIÁO DỤC TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ThS. Hoàng Trung Đức - Học viện Tài chính ThS. Nguyễn Thị Tuyết - Học viện Tài chính ThS. Nguyễn Cảnh Linh - Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm, và trên hết là tạo một môi trường kinh tế - tài chính lành mạnh, bền vững làm cơ sở cho từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển, cải thiện kinh tế, rồi từ đó lại tạo ra động lực mới cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, hình thành một vòng tròn phát triển bền vững với những bước tiến mới trong đời sống kinh tế - xã hội. Từ khoá: Giáo dục tài chính; Tài chính toàn diện; Phát triển bền vững 1. Khái niệm về giáo dục tài chính và hiểu biết tài chính Giáo dục tài chính Theo OECD (2005), giáo dục tài chính được hiểu là “một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư cải thiện sự hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hướng dẫn và tư vấn khác mà phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng như cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình.” Hiểu biết tài chính Đến nay, một định nghĩa chung về “hiểu biết tài chính” vẫn chưa có sự thống nhất, mà thường được điều chỉnh hay thay đổi tùy thuộc vào từng nghiên cứu, chương trình triển khai của mỗi tổ chức quốc tế hoặc quốc gia. Tuy nhiên, có thể sử dụng khái niệm của OECD bởi định nghĩa này phản ánh được những nhân tố cơ bản của hiểu biết tài chính. Theo đó, hiểu biết tài chính được định nghĩa là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng đạt được lợi ích tài chính (OECD, 2012). Như vậy, hiểu biết tài chính có thể coi là kết quả của giáo dục tài chính. Nhờ có giáo dục tài chính, con người mới hiểu biết tài chính. Thông qua hiểu biết tài chính, giáo dục tài chính thể hiện vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Vai trò của giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện Một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD/INFE (2013) thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người ít tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. 193 Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, tiếp sức cho tài chính toàn diện thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của quốc gia. Cụ thể, khi được tăng cường hiểu biết tài chính, người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Như vậy, giáo dục tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính mà còn gián tiếp hỗ trợ tài chính toàn diện thực hiện một số mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia. 2. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng với giáo dục tài chính và tài chính toàn diện Khái niệm cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng tài chính Người tiêu dùng tài chính: Người tiêu dùng tài chính là các cá nhân hoặc tổ chức sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Bảo vệ người tiêu dùng tài chính là việc một hệ thống luật pháp và tổ chức chính phủ được thiết lập để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng tài chính cũng như đảm bảo giao dịch và cạnh tranh công bằng, thông tin sản phẩm/dịch vụ tài chính minh bạch trên thị trường tài chính, ngăn chặn các tổ chức tài chính thực hiện các hành vi gian lận, trái luật hoặc hưởng lợi bất hợp pháp từ các giao dịch với cá nhân hoặc tổ chức tài chính khác. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng tài chính với tài chính toàn diện Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, mỗi năm thế giới có gần 150 triệu người tiêu dùng mới tham gia vào thị trường tài chính (WB, 2010). Sự mất cân đối thông tin về sản phẩm/dịch vụ tài chính giữa người tiêu dùng và tổ chức cung ứng đã đặt nhiều người tiêu dùng tài chính vào thế bất lợi. Sự mất cân đối này càng lớn khi kinh nghiệm tài chính của người tiêu dùng thấp và mức độ càng phức tạp của các sản phẩm/dịch vụ tài chính. Điều này dẫn đến trường hợp, nhiều tổ chức tài chính một mặt vẫn đảm bảo khách hàng được phục vụ tốt nhưng mặt khác đã lợi dụng lợi thế thông tin để kiếm lời bất chính, gây mất niềm tin vào thị trường tài chính chính thức. Do đó, thực hiện bảo vệ người tiêu dùng tài chính với những quy định phù hợp có thể ngăn chặn sự mất cân đối thông tin, gây dựng lại niềm tin cho người tiêu dùng tài chính, khuyến khích họ chủ động tiếp cận đến các sản phẩm/ dịch vụ tài chính chính thức và qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện. Bảo vệ người tiêu dùng là yếu tố quan trọng để có thể thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt đối với những người thiếu kinh nghiệm và có hiểu biết hạn chế. Năm vấn đề cần minh bạch hóa trong bảo vệ người tiêu dùng được quan tâm đặc biệt: Minh bạch về các điều khoản, điều kiện, phí và quyền lợi của người tiêu dùng, đặc biệt đối với khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ, từ đó khách hàng có thể đưa ra quyết định dựa trên cơ sở được thông tin đầy đủ, tránh những ngộ nhận hoặc hiểu lầm không đáng có. Minh bạch về trách nhiệm đối với các giao dịch trái phép, bởi không như các sản phẩm dịch vụ truyền thống thường kèm theo yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về mặt chứng từ để bảo vệ khách hàng, một số sản phẩm dựa trên công nghệ hiện đại nếu không tuân thủ các yêu cầu lưu vết giao dịch hoặc xác định khách hàng có thể bị lạm dụng gây thất thoát. Hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại, khi họ cần phản ánh những vấn đề phát sinh trong giao dịch tài chính. Cơ chế này rất quan trọng để bảo vệ khách hàng tránh khỏi những nhà cung ứng dịch vụ yếu kém và chất lượng dịch vụ thấp, tạo lòng tin cho họ. 194 Bảo vệ thông tin/dữ liệu cá nhân của khách hàng. Bảo vệ khách hàng tránh khỏi bị truy thu trái phép từ tài khoản giao dịch của họ, như bị chủ nợ xiết nợ, hoặc các khoản truy thu khác. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính và giáo dục tài chính có mối quan hệ tương hỗ và đều là nhân tố quan trọng đối với việc thúc đẩy tài chính toàn diện ở nhiều quốc gia. Theo một nghiên cứu các thông lệ quốc tế dành cho bảo vệ người tiêu dùng tài chính của Ngân hàng Thế giới, giáo dục tài chính là một cấu phần quan trọng để thực thi thành công bảo vệ người tiêu dùng tài chính (WB, 2012). Thực tế triển khai trên nhiều quốc gia cũng cho thấy giáo dục tài chính thành công sẽ tăng cường hiểu biết tài chính của người dân, giúp người dân: (i) tự tin tìm hiểu về các sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức sẵn có để lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu; (ii) hiểu và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân trong các giao dịch tài chính; (iii) bảo vệ bản thân trước các hoạt động lừa đảo và chủ động tố giác đến cấp có thẩm quyền. Điều này sẽ thúc đẩy minh bạch hóa thông tin, giúp cơ quan quản lý nhìn được các lỗ hổng trên thị trường, hoàn thiện hơn nữa những quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính và đưa ra các quy định giám sát phù hợp hơn đối với thị trường tài chính nói chung và mỗi định chế tài chính nói riêng. 3. Kinh nghiệm thế giới trong việc thực hiện giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng Xu hướng thế giới về xây dựng Chiến lược giáo dục tài chính Với vai trò trọng yếu của giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, các tổ chức quốc tế như OECD và Ngân hàng Thế giới cũng như nhiều quốc gia đã cam kết tăng cường tài chính toàn diện đều thấy sự cần thiết phải xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính. Theo kết quả khảo sát của OECD/INFE (2015) thì đã có 59 quốc gia đã, đang xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược giáo dục tài chính cho quốc gia của mình cùng 6 quốc gia khác bắt đầu có dự định xây dựng Chiến lược giáo dục tài chính trên phạm vi quốc gia. So với con số 36 nước triển khai năm 2012, sự gia tăng mạnh mẽ của các quốc gia thực thi chiến lược giáo dục tài chính năm 2015 đã cho thấy việc xây dựng và triển khai Chiến lược là hiệu quả để thực hiện trụ cột giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Bảng 1: Mức độ triển khai chiến lược giáo dục tài chính quốc gia ở các nước, 2015 Chiến lược quốc gia Tổng Nước Các nước đã thực hiện và đang đánh giá kết quả chiến lược đầu tiên hoặc đang triển khai chiến lược thứ hai 11 Úc, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan; New Zealand; Singapore, Cộng hòa Slovak; Tây Ba Nha; Anh; Mĩ. Các nước đã triển khai chiến lược (đầu tiên) 23 Armenia; Bỉ; Brazil; Canada; Croatia; Đan Mạch; Estonia; Ghana; Hồng Kông; Trung Quốc; Ấn Độ; In đô nê sia; Cộng hòa Ailen; Israel; Hàn Quốc; Latvia; Mô-rôc-cô; Nigeria; Bồ Đào Nha; Liên bang Nga; Slovenia; Nam Phi; Thụy Điển; Thổ Nhĩ Kì. Các nước đang xây dựng chiến lược quốc gia (chưa triển khai) 25 Argentina; Chi-lê; Trung Quốc; Colombia; Costa Rica; El Salvador; Pháp; Guatemala; Kenya; Kyrgyzstan; Lebanon; Malawi; Mê-xicô; Pakistan; Paraquay; Peru; Phần Lan; Ru-mani; Ả rập Sê út; Serbia; Tanzania; Thái Lan; Uganda; Uruguay; Zambia Các nước bắt đầu cân nhắc một chiến lược quốc gia (chưa triển khai) 6 Áo; Macedonia (FYROM); Philippines; Ukraine; Zimbabwe. Nguồn: Kết quả nghiên cứu của OECD/INEF, 2015 195 Về mặt đối tượng, hầu hết chính phủ các quốc gia này đều xác định toàn dân là đối tượng mục tiêu của chiến lược giáo dục tài chính quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng xác định những nhóm đối tượng ưu tiên cụ thể. Trong 35 nước trả lời khảo sát của OECD/INFE năm 2012, có tới hơn một nửa (52%) cho biết mục tiêu giáo dục tài chính là tới toàn dân, 18% cho biết thêm rằng ngoài mục tiêu toàn dân, họ cũng tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Thế hệ trẻ (thanh thiếu niên) thường là nhóm đối tượng ưu tiên của đa số các quốc gia thực thi Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, tiếp đó là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng quốc gia). Dù vậy, một đặc điểm chung trong chiến lược giáo dục tài chính của các quốc gia này là đều dựa trên các nhóm đối tượng mục tiêu để đưa ra các giải pháp cũng như các nội dung giáo dục tài chính phù hợp. Ví dụ như chương trình giáo dục tài chính ở mọi cấp học (từ cấp 1 cho đến cấp 3, cao đẳng, đại học, trường dạy nghề để hướng tới giới trẻ, chương trình giáo dục tài chính hướng tới phụ nữ (ở Brazil, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Ả rập Xê-út và Thổ Nhĩ Kỳ), dành cho người nhập cư (Canada, Malaysia, Indonesia và Mexico), các chủ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Brazil, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Ả-rập Xê-út và Tây Ba Nha), người lao động, người có thu nhập thấp và người già (Malaysia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ), người tàn tật (Malaysia, Indonesia, Lào, Thái Lan) Về hình thức chủ trì thực hiện, theo nghiên cứu của OECD, tổ chức đứng ra chủ trì, triển khai thực hiện chiến lược giáo dục tài chính thường là các cơ quan phụ trách về vấn đề tài chính như Ngân hàng trung ương hoặc Bộ Tài chính. Chẳng hạn như ở Malaysia, Colombia, Bồ Đào Nha, Philippines là Ngân hàng trung ương hay Séc, Hà Lan là Bộ Tài chính. Đặc biệt ở một số nước như Canada thì Chính phủ thành lập riêng một ban chuyên trách về giáo dục tài chính. Dù cơ quan chủ trì đóng vai trò quan trọng thế nào thì việc triển khai chiến lược giáo dục tài chính luôn đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Cơ quan Thống kê và Điều tra, Bộ Lao động xã hội, Ủy ban chứng khoán, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi… Về kinh phí thực hiện, Chính phủ thường đặt một quỹ riêng cho hoạt động phát triển chiến lược hoặc tập hợp từ nhiều nguồn như nguồn ngân sách nhà nước hay nguồn từ các các cơ quan công quyền (Bộ Tài chính, Ngân hàng trung ương và các cơ quan lập pháp), nguồn ủng hộ từ khu vực tư nhân và các khu vực khác (NGOs, tổ chức quốc tế). Kinh nghiệm thế giới trong thực hiện Bảo vệ người tiêu dùng tài chính Điều tra khảo sát toàn cầu về bảo vệ người tiêu dùng tài chính năm 2013 (Global Survey on Financial Consumer Protection) của Ngân hàng Thế giới cho thấy 112 trong 114 quốc gia được khảo sát đã triển khai thực thi một khuôn khổ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tài chính nhằm tăng cường tài chính toàn diện ở quốc gia đó. Nhiều nghiên cứu thực tiễn đã chứng minh việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp cho bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính là một giải pháp hữu hiệu cho việc gia tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cũng như mở rộng số lượng và chất lượng các sản phẩm/ dịch vụ tài chính trên thị trường. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về tiêu chuẩn Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính tại châu Âu và Trung Á cho thấy, một khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính hiệu quả phải đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng tài chính những quyền lợi sau đây: Quyền được minh bạch - quy định rõ ràng về việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, đơn giản, ngắn gọn và có thể so sánh được về giá cả, các điều kiện giao dịch (và rủi ro có liên quan) của các sản phẩm và dịch vụ tài chính; Quyền chọn lựa - khuôn khổ phải đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn công bằng, hợp lý và không ép buộc trong quá trình giới thiệu các sản phẩm/dịch vụ tài chính, đặc biệt trong dịch vụ thanh toán; 196 Quyền được giải quyết khiếu nại và bồi thường thiệt hại - cung cấp các cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại nhanh chóng, hiệu quả với chi phí hợp lý cho người tiêu dùng tài chính cũng như tổ chức tài chính; Quyền được đảm bảo riêng tư - bảo đảm việc kiểm soát về việc tiếp cận đối với các thông tin riêng tư của người tiêu dùng tài chính trong các giao dịch tài chính. Như vậy, thực hiện thành công trụ cột “Bảo vệ người tiêu dùng và tăng cường hiểu biết tài chính” có thể cung cấp kiến thức tài chính cần thiết cho người tiêu dùng tài chính và một khung pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính chặt chẽ để người tiêu dùng tài chính hiểu rõ quyền và nghĩa vụ trong giao dịch tài chính, đủ tự tin sử dụng và lựa chọn thông minh các sản phẩm dịch vụ tài chính trên thị trường, là một yếu tố nền tảng cho việc thực hiện thành công Chiến lược tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, A., Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., & Peria, M. S. M. (2012). The Foundations of Financial Inclusion Understanding Ownership and Use of Formal Accounts. Policy Research Working Paper 6290. Retrieved from http://www.asbaweb.org/enews/enews32/INC%20FNAN/3%20INC%20FNAN.pdf 2. Babu, P. R. (2015). Measures for Achieving Financial Inclusion in India and Its Inclusive Growth. Journal of Economics and Finance, 6(4), 35-37. http://dx.doi.org/10.9790/593306413537 3. Bailey, K. D. (1987). Methods of Social Research (3rded.). London: Macmillan. Balls, A. (2009). Productivity Growth and Employment. The National Bureau of Economic Research. Retrieved from http://www.nber.org/digest/nov05/w11354.html 21 4. Business and Management Studies Vol. 3, No. 3; 2017 Beldad, A., de Jong, M., & Steerhouder, M. (2010). How shall I trust the faceless and the intangible? A literature review on the antecedents of online trust. Computers in Human Behavior. 26(5). https://doi.org/10.1016/j.chb.2010.03.013 5. Cheng, V. M. Y. (2001). Enhancing Creativity of Elementary Science Teachers-a preliminary study. Asia-Pacific Forum on Science Learning and Teaching. 2(2), 1-23. Retrieved from https://www.ied.edu.hk/apfslt/download/v2_issue2_files/chengmy/chengmy.pdf 197 3.3. TÍN DỤNG ĐẨY LÙI TÍN DỤNG ĐEN - NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Lã Thị Lâm Học viện Tài chính Tóm tắt Tín dụng đen đã và đang được coi là một vấn nạn tác động tiêu cực không nhỏ đến an ninh xã hội trong nhiều năm trở lại đây. Có nhiều nguyên nhân xâu xa dẫn đến sự gia tăng không ngừng của tín dụng đen, nhưng nguyên nhân cơ bản và trực tiếp vẫn là do tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các kênh chính thức tại các tổ chức tín dụng, như Ngân hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Công ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân… của những chủ thể có nhu cầu về vốn, đặc biệt là các chủ thể đáp ứng kém hơn với các điều kiện cấp tín dụng từ các tổ chức tín dụng, như các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, các hộ kinh doanh hay cá nhân có thu nhập thấp... Vì vậy, tài chính toàn diện hay còn được hiểu là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, được cho là một trong những giải pháp quan trọng nhằm đẩy lùi nạn tín dụng đen trong điều kiện hiện tại của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tín dụng đen; Tài chính toàn diện; Tổ chức tín dụng; Ngân hàng thương mại; Dịch vụ tín dụng. 1. Thực tế tín dụng đen ở Việt Nam và sự cần thiết của tài chính toàn diện Với con số 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen trong vòng 4 năm ( 2013-2017) mà cơ quan công an đã công bố vào tháng 12/2018 cho thấy tình trạng nghiêm trọng của nạn tín dụng đen ở Việt Nam. Tín dụng đen đã kéo theo nhiều hệ lụy về xã hội như tan vỡ gia đình, mất tình nghĩa họ hàng, thậm chí là mất mạng do tự tử hay chém giết… Ngoại trừ những trường hợp sử dụng tín dụng đen để đáp ứng nhu cầu trả nợ do chơi lô đề cờ bạc hay cá độ bóng đá, thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả là nhu cầu vốn xuất phát từ chữa bệnh, học hành của con cái, mua vật tư nông nghiệp, kinh doanh... của các cá nhân, hộ kinh doanh. Thậm chí, không ít doanh nghiệp cũng phải tìm đến tín dụng đen để giải quyết tình trạng mất cân đối dòng tiền trong kinh doanh. Thực tế, không có con số chính xác từ các cơ quan quản lý về số khách hàng cá nhân và doanh nghiệp sử dụng tín dụng đen, nhưng theo con số khảo sát ở địa bàn nông thôn, tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đạt đến 25%. Theo nguồn số liệu điều tra của World Bank, trong số 48,5% người dân nông thôn đang nắm giữ ít nhất một khoản vay thì tỷ lệ nắm giữ khoản vay ở khu vực chính thức là 20,7%. Hay như báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, tín dụng cho DNNVV chiếm 21% trong tổng dư nợ tín dụng. Hiện khoảng 60% DNNVV chưa sử dụng nguồn vốn ngân hàng, phần lớn trong số này là không tiếp cận được, đặc biệt là khối doanh nghiệp khởi nghiệp, họ không có vốn, tài sản thế chấp, mà chỉ có trí tuệ, ý tưởng và phương án kinh doanh. Những thông tin trên cho thấy, vẫn có một tỷ lệ khá cao người dân cũng như các doanh nghiệp vẫn phải vay vốn từ kênh phi chính thức do không nhận được dịch vụ tín dụng phù hợp từ các tổ chức tín dụng. Như vậy có thể thấy, nhiều nguyên nhân sâu xa dẫn đến tín dụng đennhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là do tình trạng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ các kênh chính thức tại Ngân 198 hàng thương mại, Ngân hàng chính sách, Công ty tài chính, Quỹ tín dụng nhân dân… của những chủ thể có nhu cầu về vốn. Thị trường có cầu thì ắt có cung, với ưu điểm là thủ tục nhanh chóng, đơn giản, thậm chí với sự phát triển của công nghệ thông tin, người vay chỉ cần liên lạc qua điện thoại cũng nhanh chóng được đáp ứng nhu cầu vốn tại kênh tín dụng phi chính thức. Trong khi nhu cầu vay vốn cấp bách, việc tiếp cận tín dụng tại các kênh chính thức phải kèm theo nhiều điều kiện khắt khe mà khách hàng không dễ dàng đáp ứng, đó là chưa kể đến việc phải mất một khoảng thời gian chờ đợi để nhận được quyết định vay. Điều này gây trở ngại tâm lý không nhỏ cho những người vay ở khu vực nông thôn, nơi có hạn chế nhất định về thông tin và trình độ hiểu biết pháp lý. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) hay còn được hiểu là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với những đối tượng đáp ứng kém hơn với các điều kiện và khả năng sử dụng dịch vụ tài chính của các tổ chức tín dụng như người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập. Để hoàn thành sứ mệnh của hệ thống trung gian tài chính, việc tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ tín dụng nói riêng từ các tổ chức tín dụng đến với mọi đối tượng khách hàng trong nền kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trên góc độ vi mô, tài chính toàn diện không chỉ nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng cũng như các dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội làm ăn, sinh sống, thực hiện triển khai các kế hoạch về phương án hay dự án kinh doanh của khách hàng, mà còn giúp các Tổ chức tín dụng có thể khai thác tốt thị trường, tăng thị phần cũng như lợi thế trong cạnh tranh. Đứng trên góc độ vĩ mô, tài chính toàn diện sẽ góp phần luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Khi kinh tế tăng trưởng, sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao mức thu nhập cho người dân và hiệu quả đầu tư cho các doanh nghiệp, tạo nên yếu tố cốt lõi cho việc đẩy lùi tín dụng đen. 2. Giải pháp tài chính toàn diện nhằm đẩy lùi nạn tín dụng đen Để hướng tới việc phát triển tài chính toàn diện, đẩy lùi và kiểm soát tín dụng đen, cần có các giải pháp đồng bộ từ hành lang pháp lý của Nhà nước đến sự phát triển của các kênh tín dụng chính thức, trong đó đặc biệt phải kể đến kênh phân phối vốn tín dụng gián tiếp qua hệ thống các tổ chức tín dụng như Ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, quỹ tín dụng nhân dân,các tổ chức tài chính vi mô. Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý để tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vốn nhưng không đáp ứng cao các điều kiện tín dụng. Hoàn thiện khung pháp lý là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm tháo gỡ “nút thắt” trong việc tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng từ các kênh chính thống cho các tổ chức và cá nhân. Thực tế cho thấy, những đối tượng phải sử dụng tín dụng đen thường có nhu cầu vốn cấp bách, khả năng đáp ứng các tiêu chí vay vốn tại các kênh tín dụng chính thống là thấp, do vậy việc hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến việc cung cấp tín dụng phải theo hướng giảm thiểu các thủ tục vay cũng như thông thoáng hơn các quy định cho vay như về đối tượng, điều kiện tài chính và đảm bảo tiền vay, mức cho vay… Bên cạnh đó, để phát triển mạng lưới cung cấp tín dụng, đặc biệt tại các vùng nông thôn, các quy định pháp lý ban hành cần hướng vào việc phát triển công ty tài chính cho vay tiêu dùng, công ty tài chính vi mô, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân kể cả về mặt số lượng cũng như đảm bảo an toàn hoạt động như điều kiện thành lập, quy chế hoạt động, cơ chế giám sát hoạt động, các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hoạt động phải tuân thủ, lãi suất cho vay... Tránh tình trạng “ bắt bí” 199 khách hàng để cho vay với lãi suất quá cao, thành lập và mở rộng cho vay ồ ạt dẫn đến những mất an toàn hoạt động của các tổ chức này cũng như an toàn hệ thống. Thứ hai: Tăng cường cơ hội tiếp cận vốn tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân tại các Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Tổ chức tín dụng hợp tác. Để nâng cao trách nhiệm trong sử dụng vốn của người vay cũng như phù hợp về khả năng nguồn lực tài chính Nhà nước, kênh tín dụng mang tính thương mại phải được coi là trọng tâm. Do vậy, các giải pháp đẩy mạnh cho vay tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, tổ chức tín dụng hợp tác có tính quyết định trong việc phát triển tài chính toàn diện nhằm hạn chế nạn tín dụng đen. Một số gợi ý có thể đưa ra từ phía các tổ chức tín dụng như sau: - Cần nhìn nhận và có quan điểm đúng đắn về phân khúc thị trường khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, các hộ kinh doanh hay cá nhân có thu nhập thấp, gắn liền với chiến lược phát triển và cạnh tranh của các tổ chức tín dụng. Không thể phủ nhận một thực tế đối với phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh hay cá nhân có thu nhập thấp trên địa bàn nông thôn có mức độ rủi ro cao. Trong khi, với tính chất là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ tài chính, đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định pháp lý điều chỉnh và tôn chỉ hoạt động, nên tâm lý e ngại, thiếu mặn mà trong việc theo đuổi chiến lược tăng cường cung cấp tín dụng cho các đối tượng khách hàng này là điều khó tránh khỏi.Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, mảng khách hàng còn được cho là khá tiềm năng về thị phần ít được khai thác đó là các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ, doanh nghiệp mới thành lập, khách hàng cá nhân. Do vậy, trong bối cảnh lãi suất cho vay bị giới hạn bởi tỷ suất sinh lời của các doanh nghiệp đã và đang hoạt động hiện nay, thì việc khai thác thị trường khách hàng còn nhiều dư địa về thị phần này là một hướng đi cần thiết mang tính đón đầu của Ngân hàng thương mại hay các Tổ chức tín dụng khác. Chiến lược kinh doanh này không chỉ có ý nghĩa mang lại lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức tín dụng, mà còn góp phần đa dạng hóa danh mục cho vay nhằm phân tán rủi ro, gia tăng lợi nhuận và tỷ suất sinh lời cho các Tổ chức tín dụng. - Các NHTM cần nhanh chóng xây dựng và ứng dụng mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng theo Basel 2 để hỗ trợ cho việc phê duyệt tín dụng, định giá khoản vay cũng như danh mục cho vay. Chấp nhận rủi ro là triết lý kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, quan trọng là ngân hàng có thể chấp nhận rủi ro ở mức độ nào và việc sử dụng các biện pháp thích hợp để phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng. Do vậy, ở giai đoạn hiện nay ngân hàng cần áp dụng mô hình xếp hạng nội bộ nâng cao (IRB nâng cao) theo Basel 2. Để ứng dụng được mô hình này các Ngân hàng thương mại cần nhanh chóng xây dựng mô hình lượng hóa tổn thất tín dụng gắn liền với từng khoản vay, việc lượng hóa được rủi ro và tổn thất tín dụng, một mặt sẽ tạo cơ sở cho ngân hàng lựa chọn khách hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, có thể định giá khoản vay cũng như xác định lãi suất cho vay trên cơ sở bù đắp được tổn thất và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng thương mại. - Song song với việc cải tiến quy trình, thủ tục cho vay để rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, ngân hàng nên xây dựng chính sách cho vay chuyên biệt, thiết kế sản phẩm cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thực tế cho thấy ở nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng lớn chưa có sự chi tiết về điều kiện cũng như sản phẩm vay cho từng nhóm đối tượng khách hàng, hoặc nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở những nhóm khách hàng có tính đặc thù phổ biến, chưa thật chi tiết đầy đủ cho tất cả các nhóm đối tượng khách hàng. Điều này không chỉ giảm khả năng tiếp cận thị trường của ngân hàng, mà còn gây cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận vốn tín dụng của các khách hàng. Do vậy, 200 để có thể rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay, ngân hàng nên có những khảo sát thị trường, từ đó xây dựng các sản phẩm cho vay chuyên biệt đối với từng nhóm khách hàng được phân loại theo các tiêu chí như thời gian thành lập,ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, hạng tín dụng… Việc chi tiết hóa nhóm đối tượng khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có thể xây dựng những sản phẩm cho vay theo kiểu “đục lỗ”, từ đó ngân hàng dễ dàng đối chiếu để lựa chọn khách hàng trong một thời gian ngắn nhất. Đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay tiêu dùng tại địa bàn nông thôn, đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra sản phẩm tín dụng phù hợp nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân tại khu vực nông thôn để thủ tục vay được nhanh chóng, rút ngắn thời gian thẩm định cho vay. - Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính. Một vài năm trở lại đây, để nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhiều Ngân hàng thương mại đã thành lập hay mua lại các công ty tài chính cho vay tiêu dùng. Cùng với việc cho vay tiêu dùng được mở rộng với mức lãi suất cao hơn so với lãi suất cho vay của chính các Ngân hàng thương mại, lợi nhuận của các công ty này đã đóng góp đáng kể vào thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh trong việc khai thác thị phần cũng như đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng Mẹ, cần có sự nhìn nhận và điều chỉnh lại từ quan điểm đến cách thức hoạt động. Thay vì chỉ “ăn xổi” mang tính thời điểm của thị trường, các ngân hàng thương mại cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn hơn trong phát triển, tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp lý ban hành có liên quan để đảm bảo an toàn hoạt động. Thứ ba: Hoàn thiện kênh cho vay ưu đãi qua ngân hàng chính sách xã hội Một bộ phận đáng kể phải sử dụng tín dụng đen là những người nghèo, có mức thu nhập dưới mức tối thiểu quy định, những đối tượng này khó có thể có cơ hội tiếp cận tín dụng theo kênh thương mại. Do vậy, kênh tín dụng chính sách là cần thiết trong việc đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các hộ nghèo, hộ chính sách. Để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nguồn chi cấp bù của ngân sách nhà nước và hiệu quả xã hội của nguồn vốn tín dụng chính sách, Ngân hàng Chính sách xã hội cần rà soát, đề xuất các điều chỉnh liên quan đến mức cho vay ưu đãi, đối tượng được vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay, chương trình cho vay trọng điểm… phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Triển khai có hiệu quả các chương trình cho vay đã được xây dựng, bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cần phối kết hợp chặt chẽ với các chính quyền địa phương, các tổ hội nghề nghiệp và tổ chức chính trị xã hội trong việc mở rộng cũng như nâng cao hiệu quả cho vay. Thứ tư: Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người dân trong việc tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức. Đối với người dân, đặc biệt là những người dân sống ở khu vực nông thôn thường ít hiểu biết về các sản phẩm dịch vụ tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cũng như các Tổ chức tín dụng khác. Chính vì vậy, càng làm cho họ có tâm lý e ngại tiếp cận khi cần thiết có nhu cầu vay vốn. Những yêu cầu cần thiết do tính chất hoạt động của các Tổ chức tín dụng khiến nguồn thông tin đến với người dân theo kiểu “truyền tai” trở nên thiếu chính xác, tâm lý “khó có thể vay được” luôn hiện hữu trong dân cư. Do vậy, để người dân có thể hiểu rõ hơn về các Tổ chức tín dụng có thể cho vay, cũng như các điều kiện và thủ tục vay vốn với từng đối tượng khách hàng, thì công tác tuyên truyền cần được tăng cường hơn nữa. Thực tế hiện nay, các thông tin về tín dụng chính sách thường được thông tin với người dân một cách bài bản qua chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội, nhưng những thông tin về sản phẩm tín dụng của các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tiêu dùng hay công ty tài chính vi mô trên địa bàn lại ít được quan tâm của chính các tổ chức này cũng như chính quyền địa phương. Do vậy, ngoài việc quảng cáo sản phẩm 201 trên truyền hình và báo chí, các Ngân hàng thương mại và công ty tài chính nên tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin đến với người dân trên địa bàn qua các kênh mà người dân có thể tiếp cận trực tiếp và gần gũi nhất. Cách thức truyền thông hiệu quả hiện nay là các Tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… để cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm tín dụng đến khách hàng. Kết luận: Tăng cường cơ hội tiếp cận tín dụng cho các cá nhân, tổ chức qua kênh chính thức được cho là giải pháp hàng đầu trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam hiện nay. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, đơn giản hóa thủ tục, có chiến lược đúng đắn trong việc cung cấp sản phẩm cũng như làm tốt công tác tuyên truyền là vấn đề đặt ra cho các tổ chức tín dụng. Giải quyết được những vấn đề đặt ra này không chỉ đáp ứng yêu cầu quản lý của Chính phủ, mà nó còn xuất phát từ chính yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong điều kiện mở cửa thị trường tài chính ngày càng sâu rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Việt Hưng, Chủ tịch VCCI: Doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn gặp khó khăn về vốn sau 30 năm đổi mới. 202 TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN: TỔNG HỢP TỪ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ PGS. TS. Vũ Sỹ Cường Học viện Tài chính Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn. Vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là một yếu tố cơ bản cho sự phát triển kinh tế nói chung. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, thương mại nông nghiệp đã có đóng góp lớn cho các nguồn ngoại tệ, tăng thu nhập nông thôn và cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn. Tài chính toàn diện (financial inclusion) hay còn gọi là tài chính bao trùm, được hiểu khái quát là các dịch vụ tài chính được cung ứng tới mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, theo cách thức thuận tiện và phù hợp với nhu cầu, nhằm thông qua đó góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện được coi là một trong những trụ cột quan trọng trong phát triển bền vững. Mục tiêu của tài chính toàn diện là tăng cơ hội tiếp cận nguồn lực tài chính với mọi người dân, nhất là ở nhưng khu vực khó khăn như nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, tín dụng được coi là một công cụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông thôn nói chung và hoạt động kinh tế hộ gia đình nói riêng. Vấn đề đặt ra là liệu chính sách tín dụng và hỗ trợ mang tính tiếp cận tích cực từ nhà nước sẽ mang lại những hiệu quả như thế nào trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bài viết này có mục tiêu là tổng hợp lại các nghiên cứu trong và ngoài nước về tác động của tín dụng với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết gồm 2 phần chính, ở phần thứ nhất sẽ là tổng hợp các nghiên cứu ở nước ngoài và phần tiếp theo là tổng hợp các nghiên cứu ở Việt Nam. 1. Tác động của tín dụng với phát triển nông nghiệp nông thôn: tổng hợp các nghiên cứu quốc tế Tuy còn nhiều tranh cãi về phương pháp, phần lớn các nghiên cứu trên thế giới về tín dụng nông nghiệp đều cho rằng một chính sách chủ động và hiệu quả từ Nhà nước sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp. Glover & Kusterer (2016), trong một nghiên cứu so sánh giữa nhiều nước phát triển, cho rằng một chính sách tín dụng hợp lý, phối hợp giữa nhà tài trợ quốc tế, Nhà nước, doanh nghiệp, và ngân hàng sẽ giúp ngành nông nghiệp phát triển theo hướng dựa vào thị trường, hình thành ngành kinh doanh chuyên nghiệp cho nông dân. Các nghiên cứu về tác động của tín dụng đặc biệt là tín dụng vi mô như Morduch, (1998), Mosley và Hulme, (1998), Copestake, Bhalotra, và Johnson, (2001); Zaman (2001), cho thấy thấy có cả những tác động tích cực và tiêu cực, trong đó hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô thường mang lại lợi ích cho nhóm nghèo nhưng lại không mang đến lợi ích cho nhóm nghèo nhất. Bên cạnh đó, Rutherford, (1996) chứng minh rằng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các khoản vay cho người nghèo nhưng chưa hướng đến việc nâng cao năng lực cho người nghèo quản lý những đồng tiền của họ một cách tốt hơn. Các khoản vay tài trợ bởi tổ chức tài chính vi mô có thực sự cải thiện thu nhập của những người nông dân nghèo nói riêng và những người nghèo nói chung cũng là vấn đề đáng quan tâm. Những nghiên cứu của Rahman(1998), Mayoux(1999), Husain, Mukherjee, và Dutta(2010), cho thấy cần có sự kết hợp giữa hoạt động cho vay của tổ chức tài chính vi mô với các hoạt động can thiệp khác của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể của sự can thiệp, hướng tới mục tiêu cải thiện phúc lợi người nghèo. 203 Nghiên cứu của Karmakar K.G. (2000) đã nhận thấy, sử dụng các nguồn vốn tín dụng bất hợp lý sẽ dẫn tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực phát triển của khu vực nông thôn bị giảm, mặc dù kết quả này có thể không ảnh hưởng nặng nề đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong cuốn sách của mình, Karmakar đã chứng minh được rằng, các chương trình tín dụng không phù hợp sẽ khiến các hộ nông dân rơi vào bẫy nghèo đói. Tác giả đã lập luận rằng việc chính thức hoá thị trường vốn sẽ khiến cho người nông dân mất cơ hội tiếp cận vốn tín dụng. Trong bối cảnh đó, tác giả lập luận rằng các hình thức tín dụng vi mô vẫn có vai trò quan trọng đối với người nghèo, hướng tới mục tiêu giảm nghèo, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Một trong những nguyên nhân quan trọng, theo Karmakar K.G. (2000) dẫn tới sự kém hiệu quả của các chương trình tín dụng nông thôn truyền thống là cơ chế thu hồi vốn thực hiện kém hiệu quả. Sự kém hiệu quả của cơ chế này, bắt nguồn từ nhóm các nguyên nhân bên trong và bên ngoài. Theo tác giả, những người vỡ nợ có thể được phân làm hai nhóm, (a) nhóm có nhận thức rõ ràng và (b) nhóm cần phải được giải thích thêm về những động cơ và trách nhiệm khi phá sản; Trên cơ sở đó, tác giả luận giải sự cần thiết phải có các chương trình hỗ trợ đi kèm với chương trình tín dụng vi mô. Barry & Robison (2001), trong một khảo cứu về chính sách tín dụng của cả các nước phát triển và đang phát triển, cho rằng ngành nông nghiệp dù ở mức độ phát triển cao hay thấp cũng đều cần sự tham gia chủ động của nhà nước. Về vai trò của vốn tín dụng, nhiều nghiên cứu cho rằng vốn tín dụng đóng vai trò to lớn đối với người nông dân sản xuất sản xuất nhỏ, có tác động đến thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân (Aliou Diagne Manfred Zeller (1999). Theo Boucher và cộng sự (2007), vốn tín dụng ngân hàng do các NHTM cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc đầu tư vào tư liệu sản xuất [3], còn theo Diagne, A., Zeller, M., & Sharma M (2000) thì vốn tín dụng cũng cho phép các hộ nông dân đầu tư vào cải tiến kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới trong nông nghiệp như hạt giống cho năng suất cao, phân bón làm tăng hiệu quả và thu nhập của họ [5]. Monika Huppi và Gershon Feder (1989) đã nghiên cứu vai trò của tín dụng nông thôn thông qua hình thức tín dụng hợp tác xã và chương trình cho vay theo nhóm. Theo các tác giả, các mô hình tín dụng nông thôn nói trên có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những thất bại của hệ thống ngân hàng thương mại trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ nông dân ở các nền kinh tế đang phát triển. Việc các ngân hàng thương mại và các tổ chức cho vay nông thôn khác không tiếp cận đến nhóm nông dân thu nhập thấp có ảnh hưởng đến mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù vậy, hoạt động của tín dụng nông thôn và các chương trình cho vay theo nhóm có cả những kết quả tốt và không tốt. Theo các tác giả, các hạn chế trong hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn nằm chủ yếu ở các hoạt động triển khai và các hoạt động hỗ trợ bổ sung chứ không nằm ở hoạt động cho vay và cách tiếp cận đối tượng cho vay. Các tác giả xác định các yếu tố mang lại sự thành công của chương trình cho vay theo nhóm bao gồm (1) tính đồng nhất trong mỗi nhóm nông dân với kết hợp tính trách nhiệm chung trong việc hoàn trả và trách nhiệm giám sát, quản lý; (2) thiết lập trái phiếu cộng đồng như là một hình thức đặt cọc và chỉ được hoàn trả cho nhóm sau khi đã hoàn trả đầy đủ khoản vay; (3) Từ chối cho các thành viên của nhóm vay tiếp các khoản trong tương lai khi bất cứ thành viên nào bị phá sản, không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của khoản vay hiện hữu. Guinnane, T. (2001) đã nghiên cứu về vai trò của tín dụng hợp tác xã đối với sự phát triển của nông nghiệp Đức trong thế kỷ 19. Mặc dù đây là thời kỳ phát triển mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại ở Đức, nhưng tín dụng hợp tác xã vẫn tồn tại và đóng góp cho sự phát triển của nền nông nghiệp. Điều này là do hoạt động của tổ chức tín dụng hợp tác xã đã vốn hoá dựa trên các thông tin và đặc biệt là đã thành công trong việc xử lý/xử phạt các trường hợp phá sản. Đây là 204 hai yếu tố quan trọng góp phần thành công trong việc cung cấp tín dụng cho những cá nhân người nông dân bị bỏ qua bởi hệ thống ngân hàng thương mại. Hoạt động xây dựng hệ thống thông tin được ưu tiên đã góp phần giúp chương trình thiết kế được các khoản cho vay phù hợp với nhu cầu của từng người/hộ nông dân. Can thiệp của Chính phủ vào các vấn đề như giải quyết khó khăn trong thực thi, sửa chữa vấn đề thông tin không hoàn hảo, bảo vệ những người gửi tiền, xử lý vấn đề sức mạnh thị trường ... là cần thiết để phát triển thị trường tín dụng nông thôn (Timothy Besley, 1994). Tác giả đã đề xuất những giải pháp để Chính phủ các nền kinh tế đang phát triển xử lý vấn đề nói trên như giải pháp về quyền tài sản, hay cung cấp đang dạng hoá các mô hình tín dụng nông thôn... để đạt được mục tiêu phát triển. Timothy Besley và Stephen Coate (1995) đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng nông thôn ở Bangladesh. Dựa trên phương pháp lý thuyết trò chơi, các tác giả đã tập trung nghiên cứu, đánh giá về hiệu quả hoạt động cho vay theo nhóm. Theo các tác giả, hoạt động tín dụng nông thôn dựa trên mô hình cho vay theo nhóm có cả những kết quả tích cực và những kết quả tiêu cực. Tỷ lệ hoàn trả tiền vay của các nhóm được các tác giả sử dụng như là yếu tố đánh giá hiệu quả hoạt động. Trong trường hợp nhóm đi vay thành công, các thành viên, các tác giả đã chỉ ra những vấn đề có liên quan. Trong một số tình huống, nhóm đi vay sẽ thanh toán khoản vay, mặc dù tổng thể dự án của nhóm vay không đủ thu nhập so với khoản vay ban đầu. Trong một số trường hợp khác, nhóm tuyên bố vỡ nợ mặc dù một số cá nhân trong nhóm có đủ năng lực hoàn trả nếu đó là khoản vay cá nhân. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất phương án nhằm thiết lập những "tài sản đảm bảo mang tính xã hội" để giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động tín dụng nông thôn. Cũng trong trường hợp của Bangladesh, các tác giả Manohar Sharma và Manfred Zeller (1997) đã sử dụng mô hình kinh tế Tobit để đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn. Trên cơ sở số liệu về tỷ lệ hoàn trả vốn vay của 128 nhóm vay tín dụng thuộc ba chương trình tín dụng nông thôn của Bangladesh, các tác giả đã kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng như quy mô nhóm vay, quy mô khoản vay, sự kết hợp giữa doanh nghiệp với nhóm vay, các đặc tính nhân chủng học, các ràng buộc xã hội... Theo các tác giả, khả năng hoàn trả là tốt ngay cả ở các vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng nông thôn là việc thiết kế dịch vụ/chương trình cho vay theo từng nhóm phù hợp. Bên cạnh đó, việc tự do trong thành lập nhóm đi vay là khuyến nghị của tác giả để đảm bảo hiệu quả hoạt động của các nhóm đi vay và do đó là hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng nông thôn. Serova, E., và Ianbykh, R. (1999) nghiên cứu hỗ trợ tín dụng nông nghiệp của các nền kinh tế chuyển đổi. Theo các tác giả, đối với các nền kinh tế có cơ cấu kinh tế nông nghiệp chủ yếu, các khoản tín dụng đã không được sử dụng hiệu quả trong giai đoạn đầu của quá trình cải cách. Lý do chính là chính sách hỗ trợ tín dụng cứng nhắc và cách thức quản lý mang nặng tính hành chính và ít quan tâm đến yếu tố thị trường và đặc thù của sản xuất nông nghiệp. Jong-Hee Kim (2016) trong nghiên cứu của mình cho thấy, cải thiện tiếp cận tài chính và chính sách tài chính toàn diện cho phép giảm đi bất bình đẳng và hỗ trợ tăng trưởng của khu vực nông nghiệp, nông thôn. 2. Ảnh hưởng của tín dụng với phát triển nông nghiệp nông thôn: các nghiên cứu về Việt Nam Trong luận án của Trần Thọ Đạt (1998) phân tích về chi phí giao dịch, sự chia tách thị trường trong khu vực tài chính vi mô ở nông thôn, với phần mô hình từ số liệu sơ cấp của khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Kết quả cho thấy, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng nông thôn là chi phí giao dịch cao và do đó các tổ chức tín dụng chính thức ít quan tâm đến phát triển thị trường tài chính ở khu vực này. Sử dụng mô hình Tobit, 205 nghiên cứu của Phạm Bảo Dương và Izumida (2002) trên cơ sở phân tích số liệu khảo sát hộ gia đình ở 3 tỉnh miền Trung và Nam bộ cho thấy tín dụng nông nghiệp có tác động tích cực tới sản lượng sản xuất của các hộ gia đình trong mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu của Đỗ Kim Chung (2005) cũng cho kết quả tương tự khi đánh giá tín dụng nông thôn có ảnh hưởng tốt đến xóa đói giảm nghèo. Nghiêm Hồng Sơn (2006) phân tích sâu hơn về năng suất và hiệu quả của các tổ chức tài chính nông thôn khu vực bán chính thức dựa trên phân tích các số liệu điều tra của mình với năm 2006 cho thấy việc mở rộng các tổ chức tài chính vi mô và các Quỹ tín dụng có tác động tốt tới khả năng tiếp cận tín dụng của người dân ở nông thôn. Ngân hàng Thế giới (2006) với nghiên cứu đối với các dịch vụ tài chính vi mô ở Việt Nam đã thực 9 hiện khảo sát và đánh giá về bức tranh chung tài chính nông thôn Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị về chính sách, đặc biệt đối với các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Một trong những kết quả đáng chú ý là Chính phủ cần có hỗ trợ về chính sách cho các tổ chức tài chính vi mô ở nông thôn vì đây là mô hình có hiệu quả với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Trong nghiên cứu của Quách Mạnh Hào (2005) đã sử dụng số liệu điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1992/1993 và 1997/1998 để phân tích mối quan hệ giữa tiếp cận tài chính và vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của khu vực nông thôn. Kết quả cho thấy cải thiện tiếp cận tài chính có thể làm giảm mạnh tỷ lệ nghèo đói ở Việt Nam. Nghiên cứu về tác động của tín dụng Nguyễn Việt Cường (2008), sử dụng mô hình đánh giá tác động để xem xét hiệu quả của chính sách tín dụng vi mô cho hộ nông dân nghèo. Nghiên cứu cho thấy chương trình này tác động tính cực đến thu nhập nói chung của nông dân, dù tác động mong muốn ban đầu là hướng đến hộ nghèo chưa được thành công như kỳ vọng. Tác giả Phan Thị Nữ (2012), trên cơ sở các số liệu điều tra mức sống hộ gia đình, đã vận dụng mô hình Khác biệt trong khác biệt và mô hình hồi qui OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu bảng từ VHLSS 2004 và VHLSS 2006 để đo lường mức độ tác động của tín dụng đối với kết quả giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Tác giả đã phát hiện thấy tác động tích cực của tín dụng đối với sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình nghèo thông qua kênh dẫn chi tiêu cho đời sống. Tuy nhiên, kênh cải thiện thu nhập của hộ nghèo không có tác động tích cực. Trong khi đó, cải thiện về giáo dục và đa dạng hoá việc làm lại mang đến sự cải thiện phúc lợi của hộ gia đình. Đây là những cơ sở khoa học, gợi ý cho việc thay đổi nội dung hoạt động tín dụng nông thôn để thực sự cải thiện phúc lợi của các hộ nông dân. Trước đó, tác giả Trương Đồng Lộc (2009) cũng đã nghiên cứu vai trò, tác động của tín dụng nông thôn đến kết quả xoá đói, giảm nghèo đối với các hộ nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tác giả đã luận giải mối quan hệ chặt trẽ giữa tín dụng nông thôn với hoạt động xoá đói giảm nghèo để thấy được vai trò của vốn đối với sự phát triển của các hộ nông dân. Các kênh tác động của vốn đến cải thiện phúc lợi của các hộ nông dân được nghiên cứu bao năng suất lao động, thu nhập của hộ gia đình, mức tiết kiệm của các hộ gia đình. Vai trò của vốn tín dụng như là nguồn lực bổ sung để các hộ gia đình có thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của "thiếu vốn - không có khả năng đầu tư - thu nhập thấp - tiết kiệm thấp - thiếu vốn". Theo tác giả, hạn chế trong việc tiếp cận vốn chính thức đối với hộ gia đình là nguyên nhân căn bản ảnh hưởng đến cơ hộ thoát nghèo. Trong khi đó, các kênh hỗ trợ phi chính thức ít có khả năng giúp các hộ nông dân thoát nghèo. Kết luận Phát triển nông nghiệp là vấn đề có tầm chiến lược và mang tính đột phá trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Vì vậy, chính sách tín dụng và hỗ trợ cho nông nghiệp luôn được Đảng và Nhà nước coi là một trong những ưu tiên chính sách hàng đầu. Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã khẳng định ảnh hưởng tích cực của tín dụng với phát triển nông nghiệp và nông thôn. Dù còn chưa khảo sát đầy đủ song có thể rút ra một số nhận xét từ các nghiên cứu được tổng hợp trong bài viết: 206 Một là, tiếp cận tính dụng chính thức là yếu tố giúp hộ nông dân tăng sản xuất, cải thiện thu nhập, các chính sách hỗ trợ tín dụng đều cho phép cải thiện phúc lợi của các hộ gia đình nông thôn. Hai là, các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cần giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin để tăng cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của các hộ nông dân; Ba là, cần có sự kết hợp giữa vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại với sự tham gia tiết kiệm của các hộ dân địa phương (qua mô hình tài chính vi mô) để nâng cao hiệu quả chính sách; Bốn là, cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động tín dụng với các chương trình phát triển nông thôn và các tổ chức xã hội ở khu vực nông thôn. Điều này cho phép phát triển các mô hình cho vay theo nhóm chịu trách nhiệm chung, mô hình được đánh giá là có nhiều mặt tích cực. Năm là, đa dạng hoá các loại hình tín dụng nông thôn vì chi phí giao dịch ở khu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị và điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn hơn nên khả năng tiếp cận tín dụng của nông dân thấp hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Kim Chung, (2005) Tài chính vi mô cho xoá đói giảm nghèo: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (330). 2. Trương Đồng Lộc, (2009). Tín dụng nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long: Thực trạngvà giải pháp phát triển, Tạp chí Ngân hàng, số 40. 3. Phan Thị Nữ (2002) Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam Chuyên san khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 72B, số 3, năm 2012. 4. Nguyễn Ngọc Oánh (2014). Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân: Trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8 (1), 170-177. 5. Đoàn Hữu Tuệ, (2005). Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (329). 6. Ngân hàng Thế giới (2006) “Việt Nam: Phát triển một chiến lược toàn diện để mở rộng tiếp cận [của hộ nghèo] đối với các dịch vụ tài chính vi mô: Tăng cường tiếp cận, hiệu quả và bền vững - Báo cáo nghiên cứu. 7. Ngân hàng Thế giới, (2009). Huy động và sử dụng vốn - Báo cáo phát triển Việt Nam 2009. Tiếng Anh 8. Besley, T. (1994). How do market failures justify interventions in rural credit markets?. The World Bank Research Observer, 9(1), 27-47. 9. Besley, T., & Coate, S. (1995). Group lending, repayment incentives and social collateral. Journal of development economics, 46(1), 1-18. 10. Brooks, A. C. (2000). Is There a Dark Side to Government Support for Nonprofits? Public Administration Review, 60(3), 211-218. 11. Nguyễn Việt Cường (2008) - “Is a governmental micro credit programme for the poor really pro-poor? Evidence from Vietnam” - The Developing Economies, Vol 46 (2), p. 151-187. 12. Datta, D. (2004). Microcredit in rural Bangladesh: Is it reaching the poorest?. Journal of Microfinance/ESR Review, 6(1), 55-82. 13. Phạm Bảo Dương and Izumida (2002) “Rural Development Finance in Vietnam: A Micro econometric Analysis of Household Surveys” - World Development Vol. 30, No. 2, pp. 319-335, 2002. 14. Trần Thọ Đạt (1998) - “Borrower Transaction Costs, Segmented Markets and Credit Rationing: A Study of the Rural Credit Market in Vietnam”, Thesis, ANU, Australia. 207 15. Quách Mạnh Hào (2005) Access to Finance and Poverty Reduction: An Application to Rural Vietnam, Thesis, Birmingham University, UK. 16. Hoff, K., & Stiglitz, J. E. (1990). Introduction: Imperfect information and rural credit markets: Puzzles and policy perspectives. The World Bank economic review, 4(3), 235-250. 17. Hulme, D. and Mosley, P. (1996), Finance against the poor (Vols. 1-2), Routledge, London . 18. Johnson, S., & Rogaly, B. (1997). Microfinance and poverty reduction. Oxfam. 19. Jong-Hee Kim (2016) “A Study on the Effect of Financial Inclusion on the Relationship Between Income Inequality and Economic Growth”, Emerging Markets Finance and Trade, 52:2, 498-512. 20. Matin, I., Hulme, D., & Rutherford, S. (2002). Finance for the poor: from microcredit to micro financial services. Journal of International Development, 14(2), 273-294. 21. Morduch, J. (1998). Does microfinance really help the poor? Evidence from flagship programs in Bangladesh. World Bank, Washington DC. 22. Mosley, P., & Hulme, D. (1998). Microenterprise finance: Is there a conflict between growth and poverty alleviation?. World Development, 26(5), 783-790. 23. Mosley, P. (2001). Microfinance and poverty in Bolivia. Journal of Development Studies, 37(4), 101-132. 24. Mosley, P. and Hulme, D.(1998). Microenterprise finance: Is there a conflict between growth and poverty alleviation? World Development, 26 (5), pp. 783-790. 25. Rahman, A. (1998). A micro-credit initiative for equitable and sustainable development: Who pays? World Development, 26(1), 67-82. 26. Serova, E., & Ianbykh, R. (1999). State programs for the support of agricultural credit in transitional economies. Problems of Economic Transition, 42(2), 69-80. 27. Silar, J., & Doucha, T. (1999). Credit support schemes provided by the Support and the guarantee fund for farmers and forestry in the Czech Republic. OECD Proceedings of the Agricultural Finance and Credit Infrastructure in Transition Economies, 263-276. 28. Sơn Nghiêm Hồng (2006) Efficiency and Effectiveness of Rural Finance in Vietnam: Evidence from NGO Schemes in the North and the Central Regions - Report, 2006. 208 3.4. BẢO HIỂM PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỚI DỊCH VỤ BẢO HIỂM KINH DOANH Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thanh Huyền TS. Nguyễn Thị Thanh Phương ThS. Trần Thị Thu Trang ThS. Lê Thanh Huyền Đại học Thương mại Tóm tắt Trong bối cảnh hiện nay,thúc đẩy tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Với xu thế đưa các dịch vụ tài chính chính thức cho mọi đối tượng, các tổ chức tài chính nói chung cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) kinh doanh nói riêng đã và đang nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Bài viết tìm hiểu các nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm của bảo hiểm kinh doanh (BHKD), làm rõ mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của khách hàng. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chất lượng dịch vụ của các DNBH kinh doanh. Từ khóa: Bảo hiểm kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng Lời mở đầu BHKD là hoạt động có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội cao. Với vai trò là khâu trung gian trong hệ thống tài chính, hoạt động bảo hiểm góp phần điều chuyển được một lượng vốn lớn để tài trợ cho sản xuất, kinh doanh. Về mặt xã hội, hoạt động bảo hiểm giúp tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và là chỗ dựa tinh thần cho mọi người, mọi tổ chức. Chính vì thế, phát triển hoạt động bảo hiểm nói chung và BHKD nói riêng không chỉ là mối quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn là sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu. Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển tài chính toàn diện, vai trò của BHKD là không thể phủ nhận. Hiện nay, hoạt động BHKD tại Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả, với các biểu hiện như đối tượng, phạm vi bảo hiểm còn hạn hẹp, loại hình bảo hiểm còn đơn giản, đơn điệu, chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo hiểm còn chưa cao. Điều này khiến cho đề án phát triển tài chính toàn diện bị ảnh hưởng. Để cải thiện tính hấp dẫn của BHKD, việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng là vô cùng cần thiết. 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Khái niệm và khung lý thuyết 1.1.1. Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng của khách hàng là một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm khác nhau trong quan niệm của các nhà nghiên cứu về vấn đề này. "Hài lòng là cảm giác thỏa mãn hay thất vọng của một cá nhân khi so sánh chất lượng sản phẩm với kỳ vọng của họ" (Kotler & Keller, 2006 p. 144). Hài lòng là một "khái niệm về tâm lý bao gồm cảm giác hạnh phúc và sung sướng xuất phát từ việc đạt được những gì mà người ta kỳ vọng về một sản phẩm hay dịch vụ" (WTO, 1985). Sự hài lòng của khách hàng được xem là 209 "thái độ đánh giá sau khi mua hay sau hàng loạt những hoạt động tương tác với sản phẩm" Youjae Yi (1990 được trích dẫn trong Lovelock & Wirtz 2007). Bên cạnh đó, sự hài lòng của khách hàng còn được định nghĩa là " một đánh giá sau khi mua hàng của người tiêu dùng và phản ứng có liên quan đến trải nghiệm tổng thể của sản phẩm hoặc dịch vụ" (Oliver, 1992). Besterfield (1994) nhận định "Sự hài lòng chỉ là kết quả của những điều không đi sai; thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng". Theo Bruhn (2003), sự hài lòng của khách hàng là "một đánh giá dựa trên kinh nghiệm được thực hiện bởi khách hàng về mức độ mong đợi đã được đáp ứng của họ về các đặc điểm hoặc chức năng tổng thể của các dịch vụ thu được từ nhà cung cấp". Gyasi and Azumah (2009) cho rằng sự hài lòng là "quá trình đánh giá chủ quan của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ so với mong đợi hoặc mong muốn của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Trên thực tế, việc đưa ra quan điểm về sự hài lòng sao cho phù hợp với mọi hoàn cảnh là tương đối phức tạp. Theo nhận định của Oliver (1997), "tất cả mọi người đều biết về sự hài lòng cho đến khi được yêu cầu đưa ra một khái niệm, lúc này thì dường như chẳng ai biết". Dưới quan điểm maketing, sự hài lòng của khách hàng có tính đa chiều. Đối tượng của sự hài lòng của khách hàng có thể không giống nhau, và có thể liên quan đến các khía cạnh khác nhau của nhiều trải nghiệm với nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ (Surenshchandar et al. 2002 cited in Satari, 2007). Theo Kotler & Keller (2006; www.theacsu.org), phần lớn các định nghĩa lại cho rằng có mối liên hệ giữa sự hài lòng của khách hàng và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp, nhưng (Singh 1991) và Garland and Westbrook (1989) lại cho rằng sự hài lòng có thể có mối liện hệ với những khía cạnh khác ngoài chất lượng sản phẩm/dịch vụ. Sự hài lòng có thể liên quan đến mối quan hệ kinh doanh đang diễn ra hoặc với hiệu suất giá cả, với thời gian hoặc dịch vụ cung cấp hoặc trải nghiệm dịch vụ, bối cảnh dịch vụ và với toàn bộ danh tiếng và triển vọng của một tổ chức. Ngay cả với chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cũng có thể có một số mặt liên quan (Gro ̈nroos, 2000, 2001; Bo Edvardsson 2005). Do đó, tùy thuộc vào mục đích mà người ta muốn đạt được, người ta có thể liên hệ sự hài lòng với bất kỳ đối tượng quan tâm nào. Về việc xem xét sự hài lòng của khách hàng là kết quả hay là một quá trình, nhiều định nghĩa cho rằng sự hài lòng là một quá trình, quan điểm này hiện đang được hầu hết các học giả ủng hộ (Oliver, 1980; Parasuraman et al., 1988). Quan điểm quá trình giả định rằng sự hài lòng của khách hàng là cảm giác hài lòng xuất phát từ quá trình so sánh hiệu suất nhận được và một hoặc nhiều tiêu chuẩn đoán trước, chẳng hạn như mong đợi hoặc mong muốn (Khalifa & Liu, 2002). Khách hàng hài lòng nếu hiệu suất của sản phẩm/dịch vụ bằng với mong đợi của họ và anh ấy/cô ấy không hài lòng nếu hiệu suất sản phẩm/dịch vụ được coi là dưới mức mong đợi của họ. Nếu kỳ vọng vượt quá hiệu suất nhận được, khách hàng rất hài lòng. Bằng cách xem sự hài lòng nh một quá trình, các định nghĩa này không tập trung vào sự hài lòng mà là những điều gây ra sự hài lòng, các tiền đề cho sự hài lòng, xảy ra chủ yếu trong quá trình cung cấp dịch vụ (Vavra, 1997). Nhiều nghiên cứu gần đây coi sự hài lòng là kết quả hoặc kết quả cuối cùng trong quá trình tiêu thụ dịch vụ; nó được xem như là một kinh nghiệm sau khi mua (Vavra, 1997). Quan điểm này có nguồn gốc từ các lý thuyết động lực quy định rằng mọi người bị thúc đẩy bởi mong muốn thỏa mãn nhu cầu của họ (Maslow, 1954) hoặc rằng hành vi của họ hướng vào việc đạt được các mục tiêu liên quan (Vroom, 1964). Theo cách này, sự hài lòng được coi là một mục tiêu cần đạt được và có thể được mô tả như là phản ứng hoàn thành của người tiêu dùng Một vấn đề gây tranh cãi khác trong tài liệu về sự hài lòng của khách hàng là liệu sự hài lòng là nhận thức hay tình cảm. Mặc dù hầu hết các học giả xem sự hài lòng là một quá trình, nhưng bản chất của quá trình hài lòng vẫn chưa rõ ràng. Trong khi một số tác giả vẫn cho rằng sự hài lòng đó là một đánh giá nhận thức liên quan đến việc so sánh các dịch vụ sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp so với mong đợi, các học giả khác cho rằng cảm giác thỏa mãn đại diện cho trạng thái tinh thần hoặc cảm xúc được hình thành thông qua quá trình cung cấp dịch vụ nơi khách hàng có những trải nghiệm dịch vụ ảnh hưởng đến cảm xúc của họ. Nhiều nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng sự hài lòng là cả về nhận thức và tình cảm (Edvardsson et al., 2005; Gro ̈nroos, 210 2001; Martin, et al., 2008; Oliver, 1993a; Wong, 2004). Quan điểm này cho rằng khách hàng không chỉ tiêu thụ một sản phẩm mà họ đánh giá, sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ cho phép họ đánh giá bằng cảm xúc về chất lượng dịch vụ. Họ cho rằng, ". . . sự hài lòng gắn liền một cách tự nhiên với các đánh giá dựa trên nhận thức và các phản ứng cảm tính được khơi gợi trong tiêu dùng" (Mano & Oliver, 1993, p. 451). Một yếu tố gây tranh cãi không kém trong việc làm rõ khái niệm hài lòng của khách hàng là liệu nó mang tính chủ quan hay khách quan. Theo Pizam A. & Ellis (1999), một số ít nhà nghiên cứu cho rằng quá trình hài lòng có tính chủ quan trong kỳ vọng nhưng khách quan trong nhận thức về các thuộc tính sản phẩm hoặc kết quả. Klaus (1985) định nghĩa sự hài lòng là đánh giá chủ quan của khách hàng về trải nghiệm tiêu dùng, dựa trên một số mối quan hệ giữa nhận thức của khách hàng và thuộc tính khách quan của sản phẩm''. Tầm quan trọng của bản chất chủ quan của quá trình không thể bị bỏ qua. Lý do là cả kỳ vọng và nhận thức đều là hiện tượng tâm lý và dễ bị ảnh hưởng và thao túng bên ngoài. Có thể nói, khách hàng đánh giá một sản phẩm hoặc dịch vụ là khách quan ngụ ý rằng việc đánh giá không bị sai lệch theo bất kỳ cách nào.Tuy nhiên, theo Gyasi & Azumah (2009), mỗi khách hàng có thể khách quan trong trạng thái chủ quan, nhận thức và tình cảm của riêng họ. Trong nghiên cứu này, sự hài lòng của khách hàng tự nó được định nghĩa là một đánh giá chủ quan, nhưng đo lường của nó được tiếp cận một cách khách quan; do đó, khách hàng được coi là khách quan - thể hiện bất kỳ phản ứng chủ quan nào họ có về một sản phẩm một cách khách quan mà không thiên vị. Sự hài lòng có thể được xem là có tính Giao dịch hoặc Tích lũy: Một mặt từ góc độ cụ thể của giao dịch, sự hài lòng của khách hàng dựa trên phán quyết đánh giá sau mua hàng cụ thể một lần về một lần gặp dịch vụ (Hunt, 1977; Oliver, 1977, 1980, 1993 trích dẫn trong Yonggui Wang & Hing-Po Lo 2002). Mặt khác, dưới góc độ sự hài lòng của khách hàng có tính tích lũy, sự hài lòng của khách hàng được khái niệm hóa như là một đánh giá tổng thể của khách hàng về một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên kinh nghiệm mua và tiêu dùng trong một khoảng thời gian (Fornell, 1992; Johnson and Fornell 1991; Anderson et al., 1994a, b; được trích dẫn trong Yonggui Wang & Hing-Po Lo 2002). Xét về khả năng đánh giá và dự đoán của hoạt động đo lường sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng dựa trên tích lũy có ích và đáng tin cậy hơn so với sự hài lòng đánh giá qua giao dịch cụ thể ở chỗ nó dựa trên một loạt các dịp mua và tiêu dùng thay vì chỉ một lần giao dịch. Do đó, khung khái niệm của nghiên cứu này coi sự hài lòng của khách hàng có tính tích lũy. Định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng được sử dụng trong nghiên cứu này là định nghĩa do Gyasi và Azumah đưa ra (2009, trg36): sự hài lòng của khách hàng là "Quá trình đánh giá chủ quan của khách hàng về chất lượng sản phẩm/dịch vụ so với mong đợi hoặc mong muốn của họ trong một khoảng thời gian nhất định". 1.1.2. Lý thuyết về đo lường sự hài lòng của khách hàng Sự hài lòng của người tiêu dùng đã được khái niệm hóa trong tài liệu marketing như một sự khác biệt giữa hiệu suất cảm nhận của sản phẩm/dịch vụ và một số tiêu chuẩn nhận thức như kỳ vọng và mong muốn của người tiêu dùng (Oliver, 1980; Cronin and Taylor, 1992). Dưới góc độ này, sự hài lòng là kết quả của hiệu suất sản phẩm cảm nhận và một số kỳ vọng hoặc mong muốn của người tiêu dùng. Lý thuyết về sự hài lòng của người tiêu dùng cho thấy sự hài lòng hay không hài lòng của khách hàng là sự chênh lệch tồn tại giữa hiệu suất của sản phẩm/dịch vụ và một số tiêu chuẩn nhận thức hoặc cảm xúc của người tiêu dùng, như mong muốn và mong đợi của khách hàng. Nếu hiệu suất cảm nhận vượt quá hoặc không đạt được kỳ vọng hoặc mong muốn, khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng hoặc không hài lòng. Các nghiên cứu trước đây (ví dụ: Danaher và Haddrell, 1996) đã xác định ba loại thang đo được sử dụng trong việc đo lường sự hài lòng của khách hàng, bao gồm thang đo hiệu suất, thang đo xác nhận và thang đo sự hài lòng. Thang đo hiệu suất là những thang đo sử dụng các thang đo như kém, công bằng, tốt và xuất sắc; thang đo xác nhận là những thang đo sử dụng thang đo như kém hơn mong đợi sẽ tốt hơn mong đợi; và thang đo sự hài lòng là những thang đo sử dụng các 211 thang đo như rất không hài lòng đến rất hài lòng. Thang đo xác nhận dựa trên lý thuyết xác nhận. Oliver (1980) là người đầu tiên đề xuất và phát triển lý thuyết xác nhận kỳ vọng. Nó đã được xác minh và khuyến nghị rằng việc sử dụng thang đo xác nhận là hữu ích vì ba lí do. Thứ nhất, trong câu hỏi duy nhất dựa trên sự xác nhận, nó nắm bắt được một cách ngắn gọn phép đo SERQUAL hai giai đoạn của Parasuraman et al.’s (1988), ví dụ như tồi tệ hơn nhiều so với sự mong đợi đến tốt hơn nhiều so với mong đợi. Thứ hai, về mặt toán học, việc so sánh với các kỳ vọng sẽ tương quan cao hơn với việc giữ chân khách hàng so với câu hỏi về chất lượng hoặc câu hỏi về sự hài lòng (Rust et al., 1994, p. 61). Cuối cùng, việc sử dụng thang đo xác nhận sẽ tốt hơn vì một khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ cao, ví dụ như tốt hoặc xuất sắc, có thể không nhận thấy nó tốt hơn so với mong đợi (Danaher and Haddrell, 1996; Devlin et al., 1993; Rust et al.1994). Vì những lý do trên, trong nghiên cứu này, khung lý thuyết để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ sử dụng thang đo sự hài lòng và thang đo xác nhận năm điểm: từ mong đợi tốt hơn hoặc mong muốn đến tồi tệ hơn mong đợi hoặc mong muốn. 1.2. Lý thuyết về các yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng trong ngành bảo hiểm 1.2.1. Chất lượng chức năng (SERVQUAL) Nhiều mô hình khác nhau đã được phát triển để giải thích và đo lường chất lượng dịch vụ. Một trong những loại chất lượng dịch vụ đã được tìm thấy ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng là chất lượng chức năng (functional quality). Chất lượng chức năng ban đầu được khái niệm hóa trong mô hình khoảng trống (GAP) được đề xuất bởi Parasuraman, Zeithaml và Berry (1985). Mô hình khái niệm hóa chất lượng dịch vụ là sự khác biệt giữa kỳ vọng và hiệu suất liên quan đến chất lượng. Những khác biệt này được gọi là khoảng trống. Dựa trên điều này, công cụ SERVQUAL đã được phát triển; ban đầu nó bao gồm mười khía cạnh của vấn đề (Parasuraman et al., 1988). Mười khía cạnh này sau đó đã được tinh chỉnh thành năm yếu tố: độ tin cậy, khả năng đáp ứng, phương tiện hữu hình, sự đảm bảo (giao tiếp, năng lực, uy tín, lịch sự và bảo mật) và sự đồng cảm. Hình 1: Mô hình khoảng trống chất lượng dịch vụ 212 Sau đó, vào năm 1991, SERQUAL đã được sửa đổi, nhưng cấu trúc năm yếu tố vẫn được giữ nguyên. Hình 2: Mô hình khoảng trống mở rộng chất lượng dịch vụ 213 Nhiều nghiên cứu sau này đã cố gắng áp dụng khái niệm chất lượng dịch vụ cho nhiều bối cảnh ngành cụ thể bằng cách xây dựng mô hình dựa trên các mô hình chất lượng dịch vụ hiện có, đáng chú ý là mô hình SERVQUAL của Parasuraman et al. (1988) và mô hình chất lượng chức năng và kỹ thuật của Gro ̈nroos (1984). Graham (2004) cũng đã nghiên cứu về chất lượng dịch vụ trong bối cảnh dịch vụ bảo hiểm ở Hy Lạp và Kenya bằng cách sử dụng công cụ SERVQUAL và thấy rằng số liệu SERVQUAL yêu cầu sửa đổi đáng kể (tùy chỉnh) trước khi áp dụng. Họ ghi nhận rằng việc chỉ 55% các mục trong hai thang đo được sử dụng có ứng dụng phổ biến trong hai ngành cho thấy cần phải cẩn trọng khi áp dụng SERQUAL. Họ còn phát hiện ra rằng, trong bối cảnh ngành bảo hiểm của Kenya và Hy Lạp, những khoảng trống chất lượng thu được có sự tương đồng tương đối lớn, và độ tin cậy, sự đồng cảm là thiếu sót nhất. Họ lưu ý rằng mặc dù khía cạnh phương tiện hữu hình có ảnh hưởng ít nhất đến chất lượng dịch vụ, các công ty bảo hiểm có xu hướng kết nối nó với chất lượng bởi vì các công ty bảo hiểm có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào các cấu trúcso với chi phí cho các khía cạnh cần thiết khác của chất lượng dịch vụ. 1.2.2. Chất lượng hình ảnh và kỹ thuật. Một trong những động lực của sự hài lòng nằm trong khái niệm chất lượng dịch vụ chung là chất lượng Kỹ thuật và hình ảnh. Christian Gro ̈nroos đã phát triển một mô hình chất lượng dịch vụ có ba thành phần chất lượng dịch vụ, đó là: chất lượng kỹ thuật; chất lượng chức năng và hình ảnh. Hình 3: Mô hình về chất lượng dịch vụ của Gro ̈nroos 1.2.3. Giá cả Sự hài lòng của khách hàng chịu tác động bởi giá cả hoặc giá trị cảm nhận. Dodds và cộng sự (1991), cho rằng nhận thức của khách hàng về giá trị thể hiện sự đánh đổi giữa chất lượng hoặc lợi ích họ nhận được trong sản phẩm so với giá cả của dịch vụ mà họ phải chi trả. Trong một nghiên cứu gần đây, Hume & Mort (2008) xác nhận rằng giá trị hoặc giá cả một yếu tố dự báo tích cực về sự hài lòng. Điều này phù hợp với những phát hiện của Rust và Oliver (1994), người cho rằng giá trị có tác động trực tiếp tới sự hài lòng. 214 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết Dựa trên nền tảng mô hình được phát triển từ thang đo SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự, lý thuyết hài lòng khách hàng của Oliver (1993), ảnh hưởng của hình ảnh doanh nghiệp đến sự hài lòng của khách hàng (Andaleeb and Conway, 2006). Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: Hình 4: Mô hình nghiên cứu Sự tin cậy H1 H2 Khả năng đáp ứng Hình ảnh doanh nghiệp H6 H3 Hài lòng khách hàng Năng lực phục vụ H4 H7 Sự đồng cảm H5 Cảm nhận về giá Phương tiện hữu hình Giả thuyết nghiên cứu: H1: nhân tố sự tin cậy có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H2: nhân tố khả năng đáp ứng có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H3: nhân tố năng lực phục vụ có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H4: nhân tố sự đồng cảm có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H5: nhân tố phương tiện hữu hình có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H6: nhân tố hình ảnh doanh nghiệp có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng H7: nhân tố cảm nhận về giá có tác động dương đến sự hài lòng khách hàng Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 điểm đối với câu hỏi thuộc các nhân tố trong mô hình. Các câu hỏi phân loại (giới tính, loại dịch vụ…) được đánh giá thông qua các thang đo phân loại 2.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu Tổng thể của nghiên cứu được xác định là toàn bộ khách hàng đang sử dụng các dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu tổng thể là bất khả thi nên nghiên cứu này sử dụng nghiên cứu từ mẫu điều tra. Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng cách lấy mẫu theo quy tắc của Comrey và Lee (1992) với cỡ mẫu là 500 khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đạt mức tốt. Cỡ mẫu này cũng đảm bảo nguyên tắc lấy mẫu của hầu hết các nhà nghiên cứu đề xuất và đảm bảo tính tin cậy cho các phân tích và kết luận từ dữ liệu nghiên cứu. 215 2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Đối tượng điều tra mẫu được thực hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Toàn bộ những cá nhân, tổ chức có sử dụng bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Phương pháp thu thập dữ liệu dựa trên quy tắc phát triển mầm cỡ mẫu (Nguyễn Đình Thọ, 2011). 2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Dữ liệu nghiên cứu sau khi được thu thập, nhập và làm sạch sẽ được tiến hành phân tích với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 2.5. Kết quả chạy dữ liệu Bảng 1: Phân loại khách hàng theo các tiêu chí phân loại Nhóm phân loại Mục đích sử dụng Loại hình Giới tính Nhóm tuổi Tiêu chí phân loại Cá nhân 70% Doanh nghiệp 60 30% Phi nhân thọ 120 60% Nhân thọ 80 40% Nam 89 45% 111 55% Dưới 20 tuổi 10 5% Từ 20 đến 30 tuổi 43 22% Từ 31 đến 40 tuổi 83 42% Từ 41 đến 50 tuổi 46 23% Trên 50 tuổi 18 9% 0 0% 33 17% 167 84% Sinh viên 32 9% Nhân viên văn phòng 17 16% 7 4% 144 72% Dưới 5 triệu đồng/tháng 30 15% Từ 5 đến 7,5 triệu đồng/tháng 16 8% Từ 7,5 đến 10 triệu đồng/tháng 67 34% Trên 10 triệu đồng/tháng 87 44% Nữ Tốt nghiệp THPT Tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học Nghề nghiệp Lao động giản đơn Nghề nghiệp chuyên môn Mức thu nhập Tỷ lệ (%) 140 Chưa tốt nghiệp THPT Học vấn Tần suất (Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm tác giả) Với 200 phiếu điều tra trả lời hợp lệ, kết quả điều tra đã cho thấy về mục đích sử dụng dịch vụ 140 phiếu (chiếm 70%) trả lời sử dụng cho mục đích cá nhân và 60 phiếu (chiếm 30%) sử dụng cho mục đích doanh nghiệp. Về loại hình bảo hiểm sử dụng, chủ yếu là khách hàng sử dụng bảo hiểm phi nhân thọ với 120 phiếu (chiếm 60%)và 80 phiếu (chiếm 40%) khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ. Phân loại theo yếu tố nhân khẩu học cho thấy về giới tính có sự cân bằng đáng kể giữa khách hàng nam và khách hàng nữ với 45 % là khách hàng nam và 55 % là khách hàng nữ. Nhóm tuổi tập trung vào nhóm tuổi từ 20 đến 50 chiếm 87% tổng số khách hàng 216 khảo sát. Về học vấn, có khoảng trên 80% khách hàng có trình độ tốt nghiệp sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Về nghề nghiệp, phần lớn khách hàng được hỏi có nghề nghiệp chuyên môn chiếm 72%, bộ phận còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ là nhân viên văn phòng (16%), sinh viên (9%) và lao động giản đơn (chiếm 4%). Về thu nhập của khách hàng nhóm thu nhập trên 7,5 triệu đồng/tháng chiếm 78% tổng số khách hàng khảo sát còn lại là nhóm thu nhập dưới 7,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng nhỏ (chiếm 23%) trong tổng số khách hàng khảo sát. * Thống kê mô tả các biến trong mô hình Để đánh giá chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, nghiên cứu sử dụng điểm đánh giá trung bình và độ lệch chuẩn. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 điểm với điểm dưới 3 tương ứng với mức không hài lòng, điểm 3 là mức trung lập hay bình thường, trên 3 là hài lòng. Để đánh giá tổng thể cho một nhân tố tác giả sử dụng quy tắc lấy trung bình giản đơn của tất cả các biến quan sát trong nhân tố. Bảng 2: Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu Giá trị trung bình Chỉ tiêu Độ lệch chuẩn Đánh giá chung về sự tin cậy 3,59 0,71 Đánh giá chung về năng lực phục vụ 3,63 0,85 Đánh giá chung về khả năng đáp ứng 3,44 0,92 Đánh giá chung về nhân tố sự đồng cảm 3,24 1,11 Đánh giá chung về nhân tố phương tiện hữu hình 3,40 0,62 Đánh giá chung về nhân tố hình ảnh doanh nghiệp 3,68 0,94 Đánh giá chung về nhân tố cảm nhận về giá 3,60 0,66 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) Nhìn chung, khách hàng đánh giá khá tốt về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm với mức điểm đánh giá lớn hơn 3. Trong đó, nhân tố hình ảnh doanh nghiệp được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình đạt được là 3,68, độ lệch chuẩn ở mức 0,94. Nhân tố được đánh giá thấp nhất là nhân tố sự đồng cảm với giá trị trung bình đạt được là 3,24, độ lệch chuẩn ở mức 1,11. * Kiểm định sự tin cậy thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu Hệ số Cronbach Alpha là một phép kiểm định thống kê với mức độ chặt chẽ mà các biến trong thang đo tương quan với nhau. Chúng được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach Alpha cho từng thang đo. Các biến có tương quan biến tổng (item total corelation) <0,3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha >0,6. Nếu có sự loại biến sẽ lập lại quy trình này đến khi thoả các yêu cầu đã đặt ra. Kết quả phân tích Cronbach Alpha Các thang đo thành phần chất lượng dịch vụ đều có hệ số tin cậy Cronbach alpha đạt tiểu chuẩn ở mức cao. Cụ thể, Cronbach alpha của thành phần Sự tin cậy là 0,933; của Năng lực phục vụ là 0,932; của Mức độ đáp ứng là 0,955; của Sự đồng cảm là 0,966; của Phương tiện hữu hình là 0,914 ; của Hình ảnh là 0,950, của Cảm nhận về giá là 0,944. 217 Các hệ số tương quan biến-tổng đều cao, tất cả các hệ số này đều lớn hơn 0,50. Vì tương quan biến-tổng đều đạt yêu cầu, cho nên tất cả các biến của thang đo này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Thang đo mức độ hài lòng có hệ số tin cậy Cronbach alpha = 0,944. Các hệ số tương quan biến-tổng cũng rất cao, thấp nhất là hệ số tương quan biến tổng của biến HAI_LONG2 và HAI_LONG3 là 0,838. Như vậy, các biến đo lường của thang đo mức độ hài lòng đều đạt tiêu chuẩn để sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 3: Kết quả phân tích Cronbach Alpha Item-Total Statistics Trung bình Phương sai thang Biến quan sát thang đo nếu đo nếu loại biến loại biến Thành phần Sự tin cậy (TC) TIN_CAY1 15.0769 10.999 TIN_CAY2 15.2564 10.388 TIN_CAY3 15.2359 10.336 TIN_CAY4 15.3487 9.713 TIN_CAY5 15.0205 10.979 Alpha = .933 Thành phần Năng lực phục vụ (NLPV) NLPV1 11.4600 6.059 NLPV2 11.5600 6.207 NLPV3 11.4250 5.944 NLPV4 11.5150 5.769 Alpha = .932 Thành phần Mức độ đáp ứng (DU) DAP_UNG1 19.0704 16.783 DAP_UNG2 19.0251 17.126 DAP_UNG3 19.2010 16.081 DAP_UNG4 19.1106 16.089 DAP_UNG5 19.0653 16.708 DAP_UNG6 18.9749 16.833 Alpha =.955 Thành phần Mức độ đồng cảm (DCAM) DONG_CAM1 14.3150 15.634 DONG_CAM2 14.6250 14.075 DONG_CAM3 14.6400 14.463 DONG_CAM4 14.4900 14.281 DONG_CAM5 14.5500 13.937 Alpha = .966 Thành phần phương tiện hữu hình (PTHH) PTHH1 11.7286 4.966 PTHH2 11.9146 4.654 218 Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến này .808 .764 .866 .894 .788 .920 .929 .909 .903 .923 .877 .747 .868 .872 .900 .941 .902 .900 .872 .816 .881 .845 .880 .871 .945 .951 .944 .949 .944 .945 .892 .893 .896 .924 .931 .962 .961 .959 .955 .954 .811 .779 .887 .897 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến 11.7085 11.8945 PTHH3 PTHH4 Alpha = .914 Thành phần Hình ảnh (HANH) HINH_ANH1 15.3700 HINH_ANH2 15.4050 HINH_ANH3 15.4600 HINH_ANH4 15.5750 HINH_ANH5 15.4900 Thành phần Cảm nhận về giá (GIA) GIA1 7.3950 GIA2 7.3250 GIA3 7.4000 Alpha = .944 Hài lòng (HAI_LONG) HAI_LONG1 15.3150 HAI_LONG2 15.4050 HAI_LONG3 15.4050 HAI_LONG4 15.4700 HAI_LONG5 15.2650 Alpha = .944 Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Alpha nếu loại biến này 4.814 4.499 .772 .857 .898 .868 10.606 10.363 10.179 9.793 9.980 .870 .821 .851 .885 .895 .938 .946 .941 .935 .933 Alpha = .950 2.914 3.024 2.915 .920 .848 .882 .890 .945 .919 10.187 9.689 9.689 9.698 10.135 .858 .838 .838 .839 .882 .930 .933 .933 .933 .926 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) * Phân tích nhân tố khám phá Tiếp theo kiểm định sự tin cậy thang đo nhân tố, dữ liệu nghiên cứu được chuyển sang bước phân tích nhân tố khám phá. Phân tích nhân tố khám phá sẽ giúp cho nhóm tác giả tóm tắt từ nhiều biến quan sát thành những thành phần tiềm ẩn chính đại diện được cho toàn bộ dữ liệu. Do phương pháp phân tích nhân tố khám phá không có sự phân biệt giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (Hair và cộng sự, 2006). Do đó nhóm tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá với các biến độc lập cùng một lượt và các biến phụ thuộc trong mô hình được phân tích riêng. Kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu thu được như sau: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất: Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ nhất cho các biến quan sát của các nhân tố là biến độc lập trong mô hình cho thấy hệ số tải nhân tố (factor loading) của biến DAP_UNG4 nhỏ hơn 0,5. Do đó, nhóm tác giả sẽ loại biến DAP_UNG4 khỏi mô hình phân tích và tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá với những biến còn lại. Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần thứ hai; Sau khi loại biến DAP_UNG4 khỏi mô hình phân tích, nhóm tác giả tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát còn lại thu được kết quả như sau: Hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,955), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000), tổng phương sai giải thích lớn hơn 50% (77,298%) và các biến quan sát đều có hệ số factor loading lớn hơn 0,5, các biến quan sát hình thành 6 nhân tố (bảng 4). Điều đó cho thấy sử dụng phân tích nhân tố khám phá là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu. 219 Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập lần 2 Biến quan sát TIN_CAY2 TIN_CAY1 TIN_CAY3 DAP_UNG2 TIN_CAY4 DAP_UNG1 DAP_UNG3 PTHH2 PTHH1 PTHH4 PTHH3 DONG_CAM2 DONG_CAM3 DONG_CAM4 DONG_CAM1 DONG_CAM5 HINH_ANH3 HINH_ANH5 HINH_ANH4 HINH_ANH2 HINH_ANH1 NLPV3 NLPV2 NLPV1 NLPV4 GIA2 GIA1 GIA3 KMO Bartless test Phương sai (%) 1 0.821 0.789 0.749 0.705 0.685 0.660 0.538 2 Thành phần chính Factor loading 3 4 5 6 0.825 0.759 0.763 0.681 0.788 0.761 0.697 0.685 0.647 0.779 0.735 0.653 0.602 0.583 0.652 0.630 0.580 0.541 0.683 0.663 0.580 0.955 0.000 77.298 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) Phân tích nhân tố khám phá với biến “hài lòng khách hàng” Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát của biến “hài lòng khách hàng” cho thấy: Hệ số KMO lớn hơn 0,5 (0,888), kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000), tổng phương sai giải thích lớn hơn 50% (75,213%), các hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5, các biến quan sát hình thành một nhân tố duy nhất (bảng 5). Điều đó cho thấy, sử dụng phân tích nhân tố khám phá phù hợp với dữ liệu nghiên cứu và biến “hài lòng khách hàng” là một thang đo đơn hướng. 220 Bảng 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến “Hài lòng khách hàng” Biến quan sát HAI_LONG2 HAI_LONG3 HAI_LONG1 HAI_LONG5 HAI_LONG4 KMO Bartlett test Phương sai giải thích (%) Thành phần chính Factor loading 1 0.890 0.885 0.873 0.854 0.833 0.888 0.000 75.213 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) Hiệu chỉnh mô hình và giả thuyết nghiên cứu Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho thấy từ bảy nhân tố lý thuyết ảnh hưởng tới sự hài lòng chỉ hình thành sáu nhân tố. Các biến quan sát của nhân tố “sự tin cậy” và “khả năng đáp ứng” hội tụ về cùng một nhân tố. Điều đó cho thấy, tại thị trường Việt Nam, khách hàng sử dụng dịch vụ bảo hiểm không có sự phân biệt rõ ràng giữa “sự tin cậy” và “khả năng đáp ứng” dịch vụ. Do đó, những biến quan sát này được đặt lại tên là “Tính tin cậy và khả năng đáp ứng” cho phù hợp với các giá trị nội dung phản ánh của các biến quan sát. Do có sự khác biệt giữa mô hình lý thuyết ban đầu và kết quả phân tích từ dữ liệu nghiên cứu nên nhóm tác giả tiến hành hiệu chỉnh mô hình và các giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp với dữ liệu thực tế. * Phân tích tương quan Bảng 6: Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu TC&DU NLPV DCAM PTHH HANH GIA Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N Pearson Correlation Sig. (2-tailed) N TC&DU NLPV DCAM PTHH HANH 1 .711 .616 .691 .658 .000 .000 .000 .000 200 200 200 200 1 .655 .594 .670 .000 .000 .000 200 200 200 1 .605 .669 .000 .000 200 200 1 .609 .000 200 1 GIA HAI_LONG .711 .608 .000 .000 200 200 .641 .639 .000 .000 200 200 .552 .603 .000 .000 200 200 .638 .658 .000 .000 200 200 .629 .680 .000 .000 200 200 1 .711 .000 200 221 TC&DU NLPV DCAM PTHH HANH Pearson Correlation HAI_LONG Sig. (2-tailed) N **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). GIA HAI_LONG 1 (Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS) Kết quả này cho thấy, giữa các biến trong mô hình và biến hài lòng khách hàng có mối tương quan thuận chiều. Trong đó tương quan lớn nhất với biến cảm nhận về giá (r = 0,711)và nhỏ nhất với biến “sự đồng cảm” (r = 0,603). Mặt khác, phân tích tương quan cũng cho thấy giữa các biến độc lập trong mô hình cũng có tương quan khá mạnh với nhau. Vì vậy, cần kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập khi phân tích hồi quy. * Phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả ước lượng: Để kiểm định các giả thuyết về ảnh hưởng của các thành phần chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng của khách hàng tác giả sử dụng phân tích bằng hồi quy bội với biến phụ thuộc là biến “Hài lòng khách hàng”. Bảng 7: Bảng kết quả hồi quy Biến độc lập Hằng số TC&DU NLPV DCAM PTHH HANH GIA R2 Sig (F) Hệ số chưa chuẩn hóa B SE 0.022 0.116 0.244 0.027 0.115 0.001 0.068 0.004 0.195 0.109 0.060 0.018 0.280 0.033 0.658 0.000b Hệ số chuẩn hóa Beta 0.026 0.248 0.132 0.071 0.196 0.064 0.282 T 2.673 4.472 2.553 1.698 2.922 1.234 4.965 Sig. 0.001 0.000 0.000 0.050 0.060 0.000 0.073 VIF 1.088 1.053 1.830 2.130 1.513 1.890 Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS Kết quả phân tích cho thấy kiểm định F của phân tích phương sai trong mô hình có ý nghĩa thống kê (p-value = 0,000<0.05). Điều này cho thấy, mô hình phân tích sử dụng cho dữ liệu nghiên cứu là phù hợp. Hệ số xác định hiệu chỉnh R2 bằng 0,658, điều đó cho thấy các biến độc lập trong mô hình giải thích được 65,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả phân tích cũng cho thấy, hệ số VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10, điều đó cho thấy hiện tượng đa cộng tuyến không ảnh hưởng tới kết quả ước lượng từ dữ liệu nghiên cứu. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng tiến hành kiểm tra những khuyết tật khác của mô hình ước lượng khi sử dụng phương pháp OLS (Phương sai sai số thay đổi, tính phân phối chuẩn, liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập…) cho thấy các khuyết tật không gặp phải cho dữ liệu ước lượng. Do đó, có thể kết luận phương trình ước lượng được là phù hợp và đáng tin cậy cho các kết luận. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Để kiểm định giả thuyết về ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ tới sự hài lòng khách hàng (giả thuyết H1 đến H6) ta sử dụng kết quả ước lượng từ mô hình 1 để kiểm định. Như đã trình bày tại chương 2, tiêu chuẩn kiểm định các giả thuyết nghiên cứu lấy theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định các giả thuyết như sau: 222 - Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố tính tin cậy và khả năng đáp ứng có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận. - Kiểm định giả thuyết H2: Nhân tố năng lực phục vụ có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H2 được chấp nhận. - Kiểm định giả thuyết H3: Nhân tố sự đồng cảm có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H3 được chấp nhận. - Kiểm định giả thuyết H4: Nhân tố phương tiện hữu hình có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H4 được chấp nhận. - Kiểm định giả thuyết H5: Nhân tố hình ảnh doanh nghiệp có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H5 được chấp nhận. - Kiểm định giả thuyết H6: Nhân tố cảm nhận về giá có tác động thuận chiều đến sự hài lòng khách hàng với hệ số beta dương và thống kê t có p-value =0,000 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H6 được chấp nhận. * Đánh giá mức độ quan trọng của từng biến độc lập trong mô hình Theo kết quả phân tích hồi quy ta có thể xây dựng phương trình hồi quy như sau: HAI_LONG = 0,022 + 0,244TC&DU + 0,115NLPV + 0,068DCAM + 0,195PTHH + 0,06HANH + 0,28GIA Để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng, nhóm tác giả sử dụng hệ số Beta chuẩn hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng khách hàng là nhân tố cảm nhận về giá (beta chuẩn hóa đạt 0,282), tiếp đến là nhân tố sự tin cậy và khả năng đáp ứng (beta chuẩn hóa đạt 0,248), sau đó là nhân tố phương tiện hữu hình (beta chuẩn hóa đạt 0,196), tiếp đến là năng lực phục vụ (beta chuẩn hóa đạt 0,132), nhân tố đồng cảm (beta chuẩn hóa đạt 0,071) và thấp nhất là nhân tố hình ảnh doanh nghiệp (beta chuẩn hóa đạt 0,282). Kết luận và định hướng giải pháp Trong giai đoạn hiện nay, BHKD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà bảo hiểm còn có ý nghĩa xã hội cao. Sự phát triển của ngành bảo hiểm sẽ góp phần thu hút một lượng vốn lớn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế chia sẻ rủi ro, ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống. Chính vì vậy phát triển BHKD là mối quan tâm của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số nhân tố tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ bảo hiểm của các DNBH trên thị trường hiện nay. Đồng thời, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình hồi quy thể hiện mối liên hệ giữa các nhân tố này với mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ bảo hiểm và mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ hài lòng của khách hàng. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đã đề cập ở phần trên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một số định hướng giải pháp giúp cho các DNBH nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng như sau: Thứ nhất, các DNBH cần xây dựng chính sách bảo hiểm phí phù hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố cảm nhận về giá được khách hàng đánh giá là nhân tố lớn nhất quyết định đến sự hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy, vấn đề cần được quan tâm hàng đầu của các DNBH là xây dựng chính sách phí phù hợp với nhu cầu khách hàng trên các khía cạnh: phí bảo hiểm có tính cạnh tranh tốt, đảm bảo mức phí có tính ổn định cao, thiết lập hệ thống thu thập thông tin từ phía khách hàng và căn cứ vào đó xây dựng biểu phí phù hợp với từng loại sản phẩm bảo hiểm và từng nhóm khách hàng. 223 Thứ hai, về tính tin cậy và khả năng đáp ứng, các doanh nghiệp bảo hiểm cần quan tâm hơn đến công tác đào tạo nhân viên sao cho nhân viên có thể nắm chắc và hiểu rõ tất cả các thông tin liên quan đến sản phẩm để tư vấn cho khách hàng một cách chính xác. Ngoài ra, các DNBH cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử dành cho nhân viên và đảm bảo quy tắc ứng xử của doanh nghiệp được áp dụng thống nhất cho toàn bộ các bộ phận có tiếp xúc với khách hàng. Mặt khác, quy trình cung cấp dịch vụ cũng cần được xây dựng hợp lý sao cho các vấn đề của khách hàng được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thứ ba, để nâng cao hơn nữa năng lực phục vụ, các DNBH cần chuẩn hóa quy trình làm việc sao cho nhân viên có thể đáp ứng dịch vụ cho khách hàng tốt nhất. Thứ tư, các DNBH cũng cần đổi mới trang thiết bị, đặc biệt là tại những bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng nhằm nâng cao tính tin cậy trong quá trình cung cấp dịch vụ. Thêm vào đó, các ấn phẩm quảng cáo, tài liệu giới thiệu dịch vụ phải thiết kế đẹp, nội dung phù hợp đảm bảo khách hàng có để đọc và hiểu dễ dàng. Ngoài ra, nhân viên làm việc với khách hàng thể hiện sự tôn trọng với khách hàng qua trang phục lịch sự và chuyên nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson et al. (1994) ‘‘Customer satisfaction, market share and profitability: finding from Sweden’’, Journal of Marketing, 58, June, pp. 53-66. 2. Anderson, E.W., Fornell, C. and Lehmann, D.R. (1994) "Customer satisfaction, market share, and profitability: Findings from Sweden", Journal of Marketing, Vol 58, pp. 53-66. 3. Boateng R. (2006) Developing e-banking capabilities in a Ghanaian Bank: Preliminary Lessons. Journal of Internet Banking and Commerce, Vol. 11, No. 2 [Online] downloaded from http://www.arraydev.com/commerce/jibc/). 4. Bryant, Barbara Everitt and Jaesung Cha (1996) Crossing the Threshold, Marketing Research, 8(4) 20-28 5. Cronin, J.J. Jr and Taylor, S.A. (1992) “Measuring service quality: a re-examination and extension”, Journal of Marketing, 56, pp. 55-68. 6. Danaher P. J. and Haddrell V. (1996). A comparison of question scales used for measuring customer satisfaction, International Journal of Service Industry Management, Vol. 7 No. 4, pp. 4-26. MCB University Press 7. Dodds, W.B. and Monroe, K.B. (1991) “Effects of price, brand, and store information on buyers”, Journal of Marketing Research, 28 (3), pp. 307-20. 8. Fornell, C., et al., (1996) “The American customer satisfaction index: nature,purpose, and indings”, Journal of Marketing, 60, October, pp. 7-18 9. Fornell, C. (1992) "A National Customer Satisfaction Barometer: The Swedish Experience." Journal of Marketing Vol. 56, pp 6-21. 10. Garland, B.C. and Westbrook, R.A., (1989). “An exploration of client satisfaction in a non profit context”, Journal of Academy of Marketing Science, 17, Fall, pp. 297-303. 11. Gavin Eccles & Philips Durand (1997). Measuring Customer Satisfaction and Employee Attitude at Forte Hotels, Managing service quality Vol 7 no. 6 pp 290 -291 12. Gummesson, E. (1993) Quality Management in Service Organisations (Karlstad, International Service Quality Association) 13. Gyasi S. N. & Azumah , K.A. (2009) An Assessment And Analysis of Customer Satisfaction with Service Delivery of Mobile Telecommunication Networks within Ghana, Masters Thesis, LTU, Sweden. 14. Hair, J.F.Jr., Black, W.C., Babin, B.J., Anderson, R.E., & Tatham, R.L. (2006). Multivariate data analysis (6th ed.). Upper Saddle, NJ: Pearson Prentice Hall. 224 15. Hume M and Mort G. S. (2008) Satisfaction in performing arts: the role of value? European Journal of Marketing 42 (3/4), 2008 pp. 311-326q Emerald Group Publishing Limited 0309-0566, DOI 10.1108/03090560810852959 16. Hunt, H. Keith. 1977. "CS/D--Overview and Future Research Direction." In Conceptualization and Measurement of Consumer Satisfaction and Dissatisfaction. H. Keith Hunt, ed. Cambridge, MA: Marketing Science Institute. th 17. Kotler P. & Keller K.(2006) Marketing Management, 12 Edition, Pearson Education Inc, New Jersey. th 18. Lovelock C. & Wirtz J. (2007) “Services Marketing: People, Technology, Strategy, 6 Ed.,Pearson Prentice Hall, New Jersey 19. Lehtinen, U. And Lehtinen, J.R. (1991), Two approaches to service quality dimensions. The service industry journal, Vol. 11, No.3, pp 287-303. 20. Mehdi B. M. (2007). Measuring Service Quality in Airline Using SERVQUAL Model (Case of IAA), Master’s Thesis LTU, Sweden 21. Naichiamas D. and Frankfort Nachiamas, C., (1996) Research Methods in the Social th Sciences, 5 ed., Arnold, Santa Crux 22. Naresh K. Malhotra & David F. Birks (2007) Marketing Research, An applied Approach, 3 ed. Prentice Hall, Inc. 23. Narver, J.C. and Slater, S.F. (1990). “The effect of a market orientation on business profitability”, Journal of Marketing, Vol. 54, October, pp. 20-35 24. Oliver, R.L. (1993a) “Cognitive, affective, and attribute bases of the satisfaction response”, Journal of Consumer Research, 20, December, pp. 418-30. 25. Oliver, Richard L. (1997) Satisfaction: A behavior perspective on the consumer. New York Irwin McGraw Hill 26. Parasuraman, A. et al. (1988) “SERVQUAL: a multiple item scale for measuring customer perceptions of service quality”, Journal of Retailing, 64, pp. 12-40. 27. Parasuraman, A. Zeithalm, V. A. & Berry, L. L. (1985) A Conceptual Model of Service Quality and its implication for future research, Journal of Marketing, 49, pp. 41-50 28. Rust, R.T. and Zahorik, A.J. (1993), “Customer satisfaction, customer retention, and market Ryals & Knox 2001 Cross-functional Issues in the Implementations of Relationship Marketing Through CRM. European Management Journal, Vol (19)5 p.534-542 29. Sattari S. (2007). Application of Disconfirmation Theory on Customer Satisfaction Determination Model - Case of Prepaid Mobiles in Iran, Master’s Thesis, LTU, Sweden. 30. Mittal, Vikas and P.M. Baldasare (1996), “Impact Analysis and the Asymmetric Influence of Attribute Performance on Patient Satisfaction,” Journal of Health Care Marketing, 16 (3), 24-31 31. Kamakura, Wagner A. and Michel Wedel (1995), “Life-Style Segmentation with Tailored Interviewing,” Journal of Marketing Research, 32 (August), 308-317. nd 32. Saunders, M. N. K. (2000). Research Methods for Business Students, 2 Edition, Financial Times/Printice Hall 33. Wang Y. & Hing-Po Lo (2002). Service quality, customer satisfaction and behaviour intentions: Evidence from China’s telecom Industry. Info (4) 6 pp. 50-60.MCB UP Ltd 34. Wiersma, W. (1995). Research methods in education: An introduction (Sixth ed.). Boston: Allyn and Bacon. 225 THÁCH THỨC TRONG THÚC ĐẨY BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Sơn Hải ThS. Nguyễn Thanh Giang Học viện Tài chính Tóm tắt Thúc đẩy tài chính toàn diện hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững là chủ đề đang rất được quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây. Với đặc thù là một nước nông nghiệp, gần một nửa lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh sống chủ yếu ở nông thôn. Sự khó khăn trong việc đưa các dịch vụ tài chính đầy đủ đến với người dân vẫn là thách thức chủ yếu. Đa dạng các sản phẩm tài chính trong đó có Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là một đòi hỏi tất yếu để vừa đạt mục tiêu phát triển tài chính toàn diện vừa đáp ứng nhu cầu rất lớn của những người dân ở khu vực nông thôn. Từ khoá: Tài chính toàn diện; Bảo hiểm nông nghiệp; nông thôn. Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 21 triệu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 40,2%) và khoảng 65% dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn (theo GSO, 2017). Vì thế, sản xuất nông nghiệp có tầm quan trọng lớn đối với an ninh, kinh tế - xã hội. Bất lợi là Việt Nam thường xuyên chịu hơn chục cơn bão lớn mỗi năm. Bão và lũ lụt hàng năm gây thiệt hại nặng nề cho sản lượng cây trồng theo mùa vụ, cho vật nuôi, thuỷ sản. Theo báo cáo của FAO-2018, giai đoạn 2005-2015, Việt Nam đứng thứ sáu trong số các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, mỗi năm thiệt hại khoảng 1,5%-2% GDP. Trong tương lai, sản xuất nông nghiệp được dự báo đối mặt với nhiều khó khăn như diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, năng suất cây trồng giảm, biến đổi khí hậu gây nhiều hậu quả như lũ lụt, hạn hán, sa mạc hoá đất đai. Để đối phó, Chính phủ phải chi hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm để hỗ trợ nông dân khi hứng chịu thiên tai. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp ứng phó tạm thời vì về lâu dài sẽ gây gánh nặng cho ngân sách vốn đã rất eo hẹp. Từ khi ban hành Nghị định 58/2018/NĐ-CP, khung pháp lý về BHNN chính thức có hiệu lực, nhưng cho đến nay việc triển khai BHNN của các doanh nghiệp bảo hiểm được giao vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Những khó khăn và nguyên nhân nào đang cản trở sự phát triển của BHNN ở nước ta hiện nay. 1. Thực trạng bảo hiểm nông nghiệp hiện nay Bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam mặc dù đã được triển khai khá đồng bộ và quyết liệt từ 2011, nhưng BHNN Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Số liệu thống kê cũng thể hiện doanh thu phí BHNN 3 năm gần đây rất khiêm tốn, năm 2015 là 42 tỷ, năm 2016 là 45 tỷ và 2017 là 46 tỷ. Về cơ cấu doanh thu thì nghiệp vụ BHNN chỉ chiếm khoảng 0,12% tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ. Số tiền bồi thường BHNN vì thế cũng thấp. Rõ ràng quy mô BHNN vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân và mong muốn của Nhà nước. Bảng: Nghiệp vụ Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 2015-2017 Chỉ tiêu Doanh thu phí BHNN Doanh thu phí Bảo hiểm phi nhân thọ Tốc độ tăng trưởng doanh thu BHNN (%) Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ Bồi thường bảo hiểm gốc BHNN Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại Đvt Tỷ đồng Tỷ đồng % % Tỷ đồng Tỷ đồng 2015 2016 2017 42 31.894 40,55 0,13 7 12 45 36.866 7,14 0,12 8 17 46 41.594 1,13 0,11 2 45 Nguồn: Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015, 2016, 2017 226 Trước đây, Nhà nước đã cho thí điểm BHNN theo Quyết định số 315/QĐ-TTg, thí điểm tại 20 tỉnh, trên 9 đối tượng: Lúa, trâu, bò, lợn, gà, vịt, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra. Sau 3 năm làm thí điểm, đã có kết quả: vận động được 304.017 hộ nông dân mua bảo hiểm cho nuôi trồng thủy sản, cây lúa và vật nuôi (trâu, bò, lơn, gà) với doanh thu phí bảo hiểm đạt 394 tỷ đồng. Nhưng giải quyết bồi thường lên tới 712,9 tỷ đồng cho người mua bảo hiểm (chủ yếu là bồi thường thủy sản 306% doanh thu). Có thể thấy, hiệu quả BHNN có tính kinh tế chưa cao, bảo hiểm thủy sản bị trục lợi nặng; thực hiện tái bảo hiểm còn lúng túng. 2. Những vấn đề đặt ra Sau khi xem xét, đánh giá lại những kết quả thực hiện thí điểm HBNN, kết hợp với tham khảo triển khai BHNN ở một số nước Châu Âu (EU), chính sách BHNN ở Trung Quốc, Hàn Quốc, những bất cập khi triển khai BHNN ở nước ta là: Thứ nhất, BHNN có độ rủi ro cao, mức lợi nhuận thấp mang tính xã hội: Mức độ tổn thất hàng năm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp rất cao (ước tính 1,5%-2% GDP) đòi hỏi doanh nghiệp bảo hiểm phải có mức vốn lớn và có rất đông người tham gia bảo hiểm để đảm bảo không bị lỗ trong kinh doanh. Mô hình sản xuất nông nghiệp trong khu vực nông thôn phổ biến là qui mô nhỏ, manh mún, cách thức nuôi trồng không bài bản và không theo quy trình chuẩn, thiếu các giải pháp phòng vệ và quản lý rủi ro khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra. Thứ hai, Khó đánh giá rủi ro và định phí bảo hiểm và giám định tổn thất: Nguyên nhân là do cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia về quy mô và mức độ tổn thất không đầy đủ và chi tiết nên không có cơ sở định phí rủi ro phù hợp. Các doanh nghiệp bảo hiểm và nhà tái bảo hiểm chưa có nhiều kinh nghiệm về BHNN. Thứ ba, Chính sách hỗ trợ đối với tham gia BHNN chưa hấp dẫn: thiếu cơ chế khuyến khích tham gia vào chương trình BHNN của khối ngân hàng, trong khi đây là chủ thể thực hiện các chương trình, chính sách lớn của Chính phủ trong phát triển nông nghiệp nông thôn. Thứ tư, Chọn đối tượng chủ yếu tham gia thí điểm bảo hiểm chưa phù hợp: Cán bộ, nhân viên bảo hiểm thiếu sự hiểu biết sâu, giám sát chặt chẽ với hoạt động sản xuất của người nông dân. Thiếu sự phối hợp giữa các công ty bảo hiểm với chính quyền địa phương nên dẫn đến tình trạng giám sát kém, thông báo dịch, thiên tai chậm nên có cơ hội cho hộ tham gia trục lợi (thủy sản). 3. Một số giải pháp Từ quan điểm Đại hội XII của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn kết hợp với thực tiễn BHNN, có thể rút ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động BHNN ở Việt Nam như sau: Thứ nhất, Chính phủ cần xem BHNN là một sản phẩm được vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó, Chính phủ hỗ trợ để tạo thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của thị trường (thiết lập khung pháp lý phù hợp, hỗ trợ chiến dịch truyền thông, hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp dữ liệu và vv). Chính phủ cần tiếp tục cải thiện hệ thống chính sách cho hệ thống BHNN tiến tới hình thành luật BHNN. Cùng với đó là sự giám sát chặt chẽ trong việc thực hiện và đưa ra quyết định, thay đổi nhanh chóng để cải thiện sản phẩm bảo hiểm thông qua thiết lập hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả, bằng việc xây dựng hệ thống thông tin BHNN và thiết lập quy trình quản lý thích hợp để giám sát và tối ưu hóa đầu tư công và đầu tư tư nhân của doanh nghiệp bảo hiểm; và thiết lập chế tài giám sát chặt chẽ các thủ tục, các quy trình sản xuất, đánh giá thiệt hại và thanh toán bồi thường để hoạt động này diễn ra minh bạch, nhanh chóng và hiệu quả. Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm với mức độ phù hợp, kinh phí đào tạo/tập huấn và hoạt động tuyên truyền, vận động nhằm thúc đẩy thị trường trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ nên tiếp tục trợ cấp cho những hộ nghèo, cận nghèo và không nghèo, nhưng với mức trợ cấp phí bảo hiểm thấp hơn. Ngoài hỗ trợ trên, Chính phủ nên cung cấp mức trợ giá ưu đãi cho nông dân có hợp đồng với các doanh nghiệp để tạo ra các khu sản xuất quy mô lớn và cải tiến chuỗi giá trị. 227 Thứ ba, Chính phủ cũng cần xem xét xây dựng hệ thống tái bảo hiểm thích hợp để thu hút doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường, thông qua việc xem xét giảm đầu tư trực tiếp cho nông dân bằng cách giảm tỷ lệ hỗ trợ phí về mức thích hợp nhằm thúc đẩy nhu cầu tự nguyện và nâng cao năng lực quản lý rủi ro ở cấp hộ để giảm rủi ro doanh nghiệp. Thứ tư, để tránh tình trạng trục lợi BHNN thì trong hợp đồng công ty bảo hiểm và người bảo hiểm phải có định mức kinh tế kỹ thuật của người mua sản phẩm. Định mức này sẽ do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sẽ đưa ra từng loại con, loại cây phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Số liệu thống kê dân số, lao động, nông nghiệp. Website: gso.gov.vn. 2. Báo cáo của FAO về thiệt hại thiên tai. www.fao.org/3/I8656EN/i8656en.pdf. 3. Nghị định 58/2018/NĐ- CP về BHNN. 4. Niên giám thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015, 2016, 2017. 228 BẢO HIỂM Xà HỘI TỰ NGUYỆN VỚI THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Phạm Thị Hoàng Phương Học viện Tài chính Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, việc thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện được đặt ra trên nhiều góc độ với các phạm vi nghiên cứu khác nhau, quan điểm khoa học khác nhau. Tuy nhiên, hội tụ lại các quan điểm đều đồng tình về vai trò quan trọng của tài chính toàn diện đối với nền kinh tế như: đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua thúc đẩy tăng trưởng việc làm và các hoạt động kinh tế, phát triển ổn định hệ thống tài chính và góp phần giảm chênh lệch giàu nghèo trong xã hội. Để phát triển tài chính toàn diện theo mục tiêu “tất cả người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và chi phí hợp lý” cần sự tổng hoà của nhiều yếu tố. Các dịch vụ tài chính trong tài chính toàn diện gồm có: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Trong bài viết này tác giả đề cập đến phát triển tài chính toàn diện đối với Bảo hiểm xã hội (BHXH) và tập trung vào nội dung Bảo hiểm xã hội tự nguyện, tiếp cận đánh giá ở các góc độ: sự thuận tiện, phù hợp trong tiếp cận BHXH tự nguyện của người lao động. Kết cấu bài viết gồm các nội dung: (i) các quan niệm và các tiêu chí đánh giá sự thuận tiện và phù hợp trong tiếp cận dịch vụ tài chính; (ii) Khái quát về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm xã hội tự nguyện; (iii) Đánh giá về sự thuận tiện, phù hợp trong tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay. Từ khoá: tài chính toàn diện, tiếp cận dịch vụ, bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động, khu vực phi chính thức. 1. Các quan niệm về tài chính toàn diện và các tiêu chí đánh giá tiếp cận dịch vụ tài chính Theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới (WB) một trong các quan điểm hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới tham khảo thì tài chính toàn diện được hiểu là “việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững” [5]. Quan điểm của Viện chiến lược ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” [6]. Như vậy, theo khái niệm tài chính toàn diện của World Bank hay theo khái niệm của Việt Nam, tài chính toàn diện đều được hiểu là việc “tất cả người dân và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lí”. Trong đó, đối tượng được quan tâm nhiều hơn là các đối tượng người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi xem xét đánh giá khả năng tiếp cập dịch vụ tài chính nào trong 5 dịch vụ: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm đều nên xuất phát từ đánh giả khả năng tiếp cận dịch vụ một cách thuận tiện, phù hợp của các nhóm đối tượng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương trước. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện được tiếp cận từ nhiều tiêu chí: (1) Đối với người sử dụng dịch vụ sử dụng tiêu chí khả năng tiếp cận dịch vụ; (2) Đối với người cung ứng dịch vụ sử dụng tiêu chí: sản phẩm đa dạng và phù hợp, khả năng thương mại và tính bền vững của dịch vụ; (3) Đối với thị trường sử dụng tiêu chí: sự phát triển của thị trường tài chính, các công cụ tài chính phòng tránh rủi ro; (4) Phương tiện hỗ trợ và ứng dụng công nghệ thông tin. 229 Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung vào tiêu chí đánh giá mức độ thuận tiện, phù hợp để người sử dụng dịch vụ có thể tiếp cận dịch vụ. Các yếu tố có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc người sử dụng dịch vụ tài chính có thể thuận tiện, phù hợp tiếp cận dịch vụ gồm: - Môi trường pháp lý cho sự tồn tại của dịch vụ tài chính đó. Một dịch vụ muốn được đưa ra trên thị trường phải có đầy đủ các yếu tố là dịch vụ hợp pháp, được quy định rõ về giá, về quyền và nghĩa vụ trong sử dụng dịch vụ để người sử dụng tiếp cận một cách chính thức về quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình khi sử dụng dịch vụ đó. - Dịch vụ có được biết đến hay không, một dịch vụ tốt nhưng nếu thiếu tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của dịch vụ mang lại sẽ không thể tác động đến người mua và gia tăng số lượng người mua dịch vụ. - Giá của dịch vụ cao hay thấp, trong nhiều trường hợp đây là yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận dịch vụ của người sử dụng dịch vụ. Trong khả năng thu nhập dù mong muốn sử dụng dịch vụ nhưng không có khả năng thanh toán người sử dụng dịch vụ sẽ không thể tiếp cận dịch vụ. - Các giá trị mang lại của dịch vụ, nếu dịch vụ chưa có đủ các giá trị thuyết phục người sử dụng thì người mua cũng sẽ từ chối tiếp cận dịch vụ. - Nhận thức của người sử dụng dịch vụ, nếu dịch vụ có giá hợp lý, mang lại giá trị sử dụng cao nhưng người sử dụng không nhận thức được thì cũng không thể tiếp cận được dịch vụ. 2. Khái quát về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội tự nguyện Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO “Bảo hiểm xã hội là sự bảo vệ của xã hội với các thành viên của mình khi họ gặp khó khăn khi bị mất hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, mất khả năng lao động, tuổi già, tàn tật và chết” [2]. Theo Luật BHXH số 58 năm 2014: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH” [Điều 3, 3]. BHXH hình thành và phát triển do nhu cầu của đời sống xã hội, nhất là khi hình thành nền sản xuất hàng hoá. Trong lao động sản xuất, song song với những thuận lợi, con người thường gặp phải những sự kiện không thuận lợi, những “rủi ro xã hội” làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập của họ. Những sự kiện, những “rủi ro xã hội” liên quan đến thu nhập bao gồm: mất hoặc giảm thu nhập do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng, ví dụ như tai nạn lao động, ốm đau, bị bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động, chết… Những sự kiện, những “rủi ro xã hội” nêu trên, từ khía cạnh này hay khía cạnh khác đều dẫn đến đe doạ “an toàn kinh tế” cho người lao động và gia đình họ (bị giảm hoặc mất thu nhập). Vì vậy, phải có những biện pháp và hình thức để chống lại sự đe dọa này, mà một trong những biện pháp đó là BHXH. Nói cách khác, BHXH được hình thành là để góp phần đảm bảo thu nhập cho người lao động và gia đình họ trước những sự kiện không thuận lợi, những “rủi ro xã hội”. Mục đích của BHXH là thông qua hệ thống các trợ cấp BHXH, bù đắp hoặc thay thế thu nhập cho người lao động và gia đình họ trước những sự kiện, những “rủi ro xã hội” làm cho người lao động bị giảm hoặc mất thu nhập từ nghề nghiệp, do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao động không được sử dụng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội. Theo quy định của ILO thì BHXH có 9 chế độ trợ cấp: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tử tuất; trợ cấp thất nghiệp; trợ cấp gia đình; trợ cấp tàn tật (mất sức lao động) [2]. Theo Luật BHXH số 58 năm 2014 BHXH ở Việt Nam có 5 chế độ trợ cấp: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất [Điều 4, 3]. Như vậy có thể hiểu khái quát BHXH dưới các góc độ khác nhau: 230 - Dưới giác độ pháp lý, BHXH là một loại chế độ pháp định bảo vệ người lao động, sử dụng nguồn tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm và gia đình trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, hoặc chết. - Từ giác độ tài chính: BHXH là thuật (kỹ thuật) chia sẻ rủi ro và tài chính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Từ giác độ chính sách xã hội: BHXH là một chính sách xã hội nhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các “rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội… Về bản chất tham gia BHXH là quyền của toàn bộ người lao động trong xã hội, tuy nhiên có những đối tượng lao động như: lao động tự do, lao động nông , lâm, diêm nghiệp… ở khu vực không chính thức làm việc không theo hợp đồng lao động, không thuộc biên chế của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào. Nhóm đối tượng này không thuộc nhóm đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc, bắt đầu từ 01/01/2008 có quyền được tham gia BHXH tự nguyện theo đúng quy định của Luật BHXH. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất [Điều 3, 3]. Theo quy định trên, người lao động là công dân Việt Nam trên 15 tuổi dù đang lao động ở lĩnh vực nào đều có quyền tham gia BHXH tự nguyện. Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng. Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Người lao động có thể chọn các phương thức đóng: hằng tháng, 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng [Điều 87, 3]. Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng 2 chế độ trợ cấp: chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Với chế độ hưu trí người lao động được hưởng lương hưu khi đủ các điều kiện: nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và đã đủ 20 năm đóng BHXH trở lên. Trong trường hợp người lao động đã đủ tuổi nhưng chưa đủ năm đóng BHX thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí [Điều 73, 3]. Chế độ tử tuất người lao động được trợ cấp mai táng khi có thời gian đóng BHXH đủ 60 tháng trở lên hoặc người đang hưởng lương hưu. Trợ cấp tuất được chi trả một lần cho thân nhân của người lao động đang đóng BHXH [Điều 80, 81, 3]. 3. Đánh giá về sự thuận tiện, phù hợp trong tiếp cận Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay Để đánh giá sự thuận tiện, phù hợp trong tiếp cận BHXH tự nguyện ở Việt Nam bài viết bám sát vào các yếu tố đã nêu tại phần 1. Thứ nhất, môi trường pháp lý về BHXH tự nguyện, các quy định về mức đóng bảo hiểm, chế độ trợ cấp bảo hiểm mà người lao động được hưởng đã được quy định rõ ràng, minh bạch bằng một văn bản luật là Luật BHXH số 58 năm 2014. Vì vậy, người lao động có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện có căn cứ pháp luật để biết rõ về quyền, trách nhiệm của mình khi tham gia BHXH tự nguyện. Thứ hai, mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện tối thiểu bằng mức thu nhập theo chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn (khoảng 400.00 đồng), có thể coi đây là “chi phí hợp lý” với 231 những người lao động có thu nhập thấp, tạo điều kiện cho những đối tượng này thuận tiện hơn, đủ khả năng để tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện. Người tham gia BHXH tự nguyện được linh hoạt trong việc lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm, có thể đóng hàng tháng, 3 tháng một lần, 6 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm sau với các mức đóng có lợi cho người đóng bảo hiểm. Đây cũng là quy định khác với phương thức đóng BHXH bắt buộc phải đóng theo kỳ hạn nhất định và người lao động không được quyền lựa chọn phương thức đóng. Với BHXH tự nguyện việc cho phép người lao động tham gia bảo hiểm được lựa chọn phương thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng lao động tự do, công việc và thu nhập không ổn định có thể cân đối tài chính cá nhân để thực hiện đóng bảo hiểm theo nhu cầu của mình. Ngoài ra, Nhà nước dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ tiền đóng BHXH cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở các mức: - Hỗ trợ bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; - Hỗ trợ bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; - Hỗ trợ bằng 10% với các đối tượng khác [Điều 14, 1]. Các mức hỗ trợ như nêu trên, đối tượng thụ hưởng chính sách chủ yếu là người lao động nghèo, cận nghèo, và mở rộng ra cả các đối tượng khác đều được nhà nước hỗ trợ. Với mức hỗ trợ này nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các đối tượng lao động tự do, lao động nông, lâm, diêm nghiệp… thu nhập thấp ở khu vực phi chính thức đều có khả năng tiếp cận và tham gia BHXH tự nguyện thuận tiện và phù hợp. Thứ ba, người lao động tham gia BHXH tự nguyện được hưởng 02 chế độ trong 05 chế độ BHXH hiện hành là hưu trí và tử tuất. Lý do để BHXH tự nguyện chọn 02 chế độ hưu trí và tử tuất với mục đích chính đảm bảo an toàn, cân đối quỹ hưu trí, tử tuất. Về nguyên tắc khi triển khai một chính sách bảo hiểm cần tính toán để cân đối được giữa tiền đóng và tiền chi trả bảo hiểm, đảm bảo cân đối quỹ không thâm hụt dẫn đến mất khả năng chi trả của quỹ. Đó cũng là lý do, với thời gian đóng bảo hiểm dài (thời gian các lao động tham gia đóng bảo hiểm phải đủ 20 năm) mới được hưởng chế độ sẽ tạo điều kiện để BHXH cân đối được quỹ, đáp ứng và có khả năng thanh toán tiền lương hưu, hỗ trợ tiền mai táng, chi trả tiền tuất cho người lao động. Các chính sách bảo hiểm cho ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có tính chất cân đối quỹ theo năm, rất dễ gây thâm hụt quỹ do số tiền chi trả có thể lớn hơn nhiều lần số tiền đối tượng đóng bảo hiểm. Sau 10 năm thực hiện chế độ BHXH tự nguyện tính từ 01/01/2008 đến nay, BHXH Việt Nam vẫn chưa triển khai được thêm các chế độ trợ cấp nào khác ngoài chế độ hưu trí và tử tuất cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trong khi, đa số các lao động thuộc diện đóng BHXH tự nguyện đều là các đối tượng có thu nhập thấp và yếu thế trong khu vực phi chính thức, các đối tượng này lại rất cần phải được hưởng đầy đủ các chế độ trợ cấp từ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến hưu trí và tử tuất chứ không chỉ riêng 2 chế độ hưu trí và tử tuất như hiện nay. Bên cạnh đó, các thiết kế chính sách BHXH tự nguyện chưa “hấp dẫn” người tham gia. Cụ thể: thời gian đóng BHXH tự nguyện theo quy định tối thiểu để được hưởng BHXH là 20 năm, đây là thời gian khá dài, đòi hỏi người đóng BHXH phải kiên trì theo đuổi và dành một phần thu nhập nhất định của mình cho việc đóng BHXH. Trong trường hợp nếu tham gia chưa đủ 20 năm sẽ được trả lợi ích trọn gói một lần cho tuổi già, tuy nhiên số chi trả tương đối nhỏ không đủ hấp dẫn để thu hút các đối tượng lao động từ 40 tuổi trở lên. Thứ tư, công tác tuyên truyền đến người lao động về BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế, chưa đa dạng các kênh truyền thông, chưa phổ biến về chính sách đến những người lao động ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, biên giới và dân tộc thiểu số. Ở các khu vực này thường có nhiều lao động tự do, lao động nông, lâm nghiệp có thu nhập thấp là đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Do đó trên thực tế số lượng người tham gia BHXH tự nguyện tính đến tháng 11/2018 của Việt Nam còn rất hạn chế khoảng 1,7% trên tổng số 14,56 triệu người tham gia BHXH. Mặc dù bối cảnh chung số người tham gia BHXH nêu trên cũng chỉ chiếm 30% 232 tổng số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam. Trong đó lao động tại khu vực phi chính thức (các đối tượng có thể tham gia BHXH tự nguyện) chiếm 70% tổng số lao động trong độ tuổi lao động. Như vậy, theo con số của BHXH Việt Nam tính đến tháng 11/2018 dưới đây thì tiềm năng để gia tăng số lao động tham gia BHXH tự nguyện còn rất lớn. BHXH Bảng 1: Số lượng người tham gia BHXH tính đến tháng 11/2018 Số người tham gia Cơ cấu Nội dung (triệu người) (%) 14,560 100 BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện 14,310 98,3 0,254 1,7 (Báo cáo năm 2018 BHXH Việt Nam) Thứ năm, về nhận thức của người lao động trong diện tham gia BHXH tự nguyện, về cơ bản các đối tượng lao động đều chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi bảo hiểm của mình, họ chưa biết, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc nên tham gia BHXH tự nguyện để được đảm bảo các quyền lợi trợ cấp nếu có rủi ro xảy ra. Vì thế, việc tiếp cận BHXH tự nguyện còn nhiều hạn chế do đối tượng không quan tâm. Bên cạnh đó, cuộc sống mưu sinh của các lao động này còn gặp nhiều khó khăn, các đối tượng lao động tự do hầu hết có xu hướng dịch chuyển chỗ làm, thu nhập thấp và không ổn định, do đó việc bỏ một phần thu nhập để tham gia BHXH chưa phải mối quan tâm hàng đầu của họ. Hoặc có những đối tượng muốn nộp BH nhưng do đặc thù công việc nay đây, mai đó nên việc đóng phí tại một cơ quan BHXH cũng gây khó khăn làm họ không muốn tiếp cận và tham gia BHXH. Xuất phát từ các đánh giá nêu trên có thể khẳng định, về góc độ chính sách phần nào đó đã tạo thuận lợi cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số các điểm nghẽn cần khắc phục để mở rộng hơn diện tham gia BHXH tự nguyện. Có thể đưa ra một số khuyến nghị như sau: Thứ nhất, cơ quan BHXH nên nghiên cứu để đưa ra quy định giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng chế độ cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Hiện nay điều kiện để được hưởng lương hưu hàng tháng đó là người lao động phải đóng bảo hiểm đủ 20 năm, thời gian 20 năm là tương đối dài, đặc biệt đối với những người lao động khi đã lớn tuổi mới tham gia đóng BHXH tự nguyện. Nên có lộ trình để giảm thời gian phải đóng đủ bảo hiểm xuống còn 15 năm và tiến đến còn 10 năm. Chính sách có thể thiết kế để người lao động nếu đóng bảo hiểm thời gian thấp sẽ có các mức lương tương ứng khác nhau. Như vậy sẽ khuyến khích nhiều đối tượng lao động tham gia đóng bảo hiểm, đặc biệt các lao động thuộc lứa tuổi trên 40 tuổi. Bên cạnh đó, có thể thực hiện đa dạng hơn các gói chi trả lương hưu gắn với từng thời gian đóng BHXH. Cơ quan BHXH cần cân nhắc tính toán để tiến đến mở rộng chế độ hưởng BHXH cho các lao động tham gia BHXH tự nguyện, không chỉ là 02 chế độ: hưu trí và tử tuất, có thể mở rộng thêm các chế độ khác như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu về chế độ cho người lao động, từ đó sẽ thu hút thêm các lao động tham gia BHXH tự nguyện. Thứ hai, cơ quan BHXH cần phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền về chế độ BHXH tự nguyện bằng nhiều hình thức khác nhau: phát thanh, hội họp, phát tờ rơi, tổ chức hội thảo… làm sao để người lao động biết đến BHXH tự nguyện, hiểu và tham gia BHXH tự nguyện. Thứ ba, cần linh hoạt về địa điểm nộp tiền đóng bảo hiểm, đẩy mạnh sự phối hợp với hệ thống ngân hàng thương mại đặc biệt các ngân hàng có hệ thống phòng giao dịch đến tận các xã như Agribank hoặc ngân hàng chính sách xã hội để thực hiện nhờ thu, chi BHXH tự nguyện qua ngân hàng, đảm bảo dù ở đâu người lao động cũng có thể nộp được BHXH. 233 Thứ tư, cần đồng bộ các dữ liệu về thông tin nộp BHXH, hưởng BHXH tự nguyện, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để số hoá các dữ liệu sổ BHXH, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động dễ dàng kiểm tra được các thông tin đóng và hưởng chế độ BHXH tự nguyện của mình. Kết luận Theo Nghị quyết 28 NQ/TW ngày 19/05/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 12 về Cải cách chính sách BHXH đã đạt ra các mục tiêu phấn đấu về mở rộng diện tham gia BHXH trong đó có BHXH tự nguyện như sau: đến năm 2021 đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân là lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện; đến năm 2025 là 45% trong đó nông dân là lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện và đến năm 2030 là 60% trong đó nông dân là lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện. Tinh thần Nghị quyết vừa là cơ hội và cũng là thách thức đối với BHXH Việt Nam làm thế nào để mở rộng diện tham gia BHXH nói cung và BHXH tự nguyện nói riêng. Để đạt được các chỉ tiêu của Nghị quyết cần phải giải quyết tổng hoà nhiều vấn đề trong đó có cả các vấn đề về chính sách và các vấn đề trong tổ chức thực hiện. Khi giải quyết được các điểm “nghẽn” nêu trên, khả năng tiếp cận BHXH tự nguyện của người lao động sẽ thuận tiện hơn, hiệu quả hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2018, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/05/2018 về cải cách chính sách BHXH. 2. Chính phủ, 2015, Nghị định 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 qui định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. 3. ILO, 1992, Introduction Social Security. 4. Quốc hội, 2014, Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014. 5. The World bank, 2012, Việt Nam: Phát triển một hệ thống BHXH hiện đại - những thách thức hiện tại và các Phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai. 6. The Worldbank, 2017, Financial inclusion overview. 7. hhtp://khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/09/So-luoc-tai-chinhtoan-dien.pdf. 234 3.5. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ PGS. TS. Lê Văn Luyện TS. Nguyễn Đức Hải Học viện Ngân hàng Tóm tắt Tài chính toàn diện thông qua việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế. Phát triển tài chính toàn diện nhằm gia tăng về mặt số lượng, chất lượng dịch vụ tài chính cùng với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người sử dụng. Phát triển tài chính toàn diện theo Ngân hàng Thế giới sẽ tập trung vào các khía cạnh: Sử dụng tài khoản ngân hàng, dịch vụ thanh toán; Thực hiện tiết kiệm và vay mượn cho các mục đích khác nhau trong cuộc sống. Phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam đang trong giai đoạn đầu phát triển so với các nước trong khu vực, Việt Nam vẫn thua kém về trình độ. Để thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian tới đòi hỏi phải có nhiều giải pháp, chính sách phù hợp nhưng trước tiên cần nhanh chóng hoàn thiện, ban hành chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Chú trọng vào phát triển thị trường, sản phẩm dịch vụ trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ; tạo cơ chế huy động nguồn lực xã hội; nâng cao trình độ quản lý, nhân lực… Từ khóa: Tài chính toàn diện; phát triển tài chính Giới thiệu Tài chính toàn diện hiện đang được các Bộ, Ngành của Việt Nam rất quan tâm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Cơ quan đầu mối của Chính phủ được giao nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện dự kiến sẽ trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Với mục đích góp thêm ý kiến hoàn thiện bản dự thảo, nhóm nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết phát triển tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới phân tích, đánh giá thực trạng phát triển tài chính toàn diện của Việt Nam; so sánh thực trạng phát triển với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nước thu nhập trung bình thấp, trên cơ sở đó đề ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Cơ sở lý thuyết Theo WB1 tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu và giá cả hợp lý cho mọi người dân, doanh nghiệp trong đó chú trọng quan tâm cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng dễ bị tổn thương, yếu thế trong xã hội (gồm nhóm người nghèo, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ) được tiếp cận rộng rãi, góp phần tạo cơ hội mở rộng chi tiêu và đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội. Tài chính toàn diện theo Gardeva và Rhyne (2011) tập trung vào các trụ cột: Thứ nhất, cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính: tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán trong đó bao gồm cả tín dụng vi mô, bảo hiểm vi mô. Thứ hai, sản phẩm dịch vụ đáp ứng đúng, đủ nhu cầu và giá cả đảm bảo sự bền vững cho sự phát triển của tổ chức cung ứng cũng như khách hàng. 1 Ngân hàng Thế giới 235 Thứ ba, cần xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ nhằm tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, cũng như khuyến khích sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng. Thứ tư, nâng cao hiểu biết về dịch vụ tài chính của người dân thông qua phổ biến, giáo dục về kiến thức tài chính ngay từ khi còn học phổ thông. Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong giảm nghèo, phân phối thu nhập công bằng, góp phần phát triển kinh tế bền vững. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp có được nguồn lực đầy đủ thông qua huy động các nguồn lực lao động, đất đai chưa sử dụng hết vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập. Ngoài ra, tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Bên cạnh đó đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Phát triển tài chính toàn diện là sự gia tăng về mặt số lượng và chất lượng các dịch vụ tài chính cùng với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người sử dụng Để đánh giá sự phát triển tài chính toàn diện, có nhiều quan điểm, phương pháp tính toán khác nhau, trong phạm vi bài viết tác giả sẽ dựa trên quan điểm của WB được cập nhật, công bố rộng rãi qua The Global Findex Database2 qua các năm. Theo tiêu chí này, chỉ tiêu đánh giá phát triển tài chính toàn diện gồm 4 nhóm phản ánh tỷ lệ người dân: sử dụng tài khoản ngân hàng; tiết kiệm; vay mượn; và sử dụng các dịch vụ thanh toán. Các chỉ tiêu đánh giá tài chính toàn diện Chỉ tiêu Sử dụng tài khoản ngân hàng Nội dung chủ yếu Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức Tỷ lệ người người dân gửi tiết kiệm trong 1 năm tại một tổ chức tài chính chính thức (như ngân hàng, hiệp hội tín dụng, bưu điện hoặc tài chính vi mô) (i) Tỷ lệ người dân vay vốn trong 1 năm tại một tổ chức tài chính chính thức (như Vay mượn ngân hàng, hiệp hội tín dụng, bưu điện, tài chính vi mô) (ii) Tỷ lệ người dân có khoản vay lớn để mua nhà hoặc căn hộ (biện pháp dự trữ) (i) Tỷ lệ người dân sử dụng một tài khoản chính thức để nhận tiền lương hoặc các khoản thanh toán của Chính phủ trong 1 năm Thanh toán (ii) Tỷ lệ người dân sử dụng một tài khoản chính thức để nhận hoặc gửi tiền cho các thành viên trong gia đình sống ở nơi khác trong 1 năm Tiết kiệm Nguồn: Trích từ Klapper, 2011 2 236 http://globalfindex.worldbank.org Chính sách phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Trên thế giới hiện nay có hơn 35 quốc gia đã công bố các chiến lược tiếp cận tài chính rõ ràng và cam kết các mục tiêu chính thức để đưa vào tài chính. Hơn 25 quốc gia khác đang xây dựng chiến lược quốc gia vê tài chính toàn diện. Những chiến lược và cam kết này phản ánh sự nhận thức ngày càng tăng về vai trò của việc tiếp cận tài chính trong giảm nghèo và thúc đẩy sự thịnh vượng chung của một đất nước. Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện là một văn bản thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu dài hạn thúc đẩy tài chính toàn diện. Việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về tài chính toàn diện có mục tiêu là đảm bảo cho tất cả người dân ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, như: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính chính thức cung ứng. Mỗi quốc gia khi xây dựng chiến lược về tài chính toàn diện cần khuyến khích và lôi kéo sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước nhằm có được hiểu biết sâu rộng hơn và đề ra những chính sách can thiệp đúng đắn, mang tính chiến lược hơn. Thực tế được minh chứng bởi nhiều nghiên cứu của WB cho thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính toàn diện cao hơn là những nước thực thi tài chính toàn diện mà không thông qua chiến lược. Ở Việt Nam, tài chính toàn diện vẫn tương đối mới mẻ, tuy nhiên nội dung của tài chính toàn diện đã được triển khai từ nhiều năm thông qua các chính sách của Chính phủ liên quan đến nhiều Bộ, ngành và các lĩnh vực khác nhau. Một số chính sách về phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam STT Nội dung Năm 1 Chiến lược phát triển tài chính vi mô đến năm 2020 2011 2 Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt 2016 3 Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 2016 4 Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 2018 5 Đề án phát triển các tổ chức cung cấp tài chính cho đối tượng thu nhập thấp (tập trung phát triển loại hình Quĩ tín dụng) 2018 6 Chính sách hỗ trợ tiếp cận, hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất… Ban hành trong nhiều năm qua Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu Trong các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 5 năm được ban hành theo định kỳ các kế hoạch của Việt Nam có giải pháp nâng cao tiếp cận các nguồn lực tài chính phục vụ phát triển đời sống, phúc lợi xã hội cho người dân và phát triển doanh nghiệp. Chính sách hỗ trợ tiếp cận, hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ, hộ sản xuất cũng đã lần lượt được ban hành… Nhưng từ bắt đầu sau 2010, các chính sách về nội dung tài chính toàn diện được đưa ra. Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 ban hành năm 2011; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ban hành năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ, tạo cơ hội phát triển mạnh thanh toán điện tử; Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 được ban hành năm 2016, 237 nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2018, Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được ra đời và lấy ý kiến đóng góp của xã hội, tính đến thời điểm hiện nay (3/2019), bản dự thảo lần 3 đã được đưa ra. Theo kế hoạch của Chính phủ, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ được ban hành trong năm 2019. Trong tinh thần của Chiến lược tài chính toàn diện xây dựng một chiến lược tổng thể và dài hạn về tài chính toàn diện cũng như cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan; có các kế hoạch thực hiện trung và dài hạn mang tính toàn diện không chỉ bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng, các tổ chức tín dụng (TCTD) mà còn bao gồm các tổ chức cung cấp giải pháp công nghệ như: công ty viễn thông, tổ chức phát triển tiền điện tử, tiền di động, không chỉ là các dịch vụ ngân hàng, mà còn cả các dịch vụ tài chính khác như bảo hiểm. Những định hướng về mặt chính sách cho sự phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ được thực hiện như sau: Thứ nhất, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính và khuyến khích sự ra đời của những sản phẩm ứng dụng tiến bộ công nghệ. Thứ hai, cung cấp các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt các hộ nghèo và doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ. Thứ ba, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối của khu vực tài chính (bao gồm thanh toán điện tử và ngân hàng đại lý) để tăng cường mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính cho nhiều người dân. Thứ tư, tiến hành các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo phụ nữ được tiếp cận với dịch vụ tài chính. Thứ năm, đảm bảo rằng dịch vụ tài chính cung cấp giá trị cho hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ bằng phương thức minh bạch, có tính trách nhiệm đồng thời có các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Thứ sáu, chủ trương tăng cường nhận thức về thị trường để cung cấp các dịch vụ phù hợp. Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam Tỉ lệ người dân sử dụng tài khoản Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản3 của Việt Nam (Biểu đồ 1) ở mức thấp với tỷ lệ 30,8%, con số này ở các nước Đông Á và Thái Bình Dương (TBD) là 70,6% gấp gần 2,3 lần so với nước ta; mức bình quân của nhóm các nước thu nhập trung bình thấp (TBT) cũng đạt tới 57,8% cao hơn nhiều so với Việt Nam. Tỷ lệ phụ nữ sử dụng tài khoản cũng rất thấp chỉ đạt mức 30,4% so với TBD (67,9) và TBT (30,3%). Mặc dù vậy, nếu xét riêng trường hợp của Việt Nam, có một tín hiệu lạc quan là tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thuộc diện cao so với thế giới trong 7 năm qua, tăng từ tỷ lệ 21,4% năm 2011 lên 30,8% năm 2018. Đặc biệt, theo tỷ lệ tài khoản giao dịch qua điện thoại tỷ lệ này tại Việt Nam ở mức cao hơn rất nhiều 3,5% so với 1,3% của các nước TBD nhưng thấp hơn mức 5,3% của các nước TBT. Đối với đối tượng nghèo và sinh sống tại nông thôn Việt Nam, tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản rất thấp tỷ lệ tương ứng là 20,3%; 25,2% trong khi các nước TBD và TBT có tỷ lệ tương ứng 59,3%; 68,8%. 3 238 Tính theo tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm Biểu đồ 2 cung cấp số liệu về tỷ lệ người dân gửi tiền tiết kiệm (tính từ 15 tuổi trở lên) của Việt Nam so với các nước. Theo các số liệu WB công bố, người dân Việt Nam có tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm dưới các hình thức không chính thức và bán chính thức chiếm tỷ trọng cao. Trong đó, tỷ lệ người dân để tiền tại nhà là 57,4% cao hơn so với người dân các nước TBT (39,7%) và TBD (53,1%); tiền tiết kiệm dưới dạng các quỹ bán chính thức là 14,4% trong khi các nước TBT (13%), TBD (8,6%). Tỷ lệ tiết kiệm của người dân tại các tổ chức tín dụng chính thức là 14,5% thấp nhất trong các nhóm nước được sử dụng so sánh, các nước TBT (15,9%), TBD (30,6%). Tỷ lệ người dân tiết kiệm dành dụm chuẩn bị khi về già đạt mức trung bình 18%, cao hơn so với mức 13,2% của các nước TBT và thấp hơn mức 23,2% của các nước TBD. Biểu đồ 2: So sánh tỷ lệ người dân gửi tiết kiệm của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB 239 Tỷ lệ người dân vay mượn Tỷ lệ người dân vay mượn tại Việt Nam nhìn chung ở mức cao so với người dân các nước TBD và TBT (Biểu đồ 3), tỷ lệ vay mượn qua con đường chính thức thông qua các tổ chức tín dụng đạt mức 21,7%, các nước TBD (21,5%) và TBT (9,8%). Hình thức vay mượn thông qua bạn bè, người thân trong gia đình ở Việt Nam (29,5%) tương đương như các nước TBD (29,6%) và TBT (30,4%), hình thức cho vay khác tại Việt Nam ở mức 49% cao hơn mức 46,8% của các nước TBD và 42,9% của các nước TBT. Vay mượn để mua sắm bất động sản tại Việt Nam là 9,2% thấp hơn mức 10,8% của các nước TBD nhưng cao hơn nhiều tỷ lệ 5% của các nước TBT. Biểu đồ 3: So sánh tỷ lệ người dân vay mượn của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán Sử dụng tài khoản thanh toán và tỷ lệ sử dụng dịch vụ kỹ thuật số của người Việt Nam rất thấp so với các nước (Biểu đồ 4). Tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thanh toán chỉ ở mức 2,9% trong khi tỷ lệ này ở các nước TBD là 20,8%, TBT là 7,5%, nhưng tỷ lệ người dân sử dụng tài khoản thanh toán qua internet lại đạt mức 20,5% cao hơn nhiều mức bình quân 6,8% của các nước TBT. Sử dụng thẻ tín dụng để tiến hành thanh toán tại Việt Nam ở mức rất thấp là 6,2% so với 10% tại TBT và 33,1% của các nước TBD. Tỷ lệ người dân nhận lương qua tài khoản ở mức trung bình, tỷ lệ đạt 8,9% cao hơn các nước TBT chỉ ở mức 5,5% nhưng vẫn thấp hơn mức 15,9% của các nước TBD. Tỷ lệ người dân Việt Nam không sử dụng tài khoản của các tổ chức tín dụng ở mức 5,9% trong khi các nước TBD là 11,9% và TBT là 22%. Đây là một điều tương đối ngạc nhiên khi so sánh giữa Việt Nam với các nước, tương tự như vậy tỷ lệ người dân không sử dụng tài khoản cá nhân là 5,7%, trong khi các nước TBD (11,8%) và TBT (21,6%). Dịch vụ kiều hối qua dịch vụ OTC của Việt Nam cũng đạt ở mức cao nhất so với các nước, Việt Nam (7,9%), TBD (7,3%), TBT (4,7%). 240 Biểu 4: So sánh tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ thanh toán của Việt Nam với các nước thu nhập trung bình thấp và trong khu vực năm 2018 Nguồn: The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB Một số đánh giá Việt Nam với 71,3 triệu người trưởng thành (trên 15 tuổi) và thu nhập bình quân đầu người đạt 2.062 USD4 vào năm 2018 theo số liệu của WB là quốc gia trong nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Sự phát triển tài chính theo hướng toàn diện mới đang trong giai đoạn đầu, kết quả còn nhiều hạn chế. Cụ thể: - Tỷ lệ người dân có tài khoản thấp, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, những người thu nhập thấp và đối tượng phụ nữ. Một phần nguyên nhân là do hệ thống hạ tầng kĩ thuật tài chính chủ yếu tập trung tại các trung tâm, thành phố lớn và chưa vươn đến được vùng khó khăn, lạc hậu. - Tỷ lệ người dân có tài khoản giao dịch qua các giải pháp công nghệ có xu hướng tăng nhanh: điện thoại di động, internet. - Người dân chủ yếu thực hiện tiết kiệm qua hình thức phi và bán chính thức, tỷ lệ người dân thực hiện tiết kiệm qua tổ chức tín dụng thấp và người dân đã có sự quan tâm nhất định đến tiết kiệm khi về già. 4 The Little Data Book on Financial Inclusion 2018, WB 241 - Tỷ lệ vay mượn qua các tổ chức tài chính chính thức thuộc diện tương đối cao, nhưng hình thức vay mượn không chính thức vẫn còn rất lớn. Tiềm ẩn nguy cơ phát triển các hình thức cho vay nặng lãi. - Tài chính kỹ thuật số còn chưa phát triển, số người sử dụng các dịch vụ tài chính số ở mức thấp. - Internet bắt đầu góp phần thúc đẩy phát triển giải pháp thanh toán tại Việt Nam nhưng việc sử dụng tài khoản để thanh toán vẫn còn thấp hơn các nước trong khu vực và thế giới. Đa số các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt. Đề xuất và khuyến nghị Thứ nhất, xây dựng chính sách phát triển tài chính toàn diện một cách đồng bộ. Đây là yếu tố trọng tâm trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển tài chính toàn diện, thực hiện đề xuất này cũng có nghĩa Chính phủ phải hoàn tất hạ tầng chính sách cho tài chính toàn diện. Cần phải xác định khung thời gian rõ ràng cho các Bộ, Ngành liên quan phải xây dựng các Thông tư hướng dẫn thuộc lĩnh vực, ngành mình phụ trách, rút kinh nghiệm việc xây dựng chiến lược tài chính trước đây vốn chỉ dừng lại ở chủ trương của Chính phủ và ngành ngân hàng - tài chính, các Bộ, Ngành liên quan không tham gia làm chậm triển khai và kém hiệu quả thực hiện chiến lược. Thứ hai, phát triển hạ tầng kĩ thuật, công nghệ cho tài chính toàn diện phát triển. Ngoài việc hoàn thiện hạ tầng về mặt chính sách, hạ tầng công nghệ cho tài chính toàn diện phát triển rất quan trọng. Hạ tầng kĩ thuật, công nghệ phát triển sẽ cho phép triển khai phát triển sản phẩm nhanh chóng đạt lợi thế nhờ qui mô, giảm chi phí và giá thành cho người sử dụng; phục vụ nhu cầu tốt hơn, an toàn và tiện dụng cho khách hàng. Thứ ba, triển khai thử nghiệm các sản phẩm dịch vụ tài chính trên nền tảng cộng nghệ mới, đa dạng hóa sản phẩm, kết hợp với cung cấp sản phẩm phi tài chính nhằm tăng hiệu quả cung cấp, sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính. Hiện nay, một số nhà cung cấp các nền tảng công nghệ kết nối nhu cầu vay và đi vay của người dân với các món vay nhỏ (vay ngang hàng) nhưng chưa được cấp phép gây ra khó khăn cho công tác quản lý và sự phát triển dịch vụ này. Cần khuyến khích các tổ chức cung cấp tài chính chính thức tham gia cung cấp giải pháp công nghệ này, đồng thời cũng có qui định rõ ràng, chặt chẽ nhằm định hướng phát triển thị trường an toàn và hiệu quả. Thứ tư, khuyến khích hỗ trợ các tổ chức tín dụng tham gia cung cấp dịch vụ tài chính cho đối tượng thu nhập thấp, đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Triển khai chiến lược tài chính toàn diện cũng có nghĩa Chính phủ mong muốn mọi người dân, doanh nghiệp được sử dụng sản phẩm dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu các tổ chức cung cấp chưa đạt được điểm hòa vốn, Chính phủ cần có giải pháp hỗ trợ khuyến khích các tổ chức cung cấp tín dụng tham gia vào phân khúc khách hàng thu nhập thấp, hoặc thậm chí như tại một số nước Chính phủ còn qui định điều kiện bắt buộc các tổ chức cung cấp phục vụ đối tượng khách hàng nghèo theo một tỉ lệ nhất định trên tổng dự nợ. Thứ năm, tạo cơ chế huy động nguồn cho các tổ chức cung cấp tài chính chuyên phục vụ người nghèo. Trong thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ, dư thừa nguồn vốn, ở chiều ngược lại các tổ chức cung cấp tài chính cho khách hàng thu nhập thấp (Tổ chức Tài chính vi mô, Chương trình - Dự án tài chính vi mô) lại thường xuyên thiếu nguồn. Trong khi các tổ chức này không thể tiếp cận nguồn vốn của Chính phủ, Ngân hàng thương mại hoặc vay mượn nước ngoài, điều này làm mất cơ hội của người nghèo, cơ hội phát triển của các tổ chức cung cấp tài chính cho đối tượng này. Do vậy, Chính phủ cần hoàn thiện cơ chế hoặc giải pháp hỗ trợ trực tiếp nhằm tạo nguồn vốn hoạt động cho các tổ chức cung cấp tài chính vi mô. 242 Thứ sáu, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, có chính sách quan tâm, bảo vệ khách hàng. Môi trường cạnh tranh nhằm khuyến khích nhiều tổ chức, thuộc nhiều thành phần kinh tế đầu tư nguồn lực cho phát triển tài chính toàn diện. Sự cạnh tranh cũng nhằm bảo vệ các tổ chức cung cấp tài chính có qui mô nhỏ, mới gia nhập thị trường không bị trèn ép, cạnh tranh về giá. Đối với đối tượng khách hàng thu nhập thấp, cần bảo vệ đối tượng khách hàng không tiếp cận các nguồn tài chính phi chính thức, nguồn tài chính của các tổ chức không công khai, minh bạch về giá. Thứ bảy, phát triển chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao nhận thức xã hội về tài chính toàn diện. Giáo dục tài chính là một trọng những trụ cột của phát triển tài chính toàn diện, thông qua giáo dục tài chính, người dân, doanh nghiệp và nhà quản lý nâng cao nhận thức về tài chính toàn diện. Được trang bị các kiến thức tài chính, quản lý tài chính cá nhân một cách có hiệu quả, chi tiêu và quản lý đầu tư tốt sẽ làm tăng cường hiệu quả các nguồn lực giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. Thứ tám, tăng cường tính công khai, minh bạch hóa về tài chính; có các chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân gian lận trong các giao dịch kinh tế, che dấu các nguồn thu nhập, lợi nhuận kinh doanh. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân, doanh nghiệp những lợi ích của việc sử dụng tài khoản trong giao dịch; nâng cao trình độ cán bộ trong công tác quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính… Kết luận Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm nước thu nhập trung bình thấp, nhưng trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển đổi, hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới rất nhanh chóng. Chúng ta cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực mới, đặc biệt là các lĩnh vực công nghệ hiện đại. Trong lĩnh vực tài chính, các nhà cung cấp đã dần phát triển theo hướng mở rộng phân khúc khách hàng, phục vụ đối tượng khách hàng ở tầng thu nhập thấp; nhiều công ty đã triển khai, thử nghiệm các nền tảng công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn, kết nối giữa những người cho vay và đi vay với nhiều ưu điểm về giá cả, thời gian và phương thức thanh toán. Trong thời gian tới đây, với những chủ trương, chính sách mới về lĩnh vực tài chính, đặc biệt trong năm 2019, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia được ban hành sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng để triển khai mục tiêu tiếp cận tài chính đến tất cả các phân khúc khách hàng, trong đó có đối tượng nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ. Nhưng để đạt được các mục tiêu của Chiến lược, đòi hỏi phải phát triển đồng bộ từ quy định, chính sách đến nguồn lực, cơ sở hạ tầng kĩ thuật và sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và cả người dân. Trong đó, chú trọng nâng cao nhận thức của người dân về quản lý, sử dụng dịch vu tài chính và trình độ cán bộ quản lý trong các tổ chức và cơ quan quản lý. Từ đó, góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam đuổi kịp các nước trong khu vực, trên thế giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cấn Văn Lực (2017), “Tài chính toàn diện trong thời đại số - Cơ hội, thách thức, và giải pháp đối với Việt Nam”. Hội thảo Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. 2. TS. Nguyễn Đức Hải, ThS. Đỗ Minh Thu (2017), “Hành lang pháp lý cho hoạt động công nghệ tài chính”, Hội thảo quốc gia Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ, NXB Lao động. 3. World bank (2018), “The Little Data Book on Financial Inclusion 2018”https://www.unsgsa.org/files/3815/2511/8893/LDB_Financial_Inclusion_2018.pdf. 243 4. World bank (2017), “The Global https://globalfindex.worldbank.org/sites/globalfindex/files/201804/2017%20Findex%20full%20report_0.pdf. Findex 2017” 5. Klapper,m A. D.-K. (2011). “Measuring financial inclusion: The Global Financial Inclusion Index (Global Findex) Database”. World Brank, 2011. 6. Demirguc-Kunt, Asli; Klapper, Leora (2012). “Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database”. Policy Research Working Paper; No. 6025. World Bank, Washington, DC. © World Bank. 7. Dr.Nguyen Duc Hai, Ma.Do Minh Thu (2017), “The promise of greater financial inclusion in Vietnam”, International Conference Proceedings-Promoting Financial Inclusion in Vietnam, Volume 2, Labour&Social Affairs Publisher. 8. Cull, R., T. Ehrbeck, and N. Holle (2014). “Financial Inclusion and Development: Recent Impact Evidence.” CGAP (Consultative Group to Assist the Poor) Focus Note 9/2014. 9. Dinh Xuan Ha, “Financial inclusion framework in Vietnam: Vision, Priority, Opportnity and Challenge”. Asia Pacific Financial inclusion Summit 2017, Hanoi, 23rd March 2017. 244 VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NGƯỜI NGHÈO ThS. Nguyễn Thị Ngà Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên Tóm tắt Tài chính vi mô (TCVM) được xem như một kênh giúp người nghèo tiếp cận với nguồn vốn. Tuy nhiên, gần 30 năm phát triển, Việt Nam mới chỉ có 4 tổ chức TCVM (MFI-Microfinance Institution) chính thức, gần 50 MFI bán chính thức, tỷ lệ người nghèo được tiếp cận TCVM còn rất ít, hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp. Đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) năm 2010, quy mô cấp tín dụng vi mô (TDVM) của các MFI tại Việt Nam tương đương khoảng 4% GDP (trong khi tổng quy mô cấp tín dụng cả nền kinh tế/GDP năm 2010 là 135,79%); năm 2018, xét trên tổng quy mô nền kinh tế, tổng TDVM được cấp là khoảng 182 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 3,4% GDP (quy mô tổng tín dụng/GDP là khoảng 130%); điều này cho thấy nguồn vốn tín dụng vi mô còn rất nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của người nghèo. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận TDVMcủa người nghèo tại Việt Nam chưa hiệu quả và bền vững; làm rõ nguyên nhân của tình trạng trên và đưa ra một số khuyến nghị chính sách để góp phần giúp người nghèo có thể tiếp cận với nguồn tín dụng vi mô hiệu quả hơn. Từ khóa: Tiếp cận tài chính, tiếp cận tín dụng, tài chính vi mô 1. Vấn đề nghiên cứu Thị trường TD chính thức hầu như người nghèo không tiếp cận được. Trên thế giới có khoảng 2 tỷ người trưởng thành không sử dụng một dịch vụ ngân hàng chính thức nào (World Bank-WB, 2017). Banerjee và Duflo (2012), chỉ ra rằng trên thế giới chưa tới 5% người nghèo ở nông thôn và dưới 10% người nghèo ở thành thị có một khoản vay từ ngân hàng. Tại Việt Nam, khoảng 30,86% người trưởng thành được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng, trong đó chỉ có 6% người nghèo được tiếp cận tín dụng (TD) chính thức (MicroSave 2015, tr.1).Trong khi đó, số người trưởng thành tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức tại Singapore là 96%, Thái Lan là 78% (WB, 2017). Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đều cho thấy TCVM là cách thức giúp tăng tiếp cận tín dụng của người nghèo. Tuy nhiên, việc tiếp cận TDVM hiện nay tại Việt Nam chưa thực sự hiệu quả và bền vững. Phần lớn các MFI tồn tại dưới dạng bán chính thức, không được phép huy động tiết kiệm tự nguyện (TKTN) hoặc vay vốn trên thị trường, phụ thuộc vào nguồn viện trợ hạn hẹp, lãi suất cao, khó khăn khi mở rộng quy mô thành viên, khiến việc tiếp cận người nghèo bị hạn chế. Hiện nay chưa có quy định pháp lý nào bắt buộc các MFI này phải minh bạch hóa thông tin về lãi suất và phí dịch vụ; hay trả lãi tiền gửi TKBB của thành viên (sau 3 năm mới được rút); khiến khách hàng của MFI phải vay với lãi suất cao, trong khi khoản TKBB không được trả lãi tương xứng. Nguồn vốn hạn hẹp, cùng với thông tin lịch sử TD của khách hàng hạn chế, nên việc sàng lọc khách hàng rất thận trọng nhằm đảm bảo thu hồi khoản nợ, việc này có thể loại những người nghèo nhất ra khỏi đối tượng cho vay của MFI bán chính thức. Bài nghiên cứu nhằm chỉ rõ thực trạng và nguyên nhân của tình trạng này. 2. Vai trò của TCVM trong việc thúc đẩy tiếp cận tài chính của người nghèo 2.1. TCVM và tiếp cận tài chính bền vững của người nghèo TCVM được biết đến rộng rãi sau khi Muhammad Yunus phát triển hệ thống Grameen Bank tại Bangladesh kể từ cuối thập niên 1970. Có nhiều tổ chức và các nhà nghiên cứu định nghĩa về TCVM. Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP-Consultative Group to Assist 245 the Poor), TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo, những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo. Theo Joanna Ledgerwood (2007), TCVM không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, nó là một công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp bao gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất. TCVM vừa nhằm mục tiêu tài chính (lợi nhuận), vừa có mục tiêu xã hội (tiếp cận người nghèo). Tại Việt Nam, Điều 2, Nghị định 28/2005/NĐ-CP đưa ra định nghĩa chính thức đầu tiên về tài chính quy mô nhỏ, là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Khoản 2, Thông tư 02/2008/TT-NHNN, quy định tín dụng quy mô nhỏ là khoản cho vay có giá trị nhỏ, có hoặc không có bảo đảm cho các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp để sử dụng vào các hoạt động tạo thu nhập và cải thiện điều kiện sống. Khoản cho vay đối với một khách hàng được gọi là tín dụng quy mô nhỏ khi tổng dư nợ cho vay đối với khách hàng đó không vượt quá 30 triệu đồng. Tiếp cận tài chính bền vững Theo WB (2017), tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính chính thức và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán… một cách có trách nhiệm và bền vững, đồng nghĩa với việc người sử dụng dịch vụ tài chính có thể bắt đầu công việc kinh doanh, quản lý rủi ro và tránh được những thiệt hại do các cú sốc có thể xảy ra, trong đó TCVM được hiểu là một cách thức giúp tăng cường tiếp cận tài chính. Theo CGAP, tiếp cận tài chính là những nỗ lực nhằm đảm bảo cho tất cả mọi người và doanh nghiệp, bất kể mức thu nhập đều có thể tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các dịch vụ tài chính phù hợp. Phần lớn người nghèo, thường sử dụng các dịch vụ tài chính phi chính thức như từ bạn bè, cầm đồ… có chi phí cao, ẩn chứa những rủi ro không lường trước được. Được tiếp cận tài chính chính thức giúp họ quản lý dòng tiền tốt hơn, an toàn hơn, giảm những chấn động từ các rủi ro và cú sốc bên ngoài. Tiếp cận tài chính không chỉ có tác động tích cực đối với cá nhân, mà còn có tác dụng đối với nền kinh tế, về mặt xã hội còn có vai trò quan trọng đối với xóa đói giảm nghèo. Nguyễn Kim Anh (2013, tr.30), sự bền vững về tiếp cận tài chính xét từ góc độ khách hàng được hiểu là đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của việc sử dụng dịch vụ bao gồm việc tiết kiệm liên tục để đảm bảo ổn định, việc vay vốn liên tục để quay vòng và duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo gia tăng lợi ích từ các dịch vụ bổ sung như liên tục được tiếp cận các kiến thức và kinh nghiệm quản lý tài chính, nâng cao năng lực hòa nhập xã hội và có sự gắn kết dài lâu giữa tổ chức tài chính và khách hàng. 2.2. Những rào cản tiếp cận tài chính bền vững của người nghèo Bất cân xứng thông tin trên thị trường tín dụng dành cho người nghèo Mô hình thông tin không hoàn hảo trên thị trường tín dụng dành cho người nghèo được Hoff và Stiglitz (1993) khái quát trên 3 khía cạnh: vấn đề sàng lọc, việc tìm kiếm thông tin và xác định mức độ rủi ro cho mỗi người là khó khăn và rất tốn kém; vấn đề về động cơ, chi phí cao cho việc tìm hiểu liệu rằng việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích để đảm bảo khả năng trả nợ hay không; và vấn đề cưỡng chế, rất khó để cưỡng chế các đối tượng hoàn trả khoản vay trên thị trường này bởi hầu như không thể yêu cầu người nghèo dùng tài sản thế chấp cho các khoản vay, nếu có đi chăng nữa thì giá trị cũng không đáng kể. Để hạn chế rủi ro, buộc các TCTD sử dụng các điều kiện ràng buộc, thông qua lãi suất, yêu cầu tài sản thế chấp, hầu như người nghèo không đáp ứng được yêu cầu này, nên họ sẽ bị loại ra khỏi đối tượng tiếp cận của hệ thống ngân hàng chính thức. 246 Các vấn đề về chính sách nhằm cải thiện tiếp cận tín dụng của người nghèo Banerjee và Duflo cho rằng, để giải quyết việc người nghèo không tiếp cận được vốn từ hệ thống ngân hàng, Chính phủ nhiều nước đã dành nguồn lực đáng kể để cung ứng tín dụng giá rẻ cho người nghèo, nhưng kết quả của phần lớn những cuộc can thiệp này là thất vọng. Tương tự, Stiglitz và Hoff cũng cho rằng, Chính phủ cung cấp nguồn lực thông qua trợ cấp thường không đi kèm với cơ chế khuyến khích hoàn trả; việc cưỡng chế trả nợ thông qua khả năng gia hạn hay cắt đứt trợ cấp tín dụng hoặc xóa nợ luôn kèm theo những điều kiện chính trị (lá phiếu trong các cuộc bầu cử là ví dụ). Điều này đồng nghĩa với việc tiếp cận tín dụng của người nghèo không được cải thiện. Tuy nhiên Stiglitz và Hoff cũng cho rằng, điều này không có nghĩa chính sách công không có vai trò gì, điều quan trọng là cần tạo sự minh bạch trên thị trường (xây dựng hệ thống quy chế chặt chẽ hoặc thông qua một tổ chức giám sát nhóm quy mô nhỏ) giúp giảm BCXTT và CPGD; hoặc thông qua ngoại tác từ các chính sách khác như quyền sở hữu đất đai; các chính sách giúp nâng cao năng lực xã hội của người nghèo… là cơ sở để thúc đẩy tiếp cận TD của người nghèo. 3. Tiếp cận tín dụng vi mô của người nghèo ở Việt Nam 3.1. Quá trình phát triển TCVM tại Việt Nam Hoạt động TCVM được triển khai vào cuối thập kỷ 80. Tồn tại dưới nhiều hình thức (i) các mô hình tín dụng, tiết kiệm, gắn với các chương trình hỗ trợ giáo dục, y tế… nhận sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, dưới dạng các dự án vì mục tiêu xã hội, tồn tại trong thời gian ngắn; (ii) mô hình liên kết giữa Hội Phụ nữ và NHTM, bảo lãnh vay theo nhóm không cần tài sản thế chấp; (iii) các loại hình chuyên cung cấp dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội của Việt Nam hay các NGO liên kết với tổ chức chính trị xã hội. Trong đó nhiều tổ chức được thiết kế theo các thông lệ TCVM quốc tế và có xu hướng phát triển lên chuyên nghiệp và bền vững. Hình 1: Các dấu mốc phát triển TCVM tại Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp 247 Năm 2005, Nghị định 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các MFI ra đời, đánh dấu khuôn khổ pháp lý đầu tiên cho ngành TCVM chính thức tại Việt Nam. Sau đó là Nghị định 165/2007/NĐ-CP, Luật các TCTD 2010 coi các MFI là một bộ phận của hệ thống tài chính khi công nhận các MFI là một loại hình TCTD (điều 4), “Đề án phát triển các tổ chức TCVM đến năm 2020” và nhiều văn bản hướng dẫn khác tiếp tục mở đường cho các MFI phát triển thành một bộ phận của hệ thống tài chính, hoạt động kinh doanh theo những nguyên tắc thị trường. 3.2. Thực tế tình hình tiếp cận TDVM của người nghèo tại các MFI 3.2.1. BCXTT hạn chế tiếp cận tín dụng vi mô của người nghèo Thứ nhất, BCXTT khiến khách hàng khó nắm bắt lãi suất của khoản vay hoặc so sánh lãi suất và phí dịch vụ giữa các MFI; Hiện nay, chưa có văn bản cụ thể bắt buộc các MFI phải minh bạch hóa thông tin về tài chính, cách tính lãi suất, phí dịch vụ, cũng như chế tài xử lý đối với việc chậm trả nợ. Điều này cũng khiến MFI sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các trường hợp chậm trả nợ. Thứ 2, thiếu thông tin về lịch sử tín dụng của người nghèo, dẫn đến CPGD cao trong việc tìm kiếm và sàng lọc khách hàng. Hiện tại, cơ sở dữ liệu về thông tin TDVM chưa được hoàn thiện và chỉ áp dụng với các MFI chính thức, tuy nhiên việc truy cập vào hệ thống của CIC chi phí cao, các MFI bán chính thức không tham gia hệ thống này. Quy định về xây dựng hệ thống thông tin TDVM chưa phù hợp với thực tiễn về áp dụng công nghệ của các MFI. Điều 8, Khoản 4, Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định các MFI phải cung cấp dữ liệu phát sinh hàng tháng, chậm nhất là sau 5 ngày kể từ ngày làm việc cuối cùng của tháng liền kề trước đó. Khối lượng các giao dịch của MFI phát sinh rất nhiều, giá trị nhỏ, được ghi chép bằng tay, khiến việc tổng hợp, báo cáo khối lượng giao dịch là điều vô cùng khó khăn. Điều này khiến cho việc chia sẻ thông tin TDVM bị hạn chế, dẫn đến CPGD cao cho việc tìm kiếm thông tin, sàng lọc khách hàng. Cụ thể như sau: Quá trình tìm kiếm, sàng lọc khách hàng, phát vay được thực hiện rất thận trọng: Hình 2: Quy trình cấp tín dụng của MFI Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát các MFI 248 Sau khi khách hàng nộp đơn, CBKT sẽ tiến hành thu thập thông tin và lập hồ sơ tín dụng, sau đó đưa tới kiểm soát viên (nếu có) để tái thẩm định, Giám đốc/trưởng chi nhánh/trưởng PGD quyết định mức vay, sau đó việc phát vay được thực hiện bởi nhân viên phát vay (cũng có thể chính là CBKT của quỹ). Quá trình sàng lọc khách hàng: Để giảm thiểu chi phí giám sát sử dụng khoản vay và cưỡng chế thu hồi nợ, những người nghèo nhất sẽ bị loại khỏi đối tượng vay vốn. MFI thực hiện cho vay cá nhân hoặc theo nhóm. Đối với cho vay cá nhân, CBKT sẽ trực tiếp thu thập thông tin và sàng lọc khách hàng. Đối với cho vay theo nhóm, khi thành lập nhóm các thành viên tự chọn lẫn nhau, thường từ 5-10 người/nhóm; việc trả nợ của thành viên do cả nhóm chịu trách nhiệm, điều này tạo áp lực lên các thành viên, buộc họ phải lựa chọn những người có khả năng hoàn trả vào nhóm, những người nghèo nhất, khả năng hoàn trả thấp sẽ bị tự động loại ra. Sau khi nhận hồ sơ của nhóm vay, việc sàng lọc được CBKT thực hiện và kiểm soát viên (nếu có) sẽ tái thẩm định lại tương tự như cho vay cá nhân. CBKT và kiểm soát viên chịu trách nhiệm thu hồi nợ, do đó sẽ sàng lọc đảm bảo những người tham gia vay vốn của MFI đều có khả năng trả nợ, khiến những người khả năng hoàn trả thấp và không có khả năng hoàn trả sẽ hầu như chắc chắn bị loại ra khỏi danh sách vay vốn. Quá trình giám sát sử dụng các khoản TDVM: Quá trình sàng lọc đảm bảo những thành viên tham gia vay vốn có khả năng hoàn trả tương đối tốt, do đó việc giám sát thường không tốn nhiều thời gian của CBKT. Khi thu hồi khoản nợ theo kỳ (hàng tuần, 2 tuần, hàng tháng), CBKT sẽ kết hợp để “hỏi thăm” về khoản vay của khách hàng. Theo kết quả phỏng vấn, CBKT của các MFI cho rằng, khách hàng vay vốn của MFI khoảng 80% - 90% dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh, tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích khoảng 70% - 90%, (khi khảo sát khách hàng có 01 trường hợp vay vốn của Dariu, sau đó cho vay lại đối với cá nhân khác). Quá trình cưỡng chế thu hồi nợ tại các MFI: Phần lớn, việc thu hồi nợ diễn ra thuận lợi, tỷ lệ nợ quá hạn trên 30 ngày (PAR30) của các MFI rất thấp, dưới 5% (kết quả khảo sát). Tuy nhiên, việc cho vay không có tài sản đảm bảo nên dù chỉ tỷ lệ nhỏ không trả được nợ cũng tốn kém không ít thời gian và công sức của CBKT. Việc cưỡng chế và thu hồi khoản nợ rất chặt chẽ. Đối với cho vay nhóm, khoản nợ sẽ được trưởng nhóm thu lại và nộp cho CBKT theo kỳ, các trường hợp chậm trả, buộc các thành viên khác phải đóng thay, sau đó thành viên chậm trả sẽ trả nợ cho thành viên đã đóng tiền cho mình. Đối với cho vay cá nhân, CBKT tạo áp lực thông qua việc thường xuyên đến nhà thành viên, nhờ chính quyền xã can thiệp… cho đến khi thu hồi được khoản vay. Việc tiếp tục cho vay ở kỳ sau hay không, được quyết định bởi nhóm vay, CBKT và trưởng chi nhánh. Điều này có thể dẫn đến gián đoạn vòng quay vốn nếu thành viên bị cắt khoản tín dụng, giảm hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.2. CPGD cao làm hạn chế tiếp cận tín dụng của người nghèo Chi phí tài chính: Việc tạo nguồn vốn của MFI bị hạn chế bởi quy định của pháp luật. Điều 4, Nghị định 148/2007/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, quy định quỹ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có thể được vận động các nguồn tài trợ, nhưng không quy định được nhận tiền gửi tiết kiệm. Do đó các MFI bán chính thức này dựa chủ yếu vào nguồn vốn tài trợ, trong đó có những khoản vay với lãi suất cao, buộc các MFI cho vay với lãi suất cao, làm tăng chi phí tiếp cận TDVM. Các MFI chính thức, được phép huy động tiết kiệm và vay vốn với chi phí thấp trên thị trường do đó chi phí tài chính sẽ thấp hơn MFI bán chính thức.Tuy nhiên, các tổ chức tài chính quy mô nhỏ chịu các hạn chế về tiền gửi tiết kiệm, số dư tiền gửi tiết kiệm tối đa của một khách hàng (Điều 27, Nghị định 28/2005/NĐ-CP). 249 Chi phí hoạt động: Hoạt động của các MFI bán chính thức với số lượng nhân viên chỉ từ 6-8 nhân viên tại mỗi chi nhánh/PGD, trình độ chuyên môn hạn chế, chưa tin học hóa việc quản lý khách hàng, khiến chi phí hoạt động khá cao. Bên cạnh đó, Điều 7, Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của NGO, mỗi chương trình/dự án có thời hạn hoạt động là 3 năm, để gia hạn đăng ký hoạt động tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ ít nhất 60 ngày trước khi giấy đăng ký hết hạn gồm: đơn đề nghị gia hạn giấy đăng ký hoạt động, báo cáo tóm tắt hoạt động, bản kế hoạch hoạt động tiếp theo… gửi đến Ủy ban Công tác về NGO. Hồ sơ sẽ được giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc. Như vậy, đối với một MFI tồn tại dưới dạng chương trình, dự án, xin gia hạn phải mất thời gian 3 tháng để chuẩn bị hồ sơ và được cấp phép gia hạn. Tốn kém chi phí thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội của MFI (STU2 mất nguồn vay của Kiva bởi tồn tại dưới dạng bán chính thức). Các MFI chính thức phải hoàn thiện việc áp dụng công nghệ, tin học hóa theo yêu cầu của NHNN khi chuyển đổi, do đó giảm được chi phí quản lý thông tin và khách hàng. Tuy nhiên, thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của các TCTD hoạt động theo Luật TCTD 2010, yêu cầu các MFI hoạt động cho vay tương tự với các NHTM, hồ sơ vay vốn phức tạp hơn, quy trình thẩm định kéo dài hơn, đi ngược lại với mục đích và cách thức hoạt động riêng của TCVM, gây khó khăn khi thực hiện cho cả CBKT lẫn thành viên, khiến các MFI tốn kém chi phí thời gian, công sức hơn hoặc là không tuân thủ quy định một cách đầy đủ. Ngoài ra các quy định về thuế thu nhập, trích lập dự phòng, thủ tục chuyển đổi cũng làm tăng chi phí hoạt động cho các MFI trong thời gian đầu mới chuyển đổi thành chính thức. 3.3. Đánh giá mức độ và hiệu quả tiếp cận tín dụng của người nghèo 3.3.1.Tỷ lệ người nghèo được tiếp cận tín dụng thấp Số lượng người nghèo chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng số thành viên của các MFI: Bảng 3.1: Số lượng thành viên và tỷ lệ hộ nghèo tại các MFI Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu * Tỷ lệ trên được tính theo chuẩn nghèo thu nhập, chi nhánh Hiệp Hòa đánh giá nghèo đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo vào khoảng 40%, tuy nhiên nghèo về thu nhập được xác định là hầu như không có. Tại TYM tỷ lệ thành viên nghèo cao hơn các MFI khác không đáng kể. Quá trình sàng lọc chặt chẽ khiến tỷ lệ người nghèo được tiếp cận thấp, thậm chí những người nghèo nhất, không có nguồn thu nhập thường xuyên, sợ rủi ro và những người bị rơi vào tình trạng khó khăn sẽ không thể tiếp cận được. 3.3.2. Về giá trị và thời hạn khoản vay chưa đáp ứng nhu cầu khách hàng Nghị định 165/2007/NĐ-CP quy định là mỗi khoản vay của TCVM tối đa là 30 triệu VNĐ. Tùy thuộc vào nhu cầu vay, nguồn thu nhập thường xuyên, chu kỳ vay của khách hàng và nguồn ngân quỹ mà các MFI sẽ quyết định giá trị khoản vay. 250 Bảng 3.2: Giá trị khoản vay trung bình Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu Các thành viên ban đầu được vay với số tiền nhỏ, khi hết vòng vay đầu tiên, trả nợ đúng hạn sẽ được vay vòng tiếp theo với số tiền lớn hơn. Phần lớn thành viên cho rằng, giá trị khoản vay nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Trong số các khách hàng khảo sát có đến 65% thành viên cho rằng số tiền khoản vay nhỏ, không đáp ứng mục đích vay của họ. Việc trả nợ theo những khoản nhỏ và thời gian ngắn đa phần nằm trong khả năng của họ. Có 15% thành viên cho rằng việc hoàn trả thường xuyên, trong khi việc sản xuất có tính thời vụ như chăn nuôi, trồng rừng không tạo thu nhập thường xuyên, vì vậy họ gặp khó khăn trong việc trả nợ. 3.3.3 Lãi suất cho vay cao trong khi trả lãi tiết kiệm thấp Khách hàng cho rằng việc vay vốn tại các MFI là thuận lợi khi được CBKT đến tận nơi hướng dẫn làm hồ sơ, thẩm định và phát vay, họ ít quan tâm tới lãi suất vay. Với câu hỏi về mức lãi suất phải trả cho khoản vay, đa phần thành viên không biết mức lãi suất cụ thể và không so sánh được với lãi suất của các TCTD khác. Một số khách hàng biết lãi suất tại MFI cao hơn, nhưng không biết mức chênh lệch cụ thể. Bảng 3.3: Số lượng khách hàng có quan tâm đến lãi suất phải trả Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát Cách tính và công bố về phí dịch vụ, lãi suất không rõ ràng. Trong hợp đồng vay vốn, mục lãi suất vay để dưới dạng lãi suất theo tháng, con số sẽ rất nhỏ so với lãi suất trả theo năm. Cách tính lãi suất phẳng, gây thiệt thòi cho người nghèo hơn so với cách tính lãi theo số dư giảm dần. Hiện nay NHNN chỉ dừng lại ở mức độ khuyến cáo các MFI tính theo số dư giảm dần, chưa có văn bản bắt buộc do vậy hầu như tất cả MFI đều tính lãi phẳng. 251 Bảng 3.4: Lãi suất cho vay của MFI Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu So sánh với lãi suất cho vay của NHCSXH: Bảng 3.5: Lãi suất cho vay của NHCSXH Nguồn: NHCSXH, 2017 Cách tính lãi có sự khác biệt tương đối giữa TYM và 3 tổ chức còn lại. Cách tính của TYM có sự ưu đãi hơn đối với thành viên nghèo, mức lãi cho vay cao nhất cao hơn so với Dariu nhưng thấp hơn so với tất cả các MFI còn lại (trong khi đó, Dariu tính lãi suất bằng nhau cho tất cả các kỳ hạn và thành viên). Việc trả lãi suất tiết kiệm cũng có sự khác biệt khá lớn giữa các MFI. Bảng 3.6: Lãi suất tiết kiệm của MFI Nguồn: TYM, VietED, STU2,Dariu 252 Tiền gửi tiết kiệm của TYM khá giống các NHTM, với mức lãi suất tương ứng với kỳ hạn. Trong khi đó tiền gửi TKBB của Dariu và STU2 rất thấp, VietED trả lãi cho khoản tiền này khá cao, tương đương với các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 1 năm tại nhiều NHTM. VietED có các khoản vay gọi là “Vốn xã hội”, thực chất là các khoản tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, được tính lãi khá cao (7,2%/năm). Cách tính lãi suất như TYM và VietED sẽ hợp lý hơn đối với tiền gửi của thành viên. 3.3.4. Tác động gia tăng thu nhập thấp Kết quả khảo sát ghi nhận, các hoạt động hỗ trợ về kỹ năng quản lý tài chính và sản xuất rất ít được thực hiện tại các MFI bán chính thức. Tại TYM, việc mở các lớp tập huấn và kiến thức xã hội, kỹ thuật sản xuất kinh doanh cho thành viên thường xuyên hơn, đáng kể là mô hình xây dựng thương hiệu chè Thanh Sơn. Hiệu quả khoản vay do MFI cung cấp không cao, kết quả khảo sát cũng cho thấy điều này: Bảng 3.7: Tác động của khoản vay đến thu nhập Nguồn: Tác giả tổng hợp từ khảo sát 4. Kết luận và khuyến nghị chính sách 4.1. Kết luận Hiện nay việc tiếp cận TDVM của người nghèo đang tồn tại 2 vấn đề chính sau: Thứ nhất, BCXTT và CPGD cao khiến việc tiếp cận TDVM của người nghèo bị hạn chế. Nguồn thông tin hạn chế, khiến các MFI tốn kém chi phí tìm kiếm, sàng lọc khách hàng; nhiều văn bản, quy định khiến chi phí hoạt động của MFI gia tăng. Để hạn chế rủi ro và bù đắp chi phí, buộc các MFI phải thực hiện kỹ càng việc sàng lọc khách hàng và thu hồi các khoản nợ, cho vay với lãi suất cao, điều này khiến cho những người nghèo nhất bị loại ra khỏi đối tượng cho vay. Thứ hai, hiệu quả và mức độ tiếp cận TDVM chưa cao. Việc tiếp cận tín dụng chưa thực sự đạt hiệu quả cả ở cả 2 nhóm MFI, mặc dù mức độ tiếp cận của TYM có tốt hơn 3 MFI còn lại, nhưng không có sự khác biệt đáng kể. Số lượng rất ít người nghèo được tiếp cận TD, việc cung cấp các dịch vụ phi tài chính ít được thực hiện ở 3 MFI bán chính thức, việc hỗ trợ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của TYM đều đặn hơn, tuy nhiên ở cả 2 nhóm MFI hiệu quả tác động gia tăng thu nhập thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên đến từ 2 phía: Thứ nhất từ bản thân các MFI, khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và đánh giá khách hàng, để đảm bảo an toàn, quá trình sàng lọc đã loại bỏ những người nghèo nhất ra khỏi đối tượng cho vay; việc tiếp cận nguồn vốn bị hạn chế, chi phí vốn cao, buộc các MFI thu lãi suất cao, với cách tính lãi phẳng gây bất lợi cho khách hàng; đối với sản phẩm TKBB có tương đương khoản tiền gửi có kỳ hạn (3 năm) nhưng thường được trả lãi không kỳ hạn, gây thiệt thòi cho khách hàng; các dịch vụ phi tài chính ít được triển khai, khiến việc sử dụng vốn của người nghèo chưa đạt hiệu quả cao. 253 Thứ hai, từ phía các quy định, chính sách của nhà nước về giới hạn nguồn vốn, thời gian và phạm vi hoạt động của MFI bán chính thức, gây khó khăn trong việc mở rộng địa bàn và tiếp cận khách hàng. Việc chuyển đổi giải quyết được những vấn đề trên, tuy nhiên lại khiến cho các MFI gặp phải nhiều khó khăn bởi hạn chế về năng lực quản lý rủi ro, và thách thức thuế thu nhập, gia tăng chi phí hoạt động, dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng tiếp cận khách hàng. 4.2. Khuyến nghị chính sách 4.2.1. Về phía các MFI Thứ nhất, MFI luôn đảm bảo cân bằng mục tiêu xã hội và mục tiêu lợi nhuận. Phân chia khách hàng thành các nhóm đối tượng khác nhau với khả năng hoàn trả khác nhau để cấp tín dụng với cách thức và lãi suất khác nhau. Nhóm những đối tượng có khả năng hoàn trả cao, việc cung cấp tín dụng có thể áp dụng các phương thức và lãi suất hiện tại. Nhóm đối tượng nghèo nhất có khả năng hoàn trả thấp, nhưng có nhu cầu vay và quyết tâm phát triển kinh tế cần được đầu tư hơn. Thực hiện cấp vốn với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất kinh doanh và đầu ra sản phẩm. Như vậy, sẽ tốn kém chi phí của MFI hơn, tuy nhiên hiệu quả tiếp cận sẽ tăng lên, đặc biệt là những đối tượng nghèo nhất sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn TDVM. Thứ hai, về hoàn thiện tổ chức TCVM bao gồm: Xây dựng và tin học hóa hệ thống cơ sở dữ liệu dữ liệu về thông tin khách hàng giúp giảm thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin khách hàng trong khi nguồn nhân lực còn khá hạn chế về số lượng. Đồng thời trang bị cho CBKT và nhân viên kế toán máy tính và phần mềm quản lý quan hệ khách hàng để giảm thời gian và chi phí tìm kiếm thông tin. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, tận dụng sự hỗ trợ từ các chương trình đào tạo và chính thức hóa của ADB, WB… vừa giúp nâng cao trình độ nhân viên về chuyên môn quản lý, và kỹ năng giao tiếp, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là trong quá trình cưỡng chế thu nợ, tránh gây ra hình ảnh xấu đối với khách hàng, vừa có thể giảm được chi phí đào tạo. 4.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Thứ nhất, hỗ trợ các MFI chuyển đổi chính thức. Về mặt cơ sở vật chất, hỗ trợ các MFI trong việc tin học hóa hoạt động, giúp MFI giảm chi phí hoạt động, tăng tính chuyên nghiệp hơn. Về mặt nhân lực, đào tạo kiến thức chuyên sâu về TCVM cho các CBKT, để giúp việc tư vấn cho thành viên trở nên hữu ích hơn, đồng thời có đầy đủ các kỹ năng phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Về mặt quy trình, thủ tục, NHNN cần phải có chương trình hỗ trợ các MFI có mong muốn và đủ năng lực chuyển đổi, đồng thời đơn giản hóa các quy trình, thủ tục chuyển đổi, nhằm giảm chi phí về thời gian, nhân lực và tài chính của MFI khi chuyển đổi. Thứ hai, tách biệt quản lý hoạt động của MFI và NHTM. Hiện nay các MFI chính thức hoạt động theo luật các TCTD, hoạt động với đặc trưng khác hẳn với NHTM về quy mô, quản trị, đối tượng khách hàng… vì vậy việc quản lý theo hệ thống các NHTM là không hợp lý. Cụ thể, Thông tư 39/2016/TT-NHNN về việc cho vay của các TCTD. Thông tư này quy định việc lập hồ sơ vay vốn cho thành viên của MFI như NHTM, sẽ khiến hoạt động cho vay của MFI trở nên phức tạp, khi hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị cả phương án sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho người nghèo lẫn nhân viên của MFI, hoặc các MFI chỉ tìm cách đối phó khiến chi phí hoạt động tăng. Theo đó Khoản 2, Điều 2 nên được sửa đổi, không bao gồm hệ thống QTDND và các MFI; thay vào đó bổ sung văn bản khác, với quy định về cho vay riêng đối với các MFI. Thứ ba, xây dựng hệ thống thông tin TDVM với cơ sở dữ liệu thông tin đầy đủ về MFI, đồng thời đưa ra mức phí truy cập ưu đãi cho các MFI, nhằm giảm chi phí, để các MFI thúc đẩy sự tiếp cận khách hàng tốt hơn. 254 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Banerjee, & Duflo (2012). Kinh tế học về nghèo: Tư duy lại một cách căn cơ về phương thức đấu tranh chống nghèo toàn cầu Ch.9: Những doanh nhân bất đắc dĩ (Paperback first published). New York: PublicAffairs. 2. Nguyễn Kim Anh và đồng tác giả (2013), “Mức độ bền vững của các Tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, Hà Nội 2013. 3. Hoff và Stiglitz (1993), “Giới thiệu: Thông tin không hoàn hảo và thị trường tín dụng nông thôn - Những vấn đề rắc rối và quan điểm chính sách”, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 4. Luật các tổ chức tín dụng 2010. 5. MicroSave (2015), “Kiến thức cơ bản về tài chính vi mô”, Phú Yên, 2015. 6. North (1990), Thể chế, thay đổi thể chế và thành tựu kinh tế. 7. Nghị định 28/2005-NĐ/CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. 8. Nghị định 165/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều nghị định số 28/2005/ NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam 9. Nghị định 148/2005/ NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. 10. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Tiếng Anh 11. CGAP, “What is Financial Inclusion and Why is it Important?” http://www.cgap.org/about/faq/what-financial-inclusion-and-why-it-important. 12. Ledger wood et al (2007), “Transforming microfinance institutions - Providing Full Financial Services to the Poor”, Washington, DC 2007. 13. WB (2014), Financial Inclusion: http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview#1 14. WB, (2017), Global Financial Development Database, June 2017. 255 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM TS. Trần Thị Việt Thạch Học viện Tài chính Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ một số nội dung cơ bản về tài chính toàn diện, vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Bài viết cũng phân tích việc tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện, nhằm đạt mục tiêu Việt Nam thực hiện tài chính toàn diện vào năm 2030 như đã đề ra trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Từ khóa: Tài chính toàn diện, Thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam, Hệ thống NHTM Việt Nam, Vai trò của hệ thống NHTM 1. Vài nét về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (Financial Inclusion - FI) là vấn đề bắt đầu được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú ý từ đầu những năm 2000. Năm 2009, tại Hội nghị thượng đỉnh của 20 nền kinh tế lớn - G20 tổ chức tại Pittsburgh (Hoa Kỳ) đã khẳng định FI là một trong những trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo của một quốc gia, là nền tảng để phát triển kinh tế bền vững trên cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Theo World Bank (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân, các tổ chức tiếp cận và sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trung tâm tài chính toàn diện (Center for Financial Inclusion) định nghĩa FI là thuật ngữ dùng để chỉ việc tất cả mọi người có thể tiếp cận để sử dụng dịch vụ tài chính với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu người sử dụng và làm cho họ sử dụng dịch vụ một cách thường xuyên. Một số tổ chức khác như OECD, Liên minh Tài chính toàn diện… cũng đưa ra những khái niệm tương tự. Mặc dù chưa có định nghĩa thống nhất về FI, song khi đề cập đến FI có mấy đặc trưng cơ bản: (i) Sản phẩm dịch vụ: số lượng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng, ít nhất phải bao gồm các dịch vụ cơ bản thuộc 4 khu vực: tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và thanh toán. (ii) Chất lượng dịch vụ: sản phẩm dịch vụ cung ứng đến người sử dụng phải đảm bảo các tính năng cơ bản: thuận tiện, phù hợp với khả năng chi trả, an toàn, có cam kết bảo vệ quyền lợi khách hàng. (iii) Đối tượng sử dụng dịch vụ: mọi cá nhân, tổ chức kinh tế trong đó phải bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, người thu nhập thấp, người ở các vùng nông thôn, vùng kém phát triển có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ và được cung ứng dịch vụ một cách công bằng, bình đẳng. (iv) Đối tượng cung ứng dịch vụ: mọi tổ chức không phân biệt tư nhân/Chính phủ được cung ứng đa dạng các dịch vụ tài chính phù hợp qui định pháp luật. Đo lường, đánh giá FI Để giúp cho các quốc gia thiết lập mục tiêu tài chính toàn diện quốc gia cũng như giám sát quá trình thực hiện để đạt mục tiêu, Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Los Cabos (Mexico, 2012) đã thông qua bộ chỉ số đánh giá FI, bao gồm 24 chỉ số chia thành 3 nhóm: 256 (i) Nhóm chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ số máy ATM/ 1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành), số lượng chi nhánh/phòng giao dịch của định chế tài chính/1.000m2 (hoặc 1.000 người trưởng thành)… (ii) Nhóm chỉ số sử dụng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số như tỷ lệ tài khoản/1.000 người trưởng thành; thành; Hợp đồng bảo hiểm/1.000 người trưởng thành; tỷ lệ DNN&V có tài khoản tại trung gian tài chính… (iii) Nhóm chỉ số phản ánh chất lượng dịch vụ tài chính: bao gồm các chỉ số phản ánh về nhận thức tài chính của người trưởng thành, hành vi ứng xử đối với các vấn đề tài chính của người trưởng thành, yêu cầu về minh bạch thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp, rào cản khi tiếp cận dịch vụ tài chính… Hiện nay, bộ chỉ số đánh giá FI do G20 đề xuất đang được WB, một số tổ chức quốc tế và các nước dùng để khảo sát và đánh giá mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính và thực hiện tài chính toàn diện. Vai trò của FI Có thể thấy, FI đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế mỗi quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, vì các lý do cơ bản: Thứ nhất, FI là nền tảng để tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống của mọi chủ thể trong nền kinh tế quốc dân. Với nền tảng là dịch vụ đa dạng, chi phí hợp lý, cơ hội tiếp cận dịch vụ dễ dàng, mọi chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội sử dụng các dịch vụ cơ bản như tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, bảo hiểm. Đây là các dịch vụ giúp cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp, ở các vùng kinh tế khó khăn cải thiện quản lý tài chính cá nhân: tăng thu nhập từ tiết kiệm và đầu tư, có nguồn tài chính để sử dụng các dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng tốt, giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh đột xuất một cách hiệu quả, chi phí thấp từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần một cách bền vững. Thứ hai, FI tạo cơ hội cho các doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh. Với một cơ chế cho phép mọi chủ thể có quyền cung ứng dịch vụ một cách bình đẳng trên nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh sẽ từng bước cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm phí dịch vụ. Các chủ thể cung ứng dịch vụ có động lực thúc đấy hoạt động kinh doanh hiệu quả, minh bạch từ đó cải thiện vấn đề quản trị điều hành, tăng lợi nhuận, phát triển ổn định và bền vững. Bên cạnh đó các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và vừa, mới thành lập chưa khẳng định được uy tín có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ cơ bản như thanh toán, tín dụng từ đó có cơ hội đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, giảm chi phí (đặc biệt là chi phí tài chính), tăng lợi nhuận và phát triển bền vững. Thứ ba, với việc cải thiện đời sống dân cư, tạo động lực phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là nền tảng vững chắc để các quốc gia xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết một cách căn bản các vấn đề về mất bình đẳng giới, mất cân đối thu nhập, thất nghiệp, tệ nạn xã hội… đặc biệt là hạn chế và tiến tới xóa bỏ các hoạt động tài chính phi pháp vốn là những vấn nạn tại các nước kém và đang phát triển. FI cũng là nền tảng quan trọng giúp cải thiện ngân sách nhà nước khi giảm áp lực và chi tiêu ngân sách cho an sinh xã hội và tăng nguồn thu thuế do thu nhập của người dân, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được cải thiện. Nhận thức được tầm quan trọng của FI, tháng 11/2009, lãnh đạo các nước G20 đã ký cam kết thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính trong cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh (Hoa Kỳ). Năm 2010, hơn 55 quốc gia đã cam kết thực hiện tài chính toàn diện và hơn 60 quốc gia khác đã xây dựng và phát triển chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Năm 2015, Liên Hiệp Quốc đã 257 xác định tài chính toàn diện là trụ cột quan trọng trong việc thực hiện 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. Cũng trong năm 2015, WB và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã họp với các đối tác công, tư để thông qua chiến lược phổ cập tiếp cận dịch vụ tài chính đến năm 2020 (Universal Financial Access -UFA 2020) nhằm hỗ trợ cho việc thúc đấy FI toàn cầu. Trong đó, WB làm việc với hơn 100 quốc gia để thúc đẩy FI, tập trung ưu tiên thúc đấy FI cho 25 quốc gia có chỉ số FI thấp (hơn 70% người dân không tiếp cận với dịch vụ tài chính). Chiến lược cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2020, bằng các biện pháp can thiệp có mục tiêu tạo cơ hội cho 1 tỷ người có tài khoản giao dịch. 2. 2. Vai trò của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện a. Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính tại Việt Nam Theo đánh giá của WB, Việt Nam thuộc 1 trong 25 quốc gia có chỉ số FI thấp nhất và được ưu tiên hỗ trợ để thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính. Nhìn ở góc độ tiếp cận dịch vụ tài chính của người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt Nam nằm trong khối các nước có chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính thấp. Bảng 2.1: Mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam và một số nước (năm 2017) 250 200 150 100 50 0 % Chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành %Số tài khoản/1000 người trưởng thành % Máy ATM/100.000 người trưởng thành Nguồn: [1]; [2] Theo kết quả khảo sát của WB, tính đến cuối năm 2017 Việt Nam có số tỷ lệ số chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành, số máy ATM/100.000 người trưởng thành và số tài khoản thanh toán/1.000 người trưởng thành lần lượt là 3,4%; 24,34% và 30,8%. Bảng 2.1 cho thấy, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của Việt Nam còn thấp hơn các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc và còn khoảng cách khá lớn so với các nước phát triển như Nhật Bản, Australia, Canada. Theo số liệu báo cáo của WB [1], tỷ lệ số TK giao dịch của người trưởng thành ở Việt Nam còn thấp hơn cả mức bình quân các nước thuộc khối Đông Á và Thái Bình Dương (70,6%) và bình quân khối các nước có thu nhập trung bình và thấp (57,8%) 258 Nhìn ở góc độ tiếp cận dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp, theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 561 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó 98,1% là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V). Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2017 trên 60% doanh nghiệp nhỏ, 35% - 40% DNN&V không tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng mà chủ yếu tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức. Trong số những doanh nghiệp được vay vốn từ kênh chính thức, 1/3 số doanh nghiệp được duyệt từ 50% nhu cầu vốn trở lên; 1/5 số doanh nghiệp được duyệt 25% nhu cầu vốn, không có doanh nghiệp nào huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Nhìn ở góc độ chỉ số về chất lượng theo đề xuất G20 cho thấy Việt Nam còn một khoảng cách khá xa về mức độ tài chính toàn diện so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới do nhận thức, hiểu biết về dịch vụ tài chính còn thấp, các rào cản, trở ngại khi tiếp cận dịch vụ còn lớn, các vấn đề về minh bạch thông tin và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người sử dụng dịch vụ tài chính còn nhiều hạn chế. Đặc biệt khu vực dân cư thu nhập thấp, các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa gần như chưa tiếp cận được các dịch vụ tài chính cơ bản. b. Vai trò của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc thúc đẩy FI Tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện. Thể hiện: Thứ nhất, dịch vụ tài chính khu vực chính thức đang lệ thuộc chủ yếu vào hệ thống NHTM. Tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính được cung ứng chủ yếu từ 3 nhóm định chế tài chính; NHTM, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán và Quỹ đầu tư chứng khoán. Trong đó thị phần, qui mô hoạt động và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế đều do hệ thống NHTM chi phối. Bảng 2.2: Qui mô tài sản và khả năng cung ứng vốn của hệ thống NHTM 1 0,5 95,50% 63,60% 0 Tổng Tài sản Khả năng cung ứng vốn Công ty lĩnh và giám BH sát tài chính quốc TCTD Nguồn: Báo cáovực của CK Ủy ban gia (31.12.2018) Xét về qui mô tài sản, hệ thống TCTD đang chiếm 95,5% trong tổng số tài sản của các định chế tài chính, về cung ứng vốn các TCTD cung ứng 63,6% tổng số vốn cung ứng cho nền kinh tế. Trong hệ thống TCTD, các NHTM đang đóng vai trò chủ chốt với tỷ trọng tài sản và vốn điều lệ lần lượt chiếm là 97,4% và 94,6% so với tổng tài sản và vốn điều lệ của toàn hệ thống các TCTD. 259 101% 2,60% 5,40% 91% 81% 71% 61% 51% 97,40% 94,60% 41% 31% 21% 11% 1% Nguồn[5]: Báo cáo thống kê của NHNN năm 2018 Thứ hai, nhận thức về quản lý tài chính của người dân, doanh nghiệp (đặc biệt là DNN&V) còn bất cập, thói quen sử dụng tiền mặt vẫn phổ biến. Vì vậy tâm lý e ngại khi tiếp cận dịch vụ tài chính hiện đại của đại bộ phận dân cư khu vực nông thôn, DNN&V vẫn còn phổ biến. Dịch vụ tài chính do NHTM cung cấp vẫn “gần gũi”, “dễ hiểu”, dễ tiếp cận hơn so với các dịch vụ tài chính do các tổ chức khác cung cấp. Thứ ba, hiện nay các dịch vụ tài chính khu vực phi chính thức khá sôi động ở các vùng nông thôn (tín dụng “chợ đen”, nhận tiền gửi của tư nhân), thậm chí có cả dịch vụ do các TCTD phi ngân hàng trá hình cung ứng gây tác động tiêu cực, tâm lý hoang mang, lo lắng, mất lòng tin của người dân. Vì vậy, việc các NHTM tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận dịch vụ tài chính sẽ củng cố lòng tin và khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ. 3. Một số đề xuất nhằm phát huy vai trò của hệ thống NHTM trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với cam kết hỗ trợ và dành sự ưu tiên trong việc thúc đẩy FI từ WB và khối các quốc gia phát triển G20, Chính phủ Việt Nam từng bước thiết lập các điều kiện cần thiết để từng bước thúc đẩy tiếp cận dịch vụ tài chính. Năm 2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã trực tiếp làm việc với WB để xây dựng chiến lược FI quốc gia. Tháng 8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có đặt mục tiêu Việt Nam thực hiện FI vào năm 2030. Để phát huy vai trò của hệ thống NHTM trong việc thúc đẩy FI. Một số đề xuất bao gồm: a. Đề xuất với NHNN - Hoàn thiện Khung pháp lý về hoạt động kinh doanh của NHTM nói riêng và của các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nói chung đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, khuyến khích các NHTM, các TCTD phi ngân hàng cung ứng các dịch vụ trên nền công nghệ hiện đại, từ đó tạo động lực để các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Tiếp tục tái cơ cấu các NHTM theo hướng giảm bớt số lượng ngân hàng, đảm bảo qui mô và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam tương xứng với các NHTM trong khu vực. Xử lý triệt để các ngân hàng yếu kém, các vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là các vi phạm ảnh hưởng đến lợi ích của người sử dụng dịch vụ ngân hàng để tạo lòng tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng. 260 - Tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát các NHTM nhằm phát hiện sớm rủi ro, đặc biệt là rủi ro hệ thống, bảo đảm hệ thống NHTM hoạt động lành mạnh và hiệu quả. - Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thanh toán quốc gia nhằm đảm bảo hệ thống thanh toán quốc gia nói chung, thanh toán liên ngân hàng nói riêng vận hành thông suốt, an toàn và hiệu quả - Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với các NHTM cung ứng dịch vụ tài chính cho các đối tượng thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như hỗ trợ lãi suất cho vay, phí dịch vụ… Trước mắt cần phát huy vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng chính sách trong việc cung ứng dịch vụ cho các khu vực nông thôn. - Thực hiện khảo sát, đánh giá nhu cầu dịch vụ tài chính và kỳ vọng về sản phẩm dịch vụ tại các khu vực có chỉ số tiếp cận dịch vụ thấp để cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các NHTM có định hướng kinh doanh. b. Đề xuất với các NHTM - Hoàn thiện quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, xử lý dứt điểm nợ xấu tồn đọng, chủ động tái cơ cấu để mở rộng qui mô hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách bền vững từ đó tạo dụng lòng tin đối với người sử dụng dịch vụ. - Cơ cấu lại bộ máy tổ chức nhằm nâng cao hiệu suất lao động, tiết giảm chi phí tạo tiền đề vững chắc để giảm giá thành dịch vụ. - Đầu tư, nâng cấp công nghệ ngân hàng để cải tiến qui trình giao dịch, nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro, cải tiến và phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. - Chủ động nghiên cứu thị trường để đánh giá “cầu” về sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại các khu vực có chỉ số tiếp cận dịch vụ tài chính thấp, xác định nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ để xác định đúng thị trường mục tiêu, thiết kế sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, lựa chọn kênh phân phối phù hợp để cung ứng dịch vụ một cách hiệu quả. 4. Kết luận NHTM đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy FI. Tuy nhiên để đạt mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam còn một rào cản khá lớn là nhận thức về quản lý tài chính còn hạn chế. Vì vậy bên cạnh việc giải quyết “cung” dịch vụ, giáo dục về tài chính là một trong những vấn đề then chốt. Các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các Hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tại địa phương… cần phối hợp để đưa giáo dục tài chính đến với người dân, với doanh nghiệp ở các mức độ phù hợp nhằm nâng cao nhận thức về dịch vụ tài chính và sử dụng dịch vụ tài chính./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. https://data.worldbank.org/products/data-books/little-data-book-on-financial-inclusion 2. http://data.imf.org/?sk=E5DCAB7E-A5CA-4892-A6EA-598B5463A34 3. https://www.centerforfinancialinclusion.org/the-business-of-financial-inclusion-insightsfrom-banks-in-emerging-markets 4. http://vcci.com.vn 5. http://www.sbv.gov.vn 261 PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Thị Thu Hà Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bảo hiểm là một trong các dịch vụ đó. Là loại dịch vụ tài chính, mục tiêu của bảo hiểm không chỉ đáp ứng nhu cầu bảo vệ hậu quả tài chính của rủi ro của khách hàng có khả năng tài chính mà còn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn phải đối mặt với rủi ro nhưng thu nhập của họ cản trở họ tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm. Những sản phẩm bảo hiểm được thiết kế cho nhóm khách hàng thu nhập thấp được gọi là bảo hiểm vi mô. Với đặc thù về khả năng tiếp cận dịch vụ cuả nhóm khách hàng này mà việc triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần có giải pháp phù hợp để phát triển. Từ khóa: dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện, bảo hiểm vi mô, sản phẩm bảo hiểm 1. Dịch vụ bảo hiểm là một trong các dịch vụ tài chính cơ bản trong phát triển tài chính toàn diện Hiện nay, phát triển tài chính toàn diện đã trở thành mối quan tâm đầu của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Phát triển tài chính toàn diện là phát triển hệ thống tài chính đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính cho mọi thành viên, đặc biệt là các đối tượng thu nhập thấp trong xã hội, bao gồm dịch vụ thanh toán, dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng và dịch vụ bảo hiểm. Trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, các đối tượng có thu nhập thấp chắc chắn sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều so với các đối tượng khác vì thế những cơ hội để cải thiện thu nhập đối với họ càng giảm. Do đó, phát triển tài chính toàn diện sẽ tạo cơ hội để những người có thu nhập thấp sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản với chi phí có thể chấp nhận được, từ đó có điều kiện để cải thiện cuộc sống cũng như bảo vệ họ và gia đình khi gặp rủi ro. Phát triển tài chính toàn diện không chỉ tác động tới đối tượng sử dụng dịch vụ tài chính mà còn tác động tới các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là cơ hội để họ đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng thị trường, tăng số lượng khách hàng và tăng lợi nhuận. Phát triển tài chính toàn diện cũng sẽ giúp Chính phủ giảm chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội. Đối với dịch vụ bảo hiểm, khi nhóm khách hàng thu nhập thấp được bảo vệ bởi các sản phẩm bảo hiểm mà không phải trông chờ vào những chương trình an sinh của nhà nước thì khi đó việc triển khai bảo hiểm với độ phủ rộng nhất đã được thực hiện. 2. Đặc điểm của bảo hiểm vi mô Bảo hiểm là một công cụ được cá nhân, tổ chức lựa chọn nhằm mục đích khắc phục hậu quả tài chính do rủi ro được bảo hiểm gây ra. Với nhóm khách hàng có thu nhập thấp thì những sản phẩm bảo hiểm truyền thống không phải là là sản phẩm mà họ có thể tiêu dùng được nhưng họ cũng có nhu cầu bảo đảm tài chính ứng phó với rủi ro tác động đến sức khỏe, tài sản của họ. Chính vì thế cần phải có sản phẩm bảo hiểm đặc thù thì khả năng tiếp cận nhóm khách hàng này mới trở nên dễ dàng hơn. Nhóm sản phẩm này được đặt tên là bảo hiểm vi mô. Bảo hiểm vi mô là thuật ngữ chỉ các sản phẩm bảo hiểm có số tiền bảo hiểm nhỏ, mức phí bảo hiểm thấp, quyền lợi cơ bản hướng tới cá nhân, hộ gia đình thu nhập thấp nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và bảo vệ trước những rủi ro có thể xảy ra ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Nhu cầu của nhóm khách hàng này thường tập trung vào bảo hiểm tài sản, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ. 262 Bảo hiểm vi mô có những đặc tính cơ bản như sau: - Nguyên tắc cơ bản: người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm phát sinh trên cơ sở người tham gia bảo hiểm nộp phí bảo hiểm. Nguyên tắc phân tán, tương hỗ, số lớn bù số ít là nguyên tắc cơ bản áp dụng với bảo hiểm vi mô. - Đối tượng tiêu dùng: bảo hiểm vi mô hướng tới những người có thu nhập thấp, không ổn định mà với thu nhập đó họ không thể mua được các sản phẩm bảo hiểm truyền thống. Họ thường là những người sống ở khu vực nông thôn, khu vực miền núi, xa xôi không tiếp cận được dịch vụ bảo hiểm, thậm chí không có sự hiểu biết về dịch vụ bảo hiểm. Cũng chính vì thế mà sản phẩm bảo hiểm vi mô cần được thiết kế đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của khách hàng. Đồng thời cần có kênh phân phối phù hợp để các tổ chức cung cấp dịch vụ có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm. - Mức phí bảo hiểm: phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm vi mô phải thấp để phù hợp với khả năng trả phí bảo hiểm của khách hàng, tăng cơ hội sử dụng dịch vụ của khách hàng. 3. Tình hình triển khai Bảo hiểm vi mô ở Việt Nam hiện nay Bảo hiểm vi mô ở Việt Namhiện nay được cung cấp bởi các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức chính trị xã hội. Hoạt động kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm vi mô của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam Thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có sự góp mặt của 48 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó 18 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 30 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Các doanh nghiệp bảo hiểm tập trung mở rộng thị trường với sự thay đổi về mạng lưới kinh doanh, số lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ. Trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo Minh, PTI, PJICO chiểm phần lớn thị phần. Năm 2017, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm này là 55,9%. Trên thị trường bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí bảo hiểm tập trung vào các doanh nghiệp bảo hiểm sau: Bảo Việt Nhân thọ, Prudential, Dai-ichi, Manulife với thị phần là 68,8%. Mặc dù thị trường bảo hiểm có tăng trưởng tích cực nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đang tập trung cho nhóm khách hàng có khả năng tham gia bảo hiểm. Trong các sản phẩm thông thường của thị trường bảo hiểm Việt Nam, những khách hàng thu nhập thấp vẫn có thể lựa chọn một số sản phẩm phù hợp với thu nhập của họ như bảo hiểm trách nhiệm chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, bảo hiểm cho khoản tiền vay tại ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ với mục đích tiết kiệm với mệnh giá nhỏ. Tuy nhiên đây chưa phải là những sản phẩm đặc thù theo đúng nghĩa của bảo hiểm vi mô. Đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô, sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm rất hạn chế, chủ yếu là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Bộ Tài chính đã phê chuẩn cho 03 doanh nghiệp nhân thọ triển khai bảo hiểm vi mô bao gồm Prudential, Manulife, Dai-ichi Life. Sản phẩm của Prudential là “Phú- An Tâm”, được phát hành tháng 9 năm 2011. Sản phẩm này được Prudential thiết kế với các bảo đảm cho khách hàng trong trường hợp bị tai nạn, thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Tuy nhiên tháng 6 năm 2015, Prudential dừng bán sản phẩm. Dai ichi Life đã cho ra mắt sản phẩm bảo hiểm vi mô “An Nghiệp Chu Toàn” tuy nhiên việc triển khai sản phẩm này chưa chính thức được thực hiện. So với Prudential và DaichiLife, việc triển khai bảo hiểm vi mô “Bạn đồng hành” của Manulife có tín hiệu tốt hơn. Sản phẩm bảo hiểm này của được Manulife triển khai từ tháng 9 năm 2009 - dành cho phụ nữ thu nhập thấp trong độ tuổi 20-50 với các đảm bảo về quyền lợi tử vong, thương tật toàn bộ vĩnh viễn, trợ cấp thu nhập do nằm viện, quyền lợi hoàn phí khi đáo hạn hợp đồng. Manulife đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam để phân phối sản phẩm. Với mức phí thấp là 300.000 đồng/năm, tương đương 100 đồng/ngày, chương trình bảo hiểm vi mô của Manulife đã tạo cơ hội để phụ nữ có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn chủ động trong việc bảo vệ và thực hiện tiết kiệm nhằm đối phó với những rủi ro ốm đau, bệnh tật có thể phát sinh. Tính đến quý 3/2016, số lượng hợp đồng có hiệu lực của công ty là 69.371 hợp đồng với tổng số phí thu được là 16,5 tỷ đồng. 263 Tình hình triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị xã hội Bảo hiểm vi mô ở Việt Nam còn được cung cấp bởi các tổ chức chính trị xã hội, là những tổ chức có mối quan hệ gần gũi, gắn kết với nhóm dân cư có thu nhập thấp. Chính phủ đã cho phép Trung tâm hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng CFRC và Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam triển khai thí điểm từ năm 2013 và gia hạn triển khai thí điểm đến hết năm 2016. CFRC cung cấp 2 sản phẩm bảo hiểm: bảo hiểm sinh mạng vốn vay, bảo hiểm nhân thọ cơ bản giành cho nhóm khách hàng là phụ nữ, nhóm dân tộc thiểu số đang là thành viên của Mạng lưới tài chính vi mô M7. Quĩ bảo hiểm vi mô của Hội Liên hiệp Phụ nữ có 4 sản phẩm gồm: bảo hiểm tương trợ y tế, bảo hiểm tương trợ nhân thọ, bảo hiểm tương trợ tuổi già, bảo hiểm tương trợ vốn vay. Tuy nhiên thưc tế Hội Liên hiệp Phụ nữ chỉ đang triển khai bảo hiểm tương trợ vốn vay và bắt đầu cung cấp dịch vụ bảo hiểm từ tháng 6 năm2016. Với đối tượng khách hàng là phụ nữ thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, hộ thu nhập thấp đồng thời là thành viên của quĩ TYM - Tổ chức tài chính vi mô do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành lập năm 1992. Sản phẩm bảo hiểm tương trự vốn vay có mức phí thấp - 0,4% /vốn vay/năm - nếu thành viên vay vốn không may qua đời sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm là 100% số vốn vay 4. Kết quả triển khai bảo hiểm vi mô của các tổ chức chính trị xã hội tính đến 31/12/2016 31/12/2015 Chỉ tiêu NĐBH Phí bảo hiểm (tỷ đồng) Chi trả quyền lợi bảo hiểm (tỷ đồng) CFRC Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 31/12/2016 Tổng CFRC Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Tổng 8.936 - 8.936 7.986 69.827 77.813 1,00 - 1,00 2,28 4,71 6,99 0.183 - 0.183 0,735 0,3 1,035 Nguồn: Pilot approche in microinsurance regulation in Vietnam - munichre-foundation.org Việc thực hiện thí điểm bảo hiểm vi mô bởi các tổ chức xã hội đã có những thay đổi tích cực. Tính đến 31/12/2016, số người được bảo hiểm tăng từ 8.396 người lên 77.813, doanh thu phí bảo hiểm tăng từ 1 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng. Sự bao phủ của bảo hiểm vi mô từ 02 tỉnh thành đã tăng lên 12 tỉnh thành. 5. Những thách thức trong triển khai bảo hiểm vi mô Hiện nay thu nhập của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đáng kể (dưới 10% dân số); đời sống của họ đã đần được cải thiện, có sự thay đổi tích cực trong tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch nhưng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính còn khoảng trống lớn. Đối với việc triển khai bảo hiểm vi mô, mặc dù bắt đầu triển khai chính thức ở Việt Nam từ 2009 nhưng hiện nay vẫn được xem là thử nghiệm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng có thu nhập thấp, khó tiếp cận với dịch vụ bảo hiểm thông thường. Hướng triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam là phù hợp về sản phẩm và cách phân phối sản phẩm, nhóm khách hàng trọng tâm nhưng kết quả và qui mô triển khai còn hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam thông qua hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và các tổ chức nghề nghiệp phát sinh những khó khăn, bất cập nhất định. Thứ nhất, các doanh nghiệp bảo hiểm chưa “mặn mà” với bảo hiểm vi mô. Với qui mô thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay thì rõ ràng bảo hiểm vi mô chỉ đóng góp một phần nhỏ. 264 6. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2015-2017 Các chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 Tổng số DNBH - DNBH phi nhân thọ 30 30 30 30 - DNBH nhân thọ 17 17 18 18 Tổng tài sản (tỷ đồng) 171.607 202.378 248.247 316.300 Đầu tư trở lại nền kinh tế (tỷ đồng) 127.061 160.258 198.150 247.815 Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) 55.877 70.162 87.364 107.821 - Phi nhân thọ 27.522 31.891 36.866 41.594 - Nhân thọ 28.355 38.271 50.497 66.226 Đóng góp vào GDP (%) 1,71 2,02 2,29 2,64 Phí bảo hiểm bình quân đầu người (nghìn đồng) 744 922 942 1.151 Nguồn: Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017 - Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm Việt Nam Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển tốt, năng lực tài chính của các doanh nghiệp ngày càng được củng cố, hoạt động đầu tư ngày càng hiệu quả. Mặc dù số lượng doanh nghiệp gần như không thay đổi trong giai đoạn 2015-2017 nhưng doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng bình quân. Tuy nhiên đóng góp bảo hiểm trong doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường lại rất nhỏ. Với 48 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trên thị trường bảo hiểm thì ở thời điểm hiện nay mới chỉ có 01 doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô với 01 sản phẩm bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm lớn của thị trường gần như nằm ngoài “cuộc chơi”. Sự khó khăn trong tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu, chi phí vận hành lớn so với phí bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm vi mô khiến kinh doanh bảo hiểm vi mô không hiệu quả là căn nguyên của tình trạng này. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách phù hợp để ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm chú trọng phát triển bảo hiểm vi mô, trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm đang rất thuận lợi trong kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm thông thường nên sự thờ ơ của họ là dễ hiểu. Thứ hai, các tổ chức chính trị xã hội cung cấp bảo hiểm vi mô trong giai đoạn triển khai thí điểm hoạt động rất khó khăn do chưa có qui định pháp lý về bảo hiểm vi mô, chưa có những hướng dẫn cụ thể để các tổ chức này thử sức trong một dịch vụ mới. Thứ ba, các chủ thể cung cấp bảo hiểm vi mô còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế sản phẩm, thiếu cơ sở dữ liệu để có thể xác định phí bảo hiểm chính xác nhất. Mặc dù đảm bảo của bảo hiểm vi mô nhỏ, phí bảo hiểm thấp nhưng nếu không có thống kê về mức độ rủi ro cũng như chi phí liên quan thì ngay cả việc triển khai bảo hiểm vi mô không vì mục đích lợi nhuận cũng khó có thể duy trì lâu dài. Thực tế ở Việt Nam chưa có số liệu thống kê chính thức về nhu cầu của nhóm khách hàng thu nhập thấp và tỷ lệ dân số có bảo hiểm, về mức độ rủi ro nên đã gây ra khó khăn cho các tổ chức thiết kế sản phẩm và xác định giá. Thứ tư, kênh phân phối chưa đa dạng dẫn tới chi phí khai thác cao đồng thời khó khăn cho khách hàng trong việc tham gia bảo hiểm. 7. Giải pháp phát triển bảo hiểm vi mô ở Việt Nam Để việc triển khai bảo hiểm vi mô ở Việt Nam đạt được mục tiêu phủ rộng dịch vụ bảo hiểm tới nhóm khách hàng đặc thù, các giải pháp sau đây cần được chú trọng: 265 - Cần xem xét các phương án để khuyến khích hoặc buộc các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm vi mô. Để khuyến khích, chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp là phương án tốt. Để buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải triển khai bảo hiểm vi mô, cần qui định rõ sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm ở mức độ nào (về phạm vi địa lý, về sản phẩm). Có thể thí điểm tại một số doanh nghiệp bảo hiểm có kinh nghiệm và lợi thế về mạng lưới kinh doanh như Bảo hiểm BảoViệt, ABIC, PTI. Khi đó, với lợi thế sẵn có, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải xây dựng chiến lược cụ thể trong triển khai bảo hiểm vi mô để sao cho hiệu quả nhất. - Cần có những qui định pháp lý phù hợp để tạo cơ chế hoạt động cho các tổ chức chính trị xã hội trong triển khai bảo hiểm vi mô một cách chuyên nghiệp và bền vững dưới mô hình tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô cho các thành viên của các tổ chức đó bằng những qui định cụ thể về khách hàng mục tiêu, nhóm sản phẩm, đảm bảo sự an toàn tài chính. Phát triển bảo hiểm vi mô thông qua hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội là hướng đi đúng khi ở Việt Nam số lượng các tổ chức chính trị xã hội lớn, khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng dễ dàng, thuận lợi và đáng tin cậy. Khi các tổ chức chính trị xã hội như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cùng tham gia triển khai bảo hiểm vi mô cho các thành viên của họ thì mục tiêu bảo hiểm toàn diện sẽ có cơ sở đạt được. - Cơ quan quản lý bảo hiểm cần tăng cường hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội thiết kế các sản phẩm bảo hiểm với những đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm khách hàng thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình: bảo hiểm sinh mạng, chết hoặc thương tật do tai nạn, trợ cấp mai táng, hỗ trợ tài chính khi hỏa hoạn. Các sản phẩm bảo hiểm cũng cần thiết kế với thời hạn đóng phí linh hoạt như tuần, tháng, quí để phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng. - Cần tăng cường giáo dục kiến thức về bảo hiểm đối với những người dân thuộc nhóm dân số có thu nhập thấp, yếu thế. Theo khảo sát của Master Card năm 2015, chỉ số hiểu biết tài chính của Việt Nam đúng thứ 16 trên 17 quốc gia được khảo sát. Kết quả này cho thấy năng lực hiểu biết tài chính nói chung, về bảo hiểm nói riêng của người dân Việt Nam thấp so với nhiều nước và tập trung ở người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hiểu biết tài chính thấp khiến họ không muốn hoặc ngại tiếp cận dịch vụ bảo hiểm, không tin tưởng vào dịch vụ bảo hiểm. Do đó, Chính phủ cần xây dựng chương trình giáo dục về bảo hiểm phù hợp và hỗ trợ các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô trong công tác này. Nội dung giáo dục cần tập trung cả về quản lý rủi ro và bảo hiểm chứ không chỉ thiên về giới thiệu sản phẩm bảo hiểm. Cách thức giáo dục cần được thực hiện linh hoạt để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu như xây dựng các topic, các trò chơi liên quan đến nội dung cần thực hiện. - Các doanh nghiệp bảo hiểm cần đa dạng kênh phân phối để giảm thiểu chi phí, tăng hiệu quả triển khai bảo hiểm vi mô. Các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô cần chú trọng đến triển khai bảo hiểm bằng điện thoại di động hoặc thông qua hệ thống bưu cục, hoặc thông qua hệ thống bán lẻ như các cửa hàng bán quần áo, các cửa hàng tạp hóa, những người thu tiền dịch vụ điện thoại, internet. Ở Việt Nam kênh phân phối qua điện thoại là kênh phân phối cần được chú trọng, đặc biệt phù hợp với sản phẩm bảo hiểm có tính tích lũy, đóng phí định kỳ. Hiện nay điện thoại di động là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng. Ở Việt Nam, 85% dân số khu vực nông thôn sử dụng điện thoại động, tỷ lệ này ở các thành phố thứ cấp là 93%.Các doanh nghiệp bảo hiểm có thể hợp tác với các nhà mạng để thu phí bảo hiểm bằng việc yêu cầu người dùng có đủ tiền trong tài khoản để thanh toán phí bảo hiểm. Với mức phí hàng tháng khoảng 100 đồng như sản phẩm bảo hiểm của Manulife thì việc thu phí bảo hiểm bằng cách trừ tài khoản điện thoại của những người thu nhập thấp là hoàn toàn khả thi mà không cần có tài khoản ngân hàng. Đây là bài học kinh nghiệm từ chương trình M_PESA - tiền di động rất thành công của Kenya được triển khai từ 2007. 266 - Chính phủ cần xây dựng lộ trình để tăng tỷ lệ người dân thu nhập thấp, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa có cơ hội sử dụng các dịch vụ ngân hàng mà trước hết là có tài khoản ngân hàng. Hiện nay tỷ lệ người dân trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng ở Việt Nam khoảng 42% (2016), chủ yếu là người dân ở khu vực nông thôn, thu nhập thấp. Nếu cải thiện được tỷ lệ này, ngân hàng sẽ là một đối tác quan trọng để các tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô dễ dàng hơn khi triển khai bảo hiểm vi mô bằng việc ứng dụng công nghệ bảo hiểm Insurtech. Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp bảo hiểm đã áp dụng công nghệ trong việc bán và thanh toán các sản phẩm bảo hiểm thông thường, khai thác nhóm khách hàng đã có tài khoản ngân hàng như Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện PTI, đã sử dụng Ví MoMo trở thành kênh bán trực tiếp các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm du lịch. Mặc dù mới triển khai nên để đánh giá về khả năng khai thác thị trường bảo hiểm thông qua dịch vụ Fintech của các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có thêm thời gian nhưng chắc chắn sẽ làm thay đổi cách tiếp cận và sử dụng dịch vụ bảo hiểm của khách hàng, giúp họ chủ động nghiên cứu, chủ động lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp, thanh toán nhanh, đơn giản, tiết kiệm chi phí. Hướng kinh doanh này là phù hợp với triển khai bảo hiểm vi mô trong điều kiện tài khoản ngân hàng được phổ rộng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sơ lược về tài chính toàn diện, http://khoahocnganhang.org.vn 2. Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2017 - Cục Quản lý giám sát bảo hiểm 3. Bảo hiểm vi mô - công cụ bảo hiểm người nghèo, tapchitaichinh.vn 4. Dịch vụ tiền di động của Kenya - vepf.vnexpress.net 5. Dự thảo Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 6. Protecting the Poor- A microinsurance compendium Volume II - Craig Churchill and Michal Matul 267 SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỒNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Ngô Tiến Dũng Học viện Tài chính Tóm tắt: “Tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng”. Từ khóa: Liên minh tài chính toàn diện (AFI), Tài chính toàn diện (financial inclusion) Khái quát về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tài chính toàn diện (financial inclusion) hiểu khái quát nhất là việc cung cấp vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tóm lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện ở Việt Nam Kinh tế - xã hội Việt Nam sau 30 năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến ngoạn mục. Từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sau thống nhất đất nước, Việt Nam đã gia nhập đội ngũ những nước có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với qui mô kinh tế đạt 4.192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.109 USD năm 2015 (Tổng cục Thống kê, 2016). Cùng với đó là thành tích xóa đói giảm nghèo đáng ghi nhận, theo chuẩn của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo từ mức 60% giảm xuống 20,7% trong vòng 20 năm (1990-2010), đồng nghĩa với việc đưa 30 triệu người thoát khỏi nghèo đói. Hiện tại, vẫn có hơn 9% hộ nghèo nếu áp dụng theo chuẩn nghèo đa chiều. Dân số Việt Nam hiện tại là hơn 90 triệu người trong đó vẫn có 65% dân cư sống ở vùng nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 95% của cả nước; 97% trong tổng số doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam hiện là 1 trong 25 quốc gia có 75% dân số không được tiếp cận các dịch vụ tài chính, ngân hàng; Chỉ khoảng 50% số doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay của ngân hàng (WB, 2014). Ở Việt Nam, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh trong những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Tính đến tháng 12/2016, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm 04 ngân 268 hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank), 03 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại, 02 ngân hàng chính sách, 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 01 ngân hàng Hợp tác xã, 08 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.170 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô. Mạng lưới hoạt động bao gồm 2.741 chi nhánh, 7.046 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 12/2016, tổng cộng cả nước có 17.472 ATM, 263.427 POS/EDC. Giá trị giao dịch qua ATM và POS tương ứng là 1.809 tỷ đồng và 250 tỷ đồng trong năm 2016. Các tổ chức tín dụng đã phát hành tổng cộng hơn 110 triệu thẻ nội địa và 7,8 triệu thẻ quốc tế, giá trị giao dịch qua thẻ tính riêng cho thẻ nội địa đã đạt 2.465 ngàn tỷ trong năm 2016. Các ngân hàng Việt Nam cũng cùng nhau phát triển mạnh kênh cung cấp dịch vụ qua Internetbanking và Mobile banking. Tính đến hết năm 2016, tất cả các ngân hàng Việt Nam đã triển khai dịch vụ Internet banking và 35 ngân hàng thương mại cổ phần cung ứng dịch vụ Mobile Banking. Trong những năm qua, thanh toán qua Internet đạt tốc độ tăng trưởng từ 30-50% năm và giá trị giao dịch đạt 7,2 triệu tỷ đồng năm 2016. Bên cạnh đó, đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 20 tổ chức không phải là ngân hàng được triển khai thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử, là một trong các loại hình dịch vụ trung gian thanh toán được cung ứng bởi các công ty công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam. Giá trị giao dịch ví điện tử năm 2016 đã đạt 52,6 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên, trong khi những người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn được tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp thì nhóm đối tượng dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp không ít trở ngại. Định hướng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm tài chính toàn diện còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, các nội dung của tài chính toàn diện đã và đang được Chính phủ đặt thành những ưu tiên và triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp trong các chiến lược phát triển lớn của Việt Nam như các Chiến lược phát triển kinh - tế xã hội từng giai đoạn, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020 đều hướng tới việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ cũng xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến những đối tượng của tài chính toàn diện ở Việt Nam. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ) đến nay đã thực hiện được 3 giai đoạn với đối tượng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) đã được triển khai thực hiện ở giai đoạn 2; Nhiều chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở những vũng khó khăn; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… Việt Nam cũng đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp các hoạt động thuộc phạm vi của tài chính toàn diện. Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn được triển khai từ năm 2010 (còn gọi là Nghị định 41/2010/NĐ-CP) và đang được sửa đổi bổ sung để thực hiện phù hợp với tình hình mới. Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành được thực hiện từ 2006 và đến nay đang chuẩn bị triển khai cho giai đoạn thứ 3 (2016-2020); Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020. Và gần đây nhất, tháng 9/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 269 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, có mức chi phí hợp lý đối với đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành và doanh nghiệp, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, dựa trên hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, lành mạnh, có trách nhiệm và phát triển bền vững. Mặc dù vậy, những chính sách kể trên vẫn chưa được đặt trong một chiến lược tài chính toàn diện mang tính tổng thể, có thể tập trung tất cả nguồn lực và nỗ lực để hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. Một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có thể có ý nghĩa lớn lao về mặt phát triển xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp cho mỗi người dân có thể được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế đem lại. Thông qua tiếp cận tài chính, mỗi người dân có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm. Từ đó, Chiến lược tài chính toàn diện có thể góp phần đạt mục tiêu kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 mà Quốc hội đã đề ra trong Nghị quyết số 142/2016/QH13 (bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước với GDP bình quân 5 năm tới 6,5-7%). Thực tế Chiến lược này được triển khai ở một số nước trong khu vực đã cho thấy sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, sự tồn tại của chiến lược tài chính toàn diện cũng có thể hỗ trợ thiết lập nền tài chính quốc gia lành mạnh thông qua việc phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng hơn và qua đó, cũng giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội. Điều này đồng thời cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam thực thi những mục tiêu Thiên niên kỷ đã cam kết với Liên Hợp Quốc. Nhận thức rõ vấn đề trên, Chính phủ Việt Nam nhận thấy sự cần thiết phải xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện làm cơ sở để triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả các trụ cột của tài chính toàn diện trong thời gian tới. Theo đó, Chính phủ sẽ tập trung nguồn lực vào xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ; Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính; Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng và giáo dục tài chính; Quan tâm, ưu tiên đối với các đối tượng dễ bị tổn thương (các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ, người nghèo nông thôn, phụ nữ…) nhằm hỗ trợ, giúp các đối tượng này tiếp cận tốt hơn, hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính, ngân hàng; Xây dựng cơ chế điều phối và phối hợp huy động tổng thể nguồn lực triển khai tài chính toàn diện hiệu quả (các cơ quan quản lý, tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị - xã hội, khu vực tư nhân…). Tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-20120, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã được giao làm cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức liên quan để tuyên truyền, thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tài chính toàn diện ở Việt Nam; Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ để tận dụng nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức này để giúp Việt Nam xây dựng và triển khai tài chính toàn diện; Rà soát và hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý cần thiết trong hệ thống nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động và cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực vùng xa, vùng sâu, khó khăn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://thoibaonganhang.vn/thuc-day-tai-chinh-toan-dien-nhin-tu-thuc-tien-78844.html 2. http://tapchinganhang.gov.vn/tai-chinh-toan-dien-la-mot-trong-nhung-trong-tam-phattrien-kinh-te-xa-hoi.htm 3. http://thoibaonganhang.vn/thuc-day-tai-chinh-toan-dien-o-viet-nam-57216.html 4. http://www.thtg.vn/chia-se-kinh-nghiem-phat-trien-tai-chinh-toan-dien-o-viet-nam/ 5. http://www.daotaomof.vn/bvct/chi-tiet/377/chuyen-de-32-mot-so-van-de-chung-ve-taichinh-toan-dien.html 270 MỞ RỘNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐỂ ĐẨY LÙI TÍN DỤNG ĐEN ThS. Nguyễn Trần Minh Trí Viện Kinh tế & Chính trị thế giới - Viện HLKHXHVN Tóm tắt Người nghèo không tiếp cận được các dịch vụ tài chính do thiếu năng lực tài chính và kinh tế là một biểu hiện của thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Đặc biệt, việc mở rộng Tài chính toàn diện còn là cách thức quan trọng để đẩy lùi tín dụng đen, trực tiếp và gián tiếp góp phần bảo đảm an sinh và trật tự xã hội ở Việt Nam. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Từ khóa: Tài chính toàn diện; Tín dụng đen; Lãi suất; Người nghèo Theo Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI), tài chính toàn diện là một trạng thái theo đó tất cả các người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Liên Hợp Quốc, mục tiêu của tài chính toàn diện bao gồm: Tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong nhiều loại dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. Các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng; Bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư; Cạnh tranh giúp mở rộng sự lựa chọn và đáp ứng khả năng chi trả… Ngân hàng Thế giới (WB) đã đưa ra tầm nhìn cho Chương trình tăng cường cơ hội tiếp cận Tài chính toàn cầu tới năm 2020, tập trung vào 25 quốc gia ưu tiên (trong đó có Việt Nam) nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thống cho cá nhân, thông qua tăng số lượng tài khoản giao dịch để tăng tỷ lệ gửi tiền và giao dịch qua tài khoản ngân hàng dựa trên 3 nền tảng chính - cam kết chính trị, môi trường pháp luật - thể chế và hạ tầng thanh toán/công nghệ thông tin và truyền thông. Các nhà lãnh đạo G20 từ tháng 6/2010 đã đưa ra 9 nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20. Tại khu vực ASEAN, các quốc gia thành viên cũng coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về tài chính bao trùm để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực… Tại các hội nghị APEC được tổ chức hàng năm, tài chính toàn diện được nhiều nước chủ nhà APEC quan tâm và ưu tiên, nhất là từ khi được đưa vào là một trong những trụ cột trong hợp 271 tác tài chính APEC (năm 2010); Theo đó, các nền kinh tế đã chia sẻ kinh nghiệm nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng và thực thi có hiệu quả một Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện phù hợp cho riêng mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Tại sự kiện Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 vừa qua, tài chính toàn diện là một trong 4 nội dung hợp tác ưu tiên. Chủ đề được tập trung thảo luận là về phát triển thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng. Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện lần thứ 7 cũng đã tập trung vào việc định hướng tài chính toàn diện phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Nhiều nội dung liên quan đến tài chính toàn diện đã đưa ra thảo luận như: Việc xác định đúng đắn phạm trù tài chính toàn diện; Thực trạng triển khai các ứng dụng kỹ thuật số trong lĩnh vực này; Giáo dục tài chính nhằm nâng cao hiệu quả nhận thức của người dân trong tiết kiệm và đầu tư; Phát triển bảo hiểm vi mô… qua đó thúc đẩy một nền tài chính toàn diện năng động, bền vững trong các nền kinh tế thành viên APEC. Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân… Theo Quyết định 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào ngày 5/9/2016, NHNN có nhiệm vụ xây dựng Dự thảo khung chiến lược quốc gia tài chính toàn diện dự kiến trình Thủ tướng thông qua vào năm 2020. Mục tiêu tổng quát của chiến lược này là phấn đấu đảm bảo tất cả người dân và DN, nhất là người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các DNNVV có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng với mức chi phí hợp lý trên cơ sở phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững. Ngoài ra, NHNN - cơ quan được Chính phủ giao chủ trì điều phối tài chính toàn diện tại Việt Nam và xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cũng đã phối hợp chặt chẽ với các đối tác quốc tế, các nền kinh tế thành viên APEC triển khai các nội dung hợp tác, trong đó có nội dung về giáo dục tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. NHNN cũng tích cực tham gia các chương trình, diễn đàn hợp tác về tài chính toàn diện của Quỹ Đầu tư phát triển Liên Hợp Quốc; Tiến hành thủ tục tham gia Liên minh tài chính toàn diện; Triển khai các chương trình, dự án về tài chính toàn diện của WB/Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức và kiến thức về tài chính toàn diện, đồng thời tích cực hoàn thiện lộ trình xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện... Những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) và hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch của ngành triển khai Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo Fintech của NHNN nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các DN Fintech ở Việt Nam ra đời và phát triển. So với các nước đang phát triển, Việt Nam được đánh giá có một số lợi thế nhất định trong triển khai tài chính toàn diện như nền tảng công nghệ thông tin (đặc biệt là tỷ lệ người dùng internet và thiết bị thông minh tăng nhanh), độ bao phủ trên diện rộng các dịch vụ kỹ thuật số, sự phát triển mạnh mẽ của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính, sự hỗ trợ tích cực của các đối tác phát triển quốc tế... Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, cụ thể: Nhận thức chung của xã hội về tài chính toàn diện chưa đầy đủ; Chưa có cơ chế đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện về tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan; Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính còn thiếu, chưa có cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính toàn diện; Cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu và chưa được kết nối đồng bộ; Nền tảng 272 đảm bảo an ninh mạng... Bên cạnh đó, còn phải kể đến các rào cản như: Tỷ lệ người nghèo chưa được tiếp cận các nguồn tín dụng và dịch vụ tài chính chính thức còn cao; Sự chênh lệch giàu nghèo và sự khác biệt trong phát triển giữa các vùng miền; Mức độ nhận thức và phổ cập giáo dục tài chính của người dân; Văn hóa và thói quen sử dụng dịch vụ tài chính chính thức… Tại Việt Nam, trên 1/3 số người trưởng thành, chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn, đô thị, có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức, thấp so với mức trên dưới 80% ở các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan. Trong khi đó, với hơn 70% dân số tập trung tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72% lực lượng lao động nhưng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (chiếm khoảng 28%) nhưng chủ yếu do hệ thống Agribank, Quỹ tín dụng nhân dân, một số ngân hàng thương mại nhà nước còn các ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn còn e ngại. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đạt đến 25%. Thực tế cho thấy, thời gian qua, các hình thức“vay online”, “vay trực tuyến” mới mẻ tân kỳ, cũng với các hoạt động chơi hụi, họ truyền thống… xuất hiện nhan nhản, với những lời quảng cáo rất hấp dẫn, như thủ tục vay siêu nhanh, siêu đơn giản và mội nhu cầu vay vốn được chấp nhận. Hoạt động cho vay kiểu tín dụng “đen” này có quy mô ngày càng lớn, phạm vi ngày càng mở rộng và hệ lụy cũng ngày càng nặng nề cả về kinh tế và xã hội… Theo số liệu thống kê chưa chính thức của Bộ Công an tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định 116 của Chính phủ ngày 26/12/2018, ước tính tín dụng đen đang cho vay khoảng 2.500 tỷ đồng; trong 4 năm qua, cả nước có tới 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, với 56 vụ giết người, 398 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 1.809 vụ lừa đảo... Lực lượng cảnh sát hình sự đang theo dõi, quản lý 124 băng nhóm với 831 đối tượng hoạt động có tổ chức về lĩnh vực cho vay nặng lãi. Tín dụng “đen” theo nghĩa hẹp là cho vay nặng lãi, còn theo nghĩa rộng là các dạng huy động và cho vay tín dụng bất hợp pháp không qua hệ thống ngân hàng, không đăng ký kinh doanh, cũng như không chịu sự quản lý chính thức bởi bất cứ cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan nào. Việc cho vay và vay tiền ngoài các tổ chức tín dụng là quan hệ dân sự và không bị cấm. Theo pháp luật hiện hành, hoạt động này chỉ vi phạm pháp luật khi việc cho vay được xác định là có lãi suất vượt quy định và người cho vay tiền có tính chất “chuyên bóc lột”; hoặc có những hành vi bất hợp pháp khác, như đe dọa, cưỡng bức, lừa dối trong giao dịch cho vay và đòi nợ vay... Tín dụng “đen” phổ biến và đa dạng về hình thức, không khó nhận diện, nhưng không dễ bắt quả tang, do có nhiều chiêu thức qua mặt cơ quan chức năng: Các chủ tín dụng “đen” thường không thể hiện hoặc che giấu mức lãi suất thực trong “hợp đồng dân sự”, mà thường khấu trừ luôn tiền lãi vào số tiền gốc ngay khi giao tiền hoặc lấy lãi theo ngày. Hơn nữa, các chủ này thường chia nhỏ số tiền cho vay để lách quy định thu lợi trên 30 triệu đồng; hoặc thậm chí giấu mặt, chỉ đạo ngầm người khác thực hiện… Bởi vậy, việc xử lý hình sự đối với các đối tượng cho vay nặng lãi thường chỉ quy thành xử lý các hành vi như “bắt giữ người trái pháp luật”, “cưỡng đoạt tài sản”, “cố ý gây thương tích”… mà các chủ nợ thực hiện để thu hồi nợ đã cho vay. Đặc trưng cơ bản của tín dụng “đen” là có lãi suất huy động và cho vay cao, trong khi thủ tục thực hiện thì vô cùng đơn giản so với các hoạt động tín dụng ngân hàng chính thức hiện hành. Các con nợ của các hoạt động tín dụng “đen” cũng ngày càng đa dạng và mở rộng, từ những chủ cửa hàng vàng lớn, đến người “cùng quá hóa quẫn”, sẵn sàng chấp nhận mọi điều kiện, miễn có tiền giải quyết nhu cầu nóng, bất chấp hệ quả và thường tự ám thị mình về khả năng trả nợ “trong tầm tay”; trong khi ngại các thủ tục và điều kiện vay chặt chẽ của ngân hàng. Người cho vay thường là người có tiền tích trữ mà không muốn gửi hay kinh doanh ngân hàng với lãi suất thấp; hoặc đơn giản chỉ là người huy động trung gian để hưởng chênh lệch lãi 273 suất hay hoa hồng hấp dẫn. Tuy nhiên, có nhiều người đóng vai trò chuyên nghiệp hơn, trở thành kẻ cho vay nặng lãi có máu mặt lâu năm ở địa phương, với đội ngũ nhân viên “có số có má”, luôn sẵn sàng và ưa chuộng “thực thi luật rừng”, lạnh lùng và tàn nhẫn. Hệ quả tín dụng “đen” về phía người vay và cả phía người cho vay với vai trò làm trung gian huy động vốn, là sự gia tăng chóng mặt đến kinh hoàng của món nợ phái trả tích cóp theo năm tháng, do “lãi mẹ đẻ lãi con” và viễn cảnh bị phá sản, bị xiết nợ đầy bạo lực luôn treo lơ lửng trên đầu… Hậu quả càng nặng nề hơn nếu có sự liên kết nhóm lợi ích giữa tín dụng “đen” với người hoạt động tín dụng ngân hàng…?! Nhận diện và ngăn chặn tín dụng đen là cần thiết và cần sự đồng bộ các giải pháp, sự phối hợp chặt chẽ từ các bên liên quan: Một mặt, cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng ngày càng minh bạch và đầy đủ, chặt chẽ hơn trong hệ thống luật pháp, cũng như sự tích cực vào cuộc của các cơ quan hành pháp trong nhận diện, truy xét và xử lý các tội phạm tín dụng đen; Đồng thời, người dân cũng cần tự cảnh tỉnh mình, biết chủ động kiểm soát những nhu cầu thiết yếu; tăng cường năng lực nhận thức pháp lý và không dễ dãi nhắm mắt ký nhận những khoản vay với các điều kiện mà mình không thể đáp ứng chắc chắn, để không tự mình biến thành nạn nhân của chính mình, nhất là biến bản thân từ người không có tiền thành con nợ ngập chìm trong bẫy nợ tín dụng “đen”. Mức lãi suất trần để xác định dấu hiệu của tội phạm cho vay nặng lãi được thể hiện trong Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015, theo đó: “1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; 2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm; 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”. Trần lãi suất theo quy định tại Điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 là khoảng 20%/năm, tức khoảng gần 1,7%/tháng. Còn theo Nghị định 19/2019/NĐ-CP về họ, hụi, biêu, phường có hiệu lực từ ngày 5/4/2019, việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự; việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ; không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác. Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ, nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự, thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên, thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ,... thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả được xác định theo thỏa thuận của các bên, nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận, thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả. Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau: Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận, nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định 274 bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp; trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật Dân sự đối với họ có lãi. Mặt khác, cần mở rộng tài chính toàn diện đáp ứng nhu cầu chính đáng và có thực của người dân; Đặc biệt, cần mở rộng của các nguồn tín dụng ngân hàng cho vay tiêu dùng với lãi suất và thời hạn hợp lý. Những nỗ lực đáng khích lệ theo hướng đó là chủ trương Agribank sẽ giành 5.000 tỷ đồng cho vay tiêu dùng và Ngân hàng Chính sách từ ngày 1/3/2019 nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay. Đồng thời, nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của các đối tượng đầu tư dài hạn theo Quyết định số 12/QĐ-HĐQT của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kiêm Chủ tịch Ngân hàng chính sách xã hội. Chính phủ cần có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng điện tử và xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia đối với phát triển thị trường; Ban hành quy định các chính sách an ninh bắt buộc đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính số để giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản và dữ liệu; Có chính sách đầu tư vốn, công nghệ xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia, xây dựng hệ thống pháp lý quy định số hóa dữ liệu, cập nhật và cung cấp thông tin cho trung tâm dữ liệu; Đặc biệt, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện. Với vai trò đầu mối, NHNN cần tiếp tục tăng cường tham gia vào các chương trình, diễn đàn quốc tế về tài chính toàn diện, đẩy mạnh hợp tác về tài chính toàn diện trong khuôn khổ APEC, ASEAN và với các đối tác phát triển như WB, ADB, UN nhằm huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để triển khai tài chính toàn diện thành công tại Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cũng cần nhanh chóng tiếp cận và áp dụng các công nghệ tài chính số, như các ứng dụng di động, dịch vụ ngân hàng trực tuyến; Chủ động đầu tư vốn, nâng cấp hạ tầng công nghệ của ngân hàng tương thích với nền tảng tài chính số, đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp; Nghiên cứu hợp tác với các tổ chức tài chính/phi tài chính xây dựng hệ thống ngân hàng đại lý nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2017), Tài liệu tài chính toàn diện tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017; 2. ADB (2014), “Report and Recommendation of the President to the Board of Directors Proposed Policy-Based Loan for Subprogram 2- Socialist Republic of Viet Nam: Microfinance Development Program” 3. Eduardo Cabral Jimenez (2014), “Role of smart policies and regulation in financial inclusion”, Alliance for Financial Inclusion (AFI), Bangkok, Thailand. 4. Isaku Endo (2014), “Remittance markets and financial inclusion in ASEAN”, Payment Systems Development Group, The World Bank, USA. 275 NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH Xà HỘI - TRỤ CỘT TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Minh Phong Phó Vụ trưởng - Phó Ban tuyên truyền lý luận - Báo Nhân Dân TS. Võ Thị Vân Khánh, Học viện Tài chính Tóm tắt Cùng với Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ; Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam bank for Social Policies (Viết tắt là: VBSP) Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội (Toà nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội) trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo sau khi tách khỏi NHNo&PTNT Việt Nam là một nỗ lực đáng ghi nhận của Việt Nam trong quá trình xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Với mô hình hoạt động ưu việt, hiệu quả, hiệu lực của Ngân hàng Chính sách xã hội, các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã được truyền tải một cách kịp thời tới các đối tượng thụ hưởng, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn, thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo về ý thức tiết kiệm, tạo lập nguồn vốn tự có và tích lũy cho tương lai, hoàn thành cơ bản chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững qua các thời kỳ. Đẩy mạnh huy động vốn xã hội và hoạt động cho vay qua NHCSXH cả về luợng và chất là trách nhiệm chung toàn xã hội và cũng là thể hiện bản chất chế độ, vì lợi ích nguời dân và phát triển bền vững đất nước… Từ khóa: Ngân hàng chính sách; Tín dụng; Người nghèo; Vốn… Ngân hàng Chính sách xã hội được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Đối tượng đựơc vay từ NHCSXH (gọi chung là người vay) gồm: Hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi chung là Chương trình 135); các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương. Cơ cấu bộ máy của NHCSXH gồm 3 cấp: Hội sở chính (cấp Trung ương), Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện. Ở mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp. 276 Bộ máy quản trị gồm : Hội đồng quản trị (HĐQT), ở Trung ương hiện có 14 thành viên. Trong đó, 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách. Chủ tịch HĐQT do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch, 11 Ủy viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng hoặc tương đương của các Bộ, Ngành liên quan; Ban Đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cử cán bộ Lãnh đạo tham gia kiêm nhiệm. Bộ máy điều hành tác nghiệp theo 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, là những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH là trực tiếp quản lý và cho vay, kết hợp với uỷ thác một số công đoạn qua các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước; tổ chức giao dịch theo hình thức lưu động tại Trụ sở UBND xã. Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH ở Việt Nam là hoàn toàn mới, chưa có ở bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, của Đảng uỷ NHCSXHTW, sự điều hành của HĐQT; trực tiếp là chỉ đạo và điều hành của Đồng chí Bí thư - Tống giám đốc; NHCSXH đã luôn cải tiến tổ chức, phương thức quản lý và đổi mới hình thức hoạt động. Hiện nay, bộ máy của toàn hệ thống đã lớn mạnh; gồm có Hội sở chính, 63 chi nhánh cấp tỉnh; Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 614 Phòng giao dịch cấp huyện với trên 8.000 cán bộ, trên 9 ngàn Điểm giao dịch tại xã, hơn 195 ngàn Tổ tiết kiệm và vay vốn. Nhờ có mô hình quản lý mới, có bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với tính chất đặc thù của tín dụng chính sách, NHCSXH đã từng bước xã hội hoá hoạt động của một tổ chức tín dụng Nhà nước, tiết giảm chi phí giao dịch của người vay. Là ngân hàng phi thương mại, có nhiệm vụ đặc thù là chuyển tải nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước tới các đối tuợng đặc thù là hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ trong hơn 11 năm đầu thành lập, NHCSXH đã triển khai 19 chương trình cho vay (so với 3 chương trình khi mới thành lập), trong đó khoảng 97% tổng dư nợ tập trung chủ yếu vào 6 chương trình tín dụng là: Cho vay hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm và cho vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Từ ba chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu, đến nay sau 15 năm hoạt động, NHCSXH đã và đang triển khai cho vay 20 chương trình tín dụng chính sách và một số chương trình, dự án do các địa phương, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủy thác thực hiện. Đến hết ngày 31/12/2016, tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 162.380 tỷ đồng, tăng 10,9% so với năm 2015; tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 157.372 tỷ đồng với trên 6,78 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang vay vốn. Cơ cấu và hiệu quả cho vay của ngân hàng ngày càng tích cực: Tổng dư nợ tính đến 30/6/2014 là 126.666 tỷ đồng, tăng 18 lần so với khi mới thành lập; đặc biệt, nợ quá hạn giảm liên tục 24 lần, còn 0,57% so với mức 13,75% khi mới thành lập, tức chỉ bằng 1/10 mức trung bình toàn ngành ngân hàng thương mại. Tính đến hết ngày 31/8/2017, đã có hơn 30 triệu lượt hộ nghèo và các và đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, góp phần giúp hơn 4,5 triệu hộ thoát nghèo. Cũng từ nguồn vốn này, đã thu hút, tạo việc làm cho gần 3,5 triệu lao động được tạo việc làm, trong đó có hơn 111 nghìn lao động thuộc hộ nghèo và gia đình chính sách được vay vốn đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài; hơn 3,5 triệu học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 10 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; gần 105 nghìn căn nhà cho hộ gia đình vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long, gần 520 nghìn căn nhà cho 277 hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách; hơn 11 nghìn căn nhà phòng tránh bão, lụt. Tổng dư nợ của NHCSXH đạt 167.047 tỷ đồng, gấp 23 lần so thời điểm nhận bàn giao. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHCSXH là 0,43%/tổng dư nợ. Cơ cấu tín dụng của ngân hàng nếu chỉ tính riêng đến hết tháng 7/2014: - Tổng dư nợ ủy thác qua Hội CCB đạt trên 19.178 tỷ đồng ở 32.674 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Chỉ tính riêng những tháng đầu năm 2014, đồng vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp cho 10.587 hội viên CCB thoát nghèo. Trong các tỉnh, thành, hội có mức dư nợ ủy thác cao đáng kể nhất là Nghệ An 1.271 tỷ đồng, Thanh Hóa 866 tỷ đồng, Phú Thọ 630 tỷ đồng và Đồng Tháp 437 tỷ đồng… - Tổng dư nợ ủy thác qua Hội Nông dân đạt 41.703 tỷ đồng với hơn 2,3 triệu hộ vay (bình quân gần 18 triệu đồng/hộ) ở hơn 65.900 Tổ TK&VV, tổng dư nợ tăng gần 3,8% so với 31/12/2013 và tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước. Số Tổ TK&VV được xếp loại tốt chiếm tới 60%, khá 32%, trung bình 7% và yếu kém chỉ chiếm 0,2%. Địa phương có dư nợ ủy thác cao nhất là Thanh Hóa đạt 2.586 tỷ đồng và thấp nhất là TP. Đà Nẵng 235 tỷ đồng. Nợ quá hạn của toàn hội chỉ chiếm 0,56%/tổng dư nợ. - Tổng dư nợ uỷ thác qua Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, với 16 chương trình tín dụng ủy thác, lên tới gần 13.600 tỷ đồng, chiếm gần 11% tổng dư nợ ủy thác của NHCSXH. Trong đó, các chương trình cho vay hộ nghèo và HSSV chiếm tỷ trọng cao (lần lượt là 35% và 20,6%). Tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,66%/tổng dư nợ ủy thác, giảm 0,25%, trong đó có 44 tỉnh, thành phố giảm mạnh so với đầu năm 2014. - Tổng dư nợ uỷ thác qua Hội LHPN Việt Nam là hơn 50.507 tỷ đồng ở 76.751 Tổ TK&VV, với gần 2,8 triệu hộ vay đầu tư phát triển kinh tế, chiếm tổng dư nợ lớn nhất trong 4 tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác từ NHCSXH. Kết quả và chất lượng ủy thác tín dụng của các tổ chức hội, đoàn thể trong cả nước từng bước được tăng lên, góp phần củng cố thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa NHCSXH với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống chính trị tại địa phương, cũng như giúp gắn bó hơn với người vay và tăng kiểm soát vốn vay hiệu quả hơn. Hoạt động của NHCSXH đã trực tiếp và gián tiếp góp phần tô đậm thành tích bảo đảm an sinh xã hội của đất nước: Cuối năm 2012, trên cả nước khoảng 90,7% số người nghèo nhất đã được sử dụng điện lưới; trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% số xã có trạm y tế, trong đó 78% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% số xã có đường giao thông đến trung tâm; 67,5% số xã có công trình thủy lợi nhỏ. Cả nước đã cơ bản hoàn thành phổ cập trung học cơ sở từ năm 2010, với 100% xã có đủ trường tiểu học, trung học cơ sở. Tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học là 97,7% và bậc trung học cơ sở là 87,2%. Mỗi năm 1,8 triệu lao động được dạy nghề qua hệ thống 10.000 trường, trung tâm học tập cộng đồng và gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên. Tỷ lệ hộ nghèo cả nước liên tục giảm, chỉ còn gần 9,64% vào cuối năm 2012, so với mức 22% năm 2006. Tỷ lệ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm từ trung bình 47% năm 2006, xuống còn 28,55% năm 2012 ở vùng Tây Bắc, Đông Bắc - 17,39%, Tây Nguyên - 15,58%, Bắc Trung bộ - 15,01%. Thu nhập bình quân của hộ nghèo năm 2010 tăng 2,3 lần so với năm 2005; bình quân GDP tăng từ 1.024 USD/người năm 2008 lên 1.540 USD/người năm 2012. Tuy nhiên, NHCSXH cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay: Nguồn vốn hoạt động chưa ổn định lâu dài. Cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, chưa tiếp cận được các nguồn vốn nhân đạo, vốn ODA. Nguồn vốn ủy thác hàng năm chưa đáp ứng nhu cầu vay vốn. Việc giao chỉ tiêu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý hàng năm chưa sát với kế hoạch do NHCSXH xây dựng. Các nguồn vốn vay có thời hạn dài, lãi suất thấp, chất lượng thực hiện dịch 278 vụ ủy thác của các tổ chức hội, đoàn thể cũng như hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn nhiều nơi còn hạn chế, mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đến nay không còn phù hợp, số tiền trích lập thấp hơn nhiều so với các rủi ro phát sinh cần xử lý; trong khi công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể ở cơ sở và NHCSXH chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên; việc điều tra, xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức làm ảnh hưởng tới việc hỗ trợ vốn kịp thời cho các đối tượng này. Hơn nữa, trải qua chiến tranh tàn khốc kéo dài và đói nghèo cùng cực, phải chịu đựng trên 17 triệu tấn bom đạn (gấp 4 lần tổng số bom đạn dùng trong Chiến tranh thế giới lần 2) và trên 70 triệu lít hóa chất chứa dioxin, Việt Nam hiện có trên 4 triệu người khuyết tật, tàn tật do bom đạn, chất độc chiến tranh, cùng hàng triệu người có công, người già và trẻ em không nơi nương tựa, nghèo, cô đơn. Việt Nam còn chịu áp lực mỗi năm thêm hàng triệu người bước vào độ tuổi lao động và hàng chục triệu lao động khác làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, dễ bị tổn thương... Vì vậy, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững ở Việt Nam vẫn còn rất nặng nề và phải được tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa. Vì vậy, để NHCSXH thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của mình đã đề ra trong Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020, cần chú ý: Thứ nhất, cải thiện năng lực tài chính và tăng tính tự chủ trong hoạt động của NHCSXH: Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHCSXH phải đảm bảo cho 100% hộ nghèo, đối tượng chính sách khi có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi (Quyết định 852/QĐ-TTg). Bên cạnh đó, NHCS cũng phải phục vụ chính sách tín dụng đối với hộ cận nghèo; đảm bảo dư nợ tăng trưởng bình quân 10%/ năm… Để NHCSXH có nguồn vốn lớn, ổn định thực hiện chỉ đạo này, NHNN phải tạo điều kiện để NHCSXH được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp có thời hạn dài như vốn ODA, vốn tài trợ từ các nhà đầu tư cho các chương trình an sinh xã hội để thực hiện kênh tín dụng chính sách. Đồng thời tiếp tục yêu cầu các tổ chức tín dụng Nhà nước, tổ chức tín dụng đã cổ phần nhưng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối duy trì mức tiền gửi 2% tại NHCSXH. Ngoài ra, Nhà nước sẽ có cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng trong toàn ngành quan tâm đầu tư trái phiếu NHCSXH. NHNN sẵn sàng tái cấp vốn để NHCSXH đảm bảo đủ nguồn vốn cho vay phục vụ bà con dân nghèo. Ngân hàng cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương để tập trung các nguồn vốn tín dụng có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước vào một đầu mối, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi ngân hàng thương mại, đa dạng hoá cơ cấu nguồn vốn, tăng tỷ lệ vốn cấp từ ngân sách Trung ương, vay NHNN, Kho bạc Nhà nước; tạo đìều kiện pháp lý và bảo lãnh nhà nước để tăng quy mô vốn huy động của nước ngoài và các địa phương, các tổ chức và cá nhân uỷ thác cho NHCSXH thực hiện; vay lãi suất thị trường, tiền gửi của các tổ chức tài chính, tín dụng, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, huy động của các tổ chức, cá nhân... đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vốn vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Trước mắt, tăng cấp bổ sung vốn điều lệ, vốn dành cho các chương trình an sinh xã hội; tạo điều kiện để NHCSXH tiếp cận với các dự án vay vốn ODA; khuyến khích các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp vào nguồn vốn uỷ thác; thực hiện phát hành trái phiếu, huy động vốn từ dân cư. Đồng thời, giao định mức chi phí quản lý cho NHCSXH ổn định trong thời kỳ và nâng mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tạo tính chủ động cho NHCSXH. Đặc biệt, cùng với việc kêu gọi các nhà hảo tâm và tiếp cận các kênh vốn tài trợ quốc tế khác, cần nghiên cứu cho phép NHCSXH phối hợp với các địa phương và ngành tài chính tổ chức loạt sổ xố chuyên đề huy động vốn bổ sung định kỳ hoặc đột xuất cho các chương trình mục tiêu do ngân hàng chủ trì… 279 Thứ hai, rà soát các đối tuợng, chương trình, điều kiện cho vay phù hợp với tình hình mới: Ngoài việc tiếp tục cho vay các đối tượng truyền thống, để góp phần giảm thiểu tình trạng tín dụng đen gây nhiều hệ luỵ tiêu cực trong xã hội và tăng dư nợ tín dụng cả nước nói chung, NHCSXH cần mở rộng đối tuợng và cải thiện điều kiện vay, thuận lợi và minh bạch hoá về lãi suất, bao gồm cả cho vay hỗ trợ nhà ở và tiêu dùng thiết yếu của những hộ nghèo và cận nghèo ở nông thôn. Đối với những học sinh nghèo đỗ đại học cần được vay ưu đãi thời hạn dài và lãi suất thấp nhất để tạo điều kiện cho họ học tập, ổn định cuộc sống và trả nợ trong tương lai. Nâng mức và thời hạn tín dụng cho vay sát với nhu cầu và chu kỳ sản xuất, kinh doanh thực tế. Thực tế cho thấy, việc thi hành từ ngày 01/5/2014 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tăng mức vay vốn Chương trình tín dụng NS&VSMTNT từ 4 triệu đồng lên 6 triệu đồng để xây dựng một công trình về nước sạch hoặc vệ sinh môi trường và nâng mức vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa 50 triệu đồng/hộ vay theo Quyết định của HĐQT NHCSXH là những điều chỉnh đúng hướng. Những lĩnh vực cho vay khác cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh với các mức nâng tương tự… Đồng thời, để phòng tránh việc lạm dụng vốn ưu đãi của NHCSXH, cần thực hiện nghiêm túc Quyết định số 1049/QĐ-TTg ngày 26/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn và Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015… Theo số liệu của Bộ Xây dựng, hiện cả nước có khoảng 510.000 hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 có khó khăn về nhà ở. Trong đó, có khoảng 345.000 hộ chưa được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác; 15.000 hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác, nhưng nay nhà đã bị mất, sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa hoặc xây dựng lại; 150.000 hộ đã được hỗ trợ nhà ở theo các chính sách hỗ trợ nhà ở khác và đã có thời gian trên 8 năm những nay đã hư hỏng, dột nát. NHCSXH cần mở rộng cho vay hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015 (giai đoạn 2) để có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xoá đói, giảm nghèo bền vững. Nhu cầu vốn cần để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2 vào khoảng 18.440 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương khoảng 4.620 tỷ đồng, ngân sách địa phương 320 tỷ đồng, vốn vay ưu đãi tương đương 7.500 tỷ đồng và dự kiến nguồn huy động từ cộng đồng và đóng góp của hộ gia đình khoảng 6.000 tỷ đồng. Việc thực hiện sẽ phân bổ theo năm với mục tiêu giải quyết 5% đối tượng ngay trong năm nay; liên tục trong các năm từ 2015-2017 là 25% mỗi năm và giải quyết nốt 20% còn lại vào năm 2018. Hiện Bộ Xây dựng đề xuất ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, địa phương, khu vực… dao động từ 5 - 14 triệu đồng/hộ. Cùng đó, các hộ gia đình thuộc diện này được vay từ NHCSXH với mức tối đa 15 triệu đồng/hộ, lãi suất 3%/năm, trong thời hạn 10 năm và ân hạn 5 năm. Thời gian trả nợ tối đa là 5 năm bắt đầu từ năm thứ sáu, mức trả nợ mỗi năm tối thiểu là 20% tổng số vốn đã vay (bao gồm cả gốc và lãi). Thứ ba, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng qua các kênh cho vay của NHCSXH: Ngoài phương thức trực tiếp cho vay, cần ưu tiên cho vay phục vụ tái cơ cấu theo các chuỗi cung ứng sản xuất các nhóm, ngành, sản phẩm chủ lực liên kết giữa hộ gia đình - doanh nghiệp và các đoàn thể địa phương, đặc biệt là các chương trình tín dụng ưu đãi ủy thác qua “kênh” 4 hội, đoàn thể là Hội cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Đoàn thanh niên CS Hồ Chí Minh… Đồng thời, cần coi trọng phối hợp chặt chẽ hơn giữa các cấp ủy, các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương với NHCSXH trong việc lồng ghép có hiệu quả các chương trình 280 khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các hoạt động của các hội, các đoàn thể, nhất là trong tổ chức bình xét tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi, nhằm giúp người vay sử dụng tín dụng có hiệu quả, đúng đối tượng, đúng chính sách, bảo đảm chất lượng tín dụng; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, kiểm tra và giám sát cộng đồng, cũng như đề cao trách nhiệm công vụ, tăng nhận thức và sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất giữa người dân và bản thân cán bộ NHCSXH trong quá trình tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn từ NHCSXH. Thực tế cho thấy, các tổ TK&VV là một trong những “mắt xích” quan trọng và khá hiệu quả trong quy trình vay vốn của NHCSXH, cầu nối đắc lực giúp NHCSXH cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, cần củng cố, sắp xếp lại các Tổ TK&VV theo hướng liền canh, liền cư và linh hoạt hơn nhằm tăng thông tin hai chiều thường xuyên, tuyên truyền, phổ biến chính sách cho vay vốn ưu đãi của Chính phủ đến hội viên dễ dàng hơn và thuận lợi cho việc họp bình xét, kiểm tra việc sử dụng nguồn vốn, thu hồi vốn gốc và lãi… Bên cạnh việc tăng mức cho vay đủ mức và phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh, cần tăng cường đào tạo về kỹ năng sử dụng vốn vay, áp dụng kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nguời vay; khuyến khích và khen thưởng kịp thời các cá nhân thoát nghèo, nay quay lại giúp đỡ người nghèo khác sản xuất, kinh doanh; tăng cường xử lý dứt điểm các khoản nợ tồn đọng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ... Kinh nghiệm quản lý vốn cho vay uỷ thác của Hội LHPN tỉnh Thái nguyên cho thấy, lãnh đạo Hội phải là thành viên Ban đại diện NHCSXH tỉnh và cần chủ động tổ chức các cuộc kiểm tra Ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện theo sự phân công. Các Ban chuyên đề được phân công theo dõi hoạt động ủy thác của các đơn vị cần chủ động phối hợp với NHCSXH và Hội LHPN cấp huyện tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất, hoặc lồng ghép kiểm tra hoạt động ủy thác tại các cơ sở Hội, chi hội/tổ phụ nữ và hộ gia đình trong các đợt kiểm tra phong trào và công tác Hội thường xuyên, nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đảm bảo theo yêu cầu trong văn bản thỏa thuận ký kết hàng năm. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc thực hiện 6 công đoạn trong quy trình cho vay của NHCSXH, công tác quản lý vốn, việc ghi chép sổ sách, lưu giữ hồ sơ chứng từ có liên quan và kiểm tra về công tác kiểm tra vốn của Hội LHPN cơ sở... kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, các trường hợp vi phạm quy định đã thỏa thuận, đồng thời có kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ xâm tiêu, chủ động phối hợp với Ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời. Để sát sao trong quá trình thu hồi nợ quá hạn, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh yêu cầu các cấp Hội báo cáo danh sách hộ nợ quá hạn từng tháng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn của từng hộ, chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở vận động thành viên trả nợ đầy đủ đảm bảo uy tín của tổ chức Hội. Đối với các trường hợp vay ké, vay sai đối tượng, xâm tiêu vốn, các cấp Hội đã phối hợp với NHCSXH và chính quyền địa phương cương quyết xử lý, thu hồi vốn. Đối với các trường hợp chây ỳ không trả nợ, Hội đã lập kế hoạch vận động thu hồi, đề nghị thành viên vay vốn ký cam kết trả nợ và chỉ đạo Ban quản lý tổ vay vốn kiên trì và nghiêm túc thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng. Đối với các trường hợp nợ khó đòi kéo dài từ nhiều năm, các cấp Hội đã phối hợp với NHCSXH lập hồ sơ báo cáo cấp trên và đề xuất giải pháp xử lý phù hợp nhằm giảm tỷ lệ nợ quá hạn. Thứ tư, coi trọng các giải pháp đồng bộ khác Để góp phần thực hiện những thành công trên, NHCSXH cần coi trọng thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường hợp tác với các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và quốc tế, đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, nâng cao chất lượng thông tin báo cáo, phục vụ kịp thời cho công tác chỉ đạo điều hành; đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác tổ chức, đào tạo, xây dựng mạng lưới hoạt động của NHCSXH, thực hiện Đề án hiện đại hóa tin học và hoàn thành việc xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt… 281 Ngân hàng cần chủ động nghiên cứu xử lý hài hoà những mâu thuẫn và bất cập giữa tình trạng nguồn vốn ít, lại giao cho quá nhiều cơ quan chủ quản; cơ chế cho vay còn phức tạp, phiền hà, phải qua nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều cấp trung gian xét duyệt, nhưng trách nhiệm không rõ ràng nên thường rất chậm; chưa gắn công tác cho vay vốn với dịch vụ sau đầu tư và kiểm tra, giám sát thực hiện. Đồng thời, cần đẩy mạnh đơn giản hoá và tăng thông tin, huớng dẫn quy trình nghiệp vụ cho vay; tăng cường cơ chế khoán tài chính, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đẩy nhanh tiến độ hiện đại hóa công nghệ thông tin trong hệ thống NHCSXH. Thực tế cho phép tin tưởng rằng, bằng kết quả kinh nghiệm thực tế đã đạt được, sự chủ động và năng động, đề cao trách nhiệm xã hội và trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp ngày càng cao, NHCSXH đã, đang và sẽ tiếp tục bám sát mục tiêu chính trị đặc thù, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, tạo nhiều cơ hội cho người nghèo và đối tượng chính sách khác tiếp cận với dịch vụ tín dụng, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, tạo công ăn việc làm, cải tạo cuộc sống, dần vươn lên thoát nghèo; góp phần hoàn thiện thể chế ngân hàng và bảo đảm an sinh xã hội, phù hợp với tiến trình đổi mới và yêu cầu hội nhập quốc tế…/. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Cổng thông tin NHNN và NHCSXH; 2. http://www.nhandan.com.vn/kinhte/item/34170102-pha%CC%81t-huy-hieu-qua-kenhtin-dung-chinh-sach-dac-thu-o-viet-nam.html 3. Báo cáo Thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê 282 HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ HỖ TRỢ PHỤ NỮ GIẢM NGHÈO TẠI THANH HOÁ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TS. Đào Thu Trà Trường ĐH Hồng Đức Tóm tắt Tài chính vi mô (TCVM) là một công cụ hữu hiệu đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Nghiên cứu đề cập đến thực trạng hoạt động tài chính vi mô tỉnh Thanh Hoá, các cơ hội và thách thức đối với tài chính vi mô cho đối tượng phụ nữ nghèo đồng thời đưa ra một số đề xuất với Nhà nước, các tổ chức tài chính vi mô nhằm khai thác được các cơ hội và vượt qua những thách thức, trên cơ sở đó góp phần phát triển ngành tài chính vi mô hướng tới hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá. Từ khóa: Tài chính vi mô, cơ hội, thách thức, phụ nữ nghèo 1. Giới thiệu Trong nỗ lực hội nhập nền kinh tế toàn cầu, không thể không giải quyết vấn đề giảm đói nghèo và bất bình đẳng giới, tuy nhiên người nghèo vẫn chưa thoát khỏi vòng luẩn quẩn giữa thiếu kiến thức, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, năng suất thấp và thu nhập thấp. 100% số người nghèo được hỏi họ cần gì nhất để giảm nghèo thì câu trả lời là Vốn [3]. Tuy nhiên trên thực tế người nghèo không phải đối tượng khách hàng được quan tâm của các ngân hàng thương mại vì rất nhiều những điều kiện cần để được là đối tượng được chăm sóc thì người nghèo lại không có. Trong hoàn cảnh này, TCVM là một công cụ hữu hiệu nhằm giảm thiểu tình trạng đói nghèo, giúp người nghèo có thể thoát khỏi tình trạng thiếu thốn, trong đó phụ nữ nghèo là đối tượng được quan tâm hàng đầu. Ở Việt Nam hiện nay, phát triển hoạt động tài chính được coi như một giải pháp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo đặc biệt là đối với đối tượng phụ nữ. 2. Vai trò của hoạt động TCVM tỉnh Thanh Hoá đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá Tài chính vi mô có thể hiểu là việc cung cấp một phạm vi rộng các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cung ứng khoản vay, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền cho người nghèo hoặc các hộ gia đình có thu nhập thấp, cho những hoạt động kinh doanh cá thể hoặc các doanh nghiệp rất nhỏ (Ngân hàng Phát triển Châu Á, 2014). Hoạt động TCVM có những đặc điểm như đối tượng khách hàng là người nghèo thường không có tài sản thế chấp vì vậy rủi ro tín dụng tăng cao; do đối tượng khách hàng là người nghèo nên các khoản cho vay của TCVM thường có quy mô nhỏ; chi phí của hoạt động TCVM bị tăng cao do chi phí quản lý nhiều khoản vay nhỏ sẽ lớn hơn chi phí quản lý một số ít khoản vay lớn. Phương thức cho vay thường theo tổ, nhóm. Vai trò của TCVM được thể hiện trên cả hai khía cạnh kinh tế và xã hội. Về khía cạnh kinh tế, TCVM thực hiện chức năng tài chính, huy động vốn và cho vay, là trung gian giữa người cho vay và người đi vay, bên cạnh đó thực hiện các dịch vụ như thanh toán, bảo hiểm... cho đối tượng có thu nhập thấp, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng này. Tài chính vi mô đặt bước chân đầu tiên tại Thanh Hóa vào năm 1998 tại 3 xã nghèo đặc biệt khó khăn của huyện Nông Cống: Thăng Bình, Vạn Thắng, Công Chính, nơi người dân địa phương thường nói “được mùa Nông Cống, sống tỉnh Thanh” với số vốn vay ban đầu là 90 triệu đồng, thành viên là 300 người, mức vay là 300.000đ/người. Trải qua 20 năm hoạt động các tổ chức TCVM đã mở rộng mạng lưới hoạt động của mình và đang phục vụ hàng trăm nghìn thành viên vay vốn, dư nợ cho vay đạt hơn 10 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ thu hồi vốn đạt 99,97%, giúp 10% - 15% thành viên thoát nghèo hàng năm [5]. Về khía cạnh xã hội, TCVM là công cụ hữu hiệu của công cuộc xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp tiếp cận được với các dịch vụ tài chính từ đó giúp họ tăng năng lực 283 đồng thời khuyến khích họ có động lực tự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tránh tâm lý ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá nhờ có TCVM đã nâng cao vị thế của mình. Khi tham gia chương trình của tổ chức TCVM, phụ nữ sẽ được trực tiếp quản lý tiền, tiếp cận với tri thức khiến cho họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia đình và xã hội, dẫn tới họ và chồng đã cùng nhau ra quyết định trong các vấn đề kinh tế và đời sống. Tài chính vi mô triển khai mang lại niềm hy vọng mới cho chị em phụ nữ nghèo khó có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Đồng thời tạo nên phong trào phụ nữ tương thân tương ái, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình còn giúp chị em nâng cao mức sống, tự tin, cải thiện vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Với phương pháp tiếp cận gần gũi, thân thiện, hiệu quả, Chương trình đã có sức lan tỏa nhanh chóng. Từ đó họ đã đóng góp đáng kể vào tài chính gia đình, trên cơ sở đó giúp họ dành thêm sự tôn trọng từ gia đình, tránh các mâu thuẫn về kinh tế trong gia đình, và được họ hàng nhà chồng coi trọng hơn. Đối với phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá: Phụ nữ đang là lực lượng đông đảo nhất trong cơ cấu dân cư và cơ cấu lao động nông thôn. Phụ nữ là người đảm nhiệm hầu như toàn bộ công việc nội trợ gia đình, là người quản lý thực tế các nguồn lực gia đình, có vai trò quan trọng cùng với chồng quyết định các đầu tư, chi tiêu lớn trong sản xuất, kinh doanh, trong xây dựng nhà cửa và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt đắt tiền của gia đình. Trong rất nhiều chương trình TCVM, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng quan trọng, chủ yếu của các sản phẩm TCVM. Bởi phụ nữ là những người tiết kiệm tích cực và có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn nam giới. Đồng thời, phần lớn trong các hộ gia đình nghèo, họ là trụ cột chính kiếm tiền nuôi cả gia đình. Trong thời gian qua, trên cơ sở nguồn vốn vay ủy thác của ngân hàng chính sách kết hợp với nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh nói chung, phụ nữ nghèo nông thôn nói riêng chưa đạt hiệu quả cao. Thanh Hóa vẫn luôn là tỉnh có số hộ nghèo đông nhất xếp thứ nhất trong cả nước với tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 10,9%; năm 2017 là 8,40%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước là 6,93% [Niên gián thống kê năm 2016, 2017]. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả trên nhưng theo nghiên cứu của tác giả nguyên nhân chủ yếu là do tồn tại các rào cản hạn chế sự tiếp cận của phụ nữ nghèo nông thôn đến các dịch vụ TCVM. Do đó, phụ nữ nghèo nông thôn không thể tiếp cận được với các dịch vụ TCVM để có vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để từ đó thoát nghèo và làm giàu từ chính khả năng của họ. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ TCVM cho phụ nữ nghèo nông thôn để từ đó giúp họ có được vốn để thoát nghèo. 3. Thực trạng hoạt động của các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá Các dịch vụ tài chính, đặc biệt là tín dụng đã được sử dụng như một trong những công cụ quan trọng cho công cuộc giảm nghèo, thông qua các biện pháp khuyến khích hoạt động của các tổ chức TCVM phi chính phủ, mở rộng hoạt động của NHCSXH đến từng thôn bản... Tuy vậy, chất lượng các dịch vụ này và mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng vẫn còn là một vấn đề lớn. Các tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được chia thành ba nhóm chính như sau: (1) Tổ chức TCVM chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại tham gia cung cấp dịch vụ TCVM như Agribank, Ngân hàng thương mại CP Bưu điện Liên Việt (vừa mua lại Công ty Tiết kiệm bưu điện vào cuối năm 2010), Ngân hàng CSXH, Quỹ TDND và Tổ chức TCVM Thanh Hoá; Tổ chức Tài chính quy mô nhỏ Tình Thương (Quỹ TYM); (2) Tổ chức TCVM bán chính thức bao gồm các chương trình TCVM của các dự án phát triển quốc gia, quỹ xã hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động TCVM; (3) Khu vực phi chính thức gồm các hộ buôn bán, hội tín dụng, họ hụi… Ba tổ chức dẫn đầu thị trường TCVM về cả quy mô hoạt động và số lượng khách hàng là: NHCSXH, Quỹ TDND và TCVM Thanh Hoá. 284 Các TCTCVM NHCSXH Quỹ TDND 26 chi nhánh 64 QTDND CS 635 xã TCTCVM TCVM Thanh Hoá TYM 9 chi nhánh 465 cụm 268 xã 59 xã Dư nợ 330 tỷ Dư nợ 190 tỷ 37,5 ngàn KH 22 ngàn KH 247 chi nhánh 8.306 tổ tiết kiệm 4.217 tỷ dư nợ 8.176 tỷ dư nợ \ 450.000 KH 1.600 ngàn KH Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM Nhìn chung hoạt động của hệ thống TCVM tỉnh Thanh Hoá năm 2018 đã có những bước phát triển tích cực, môi trường pháp lý dần được hoàn thiện, các tổ chức được cấp phép đi vào hoạt động ổn định và phát triển, các chương trình dự án của TCVM đang được hoàn thiện theo quyết định 20/2017/QĐ-Tg của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của tổ chức TCVM. Về khách hàng Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM 285 Nhìn chung các tổ chức TCVM đã và đang hướng tới phụ nữ nghèo trong việc giúp họ thoát khỏi chiếc vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói bằng những hoạt động thiết thực. Khách hàng là phụ nữ của những tổ chức TCVM lên tới 92%, khách hàng vay vốn có thu nhập thấp chiếm 71% tổng số khách hàng vay vốn. Mức vốn cao nhất mà các hộ được vay lên tới 50 triệu đồng và thấp nhất là 1 triệu đồng. Bình quân dư nợ trên một khách hàng là15 triệu đồng. Điều này khẳng định các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô. Về dư nợ cho vay Tính đến thời điểm 31/12/2018, các tổ chức TDVM đã có dự nợ đủ tiêu chuẩn đạt trên 95% tổng dư nợ cho vay. Đặc biệt 2 tổ chức tín dụng TCVM là TYM và tổ chức TCVM Thanh Hoá con số này đạt 99,97%. Nợ xấu chiếm 4,7% dư nợ hiện nay nằm chủ yếu ở Quỹ tín dụng nhân dân các đơn vị cơ sở huyện Hoàng Hoá, Hải Tiến và Tĩnh Gia. Mức vốn cao nhất mà các hộ được vay lên tới 50 triệu đồng và thấp nhất là 1 triệu đồng. Bình quân dư nợ trên một khách hàng là 15 triệu đồng. Điều này khẳng định các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước về giới hạn cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô. 4. Cơ hội và thách thứctrong phát triển hoạt động TCVM hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo tại Thanh Hoá Cơ hội Thứ nhất, hoạt động TCVM nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Chính phủ. Trên quan điểm coi TCVM là một công cụ hữu hiệu của chiến lược xóa đói giảm nghèo, TCVM nhận được sự quan tâm lớn của Chính phủ. Ngày 06/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2195/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020” với các giải pháp trọng tâm về xây dựng môi trường pháp lý phù hợp với đặc thù của hoạt động TCVM, nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của các tổ chức TCVM, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về TCVM... đã cho thấy sự quan tâm, nhìn nhận của Đảng, Chính phủ đối với vai trò của hoạt động TCVM tại Việt Nam. Là tỉnh đi đầu trong công tác triển khai các sản phẩm TCVM đến người nghèo không nằm ngoài sự quan tâm của Đảng và Chính phủ trong hoạt động TCVM, từ năm 2012 các tổ chức TCVM tỉnh Thanh Hoá đã được bổ sung nguồn vốn hoạt động gần 20 tỷ đồng và đến năm 2020 các tổ chức TCVM sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về vốn từ Chính phủ để mở rộng hoạt động, tăng khả năng tiếp cận vốn cho người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, vấn đề huy động vốn của các tổ chức TCVM hiện nay vẫn rất khó khăn. Thứ hai, riêng với đối tượng là phụ nữ, TCVM có cơ hội phát triển lớn hơn nhờ sự trợ giúp của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam luôn chủ động tích cực trong việc giúp phụ nữ xóa đói giảm nghèo thông qua phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó TCVM là một công cụ hữu hiệu. Năm 1992, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã thành lập tổ chức tài chính vi mô Tình Thương (TYM), trải qua 26 năm phát triển và trưởng thành, tổ chức này đã giúp đỡ hàng nghìn chị em phụ nữ thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước. Năm 2017 TCVM Tình Thương chi nhánh Thanh Hoá đã huy động được hơn 78 tỷ đồng tiết kiệm từ thành viên và khách hàng. Cho đến nay, TCVM Tình Thương vẫn đảm bảo được tỷ lệ hoàn trả lên tới 99,99% [TYM, 2018] . Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam còn là tổ chức tham gia quản lý dư nợ ủy thác lớn nhất từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là đơn vị TCVM có quy mô lớn nhất hiện nay ở Thanh Hoá. Ngoài ra, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam còn hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm cung cấp các chương trình TCVM cho phụ nữ nghèo một cách hiệu quả. Thách thức Thứ nhất là thách thức về nguồn vốn. Về huy động vay trong nước: Với các tổ chức TCVM chính thức, nguồn thu từ huy động cũng chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay. Như tại Ngân hàng CSXH Thanh Hoá, khoản tiền gửi 286 huy động của ngân hàng chỉ có thể đáp ứng 4,89% nhu cầu cho vay nên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách hoặc vốn huy động Nhà nước. Đồng thời, khả năng huy động vốn từ thị trường thứ cấp (giữa các tổ chức tín dụng với nhau) và từ Ngân hàng Nhà nước của các tổ chức TCVM được thành lập vẫn rất hạn chế. Về huy động vay vốn quốc tế: Với các tổ chức TCVM bán chính thức, nguồn vốn tài trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là sau năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình. Việc tài trợ dưới hình thức cấp vốn không hoàn lại không được khuyến khích và chủ yếu chỉ kèm theo các khoản vay nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho chính tổ chức tài chính vi mô. Các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác với các tổ chức TCVM Thanh Hoá như tổ chức Kiva, Oikocredit, BOPA… Xu hướng hiện tại của các nhà tài trợ là khuyến khích các tổ chứcTCVM hoạt động theo hướng bền vững, thu đủ bù chi do vậy tăng cường cấp vốn dưới các hình thức thương mại như cho vay, bảo lãnh vay đối với các tổ chức TCVM trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Nguồn tổng hợp từ các báo cáo của các TCTCVM Thứ hai là thách thức về chi phí cao. Do đối tượng của TCVM là người có thu nhập thấp nên các khoản cho vay có quy mô nhỏ. Với tổng giá trị dư nợ cho vay ngang nhau, chi phí quản lý nhiều khoản cho vay nhỏ sẽ lớn hơn chi phí quản lý một số ít khoản cho vay lớn. Tương tự như vậy với nguồn vốn huy động từ tiết kiệm của người có thu nhập thấp thường là có quy mô nhỏ cũng dẫn đến chi phí của các tổ chức TCVM bị tăng cao. Đây là một thách thức lớn đối với các tổ chức TCVM để có thể tồn tại trong bối cảnh các khoản tài trợ giảm dần, phải hoạt động bền vững trên cơ sở thu đủ bù chi. Thanh Hoá là tỉnh rộng lớn, địa hình phức tạp, thiên tai xảy ra thường xuyên dẫn đến việc tiếp cận và triển khai các hoạt động của TCVM gặp nhiều khó khăn, chi phí tăng cao. Thứ ba là năng lực của nhiều tổ chức TCVM vẫn còn hạn chế. Đặc biệt là các tổ chức thuộc nhóm bán chính thức các cán bộ là nữ chiếm tỷ lệ hơn 80%, năng lực của một số cán bộ chưa cao, trong khi khách hàng chính là phụ nữ thu nhập thấp cần có sự quan tâm, hướng dẫn cụ thể về cách quản lý tài chính và hướng dẫn cách làm kinh tế. Quy mô hoạt động của các tổ chức còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ tài chính chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao. Bên cạnh đó, năng lực quản trị rủi ro và công bố thông tin của các tổ chức TCVM còn rất khiêm tốn. Sự phối hợp trong hoạt động giữa các tổ chức TCVM trong nước cũng như phối hợp với ngành TCVM quốc tế còn hạn chế. Nhiều dự án TCVM có cán bộ kiêm nhiệm không có tính chuyên nghiệp. Một số tổ chức do thiếu thông tin, thiếu kỹ năng quản trị điều hành, quản lý tài chính yếu kém đã không thể tiếp tục hoạt động được sau khi nhà tài trợ rút khỏi chương trình, bàn giao cho địa phương tự quản lý. Thứ tư là do đặc thù của hoạt động TCVM là nhỏ lẻ, nằm cả ở những địa bàn xa xôi hẻo lánh kém phát triển, không có đầu mối tập trung báo cáo, quản lý trong đó nhiều chương trình, dự 287 án chỉ được quản lý bởi cấp chính quyền cơ sở. Rất nhiều chương trình, dự án đang hoạt động TCVM vẫn áp dụng kế toán theo phương thức thủ công. Điều này khiến cho việc điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu về hoạt động TCVM trên địa bàn cả nước vẫn là một thách thức lớn, gây khó khăn cho công tác hoạch định chính sách và quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với lĩnh vực TCVM. Hiện nay chỉ có NHCSXH và Quỹ TDND có độ phủ cao đến tận các xã vùng sâu xa, còn các ngân hàng thương mại và các tổ chức TCVM khác vẫn chỉ hoạt động trên địa bàn đông dân cư là chủ yếu. 4. Kết luận và đề xuất Trong triển vọng phát triển ngành tài chính vi mô Thanh Hoá có nhiều cơ hội đồng thời cũng đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Để tận dụng được cơ hội và vượt qua những thách thức này nhóm tác giả có một số dề xuất như sau: 4.1. Đối với Nhà nước Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho ngành TCVM, tiếp tục hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật cho ngành này theo hướng đảm bảo môi trường hoạt động bình đẳng cho các tổ chức TCVM. Tránh tình trạng các tổ chức TCVM chính thức và bán chính thức tuy cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng song hoạt động ở mỗi khu vực đang được điều chỉnh bởi các quy định pháp lý riêng biệt, chưa có sự thống nhất. Điều này tạo ra môi trường không bình đẳng cho các tổ chức hoạt động trong ngành. Thứ hai, để góp phần phát triển các tổ chức TCVM, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính tín dụng đầu tư vào các tổ chức TCVM với vai trò cổ đông chiến lược. Hình thức khuyến khích có thể xem xét đến các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu... Khi các tổ chức tài chính tín dụng trở thành các cổ đông chiến lược của các tổ chức TCVM thì không những có thể góp phần giải quyết vấn đề nguồn vốn của TCVM mà các tổ chức tài chính tín dụng còn có thể giúp các tổ chức TCVM nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi về lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay đối với các tổ chức TCVM, cho phép cao hơn quy định tạo điều kiện cho các tổ chức TCVM có thể huy động được vốn, tạo nguồn vốn hoạt động ổn định. Mặt khác, lãi suất cho vay cao hơn các mức vay thông thường nhằm đảm bảo tính linh hoạt với từng đối tượng vay, đặc biệt là đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí. Trên cơ sở đó, các tổ chức tài chính vi mô mới có thể tồn tại lâu dài. 4.2. Đối với các tổ chức tài chính vi mô Thứ nhất, các tổ chức TCVM cần nâng cao năng lực hoạt động, nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng quản trị rủi ro trên cơ sở cần có hệ thống báo cáo đầy đủ, đáp ứng các yêu cầu kế toán, quản trị và phải tuân thủ triệt để các tiêu chí an toàn hoạt động. Điều này cần được tiến hành trên cơ sở lực lượng cán bộ khung của tổ chức tài chính vi mô phải có trình độ chuyên nghiệp. Từ đó, các tổ chức TCVM mới có thể hoạt động bền vững và phát triển. Ngoài ra, các nhân sự còn lại có thể làm việc bán thời gian theo chế độ hưởng hoa hồng nhằm làm gọn nhẹ bộ máy hoạt động và tiết kiệm chi phí cho tổ chức TCVM. Các nhân sự này có thể là thành viên các đoàn thể ở phường, xã hoặc nhân viên khuyến nông, bảo hiểm... Tuy nhiên, họ cần được đào tạo các kiến thức cơ bản về hoạt động TCVM. Thứ hai, các tổ chức TCVM cần tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu nhiều hơn nữa (các phụ nữ nghèo, hộ có thu nhập thấp, nơi vùng có ảnh hưởng của biến đổi khi hậu…). Mở rộng thị trường hoạt động, các cụm, cơ sở có mặt tại các xã thôn bản. Trọng tâm vào việc định vị hình ảnh trên thị trường. Thứ ba, các tổ chức TCVM cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Đối với dịch vụ cho vay cần phát triển các sản phẩm phù hợp cho vay nhỏ lẻ như cho vay trả góp, lưu vụ với mức lãi suất có tích lũy. Đối với các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm, chuyển tiền... cần phát triển theo nhu cầu và năng lực của tổ chức tài chính vi mô. Trong tương lai phát triển các sản phẩm tài chính phái 288 sinh để phòng ngừa rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động. Tăng cường các dịch vụ tang thêm cho khách hang đặc biệt là hoạt động đào tạo giáo dục tài chính. Cần tạo ra các sản phẩm mới, thu hút khách hàng mới đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Thu Trang (2017), Hoạt động tài chính vi mô: Mô hình triển khai trên thế giới, kinh nghiệm đối với Việt Nam, Hội thảo TCVM, trang 127-136 2. Châu Anh (2016), Tổ chức tài chính vi mô: Cơ hội thoát nghèo cho nhiều phụ nữ, Báo Dân sinh online, truy cập lần cuối ngày 1/6 từ http://baodansinh.vn/to- chuc-tai-chinh-vi-mo--cohoi-thoat-ngheo-cho-nhieu-phu-nu-d34761.html 3. Đại sứ quán Pháp (2018), Hỗ trợ phát triển khung pháp lý tài chính vi mô tại Việt Nam, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ https://vn.ambafrance.org/Ho-tro-pha- trien-khung-phap-ly-taichinh-vi-mo-tai-Viet-Nam 4. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính vi mô năm 2018, Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hoá (2018) 5. Báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá 2018 (2018) 6. Nam Khánh (2018), Phát triển mạng lưới tài chính vi mô để hỗ trợ phụ nữ xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Lao động và Xã hội, truy cập lần cuối ngày 3/6 từ http://laodongxahoi.net/phattrien-mang-luoi-tai-chinh-vi-mo-de-ho-tro-phu-nu- xoa-doi-giam-ngheo-1309278.html 7. Tiến Đông (2019), Tổ chức TCVM Thanh Hoá TYM đồng hành cùng phụ nữ nghèo tỉnh Thanh Hoá, báo Đời sống xã hội online. 8. TYM (2018), Kết quả, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ http://www.tymfund.org.vn/ket-qua/ 9. Việt Phong, Phương Chi (2017), Hơn 3,5 triệu phụ nữ vay vốn thoát nghèo, Báo Nhân dân điện tử, truy cập lần cuối ngày 3/6 từ http://nhandan.com.vn/kinhte/chuyen-laman/item/32249802-hon-3-5-trieu- phu-nu-vay-von-thoat-ngheo.html 10. World Bank (2013), Giảm nghèo ở Việt Nam: Tiến bộ ấn tượng, Thách thức mới nổi, truy cập lần cuối ngày 5/6 từ http://www.worldbank.org/vi/news/feature/2013/01/24/povertyreduction-in- vietnam-remarkable-progress-emerging-challenges 289 VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG VIỆC GIẢM ĐÓI NGHÈO VÀ GIẢM CHÊNH LỆCH THU NHẬP TS. Bùi Duy Hưng Học viện Ngân hàng Tóm tắt Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tài chính toàn diện có mối liên hệ chặt chẽ đến phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Tại Việt Nam, ngày càng nhiều người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ đã giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói. Tuy nhiên, đến nay chưa có một phân tích định lượng về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo ở Việt Nam. Bài viết này, phân tích cơ sở lý thuyết về tác động của tài chính toàn diện trong việc xóa đói giảm nghèo và giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết cũng xem xét mối liên hệ giữa tài chính toàn diện ở một số nước trên thế giới và tại Việt Nam. 1. Giới thiệu Tài chính toàn diện là một khái niệm rộng. Theo Sarma (2008), tài chính toàn diện là sự dễ dàng tiếp cận và sử dụng hệ thống tài chính chính thức của các thành viên trong một nền kinh tế. Việc không tiếp cận hệ thống tài chính chính thức có thể là tự nguyện hoặc không tự nguyện. Ngân hàng Thế giới (2014) định nghĩa việc tự nguyện không tiếp cận khu vực tài chính chính thức là tình trạng trong đó một bộ phận dân cư hoặc các công ty không lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vì họ không có nhu cầu hoặc vì lý do văn hóa hoặc tôn giáo. Ngược lại, không tự nguyện được định nghĩa là không thể tiếp cận khu vực tài chính chính thức do thu nhập không đủ, hồ sơ rủi ro cao hoặc từ sự phân biệt đối xử,sự thất bại thị trường và thị trường không hoàn hảo. Các nghiên cứu cần tập trung vào các trường hợp không tự nguyện để đưa ra các giải pháp và gợi ý chính sách giúp nâng cao tỷ lệ tiếp cận với khu vực tài chính chính thức. Mặc dù tài chính toàn diện ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các chương trình phát triển kinh tế, là chủ đề được thảo luận nhiều trong các cuộc hội thảo về phát triển bền vững. Hầu hết các nghiên cứu về tài chính toàn diện đều tập trung vào vấn đề đo lường và phát triển tài chính toàn diện. Cũng có một số nghiên cứu đánh giá tác động của tài chính toàn diện đến giảm đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập. Ngoài ra một số nghiên cứu đã đánh giá mức độ phát triển tài chính toàn diện ở các quốc gia phát triển cũng như ở các quốc gia đang phát triển. Đây thực sự là những nghiên cứu đặt nền móng cơ bản trong lĩnh vực này và đã nêu lên được tầm quan trọng của việc phát triển tài chính trong diện trong vấn đề phát triển bền vững. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh của tài chính toàn diện chưa được nghiên cứu đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi hệ thống tài chính chưa phát triển và còn nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về tài chính toàn diện trong những năm gần đây tập trung vào các giải pháp, chính sách để thúc đẩy tài chính toàn diện, chưa có nhiều nghiên cứu về đánh giá vai trò, hiệu quả của tài chính toàn diện trong nền kinh tế, đặc biệt vai trò của tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệch thu nhập. Bài viết này, đánh giá vai trò của tài chính toàn diện đối với vấn đề đói nghèo và bất bình đẳng thu nhập ở một số nước đang phát triển ở khu vực Châu Á từ đó rút ra một số bài học về vấn đề này ở Việt Nam. Bài viết được chia thành các phần sau: Phần 1 giới thiệu, Phần 2 khái quát về vấn đề tài chính toàn diện, Phần 3 trình bày về tác động của tài chính toàn diện, Phần 4 đánh giá vấn đề tài chính toàn diện ở Việt Nam và tác động của nó đến xóa đói giảm nghèo. Phần 5 sẽ là kết luận. 290 2. Khái quát về tài chính toàn diện 2.1. Khái niệm tài chính toàn diện Tài chính toàn diện nhằm mục tiêu giúp tất cả các thành phần trong nền kinh tế tiếp cận với khu vực tài chính chính thức từ đó họ có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ tiết kiệm, thanh toán, và chuyển tiền đến tín dụng và bảo hiểm. Tài chính toàn diện không có nghĩa là mọi người sẽ lạm dụng nguồn cung hay người cung cấp bỏ qua những rủi ro và các chi phí khác khi quyết định cung cấp các dịch vụ tài chính. Các vấn đề rủi ro và sự không sẵn sàng có thể ngăn cản một hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ sử dụng một hoặc nhiều dịch vụ tài chính. Vần đề này thì không cần thiết phải có các chính sách can thiệp. Các chính sách nên được thiết lập để chỉnh sửa những thất bại của thị trường và loại bỏ các rào cản chủ quan để mọi thành phần trong nền kinh tế có thể tiếp cận với các dịch vụ tài chính. Trong hơn hai thập kỷ qua của các tổ chức tài chính vi mô, các hiệp hội tín dụng và các tổ chức tiết kiệm đã có nhiều cố gắng để phát triển tài chính toàn diện nhưng phần lớn người nghèo trên thế giới không tiếp cận được với các trung gian tài chính chính thức. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ người nghèo (CGAP) tổng số tài khoản tiết kiệm trên toàn thế giới vượt quá dân số thế giới và một nửa dân số trưởng thành, 2,5 tỷ người, không có tài khoản ngân hàng, mà trên thực tế đã sử dụng dịch vụ tài chính khác. Các nghiên cứu về sự đóng góp của tài chính đối với phát triển kinh tế và giảm đói nghèo đều cho rằng tài chính toàn diện là một mục tiêu chính sách. Nó phản ánh sự tiến bộ của các chính sách ở khu vực tài chính ở các nước đang phát triển trong những thập kỷ vừa qua và thể hiện những đóng góp quan trọng tích cực mà các dịch vụ tài chính mang đến cho người nghèo. Các chính sách đối với khu vực tài chính đã phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 đó là các chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp thuộc khu vực nhà nước và phát triển nông nghiệp thông qua chính sách tín dụng trực tiếp. Giai đoạn thứ 2 đó là các chính sách tự do hóa và gỡ bỏ các quy định về tài chính để phát triển tài chính dựa trên thị trường tự do. Giai đoạn thứ 3 là các chính sách phát triển thể chế để cân bằng các thất bại của thị trường và Chính phủ. Trước những năm 1980, nhiều quốc gia phát triển cung cấp vốn cho nông dân và các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời cũng ban hành những quy định về mục đích sử dụng những khoản vốn này. Những chương trình tín dụng trực tiếp này được thực hiện dựa trên vấn đề là những người nghèo ở khu vực nông thôn không thể tiết kiệm hay không thể trả lãi theo mức lãi suất thị trường và do đó họ cần được hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất thấp. Vì vậy, các ngân hàng phát triển cho vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường. Để cung cấp các khoản vay lãi suất thấp, lãi suất tiền gửi thường bị áp đặt mức lãi suất huy động trần. Những quy định về tài chính như thế này kìm hãm sự phát triển của hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính cũng có ít khả năng để phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả. Những chương trình này không những không bền vững mà còn không cải thiện được dịch vụ tài chính đối với người nghèo, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Đến cuối những năm 1980, cách tiếp cận mới được phát triển tập trung vào hoạt động của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ tài chính đến những người không tiếp cận được hoặc khó khăn trong việc tiếp cận tài chính. Những thay đổi ở cách tiếp cận này là đáng kể: Cách tiếp cận này đã chuyển đối tượng nghiên cứu từ các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình sang các tổ chức tài chính và khả năng của các tổ chức tài chính trong việc cung cấp dịch vụ tài chính ổn định và rộng rãi. Kinh nghiệm ban đầu từ Indonesia, Bangladesh, Bolivia, và một số quốc gia khác cho thấy tài chính vi mô và tài chính nông thôn được xem như “ngân hàng cho người nghèo” và có khả năng tăng khả năng tiếp cận tài chính bền vững. Điều này là do người nghèo có thể tạo ra thặng dư kinh tế mà cho phép họ trả những khoản vay và tiết kiệm. Thuật ngữ tài chính vi mô được sử dụng thay thế cho thuật ngữ tín dụng vi mô và đề cập đến nhiều sản phẩm tài chính như các khoản vay, tiền gửi, bảo hiểm, thanh toán và kiều hối do các tổ chức tài chính khác nhau cung cấp. 291 Những năm vừa qua, tài chính vi mô đã trải qua quá trình chuyển đổi nhanh chóng, sự liên kết với hệ thống tài chính chính thức được mở rộng. Ngày càng nhiều bằng chứng thực nghiệm cũng như lý thuyết cho thấy rằng hệ thống tài chính mà phục vụ người nghèo sẽ thúc đẩy tăng trưởng phục vụ người nghèo. Không tiếp cận được tài chính sẽ tác động đến tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, người nghèo sẽ khó khăn hơn trong vấn đề tiết kiệm hay thực hiện các công việc mang lại thu nhập. Do đó, vấn đề phát triển khu vực tài chính đã tập trung vào các yếu tố quyết định không chỉ chiều sâu mà còn cả chiều rộng của việc tiếp cận, trong một động thái hướng đến tài chính toàn diện. Sự quan tâm ngày càng tăng đến vấn đề xóa đói giảm nghèo của khu vực tài chính, các mục tiêu của chính sách ngày càng mở rộng về vấn đề chất lượng tiếp cận, đến phạm vi rộng hơn các dịch vụ tài chính. Xu hướng này được hỗ trợ bởi sự phát triển và lan tỏa nhanh chóng của công nghệ thông tin, lĩnh vực đã giúp nhanh chóng giảm chi phí kết nối giữa khách hàng và các tổ chức tài chính chính thức thông qua hệ thống thanh toán, và lan tỏa đến nhiều dịch vụ khác nữa. Trong bối cảnh đó, các dịch vụ tài chính không thuộc lĩnh vực ngân hàng đã trở thành lĩnh vực quan tâm lớn của các nhà hoạch định chính sách và các học giả, những người ngày càng nhấn mạnh tài chính toàn diện như là một mục tiêu chính sách. Quan điểm về xây dựng hệ thống tài chính toàn diện không chỉ vì mục tiêu giúp người nghèo và những người bị từ chối nhiều nhất có thể tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức mà còn giao cho các tổ chức tài chính chính thức vai trò tiếp cận với những người không có khả năng. Theo quan điểm này, tài chính vi mô ngày nay được coi như phần không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn diện. Do đó, tài chính toàn diện đã trở thành một mục tiêu chính sách bổ sung cho trụ cột truyền thống của chính sách tiền tệ và ổn định tài chính cũng như các mục tiêu pháp lý khác như bảo vệ người tiêu dùng. Tuy nhiên, các chính sách khuyến khích tiếp cận hệ thống tài chính phải đảm bảo mục tiêu ổn định tài chính, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và kinh tế. Từ những vấn đề trên, đã có khá nhiều định nghĩa về tài chính toàn diện được đưa ra trong các nghiên cứu khác nhau. Một cách tổng quát nhất tài chính toàn diện là khà năng tiếp cận dễ dàng đến các dịch vụ tài chính chính thức sẵn có và đa dạng bao gồm tiền gửi, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán và các dịch vụ khác của các tầng lớp dân cư và doanh nghiệp ((Demirguc-Kunt; Gourène & Mendy, 2017; Kim, Yu, & Hassan, 2018; Sarma, 2015). 2.2. Đo lường tài chính toàn diện Một vấn đề quan trọng khi nghiên cứu về tài chính toàn diện đó là đo lường tài chính toàn diện như thế nào. Định nghĩa về tài chính toàn diện khá thống nhất, nhưng làm thế nào để đo lường nó lại không có một tiêu chuẩn cụ thể nào. Có nhiều nghiên cứu đưa ra các phương pháp khác nhau để đo lường tài chính toàn diện. Một số nghiên cứu đo lường tài chính toàn diện đơn giản bằng tính toán tỷ lệ người trưởng thành/hộ gia đình (của một nền kinh tế) có một tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, cách đo lường này bỏ qua một số đặc điểm quan trọng của tài chính toàn diện đó là chất lượng và việc sử dụng các dịch vụ tài chính. Honohan (2008) xây dựng một chỉ số gia nhập hệ thống tài chính nhằm đo lường tỷ lệ người dân trưởng thành trong một nền kinh tế sử dụng các trung gian tài chính chính thức. Tuy nhiên, phương pháp của Honohan đo lường tài chính toàn diện mang tính thời điểm mà không tính đến sự thay đổi theo thời gian. Các nghiên cứu của Diniz et al. 2011, Kempson et al. 2004 cho thấy nếu chỉ đơn thuần dựa vào số lượng tài khoản ngân hàng của người trưởng thành chưa thể hiện được quy mô của tài chính toàn diện nếu người có tài khoản ngân hàng nhưng không sử dụng nó do một số vấn đề như ở xa ngân hàng, chi phí giao dịch, các rào cản về tâm lý và một số vấn đề khác. Việc đo lường tài chính toàn diện thông qua số lượng tài khoản ngân hàng mới chỉ thể hiện được một khía cạnh của tài chính toàn diện đó là vấn đề tiếp và bỏ qua những khía cạnh quan trọng khác như tính sẵn có, khả năng, chất lượng và việc sử dụng dịch vụ tài chính. 292 Cách tiếp cận khác được các nhà làm chính sách sử dụng đó là sử dụng các chỉ số khác nhau để thể hiện các khía cạnh khác nhau của tài chính toàn diện như vấn đề tiếp cận, tính sẵn có và sử dụng hệ thống ngân hàng. Một số chỉ số đó là số lượng tài khoản ngân hàng (trên 1.000 người lớn), số chi nhánh ngân hàng và số máy ATM (trên 1 triệu người dân), tỷ lệ tín dụng và tiền gửi so với GDP. Liên minh tài chính toàn diện (AFI), một mạng lưới toàn cầu của các nhà điều hành khu vực tài chính gần đây đã phát triển một bộ các chỉ số tài chính toàn diện (AFI 2011). Tuy nhiên, nếu những chỉ số này khi sử dụng riêng lẻ, chúng có thể cung cấp thông tin không hoàn chỉnh về tài chính toàn diện trong nền kinh tế. Amidžić, Massara, and Mialou (2014) xây dựng một chỉ số tài chính toàn diện như là chỉ số tổng hợp các yếu tố liên quan đến các khía cạnh của tài chính toàn diện như tiếp cận (địa lý và nhân khẩu), sử dụng (tín dụng và gửi tiền), và chất lượng (giải quyết tranh chấp và chi phí sử dụng). Mỗi cách tính được chuẩn hóa, tính toán cho mỗi khía cạnh và sau đó tổng hợp có sử dụng trọng số. Nhược điểm của phương pháp này là nó sử dụng phương pháp phân tích các nhân tố để xác định biến nào sẽ đại diện cho mỗi khía cạnh của tài chính toàn diện được đưa tính toán. Do đó, nó không sử dụng đầy đủ các dữ liệu có sẵn của mỗi quốc gia. Hơn nữa, nó chỉ định các trọng số khác nhau cho mỗi khía cạnh, điều này có nghĩa coi trong khía cạnh này hơn kía cạnh khác. Để khắc phục nhược điểm của các cách tiếp cận trên về vấn đề đo lường tài chính toàn diện, Sama (2015) đã đề xuất một phương pháp đo lường tài chính toàn diện bằng cách tính một chỉ số duy nhất bao gồm tất cả các khía cạnh của tài chính toàn diện. Theo đó, chỉ số tài chính toàn diện (FII) được tính dựa trên 3 khía cạnh chính1. Ở khía cạnh thứ nhất đó là vấn đề gia nhập dịch vụ ngân hàng, ở khía cạnh này tài chính toàn diện được đo lường bằng số tài khoản ngân hàng trên 1000 người trưởng thành. Khía cạnh thứ 2 đó là tính lợi ích (tính sẵn có), ở khía cạnh này tài chính toàn diện được đo lường bằng số chi nhánh ngân hàng và số máy ATM trên 100.000 người trưởng thành. Khía cạnh thứ 3 đó là vấn đề sử dụng dịch vụ tài chính, ở khía cạnh này tín dụng và tiền gửi được sử dụng để đo lường tài chính toàn diện. Từ các khía cạnh này phương pháp PCA được sử dụng để tính ra một chỉ số thể hiện sự phát triển của tài chính toàn diện. Chỉ số này càng cao thì tài chính toàn diện càng phát triển và ngược lại. Cách đo lường tài chính toàn diện theo phương pháp của Sama được đánh giá là dễ tính toán và coi các khía cạnh của tài chính toàn diện là quan trọng như nhau. Do đó, nhiều nghiên cứu sau này sử dụng phương pháp của Sama để đo lường tài chính toàn diện (Park & Mercado, 2015; Williams, J Adegoke, & Dare, 2017). 3. Mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo Nhiều nghiên cứu được thực hiện có kết quả cho thấy có tác động của tài chính toàn diện lên tăng trưởng chung và lên phúc lợi của từng cá nhân. Kết quả nghiên cứu của Park and Mercado (2015) tại 37 quốc gia đang phát triển ở Châu Á cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa tài chính toàn diện và đói nghèo. Theo đó, nếu các nhà hoạch định chính sách có giải pháp để gia tăng việc tiếp cận đến dịch vụ tài chính thì tỷ lệ đói nghèo sẽ được giảm. Nghiên cứu này cũng cho thấy mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và giảm bất bình đẳng thu nhập. Trước đây, các nghiên cứu tập trung nhiều đến khía cạnh vĩ mô của sự phát triển hệ thống tài chính, tuy nhiên những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về tác động ở tầm vi mô của tài chính toàn diện. 3.1. Những tác động vĩ mô Các tổ chức tài chính đóng góp vào sự phát triển bằng việc giảm thiểu vấn đề thông tin bất đối xứng, vấn đề gây cản trở sự hiệu quả của các trung gian trong việc điều tiết vốn giữa người tiết kiệm và người vay vốn. Có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ qua lại giữa phát triển tài chính và tăng trưởng. Giải thích hợp lý nhất cho vấn đề này là quan điểm cho rằng khi tài chính 1 Các khía cạnh của hệ thống tài chính được lựa chọn phụ thuộc vào sự sẵn có của số liệu, tùy mỗi quốc gia số liệu về hệ thống tài chính là khác nhau nên các khía cạnh của hệ thống tài chính cũng khác nhau 293 được phân phối đến khách hàng mới sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và có thể loại bỏ những cái cũ. Do đó, việc các doanh nghiệp mới được tiếp cận với tài chính là yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa tài chính và tăng trưởng. Gần đây, các nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu mối liên hệ giữa tài chính với bất bình đẳng thu nhập. Beck, Demirguc-Kunt, Laeven, and Levine (2008) đã phát hiện ra mối liên hệ giữa phát triển tài chính, giảm chêch lệch thu nhập và xóa đói giảm nghèo: sử dụng kết hợp các dịch vụ tài chính, nghĩa là, hệ thống tài chính sâu hơn thường làm giảm hệ số Gini, là một thước đo sự bất bình đẳng. Cũng có bằng chứng ở tầm vĩ mô cho thấy, hệ thống tài chính rộng hơn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Giné and Townsend (2003) sử dụng mô hình cân bằng tổng thể để phân tích nền kinh tế Thái Lan đã cho thấy sự gia tăng tiếp cận khu vực tài chính đã làm tăng đáng kể tăng trưởng của Thái Lan. Ngược lại, Banerjee, Duflo, Glennerster, and Kinnan (2015) nhấn mạnh những tổn thất về hiệu quả và năng suất đi kèm với vấn đề ưu đãi khi tiếp cận với tài chính của người giầu và đề xuất tác dụng vòng đầu lên đầu tư và tăng trưởng. Burgess and Pande (2005) tìm thấy tác động tích cực của tài chính lên đói nghèo ở nông thôn, sử dụng “thí nghiệm tự nhiên”của những quy định mở chi nhánh mới ở Ấn Độ đã khuyến khích các ngân hàng mở rộng đến những khu vực chưa được cung cấp. Tuy nhiên, chi phí cao của chính sách mở rộng đã lấn át lợi ích chung. Kết quả này đưa ra gợi ý về lợi ích to lớn của công nghệ đối với vấn đề làm giảm chi phí mở rộng chi nhánh. Honohan and Beck (2007) đã phân tích chỉ số gia nhập tài chính và bất bình đẳng thu nhập, kết quả cho thấy mức độ tiếp cận tài chính cao làm giảm chênh lệch thu nhập thông qua hệ số Gini. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và giảm chêch lệch thu nhập phụ thuộc vào biến được sử dụng trong mô hình. Nếu biến độ sâu tài chính hay biến tiếp cận tài chính được đưa vào mô hình thì mối quan hệ rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu biến thu nhập hoặc biến giả được sử dụng thì kết quả lại không còn ý nghĩa. 3.2. Những tác động vi mô Mãi cho đến gần đây, sự ủng hộ tài chính toàn diện từ cấp độ vi mô chỉ dựa trên sự hài lòng, những kết quả rời rạc và số liệu mà không có kiểm chứng, ví dụ như tuyên bố 65% khách hàng của ngân hàng Grameen thoát khỏi chuẩn nghèo. Xây dựng một một quan hệ từ việc sử dụng các dịch vụ tài chính và cải thiện mức sống là một thách thức về phương pháp luận và rất tốn kém. Nó đòi hỏi loại bỏ những tác động của vấn đề chọn mẫu và những sai số trong mẫu cũng như những tác động không thể quan sát được trong phân tích. Phương pháp lựa chọn là thực nghiệm thực tế bằng việc phân chia một cách ngẫu nhiên một mẫu của tổng thể thành một một nhóm nghiên cứu và một nhóm đối chứng. Sau đó thực hiện phân tích thống kê để xác định những tác động khác nhau của sự can thiệp, ví dụ như sử dụng một dịch vụ tài chính nào đó. Những thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát này (RCT) là rất quan trọng để củng cố thêm kết luận tài chính toàn diện có tác động tích cực đến người nghèo. Tuy nhiên, RCT cũng có những nhược điểm: trong khi sự chặt chẽ về phương pháp tạo ra kết quả với độ tin cậy cao đối với mẫu nghiên cứu, thì việc khái quát hóa cho cả tổng thể là rất khó. Cho đến nay, một số RCT đã được thực hiện. Ở Kenya, một nhóm ngẫu nhiên những người nghèo được lựa chọn để cung cấp dịch vụ tiết kiệm. Kết quả cho thấy, tác động rất tích cực, đặc biệt đối với người nghèo là phụ nữ, những nhà cung cấp dịch vụ cho đối tượng khách hàng nữ cũng đạt chỉ tiêu cao hơn trong vòng 6 tháng mở tài khoản. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc tiết kiệm không tác động đến hoạt động đầu tư và cũng không giúp người tiết kiệm vượt qua được các cú sốc, nhất là ốm đau. Nghiên cứu này cũng cho thấy tác động đối với phụ nữ cũng lớn hơn đối với đàn ông. Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ trong 18 tháng cho thấy không có tác động có ý nghĩa lên giáo dục, sức khỏe hay vai trò của phụ nữ, nhưng tác động lên kết quả kinh doanh là có ý nghĩa, 294 bao gồm cả việc tạo ra cơ hội kinh doanh mới và gia tăng lợi nhuận cho các dự án cũ. Trong khi tác động đến mức sống của phụ nữ là không rõ ràng (mặc dù đã có nhiều kết luận ngược lại), điều này cần xem xét lại khoảng thời gian nghiên cứu. Nghiên cứu gần đây ở Nam Phi nhấn mạnh lợi ích quản lý rủi ro của tài chính vi mô. Những người bị từ chối khi đi vay vốn do hồ sơ gần đủ điều kiện được lựa chọn một cách ngẫu nhiên để nhận một khoản vay, thì những người này có xu hướng bỏ việc thấp hơn những người không được nhận khoản vay từ chương trình nghiên cứu. Những người này cũng có thu nhập khá hơn và thoát khỏi đói nghèo. Nhìn chung, việc tiếp cận được với tín dụng xem ra cải thiện được mức sống. Nghiên cứu này cho thấy các khoản vay ngắn hạn là công cụ quản lý luồng tiền mặt quan trọng và chúng có tác dụng tích cực rất lớn đến mức sống của người dân nhất là ở khía cạnh việc làm và thu nhập. Nghiên cứu cũng cho thấy các khoản vay cấp cho những khách hàng sát chuẩn thực sự mang giúp ích rất lớn cho họ. Với những khó khăn trong việc rút ra kết luận tổng quát của phương pháp RCT, cần có công cụ mới để nghiên cứu kỹ hơn dịch vụ tài chính nào hữu ích nhất với hộ gia đình có thu nhập thấp và các daonh nghiệp siêu nhỏ, chúng tác động đến đo lường phúc lợi như thế nào, và những công cụ chính sách làm thế nào để có thể giúp giảm những ràng buộc không thể tránh cho việc tiếp cận các dịch vụ tài chính. 4. Phát triển tài chính toàn diện và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 4.1. Thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam Phát triển tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Việt Nam hiện là một trong 25 quốc gia được Ngân hàng Thế giới ưu tiên là một phần của chương trình UFA20202 do sự kết hợp của việc có dân số đông và tỷ lệ hòa nhập tài chính thấp. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là đơn vị chủ trì xây dựng và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia (NFIS) và từ năm 2016, NHNN đã hợp tác cùng Ngân hàng Thế giới (WB) hướng tới xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện trên cơ sở một cách tiếp cận tổng thể. Mặc dù chiến lược này hiện vẫn đang còn trong quá trình xây dựng nhưng một số điểm chính đã được xác định rõ: chú trọng tài chính trên nền tảng công nghệ số bao gồm chuyển các chương trình thanh toán của Chính phủ sang sử dụng các dịch vụ và nền tảng công nghệ số; cung cấp dịch vụ tài chính tới các vùng nông thôn và dân tộc thiểu số còn lạc hậu và tỉ lệ nghèo còn cao hơn tỷ lệ nghèo bình quân cả nước; và tăng cường bảo vệ người tiêu dùng và phổ biến kiến thức tài chính giúp thế hệ người tiêu dùng mới được trang bị tốt hơn với dịch vụ tài chính hiện đại. Xây dựng và phát triển NFIS là chìa khóa để một quốc gia thực hiện thành công các cải cách, vì nó cung cấp một lộ trình để đạt được các mục tiêu tài chính toàn diện. Việc mở rộng các dịch vụ tài chính cho những người không tiếp cận hoặc không được tiếp cận các dịch vụ tài chính sẽ giúp các hộ gia đình đối phó tốt hơn với vấn đề tiêu dùng, tiết kiệm và thiếu tiền. Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính nhiều hơn, các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SMEs) sẽ có được nguồn đầu tư tiềm năng để nâng cao cạnh tranh, sản xuất và hội nhập vào các mạng lưới thương mại, kể cả ở cấp độ quốc tế. Theo Global Findex (chỉ số phát triển tài chính toàn diện) của WB năm 2014, chỉ 31% người trưởng thành ở Việt Nam có tài khoản với nhà cung cấp tài chính chính thức, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực là 69%. Như ở nhiều quốc gia khác, phụ nữ và người nghèo thậm chí còn ít tiếp cận với các dịch vụ chính thức, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có hơn 60 triệu người Việt Nam (khoảng hai phần ba tổng dân số) sống làm nông nghiệp. Việc sử dụng ít dịch vụ tài chính một phần là do thiếu cơ sở hạ tầng ngân hàng ở khu vực nông thôn và 2 Là chương trình tiếp cận tài chính toàn cầu vào năm 2020 (Universal Financial Access by 2020) của Ngân hàng Thế giới 295 biệt lập, thiếu giấy tờ tùy thân hợp pháp, thu nhập thấp. Ngoài ra, những hạn chế về kiến thức tài chính của người dân đã hạn chế việc quản lý rủi ro tiềm ẩn và các quyết định tài chính của họ. Các tổ chức như Ngân hàng Chính sách xã hội (VBSP), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), quỹ tính dụng nhân dân và hai tổ chức tài chính vi mô (MFI) được cấp phép là những nhà cung cấp dịch vụ tài chính hàng đầu cho những người có thu nhập thấp. VBSP cho đến nay là nhà cung cấp lớn nhất với khoảng 7 triệu khách hàng (cả khách hàng gửi tiền và khách hàng vay tiền). Ngoài ra còn có một số MFI có giấy phép bán chính thức chuyên cung cấp dịch vụ tài chính cho phụ nữ và người nghèo. Các nhà cung cấp chính thức và bán chính thức này phục vụ tổng cộng khoảng 10 triệu người thu nhập thấp. Tuy nhiên, khu vực phi chính thức có lẽ là nhà cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất cho người thu nhập thấp trong nước. Những nhà cung cấp này bao gồm những người cho vay tiền, các tổ chức tiết kiệm và cho vay (ROSCA), hiệu cầm đồ, người thân và bạn bè. Dù tài chính toàn diện tại Việt Nam đã có sự phát triển nhất định (năm 2011 chỉ có 21% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng), nhưng còn nhiều khó khăn trong việc phát triển tài chính toàn diện trong đó chủ yếu nằm ở vấn đề nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế dựa nhiều vào tiền mặt. Bên cạnh đó, việc chưa có được một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân cũng là thách thức đang phải đối diện. Một khó khăn nữa đó là việc cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói riêng và tài chính toàn diện nói chung còn thiếu bao gồm số liệu từ các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về mạng lưới giao dịch, hệ thống thanh toán, dịch vụ tín dụng, huy động vốn... cũng như số liệu từ đối tượng dịch vụ tài chính hướng tới phục vụ cá nhân, DN, hộ gia đình... được sử dụng để hiểu, đánh giá về nhận thức, nhu cầu, rào cản tiếp cận tài chính của người sử dụng dịch vụ. 4.2. Tài chính toàn diện với xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống 9,6% vào năm 2012 và năm 2013 là khoảng 7,6 - 7,8%, đến cuối năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 6,7%, an sinh xã hội được cải thiện, thu nhập hộ gia đình được nâng cao, tạo dựng tài sản, cải thiện sức khỏe, giáo dục, nâng cao vai trò, vị thế của người thu nhập thấp trong gia đình và xã hội. Thành tựu này có sự đóng góp không nhỏ của tài chính toàn diện. Hiện nay chưa có nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và vấn đề xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu là phân tích định tính. Sự phát triển tài chính toàn diện đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam thể hiện qua những khía cạnh sau: (i) Đa số người nghèo Việt Nam sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp với năng suất lao động thấp và ít được tiếp cận với các dịch vụ tài chính và kiến thức. Việc tiếp cận được với các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt những khoản vay. Với người nghèo, việc có khoản vay vào đúng thời điểm, giúp họ khởi tạo sản xuất kinh doanh, tạo dựng tài sản, ổn định chi tiêu và bảo vệ họ khỏi nghèo đói. Các dịch vụ đa dạng của tài chính toàn diện như: cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm… không chỉ giúp người nghèo tạo dựng công việc, sản xuất kinh doanh mà còn giúp họ giảm thiểu rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình. Nhờ tăng thu nhập, người nghèo có tích lũy tài sản, tiết kiệm và khả năng vay vốn, để tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhà xưởng, thuê thêm nhân công, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địa phương; mua đất đai xây dựng hoặc cải tạo nhà ở, vật nuôi. Bên cạnh đó, nhờ tiết kiệm và tài sản được tích lũy, người nghèo thay vì phải chạy ăn từng bữa, tồn tại từ ngày này sang ngày khác, sẽ có những kế hoạch dài lâu và định hướng cho tương lai. (ii) Các hoạt động của tài chính toàn diện cung cấp dịch vụ tài chính giúp người nghèo tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng các khoản thu nhập ngoài sản xuất nông nghiệp, có các khoản thu nhập khác từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, kinh doanh nhỏ. Đồng thời, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế và cuộc sống, từ đó, tăng thu nhập hộ gia đình. 296 (iii) Nhờ tăng thu nhập, người nghèo có tích lũy tài sản, tiết kiệm từ đó có nhiều điều kiện để quan tâm đến dinh dưỡng, cải thiện điều kiện sống, chủ động tìm kiếm và chi trả cho dịch vụ y tế thay vì đến các cơ sở y tế khi tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc hộ gia đình có thể chăm lo cho con của họ tiếp cận dịch vụ giáo dục với thời gian dài hơn và đầu tư nhiều hơn. (iv) Một số nghiên cứu đã chỉ ra dịch vụ tài chính cấp cho phụ nữ thường mang lại hiệu quả cao hơn khi cấp cho nam giới, phụ nữ nghèo là đối tượng khách hàng tuyệt vời, chủ yếu của các sản phẩm tài chính. Bởi phụ nữ là những người tiết kiệm tích cực và có tỷ lệ hoàn trả các khoản vay cao hơn nam giới. Đồng thời, phần lớn trong các hộ gia đình nghèo, họ là trụ cột chính kiếm tiền nuôi cả gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ nghèo cũng chính là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và dễ bị tổn thương ngay tại gia đình mình. Tham gia các chương trình tài chính toàn diện phụ nữ sẽ được quản lý tiền, tiếp cận với tri thức dẫn tới nhiều lựa chọn hơn có thể khiến họ có quyền nhiều hơn trong các vấn đề của gia đình và xã hội, họ và chồng đã cùng nhau ra quyết định trong những khía cạnh quan trọng của đời sống. 1. Kết luận Tài chính toàn diện đã trở thành vấn đề toàn cầu và được coi là yếu tố quan trọng trong vấn đề xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng xã hội. Tài chính toàn diện ở Việt Nam đã có sự phát triển nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là vấn đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý. Để tài chính toàn diện có những đóng góp tích cực hơn nữa vào công cuộc xóa đói giảm nghèo thì cần thiết phải có những giải pháp để thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện nhanh hơn nữa trong những năm tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Amidžić, G., Massara, A., & Mialou, A. (2014). Assessing Countries’ Financial Inclusion Standing-A New Composite Index. Retrieved from 2. Banerjee, A., Duflo, E., Glennerster, R., & Kinnan, C. (2015). The miracle of microfinance? Evidence from a randomized evaluation. American Economic Journal: Applied Economics, 7(1), 22-53. 3. Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Laeven, L., & Levine,R.(2008). Finance, firm size, and growth. Journal of Money, Credit and Banking, 40(7), 1379-1405. 4. Burgess, R., & Pande, R. (2005). Do rural banks matter? Evidence from the Indian social banking experiment. American Economic Review, 95(3), 780-795. 5. Demirguc-Kunt, A. K., Leora. Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database. 6. Giné, X., & Townsend, R. (2003). Evaluation of financial liberalization: a general equilibrium model with constrained occupation choice: The World Bank. 7. Gourène, G. A. Z., & Mendy, P. (2017). Financial Inclusion and Economic Growth in WAEMU: A Multiscale Heterogeneity Panel Causality Approach. Retrieved from 8. Honohan, P. (2008). Cross-country variation in household access to financial services. Journal of Banking & Finance, 32(11), 2493-2500. 9. Honohan, P., & Beck, T. (2007). Making finance work for Africa: The World Bank. 10. Kim, D.-W., Yu, J.-S., & Hassan, M. K. (2018). Financial inclusion and economic growth in OIC countries. Research in International Business and Finance, 43, 1-14. 11. Park, C.-Y., & Mercado, R. (2015). Financial Inclusion, Poverty, and Income Inequality in Developing Asia. Retrieved from 12. Sarma, M. (2015). Measuring financial inclusion. Economics Bulletin, 35(1), 604-611. 13. Williams, H., J Adegoke, A., & Dare, A. (2017). Role of financial inclusion in economic growth and poverty reduction in a developing economy (Vol. 7). 14. World Bank. 2014. Global Financial Development Report 2014: Financial Inclusion. Washington, DC 297 ĐƯA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN VỚI NGƯỜI NGHÈO Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM NCS. Hà Thị Tuyết Minh Học viện Tài chính Tóm tắt Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hầu hết người nghèo ở Việt Nam vẫn không được tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách bền vững, cho dù đó là các dịch vụ cơ bản như tiết kiệm, tín dụng hay bảo hiểm. Người nghèo phần lớn tập trung ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, thách thức lớn trước mắt của Việt Nam là phải giải quyết được những rào cản giúp người nghèo có thể tham gia đầy đủ trong khu vực tài chính, xây dựng hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả mọi người (inclusive financial sectors), để giúp mọi người, đặc biệt là người nghèo có thể cải thiện cuộc sống của họ. Từ khóa: Tài chính toàn diện, người nghèo… Tài chính toàn diện là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững (Worldbank (2017)-Financial inclusion overview). Hay nói cách khác, tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặc dù tài chính toàn diện dường như mới du nhập vào Việt Nam, nhưng nội hàm của nó cũng đã được Chính phủ quan tâm chú trọng từ nhiều năm trước. Các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp trong các chiến lược phát triển lớn của Việt Nam như các Chiến lược phát triển kinh - tế xã hội từng giai đoạn, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020 đều hướng tới việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội; Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị; Xây dựng đồng bộ, nâng cao chất lượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, với một nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp và dân số trên 90 triệu người, quá trình đổi mới sau hơn 30 năm qua tại Việt Nam đã giúp Việt Nam chuyển mình từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang một quốc gia có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010, với qui mô kinh tế đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 200 tỷ USD) và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2109 USD năm 2015 (TCTK, 2016). Về mặt xã hội, dân số Việt Nam hiện tại là hơn 90 triệu người trong đó vẫn có 65% dân cư sống ở vùng nông thôn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 95% của cả nước. Với sự phụ thuộc của dân cư nông thôn vào sản xuất nông nghiệp, việc suy giảm tốc độ tăng trưởng khu vực nông nghiệp một số năm gần đây có thể kéo theo sự suy giảm thu nhập và tiêu dùng của người dân nông thôn, và sẽ tiếp tục làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Nhiều nhận định cho rằng trong khi những người dân đô thị 298 và các doanh nghiệp lớn tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp thì nhóm đối tượng dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang gặp không ít trở ngại. Vì vậy, theo số liệu WB năm 2014, so với các nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người, Việt Nam vẫn có tỷ lệ người có tài khoản tại Tổ chức tín dụng ở mức thấp hơn (31%), đặc biệt ở vùng nông thôn (chỉ 27%). Tài chính toàn diện có vai trò rất quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, phân phối công bằng, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển, đã và đang thực hiện chiến lược tài chính toàn diện nhằm hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng bền vững. Ý nghĩa của tài chính toàn diện đối với người nghèo vùng nông thôn Nhiều nghiên cứu thuộc các tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia khác nhau (đặc biệt là các quốc gia mới nổi hoặc đang phát triển) đã chứng minh rằng tài chính toàn diện mang lại những lợi ích không nhỏ về mặt kinh tế - xã hội nói chung và đối với mỗi thành viên trong xã hội nói riêng, đặc biệt đối với người nghèo ở nông thôn. Có thể khái quát ý nghĩa của tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế xã hội như sau: Thứ nhất, tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Khía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng. Cuối những năm 2000, tài chính toàn diện đã dần bộc lộ vai trò thiết yếu của mình trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng như giảm nghèo đói, giảm chênh lệch thu nhập, giảm bất bình đẳng xã hội, gia tăng phúc lợi xã hội, thúc đẩy phát triển và tăng cường ổn định tài chính ở mỗi quốc gia cũng như trên bình diện thế giới. Đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày càng chú trọng hơn tới tầm quan trọng của tài chính toàn diện và có nhiều hành động thiết thực và cụ thể để thúc đẩy tài chính toàn diện ở từng quốc gia. Với sự hỗ trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation, Liên minh tài chính toàn diện (Alliance for Financial Inclusion) được thiết lập với mục tiêu liên kết mọi nhà hoạch định chính sách và các quốc gia ở mọi khu vực trên thế giới để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm trong việc thúc đẩy chính sách tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia, với mục tiêu đưa 2,5 tỷ người dân thoát khỏi cảnh đói nghèo. Thứ hai, tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: Gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Thứ ba, việc vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo giảm thiểu rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, tạo gánh nặng trả nợ ngày càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Những người không có tài khoản ngân hàng cũng dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm. Thứ tư, tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. 299 Như vậy, tài chính toàn diện có ý nghĩa quan trọng trong đối với người nghèo ở nông thôn. Tuy nhiên, theo Agribank, với hơn 70% dân số tập trung tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72% lực lượng lao động nhưng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (chiếm khoảng 28%) nhưng chủ yếu do hệ thống Agribank, Quỹ tín dụng nhân dân, một số ngân hàng thương mại nhà nước còn các ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn còn e ngại. Điều này là do có những rào cản khiến tài chính toàn diện chưa đến được với người nghèo ở nông thôn. Những rào cản đưa tài chính toàn diện đến với người nghèo vùng nông thôn Thứ nhất, thói quen dùng tiền mặt Dù đã có những biến chuyển, song theo nhận định của nhiều chuyên gia, rào cản chính trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam vẫn nằm ở việc nền kinh tế Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế dựa nhiều vào tiền mặt. Giới chuyên gia cho rằng, với các phương tiện thanh toán điện tử đang dần thay thế tiền mặt, thì ít nhất phải tiến tới khoảng 60% những thanh toán của dân chúng qua hệ thống ngân hàng mới có thể có sự cải thiện rõ rệt. Còn như hiện tại, khoảng 90% giao dịch người dân vẫn là giao dịch tiền mặt thì vẫn còn rất gian nan trong thúc đẩy tài chính toàn diện. Thứ hai, cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chưa cao Các chi phí đi kèm với việc sở hữu tài khoản đã trở thành rào cản chủ yếu. Đối với nhiều người, chi phí duy trì tài khoản và mức phí cho mỗi lần giao dịch khiến cho việc sử dụng tài khoản trở thành tốn kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chi phí này càng cao, càng có nhiều người không có tài khoản (Demirgüç-Kunt và Klapper, 2012). Một số người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp sẽ không sử dụng các dịch vụ tài chính bởi vì đối với họ các dịch vụ đó có mức giá đắt đỏ và họ không thể đáp ứng được. Ví dụ, khi sử dụng dịch vụ rút tiền ở cây ATM của ngân hàng Vietcombank, khách hàng phải mất 1.500/lần rút, và mỗi lần bị giới hạn mức 3 triệu, hay khi sao kê tại ngân hàng MB bank, người sử dụng phải nộp phí 55.000 đồng/lần… Vì thế, cho dù các dịch vụ này là có sẵn song họ vẫn khó tiếp cận dịch vụ. Hơn nữa, những yêu cầu về hồ sơ giấy tờ cần có để mở tài khoản trên thực tế đã loại trừ nhiều người ở khu vực nông thôn hay những người lao động tự do (khu vực không chính thức), là những người khó chứng minh thu nhập hay nơi cư trú chính thức. Ví dụ như việc tiếp cận dịch vụ tài chính đòi hỏi khách hàng phải có các giấy tờ chứng minh liên quan tới xác nhận nhân thân, thu nhập, hay là hồ sơ kinh doanh đối với doanh nghiệp... trong khi một số cá nhân và doanh nghiệp không có khả năng để hoàn thiện các hồ sơ này, và do vậy họ không thể tiếp cận các dịch vụ. Hiện nay, mặc dù có số dân cao nhưng tỷ lệ tài chính toàn diện tại Việt Nam còn thấp do còn tồn tại một số rào cản chính đối với tiếp cận và phòng giao dịch của ngân hàng còn chưa tiếp cận được đến vùng sâu vùng xa, quy trình và thủ tục mở tài khoản còn phức tạp. Ngoài ra, khoảng cách đến với một điểm tiếp cận dịch vụ, cụ thể là các chi nhánh ngân hàng hay điểm giao dịch, là trở ngại lớn đặc biệt ở những nước đang phát triển. Đơn cử như việc, khi muốn tìm cây ATM để rút tiền là điều khó khăn ở vùng nông thôn. Điều này khiến cho một số khách hàng ban đầu đã đăng ký các dịch vụ nhưng sau đó họ không sử dụng nhiều các dịch vụ này như những người khác. Thứ ba, mức độ hiểu biết tài chính của người nghèo còn thấp Hệ thống tài chính Việt Nam đã phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, tuy nhiên mức độ hiểu biết tài chính vẫn chưa được cải thiện tương xứng. Dẫn lại kết quả khảo sát của NHNN thực hiện năm 2015, chỉ có 51% người được khảo sát đã từng nghe và hiểu về các khoản vay cá nhân. Một khảo sát đối với học sinh/sinh viên trong độ tuổi từ 13-18 cũng cho thấy, chỉ 17,2% biết tiết kiệm một phần tiền sinh hoạt phí của mình, 8,8% tiêu hết tiền và số còn lại không biết phải làm gì với tiền. Các kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm cho thấy, trình độ hiểu biết 300 tài chính của các nhóm sinh viên, các hộ gia đình đều đang ở mức thấp. Đơn cử, đo lường hiểu biết tài chính với mẫu 372 cá nhân hộ gia đình khởi nghiệp ở Phú Thọ trong năm 2017, điểm hiểu biết tài chính trung bình chỉ đạt 14,29 trên 22 điểm. Theo các chuyên gia, nguyên nhân hiểu biết tài chính thấp một phần có thể vì giáo dục tài chính chưa phổ biến và chưa phải là một phần của chương trình giáo dục chính quy cho học sinh các cấp. Trong khi đó, giáo dục tài chính chính thức (tại các trường đại học và cao đẳng) lại mang nặng tính học thuật, thường chỉ phù hợp cho một nhóm sinh viên chuyên ngành. Bên cạnh đối tượng học sinh, sinh viên, dù đã có các khóa học đào tạo tài chính cá nhân cho những đối tượng khác nhưng ở quy mô rất nhỏ và khó tiếp cận, đặc biệt đối với các hộ gia đình nghèo và có thu nhập thấp. Việc một bộ phận người dân không coi trọng sự hiểu biết tài chính và không thường xuyên sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức (do đó không tích cực tìm kiếm thông tin về những nội dung này) cũng là một nguyên nhân khiến việc phổ cập tài chính gặp khó khăn, đặc biệt là những người nghèo, người dân ở khu vực nông thôn (đối tượng ít cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính), có thể chia thành hai nhóm: trên và dưới 45 tuổi. Với nhóm trên 45 tuổi, họ rất khó tiếp cận với công nghệ một cách thành thạo nên có thể vẫn phải sử dụng tài chính theo truyền thống. Nhưng những người dưới 45 tuổi, luôn mong muốn tiếp cận hình thức tài chính kỹ thuật số mới thì sẽ thuận lợi hơn cho việc cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại. Giải pháp đưa tài chính toàn diện đến người nghèo ở nông thôn Một mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, là không ngừng nâng cao đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách cuộc sống giữa người giàu và người nghèo. Chính phủ các nước có thu nhập dưới trung bình và trung bình đang rất nỗ lực thực thi các giải pháp xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân… Trong đó, tại Việt Nam, đưa tài chính toàn diện đến người nghèo ở nông thôn là điều cần thiết để giảm nghèo. Muốn làm được như vậy, nhất định phải tìm ra các giải pháp trong thời gian tới. Thứ nhất, giáo dục tài chính là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy tài chính toàn diện Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, cá nhân/hộ gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Tuy nhiên, một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD/INFE (2013) thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người ít tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Thực hiện giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về tài chính và kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính chính thức bằng cách đưa các tài liệu giáo dục về quản lý tài chính vào các chương trình giáo dục cho học sinh và sinh viên đại học; đào tạo giảng viên cho sinh viên cao đẳng và giảng viên Khoa Kinh tế. Phát triển dịch vụ Tài chính kỹ thuật số (DFS), DFS là sự kết hợp của các dịch vụ tài chính và thanh toán được cung cấp và quản lý bởi công nghệ di động hoặc các trang mạng. Với việc tiếp cận tài chính ngày càng tăng, DFS góp phần nâng cao năng lực kinh tế hộ gia đình, kinh tế địa phương, từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế quốc gia và sự ổn định của hệ thống tài chính. 301 Công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính cần được đẩy mạnh để thay đổi nhận thức của người dân về tài chính toàn diện. Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính, ngân hàng trong thời gian qua cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính. Hơn nữa, một bộ phận lớn cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình. Điều này có tác động tiêu cực đến sự ổn định của hệ thống tài chính và cả nền kinh tế cũng như đến từng cá nhân hoặc hộ gia đình, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Thứ hai, tăng cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính đối với người nghèo ở nông thôn Hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính cần hoạt động an toàn, hiệu quả và có trách nhiệm, trong đó phát huy vai trò của các tổ chức tài chính vi mô và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cùng các định chế đặc biệt khác như Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… Mục tiêu cần hướng đến là cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản theo cách thức phù hợp (các kênh phân phối từ truyền thống đến hiện đại) cho những đối tượng bị loại trừ tài chính. Hệ thống ngân hàng vẫn cần được coi là xương sống của hệ thống tài chính Việt Nam khi tài sản của các ngân hàng (kể cả Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển) chiếm tới 200% GDP và hơn 90% tổng tài sản của các định chế tài chính. Với lợi thế này, trong thời gian tới, cần có chính sách khuyến khích nhằm đảm bảo phát triển mạnh mẽ hơn nữa hoạt động của hệ thống ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng đa dạng hóa các hình thức cho vay, các sản phẩm tín dụng… Ngoài ra, nhân viên ngân hàng cần tư vấn nhiệt tình, cụ thể để người dân hiểu và làm theo những thủ tục khi tham gia tín dụng; giảm thiểu những thủ tục không cần thiết, tránh làm người dân khó hiểu; hạn chế những giấy tờ chứng minh khi làm thủ tục cho người nghèo ở nông thôn. Bên cạnh đó, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng cần được quan tâm phát triển. Hiện nay, các tổ chức tài chính vi mô đã hoạt động trên phạm vi 136/703 quận, huyện, thị trấn tại 34/63 tỉnh thành. Do vậy, trong thời gian tới để phát triển hoạt động tài chính trên phạm vi toàn quốc, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cần phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Thứ ba, phát triển Quỹ tín dụng nhân dân Ở Việt Nam, mô hình Quỹ Tín dụng nhân dân có thể xem là một trong những yếu tố tham gia thúc đẩy tài chính toàn diện do có hoạt động bám sát các vùng sâu vùng xa. Từ năm 1993, Việt Nam đã xây dựng và hình thành hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (theo Quyết định số 390/QĐ-TTg) và loại hình TCTD hợp tác, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu 302 trách nhiệm. Mục tiêu chủ yếu để tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh tập thể và từng thành viên, giúp nhau thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống nhân dân. Sau gần 25 năm hoạt động, hệ thống quỹ tín dụng đã không ngừng hoàn thiện, mô hình hoạt động đến nay cũng đã có sự đổi mới đáng kể so với mô hình hệ thống đầu thập niên 1990. Việc thành lập Ngân hàng Hợp tác xã (Co.op Bank) năm 2013 từ chuyển đổi Quỹ tín dụng Trung ương, làm đầu mối của hệ thống quỹ ở các địa phương và giữ vai trò điều hòa vốn, đến nay đã cho thấy những hiệu quả rất khả quan. Theo đó, quy mô và số lượng các quỹ tín dụng đã tăng đáng kể, chất lượng hoạt động có nhiều cải thiện. Đến nay với 1.177 quỹ tín dụng trên cả nước đang hoạt động trên hầu hết các tỉnh, thành góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn. Những kết quả đạt được đó đã khẳng định quỹ tín dụng là một mô hình kinh tế hợp tác thành công trong một nền kinh tế chuyển đổi theo cơ chế thị trường “định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam. Quỹ tín dụng với mô hình hoạt động như vậy đã được khẳng định là một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ những người nghèo cần được tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng trong quá trình phát triển tài chính toàn diện. Chính vì vậy, phát triển quỹ tín dụng trong thời gian tới là rất cần thiết và có ý nghĩa, không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn thúc đẩy khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho người dân đẩy lùi nạn tín dụng đen, đồng thời, lấp đầy những khoảng trống tín dụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Bank. 2014. E- and M - Commerce and Payment Sector Development in Vietnam 2. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - http://www.sbv.gov.vn 3. World Bank Findex - http://datatopics.worldbank.org/financialinclusion/country/vietnam 4. Trang điện tử của Liên minh tài chính toàn diện (AFI) - https://www.afi-global.org/ 5. Trang điện tử của Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện ở Việt Nam https://www.apec2017.vn/ap17-c/gallery/asia-pacific-forum-financial-inclusion 6. Trang điện tử về tài chính toàn diện của World Bank http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 303 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM NCS. Phùng Thanh Loan ThS. Lê Thị Bích Ngọc Học viện Tài chính Tóm tắt Thúc đẩy tài chính toàn diện đang là chính sách ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam bằng việc sử dụng các số liệu thu thập từ dữ liệu Global Findex của Ngân hàng Thế giới, dữ liệu tiếp cận tài chính của IMF và dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước. Kết quả cho thấy các chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chính phủ cần có những chính sách để phát triển tài chính toàn diện trên các khía cạnh khác nhau. Từ khóa: tài chính toàn diện, sản phẩm dịch vụ tài chính, tiếp cận tài chính 1. Khái niệm và vai trò của tài chính toàn diện 1.1. Khái niệm Khái niệm về tài chính toàn diện đang được thể hiện một cách đa dạng theo từng quốc gia và tổ chức quốc tế phụ thuộc vào mục tiêu của từng quốc gia, từng tổ chức đối với tài chính toàn diện. Theo Ngân hàng Thế giới (2017), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý, làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên, đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện của Chính phủ định nghĩa tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo các nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời và đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng. Như vậy, có thể hiểu tài chính toàn diện cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với nhóm người dễ bị tổn thương, người thu nhập thấp, người nghèo, người dân sống ở nông thôn, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hôi, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được. 1.2. Vai trò của tài chính toàn diện Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Đặc biệt là kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các tổ chức quốc tế lại càng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm các quốc gia G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một 304 giải pháp quan trọng để đạt được 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Một số vai trò cơ bản của tài chính toàn diện đó là: Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần gia tăng tiết kiệm, đầu tư qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển tài chính toàn diện sẽ gia tăng tỷ lệ dân số ở cả thành thị và nông thôn tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản như tiết kiệm, thanh toán, tín dụng, bảo hiểm. Do đó từ những khoản tiền tiết kiệm nhỏ nhất chỉ vài chục nghìn đồng của người dân ở nông thôn gửi tại các tổ chức tài chính (TCTC) vi mô, đến những khoản tiết kiệm lớn hơn của người dân ở thành thị cũng được tập trung trong các TCTC chính thức. Quy mô tiết kiệm của toàn nền kinh tế tăng dẫn đến khả năng mở rộng tín dụng của các TCTC. Điều này sẽ giúp các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng hơn khi tiếp cận với các khoản vay chính thức qua đó gia tăng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này đã được chỉ ra qua một số nghiên cứu như: nghiên cứu của Johnson & Nino-Lazarawa (2009) đã chỉ ra rằng tài chính toàn diện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua huy động tiết kiệm và đầu tư vào lĩnh vực sản xuất. Việc huy động tiết kiệm tạo điều kiện cho các đối tượng bị loại trừ trong hệ thống tài chính chính thức có thể tiếp cận tiết kiệm, tín dụng và các dịch vụ giảm nghèo để đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và cải thiện phúc lợi. Trong nghiên cứu của Levine (2005) cho rằng cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin từ đó giảm chi phí giao dịch khi ký kết hợp đồng. Các chính sách để phát triển tài chính toàn diện hiệu quả tác động lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế nhanh [3, tr57]. Thứ hai, tài chính toàn diện góp phần cung cấp vốn cho các cá nhân và doanh nghiệp từ đó góp phần gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng và cải thiện phúc lợi. Tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính giúp các cá nhân, doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu,… Đối với những người có thu nhập thấp, người nghèo khi được tiếp cận với các dịch vụ tài chính phù hợp sẽ giúp họ tăng khả năng tích lũy tài sản, chống chịu trước những cú sốc kinh tế, đồng thời tăng khả năng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập thông qua các khoản tín dụng tiếp cận được. Khi được vay vốn từ hệ thống tài chính chính thức giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Những người không có tài khoản ngân hàng cũng dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm. Thứ ba, tài chính toàn diện giúp các tổ chức tài chính gia tăng lợi nhuận. Đối với các tổ chức tài chính việc phát triển tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng khách hàng tới tất cả các nhóm người trong xã hội. Tạo cơ hội cho các tổ chức này mở rộng thị trường, đa dạng hóa cơ cấu khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và theo đó lợi nhuận tăng lên. 2. Thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam Tại Việt Nam, trong những năm qua mức độ bao phủ của hệ thống các TCTC đã được mở rộng nhưng tỷ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính còn khiêm tốn. Với dân số hơn 93 triệu người trong đó khoảng 65% dân số sống ở nông thôn, khoảng 97% doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, việc phát triển tài chính toàn diện để giúp tất cả mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức đang đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý. Để đánh giá về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam 305 hiện nay, tác giả sử dụng bốn nhóm chỉ tiêu đó là: điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC, mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản, tiếp cận tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hiểu biết tài chính và bảo vệ người tiêu dùng. 2.1. Điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC Với một quốc gia có hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng thì số lượng các ngân hàng trong hệ thống có tác động tới lượng người có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về tính chất hoạt động và loại hình sở hữu. Tính đến cuối năm 2016, hệ thống ngân hàng Việt Nam có 7 NHTM Nhà nước, 1 ngân hàng chính sách xã hội, 1 ngân hàng phát triển, 1 ngân hàng hợp tác, 28 NHTM cổ phần, 2 ngân hàng liên doanh, 8 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, số liệu trong bảng 1 cho thấy số lượng chi nhánh ngân hàng/100.000 người trưởng thành và số lượng máy ATM/100.000 người trưởng thành của Việt Nam đều đang thấp hơn tất cả các nước Đông Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Myanmar và Lào). Những con số này cho thấy người dân ở Việt Nam vẫn còn khá khó khăn khi muốn tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Số lượng tài khoản của người trưởng thành tại các TCTC của Việt Nam còn ở mức thấp. Chỉ có 30% người trưởng thành có tài khoản tại các TCTC, thấp hơn mức trung bình của thế giới là 67% và thấp hơn mức trung bình của các nước Đông Á - Thái Bình Dương là 70%. Mật độ chi nhánh ngân hàng và ATM rất dày đặc tại các khu vực thành phố lớn, trong khi đó tại vùng nông thôn ATM chỉ xuất hiện tại một số phòng giao dịch mà chủ yếu là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ở địa bàn vùng sâu vùng xa mày ATM hầu như chưa có. Điều này cũng phần nào giải thích cho việc chỉ có 25% người trưởng thành ở nông thôn có tài khoản tại một TCTC. Bảng 1: Điểm truy cập và tài khoản tại các TCTC ở một số quốc gia năm 2017 Quốc gia Việt Nam Tài khoản tại các Tài khoản Chi nhánh TCTC của dân số ở Số máy tại các TCTC ngân nông thôn (%người ATM/100.000 (% người trưởng hàng/100.000 trưởng thành từ người dân thành từ 15 tuổi) người dân 15 tuổi) 30 25 24.3 3.4 Indonesia 48 47 55.6 16.9 Campuchia 18 16 16.72 7.5 Lào 29 22 26.2 3.1 Myanmar 26 25 4.4 4.7 Malaysia 85 81 46.7 10.1 Philippines 32 26 28.3 9 Thái Lan 81 80 117.3 18.9 Trung Quốc 80 78 84.2 8.8 Mongolia 91 94 East Asia & Pacific (excluding high income) 70 69 Thế giới 67 64 Nguồn: Global Findex Data (WB), Financial Access Survey (IMF) 306 2.2. Mức độ sử dụng đối với các dịch vụ tài chính cơ bản (tiết kiệm và tín dụng) Những chính sách nhằm tái cơ cấu hệ thống tài chính, ngân hàng, xử lý vấn đề nợ xấu của Chính phủ và NHNN đã có những tác động tích cực đến quy mô tiền gửi và tín dụng của nền kinh tế. Niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng tăng lên, quy mô tiền gửi trong tổng phương tiện thanh toán tăng đều đặn từ năm 2014-2017 góp phần tích cực vào việc mở rộng quy mô tín dụng trong nền kinh tế. Quy mô tín dụng giai đoạn 2014-2017 cũng có xu hướng tăng lên. Lượng tiền gửi năm 2017 tăng 53,5% so với năm 2014, dư nợ tín dụng năm 2017 tăng 64% so với năm 2014. Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng, % Nguồn: NHNN Hình 1: Quy mô tiền gửi trong tổng các phương tiện thanh toán Nguồn: NHNN Hình 2: Quy mô tín dụng của nền kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành có khoản tiết kiệm tại một TCTC của Việt Nam năm 2017 vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới và mức trung bình của các nước Đông Á-Thái Bình Dương. Dữ liệu từ Global Findex 2017cho thấy có 57% người trưởng thành từ 15 tuổi có khoản tiết kiệm nhưng chỉ có 14% trong số đó là có khoản tiết kiệm chính thức tại một TCTC. Mặc dù tỷ lệ người trưởng thành có khoản vay tại một TCTC ở Việt Nam năm 2017 cao hơn mức trung bình của thế giới và của các nước Đông Á- Thái Bình Dương nhưng vẫn có đến 30% có khoản vay không chính thức từ gia đình và bạn bè. Như vậy, khu vực các TCTC vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản của người dân, họ vẫn phải tìm đến các dịch vụ tài chính phi chính thức để thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Bảng 2: Mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính cơ bản Quốc gia Tiết kiệm tại một TCTC (% người từ 15 tuổi) Vay từ một TCTC (% người từ 15 tuổi) Vay từ gia đình, bạn bè (% người từ 15 tuổi) Trung Quốc 35 9 28 Indonesia 22 17 36 5 27 35 18 9 31 8 19 22 Campuchia Lào Myanmar 307 Quốc gia Tiết kiệm tại một TCTC (% người từ 15 tuổi) Vay từ một TCTC (% người từ 15 tuổi) Vay từ gia đình, bạn bè (% người từ 15 tuổi) Mongolia 19 29 27 Malaysia 38 12 15 Philippines 12 10 41 Thái Lan 39 15 29 Việt Nam 14 21 30 East Asia & Pacific (excluding high income) 31 11 30 Thế giới 27 11 26 Nguồn: Global Findex Data(WB) 2.3. Tiếp cận tài chính của DNNVV Hình 3: Sử dụng các dịch vụ tài chính của doanh nghiệp Đơn vị tính: % Nguồn: WB Enterprise Survey Hình 3 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ có tài khoản thanh toán và tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng tương đương với các doanh nghiệp vừa nhưng nhỏ hơn các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, khi xem xét về các khoản vay tại ngân hàng thì chỉ có 29% doanh nghiệp nhỏ có được khoản vay tại ngân hàng trong khi con số này là 56% ở doanh nghiệp vừa và 67% doanh nghiệp lớn. Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương năm 2015 cho thấy có khoảng 23% số DNNVV huy động được vốn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, trong khi có gần 50% số doanh nghiệp là dựa vào tín dụng thương mại. Trong số những doanh nghiệp vay được vốn ngân hàng thì chỉ có 1/3 doanh nghiệp được duyệt vay với mức vốn từ 50% nhu cầu trở lên, 1/5 số doanh nghiệp chỉ được duyệt vay ở mức 25% so với nhu cầu. Những con số này cho thấy các DNNVV có nhu cầu vốn lớn nhưng mức độ tiếp cận tín dụng ngân hàng là rất thấp so với nhu cầu về vốn. Một số nguyên nhân được các DNNVV chỉ ra để giải thích cho việc khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng như: thiếu tài sản thế chấp, thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp không đầy đủ, doanh nghiệp thiếu năng lực xây dựng dự án khả thi. 2.4. Hiểu biết về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng Theo OECD (2012) hiểu biết về tài chính là tổng hợp nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi tài chính cần thiết để có thể đưa ra các quyết định tài chính lành mạnh và cuối cùng 308 đạt được lợi ích tài chính. Một số cuộc điều tra gần đây cho thấy hiểu biết về tài chính của người dân Việt Nam đang ở mức thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt là người dân ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ người trưởng thành tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản ở Việt Nam còn thấp. Cuộc điều tra của Standard & Poor’s (2014) cho thấy chỉ có ¼ người trưởng thành ở Việt Nam có năng lực “hiểu biết về tài chính”. Con số này thấp hơn so với phần lớn các nước trong khu vực như Campuchia, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan (bảng 3). Bảng 3. Khảo sát về hiểu biết tài chính toàn cầu của Standard & Poor’s năm 2014 Quốc gia Người trưởng thành có kiến thức về tài chính (%) Campuchia 18 Trung Quốc 28 Indonesia 32 Malaysia 36 Philippines 25 Thái Lan 27 Việt Nam 24 Nguồn: [1, tr62] Vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam hiện vẫn đang bị bỏ trống. Khuôn khổ luật pháp và thể chế để bảo vệ người tiêu dùng tài chính vẫn đang ở giai đoạn ban đầu. Việc bảo vệ người tiêu dùng hiện nay chủ yếu dựa trên Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010). Tuy nhiên, trong Luật không có các quy định tách riêng người tiêu dùng sản phẩm dịch vụ tài chính với các đối tượng người tiêu dùng khác. Cũng chưa có một cơ quan chuyên trách riêng chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính. 3. Một số khuyến nghị Thứ nhất, phát triển phong phú các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Các tổ chức tài chính cần thiết kế các sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp hơn với nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau nhất là các sản phẩm tiết kiệm, thanh toán, tín dụng. Các sản phẩm này nên hướng đến những đối tượng khách hàng như người nghèo, người thu nhập thấp, dân cư nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế quy mô tiết kiệm chính thức còn nhỏ, đặc biệt là của người dân tại khu vực nông thôn nơi mà mức độ tổn thương của các gia đình thường cao hơn do sản xuất kinh doanh của họ phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ. Các sản phẩm tiết kiệm, vay vốn với quy mô nhỏ thời gian đáo hạn nhanh phù hợp với nhóm khách hàng này. Bên cạnh đó, thủ tục giấy tờ luôn là một rào cản lớn đối với người dân khi tiếp cận các dịch vụ tài chính tại nông thôn. Do đó, việc cải thiện thủ tục hành chính sẽ tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của khu vực nông thôn. Thứ hai, nâng cao hiểu biết cũng như kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính sẽ giúp nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính của người dân. Giáo dục tài chính giúp người dân hiểu được vai trò, lợi ích của các sản phẩm tài chính trong việc cải thiện cuộc sống của các cá nhân cũng như hộ gia đình từ đó khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Giáo dục tài chính cũng sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát 309 hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các TCTC. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm. Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với việc cung cấp các dịch vụ tài chính, xây dựng khuôn khổ pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Các quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính cần xác định rõ cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính trước sự đối xử không công bằng của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Yêu cầu công bố thông tin và thúc đẩy vai trò cho vay có trách nhiệm của các tổ chức tài chính tín dụng. Nâng cao năng lực giám sát của NHNN, Bộ Tài chính đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện tại Việt Nam” năm 2017, NXB Lao động - Xã hội. 2. Dự thảo lần 3 “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 3. Phạm Thị Hồng Vân, Trần Thị Thu Hường, Vũ Thị Thanh Hà (2018), “Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 193-tháng 6/2018. 4. Báo cáo thường niên Thị trường tài chính 2017, Tiếp cận tài chính, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 310 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TRONG BỐI CẢNH GIÀ HOÁ DÂN SỐ TS. Nguyễn Thuỳ Linh TS. Vũ Quốc Dũng Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) đang được nhắc đến khá nhiều trên các diễn đàn và các kênh thông tin. Tài chính toàn diện được hiểu theo cách khái quát nhất thì đó là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội đặc biệt là đối với nhóm đối tượng yếu thế, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, góp phần gia tăng cơ hội sinh kế. Sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo và bất bình đẳng đã được ghi nhận trong các nghiên cứu, hay trong các báo cáo của các nhà nghiên cứu, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như của các Chính phủ. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện đã chỉ ra một trong những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện là nhóm nhân tố đến từ phía cầu liên quan đến đặc điểm nội tại của người tiêu dùng [2, trg. 97]. Bài viết này tập trung phân tích sâu về một nhân tố thuộc về người tiêu dùng, đó là mức độ già hoá dân số. Già hoá dân số là thay đổi cấu trúc các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và làm hình thành một số dịch vụ tài chính mới. Đồng thời, già hoá dân số cũng đòi hỏi mở rộng các phương tiện giao dịch điện tử, giao dịch số đảm bảo sự hiện đại thuận tiện. Thực thi tài chính toàn diện trong bối cảnh già hoá dân số chính là nhận diện và đáp ứng được những sự thay đổi đó. Từ khoá: tài chính toàn diện, già hoá dân số, người cao tuổi 1. Tổng quan về tài chính toàn diện Tài chính toàn diện được tiếp cận và nghiên cứu trên rất nhiều góc độ khác nhau. Quan điểm được nhắc đến nhiều nhất là của Ngân hàng Thế giới khi cho rằng: “Tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững”. Với quan điểm của Liên minh Tài chính Toàn diện thì lại cho rằng tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Hoặc như Liên Hiệp Quốc cho rằng, tài chính toàn diện là "cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho người dân" [2, trg 95]. Từ các quan điểm đó cho thấy, tài chính toàn diện được nhìn nhận khá đa chiều, nhưng đều thống nhất khi cho rằng tài chính toàn diện mang đến cho người dân khả năng tiếp cận về các dịch vụ tài chính chất lượng một cách thuận tiện cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, góp phần hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế khi đảm bảo khả năng sẵn sàng sử dụng các dịch vụ tài chính trong hệ thống tài chính chính thức cho mọi đối tượng. Do đó, có thể khái quát quan niệm tài chính toàn diện là “sự đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả mọi thành phần của nền kinh tế”. Nội hàm của tài chính toàn diện (i) Dịch vụ thanh toán và hệ thống thanh toán quốc gia Nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện là một hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng hình thành nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện. Đó là, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch chuyển khoản điện tử; các hệ thống chuyển mạch thẻ; cơ sở hạ tầng xác thực nhân thân (hệ thống định danh); hệ thống thông tin tín dụng và chia sẻ thông tin khác; hạ tầng truyền thông... Đáp ứng cho việc hình thành hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả đó là các dịch vụ thanh toán phải sẵn sàng, đơn giản và thuận tiện hướng đến giao dịch phi tiền mặt. Vì thế 311 tài khoản giao dịch (hay tài khoản thanh toán) là một dịch vụ tài chính cơ bản cần được cung cấp cho tất cả mọi người. Việc tiếp cận và sử dụng một tài khoản giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán và để giữ tiền là bước đầu tiên trong việc được tiếp cận tài chính đầy đủ. Đây cũng chính là tiền đề để có thể tiếp cận đến toàn bộ sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư. Việc chấp nhận và sử dụng rộng rãi tài khoản giao dịch và các dịch vụ tài chính cao hơn sẽ có tác động tích cực tới hệ thống thanh toán quốc gia ít nhất ở 3 khía cạnh: các dịch vụ và cả hệ thống thanh toán sẽ được cải tiến và hiện đại hóa liên tục; gia tăng hiệu suất tổng thể của hệ thống thanh toán quốc gia; những cải cách pháp lý liên quan đến thanh toán mà bắt nguồn từ các mục tiêu tài chính toàn diện đến lượt mình sẽ tạo ra những phát triển tích cực về mặt tổng thể cho hệ thống thanh toán quốc gia. Tất cả những tác động tích cực này lại có thể cải thiện hơn nữa các điều kiện tiếp cận và sử dụng các tài khoản thanh toán nói riêng và tài chính toàn diện nói chung, và như vậy tạo thành một vòng tuần hoàn hiệu quả. (ii) Đa dạng mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính Việc đa dạng kênh phân phối và các điểm tiếp cận dịch vụ là việc làm tiếp theo để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trong một thế giới công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ viễn thông, công nghệ số, khi mạng lưới truyền thống (hay vật lý) của các tổ chức tín dụng như chi nhánh, phòng giao dịch trở nên đắt đỏ về mặt chi phí thì có một số chính sách mới đã chứng tỏ được hiệu quả, bao gồm: thanh toán qua điện thoại di động, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng số, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tài chính. (iii) Tăng cường hiểu biết về tài chính cho mọi công dân Thiếu kiến thức và hiểu biết về các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính hiện có cũng như các yêu cầu cần thiết để sử dụng các sản phẩm/dịch vụ đó đã khiến người dân thiếu sự tự tin, ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người không tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện của các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen), cản trở sự cải thiện tài chính toàn diện trong mọi quốc gia. Vì vậy, am hiểu về tài chính, sẵn sàng sử dụng và khai thác một cách thuần thục dịch vụ tài chính là cơ sở cho tài chính toàn diện. Vì vậy nhiều quốc gia đã triển khai các chương trình hành động về giáo dục tài chính tiếp cận các đối tượng khác nhau để thông qua giáo dục tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính cũng hướng đến mục tiêu là thể hiện tài chính toàn diện. Nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện (i) Mức độ đầy đủ và đa dạng của dịch vụ và sản phẩm tài chính, sự phát triển của các tổ chức tài chính trung gian, sự gia tăng và đa dạng các công cụ tài chính. Nghiên cứu của Jones (2006) nêu rõ rằng sự phát triển các hiệp hội tín dụng cho phép phát triển các sản phẩm tài chính, từ đó người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính hơn [6]. Các tổ chức tài chính này chính là kênh dẫn nguồn tài chính đến với mọi người dân trong xã hội, và rõ ràng khi hệ thống kênh dẫn đầy đủ và đa dạng thì sẽ dễ dàng đưa các dịch vụ tài chính đến với nhiều người hơn. Ngoài ra, khi các tổ chức tài chính đông đảo thì chi phí của dịch vụ tài chính sẽ được giảm thấp để tăng cường cạnh tranh. Điều này sẽ cho phép mở rộng khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính cho người nghèo và người có thu nhập thấp. (Clamara, 2014) [4]. (ii) Đặc điểm của dân cư. Nhu cầu và khả năng tiết kiệm, đầu tư phụ thuộc nhiều vào đặc trưng của dân cư. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng các dịch vụ tài chính. Từ lý thuyết về “sự ưa thích thanh khoản” của Keynes, cho thấy, nhu cầu nắm giữ tiền mặt của xã hội xuất phát 312 từ các động cơ: giao dịch, dự phòng và đầu cơ (M. Friedman, 1998) [1, trg 653 ]. Các công bố sau này còn phân tích sâu là nhu cầu nắm giữ tiền cho giao dịch ngoài phụ thuộc vào yếu tố thu nhập thì còn phụ thuộc vào thái độ trước rủi ro, giới tính và thói quen chi tiêu của từng dân tộc. Trong công bố của Phạm Thị Hồng Vân và Trần Thị Thu Hương (2017) đã dẫn chứng các nghiên cứu quốc tế được thực hiện nhằm chứng minh mức độ và khả năng tiếp cận tài chính toàn diện phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ học vấn, chức vụ, công ăn việc làm và mức độ chịu đựng các rủi ro của dân cư [2, trg 99-102]. Các phân tích đều dẫn đến kết luận là người có độ tuổi 46 và 57, những người có gia đình, những người có trình độ học vấn cao thì có nhu cầu tiếp cận tài chính toàn diện cao hơn. Còn những đối tượng có mức độ rủi ro cao như: hay ốm đau, dễ mất việc làm, dễ hứng chịu những thảm hoả thiên nhiên thì nhu cầu tài chính toàn diện sẽ thấp hơn. Lưu ý là về yếu tố độ tuổi thì các nghiên cứu đều chỉ minh chứng được là độ tuổi có nhu cầu tiếp cận tài chính toàn diện cao nhất là độ tuổi trên dưới 50 mà thôi. Đặc biệt một nghiên cứu của Cyn-Young và Rogelio (2015) [5] chỉ ra rằng cấu trúc dân số trong xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính toàn diện của quốc gia. Quốc gia nào có cấu trúc dân số già hoá và tỷ lệ phụ thuộc cao thì tài chính toàn diện có xu hướng kém phát triển hơn. Điều này hoàn toàn hợp lý và được giải thích bởi sự tác động của biến tuổi đã được đề cập tại phần trên. Khi độ tuổi vượt quá ngưỡng giới hạn, nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính có xu hướng giảm sút là hoàn toàn có thể. 2. Già hoá dân số Vấn đề già hoá dân số đang được coi trọng trong vấn đề phát triển toàn cầu do tính chất nghiêm trọng không kém gì so với gia tăng dân số. Già hoá dân số gây ra rất nhiều thách thức cho tăng trưởng kinh tế, hạ tầng cơ sở và các dịch vụ an sinh xã hội. Trên thế giới, cứ một giây là có hai người tổ chức sinh nhật trong 60 tuổi. Trung bình một năm có gần 58 triệu người tròn 60 tuổi. Hiện nay, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên - còn gọi là nhóm 60+) là nhóm dân số tăng nhanh nhất, nhưng cũng là nhóm dân số nghèo nhất [3, trg 9]. Hiện nay, cứ 10 người cao tuổi thì mới có 1 người trên 60 tuổi, nhưng dự báo vào năm 2050 thì cứ 5 người đã có 1 người trên 60 tuổi [3, trg. 10]. Hình 1: Tỷ lệ người cao tuổi (60+) trên thế giới vào năm 2012 và 2050 60+ chiếm 10 -19 % 60+ chiếm 10 -19 % 60+ chiếm 0-9 % 60+ chiếm trên 30 % 60+ chiếm trên 30 % Nguồn: United Nations Department of Economic and Social Afaires (UNDESA) 313 Chỉ số về già hoá dân số cơ bản là tỷ lệ người cao tuổi (trên 60 tuổi) trên tổng dân số. Chỉ số này đang tăng nhanh ở mọi khu vực với những tốc độ khác nhau. Như vậy có thể nhận định già hoá dân số là một vấn đề của toàn cầu. Nhìn trên Hình 1 cho thấy vào năm 2012, ở toàn khu vực châu Á, chỉ tiêu này chỉ ở bậc thứ 1, tức là từ 0 - 9 %. Sau 38 năm khu vực châu Á đã có sự phân chia rõ rệt: ở Bắc Á thì chỉ tiêu này đã tăng lên trên 30%, tương đương bậc 5 là bậc cao nhất trong già hoá dân số. Khu vự Nam Á, Đông Nam Á tăng lên bậc 2 tức là từ 10-19%. Khu vực châu Mỹ thì đã nhảy từ bậc 2 lên bậc 5 vào năm 2050. Tương tự như vậy đối với toàn khu vực châu Âu. Riêng khu vực Tây Âu thì mức độ già hoá dân số đã ở bậc cao nhất vào năm 2012. Những khu vực có cấu trúc dân số trẻ thì tốc độ già hoá lại càng nhanh. Nếu so sánh tốc độ gia tăng người cao tuổi trong tháp dân số ở các khu vực (Hình 2) cho thấy, trong vòng 18 năm (từ 2012-2030), tỷ trọng người trên 60 tuổi tăng 5% đối với khu vực châu Á còn khu vực châu Âu là 6%. Nhưng dự báo trong 20 năm tiếp theo (từ 2030-2050) thì châu Á có tỷ trọng người trên 60 tuổi đã tăng 8,6%, gần gấp đôi mức gia tăng của ở châu Âu là 5%. Mức tăng tỷ trọng dân số trên 60 tuổi ở khu vực Châu Phi ở các giai đoạn từ 2012-2030 và 2030-2050 lần lượt là 1% và 3,5%; khu vực Châu Mỹ La tinh và Biển Caribee là 6,5% và 8,5%; và 6% và 2,3% đối với khu vực Bắc Mỹ và Châu Đại Dương. Hình 2: Tỷ lệ dân số 60+ ở các Châu lục Nguồn: United Nations Department of Economic and Social Afaires (UNDESA) 3. Những tác động của già hoá dân số và mối liên hệ với tài chính bền vững Già hoá là một thành tựu của quá trình phát triển. Nâng cao tuổi thọ là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của loài người. Hiện nay có tới 33 quốc gia đạt được tuổi thọ trung bình trên 80 tuổi, trong khi đó 5 năm về trước con số này chỉ là 19 quốc gia. Dự báo đến năm 2050 sẽ có 65 nước có trên 30% dân số từ 60 tuổi trở lên [3, trg 12]. Quá trình biến đổi nhân khẩu học này không ngừng có những tác động đến nền kinh tế. Đặt trong mối liên hệ với tài chính toàn diện có thể đánh giá các tác động trên các góc độ như sau: Thứ nhất, già hoá dân số sẽ gia tăng nhu cầu giao dịch điện tử, nhưng đòi hỏi các giao dịch điện tử phải hiện đại và thuận tiện. 314 Trong xã hội già hoá dân số, giao dịch có tính chất thường xuyên và có quy mô lớn sẽ là giao dịch liên quan đến chi trả lương hưu. Trong môi trường tài chính toàn diện thì việc chi trả lương hưu cho một bộ phận đông đảo dân cư chắc chắn không thể thực hiện bằng tiền mặt. Nói cách khác là điện tử hoá thậm chí số hoá chi trả lương hưu. Tuy nhiên, người cao tuổi lại chờ đợi các giao dịch này có tính hiện đại nhưng đơn giản và thuận tiện. Hiện đại để làm giảm bớt việc di chuyển của người cao tuổi đến các địa điểm nhận lương hưu bằng tiền mặt. Đơn giản và thuận tiện để đáp ứng với đối tượng khách hàng có những hạn chế nhất định về trí nhớ, sức khoẻ và năng lực tiếp nhận và sử dụng những công nghệ hiện đại. Nếu các tổ chức tài chính nhận thức và thay đổi kịp thời đến sự thay đổi của thị trường dịch vụ này sẽ đảm bảo mở ra một thị trường lớn cho các giao dịch thanh toán điện tử và giao dịch số. Đồng thời đáp ứng được với nhu cầu của phần đông công dân thì sẽ thể hiện được nội hàm của tài chính toàn diện. Thứ hai, già hoá dân số sẽ làm thay đổi cấu trúc các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng và hình thành mới các nhu cầu về dịch vụ tài chính mới. Tài chính toàn diện là cho phép mọi công dân đều được đáp ứng về nhu cầu tiết kiệm. Trong nền kinh tế có dân số trẻ, các sản phẩm tiết kiệm, tín dụng hoặc bảo hiểm phải đáp ứng được với nhu cầu của người trẻ, ví dụ: cho vay trả góp mua nhà, mua xe ô tô, cho vay tiêu dùng hoặc các sản phẩm chéo giữa tiết kiệm - giáo dục; tín dụng - mua sắm; bảo hiểm nhân thọ - an sinh giáo dục hoặc các sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khẻo chỉ dành cho người dưới 60 tuổi… Bước sang giai đoạn dân số già hoá, muốn thực thi tài chính toàn diện cần thay đổi cấu trúc các sản phẩm này, tức là phải đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi. Một trong những nhu cầu thường trực và thiết yếu của đối tượng này là nhu cầu chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, nhu cầu các dịch vụ dưỡng sinh. Vì thế, muốn thực thi tài chính toàn diện trong bối cảnh này, các sản phẩm cần thay đổi và đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường. Tiếp theo, già hoá dân số sẽ hình thành nhu cầu về dịch vụ quản lý và đầu tư quỹ hưu trí, và thực thi tài chính toàn diện chính là đáp ứng được với những nhu cầu này. Để chuẩn bị cho thời kì già hoá dân số, các chế độ hưu trí sẽ được đổi mới và đa dạng nhầm đảm bảo tiêu chí “tồn tại những người nghỉ hưu giàu có”. Ngoài chế độ hưu trí cơ bản thì sẽ xây dựng thêm chế độ hưu trí bổ sung hoặc hưu trí tự nguyện. Về bản chất triển khai các chế độ hưu trí này là đang chuẩn bị tương lai cho tài chính toàn diện khi mà nền dân số rơi vào thời kì già hoá. Trong nền kinh tế lúc đó sẽ hình thành các tài khoản hưu trí bổ sung và tài khoản hưu trí tự nguyện, cũng như hình thành nhu cầu quản lý và đầu tư quỹ hưu trí bổ sung hoặc quỹ hưu trí tự nguyện. Quan trọng là xã hội đòi hỏi chất lượng quản lý và đầu tư để đảm bảo sự an toàn và sinh lời trong dài hạn. Điều đó mở ra cơ hội cho các định chế tài chính để mở rộng dịch vụ của mình cũng như gia tăng thu nhập. Đồng thời đáp ứng với nhu cầu về dịch vụ quản lý quỹ của chính người cao tuổi trong xã hội. Đó là sự thay đổi căn bản trong cơ cấu dịch vụ tài chính của xã hội. Phát triển tài chính toàn diện chính là nhìn thấy những thay đổi đó và đáp ứng nó. 4. Kết luận Già hoá dân số là một hiện thực đang diễn ra ở nhiều nước phát triển và sẽ đến với các nước đang phát triển. Nói cách khác, già hoá dân số trên phạm vi toàn cầu là một tương lai gần. Tuy nhiên, cần nhìn nhận đây là một thành tựu của loài người khi kéo dài tuổi thọ cho người dân. Nhưng điều đó cũng đặt ra nhiều thách thức đối với nền kinh tế xã hội. Đặt trong môi trường tài chính toàn diện thì thách thức của hiện tượng già hoá dân số đòi hỏi sự thay đổi căn bản về chủng loại, cấu trúc và chất lượng của các dịch vụ tài chính, sao cho vẫn giữ được tôn chỉ của tài chính toàn diện là “đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính cho mọi thành phần của nền kinh tế”. 315 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. F. Mihskin, Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường Tài chính, NXB Khoa học và kĩ thuật, 1998. 2. Phạm Thị Hồng Vân, Trần Thị Thu Hường, Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tài chính toàn diện - Giải pháp đối với Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam”, 2017. 3. Báo cáo về già hoá dân số và người cao tuổi ở Việt Nam, Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA). 4. Clamara, N., Pena, X, Tuesta, D. (2014), Factors that matter for financial inclusion: Evidence from Peru, BBVS Research, Mardridh. 5. Cyn-Young, P. Rogelio, M. (2015), Financial inclusion, poverty, and income inequality in developing Asia, No.426, Asian Development Bank. 6. http://khoahocnganhang.org.vn/news/wp-content/uploads/2017/09/So-luoc-tai-chinhtoan-dien.pdf 316 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC TÍN DỤNG PHI NGÂN HÀNG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ThS. Hy Thị Hải Yến Học viện Tài chính Tóm tắt: Hiện nay dịch vụ tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam còn khá mới mẻ với nhiều tiềm năng phát triển. Trong những năm qua, khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng (TCTD PNH) hoạt động còn khá khiêm tốn cả về quy mô, độ bao phủ, chất lượng hoạt động. Thời gian gần đây, khu vực này đã có nhiều thay đổi với hàng loạt thương vụ mua bán, sáp nhập, tăng cường năng lực hoạt động. Tiềm năng phát triển của khu vực tài chính phi ngân hàng tại Việt Nam còn rất lớn trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng cao, dân số trẻ với xu hướng tăng cường tài chính tiêu dùng cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hiện thực hóa tiềm năng, các TCTD PNH cần triển khai một loạt giải pháp để cải thiện nguồn vốn hoạt động, vốn chủ sở hữu, độ bao phủ của mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, hạ tầng cơ sở tài chính về thông tin khách hàng và hành lang pháp lý cũng cần kiện toàn hơn để tạo điều kiện để các TCTD PNH phát triển hơn. Từ khóa: tổ chức tín dụng phi ngân hàng, công ty tài chính Thực trạng hoạt động của các TCTD PNH tại Việt Nam Trên thế giới các TCTD PNH đã ra đời từ lâu và trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính. Các tổ chức này tạo nên một kênh dẫn vốn quan trọng trong thị trường tài chính, bổ sung cho lĩnh vực ngân hàng trong việc tiếp cận tín dụng với mọi thành phần kinh tế của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Những hiểu biết đặc thù và chuyên môn chuyên sâu về hồ sơ khách hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng chính là thế mạnh của các TCTD PNH trong việc điều chỉnh sản phẩm và liên tục đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thực tế cho thấy hoạt động của các TCTD PNH là một trong những nhân tố đẩy nhanh trình độ phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, TCTD PNH hoạt động theo các ràng buộc pháp lý khiến các tổ chức này có nhiều điểm bất lợi với hoạt động ngân hàng truyền thống. Trong khi cùng tuân thủ các quy định pháp lý về hoạt động cấp tín dụng các TCTD PNH bị giới hạn hơn ở hoạt động huy động vốn và không được cung cấp dịch vụ thanh toán. Tại Việt Nam các công ty tài chính (CTTC) ban đầu chủ yếu là các công ty trực thuộc doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và đóng vai trò là một đơn vị đầu tư trong công ty mẹ như thu xếp các khoản cho vay, quản lý nguồn tiền mặt và tình hình tiền mặt, quản lý đầu tư các khoản tiền chưa sử dụng đến các công ty con trong nội bộ. Nghị định 79/2002/NĐ-CP về “Tổ chức hoạt động của các công ty tài chính” và Nghị định 39/2014/NĐ-CP về “Hoạt động của công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính” được ban hành là một bước ngoặt để các TCTD PNH phát triển. Từ năm 2012 đến nay, hệ thống TCTD PNH có sự thay đổi đáng kể về cấu trúc và hàng loạt thương vụ hợp nhất, sáp nhập, đổi chủ. Theo đó, CTTC thuộc DNNN giảm từ 12 xuống còn 5 công ty. CTTC dầu khí (PVFC), đơn vị có vốn điều lệ lớn nhất trong các CTTC đã hợp nhất với Western Bank để trở thành PVCombank từ năm 2013. Cuối năm 2015, CTTC Cao su đã sáp nhập vào công ty mẹ tập đoàn cao su Việt Nam, chính thức xóa tên khỏi danh sách các CTTC đồng thời để lại gánh lỗ, gánh nợ chuyển giao lại cho tập đoàn. Xu hướng này sẽ còn tiếp tục diễn ra 317 khi nhiệm vụ thoái vốn ngoài ngành của khối DNNN vẫn liên tục được đốc thúc và nhu cầu sở hữu CTTC để phát triển mảng tín dụng tiêu dùng của ngân hàng đang gia tăng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9/2018, có 15 CTTC và 11 công ty cho thuê tài chính (CTCTTC) đang hoạt động. So với toàn hệ thống, thị phần tổng tài sản của các TCTD PNH rất khiêm tốn và tăng trưởng chậm hơn so với khối ngân hàng. Việt Nam là thị trường tiềm năng cho dịch vụ tài chính phi ngân hàng. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đà tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng GDP trên 6,5% trong giai đoạn 2017-2020, tạo nhu cầu lớn về máy móc, thiết bị và phương tiện vận tải phục vụ đầu tư phát triển. Thứ hai, Nghị quyết 35 của Chính phủ định hướng đạt 1 triệu doanh nghiệp đến hết năm 2020. Thứ ba, định hướng của nhà nước phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ tư, khung pháp lý cho thị trường công ty tài chính ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam tham gia hội nhập mở cửa và trở thành thành viên của WTO từ 11/01/2007, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức tài chính có nhiều lựa chọn hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình. Hạn chế của TCTD PNH Việt Nam Lệ thuộc về sở hữu của ngân hàng mẹ Phần lớn TCTD PNH được các ngân hàng thành lập hoặc góp vốn chủ yếu. Tuy nhiên, do quy mô rất nhỏ bé so với hoạt động của ngân hàng mẹ nên hoạt động một số CTTC, CTCTTC chưa được sự quan tâm thích đáng, hoạt động giống như một chi nhánh của các ngân hàng mẹ trong hoạt động cho vay trung và dài hạn. Việc thiếu động lực cũng như áp lực kinh doanh cũng phần nào giải thích cho sự phát triển còn khá khiêm tốn của các công ty này. Nguồn vốn kinh doanh hạn chế Căn cứ theo luật định hiện hành, các TCTD PNH chỉ được huy động vốn từ tổ chức và không thực hiện dịch vụ thanh toán. Việc tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn khá khó khăn trong bối cảnh áp lực lạm phát và cạnh tranh từ khối ngân hàng. Đặc biệt, với tiềm lực và uy tín còn hạn chế, các TCTD PNH khó phát hành trái phiếu cho công chúng, các quỹ bảo hiểm… để mở rộng nguồn vốn hoạt động. Trong bối cảnh đó, các TCTD PNH chỉ có thể tiếp cận nguồn vốn từ các TCTD với chi phí cao. Thông tin khách hàng hạn chế Đối với các CTCTTC, cách thẩm định khách hàng vẫn còn có những điểm khó khăn cho các doanh nghiệp, các CTCTTC không cần tài sản thế chấp nhưng yêu cầu doanh nghiệp báo cáo kết quả hiệu quả hoạt động 3 năm. Những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó đáp ứng điều kiện thuê. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp chưa thấy được lợi ích bởi thuê tài sản là không tốn một lượng vốn đầu tư ban đầu nhưng chi phí trả cho thuê tàì sản, bao gồm tiền thuê định kỳ, tiền ký quỹ thường cao hơn so với việc chi tiền ra mua tài sản. Đối với các CTTC, việc mở rộng cho vay tín chấp phụ thuộc rất lớn vào lịch sử tín dụng của khách hàng. Theo CIC, tính đến tháng 10/2018, tổng số khách hàng cá nhân được thư thập và lưu trữ tại kho dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia vào khoảng trên 33,5 triệu, theo đó độ sâu thông tin tín dụng là 7/8 điểm, độ phủ thông tin là hơn 51% trên số người trưởng thành, số khách hàng còn lại chưa được ghi nhận thông tin và sẽ gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính. Ở các thị trường phát triển, các trung tâm thông tin tín dụng hoạt động rất bài bản. Tất cả nhưng thông tin về việc đóng thuế, điện nước, điện thoại... cũng được ghi vào hồ sơ tín dụng của khách hàng. Vì 318 thế khi cho vay, các tổ chức tín dụng sẽ biết khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào, từ đó quy định mức lãi suất có ưu đãi hay không. Nếu khách hàng có lịch sử tốt sẽ được vay ưu đãi và vay nhiều hạn mức yêu cầu. Hiện nay CIC tại Việt Nam mới chỉ cập nhật dữ liệu từ các tổ chức tín dụng khi phát sinh các khoản vay mà chưa có các thông tin từ những nguồn khác. Hệ thống sản phẩm dịch vụ Tại Việt Nam, các giao dịch cho thuê tài chính chỉ được áp dụng với tài sản là máy móc, thiết bị mà chưa được phép tiếp cận bất động sản như nhiều nước. Hầu hết các giao dịch cho thuê tài chính hiện nay chỉ diễn ra dưới hình thức là cho thuê hoàn trả toàn bộ, ít sử dụng cho thuê hoàn trả từng phần. Bên cạnh đó, các công ty chủ yếu sử dụng hình thức cho thuê có sự tham gia của ba bên còn hình thức khác như cho thuê hợp tác, mua rồi cho thuê lại, cho thuê giáp lưng (back to back), cho thuê trả góp chưa thật sự phổ biến. Ngoài ra, tài sản cho thuê trong những năm qua chủ yếu là các máy móc thiết bị lẻ đơn chiếc, có hàm lượng công nghệ ở mức trung bình khá còn các dây chuyền công nghệ cao hay các thiết bị hiện đại chiếm tỷ trọng thấp và chưa được bên thuê khai thác nhiều. Chính vì vậy mà giá trị tài trợ cho khách hàng còn thấp, có thể ký được nhiều hợp đồng nhưng giá trị các hợp đồng nhỏ, ít có hợp đồng có giá trị cao do bị khống chế về hạn mức tài trợ trên vốn tự có của CTCTTC. Khuyến nghị giải pháp thúc đẩy hoạt động của TCTD PNH tại Việt Nam Đa dạng hóa và mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu Các TCTD PNH có thể tiến hành cổ phần hóa, phát hành thêm cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư tổ chức hoặc mở rộng liên doanh liên kết để mở rộng nguồn vốn kinh doanh, giảm bớt sự phụ thuộc vào ngân hàng mẹ. Đa dạng hóa nguồn vốn đầu vào Để mở rộng nguồn vốn, các TCTD PNH có thể tăng cừng tiếp cận các kênh tài chính như phát hành trái phiếu hoặc tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc huy động qua phát hành trái phiếu dài hạn thực tế còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tín nhiệm của TCTD PNH, vào sự hấp dẫn ở các đặc điểm gắn với trái phiếu như lãi suất, tính thanh khoản và một số điều khoản đính kèm khác. Thông qua các tổ chức kinh tế, tài chính ngoài nước, các TCTD PNH có thể khai thác nguồn vốn nước ngoài mang tính chất hỗ trợ cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tìm kiếm khách hàng - mở rộng thị trường kinh doanh Về hệ thống khách hàng: So với các nước khác, phạm vi khách hàng sử dụng sản phẩm cho thuê tài chính và loại tài sản trong giao dịch cho thuê tại Việt Nam còn khá hạn hẹp. Bởi thế, các CTCTTC nên cân nhắc mở rộng thêm hoạt động cung ứng cho các nhóm khách hàng thuộc các ngành mới, các lĩnh vực mới với các tài sản nằm trong danh mục được đa đạng hoá. Các CTCTTC có thể phối hợp với các chi nhánh của ngân hàng mẹ để tìm kiếm khách hàng có nhu cầu. Đây là một trong những lợi thế sẵn có của các CTCTTC thuộc ngân hàng bởi tất cả các ngân hàng mẹ này đều có chi nhánh rộng khắp cả nước. Về thông tin lịch sử tín dụng khách hàng: CIC cần tiếp tục mở rộng việc thu thập, lưu trữ thông tin tín dụng khách hàng để tạo điều kiện cho CTTC, CTCTTC thẩm định khách hàng. Để tránh được các rủi ro thì việc quản lý thông tin hệ thống dữ liệu công dân nói chung và dữ liệu tài chính cá nhân nói riêng cần phải phát triển và ổn định, hỗ trợ cho các hoạt động tín dụng tiêu dùng cũng như đảm bảo an toàn cho các CTTC. Tình trạng thiếu hụt thông tin của người vay hiện 319 tại là một trở ngại lớn về quản trị rủi ro cũng như thiết kế sản phẩm đối với các CTTC. Để tăng nguồn dữ liệu khách hàng, CIC cần mở rộng thu thập thông tin ngoài ngành như cơ quan công an, các đơn vị dịch vụ công (điện, viễn thông,…). Điều này sẽ giúp những khách hàng chưa tiếp cận tín dụng vẫn có hồ sơ trên CIC để các tổ chức tín dụng tham khảo. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ CTTC Triển khai đa dạng các hình thức tài trợ trong cho thuê tài chính: Việc có nhiều hình thức tài trợ sẽ giúp CTCTTC đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Bên cạnh cho thuê 3 bên truyền thống, các CTCTTC có thể áp dụng hình thức mua và cho thuê lại, cho thuê giáp lưng (back to back) để mở rộng thị trường hơn. Phát triển sản phẩm cho thuê vận hành: Hình thức cho thuê này đã được quy định khá chi tiết trong quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ban hành quy chế về hoạt động cho thuê vận hành của các CTCTTC. Song trên thực tế giao dịch sản phẩm này tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2019), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam” 320 KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN THÔNG QUA PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH HÀ NỘI ThS. Ngô Thị Thùy Quyên Học viện Tài chính Tóm tắt: Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói chung và các công ty tài chính nói riêng là một cấu phần quan trọng không thể thiếu trong hệ thống các tổ chức tín dụng và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, những hạn chế của các công ty tài chính thời gian gần đây như cảnh báo về lãi suất cho vay, hay cách thu nợ của một số công ty tài chính đang đặt ra câu hỏi lớn cho công tác quản lý nhà nước cũng như hoạt động thực tiễn và định hướng phát triển đối với hệ thống tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tác giả hy vọng những kinh nghiệm phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánhHà Nội trong bài viết này có thể góp phần giải quyết phần nào câu hỏi này, từ đó thúc đẩy tài chính toàn diện quốc gia. Từ khóa: tài chính tiêu dùng, công ty tài chính. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động, có dân số đông, số người trẻ chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là lượng khách hàng tiềm năng có nhu cầu tiêu dùng rất cao, là thị trường được các ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty tài chính (CTTC) nhất là các công ty 100% vốn nước ngoài nhắm đến trong chiến lược kinh doanh của mình. Với tiềm năng đó thì việc cạnh tranh để mở rộng thị phần trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng (TCTD) ngày càng khốc liệt hơn nhất là khi có sự tham gia của các CTTC cũng như việc thúc đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng của các NHTM. Phát triển dịch vụ TCTD cũng như một xu hướng tất yếu gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, dịch vụ TCTD góp phần nâng cao dân trí về kiến thức tài chính cũng như khả năng ra quyết định về tài chính của người dân. Bởi trong quá trình cấp tín dụng các CTTC tư vấn giúp người dân quản lý tốt tài chính cá nhân cũng như quá trình chi tiêu trong gia đình và cách quản lý chi tiêu hiệu quả nhất. Thứ hai, tạo cơ hội tiếp cận các dịch vụ TCTD cho những người có thu nhập trung bình và thấp, hoặc khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, khi mà ngân hàng truyền thống từ chối cho vay đối với nhóm đối tượng khách hàng này. Thứ ba, thông qua các dịch vụ TCTD tạo nền tảng cho người dân tiếp cận, sử dụng nhiều dịch vụ khác của hệ thống ngân hàng qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện của mọi tầng lớp dân cư góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thứ tư, dịch vụ TCTD giúp kích cầu tiêu dùng, tạo thêm các cơ hội việc làm góp phần tăng trưởng kinh tế quốc gia. Thứ năm, dịch vụ TCTD góp phần làm thu hẹp các hoạt động cho vay phi chính thức, giúp người dân có nhu cầu tiêu dùng không phải tìm đến các loại hình cho vay nặng lãi qua đó tránh được rủi ro. Sự hiện diện của CTTC sẽ giúp thị trường tài chính Việt Nam phát triển tích cực và lành mạnh hơn, đồng thời khẳng định vai trò của các CTTC là cần thiết và mang tính tất yếu, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, hướng khách hàng đến một kênh tài chính chính thống có sự quản lý của nhà nước, mà nếu không có kênh vay vốn này nhiều người trong số 321 họ do không đủ điều kiện tiếp cận vốn vay thông thường sẽ phải tìm đến kênh cho vay nặng lãi, không được pháp luật bảo hộ, dẫn đến nhiều hệ lụy về kinh tế xã hội. Thời gian gần đây, có thể thấy trên các phương tiện thông tin báo chí liên tục thông tin về vấn nạn hoạt động của tội phạm cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” núp bóng dưới vỏ bọc tiệm cầm đồ, công ty,… ngày càng lộng hành và diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Một trong những nguyên nhân khiến thị trường “tín dụng đen” phát triển mạnh là thủ tục vay rất đơn giản, mọi lúc, mọi nơi, đáp ứng mọi yêu cầu của người vay. “Tín dụng đen” không có trần hoặc sàn lãi suất như các tổ chức tín dụng chính quy, mà lãi suất hoàn toàn dựa trên thỏa thuận giữa bên cho vay và đi vay với mức lãi suất “cắt cổ”. Do đó, “tín dụng đen” là một vấn nạn nhức nhối, gây nhiều bất ổn cho xã hội. Để góp phần đẩy lùi “tín dụng đen”, trước hết cần có giải pháp để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Sự phát triển mạnh mẽ của tín dụng tiêu dùng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu tài chính của người dân. Đồng thời với việc xây dựng một thị trường cho vay tiêu dùng lành mạnh, bảo đảm việc khách hàng có đầy đủ thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ khi vay vốn sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng “tín dụng đen” phát triển. Hàng loạt các thương vụ thành lập hoặc mua lại thành công giữa NHTM và CTTC trong nước thời gian qua được xem như một tín hiệu tích cực từ phía các ngân hàng trong việc mở rộng phân khúc sản phẩm TCTD, giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận các dịch vụ TCTD phù hợp với mọi nhu cầu vay vốn theo đúng đặc thù hoạt động của các CTTC. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng rất quan tâm, tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào lĩnh vực TCTD thông qua việc thành lập công ty tài chính 100% vốn nước ngoài hoặc công ty liên doanh với NHTM. Việc phát triển các CTTC thời gian qua đã chứng minh rằng loại hình cho vay này có nhiều lợi thế cho nền kinh tế và người dân. Các CTTC thường đáp ứng các khoản vay nhỏ, đa dạng từ mức vài triệu đến vài chục triệu, trong khi các NHTM thường cho vay các khoản lớn. Vì vậy, loại hình cho vay này rất được người tiêu dùng yêu thích. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, các CTTC đang từng bước phát triển kinh doanh, tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu trong khu vực, chuyên cung cấp các sản phẩm dịch vụ TCTD, bao gồm cho vay ô tô, cho vay tiền mặt, cho vay trả góp và phát hành thẻ tín dụng… giúp khách hàng có cơ hội được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu vay vốn với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện và mạng lưới phân phối rộng. Khách hàng chỉ cần là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, có chứng minh nhân dân, hộ khẩu, tạm trú là có thể đủ điều kiện vay vốn tại các CTTC. So với các NHTM, CTTC có thể sử dụng nhiều hình thức chứng minh tài chính đơn giản hơn nhiều để vay vốn như vay bằng lương, bằng hóa đơn tiền điện, nước, bằng đăng ký xe hay có thể bằng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thời gian giải ngân nhanh chóng trung bình từ 1 -2 ngày, thậm chí có món vay được giải ngân trong ngày. Tính đến 2/2019, cả nước có 16 CTTC thì trên địa bàn thành phố Hà Nội có tới 9 CTTC và 3 chi nhánh hoạt động. Mỗi CTTC chú trọng vào một hoặc vài sản phẩm dịch vụ riêng với dư nợ cho vay tập trung vào sản phẩm dịch vụ này: Công ty TNHH MTV Tài chính Prudential Việt Nam có dư nợ cho vay mua sắm đồ dùng, trang thiết bị gia đình, mua, thuê phương tiện đi lại, phục vụ nhu cầu học tập, khám chữa bệnh là 5631 tỷ; Chi nhánh CTTC TNHH HD Saison tại Hà Nội có dư nợ cho vay trả góp xe máy, điện máy là 868,75 tỷ; Chi nhánh CTTC HomeCredit có dư nợ cho vay trả góp xe máy, điện máy và cho vay tiền mặt là 966 tỷ,… Trước sự phát triển nhanh chóng của hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua, với sự tham gia của nhiều CTTC, bên cạnh những mặt tích cực, cũng đã phát sinh những vấn đề, trong đó đáng chú ý là lãi suất mà các CTTC áp dụng như thế nào là phù hợp được dư luận quan tâm. Mục tiêu quản lý hoạt động này là để vừa tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển thị trường TCTD, vừa đảm bảo được hài hòa lợi ích giữa khách hàng và CTTC. 322 Hiện nay, lãi suất cho vay của các CTTC trên địa bàn Hà Nội áp dụng cho các món vay tiêu dùng là khá cao, phổ biến ở các loại sản phẩm cho vay trả góp tiền mặt, cho vay mua xe máy, điện máy gia dụng (cao nhất đến 75 - 80% /năm). So với lãi suất cho vay tiêu dùng của các NHTM thì mức lãi suất của các CTTC cao hơn gấp nhiều lần. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì đặc thù về loại hình cho vay của các CTTC và NHTM là hoàn toàn khác nhau. Nếu đánh giá về phương diện rủi ro thì rủi ro trong cho vay tiêu dùng của các CTTC cao hơn ngân hàng, bởi đối tượng khách hàng thường dưới chuẩn cấp tín dụng của ngân hàng. Rủi ro phát sinh nợ xấu của các sản phẩm tín dụng tiêu dùng được các CTTC triển khai là khó tránh khỏi, khi điều kiện và thủ tục cho vay dễ dàng, không có tài sản đảm bảo, thời gian giải ngân khá nhanh gọn. Như vậy, nếu không quản trị được rủi ro và quản lý được khách hàng thì việc nợ xấu tăng là điều hiển nhiên. Để bù đắp rủi ro thì lãi suất cho vay tỉ lệ thuận với rủi ro. Bên cạnh đó, giá trị các khoản cho vay của CTTC nhỏ lẻ, kỳ hạn vay ngắn dẫn đến các chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ… cao hơn mức bình thường. Thêm vào đó, chi phí huy động vốn của các CTTC thường cao hơn so với NHTM bởi họ không được phép nhận tiền gửi từ dân cư mà chỉ được phát hành trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi đối với các tổ chức và các CTTC cũng không tận dụng được lợi thế mạng lưới các điểm giao dịch rộng khắp như các ngân hàng. Như vậy, nhận định cho vay ngân hàng với lãi suất thấp hơn CTTC là so sánh thiếu chính xác vì đặc thù khác biệt của hai loại hình cho vay này. Mặt khác, một bộ phận người dân chưa tiếp cận được với dịch vụ tài chính hiện đại nên chưa hiểu cũng như chưa phân biệt được hoạt động dịch vụ của các CTTC và các NHTM nên thường có sự so sánh đánh giá chưa chuẩn xác về hai loại hình cho vay này, dẫn đến nhiều hệ lụy về quyền và nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng tín dụng nhất là với đối với các CTTC. Có một thực tế là người dân luôn muốn thủ tục vay nhanh, ngược lại CTTC cho vay cũng muốn an toàn và phải bù đắp rủi ro, đối với NHTM thì việc quản lý tín dụng lại càng khắt khe hơn, đó là điều kiện vay đi kèm với an toàn vốn, do vậy việc tiếp cận dễ dàng các khoản cho vay tiêu dùng của các CTTC cũng có những mặt trái nhất định. Vì vậy, việc nâng cao dân trí về kiến thức tài chính cũng như khả năng ra quyết định về tài chính đối với người tiêu dùng là rất cần thiết như: (i) việc vay vốn đã thật sự cần thiết không; (ii) có đủ khả năng để trả gốc và lãi không; (iii) đã nắm rõ các điều khoản trong hợp đồng chưa, nhất là các khoản phí nào sẽ phát sinh nếu không trả gốc, lãi đúng hạn… Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất là các CTTC cần cạnh tranh về tính minh bạch và có trách nhiệm, giải thích đầy đủ các thông tin trong quá trình cho vay đối với khách hàng. Mặc dù không phủ nhận những mặt tích cực mà các CTTC mang lại, song trên thực tế cũng có những cảnh báo về lãi suất cho vay hay cách thu nợ của một số các CTTC. Cũng chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một thông tư riêng hướng dẫn hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC (Thông tư 43/2016/TT-NHNN). Trong đó quy định rõ, cho vay tiêu dùng là việc CTTC cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đối với mỗi khách hàng tại CTTC đó không vượt quá 100 triệu đồng. Mức tổng dư nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật. Về lãi suất cho vay tiêu dùng, thông tư quy định rõ lãi suất cho vay tiêu dùng của các CTTC thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. CTTC phải ban hành quy định về khung lãi suất cho vay tiêu dùng áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống trong từng thời kỳ, trong đó bao gồm mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng. 323 Thông tư cũng yêu cầu hợp đồng cho vay tiêu dùng phải được lập thành văn bản, trong đó phải ghi rõ số tiền cho vay hoặc hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; mục đích sử dụng vốn vay; phương thức cho vay; thời hạn cho vay hoặc thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; lãi suất cho vay tiêu dùng theo thỏa thuận và mức lãi suất cho vay tiêu dùng quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả; phương pháp tính lãi tiền vay; loại phí và mức phí áp dụng đối với khoản vay… Có thể thấy rằng, việc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC là vô cùng cần thiết nhằm tạo ra cơ chế quản lý phù hợp với đặc thù hoạt động của CTTC hơn, đồng thời cũng sẽ quản lý chặt chẽ hơn hoạt động cho vay tiêu dùng của các CTTC. Việc đẩy mạnh phát triển các CTTC tham gia vào thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay là rất cần thiết. So với các NHTM quy mô của các CTTC còn quá nhỏ, lĩnh vực hoạt động khác nhau, phân khúc, đối tượng khách hàng riêng, phương pháp huy động vốn và các sản phẩm dịch vụ cũng rất riêng, tính cạnh tranh cũng không lớn nên không thể xem là yếu tố tạo áp lực cạnh tranh với các NHTM. Hiện nay, tổng huy động vốn của nhóm CTTC chỉ khoảng 40 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 0,7% tổng lượng vốn huy động của toàn hệ thống TCTD. Tổng dư nợ tín dụng ngành ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế đạt khoảng 5,6 triệu tỷ đồng, trong khi đó, tổ tổng dư nợ của các tổ chức CTTC chỉ khoảng hơn 50 nghìn tỷ (chiếm khoảng 0,01%). Tính riêng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng của các TCTD thì các CTTC cũng mới chỉ chiếm lĩnh được dưới 5% tổng dư nợ cho vay. Cả NHTM và CTTC sẽ hỗ trợ qua lại trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng mạnh, cung ứng nguồn vốn dồi dào cho từng đối tượng khách hàng và có tác dụng tích cực cho toàn xã hội. Để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng đúng hướng và lành mạnh, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: - Tiếp tục thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” của Thủ tướng Chính phủ. - Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động TCTD trong việc chấp hành quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. - Ban hành chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện để mọi người dân được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng. - Thúc đẩy phát triển công nghệ 4.0 trong lĩnh vực TCTD, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu lịch sử thông tin tín dụng khách hàng. - Tăng cường công tác truyền thông nhằm nâng cao kiến thức tài chính của người dân và thông tin kịp thời về đánh giá hoạt động của các CTTC để minh bạch thông tin. Trên nền tảng thực hiện đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo điều kiện cho thị trường dịch vụ TCTD ngày càng phát triển một cách lành mạnh hiệu quả và bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 43/2016/TT-NHNN. 2. Ngân hàng Nhà nước (2019), Kỷ yếu hội thảo “Phát triển an toàn, bền vững hệ thống các tổ chức tín dụng phi ngân hàng tại Việt Nam”. 3. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội (2019), “Báo cáo kết quả cho vay phục vụ đời sống, cho vay tiêu dùng tại công ty tài chính” đính kèm công văn số 198/HAN-QLTD ngày 14/2/2019. 4. Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” của Thủ tướng. 324 KIỂM SOÁT CHI PHÍ KHÁM CHỮA BỆNH NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN TÀI CHÍNH QUỸ BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM ThS. Phạm Thu Huyền ThS. Phạm Thu Trang Học viện Tài chính Tóm tắt: Kiểm soát chi phí khám chữa bệnh là luôn là một trong những thách thức với nhiều nước trên thế giới trong trong xu hướng chi phí y tế bình quân đầu người luôn tăng cao hơn sản phẩm quốc nội bình quân đầu người và mức lương bình quân. Công tác kiểm soát chi phí KCB có vai trò quan trọng đảm bảo an toàn tài chính quỹ BHYT. Trong bài viết này nhóm tác giả tập trung những hạn chế, nguyên nhân cơ bản của hạn chế của công tác kiểm soát chi phí KCB BHYT ở Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp thiết thực tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT trong thời gian tới. Từ khoá: Bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh Quỹ Bảo hiểm y tế là một quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài NSNN, không vì mục tiêu lợi nhuận, được hình thành trên cơ sở đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và cộng đồng, có hỗ trợ của NSNN nhằm mục đích chi trả chi phí khám chữa bệnh (KCB) cho những thành viên tham gia BHYT, chi trả chi phí quản lý bộ máy của tổ chức BHYT và những khoản chi phí hợp lý khác có liên quan đến BHYT. Theo khoản 1, Điều 35, Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 nội dung chi quỹ BHYT Việt Nam bao gồm: Chi KCB, chi trích lập quỹ dự phòng, chi phí quản lý bộ máy. Theo khoản 1, Điều 6, Nghị định 105/2015/NĐ-CP thì 90% số tiền đóng BHYT thu được tại BHXH tỉnh, thành phố phải dành tạo lập quỹ KCB; 10% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng và chi phí quản lý bộ máy thì phải dành tối thiểu 5% số tiền đóng BHYT cho quỹ dự phòng. Như vậy có thể thấy, chi hình thành quỹ KCB là khoản chi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi quỹ BHYT, chiếm trên 90% tổng chi quỹ BHYT. Kiểm soát chi phí KCB có vai trò quan trọng đảm bảo chi đúng, chi đủ, chi kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả. Kiểm soát chi KCB BHYT là hoạt động kiểm tra, giám sát công tác chi đảm bảo tuân thủ cơ chế, chính sách, nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm có thể xảy ra. Kiểm soát chi quỹ BHYT bao gồm kiểm soát nội bộ của cơ quan bảo hiểm và kiểm soát chi quỹ từ bên ngoài. Việc chi trả chi phí KCB sẽ có ảnh hưởng đến hành vi của người sử dụng dịch vụ y tế và người cung cấp dịch vụ y tế. Công cụ kiểm soát chi phí KCB có thể chia thành 4 nhóm trên cơ sở tiền tệ và phi tiền tệ nhằm hướng tới điều chỉnh hành vi của người cung cấp dịch vụ (phía cung) và người sử dụng dịch vụ (phía cầu). Bao gồm: phương thức thanh toán; phương thức đồng chi trả; nguyên tắc điều trị; qui trình điều trị và chuẩn hoá phương pháp điều trị. Hiện nay, công tác kiểm soát chi KCB BHYT còn chưa chặt chẽ, tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT xảy ra phổ biến tại nhiều địa phương với mức độ ngày càng nghiêm trọng. Năm 2016 qua thanh tra, kiểm tra tại 726 cơ sở KCB BHYT, ngành y tế và BHXH đã phát hiện các hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT và thu hồi về quỹ BHYT hơn 106 tỷ đồng. Kết quả kiểm toán với hoạt động của quỹ BHYT năm 2015 và một phần của năm 2016 đã xuất toán gần 26 tỷ đồng của các CSYT thuộc 23 tỉnh, thành phố, với các khoản chi sai quy định do áp giá dịch vụ kỹ thuật, giá thuốc không đúng quy định; thiếu chứng chỉ hành nghề; các cơ sở KCB lạm dụng chính sách; người bệnh gian lận; các cơ quan BHXH thiếu kiểm tra, giám sát. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên: Thứ nhất: Phương thức thanh toán nhà cung cấp còn chưa phù hợp, chưa khống chế chi phí y tế không cần thiết, cũng như chưa hạn chế lạm dụng quỹ BHYT, làm lãng phí nguồn lực đe doạ trực tiếp tới an toàn tài chính quỹ BHYT. 325 Chi phí KCB được cơ quan BHXH thanh toán cho các CSYT theo phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, phương thức thanh toán theo định suất [83]. Tuy nhiên hiện nay BHXH Việt Nam vẫn chưa thực hiện thanh toán theo trường hợp bệnh. Việc chuyển đổi sang phương thức thanh toán hiệu quả (phương thức theo định suất và thanh toán theo trường hợp bệnh) còn khá chậm. Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu (chiếm tỷ trọng 62,4% năm 2016). Hạn chế lớn nhất của phương thức thanh toán theo phí dịch vụ là khuyến khích các bệnh viện cung ứng dịch vụ quá mức cần thiết vì động cơ lợi nhuận, hay còn gọi là lạm dụng dịch vụ. Mặt khác, phương thức thanh toán theo phí dịch vụ đang được thực hiện trong bối cảnh “xã hội hóa y tế” và đổi mới cơ chế “tự chủ tài chính'' dẫn đến hầu hết các bệnh viện đang có xu hướng tăng cung cấp dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh để tăng nguồn thu. Hơn nữa, việc áp dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ làm cho cơ quan quản lý phải tính giá cho khoảng trên 3.000 dịch vụ, cùng với các chi phí liên quan đến giá thường xuyên biến động nên việc tính giá và cập nhật giá cho hàng ngàn loại dịch vụ là rất khó khăn và làm tăng chi phí quản lý hành chính cho cả bệnh viện, cơ quan BHXH và người sử dụng dịch. Trong khi đó, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Điều này càng làm gia tăng gấp bội chi phí KCB BHYT không cần thiết, gây lãng phí cho quỹ BHYT và tăng chi phí xã hội cho y tế nói chung. Thú hai: Công tác giám định có vai trò quan trọng kiểm soát chi phí KCB nhưng hiện nay mới chủ yếu thực hiện ở khâu hậu kiểm, chưa phát hiện ngăn ngừa kịp thời các sai phạm. Công tác giám định chi phí KCB BHYT hiện nay chủ yếu dựa trên báo cáo quyết toán do cơ sở KCB cung cấp. Mặc dù phương pháp giám định được đổi mới qua việc lấy mẫu giám định theo tỷ lệ nhưng việc lấy mẫu giám định đạt đủ tỷ lệ 30% như Quyết định 1456/2015/QĐ-BHXH rất khó thực hiện do đối tượng tham gia ngày càng tăng, quyền lợi BHYT cũng ngày càng được mở rộng nên số lượng hồ sơ bệnh án cần giám định mỗi năm cũng tăng theo. Theo tính toán BHXH Việt Nam, tính trung bình trên toàn quốc nếu giám định đủ 30% tổng số hồ sơ bệnh án thì một năm một giám định viên là bác sĩ, dược sĩ phải thực hiện giám định khoảng 63 nghìn hồ sơ, tương ứng 33,5 tỷ đồng (trung bình một ngày cần giám định 228 hồ sơ với chi phí khoảng 122 triệu đồng). Như vậy, với đội ngũ cán bộ giám định của cơ quan BHXH còn mỏng, khối lượng công việc lớn, cùng với đó việc ứng dụng CNTT còn chưa kịp thời nên hiệu quả công tác kiểm soát chi phí KCB chưa cao. Thứ ba: Các quy trình chuyên môn, hướng dẫn điều trị hiện nay chưa ban hành đầy đủ, không rõ ràng, nên thiếu các công cụ kiểm soát, đánh giá tính hợp lý của chỉ định điều trị, khó cho sự đồng thuận của cơ quan BHXH và cơ sở khám chữa bệnh. Thứ tư: Định mức kinh tế kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở quy trình chuyên môn kỹ thuật và để xác định giá của các dịch vụ y tế. Tuy nhiên, việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trong thời gian qua còn nhiều bất cập (thừa so với thực tế sử dụng) chính vì vậy nhiều loại vật tư kết cấu vào giá dịch vụ đã không sử dụng hết. Để đảm bảo an toàn tài chính quỹ BHYT thì những giải pháp tăng cường kiểm soát chi phí KCB BHYT: Thứ nhất: Hoàn thiện sửa đổi phương thức thanh toán chi phí KCB Chi phí và sự tăng trưởng chi phí KCB phụ thuộc chủ yếu vào cách thức các nhà cung cấp được thanh toán và các ưu đãi được đặt ra. Trình độ, kinh nghiệm, động lực và ưu đãi về hiệu suất của nhà cung cấp là những động lực đằng sau chất lượng và số lượng các dịch vụ y tế. Do đó, cách tiếp cận tốt nhất phải tập trung chủ yếu vào hệ thống thanh toán của nhà cung cấp. Trong thời gian tới, cần sửa đổi phương thức thanh toán theo hướng giảm dần phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, điều chỉnh phù hợp, kịp thời với phương thức thanh toán chi phí KCB theo định suất và nghiên cứu hoàn thiện quy định về phương thức thanh toán theo chẩn đoán (thanh toán trọn gói theo ca bệnh). 326 Thứ hai: Tăng cường hiệu quả công tác giám định BHYT - Cần bổ sung quy định về chế độ và tiêu chuẩn của giám định viên theo hướng người làm công tác giám định nhất thiết phải là bác sỹ có hiểu biết về pháp luật BHYT để đủ khả năng kiểm tra, đánh giá được các chỉ định điều trị, việc kê đơn thuốc, sử dụng hóa chất, vật tư, thiết bị y tế của các bác sỹ trong bệnh viện, đồng thời xác định chính xác chi phí KCB BHYT. - Tiếp tục đổi mới công tác giám định theo hướng giám định ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tổ chức tập trung dữ liệu KCB BHYT của toàn quốc để phân tích, đánh giá, phát hiện sai sót, định hướng những vấn đề cần giám định tại cơ sở KCB; xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán BHYT tập trung để thực hiện giám định toàn bộ các hồ sơ, bệnh án thông qua phần mềm tin học. - BHXH Việt Nam cần bố trí cán bộ giám định thường trực tại các cơ sở KCB, ưu tiên các cơ sở KCB có tần suất KCB BHYT cao, chi phí lớn. Kiểm soát chặt chẽ danh sách đăng ký hành nghề KCB tại các CSYT, tăng cường kiểm tra thủ tục KCB BHYT, kiên quyết từ chối thanh toán các trường hợp điều trị nội trú nhưng người bệnh không nằm viện. Thứ ba: Bộ Y tế hoàn thiện quy trình chuyên môn phác đồ điều trị chuẩn đảm bảo tính khách quan, khoa học, hợp lý, hiệu quả để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong KCB, là cơ sở giám định BHYT, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người hưởng BHYT. Thứ tư: Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế, BHXH Việt Nam rà soát, đánh giá, điều chỉnh các định mức kinh tế, kỹ thuật, sửa đổi định mức kinh tế kỹ thuật chưa phù hợp thực tiễn làm cơ sở thanh toán chi phí KCB BHYT. Thứ năm: Hoàn thiện gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ BHYT chi trả dựa vào bằng chứng hiệu quả chi phí và đánh giá công nghệ y tế ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong CSSK nhân dân, phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT, góp phần tăng hiệu suất trong phân bổ, sử dụng nguồn lực cho CSSK, đảm bảo sự minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình, sự công bằng, tính bền vững của chính sách BHYT. Định kỳ phải thực hiện cập nhật, điều chỉnh phạm vi gói dịch vụ này theo từng giai đoạn phụ thuộc vào khả năng cân đối của quỹ BHYT trên cơ sở tập trung đánh giá công nghệ y tế đối với dịch vụ có tần suất sử dụng nhiều, dịch vụ còn chưa thống nhất giữa cơ quan BHXH và cơ sở y tế và đánh giá hiệu quả đối với dịch vụ kỹ thuật, thuốc mới. Thứ sáu: Nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở (huyện, xã) để khuyến khích người dân KCB tại tuyến cơ sở; giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên. Đồng thời, cung cấp thông tin về quyền lợi hưởng và khuyến khích người sử dụng dịch vụ y tế cùng tham gia giám sát sử dụng quỹ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, Luật BHYT. 2. Chính phủ (2014), Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHYT. 3. Samuels. Lieberman and Adam.Wagstaff (2009), Health financing and delivery in Việt Nam: Looking fordward, World Health Organization. 327 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN - LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM TS. Ngô Đức Tiến ThS. Phùng Thu Hà TS. Nguyễn Thị Lan Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Sự quan tâm đến vấn đề tiếp cận tài chính ngày càng nhiều cho thấy tầm quan trọng của tài chính toàn diện đối với phát triển kinh tế và xã hội. Việc tiếp cận các dịch vụ tài chính đóng một vai trò rất lớn trong việc giảm nghèo, nâng cao năng lực sản xuất xã hội cũng như thúc đẩy phát triển bền vững. Ở cấp quốc gia, khoảng hai phần ba các cơ quan quản lý và giám sát hiện nay chịu trách nhiệm về việc tăng cường tiếp cận tài chính toàn diện. Thành lập vào năm 2015 vẫn còn nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong vấn đề tiếp cận với tài chính toàn diện. Để hiểu hơn về tài chính toàn diện, bài viết này tập trung nghiên cứu và phân tích các chỉ số đo lường mức độ tài chính toàn diện của các nền kinh tế; từ đó liên hệ với thực tiễn Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, đo lường tài chính toàn diện Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luận chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như chi phí quá cao, quy định pháp luật phức tạp, hoặc thiếu sản phẩm dịch vụ phù hợp. Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu 328 và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Lợi ích của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia. Khía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tiếp cận tài chính. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàn diện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014) cho thấy một nửa số người trưởng thành trên thế giới, ước tính là 2,5 tỷ người, không có tài khoản tại một tổ chức tài chính chính thức. Trong số những người có tài khoản, chỉ có 9% đi vay được ở ngân hàng và 22% có tiền tiết kiệm gửi ở ngân hàng. Những trở ngại chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chi phí giao dịch, khoảng cách địa lý và những thủ tục giấy tờ phức tạp. Bên cạnh đó còn có những lý do khác bao gồm cả nhận thức của người dân trong việc sử dụng các tiện ích của các dịch vụ tài chính hoặc nhiều người không muốn tiết lộ thông tin cá nhân. Nhóm người không tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng là những người nghèo, người trẻ tuổi, thất nghiệp, những người bị loại khỏi thị trường lao động, những người thiếu giáo dục hoặc những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tài chính toàn diện mang lại những lợi ích không nhỏ cho xã hội và nền kinh tế. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, khiến cho gánh nặng trả nợ càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Những người không có tài khoản ngân hàng cũng dễ bị loại trừ khỏi các dịch vụ khác như y tế, bảo hiểm. Tài chính toàn diện còn giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. Các thước đo tài chính toàn diện Tài chính toàn diện được đo lường dựa trên 03 khía cạnh: (i) mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng, (ii) mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính, và (iii) chất lượng sản phẩm dịch vụ tài chính (Gortsos, 2016). Những chỉ số thể hiện mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng (xét về phương diện nhân khẩu học và địa lý) bao gồm số lượng chi nhánh/phòng giao dịch trên một kilomet vuông (1.000m2) hay trên 1.000 dân, số lượng máy ATM trên một kilomet vuông (1.000 m2hay trên 1.000 dân. Trong khi đó, mức độ sử dụng là các chỉ số liên quan tới tần suất sử dụng sản phẩm và dịch vụ tài chính như: phần trăm số lượng tài khoản tiền gửi và ghi nợ trên tổng dân số, số lượng 329 giao dịch trên mỗi tài khoản tiền gửi, số lượng giao dịch điện tử. Và cuối cùng là những chỉ tiêu thể hiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, và mức độ hiểu biết về tài chính của người sử dụng. Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các chỉ tiêu này để đo lường mức độ tiếp cận tài chính có thể dẫn đến những đánh giá thiếu chính xác và không toàn diện bởi vì một cá nhân hay doanh nghiệp có thể có nhiều tài khoản, hoặc có những cá nhân không có tài khoản nhưng có thể sử dụng các dịch vụ tài chính dựa trên tài khoản của một người khác. Tương tự như vậy, việc sử dụng các chỉ tiêu về chi nhánh ngân hàng và máy ATM cũng chỉ mang tính tương đối trong việc đánh giá khả năng tiếp cận tài chính của người dân. Hiện tại, các tổ chức quốc tế, các quốc gia triển khai chương trình tài chính toàn diện đã thống nhất sử dụng 24 tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện do G20 đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Saint Peterburg năm 2012 dựa trên 3 khía cạnh nói trên. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 2011, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng xây dựng một cơ sở dữ liệu đồ sộ về tài chính toàn diện của các quốc gia trên thế giới (Global Findex Database) và được điều tra, đánh giá định kỳ 3 năm một lần nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và nghiên cứu tham khảo sử dụng. Những khó khăn khi sử dụng tài chính toàn diện Việc sử dụng dịch vụ tài chính phụ thuộc chủ yếu vào mức độ giàu có hay chính xác là mức thu nhập của mỗi cá nhân. Ngay cả ở những nước nghèo nhất thì người giàu thành thị là những người sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều nhất. Do đó, khu vực ngân hàng chính thức thông thường chỉ phục vụ cho nhóm khách hàng ở trên ngưỡng nghèo, chủ yếu là những người làm công ăn lương, có thu nhập ổn định. Trong khi đó những người nghèo lại sử dụng dịch vụ ngân hàng ở khu vực không chính thức. Nhưng điều này muốn nói rằng tất cả mọi người, kể cả người nghèo cũng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính. Bức tranh đối lập với tài chính toàn diện là sự loại trừ tài chính (financial exclusion), nhằm nói tới những đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các dịch vụ tài chính và hệ thống tài chính. Tình trạng loại trừ tài chính có thể là “tự nguyện” hoặc “không tự nguyện”, bởi loại trừ tài chính có thể là do những trở ngại khách quan khi tiếp cận hệ thống tài chính hoặc là do chính sự lựa chọn của cá nhân bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Thước đo đầu tiên và quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tỷ lệ người có tài khoản tại tổ chức tài chính chính thức. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản là khác nhau giữa các nước trên thế giới. Ở những nước phát triển tỷ lệ này có thể lên đến 95-98% trong khi ở những nước đang phát triển, và đặc biệt là những nước nghèo tỷ lệ này là rất thấp. Tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản ở Việt Nam năm 2014, theo Ngân hàng Thế giới, là 31%. Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB,2014) cũng cho biết mức thu nhập và những đặc điểm cá nhân là những nhân tố quyết định sự khác nhau này. Lý do được nói đến nhiều nhất khi một cá nhân không có một tài khoản chính thức là không có đủ tiền. Tiếp đó là những nguyên nhân như việc mở tài khoản là tốn kém, khoảng cách đến ngân hàng quá xa, thiếu những giấy tờ cần thiết đáp ứng yêu cầu của ngân hàng, thiếu tin tưởng vào ngân hàng hay vì lý do tín ngưỡng. Ở những nước đang phát triển, lý do phổ biến là khoảng cách xa xôi, thiếu thu nhập, chi phí tốn kém và thiếu giấy tờ cần thiết. Các chi phí đi kèm với việc sở hữu tài khoản đã trở thành rào cản chủ yếu. Đối với nhiều người, chi phí duy trì tài khoản và mức phí cho mỗi lần giao dịch khiến cho việc sử dụng tài khoản trở thành tốn kém. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chi phí này càng cao, càng có nhiều người không có tài khoản (Demirgüç-Kunt và Klapper, 2012). Một số người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp sẽ không sử dụng các dịch vụ tài chính bởi vì đối với họ các dịch vụ đó có mức giá đắt đỏ và họ không thể đáp ứng được. Vì thế, cho dù các dịch vụ này là có sẵn song họ vẫn khó tiếp cận dịch vụ. Tại Siera Leone, chi phí hàng năm để duy trì một tài khoản 330 thanh toán cao hơn 25% mức thu nhập GDP bình quân đầu người. Tại Cộng hòa Dominica, chi phí để chuyển 250 đô la quốc tế là 50 đô la trong khi chi phí cho một dịch vụ tương tự tại Bỉ lại chỉ là 30 cent. Tương tự như vậy, các chi phí về thời gian cũng có thể tạo ra các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính. Ví dụ như tại Bangladesh, Pakistan, Philippines, để có thể vay một khoản kinh doanh nhỏ thì cần phải mất hơn một tháng. Một điều quan trọng là, chi phí cao được áp dụng cho việc mở và duy trì tài khoản có quan hệ thuận chiều với tình trạng thiếu cạnh tranh và thiếu cơ sở hạ tầng thể chế và vật chất ở một quốc gia. Điều này có ý nghĩa quan trọng, chi phí cao liên quan đến tài khoản không đơn thuần phản ánh chi phí cố định của việc cung cấp mà còn cho thấy có nhiều chi phí gián tiếp nữa. Cơ sở hạ tầng thanh toán yếu cũng là rào cản khiến cho các khách hàng từ chối sử dụng dịch vụ. Khoảng cách đến với một điểm tiếp cận dịch vụ, cụ thể là các chi nhánh ngân hàng hay điểm giao dịch, là trở ngại lớn đặc biệt ở những nước đang phát triển. Ở Tanzania, chỉ có 0,5 chi nhánh ngân hàng trên 1000 km vuông. Khoảng cách địa lý cũng có thể là khó khăn khiến cho một số khách hàng ban đầu đã đăng ký các dịch vụ nhưng sau đó họ không sử dụng nhiều các dịch vụ này như những người khác. Bên cạnh đó, những yêu cầu về hồ sơ giấy tờ cần có để mở tài khoản trên thực tế đã loại trừ nhiều người ở khu vực nông thôn hay những người lao động tự do (khu vực không chính thức), là những người khó chứng minh thu nhập hay nơi cư trú chính thức. Ví dụ như việc tiếp cận dịch vụ tài chính đòi hỏi khách hàng phải có các giấy tờ chứng minh liên quan tới xác nhận nhân thân, thu nhập, hay là hồ sơ kinh doanh đối với doanh nghiệp… trong khi một số cá nhân và doanh nghiệp không có khả năng để hoàn thiện các hồ sơ này, và do vậy họ không thể tiếp cận các dịch vụ. Văn hóa, tâm lý hay tín ngưỡng cũng là một trở ngại đối với tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức. Nhiều người không thấy thoải mái khi sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Nguyên nhân là do khó hiểu về ngôn ngữ, có quá nhiều loại giấy tờ và điều kiện đi kèm với dịch vụ tài chính và có thể đơn giản chỉ là thiếu sự tin tưởng vào các tổ chức cung cấp dịch vụ. Một đặc điểm phổ biến của những người không có tài khoản ngân hàng (unbanked) là thiếu giáo dục và thông thường là thiếu kiến thức về tài chính. Tuy nhiên đôi khi giáo dục cũng có quan hệ chặt chẽ với thu nhập. Thực tiễn Việt Nam Những kết quả đạt được Thúc đẩy tài chính toàn diện được xem là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới. Dù còn khiêm tốn, nhưng thời gian qua đã và đang ghi nhận những nỗ lực từ phía Chính phủ, NHNN - cơ quan đầu mối về tài chính toàn diện, phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành để nâng cao nhận thức về tài chính toàn diện; cũng như các NHTM trong cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và hỗ trợ của công nghệ, dịch vụ ngân hàng tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, phù hợp với xu thế thanh toán của các nước trong khu vực và trên thế giới. NHNN cũng đã ban hành Kế hoạch của ngành triển khai Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Đáng chú ý là sự thừa nhận xu hướng phát triển các công ty Fintech tại thị trường Việt Nam. NHNN đã thành lập Ban Chỉ đạo Fintech nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo thuận lợi cho các DN Fintech ở Việt Nam ra đời và phát triển. Đi cùng với đó là sự lớn mạnh và lan truyền của công nghệ mới như Big Data, trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain... Công nghệ đã giúp rút ngắn khoảng cách khi đưa dịch vụ tài chính tới khách hàng nhanh hơn, thuận tiện và hiệu quả hơn. Đối với các NHTM tại Việt Nam, ghi nhận trên thực tế cho thấy cũng đang có sự chuyển biến tương đối rõ rệt. Theo chia sẻ của một chuyên gia, các ngân hàng đã quan tâm nhiều hơn tới 331 cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho những thành phần kinh tế trước nay vốn không phải là đối tượng chú trọng của các ngân hàng. Các nhà băng cũng ngày càng chú trọng hơn trong việc cung cấp các giải pháp thúc đẩy phổ cập tài chính thông qua việc xây dựng các gói sản phẩm và dịch vụ cho DN, đặc biệt là gói giải pháp tài chính toàn diện. Phần lớn các NHTM đã cung ứng dịch vụ thanh toán dịch vụ công qua kênh internet banking và mobile banking. Các dịch vụ như: thanh toán tiền điện, nước, cước phí điện thoại, viễn thông, phí bảo hiểm, thu học phí... qua ngân hàng ngày càng trở nên phổ cập. NHTM cũng đã phối hợp với Tổng cục Hải quan cho việc nộp thuế, tỷ lệ nộp thuế điện tử chiếm khoảng 90% tổng thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan... Các ngân hàng cũng tích cực hợp tác với các DN lớn để tận dụng lợi thế của mỗi bên trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới số đông khách hàng. Công tác truyền thông về hoạt động thanh toán và dịch vụ ngân hàng được đẩy mạnh, cung cấp kiến thức, qua đó giúp thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ tài chính trên nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ tài chính. Thông qua đó cũng đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản Dù đã có những biến chuyển, song rào cản chính trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam vẫn nằm ở việc nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền kinh tế dựa nhiều vào tiền mặt. Thực tế cho thấy, với các phương tiện thanh toán điện tử đang dần thay thế tiền mặt, thì ít nhất phải tiến tới khoảng 60% những thanh toán của người dân qua hệ thống ngân hàng mới có thể có sự cải thiện rõ rệt. Còn như hiện tại, khoảng 90% giao dịch người dân vẫn là giao dịch tiền mặt thì vẫn còn rất gian nan trong thúc đẩy tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, việc chưa có được một khung khổ pháp luật đảm bảo sự cam kết theo đuổi và thực hiện chiến lược tài chính toàn diện ở Việt Nam, đảm bảo sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân cũng là thách thức đang phải đối diện. “Khuôn khổ pháp lý thông thoáng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ phổ cập tài chính trong thời gian ngắn. Sự cởi mở của NHTW đối với việc tham gia của các tổ chức phi ngân hàng như nhà mạng viễn thông trong việc cung ứng dịch vụ tài chính số đến số đông người dân ở vùng sâu, vùng xa mà vẫn đảm bảo quản lý, giám sát hiệu quả các tổ chức này cũng cần được thúc đẩy cho phù hợp”, một chuyên gia nêu ý kiến. Ở đây, số liệu bên cung được hiểu là những số liệu được thu thập từ các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính về mạng lưới giao dịch, hệ thống thanh toán, dịch vụ tín dụng, huy động vốn... Số liệu bên cầu gồm những số liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng dịch vụ tài chính hướng tới phục vụ cá nhân, DN, hộ gia đình... được sử dụng để hiểu, đánh giá về nhận thức, nhu cầu, rào cản tiếp cận tài chính của người sử dụng dịch vụ. Theo thống kê đã có sự gia tăng đáng kể trong số lượng người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức, từ 21,3% năm 2012 lên 30,9% năm 2014, tuy nhiên, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức tại Việt Nam vẫn thấp so với các quốc gia trong khu vực như Trung Quốc là 78% và Thái Lan là 79%. Việc tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn, đô thị còn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng còn rất hạn chế. Với hơn 70% dân số tập trung tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72% lực lượng lao động nhưng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế. Thể hiện, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (chiếm khoảng 28%) nhưng chủ yếu do hệ thống Agribank, Quỹ tín dụng nhân dân, một số ngân hàng thương mại nhà nước còn các ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn còn e ngại. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đạt đến 25%, con đường để đạt được 332 mục tiêu tài chính toàn diện còn rất xa, nhưng thực tế triển khai tài chính ở Ấn Độ có thể thấy, tài chính số là xu hướng phát triển tất yếu để đạt được mục tiêu tài chính toàn diện. Một thực tế đáng quan tâm hiện nay là nhận thức về tài chính toàn diện tại Việt Nam chưa được đầy đủ và chưa phổ biến rộng rãi đến mọi người dân. Sự hiểu biết về kiến thức tài chính của người dân nói chung còn thấp, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chưa có khung pháp lý đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển TCTD tại Việt Nam và khung pháp lý tạo thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói chung và tài chính toàn riêng nói riêng còn thiếu. Cơ sở hạ tầng tài chính và cơ sở hạ tầng thông tin cũng thiếu và chưa được kết nối đồng bộ. Chưa có cơ quan bảo vệ người tiêu dùng hay sử dụng dịch vụ tài chính. Các ngân hàng phải đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn đến từ việc gian lận tài chính, tấn công có chủ đích, thất thoát dữ liệu nhạy cảm hoặc lây nhiễm mã độc. Một khó khăn nữa cũng được đề cập nằm ở việc cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính nói riêng và tài chính toàn diện nói chung còn thiếu. Việt Nam cần phải làm gì? Trong bối cảnh công nghệ số đang tạo nên những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, từ đó mang lại nhiều cơ hội để thực thi tài chính toàn diện nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, với chi phí lớn hơn. Để phát huy tốt vai trò cũng như tính ưu việt của TCTD tại Việt Nam, trong thời gian tới, cần quan tâm đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, cần đưa ra các chiến lược bao gồm sáu trụ cột: nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân về các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức; nâng cao vai trò của Chính phủ trong việc cung cấp tài chính công trực tiếp hoặc có điều kiện để khuyến khích sự trao quyền kinh tế; cung cấp bản đồ thông tin tài chính - tăng cường năng lực của cộng đồng, đặc biệt là những khách hàng được các TCTC đánh giá là không có khả năng chi trả hoặc không thể vay được, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa; đưa ra các chính sách hoặc cơ sở pháp lý để tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính; mở rộng phạm vi của các dịch vụ tài chính bằng cách sử dụng các kênh trung gian và phân phối nhằm tăng cường hợp tác giữa các TCTC và các chủ thể kinh doanh; bảo vệ người tiêu dùng, cho phép chủ thể tin tưởng hơn vào sự tương tác của họ với các TCTC trong việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi các TCTC. Thứ hai, tiếp tục mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ngân hàng của các TCTD. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô đến năm 2020 để phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, những đối tượng yếu thế trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh đó, giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện thiết thực, hiệu quả, điều kiện tiên quyết là phải có một bộ cơ sở dữ liệu đầy đủ, chi tiết theo chuỗi thời gian từ bên cung và bên cầu giúp đo lường, đánh giá chính xác thực trạng tài chính toàn diện, nguyên nhân của thực trạng này và khả năng hấp thụ giải pháp. Một trong những giải pháp được đặt ra để xây dựng cơ sở dữ liệu bên cung theo vị này cần yêu cầu các TCTD báo cáo một số chỉ tiêu chọn lọc, đảm bảo khả năng thống kê từ core banking của TCTD như số lượng máy ATM, chi nhánh, điểm giao dịch, đầu POS... Việc lập mẫu biểu yêu cầu các TCTD báo cáo ngoài hệ thống báo cáo thống kê hiện tại cần phải cân nhắc kỹ đảm bảo tính khoa học, chi tiết; chỉ chọn lọc những chỉ tiêu trọng yếu; thiết kế bao gồm cả cách thức các TCTD truyền dữ liệu về NHNN, cách thức loại trừ lặp và phần mềm tổng hợp dữ liệu. Cơ sở hạ tầng tài chính còn thiếu, chưa được kết nối đồng bộ, đặc biệt là cơ sở hạ tầng thông tin (thông tin tín dụng, hệ thống định danh...) cũng được xem là vướng mắc cần tích cực tháo gỡ thời gian tới. 333 Thứ ba, tạo điều kiện tăng mức độ tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho cá nhân và DNNVV. Các chính sách cần khuyến khích các TCTD phi ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khác nhau của DNNVV; khuyến khích các khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô, Qũy tín dụng nhân dân nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ cho nhóm DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ... Theo đó, Chính phủ cần có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng điện tử và xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia đối với phát triển thị trường. Ban hành quy định các chính sách an ninh bắt buộc đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính số để giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản và dữ liệu. Về phía các ngân hàng thương mại, tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như minh bạch thông tin đối với các tổ chức tín dụng. Chủ động phát triển các dịch vụ tài chính trên nền tảng ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để đẩy nhanh tiến trình tài chính toàn diện trong nước và bắt kịp xu hướng các nước trên thế giới. Phát triển các kênh phân phối mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như ngân hàng điện tử, ngân hàng di động, ngân hàng đại lý để cung ứng dịch vụ/sản phẩm ngân hàng thông qua Internet (mạng trực tuyến), điện thoại di động, thông qua việc cộng tác với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng, theo đó, đại lý bán lẻ phi ngân hàng sẽ đại diện ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh. Sự phát triển của tài chính số sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh, do vậy, các ngân hàng thương mại cũng cần nhanh chóng tiếp cận và áp dụng các công nghệ tài chính số như các ứng dụng di động, dịch vụ ngân hàng trực tuyến. Đầu tư vốn, nâng cấp hạ tầng công nghệ của ngân hàng tương thích với nền tảng tài chính số, đồng thời có chính sách đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu ngày càng phức tạp. Nghiên cứu hợp tác với các tổ chức tài chính/phi tài chính xây dựng hệ thống ngân hàng đại lý nhằm mở rộng mạng lưới khách hàng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Anh 1. Gayani Godellawatta (2007), “Implementation of Pillar 2 of Basel II - The next challengence to the Banks and Supervisors” 2. Loriana Pelizzon (2007), “Pillar 1 versus Pillar 2 under Risk Management” 3. Sebastian Poledna (2013), “Leverage-induced systemic risk under Basel IIBasel Committee on Banking Supervision (2005), The history of the Basel Committee and its Memberships, Basel 4. The Global Implementation of Basel II: Prospects and Outstanding Problems, www.bis.org. 5. Ou Sokpanha. (2015). Advancing Inclusive Financial System in the next decade: A Perspective from Cambodia’s Banking sector. The SEACEN centre, 278, 35-60. Kuala Lumpur, Malaysia. 6. Clive Wykes (2004), Lecture on Risk Management to Incombank’s senior leaders, Paris 7. Delloitte & Touch Tomatsu (Financial Services, 2005), Understanding the Framework, Adopting the Basel II Accord in Asia Pacific Tiếng Việt 8. Hoàng Xuân Bình (2013), “Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam” 9. Nguyễn Thùy Dương (2013), “Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam theo Basel II” 10. Tạp chí Tài chính 1/2019 334 11. Tô Thị Ánh Dương (2007), “Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo Hiệp ước Basel” 12. Heinz W. Marpmann (2006), “Basel II và quản lý rủi ro”, Kỷ yếu hội thảo khoa học do NHNN Việt Nam và NHTW Hàn Quốc tổ chức Website 13. www.bis.org (Bank for International Settlement) 14. www.mof.gov.vn (Bộ Tài chính Việt Nam) 15. www.fitchratings.com (Fitch ICBA) 16. www.bai.org (Viện quản trị ngân hàng, Mỹ) 17. www.banktech.com 18. www.worldbank.org/vietnam 335 THÚC ĐẨY TIẾP CẬN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ThS. Vũ Việt Ninh TS. Nguyễn Đình Hoàn Học viện Tài chính Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam là ngành kinh tế cần được ưu tiên tiếp cận tín dụng chính thức cho mục tiêu phát triển. Tuy nhiên, nông dân chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức chủ yếu thông qua NHNN&PTNT và NHCSXH. Nông dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức hoặc vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội. Tuy nhiên, dù theo hình thức nào, nông dân cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Thực tế chỉ ra, việc tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức trong nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên vốn thì dồi dào nhưng nông dân vẫn không đủ vốn để đầu tư sản xuất. Các nguyên nhân gây khó khăn, cản trở trong tiếp cận được chỉ ra gồm thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt. Từ khóa: Tiếp cận tín dụng, tín dụng chính thức, nông nghiệp 1. Mở đầu Trong một nghiên cứu về tái cơ cấu ngành, thông qua mô hình I-O, nhóm tác giả Bùi Trinh và cộng sự đã chỉ ra ngành nông nghiệp là ngành cần được ưu tiên tiếp cận vốn đầu tư, trong đó bao gồm cả nguồn vốn tín dụng. Với kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu, có thể thấy là nhóm ngành nông nghiệp có chỉ số lan toả về kinh tế tốt (lớn hơn 1), mà lại không kích thích nhập khẩu cao (nhỏ hơn 1). Trong khi nhóm ngành công nghiệp như chế biến hàng tiêu dùng, chế biến nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nếu có tập trung phát triển thì cũng lại càng phải nhập khẩu nhiều [8]. Mặc dù, chính sách về tiếp cận và hỗ trợ tín dụng lần lượt được sửa đổi, bổ sung nhằm tạo điều kiện cho người tham gia sản xuất nông nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng và tín dụng ưu đãi. Tuy nhiên, do sản xuất nông nghiệp ẩn chứa nhiều rủi ro khách quan, nên các ngân hàng thường ngần ngại khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nông nghiệp, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. 2. Tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Cho tới đầu những năm 2000, Chính phủ kiểm soát tín dụng và tỷ lệ lãi suất tất cả các ngành nghề thông qua các hoạt động và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khả năng tiếp cận tín dụng thương mại của các hộ gia đình nông nghiệp được thực hiện bắt đầu tư năm 1993 nhờ hỗ trợ bởi Luật Đất đai năm 1993 cho phép làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho họ tiếp cận các khoản tín dụng thương mại sử dụng tài sản thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các khoản vay trước đó cho các hộ phải thông qua các hợp tác xã [7]. Đến nay, nhiều chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân, hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương đã được ban hành như Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Nghị định 55/2015/NĐ-CP, và Nghị định 57/2018/NĐ-CP… Nhiều chương trình tín dụng nông thôn hiện nay đều có hợp phần tín dụng ưu đãi được trợ cấp một cách mạnh mẽ. Mục tiêu các chương trình này tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo, cải thiện giáo dục, tạo việc làm, bảo vệ môi trường. 336 Ba nguồn chính thức cấp tín dụng lớn nông nghiệp là Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT) và ngân hàng hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 trước đây, gọi là Quỹ tín dụng nhân dân, trong đó NHCSXH và NHNN&PTNT là hai đầu mối chính. Cách tiếp cận của NHNN&PTNT Việt Nam cũng khác so với NHCSXH Việt Nam. Trong khi NHNN&PTNT hoạt động trên cơ sở thương mại thì NHCSXH hoạt động giống một tổ chức tài chính vi mô và được coi như một công cụ chính sách xã hội chính trong việc tiếp cận đến những người nghèo ở nông thôn. NHCSXH cung cấp những chương trình vay ưu đãi với lãi suất thấp (đôi khi bằng 0%) cho những hộ gia đình nghèo, hoàn cảnh khó khăn hay người khuyết tật. NHCSXH đã được thành lập vào năm 2003 và hiện nay là ngân hàng duy nhất cung cấp tín dụng trên cơ sở chính sách xã hội thay thế cho ngân hàng vì người nghèo. Hộ nông dân tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua hai hình thức là: trực tiếp và gián tiếp. Theo hình thức thứ nhất, người dân có thể vay vốn trực tiếp từ các tổ chức tín dụng khi họ đáp ứng đầy đủ thủ tục và yêu cầu của từng tổ chức. Đối với trường hợp này, người vay chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh với quy mô lớn thuộc nhóm hộ khá. Theo hình thức thứ hai, người dân vay vốn gián tiếp thông qua các tổ chức đoàn thể xã hội như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên. Đối tượng vay vốn trong trường hợp này thường là các hộ thuộc diện chính sách, các đối tượng được ưu tiên, các hộ nghèo và không có tài sản để thế chấp. Đối với NHNN&PTNT thì họ có thể vừa giao dịch trực tiếp vừa thông qua bảo lãnh của các tổ chức đoàn hội. Do vậy, có thể khẳng định các đoàn thể xã hội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân. Cụ thể, ủy ban nhân dân xã giúp NHCSXH xác minh hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn. Các tổ chức đoàn thể xã hội khác giúp NHCSXH thành lập và giám sát các khoản vay. Không cần tài sản thế chấp cho các khoản vay, nhưng các tổ chức đoàn thể xã hội cung cấp một quỹ bảo lãnh. Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, các tổ chức đoàn thể xã hội tổ chức khách hàng vay thành các tổ tín dụng. Trách nhiệm trả nợ gốc và lãi vay được quy cho cả tổ tín dụng. Sau đó, phương thức cho vay này được thay thế bằng phương thức linh hoạt hơn, trong đó cá nhân chỉ chịu trách nhiệm đối với khoản vay của mình mà không phải đối với khoản vay của những thành viên khác trong nhóm [1]. 3. Những thách thức tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Mặc dù Chính phủ đã rất nỗ lực tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận nguồn tín dụng chính thức nhưng thực tế, việc tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp gặp nhiều cản trở. Thực tế, nguồn vốn tín dụng nông nghiệp luôn “dồi dào” nhưng khi triển khai cụ thể, tại các địa phương trong vùng tồn tại nhiều vấn đề bất cập như thủ tục và điều kiện vay vốn còn gặp nhiều khó khăn nên khó tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thức; thời gian vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất; cho vay yêu cầu có tài sản đảm bảo (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tài sản khác…) còn vướng mắc bởi nhiều trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thì không được coi là tài sản đảm bảo; cho vay không cần tài sản đảm bảo đã được triển khai và mở rộng điều kiện cho vay đối với doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, từ thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngân hàng sang hợp đồng liên kết với doanh nghiệp mua giống, vật tư và tiêu thụ sản phẩm thì không phải ai cũng có được hợp đồng liên kết; tín dụng nông nghiệp qua hệ thống ngân hàng thương mại còn hạn chế, lãi suất cao và cơ cấu vốn vay cho nông nghiệp chưa cao… Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam thực hiện vào những năm 2006, 2008, 2010 và 2012 tại 12 tỉnh thành Việt Nam cho thấy, những thách thức cản trở nông hộ tiếp cận nguồn vốn TDCT gồm: Thủ tục phức tạp, thời gian xét duyệt lâu, không có tài sản thế chấp, phải mất chi phí, mức cho vay thấp, thời gian vay không linh hoạt. Trong đó, thủ tục phức tạp là rào cản lớn nhất, chiếm 57,4%; tiếp theo là thời gian chờ đợi lâu, không có tài sản thế chấp, chi phí vay, thời gian vay kém linh hoạt, số tiền vay được thấp… 337 Hình 1. Những khó khăn cản trở tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức trong nông nghiệp Nguồn: ILSSA, IPSARD, CIEM, DOE [6] 4. Giải pháp thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam Để thực hiện tín dụng phù hợp với đặc thù sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để người tham gia sản xuất nông nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng dễ dàng cần lưu ý một số điểm như sau: + Hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo động lực đầu tư của các tổ chức tín dụng vào tín dụng nông nghiệp. Để tăng tiếp cận tín dụng chính thức, các tổ chức tín dụng chính thức cần cải tiến thủ tục cho vay theo hướng đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với trình độ người dân. Bên cạnh việc có một cơ chế lãi suất hợp lý, mềm dẻo cho phù hợp với từng đối tượng vay, các tổ chức tín dụng chính thức cần tăng quy mô vốn vay trung và dài hạn đối với các hộ hoạt động hiệu quả. + Về cơ chế cho vay cần thực hiện linh hoạt, xem xét cho vay trên cơ sở có đảm bảo và không có đảm bảo bằng tài sản đúng theo quy định. Nhằm giúp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận vốn tín dụng, một mặt, Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ đạo các địa phương trong vùng cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất; mặt khác, cần xây dựng cơ chế cho vay nhằm khuyến khích, thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng cộng nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã) tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp… bằng cách áp dụng cơ chế cho vay ưu đãi không cần tài sản đảm bảo. Đồng thời, có cơ chế định giá tài sản khi vay vốn và cho phép doanh nghiệp được sử dụng tài sản hình thành trên đất để thế chấp vay vốn tín dụng. Hóa giải thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, ghi nhận công trình trên đất như: Nhà kính, chuồng trại chăn nuôi theo cấp hạng phù hợp trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đàn lợn, trâu, bò, gà, vịt… Chính sách tín dụng nên tích hợp với các chính sách khác như chính sách bảo hiểm, bằng cách coi giá trị bảo hiểm là tài sản thế chấp để có thể vay vốn ngân hàng; tích hợp với chính sách đất đai, tiến hành vốn hóa đất, đặc biệt là khu vực đất nông nghiệp, cần xác định theo giá thị trường để làm căn cứ cho vay thay vì chỉ xác định cho vay không quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay là giá trị đất theo khung giá đất nông nghiệp quy định. 338 + Cần có quy định về thời gian vay linh hoạt sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất Hiện nay, hầu hết các khoản tín dụng nông nghiệp thường chỉ là những khoản vay ngắn hạn (dưới 12 tháng). Trong khi mỗi cây trồng, vật nuôi có một chu kỳ sinh trưởng khác nhau, có cây ngắn ngày nhưng có nhiều cây trồng lâu năm, nuôi lợn thịt có thể vài tháng xuất chuồng nhưng lợn nái phải mất 1,5 năm hay nuôi bò thịt phải mất 3 năm… Vì vậy, cần áp dụng kỳ hạn vay khác nhau với từng dự án với sản phẩm đặc thù khác nhau. Đây cũng là cách mà nhiều quốc gia nông nghiệp trên thế giới đã và đang triển khai và thu kết quả tốt như Mexico, Mozambic… Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chính thức cần căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng để thỏa thuận về thời hạn cho vay và giá trị cho vay. + Có các chính sách xử lý thiệt hại, hỗ trợ đối với rủi ro khách quan, bất khả kháng cho doanh nghiệp nông nghiệp và các tổ chức tín dụng Khi xây dựng hỗ trợ vốn cho nông nghiệp cần có sự đổi mới để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho ngân hàng khi thực hiện cho vay lĩnh vực nông nghiệp, trường hợp cần thiết có thể hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước; Khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn thông qua quy định về trích lập dự phòng rủi ro, hỗ trợ nguồn vốn và các công cụ điều hành chính sách tiền tệ khác; khuyến khích người sản xuất nông nghiệp có vay vốn, tham gia mua bảo hiểm trong nông nghiệp. 5. Kết luận Tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp trên thực tế vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong số các nguyên nhân được chỉ ra thì thủ tục phức tạp được cho là chiếm tỷ lệ cao nhất trong số liệu điều tra. Vì vậy, cần tập trung cải tiến thủ tục đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp trình độ nông dân góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiếp cận vốn tín dụng chính thức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2010), Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2015), Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội 4. Chính phủ nước CNXHCN Việt Nam (2018), Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018, Hà Nội 5. Đào Thị Minh Hương (2015), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước, mã số KX.03.08/11-15 “Phát triển bền vững con người Việt Nam đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 2013-2015”, Viện Nghiên cứu Con người, Hà Nội. 6. ILSSA, IPSARD, CIEM, DOE (2013), Đặc điểm kinh tế nông nghiệp Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội 7. OECD (2015), Các chính sách nông nghiệp Việt Nam, NXB PECD, Paris 8. Bùi Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Vu Trung Điền, Phạm Lê Hoa, Nguyễn Việt Phong (2012), “New Economic Structure for Vietnam toward Substainable Economic Growth in 2020”, Journal of Human Social Science 339 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN: HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TS. Vũ Nhữ Thăng ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Tóm tắt Phát triển tài chính toàn diện là một động lực quan trọng đối với tăng trưởng bền vững của các quốc gia đang phát triển với tỷ lệ người dân sống ở nông thôn cao như Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế về nhận diện các thách thức, hạn chế và xu hướng phát triển chiến lược tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia đã được tích cực chia sẻ tại các diễn đàn hợp tác tài chính đa phương mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, các khuyến nghị chính sách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện, phát triển tài chính vi mô hỗ trợ bền vững cho nông nghiệp nông thôn có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách trong lĩnh vực này. Từ khóa: Tài chính toàn diện; tài chính nông nghiệp nông thôn; chiến lược tài chính toàn diện; kinh nghiệm quốc tế tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được thế giới coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng, phát triển và giảm nghèo, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. 1. Bối cảnh Nông nghiệp nông thôn, đồng thời cũng là khu vực hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai thường xuyên, gây tổn thất lớn cho các quốc gia. Tài chính toàn diện có ý nghĩa rất lớn tới tất cả các thành phần trong xã hội, đặc biệt với đối tượng trong khu vực nông thôn vốn dễ bị tổn thương và cơ hội tiếp cận tài chính còn hạn chế. Tại các nền kinh tế đang phát triển mà nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, khu vực nông thôn thường đặc trưng bởi tỷ lệ nghèo đói cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn của các nền kinh tế phát triển dựa trên dịch vụ và công nghiệp. Để cải thiện tình hình đó, tăng cường khả năng tiếp cận tới nguồn tài chính là cần thiết để mở rộng các cơ hội nghề nghiệp và thúc đẩy tiêu dùng, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực nông thôn của các nền kinh tế đang phát triển. Chính vì vậy, nhằm tăng cường sự bền bỉ của tài chính, tăng khả năng chống chọi với nghèo đói, thiên tai, tăng cường an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững về trung hạn cần phải có chính sách thiết thực, bao trùm cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là các chính sách và giải pháp tài chính. Nhận thấy tài chính toàn diện là một trong các yếu tố giúp hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế toàn diện và bền vững, các tổ chức quốc tế lớn hay các diễn đàn hợp tác đa phương đều coi tài chính toàn diện là trọng tâm ưu tiên hiện nay. Liên Hợp Quốc thông qua Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hợp Quốc (UNCDF) đã tập trung triển khai một loạt chương trình, sáng kiến như: Chương trình Xây dựng mô hình chuyển đổi tài chính toàn diện (SHIFT); Chương trình Tăng cường tiếp cận tài chính (MAP); và Chương trình toàn cầu về Thanh toán không dùng tiền mặt (BTCA). Các chương trình sáng kiến này được thực hiện nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển giải quyết khó khăn trong việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, đặc biệt hướng tới đối tượng là phụ nữ và doanh nghiệp vừa và nhỏ; hỗ trợ cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vi mô mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính thông qua các hoạt động đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng lộ trình/kế hoạch hành động về tài chính toàn diện của mỗi quốc gia, và thúc đẩy 340 thanh toán điện tử trên phạm vi toàn quốc, giúp nhiều thành viên trong xã hội có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính - ngân hàng chính thống an toàn, hiệu quả với chi phí thấp hơn. Diễn đàn của các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 nhận thức tầm quan trọng của tài chính toàn diện, theo đó, Nhóm G20 đã đưa ra 9 nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động Nhóm G20, bao gồm: (i) mở rộng cam kết của Chính phủ các nước về tài chính toàn diện để giảm nghèo; (ii) thực thi các biện pháp chính sách để tăng cường cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính phù hợp (tiết kiệm, tín dụng, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm) và đa dạng hóa các hình thức cung cấp; (iii) thúc đẩy đổi mới và cải tiến công nghệ và thể chế, tạo nền tảng để mở rộng khả năng tiếp cận và tham gia vào hệ thống tài chính; (iv) khuyến khích xây dựng khuôn khổ toàn diện để bảo vệ người tiêu dùng, trong đó làm rõ vai trò của Chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng; (v) phát triển kiến thức và năng lực tài chính; (vi) kiến tạo môi trường thể chế với trách nhiệm và cơ chế phối hợp rõ ràng, cũng như khuyến khích hợp tác đối tác và tư vấn trực tiếp giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các bên liên quan khác; (vii) sử dụng số liệu tin cậy để xây dựng chính sách và đo lường tiến độ triển khai; (viii) xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp với những rủi ro và lợi ích có được từ các sản phẩm/dịch vụ cải tiến và dựa trên rà soát những lỗ hổng và rào cản của khuôn khổ pháp lý hiện hành; (ix) kết hợp rà soát các khuôn khổ pháp lý liên quan, các chuẩn mực quốc tế, điều kiện trong nước và hỗ trợ tạo ra môi trường cạnh tranh. Diễn đàn hợp tác khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC đã đề ra định hướng các nền kinh tế APEC đẩy mạnh hợp tác kinh tế vĩ mô, phát triển các cơ chế bảo hiểm (bao gồm cả bảo hiểm vi mô) và hỗ trợ tài chính nhằm giúp các nền kinh tế APEC đối phó với các rủi ro thiên tai, giảm gánh nặng tài khoá, và phát triển thị trường vốn nhằm tạo thêm các công cụ chuyển hóa rủi ro, các sản phẩm tài chính đa dạng, và hệ thống tài chính ổn định. Trong khi đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của Tầm nhìn ASEAN 2025 về hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về tài chính bao trùm để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu vực. 2. Thách thức về phát triển tài chính toàn diện Với ý nghĩa là động lực cho tăng trưởng bền vững, xóa đói giảm nghèo, nhu cầu quốc gia về phát triển tài chính toàn diện ngày càng tăng, đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển. Theo đó, một số thách thức đã được nhận diện trong quá trình triển khai thực hiện chính sách phát triển tài chính toàn diện cho mục tiêu tăng trưởng nêu trên: Thứ nhất, hạn chế về khả năng tiếp cận với tài chính vi mô khiến cho các cá nhân và doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và thực hiện tiết kiệm, thanh toán, cho vay và quản lý rủi ro một cách hiệu quả. Các cá nhân, hộ gia đình bị hạn chế về khả năng khắc phục các cú sốc kinh tế, bị động trong tiêu dùng hợp lý và đầu tư vào giao dịch hoặc các hoạt động đầu tư kinh doanh. Những doanh nghiệp mới thành lập bị phụ thuộc vào lợi nhuận hạn chế của mình nên gặp khó khăn khi cần nắm bắt những cơ hội mở rộng kinh doanh do khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Khả năng giải quyết các bất ổn về thu nhập, an toàn thực phẩm, xác định hiệu quả đối tượng và mục tiêu trong các chương trình trợ cấp xã hội và tiếp cận các dịch vụ vẫn chưa được cải thiện đáng kể do tài chính toàn diện chưa phát triển và phát huy hiệu quả. Thứ hai, hạn chế hạ tầng hệ thống tài chính về cơ sở dữ liệu, phương pháp dự báo, cơ sở phân tích, tư vấn và giám sát cần được nâng cấp để hoàn thiện công cụ chiến lược, đề ra cải tổ chính sách và là công cụ giám sát để nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính toàn diện. Yêu cầu về áp dụng công nghệ thông tin cần tăng cường để giúp giảm chi phí, tăng khả năng tiếp cận hệ thống dữ liệu, mở rộng phạm vi truy cập và kết nối cho nhà cung cấp và khách hàng sử dụng. Theo đó, đặt ra thách thức về nhu cầu phối hợp để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính vi mô chất 341 lượng, với chi phí hợp lý, dễ tiếp cận và an toàn, tích hợp đầy đủ các công dụng căn bản, tăng tính kết nối thanh toán giữa các ngân hàng, thực hiện được kết nối thanh toán giữa chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình. Thứ ba, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và kỹ năng tài chính của người tiêu dùng còn hạn chế. Do đó, một hệ thống tài chính mạnh cần xóa bỏ những rào cản trong việc tiếp cận tài chính, tăng cường xây dựng niềm tin vào các thể chế tài chính, minh bạch trong giao dịch thương mại... Thứ tư, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu thì đối tượng bị tổn thương do bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài ngày càng gặp nhiều khó khăn cho đời sống dân sinh và xây dựng kinh tế hộ gia đình. Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, tăng khả năng chống sốc cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi nghèo đói, thiên tai, thì việc xây dựng chiến lược phát triển tài chính toàn diện là cần thiết để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chính đi kèm có chất lượng, dễ tiếp cận và an toàn cho mọi đối tượng, đặc biệt là người dân tại khu vực nông nghiệp nông thôn, qua đó giúp quốc gia thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm về kinh tế và xã hội. 3. Hướng tới chiến lược tài chính toàn diện Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nền kinh tế có nhiều phương thức phát triển tài chính toàn diện. Thứ nhất, phát triển các phương thức tiếp cận dịch vụ tài chính mới, sáng tạo và đa dạng hóa các sản phẩm tài chính toàn diện như tài chính vi mô để tài chính vi mô đáp ứng được nhu cầu lớn của các đối tượng cần được ưu tiên trong xã hội; cải thiện việc tiếp cận tài chính vi mô cho các cá nhân, hộ gia đình nông dân làm kinh tế nông nghiệp, các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa, tham gia vào các chuỗi giá trị, hoạt động sản xuất nông nghiệp dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến; tạo việc làm thông qua các sản phẩm mới như dịch vụ mobile banking, các sản phẩm tích hợp bảo hiểm và hưu trí của các ngân hàng thương mại,... Thứ hai, đa dạng hóa mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính góp phần tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn, như mở rộng đại lý ngân hàng không chi nhánh... Phát triển hạ tầng tài chính bằng việc phát triển và ứng dụng công nghệ tài chính, tài chính hỗ trợ cho chuỗi cung online, hệ thống chuyển giao lợi nhuận trực tiếp… nhằm tận dụng sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật số để đưa các dịch vụ tài chính tiếp cận được với đông đảo các tầng lớp trong xã hội. Thứ ba, hệ thống tài chính ổn định trong đó tăng cường các biện pháp bảo vệ khách hàng và nâng cao nhận thức của người dân về tài chính toàn diện thông qua giáo dục tài chính, nâng cao kỹ năng tài chính, nâng cao ý thức dự phòng và tiết kiệm; phổ biến các sản phẩm tài chính, phổ cập giải pháp an toàn tài chính gắn với giao dịch số, và nhận diện các sản phẩm dịch vụ tài chính. Thứ tư, xây dựng chiến lược tài chính toàn diện quốc gia hướng tới hệ thống tài chính toàn diện bền bỉ và bao trùm thông qua thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm giúp thực hiện các mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững về trung hạn. Chiến lược quốc gia cần xác định trên cơ sở đặc thù quốc gia được định hình bởi đối tượng hưởng ưu đãi của tài chính vi mô, các yếu tố cần ưu tiên thực hiện, cùng với một khuôn khổ pháp lý cân bằng sẽ góp phần phát triển chính sách tài chính toàn diện và áp dụng trong thực tiễn có hiệu quả. Theo Ngân hàng Thế giới, chính sách phát triển tài khoản ngân hàng thanh toán cho phụ nữ, người nghèo, vị thành niên và nông dân sẽ mang lại hiệu quả cao cho các nền kinh tế; trong khi Ngân hàng Phát triển Châu Á khuyến nghị kỹ năng tài chính và bảo vệ người tiêu dùng tài chính là hai yếu tố quan trọng nhất để phát triển tài chính toàn diện. Về xây dựng chiến lược tài chính toàn diện của một quốc gia, trong đó tài chính hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn đóng vai trò chính yếu được Ngân hàng Thế giới khuyến nghị cần được xây dựng dựa trên nhu cầu đặc thù của quốc gia đó. Xu hướng quốc tế trong việc xây dựng chiến lược phát triển tài chính toàn diện cần đảm bảo một số yêu cầu sau nhằm đảm bảo sản phẩm tài chính đến tay các đối tượng thụ hưởng. 342 Một là, nâng cao năng lực dự báo, đánh giá thông qua gắn kết với hệ thống dữ liệu, và hệ thống khảo sát toàn cầu như: cơ sở dữ liệu Global Findex; khảo sát doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới; hệ thống khảo sát thanh toán toàn cầu; bảng thông tin cơ hội nhằm nhận diện các cơ hội trên mức độ ảnh hưởng của dự án đầu tư; công cụ xếp hạng nhằm nhận diện lĩnh vực sẵn sàng cho đầu tư; hệ thống đánh giá (PAFI); dự báo bảo vệ người tiêu dùng và hiểu biết tài chính (CPFL) và các phân tích và báo cáo của quốc gia và toàn cầu. Hai là, kiến tạo các chương trình dự án tài chính toàn diện thông qua các công cụ chiến lược như chương trình hành động quốc gia về xây dựng đồng bộ hệ thống dữ liệu, chương trình hành động ưu tiên gắn với lộ trình thực hiện, cân đối nguồn lực và xác định đối tác; xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện và phối hợp ở quy mô quốc gia trên nhiều lĩnh vực; tăng cường phối hợp với nhà tài trợ; phát triển công tác chuyên môn cho các cán bộ thực hiện; các mô hình thực hiện cho các hoạt động cho vay tín dụng và tư vấn, đánh giá. Ba là, chương trình cải cách chính sách bao gồm chương trình đổi mới khung chính sách, cơ sở pháp lý thông qua hệ thống pháp luật; các chương trình về phát triển hệ thống thanh toán, bảo vệ khách hàng và năng lực tài chính của khách hàng ở cấp độ quốc gia và ở địa phương hay khu vực. Ngoài ra, các vấn đề khác cũng cần phải quan tâm như: tài chính cho nông nghiệp nông thôn, tài chính cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tiết kiệm và đầu tư dài hạn bao gồm lương hưu và bảo hiểm, tài chính toàn diện phân theo giới tính, và sản phẩm tài chính mới gắn kết với công nghệ... Thứ tư, nâng cao khả năng giám sát thông qua phát triển công cụ giám sát giúp dự báo được kết quả của dịch vụ tư vấn và thực hiện cho vay (có tác động lên tài khoản giao dịch) và thông qua quy trình dự án. 4. Gợi ý chính sách cho Việt Nam Việt Nam là quốc gia đang phát triển chủ yếu về dùng tiền mặt trong khu vực nông nghiệp và có một số hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính, sử dụng các giao dịch ứng dụng công nghệ kỹ thuật tài khoản giao dịch qua ngân hàng và đang từng bước cải thiện. Theo số liệu của Global Findex, trong năm 2014, việc thanh toán của đối tượng vị thành niên Việt Nam tại khu vực nông thôn qua ngân hàng chỉ chiếm 29%, còn lại 71% không qua tài khoản ngân hàng. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, năm 2017 là năm thứ ba liên tiếp tỷ lệ rút tiền mặt giảm so với những năm trước, từ 15% về 10%. Tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và hệ thống chuyển mạch đạt trên 30% thanh toán không dùng tiền mặt; thanh toán qua internet tăng trưởng 81% và qua điện thoại di động tăng gần 70%. Ngân hàng Thế giới đánh giá nhận thức về dự phòng và tiết kiệm đã từng bước được cải thiện, tỷ lệ tiết kiệm tại khu vực nông nghiệp nông thôn tại Việt Nam đạt hơn 60% hộ dân, trong đó cơ cấu sử dụng dùng cho việc chi tiêu cho tình huống khẩn cấp 25%, cho người già 18%, còn lại là tiết kiệm cho tương lai. Theo báo cáo năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp, nhất là của các hộ nghèo tại vùng cao đã giúp Việt Nam tiếp tục giảm nghèo, từ năm 2014 đã giảm khoảng 4%, xuống còn 9,8% vào năm 2016. Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn tiềm ẩn một số rủi ro trong ngắn hạn. Sinh kế các hộ gia đình dựa vào nông nghiệp đặc biệt bị ảnh hưởng. Vấn đề tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt, song để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cần có một lượng vốn lớn, trong đó nguồn vốn tín dụng đóng vai trò đặc biệt quan trọng kèm theo các dịch vụ tài chính thuận lợi nhằm tạo điều kiện để người dân tiếp cận dễ dàng. Nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường tín dụng và các dịch vụ tài chính, đáp ứng lượng vốn lớn cho nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện cho dù một số lĩnh vực về tài chính toàn diện đã và đang từng bước được triển khai như Đề án xây dựng và phát triển 343 hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020, Đề án về thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020… Việc thiếu một hệ thống chính sách đồng bộ dẫn tới hệ thống tài chính tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quy mô nguồn vốn cho vay và các dịch vụ tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn thấp so với nhu cầu thực tế. Nông dân vẫn khó tiếp cận nguồn tín dụng cũng như các dịch vụ tài chính khác để phát triển, mở rộng sản xuất. Điều đó đã làm cản trở quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng như quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp đòi hỏi phải phát triển mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa thị trường tín dụng và các dịch vụ tài chính, đáp ứng lượng vốn lớn cho nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn. Theo đó, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược tổng thể, dài hạn và cân bằng về tài chính toàn diện. Từ nhu cầu thiết yếu trong nước nhằm phát triển bao trùm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và xã hội, đồng thời phù hợp với xu hướng quốc tế, Chiến lược cần hướng các yếu tố sau: Thứ nhất, tăng cường tiếp cận tài chính thông qua các sản phẩm tài chính đa dạng, có chất lượng, và dễ tiếp cận cho mọi đối tượng, đặc biệt là người dân và những hộ gia đình kinh doanh siêu nhỏ ở khu vực nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) thông qua việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các DNVVN, theo đó nâng cao năng lực đối với các định chế thực hiện hỗ trợ cho DNVVN, hoàn thiện cơ chế chính sách cho các định chế tài chính thực hiện hỗ trợ cho DNVVN. Thứ hai, phát triển hạ tầng tài chính ổn định, mở rộng mạng lưới, dịch vụ tín dụng và thanh toán với chi phí hợp lý, thuận tiện và an toàn; nâng cao ứng dụng công nghệ để tăng cường hệ thống thanh toán và kết nối giữa các ngân hàng, và các sản phẩm tài chính số; phát triển và kết nối hệ thống dữ liệu tài chính toàn diện toàn cầu; nâng cao năng lực dự báo, giám sát và thiết kế các chương trình tài chính vi mô có định hướng ưu tiên chiến lược. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức tín dụng và tổ chức trung gian thanh toán phát triển các giải pháp công nghệ thanh toán công nghệ mới dễ sử dụng, có chi phí thấp, thuận lợi và an toàn, phù hợp với các giao dịch thanh toán cá nhân; tạo điều kiện cho Fintech tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính. Thứ ba, tăng cường các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng; phổ biến các sản phẩm tài chính; nâng cao hiểu biết về tài chính, nâng cao kỹ năng tài chính nhất là người dân tại khu vực nông nghiệp nông thôn. Về ngắn hạn, các định hướng nêu trên sẽ góp phần thực hiện Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 và Đề án về thanh toán không dùng tiền mặt; về trung hạn sẽ là yếu tố quan trọng của Chiến lược phát triển tài chính toàn diện phục cho mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion. 2. https://www2.abaconline.org//page-content/22611571/Financial%20Inclusion 3. Cebu Action Plan and APEC FMM Joint Statement Year 2015, 2016, 2017;2018 4.http://mddb.apec.org/Pages/search.aspx?setting=ListMeetingGroup&DateRange=2017/10/01 %2C2017/10/end&Name=Finance%20and%20Central%20Bank%20Deputies%27%20Meeting%20 2017&APECGroup=%22Finance%20Ministers%27%20Process%20%28FMP%29%22 5.http://mddb.apec.org/Pages/search.aspx?setting=ListMeeting&DateRange=2017/10/01%2 C2017/10/end&Name=24th%20Finance%20Ministers%27%20Meeting%202017 344 TÀI CHÍNH VI MÔ - KÊNH TÀI CHÍNH CHO NGƯỜI NGHÈO TS. Lê Thu Huyền TS. Đào Thị Bích Hạnh Học viện Tài chính Tóm tắt Nghèo là một vấn đề đa khía cạnh, không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội, chính trị và văn hóa. Nghèo không phải là vấn đề của riêng những quốc gia nghèo mà là vấn đề của cả thế giới, ngay cả với những nước giàu. Nghịch lý về sự gia tăng nghèo trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao đã được thế giới xác nhận. Vì vậy, trong điều kiện tăng trưởng kinh tế cao, nghèo vẫn được các Chính phủ xem xét khi hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Cùng với các công cụ tài chính vĩ mô, tài chính vi mô (TCVM) cũng được xem là một công cụ quan trọng trong công cuộc chống lại sự đói nghèo. Nhìn nhận từ góc độ tài chính toàn diện, TCVM là kênh tiếp vốn quan trọng để mở rộng phạm vi bao phủ đến các đối tượng nghèo và yếu thế. Từ khóa: tài chính vi mô, dịch vụ tài chính vi mô, giảm nghèo, tiết kiệm. 1. Tổng quan về tài chính vi mô Một định nghĩa được nhiều chuyên gia TCVM sử dụng: “TCVM là việc cung cấp dịch vụ tài chính cho những người không tiếp cận được với hệ thống tài chính chính thức”. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) định nghĩa TCVM là “việc cung cấp các dịch vụ tài chính như gửi tiền, cho vay, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm tới các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các doanh nghiệp quy mô nhỏ”. Như vậy, với quan điểm định hướng thị trường, TCVM được xem là sự tăng cường theo chiều sâu của hệ thống tài chính, đáp ứng một bộ phận thị trường dịch vụ tài chính mà các định chế chính thức chưa vươn tới được. Ở Việt Nam, TCVM thường được hiểu là tài chính quy mô nhỏ, đó là “hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản (bao gồm tín dụng quy mô nhỏ, nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện, một số dịch vụ thanh toán) cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo và người nghèo”. Về mặt thể chế, các tổ chức TCVM được hiểu là các tổ chức chủ yếu cung cấp các dịch vụ TCVM, thường được tổ chức dưới dạng các thể chế tài chính chuyên nghiệp (các định chế chính thức) cung cấp các dịch vụ chuyên môn hóa, như ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng; hoặc các định chế bán chính thức, như các tổ chức phi chính phủ, các hội tín dụng hoặc các tổ chức bao gồm các thành viên sở hữu vốn. Theo quan điểm trên, khách hàng chính của hoạt động TCVM là người nghèo; có thể là những người nghèo nhất, hoặc chỉ là đối tượng cận nghèo, hay là “những người không nghèo nhưng dễ bị tổn thương”. Các sản phẩm chính được các tổ chức TCVM cung cấp là vốn vay và tiết kiệm. Ngoài ra, một số sản phẩm mới đang được thử nghiệm như bảo hiểm, các dịch vụ thanh toán, kết hợp với công nghệ mới như thẻ thông minh, thẻ tín dụng… Đối với các tổ chức TCVM, tiết kiệm và cho vay là 2 dịch vụ thường được thực hiện đồng thời, trong đó, tiết kiệm cũng được xem như cấu phần quan trọng như tín dụng. Tiết kiệm tạo ra thói quen tốt cho người vay để tránh rủi ro và mang lại nguồn vốn với chi phí thấp cho các tổ chức TCVM. Tiết kiệm bắt buộc với các thành viên của nhóm là cách để ràng buộc, gắn kết nhóm và tạo ra sự đảm bảo cho món vay. Về mặt lý thuyết, lãi suất được coi là công cụ quan trọng nhất được các tổ chức tín dụng sử dụng để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, với đặc thù về đối tượng khách hàng của các hoạt động TCVM, lãi suất không phải là công cụ duy nhất để thực hiện các hoạt động tiết kiệm 345 và cho vay. Niềm tin, sự an toàn và tiện lợi là những yếu tố được xem trọng để đảm bảo sự thành công của các hoạt động này. Mô hình hoạt động TCVM phổ biến nhất và được coi là thành công ở nhiều nước là mô hình tổ, nhóm. Với sự lựa chọn các thành viên trong nhóm, đây là cách tốt nhất để đánh giá phẩm chất của người vay. Đây là một trong những yếu tố cơ bản của phân tích tín dụng và hạn chế rủi ro cho bất kỳ một hoạt động đầu tư tài chính nào. Việc thảo luận ý tưởng, điều kiện kinh doanh và sự bảo lãnh món vay cho thành viên của nhóm được xem là bước thẩm định rất tốt trước khi cho vay. Áp lực nhóm đảm bảo tiền vay có thể thay thế cho tài sản thế chấp. Sự gắn bó, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong nhóm sẽ giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Việc tiếp cận thị trường và làm ăn theo nhóm cũng giúp việc phát triển năng lực lãnh đạo và các kỹ năng quản lý. Như vậy có thể thấy, cơ chế tác động của tài chính vi mô đến giảm nghèo là mở rộng khả tiếp cận với các dịch vụ tài chính quy mô nhỏ cho những nhóm dân cư không có hoặc ít có khả năng tiếp cận với các tổ chức tài chính trong khu vực chính thức (như ngân hàng, các tổ chức tín dụng) bằng cách dỡ bỏ các rào cản. 2. Vai trò của Tài chính vi mô đối với mục tiêu giảm nghèo Bên cạnh những chức năng của một trung gian tài chính, TCVM có những tác động đáng kể đến công cuộc giảm nghèo, đó là:  Tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính, tạo ra một kênh tiếp vốn quan trọng cho người nghèo tại các địa bàn khó khăn, nhất là với đối tượng phụ nữ. Với lợi thế về tính linh hoạt và những quy chế hoạt động đặc thù, TCVM có thể loại bỏ được những cản trở trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng (thủ tục cho vay, tài sản thế chấp…) và tiếp cận được với người nghèo. Giáo sư Mohammad Yunus, người sáng lập Ngân hàng Grameen, đã từng nói:“Nếu coi hệ thống tài chính chính thức, các ngân hàng thương mại là các dòng sông lớn tải vốn cung cấp cho các địa phương thì TCVM như là các con suối, kênh mương dẫn vốn tới từng hộ”.  Đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ tài chính thông qua cách tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi. Các sản phẩm TCVM phù hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả của nhóm người nghèo. Bên cạnh vốn vay ngắn hạn, các tổ chức này còn cung cấp các khoản vay khẩn cấp, vay vốn mùa vụ, vay vốn làm nhà, các sản phẩm bảo hiểm vi mô (như bảo hiểm mùa vụ, bảo hiểm chăn nuôi)… Ngoài các dịch vụ tài chính, các tổ chức tín dụng vi mô còn cung cấp các dịch vụ “phi tài chính” khác như đào tạo các kỹ năng kinh doanh cơ bản, hướng dẫn áp dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, thông tin về chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản, dinh dưỡng cho trẻ em... Các dịch vụ phi tài chính được đánh giá cao bởi nó giúp người nghèo cải thiện được kỹ năng quản lý và sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.  Đa dạng hóa nguồn thu nhập của các hộ nghèo và giảm các nguy cơ tổn thương về kinh tế và nâng cao mức sống. Thông qua việc tiếp cận và có được lòng tin của người nghèo, TCVM có thể giúp người nghèo qua việc tạo dựng tài sản, tạo lòng tin vào bản thân cho người nghèo, làm cho họ biết quý và phát triển vốn vay từ đó phát triển bền vững.  Góp phần phát triển vốn xã hội cho người nghèo: nâng cao nhận thức và năng lực cho cộng đồng cũng như vị thế của phụ nữ trong xã hội, liên kết giữa người nông dân, nhất là phụ nữ khi tham gia các chương trình tín dụng. Trong quá trình tham gia các hoạt động TCVM, các thành viên có thể trao đổi, chia sẻ kiến thức để từ đó nâng cao nhận thức, mở rộng và củng cố các mối quan hệ. Đồng thời, nhờ tiếp cận với nguồn vốn của TCVM để tạo ra thu nhập cho gia đình, tiếng nói của phụ nữ nghèo trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng có vị thế hơn. Với những lý do trên, TCVM đang ngày càng trở thành một công cụ quan trọng trong quá trình giảm nghèo. 346 3. Một số đánh giá và khuyến nghị nhằm phát triển Tài chính vi mô ở Việt Nam TCVM ở Việt Nam là một ngành đang phát triển và đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu của Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TCVM được hình thành khi Chính phủ ban hành Nghị định 28 ngày 9 tháng 3 năm 2005 về Tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Tuy vậy, hoạt động TCVM ở Việt Nam đã tồn tại từ lâu dưới nhiều hình thức. Trong hệ thống tài chính Việt Nam, hoạt động TCVM bao gồm cả trong khu vực chính thức, bán chính thức và khu vực phi chính thức. Khu vực chính thức gồm có Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT), Quỹ tín dụng nhân dân và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện. Khu vực bán chính thức gồm có các tổ chức tài chính vi mô được thành lập bởi các tổ chức chính trị xã hội và thực hiện các hoạt động tín dụng bằng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Khu vực phi chính thức bao gồm các nhóm cho vay tương hỗ cá nhân dưới hình thức hụi, họ, vay họ hàng, bạn bè và các nhà cho vay tư nhân. Trong bối cảnh hiện nay, việc giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước thông qua cổ phần hoá các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là tất yếu. Cơ hội cho người nghèo tham gia vào thị trường tài chính chính thức cũng rất hạn chế vì dưới con mắt của các ngân hàng, người nghèo và những người sản xuất nông nghiệp nhỏ là nhóm khách hàng rủi ro. Do đó, hoạt động TCVM, nhất là trong khu vực bán chính thức vẫn sẽ là hình thức quan trọng đảm bảo phát triển dịch vụ tài chính gắn với người nghèo ở nông thôn. Tuy vậy, hoạt động TCVM Việt Nam hiện nay còn manh mún, các chỉ số bền vững đều ở mức khiêm tốn. Năng lực nội tại của các tổ chức TCVM còn yếu. Điều đó thể hiện qua chất lượng các sản phẩm cung cấp còn thấp, sản phẩm dịch vụ chưa phong phú đa dạng, một số tổ chức chưa có tầm nhìn. Hệ thống quản lý yếu kém… Khuôn khổ pháp lý còn nhiều bất cập, chưa tạo ra môi trường bình đẳng cho các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực TCVM. Ưu thế cạnh tranh đang thuộc về các tổ chức TCVM chính thức khi được sự hỗ trợ của Nhà nước về nguồn vốn và ở vị thế thống lĩnh thị trường với địa bàn trải rộng khắp cả nước và chiếm thị phần tuyệt đối về cho vay và huy động tiết kiệm. Vị thế thống lĩnh thị trường đó có thể là nguyên nhân quan trọng hạn chế việc cạnh tranh trong việc tiếp cận, cung ứng những sản phẩm TCVM tốt nhất, với giá rẻ nhất có lợi cho người vay, nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả và tính bền vững cho các hoạt động TCVM nói chung. Các tổ chức TCVM bán chính thức gặp khó khăn do quy mô nguồn vốn nhỏ bé ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thu hồi. Việc cho vay không thế chấp với người nghèo có thể mang lại nhiều rủi ro về khả năng bảo toàn vốn đối với các tổ chức này. Để TCVM phục vụ mục tiêu XĐGN thì ngoài việc kết hợp chặt chẽ với chính sách giảm nghèo, hoạt động TCVM cần tập trung vào hai định hướng; đó là tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo hơn là ưu đãi; và phát triển các tổ chức TCVM tự vững mạnh về tổ chức và tài chính. Các giải pháp được đề xuất nhằm mục đích vừa tạo môi trường phát triển các hoạt động tài chính vi mô, vừa củng cố hoạt động của các tổ chức TCVM. Cụ thể là: (i) phát triển một thị trường TCVM lành mạnh và hiệu quả, (ii) nâng cao năng lực nội tại cho tổ chức TCVM và (iii) phát triển mạng lưới các tổ chức TCVM bền vững về tài chính. Các hoạt động này phải được thực hiện một cách đồng bộ và gắn với mục tiêu XĐGN trong từng giai đoạn. (i) Xây dựng thị trường tài chính vi mô lành mạnh và hiệu quả Một thị trường TCVM lành mạnh phải tạo ra môi trường cho các tổ chức TCVM cùng hoạt động một cách công bằng. Để làm được điều đó cần có sự can thiệp của Nhà nước với vai trò người tạo ra hành lang pháp lý để phát triển thị trường. Trước hết, cần thay đổi nhận thức của Nhà nước về vai trò của TCVM, cho rằng TCVM là công cụ xã hội và nhân đạo để xóa đói, giảm nghèo. TCVM cần phải được nhìn nhận lại với tư 347 cách là một phân ngành kinh doanh tài chính tự lực có nhiệm vụ xã hội, là một công cụ kinh tế để tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ tài chính một cách bền vững. Trong bối cảnh các thể chế TCVM chính thức và bán chính thức hoạt động đan xen nhau, để đảm bảo hoạt động của NHCSXH song song với việc phát triển các tổ chức TCVM thuộc khu vực bán chính thức và giảm thiểu tác động của lãi suất ưu đãi đối với người nghèo, cần tách bạch và điều chỉnh phương thức hoạt động của các thể chế tín dụng chính thức. Trước mắt, các hoạt động của NHCSXH có thể được chia thành 2 kênh khác nhau. Một kênh gồm các hoạt động tín dụng cần được trợ cấp (cho vay đối với sinh viên nghèo) và nguồn vốn lấy từ Ngân sách Nhà nước. Kênh thứ hai gồm các hoạt động tín dụng/ngân hàng khác với nguồn vốn hiện tại của NHCSXH và từ nguồn tiết kiệm bổ sung mà ngân hàng có thể huy động trên thị trường. Về lâu dài, các thể chế tín dụng thuộc khu vực chính thức đang nhận bao cấp của Nhà nước cần được chuyển từ vai trò của những người “bán lẻ”, trực tiếp cho người nghèo vay ưu đãi sang vai trò của những người “bán buôn” với lãi suất thấp cho các tổ chức TCVM, để các tổ chức này có thể mở rộng cho vay đến người nghèo và các nhóm dễ bị tổn thương. Những hoạt động cho vay có tính chất “cấp vốn” thực hiện mục đích an sinh xã hội cần tách khỏi NHCSXH và chuyển sang cho các bộ ngành liên quan. Như vậy vừa làm giảm những tác động không mong muốn do lãi suất ưu đãi mang lại, vừa đảm bảo thị trường tài chính vi mô phát triển lành mạnh và bền vững, trong khi vẫn đạt được các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mặt khác, Nhà nước cần tạo cơ hội cho các tổ chức TCVM trong khu vực bán chính thức tham gia thị trường một cách bình đẳng thông qua việc cải thiện các thủ tục và điều kiện thành lập và hoạt động. Đồng thời, Hiệp hội cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức TCVM chính thức để xây dựng Quy tắc hoạt động, với ý nghĩa như một khuôn khổ pháp lý để áp dụng đối với các tổ chức này. Quy tắc này phải mô tả hoạt động kinh doanh, nhóm khách hàng mục tiêu và các hoạt động TCVM. Quy tắc cũng cần có các chỉ số nhằm kiểm soát chất lượng danh mục cho vay, hiệu quả hoạt động, quản lý thận trọng các khoản tiết kiệm và mức độ sinh lời. Các tổ chức TCVM này sẽ được Hiệp hội đánh giá, phân loại tùy thuộc kết quả hoạt động và đây là điều kiện để khẳng định liệu một tổ chức có được tiếp tục hay bị dừng hoạt động. Trong một khuôn khổ như vậy, các tổ chức này sẽ “tự điều tiết” để đảm bảo hiệu quả hoạt động TCVM đối với các khách hàng nghèo. (ii) Nâng cao năng lực nội tại của các tổ chức tài chính vi mô Năng lực nội tại của một tổ chức TCVM là yếu tố quan trọng đảm bảo cho tổ chức phát triển bền vững. Năng lực đó được thể hiện ở 5 yếu tố: Cấu trúc quản trị rõ ràng, cán bộ giỏi và tích cực, quy trình thủ tục và hệ thống hiệu quả, quản lý tài chính minh bạch và lành mạnh. Trong các yếu tố nói trên, hiện nay điểm yếu nhất của các tổ chức TCVM là chưa có cấu trúc quản trị tự chủ và rõ ràng, năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân liên quan đến điểm yếu thứ nhất là do các tổ chức TCVM thường trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Hội Phụ nữ. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là tăng cường năng lực cho Hội Phụ nữ với vai trò mới là một đơn vị hỗ trợ và vận động cho hoạt động TCVM tại cơ sở như thúc đẩy sự tiếp cận của người nghèo (phụ nữ nghèo), tổ chức các nhóm tín dụng, giám sát trả nợ... Vai trò này sẽ được thực hiện tốt nếu Hội Phụ nữ được coi là một đơn vị hỗ trợ khách quan, chuyên nghiệp nhằm điều phối các ý tưởng chung của tổ chức TCVM thay vì vai trò của một tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM bền vững và kiểm soát hoạt động của các tổ chức này. Điểm yếu thứ hai cần được khắc phục bằng cách tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực của tổ chức và con người. Chính phủ và các nhà tài trợ nên dành nguồn lực cho hoạt động đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên của các tổ chức, kể cả các tổ chức chính thức và bán chính thức thông qua các chương trình xây dựng năng lực. Việc đào tạo nên ưu tiên cho các tổ chức “nguồn”, được lựa chọn như Hiệp hội Ngân hàng, Hiệp hội TCVM..., có khả năng đào tạo lại cho các tổ chức TCVM khác trong hệ thống. Phương thức đào tạo có tính chất “chuyển giao” này sẽ 348 củng cố nguồn nhân lực một cách lâu dài và bền vững. Một số lĩnh vực cần hỗ trợ là phát triển nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin quản lý, xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu của các thành viên và phần mềm cho hoạt động ngân hàng, kiểm toán, giám sát và đánh giá. Các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực nói trên sẽ tăng cường kỹ năng của các nhân viên và các nhà quản lý trong các tổ chức TCVM, từ đó mở rộng phạm vi và cải thiện chất lượng các dịch vụ của tổ chức này đối với các khách hàng nghèo. (iii) Phát triển mạng lưới tài chính vi mô với phạm vi tiếp cận rộng và bền vững về tài chính Liên kết các tổ chức TCVM thành một mạng lưới và phát triển các mạng lưới này được xem là một giải pháp trong điều kiện các tổ chức TCVM còn non trẻ. Điều đó một mặt cho phép các tổ chức TCVM chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin và thống nhất tiếng nói của mình với Chính phủ. Mặt khác, một mạng lưới các tổ chức TCVM hoạt động có hiệu quả là giải pháp cho tình trạng thị trường TCVM còn vụn vặt và phát triển rời rạc như hiện nay bởi nó có thể lấp đầy các khoảng trống trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ người nghèo với các sản phẩm đa dạng và phù hợp. Để đảm bảo nguồn vốn và hoạt động bền vững, các tổ chức TCVM bán chính thức đã được phép tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân trong nước, nước ngoài. Tuy nhiên, khó khăn về tình hình tài chính trước mắt và chất lượng báo cáo tài chính vẫn là rào cản lớn về hồ sơ, thủ tục khi các tổ chức TCVM tiếp cận với các nguồn vốn của các ngân hàng thương mại. Rào cản khác khi tiếp cận với nguồn vốn từ khu vực tư nhân là tính minh bạch, hiệu quả và khả năng sinh lời từ các hoạt động TCVM. Vì vậy, nâng cao năng lực của chính mỗi tổ chức TCVM là giải pháp quan trọng để các tổ chức này mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định uy tín của tổ chức. Đây là những yếu tố cần thiết để tăng khả năng tiếp cận với các nguồn vốn, đảm bảo hoạt động bền vững cho các tổ chức TCVM. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. 2. Nghị định 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007 sửa đổi bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. 3. Ngân hàng phát triển Châu Á (2003), “Việt Nam tăng cường năng lực giảm nghèo miền Trung, Tài chính vi mô”. 4. Quỹ Đầu tư Phát triển Liên Hiệp Quốc, Tài chính vi mô, Khóa học từ xa 5. http://www.microfinance.vn. 6. Chuẩn tham chiếu cho TCVM Việt Nam, Nhóm công tác TCVM Việt Nam, Bản tin số 10, tháng 12 năm 2007. 7. Diễn đàn Tài chính vi mô châu Á, tháng 8 năm 2008. 8. Hướng tới một ngành tài chính vi mô tự vững ở Việt Nam, các vấn đề đặt ra và thách thức, Tài liệu nghiệp vụ số 5 của Văn phòng ILO tại Việt Nam, 2005. 9. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho tài chính vi mô thúc đẩy tài chính toàn diện, Nhuệ Mẫn, 2018. 10. Việt Nam: Xây dựng chiến lược toàn diện tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô của người nghèo, Ngân hàng thế giới, tháng 2 năm 2007. 11. Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng hoạt động và các hàm ý chính sách, Trương Quang Hồng và Vũ Đức Cần, 2018. 349 THUÊ TÀI SẢN VẬN DỤNG ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM TS. Đỗ Minh Thoa Học viện Tài chính Tóm tắt Một giải pháp tài chính khi doanh nghiệp (DN) muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh đó là thuê tài sản. Thuê tài sản có những lợi thế và mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp trong từng điều kiện cụ thể. Chính vì vậy, thuê tài sản là nghiệp vụ kinh tế rất phổ biết trong các doanh nghiệp. Thông tin về thuê tài sản trình bày trên Báo cáo tài chính được phản ánh đúng bản chất, đúng khoa học đã và đang gặp những khó khăn ở thực tế DN của Việt Nam. Nghiên cứu này giới thiệu những quy định của chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 về ghi nhận hợp đồng thuê tài sản, ghi nhận nguyên tắc kế toán trình bày thông tin về thuê tài sản trên Báo cáo tài chính, từ đó chỉ ra những định hướng nhằm góp phần xây dựng và hoàn hiện văn bản pháp lý của Việt Nam về kế toán thuê tài sản trong thời gian tới. Từ khóa: Thuê tài sản, kế toán, IFRS 16, VAS 06, IAS 17 1. Giới thiệu Thuê tài sản là một giải pháp tài chính hiệu quả, giải đáp được các bài toán về cân đối dòng tiền, tái cấu trúc nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đúng mục đích cho doanh nghiệp. Theo thống kê, tổng doanh số thuê tài chính toàn cầu hàng năm lên tới trên 1.000 tỷ USD, riêng tại Nhật Bản, doanh số cho thuê tài chính hàng năm cũng vào khoảng 50 tỷ USD. Trong khi đó tại Việt Nam, nơi mà hệ thống ngân hàng và các dịch vụ tài chính đã tương đối phát triển, thì cho thuê tài chính vẫn là một thị trường nhỏ bé, với dư nợ toàn thị trường đến hết Quý 2/2018 chỉ ở mức 8.600 tỷ đồng. (Theo số liệu báo cáo tại Hội thảo về cho thuê tài chính với chủ đề "Thuê tài chính - Lời giải vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp Việt Nam - Kinh nghiệm từ Nhật Bản" do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phối hợp với Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV SuMi TRUST ngày 01/8/2018 tại TP. Hồ Chí Minh).Theo dự báo của công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC), với tốc độ tăng trưởng hàng năm hiện nay từ 4 - 5%, Việt Nam được dự đoán là quốc gia sẽ lọt vào top 30 tăng trưởng GDP thế giới trước năm 2030. Với đã tăng trưởng của nền kinh tế như vậy, nhu cầu về máy móc thiết bị, phương tiện vận tải của các DN sẽ ngày càng tăng cao. Thuê tài chính sẽ là một giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản tiếp cận vốn, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn, trong bối cảnh định hướng hạn chế sử dụng vốn vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng, và đặc thù thiếu tài sản đảm bảo cho việc cấp tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do vậy, có thể thấy hoạt động thuê tài sản sẽ là xu hướng phát triển trong kênh huy động vốn của DN trong tương lai. Trình bày thông tin liên quan tới giao dịch thuê tài sản trên Báo cáo tài chính trong DN một cách chính xác, đúng bản chất, minh bạch luôn được đòi hỏi và mang tính bức thiết. Thuê tài sản tại Việt Nam trong những năm gần đây đã thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu, song số lượng công bố còn hạn chế và chỉ tập trung nghiên cứu vào một số khía cạnh nhất định của thuê tài sản. Có thể kể ra một số nội dung chính của các nghiên cứu về thuê tài sản tại Việt Nam bao gồm: Một, Nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp về kế toán thuê tài sản với nghiên cứu của ThS. Hoàng Ninh Chi và ThS.Nguyễn Thị Thanh Thắm(2019). Hai, Có ghi doanh thu trong giao dịch Bán tái thuê tài sản được không với nghiên cứu của Phan Lê Thành Long, MBUS(Acc), CPA, CMA (Aust.) - Giám đốc Viện Kế toán quản trị công chứng Úc tại Việt Nam (2017). Ba, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 16 - một kỷ nguyên mới về kế toán cho thuê, với nghiên cứu của Trần Hồng Kiên, Phó Tổng Giám đốc, Dịch vụ Kiểm toán, Văn phòng Hà Nội, PwC Việt Nam (2018). 350 Tiến tới hoàn thiện hệ thống pháp lý kế toán của Việt Nam theo hướng hòa hợp với kế toán quốc tế, trong bài viết này, tác giả làm rõ từ việc nghiên cứu Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 về thuê tài sản, nhằm đưa ra những mặt còn tồn tại và định hướng hoàn thiện hệ thống pháp lý kế toán của Việt Nam về thuê tài sản trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bài báo được chia thành 5 phần. Tại phần giới thiệu vấn đề nghiên cứu, tác giả làm rõ sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu từ góc độ lý thuyết cũng như thực tiễn. Tiếp đó, tác giả trình bày khái quát nội dung của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 - Thuê tài sản. Tại nội dung thứ ba, tác giả đưa ra những hạn chế và giải pháp hoàn thiện Hệ thống pháp lý của Việt Nam về kế toán thuê tài sản theo hướng hòa hợp với thông lệ của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế với những tình huống vận dụng cụ thể. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường các DN có nhu cầu huy động vốn rất cao để phục vụ cho việc đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Một giải pháp tài chính cho DN trong điều kiện DN muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đó là thuê tài sản. Thông tin trình bày liên quan tới tài sản thuê sẽ là cơ sở giúp cho DN ra quyết định trong việc sử dụng vốn kinh doanh hiệu quả. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 - Thuê tài sản, đưa ra các nguyên tắc mang tính khoa học về kế toán thuê tài sản Lịch sử ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 - Thuê tài sản: - Vào tháng 4/2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã thông qua IAS 17 Các vụ thuê tài sản, trước đây đã được Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành vào tháng 12/1997. IAS 17 - Các vụ thuê tài sản thay thế cho IAS 17 - Hạch toán cho các vụ thuê tài sản đã được ban hành vào tháng 9/1982. - Vào tháng 4/2001, IASB đã thông qua SIC-15 Các vụ thuê tài sản hoạt động - Các ưu đãi đầu tiên được Ủy ban diễn giải thường trực (SIC) của IASC ban hành vào tháng 12/1998. - Vào tháng 12/2001, IASB đã ban hành SIC-27 - Đánh giá bản chất của các giao dịch liên quan đến hình thức pháp lý của một vụ thuê tài sản. SIC-27 đầu tiên đã được SIC phát triển để đưa ra hướng dẫn về nhiều nội dung, trong đó có việc xác định liệu một thỏa thuận liên quan đến hình thức pháp lý của một vụ thuê tài sản đáp ứng định nghĩa của một vụ thuê tài sản theo IAS 17 hay không. - Vào tháng 12/2003, IASB đã ban hành IAS 17 điều chỉnh là một phần của chương trình đầu tiên của các dự án kỹ thuật của họ. - Vào tháng 12/2004, IASB đã ban hành IFRIC 4 - Xác định liệu một thỏa thuận có bao gồm một vụ thuê tài sản. Ủy ban diễn giả đã phát triển Hướng dẫn về việc xác định liệu các giao dịch không có hình thức pháp lý của một vụ thuê tài sản nhưng chuyển giao quyền sử dụng một tài sản để đổi lại một khoản thanh toán hoặc các khoản thanh toán là một giao dịch thuê tài sản hoặc bao gồm một giao dịch như vậy và nên được hạch toán theo IAS 17. - Vào tháng 1/2016, IASB đã ban hành IFRS 16 - Các vụ thuê tài sản. IFRS 16 thay thế cho IAS 17, IFRIC 4, SIC-15 và SIC-27. IFRS 16 quy định các nguyên tắc cho việc ghi nhận, đo lường, trình bày và công bố các vụ thuê tài sản. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về thuê tài sản (VAS 06) được BTC ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư 105/2003/TT-BTC, ban hành ngày 6/11/2003. Sau đó, trong thông tư 161/2007/TT-BTC, hướng dẫn thực hiện lại 16 Chuẩn mực kế toán ban hành ngày 31/12/2007, thuê tài sản cũng được BTC nhắc lại. Tuy nhiên, hầu như không có sự thay đổi gì về nội dung so với Thông tư 105/2003/TT-BTC được ban hành trước đó. Từ khi ban hành đến nay, VAS 06 bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế trong quá trình vận 351 dụng và đã không có bất cứ một sự thay đổi hay điều chỉnh nào để phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, việc đánh giá và thảo luận lại VAS 06 là một trong những vấn đề cần thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là, trong giai đoạn mà BTC đang lấy ý kiến về dự thảo các Chuẩn mực kế toán mới và VAS 16 cũng đang trong quá trình soạn thảo và lấy ý kiến. Từ tài liệu thu thập được, tiến hành nghiên cứu định tính, thông qua các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm, phương pháp nghiên cứu lịch sử… Trên quan điểm duy vật biện chứng: dùng phép diễn dịch để suy đoán hệ quả tất yếu, dùng phép so sánh để đưa ra nhận định trung gian, từ đó sử dụng phép quy nạp để đưa ra kết luận, tổng hợp lại để đề đạt các kiến nghị, giải pháp… 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Khái quát nội dung của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 16 - Thuê tài sản 3.1.1. Mục tiêu của IFRS 16 - Thuê tài sản IFRS 16 thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các giao dịch thuê tài sản với mục tiêu đảm bảo rằng bên cho thuê và bên thuê cung cấp các thông tin liên quan để trình bày trung thực các giao dịch này. [IFRS 16:1] 3.1.2. Phạm vi áp dụng IFRS 16 - Thuê tài sản IFRS 16 - Thuê tài sản áp dụng cho tất cả các giao dịch thuê tài sản bao gồm cả cho thuê lại, ngoại trừ: [IFRS 16:3] - Thuê quyền khai thác hoặc sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản, dầu hoặc khí gas tự nhiên và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo tương tự; - Thuê tài sản sinh học (xem IAS 41 - Nông nghiệp); - Các hợp đồng nhượng quyền dịch vụ (xem IFRIC 12 - Hợp đồng nhượng quyền dịch vụ); - Bằng sở hữu trí tuệ được trao cho bên cho thuê (xem IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng); và - Quyền của bên thuê theo hợp đồng bản quyền cho các hạng mục như phim, video, vở kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền trong phạm vi IAS 38 - Tài sản vô hình. Bên thuê có thể lựa chọn áp dụng IFRS 16 cho các giao dịch thuê tài sản vô hình, ngoài các hạng mục đã liệt kê bên trên. [IFRS 16:4] Các trường hợp miễn ghi nhận Thay vì áp dụng các điều kiện ghi nhận của IFRS 16 đã trình bày ở trên, bên thuê có thể lựa chọn hạch toán các khoản thanh toán tiền thuê là một khoản chi phí theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn thuê hoặc theo phương pháp có hệ thống khác cho hai loại thuê tài sản dưới đây: (i) Thuê tài sản với thời hạn thuê 12 tháng hoặc ít hơn và không bao gồm các lựa chọn mua tài sản và (ii) Thuê tài sản trong đó tài sản cơ sở có giá trị thấp khi mua mới (như các máy tính cá nhân hoặc các đồ đạc văn phòng loại nhỏ) - lựa chọn này có thể được áp dụng trên cơ sở thuê từng lần.[IFRS 16:5, 6 & 8] 3.1.3. Các định nghĩa cơ bản liên quan tới IFRS 16 - Thuê tài sản [IFRS 16: Phụ lục A] a) Lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê Tỷ lệ lãi suất mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê (a) và giá trị còn lại không được bảo đảm bằng với tổng giá trị hợp lý của tài sản thuê (i) và bất kỳ chi phí trực tiếp ban đầu nào (ii) của bên cho thuê. 352 b) Thời hạn thuê Là thời gian không thể hủy bỏ trong đó bên thuê có quyền sử dụng tài sản thuê, cộng với: - Thời gian theo lựa chọn mở rộng nếu việc lựa chọn quyền chọn đó của bên thuê là tương đối chắc chắn; và - Thời gian theo lựa chọn kết thúc nếu bên thuê không thực hiện quyền chọn đó một cách tương đối chắc chắn. c) Lãi suất biên đi vay Là lãi suất mà bên thuê sẽ phải trả cho một hợp đồng thuê tài chính tương tự hoặc là lãi suất tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên thuê sẽ phải trả để vay một khoản cần thiết cho việc mua tài sản với một thời hạn và với một đảm bảo tương tự. 3.1.4. Xác định một hợp đồng thuê tài sản Một hợp đồng trong đó một bên chuyển quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản xác định cho bên khác trong một thời gian đổi lại bằng một số tiền thuê. [IFRS 16:9] Quyền kiểm soát ở đây có nghĩa là khách hàng, tức bên thuê có cả quyền sử dụng trực tiếp tài sản đó và có được đáng kể lợi ích kinh tế phát sinh từ việc sử dụng tài sản đó. [IFRS 16:B9] Một tài sản thường được xác định trong hợp đồng nhưng cũng có tài sản được xác định hoàn toàn tại thời điểm khách hàng sẵn sàng sử dụng. Tuy nhiên, nếu nhà cung cấp có quyền thay đổi đáng kể tài sản trong quá trình sử dụng thì khách hàng không còn quyền như vậy khi sử dụng tài sản. Quyền thay đổi của nhà cung cấp cũng chỉ được xem xét nếu họ vừa có khả năng thực tế để thay đổi tài sản trong quá trình sử dụng và đạt được lợi ích kinh tế từ việc thay đổi đó. [IFRS 16:B13-14] Từng phần của một tài sản cũng vẫn có thể được coi là một tài sản xác định nếu trạng thái vật chất của nó được tách riêng biệt (ví dụ như sàn nhà của một công trình). Nếu một bộ phận của tài sản nào đó không có trạng thái vật chất riêng (ví dụ như một phần của cáp sợi quang) không được xem là tài sản xác định, trừ khi nó phải thể hiện được đáng kể năng lực mà từ đó khách hàng sẽ đạt được đáng kể lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản. [IFRS 16:B20] Tách riêng các thành tố của một hợp đồng Với một hợp đồng chứa đựng cả yếu tố thuê và các yếu tố khác ví dụ như thuê tài sản và cung cấp dịch vụ bảo trì bảo dưỡng, bên thuê sẽ tập hợp tất cả số tiền phải trả trên cơ sở các mức giá độc lập có liên quan, nếu các mức giá này không dễ dàng thu thập được thì có thể sẽ được ước tính. Trên thực tế, bên thuê có thể lựa chọn không tách các yếu tố dịch vụ khác ra khỏi yếu tố thuê và thay vào đó hạch toán tất cả các yếu tố vào một hợp đồng thuê tài sản. [IFRS 16:13-15] Bên cho thuê sẽ tập hợp tất cả số tiền nhận được từ giao dịch thuê theo IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng. 3.1.5. Hạch toán kế toán cho bên thuê Khi bắt đầu giao dịch thuê tài sản, bên thuê sẽ ghi nhận quyền sử dụng tài sản và nợ phát sinh liên quan đến giao dịch thuê tài sản đó. [IFRS 16:22] Quyền sử dụng tài sản được đo lường ban đầu bằng tổng tiền thuê phải trả cộng với bất kỳ loại chi phí trực tiếp ban đầu nào phát sinh từ bên thuê. Nếu phát sinh các điều khoản ưu đãi tiền thuê hoặc bên thuê thanh toán trước hay ngay khi bắt đầu thời gian thuê hoặc có các nghĩa vụ hoàn lại khác thì cần phải điều chỉnh bổ sung. [IFRS 16:24] Sau khi bắt đầu thuê, bên thuê sẽ xác định quyền sử dụng tài sản bằng cách sử dụng mô hình giá gốc, ngoại trừ: [IFRS 16:29, 34, 35] (i) Quyền sử dụng tài sản là bất động sản đầu tư và bên thuê đo lường giá trị hợp lý của bất động sản đầu tư theo IAS 40; hoặc 353 (ii) Quyền sử dụng tài sản liên quan đến loại tài sản, máy móc và trang thiết bị (PPE) mà bên thuê áp dụng mô hình định giá lại theo IAS 16, trong trường hợp này tất cả quyền sử dụng tài sản liên quan đến loại PPE đó có thể phải được định giá lại. Theo mô hình giá gốc, quyền sử dụng tài sản được xác định bằng công thức nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản. [IFRS 16:30(a)] Tổng tiền thuê phải trả được xác định ban đầu bằng giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê, được chiết khấu tại mức tỷ suất được ấn định theo hợp đồng thuê nếu tỷ suất này có thể được xác định dễ dàng. Nếu tỷ suất này khó có thể được xác định thì bên thuê cần sử dụng lãi suất biên đi vay của họ. [IFRS 16:26] Các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi phụ thuộc vào chỉ số hoặc tỷ lệ được xác định trong công thức đo lường ban đầu của tổng tiền thuê tài sản và tại ngày bắt đầu thuê. Số tiền mà bên thuê dự kiến phải trả theo giá trị còn lại được bảo đảm cũng sẽ được xác định. [IFRS 16:27(b),(c)] Các khoản thanh toán tiền thuê biến đổi không nằm trong công thức xác định tổng tiền thuê phải trả sẽ được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ trong kỳ mà sự kiện hoặc điều kiện thanh toán phát sinh, trừ khi chi phí được xác định trong giá trị sổ sách của tài sản khác theo chuẩn mực khác. [IFRS 16:38(b) Tổng tiền thuê phải trả sau đó sẽ được xác định lại để phản ánh sự thay đổi trong: [IFRS 16:36] (i) Thời hạn thuê (sử dụng tỷ suất chiết khấu đã điều chỉnh); (ii) Đánh giá lựa chọn mua hàng (sử dụng tỷ suất chiết khấu đã điều chỉnh); (iii) Số tiền dự kiến phải trả theo giá trị còn lại được bảo đảm (sử dụng tỷ suất chiết khấu cũ); hoặc (iv) Các khoản thanh toán tương lai phát sinh từ sự thay đổi trong chỉ số hoặc tỷ lệ được sử dụng để xác định các khoản thanh toán này (sử dụng tỷ suất chiết khấu cũ). Việc đo lường lại ở trên đây được coi như điều chỉnh quyền sử dụng tài sản thuê. [IFRS 16:39] Việc sửa đổi hợp đồng thuê cũng là một căn cứ để đo lường lại tổng tiền thuê phải trả, nếu không chúng sẽ được xử lý như một hợp đồng thuê riêng biệt. [IFRS 16:36(c)] 3.1.6. Hạch toán kế toán cho bên cho thuê Bên cho thuê sẽ phân loại mỗi hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính hay thuê hoạt động. [IFRS 16:61] Một hợp đồng thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu bên cho thuê chuyển phần lớn rủi ro cũng như lợi ích đi kèm với quyền sở hữu tài sản cơ sở. Các hợp đồng thuê tài sản còn lại sẽ được phân loại là thuê hoạt động. [IFRS 16:62] Các ví dụ về các tình huống thuê tài chính như sau: [IFRS 16:63] - Là giao dịch thuê tài sản trong đó bên cho thuê chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi kết thúc thời hạn thuê. - Bên thuê được lựa chọn mua tài sản tại mức giá dự kiến thấp hơn giá trị hợp lý tại ngày thực hiện, theo đó ngày bắt đầu hợp đồng thuê được coi như ngày thực hiện quyền mua. - Thời hạn thuê chiếm đa số thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, kể cả khi quyền sở hữu tài sản không được chuyển giao tại thời điểm bắt đầu thuê, giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu ít nhất phải bằng phần lớn giá trị hợp lý của tài sản được thuê. - Tài sản được thuê có tính chất chuyên dụng mà chỉ có bên thuê mới có thể sử dụng mà không cần phải sửa đổi nhiều. 354 Khi bắt đầu thời gian thuê, bên cho thuê sẽ ghi nhận tài sản theo hợp đồng thuê tài sản tài chính là một khoản phải thu với giá trị bằng với khoản đầu tư thuần trong hợp đồng thuê. [IFRS 16:75] Bên cho thuê ghi nhận thu nhập tài chính trong thời gian thuê của hợp đồng thuê tài sản tài chính, dựa trên mô hình phản ánh tỷ suất sinh lợi cố định theo kỳ trên khoản đầu tư ròng đó. [IFRS 16:75] Tại ngày bắt đầu thuê, bên cho thuê là nhà sản xuất hay người bán hàng sẽ ghi nhận lãi/lỗ bán hàng theo chính sách ghi nhận toàn bộ doanh thu mà IFRS 15 đang áp dụng. [IFRS 16:71c)] Bên cho thuê ghi nhận các khoản thanh toán tiền thuê hoạt động như một khoản thu nhập theo phương pháp đường thẳng hoặc theo phương pháp có hệ thống khác nếu xảy ra trường hợp lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản cơ sở bị giảm xuống. [IFRS 16:81] 3.1.7. Giao dịch bán và cho thuê lại tài sản Để xác định được việc chuyển giao một tài sản có được coi là một giao dịch bán tài sản hay không thì doanh nghiệp cần áp dụng các điều kiện trong IFRS 15 để xác định khi nào một nghĩa vụ phải thực hiện được thỏa mãn. [IFRS 16:99] Nếu việc chuyển giao tài sản thỏa mãn các điều kiện của IFRS 15 đã được xem là một giao dịch bán tài sản thì bên bán xác định quyền sử dụng tài sản theo tỷ lệ giá trị sổ sách trước đó của tài sản liên quan đến quyền sử dụng tài sản hiện tại. Theo đó, bên bán chỉ ghi nhận số lãi hoặc lỗ liên quan đến quyền đã chuyển giao cho bên mua. [IFRS 16:100a)] Nếu giá trị hợp lý của số tiền bán hàng không bằng giá trị hợp lý của tài sản hoặc nếu các khoản thanh toán tiền thuê không theo giá trị thị trường thì số tiền bán hàng này sẽ được điều chỉnh theo giá trị hợp lý bằng cách tính đến khoản thanh toán trước hoặc tài trợ bổ sung. [IFRS 16:101] 3.2. Giải pháp hoàn thiện Hệ thống pháp lý của Việt Nam về thuê tài sản Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 16 - Thuê tài sản (IFRS 16) vào tháng 1/2016 để thay thế Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 - Thuê tài sản (IAS 17); được áp dụng từ ngày 01/01/2019, IFRS 16 trình bày cách thức ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các giao dịch thuê tài sản trên BCTC theo IFRS. Chuẩn mực này đưa ra phương pháp hạch toán kế toán cho bên thuê, yêu cầu bên thuê ghi nhận tài sản và nợ cho tất cả các giao dịch thuê tài sản ngoại trừ tài sản có thời hạn thuê 12 tháng hoặc ít hơn hay tài sản có giá trị thấp. Chuẩn mực IFRS 16 được Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành sau khi hoàn thành dự án kéo dài trên 30 năm về việc sửa đổi nguyên tắc kế toán thuê tài sản. Việc sửa đổi này bắt nguồn từ việc IASB cho rằng, Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 (IAS 17) - Thuê tài sản phân chia hai loại hình thuê hoạt động và thuê tài chính là không phù hợp, dẫn đến quá nhiều cơ cấu và thông tin tài chính ngoại bảng. Giải pháp của IASB xuyên suốt quá trình hoàn thành dự án là xóa bỏ khác biệt giữa thuê hoạt động và thuê tài chính và kế toán các khoản thuê tài sản trên bảng cân đối kế toán. IASB đề xuất một phương pháp kế toán duy nhất cho tất cả các hình thức thuê tài sản (tương tự như thuê tài chính theo IAS 17). Theo đó, nguyên tắc kế toán chính theo IFRS 16 yêu cầu các tổ chức là bên đi thuê tài sản cần kế toán tài sản thuê trên “Bảng cân đối kế toán” với giá trị ghi nhận là “Quyền sử dụng” tài sản và nghĩa vụ thuê tài sản tương ứng. Nguyên tắc kế toán này có khác biệt lớn so với IAS 17 trước đây trong việc kế toán các khoản thuê hoạt động. Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/ NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020. Theo đó việc phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được sớm triển 355 khai để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, Bộ Tài chính đang xây dựng đề án đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật, ban hành mới VAS/VFRS, trong đó đề cập đến hướng đi cho Việt Nam, lộ trình áp dụng và biện pháp triển khai Tại thời điểm ban hành, VAS 06 được đánh giá là đã hòa hợp với IAS 17 và có điểm tiến bộ trong việc quy định nguyên tắc kế toán thuê tài sản. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 15 năm đưa vào vận dụng ở thực tế, VAS 06 đã bộc lộ rất nhiều hạn chế cần phải được hoàn thiện cho phù hợp với sự vận động của nền kinh tế Việt Nam cũng như hội nhập với kế toán quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đưa ra những nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán thuê tài sản ở Việt Nam, trong đó tập trung đưa ra giải pháp để hoàn thiện Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 06 - Thuê tài sản hiện nay. 3.2.1. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện về quy định Xác định hợp đồng thuê của VAS 06 Thuê tài sản Định nghĩa Thuê tài sản theo VAS 06/IAS 17: “Thuê tài sản là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.” Theo VAS 6/IAS 17 việc xác định hợp đồng thuê liên quan tới chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê, vì vậy VAS 6/IAS 17 phân loại thuê tài sản thành 2 hình thức là thuê tài chính và thuê hoạt động. Cụ thể, VAS 6/IAS 17 đưa ra khái niệm: “Thuê tài chính là bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê. Thuê hoạt động là bên cho thuê không chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên đi thuê”. Tuy nhiên, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IRRS 16 - Thuê tài sản đã tiếp cận Hợp đồng thuê tài sản theo một hướng mới, IFRS 16 nhấn mạnh việc xác định hợp đồng thuê vào quyền kiểm soát trong việc sử dụng tài sản. Cụ thể, định nghĩa Thuê tài sản theo IFRS 16: “Thuê tài sản là một hợp đồng, hoặc một phần của hợp đồng, bao gồm việc trao đổi các khoản thanh toán lấy quyền kiểm soát việc sử dụng một tài sản xác định trong một khoảng thời gian.” IFRS 16 không phân loại hợp đồng thuê tài sản là thuê tài chính và thuê hoạt động, mà IFRS 16 đi đánh giá hợp đồng chứa đựng quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản. Nếu như hợp đồng không chứa đựng quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản thì hợp đồng đó không xác định là hợp đồng thuê tài sản theo IFRS 16. Để đánh giá liệu hợp đồng có chứa đựng quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản xác định trong một khoảng thời gian, đơn vị cần đánh giá liệu rằng, trong suốt thời gian sử dụng, bên đi thuê có các quyền sau hay không: (a) quyền kiểm soát việc thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ sử dụng tài sản xác định, và (b) quyền quyết định việc sử dụng tài sản xác định. Hợp đồng chứa đựng quyền kiểm soát việc sử dụng tài sản theo IFRS 16 phải thỏa mãn các điều kiện sau: Thứ nhất, có tồn tại một tài sản xác định Hợp đồng có xác định rõ tài sản riêng biệt về mặt hiện vật hoặc một bộ phận có năng lực của tài sản có được coi là tài sản xác định. Bộ phận có năng lực của tài sản thể hiện tính riêng biệt về mặt hiện vật hoặc thể hiện phần lớn mọi năng lực của tài sản và bên đi thuê có quyền thụ hưởng phần lớn các lợi ích kinh tế liên quan Bên cho thuê có thực quyền thay thế tài sản: Bên cho thuê có thực quyền thay thế tài sản chỉ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: + Bên cho thuê thực sự có khả năng thay thế tài sản cho thuê trong thời gian sử dụng. + Bên cho thuê có thể thu được lợi ích kinh tế từ việc thực hiện quyền thay thế tài sản. 356 Thực quyền đối với việc thay đổi tài sản cho thuê được thể hiện ở các góc độ: (i) Quyền thay thế tài sản của bên cho thuê có hiệu lực trong suốt thời gian sử dụng (ii) Bối cảnh tại ngày bắt đầu hợp đồng không tính đến các sự kiện tương lai không chắc chắn xảy ra tại ngày bắt đầu hợp đồng (iii) Chi phí dự kiến của việc thay thế tài sản, nếu chi phí thay thế dự kiến vượt quá lợi ích mang lại, quyền thay đổi tài sản sẽ ít có hiệu lực trên thực tế. Thứ hai, bên đi thuê có quyền thụ hưởng phần lớn các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong thời gian sử dụng - Quyền hạn của bên đi thuê với việc sử dụng tài sản thế nào? - Bên đi thuê có phải trả bên cho thuê số tiền tương ứng mức độ sử dụng tài sản? Đánh giá các yếu tố tại ngày bắt đầu hợp đồng thuê, bao gồm: + Các lợi ích thu được trực tiếp hay gián tiếp: Thông qua sử dụng, nắm giữ hoặc cho thuê lại tài sản. + Phạm vi điều chỉnh của hợp đồng: Đánh giá ảnh hưởng của quyền tự vệ và các lợi ích từ việc sử dụng tài sản trong phạm vi điều chỉnh của hợp đồng. + Đánh giá các khoản phải trả cho bên cho thuê: Vẫn coi là một phần lợi ích thu được bởi bên đi thuê. Thứ ba, bên đi thuê có quyền quyết định cách thức và mục đích sử dụng tài sản trong suốt quá trình sử dụng Bên đi thuê có quyền quyết định mục đích sử dụng của tài sản trong suốt thời gian đi thuê nếu: + Bên đi thuê có thể quyết định phương thức và mục đích sử dụng tài sản, hoặc + Các quyết định liên quan tới phương thức và mục đích sử dụng tài sản được xác định trước, cụ thể: Bên đi thuê có quyền vận hành tài sản mà bên cho thuê không có quyền thay đổi chỉ dẫn hoạt động trong suốt thời gian sử dụng, hoặc bên đi thuê thiết kế tài sản theo hướng xác định trước cách thức và mục đích sử dụng tài sản trong suốt thời gian thuê. Quy trình đánh giá để xác định hợp đồng thuê được tóm tắt trong Sơ đồ 1 Sơ đồ 1: ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG CHỨA ĐỰNG ĐIỀU KHOẢN THUÊ Nguồn: Tổng hợp từ IFRS 16 357 Vận dụng IFRS 16 để Xác định hợp đồng thuê ở tình huống sau: Market-Fresh Ltd ký thỏa thuận (Hợp đồng A) trong vòng 5 năm sử dụng một gian hàng bán lẻ (quầy 16) trong Trung tâm thương mại do Alpha vận hành (bên cho thuê). Các điều khoản trong hợp đồng như sau: + Market-Fresh Ltd có quyền sử dụng quầy bán lẻ từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm là quãng thời gian trung tâm thương mại được bảo đảm an ninh. Ngoài thời gian này, quầy hàng không được phép. + Market-Fresh có quyền tự chọn sản phẩm bày bán và chính sách giá. + Alpha Ltd có thể yêu cầu Market-Fresh di dời đến một tầng khác trong trung tâm trong vòng 5 năm. Trong trường hợp này, Alpha Ltd sẽ trả chi phí di dời. Tuy nhiên, Market-Fresh có quyền lựa chọn di dời hay không. Hợp đồng A có phải hợp đồng thuê không? Xem xét các điều kiện để xác định hợp đồng thuê theo IFRS 16: (1) Có tồn tại tài sản xác định? Hợp đồng A: Có thể coi quầy hàng bán lẻ là một bộ phận có năng lực riêng biệt về mặt hiện vật trong tổng thể trung tâm thương mại. Hợp đồng chỉ rõ rằng Market-Fresh được phép sử dụng quầy 16, riêng biệt về mặt hiện vật đối với phần còn lại của trung tâm thương mại. Alpha Ltd không có thực quyền thay thế quầy 16. Alpha có thể yêu cầu Market-Fresh di dời nhưng Market-Fresh có quyền lựa chọn đi hay ở. Nếu: Hai điều khoản mới của Hợp đồng A: - Alpha Ltd có quyền di dời Market-Fresh đến một vị trí mới nếu quầy 16 cần được sửa chữa hay bảo dưỡng. - Alpha Ltd có quyền di dời Market-Fresh đến một vị trí cùng kích cỡ. Alpha Ltd sẽ phải thanh toán cả chi phí di dời và chi phí gián đoạn kinh doanh cho Market-Fresh. (Lưu ý: Việc thay thế này mang lại lợi ích cho Alpha nếu tìm được khách thuê khác chịu trả tiền thuê cao hơn mức thị trường cho quầy số 16. Tại ngày bắt đầu hợp đồng thuê, Alpha không nghĩ rằng sẽ tìm được một người thuê khác.) Các điều khoản này không ảnh hưởng đến việc đánh giá thực quyền thay thế tài sản của Alpha Ltd. Quầy số 16 vẫn là tài sản xác định trong hợp đồng A. (2) Bên đi thuê có quyền thụ hưởng phần lớn các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong thời gian sử dụng? Market-Fresh có quyền thụ hưởng phần lớn các lợi ích kinh tế từ sử dụng quầy bán lẻ: Việc Market-Fresh không được mở quầy ngoài thời gian quy định không ảnh hưởng đến việc toàn quyền sử dụng tài sản này và quyền thu được lợi ích kinh tế từ việc bán hàng trong thời gian trung tâm thương mại mở cửa. Nếu: Hợp đồng A có thêm một số điều khoản như sau: + Alpha Ltd yêu cầu Market-Fresh trả thêm 5% lợi nhuận ngoài tiền thuê trả hàng tháng. + Market-Fresh ký hợp đồng cho thuê lại khoảng 10% diện tích quầy 16 cho cửa hàng bán thực phẩm. Bên đi thuê lại tự chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa. Các điều khoản này không khiến Market-Fresh không thể thụ hưởng phần lớn lợi ích kinh tế từ sử dụng tài sản đi thuê. Không điều khoản nào ngăn ngừa Market-Fresh thụ hưởng phần lớn lợi ích. Việc chi trả thêm cho Alpha Ltd một phần dòng tiền thu được từ tài sản đi thuê không ảnh hưởng đến việc thụ hưởng phần lớn lợi ích kinh tế của Market- Fresh. Lợi ích kinh tế từ sử dụng tài sản đi thuê bao gồm cả lợi ích từ việc cho thuê bên thứ ba thuê lại. 358 (3) Market-Fresh có quyền quyết định cách thức và mục đích sử dụng tài sản trong suốt quá trình sử dụng Market-Fresh có quyền quyết định việc sử dụng quầy 16 trong hợp đồng A: Do MarketFresh có thể tự chọn sản phẩm để bán và quyết định giá bán, công ty có quyền ra quyết định ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế phát sinh từ sử dụng quầy 16. Hợp đồng A là hợp đồng thuê. Nếu quyền ra quyết định được xác định trước, cân nhắc thêm các tình huống có thể xảy ra: + Bên đi thuê ký hợp đồng vận chuyển trong khi bên cho thuê chỉ có duy nhất một xe tải; Địa điểm và hàng hóa được xác định rõ trong hợp đồng; Bên đi thuê có thể lựa chọn cách thức thực hiện chuyến đi (lộ trình, tốc độ, điểm nghỉ, etc.); Bên đi thuê có quyền vận hành tài sản thuê. + Đơn vị cung cấp điện thuê một trang trại điện mặt trời từ một nhà máy điện trong vòng 20 năm.; Trang trại điện mặt trời được đơn vị cung cấp điện thiết kế nhưng do nhà máy điện sở hữu; Đơn vị cung cấp điện thiết kế trang trại điện mặt trời, xác định trước cách thức và mục đích sử dụng. Xác định hợp đồng thuê là nội dung thay đổi bước ngoặt trong IFRS 16, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc ghi nhận thông tin về kế toán thuê tài sản. Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 (IAS 17) - Thuê tài sản phân chia hai loại hình thuê hoạt động và thuê tài chính là không phù hợp, dẫn đến quá nhiều cơ cấu và thông tin tài chính ngoại bảng. Giải pháp của IASB xuyên suốt quá trình hoàn thành dự án là xóa bỏ khác biệt giữa thuê hoạt động và thuê tài chính. IASB đề xuất một phương pháp kế toán duy nhất cho tất cả các hình thức thuê tài sản (tương tự như thuê tài chính theo IAS 17). Theo đó, nguyên tắc kế toán chính theo IFRS 16 yêu cầu các tổ chức là bên đi thuê tài sản cần kế toán tài sản thuê trên “Bảng cân đối kế toán” với giá trị ghi nhận là “Quyền sử dụng” tài sản và nghĩa vụ thuê tài sản tương ứng. Nguyên tắc kế toán này có khác biệt lớn so với IAS 17 trước đây trong việc kế toán các khoản thuê hoạt động. 3.2.2. Hạn chế và giải pháp hoàn thiện Kế toán đối với bên đi thuê trong Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 06 - Thuê tài sản (VAS 06) và Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành Thông tư 200/2014/TT/BTC ngày 22/12/2014 quy định tương tự như Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 - Thuê tài sản (IAS 17) đưa ra Kế toán đối với bên đi thuê như sau: Kế toán thuê tài sản tại bên đi thuê - Thuê tài chính + Tại thời điểm khởi đầu thuê: Bên đi thuê ghi nhận giá trị tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài sản với cùng giá trị là giá thấp hơn giữa giá trị hợp lí của tài sản và giá trị hiện tại của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu. Tỉ lệ chiết khấu sử dụng để tính giá trị hiện tại của MLP là tỉ lệ lãi suất ngầm định, hoặc tỉ lệ lãi suất biên đi vay của bên đi thuê. Các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thuê tài sản của bên đi thuê được tính vào giá trị tài sản thuê. Các khoản nợ phải trả về thuê tài chính cần phải được phân biệt thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn + Trong thời gian thuê tài sản: Khoản thanh toán tiền thuê phải được chia thành nợ gốc phải trả từng kì và chi phí tài chính. Khấu hao tài sản thuê tài chính được xác định theo qui định của IAS 16. Phương pháp khấu hao đối với tài sản thuê phải tính khấu hao tương tự như phương pháp áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu của bên đi thuê. Kế toán thuê tài sản tại bên đi thuê - Thuê hoạt động + Chi phí thuê được hạch toán vào chi phí trong kì Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 - Thuê tài sản (“IAS 17”), bên đi thuê phải phân biệt giữa thuê tài chính (trên bảng cân đối kế toán) và thuê hoạt động (ngoài bảng cân đối kế toán). Tuy nhiên, mô hình mới theo IFRS 16 yêu cầu bên đi thuê phải ghi nhận hầu hết các hợp đồng thuê trên bảng cân đối kế toán, miễn trừ tùy chọn cho thuê ngắn hạn và cho thuê tài sản có giá trị thấp. Đối với bên đi thuê đã ký kết hợp đồng được phân loại là thuê hoạt động theo IAS 17, IFRS 16 có thể có tác động rất lớn đến báo cáo tài chính. 359 Đầu tiên, IFRS 16 sẽ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán và các chỉ số liên quan đến Bảng cân đối kế toán như chỉ số Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, IFRS 16 cũng sẽ ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp cần phải ghi nhận chi phí lãi vay cho nghĩa vụ thuê (nghĩa vụ thanh toán tiền thuê) và doanh nghiệp cũng cần phải tính khấu hao đối với 'quyền sử dụng tài sản' (nghĩa là tài sản phản ánh quyền sử dụng tài sản thuê). Do đó, đối với hợp đồng thuê trước đây được phân loại là thuê hoạt động, tổng chi phí vào đầu thời gian thuê sẽ cao hơn so với IAS 17. IFRS 16 đưa ra Phương pháp Bảng cân đối Kế toán để xác định kế toán thuê tài sản đối với bên đi thuê Nội dung của Phương pháp Bảng cân đối Kế toán như sau: Mô hình đánh giá đơn nhất Tất cả các khoản thuê với thời hạn lớn hơn 12 tháng đều phải được ghi nhận trên bảng CĐKT: + Phản ánh quyền sử dụng của bên đi thuê với tài sản được thuê trên Phần Tài sản trên BCĐKT của bên đi thuê; + Phản ánh nghĩa vụ thanh toán tiền thuê tài sản của bên đi thuê trên Phần Nợ phải trả trên BCĐKT của bên đi thuê. Ghi nhận lần đầu: Khoản đi thuê được đánh giá cho lần ghi nhận đầu tiên như sau: Chi phí của quyền sử dụng tài sản bao gồm: + Công nợ liên quan đến khoản thuê trong lần ghi nhận đầu tiên + Các khoản thanh toán tiền thuê phải trả trước hoặc tại ngày bắt đầu, trừ đi các khoản chiết khấu nhận được, + Các chi phí trực tiếp ban đầu của bên đi thuê, và + Chi phí ước tính sẽ phát sinh nếu bên đi thuê phải loại bỏ tài sản, phục hồi lại mặt bằng hoặc phục hồi lại tài sản theo điều kiện yêu cầu bởi khoản thuê tại thời điểm bắt đầu thuê hoặc tại các thời điểm sau đó. Đánh giá tại các thời điểm lập báo cáo tài chính: + Các khoản thuê được đánh giá như sau: (Bảng 1) Bảng 1: Đánh giá khoản thuê tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu 1. Đánh giá lần đầu 2. Đánh giá lại 360 Quyền sử dụng TS Nguyên giá Nguyên giá trừ khấu hao lũy kế/Suy giảm giá trị + Hao mòn được tính toán theo IAS 16 + Suy giảm giá trị được đánh giá theo IAS 36 Báo cáo kết quả kinh doanh Công nợ thuê Khấu hao Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê chưa trả N/A (None applicable) - Không áp dụng Ghi nhận vào chi phí hoạt động Xác định thời gian khấu hao: - Bên đi thuê có sở hữu tài sản sau khi kết thúc thời gian thuê: khấu hao tới hết thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. - Bên đi thuê không sở hữu tài sản sau khi kết thúc thời gian thuê: Khấu hao tới thời điểm sớm hơn của thời gian sử dụng hữu ích và thời điểm kết thúc hợp đồng thuê. Chi phí tài chính N/A + Ghi nhận Công nợ thuê và chi phí lãi: (Bảng 2) Bảng 2: Ghi nhận công nợ thuê và chi phí lãi tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Quyền sử dụng TS Báo cáo kết quả kinh doanh Công nợ thuê Khấu hao Chi phí tài chính 1. Đánh giá lần đầu Nguyên giá Giá trị hiện tại của các khoản tiền thuê chưa trả N/A (None applicable) - Không áp dụng N/A (None applicable) 2. Đánh giá lại Nguyên giá trừ khấu hao lũy kế/Suy giảm giá trị Giá trị áp dụng Phương pháp giá trị phân bổ Ghi nhận vào chi phí hoạt động Ghi nhận vào chi phí tài chính Vận dụng để trình bày thông tin liên quan tới hợp đồng thuê Market-Fresh Ltd Market-Fresh Ltd tham gia vào hợp đồng thuê 5 năm để được sử dụng kios bán lẻ. Những điều khoản của hợp đồng: + Market-Fresh đồng ý thanh toán cố định $50,000 hàng năm trong suốt 5 năm, tiền thuê được thanh toán sau mỗi năm. + Do đây là hợp đồng thuê tài sản, tỷ lệ chiết khấu không được xác định thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, Market-Fresh có lãi suất vay vốn là 4,25% với các khoản vay có cùng thời hạn và mức độ đảm bảo. + Market-Fresh quyết định rằng quyền sử dụng tài sản cần được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian thuê. Cách thức hạch toán cho hợp đồng thuê Market-Fresh Ltd theo IAS 17/VAS 6 và theo IFRS 16 như sau: (Bảng 3) Bảng 3: Kế toán ghi nhận thông tin của hợp đồng thuê Market-Fresh Ltd theo IAS 17/VAS 6 và theo IFRS 16 Năm Bảng cân đối kế toán 0 IAS17/VAS6 (Thuê hoạt động) 1 2 3 4 5 Không có tài sản hay công nợ được ghi nhận IFRS16 (Mô hình BCĐKT) PV của 50.000 @4,25% - Công nợ thuê 221.036 180.431 138.099 93.968 47.962 - - Quyền sử dụng TS (GTCL) 221.036 176.829 132.622 88.415 44.207 - Năm Báo cáo kết quả kinh doanh 0 1 2 3 4 5 IAS17/VAS6 (Thuê hoạt động) - Trả tiền thuê (chi phí hoạt động) 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 - Chi phí lãi (chi phí tài chính) 9.394 7.668 5.869 3.994 2.038 - Khấu hao (chi phí hoạt động) 44.207 44.207 44.207 44.207 44.207 IFRS16 (Mô hình BCĐKT) 361 4. Kết luận Nền kinh tế Việt Nam với xu hướng phát triển tốc độ cao trong tương lai, các DN Việt Nam đóng vai trò tích cực trong sự phát triển đó. Một giải pháp tài chính hiệu quả sẽ được các DN Việt Nam lựa chọn phù hợp với xu thế của thế giới đó là thuê tài sản. Sau 15 năm ban hành, Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 17 - Thuê tài sản do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB ban hành đã bộc lộ những hạn chế. Vào tháng 1 năm 2016, Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (“IASB”) đã ban hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 16 - Thuê tài sản (“IFRS 16”), và từ đây bắt đầu một kỷ nguyên mới về kế toán thuê tài sản. IFRS 16 sẽ có hiệu lực từ 1/1/2019 Ở Việt Nam, Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 06 - Thuê tài sản được ban hành theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 dựa trên tinh thần của IAS 17 - Thuê tài sản. Để giúp các DN Việt Nam hòa nhập và phát triển với kinh tế thế giới thì việc hoàn thiện hệ thống pháp lý về kế toán thuê tài sản ở Việt Nam là vấn đề được đặt ra. Nhận thức được vai trò của giao dịch thuê tài sản trong DN, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu các văn bản pháp luật có liên quan, xuất phát từ thực tế của DN, tác giả đã trình bày các quan điểm và nội dung của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 17 - Thuê tài sản, chỉ ra những hạn chế trong quy định pháp lý của Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp lý của Việt Nam về thuê tài sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN khi áp dụng chuẩn mực này trong thực tế, góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam hội nhập với quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính 2. Bộ Tài chính (2002), Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002về việc ban hành và công bố (06) chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2), ban hành ngày 31/12/2002 3. Bộ Tài chính (2003), Thông tư 105/2003/TT-BTC hướng dẫn vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam, ban hành ngày 6/11/2003 4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 161/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện 16 Chuẩn mực kế toán, ban hành ngày 31/12/2007 5. Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, IFRS 16 - Thuê tài sản(Bản dịch của Bộ Tài chính và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 2017) 6. Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, IAS 01 - Trình bày Báo cáo tài chính (Bản dịch của Bộ Tài chính và ACCA 2018) 7. Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, IAS 17 - Thuê tài sản (Bản dịch của Bộ Tài chính và ACCA 2015) 8. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định 480/QĐ -TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030, ban hành ngày 18/3/2013 9. Thủ tướng Chính phủ (2016), Nghị quyết 35/ NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020, ban hành ngày 16/5/2016 10. Tài liệu của Hội thảo về cho thuê tài chính với chủ đề "Thuê tài chính - Lời giải vốn trung dài hạn cho doanh nghiệp Việt Nam - Kinh nghiệm từ Nhật Bản" do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam phối hợp vớiCông ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV - SuMi TRUST ngày 01/8/2018 tại TP. Hồ Chí Minh 11. http://tapchicongthuong.vn/ 12. http://vaa.net.vn/ 13. http://www.sggp.org.vn/ 14. http://cafef.vn/ 15. http://tapchitaichinh.vn/ 362 3.6. GIẢI PHÁP GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NHẰM TIẾP CẬN NỀN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Cao Minh Tiến Học viện Tài chính Tóm tắt Nhằm tiếp cận tới các mục tiêu của thị trường chứng khoán (TTCK), một nền tài chính toàn diện, đảm bảo tính công bằng cho các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách đã có những thay đổi về chính sách thuế với các dịch vụ tài chính, trong đó có chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư trên TTCK. Tuy nhiên các chính sách dù đã hướng tới việc tăng thu cho ngân sách Nhà nước, thu hút đầu tư nhưng vẫn tồn tại những hạn chế vì TTCK ngày càng phát triển và có thêm các thị trường mới thành lập, hàng hóa trên thị trường ngày một đa dạng, phong phú. Cơ cấu nhà đầu tư ngày càng phát triển và mở rộng không ngừng. Bài viết muốn đưa ra tác động chính sách thuế TNCN tới TTCK, hoạt động đầu tư chứng khoán và một số giải pháp về thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán nhằm tiếp cận nền tài chính toàn diện. Từ khóa: tài chính toàn diện, thuế thu nhập cá nhân, thuế với nhà đầu tư Cho đến nay thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động gần 20 năm. Tuy mới hình thành và phát triển nhưng thị trường chứng khoán đã đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn trung và dài hạn trong xã hội; tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn cho các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm qua. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn mới đã được chỉ rõ, đó là mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, phát triển ổn định, vững chắc, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ và từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế đặc biệt là tiếp cận với thị trường tài chính toàn diện. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược nêu trên đòi hỏi trong thời gian tới Nhà nước cần có những đổi mới mạnh mẽ về các cơ chế, chính sách có liên quan tới thị trường chứng khoán. Trong đó chính sách về thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán có tầm quan trọng đặc biệt. Kết thúc năm 2018 có tới 77 công ty chứng khoán đang hoạt động, 13 quỹ đầu tư và hàng ngàn nhà đầu tư tư nhân, chưa kể các doanh nghiệp nhưng đóng góp vào NSNN những năm vừa qua không đáng là bao so với giá trị giao dịch và tiềm năng của thị trường này. Từ trước đến nay, đã có nhiều tài liệu của các nhà khoa học nói về tầm quan trọng của chính sách thuế và ảnh hưởng của chính sách thuế đến hoạt động đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên chính sách thuế hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán vẫn là một chủ đề tương đối mới, do đó chủ đề này mang tính lý luận rất cao. 363 Về mặt thực tiễn: chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư ở nước ta thời gian qua còn nhiều khó khăn, bất cập như: mức ưu đãi cao, diện ưu đãi rộng và dàn trải; hạn chế thu hút nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán phái sinh; chính sách thuế TNCN không khuyến khích nhà đầu tư nhỏ, lẻ, đầu tư ngắn hạn, chưa đảm bảo tính công bằng, chưa phù hợp với tính chất thu nhập. Thứ nhất, hoạt động đầu tư chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, nhằm thúc đẩy đầu tư, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, tiết kiệm, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Dưới góc độ lý thuyết vẫn đặt ra các câu hỏi là nên đánh thuế đối với loại hình hoạt động đầu tư chứng khoán nào? cách thức đánh thuế ra sao? làm thế nào để quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán một cách hiệu quả nhất. Chính vì thế, tiếp tục làm sáng tỏ cơ sở lý luận cùng như nghiên cứu kinh nghiệm liên quan nhằm nắm bắt xu thế, hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán là rất cần thiết. Thứ hai, tại Việt Nam, hoạt động đầu tư chứng khoán phát triển ngày một phong phú cả về số lượng NĐT tham gia cũng như các dịch vụ của các tổ chức tài chính trung gian. Các dịch vụ, thị trường mới lần lượt ra đời trong đó tháng 8/2017 thị trường chứng khoán phái sinh ra đời đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam. Chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán dù được sửa đổi, hướng dẫn chi tiết ở một số lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Chẳng hạn, nhiều hoạt động đầu tư thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nên không phát sinh thuế GTGT đầu ra, dẫn đến thuế đầu vào không được khấu trừ. Các doanh nghiệp trong nước rất khó đánh giá đầy đủ về đối thủ cạnh tranh; nhà nước gặp khó khăn trong việc quản lý, giám sát và thu thuế. Để tránh thất thoát thuế và quy định chính sách thuế phù hợp hơn, cần tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán. Thứ ba, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), năm 2016 Việt Nam ký hiệp định gia nhập TPP và có hiệu lực 2 năm sau ngày ký. Việt Nam đã thực hiện cam kết về 11 ngành dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tài chính trong đó có hoạt động KDCK đã đặt ra nhiều thách thức. Chính sách thuế đặc biệt là thuế TNCN vừa phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), vừa phải tạo một hành lang pháp lý ổn định và phù hợp cho sự phát triển của hoạt động đầu tư chứng khoán. Thứ tư, các nghiên cứu tiêu biểu về thuế đối với hoạt động đầu tư chứng khoán, cả trong và ngoài nước đã có những đóng góp lớn trong việc hình thành và tạo dựng cơ sở lý luận về thuế đối với các hoạt động đầu tư chứng khoán. Nhưng các nghiên cứu dường như bỏ qua những xu thế phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng; quá trình tái cấu trúc các tổ chức tài chính cũng như ảnh hưởng của nó đến chính sách thuế… Điều đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu để hình thành khung lý thuyết nhất quán, phân tích, đánh giá thực trạng chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán cũng như các giải pháp nhằm vận hành có hiệu quả hoạt động đầu tư chứng khoán và đảm bảo nguồn thu NSNN cũng như đảm bảo cơ cấu thu bền vững. Đảm bảo thị trường phát triển theo hướng tài chính toàn diện, tiếp cận với các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Nhà đầu tư chứng khoán là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán nhằm mục đích sinh lời. Về bản chất thì có thể chia nhà đầu tư thành 3 nhóm là: - Nhà đầu tư chủ động Các nhà đầu tư chủ động là những người theo sát hoạt động của thị trường. Họ dành thời gian để tìm kiếm cổ phiếu, phân tích, dự báo thị trường, đọc báo cáo tài chính, tham gia các diễn đàn, khoá học, sự kiện về chứng khoán, theo dõi các tin tức tài chính trên báo chí hằng ngày và dùng các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật trong đầu tư chứng khoán. Họ mua bán dựa trên xu hướng của thị trường, thích các cổ phiếu đang tăng giá và mua nó với hi vọng giá sẽ đột phá trong tương lai. - Nhà đầu tư thụ động Giống với các nhà đầu tư chủ động, nhà đầu tư thụ động cũng thích đầu tư để kiếm được lợi nhuận nhưng họ không muốn dành quá nhiều thời gian vào các công việc phân tích, đọc báo cáo, tin 364 tức hằng ngày… Những nhà đầu tư này thường là những nhà đầu tư trung và dài hạn hoặc họ sử dụng các môi giới chứng khoán như là người theo dõi, phân tích giúp họ, họ muốn tránh phải suy nghĩ nhiều và căng thẳng khi đầu tư. Thay vì theo dõi hằng ngày, họ này thường lập ra một kế hoạch cụ thể, nghiên cứu mã cổ phiếu, đầu tư vào nó và kiên nhẫn chờ đợi lợi nhuận thu về trong tương lai từ lợi tức mang lại. Nếu những khoản đầu tư của họ vẫn nằm trong ngưỡng an toàn (chưa chạm stoploss), họ sẽ không quan tâm đến nó nên ít bị ảnh hưởng bởi cảm xúc trên thị trường - Nhà đầu cơ Nhà đầu cơ là những người muốn kiếm lợi nhuận thật nhanh. Họ cũng tìm kiếm các cổ phiếu và tin tức hằng ngày như các nhà đầu tư chủ động, nhưng không phải để đánh giá phân tích tình hình kinh doanh của công ty mà là để kiếm lợi từ chênh lệch giá trong khoảng thời gian rất ngắn do các biến động thị trường hay đặc biệt là do tin tức. Trái ngược với 2 loại nhà đầu tư trên, nhà đầu cơ không quan tâm đến giá trị của công ty mà chỉ quan tâm đến giá trị mà người khác sẵn sàng trả để mua cổ phiếu. Những nhà đầu tư này chủ yếu đầu tư ngắn hạn (Đầu tư lướt sóng). Nhà đầu tư coi thị trường chứng khoán là sòng bạc Thật ngạc nhiên là đây lại là kiểu nhà đầu tư chiếm đại đa số trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam, do sự thiếu hụt kiến thức đầu tư trong khi lại muốn kiếm tiền nhanh. Họ hay mua bán theo đám đông, thích lướt sóng chứng khoán và dễ bị cảm xúc tâm lí chi phối. Về cơ bản họ “chơi cổ phiếu” chứ không phải “đầu tư” hay “đầu cơ” và cũng là đối tượng dễ mất tiền nhất trên thị trường, vì với họ thị trường chứng khoán và sòng bạc chỉ là một. Căn cứ vào đối tượng đầu tư, nhà đầu tư có thể được chia thành hai loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức: - Các nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, trong đầu tư rủi ro luôn tiềm ẩn, nếu lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Chính vì vậy các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro của mình. Nhìn chung có hai bộ phận các nhà đầu tư cá nhân có thái độ khác nhau đối với rủi ro: nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và nhà đầu tư không thích rủi ro. + Nhà đầu tư cá nhân chấp nhận rủi ro luôn nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ thường tập trung đầu tư vào các chứng khoán có độ rủi ro cao nhưng có khả năng thu lợi nhuận lớn. + Nhà đầu tư không thích rủi ro thường né tránh những chứng khoán có độ rủi ro cao. Họ thường đa dạng hóa danh mục đầu tư để giảm thiểu tổn thất. + Và một nhóm nhà đầu tư cá nhân nữa là những người không có khái niệm về rủi ro trong đầu tư chứng khoán. Những nhà đầu tư này không xác định được mức độ rủi ro, không quan tâm tới rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán mà chỉ xác định mức sinh lời kỳ vọng trong hoạt động đầu tư chứng khoán. - Các nhà đầu tư có tổ chức Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên thị trường chứng khoán là các công ty đầu tư, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác. Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm nổi bật là có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có kinh nghiệm. Một bộ phận quan trọng của các tổ chức đầu tư là các công ty tài chính, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ, công ty chứng khoán... Các công ty tài chính nói chung được phép kinh doanh chứng khoán có thể sử dụng nguồn vốn của mình để đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích thu lời. 365 Bên cạnh đó các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty quản lý quỹ cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp khi họ mua bán chứng khoán cho chính mình. TTCK được cấu thành từ các yếu tố như giá cả, quan hệ cung cầu, tính thanh khoản... thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán có thể tác động trực tiếp đến giá cả của các các loại chứng khoán như cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu, chứng khoán phái sinh; tính thanh khoản và các giao dịch của thị trường hoặc gián tiếp đến cung - cầu giao dịch chứng khoán và lãi vay. Vì vậy chính sách thuế TNCN ảnh hưởng đến các yếu tố của thị trường một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. - Tác động trực tiếp đến giá cả Lý thuyết định giá chỉ ra rằng thay đổi chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán bao gồm thuế chuyển nhượng, thuế cổ tức, trái tức hoặc lãi vốn sẽ tác động trực tiếp đến tỷ suất sinh lời của các loại công cụ tài chính. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế lợi tức, thuế chuyển nhượng chứng khoán cùng là cơ hội tốt dễ tăng tỷ suất sinh lời từ đầu tư. Đây cũng là yếu tố làm tăng tính hấp dẫn cho các công cụ đầu tư trên TTCK. Dưới góc độ đầu tư, dòng tiền sẽ đổ vào những nơi mang lại tỷ suất sinh lời cao. Cụ thể, cắt giảm các khoản thuế này cổ thể làm tăng giá cổ phiếu, và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. - Tác động trực tiếp đến tính thanh khoản và các giao dịch Một trong những lý do khiến TTCK phát triển nhanh là tính thanh khoản cao của các hàng hóa hay còn gọi là tính lỏng trong tài chính. Điều này được hiểu một cách đơn giản là NĐT có thể dễ dàng thực hiện giao dịch mua - bán. Thị trường lên xuống là “gương” phản chiếu tình hình hoạt động của doanh nghiệp và sức khỏe của nền kinh tế (vì vậy thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế). Tuy nhiên, khi thị trường giảm tính thanh khoản là lúc những nhà tổ chức thị trường phải lo ngại bởi thanh khoản thể hiện niềm tin của NĐT, là cơ sở cho vấn đề huy động vốn. Thanh khoản tốt làm cho giá cả phản ánh thực chất cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường. Điều này có thể thấy rõ đối với các chứng khoán, nhằm lượng hóa tác động của thay đổi chính sách thuế, Brunnermeier & Peđersen (2009) phát triển một mô hình để nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế và thanh khoản thị trường chứng khoán (TTCK). Mô hình của họ cho thấy rằng việc mở rộng (hạn chế) thuế đối với dịch vụ chứng khoán sẽ làm tăng thêm (hoặc làm giảm bớt) sự tham gia của các NĐT vào TTCK. Vì vậy, đây được xem là nhân tố tác động trực tiếp đến tính thanh khoản của TTCK, điều này đã được thừa nhận trên thế giới. - Tác động đến cung - cầu tín dụng và lãi suất Sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đển cung cầu tín dụng và từ đó tác động đến lãi suất, tác động này chủ yếu xuất phát từ cơ chế xác định yếu tố lãi vay phải trả. Thông thường, lãi vay phải trả theo quy định được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập thì sẽ không tác động đến cung cầu tín dụng. Nhưng nếu chính sách thuế quy định doanh nghiệp tính thuế đối với thu nhập trước lãi vay, cầu tín dụng sẽ giảm. Tương tự như vậy, việc đánh thuế lên thu nhập lãi cùng tác động lên cung tín dụng. Nếu như thuế đánh trên thu nhập, việc cho vay sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làm cho cung tín dụng tăng lên. Việc tăng cung tín dụng có nghĩa là đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải. Mức lãi suất cân bằng xảy ra khi cầu và cung tín dụng giao nhau. Với mức cầu dịch sang trái và cung dịch sang phải, mức lãi suất cân bằng sẽ giảm. Sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đến cung cầu tín dụng và từ đó tác động đến lãi suất. Chẳng hạn, thay vì được giảm trừ chi phí lãi khi tính thuế thu nhập, chính sách thuế yêu cầu doanh nghiệp tính thuế đối với thu nhập trước lãi vay. Nếu quy định như vậy, nhu cầu tín dụng sẽ giảm. Các doanh nghiệp hiện nay đang được khấu trừ thuế tất cả các chi phí lãi vay của họ. Cá nhân trừ thuế phần lớn nhất trong chi phí lãi vay của họ, vay thế chấp nhà và các khoản nợ cho các khoản đầu tư tài chính. Do đó, việc triệt tiêu các khoản giảm trừ lãi sẽ làm cho việc vay mượn ít hấp dẫn hơn, khiến cho cầu tín dụng giảm. Trên đồ thị, lãi suất nằm trên trục tung, đường cầu sẽ dịch sang bên trái (Biểu đồ 2). 366 Biểu đồ 1: Tác động của tái cấu trúc thuế lên cung tín dụng Lãi suất Lượng cầu với chính sách thuế hiện hành Lượng 0 (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Biểu đồ 2: Tác động của cấu trúc thuế lên cầu tín dụng Cung tín dụng ở chính sách thuế hiện hành Lãi suất Cung tín dụng sau khi triệt tiêu thuế lãi suất 0 Lượng (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Giống như việc giảm trừ thuế từ lãi vay tác động lên cầu tín dụng, việc đánh thuế lên thu nhập lãi cũng tác động lên cung tín dụng. Nếu như thuế đánh trên thu nhập lãi bị triệt tiêu, việc cho vay sẽ trở nên hấp dẫn hơn, làm cho cung tín dụng tăng lên. Việc tăng cung tín dụng có nghĩa là đường cung tín dụng dịch chuyển sang phải (Biểu đồ 1). Mức lãi suất cân bằng xảy ra khi cầu và cung tín dụng giao nhau. Với mức cầu dịch sang trái và cung dịch sang phải, mức lãi suất cân bằng sẽ giảm. Sự thay đổi về lãi suất sẽ là một trong những nhân tố tác động đến giá chứng khoán. Lãi suất giảm sẽ thúc đẩy sự tăng giá chứng khoán và ngược lại. Qua đó, tác động đến tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư và quá trình tái cấu trúc TTCK. - Tác động đến thu hút đầu tư chứng khoán Sự thay đổi của chính sách thuế TNCN sẽ tác động lên giá cổ phiếu. Do cổ phiếu đại diện cho việc sở hữu các khoản thu nhập kỳ vọng trong tương lai của một công ty, giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thay đổi nào trong việc sở hữu thu nhập của cổ đông. Tất cả các khoản thu nhập của công ty đều bị đánh thuế lần đầu theo qui định về thuế thu nhập doanh nghiệp. Phần thu nhập còn 367 lại hoặc được phân phối cho các cổ đông ở dạng cổ tức, hoặc được tái đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Cổ tức phân phối cho cổ đông bị đánh thuế ngay lập tức. Thu nhập giữ lại tái đầu tư làm tăng giá cổ phiếu, điều này làm tăng mức thuế bị đánh trên khoản chênh lệch giá khi cổ phiếu bị bán đi. Do đó, thuế đánh trên thu nhập của công ty, cổ tức và chênh lệch giá đều làm giảm giá trị của công ty đối với cổ đông. Giảm các khoản thuế này sẽ làm tăng giá cổ phiếu và tăng các khoản thuế này làm giảm giá cổ phiếu. Như vậy, sự thay đổi trong chính sách thuế sẽ tác động đến tỷ suất sinh lời của các chủ thể có liên quan. Với mức thuế thấp, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp sẽ lớn hơn. Các doanh nghiệp có thể dành nhiều lợi nhuận sau thuế hơn để chia cổ tức cho các cổ đông hoặc giữ lại để tái đầu tư. Với kỳ vọng cổ tức nhận được tăng lên hoặc giá trị cổ phiếu tăng lên, các nhà đầu tư (NĐT) có thể đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu. Sự tăng cầu đầu tư là cơ hội thúc đẩy tăng giá cổ phiếu và tăng tỷ suất sinh lời của các NĐT. Ngoài ra, các chính sách miễn, giảm, giãn thời gian nộp thuế lợi tức, thuế chuyển nhượng chứng khoán cũng là cơ hội tốt để tăng tỷ suất sinh lời từ đầu tư chứng khoán. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy tăng giá chứng khoán. Tỷ suất sinh lời của các chủ thể kinh doanh chứng khoán, của các NĐT theo đó cũng tăng lên. Sự tăng lên về tỷ suất sinh lời sẽ giúp cho các chủ thể, trong đó có các tổ chức kinh doanh chứng khoán, có thể tồn tại, phát triển bền vững hơn. Các chứng khoán phát hành theo đó phong phú hơn và cũng có chất lượng hơn. Sự sôi động của thị trường cũng như các chính sách ưu đãi về thuế là động lực thúc đẩy thành lập các NĐT có tổ chức, trong đó có việc thành lập thêm các quỹ mở, công ty đầu tư chứng khoán. Như vậy, chính sách thuế thúc đẩy giá chứng khoán tăng lên, lợi nhuận theo đó cũng tăng lên, từ đó sẽ thu hút nhiều hơn những nhà đầu tư. Vì những lý do nêu trên, cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế TNCN đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế, tài chính toàn diện và hướng tới các mục tiêu chung của TTCK. Thứ nhất, quy định thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán đảm bảo công bằng, khuyến khích đầu tư Quá trình sửa đổi thuế TNCN trong suốt những năm qua, đến nay đã thống nhất một phương pháp xác định thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán. Thuế TNCN phải nộp = 0,1% * Giá chuyển nhượng từng lần Phương pháp tính thuế hiện tại chỉ căn cứ vào giá bán nên kinh doanh thua lỗ thì NĐT cũng phải chịu thuế thu nhập. Tác động dễ nhận thấy của phương pháp này đối với các NĐT là: (i) với các NĐT giá trị, đầu tư lâu dài hay ít giao dịch chứng khoán thì mức thuế khoán 0,1% giá chuyển nhượng có thể không lớn, chấp nhận được; (ii) với các NĐT bám sàn chứng khoán, mua mua bán bán hàng ngày với giá trị giao dịch rất lớn so với vốn tự có thì khoản thuế khoán này là không nhỏ; (iii) với các NĐT chứng khoán bám sàn, họ phải mất rất nhiều khoản chi phí cao như phí môi giới chứng khoán, lãi vay ngân hàng và thuế khoán trên các giao dịch mua bán liên tục. Nếu kinh doanh có lãi, thì trừ hết các khoản chi phí như lãi vay, phí môi giới, phần lãi khá nhỏ. Chi giao dịch chuyển nhượng 1 loại cổ phiếu thì thuế không đáng kể. Nhưng nếu giao dịch hàng trăm, thậm chí vài trăm cổ phiếu thì tổng nghĩa vụ thuế lớn. Trường hợp NĐT cần vốn phải bán chứng khoán để chuyển đổi dòng tiền đầu tư, bị lỗ mà còn gánh thêm phần thuế chuyển nhượng thì có lẽ họ cũng đành chịu lỗ còn hơn là bán để gánh thêm thuế phí mà không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Như vậy áp dụng cách thu thuế như thế nào là hợp lý và khắc phục được các tồn tại kể trên? Tác giả có đề xuất phương pháp tính thuế với chuyển nhượng chứng khoán tựa như tính thuế lãi vốn. Các đề xuất này dựa trên thực tế của một số quốc gia hiện nay đang thực hiện, các đề xuất giải pháp dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam. Phương pháp tính thuế chuyển nhượng chứng khoán như sau: 368 Thuế chuyển nhượng chứng khoán = { Tổng giá bán - Tổng giá mua bình quân } x Thuế suất Bản chất của phương pháp này cũng là 1 hình thức thuế khoán vì không đưa chi phí vào, tức là cũng không thể xác định lợi tức kinh doanh một cách chính xác, tuy nhiên phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn so với thuế khoán ở chỗ việc xác định cơ sở thuế gắn với giá bán. Thuế chuyển nhượng chứng khoán xác định sau 1 ngày giao dịch và các CTCK khấu trừ tại nguồn ngay nếu NĐT có lãi; Với các giao dịch chứng khoán không có lãi thì không phải đóng thuế; Diện phải đóng thuế sẽ bị thu hẹp so với phương pháp hiện hành. Ưu điểm khi áp áp dụng phương pháp này là: nếu áp dụng phương pháp này các CTCK có thể phải chỉnh sửa bổ sung phần mềm (không quá phức tạp). Tuy nhiên, điều kiện áp dụng là cơ quan thuế phải quy định cụ thể việc xác định tổng giá bán, tổng giá mua dựa trên giá trung bình của các lô chứng khoán giao dịch đối với từng loại chứng khoán. Đối với chứng khoán niêm yết xác định theo giá trị trường tại thời điểm bán hoặc mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, xác định theo giá bán, giá mua chứng khoán thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán; đối với chứng khoán của các công ty không thuộc hai trường hợp này thì giá bán, giá mua xác định dựa vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị tại thời điểm bán hoặc mua. Về thuế suất có thể áp dụng ở mức 1% (như mức thu của một số nước hiện nay) tới năm 2020, sau đó có thể điều chỉnh mức mức thuế suất cao hơn. Trường hợp NĐT mở tài khoản ở nhiều CTCK khác nhau thì khi giao dịch được thực hiện ở CTCK nào, CTCK đó có trách nhiệm khấu trừ tại nguồn. Đến cuối năm, nếu NĐT có yêu cầu quyết toán thuế thì thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế có thẩm quyền theo một mã số thuế thống nhất. Trong những năm tới, sẽ tiếp tục có nhiều công ty đại chúng tham gia niêm yết chứng khoán, tức là thị trường tự do được thu hẹp so với trước kia. Còn với thị trường phi tập trung và trường hợp mua cổ phiếu trên thị trường phi tập trung, sau đó niêm yết thì vẫn duy trì phương pháp hiện hành, tức là thuế TNCN bằng 0,1% giá chuyển nhượng từng lần. Thứ hai, sửa đổi hợp lý thu nhập từ đầu tư chứng khoán được trả bằng cổ phiếu.Khi nhận được chứng khoán, tiếp tục áp dụng quy định cho phép miễn thuế trong trường hợp thu nhập nhận được là cổ phiếu, kể cả trường hợp nhận được các dạng chứng khoán đặc biệt như cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu chuyển đổi, trái phiếu chuyển đổi v.v. Khi chuyển nhượng, nếu giá chuyển nhượng cao hơn mệnh giá, tức là có thêm thu nhập thì NĐT phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán theo phương án sửa đổi nêu trên. Đối với các cổ phiếu chưa niêm yết, căn cứ xác định giá bán, giá mua xác định theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc do NNT tự kê khai. Trường hợp giá thực tế thấp hơn mệnh giá thì không nộp thuế TNCN nữa. Thứ ba, rà soát để đảm bảo nhất quán quy định giữa chính sách thuế TNCN với chính sách thuế TNDN Trong rất nhiều trường hợp, một khoản chi ra từ các doanh nghiệp cho người lao động là chi phí của doanh nghiệp. Đối với cá nhân người lao động nó trở thành thu nhập. Nhà nước nên khuyến khích doanh nghiệp gia tăng phúc lợi cho người lao động bằng cách cho phép doanh nghiệp tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN theo số thực tế phát sinh với các khoản chi hỗ trợ trực tiếp cho người lao động (ốm đau, bệnh tật) nếu có hóa đơn chứng từ đầy đủ, quy định rõ trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế chi tiêu nội bộ của doanh nghiệp về chế độ chi (mức chi, điều kiện chi, đối tượng được hưởng) thay vì khống chế định mức. Hoàn thiện hệ thống chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán trong điều kiện hiện nay, không chỉ đáp ứng yêu cầu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà còn là công cụ giúp 369 các quốc gia có điều kiện ứng phó với nguy cơ khủng hoảng tài chính trong tương lai và tiếp cận nền tài chính toàn diện, công bằng cho các nhà đầu tư tham gia thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu cải tiến chính sách thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua mở rộng, bao quát các đối tượng nộp thuế phát sinh, điều chỉnh thuế suất phù hợp, công khai, minh bạch rõ ràng... sẽ đảm bảo nguồn thu cho ngân sách và thu hút được hoạt động đầu tư chứng khoán. Đảm bảo được các mục tiêu của thị trường chứng khoán nói chung là hoạt động hiệu quả, điều hành công bằng và phát triển ổn định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Roger Gordon (2004), Tax Structures in Developing Contries: Many Puzzles and a Possible Explanation 2. Nguyễn Sơn (2007), Chính sách thuế cho các đối tượng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài cấp Ủy ban CKNN 3. World bank (2000), OECD: Nền kinh tế dịch vụ 4. World bank (2014), Báo cáo đánh giá khu vực tài chính 5. WTO (1995), Hiệp định chung về thương mại dịch vụ, NXB Tài chính, Hà Nội. 370 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ NGUỒN TÍN DỤNG CHO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI HƯỚNG TỚI TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ThS. Cao Anh Tuấn ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Trong quá trình xây dựng và phát triển nông thôn mới hướng tới tài chính toàn diện thì vấn đề về vốn đang là một thử thách đối với hộ gia đình, địa phương đã và đang thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt để hướng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thực hiện chương trình nông thôn mới. Thì ngay cả những địa phương đã đạt chuẩn chương trình nông thôn mới thì vấn đề huy động vốn cũng cần có những giải pháp phù hợp. Từ khóa: Huy động vốn, nông thôn mới, tín dụng nông nghiệp… Tài chính toàn diện được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang thực hiện lồng các chính sách để xây dựng và phát triển nông thôn mới. Thì khả năng huy động vốn từ nguồn tín dụng cho xây dựng và phát triển nông thôn mới hướng tới tài chính toàn diện đang là vấn đề cần được giải quyết sớm trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Đứng trước xu hướng chung đó, Việt Nam cần có quan điểm và định hướng như thế nào về tài chính toàn diện? Cùng với đó là xây dựng các giải pháp gì để đạt được mục tiêu này? Nhất là trong bối cảnh công nghệ số đang tạo nên những thay đổi nhanh chóng trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động tài chính nói riêng, từ đó mang lại nhiều cơ hội để thực thi tài chính toàn diện nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn, với chi phí thấp hơn. Vậy để xây dựng và phát triển nông thôn mới thì Việt Nam có thể làm gì để sử dụng cơ hội này? Thực tế cho thấy, việc tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng, các nguồn vốn tín dụng chủ yếu phát triển ở các thành phố lớn, đô thị còn ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận dịch vụ tài chính ngân hàng còn rất hạn chế. Với hơn 70% dân số tập trung tại khu vực nông thôn, chiếm khoảng 72% lực lượng lao động nhưng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất hạn chế. Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (chiếm khoảng 28%) nhưng chủ yếu do hệ thống Agribank, Quỹ tín dụng nhân 371 dân, một số ngân hàng thương mại Nhà nước còn các ngân hàng thương mại cổ phần khác vẫn còn e ngại. Tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa đạt đến 25%. Vì vậy Chính phủ cần có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng điện tử và xác định vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia đối với việc xây dựng nông thôn mới. Tại Việt Nam, hệ thống các chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới (NTM) khá đa dạng. Tuy nhiên, nguồn lực xây dựng NTM thời gian qua chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư công và nguồn tín dụng. Mức độ tham gia của doanh nghiệp (DN), các tổ chức còn ít. Nguồn lực tài chính xây dựng NTM rất đa dạng, bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước (NSNN), huy động từ cộng đồng, từ khu vực tín dụng và từ các DN. Trong đó, các nước chú trọng huy động nguồn lực từ cộng đồng theo phương thức "nhà nước và nhân dân cùng làm" và nguồn lực từ khu vực tín dụng. NSNN đóng vai trò là chất xúc tác, "vốn mồi" để thu hút các nguồn vốn khác tham gia vào quá trình xây dựng NTM. Tại Việt Nam, thời gian qua, hệ thống các chính sách huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng NTM cũng khá đa dạng, từ các chính sách hỗ trợ gián tiếp của nhà nước thông qua chính sách tín dụng hay chính sách chi NSNN trực tiếp hoặc gián tiếp cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chính sách ưu đãi thuế, bảo hiểm... Tuy nhiên, nguồn lực xây dựng NTM thời gian qua chủ yếu vẫn là nguồn đầu tư công và nguồn tín dụng. Mức độ tham gia của DN, các tổ chức còn ít. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã huy động được khoảng 851,38 nghìn tỷ đồng, trong đó NSNN chiếm 31,3%,vốn tín dụng 435 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,1%, vốn doanh nghiệp (DN) chiếm khoảng 5%, nguồn đóng góp của nhân dân chiếm 12,6% . Đặc biệt, trong giai đoạn 2014-2016, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ thêm 15.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ. Năm 2016, huy động cho phát triển NTM khoảng 322,5 nghìn tỷ đồng cho thực hiện Chương trình NTM. Trong đó, nguồn huy động từ tín dụng đạt cao nhất 78,3%; tiếp đến là nguồn từ NSNN chỉ khoảng 10% (do cuối năm mới giao kế hoạch vốn); hai nguồn huy động còn lại từ DN và nhân dân đạt thấp. Sang năm 2017, tổng nguồn lực huy động cho xây dựng khoảng 269,5 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn NSNN chiếm khoảng 16%, nguồn huy động từ tín dụng 58,7%, còn lại là nguồn huy động từ DN, nhân dân và nguồn lực khác. Nguồn huy động vốn đầu tư của DN vào nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế do chính sách ưu đãi đối với DN đầu tư vào nông nghiệp nông thôn còn chưa đủ hấp dẫn và thực tế hiện cả nước có khoảng 1% tổng số DN đầu tư vào nông nghiệp với số vốn chiếm khoảng 3% tổng số vốn đầu tư của khu vực DN vào sản xuất kinh doanh. Hơn thế, chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ, số DN có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm trên 55%. Nguồn huy động vốn đầu tư từ nông dân hiện còn ít, do thu nhập của dân còn thấp, và việc đóng góp xây dựng NTM của người dân theo nguyên tắc tự nguyện, cũng chưa phải là khoản thu bắt buộc… Để tăng cường huy động nguồn lực cho xây dựng NTM trong thời gian tới, Nhà nước cần rà soát, hoàn thiện các chính sách thu NSNN theo hướng mở rộng cơ sở thu, tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương có thêm nguồn lực bền vững để xây dựng NTM.Theo đó, cần nghiên cứu và ban hành Luật Thuế bất động sản theo các nghị quyết của Trung ương và thông lệ tại nhiều quốc gia. Thu ngân sách từ thuế bất động sản đã trở thành một nguồn thu quan trọng cho ngân sách địa phương và có xu hướng ngày càng mở rộng. Tuy còn có sự khác biệt giữa các nhóm nước, song về tổng thể mức độ động viên ngân sách từ thuế bất động sản của các nước đã có xu hướng tăng dần trong những thập niên vừa qua, từ mức bình quân 0,77% GDP những năm 1970 lên mức 1,04% GDP những năm 2000. Các quốc gia có thu nhập càng cao thì mức độ động viên từ thuế bất động sản có xu hướng ngày càng cao… Đồng thời, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tạo quỹ đất sạch để thực hiện đấu giá; đẩy mạnh việc thực hiện đấu giá đất, giảm đối tượng giao đất... 372 Cùng với đó, Nhà nước đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình NTM; đôn đốc các địa phương đẩy nhanh tiến độ xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc Chương trình NTM theo nghị quyết của Quốc hội. Đặc biệt, Chính phủ cần rà soát và đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách để cơ cấu lại các quỹ, giảm áp lực chi từ NSNN cho các quỹ. Ngoài ra, chúng ta cần đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công và cơ chế hợp tác công tư. Để giải quyết vấn đề này tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn tín dụng nhằm xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng tài chính toàn diện như sau: * Đối với các tổ chức tín dụng: Một là, các TCTD nên phân bổ nguồn vốn đầu tư tín dụng nông nghiệp một cách hợp lý về thời hạn, cơ cấu vốn đầu tư cũng như hạn mức vốn cho vay phù hợp với nhu cầu khách hàng và phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng vùng sản xuất, thực hiện phân bổ hạn mức tín dụng đối với từng ngành để có thể thực hiện mục tiêu chuyển dịch CCKT nông nghiệp theo đúng sự chỉ đạo của Nhà nước. Hiện nay, để phù hợp với xu hướng chuyển dịch CCKT nông nghiệp, các TCTD cũng nên lựa chọn ưu tiên cho vay những mặt hàng có tiềm năng thị trường mà nông dân đang cần vốn, tránh tình trạng cho vay tràn lan, phân tán dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay phù hợp với quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Thực hiện phân bổ hạn mức tín dụng đối với từng lĩnh vực nông nghiệp để đảm bảo hoạt động tín dụng nông nghiệp đang được thực hiện theo đúng mục đích, chủ trương của Nhà nước và của địa phương về chuyển dịch CCKT nông nghiệp. Đồng thời chú trọng cho vay chương trình phát triển hạ tầng và kinh tế nông thôn; cho vay lĩnh vực thủy sản, lâm nghiệp, cho vay đầu tư nghiên cứu công nghệ sinh học tạo ra giống mới; áp dụng công nghệ chế biến, bảo quản nông sản; hình thành các vùng chuyên canh lúa, vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, vùng nuôi trồng và khai thác thủy hải sản,... theo hướng sản xuất lớn có giá trị kinh tế cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu để tạo ra hiệu ứng chuyển dịch CCKT nông nghiệp nhanh và phù hợp với những thế mạnh của địa phương. Nguồn vốn các TCTD huy động được chủ yếu dưới dạng ngắn hạn, trong khi đó các dự án vay vốn đầu tư vào các lĩnh vực trồng cây công nghiệp dài ngày, trồng rừng, chế biến nông lâm sản, chăn nuôi đại gia súc, đóng tàu công suất lớn lại đòi hỏi vốn lớn và thời gian đầu tư dài. Vì vậy, các TCTD nên tính toán, cân đối giữa khả năng cung ứng nguồn vốn và khả năng huy động vốn để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán do chênh lệch về kỳ hạn đồng thời tăng năng lực thẩm định dự án, phương án vay vốn của cán bộ tín dụng để loại bỏ những phương án SXKD có hiệu quả thấp, khó có khả năng thu hồi vốn vay. Hai là, các TCTD nên phối hợp với chính quyền địa phương, các phương tiện thông tin đại chúng để triển khai, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp đến người dân một cách kịp thời tạo cơ sở cho việc tăng số lượng khách hàng, tăng doanh số cho vay cũng như mức dư nợ. Các TCTD trên địa bàn nên phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, đặc biệt là cấp xã phường, các tổ chức hội, đoàn thể và các phương tiện truyền thông tăng cường việc tuyên truyền, tư vấn cho các cá nhân, DN về mục đích của từng chương trình hỗ trợ vốn vay và bản chất của nguồn vốn TDNN để nâng cao nhận thức của công chúng về ý nghĩa của loại hình tài trợ này. Ngoài ra, các cấp chính quyền nên đẩy nhanh việc giao đất lâu dài cho người dân, thực hiện chính sách dồn điền, đổi thửa để người nông dân có ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Ba là, tăng cường thực hiện các chính sách tín dụng hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng đơn giản hóa thủ tục cho vay, lãi suất linh hoạt, đa dạng hóa hình thức cho vay theo tổ nhóm. Thời gian qua, phương thức cho vay ủy thác theo tổ, nhóm, hội, đoàn thể đã thể hiện tính hiệu quả, hầu hết các khoản vay đều thu hồi đầy đủ vốn gốc và lãi vay đúng hạn. Tuy nhiên, 373 qui mô cho vay không lớn, các khoản vốn vay thông qua hình thức này là những khoản cho vay nhỏ, lẻ, giá trị thấp chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư sản xuất qui mô nhỏ, chưa tạo được tác động mạnh mẽ đến các hoạt động phát triển nông nghiệp mang tính đột phá. Một số NH như Ngân hàng NN&PTNT, NH CSXH cũng đã giảm dần việc cho vay trực tiếp, dần chuyển sang cho vay ủy thác qua các tổ chức, đoàn thể. Sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương đã hỗ trợ tích cực cho các NH trong khâu lựa chọn đối tượng cho vay, thu hồi nợ theo định kỳ. Các NH cũng nên xem xét chính sách trả thù lao xứng đáng cho các tổ chức, đoàn thể đã kết hợp chặt chẽ với NH trong việc cho vay theo chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các TCTD nên rút ngắn thời gian thẩm định hồ sơ tín dụng, tạo thuận lợi cho khách hàng trong vay vốn, tiếp tục thực hiện ưu đãi về lãi suất, điều kiện vay vốn, điều kiện trả nợ gốc và lãi, miễn giảm lãi vay và nợ gốc khi người vay gặp khó khăn khách quan. Hầu hết các chương trình cho vay lĩnh vực nông nghiệp đều có lãi suất cho vay thấp hơn lãi suất thị trường với các điều kiện ưu đãi, đây là ưu điểm của hình thức tài trợ này song vô hình sẽ tạo nên sự ỷ lại, thiếu trách nhiệm của người vay. Do vậy cũng cần tuyên truyền về mục đích của hình thức tài trợ là nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng vốn vay. Trong các chương trình cho vay đối với các hộ nông dân cần có sự phối kết hợp với các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, các hiệp hội nghề nghiệp để tư vấn cho người vay về kỹ thuật sản xuất, thông tin thị trường: đầu vào, đầu ra, giá cả. Thường các hộ nông dân không chỉ thiếu vốn mà còn thiếu cả thông tin, kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, cách thức sử dụng vốn sao cho có hiệu quả... Sự hỗ trợ này là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ gia đình, hạn chế rủi ro trong việc thu hồi nợ. Bốn là, tính toán qui mô tín dụng cần thiết cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phù hợp với thực tế. Để có thể đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, các TCTD cần dự báo, xác định rõ nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để chuẩn bị nguồn vốn phục vụ cho khu vực này. Tùy thuộc vào mức độ cần thiết phải hỗ trợ cho các dự án, tính hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về mặt xã hội mà nó mang lại, nên kết hợp chặt chẽ giữa hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và tín dụng ngân hàng thương mại thông qua hình thức cho vay hợp vốn, xác định tỷ lệ tài trợ của từng nguồn vốn phù hợp với đối tượng vay, đẩy mạnh khai thác nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng. Đồng thời cần căn cứ vào quy hoạch xây dựng nông thôn mới nói chung, quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của từng tỉnh trong vùng nói riêng để xây dựng dự án đầu tư vốn cho từng đối tượng vay, phù hợp với qui hoạch xây dựng nông thôn mới của từng địa bàn. Năm là, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho DN và nông dân thông qua cho vay theo chuỗi ngành hàng, lấy DN thu mua, chế biến làm trung tâm. Ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DN kinh doanh trong các ngành hàng có tiềm năng thị trường, có vùng nguyên liệu, có hợp đồng nông sản với nông dân. DN sử dụng khoản vay để ứng trước vốn, giống, vật tư, thiết bị cho nông dân có hợp đồng nông sản, đồng thời cần tính tới việc tăng tính linh hoạt về vốn cho nông dân. Để vốn tín dụng đầu tư hiệu quả, thì phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể. Khi có sự liên kết giữa ngân hàng, nông dân và DN thì tín dụng sẽ bền vững, không cần thế chấp cho khoản vay nhưng vẫn hiệu quả. Sáu là, các TCTD cần tiếp tục rà soát, chỉnh sửa qui trình tín dụng trình cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế cho vay nhằm nâng cao chất lượng tín dụng; đơn giản hóa thủ tục cho vay để tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được tiếp cận và hưởng lợi từ chính sách, cơ chế tín dụng ưu đãi của Nhà nước. 374 Bảy là, các NH cần tham gia vào việc phát triển mô hình ba nhà (ngân hàng - hộ nông dân DN cung ứng dịch vụ đầu vào: thức ăn chăn nuôi, phân bón,..) và mô hình bốn nhà (ngân hàng hộ nông dân - DN cung ứng nguyên liệu đầu vào và DN tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp). Theo mô hình này, vốn đầu tư cho khách hàng được thực hiện theo chu trình khép kín: NH cung ứng vốn cho khách hàng mua các yếu tố đầu vào từ các DN thông qua dịch vụ thanh toán của NH, hoặc hỗ trợ cho việc bán các sản phẩm đầu ra cho các DN tiêu thụ. Những DN cung ứng yếu tố đầu vào, DN tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ngân hàng cho vay chỉ định hoặc có các DN này có mối quan hệ thường xuyên lâu dài với ngân hàng. Mô hình này sẽ tăng tính liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng với khách hàng vay vốn cũng như các DN cung ứng yếu tố đầu vào, DN tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp. Các NH có thể bám sát chu kỳ hoạt động SXKD của khách hàng, cung ứng vốn có hiệu quả và thu hồi nợ vay kịp thời. Đây là mô hình hiệu quả đã được triển khai ở một số địa phương như An Giang, Long An,... Mô hình này tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp phát triển đồng thời tạo điều kiện cho chính các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả. * Đối với Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng Nhà nước nên ban hành chính sách cấp bù lãi suất kịp thời cho những tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi lĩnh vực nông nghiệp, cần quy định rõ trách nhiệm xử lý của Chính phủ khi có rủi ro tín dụng xảy ra để các tổ chức tín dụng yên tâm hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ này. NHNN nên ban hành các chính sách ổn định đối tượng tín dụng và lĩnh vực đầu tư trong một khoảng thời gian nhất định, ít nhất là 5 năm để tạo điều kiện cho các TCTD thực hiện tốt các chính sách ưu đãi cũng như tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, tạo động lực thu hút đầu tư cho xây dựng và phát triển nông thôn mới. Về điều kiện ưu đãi: cần áp dụng chính sách ưu đãi về mức cho vay, về lãi suất hơn cho các đối tượng tín dụng ở các huyện, xã đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện cho các DN ở những vùng này có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ, tăng mức đầu tư để thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới ở những vùng này. Chẳng hạn như nâng mức cho vay đối với các dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn từ 70% - 85% mức vốn đầu tư; Xác lập và triển khai chương trình hỗ trợ vốn cho các khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các DN nhỏ và vừa; trong đó, hỗ trợ vốn cho cả hai loại: đầu tư ban đầu để hình thành DN và bảo lãnh vốn vay cho DN. NHNN cần tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng đối với người nghèo - một bộ phận không nhỏ góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Trước hết, các chính sách giảm nghèo phải thường xuyên được tổ chức rà soát, phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa bàn, đầu tư có trọng điểm, ưu tiên vốn cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chính phủ, NHNN cần nghiên cứu, tăng mức cho vay tối đa cho vay đối với hộ nghèo. NHNN cần tạo điều kiện để các TCTD đẩy mạnh phát triển mạng lưới tín dụng nông thôn, tiếp tục dành nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay vốn với cơ chế ưu đãi đối với nông nghiệp. Tìm cách đưa tín dụng trực tiếp đến tay nông dân thông qua hình thức cho vay qua tổ nhóm, lựa chọn ưu tiên với các mặt hàng có tiềm năng thị trường mà nông dân đang cần vốn đầu tư. * Đối với hộ gia đình và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển, người dân có thu nhập thấp, khả năng tích lũy vốn rất hạn chế. Hầu hết các hộ gia đình, các DN đều gặp khó khăn về vốn để phát triển kinh tế và phần lớn đều mong muốn được vay vốn tín dụng. Để các hộ gia đình nông dân và các DN tiếp cận dễ dàng với được với vốn vay từ phía các TCTD cũng như khắc phục được tình trạng thiếu vốn thì chính họ cần phải đổi mới theo hướng. 375 Nâng cao khả năng quản lý tài chính, nâng cao năng lực lập phương án sản xuất - kinh doanh và dự án đầu tư. Nhu cầu vay vốn của các nông hộ cũng như các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất lớn, tuy nhiên số khách hàng được đáp ứng nhu cầu vay lại hạn chế. Để có thể huy động được vốn vay từ phía các NHTM, các hộ gia đình, DN cần phải có những chiến lược kinh doanh cụ thể, trong hoạt động SXKD các DN phải chứng minh được dự án hoạt động khả thi, lợi ích về mặt kinh tế, chứng minh sự minh bạch về tài chính, kiện toàn bộ máy kế toán theo hướng nâng cao năng lực lập các báo cáo tài chính và tư vấn cho các nhà quản lý doanh nghiệp, hoàn chỉnh hệ thống sổ sách kế toán tạo thuận tiện cho các NHTM trong việc theo dõi hoạt động SXKD, từ đó nhanh chóng đưa ra quyết định cho vay vốn. Đồng thời, nâng cao chất lượng lập dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh của các DN, các hộ gia đình là rất cần thiết. Dự án đầu tư và phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tạo ra hiệu quả cao, có đủ nguồn thu để trả nợ là bằng chứng thuyết phục các TCTD cho vay. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu trong quá trình lập dự án thì các chủ DN, các chủ hộ phải không ngừng tự hoàn thiện, nâng cao trình độ và cũng rất cần sự tư vấn, trợ giúp từ phía các tổ chức hỗ trợ DN, các TCTD. Các doanh nghiệp nông nghiệp nên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo các kỹ năng nâng cao năng lực tài chính và quản lý tài chính hiệu quả trong doanh nghiệp như kỹ năng lập báo cáo tài chính, kỹ năng phân tích tài chính; kỹ năng sử dụng đòn bẩy tài chính; quản lý dòng tiền hoạt động đầu tư, kỹ năng lập dự án đầu tư, phương án SXKD... Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao mức sống của cư dân ở nông thôn. Tài chính toàn diện là đảm bảo sự công bằng và phát triển bền vững cho các đối tượng khó tiếp cận với các dịch vụ tài chính đặc biệt là tín dụng. Vì vậy trong quá trình xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. Quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta đã và đang không ngừng được đẩy mạnh dựa trên phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”. Mặc dù đã đạt được một số thành công bước đầu, nhưng thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn nhất là dưới góc độ huy động vốn và các nguồn lực, nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng thời không ngừng phát triển nông thôn mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Lê Quốc Lý (2012), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn các nước châu Á và Việt Nam, Hà Nội. 4. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, Hà Nội. 55. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2011), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội. 5. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật (2011), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011), Hà Nội. 6. Nhà xuất bản Nông nghiệp (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp - Lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Hà Nội. 376 CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TÀI CHÍNH QUỐC GIA CÔNG CỤ THỰC HIỆN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TS. Nguyễn Thế Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững (Ngân hàng thế giới, 2014). Tài chính toàn diện được triển khai thực hiện dựa trên 3 trụ cột: (i) Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính; (ii) Đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính và (iii) Tăng cường hiểu biết về tài chính, bảo vệ người tiêu dùng. Như vậy, để thực hiện tài chính toàn diện thì việc tăng cường hiểu biết tài chính là một trong những điều kiện căn bản. Người tiêu dùng tài chính sẽ có những hiểu biết tài chính rõ ràng hơn nếu được giáo dục tài chính toàn diện. Bài viết sau đây sẽ đi phân tích vai trò của giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện, xu hướng giáo dục tài chính trên thế giới, khái quát giáo dục tài chính ở Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị. Từ khóa: Tài chính toàn diện, chiến lược giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính, 1. Vai trò của giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện Theo OECD (2005), giáo dục tài chính được hiểu là “một quá trình trong đó người tiêu dùng/nhà đầu tư cải thiện sự hiểu biết về các sản phẩm tài chính, các khái niệm và rủi ro tài chính, dựa trên những thông tin, hướng dẫn và tư vấn khác mà phát triển các kỹ năng, sự tự tin để nhận biết các rủi ro cũng như cơ hội tài chính, từ đó đưa ra các quyết định trên cơ sở đầy đủ thông tin, hoặc biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ, và hành động một cách hiệu quả nhằm cải thiện tình trạng tài chính của mình.” Một điều tra về khả năng tiếp cận tài chính của người dân do OECD/INFE (2013) thực hiện với nhiều quốc gia đã kết luận, việc thiếu kiến thức về đặc điểm cũng như điều kiện sử dụng các loại sản phẩm/dịch vụ tài chính dẫn đến sự thiếu tự tin, có hành vi ngại tiếp cận và thái độ không tin tưởng đối với các sản phẩm/dịch vụ tài chính trên thị trường tài chính chính thức. Điều này tạo ra rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức, gia tăng số lượng người khó tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiện các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính đen). Giáo dục tài chính có thể cung cấp những kiến thức cần thiết về sản phẩm/dịch vụ tài chính chính thức cho người dân, tạo niềm tin và sự tự tin để chủ động tiếp cận đến các sản phẩm, dịch vụ sẵn có trên thị trường chính thức, hạn chế sự mở rộng của thị trường tài chính phi chính thức, trực tiếp thúc đẩy tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, giáo dục tài chính còn hỗ trợ sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và nền kinh tế, là tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia. Cụ thể, khi được tăng cường hiểu biết tài chính, người tiêu dùng tài chính có khả năng so sánh và đánh giá chất lượng các loại hình sản phẩm tài chính khác nhau để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp nhất với tình hình tài chính bản thân. Điều này đòi hỏi các tổ chức tài chính phải không ngừng cải tiến và sáng tạo các sản phẩm dịch vụ tài chính để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng tài chính, khiến thị trường tài chính không ngừng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hoàn thiện hơn. Hơn nữa, nhờ giáo dục tài chính, cá nhân/hộ 377 gia đình sẽ có xu hướng tiết kiệm và quản lý ngân sách tốt hơn, giúp gia tăng nguồn lực tiết kiệm trong dân, thúc đẩy nguồn vốn đầu tư cho xã hội, tạo hiệu ứng tích cực cho đầu tư và tăng trưởng nền kinh tế. Thêm vào đó, giáo dục tài chính sẽ giúp cá nhân/hộ gia đình biết cách tự bảo vệ mình, biết phát hiện và thông báo cho cơ quan quản lý những sai phạm của các tổ chức trung gian tài chính. Điều này sẽ hỗ trợ hoạt động giám sát được dễ dàng hơn, giảm nhẹ nguồn lực của Nhà nước vào việc giám sát, kiểm tra và xử lý sai phạm, và trên hết là tạo một môi trường kinh tế - tài chính lành mạnh, bền vững làm cơ sở cho từng cá nhân, doanh nghiệp phát triển, cải thiện kinh tế, rồi từ đó lại tạo ra động lực mới cho sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung, hình thành một vòng tròn phát triển bền vững với những bước tiến mới trong đời sống kinh tế - xã hội. Như vậy, thông qua giáo dục tài chính, hiểu biết tài chính không chỉ góp phần trực tiếp gia tăng số lượng người trưởng thành tiếp cận và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện mà còn gián tiếp hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia như thúc đẩy luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, tăng tính minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho thị trường tài chính, hướng tới phát triển bền vững và toàn diện cho mỗi quốc gia. 2. Triển khai Chiến lược giáo dục tài chính để thực hiện tài chính toàn diện - xu hướng của các nước trên thế giới Với vai trò trọng yếu của giáo dục tài chính đối với tài chính toàn diện và sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội trong mỗi quốc gia, các tổ chức quốc tế như OECD và WB cũng như nhiều quốc gia cam kết tăng cường tài chính toàn diện đều nhận định xây dựng chiến lược quốc gia về giáo dục tài chính là cần thiết. Người am hiểu việc quản lý tài chính của cá nhân có thể sẵn sàng trước những cú sốc xảy ra đối với bản thân và gia đình. Đối với mỗi quốc gia, việc phổ cập tài chính sẽ giúp phòng ngừa các rủi ro cho nền kinh tế. Chính vì vậy, từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008, nhiều nước trên thế giới ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lực hành vi tài chính cho người dân và xây dựng chiến lược phổ cập tài chính để nâng cao phúc lợi toàn xã hội. Theo kết quả khảo sát của OECD/INFE (2015) thì đã có 59 quốc gia đã, đang xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược giáo dục tài chính cho quốc gia của mình; 6 quốc gia khác bắt đầu có dự định xây dựng chiến lược giáo dục tài chính. Sự gia tăng mạnh mẽ của các quốc gia thực thi chiến lược giáo dục tài chính đã cho thấy việc xây dựng và triển khai chiến lược là hiệu quả để thực hiện trụ cột giáo dục tài chính trong tài chính toàn diện ở mỗi quốc gia. Các khía cạnh thực hiện chiến lược tài chính ở các quốc gia trên thế giới như sau: - Đối tượng thực hiện: Chính phủ các quốc gia này đều xác định toàn dân là đối tượng mục tiêu của chiến lược giáo dục tài chính quốc gia, nhưng bên cạnh đó cũng xác định những nhóm đối tượng ưu tiên cụ thể. Trong 35 nước trả lời khảo sát của OECD/INFE năm 2012, có tới hơn một nửa (52%) cho biết mục tiêu giáo dục tài chính là tới toàn dân, 18% cho biết thêm rằng ngoài mục tiêu toàn dân, họ cũng tập trung vào một số nhóm đối tượng nhất định. Thế hệ trẻ thường là nhóm đối tượng ưu tiên của đa số các quốc gia thực thi Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, tiếp đó là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Đáng chú ý, đặc điểm chung trong chiến lược giáo dục tài chính của các quốc gia này là đều dựa trên các nhóm đối tượng mục tiêu để đưa ra các giải pháp cũng như các nội dung giáo dục tài chính phù hợp. 378 Bảng 1: Mức độ triển khai chiến lược giáo dục tài chính quốc gia một số nước Mức độ thực hiện Số lượng Nước Đã thực hiện và đang đánh giá kết quả chiến lược đầu tiên hoặc đang triển khai chiến lược thứ hai 11 Australia, Cộng hòa Séc, Nhật Bản, Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Singapore, Slovakia, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ. 23 Armenia, Bỉ; Brazil, Canada, Croatia, Đan Mạch, Estonia, Ghana, Hồng Kông, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Cộng hòa Ailen, Israel, Hàn Quốc, Latvia; Mô - rô - cô, Nigeria, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Slovenia; Nam Phi, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ. Đang xây dựng chiến lược quốc gia (chưa triển khai) 25 Argentina, Chi-lê, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, El Salvador, Pháp, Guatemala, Kenya, Kyrgyzstan, Lebanon, Malawi, Mexico, Pakistan; Paraquay, Peru, Phần Lan, Rumani, Audi Arabic, Serbia, Tanzania, Thái Lan, Uganda, Uruguay, Zambia. Bắt đầu cân nhắc chiến lược quốc gia (chưa triển khai) 6 Áo, Macedonia, Philippines, Ukraine, Zimbabwe. Đã triển khai chiến lược (đầu tiên) Nguồn: OECD/INEF, 2015. - Cơ quan chủ trì: Theo nghiên cứu của OECD, tổ chức đứng ra chủ trì, triển khai thực hiện chiến lược giáo dục tài chính thường là các cơ quan phụ trách về vấn đề tài chính như Ngân hàng Trung ương hoặc Bộ Tài chính. Ở Malaysia, Comlumbia, Bồ Đào Nha, Philippines là Ngân hàng Trung ương; ở Séc, Hà Lan là Bộ Tài chính... Trong khi đó, ở Canada, Chính phủ thành lập riêng một ủy ban chuyên trách về giáo dục tài chính. Để triển khai thực hiện, cơ quan chủ trì yêu cầu sự phối hợp của nhiều cơ quan công quyền như Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Thống kê và Điều tra, Bộ Lao động xã hội, Ủy ban chứng khoán, Cơ quan bảo hiểm tiền gửi… - Kinh phí thực hiện: Các chính phủ thường xây dựng một quỹ riêng cho thực hiện chiến lược hoặc tập hợp từ nhiều nguồn như nguồn ngân sách nhà nước hay từ các các cơ quan công quyền (Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương và các cơ quan lập pháp), nguồn ủng hộ từ khu vực tư nhân và các khu vực khác (NGOs, tổ chức quốc tế)... 3. Thực trạng ở Việt Nam và các khuyến nghị Thực tế cho thấy, tăng cường giáo dục tài chính giúp cho mỗi người dân có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính như: tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm… một cách thuận tiện, với chi phí hợp lý. Việc ngày càng có nhiều người dân am hiểu và sử dụng các dịch vụ tài chính sẽ thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, qua đó, góp phần vào việc giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế của đất nước, thông qua đó các mục tiêu của tài chính toàn diện sẽ được thực hiện hiệu quả. Tuy vậy, thực tế về hiểu biết tài chính ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, mức độ phổ cập tài chính rất thấp: Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới (2015), Việt Nam đứng ở vị trí 22/37 quốc gia đang phát triển tại châu Á và xếp thứ 112/176 trên toàn thế giới, chỉ có 24% người trưởng thành tại Việt Nam được hỏi hiểu biết về tài chính. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng chỉ ra 51% người được khảo sát đã từng nghe và hiểu về các khoản vay cá nhân. Còn theo kết quả khảo sát học sinh, sinh viên ở độ 379 tuổi từ 13 - 18 vào năm 2012-2013, chỉ có 17,2% trong số này biết tiết kiệm một phần tiền sinh hoạt phí, 8,8% tiêu hết tiền và số còn lại không biết phải làm gì với tiền. Các cuộc điều tra nghiên cứu cũng cho thấy người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa đang đối mặt với thực trạng năng lực hiểu biết tài chính khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ người tiếp cận đến dịch vụ tài chính chính thức của Việt Nam rất thấp. Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam chỉ có 31% người dân có tài khoản tại tổ chức tín dụng, và với vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì con số này còn thấp hơn (27%), khiến Việt Nam chỉ đứng 103/144 về mức độ sẵn có về dịch vụ tài chính. Cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 về mức độ hiểu biết tài chính cho thấy Việt Nam ở vị trí thấp hơn nhiều so với các nước cùng khu vực (biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Tỷ lệ người trưởng thành có hiểu biết tài chính một số nước châu Á Nguồn: OECD & ADBI, 2016. Thứ hai, hoạt động giáo dục tài chính còn nhiều bất cập: giáo dục tài chính chưa được tổ chức một cách thống nhất theo chiến lược quốc gia, với lộ trình dài hạn nhằm phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết về tài chính cho cộng đồng. Các khóa đào tạo, tập huấn về tài chính cá nhân trong cộng đồng vẫn còn quá ít. Việc giáo dục tài chính chưa được phổ biến tại các trường đại học, nếu có thì hoạt động này vẫn mang tính học thuật và hàn lâm quá cao, không đưa được các ví dụ đời thường vào chương trình, thiếu sự hợp tác có hiệu quả giữa các doanh nghiệp với các nhà nghiên cứu, các trường đại học… Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã xuất hiện một số chương trình thúc đẩy giáo dục tài chính nhằm nâng cao hiểu biết tài chính do một số ngân hàng thương mại cổ phần và công ty tư vấn tài chính triển khai. Đối tượng mà các chương trình này hướng đến cũng rất đa dạng, từ học sinh tiểu học, trung học, sinh viên đại học đến những người tiêu dùng tài chính. Hình thức tổ chức cũng rất đa dạng: lớp học ngoại khóa, gameshow; tọa đàm, video hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính và giới thiệu các dịch vụ tài chính - ngân hàng… Nhìn chung, tất cả các chương trình giáo dục tài chính trên mà một số ngân hàng và công ty tài chính triển khai đều là những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để giúp người tham gia có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính, có ý niệm về việc lên kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư và tiết kiệm… 380 Tuy nhiên, với cách thức triển khai và đối tượng hướng tới, các chương trình giáo dục tài chính này vẫn có những mục tiêu riêng rẽ, tách biệt, chủ yếu tập trung vào vấn đề thương mại, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của tổ chức, qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận, thị phần… theo ngắn hạn chứ chưa mang tính chất một chương trình tầm cỡ quốc gia, được tổ chức quy mô và có lộ trình dài hạn phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng. Bên cạnh các ngân hàng và công ty tư vấn tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là những cơ quan nhà nước đã triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận biết của người dân về lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Dù vậy, đây chỉ là những chương trình triển khai phục vụ mục tiêu nâng cao niềm tin công chúng, chủ yếu tuyên truyền về chính sách chứ chưa phải là các chương trình quốc gia về giáo dục tài chính cho người dân. Các hoạt động này tuy đã có định hướng nâng cao hiểu biết tài chính của người dân nhưng chưa có chương trình khảo sát đo lường hiểu biết tài chính của công chúng, hay tổ chức đào tạo, giáo dục tài chính, tư vấn như nhiều tổ chức trên thế giới đã thực hiện. Như vậy có thể thấy, thúc đẩy chiến lược giáo dục tài chính quốc gia là một giải pháp khả thi, lâu dài nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện nhưng việc triển khai thực hiện ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị mang tính chất định hướng cho xây dựng và thực hiện chiến lược tài chính quốc gia sau đây: Một là, đưa giáo dục tài chính trở thành một chiến lược quốc gia. Để đảm bảo một trong ba trụ cột của tài chính toàn diện được thực hiện, vai trò của chiến lược giáo dục tài chính quốc gia là cần thiết. Giải pháp cụ thể: + Xây dựng những chính sách về phổ biến kiến thức tài chính, từ đó thiết lập và phát triển những chương trình hành động nhằm nâng cao kiến thức cần thiết cho người tiêu dùng tài chính; + Xây dựng cơ chế giám sát và phối hợp thực hiện chương trình giáo dục tài chính giữa các cơ quan có liên quan, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xây dựng chương trình giáo dục, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị khác thực hiện vai trò giám sát và phối hợp thực hiện; + Mở rộng đối tượng thụ hưởng các chương trình giáo dục tài chính, trong đó người dân nông thôn, vùng sâu vùng xa, người lao động nghèo là những đối tượng hiện nay chưa được chú ý; lồng ghép chương trình phổ cập kiến thức tài chính với các chương trình an sinh xã hội. Hai là, xây dựng các chương trình giáo dục tài chính. Các chương trình này là công cụ hỗ trợ hiệu quả và trực tiếp cho việc thực hiện Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của nền kinh tế. Cụ thể: + Gắn giáo dục tài chính với việc phát triển, quảng bá và sử dụng thực tế của các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu từng nhóm đối tượng, đặc biệt là cư dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa; + Lựa chọn phương thức truyền thông và quảng bá kiến thức tài chính và sản phẩm dịch vụ tài chính phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng; + Triển khai giáo dục tài chính từ nhiều phía: từ các chương trình cộng đồng đến sự tham gia của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. Tóm lại, giáo dục tài chính không phải là nội dung mới mẻ đối với nhiều quốc gia trên thế giới cũng như trọng khu vực. Các quốc gia đã thấy được tầm quan trọng của giáo dục tài chính bằng việc đưa giáo dục tài chính trở thành một chiến lược quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người dân còn chưa nhận thức rõ sự cần thiết của hiểu biết tài chính nói riêng và giáo dục tài chính nói chung đối với đời sống bản thân, nền kinh tế và tài chính toàn diện. Vì vậy, việc nhận thức vai trò của giáo dục tài chính và thực hiện chiến lược giáo dục tài chính quốc gia là một trong những giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. 381 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. OECD (2015), National Strategies Financial Education Policy Handbook. 2. Schwab, K., Sala-i-Martin, X., & Brende, B. (2016), The Global Competitiveness Report 2015 - 2016 (vol 5.). 3. OECD (2005), Improving Financial Literacy: Analysis of issues and policies. 4. Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ. 5. Websites: http://thoibaonganhang.vn https://globalfindex.worldbank.org https://www.sbv.gov.vn http://thoibaonganhang.vn 382 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ThS. Lê Nữ Như Ngọc Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt Tài chính toàn diện đang ngày một trở thành xu thế trên thế giới, được các quốc gia rất quan tâm, đặc biệt là những nền kinh tế đang phát triển. Tạo cơ hội tiếp cận với các sản phẩm tài chính, thúc đẩy tài chính toàn diện là mấu chốt xóa dần khoảng cách cho sự bất bình đẳng trên thế giới. Có nhiều minh chứng, các nghiên cứu trên thế giới chứng minh tài chính toàn diện tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Sản phẩm tài chính toàn diện bao gồm: thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Bài viết này tổng hợp lại các nghiên cứu về tác động của các sản phẩm tài chính toàn diện đến tăng trưởng kinh tế, từ đó đề ra những biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Từ khóa: tài chính toàn diện, sản phẩm tài chính toàn diện, tăng trưởng kinh tế 1. Giới thiệu Mục tiêu của tài chính toàn diện đó là giúp tất cả các hộ gia đình tiếp cận dịch vụ và sản phẩm tài chính với mức chi phí hợp lý, không để dịch vụ tài chính quá xa, quá đắt với người dân, nhất là trong thời đại công nghệ kỹ thuật số. Tài chính toàn diện giúp những người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn, từ đó thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Thanh toán kỹ thuật số giúp gia tăng tốc độ gửi tiền và nhận tiền. Tiết kiệm giúp các cá nhân, đặc biệt là phụ nữ giảm chi tiêu mất kiểm soát, cũng như tránh khỏi những yêu cầu tài chính từ người thân và bạn bè nhờ tính năng bảo mật và đến hạn. Tín dụng giúp các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư vào giáo dục, kinh doanh, từ đó thoát nghèo. Bảo hiểm giúp người nghèo vượt qua các cú sốc thời tiết, thu nhập. 2. Tài chính toàn diện là gì? 2.1. Khái niệm Có nhiều khái niệm khác nhau về tài chính toàn diện, có thể đề cập: Theo Tổ chức hợp tác toàn cầu về tài chính toàn diện (GDFI): tài chính toàn diện là một trạng thái mà theo đó tất cả người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận chưa tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hoặc tiếp cận nhưng chưa chính thống được tham gia hệ thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới, tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có quyền truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ bao gồm: giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm, những dịch vụ này được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Như vậy, có thể hiểu:Tài chính toàn diện (Financial Inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Mục tiêu Theo Liên Hiệp Quốc, mục tiêu của Tài chính toàn diện bao gồm: Thứ nhất, tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong các dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm. 383 Thứ hai, các tổ chức kinh doanh, an toàn và hiệu quả, được bảo vệ bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng. Thứ ba, bền vững tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư. Thứ tư, cạnh tranh nhằm mở rộng sự lựa chọn và tăng khả năng chi trả. 3. Thực trạng quyền truy cập tài khoản của các quốc gia trên thế giới Quyền truy cập tài khoản là bước đầu tiên, cơ bản của mỗi cá nhân, tổ chức để tiếp cận tài chính toàn diện. Truy cập vào các tài khoản giao dịch cơ bản mang lại lợi ích cho chủ tài khoản cũng như toàn bộ nền kinh tế. Tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức cho phép mọi người thực hiện các giao dịch tài chính hiệu quả và an toàn hơn và giúp người nghèo thoát nghèo bằng cách đầu tư vào giáo dục và kinh doanh. Việc truy cập vào tài khoản mang lại cho chủ tài khoản lợi ích từ việc chuyển tiền với chi phí thấp hơn và sự thuận tiện và từ sự an toàn mà các hệ thống được quy định đưa ra so với các lựa chọn thay thế không được kiểm soát. Sử dụng tài khoản để trả lương; thanh toán xã hội của Chính phủ; và các doanh nghiệp liên doanh, cá nhân kinh doanh khác, Chính phủ kinh doanh và các khoản thanh toán của Chính phủ cho cá nhân, cải thiện tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, số người có quyền truy cập tài khoản ở các tổ chức tài chính chính thức rất chênh lệch ở những quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới. Ở nền kinh tế chung Ở châu Á, 1,3 tỷ người trưởng thành, tương đương 46% dân số trưởng thành, có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức. Con số này cao hơn ở Mỹ Latinh ở mức 39% nhưng thấp hơn nhiều so với 90% ở các nước thu nhập cao. Có sự khác biệt đáng kể giữa các quốc gia và các tiểu vùng có mối tương quan chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người và mức độ phát triển (Biểu đồ 1). Biểu đồ 1: % Dân số có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức (15 tuổi trở lên) (Nguồn: Nataliya Mylenko, Donghyun Park, 2015) Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Singapore, Sri Lanka và Thái Lan, phần lớn người trưởng thành có tài khoản ngân hàng, nhưng ở 17 trong số 26 quốc gia có dữ liệu, ít hơn 40% số người trưởng thành có tài khoản. Điều này dẫn đến bất ổn kinh tế, một số người có thu nhập thấp không có quyền truy cập các dịch vụ và sản phẩm tài chính và họ dễ bị phụ thuộc vào các dịch vụ tài chính không chính thức (Collins et al., 2009). Các hình thức này có thể là đi vay tín dụng với lãi suất cao hoặc họ sử dụng các vật thay thế như chăn nuôi hoặc vàng như một hình thức tiết kiệm và trong những trường hợp khẩn cấp. 384 3. Tác động của tài chính toàn diện đến nền kinh tế Tài chính toàn diện thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc mang lại các sản phẩm tài chính toàn diện cho cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo, ở khu vực nông thôn, miền núi. Tài chính toàn diện mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các hộ nghèo đang sử dụng các khoản vay hoặc tiết kiệm để tăng tốc tiêu dùng, hấp thụ các cú sốc như vấn đề sức khỏe hoặc đầu tư hộ gia đình và hàng hóa lâu bền, cải thiện nhà hoặc học phí (GPFI, 2019). Tài chính toàn diện có bốn loại sản phẩm tài chính chính thức bao gồm: thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Lợi ích của bốn loại sản phẩm này mang lại đối với nền kinh tế đó là: 3.1. Dịch vụ thanh toán Hầu hết mọi người nhận được hoặc thực hiện thanh toán. Mọi người nhận thanh toán cho công việc, bán hàng nông sản hoặc chuyển khoản hoặc thanh toán chuyển khoản của Chính phủ. Và họ thực hiện thanh toán như khi mua hàng tại các cửa hàng bán lẻ, thanh toán hóa đơn tiện ích hoặc gửi thanh toán chuyển tiền. Càng ngày, mọi người càng thực hiện và nhận thanh toán bằng kỹ thuật số, trực tiếp vào tài khoản của họ. Trong năm 2014, có đến 95% các chủ tài khoản trong các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có thu nhập cao đã thực hiện hoặc nhận được ít nhất một khoản thanh toán kỹ thuật số vào tài khoản của họ, trong khi ở các nước đang phát triển, 62% chủ tài khoản thực hiện điều này. Điều này bao gồm các khoản thanh toán được thực hiện trực tiếp bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng hoặc sử dụng điện thoại hoặc qua internet. Nhưng nhiều khoản thanh toán vẫn được thực hiện bằng tiền mặt. Trong số 56% người trưởng thành ở các nước đang phát triển thực hiện thanh toán thường xuyên cho các tiện ích trong năm 2014, gần 90% thanh toán bằng tiền mặt. Việc chuyển thanh toán từ tiền mặt vào tài khoản có nhiều lợi ích tiềm năng, cho cả người gửi và người nhận, đặc biệt là khi thanh toán đường dài hoặc giá trị cao hơn. - Thứ nhất, thanh toán kỹ thuật số có thể cải thiện hiệu quả và sự tiện lợi của thanh toán bằng cách giảm đáng kể chi phí cho người gửi và người nhận. Ta thấy rằng, người nhận thanh toán tiền mặt ở khu vực nông thôn thường phải đi một khoảng cách đáng kể đến chi nhánh ngân hàng, nhà điều hành chuyển tiền hoặc văn phòng Chính phủ để nhận được chuyển khoản hoặc thanh toán chuyển khoản của Chính phủ. Thanh toán hóa đơn hoặc gửi kiều hối có thể yêu cầu các chuyến đi tương tự. Nhưng nếu thanh toán kỹ thuật số, việc nhận tiền đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần ngồi ở nhà, cũng có thể nhận thanh toán bằng ứng dụng thanh toán kỹ thuật số. Bên cạnh đó, thanh toán kỹ thuật số cũng tiết kiệm tiền cho Chính phủ và doanh nghiệp, là đối tượng gửi tiền thanh toán. Nghiên cứu của Nigeria cho thấy rằng việc chuyển tiền điện thoại di động của các lợi ích xã hội của Chính phủ đã cắt giảm 20% chi phí hành chính so với phân phối tiền mặt thủ công (Aker et al., 2013). Và ở Mexico, một nghiên cứu ước tính rằng Chính phủ chuyển sang thanh toán kỹ thuật số (bắt đầu từ năm 1997) đã cắt giảm chi tiêu cho tiền lương, lương hưu và phúc lợi xã hội hàng năm 3,3%, tương đương gần 1,3 tỷ đô la (Babatz, 2013). - Thứ hai, thanh toán kỹ thuật số giúp tăng tốc độ gửi tiền và nhận tiền. Khác với tiền mặt, thanh toán kỹ thuật số có thể gần như tức thời, ngay cả khi người gửi và người nhận thanh toán không ở cùng một nơi. Đặc biệt, trong các tình huống khẩn cấp, khoản thanh toán đến nhanh hơn mang lại lợi ích đáng kể. Ví dụ, ở Kenya, hai phần ba người trưởng thành đã nói rằng dịch vụ tiền điện thoại di động M-Pesa là cách nhanh nhất và thuận tiện nhất để nhận tiền từ gia đình sống ở nơi khác (GSMA, 2014). Tương tự, Chính phủ Liberia đã có thể nhanh chóng trả lương cho hàng ngàn nhân viên Ebola, thường làm việc ở khu vực nông thôn, bằng cách mở tài khoản cho nhân viên y tế và thanh toán bằng kỹ thuật số (BTCA, 2015). - Chuyển thanh toán tiền mặt vào tài khoản cũng có thể làm tăng tính bảo mật của thanh toán và giảm tỷ lệ phạm tội liên quan. Người gửi và người nhận một lượng lớn tiền mặt - cho dù để chuyển tiền, trả lương hoặc trả tiền thuê nhà cũng dễ bị mất cắp, nhất là tội phạm trên đường 385 phố, đặc biệt những khoản tiền được giải ngân vào thời điểm được biết đến công khai, chẳng hạn như chuyển tiền lợi ích xã hội. - Chuyển thanh toán tiền mặt vào tài khoản cũng có thể tăng tính minh bạch và đảm bảo rằng mọi người nhận được tiền lương hoặc thanh toán chuyển khoản của Chính phủ đầy đủ. Tiền mặt dễ dàng bị đánh cắp bởi những người trung gian, nhưng thanh toán kỹ thuật số hạn chế các cơ hội trộm cắp bằng cách giảm số lượng trung gian giữa người gửi và người nhận. - Thanh toán kỹ thuật số cũng dễ theo dõi hơn tiền mặt và khi người nhận có hồ sơ về số tiền thanh toán mà họ được hưởng, việc người trung gian tìm kiếm hối lộ sẽ khó khăn hơn. Ở Argentina, việc chuyển các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho một chương trình chống đói nghèo quốc gia vào các tài khoản đã được tìm thấy để giảm tham nhũng. Khi các khoản thanh toán được thực hiện bằng tiền mặt, 4% người nhận đã báo cáo các khoản chi trả cho những người hoặc tổ chức đã giúp họ đăng ký tham gia chương trình; khi các khoản thanh toán được thực hiện trực tiếp vào tài khoản, con số đó đã giảm xuống chỉ còn 0,03% (Duryea và Schargrodsky, 2008). - Đồng thời, việc chuyển thanh toán tiền mặt vào tài khoản cũng có thể giúp Chính phủ và doanh nghiệp giảm tỷ lệ người nhận giả. Thanh toán vào tài khoản thường yêu cầu tài liệu nhận dạng nghiêm ngặt hơn, khiến người nhận giả dễ bị phát hiện hơn. Tỷ lệ người nhận ma giảm 1,1% khi thanh toán lương hưu an sinh xã hội của Ấn Độ được thực hiện bằng kỹ thuật số thông qua thẻ thông minh thay vì tiền mặt (Muralidharan et al., 2014). - Chuyển thanh toán, đặc biệt là thanh toán hóa đơn thông thường, từ tiền mặt vào tài khoản cũng có thể giúp mọi người xây dựng lịch sử dữ liệu thanh toán, sau đó có thể được tận dụng để tiếp cận tín dụng tốt hơn. Tiếp cận tín dụng thường phụ thuộc vào người cho vay có thể đánh giá rủi ro tín dụng của người vay tiềm năng dựa trên lịch sử tín dụng của họ. Tuy nhiên, nhiều người trưởng thành có thu nhập thấp thiếu lịch sử tín dụng, điều này có thể làm giảm khả năng đảm bảo khoản vay. Bao gồm dữ liệu thanh toán trên các khoản thanh toán hóa đơn thông thường như thanh toán tiện ích hoặc điện thoại có thể giúp người lớn xây dựng lịch sử tín dụng và đủ điều kiện cho các điều khoản cho vay tốt hơn. 3.2. Sản phẩm tiết kiệm Mọi người tiết kiệm cho các chi phí trong tương lai như mua tài sản, đầu tư vào giáo dục hoặc kinh doanh, tuổi già và các trường hợp khẩn cấp tiềm năng. Trong năm 2014, hơn một nửa số người tiết kiệm ở khu vực tài chính không chính thức như sử dụng một câu lạc bộ tiết kiệm không chính thức hoặc tiết kiệm tiền mặt tại nhà. Tiết kiệm tiền tại ngân hàng hoặc một loại hình tổ chức tài chính chính thức khác có nhiều lợi ích tiềm năng so với tiết kiệm tiền mặt tại nhà. Thật vậy: - Một lợi thế của tiết kiệm chính thức là an toàn từ trộm cắp. Những khoản tiết kiệm phổ biến ở các nước đang phát triển thường là tiết kiệm tiền mặt tại nhà, tiết kiệm dưới dạng trang sức, chăn nuôi. Những khoản tiết kiệm phi chính thức này gặp rủi ro cao từ trộm cắp. Những người có thu nhập thấp, khoản tiết kiệm thường không cao, rất dễ bị tổn thương khi mất cắp khoản tiết kiệm. - Lợi thế khác là nó có thể hạn chế chi tiêu và do đó khuyến khích quản lý tiền mặt tốt hơn. Tùy chọn tiết kiệm bằng tài khoản cũng có thể tăng cường trao quyền kinh tế cho phụ nữ bằng cách cung cấp bảo mật và kiểm soát tốt hơn đối với khoản tiết kiệm của họ bằng cách khiến gia đình và bạn bè khó tiếp cận với các khoản tiền này. Cũng có bằng chứng cho thấy các tài khoản tiết kiệm có thể giúp đạt được một loạt các mục tiêu phát triển (Karlan và cộng sự, 2014a). Ví dụ, ở Kenya, một thí nghiệm thực địa cho thấy các nhà cung cấp thị trường (chủ yếu là phụ nữ) có thể tiết kiệm đáng kể hơn khi được cung cấp một tài khoản tiết kiệm và kết quả là đã tăng 38% chi tiêu tư nhân và đầu tư kinh doanh tăng 60% so với nhóm kiểm soát (Dupas và Robinson, 2013a). Bằng chứng từ Malawi cho thấy các tài khoản cũng có thể tăng tiết kiệm cho nông dân chuyển thành tăng sản lượng nông nghiệp và chi tiêu hộ gia đình (Brunei et al., 2016). Ở Nepal, 386 các chủ hộ nữ được cung cấp tài khoản tiết kiệm trong một thí nghiệm thực địa có khả năng đối phó với các cú sốc thu nhập tốt hơn, phân bổ lại các khoản chi tiêu của họ (chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục và thực phẩm; ít hơn cho sức khỏe và của hồi môn) (Prina, 2015). - Bên cạnh đó, bằng cách giữ tiền trong tài khoản mà không thể truy cập ngay lập tức, mọi người có thể chống lại việc chi tiêu cá nhân không kiểm soát hoặc những yêu cầu đối với thu nhập của họ từ gia đình và bạn bè (Dupas và Robinson, 2013a). Với tính năng chờ ngày đến hạn của tài khoản tiết kiệm giúp hạn chế quyền truy cập vào quỹ cho đến khi đạt được một ngày hoặc mục tiêu nhất định (Brunei et al., 2015, Dupas và Robinson, 2013b, Karlan et al. , 2014a). 3.3. Tín dụng Hầu hết mọi người vay tiền theo thời gian. Họ có thể muốn đầu tư vào một nền giáo dục hoặc kinh doanh, hoặc mua đất hoặc nhà. Mọi người cũng vay để trang trải cho các chi phí khẩn cấp bất ngờ. Trên toàn cầu vào năm 2014, chưa đến một nửa,tức 42% tất cả người trưởng thành vay tiền trong năm. Trong các nền kinh tế thuộc tổ chức OECD có thu nhập cao, thường xuyên vay các tổ chức tài chính chính thức. Trong tất cả các khu vực khác, gia đình và bạn bè là nguồn cho vay mới phổ biến nhất. Nhìn chung ở các nền kinh tế đang phát triển, số người vay mượn từ gia đình hoặc bạn bè gấp ba lần so với vay từ một tổ chức tài chính. Ở một số vùng, sốngười vay mượn từ một cửa hàng (sử dụng tín dụng trả góp hoặc mua bằng tín dụng) nhiều hơn so với vay từ một tổ chức tài chính. Cách làm này đặc biệt phổ biến ở Trung Đông. - Vay từ một tổ chức tài chính (khi thích hợp) có lợi hơn khi vay từ bạn bè, gia đình hoặc người cho vay không chính thức. Khi mọi người chỉ có thể vay từ gia đình và bạn bè trong cộng đồng của họ, họ bị giới hạn trong các quỹ trong cộng đồng của họ. Vay từ một tổ chức tài chính chính thức loại bỏ ràng buộc đó. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp, những người có thể không có đủ tiền để đầu tư vào giáo dục hoặc cơ hội kinh doanh. Hơn nữa, bằng cách vay từ một tổ chức tài chính chính thức, họ có thể có quyền truy cập vào các điều khoản tín dụng tốt hơn so với từ các nhà cho vay không chính thức. - Tín dụng vi mô giúp tăng chi tiêu tiêu dùng, tài sản, cung ứng lao động và trẻ em đi học, đặc biệt là khi cung cấp tín dụng vi mô cho phụ nữ. Nghiên cứu ở Mông Cổ đã mở rộng tín dụng vi mô cho phụ nữ thu nhập thấp ở khu vực nông thôn cho các hoạt động kinh doanh và giới thiệu ngẫu nhiên các chương trình cho vay theo nhóm hoặc cho vay cá nhân giữa các làng. Theo chương trình cho vay theo nhóm, nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng quyền sở hữu doanh nghiệp cũng như tăng lương thực và tổng mức tiêu thụ lần lượt là 14% và 11%, mặc dù không có bằng chứng về thu nhập tăng. Tín dụng vi mô đã thay đổi mô hình tiêu dùng của các hộ gia đình: họ đầu tư nhiều hơn vào hàng hóa lâu bền và chi tiêu ít hơn cho cái gọi là hàng hóa tiêu dùng và lễ hội. Tương tự, nghiên cứu ở Mexico sử dụng việc mở rộng nhà cung cấp tín dụng vi mô bằng cách sử dụng cho vay theo nhóm nhắm đến các doanh nhân nữ có thu nhập thấp để nghiên cứu tác động của tín dụng và kết quả của nó phù hợp với kết quả của các nghiên cứu khác. Hai đến ba năm sau khi mở rộng tín dụng vi mô, các hộ gia đình ở các khu vực được xử lý đã mở rộng kinh doanh nhưng không có ảnh hưởng đến việc kinh doanh, xuất cảnh hoặc lợi nhuận. Không giống như hầu hết các nghiên cứu khác, nghiên cứu cho thấy tín dụng vi mô có tác động nhỏ nhưng tích cực đến một số chỉ số phúc lợi xã hội rộng hơn như tăng quyết định của phụ nữ, hạnh phúc và tin tưởng lẫn nhau và giảm trầm cảm.Trong khi một tài liệu nghiên cứu mở rộng quyền truy cập vào các khoản vay tiêu dùng cá nhân ở Nam Phi với lãi suất cao (200% APR) dẫn đến thu nhập tăng rõ rệt (Karlan và Zinman, 2010). Sử dụng thí nghiệm tự nhiên về mở rộng ngân hàng ở Ấn Độ, nghiên cứu đã ghi nhận tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn giảm 1,52% cho mỗi phần trăm tăng phần trăm tín dụng đã được giải ngân (Burgess và Pande 2005). 3.4. Bảo hiểm - Các sản phẩm bảo hiểm có thể là một công cụ quan trọng trong việc quản lý rủi ro tài chính liên quan đến các khoản chi lớn, bất ngờ như xuất phát từ bệnh đột ngột, mất mùa, thiên tai hoặc mất thu nhập do cái chết của người làm công ăn lương. Mặc dù nhiều người sử dụng tiền tiết 387 kiệm và tín dụng để quản lý rủi ro tài chính và có thể chia sẻ rủi ro một cách không chính thức trong gia đình hoặc cộng đồng của họ, bảo hiểm chính thức mang lại lợi ích bổ sung. Các sản phẩm bảo hiểm chính thức có thể gây rủi ro cho dân số lớn hơn nhiều, điều này giúp các hộ gia đình có phạm vi bảo hiểm rộng hơn mức họ có nếu họ dựa vào tiền tiết kiệm, tín dụng hoặc cộng đồng của chính họ. Điều này đặc biệt đúng đối với người lớn trong các hộ gia đình có thu nhập thấp với tài sản hạn chế. - Hơn nữa, các sản phẩm bảo hiểm chính thức có thể cung cấp sự bảo vệ khỏi các rủi ro phổ biến mà các cá nhân gặp phải trong cùng một cộng đồng, như thời tiết khắc nghiệt. Bởi vì những rủi ro như vậy ảnh hưởng đến các cá nhân trong một cộng đồng cùng một lúc, các cơ chế cộng đồng không chính thức thường không đủ. Do dự đoán các cú sốc thu nhập đáng kể và không có bảo hiểm, do đó, các cá nhân có thể áp dụng các công nghệ có rủi ro thấp, lợi nhuận thấp so với các công nghệ có lợi nhuận cao (Rosenzweig và Binswanger, 1993; Dercon et al., 2011). - Bảo hiểm nông nghiệp chính thức giúp nông dân mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cây trồng, tái cơ cấu cây trồng mang lại lợi nhuận cao, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, cải thiện đời sống cho người nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Một nghiên cứu việc cung cấp bảo hiểm lượng mưa dựa trên chỉ số với sự chia sẻ rủi ro không chính thức ở Ấn Độ cho thấy bảo hiểm làm tăng việc trồng các giống lúa rủi ro hơn (Mobarak và Rosenzweig, 2012). Tương tự, nghiên cứu sử dụng các thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát về bảo hiểm chỉ số dựa trên thời tiết ở Ấn Độ (Cole và cộng sự, 2013) và Ghana (Karlan et al., 2014b) cho thấy rằng nó khuyến khích nông dân chuyển từ cây trồng có lợi nhuận thấp, rủi ro thấp sang cây trồng lợi nhuận cao, rủi ro cao. Ở Ghana, những người nông dân nhận được bảo hiểm miễn phí đã đầu tư nhiều hơn vào trồng trọt và cũng chuyển đổi hỗn hợp cây trồng của họ sang các loại cây trồng nhạy cảm hơn với mưa. Nông dân được bảo hiểm có tổng doanh thu và tài sản sau thu hoạch cao hơn. 4. Một số biện pháp thực hiện tài chính toàn diện tại Việt Nam Tại Việt Nam, trong năm 2014 chỉ có 1/3 số người trưởng thành có tài khoản tại các tổ chức tài chính chính thức, thấp hơn nhiều so với khu vực, con số là 69%.Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam bị loại khỏi khu vực tài chính chính thức thực tế có đời sống tài chính tích cực. Chẳng hạn, 39% người trưởng thành tiết kiệm ngoài khu vực chính thức, sử dụng các phương tiện không chính thức bao gồm các câu lạc bộ tiết kiệm; 65% gửi hoặc nhận kiều hối ngoài hệ thống chính thức hoặc trả học phí hoặc hóa đơn tiện ích bằng tiền mặt. Một số rào cản quan trọng nhất đối với việc truy cập và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức bao gồm: - Dịch vụ tài chính quá xa để truy cập: 6,2 triệu người - Dịch vụ tài chính quá đắt để sử dụng: 2,2 triệu người - Yêu cầu về thông tin bị cấm mở tài khoản: 2,3 triệu người - Thiếu niềm tin vào lĩnh vực tài chính: 1,1 triệu người Loại bỏ các rào cản này, thông qua các chính sách phù hợp và cải cách pháp lý có thể giúp người tiêu dùng chuyển qua khu vực tài chính chính thức hiệu quả. Dự đoán, môi trường chính sách được cải thiện có thể đạt được khoảng 48 triệu người lớn có tài khoản giao dịch. (Ceyla Pazarbasioglu, 2017).Do đó, một số biện pháp để thực hiện tài chính toàn diện tại Việt Nam: - Mở tài khoản tiết kiệm ngân hàng cơ bản Các ngân hàng cho phép các tổ chức, cá nhân mở một tài khoản cơ bản với các tiện ích tiền gửi, rút tiền mặt tại các chi nhánh ngân hàng cũng như các máy ATM, thông qua các kênh điện tử thanh toán, nạp tiền, chuyển tiền trực tuyến. Để người Việt Nam tiếp cận dịch vụ tài chính thì đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất cần thực hiện để đa số người dân có thể lưu trữ tiền, gửi và nhận thanh toán. Tài khoản giao dịch đóng vai trò là cửa ngõ cho các dịch vụ tài chính khác, đó là lý do tại sao việc đảm bảo mọi người trên toàn thế giới có thể truy cập vào tài khoản giao dịch là trọng tâm của sáng kiến Truy cập tài khoản tài chính toàn cầu năm 2020 của ngân hàng Thế giới. 388 Truy cập tài chính tạo điều kiện cho cuộc sống hàng ngày, và giúp các gia đình và doanh nghiệp lập kế hoạch cho tất cả mọi thứ, từ các mục tiêu dài hạn đến các trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Là chủ tài khoản, mọi người thường sử dụng các dịch vụ tài chính khác như tín dụng, bảo hiểm, để bắt đầu mở rộng kinh doanh, đầu tư vào giáo dục hoặc y tế, quản lý rủi ro, có thể cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung. - Sử dụng công nghệ trong ngành tài chính Nhờ việc sử dụng công nghệ trong ngành tài chính, khoảng trống không thể tiếp cận được với các dịch vụ tài chính đã được lấp đầy. Thẻ tín dụng chung được phát hành cho nhóm người nghèo, thu nhập thấp và có hoàn cảnh khó khăn để giúp họ tiếp cận tín dụng dễ dàng. Tiếp cận dịch vụ dễ dàng, nhờ công nghệ số, người dân có thể chuyển tiền cho người thân của mình dù ở khoảng cách xa, người thân cũng có thể ở nhà nhận tiền, mà không phải đi xa để nhận tiền mặt từ bưu điện, chính quyền. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm nhằm xóa bỏ rào cản dịch vụ tài chính quá đắt, quá xa để truy cập. Các ngân hàng đang đẩy nhanh xây dựng hệ sinh thái tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng thông qua việc phổ biến ứng dụng di động (Mobile App). Nhờ ứng dụng công nghệ hiệu quả, hệ thống ngân hàng đã cung ứng được hầu hết dịch vụ thanh toán cơ bản trên di động như: tra cứu thông tin tài khoản; kết nối thanh toán hóa đơn, nạp tiền; thanh toán sử dụng mã QR; chuyển tiền... không chỉ đối với hệ thống ngân hàng mà còn với các đơn vị viễn thông, điện truyền hình...; chuyển tiền liên ngân hàng chính xác theo thời gian thực. (Lê Huy Khôi, 2018). - Nhiều công ty đã đưa ý tưởng kinh doanh theo hướng gia tăng tài chính toàn diện. Thanh toán tại Việt Nam đã xuất hiện thêm hai giải pháp thanh toán mới là Samsung Pay thanh toán phi tiếp xúc an toàn bảo mật trên các máy điện thoại thông minh Samsung đời mới và thanh toán bằng mã QR Code. Hình thức thanh toán quét mã QR du nhập vào Việt Nam từ đầu năm 2017, đến nay, đã được 12 ngân hàng lớn tại Việt Nam hỗ trợ như: BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank, ABBank, SCB, IVB, NCB, SHB, Maritime Bank, Saccombank và TPBank. Cùng với hệ thống ngân hàng, các công ty phát hành ví điện tử cũng đã áp dụng việc thanh toán qua mã QR code, điển hình như: VTC Pay, One Pay, Momo, Vimo, VNPay, Moca… (Lê Huy Khôi, 2018). 5. Kết luận Như vậy, bốn sản phẩm của tài chính toàn diện, bao gồm: thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế nói chung, đặc biệt là đối với những nền kinh tế đang phát triển. Việc mở rộng quyền truy cập tài khoản giúp nhiều người có khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính từ cơ bản đến chuyên sâu. Bên cạnh đó, tín dụng, tiết kiệm hay bảo hiểm có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp vốn chính thức, đảm bảo an toàn cho khoản tiết kiệm hay phòng ngừa rủi ro do thời tiết, thiên tai, hay những cú sốc thu nhập. Với những nghiên cứu trên thế giới, Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về tài chính toàn diện, và có những bước đi vững chắc trong công cuộc triển khai bền vững và có hiệu quả các công cụ này, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aker, J., R. Boumnijel, A. McClelland, and N. Tierney, 2013. How Do Electronic Transfers Compare? Evidence from a Mobile Money Cash Transfer Experiment in Niger. Tufts University Working Paper. 2. Asli Demirguc - Kunt (), Financial Inclusion growth, a review of recent empirical evidence, http://documents.worldbank.org/curated/en/403611493134249446/pdf/WPS8040.pdf, truy cập ngày 27/2/2019 389 3. Brune, L., X. Gine, J. Goldberg, and D. Yang, 2016. Facilitating Savings for Agriculture: Field Experimental Evidence from Malawi. Economic Development and Cultural Change, 64:2, 187 - 220 4. BTCA, 2015. Thousands of Ebola workers paid in Liberia. Mimeo. 5. Burgess, R. and R. Pande. 2005. Do Rural Banks Matter? Evidence from the Indian Social Banking Experiment. American Economic Review, 95, 780-95. Ceyla Pazarbasioglu, 2017. Vietnam’s financial inclusion priorities: Expanding financial services and moving to a ‘non-cash’ economy, https://blogs.worldbank.org/voices/vietnam-s-financial-inclusionpriorities-expanding-financial-services-and-moving-non-cash-economy, truy cập ngày 27/2/2019. 6. Cole, S., X. Gine, and J. Vickery, 2013. How does risk management influence production decisions? Evidence from a field experiment. World Bank Policy Research Working Paper Series 6546. 7. Collins, D., J. Morduch, S. Rutherford, and O. Ruthven. 2009. Portfolios of the Poor: How the World’s Poor Live on $2 a Day. Princeton University Press. 8. Dercon, S. and L. Christiaensen, 2011. Evidence from Ethiopia. Journal of Development Economics, 96:2, 159-173. 9. Dupas, P., and J. Robinson, 2013a. Savings Constraints and Microenterprise Development: Evidence from a Field Experiment in Kenya. American Economic Journal: Applied Economics, 5, 163-92. 10. Dupas, P., D. Karlan, J. Robinson, and D Ubfal, 2016. Banking the Unbanked? Evidence from Three Countries. NBER Working Paper No. 22463. 11. Duryea, S. and E. Schargrodsky, 2008. Financial Services for the Poor: Savings, Consumption, and Welfare. Mimeo. 12. GPFI, 2019. Why financial inclusion. http://www.gpfi.org/about/why-financialinlcusion, truy cập ngày 27/2/2019 13. GSMA, 2014. http://www.gsma.org. 14. Karlan, D., and J. Zinman, 2010. Expanding Credit Access: Using Randomized Supply Decisions to Estimate the Impacts.Review of Financial Studies, 23: 433-64. 15. Karlan, D., A.L. Ratan, and J. Zinman, 2014a. Savings By and For the Poor: A Research Review and Agenda. Review of Income and Wealth 60:1, 36-78. 16. Lê Huy Khôi, 2018. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/phat-trien-thanh-toandi-dong-tai-viet-nam-hien-trang-va-thach-thuc-300485.html, truy cập ngày 24/2/2019 17. Mobarak, A.M., and M. Rosenzweig. 2012. Selling formal insurance to the informally insured. Working Paper, Yale University. 18. Muralidharan, K., P. Niehaus, and S. Sukhtankar, 2014. Payments Infrastructure and the Per-formance of Public Programs: Evidence from Biometric Smartcards in India. National Bureau of Economic Research. NBER Working Paper 1999. 19. Nataliya Mylenko, Donghyun Park, 2015. Financial Inclusion in developing Asia: transactional accounts, savings, and borrowing, https://www.adb.org/sites/default/files/publication/172947/financial-inclusion-developingasia.pdf, truy cập ngày 27/2/2019 20. Prina, S., 2015. Banking the poor via savings accounts: Evidence from a field experiment. Journal of Development Economics, 115, 16-31. 21. Rosenzweig, M., Binswanger, H., 1993. Wealth, weather risk and the composition and profitability of agricultural investments. Economic Journal, 103:416, 56-78. 390 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Ở VIỆT NAM ThS. Phạm Hải Nam Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Vấn đề về tín dụng phi chính thức, trong đó phần lớn là tín dụng bất hợp pháp, hay còn gọi là tín dụng đen luôn là chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm của dư luận trong thời gian qua và là vấn đề đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu bộ công an chủ động để nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả đối với hoạt động tìn dụng đen. Bài việt trao đổi về nguồn gốc của tình trạng tín dụng đen, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này trong thời gian tới. Từ khóa: Tín dụng đen, cho vay nặng lãi, nhu cầu vay vốn, Quốc hội, Chính phủ Fintech, cho vay ngang hàng Nhu cầu tín dụng phi chính thức Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn ngày càng gia tăng của người dân, doanh nghiệp (DN) đã thúc đẩy quy mô tín dụng ngày càng lớn. Trong đó, bên cạnh tín dụng chính thức có sự quản lý của Nhà nước còn có tín dụng phi chính thức, phần lớn là bất hợp pháp không có sự quản lý của Nhà nước, còn gọi là tín dụng đen. Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30% GDP, tương đương hiện tại là 70 tỷ USD. TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cho rằng tín dụng đen là cách gọi hành vi cho vay nặng lãi, vay bất hợp pháp. Dù cách gọi này chưa thực sự thể hiện hết bản chất của loại hình vay mượn ngoài phạm vi điều chỉnh của pháp luật nhưng do được sử dụng từ lâu nên đã trở nên phổ biến. Tín dụng đen có thể đến tay người vay rất dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cấp bách của người dân, thậm chí là cả DN. Tại phiên thảo luận tình hình kinh tế - xã hội ngày 26/10/2018, vấn nạn tín dụng đen tiếp tục trở thành chủ đề “nóng” trên diễn đàn Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội nêu thực trạng tín dụng đen hoành hành từ thành thị đến nông thôn, gây bất an xã hội trong thời gian gần đây. Người ta dễ dàng bắt gặp những mẩu quảng cáo rao vặt cho vay dán ở cột điện, bờ tường, tờ rơi phát ở các ngã ba, ngã tư cho đến các quảng cáo trên mạng Internet, qua các ứng dụng cho vay ngang hàng (tức các Fintech). Điều đó cho thấy, nhu cầu tìm đến nguồn tín dụng này là rất lớn và cũng gây ra nhiều khó khăn với cơ quan quản lý. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng. Số DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN. Trong khi người dân, DN khó tiếp cận vốn ngân hàng thì nguồn tín dụng phi chính thức lại luôn “rộng cửa” với thủ tục vay rất đơn giản, linh hoạt, không cần tài sản thế chấp, nguồn vốn dồi dào. Điều này lý giải vì sao tín dụng đen ngày càng bùng phát dù ngành Công an và Ngân hàng đã đẩy mạnh điều tra, truy quét, xét xử tội phạm cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, tín dụng phi chính thức đang chiếm khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng (khoảng 1,2 triệu tỷ đồng). Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, nguồn vốn này hiện có quy mô lên tới 500 nghìn tỷ đồng, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế. 391 Bảng 1: những đặc điểm cơ bản của hoạt động tín dụng phi chính thức STT Đặc điểm 1 Cho vay quen biết giữa các cá nhân 2 Có địa lý gần nhau, chủ yếu xảy ra ở nông thôn 3 Không theo chuẩn mực nào, chủ yếu là vay nóng 4 Thủ tục đơn giản, có thể tiếp cận mọi lúc, mọi nơi, mọi yêu cầu, linh hoạt 5 Món vay thường có giá trị nhỏ 6 Tài sản đảm bảo cực kỳ đa dạng (có thể là ti vi, tủ lạnh, sổ đỏ, điện thoại…) 7 Có thể gia hạn nếu cần 8 Cực kỳ rủi ro Nguồn: TS. Cấn Văn Lực (2018) Tín dụng đen ngày càng hoành hành và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau, gây nhiều hệ lụy cho xã hội và bức xúc cho người dân. Thống kê trong 4 năm từ 2015-2018, toàn quốc đã xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan đến tín dụng đen, trong đó có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm, 165 vụ hủy hoại tài sản. Có thể nói, tình trạng tín dụng đen bùng nổ bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất, kinh tế trong nước còn có khó khăn, nhiều cá nhân, DN, tổ chức gặp khó khăn về nguồn vốn, do đó đến vay vốn tại các cơ sở tín dụng đen, các điểm cho vay nặng lãi. Một bộ phận người dân, nhất là giới trẻ, không chịu làm việc, ham mê cá độ cờ bạc, game online đã vay nặng lãi để sử dụng vào mục đích ăn chơi không chính đáng của bản thân, khi cần thì lãi suất cao cũng chấp nhận vay. Thứ hai, những quy định của pháp luật còn lỏng lẻo và chưa đủ sức răn đe nên tình trạng lừa đảo từ tín dụng đen ngày càng gia tăng. Thứ ba, các biện pháp kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước nhằm đẩy lùi tín dụng đen chưa phát huy hiệu quả. Thậm chí, tín dụng đen ngày càng nở rộ và biến tướng sang hình thức cho vay online với mức lãi suất lên tới vài trăm % mỗi năm. Đặc biệt, dưới sự hỗ trợ của công nghệ, người vay và người cho vay chỉ cần đăng nhập vào ứng dụng công nghệ là có thể tiến hành giao dịch vay mượn. Các ứng dụng cho vay ngang hàng (peer to peer lending) này đang ngày càng phát triển, là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực tài chính (tức Fintech) nhưng chưa có khung pháp lý để quản lý. Thứ tư, chế tài xử lý các đối tượng cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê chưa tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm, chưa đủ sức răn đe. Sự quan tâm vào cuộc của chính quyền cơ sở, một số cơ quan chức năng chưa đúng mức. Hệ lụy và giải pháp ngăn chặn tín dụng đen Người dân tìm đến nguồn tín dụng đen bất chấp lãi suất vay rất cao do không thể vay từ ngân hàng, công ty tài chính… với những quy định ngặt nghèo, thời gian kéo dài. Nhu cầu chi tiêu của người dân như đóng tiền trọ, chữa bệnh, đóng học phí cho con… là không thể trì hoãn, từ đó, họ tìm đến tín dụng đen, dù bản thân không chắc được khả năng trả nợ. Thực tế cho thấy, những người tìm đến tín dụng đen phần nhiều đều trong hoàn cảnh bế tắc, công việc bấp bênh, đa số không có bảo hiểm y tế. 392 Hậu quả của tín dụng đen rất lớn đối với xã hội, gây bất an đối với người dân, bất lực đối với nhà quản lý. Lãi suất vay của tín đụng đen thường cao ngất ngưởng, khả năng người vay không trả được nợ là rất lớn. Khi con nợ không thể trả nợ được, lập tức sẽ bị khủng bố tinh thần, bị hành hung, gây mất ổn định xã hội. Theo cơ quan điều tra của Bộ Công an, đối tượng đứng đằng sau hoạt động tín dụng đen phần lớn là dân giang hồ, sẵn sàng dùng biện pháp mạnh, phi pháp để đòi nợ, càng đẩy bất ổn xã hội lên cao hơn. Sự tồn tại của hình thức tín dụng đen cũng không đóng góp được cho ngân sách nhà nước. Để giảm thiểu hoạt động tín dụng đen, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra nhiều giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DN và người dân, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng chính thức mở chi nhánh ở địa bàn, thông qua các kênh cho vay... Trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động hệ thống, NHNN đã liên tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cho vay. Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư số 39/2016/ TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, trong đó có các quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng và Thông tư số 43/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, nhằm giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn từ kênh chính thức, hạn chế việc phải tiếp cận tín dụng từ nguồn tín dụng đen. Cùng với đó, NHNN cũng tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thống ngân hàng ở vùng sâu, vùng xa; Phát triển tài chính vi mô; Mở rộng hệ thống, mạng lưới Ngân hàng Chính sách xã hội tới tận các huyện và giao dịch tại các điểm giao dịch xã để cung ứng tín dụng tới người dân nghèo, người thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa… NHNN cũng đã tích cực phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan để rà soát, nắm bắt tình hình tín dụng đen và báo cáo, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, Ban, Ngành để có giải pháp quản lý, chấn chỉnh hiện tượng tín dụng đen hoạt động tràn lan. Mới đây, Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện ngăn chặn, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động "tín dụng đen", siết nợ, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý, ngăn chặn tình trạng tín dụng đen, thời gian tới các cơ quan quản lý cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm sau: Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, nhất là phổ biến các quy định về giao dịch vay mượn, huy động, sử dụng vốn an toàn cũng như các phương thức, thủ đoạn của tội phạm tín dụng đen. Thứ hai, tiếp tục rà soát nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội, bổ sung, sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp lý; tăng cường các biện pháp răn đe mạnh với tín dụng đen. Đặc biệt, cần gấp rút nghiên cứu và ban hành khung pháp lý cho hình thức cho vay ngang hàng (peer to peer lending). Việc để khoảng trống pháp lý đối với hình thức cho vay này đang tạo ra rất nhiều hệ lụy xấu đối với xã hội cũng như nền kinh tế. Thứ ba, làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, quản lý chặt chẽ nhân viên các cơ sở kinh doanh tài chính, cầm đồ trên địa bàn; Các đối tượng có liên quan tới hoạt động tín dụng đen, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê; Phát hiện xử lý nghiêm các DN, cơ sở, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện liên quan đến đòi nợ, cầm đồ vi phạm. Thứ tư, mở các cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, triệt phá các tổ chức, các băng nhóm tội phạm, các đường dây lợi dụng hoạt động tín dụng đen cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê, vi phạm pháp luật. Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận giải quyết tố giác tin báo về tội phạm, nhất là các đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm tiếp nhận các thông tin liên quan đến tín dụng đen. Thứ năm, chú trọng tuyên truyền và giáo dục tài chính để làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về vay tiêu dùng tín chấp tại các công ty tài chính cũng như các vấn đề liên quan đến tài chính toàn diện, tài chính cá nhân của người dân. Việc giáo dục tài chính cần được xem là một 393 trong những trụ cột chính, vừa nâng cao hiểu biết của người dân về các dịch vụ nhằm giúp họ có ý thức tìm đến tín dụng hợp pháp thay vì tín dụng đen, đồng thời nâng cao ý thức trả nợ để đảm bảo quyền lợi của chính người đi vay và góp phần thức đẩy thị trường tài chính phát triển bền vững hơn. Thứ sáu, cải thiện an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân nhằm hạn chế các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến hoạt động tín dụng đen. Hiện nay, công tác an sinh xã hội chưa tốt, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do vậy, cần phải đảm bảo mỗi người dân phải có bảo hiểm y tế; cần miễn phí cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12; tạo ra những căn nhà xã hội cho người dân thuê với chi phí thấp... Từ đó, hạn chế tác động xấu của tín dụng đen, góp phần ổn định xã hội. Thứ bảy, việc phát triển các tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, "chân rết" của ngân hàng chính sách xã hội, chi nhánh của công ty tài chính… và minh bạch hóa thị trường tài chính là những biện pháp cần sớm được thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, cần tiếp tục triển khai các kế hoạch mở rộng mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ, bán hàng thông qua việc hợp tác với các đối tác cung ứng sản phẩm; Hoàn tất thử nghiệm công nghệ cao trên các ứng dụng cho vay tự động nhằm tiếp cận nhanh chóng và mang đến các trải nghiệm vay linh hoạt cho các khách hàng tại khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa... Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước chủ trì và cùng các ngân hàng thương mại đưa ra các gói cho vay ưu đãi đối với những người có thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa với thủ tục nhanh gọn tối đa. Tựu chung, tín dụng đen làm cho xã hội hết sức bất ổn, gây nên nhiều hệ lụy xấu cho những ai vướng phải, từ đó, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, ma túy… Để đẩy lùi vấn đề gây nhức nhối này, cần phải có sự nỗ lực và vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành. Việc ngành Công an bắt giữ một số đối tượng cho vay nặng lãi sẽ mang lại hiệu quả tức thời mà chưa thể giải quyết được nguyên nhân sâu xa, bởi người dân cần nguồn tài chính này để giải quyết các nhu cầu thiết yếu mà Nhà nước không thể đáp ứng được. Do đó, cần tập trung tăng cường an sinh xã hội, khả năng sinh kế cho người dân; Chú trọng phát triển các kênh tín dụng, chính thức; gấp rút đưa vào khuôn khổ quản lý đối với các Fintech… qua đó giảm thiểu tín dụng đen, góp phần ổn định xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng; 2. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư số 43/2016/TT-NHNN quy định về cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính; 3. Đức Nghiêm (2018), Ngân hàng Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, Thời báo Ngân hàng; 4. Minh Hà (2018), Đẩy lùi tín dụng đen: Khó nhưng khả thi, Báo Realtimes; 5. Lê Huy Khôi (2018), Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng chính sách phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính; 5. Nguyễn Mạnh Hải (2018), Lợi ích của mô hình kinh tế chia sẻ và những thách thức cho nhà quản lý, Tạp chí Tài chính; 6. Nguyễn Thị Hải Bình (2018), Mô hình kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và những thách thức đặt ra, Tạp chí Tài chính; 7. Thanh Hoa (2018), Tìm chế tài kiểm soát tín dụng đen, Thời báo Kinh doanh. 394 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA ThS. Vũ Ngọc Anh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, phát triển và ổn định kinh tế. Vì vậy, tài chính toàn diện được các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược quốc gia trong việc phát triển tài chính toàn diện, đồng thời dựa trên những phân tích về thực trạng tài chính toàn diện ở Việt Nam hiện nay để đưa ra quan điểm và mục tiêu xây dựng chiến lược tài chính toàn diện phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, tài chính bao trùm, Chiến lược Tài chính toàn diện quốc gia, tiếp cận tài chính. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA CHIẾN LƯỢC Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Việc tiếp cận với các dịch vụ tài chính như tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm và chuyển tiền cho phép các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh tế và quản lý các biến động tài chính của mình. Khi được tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản, những người có thu nhập thấp có thể đầu tư vào các hoạt động tạo thu nhập, tiết kiệm và quản lý tài chính tốt hơn, tích lũy tài sản một cách an toàn, giúp họ thoát khỏi bẫy đói nghèo và cải thiện hơn cuộc sống cũng như phúc lợi. Tài chính toàn diện cho phép các hộ gia đình xây dựng nguồn nhân lực bằng cách đầu tư vào y tế và giáo dục, từ đó hỗ trợ sự tăng trưởng công bằng và bền vững, đồng thời giảm bất bình đẳng thu nhập và xã hội. Tuy nhiên tài chính toàn diện được hiểu theo nghĩa rộng hơn so với tiếp cận tài chính. Một số người có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhưng lại không muốn sử dụng trong khi nhiều người có nhu cầu lại không thể tiếp cận do những rào cản như thiếu hiểu biết và điều kiện kinh tế, thiếu sản phẩm phù hợp hay quy định pháp luật phức tạp. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế đã không ngừng nhấn mạnh tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển từ năm 2009. Tháng 10/2013, Ngân hàng Thế giới (WB) chính thức đưa ra mục tiêu đến năm 2020 mỗi người trưởng thành phải có một tài khoản giao dịch và xem đó như một mốc quan trọng hướng tới tài chính toàn diện đầy đủ - một thế giới mà ở bất cứ đâu người dân đều có quyền tiếp cận và có thể sử dụng các dịch vụ tài chính mà họ cần để nắm bắt cơ hội cải thiện cuộc sống và giảm thiểu tổn thương. Liên Hợp Quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2020 (SGD). Các nước ASEAN cũng coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột cho Tầm nhìn ASEAN 2025. Tính đến năm 2017, trên khắp thế giới đã có 34 quốc gia triển khai thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia và 29 nước khác đang xây dựng Chiến 395 lược. Trong vòng 5 năm qua, số lượng quốc gia đi theo chính sách xây dựng chiến lược tài chính toàn diện đã tăng gần 6 lần. Nghiên cứu cho thấy, các quốc gia ban hành và thực hiện Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện có mức độ tài chính toàn diện cao hơn những nước thực thi tài chính toàn diện mà không thông qua chiến lược. Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia sẽ thiết lập nên hệ thống các chiến lược bộ phận, các kế hoạch hành động thống nhất từ các cấp, từ Trung ương đến địa phương, tạo sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia và đồng thời cũng tận dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có một cách hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí và tập trung nguồn lực trong quá trình thực thi tài chính toàn diện giữa các bên có liên quan. Tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện được đề cập một lần nữa khi tại Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Việt Nam năm 2017, các quốc gia thành viên rất quan tâm và không ngừng thảo luận, nghiên cứu một khuôn khổ chiến lược tài chính toàn diện có thể áp dụng cho mỗi quốc gia thành viên APEC hoặc có thể làm cơ sở thông lệ quốc tế để mỗi thành viên có thể sử dụng và thiết lập nên chiến lược tài chính toàn diện cho riêng quốc gia mình. Ở Việt Nam, một số nội dung của tài chính toàn diện đã được Chính phủ đặt thành ưu tiên và triển khai thực hiện trong những năm qua. Các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011-2020, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, đều hướng tới việc nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, nhấn mạnh đến tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực phát triển và thụ hưởng các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Chính phủ cũng xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến đối tượng của tài chính toàn diện như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ); Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn cùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135)… Một số chính sách mới ban hành đã trực tiếp thúc đẩy các hoạt động tài chính toàn diện. Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg. Tháng 9/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng cơ bản cho người dân và doanh nghiệp. Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam được bắt đầu thực hiện từ năm 2006 và đến nay đang triển khai cho giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Những kết quả đạt được trong những năm qua là đáng kể, đặt biệt là công tác xóa đói giảm nghèo. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo từ mức 60% giảm xuống 20,7% trong vòng 20 năm (1990-2010) và hiện giữ ở mức dưới 10%. Đời sống người dân đã tăng lên, nhất là trong tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng - tài chính vẫn còn nhiều khoảng trống. Tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng vẫn ở mức thấp, mới chỉ có 30,8% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng theo số liệu của Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, kém xa so với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, hay Malaysia đều ở mức trên 80%. Bên cạnh đó trình độ hiểu biết tài chính của người dân và doanh nghiệp còn ở mức thấp trong khi thiếu vắng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính khiến cho niềm tin vào hệ thống ngân hàng - tài chính chưa cao. Trong bối cảnh đó, cần có một chiến lược tài chính toàn diện mang tính bao trùm, tổng thể có thể tập trung nguồn lực và nỗ lực của tất cả các ngành, lĩnh vực, cả nhà nước và tư nhân, đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam. Một chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có ý nghĩa hết sức to lớn về mặt phát triển kinh tế xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, giúp cho mọi người dân đều được thụ hưởng thành quả phát triển kinh tế để không ai bị bỏ lại phía sau. 396 2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có mức độ tiếp cận đến các dịch vụ tài chính ở mức thấp. Theo cơ sở dữ liệu Global Findex do Ngân hàng Thế giới công bố năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản chỉ là 30,8%, cao hơn Lào (29,1%), Campuchia (21,7%) và Myanmar (26,0%) nhưng thấp hơn so với Indonesia (49%) và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (80,2%), Malaysia (85,3%), Thái Lan (81,6%). Việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính ở Việt Nam có thể xem xét cụ thể ở những góc độ dưới đây: Mạng lưới và kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính: tính tại thời điểm 2016, mạng lưới hoạt động hệ thống NHTM tổng cộng có 9.787 chi nhánh và phòng giao dịch, tương đương 13,7 điểm giao dịch/10.000 người trưởng thành và 29,5 điểm giao dịch/1000km². Đến cuối 2017, mạng lưới ATM đạt 15.558 máy được lắp đặt, bình quân 53,01 máy/1000km² và 24,3 máy/100.000 dân số trưởng thành. Tuy nhiên số máy ATM tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 40% tổng số của cả nước, trong khi ở những địa bàn nông thôn, ATM chỉ xuất hiện ở một số phòng giao dịch, chủ yếu là của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ở địa bàn vùng sâu vùng xa, máy ATM gần như chưa có. Với tiêu chí số máy ATM trên dân số trưởng thành, Việt Nam vẫn còn thua xa các nước như Nhật Bản, Thái Lan hay Trung Quốc, chỉ tương đương Lào và nhỉnh hơn Ấn Độ một chút. Số lượng POS tính đến cuối năm 2017 đạt 268.813 POS/EDC với số lượng giao dịch đạt trên 97 triệu và giá trị giao dịch đạt trên 250.000 nghìn tỷ đồng. Số lượng thiết bị POS trên thị trường mới chỉ tập trung chủ yếu ở các ngân hàng lớn, tăng chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng thẻ phát hành. Tỷ lệ đơn vị kinh doanh có lắp đặt POS còn rất nhỏ. Bên cạnh đó, các mô hình ngân hàng liên kết đã cho phép một số ngân hàng kết hợp với các đơn vị Công nghệ thông tin viễn thông triển khai thí điểm một số loại hình dịch vụ thanh toán chuyển tiền hướng tới vùng sâu vùng xa, giúp nâng cao khả năng tiếp cận tài chính cho người dân. Đến cuối năm 2017, tổng cộng đã có hơn 32.000 điểm cung cấp dịch vụ phục vụ hơn 6 triệu khách hàng với tổng giá trị giao dịch lũy kế lên tới 81.000 tỷ đồng. Các dịch vụ tài chính cơ bản:đến cuối năm 2017, có 97 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tại Việt Nam, trong đó 78 tổ chức cung ứng dịch vụ Internet Banking và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ Mobile Banking. Mặc dù ra đời sau nhưng Internet Banking và Mobile Banking đã đạt được tốc độ phát triển nhanh và đạt được quy mô tương đương với dịch vụ thẻ. Số lượng giao dịch qua kênh Internet Banking năm 2017 đạt hơn 191 triệu món với giá trị giao dịch đạt hơn 13.546 nghìn tỷ đồng (tăng 88,08% so với năm 2016). Số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking năm 2017 đạt hơn 130 triệu món với giá trị giao dịch hơn 690 nghìn tỷ đồng (bằng 127,3% so với năm 2016). Tuy nhiên, giá trị giao dịch của các kênh này còn thấp so với tổng giá trị thanh toán không dùng tiền mặt, chiếm khoảng 15% tổng giá trị. Kết quả mà lĩnh vực Internet Banking và Mobile Banking đạt được không thể không kể đến sự phát triển vượt bậc của nền tảng công nghệ số. Tính đến năm 2018, Việt Nam có 64 triệu người dùng Internet, chiếm 67% dân số, có 70,03 triệu người dùng điện thoại di động, chiếm 74% dân số, độ bao phủ sóng 3G/4G đạt 95% diện tích cả nước. Đây cũng là tiền đề để phát triển các dịch vụ khác như ví điện tử hay nâng cao độ bảo mật bằng việc ứng dụng công nghệ sinh trắc học (vân tay). Tuy nhiên bên cạnh các kết quả đạt được, việc triển khai các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn gặp phải một số hạn chế nhất định: những dịch vụ tiện ích hiện đại được sử dụng chủ yếu ở khu vực thành thị, giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với các giao dịch khác như thanh toán, chuyển khoản. Đối với dịch vụ tiết kiệm, hệ thống Tổ chức tín dụng hiện là kênh cung cấp dịch vụ tiết kiệm duy nhất của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Findex 2017, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản tiết kiệm tại các tổ chức tài chính ở Việt Nam là 14,5% thấp hơn rất nhiều nước 397 trong khu vực như Thái Lan (38,8%), Malaysia (37,8%), Indonesia (21,5%), Trung Quốc (34,8%) và Nhật Bản (64,5%). Về dịch vụ tín dụng, tổng dư nợ tín dụng tính đến cuối năm 2017 là 6,51 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP. Trong đó tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được chú trọng. Đến cuối năm 2017, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 20,9% dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 13,21% so với tháng 12/2016; dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng 25,5%. Tỷ lệ người trưởng thành có khoản vay tại các tổ chức tài chính của Việt Nam là khá cao, đạt mức 21,7%, thấp hơn Campuchia (26,7%), Malaysia (23,4%) và cao hơn hầu hết các nước trong khu vực như Indonesia (18,4%), Thái Lan (20,4%), Philippines (10,4%), theo số liệu Findex 2017. Đối với dịch vụ bảo hiểm và hưu trí, năm 2017 tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 316.300 tỷ đồng, tăng 27,4% so với năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm năm 2017 đạt khoảng 132.369 tỷ đồng, tăng 21,2% so với năm 2016. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn quốc đạt 86,5% dân số, theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2017. Tuy nhiên tính đến năm 2017, có hơn 3 triệu người về hưu và 80% trong số đó được Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chi trả lương hưu bằng tiền mặt. Ngoài ra, bảo hiểm nông nghiệp và bảo hiểm vi mô mới đang ở giai đoạn triển khai thí điểm và còn thiếu hành lang pháp lý. Dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới năm 2015 cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp cận tài chính khá tốt với tỷ lệ doanh nghiệp có khoản vay ngân hàng là 40,8%, cao hơn so với trung bình của 139 nước tham gia khảo sát (33,6%) và cũng cao hơn so với Indonesia, Philippines, Malaysia. Tỷ lệ bị từ chối cho vay là 5.6%, thấp hơn so với trung bình của 139 nước tham gia khảo sát (11,2%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đã từng bước được cải thiện, từ mức tăng 2,44% năm 2013 tới 15% năm 2016. Tính đến tháng 12/2017, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 13,21% so với cuối năm 2016, chiếm trên 20,9% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế. Dịch vụ tài chính cho nông nghiệp, nông thôn: tỷ lệ người dân mở và sử dụng tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn còn thấp, đạt 25,2% trong khi con số này ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Ấn Độ lần lượt là 80,7%, 81,1%, 40,7% và 79,3%. Đến 31/12/2017, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt hơn 1.310 nghìn tỷ đồng, tăng 25,5% so với cuối năm 2016, chiếm tỷ trọng khoảng 20% tổng dư nợ tín dụng Các định chế tài chính chuyên biệt phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, đối tượng chính sách xã hội và cư dân nông thôn: trong những năm qua cũng có những thành tựu rõ rệt trong việc nâng cao khả năng tiếp cận cũng như chất lượng dịch vụ tài chính cung cấp cho khách hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đóng vai trò đặc biệt trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đến 31/12/2017, thị phần tín dụng của ngân hàng này chiếm hơn 50% toàn thị trường. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ của ngân hàng này đạt 74%, tỷ trọng nguồn vốn khu vực nông nghiệp nông thôn trên tổng nguồn vốn huy động đạt hơn 70%, dẫn đầu trong các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, Ngân hàng Hợp tác xã và Quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô, Ngân hàng Chính sách xã hội trong những năm gần đây không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động cũng như gia tăng doanh số huy động vốn và dư nợ cho vay. Cơ sở hạ tầng tài chính: Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia (IBPS) đã được cải cách mạnh mẽ và sâu rộng, áp dụng công nghệ hiện đại và theo chuẩn quốc tế. Số lượng và giá trị thanh toán qua hệ thống tăng nhanh, lưu lượng thanh toán hàng năm qua hệ thống hiện nay đã gấp 10 lần GDP. 398 Hệ thống thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước là trụ cột quan trọng của cơ sở hạ tầng tài chính quốc gia. Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia hiện đã mở rộng được nguồn thông tin tới 100% các tổ chức tín dụng, các Bộ, Ngành liên quan. Theo đánh giá của Nhóm Ngân hàng Thế giới, với những nỗ lực của CIC, độ phủ thông tin tín dụng của Việt Nam năm 2018 được cải thiện lên 51%, chiều sâu thông tin tín dụng đạt 7/8 điểm, cao hơn mức bình quân các nước trong khu vực và khổi OECD, góp phần đưa chỉ số tiếp vận tín dụng của Việt Nam tăng 3 bậc so với năm trước, xếp thứ 29/190 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Tuy nhiên, CIC vẫn đang gặp khó khăn trong việc mở rộng độ phủ thông tin từ doanh nghiệp tiện ích như viễn thông, điện nước…do còn vướng những quy định về bảo mật thông tin khách hàng từ các Luật chuyên ngành. Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2010/NĐ-CP cho phép thành lập các Tổ chức tín dụng tư nhân để góp phần thúc đẩy hoạt động thị trường tín dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên hoạt đông của các tổ chức này còn hạn chế, độ phủ thông tin mới đạt 17,1%, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới theo đánh giá của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Hiểu biết tài chính và bảo vệ người tiêu dùng: Người dân Việt Nam, đặc biệt người dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hiện có năng lực hiểu biết tài chính khá thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Cuộc điều tra của Standard & Poor năm 2014 cho thấy chỉ ¼ dân số trưởng thành có năng lực “hiểu biết tài chính”. Khảo sát về hiểu biết tài chính của Master Card năm 2015 cho biết chỉ số hiểu biết tài chính của Việt Nam đứng thứ 16/17 quốc gia được khảo sát. Khuôn khổ thể chế và luật pháp về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam mới đang trong giai đoạn bắt đầu. Năng lực của những cơ quan quản lý và giám sát liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng còn thấp. Trách nhiệm giám sát đối với các vấn đề bảo vệ người tiêu dùng chưa có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan quản lý tài chính. Còn thiếu những quy định bảo vệ người tiêu dùng tài chính, nhất là những quy định về tính minh bạch điều khoản và điều kiện; những yêu cầu tư vấn về tính phù hợp của sản phẩm. Khuôn khổ pháp luật chưa đầy đủ về thanh toán di động và thanh toán điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân và công khai thông tin cũng tạo ra những khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó còn thiếu những quy định yêu cầu chuẩn hóa về cơ chế giải quyết khiếu nại và những hạn chế đối với quyền của người tiêu dùng đối với hệ thống thông tin tín dụng. Đánh giá hạn chế về thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam - Mạng lưới và kênh cung ứng dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn như gánh nặng chi phí; quy mô giao dịch và hiệu quả kinh tế thấp; tính tiện ích, an toàn, bảo mật chưa cao; việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại chưa tương xứng với tiềm năng do còn thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực hạn hẹp cả về số lượng và chất lượng. - Các sản phẩm, dịch vụ tài chính thiếu đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của các phân khúc khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, nhất là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. - Việc mở rộng mạng lưới của hệ thống ngân hàng thương mại gặp nhiều trở ngại; các tổ chức tín dụng phi ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, năng lực hoạt động còn yếu, một số công ty tài chính tiêu dùng lãi suất cho vay quá cao, nên các tổ chức này chưa thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp dịch vụ như kỳ vọng. Các Quỹ tín dụng nhân dân có năng lực quản trị còn hạn chế, chưa phát huy hết được hiệu quả của mô hình Tổ chức tín dụng này trong cung cấp dịch vụ cho khách hàng. - Cơ sở hạ tầng thanh toán phát triển và phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu ở khu vực thành thị, chưa phát triển rộng ở địa bàn nông thôn, đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, hiệu quả không cao. Việc phát triển các tổ chức thông tin tín dụng tư nhân còn hạn chế. Hạ tầng thông tin và viễn thông, nhất là các hạ tầng phục vụ cho việc tra cứu, truy xuất thông tin khách hàng còn thiếu. - Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận còn thấp, dẫn đến việc các doanh nghiệp này khó tiếp cận tín dụng ngân hàng. Trình độ văn hóa, giáo dục và tiếp cận công nghệ thông tin của người dân, nhất là cư dân nông thôn còn 399 thấp. Kém hiểu biết về tài chính khiến người dân e ngại sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức, ngược lại, thậm chí còn rơi vào bẫy cho vay nặng lãi, hoặc tham gia vào các hoạt động huy động vốn bất hợp pháp. - Thói quen tiêu dùng tiền mặt còn phổ biến, cả ở thành thị và nông thôn. Các hoạt động thanh toán trực tuyến gắn liền với thương mại điện tử đã gia tăng, nhưng vẫn còn ít - Khuôn khổ pháp luật và thể chế bảo vệ người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng tài chính còn thiếu và phân tán. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng vào các giao dịch tài chính, làm hạn chế sự tiếp cận và sử dụng của người dân đối với các dịch vụ tài chính chính thức. 3. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN QUỐC GIA Với những hạn chế còn tồn tại nêu trên, những quan điểm dưới đây cần được tôn trọng triệt để trong suốt quá trình xây dựng và triển khai các giải pháp để thực hiện các mục tiêu của chiến lược tài chính toàn diện: - Nhà nước tạo dựng môi trường thuận lợi thúc đẩy tài chính toàn diện theo định hướng thị trường. - Thúc đẩy tài chính toàn diện phải đi đôi với sự an toàn, hiệu quả và bền vững của cả hệ thống tài chính, bảo vệ người tiêu dùng tài chính. - Ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo phải phục vụ cho việc thiết kế và cung ứng sản phẩm dịch vụ tài chính một cách thuận tiện và giảm chi phí. - Công tác an toàn bảo mật cần được hết sức chú trọng, các rủi ro liên quan đến quá trình cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính, nhất là những sản phẩm tài chính số cần được quản lý, giám sát và xử lý một cách thỏa đáng. - Thực hiện tài chính toàn diện cần có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của nhà nước, tư nhân và toàn hệ thống chính trị Từ mục tiêu tổng quát: mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý do các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia cần đạt được những mục tiêu cụ thể như sau: a. Phát triển, đa dạng hóa các tổ chức cung ứng, kênh cung ứng, sản phẩm, dịch vụ tài chính để cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng của những người chưa tiếp cận hoặc ít tiếp cận với các dịch vụ tài chính chính thức. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ tài chính theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của mọi người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, dân cư nông thôn, vùng sâu vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế. b. Kiến tạo môi trường thuận lợi với hành lang pháp lý và cơ sở hạ tầng tài chính phù hợp nhằm thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đa dạng các loại hình tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính, đảm bảo cung cấp thông tin một cách hiệu quả đối với tất cả các bên tham gia thị trường. c. Phát triển và đa dạng hóa mô hình hoạt động tài chính vi mô hiệu quả, bền vững trong một môi trường chính sách thuận lợi, tăng cường xã hội hóa, đảm bảo hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, linh hoạt, phù hợp, với chi phí hợp lý, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước vè đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. 400 d. Nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính cho người tiêu dùng, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch tài chính. Triển khai thực hiện giáo dục tài chính để đảm bảo người tiêu dùng có kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi ứng xử phù hợp trong lựa chọn và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng tài chính để đảm bảo người tiêu dùng được cung cấp đầy đủ thông tin và không bị đối xử không công bằng Phạm vi của Chiến lược hướng tới việc phổ cập các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, bao gồm: thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, do các tổ chức tài chính được phép hoạt động cung ứng. Đối tượng mục tiêu của Chiến lược là tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng tới những người chưa hoặc ít được tiếp cận tới dịch vụ tài chính chính thức, bao gồm: - Người nghèo, người có thu nhập thấp, người yếu thế trong xã hội không có đủ điều kiện tài chính; - Người sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa nơi thiếu cơ sở hạ tầng tài chính; - Người lao động di cư, người làm nghề tự do không có tài sản thế chấp hay không có lịch sử tín dụng; - Phụ nữ và người trẻ tuổi bị phân biệt đối xử và dễ bị tổn thương; - Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã sản xuất kinh doanh gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Phương Linh - Nguyễn Mai Hảo, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính (2014), Một số vấn đề chung về tài chính toàn diện 2. Viện Chiến lược Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), Sơ lược về Tài chính toàn diện 3. ThS. Phạm Thị Ánh Phượng - Tạp chí tài chính (2017), Chiến lược tài chính toàn diện tại châu Á và hàm ý cho Việt Nam 4. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Báo cáo tổng quan thị trường tài chính 2017 5. Trang điện tử về tài chính toàn diện của Ngân hàng Thế giới http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 6. Trang điện tử của Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện ở Việt Nam https://www.apec2017.vn/ap17-c/gallery/asia-pacific-forum-financial-inclusion 401 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM Nguyễn Phú Thủy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tóm tắt Trong xu hướng của toàn cầu về thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện để xác định các yếu tố thúc đẩy phù hợp. Thực tế cho thấy, một trong các yếu tố để đánh giá tài chính toàn diện của một quốc gia chính là khả năng tiếp cận tín dụng của người dân. Trước bối cảnh tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới bắt đầu và đang được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, thu nhập tăng cao, đồng thời các tổ chức tín dụng đang đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng; trên cơ sở phân tích tình hình tài chính toàn diện ở Việt Nam, bài viết khuyến nghị các giải pháp cho phát triển tín dụng tiêu dùng, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng tiêu dùng của người dân, tạo nền tảng tiếp cận các dịch vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng. Nhóm giải pháp tập trung vào các khía cạnh về (i) truyền thông thông tin, (ii) mở rộng mạng lưới, (iii) giảm chi phí giao dịch, (iv) minh bạch và chủ động, và (v) phát triển các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, phát triển cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng, nhằm góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam trong thời gian tới. Giới thiệu Đến năm 2018, trên thế giới đã có hơn 55 quốc gia cam kết thực hiện tài chính toàn diện, và hơn 60 quốc gia đã ban hành hoặc đang triển khai chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện1. Việt Nam cũng đang trong quá trình xây dựng một chiến lược tổng thể quốc gia về tài chính toàn diện hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, giảm bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo, đảm bảo mọi người dân đều được hưởng thành quả phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội. Tài chính toàn diện đề cập đến khả năng, mức độ mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách thuận tiện, trong đó có chú trọng đến nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp. Do đó, một trong các kênh để thúc đẩy tài chính toàn diện chính là thúc đẩy hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Trước bối cảnh về sự bùng nổ tín dụng tiêu dùng của Việt Nam mới bắt đầu và đang được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa, thu nhập tăng cao2, trong khi các tổ chức tín dụng cũng đang thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng nhằm góp phần hạn chế tình trạng người dân vay vốn từ các kênh không chính thống, bài viết này nhằm hướng đến các giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Bài viết được cấu trúc thành 5 phần: Phần 1 trình bày các nội dung cơ bản về tài chính toàn diện; Phần 2 về Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam; Phần 3 về Thực trạng cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng; Phần 4 khuyến nghị các giải pháp; Phần 5 kết luận. 1. Nội dung cơ bản về tài chính toàn diện Theo Ngân hàng Thế giới3, tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính có ích và hợp lý, đáp ứng các nhu cầu về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và 1 http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview Báo cáo Financial Times về tín dụng tiêu dùng của Việt Nam 3 http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview 2 402 bảo hiểm của cá nhân và doanh nghiệp. Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tài chính toàn diện bao gồm quá trình thúc đẩy việc tiếp cận đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính đầy đủ, phù hợp về chi phí và thời gian, và quá trình tăng cường việc sử dụng các dịch vụ này đến toàn tầng lớp xã hội thông qua thực hiện các biện pháp hiện có và đổi mới bao gồm tăng cường nhận thức và giáo dục về tài chính nhằm thúc đẩy sự lành mạnh của hệ thống tài chính cũng như sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội4. Các nghiên cứu đã chỉ ra vai trò quan trọng của tài chính toàn diện ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vĩ mô, tài chính toàn diện góp phần ổn định tài chính (Hannig & Jansen 2010, Morgan và Pontines 2014), giảm bất bình đẳng thu nhập (Beck and others 2008), tăng trưởng kinh tế (Giné và Townsend 2004), và giảm đói nghèo khu vực nông thôn (Pande và Burgess 2005). Bùi Duy Hưng (2017) tìm ra chỉ số tài chính toàn diện tăng lên sẽ giảm tỷ lệ lạm phát, và quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và lãi suất là cơ sở để các nhà tạo lập chính sách thúc đẩy tài chính toàn diện hiệu quả thông qua công cụ lãi suất. Ở góc độ vi mô, tài chính toàn diện tăng cường tiết kiệm, chi tiêu của người dân nhờ tiếp cận được tín dụng, tăng trưởng kinh doanh của doanh nghiệp nhờ tiếp cận vốn để hoạt động5; người dân quản lý tài chính tốt hơn thông qua tài khoản ngân hàng, cho phép người dân sử dụng các dịch vụ đi kèm, mà dịch vụ đầu tiên là tiền gửi tiết kiệm, vay vốn, giúp người dân quản lý dòng tiền, và cân đối trong chi tiêu. Hơn nữa, có tài khoản tiết kiệm sẽ hình thành quan điểm chi tiêu có kế hoạch, đảm bảo dòng tiền cho chi tiêu đột xuất, hoặc đầu tư trong tương lai. Các chỉ số đánh giá tài chính toàn diện bao gồm khả năng tiếp cận ngân hàng thông qua sở hữu tài khoản ngân hàng của cá nhân, mức độ sử dụng tài khoản ngân hàng, tỷ lệ tiết kiệm, vay vốn và khả năng kiểm soát rủi ro tài chính6. Do đó, một trong các kênh để góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ cho vay vốn của tổ chức tài chính. 2. Thực trạng tài chính toàn diện tại Việt Nam Theo số liệu từ Nhóm Ngân hàng Thế giới7, các chỉ số về khả năng tiếp cận ngân hàng, việc sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, và hoạt động tiết kiệm, tín dụng của Việt Nam đang ở mức rất thấp so với các quốc gia trong khu vực8. Thứ nhất, về khả năng tiếp cận ngân hàng, 30% người Việt Nam (từ 15 tuổi trở lên) có tài khoản tại các tổ chức tài chính, trong đó chỉ 3% người có tài khoản ngân hàng liên kết sử dụng với điện thoại di động. Mặc dù với sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng thời gian qua trong việc mở rộng mạng lưới, cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính đến khách hàng, nhưng con số này là rất thấp so với mức trung bình của các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương (73% người có tài khoản tại tổ chức tài chính). Các sản phẩm dịch vụ tài chính cơ bản khác được triển khai vẫn khá khiêm tốn ở Việt Nam và thấp hơn nhiều so với bình quân các quốc gia trong khu vực. Tỷ lệ người nhận lương qua tài khoản chỉ 10% (do việc cấp thẻ tín dụng thường đối với đối tượng là người nhận lương qua tài khoản), trong khi các con số này bình quân của khu vực lần lượt là 22% và 23%. Với con số 73% người được hỏi sử dụng máy ATM để rút tiền, cao hơn mức bình quân của các quốc gia trong khu vực là 54%, cho thấy người Việt Nam sử dụng máy ATM chủ yếu để rút 4 Atkinson A, Messy F, 2013, Promoting Financial Inclusion through Financial EducationOECD.INFE evidence, policies and practice. 5 Cull R, et al. 2014, Financial Inclusion and Development: Recent Impact Evidence 6 Klapper L, et al., 2017, the Global Findex database 2017 7 The Global Findex Database 2017 8 Bao gồm Indonesia, Campuchia, Lào, Mongolia, Philipines, Myanmar, và Việt Nam 403 tiền và sử dụng tiền mặt. Các khoản nhận hỗ trợ từ Chính phủ và thanh toán các hóa đơn chi phí sinh hoạt qua tài khoản cũng ở mức thấp lần lượt là 1% và 3% (Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương là 10% và 25%). Bảng 1: Tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản Đơn vị: % người được hỏi Việt Nam Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương Tài khoản 30% 73% Tài khoản sử dụng điện thoại di động 3% NA Rút tiền thông qua máy ATM (2014) 73% 54% Nhận lương qua tài khoản 10% 23% Nhận các khoản hỗ trợ từ Chính phủ qua tài khoản 1% 10% Thanh toán các hóa đơn sinh hoạt qua tài khoản 3% 25% Tiêu chí Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Thứ hai, việc sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền của Việt Nam cũng ở mức rất thấp. Tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng để thanh toán lần lượt là 5% và 2%, thấp hơn so với mức bình quân của các quốc gia trong khu vực là 34% và 5%. Mặc dù 19% người được phỏng vấn có thực hiện chuyển tiền trong nước và 17% người được nhận tiền trong nước, nhưng hình thức chuyển tiền và nhận tiền qua tài khoản ngân hàng và bằng điện thoại di động lại có tỷ lệ rất thấp, chuyển tiền qua tài khoản là 8%, bằng điện thoại di động là 2%; nhận tiền qua tài khoản là 5%, và bằng điện thoại di động chỉ 1%. Bảng 2: Sử dụng dịch vụ thanh toán và chuyển tiền Đơn vị: % người được hỏi Việt Nam Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương Sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán 5% 34% Sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán (2014) 2% 5% Thực hiện chuyển tiền trong nước 19% NA Thực hiện chuyển tiền qua tài khoản 8% NA Thực hiện chuyển tiền bằng điện thoại di động 2% NA Nhận tiền trong nước 17% NA Nhận tiền thông qua tài khoản 5% NA Nhận tiền bằng điện thoại di động 1% NA Tiêu chí Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Thứ ba, về tiết kiệm và tín dụng: Tỷ lệ người Việt Nam có tiết kiệm ở mức khá cao so với các quốc gia trong khu vực, năm 2014 là 63% (khu vực là 71%), năm 2017 là 57% (khu vực là 56%), giảm so với năm 2014. Tuy nhiên, hình thức tiết kiệm tại các tổ chức tài chính chỉ chiếm 14%, tương đương với hình thức tiết kiệm tại các tổ, nhóm năm 2017. Mặc dù số lượng người có tài khoản chiếm đếm 30% (Bảng 1), nhưng chỉ có khoảng 50% số người này thực hiện tiết kiệm tại tổ chức tài chính. 404 Bảng 3: Tiết kiệm và tín dụng Đơn vị: % người được hỏi Tiêu chí Việt Nam Có tiết kiệm (2014) Có tiết kiệm (2017) Tiết kiệm tại tổ chức tài chính (2014) Tiết kiệm tại tổ chức tài chính (2017) Tiết kiệm tại các tổ, nhóm tiết kiệm Vay tổ chức tài chính (2014) Vay tổ chức tài chính (2017) Sở hữu thẻ ghi nợ (debit card) Sở hữu thẻ tín dụng (credit card) Vay gia đình, bạn bè Vay các tổ, nhóm 63% 57% 15% 14% 14% 18% 21% 27% 4% 30% 5% Các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương 71% 56% 39% 34% NA 11% 11% 60% 22% 27% NA Nguồn: Nhóm Ngân hàng Thế giới, Global Findex Database 2017 Số liệu nêu trên cho thấy, cho vay tiêu dùng đang là một kênh tiềm năng cho các tổ chức tín dụng có thể khai thác và phát triển. Cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của người Việt Nam hiện đang ở mức thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Số lượng người sở hữu thẻ ghi nợ chiếm 27% (bình quân các quốc gia Đông Á Thái Bình Dương là 60%), trong khi sở hữu thẻ tín dụng chỉ 4%. Trong hoạt động vay vốn, số lượng người vay tổ chức tài chính chỉ chiếm 21%, thấp hơn lượng người vay của gia đình, bạn bè (30%). Theo đánh giá của Financial Times9, trong giai đoạn 2016-2018, chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam thấp nhất trong khu vực10 (chỉ số cho vay tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn này giảm từ 63-58, so với mức bình quân chỉ số này của các nước trong khu vực từ 68-64), mặc dù chỉ số về thu nhập và tiêu dùng lại cao nhất so với nhóm các quốc gia này. Với thực tế này, phát triển cho vay tiêu dùng là tiềm năng cho các tổ chức tín dụng khai thác, phát triển cho mục tiêu tài chính toàn diện tại Việt Nam. 3. Thực trạng cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng Cho vay tiêu dùng đáp ứng nhu cầu vốn cho chi tiêu phục vụ đời sống người dân, tạo nền tảng để khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác của ngân hàng. Từ năm 2018, các ngân hàng cũng đã bắt đầu cuộc đua phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng11. Nhiều ngân hàng có ý định bán phần vốn tại công ty cho thuê tài chính trực thuộc để thành lập công ty tài chính tiêu dùng, hoặc mua lại công ty tài chính, hoặc thành lập mới công ty tài chính tiêu dùng để đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Nhiều ngân hàng khác tìm đối tác chiến lược nước ngoài để hợp tác trong việc xin thành lập mới hay mua lại các công ty tài chính. Trong khi đó, các công ty tài chính cũng đang tích cực mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ cho vay tại các cơ sở, điểm kinh doanh hàng hóa để hỗ trợ nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân. Đến cuối năm 201812, dư nợ cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng chiếm 19,65% trong tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tăng 29,38% so với thời điểm cuối năm 2017, trong đó dư nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn 78%. 9 https://vietnambiz.vn/cho-vay-tieu-dung-o-viet-nam-moi-chi-la-bat-dau-83468.html So với các quốc gia Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipines 11 https://news.zing.vn/lai-cat-co-85-vung-tay-vay-tien-an-tieu-roi-oan-lung-tra-no-post843946.html 12 Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước 10 405 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng tập trung nhiều vào hoạt động cho vay với mục đích liên quan đến tiêu dùng về nhà ở, trong khi cho vay qua thẻ tín dụng, thẻ thấu chi, hay cho vay đáp ứng nhu cầu về học tập, chữa bệnh chiếm tỷ lệ rất thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng cho mục đích nhà ở chiếm tỷ trọng lớn nhất 56,76% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng; mục đích mua đồ dùng trang thiết bị gia đình chiếm 30%; mua, thuê, thuê mua phương tiện đi lại chiếm 8,31%; dư nợ cho vay qua thẻ tín dụng chiếm 2,93%; dư nợ cho vay theo phương thức thấu chi trên tài khoản chiếm 1,54%; chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao là 0,42%. So với cuối năm 2017, dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 29%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành (14%). Về cơ cấu tín dụng, cho vay với mục đích mua nhà ở, thuê, thuê mua nhà ở, xây dựng sửa chữa nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà ở tăng 36%, cho vay mục đích mua đồ dùng trang thiết bị gia đình tăng 20%, mua, thuê, thuê mua phương tiện đi lại tăng 32%, dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng tăng 41%, dư nợ cho vay theo phương thức thấu chi trên tài khoản tăng 11%, cho vay trang trải chi phí học tập, chữa bệnh, du lịch, văn hóa, thể dục thể thao giảm 51%. Kết quả trên cho thấy, hệ thống tổ chức tín dụng cũng đã đang tập trung phát triển hoạt động cho vay lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân; đồng thời, giúp cá nhân, hộ gia đình tiếp cận nguồn vay hợp lý, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình/thấp, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội. Đây cũng là một trong các mục tiêu mà tài chính toàn diện hướng tới. Bên cạnh đó, việc mở rộng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng cho người dân cũng góp phần hạn chế hoạt động vay vốn của người dân từ những kênh không chính thức, ngoài hệ thống ngân hàng; đồng thời, tăng sự hiểu biết về kiến thức tài chính cũng như kinh nghiệm vay vốn của những khách hàng mới (đặc biệt trên địa bàn vùng sâu, xa), tạo nền tảng để khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cho vay tiêu dùng đang gặp những rào cản về đối tượng khách hàng, mạng lưới ngân hàng, hồ sơ, thủ tục vay vốn và việc quản lý thu hồi nợ. Về đối tượng khách hàng: Mặc dù nhu cầu vay vốn tiêu dùng còn rất tiềm năng, đặc biệt trên các địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí còn thấp, truyền thông, thông tin về tín dụng ngân hàng, mạng lưới ngân hàng còn ít hoặc chưa có, dẫn đến khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân trên địa bàn bị hạn chế. Về mạng lưới ngân hàng: Mạng lưới hoạt động của các đơn vị và chi nhánh ngân hàng thương mại đều tập trung ở thành phố, thị trấn trung tâm các huyện nên việc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống ở địa bàn vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Về hồ sơ, thủ tục vay vốn: Hồ sơ, thủ tục vay vốn của ngân hàng chưa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng của người dân để đáp ứng nhu cầu vay vốn trong những trường hợp cấp bách. Thực tế cho thấy, khách hàng ở các địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa không quan tâm đến mức lãi suất của khoản vay, mà chỉ cần biết đến số tiền họ phải trả hàng tháng. Do đó, sự đơn giản trong hồ sơ, thủ tục vay vốn là yếu tố xem xét chính đối với đa số khách hàng trên những địa bàn này. Hơn nữa, khách hàng trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa chủ yếu là hộ nghèo, hộ chính sách có nguồn trả nợ thấp hoặc không chứng minh được khả năng trả nợ, do đó, chưa thể đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng; đối tượng người lao động (cán bộ, công nhân viên chức, công nhân,...) vay vốn tín chấp không tài sản bảo đảm lại không nhận được sự hỗ trợ của các đơn vị chủ quản trong việc xác nhận làm thủ tục vay vốn qua lương xử lý khi khách hàng vay vốn nghỉ việc, bị kỷ luật, bỏ trốn, ảnh hưởng đến khả năng cho vay/thu hồi nợ của ngân hàng. 406 Tài sản bảo đảm trên địa bàn nông thôn cũng là một hạn chế trong điều kiện tính thanh khoản thấp. Mặc dù người dân có đất nhưng chưa lại được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó, hạn chế việc cho vay theo những tài sản sản bảo đảm này của ngân hàng. Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm là đất và tài sản trên đất, thời gian đăng ký giao dịch còn mất nhiều ngày, do đó, cũng làm chậm thời gian được vay vốn của khách hàng. Về quản lý sau cho vay, thu hồi nợ: Thực tế cho thấy, hoạt động cho vay qua tổ, hội bằng nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội có kết quả rất tốt, đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân, chất lượng tín dụng bảo đảm nhờ có sự phối hợp rất tốt giữa ngân hàng và chính quyền địa phương, tổ, hội trên địa bàn. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng khác lại chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và chính quyền địa phương, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn (các tổ, hội) trong việc thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng và quản lý, thu hồi nợ, đặc biệt trên địa bàn khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 4. Khuyến nghị giải pháp Phát triển được cho vay tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống của người dân sẽ góp phần giúp người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, giải quyết được nhu cầu vốn cấp bách, tăng cường sự tham gia và tạo niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, là một trong những mục tiêu của tài chính toàn diện bền vững. Từ thực tế nêu trên, bài viết tập trung khuyến nghị vào các giải pháp nhằm tập trung mở rộng đối tượng cho vay tiêu dùng tại các địa bàn nông thôn, vùng sâu vùng xa, thu hút sự tham gia hệ thống tài chính của người dân, trên cơ sở đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay cho phát triển tài chính toàn diện bền vững. Thứ nhất, tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội cần tăng cường truyền thông thông tin về cho vay tiêu dùng. Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn, phối hợp với các cơ sở đào tạo đại học xây dựng các chương trình tập sự cho sinh viên ngân hàng chuẩn bị tốt nghiệp đại học tham gia công tác tuyên truyền, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền cụ thể các chủ trương, chính sách, văn bản, chương trình, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đến người dân, đặc biệt người dân trên các địa bàn vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, đảm bảo người dân nắm được các thông tin, hiểu rõ được lợi ích về các sản phẩm, dịch vụ cơ bản của ngân hàng (như tài khoản, vay vốn, lãi suất), quyền lợi được pháp luật bảo vệ của người dân khi vay vốn thông qua hệ thống ngân hàng. Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần khuyến khích tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới, đảm bảo hiệu quả hoạt động. Ngân hàng Nhà nước có cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng mở rộng mạng lưới ngân hàng đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đặc biệt dưới hình thức điểm giao dịch lưu động, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng của người dân trên các địa bàn này. Thứ ba, tổ chức tín dụng, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cần giảm các chi phí giao dịch ở mức hợp lý. Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục mở tài khoản, vay vốn là một trong các kênh giúp giảm chi phí giao dịch. Ngân hàng tích cực đổi mới quy trình cho vay, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục mở tài khoản, thực hiện các giao dịch, vay vốn nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, an toàn vốn vay, rút ngắn thời gian giải quyết các giao dịch, đáp ứng nhu cầu của người dân; Đồng thời, xây dựng các sản phẩm, gói, chương trình tiết kiệm, giao dịch, tín dụng phù hợp, đáp ứng được nhu cầu với từng loại đối tượng khách hàng. Mặt khác, trong hoạt động vay vốn có tài sản bảo đảm, các cơ quan đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm nghiên cứu đơn giản hóa trình tự xử lý, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch, góp phần rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của ngân hàng. 407 Thứ tư, tổ chức tín dụng cần minh bạch hóa thông tin, chủ động tiếp cận khách hàng. Các tổ chức tín dụng phải chủ động tiếp cận khách hàng, đặc biệt khách hàng khu vực vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tư vấn, giới thiệu các sản phẩm cho vay phục vụ đời sống đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân; Tích cực thực hiện minh bạch hóa, niêm yết thông tin về lãi suất cho vay phục vụ đời sống, đảm bảo người dân hiểu được các thông tin liên quan đến khoản vay trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Thứ năm, tổ chức tín dụng tích cực phát triển các sản phẩm tín dụng tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân, tiếp cận khách hàng, thúc đẩy tài chính toàn diện. Kết quả dư nợ tín dụng và tăng trưởng tín dụng theo cơ cấu cho vay tiêu dùng cho thấy dư địa phát triển cho vay phục vụ nhu cầu thiết yếu và cấp bách còn rất nhiều như mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình (tăng trưởng dư nợ 20%, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân cho vay tiêu dùng), trang trải chi phí học tập, chữa bệnh (tỷ trọng dư nợ chỉ chiếm 0,42%, giảm 51% năm 2018). Do đó, ngân hàng cần ưu tiên tích cực khai thác, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng cho các mục đích này đáp ứng nhu cầu của người dân. 5. Kết luận Tài chính toàn diện bền vững đã và đang là xu hướng và con đường của các quốc gia hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xã hội toàn diện, tạo sự bình đẳng trong một quốc gia cũng như giữa các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng đang nỗ lực xây dựng cho mình một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Mặc dù đạt được những kết quả kinh tế ấn tượng thời gian qua, các chỉ báo về tài chính toàn diện cho thấy, Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trên con đường thúc đẩy tài chính toàn diện. Song song với hoạt động tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng là một kênh cần thiết trên con đường thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam. Phát triển cho vay tiêu dùng trước hết đáp ứng được nhu cầu vốn tiêu dùng của người dân, thứ đến khuyến khích người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính đi kèm, giúp người dân tăng kiến thức, hiểu biết về tài chính, tạo nền tảng sử dụng các dịch vụ tài chính mới hơn. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất năm nhóm giải pháp về (i) truyền thông thông tin, (ii) mở rộng mạng lưới, (iii) giảm chi phí giao dịch, (iv) minh bạch và chủ động, và (v) phát triển các sản phẩm cho tiêu dùng thiết yếu, cho phát triển cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện của Việt Nam trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atkinson A, Messy F, 2013, Promoting Financial Inclusion through Financial EducationOECD.INFE evidence, policies and practice. 2. Camara, N & Tuesta, D, 2014, Measuring financial inclusion: A muldimensional index. BBVA Research Paper, (14/26). 3. Cull, R, Ehrbeck, T, & Holle, N 2014, Financial inclusion and development: Recent impact evidence. Focus Note, 92. 4. Hannig, A., and S. Jansen. 2010. Financial Inclusion and Financial Stability: Current Policy Issues. ADBI Working Paper 259. Tokyo: Asian Development Bank Institute. <Available:http://www.adbi.org/workingpaper/2010/12/21/4272.financial.inclusion.stability.policy.issues/> 5. Hinz, M 2014, The fundamentals of Financial Inclusion: an Overview. 6. Hung, Bui Duy 2017, "Financial inclusion and the effectiveness of monetary policy in Vietnam: An empirical analysis." 408 7. Indonesia, B 2014, Booklet financial inclusion. Jakarta: Bank Indonesia. 8. Kessler, K, et al. 2017, how to create and sustain financial inclusion. 9. Klapper, L, et al. 2017, the Global Findex database 2017. 10. Lewis, S & Lewis, DR 2017, Financial Inclusion in Thailand: Innovations and Challenges. 11. Maxima, P 2015, Financial inclusion indicators. Irving Fisher Committee on Central Bank Statistics Proceedings of the Kuala Lumpur Workshop 5-6 November, 2012. IFC Bulletin, 38. 12. Morgan, P & Pontines, V 2014, Financial stability and financial inclusion. 13. Navajas, S 2013, Consumer lending and financial inclusion in Latin America: Rewards and risks of expanding access. 14. OECD, 2018, Financial inclusion and consumer empowerment in Southeast Asia. 15. Park, CY, & Mercado Jr, R 2018, Financial inclusion: New measurement and crosscountry impact assessment. 16. Ray, S, Miglani, S & Paul, S 2018, effect of consumer finance on financial inclusion in India. Websites: http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview https://vietnambiz.vn/cho-vay-tieu-dung-o-viet-nam-moi-chi-la-bat-dau-83468.html. https://news.zing.vn/lai-cat-co-85-vung-tay-vay-tien-an-tieu-roi-oan-lung-tra-nopost843946.html. http://www.sbv.gov.vn. 409 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM Nguyễn Đặng Hải Yến Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt Các nghiên cứu gần đây cho thấy vai trò quan trọng của tài chính toàn diện trong xóa đói giảm nghèo và phát triển - ổn định kinh tế. Vấn đề này nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, bài viết tiến hành tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của các thành phần dân cư và doanh nghiệp nhất là nhóm dân số dễ bị tổn thương và các nhóm có nhu cầu chưa được đáp ứng tại các quốc gia đang phát triển. Kết quả cho thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện (1) Sự phát triển của thị trường tài chính: mạng lưới tài chính, sản phẩm tài chính, tổ chức tài chính và chính sách phát triển tài chính (2) Người tiêu dùng: giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập…(3) Môi trường kinh tế - xã hội: truyền thông, mức độ cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở nhận diện các nhân tố ảnh hưởng, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam. Đặt vấn đề Tài chính toàn diện có ý nghĩa to lớn đối với kinh tế xã hội của đất nước, là tiền đề quan trọng cho công tác xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng bền vững, đang thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kinh tế của các quốc gia. Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã triển khai nhiều chương trình với mục tiêu phát triển tài chính toàn diện như Liên Hợp Quốc triển khai các chương trình thông qua quỹ đầu tư phát triển Liên Hợp Quốc; các nước G20 đã thống nhất bộ nguyên tắc cho tài chính toàn diện và đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động nhóm G20; ASEAN coi tài chính toàn diện là một trong ba trụ cột của tầm nhìn cộng đồng kinh tế ASEAN 2025 về hội nhập tài chính; Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy tài chính toàn diện tại nhiều quốc gia. Tính đến năm 2016 đã có 57 quốc gia cam kết thúc đẩy tài chính toàn diện, trong đó có 30 nước là các nước đang phát triển đang trong quá trình xây dựng chiến lược tài chính toàn diện cho quốc gia của mình. Theo Demirgüç-Kunt et al. (2012); (Khan, 2011) Tài chính toàn diện là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng tiết kiệm, giúp khởi nghiệp đầu tư, sản xuất từ đó giảm nghèo, bất bình đẳng và cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng cho người nghèo, cải thiện phúc lợi cho tầng lớp xã hội khó khăn. Tương tự, nghiên cứu của Hastak et al. (2015) đã khẳng định tài chính toàn diện là công cụ quan trọng đối với nhiều quốc gia đang phát triển nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của khu vực có thu nhập thấp, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó tài chính toàn diện đặc biệt quan trọng đối với các nhóm yếu thế như người nghèo, phụ nữ trẻ em và cộng đồng nông thôn (Beck et al., 2009). Theo thống kê của (Demirgüç-Kunt et al., 2015) khoảng 2 tỷ người trưởng thành trên toàn thế giới (chiếm ¼ dân số thế giới) không có tài khoản cơ bản và hơn 200 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nền kinh tế đang phát triển không có đủ vốn để mở rộng quy mô sản xuất. Tóm lại tài chính toàn diện giúp tạo điều kiện cho tất cả các khu vực đặc biệt là khu vực có thu nhập thấp tham gia vào nền kinh tế và hệ thống tài chính, tạo động lực cho khu vực tài chính phát triển và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính toàn diện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, Chính phủ Việt Nam triển khai xây dựng một số đề án có mục tiêu sát với mục tiêu của Tài chính toàn diện như Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt 410 Nam đến năm 2020, Đề án không dùng tiền mặt giai đoạn 2016-2020, Đề án phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến năm 2020, Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế… Những đề án này tác động tích cực tới việc nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, đặc biệt đã hướng tới việc mở rộng đối tượng tiếp cận dịch vụ cho dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên với nghiên cứu của Park et al. (2015), Tuệ (2017) cho thấy hiện nay ở Việt Nam mức độ tài chính toàn diện còn thấp. Từ thực tế đó, bài viết dựa vào các nghiên cứu trước đây, tổng hợp và đưa ra các nhân tố tác động đến tài chính toàn diện và trên cơ sở đó bài viết đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục vấn đề này ở mỗi quốc gia. 1. Tài chính toàn diện Một trong những khái niệm về tài chính toàn diện xuất hiện sớm nhất là của Leyshon. Theo Leyshon et al. (1995) tài chính toàn diện được hiểu đó là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Theo Hannig et al. (2010) tài chính toàn diện thúc đẩy người dân không sử dụng dịch vụ ngân hàng sang sử dụng dịch vụ tài chính chính thức để họ có cơ hội tiếp cận dịch vụ từ tiết kiệm, thanh toán đến tín dụng và bảo hiểm. Tài chính toàn diện còn được hiểu là quá trình bảo đảm tiếp cận dịch vụ tài chính và nhu cầu tín dụng được đáp ứng cho đối tượng yếu hơn như nhóm khách hàng có thu nhập thấp với chi phí hợp lý. Những điều này được thể hiện qua khả năng tiếp cận tài khoản ngân hàng như tài khoản tiết kiệm, tín dụng và hệ thống thanh toán (Khan, 2011). Trong nghiên cứu của Sarma et al. (2011), ông lý giải tài chính toàn diện trên khía cạnh khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính. Với ông tài chính toàn diện được xem như một quá trình đảm bảo sự dễ dàng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng của hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế. Cámara et al. (2014) cho rằng tài chính toàn diện là quá trình theo đó việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu những rào cản đối với các cá nhân trong việc tham gia vào hệ thống tài chính chính thức. Và nó đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế (Sarma, 2012). Demirgüç-Kunt et al. (2015) Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, thông qua những cách thức thuận tiện, phù hợp với tiêu chuẩn/điều kiện của khách hàng. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ trong giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Từ các quan điểm trên cho thấy tài chính toàn diện có tính chất đa chiều, nó nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức cho tất cả các tầng lớp dân cư, đặc biệt là tầng lớp dân cư có thu nhập thấp và tạo cơ hội đồng đều, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế. Tóm lại tuy có các cách nhìn khác nhau, song khái niệm “tài chính toàn diện” cần bao hàm các nội dung chính: đa dạng về sản phẩm dịch vụ kể các tài chính và phi tài chính; đa dạng về đối tượng khách hàng; đa dạng về tổ chức cung ứng dịch vụ cả chính thức và bán chính thức; cuối cùng đa dạng về cách thức cung ứng sản phẩm dịch vụ theo kênh hiện đại và kênh truyền thống. Từ đây tài chính toàn diện được hiểu một cách tổng quát là quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận tính sẵn sàng và khả năng sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả mọi thành phần trong nền kinh tế. 2. Nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện Tài chính toàn diện có vai trò trong việc phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và giảm bất bình đẳng đã được các quốc gia ghi nhận. Vì vậy làm thế nào để thúc đẩy tài chính toàn diện là vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Các nghiên cứu gần đây chủ yếu tập trung phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện. Tổng hợp các nghiên cứu, bài viết chia các nhân tố này làm ba nhóm: Sự phát triển của thị trường tài chính, người tiêu dùng và các nhân tố tác động khác. Cụ thể: 411 2.1. Đặc điểm người tiêu dùng Bên cạnh các yếu tố ngoại cảnh của thị trường tài chính, các yếu tố nội tại bản thân người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tài chính toàn diện như: Giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập… (Pena et al., 2014), (Cámara et al., 2014), (Tuesta et al., 2015). Cụ thể:  Giới tính: Trong nghiên cứu của Tuesta et al. (2015) thực hiện tại Argentina với các biến giới tính, tuổi, trình độ giáo dục và thu nhập tới việc sử dụng tài chính toàn diện dựa trên mô hình hồi quy Probit. Theo ông biến giới tính biến không có ý nghĩa trong mô hình. Ngược lại với nghiên cứu (Cámara et al., 2014) cũng áp dụng mô hình Probit để tìm ra các biến ảnh hưởng đến việc sử dụng tài chính toàn diện tại Peru lại cho thấy giới tính là biến có ý nghĩa đối với việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện. Đối với phụ nữ, sống ở khu vực nông thôn có mức thu nhập và trình độ giáo dục thấp có xu hướng không muốn tiếp cận nguồn tài chính chính thức.  Thu nhập: Nghiên cứu của Tuesta et al. (2015) và (Pena et al., 2014) thực hiện lần lượt tại hai quốc gia khác nhau cũng chỉ ra rằng thu nhập là biến quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng các sản phẩm tài chính toàn diện. Khi tài chính của các cá nhân bị hạn chế đặc biệt những người có thu nhập thấp không thể đáp ứng các điều kiện của TCTC đưa ra như số dư tối thiểu, phí sử dụng dịch vụ… cũng làm rào cản trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Kết quả này góp phần khẳng định đặc điểm cá nhân người tiêu dùng là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng tới việc sử dụng sản phẩm tài chính toàn diện của họ và nó cũng được phát hiện ở các nghiên cứu khác của (Kempson, 2000), (Pollard, 1995).  Trình độ nhận thức - mức độ thấp trong nhận thức về các dịch vụ tài chính: Nghiên cứu của (Pena et al., 2014) đã chỉ ra rằng trình độ học vấn là biến quan trọng nhất và có mối tương quan thuận với khả năng tiếp cận tài chính. Trình độ học vấn càng cao thì việc tìm các nguồn tài chính chính thức thay vì các nguồn tài chính phi chính thức càng cao. Mặt khác họ cũng có kiến thức, khả năng tiết kiệm cao hơn người có trình độ thấp. Điều này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của (Pollard, 1995), thiếu nhận thức liên quan đến các loại sản phẩm tài chính khác nhau và liệu chúng có đáp ứng các yêu cầu cụ thể hay không. Sự tự tin, thái độ và hành vi nhất định ngăn cản việc sử dụng, tin tưởng vào các sản phẩm tài chính đã tạo ra rào cản để truy cập. Khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính công nghệ mới mà ngân hàng đang áp dụng như máy rút tiền / ATM, internet, ngân hàng di động có thể khiến mọi người ngại sử dụng các dịch vụ tài chính. Những rào cản như vậy có thể trầm trọng hơn đối với những người có trình độ học vấn phổ thông thấp, kể cả những người có giới hạn biết chữ và tính toán (Atkinson et al., 2013).  Thói quen: Việc sử dụng tiền mặt trở thành thói quen lâu nay của người dân. Bởi vì nhiều cá nhân cho rằng sử dụng tiền mặt dễ kiểm soát ngân sách của họ, đặc biệt khi thu nhập và chi tiêu không thể đoán trước. Ngoài ra thói quen này đến từ việc người dân còn chưa tin tưởng vào độ an toàn và bảo mật khi sử dụng các dịch vụ tài chính hiện nay (Kempson et al., 1999). 2.2. Sự phát triển của thị trường tài chính  Các yếu tố thị trường như số lượng các nhà cung ứng dịch vụ, rào cản địa lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của Tài chính toàn diện. Ở một số nền kinh tế thị trường tài chính rất mới, có rất ít các nhà cung cấp và cung ứng thấp, thậm chí các nhà cung ứng dịch vụ chỉ tập trung kinh doanh vào các đối tượng mang lại lợi nhuận nhiều hơn hoặc ít rủi ro tiềm tàng hơn. Những đối tượng nghèo, dễ tổn thương, điều kiện khó khăn, trình độ dân trí thấp, bị loại trừ ra ngoài phạm vi cung ứng dịch vụ tài chính của các tổ chức này bằng cách đưa ra các điều khoản, điều kiệu ràng buộc quá cao (Ford et al., 1996). Với yếu tố địa lý, nghiên cứu của (Tuesta et al., 2015) đã chỉ ra rằng khoảng cách địa lý giữa khu dân cư và các điểm giao dịch là một trong những rào cản quan trọng đối với việc tiếp cận tài chính toàn diện của người dân. Điều này cũng được khẳng định trong kết quả nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau như (Pena et al., 2014), (Kumar, 2013). Hiện nay ở một số nước kém phát triển, các nhà cung cấp dịch vụ rất ngại mở nhiều chi nhánh ở khu vực nông thôn hoặc khu vực có lợi nhuận thấp, tạo ra một rào cản để khách hàng có thể tiếp tục sử dụng dịch vụ (Kempson, 2000), (Pollard, 1995). 412  Đặc điểm và chính sách phát triển của các tổ chức cung ứng dịch vụ, đặc biệt ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính toàn diện. Nghiên cứu của (Sarma et al., 2008) xem xét sự ảnh hưởng của các biến như: tỷ lệ tài sản không hiệu quả của ngân hàng, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, tỷ lệ lãi suất, ngân hàng quốc doanh, ngân hàng nước ngoài tại 20 quốc gia trên thế giới, cho thấy rằng tỷ lệ tài sản không hiệu quả và tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, ngân hàng quốc doanh có ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển tài chính toàn diện. Song hai biến ngân hàng quốc doanh và tỷ lệ lãi suất không có ý nghĩa trong mô hình ông thiết lập.  Yếu tố cuối cùng, sự thiếu các sản phẩm tài chính phù hợp với người dân, đặc biệt với nhóm có thu nhập thấp. Ví dụ yêu cầu duy trì tối thiểu khi mở tài khoản tại ngân hàng quá cao, do vậy nhiều tài khoản bị đóng khi không đáp ứng được điều kiện trên (Shankar, 2013). Hay những sản phẩm tín dụng đòi hỏi các thủ tục giấy tờ chứng minh khả năng trả nợ, chi phí dịch vụ quá cao hoặc các tài sản đảm bảo khiến cho người thu nhập thấp không đáp ứng được. Hay sự phức tạp về thủ tục hành chính và việc khó khăn trong việc cung cấp tài liệu của người tiêu dùng cũng khiến họ không thể đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tài chính, do vậy họ ngại sử dụng các dịch vụ, sản phẩm của tổ chức này (Cámara et al., 2014). 2.3. Môi trường kinh tế - xã hội Môi trường kinh tế xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng tiêu dùng nói chung và định hướng sử dụng sản phẩm tài chính nói chung bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, văn hóa và xu hướng sử dụng sản phẩm của người dân. Do đó các sản phẩm tài chính toàn diện cũng có ảnh hưởng một phần nhất định.  Cấu trúc dân số: Nghiên cứu của Park et al. (2015) tại 37 nền kinh tế châu Á chỉ ra rằng cấu trúc dân số trong xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển tài chính toàn diện của quốc gia. Quốc gia nào có cấu trúc dân số già hóa và tỷ lệ phụ thuộc cao thì tài chính toàn diện có xu hướng kém phát triển hơn. Điều đó cũng dễ dàng thấy khi độ tuổi vượt quá ngưỡng giới hạn thì nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính có xu hướng giảm đi.  Phân biệt giới tính: Yếu tố thứ hai trong nhóm nguyên nhân này có thể kể đến chính là việc phân biệt giới tính mà nghiên cứu của Asli et al. (2013) tại 98 đất nước đang phát triển như… phát hiện. Theo đó, phụ nữ là thành phần phải chịu các quy định chặt chẽ hơn so với nam giới trong khả năng thực hiện công việc, do vậy số lượng phụ nữ có tài khoản tín dụng, tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng chính thức chiếm tỷ lệ rất thấp.  Cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu của Sarma et al. (2008) về mối quan hệ giữa các biến cơ sở hạ tầng xã hội, bất bình đẳng, đô thị hóa tại các nước phát triển như Austria, Pakistan, Russia… chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng là biến quan trọng nhằm mục đích kết nối thông tin đến mọi người, có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận tài chính của người dân. Kết luận này một lần nữa được khẳng định trong nghiên cứu của Leyshon et al. (1996) đưa ra kết quả cho thấy hạ tầng xã hội mạng lưới giao thông, điện thoại, mạng lưới cung cấp thông tin như báo, đài, tivi, internet có tác động tích cực đến việc phát triển tài chính toàn diện, đặc biệt là yếu tố thông tin truyền thông. Với kết quả nghiên cứu này phần nào giải thích được tại sao khả năng tiếp cận sử dụng dịch vụ tài chính ở khu vực nông thôn thấp kém hơn thành thị.  Điều kiện và sự phát triển ở địa phương: Đây cũng là nhân tố tác động tích cực đến tài chính toàn diện vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến thu nhập, mức sống của người dân (Kumar, 2013). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì khi cuộc sống người dân được cải thiện thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính mới được nâng cao. Nhận định này cũng được lý giải trong nghiên cứu của (Sarma et al., 2008), GDP bình quân đầu người có ảnh hưởng tích cực đến tài chính toàn diện và nó được khẳng định lại trong nghiên cứu của (Park et al., 2015) khi ông đưa thu nhập bình quân đầu người là biến có ý nghĩa trong mô hình tài chính toàn diện. 3. Thực trạng tiếp cận tài chính tại Việt Nam Ở Việt Nam, một tỷ lệ đáng kể người dân không có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, cơ hội tiếp cận chung và sử dụng dịch vụ tài chính chính thức vẫn còn thấp so 413 với các quốc gia khác trong khu vực, tuy nhiên cũng đã có cải thiện đáng kể trong những năm qua. Theo dữ liệu Findex 2014, 31% số người trưởng thành và 19% số người nghèo có tài khoản ngân hàng chính thức; số liệu tương tự theo Findex 2011 tương ứng là 21% và 6%. Số người Việt Nam gửi tiền tiết kiệm tại một định chế tài chính chính thức tăng gần gấp đôi từ 8% năm 2011 lên 15% năm 2014; số khoản vay từ tổ chức tín dụng chính thức tăng lên 18,4% năm 2014 từ mức 16,2% năm 2011 và sử dụng thẻ ghi nợ tăng lên 27% năm 2014 từ 15% năm 2011; tỷ lệ người trưởng thành vay tiền của bạn bè vẫn giữ ở mức tương đối ổn định, khoảng 30%. Bảng 1: Các chỉ số cơ bản về tài chính toàn diện từ Global Findex 2014 Tài khoản tại định chế chính thức Quốc gia PO Tiết kiệm chính thức AD F RU LE AD F RU PO Camphuchia 12,6 10,7 11,4 8,8 10,5 3,6 2,6 3,0 2,7 Trung Quốc 78,9 76,4 74,3 72,0 72,8 41,1 41,2 37,5 Indonesia 35,9 37,2 28,5 21,9 15,8 26,6 26,8 Malaysia 80,7 78,1 73,7 75,6 58,6 33,8 Philippines 28,1 33,9 24,6 14,9 15,2 Thái Lan 78,1 75,4 78,2 72,0 Việt Nam 30,9 31,9 27,0 18,7 Vay chính thức LE AD F RU PO LE 3,1 27,7 29,4 28,5 25,8 29,3 30,5 37,1 9,6 8,7 7,5 5,9 7,1 21,3 13,8 11,0 13,1 11,2 11,4 11,3 9,5 32,3 32,6 25,6 22,3 19,5 16,6 17,0 15,2 9,5 14,8 15,9 11,2 4,9 6,2 11,8 13,6 12,2 8,2 7,7 73,2 40,6 37,9 35,8 31,3 38,1 15,4 13,7 16,7 16,2 14,7 15,3 14,6 13,7 11,9 9,1 9,0 18,4 21,3 20,7 19,9 24,8 Nguồn: Chương trình Hỗ trợ quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới AD: Tất cả người trưởng thành. F: Nữ. RU: Dân số nông thôn. PO: người nghèo, có thu nhập thấp nhất. LE: ít được đi học - chỉ ở cấp tiểu học. Các tổ chức phi chính thức đóng một vai trò quan trọng cho tiếp cận tài chính ở Việt Nam và là nơi cung cấp dịch vụ tài chính lớn nhất cho phân khúc thu nhập thấp. Dữ liệu từ Global Findex 2014 cho thấy 46,8% người trưởng thành đã vay tiền trong năm, trong đó chỉ có 18,4% có khoản vay từ một tổ chức tín dụng chính thức, thực tế này cho thấy khu vực chính thức chưa đáp ứng được nhu cầu và do vậy người dân phải tìm đến những nguồn phi chính thức. Hiện chỉ có bốn tổ chức tài chính vi mô (MFIs) được cấp phép đang hoạt động ở Việt Nam. Mức độ bao phủ còn thấp và phần lớn độ bao phủ này là thông qua các MFIs chưa được cấp phép. Tuy nhiên, các MFIs đã có mặt ở những khu vực vùng sâu vùng xa, và có tiềm năng tăng trưởng đáng kể. Tăng trưởng vẫn còn hạn chế một phần do hiệu ứng chèn lấn từ các sản phẩm do VBSP cung cấp, nhưng một phần cũng có hạn chế về năng lực, tình trạng phụ thuộc cao vào nhà tài trợ và tình trạng chưa rõ ràng của các quy định liên quan đến yêu cầu về thuế và báo cáo. Bên cạnh đó, trình độ/kiến thức và năng lực tài chính của người dân còn hạn chế, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa. Dữ liệu từ khảo sát về mức độ kiến thức tài chính của Standard & Poor’s 2014 cho thấy Việt Nam xếp hạng thấp hơn phần lớn các quốc gia khác trong khu vực khi chỉ có 1/4 dân số được xếp hạng là “có hiểu biết tài chính”. Ở Việt Nam, chưa có chương trình giáo dục về tài chính hay chiến lược về tăng cường năng lực tài chính. Việc sử dụng thuật ngữ “năng lực tài chính” thay vì “kiến thức tài chính” là nhằm nhấn mạnh trọng tâm vào hỗ trợ hành vi tài chính tích cực bên cạnh việc chuyển tải thông tin. 414 Bảng 2: Điểm kiến thức tài chính từ dịch vụ xếp hạng của Standard & Poor’s khảo sát kiến thức tài chính toàn cầu Quốc gia Người trưởng thành có kiến thức về tài chính (%) Campuchia 18 Trung Quốc 28 Indonesia 32 Malaysia 36 Philippines 25 Thái Lan 27 Việt Nam 24 Nguồn: Chương trình Hỗ trợ quốc gia Việt Nam của Ngân hàng Thế giới Thêm vào đó, khuôn khổ luật pháp và thể chế để bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực tài chính và cơ chế giám sát hoạt động này hiện vẫn ở giai đoạn phát triển non trẻ, còn chưa đồng bộ. Ngoài ra, chưa có cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng. 4. Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam Thứ nhất, mở rộng ngân hàng đại lý trên toàn quốc. Việc làm này khắc phục được rào cản địa lý. Phát triển ngân hàng đại lý cho phép các tổ chức tài chính tiếp cận với dân số chưa được phục vụ đặc biệt là người dân các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Việc mở rộng ngân hàng đại lý trên toàn quốc giúp cho Chính phủ đạt được mục tiêu tạo điều kiện tiếp cận dịch vụ tài chính cho công dân nghèo và những người chưa có điều kiện tiếp cận với ngân hàng. Bên cạnh đó các dịch vụ ngân hàng sẽ được phân phối thông qua việc sử dụng công nghệ, cho phép mọi thành phần dân cư và doanh nghiệp nhất là nhóm dân số dễ bị tổn thương và các nhóm có nhu cầu chưa được đáp ứng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chất lượng với giá cả phải chăng. Thứ hai, tạo lòng tin cho khách hàng. Để làm được điều đó về phía ngân hàng, các biện pháp kĩ thuật nhằm giữ an toàn cho tiền trên tài khoản và thông tin riêng tư về khách hàng cần được triển khai. Tăng cường các lớp xác thực qua SMS, OTP, nghiên cứu bổ sung thêm giải pháp bảo mật, xác thực trước khi hoàn thành giao dịch thanh toán. Các ngân hàng phải ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi (Core Banking Solution) cho tất cả các chi nhánh và thực hiện các giải pháp tích hợp cho toàn hệ thống ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng cần thiết phát triển sản phẩm cho khách hàng với thu nhập thấp và các đối tượng không có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính như sản phẩm bảo hiểm, quỹ tương hỗ, tài khoản tiết kiệm, thấu chi, sản phẩm kiều hối. Ngoài ra từ phía cơ quan nhà nước cần có các chế tài nghiêm ngặt về việc tuân thủ kỉ luật thị trường, về chế độ bảo mật thông tin và bảo vệ người tiêu dùng. Thứ ba, thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Kết quả của thói quen được hình thành qua nhiều năm và một loạt các yếu tố cảm xúc và tâm lý mọi người thường tiếp tục với các mẫu hành vi cũ ngay cả khi họ có kiến thức và kỹ năng thay đổi. Thay đổi hành vi được thực hiện khó khăn hơn khi tài nguyên khan hiếm và tin tưởng bị hạn chế, vì thường là trường hợp khi làm việc với các nhóm bị cách ly. Hơn nữa, thay đổi hành vi có thể xảy ra một thời gian sau khi nhận được giáo dục tài chính, làm cho nó khó khăn để xác định một mối quan hệ nhân quả. Tiền đề cơ bản của các chương trình như vậy là một khi các cá nhân đã nhận được giáo dục tài chính, họ sẽ bắt đầu yêu cầu và sử dụng các sản phẩm tài chính thích hợp để tăng cường tài chính của họ. 415 Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động giáo dục tài chính. Hiện nay giáo dục tài chính đã trở thành một trong những trụ cột chính trong chiến lược tài chính toàn diện của nhiều quốc gia. Giáo dục tài chính có thể cải thiện mức độ hiểu biết về tài chính, giúp cá nhân vượt qua rào cả tâm lý, địa lý, thói quen để sử dụng các dịch vụ tài chính mới, ứng dụng công nghệ mới. Tuy nhiên, giáo dục sẽ không hoạt động độc lập. Trong bối cảnh này, các nhà hoạch định chính sách đã nhận ra tầm quan trọng của việc tăng cường các nỗ lực để phát triển các chiến lược giáo dục tài chính được thiết kế tốt và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng tài chính đầy đủ cùng với các sáng kiến bên cung cấp để kích thích sự bao gồm tài chính. Đối với Việt Nam việc triển khai giáo dục tài chính đặt ra một nhu cầu thiết thực hướng tới nhiều đối tượng mục tiêu khác nhau, cụ thể là nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của đa số tầng lớp dân cư và các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh việc bảo vệ người tiêu dùng trước sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của các loại hình dịch vụ ngân hàng và đối tượng cung ứng trong bối cảnh hội nhập, góp phần đem lại cơ hội ngang nhau cho mọi đối tượng tầng lớp dân cư đối với các nguồn lực và tiện ích tài chính để phát triển. Thứ năm, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng thanh toán điện tử tạo điều kiện tiếp cận tài chính. Các tổ chức cung ứng dịch vụ cần xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng thanh toán điện tử tạo điều kiện tiếp cận tài chính. Hiện nay việc sử dụng các công cụ tài chính thanh toán điện tử vẫn còn hạn chế, tiền mặt vẫn được sử dụng rộng rãi trong thanh toán bán lẻ. Thanh toán điện tử làm giảm chi phí cung cấp tài chính cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính và cho bên tham gia, thắt chặt các mắt xích trong chuỗi giá trị thông qua thanh toán nhanh hơn và có thể theo dõi được. Do đó cần cải thiện cơ sở hạ tầng, hệ thống thanh toán để bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia, cần sử dụng hiệu quả hơn công nghệ. Để làm được điều đó, Chính phủ cần tăng cường áp dụng các hình thức thanh toán điện tử để thúc đẩy dịch vụ tài chính ở diện rộng. Ngoài ra các tổ chức cung ứng dịch vụ cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm với chi phí thấp thông qua các kênh điện tử để tăng cường sự gắn kết và tạo điều kiện đầu tư. Thứ sáu, các quy định và luật lệ nên chú trọng đến những tiến bộ mới nhất của công nghệ thông tin và truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả người chơi, đặc biệt là đối tượng dựa và công nghệ sáng tạo mới dịch vụ thanh toán qua bên thứ ba. Mặt khác những rào cản chính sách cũng nên dỡ bỏ để các dự án đầu tư, nghiên cứu mới nhanh chóng được đi vào hoạt động. Tuy nhiên hiện nay ngoại trừ khuôn khổ pháp lý cho lĩnh vực thanh toán của các doanh nghiệp Fintech, các lĩnh vực khác như gọi vốn, cho vay… chưa có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh. Do đó trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động khác của các công ty này. Điều này tạo cơ hội nhiều hơn cho các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa có thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính thông qua các trung gian cung cấp chính thức. Thứ bảy, với những nhà đầu tư tham gia vào thị trường, luôn phải có sự cải tiến sáng tạo về công nghệ. Đó có thể là những ứng dụng trên điện thoại hoạt động với ngay cả các điện thoại ít tiền để cho phương thức thanh toán di động trở nên khả thi đối với tất cả mọi người, đặc biệt là những nước có thu nhập thấp như ở Việt Nam. Những thay đổi về công nghệ có thể bao gồm sử dụng hình ảnh thay vì chữ viết, nhận dạng khuôn mặt, sử dụng vân tay hoặc có thể chỉ cần vẩy điện thoại gần về phía người nhận tiền sử dụng dụng công nghệ Near field communications (NFC). 5. Kết luận Hiện nay Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia do đó việc xác định đúng các nguyên nhân và đưa ra các biện pháp hiệu quả là việc làm cần thiết và cấp bách để đạt được mục tiêu kế hoạch đã đặt ra. Mỗi giải pháp đưa ra đều nhắm đến việc giúp người dân có thể truy cập, sử dụng các dịch vụ tài chính một cách nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao đối với bản thân người sử dụng dịch vụ tài chính,với nhà cung cấp và trên hết là hiệu quả đối với nền kinh tế. Trong đó trình độ học vấn, nhận thức về tài chính cơ bản là trình điều khiển chính và đã được nhấn mạnh trong Chiến lược của mỗi quốc gia khi phát triển tài chính toàn diện. 416 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asli, D.-K., & Klapper Leora, F. (2013). Financial Inclusion and Legal Discrimination against Women: Evidence from Developing Countries. World Bank Policy Research Working Paper, 6416. 2. Atkinson, A., & Messy, F.-A. (2013). Promoting financial inclusion through financial education. 3. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A., & Honohan, P. (2009). Access to financial services: Measurement, impact, and policies. The World Bank Research Observer, 24(1), 119-145. 4. Cámara, N., & Tuesta, D. (2014). Measuring Financial Inclusion: A Muldimensional Index. 5. Demirgüç-Kunt, A., & Klapper, L. (2012). Measuring financial inclusion. Brookings Papers on Economic Activity, Spring, 279-340. 6. Demirgüç-Kunt, A., Klapper, L. F., Singer, D., & Van Oudheusden, P. (2015). The global findex database 2014: Measuring financial inclusion around the world. 7. Ford, J., & Rowlingson, K. (1996). Low-income households and credit: exclusion, preference, and inclusion. Environment and Planning A, 28(8), 1345-1360. 8. Hannig, A., & Jansen, S. (2010). Financial inclusion and financial stability: Current policy issues. 9. Hastak, A. C., & Gaikwad, A. (2015). Issues relating to financial inclusion and banking sector in India. The Business & Management Review, 5(4), 194. 10. Kempson, E. (2000). In or out?: Financial exclusion: Literature and research review: Financial Services Authority. 11. Kempson, E., & Whyley, C. (1999). Kept out or opted out. Understanding and. 12. Kumar, N. (2013). Financial inclusion and its determinants: evidence from India. Journal of Financial Economic Policy, 5(1), 4-19. 13. Khan, H. R. (2011). Financial inclusion and financial stability: Are they two sides of the same coin. Speech at BANCON. 14. Leyshon, A., & Thrift, N. (1995). Geographies of financial exclusion: financial abandonment in Britain and the United States. TRANSACTIONS-INSTITUTE OF BRITISH GEOGRAPHERS, 20, 312-312. 15. Leyshon, A., & Thrift, N. (1996). Financial exclusion and the shifting boundaries of the financial system. In: SAGE Publications Sage UK: London, England. 16. Park, C.-Y., & Mercado, R. (2015). Financial inclusion, poverty, and income inequality in developing Asia. 17. Pena, X., Hoyo, C., & Tuesta, D. (2014). Determinants of financial inclusion in Mexico based on the 2012 National Financial Inclusion Survey (ENIF). Retrieved from 18. Pollard, J. S. (1995). Industry change and labor segmentation: the banking industry in Los Angles, 1970-1990. University of California, Los Angeles, 19. Sarma, M. (2012). Index of Financial Inclusion-A measure of financial sector inclusiveness. Money, Trade, Finance, and Development Competence Centerin cooperation with DAAD Partnership and Hochschule für Technik und Wirschaft Berlin University of Applied Sciences. Working Paper(07). 417 20. Sarma, M., & Pais, J. (2008). Financial inclusion and development: A cross country analysis. Paper presented at the Annual Conference of the Human Development and Capability Association, New Delhi. 21. Sarma, M., & Pais, J. (2011). Financial inclusion and development. Journal of international development, 23(5), 613-628. 22. Shankar, S. (2013). Financial Inclusion in India: Do Microfinance Institutions Address Access Barriers. ACRN Journal of Entrepreneurship Perspectives, 2(1), 60-74. 23. Tuesta, D., Sorensen, G., Haring, A., & Camara, N. (2015). Financial inclusion and its determinants: the case of Argentina. Retrieved from 24. Tuệ, N. Đ. (2017). Đo lường phổ cập tài chính tại Việt Nam. Paper presented at the Thúc đẩy tiếp cận tài chính tại Việt Nam., Việt Nam. 418 THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN Ở VIỆT NAM PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh Học viện Tài chính Tóm tắt Tài chính toàn diện đang ngày càng được các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và mọi người dân Việt Nam quan tâm. Tài chính toàn diện cung cấp cho các doanh nghiệp và mọi thành viên trong xã hội các dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện và có chi phí hợp lý để có thể đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, đầu tư nhằm gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phân phối công bằng và hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. 1. Vai trò của tài chính toàn diện trong phát triển kinh tế bền vững Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008, các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nêu bật tầm quan trọng của tài chính toàn diện. Tại Hội nghị thượng đỉnh Pittsburgh năm 2009, nhóm G20 đã coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển của mình. Hiện tại, hầu hết các cơ quan quản lý tài chính và ngân hàng trung ương các quốc gia trên thế giới được trao thêm nhiệm vụ tài chính toàn diện bên cạnh nhiệm vụ giữ ổn định thị trường tài chính. Tuy nhiên, có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính toàn diện. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đa chiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ. Theo đó, tài chính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có với mức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cách thường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghệ trên thế giới, xuất hiện trào lưu các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech), tài chính toàn diện đã được nhận thức theo nghĩa rộng nhất có thể của các sản phẩm và dịch vụ tài chính đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới (ICT), blockchain… đang làm thay đổi nhanh chóng diện mạo của dịch vụ tài chính trên khắp toàn cầu. Công nghệ ICT làm cho dịch vụ tài chính có thể hiện diện ở bất cứ nơi nào, với chi phí thấp hầu như không đáng kể, giúp hàng trăm triệu người lần đầu tiên đã có cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính. Tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là đối với các DN nhỏ, siêu nhỏ và nhóm dân cư dễ bị tổn thương, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Tài chính toàn diện có thể tạo ra những tác động tích cực như: Gia tăng tiết kiệm và đầu tư, qua đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội 419 kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, luân chuyển dòng vốn đầu tư hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Tiếp cận dịch vụ tài chính - ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo giảm thiểu rủi ro, vượt qua khó khăn trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai. Người nghèo sẽ tránh được vòng luẩn quẩn khi phải đi vay ở khu vực không chính thức với lãi suất cao, tạo gánh nặng trả nợ ngày càng cao để rồi nghèo sẽ càng nghèo hơn, thậm chí bị bần cùng hóa. Tài chính toàn diện góp phần bảo vệ những đối tượng yếm thế, xóa bớt khoảng cách về thu nhập, đảm bảo sự phát triển đồng đều, bình đẳng và toàn diện của các tầng lớp dân cư, tạo cơ sở phát triển bền vững nền kinh tế. Tài chính toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương; đồng thời, thông qua việc thanh toán không dùng tiền mặt qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng, nhờ đó quản lý xã hội tốt hơn. Đối với các tổ chức tài chính - tín dụng, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả các doanh nghiệp, các nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính - tín dụng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và tăng lợi nhuận. Hiện tại, các tổ chức quốc tế và các quốc gia triển khai chương trình tài chính toàn diện đã thống nhất sử dụng 24 tiêu chí đánh giá tài chính toàn diện do G20 đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh Saint Peterburg năm 2012 dựa trên 3 khía cạnh đo lường tài chính toàn diện là: (i) Mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng (xét về phương diện nhân khẩu học và địa lý), bao gồm số lượng chi nhánh/phòng giao dịch trên 1 km2 hay trên 1 nghìn dân, số lượng máy ATM trên 1 km2 hay trên 1 nghìn dân. (ii) Mức độ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, liên quan tới tần suất sử dụng sản phẩm và dịch vụ tài chính như: Phần trăm số lượng tài khoản tiền gửi và ghi nợ trên tổng dân số, số lượng giao dịch trên mỗi tài khoản tiền gửi, số lượng giao dịch điện tử, những chỉ tiêu thể hiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, mức độ hiểu biết về tài chính của người sử dụng. (iii) Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tài chính, thể hiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ, và mức độ hiểu biết về tài chính của người sử dụng. 2. Tài chính toàn diện ở Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm tài chính toàn diện vẫn còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, các nội dung của tài chính toàn diện đã và đang được Chính phủ đặt thành những ưu tiên và triển khai thực hiện trong nhiều năm qua. Các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp trong các chiến lược phát triển lớn của Việt Nam như các Chiến lược phát triển kinh - tế xã hội từng giai đoạn, Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam 2011 - 2020 tầm nhìn 2030 đều hướng tới việc nâng cao thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, thực hiện xóa đói giảm nghèo, thực hiện ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị trường. Chính phủ cũng xây dựng và triển khai nhiều chính sách cụ thể hướng đến những đối tượng của tài chính toàn diện ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo (Nghị quyết 30a của Chính phủ) đến nay đã thực hiện được 3 giai đoạn với đối tượng của chương trình là người nghèo, hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo; ưu tiên đối tượng hộ nghèo mà chủ hộ là phụ nữ, hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội (người già, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt); Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135) đã được triển khai thực hiện ở giai đoạn 2; Nhiều chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên, hộ gia đình sản xuất kinh doanh ở những khu vực khó khăn; Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa… 420 Với một đất nước có dân số gần 96 triệu người trong đó hơn 60% dân cư sống ở vùng nông thôn thu nhập bình quân đầu người chưa cao, có tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 95% số hộ nghèo của cả nước thì Chính sách hỗ trợ tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai từ năm 2010 (còn gọi là Nghị định 41/2010/NĐ-CP) đã đem lại nhiều ý nghĩa thực tiễn. Việt Nam cũng đã có một số chính sách nhằm thúc đẩy trực tiếp các hoạt động thuộc phạm vi của tài chính toàn diện. Ở Việt Nam hiện nay, mức độ bao phủ của hệ thống các tổ chức tín dụng đã phát triển mạnh trong những năm qua thông qua mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp cả nước, cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho người dân và doanh nghiệp. Tính đến nay, hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm 04 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank), 03 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại, 02 ngân hàng chính sách, 28 ngân hàng thương mại cổ phần, 27 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 01 ngân hàng hợp tác xã, 08 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1.170 quỹ tín dụng nhân dân, 04 tổ chức tài chính vi mô. Mạng lưới hoạt động bao gồm 2.741 chi nhánh, 7.046 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 9/2018, toàn quốc có khoảng 18.173 máy ATM, 294 nghìn máy POS/EFTPOS/EDC. Thanh toán qua thẻ nội địa và thẻ quốc tế cũng tăng lên nhanh chóng. Cuối tháng 9/2018, số lượng giao dịch thanh toán qua thẻ nội địa đạt gần 167 triệu giao dịch, tăng 21% so với năm 2017, giá trị giao dịch đạt 442 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, thanh toán điện tử qua internet, điện thoại di động đạt được kết quả đáng ghi nhận, thu hút lượng lớn khách hàng sử dụng. Đến nay, có 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 41 tổ chức ung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Tính đến hết tháng 9/2018, số lượng giao dịch tài chính trên internet là 178 triệu giao dịch, đạt giá trị 11 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 33% và 18% so với cùng kỳ năm 2017. Cùng thời điểm trên, số lượng giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động là 122 triệu giao dịch với giá trị giao dịch gần 1,1 triệu tỷ đồng, tăng gần 30% về số lượng và 126% về giá trị so với năm 2017. Một số ngân hàng thương mại đã nghiên cứu, hợp tác và đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, giọng nói...), sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... Đồng thời để tạo nền tảng cho sự phát triển của tài chính toàn diện, việc tiếp tục thực hiện Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành được thực hiện từ 2006 đã được triển khai cho giai đoạn thứ 3 (2016-2020). Đây sẽ là cơ sở thúc đẩy các DN và cá nhân mở tài khoản và thực hiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt và là tiền đề cho sự phát triển của tài chính toàn diện. Ngay từ năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020. Đến năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1726/ QĐ-TTg phê duyệt Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế với mục tiêu đến năm 2020 đại bộ phận dân cư ở độ tuổi trưởng thành, nhất là dân cư ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính - ngân hàng cơ bản phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, với chi phí hợp lý. Đây là những đề án thúc đẩy sự phát triển của tài chính toàn diện ở Việt Nam trên các phương diện khác nhau. Nhưng những chính sách này vẫn chưa được đặt trong một chiến lược tài chính toàn diện mang tính tổng thể, có thể tập trung tất cả nguồn lực và nỗ lực để hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. 421 Đặc biệt, trong khi những người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn được tiếp cận khá dễ dàng đến các dịch vụ do các ngân hàng cung cấp thì nhóm đối tượng dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa và các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đang gặp không ít trở ngại. Một phần do hệ thống mạng lưới các tổ chức tài chính - ngân hàng vẫn chủ yếu tập trung tại các đô thị và các thành phố lớn, chưa bao phủ đến các vùng xa xôi, hẻo lánh. Mặt khác, nhận thức và hiểu biết về tài chính toàn diện của một bộ phận lớn dân cư nông thôn còn hạn chế. Hơn nữa, tập quán tiêu dùng tiền mặt cũng vẫn còn ăn sâu, bám rễ tương đối sâu ở các vùng thôn quê cũng trở thành lực cản cho sự phát triển của tài chính toàn diện. 3. Giải pháp phát triển tài chính toàn diện Để phát triển tài chính toàn diện, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế đất nước, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục tài chính đối với cộng đồng dân cư nhằm nâng cao nhận thức về tài chính toàn diện. Thông qua giáo dục tài chính, giúp mỗi cá nhân tự xây dựng được kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn, trung và dài hạn. Trên cơ sở có các hiểu biết cơ bản về tài chính toàn diện, thông qua tiếp cận tài chính, mỗi cá nhân có cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội, giúp cho mỗi người dân có thể được thụ hưởng thành quả tăng trưởng kinh tế đem lại. Đồng thời, cần đẩy mạnh việc nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người sử dụng các dịch vụ tài chính để có căn cứ pháp lý bảo vệ người sử dụng các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng hợp pháp. - Trong điều kiện phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ICT, blockchain, công nghệ thông minh vào phát triển tài chính toàn diện là một đòi hỏi cấp thiết. Việc nghiên cứu và ban hành các văn bản mang tính pháp lý cho các hoạt động Fintech và các hoạt động ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính - ngân hàng cần được đẩy nhanh để có thể đảm bảo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động này. - Cần nâng cấp hạ tầng công nghệ tương thích với nền tảng tài chính số và không ngừng mở rộng mạng lưới các tổ chức tài chính - tín dụng để bắt kịp trào lưu ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán trên thiết bị di động, với việc áp dụng sinh trắc học (vân tay, khuôn mặt, giọng nói...), sử dụng mã phản hồi nhanh (QR Code), công nghệ mã hóa thông tin thẻ, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... - Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho các nhân viên của các tổ chức tài chính - ngân hàng, đảm bảo đội ngũ nhân sự tài chính - ngân hàng có phẩm chất cao, có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, đảm bảo xử lý chính xác, đầy đủ, nhanh chóng an toàn các dữ liệu ngày càng phức tạp, đa dạng. - Đẩy mạnh đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài chính của các tổ chức tài chính - tín dụng để đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của các DNNVV và các tầng lớp dân cư khác nhau; khuyến khích các tổ chức tín dụng vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân, các công ty Fintech, các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính qua internet, qua điện thoại di động nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ phù hợp, an toàn cho các DN nhỏ, siêu nhỏ và các cư dân nghèo, người có thu nhập thấp với chi phí hợp lý. - Chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu về tiếp cận tài chính và tiếp cận tài chính toàn diện để có thể thực thi việc xếp hạng tín nhiệm với các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong phát triển tài chính toàn diện. Đồng thời, tăng cường công tác bảo mật an ninh công nghệ thông tin trong các hoạt động tài chính nói chung và trong tài chính toàn diện nói riêng trước các dạng tội phạm công nghệ cao để đảm bảo an toàn hệ thống, đảm bảo quyền lợi của người sử dụng sản phẩm tài chính - ngân hàng. 422 - Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế như WB, ADB, UN và Chính phủ các quốc gia trong APEC, ASEAN để học hỏi kinh nghiệm, huy động và tận dụng nguồn lực kỹ thuật và tài chính để phát triển thành công hoạt động tài chính toàn diện tại Việt Nam./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (2018), Tài liệu tài chính toàn diện tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017; 2. http://khoahocnganhang.org.vn/news/vi/chien-luoc-quoc-gia-ve-tai-chinh-toan-dien-oviet-nam-y-nghia-va-su-can-thiet/ 3. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-tai-chinhtoan-dien-tai-viet-nam-trong-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-40-145986.html 4. https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/chien-luoc-tai-chinh-toan-dien-va-yeu-cau-xaydung-co-so-du-lieu-230144.html 5. Trang điện tử của Diễn đàn APEC về tài chính toàn diện ở Việt Nam https://www.apec2017.vn/ap17-c/gallery/asia-pacific-forum-financial-inclusion 6. Trang điện tử về tài chính toàn diện http://www.worldbank.org/en/topic/financialinclusion/overview của World Bank - 423 TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN - ĐỘNG LỰC VÀ TÁC ĐỘNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM TS. Ông Nguyên Chương Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt: Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội. Sự bao phủ tài chính được thừa nhận rộng rãi như là yếu tố quan trọng đối với việc giảm nghèo, bất bình đẳng và đạt được tăng trưởng bao trùm. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được. Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính được xem là cách thức hiệu quả, kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người dân kiểm soát tình trạng tài chính của mình, từng bước thoát nghèo. Từ khóa: tài chính toàn diện, động lực, tác động, tăng trưởng bao trùm 1. Tổng quan về tài chính toàn diện Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện (financial inclusion) đã trở thành một vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội. Sự bao phủ tài chính được thừa nhận rộng rãi như là yếu tố quan trọng đối với việc giảm nghèo, bất bình đẳng và đạt được tăng trưởng bao trùm (inclusive growth). Tài chính toàn diện không phải là mục đích - mà là một phương tiện để đạt được mục đích. Thông qua tài chính toàn diện nhằm cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khái niệm về tài chính toàn diện được phát triển và xây dựng dựa trên các ý tưởng về tín dụng vi mô và tài chính vi mô. Cơ sở lý luận có sự đồng thuận đối với khái niệm về tài chính toàn diện như là cách thức và phương tiện tiếp cận và sử dụng rộng rãi các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Các thước đo tài chính toàn diện mang tính đa chiều, phản ánh sự đa dạng của các dịch vụ tài chính, từ các khoản thanh toán và tiết kiệm đến tín dụng, bảo hiểm, lương hưu và thị trường chứng khoán. Các khía cạnh này có thể được xác định khác nhau cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Liên Hiệp Quốc (2006) định nghĩa tài chính toàn diện liên quan đến khả năng tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình. Dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm dịch vụ tiết kiệm, tín dụng ngắn hạn và dài hạn, cho vay mua nhà, cho thuê tài chính và bao thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, hưu trí, thanh toán, chuyển tiền trong nước và kiều hối. Theo AusAID 2010, “tài chính toàn diện” là việc mở rộng, thông qua hỗ trợ phát triển hoặc các phương tiện khác, với các dịch vụ tài chính cho người nghèo hoặc người gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính; Allen và các cộng sự (2016) định nghĩa “tài chính toàn diện như là việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức”; Sarma (2016) khái niệm "tài chính toàn diện là một quá trình đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng, tính sẵn có và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế". Một khái niệm về tài chính toàn diện từ Ngân hàng Thế giới được công nhận rộng rãi đó là, “tài chính toàn diện là tỷ lệ cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính” (Ngân hàng Thế giới 2014a). Sau đó, Ngân hàng Thế giới đã phát triển một khái niệm phức tạp hơn: "Tài chính toàn diện nghĩa là cá nhân và doanh nghiệp có được sự tiếp cận 424 đối với các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích và giá cả phải chăng đáp ứng nhu cầu của họ về giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm một cách trách nhiệm và bền vững”. Định nghĩa này nhấn mạnh các khía cạnh khác nhau của các dịch vụ tài chính điều mà làm cho tài chính trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế. Một cách khác, khái niệm “loại trừ tài chính” (financial exclusion) như là một cách diễn đạt khác của khái niệm tài chính toàn diện. European Commission (2008) định nghĩa “Loại trừ tài chính đề cập đến quá trình theo đó người dân gặp khó khăn khi tiếp cận và/hoặc sử dụng dịch vụ và sản phẩm tài chính trên thị trường chính thức phù hợp với nhu cầu của họ và giúp họ có một cuộc sống bình thường”. Như vậy tất cả những người không có tài khoản ngân hàng, hoặc không tiếp cận được bất kỳ dịch vụ tài chính nào khác, hoặc với một tổ chức tài chính chính thức như ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, tín dụng bưu điện hoặc tổ chức tài chính vi mô đều nằm trong số bị loại trừ. Trong thực tế, có một quá trình liên tục từ những người không sử dụng dịch vụ tài chính, đến những người chỉ sử dụng các dịch vụ không chính thức thông qua người cho vay hoặc thành viên gia đình, cho đến những người vừa sử dụng một số dịch vụ không chính thức và chính thức, và cuối cùng đến những người chỉ sử dụng dịch vụ chính thức. Tài chính toàn diện không chỉ đề cập đến việc tiếp cận, mà còn liên quan đến việc sử dụng và chất lượng dịch vụ tài chính. Ngay cả những người có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức cũng có thể bị loại trừ một phần do thiếu hoặc bị hạn chế tiếp cận các dịch vụ khác. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý có một số người bị loại trừ một cách tự nguyện vì họ không có đủ khả năng hoặc chấp nhận dịch vụ không chính thức. Tài chính toàn diện hiện nay được xem như là một mục tiêu chính sách quốc gia và rộng hơn là chương trình nghị sự toàn cầu, bao gồm nhiều khía cạnh và các sản phẩm dịch vụ và phân khúc người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các kênh cung cấp dịch vụ, các tác nhân chính phủ và các bên liên quan. Về lý thuyết, việc nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế. Nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính giúp dòng vốn luân chuyển rộng rãi tới mọi thành phần dân cư và doanh nghiệp, nhất là những thành phần thiệt thòi, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm nghèo và thu hẹp dần những khác biệt về thu nhập, giảm xung đột xã hội. Đặc biệt, các dòng vốn chính thức được sử dụng với độ an toàn cao hơn được luân chuyển trong nỗ lực mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính cũng giúp các cá nhân, hộ gia đình vốn hạn chế hiểu biết về tài chính tránh được những rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, việc nâng cao tiếp cận dịch vụ tài chính có giúp tăng cường ổn định tài chính hay không còn tùy thuộc vào sự tồn tại của một cơ sở hạ tầng, pháp lý và thể chế độc lập, minh bạch và không tham nhũng. Nói cách khác, việc mở rộng tiếp cận dịch vụ tài chính có thể góp phần thúc đẩy ổn định tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Đối với các nước đang phát triển, một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển là các chương trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trong bối cảnh bất bình đẳng và khoảng cách xã hội ngày càng mở rộng, việc thúc đẩy tài chính toàn diện được xem như một phương thức nhằm thu hẹp khoảng cách thu nhập và xã hội. Trong đó, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính được xem là cách thức hiệu quả, kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người dân kiểm soát tình trạng tài chính của mình, từng bước thoát nghèo. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được. 2. Các cấu phần chính của tài chính toàn diện 2.1. Khả năng tiếp cận Người tiêu dùng có khả năng tiếp cận thuận tiện vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính là động lực chính của tài chính toàn diện. Việc cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính làm tăng việc sử dụng của người tiêu dùng và nhiều lợi ích tiếp theo của việc tài chính toàn diện, bao gồm tăng thu nhập, đầu tư sản xuất và việc làm. Ở nhiều nước, lĩnh vực tài chính đã mở rộng 425 thông qua mạng lưới chi nhánh. Tuy nhiên, chi phí xây dựng và vận hành các chi nhánh thường lớn hơn rất nhiều so với doanh thu thu được bằng cách phục vụ một số phân khúc khách hàng nhất định. Mô hình dựa trên đại lý là một sự phát triển rộng rãi gần đây và là thành phần chính của câu chuyện thành công về phát triển tài chính của Trung Quốc. Trong mô hình như vậy, sự thuận tiện của các cửa hàng, bưu điện, nhà bán lẻ hoặc các cửa hàng khác đóng vai trò là đại lý bên thứ ba thay mặt cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính truyền thống hoặc di động. Thiết bị đầu cuối điểm bán hàng (POS) và/hoặc thiết bị di động thường được sử dụng nhất để cho phép các đại lý này hoạt động. Sự phổ biến của các mô hình này được thúc đẩy bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Các đại lý bán lẻ đại diện cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính vượt xa các chi nhánh lớn tại một số nền kinh tế, bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Peru. Mặc dù cách tiếp cận mới này làm tăng khả năng tiếp cận, song tiến độ vẫn không đồng đều. Mặc dù các kênh tiếp cận mới ít tốn kém hơn cho các nhà cung cấp so với các chi nhánh dịch vụ đầy đủ, các kênh như vậy vẫn không rẻ về mặt tuyệt đối và tính toán lợi ích chi phí gây ra trở ngại cho sự tài chính toàn diện. Chẳng hạn như chi phí thiết lập ATM và đại lý hỗ trợ POS trong nhiều trường hợp, nguồn doanh thu từ các giao dịch giá trị thấp có thể không đủ để bù đắp chi phí đầu tư và vận hành. Ngoài ra, không phải tất cả các loại nhà cung cấp hoặc kênh tiếp cận đều có thể được coi là như nhau từ góc độ người tiêu dùng. Sự tiện lợi, dịch vụ sản phẩm, chức năng và chất lượng hoạt động của từng loại điểm tiếp cận tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa giữa các loại. Ở hầu hết các quốc gia, các chi nhánh ngân hàng thương mại vẫn cung cấp gói sản phẩm và dịch vụ tài chính toàn diện nhất. Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính chuyên biệt nhắm vào phân khúc người tiêu dùng nông thôn và người nghèo rất quan trọng để mở rộng khả năng tiếp cận về mặt vật lý, nhưng trong một số trường hợp cung cấp một gói sản phẩm hạn chế hơn, không được tích hợp hoàn toàn vào các hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính quan trọng (ví dụ: cơ sở hạ tầng thanh toán và phòng giao dịch tín dụng), và phải đối mặt với những trở ngại pháp lý và giám sát; trong đó một số trường hợp dẫn đến rào cản gia nhập và chi phí vận hành cao. Khung pháp lý và quy định và mô hình kinh doanh hoạt động có thể xác định mức độ mà các đại lý của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể phù hợp với các chức năng cơ bản của các chi nhánh chính. Chẳng hạn như các đại lý ở Trung Quốc hiện đang thực hiện các giao dịch tiền mặt hoặc mở tài khoản hạn chế. Những hạn chế thực tế đối với năng lực của đại lý và các hạn chế pháp lý như những hạn chế liên quan đến yêu cầu chuyên sâu của khách hàng, cản trở mức độ mà các mô hình dựa trên đại lý có thể hoàn toàn phù hợp với các dịch vụ của chi nhánh ngân hàng.Ngoài các điểm tiếp cận vật lý được vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các thiết bị cá nhân như điện thoại di động và máy tính cung cấp thêm các cách thức cho người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng các sản phẩm tài chính. Các thiết bị kỹ thuật số cá nhân này có thể tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng có mối quan hệ hiện tại với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính (nghĩa là liên kết tài khoản hiện tại với nền tảng thanh toán của bên thứ ba) và cung cấp nền tảng để sử dụng sản phẩm thuận tiện (ví dụ: gửi hoặc nhận tiền), do đó, gửi hoặc nhận tiền) tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các thiết bị kỹ thuật số cá nhân không thể thay thế hoàn toàn nhu cầu tương tác trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, đặc biệt đối với người tiêu dùng lần đầu tiên bước vào hệ thống tài chính chính thức. Các sản phẩm kỹ thuật số thường vẫn yêu cầu tương tác vật lý ban đầu với nhà cung cấp cho mục đích nhận dạng hoặc tài liệu. 2.2. Sản phẩm đa dạng và phù hợp Để đạt được sự tài chính toàn diện đòi hỏi một loạt các sản phẩm và dịch vụ được thiết kế phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Thiết kế các sản phẩm tài chính phù hợp đòi hỏi phải xác định nhu cầu của các phân khúc khách hàng cụ thể và lựa chọn các tính năng sản phẩm có thể 426 đáp ứng các nhu cầu đó với chi phí hợp lý. Các khía cạnh khác nhau phải được xem xét liên quan đến sự phù hợp hoặc chất lượng của các sản phẩm tài chính. Các khía cạnh khác bao gồm sự phù hợp, minh bạch và giá trị khách hàng. Các yếu tố này thường liên quan đến nhau hoặc đan xen lẫn nhau. Làm thế nào để thiết kế sản phẩm chất lượng ảnh hưởng đến tài chính toàn diện? Sự phù hợp của các sản phẩm có thể thúc đẩy sự hấp thụ và tăng sự tham gia sử dụng của những người không được tiếp cận tài chính chính thức. Ngược lại, các sản phẩm phù hợp kém sẽ không có sự hấp thụ đáng kể cũng như sử dụng lâu dài, hoặc chúng thực sự có thể gây hại cho người tiêu dùng có thu nhập thấp. Sự quan tâm không đầy đủ đến thiết kế sản phẩm dẫn đến việc thu hút và sử dụng tài khoản giao dịch hạn chế. Nhìn chung, các sản phẩm và dịch vụ tài chính thường không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng có thu nhập thấp, những người có thể yêu cầu các sản phẩm đơn giản, chi phí thấp mà không có các tính năng không cần thiết. Chẳng hạn một sản phẩm được đơn giản hóa là tài khoản ngân hàng cơ bản, thường là tài khoản hiện tại không có hoặc có phí hàng tháng thấp và yêu cầu số dư tối thiểu và các chức năng cơ bản của tài khoản hiện tại, thường có giới hạn về số lượng giao dịch hàng tháng được phép và không có các tính năng bổ sung như thấu chi. Tín dụng vi mô tập trung vào cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ cũng là một ví dụ về thiết kế sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng có thu nhập thấp, vì tín dụng vi mô được thiết kế để cung cấp một lượng tín dụng nhỏ trong các chu kỳ ngắn không sử dụng các tài sản thế chấp (ví dụ: tài sản thế chấp có uy tín, bảo lãnh nhóm) - phù hợp hơn cho các doanh nghiệp qui mô nhỏ và bằng loại hình không chính thức. Tài chính số mở ra tiềm năng cho việc điều chỉnh và tùy chỉnh các sản phẩm và dịch vụ lớn hơn để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, một phần dựa trên khả năng sử dụng phân tích dữ liệu nâng cao trên các khách hàng hiện tại và tiềm năng để thiết kế sản phẩm phù hợp. Thiết kế sản phẩm phù hợp cũng phải chiếm xu hướng hành vi ảnh hưởng đến tất cả người tiêu dùng dịch vụ tài chính. Hay xu hướng về sự thiên vị hiện tại thường ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính, khiến người tiêu dùng ưu tiên tiêu dùng hiện tại hơn tiết kiệm cho tương lai. Hiểu và thích nghi với xu hướng hành vi có thể được kết hợp vào thiết kế sản phẩm cho mục đích tài chính toàn diện. Ví dụ về thiết kế kết sản phẩm hợp những hiểu biết sâu sắc về xu hướng hành vi bao gồm các tài khoản cam kết cho các sản phẩm tiết kiệm và tài khoản với lời nhắc tiết kiệm tự động. Tính thuận tiện là một thành phần quan trọng khác của sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ. Đối với người tiêu dùng, sự thuận tiện có thể đề cập về vật lý cũng như tính kịp thời và hiệu quả quản lý của dịch vụ tài chính. Các yêu cầu liên quan đến tài liệu cho vay, số ngày phê duyệt đơn đăng ký, và những khó khăn về ngôn ngữ và khả năng đọc viết đều có thể tạo ra rào cản thực sự cho người tiêu dùng đang tìm cách có được và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính. Khả năng chi trả cũng là một thành phần quan trọng của chất lượng sản phẩm và dịch vụ tài chính cho mục tiêu của tài chính toàn diện. Tầm quan trọng của chi phí dịch vụ đối với người tiêu dùng có thu nhập thấp là rõ ràng. Tuy nhiên, quan điểm thực tế hơn để xem xét có thể là việc gia tăng giá trị và mở rộng diện cung ứng, điều cần thiết để việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính được bền vững trong dài hạn. Phạm vi bao quát và sự đa dạng của các sản phẩm là một thành phần quan trọng khác của sự tài chính toàn diện. Nghiên cứu cho thấy nhu cầu của các hộ gia đình có thu nhập thấp rất đa dạng và phức tạp. Họ cần tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính cơ bản giống như tất cả các sản phẩm khác, không chỉ là một sản phẩm duy nhất như tín dụng hoặc dịch vụ thanh toán, để quản lý hiệu quả rủi ro, lưu trữ tiền an toàn, thực hiện giao dịch hàng ngày và đáp ứng nhu cầu tín dụng. Khái niệm tài chính toàn diện không có nghĩa là người tiêu dùng yêu cầu sản phẩm ở tất cả các loại này mọi lúc, mà là họ cần tiếp cận vào các sản phẩm và dịch vụ tài chính khác nhau mà họ có thể chọn và sử dụng khi cần thiết. Vì các cá nhân có thu nhập thấp đặc biệt dễ bị tổn thương trước các cú sốc tài chính, có thể gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, các sản phẩm bảo hiểm cũng cần thiết (chẳng hạn như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tang lễ, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nông nghiệp …). Tiết kiệm an toàn đáp ứng nhu cầu cho người có thu nhập thấp, biến động theo mùa và khó dự báo và 427 thường không có khả năng tiếp cận theo kênh chính thức. Các sản phẩm tiết kiệm, các cá nhân có thu nhập thấp thường sử dụng các phương thức tiết kiệm không chính thức bằng tiền mặt, bằng các tài sản như chăn nuôi hoặc thông qua mạng xã hội, dễ bị mất cắp hoặc mất giá trị. Tín dụng có thể bao gồm các khoản vay doanh nghiệp nhỏ, cho vay tiêu dùng, cho vay giáo dục, thế chấp, cho vay cải thiện nhà… Vai trò của giao dịch tài chính số đã được mở rộng nhanh chóng và có tiềm năng đáng kể để tăng sự đa dạng sản phẩm cho mục đích đạt được sự tài chính toàn diện. Giao dịch số bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mới, sáng tạo được tạo ra bởi các kênh giao dịch số (như chuyển tiền di động và cho vay trực tuyến); mô hình kinh doanh cho phép giao dịch số tận dụng công nghệ. Giao dịch số được sử dụng cho các dịch vụ tài chính đã làm tăng đáng kể phạm vi tiềm năng của các sản phẩm và dịch vụ dành cho người được bảo trợ bằng cách cho phép các nhà cung cấp phát triển các sản phẩm mới sáng tạo với chi phí thấp hơn tới nhiều người tiêu dùng thông qua các kênh dễ tiếp cận hơn. Môi trường pháp lý có thể hỗ trợ hoặc cản trở những nỗ lực tài chính toàn diện. Các nhà quản lý và hoạch định chính sách tài chính có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới trong thiết kế và phân phối sản phẩm, và quy định có thể giải quyết các vấn đề cụ thể. Ví dụ, các quy tắc siêng năng dựa trên rủi ro, khách hàng và khách hàng linh hoạt dựa trên rủi ro có thể giúp vượt qua trở ngại phục vụ người tiêu dùng có thu nhập thấp mà không có giấy tờ tùy thân. 2.3. Khả năng thương mại và tính bền vững Khả năng tiếp cận và sản phẩm đa dạng và phù hợp là yếu tố quan trọng của tài chính toàn diện từ quan điểm người tiêu dùng, nhưng một thách thức quan trọng là phát triển và duy trì một hệ sinh thái tài chính, trong đó các nhà cung cấp có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ này một cách hiệu quả và bền vững lâu dài. Một thị trường đa dạng, cạnh tranh và đổi mới là rất quan trọng để đạt được mức độ tài chính toàn diện bền vững. Mặc dù người tiêu dùng cần một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính cơ bản, nhưng ở hầu hết các thị trường, các ngân hàng thương mại không thể cung cấp đầy đủ này cho tất cả các phân khúc. Các loại nhà cung cấp khác nhau, hoạt động trên một sân chơi công bằng và bình đẳng và sử dụng các mô hình kinh doanh khác nhau để nhắm mục tiêu thị trường và phân khúc người tiêu dùng, có thể cùng nhau tạo ra sự đổi mới trong mô hình thiết kế và phân phối sản phẩm và khuyến khích sự phát triển lâu dài của hệ sinh thái tài chính đa dạng và bền vững. Ngân hàng thương mại, ngân hàng nông thôn, hợp tác xã tín dụng, tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng bưu chính, thanh toán nhà cung cấp dịch vụ, nhà khai thác mạng di động (MNOs) vàcác công ty Fintech đều có thể đóng góp cho sự tài chính toàn diện. Gần đây với việc cấp phép cho các ngân hàng trực tuyến, các nền tảng giao dịch trực tuyến, cũng như sự gia nhập của các công ty Fintech mới. Thực tiễn kinh doanh cũng có thể được điều chỉnh để giảm chi phí hoạt động và vượt qua những trở ngại vốn có để phục vụ một cách có lợi và bền vững cho những người không được giám sát và bảo lãnh. Một trở ngại phổ biến là thông tin bất đối xứng. Các nhà cung cấp thường thiếu quyền tiếp cận thông tin lịch sử tín dụng của những người vay tiềm năng trong số những người không được giám sát. Để đạt được sự tài chính toàn diện dài hạn đòi hỏi các sản phẩm và dịch vụ phải được giao một cách có trách nhiệm cho người tiêu dùng và các mục tiêu chính sách của sự tài chính toàn diện phù hợp với sự ổn định tài chính và tính toàn vẹn của thị trường. Nhìn chung, sự cân bằng này đòi hỏi các cơ quan quản lý tài chính phải liên tục đánh giá rủi ro và đánh đổi giữa các mục tiêu chính sách khác nhau này. Các yếu tố cốt lõi của bảo vệ người tiêu dùng tài chính, như công bố rõ ràng và minh bạch các điều khoản và điều kiện của sản phẩm và dịch vụ, đối xử công bằng với người tiêu dùng và cơ chế truy đòi có thể tiếp cận là cần thiết để đảm bảo rằng người tiêu dùng có được sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ và không bị tổn hại trong tương tác của họ với các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Bảo vệ người tiêu dùng tài chính đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin trong hệ thống tài chính, đặc biệt đối với những người tiêu dùng mới làm quen với lĩnh vực tài chính chính thức. Môi trường pháp lý cần đảm bảo có một khuôn khổ đầy 428 đủ để bảo vệ người tiêu dùng tài chính đặt ra các quy tắc rõ ràng liên quan đến hành vi của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Cải thiện khả năng tài chính có thể dẫn đến tăng sự hấp thụ và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người tiêu dùng. Cả nhà cung cấp và cơ quan quản lý ngành tài chính nên xem xét và theo đuổi các phương pháp để cải thiện mức độ năng lực tài chính của người không được giám sát. Hiện thực hóa tài chính toàn diện dài hạn cũng phụ thuộc vào sự an toàn và lành mạnh chung của hệ thống tài chính. Đặc biệt trong lĩnh vực Fintech, việc cân bằng rủi ro và đổi mới là cần thiết để cho phép tăng trưởng liên tục trong các sản phẩm mới, cơ chế giao dịch mới và các mô hình kinh doanh và mở rộng quan hệ đối tác mới tiềm năng để đạt được sự tài chính toàn diện đầy đủ. 3. Động lực và tác động của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện có khả năng mang lại lợi ích cho người nghèo thông qua một loạt các kênh cả trực tiếp hoặc gián tiếp. Ở các nước đang phát triển người dân, đặc biệt là người nghèo đa số phải phụ thuộc vào các cơ chế không chính thức cho các khoản vay, tiết kiệm và để phòng ngừa các rủi ro như dòng tiền không đều, thu nhập theo mùa vụ và các nhu cầu chi tiêu không có kế hoạch như khám chữa bệnh. Do hạn chế về khả năng tiếp cận, người nghèo buộc phải dựa vào các khoản tín dụng với lãi suất cao, hoặc phải thay thế vật nuôi hoặc vàng bạc như một hình thức tiết kiệm, hoặc trong trường hợp khẩn cấp họ thường phải cầm cố tài sản. Chuyển đổi dòng thu nhập bất thường thành một nguồn đáng tin cậy để đáp ứng nhu cầu hàng ngày là một thách thức quan trọng đối với người nghèo. Sự thiếu hụt về tiếp cận tài chính có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và gia tăng bất bình đẳng, trong đó phụ nữ là những người thiệt thòi nhất. Tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thu nhập cho dù không thay đổi một cách trực tiếp việc sử dụng các dịch vụ tài chính của người nghèo. Cải thiện tiếp cận tài chính thúc đẩy nhu cầu lao động do việc mở rộng các hoạt động kinh tế, trong đó có một phần lớn lao động trình độ, tay nghề thấp thông qua đó làm cho phân phối thu nhập được tăng cường, mở rộng và cân bằng các cơ hội kinh tế. Lý thuyết kinh tế đã đưa ra các dự báo khác nhau về bản chất và mối quan hệ giữa phát triển tài chính và bất bình đẳng. Tựu trung lại việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính thông qua việc loại bỏ các rào cản về giá cả hoặc phi giá cả, cung cấp một cách có trách nhiệm đã được chứng minh là có lợi cho người nghèo và các nhóm thiệt thòi khác. Với việc được mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn sẵn có sẽ cho phép người nghèo hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh nhỏ đồng thời tạo ra các hiệu ứng phúc lợi. Theo cơ sở dữ liệu toàn cầu Findex (Global Findex database) đến năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành có tài khoản với một tổ chức tài chính hoặc thông qua dịch vụ thanh toán di động đã đạt 69%, trong đó ở các nước đang phát triển đạt 63% (bao gồm các khoản thanh toán được thực hiện trực tiếp bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng hoặc sử dụng điện thoại hoặc qua internet), cho thấy việc chuyển thanh toán từ bằng tiền mặt sang bằng tài khoản có nhiều lợi ích tiềm năng, cho cả người gửi và người nhận, nhất là các khoản thanh toán có khoảng cách địa lý lớn hoặc giá trị cao hơn. Sử dụng tài khoản và giao dịch số có thể cải thiện hiệu quả và sự thuận tiện của thanh toán bằng cách giảm đáng kể chi phí và thời gian giao dịch. Đồng thời giao dịch số cũng tiết kiệm chi phí cho Chính phủ và doanh nghiệp. Điển hình như ở Kenya, hai phần ba số người trưởng thành sử dụng dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại di động M-Pesa một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất; hay ở Nigeria các khoản chi trả phúc lợi xã hội của Chính phủ thông qua thiết bị di động đã cắt giảm được chi phí hành chính đáng kể so với phân phát tiền mặt; hay ở Nam Phi chi phí cho việc giải ngân các khoảng trợ cấp xã hội bằng thẻ thông minh chỉ bằng một phần ba so với cách giải ngân tiền mặt thủ công (Demirguc-Kunt và các cộng sự 2017). Bên cạnh đó, việc chuyển thanh toán bằng tiền mặt qua tài khoản cũng có thể tăng tính an toàn, minh bạch và đảm bảo rằng mọi người nhận được tiền lương hoặc thanh toán chuyển khoản của Chính phủ đầy đủ; hạn chế việc những người trung gian tìm kiếm các khoản hối lộ. 429 Năm 2017, 48% người trưởng thành trên toàn thế giới đã tiết kiệm hoặc để dành tiền trong 12 tháng qua; ở các nước phát triển có 71% người trưởng thành cho biết đã tiết kiệm, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này là 43% (Global Findex database). Ở các nền kinh tế đang phát triển, thay vì gửi tiết kiệm tại một tổ chức tài chính người dân thường tiết kiệm theo hình thức bán chính thức thông qua các hội tiết kiệm không chính thức; một hình thức phổ biến là một hiệp hội tín dụng và tiết kiệm luân phiên (ROSCA). Gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng hoặc một loại hình tổ chức tài chính chính thức sẽ an toàn hơn, có thể hạn chế nhu cầu chi tiêu bị thúc đẩy và do đó khuyến khích quản lý tiền mặt tốt hơn. Cụ thể hơn, ở Trung Quốc và Malaysia 43% chủ tài khoản đã có tiết kiệm chính thức trong năm qua, trong khi ở Kenya, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 30%, và khoảng 20% ở Brazil, Ấn Độ và Liên bang Nga; ở Kenya và Nam Phi, khoảng 20% chủ sở hữu tài khoản cho biết họ đã tiết kiệm bán chính thức, bằng cách sử dụng các Hội tiết kiệm hoặc bên ngoài gia đình (Global Findex database). Trên toàn cầu năm 2017, 47% người trưởng thành đã có vay tiền trong 12 tháng qua, bao gồm cả việc sử dụng thẻ tín dụng; trong đó tỷ lệ người trưởng thành có tín dụng mới, chính thức hoặc không chính thức, bình quân ở các nước có thu nhập cao là 64% và 44% ở các nước đang phát triển (Global Findex database). Việc vay từ các tổ chức tài chính có nhiều lợi ích hơn so với việc vay từ bạn bè, gia đình hoặc người cho vay không chính thức; khi vay từ gia đình và bạn bè trong cộng đồng sẽ bị giới hạn trong các quỹ trong cộng đồng, trong khi vay từ các tổ chức tài chính chính thức loại bỏ được ràng buộc đó. Điều này có thể đặc biệt quan trọng đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp không thể có đủ vốn để đầu tư vào các cơ hội kinh doanh hoặc giáo dục. Hơn nữa, bằng cách vay từ một tổ chức tài chính chính thức, họ có thể tiếp cận được các điều khoản tín dụng tốt hơn so với từ các nhà cho vay không chính thức. Nhiều người sử dụng tiền tiết kiệm và tín dụng để quản lý rủi ro tài chính và có thể chia sẻ rủi ro một cách không chính thức trong gia đình hoặc cộng đồng của họ, bảo hiểm chính thức mang lại lợi ích bổ sung. Các sản phẩm bảo hiểm chính thức có thể gây rủi ro cho dân số lớn hơn nhiều, điều này giúp các hộ gia đình có phạm vi bảo hiểm rộng hơn mức họ có nếu họ dựa vào tiền tiết kiệm, tín dụng hoặc cộng đồng của chính họ. Điều này đặc biệt đúng đối với người lớn trong các hộ gia đình có thu nhập thấp với tài sản hạn chế. Hơn nữa, các sản phẩm bảo hiểm chính thức có thể cung cấp sự bảo vệ khỏi các rủi ro phổ biến mà các cá nhân trong cùng cộng đồng phải đối mặt, như thời tiết khắc nghiệt. Bởi vì những rủi ro như vậy ảnh hưởng đến các cá nhân trong một cộng đồng cùng một lúc, các cơ chế cộng đồng không chính thức thường không đủ. Do dự đoán các cú sốc thu nhập đáng kể và không có bảo hiểm, do đó, các cá nhân có thể áp dụng các công nghệ có rủi ro thấp, lợi nhuận thấp so với các công nghệ có rủi ro cao, lợi nhuận cao. Trên toàn cầu năm 2017, 47% người trưởng thành báo cáo đã vay tiền trong 12 tháng qua, bao gồm cả việc sử dụng thẻ tín dụng. Tỷ lệ người trưởng thành có tín dụng mới, chính thức hoặc không chính thức, trung bình 64% trên các nền kinh tế có thu nhập cao và 44% trên các nền kinh tế đang phát triển (Global Findex database). Một mục đích chung là mua đất hoặc nhà - khoản đầu tư tài chính lớn nhất mà nhiều người thực hiện trong đời. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng cho phép mở rộng tín dụng ngắn hạn bất cứ khi nào, ngay cả khi thẻ tín dụng thanh toán hết số dư mà không phải trả lãi cho số dư đó. Đã có những nghiên cứu về tài chính vi mô như là một thành tố của tài chính toàn diện, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển tài chính là động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế - chủ yếu bằng cách thúc đẩy tăng trưởng năng suất, đổi mới và phân bổ tài nguyên. Các bằng chứng dựa trên dữ liệu vĩ mô cũng chỉ ra rằng phát triển tài chính không cân xứng làm tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất và giảm bất bình đẳng thu nhập (Beck và các cộng sự 2007). Các nghiên cứu ban đầu tập trung vào kinh nghiệm của Ngân hàng Grameen với các khoản cho vay qui mô nhỏ - đặc trưng cho tài chính vi mô như là một công cụ phát triển có thể giảm nghèo, đặc biệt là cho phụ nữ (Pitt và Khandker 1998). Chủ đề cơ bản là việc tiếp cận tài chính có thể giúp giảm nghèo và bất bình đẳng bằng cách hỗ trợ người dân đầu 430 tư trong tương lai, điều hòa tiêu dùng và quản lý rủi ro tài chính cũng như ở phạm vi rộng hơn mang lại lợi ích cho xã hội (như Aportela 1999; Banerjee 2004; Burgess và Pande 2005; Levine 2005; Clarke và các cộng sự 2006; Beck và các cộng sự 2007a, 2007b, Demirguc-Kunt và các cộng sự 2008, Ngân hàng Thế giới 2008, Collins và các cộng sự 2009, Demirguc-Kunt và Levine 2009, Karlan và Morduch 2010, Ashraf và các cộng sự 2006 & 2010, Banerjee và Duflo 2011; Prina 2012, Cull và các cộng sự 2013, Demirguc-Kunt và các cộng sự 2013, Dupas và Robinson 2013a, 2013b, Ruiz 2013, Bruhn và Love 2014, Ngân hàng Thế giới 2014a, 2014b, Cull và các cộng sự 2014; Beck 2015; Park và Mercado 2015; Sahay và các cộng sự 2015; Hastak và Gaikwad (2015); Klapper và các cộng sự năm 2016; Allen và các cộng sự năm 2016; DemirgucKunt và các cộng sự 2017). Các lập luận cho rằng cung cấp các dịch vụ tài chính có thể tạo ra ngoại tác (ngoại ứng) tích cực đáng kể khi có nhiều người và nhiều doanh nghiệp tham gia. Sự sẵn có của các dịch vụ tài chính đáp ứng nhu cầu cụ thể của người dùng mà không phân biệt đối xử là mục tiêu chính của việc tài chính toàn diện. Ngoài ra, việc sử dụng rộng rãi hơn các dịch vụ tài chính được thúc đẩy bởi sự đổi mới thông qua đó giải quyết thất bại thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và khắc phục các vấn đề hành vi (Ngân hàng Thế giới 2014a, 2014b). Ngân hàng Thế giới (2014a, 2014b) đã tổng quan về mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Các nghiên cứu - cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng sự tài chính toàn diện rất quan trọng đối với sự phát triển và giảm nghèo. Một loạt các mô hình lý thuyết cho thấy việc thiếu tiếp cận tài chính có thể dẫn đến bẫy nghèo và bất bình đẳng như thế nào. Đối với người nghèo, các bằng chứng cho thấy có một mối liên quan chặt chẽ giữa việc tiếp cận các khoản tiết kiệm và thanh toán tự động trong khi đó việc tiếp cận tín dụng thì yếu hơn. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp mới, việc cải thiện tiếp cận tín dụng có thể có những lợi ích tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt, trong bối cảnh các nước đang phát triển, bằng chứng thuyết phục nhất khi nói đến việc sử dụng tài khoản ngân hàng. Chẳng hạn như, việc sở hữu tài khoản ngân hàng với gia tăng tiết kiệm (Aportela 1999; Ashraf và các cộng sự 2006), với quyền của phụ nữ (Ashraf và các cộng sự 2010; Dupas và Robinson 2013; Demirguc-Kunt và các cộng sự 2013), và với tiêu dùng và đầu tư sản xuất của các doanh nhân (Beck và các cộng sự 2007a, 2007b; Ayyagari và các cộng sự 2012; Dupas và Robinson 2013; Bruhn và Love 2014). Tuy nhiên, lý thuyết kinh tế vẫn còn có những dự đoán mơ hồ về mối quan hệ giữa bất bình đẳng về tài chính, và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ này cũng rất đa dạng (như Clarke và các cộng sự 2006; Beck và các cộng sự 2007a, 2007b; Demirguc-Kunt và Levine 2009; Kochar 2011; Demirguc-Kunt và các cộng sự 2013; Bruhn và Love 2014; Park and Mercado 2015). Vào những thập niên 1990 và 2000, đa số các nghiên cứu tập trung vào tác động của tài chính vi mô đến hộ gia đình và phát triển kinh tế. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu đa dạng hơn để xem xét mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và phát triển kinh tế, chẳng hạn như tiếp cận vi mô sử dụng các mô hình kinh tế lượng với các dữ liệu khảo sát hộ và doanh nghiệp, dữ liệu chéo giữa các quốc gia, hay mô hình cân bằng tổng thể khả tính (CGE); ví dụ như trong các nghiên cứu của Karlan và Morduch (2010); Cull và các cộng sự (2013, 2014); Beck (2015). Demirguc-Kunt và các cộng sự (2017) đã giới thiệu khái lược một loạt các phân tích thực nghiệm về tài chính toàn diện trên cơ sở làm nổi bật vai trò của tín dụng vi mô là biểu hiện của sự phát triển của sự tài chính toàn diện. Theo Levine (2005), cơ sở hạ tầng của hệ thống tài chính toàn diện góp phần khắc phục vấn đề thông bất đối xứng, giảm chi phí giao dịch ký kết hợp đồng; đồng thời cải thiện hiệu quả cung cấp dịch vụ tài chính tác động tích cực lên các ngành kinh tế, góp phần giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn Burgess và Pande (2005) cho thấy rằng chính sách phát triển hệ thống chi nhánh ngân hàng của Ấn Độ đã dẫn đến giảm nghèo nhanh hơn ở các bang trong giai đoạn đầu triển khai. Hơn nữa, tiền lương của công nhân nông nghiệp tăng nhanh hơn trong giai đoạn này, trong khi tiền lương của công nhân nhà máy ở đô thị thì không tăng theo như vậy. 431 Trong nghiên cứu của Demirguc-Kunt và các cộng sự (2008) chỉ ra rằng phát triển tài chính toàn diện sẽ có hai tác động đến quá trình phát triển kinh tế: (i) phát triển tài chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng tiết kiệm, giúp khởi nghiệp đầu tư, sản xuất, từ đó giảm đói nghèo và bất bình đẳng; (ii) cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp, giá cả phải chăng cho người nghèo, cải thiện phúc lợi. Bên cạnh đó Johnston và Murdoch (2008) cũng cho rằng tài chính toàn diện có vai trò quan trọng bởi vì thông qua đó những đối tượng từng nằm ngoài khu vực kinh tế chính thức có thể tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính, cải thiện cuộc sống, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tài chính toàn diện cũng mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho các hộ nghèo đang sử dụng các khoản vay hoặc tiết kiệm để gia tăng tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe hoặc đầu tư mua sắm hàng hóa lâu bền, cải thiện nhà ở hoặc trang trải học phí (Collins và các cộng sự 2009). Ngay cả khi dòng tài chính tăng trưởng thấp hoặc không có, việc tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản có thể quan trọng như là việc tích tụ tài sản; bởi vì khi thu nhập thấp, các chiến lược tài chính cần tập trung phần lớn vào việc ứng phó với bấp bênh của thu nhập để đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác; nếu các khía cạnh này không được tập trung giải quyết, tình trạng thiếu thốn sẽ có thể xuất hiện, và các hộ gia đình có thể nhanh chóng rơi vào cảnh nghèo khó. Các sản phẩm tài chính khác cũng có thể giúp người nghèo quản lý rủi ro. Đối với các hộ gia đình khá giả, các công cụ tài chính trong danh mục đầu tư của hộ gia đình thường được quản lý dựa trên rủi ro và lợi nhuận; trong khi đó danh mục đầu tư của các hộ nghèo được quản lý để đảm bảo có thể kiếm được số tiền mong muốn tại thời điểm mong muốn. Đối với hộ nghèo, sự khan hiếm và bấp bênh của nguồn tiền kiến cho việc xử lý dòng tiền mặt thường được xem là cấp bách hơn so với việc tính toán kết hợp tốt nhất giữa lợi nhuận và rủi ro. Việc tăng cường dòng tiền do sự không phù hợp giữa thu nhập và chi tiêu được thực hiện thông qua tiết kiệm và tiêu dùng, nhưng bởi vì các phương tiện phù hợp rất khó tìm, các hộ nghèo thường chuyển sang vay và cho vay với qui mô nhỏ thông qua bạn bè, người thân, hàng xóm và chủ doanh nghiệp. Đó là một công việc khó khăn và có chi phí cao - trong đó có cả chi phí mang tính tâm lý xã hội chứ không chỉ là kinh tế. Như vậy, đối với các hộ nghèo, việc có các công cụ tài chính thay thế đáng tin cậy, thuận tiện, giá cả hợp lý sẽ tạo ra sự khác biệt lớn; đáng chú ý là việc giúp họ quản lý dòng tiền với ít rủi ro hơn (Collins và các cộng sự 2009). Trong nghiên cứu của Prina (2012) ở Nepal chỉ rõ việc mở rộng tiếp cận tài khoản tiết kiệm làm tăng tài sản tiền tệ và tổng tài sản mà không gây ra bất kỳ sự lấn át đối với các loại tài sản hoặc tổ chức tiết kiệm khác; Tác động lớn hơn đối với các hộ gia đình ở nhóm dưới và nhóm giữa theo phân phối tài sản cũng như đối với các các hộ gia đình chưa tiếp cận được với dịch vụ tài chính (cả chính thức và không chính thức);Tiếp cận tài chính làm tăng mạnh đầu tư của hộ gia đình vào y tế và giáo dục. Một phân tích của Agarwal và các cộng sự (2018a) về chương trình hòa nhập tài chính lớn nhất ở Ấn Độ (JDY) - với 255 triệu lượt mở tài khoản ngân hàng mới, cho thấy có sự gia tăng cho vay ở các khu vực tiếp xúc nhiều hơn với chương trình. Thông qua đó các ngân hàng phục vụ cho nhu cầu mới về tín dụng chính thức của các hộ gia đình không có tiền gửi trước đây, thay thế cho vay không chính thức bằng tín dụng ngân hàng ít tốn kém hơn. Điều này, cùng với sự gia tăng của tiết kiệm hộ gia đình, giúp các hộ gia đình điều hòa tiêu dùng trơn tru hơn. Một bức tranh tương tự của Agarwal và các cộng sự (2018b) từ phân tích chương trình Umurenge ở Rwanda nhằm mục đích mở rộng tài chính toàn diện thông qua việc tạo ra một mạng lưới rộng lớn các hợp tác xã tín dụng tập trung vào cộng đồng. Chương trình này đã nâng cao khả năng tiếp cận các khoản vay ngân hàng cho các cá nhân chưa được ký quỹ trước đây, một số người sau đó đã chuyển sang vay từ các ngân hàng thương mại. Cụ thể, các ngân hàng thương mại như là “kem bôi trơn”, bằng cách mở rộng tín dụng cho những người vay rủi ro thấp từ các hợp tác xã tín dụng với các điều khoản hấp dẫn. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Beck và các cộng sự 2013 chỉ rõ vai trò của các loại tổ chức tài chính khác nhau đối với tiếp cận dịch vụ tài chính của các doanh nghiệp; theo đó có các tác động không đồng nhất giữa các quốc gia và quy mô doanh nghiệp, các hệ thống tài chính với sự 432 thống trị của các ngân hàng có quan hệ với việc sử dụng dịch vụ tài chính với mức độ thấp hơn, trong khi các tổ chức tài chính cấp thấp (như hợp tác xã, liên hiệp tín dụng và tổ chức tài chính vi mô - MFI) và các tổ chức, cá nhân chuyên cho vay (như các công ty bao thanh toán và cho thuê) phù hợp cho việc tiếp cận tài chính dễ dàng hơn ở các nước thu nhập thấp. Các nghiên cứu trước đây lại cho thấy rằng các tổ chức tài chính nhỏ hơn có thể phục vụ tốt hơn những nhu cầu tín dụng của người vay nhỏ, kín đáo (chẳng hạn như của Berger và Udell 1995; Keeton 1995). Trong khi đó các nghiên cứu gần đây hơn của Berger, Klapper và Udell (2001) chỉ ra rằng các ngân hàng lớn có thể được trang bị tốt để cung cấp dịch vụ tài chính như những ngân hàng nhỏ trong việc phục vụ khách hàng nhỏ vì họ sử dụng một công nghệ cho vay khác. De la Torre, Gozzi, và Schmukler (2007) cũng phát hiện rằng trái với niềm tin về việc các ngân hàng lớn ít có khả năng vươn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ - hầu hết các ngân hàng coi những doanh nghiệp qui mô như vậy có khả năng sinh lời vì một số lý do. Một lý do khả dĩ là việc tăng cường sử dụng các công nghệ giao dịch khác nhau mà tạo ra các lợi ích từ lợi thế theo quy mô kinh tế của các tổ chức lớn hơn (ví dụ như việc sử dụng mô hình đánh giá tín dụng đòi hỏi một nhóm lớn khách hàng, do đó ngân hàng quy mô lớn hơn sẽ có lợi thế hơn).Cho vay quan hệ là một trong nhiều cách theo đó các ngân hàng mở rộng tài chính cho các khách hàng kín đáo hơn (Berger và Udell 2006). Hai ví dụ về các ngân hàng lớn đã áp dụng các công nghệ cho vay và mô hình kinh doanh sáng tạo là Banco Azteca ở Mexico và BancoSol ở Bolivia. BancoSol được cho là ngân hàng thương mại đầu tiên chuyên về tài chính vi mô. Công nghệ cho vay của nó dựa vào một chiến lược cho vay nhóm đoàn kết, theo đó các thành viên được tổ chức thành nhiều nhóm tín dụng trách nhiệm chung nhỏ, và ngân hàng cho vay đồng thời cho tất cả các thành viên trong nhóm (Gonzalez-Vega và cộng sự, 1997). Trong khi đó Banco Azteca hướng đến các khách hàng làm việc trong khu vực phi chính thức bằng cách sử dụng hàng hóa lâu bền của họ làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. Ruiz (2013) cho thấy rằng khi ngân hàng mở chi nhánh tại các đô thị, các hộ gia đình có thành viên làm việc trong khu vực không chính thức có nhiều khả năng vay từ ngân hàng, ít dựa vào các nhà cung cấp tín dụng chi phí cao, và do đó có khả năng tiêu dùng tốt hơn và tích lũy nhiều hàng hóa có giá trị lâu bền hơn. Thêm nữa, ngoài cơ cấu tài chính, các bằng chứng còn cho thấy cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường tài chính toàn diện. Xem xét dữ liệu cấp công ty ở 53 quốc gia từ 2002 đến 2010, Love và Martínez Pería (2012) phát hiện rằng cạnh tranh giữa các ngân hàng làm tăng đáng kể khả năng tiếp cận tài chính của các công ty. Phân tích ở phạm vi mô, Lewis và các cộng sự (2013) xem xét sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ở Mexico. Kết quả của họ cho thấy các ngân hàng lớn có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động ít cạnh tranh như kỳ vọng, cạnh tranh dẫn đến ít thông đồng hơn. Quan trọng là sự thiếu cạnh tranh ảnh hưởng không cân xứng đến việc tiếp cận tài chính của các công ty có qui mô nhỏ hơn. Đa số các nghiên cứu gần đây đều cho rằng thị trường tài chính càng đa dạng thì càng làm tăng khả năng tiếp cận tài chính. Nhưng tài chính toàn diện không chỉ liên quan đến sự loại trừ về tín dụng. Có thể nói còn quan trọng không kém chính là việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính khác như thanh toán và tiết kiệm. Các hệ thống và dịch vụ thanh toán bán lẻ hiệu quả, dễ tiếp cận và an toàn là rất quan trọng để mở rộng tài chính toàn diện. Thanh toán số có thể giảm chi phí và tăng hiệu quả của các chương trình xã hội do Chính phủ tài trợ, hạn chế phạm vi tham nhũng và cải thiện tính mục tiêu (cụ thể như bằng chứng từ Ấn Độ trong nghiên cứu của Muralidharan và Sukhtankar 2016). Đối với tất cả các dịch vụ tài chính, việc tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ mới thường bị hạn chế bởi thông tin và chi phí hành chính, nghiên cứu gần đây về Ấn Độ của Dalton và các cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng việc loại bỏ các rào cản về thông tin và đăng ký đã làm gia tăng đáng kể việc áp dụng công nghệ thanh toán điện tử mới của các doanh nghiệp địa phương. Tuy nhiên bên cạnh những điểm sáng, tài chính toàn diện bộc lộ một số điểm tối; đó là phải chăng tài chính luôn tốt cho tăng trưởng, một số nghiên cứu của Arcand và các cộng sự 2015, 433 Gourinchas và Obstfeld 2012, Mian và Sufi 2014, Schularick và Taylor 2012 cho rằng tài chính “quá nhiều” hay “quá nhanh” có thể gieo mầm cho các cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai. Sự dễ tổn thương này không phải là một đặc điểm duy nhất của thị trường tài chính ở các nền kinh tế tiên tiến. Trong cuộc khủng hoảng tín dụng vi mô ở Ấn Độ năm 2010, chính quyền bang Andhra Pradesh lo lắng về việc vay mượn quá mức và bị cáo buộc lợi dụng bởi các đại lý tài chính vi mô, đã ban hành một sắc lệnh khẩn cấp, khiến các hoạt động tài chính vi mô ở bang này bị đình trệ hoàn toàn. Sự co thắt lớn trong nguồn cung cấp tín dụng vi mô này đã chuyển thành những tác động tiêu cực lớn đối với tiêu dùng và thị trường lao động (Breza và Kinnan 2018). Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tác động của tín dụng vi mô và tài chính vi mô đối với phúc lợi hộ gia đình và xoá đói giảm nghèo nhưng các bằng chứng từ các nghiên cứu định lượng khá đa dạng. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu chéo, dữ liệu bảng, khảo sát bán thực nghiệm và phương pháp thực nghiệm ngẫu nhiên. Quach và các cộng sự (2005) sử dụng số liệu hộ gia đình từ Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam (VLSSs) từ năm 1993 đến năm 1998 để xem xét ảnh hưởng của tín dụng đối với phúc lợi hộ gia đình và giảm nghèo bằng việc sử dụng hồi quy Tobit và hồi quy hai giai đoạn. Kết quả cho thấy tín dụng đóng góp tích cực và có ý nghĩa thống kê đến phúc lợi kinh tế của hộ gia đình về chi tiêu bình quân đầu người; hơn thế nữa, tín dụng có ảnh hưởng tích cực lớn hơn đến phúc lợi kinh tế của các hộ nghèo (Quach và các cộng sự 2005). Ngoài ra, Pham và Lensink (2008) cũng đã thu thập dữ liệu hộ gia đình từ VLSS để ước tính các yếu tố quyết định xác suất của việc hộ gia đình chọn vay từ tín dụng chính thức, không chính thức hay bán chính thức ở Việt Nam. Họ cho rằng những người vay từ những người cho vay không chính thức sẽ mạo hiểm hơn những người vay từ những người cho vay chính thức và bán chính thức (Pham và Lensink 2008). Tương tự, Barslund và Tarp (2008) đã tiến hành nghiên cứu toàn diện về các yếu tố quyết định tín dụng chính thức và phi chính thức ở khu vực nông thôn tại 4 tỉnh với 932 hộ gia đình được khảo sát kết hợp với dữ liệu từ Khảo sát mức sống hộ gia đình 2002 (VHLSS). Họ sử dụng hồi quy probit để ước tính xác suất của việc nhận được tín dụng từ các nguồn chính thức hoặc không chính thức. Kết quả cho thấy các khoản vay chính thức gần như hoàn toàn dành cho sản xuất và tích lũy tài sản, trong khi các khoản vay không chính thức được sử dụng để đáp ứng tiêu dùng (Barslund và Tarp 2008). Gần đây, dựa trên khảo sát 325 hộ nông thôn thực hiện năm 2009, Vuong (2012) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận của cá nhân và hộ gia đình ở nông thôn đối với tín dụng chính thức ở Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng mô hình kép (double hurdle model) và mô hình Heckman. Kết quả cho thấy các yếu tố về nguồn tài sản vốn của hộ gia đình, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình, khoảng cách đến chợ trung tâm và vị trí có ảnh hưởng đến cả xác suất và quy mô khoản tín dụng (Vuong 2012). Hơn nữa, Duong và Nghiem (2014) đã xây dựng bộ dữ liệu từ VHLSSs từ năm 1992 đến năm 2010 để xem xét ảnh hưởng của tài chính vi mô đối với giảm nghèo bằng việc sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng mô phỏng. Các kết quả thực nghiệm cho thấy sự tham gia vào tài chính vi mô có quan hệ đồng biến với tăng thu nhập và tiêu dùng nhưng tác động của nó đến tình trạng nghèo không đáng kể (Duong và Nghiem 2014). Trong một nghiên cứu khác ở miền núi phía Bắc Việt Nam, Luan và các cộng sự (2016) đã áp dụng phương pháp Điểm khuynh hướng (PSM) để ước tính tác động đến thu nhập của các nguồn tín dụng. Dữ liệu 1.338 hộ gia đình tại 4 tỉnh đại diện trong khu vực này được lấy từ Khảo sát tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình năm 2012. Luan và các cộng sự (2016) cho thấy các tác động của tín dụng đến người nhận không đồng nhất. 4. Khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam Trong bối cảnh thúc đẩy tài chính toàn diện ở phạm vi toàn cầu cùng với các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm liên quan đến tài chính toàn diện đối với các nước, trên cơ sở đó đúc kết một số kinh nghiệm nhằm khuyến nghị chính sách góp phần đẩy mạnh tài chính toàn diện ở Việt Nam, cụ thể là: 434 Thứ nhất, cải thiện sự cạnh tranh trong hệ thống tài chính, đồng thời cũng cho phép các tổ chức cấp thấp (như hợp tác xã, liên hiệp tín dụng, và tổ chức tài chính vi mô - MFI) và các tổ chức, cá nhân chuyên cho vay (như các công ty bao thanh toán và cho thuê) với công nghệ cho vay hoặc mô hình kinh doanh tiếp cận với khách hàng theo cách có trách nhiệm; Thứ hai, tăng cường và hoàn thiện hành lang pháp lý tài chính (như luật giao dịch số, luật phá sản và thực thi hợp đồng); và đầu tư hạ tầng tài chính bao gồm hệ thống điểm giao dịch và phương tiện, thiết bị giao dịch, hạ tầng công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ tài chính (Fintech), tài chính di động và giao dịch số (như công nghệ blockchain, bitcoin, ví điện tử, sinh trắc - biometrics); Thứ ba, tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính lâu dài, đạt được mục tiêu tăng trưởng nhờ mở rộng phạm vi tiếp cận và cải thiện tính linh hoạt, giảm được chi phí hành chính, quản trị tốn kém; tiến đến tích hợp đối tác toàn hệ thống tài chính cho phép thực hiện giao dịch chéo theo thời gian thực; làm giàu cơ sở dữ liệu khách hàng để có thể tạo ra những hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng; Thứ tư, khi tài chính toàn diện mở rộng và khách hàng có thể chuyển từ tổ chức tài chính vi mô sang dịch vụ ngân hàng, cần tạo lập và phát triển các hệ sinh thái tài chính số sâu rộng và hiệu quả với các loại hình tổ chức mới như quản lý mạng lưới đạilý (agent network manager), đầu mối tổng hợp thanh toán (paymentaggregator) và những tổ chức phi ngân hàng khác; Thứ năm, các nhà hoạch định chính sách cần xác định rõ các ưu tiên và lộ trình đối với tiến trình thúc đẩy tài chính toàn diện, đồng thời với việc nâng cao sự am hiểu về tài chính (financial literacy) cho người dân cũng như tăng cường tư vấn và bảo vệ người tiêu dùng nhằm tối đa hóa hiệu quả thực sự; TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agarwal, S, S Alok, P Ghosh, S Kanti Ghosh, T Piskorski and A Seru. 2018a. “Banking the unbanked: What do 255 million new bank accounts reveal about financial access?”, working paper. 2. Agarwal, S, T Kigabo, C Minoiu, A Presbitero and A F Silva. 2018b. “Financial access under the microscope”, working paper. 3. Allen, F., A. Demirguc-Kunt, L. Klapper, M.S. Martinez-Peria, 2016. “The Foundations of Financial Inclusion." Journal of Financial Intermediation, 2016, vol. 27, issue C, 1-30. 4. Aportela, F. 1999. "Effects of Financial Access on Savings by Low-Income People." MIT Department of Economics Dissertation Chapter 1. 5. Arcand, J L, E Berkes and U Panizza. 2015. “Too much finance?”, Journal of Economic Growth20(2): 105-148. 6. Ashraf, N., Karlan, D. and Yin, W. 2006. “Tying Odysseus to the Mast: Evidence from a Commitment Savings Product in the Philippines.” Quarterly Journal of Economics 121 (2): 635-72. 7. Ashraf, N., Karlan, D. and Yin, W. 2010. “Female Empowerment: Further Evidence from a Commitment Savings Product in the Philippines.” World Development 28 (3): 333-44. 8. AusAID (Australian Agency for International Development). 2010. “Financial Services for the Poor: A strategy for the Australian aid program 2010-2015.” Australian Agency for International Development (AusAID), Canberra, March 2010. 9. Ayyagari, M., Demirguc-Kunt, A. and Maksimovic, V. 2012. “Financing of Firms in Developing Countries: Lessons from Research.” Policy Research working paper; no. WPS 6036. Washington, DC: World Bank. 435 10. Banerjee, A. 2004. “Contracting Constraints, Credit Markets and Economic Development,” in Mathias Dewatripont, Lars P. Hansen and Steven Turnovsky, eds., Advances in economics and econometrics: Theory and applications. Eighth World Congress (Vol. 3). Cambridge: Cambridge University Press, 2004, pp. 1- 46. 11. Banerjee, A., and Duflo, E. 2011. “Poor Economics: A Radical Rethinking of the Way to Fight Global Poverty”. Public Affairs, New York. 12. Barslund, M. and Tarp, F. 2008. “Formal and Informal Rural Credit in Four Provinces of Vietnam.” The Journal of Development Studies, 44:4, 485-503. 13. Beck, T. 2015. “Microfinance: A Critical Literature Survey.” IEG working paper; 2015/No.4. Washington, D.C.: World Bank Group. 14. Beck, T., A. Demirguc-Kunt, and M. S. Martinez Peria. 2007a. “Reaching Out: Access to and Use of Banking Services across Countries.” Journal of Financial Economics 85 (2): 234-66. 15. Beck, T., A. Demirguc-Kunt, and R. Levine. 2007b. “Finance, Inequality, and the Poor.” Journal of Economic Growth 12 (1): 27-49. 16. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. and Singer, D. 2013. Is Small Beautiful? Financial Structure, Size and Access to Finance. World Development, 52, pp.19-33. 17. Berger, A. and Udell, G. (2006). “A more complete conceptual framework for SME finance.” Journal of Banking & Finance, 30(11), pp.2945-2966. 18. Berger, A., Klapper, L. and Udell, G. 2001. “The ability of banks to lend to informationally opaque small businesses.” Journal of Banking & Finance, 25(12), pp.2127-2167. 19. Berger, Allen, and Gregory Udell. 1995. “Universal Banking and the Future of Small Business Lending.” Finance and Economics Discussion Series, Board of Governors of the Federal Reserve System, Washington, DC. 20. Breza, E and C Kinnan. 2018. “Measuring the equilibrium impacts of credit: Evidence from the Indian microfinance crisis”, NBER working paper No. 24329. 21. Bruhn, M. and I. Love. 2014. “The Real Impact of Improved Access to Finance: Evidence from Mexico.” Journal of Finance, 69:3, 1347-1376. 22. Burgess, R., and Pande, R. 2005. "Do Rural Banks Matter? Evidence from the Indian Social Banking Experiment." American Economic Review, 95(3): 780-795. 23. Clarke, G., C. Xu, and H. Zou. 2006. “Finance and Inequality: What Do the Data Tell Us?” Southern Economic Journal 72 (3): 578-96. 24. Collins, D., Morduch, J., Rutherford, S. and Ruthven, O. 2009. Portfolios of the Poor: How the World’s Poor Live on $2 a Day. Princeton University Press. 25. Connolly, C., Georgeouras, M., Hems, L. and Wolfson, L. 2011. “Measuring Financial Exclusion in Australia.” Centre for Social Impact (CSI) - University of New South Wales, for National Australia Bank. 26. Cull, R., Demirgüç-Kunt, A., and Morduch, J. 2013. “Banking the World: Empirical Foundations of Financial Inclusion.” Cambridge, MA: MIT Press. 27. Cull, R., Ehrbeck, T. and Holle, N. 2014. “Financial Inclusion and Development: Recent Impact Evidence”. CGAP focus note; No. 92. Washington, DC; World Bank Group. 28. Dalton, P, H Pamuk, D Soest, R Ramrattan and B Uras. 2018. “Payment technology adoption by SMEs: Experimental evidence from Kenya's mobile money”, working paper. 29. De la Torre, Augusto, Juan Carlos Gozzi, and Sergio Schmukler. 2007. “Innovative Experiences in Access to Finance: Market-Friendly Roles for the Visible Hand?” Policy Research Working Paper 4326, World Bank, Washington, DC. 30. Demirguc-Kunt, A., and R. Levine. 2009. “Finance and Inequality: Theory and Evidence.” Annual Review of Financial Economics 1: 287-318. 436 31. Demirgüç-Kunt, A., Beck, T. H. L., & Honohan, P. 2008. Finance for All? Policies and Pitfalls in Expanding Access. (A World Bank policy research report). Washington, D.C: World Bank. 32. Demirguc-Kunt, A., L. Klapper, and D. Singer. 2013. “Financial Inclusion and Legal Discrimination against Women: Evidence from Developing Countries.” Policy Research Working Paper 6616, World Bank, Washington, DC. 33. Demirguc-Kunt, A., L. Klapper, and D. Singer. 2017. “Financial Inclusion and Inclusive Growth: A Review of Recent Empirical Evidence”. Policy Research Working Paper; No. 8040. World Bank, Washington, DC. 34. Demirguc-Kunt, Asli, T. Beck, and P. Honohan. 2008. “Finance for All: Policies and Pitfalls in Expanding Access.” World Bank, Washington, DC. 35. Department of Economic and Social Affairs and United Nations Capital Development Fund. 2006. “Building Inclusive Financial Sectors for Development.” United Nations, New York, 2006. 36. Duong, Hoai An and Nghiem, Hong Son. 2014. “Effects of Microfinance on Poverty Reduction in Vietnam: A Pseudo-Panel Data Analysis.” Journal of Accounting, Finance and Economics, 4(2), pp. 58-67. 37. Dupas, P., and J. Robinson. 2013a. “Savings Constraints and Microenterprise Development: Evidence from a Field Experiment in Kenya.” American Economic Journal: Applied Economics 5 (1): 163-92. 38. Dupas, P., and J. Robinson. 2013b. “Why Don’t the Poor Save More? Evidence from Health Savings Experiments.” American Economic Review 103 (4): 1138-71. 39. European Commission. 2008. “Financial Services Provision and Prevention of Financial Exclusion.” Directorate-General for Employment, Social Affairs and Equal Opportunities Inclusion, Social Policy Aspects of Migration, Streamlining of Social Policies. 40. Gourinchas, P-O and M Obstfeld. 2012. “Stories of the twentieth century for the twenty-first”, American Economic Journal: Macroeconomics 4: 226-65. 41. GPFI (Global Partnership for Financial Inclusion). 2010. “G20 Financial Inclusion Action Plan.” 42. GPFI (Global Partnership for Financial Inclusion). 2011. “The G20 Principles for Innovative Financial Inclusion: Bringing the Principles to Life.” 43. GPFI (Global Partnership for Financial Inclusion). 2019. “Argentina Priorities Paper 2019.” 44. Hastak, Anuradha and Gaikwad, Arun. 2015. Issues Relating to Financial Inclusion and Banking Sectors in India. The Business and Management Review, Vol.4 (4). 45. Islam, E. & Mamum, S. A. 2011. “Financial Inclusion: The Role of Bangladesh Bank”. Working Paper Series: WP1101. Research Department Bangladesh Bank, Dhaka. 46. Johnston, D. and Morduch, J. 2008. The Unbanked: Evidence from Indonesia. World Bank Economic Review 22, 517-37. 47. Karlan, D. and Morduch, J. 2010. “Access to Finance.” Chapter 2, Handbook of Development Economics, Volume 5 Dani Rodrik and Mark Rosenzweig, eds. 48. Keeton, William R. 1995. “Multi-Office Bank Lending to Small Businesses: Some New Evidence.” Federal Reserve Bank of Kansas City Economic Review 80 (2): 45-57. 49. Klapper, L., M. El-Zoghbi, and J. Hess. 2016. “Achieving the Sustainable Development Goals: The Role of Financial Inclusion.” CGAP. 50. Levine, R. 2005. Finance and Growth: Theory and Evidence. Handbook of Economic Growth, Volume 1A, edited by Aghion, P. & Durlauf, S. N., North Holland: Elsevier. 51. Lewis, Logan, Bernardo Morais, and Claudia Ruiz. 2013. “Banking Competition and Collusion.” Unpublished working paper, World Bank, Washington, DC. 437 52. Luan, D. X., Bauer, S. and Kühl, R. 2016. “Income Impacts of Credit on Accessed Households in Rural Vietnam: Do Various Credit Sources Perform Differently?”, AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics, Vol. 8, No. 1, pp. 57 - 67. ISSN 1804-1930. 53. Mian, A and A Sufi. 2014. House of debt: How they (and you) caused the Great Recession, and how we can prevent it from happening again, Chicago: University of Chicago Press. 54. Muralidharan, K, P Niehaus and S Sukhtankar. 2016. “Building state capacity: Evidence from biometric smartcards in India”, American Economic Review 106(10): 2895-2929. 55. Park, C.-Y., and R. V. Mercado. 2015. “Financial Inclusion, Poverty, Income Inequality in Developing Asia.” Asian Development Bank Economics Working Paper 426. 56. Pham, T. T. T., & Lensink, R. 2007. “Lending Policies of Informal, Formal and Semiformal Lenders.” 57. Pitt, M and S Khandker. 1998. “The impact of group-based credit programs on poor households in Bangladesh: does the gender of participants matter?”, Journal of Political Economy 106(5): 958-996. 58. Prina, S. 2012. “Do Basic Savings Accounts Help the Poor to Save? Evidence from a Field Experiment in Nepal.” Weatherhead School of Management, Case Western Reserve University, Cleveland, OH. 59. Quach, M. H, A., Mullineux, W., & Murinde, V. 2005. “Access to credit and household poverty reduction in rural Vietnam: A cross-sectional study.” PhD thesis, The University of Birmingham. 60. Ruiz, C. 2013. “From Pawn Shops to Banks: The Impact of Formal Credit on Informal Households.” Policy Research Working Paper 6643, World Bank, Washington, DC. 61. Sahay, R., Čihák, M., N’Diaye, P., Barajas, A., Mitra, S., Kyobe, A., Mooi, Y. & Yousefi, S. R. 2015. “Financial Inclusion: Can It Meet Multiple Macroeconomic Goals?” IMF Staff Discussion Note, 15/17. International Monetary Fund, Washington, DC. 62. Sarma, M. 2016. “Measuring Financial Inclusion for Asian Economies.” S. Gopalan, T. Kikuchi (eds.). Financial Inclusion in Asia. Palgrave Studies in Impact Finance. 63. Schularick, M and A Taylor. 2012. “Credit booms gone bust: Monetary policy, leverage cycles, and financial crises, 1870-2008”, American Economic Review 102(2): 1029-1061. 64. Vuong, Q. D. 2012. Determinants of household access to formal credit in the rural areas of the Mekong Delta, Vietnam. African and Asian studies, 11, 261-87. 65. World Bank. 2008. “The World Bank Annual Report 2008: Year in Review.” Washington, DC: World Bank. 66. World Bank. 2012. “Financial Inclusion Strategies Reference Framework.” Prepared for the G20 Mexico Presidency, World Bank, Washington, DC. 67. World Bank. 2014a. “Global Financial Development Report 2014: Financial Inclusion.” Washington, DC. 68. World Bank. 2014b. “The Opportunities of Digitizing Payments.” Washington, DC. 438 ĐỊNH HƯỚNG THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TẠI VIỆT NAM TS. Phạm Thị Tuyết Minh Học viện Ngân hàng Tóm tắt: Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện được kỳ vọng là hệ thống tài chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc giảm nghèo, tăng trình độ dân trí và tinh thần khởi nghiệp của người dân Tuy nhiên, khi triển khai trên thực tế, tài chính toàn diện đối mặt với rất nhiều rào cản. Do vậy, người dân khó có thể tiếp cận được dịch vụ tài chính toàn diện. Do vậy, việc phát triển tài chính toàn diện như thế nào đang là bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các chủ thể tham gia. 1. Khái niệm và bản chất của tài chính toàn diện Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về tài chính toàn diện (financial inclusion) nhưng có một số quan điểm về tài chính toàn diện như sau: Theo Liên Hợp Quốc, mục tiêu của tài chính toàn diện là tiếp cận ở mức chi phí hợp lý của tất cả các hộ gia đình trong nhiều loại dịch vụ tài chính, bao gồm dịch vụ tiết kiệm hoặc gửi tiền, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, tín dụng và bảo hiểm; Các tổ chức kinh doanh an toàn và hiệu quả, được quản lý bởi hành lang pháp lý và những tiêu chuẩn hoạt động ngành rõ ràng; Bền vững thể chế và tài chính, đảm bảo tính liên tục và chắc chắn của hoạt động đầu tư; Cạnh tranh giúp mở rộng sự lựa chọn và đáp ứng khả năng chi trả Theo Tổ chức Hợp tác toàn cầu về Tài chính toàn diện (GPFI), tài chính toàn diện là một trạng thái theo đó tất cả các người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận hiệu quả tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống. Tài chính toàn diện giúp bộ phận xã hội chưa tiếp cận dịch vụ ngân hàng hoặc đã tiếp cận nhưng không chính thống được tham gia hệ thống tài chính chính thống, qua đó giúp đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo, an ninh việc làm, cải thiện đời sống và phúc lợi xã hội. Theo Ngân hàng Thế giới (2017), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mức chi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững. Như vậy, cách hiểu về tài chính toàn diện đa dạng theo từng quốc gia phụ thuộc vào mục tiêu của từng nước đối với tài chính toàn diện. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành cốt lõi là “tiếp cận”, “sử dụng” và “chất lượng dịch vụ tài chính”. Các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc, Ngân hàng Thế giới, nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thực thi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện. Đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính toàn diện - Vai trò của Nhà nước: Khi xét trên quan điểm của kinh tế học vĩ mô, vấn đề người nghèo không tiếp cận được các dịch vụ tài chính vì họ thiếu năng lực tài chính và kinh tế là một biểu hiện của thất nghiệp, đói nghèo và bất bình đẳng. 439 - Sự phát triển của thị trường chuyển tiền: Về cơ bản, chuyển tiền là hoạt động thanh toán những khoản có giá trị thấp giữa các thể nhân xuyên biên giới. Chuyển tiền có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và tài chính toàn diện trong điều kiện mối liên kết giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện đủ mạnh. Mối quan hệ giữa chuyển tiền và tài chính toàn diện là chủ đề đang được nhiều nhà hoạch định chính sách quan tâm. - Sự phát triển của các công cụ tài chính phòng tránh rủi ro: Rủi ro và tính dễ bị tổn thương là những yếu tố kìm hãm sự phát triển của con người và nền kinh tế. Một số cú sốc như thảm họa thiên tai, suy thoái kinh tế, tình hình thời tiết xấu, bệnh tật, bi kịch cá nhân sẽ tác động xấu đến sinh kế con người và cản trở việc cung cấp các dịch vụ dinh dưỡng, giáo dục và y tế. Bên cạnh những công cụ hỗ trợ như mạng lưới tiết kiệm công, hệ thống tương trợ tài chính, có một số giải pháp tương đối mới giúp cho người lao động nghèo quản lý rủi ro là tăng cường mức độ tiếp cận các dịch vụ bảo hiểm và giải pháp về phát triển thị trường vốn. - Sự áp dụng các sản phẩm tài chính tiên tiến: Sự phát triển của các công cụ tài chính trong những năm gần đây có thể áp dụng triển khai đối với quản lý rủi ro cho các hộ gia đình, ví dụ như bảo hiểm chỉ số để phòng vệ rủi ro thời tiết, giá cả và các rủi ro liên quan đến nông nghiệp khác. Ngoài ra có thể khai thác những sản phẩm trong tài chính nông thôn như tiết kiệm nông thôn, tín dụng, tài trợ vốn chủ sở hữu, tài trợ chuỗi giá trị, đầu tư trên cơ sở chuyển tiền. 3. Vai trò của tài chính toàn diện Có thể thấy 6 vai trò của tài chính toàn diện đối với tăng trưởng như sau: Một là, sử dụng các dịch vụ tài chính chất lượng và chi phí hợp lý cho phép các cá nhân và các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa tiết kiệm, thanh toán, cho vay và quản lý rủi ro một cách hiệu quả; Tăng cường sự đóng góp của những đơn vị kinh tế nhỏ nhất đối với tiết kiệm và đầu tư quốc gia Tài chính toàn diện là một công cụ cho phép những thành phần kinh tế nhỏ nhất đóng góp vào tiết kiệm và đầu tư quốc gia. Hai là, thiếu hệ thống tài chính toàn diện, cá nhân sẽ ít khả năng khắc phục các cú sốc kinh tế, tiêu dùng hợp lý và đầu tư vào giáo dục hoặc các hoạt động đầu tư. Những doanh nghiệp mới thành lập bị phụ thuộc vào lợi nhuận hạn chế của mình khi cần nắm bắt những cơ hội tăng trưởng kinh doanh đầy hứa hẹn; Tăng thu nhập và tiêu dùng để thoát khỏi tình trạng dễ bị tổn thương: Thông qua việc giúp những hộ gia đình nghèo và vừa vượt ngưỡng nghèo quản lý rủi ro liên quan đến tiêu dùng, giá cả, sức khỏe, thảm họa thiên nhiên với mức chi phí thấp hơn những phương thức phi truyền thống như cho vay không chính thức, tài chính toàn diện góp phần tăng thu nhập và tiêu dùng của hộ nghèo, giảm tình trạng dễ bị tổn thương. Ngoài lợi ích về chi phí thấp, tài chính toàn diện sẽ mang lại nhiều cơ hội khác. Thông qua đa dạng các dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện sẽ cung cấp cho người nghèo nhiều dịch vụ tài chính tương ứng với nhu cầu cụ thể của họ. Ba là, xây dựng nguồn nhân lực: Trên cơ sở tăng vị thế của người tiêu dùng, giảm tính dễ tổn thương, tài chính toàn diện giúp người nghèo có cơ hội đầu tư dài hạn vào giáo dục và y tế, từ đó nâng cao kỹ năng và năng suất lao động. Tài chính toàn diện khác với những công cụ thông thường về xóa đói giảm nghèo và những công cụ bảo vệ xã hội như chuyển tiền, trợ cấp hàng hóa, tín dụng vi mô vì những công cụ này chỉ tập trung vào việc đưa người nghèo vượt qua ngưỡng nghèo quốc gia. Chính phủ Thái Lan và Myanmar đã đưa lĩnh vực giáo dục và y tế vào mục tiêu chính sách tài chính toàn diện quốc gia. Tuy nhiên trước thực trạng nhu cầu chi tiêu của người dân trên hai lĩnh vực này đều cao mà năng lực tài chính có hạn, Nhà nước có thể hỗ trợ cung cấp dịch vụ giáo dục và y tế thông qua triển khai dịch vụ tài chính. Bốn là, tài chính toàn diện có thể mang lại tác động tích cực khi gặp phải các bất ổn về thu nhập, an toàn thực phẩm, xác định hiệu quả đối tượng mục tiêu trong các chương trình trợ cấp xã hội và tiếp cận các dịch vụ; Góp phần ổn định xã hội: Tài chính toàn diện có vai trò tiềm năng để hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập và giúp phát triển của doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ 440 (SMMEs). Để xây dựng được những chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và ổn định xã hội, Chính phủ cần xác định địa điểm kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, hiểu được hành vi, đặc điểm nhân khẩu học và hiện trạng sử dụng dịch vụ tài chính của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp đưa ra các khung chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp và huy động xã hội. Năm là, tài chính toàn diện rất quan trọng để giảm nghèo và tiến tới phát triển thịnh vượng. Thúc đẩy dòng tiền phục vụ cho tăng trưởng, phát triển nông thôn và tái phân phối. Tài chính toàn diện giúp phát huy tiềm lực của dòng chuyển tiền với vai trò là một công cụ tái phân phối của cải trong nước cũng như giữa các nền kinh tế giàu - nghèo trong khu vực ASEAN. Đối với phân phối thu nhập giữa các nước trong khu vực, Thái Lan có GDP gấp 5 lần so với Myanmar, Lào, Campuchia và thu nhận phần lớn người lao động nhập cư từ các nước này đến làm việc tại Thái Lan. Việc chuyển thu nhập đến những nước kém phát triển thông qua chuyển tiền và đầu tư tại doanh nghiệp cũng như chuyển tiền tiết kiệm của lao động từ nước ngoài là tiền đề quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng đồng đều về tiêu dùng và đầu tư trong khu vực. Vì vậy, các quốc gia cần tạo lập khung chính sách về tăng cường cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức xuyên biên giới cho những người nhập cư chưa được thống kê. Sáu là, chuyển hóa hành lang cơ sở hạ tầng sang hành lang kinh tế: Xét tầm quan trọng của mối quan hệ giữa kinh tế và địa lý, việc thúc đẩy xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, trung tâm phát triển đô thị, vấn đề đặt ra đối với chính sách hiện nay là phải tìm ra phương thức rút ngắn khoảng thời gian giữa đầu tư cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh tế phụ trợ. Trong bối cảnh kết nối ASEAN, tài chính toàn diện sẽ giúp giảm thời gian chuyển hóa các hành lang cơ sở hạ tầng thành hành lang kinh tế vì tài chính toàn diện tạo điều kiện cho doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ có thể tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng mới. 4. Một số định hướng để thúc đẩy tài chính toàn diện Tại Việt Nam, khái niệm tài chính toàn diện còn khá mới mẻ. Hiện nay mới chỉ dừng ở giai đoạn đầu là tập trung phát triển tài chính vi mô thông qua Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 theo Quyết định số 2195/QĐ-TTg ngày 6/12/2011. Theo đó Việt Nam xác định mục tiêu xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mô (TCVM) an toàn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội. Để có thể thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam theo tác giả cần có một số định hướng sau: Thứ nhất, cần thiết phải có được sự ủng hộ của bộ máy chính trị, các quan chức cao cấp trong Chính phủ. Họ phải là những người đi tiên phong và thúc đẩy cho lĩnh vực này. Những chính sách nêu trên được thực hiện hiệu quả khi nó được đặt trong một chiến lược tài chính toàn diện mang tính tổng thể, có thể tập trung tất cả nguồn lực và nỗ lực để đúng hướng vào đúng đối tượng và triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp một cách hiệu quả. Trên thực tế để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách quan trọng như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để chỉ đạo cả hệ thống chính trị tham gia vào phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững”; Quyết định số 1600/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 nhằm xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân… Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay...; Các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như 441 thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)...; Thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp... Tuy nhiên cần phát huy hơn nữa vai trò của NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong Chính phủ cũng như với khu vực tư nhân; phải có sự chung tay của các Bộ, Ngành không chỉ trong quá trình hoạch định dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, mà còn cả sự tham gia của họ trong quá trình sau đó. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần thể hiện được vai trò là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, điều phối chung về tài chính toàn diện tại Việt Nam. Phối hợp có hiệu quả với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ để tận dụng nguồn lực tài chính và kỹ thuật của các tổ chức này để giúp Việt Nam xây dựng và triển khai tài chính toàn diện. Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định 1726/QĐ-TTg ngày 05/09/2016 về việc phê duyệt Đề án Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc thực hiện các giải pháp cần thiết. Thực tế hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó có những hỗ trợ như ưu tiên về lãi suất, tăng tỷ trọng dư nợ cho vay...; Các hình thức cho vay được thực hiện đa dạng, như thông qua hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô, tổ vay vốn (TW Hội Nông dân Việt Nam và TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam)...; Thực hiện một số chính sách tín dụng đối với ngành, lĩnh vực nông nghiệp đặc thù như: Chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, cho vay tái canh tác cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên, cho vay giảm tổn thất trong nông nghiệp... Tuy nhiên cần phát huy hơn nữa vai trò của NHNN phối hợp với các Bộ, Ngành khác trong Chính phủ cũng như với khu vực tư nhân; phải có sự chung tay của các Bộ, Ngành không chỉ trong quá trình hoạch định dự thảo Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện, mà còn cả sự tham gia của họ trong quá trình sau đó. Thứ tư, Nâng cao hiệu quả của thị trường chuyển tiền: Hiện nay tính cạnh tranh của thị trường chuyển tiền của một số nước khu vực ASEAN còn bị hạn chế bởi các thỏa thuận đặc biệt giữa Cơ quan điều phối chuyển tiền quốc tế và nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền quốc gia. Để xây dựng thị trường chuyển tiền an toàn và hiệu quả và tăng cường mối liên kết giữa tài chính toàn diện và hoạt động chuyển tiền, Nhà nước cần hỗ trợ và cùng với các ngân hàng và các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền phi ngân hàng trong việc mở và sử dụng tài khoản giao dịch, tài khoản tiết kiệm cho người nhận và chuyển tiền. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADB (2014), “Report and Recommendation of the President to the Board of Directors Proposed Policy-Based Loan for Subprogram 2. Nguyễn Phương Linh - Nguyễn Mai Hảo, Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính: Các vấn đề chung về Tài chính toàn diện. 3. Sơ lược về tài chính toàn diện - Viện chiến lược Ngân hàng - khoahocnganhang.org.vn 4. Tinnhanhchungkhoa.vn; www.sbv.gov,vn; ….. 442 VAI TRÒ CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN PGS. TS. Hoàng Thị Thúy Nguyệt Học viện Tài chính Đặt vấn đề Ngày nay, tài chính toàn diện nhận được sự quan tâm của các Chính phủ trên phạm vi toàn cầu. Hiện đã có 55 nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đang xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện. Các tổ chức quốc tế như: Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên Hợp Quốc… đều coi tài chính toàn diện là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định tài chính, giảm bất bình đẳng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Nhiều tài liệu thực nghiệm về tài chính và phát triển cũng cho thấy các quốc gia thúc đẩy tài chính toàn diện sẽ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và giảm nghèo bền vững hơn. Tìm hiểu, phân tích một số quan niệm về tài chính toàn diện, tầm quan trọng của tài chính toàn diện và lập luận vai trò Chính phủ thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện là mục tiêu của bài viết này. Từ khóa: Tài chính toàn diện, phát triển tài chính toàn diện, vai trò Chính phủ. 1. Các quan niệm về tài chính toàn diện: Quan niệm về tài chính toàn diện (Financial inclusion) được các học giả nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo nghiên cứu lý thuyết, tài chính toàn diện đề cập tới một trạng thái của nền kinh tế khi tất cả những người trưởng thành trong độ tuổi lao động đều có khả năng tiếp cận một cách thuận tiện đến các khoản tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thức với chi phí hợp lý (Leyshon và Thrift 1995). Nói cách khác, theo Sinclair (2001) khi bảo đảm được tài chính toàn diện cũng cũng có nghĩa là giảm thiểu mức độ loại trừ tài chính (financial exclusion). Loại trừ tài chính đó là sự bất lực của một số nhóm người trong xã hội trong việc truy cập hệ thống tài chính chính thức, điều này xảy ra có thể xuất phát từ quyền truy cập, điều kiện truy cập, giá cả, marketing… (Carbo, Gardener, and Molyneux 2005). Trên thực tế, nhiều nước thường tham chiếu khái niệm tài chính toàn diện được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Liên Hợp Quốc… sử dụng khi xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển tài chính toàn diện quốc gia. Theo Ngân hàng Thế giới: Tài chính toàn diện là việc các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với các sản phẩm dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng, đáp ứng được các nhu cầu của họ bao gồm: chuyển tiền, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững (Worldbank 2017). Liên Hợp Quốc, một tổ chức đi đầu trong việc chống đói nghèo lại nhấn mạnh tài chính toàn diện là cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý cho người dân nhất là người nghèo. Các dịch vụ tài chính cơ bản bao gồm tiết kiệm, tín dụng ngắn hạn và dài hạn, thanh toán, thế chấp, bảo hiểm, trợ cấp, chuyển tiền trong nước và quốc tế (Bluebook, 2006). Trong khi đó, nhấn mạnh đến chất lượng sử dụng dịch vụ, Liên minh Tài chính Toàn diện (AFI) quan niệm tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người sử dụng với với mức chi phí hợp lý, khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ tài chính thường xuyên với hệ thống tài chính chính thức. Như vậy, trên phương diện lý thuyết và thực tế vận hành, tài chính toàn diện được hiểu với hai khía cạnh đó là khả năng tiếp cận và sử dụng những dịch vụ tài chính cơ bản như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm của người dân, doanh nghiệp từ hệ thống tài chính chính thức. 443 2. Tại sao tài chính toàn diện lại quan trọng? Tài chính toàn diện là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển tài chính chung. Về lý thuyết, phát triển hệ thống tài chính có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra mối quan hệ quan trọng giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế (Demetriades & Hussein, 1996; Eita & Jordaan, 2007; Vua & Levine, 1993; Spiegel, 2001). Phát triển tài chính cũng được chứng minh có tác dụng làm giảm tác động của những cú sốc bên ngoài đối với nền kinh tế trong nước (Beck, Lundberg và Majnoni, 2006; Raddatz, 2006). Xét trên bối cảnh rộng hơn, tài chính toàn diện đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua tạo giá trị cho các doanh nghiệp nhỏ, đem lại tác động lớn cho việc cải thiện các chỉ số phát triển con người - như y tế, dinh dưỡng, giáo dục - và đẩy lùi bất bình đẳng, nghèo đói (CIMP, 2011; Obstfield, 1994 và Ghali, 1999). Tài chính toàn diện thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế qua nhiều cách, trước hết bằng việc các tổ chức tài chính huy động các khoản tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đây là cơ hội tốt để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường nhằm có được lợi nhuận cũng như khắc phục các cú sốc từ bên ngoài. Sự ra đời của những công cụ tài chính mới cũng có tác dụng thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, mở rộng quy mô doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, từ đó tạo việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với sự hỗ trợ của công nghệ tài chính (financial technology - fintech), các phương pháp thanh toán truyền thống bằng tiền mặt đối với các khoản thanh toán lương, trợ cấp phúc lợi xã hội, các hóa đơn… dần thay thế bằng các công nghệ mới (ví dụ: qua điện thoại di động) sẽ giúp tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro đạo đức trong hoạt động tài chính - ngân hàng. Tài chính toàn diện cũng được coi là một trụ cột của giảm nghèo bền vững, góp phần thực hiện 7/17 mục tiêu về phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2015-2030. Nhờ có tài chính toàn diện, người nghèo có cơ hội thoát khỏi thị trường tín dụng “chợ đen” và nâng cao hiểu biết về tài chính. Những người dân và doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa khi được tiếp cận dịch vụ tài chính chính thức, họ sẽ được học hỏi để biết cách quản lý tài chính và hòa nhập cộng đồng tốt hơn, từ đó có thể tự thoát nghèo và không tái nghèo. 3. Vai trò Chính phủ trong thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: Mặc dù, theo thời gian tài chính toàn diện có thể được mở rộng bởi khu vực tư nhân song vai trò Chính phủ thúc đẩy tiến trình này là hết sức quan trọng thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, tạo lập và phát triển khuôn khổ pháp lý minh bạch, đáng tin cậy Về lý thuyết, vai trò của Chính phủ trong thị trường tài chính là đóng góp cho sự phát triển của một hệ thống quản trị tài chính hiệu quả, bao gồm việc tổ chức một hệ thống thanh toán đáng tin cậy, cơ chế thanh toán bù trừ, quy trình, thủ tục kế toán được chuẩn hóa. Theo đó, Chính phủ cần kiến tạo khuôn khổ pháp lý minh bạch, một bộ luật thống nhất làm cơ sở thực thi hiệu quả các hợp đồng tài chính và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng. Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy khối lượng tín dụng ngân hàng cao hơn đáng kể ở các quốc gia có nhiều hơn chia sẻ thông tin (Jappelli và Pagano, 2002; và Djankov, McLeish và Shleifer, 2007). Trong bối cảnh công nghệ tài chính không ngừng thay đổi, một chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện thể hiện sự cam kết dài hạn của Chính phủ trong việc thúc đẩy thị trường tài chính sẽ định hướng doanh nghiệp đầu tư vào các dịch vụ tài chính đa dạng. Các dịch vụ thanh toán di động, bảo lãnh, bảo hiểm, tín dụng vi mô trong điều kiện ứng dụng điện toán đám mây, thiết bị di động, phân tích dữ liệu lớn và mạng xã hội… cần ưu tiên phát triển trong kỷ nguyên công nghệ số. Tuy nhiên, các quy định một mặt cần cho phép các nhà sản xuất ứng dụng các công nghệ mới, mặt khác cũng cần chú trọng đến những điều khoản bảo đảm an toàn, giảm thiểu rủi ro đối với người sử dụng dịch vụ. Chính sách an ninh bắt buộc đối với các nhà cung cấp dịch vụ tài 444 chính số là rất cần thiết. Pháp luật cũng cần đối xử bình đẳng với các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính phi ngân hàng nếu các tổ chức này cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tài chính tương tự nhau. Nói cách khác, quy định liên quan đến kiểm soát rủi ro cần dựa vào mức độ rủi ro của dịch vụ chứ không phải dựa vào ai là người cung cấp dịch vụ. Thứ hai, phát triển cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ Vai trò thứ hai của Chính phủ nằm ở việc giảm chi phí giao dịch trên thị trường tài chính, đặc biệt là chi phí thực thi hợp đồng tài chính. Bên cạnh hệ thống pháp lý minh bạch, Chính phủ có thể thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tài chính bằng cách trực tiếp tài trợ hoặc khuyến khích đầu tư của khu vực để hỗ trợ mở rộng các dịch vụ tài chính đến khắp mọi miền đất nước. Cơ sở hạ tầng như vậy có thể bao gồm hệ thống thanh toán di động, mạng bán hàng hoặc đăng ký tín dụng nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng các công nghệ tiên tiến và khuyến khích sự gia nhập của các tổ chức tài chính phi truyền thống. Đầu tư thỏa đáng xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia với các dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy có khả năng cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng. Những số liệu về mạng lưới giao dịch, hệ thống thanh toán, dịch vụ tín dụng, huy động vốn… trên các địa bàn, số liệu khảo sát về nhu cầu người sử dụng dịch vụ sẽ giúp cho các bên tham gia thị trường tiết kiệm chi phí tìm kiếm thông tin, hạ giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng tiếp cận của người nghèo, doanh nghiệp, người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đầu tư thỏa đáng vào đào tạo và “giữ chân” những nhân sự có trình độ cao có khả năng vận hành và làm chủ hệ điều hành, cơ sở dữ liệu nhằm bảo đảm hệ thống vận hành thông suốt, bảo đảm an ninh quốc gia và an toàn tài chính. Thứ ba, khuyến khích phát triển các sản phẩm tài chính mới, hiện đại, chi phí thấp Để công nghệ thực sự góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, bên cạnh khuôn khổ pháp lý bảo vệ nhà sản xuất liên quan đến bản quyền và thực thi hợp đồng hiệu quả Chính phủ cần đảm bảo rằng chính sách thuế không cản trở sự đầu tư vào công nghệ. Sử dụng công cụ thuế và trợ cấp một cách linh hoạt hỗ trợ các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm tài chính độc đáo, chi phí thấp phục vụ cho người dân, doanh nghiệp nhất là những người yếu thế, vùng sâu, vùng xa là rất cần thiết. Chính phủ cũng có thể khuyến khích phát triển tài chính toàn diện bằng cách thúc đẩy nền kinh tế theo hướng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt những khoản tiền lương, trợ cấp xã hội, bảo hiểm xã hội… Thứ tư, tăng cường giáo dục nhằm thay đổi nhận thức của người dân về tài chính toàn diện Một trong những rào cản chính trong việc phát triển tài chính toàn diện đó là sự thiếu hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của những người dân và doanh nghiệp, điều đó làm trầm trọng hơn vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã chỉ ra rằng nguyên nhân người dân thiếu tự tin, ngại tiếp cận các ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, các quỹ đầu tư… là do thiếu kiến thức về các loại sản phẩm, dịch vụ. Đây chính là rào cản thúc đẩy họ tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ tài chính phi chính thức, tín dụng “đen”, cản trở sự phát triển tài chính toàn diện trong mỗi quốc gia. Do đó, một mặt các nhà cung cấp dịch vụ cần có cách thức tiếp thị phù hợp với năng lực của người tiêu dùng, mặt khác Chính phủ cần triển khai sớm các chương trình giáo dục về tài chính trong các trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính để họ có thể tiếp cận sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức và biết cách sử dụng, quản lý tài chính hiệu quả hơn. 4. Kết luận: Qua nghiên cứu các bài viết về vai trò Chính phủ đối với tài chính toàn diện, kết quả chỉ ra rằng, tài chính toàn diện được hiểu với hai khía cạnh chính đó là khả năng tiếp cận và và khả năng sử dụng những dịch vụ tài chính cơ bản từ hệ thống tài chính chính thức. Tài chính toàn diện là nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển tài chính chung và có vai trò rất quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững. Chính phủ có vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện qua kiến tạo khuôn khổ pháp lý, xây dựng và thực thi 445 chiến lược quốc gia; tập trung nguồn lực hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tài chính, công nghệ; khuyến khích phát triển các sản phẩm tài chính mới, hiện đại, chi phí thấp và tăng cường giáo dục nhằm thay đổi nhận thức của người dân về tài chính toàn diện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Hòa (2017), Tổng quan về tài chính toàn diện, vai trò của công nghệ số trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam” 2. Phạm Thị Hồng Vân, Trần Thị Thu Hường, Vũ Thị Thanh Hà (2018), Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện tại một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng số 193- Tháng 6/2018 3. Asli Demirgüç-Kunt (2008), Finance and Economic Development: The Role of Government. 4. Jong-Hee Kim (2016) A Study on the Effect of Financial Inclusion on the Relationship Between Income Inequality and Economic Growth, Emerging Markets Finance and Trade. 5. Balach Rasheed, Lee Chin, Siong-Hook Law, Muzafar Shah Habibullah (2016) The Role of Financial Inclusion in Financial Development: International Evidence 6. Otiwu Kingsley C;*Okere Peter A;Uzowuru Lawrence N;Ozuzu Pauline N (2018), Financial inclusion and economic growth of Nigeria 7. The world bank (2017), Global Findex Database 2017 : Measuring Financial Inclusion and the Fintech Revolution 446 Chủ đề 4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN TÓM TẮT Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về triển khai tài chính toàn diện và rút ra các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Kinh nghiệm của các quốc gia được giới thiệu chủ yếu gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Bangladesh, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung quốc, Indonesia, Australia, Malaysia. - Sử dụng chỉ số tài chính toàn diện (Index of financial inclusion - IFI) để đánh giá mức độ tài chính toàn diện của các nước trong đó có Việt Nam. - Phân tích các giải pháp triển khai tài chính toàn diện của các nước đặc biệt là Ấn Độ trong việc chuyển đổi tài chính phi tiền mặt và số hóa thanh toán điện tử. - Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô với giảm bất bình đẳng thu nhập của người dân. - Đánh giá các thành công và hạn chế trong triển khai tài chính toàn diện ở các quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. CÁC VẤN ĐỀ TRAO ĐỔI 1. Nghiên cứu 12 nước cho thấy Việt Nam có chỉ số tài chính toàn diện ở mức độ trung bình, giải pháp nào để có thể gia tăng chỉ số tài chính toàn diện đối với Việt Nam? 2. Ấn Độ đã có những chính sách toàn diện để chuyển đổi sang “Tài chính phi tiền mặt”, kinh nghiệm này có thể được áp dụng đối với Việt Nam? 3. Kết quả nghiên cứu các nước cho thấy phổ cập tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc giảm bất bình đẳng về thu nhập, bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong sử dụng các giải pháp tài chính vi mô để giảm nghèo? 4. Kinh nghiệm của các quốc gia về ứng dụng Fintech (Financial Technology) và những thách thức đối với Việt Nam? 5. Kinh nghiệm giáo dục tài chính toàn diện của các nước và vấn đề thúc đẩy hoạt động giáo dục tài chính của Việt Nam? 6. Vai trò của tài chính toàn diện đối với các nước ASEAN và giải pháp phát triển tài chính toàn diện bền vững ở Việt Nam? 447 CHỈ SỐ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN CỦA CÁC NƯỚC CHÂU Á TS. Trần Hùng Sơn, ThS. Nguyễn Thanh Liêm Trường Đại học Kinh tế - Luật Tóm tắt Mục tiêu của bài viết này nhằm đo lường chỉ số tài chính toàn diện (IFI)của một số quốc gia ở Châu Á. Kết quả tính toán cho thấy các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có mức độ tài chính toàn diện – FI (thể hiện qua IFI) khác nhau. Nhìn chung, phần lớn các nước trong mẫu nghiên cứu có IFI ở mức trung bình (bao gồm cả Việt Nam), ngoại trừ Singapore và Malaysia có mức độ tài chính toàn diện cao nhất. Ngoài ra, mức độ FI của các quốc gia trong mẫu nhìn chung có sự cải thiện qua các năm và có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập của các quốc gia này. Bài viết cũng trình bày kinh nghiệm thúc đẩy FI của một số quốc gia Châu Á, các kinh nghiệm này sẽ là bài học cho việc phát triển FI tại Việt Nam. Từ khóa: Tài chính toàn diện, chỉ số tài chính toàn diện, kinh nghiệm, châu Á 1. Giới thiệu Trong những năm gần đây, phát triển một hệ thống tài chính toàn diện (inclusive financial system) - hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội trở thành một chính sách quan trọng của nhiều quốc gia, nhất là ở các nền kinh tế mới nổi. Tài chính toàn diện (financial inclusion - FI) là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp, thuận tiện cho cá nhân (hộ gia đình) và doanh nghiệp. Nói cách khác, FI đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và cá nhân có thể tiếp cận được thị trường tài chính chính thức từ đó sẽ góp phần thúc đẩy việc phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo. FI tạo điều kiện cho các cá nhân tích lũy cho tương lai và có thể tạo ổn định tài chính cho quốc gia, do tỷ lệ tiền gửi ngân hàng cao sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng ổn định trong thời kỳ khó khăn (Han và Melecky, 2013). Tại Việt Nam, kể từ năm 2016, Ngân hàng Nhà nước đã hợp tác cùng nhóm Ngân hàng Thế giới xây dựng một chiến lược quốc gia về FI. Với dân số lớn và tỉ lệ phổ cập tài chính thấp, Việt Nam nằm trong nhóm 25 nước ưu tiên tập trung các nỗ lực về FI trong sáng kiến Phổ cập tiếp cận tài chính (UFA) đến năm 2020. Mục tiêu của sáng kiến này là sẽ giúp cho những người hiện nay chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức. Giúp người trưởng thành mở một tài khoản giao dịch là bước đầu tiến tới FI. Khi đó người dân có thể sử dụng các dịch vụ mà họ cần như tiết kiệm, thanh toán, vay vốn và mua bảo hiểm. Mang dịch vụ tài chính chính thức đến với hàng triệu người hiện chưa hoặc còn ít sử dụng dịch vụ tài chính sẽ giúp Việt Nam đạt được cả hai mục đích giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thành mục tiêu đã nêu trong Báo cáo Việt Nam 2035. Bằng phương pháp của Samar (2015), trong đó chủ yếu khai thác thông tin về các chỉ tiêu vi mô liên quan đến tài chính cá nhân và các chỉ tiêu vĩ mô, chúng tôi đo lường chỉ số FI của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á. Các kết quả tính toán này cùng với nội dung trình bày kinh nghiệm phát triển FI của một số nước Châu Á sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về thực trạng FI tại Việt Nam và các quốc gia này. 2. Phương pháp đo lường chỉ số tài chính toàn diện Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về FI, tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng FI là quá trình đảm bảo cho việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của thành viên trong một nền kinh tế (Hannig và Jansen 2010; Khan, 2011 và Sarma, 2015). 448 Theo Sarma (2015), chỉ số tài chính toàn diện (Index of financial inclusion - IFI) là một thước đo thể hiện tất cả các khía cạnh khác nhau của FI một quốc gia: Sự thâm nhập (penetration); Sự thuận tiện (availability) và mức độ sử dụng (usage). Việc sử dụng kết hợp các chỉ tiêu vi mô liên quan đến tài chính cá nhân và các chỉ tiêu vĩ mô để đo lường IFI sẽ phản ánh đầy đủ các khía cạnh khác nhau của FI. Giá trị IFI càng cao thì việc tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức của dân chúng càng cao. Theo đó, IFI được tính như sau: Trong đó: wi= tỷ trọng của thành phần thứ i, Ai = giá trị thực tế của thành phần thứ i Mi = giá trị cao nhất của thành phần thứ i mi = giá trị thấp nhất của thành phần thứ i Công thức (1) cần đảm bảo điều kiện Giá trị IFI được tính như sau: . Các thành phần tính chỉ số tài chính toàn diện Thành phần 1: Sự thâm nhập của hệ thống ngân hàng (Banking penetration): cho biết mức độ sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức của người dân, số lượng người sử dụng các dịch vụ ngân hàng càng nhiều thì khả năng tiếp cận tài chính càng cao. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 1 là số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân. Thành phần 1 này sẽ có trọng số là 1. Thành phần 2: Sự thuận tiện của các dịch vụ ngân hàng (Availability of banking services): cho biết mức độ sẵn có của các dịch vụ ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 2 bao gồm: số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân. Chỉ số thành phần 2 này được tính từ 2 chỉ tiêu trên, trong đó tỷ trọng của chi nhánh ngân hàng là 2/3 và tỷ trọng của số lượng ATM là 1/3. Thành phần 2 này sẽ có trọng số là 0,5. Thành phần 3: Mức độ sử dụng (Usage): đo lường sự hữu dụng của hệ thống ngân hàng. Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường thành phần 3 là tổng của tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP. Thành phần 3 này sẽ có trọng số là 0,5. Từ các thành phần tạo thành IFI trình bày trên, IFIk cho quốc gia k được tính theo công thức sau: Trong đó (pk, ak, uk) là các chỉ số thành phần 1, 2 và 3 của quốc gia k được tính từ công thức số (1). 3. Đo lường chỉ số tài chính toàn diện của các nước Châu Á Sử dụng phương pháp Sarma (2015), chúng tôi tính IFI cho các nước Châu Á khác (gồm 9 nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc) từ các số liệu được thu thập từ IMF1. Trong đó năm chỉ tiêu được sử dụng để đo lường chỉ số tài chính toàn diện gồm: số lượng tài khoản ngân hàng trên 1.000 dân, số lượng máy ATM và số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 dân, cuối cùng là tỷ lệ tiền gửi và cho vay của hệ thống ngân hàng trên GDP2. 1 2 http://www.fas.imf.org./. Nguồn dữ liệu này được thu thập tại thời điểm 31/01/2019. Sarma (2015) sử dụng hai chỉ tiêu tương tự chúng tôi đó là: tỷ lệ tín dụng và tiền gửi nội địa/GDP. 449 Bảng 1 trình bày các giá trị IFI cho Việt Nam và 11 quốc gia Châu Á. Trong năm 2017, IFI biến động từ mức thấp nhất 0,159 của Myanmar và cao nhất là 0,818 của Singapore. Chúng tôi phân loại 12 quốc gia này theo 3 nhóm - Nhóm các nước có IFI cao (IFI từ 0,6-1), Nhóm các nước có IFI trung bình (IFI từ 0,3-0,6), và Nhóm các nước có IFI thấp (IFI dưới 0,3). Nhóm các nước có IFI cao: là các quốc gia có giá trị IFI tương ứng từ 0,6-1 trong 4 năm liên tiếp bao gồm: Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Đây cũng là các nước có mức thu nhập cao.Nhóm các nước có IFI trung bình: là các quốc gia có giá trị IFI tương ứng từ 0,3-0,6 trong 4 năm liên tiếp bao gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam. Có một điểm đáng lưu ý đó là Indonesia đã có bước phát triển đáng kể trong việc phát triển FI của quốc gia mình (xem thêm nội dung 4.2) khi IFI năm 2017 là 0,602. Đây là nhóm nước có mức thu nhập trung bình thấp (ngoại trừ Trung Quốc). Cambodia, Lào và Philippines chuyển dịch sang nhóm IFI trung bình kể từ năm 2015. Cuối cùng, quốc gia duy nhất có IFI thấp liên tiếp trong 4 năm là Myanmar. Kết quả phân loại này nhìn chung cho thấy việc sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức (FI) và mức thu nhập của quốc gia có quan hệ mật thiết với nhau. Bảng 1: Chỉ số tài chính toàn diện một số quốc gia Châu Á Quốc gia 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Brunei 0,712 0,729 0,721 Cambodia 0,121 0,144 0,162 Trung Quốc 0,376 0,360 0,358 0,405 0,409 0,303 0,315 0,334 0,365 0,391 0,405 0,253 0,256 0,241 0,245 0,247 0,253 0,270 0,723 0,764 0,772 0,781 0,791 0,798 0,807 Philippines 0,198 0,197 0,203 0,200 0,220 0,229 0,245 Singapore 0,782 0,781 0,784 0,790 0,790 0,791 0,804 Thái Lan 0,518 0,546 0,574 0,593 0,620 0,627 0,640 Ấn Độ Indonesia Lào Malaysia Myanmar Việt Nam Quốc gia 0,437 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Brunei 0,714 0,809 0,830 0,737 0,743 0,757 0,735 Cambodia 0,184 0,216 0,226 0,272 0,302 0,336 0,365 Trung Quốc 0,402 0,421 0,430 0,437 0,474 0,495 0,475 Ấn Độ 0,434 0,459 0,498 0,551 0,607 0,651 0,689 Indonesia 0,303 0,350 0,404 0,423 0,434 0,481 0,602 0,263 0,297 0,334 0,373 0,347 0,829 0,850 0,848 0,824 0,824 0,811 0,075 0,100 0,118 0,133 0,169 0,159 Lào Malaysia 0,816 Myanmar Philippines 0,262 0,253 0,278 0,287 0,303 0,335 0,330 Singapore 0,804 0,803 0,803 0,806 0,809 0,808 0,818 Thái Lan 0,642 0,676 0,696 0,712 0,721 0,733 0,737 Việt Nam 0,452 0,466 0,491 0,520 0,550 0,596 0,588 Nguồn: Tính toán của tác giả từ http://www.fas.imf.org. Nguồn dữ liệu này được thu thập tại thời điểm 31/01/2019 450 4. Kinh nghiệm phát triển tài chính toàn diện của một số nước Châu Á 4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc được đánh giá là một trong các quốc gia thành công trong chiến lược phát triển FI, tỷ lệ sở hữu tài khoản ngân hàng đã tăng lên đáng kể và ngang bằng với các quốc gia trong nhóm G-20 (WB và People's Bank of China, 2018). Sự phát triển của mạng lưới ngân hàng đại lý cá nhân (Agency banking network) và cơ sở hạ tầng tài chính đã hỗ trợ cho những thành công cho sự phát triển FI của Trung Quốc. Theo WB và People's Bank of China (2018) sự phát triển FI của Trung Quốc dựa trên ba vấn đề quan trọng sau: (1) Mô hình tác nhân (agent-based models) (2) Fintech và dịch vụ tài chính số (3) Vai trò của Chính phủ đối với FI Mô hình tác nhân Xét trên góc độ hiệu quả tài chính, việc tiếp cận người tiêu dùng ở nông thôn và vùng xa là một trở ngại lớn đối với FI của hầu hết các quốc gia. Trung Quốc đã giải quyết trở ngại này bằng cách thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới ngân hàng đại lý cá nhân, thông qua việc kết hợp các quy định, các hỗ trợ và hướng dẫn cho các nhà cung cấp và thực hiện chi trả các khoản trợ cấp xã hội qua thẻ ngân hàng. Đến cuối năm 2016, qua việc thực hiện chính sách này đã dẫn đến việc thành lập 983.400 điểm dịch vụ ngân hàng đại lý cá nhân, bao phủ hơn 90% đơn vị hành chính trên khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, mô hình của Trung Quốc đòi hỏi phải có sự điều chỉnh nếu đảm bảo phát triển FI lâu dài và bền vững. Nhiều điểm dịch vụ ngân hàng đại lý cá nhân có ít người sử dụng và cung cấp các dịch vụ còn hạn chế. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần phải xem xét tính bền vững và khả năng cung cấp dịch vụ khi mở rộng các điểm dịch vụ này. Do vậy cần cho phép phát triển các mô hình kinh doanh này bền vững và sáng tạo hơn. Fintech và dịch vụ tài chính số Ngành công nghiệp Fintech Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng để tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng mới với một loạt các sản phẩm và dịch vụ tài chính số. Một trong những yếu tố chính tạo nên sự thành công của tài chính số tại Trung Quốc là không gian pháp lý cho những đổi mới trong tài chính số. Các cơ quan quản lý của Trung Quốc tạo điều kiện phát triển các sản phẩm và mô hình kinh doanh mới và sáng tạo, chẳng hạn như sử dụng mô hình kinh doanh trực tuyến, dựa trên mạng tích hợp dịch vụ tài chính vào các nền tảng thương mại điện tử hoặc phương tiện truyền thông xã hội (ví dụ: Alipay, Tenpay, Ant Financial). Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cả những rủi ro và lợi ích của chính sách này. Kết quả là hàng trăm triệu người tiêu dùng hiện có thể sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính số tiên tiến, chi phí thấp và dễ tiếp cận và phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng. Nhưng các trường hợp gian lận của các công ty Fintech cũng gây tổn hại cho người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P). Chính vì thế, tạo sự cân bằng hợp lý giữa việc cho phép sự đổi mới và quản lý rủi ro là nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc phát triển tài chính số. Vai trò của Chính phủ Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy cần phải xác định đâu là vai trò thích hợp của Chính phủ trong FI. Ở cả cấp quốc gia và địa phương, chính quyền Trung Quốc đã tham gia sâu rộng vào việc hỗ trợ FI thông qua sự kết hợp của cả các kế hoạch trực tiếp và gián tiếp. Trong đó một số chương trình đã đạt được thành công, một số chương trình khác có ít tác động hơn hoặc thậm chí gây ra các tác động méo mó trên thị trường. Chính phủ Trung Quốc đã có sự thay đổi tư duy từ việc với tư cách là người ủng hộ (promoter) FI sang thành người hỗ trợ (enabler) cho FI, đây cũng là một thách thức tại nhiều quốc 451 gia khác. Đây vẫn là một quan niệm sai lầm phổ biến khi xem FI là thúc đẩy tín dụng cho người nghèo ở nông thôn thông qua các chương trình trợ cấp và chính sách ưu đãi. Các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển sang các cách tiếp cận dựa trên thị trường, bền vững hơn về mặt thương mại đối với FI, điều này đã được nêu trong Kế hoạch thúc đẩy sự phát triển FI (2016-2020). 4.2. Kinh nghiệm của Indonesia Năm 2010, Indonesia đã thông qua chính sách xem FI như một trụ cột quan trọng của chiến lược quốc gia nhằm giảm sự chênh lệch thu nhập đang gia tăng giữa khu vực nông thôn và thành thị, do sự tập trung quá mức của chính sách công nghiệp hóa dưới thời Tổng thống Suharto từ năm 1965 đến năm 1998. Chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều chương trình để cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) và các hộ gia đình nghèo thông qua việc nới lỏng các quy định tài chính, giáo dục, các tài khoản ngân hàng không cần duy trì số dư tối thiểu (no-frills bank accounts), chương trình nhận dạng tài chính và các chương trình cho vay doanh nghiệp nhỏ được hỗ trợ bởi Chính phủ. Tài khoản tiết kiệm không cần duy trì số dư tối thiểu và các sáng kiến giáo dục tài chính đã thúc đẩy tiết kiệm và cải thiện khả năng tiếp cận tài chính của MSME. Ngân hàng Rakyat Indonesia, ngân hàng lớn thứ hai, đã tham gia rất tích cực vào lĩnh vực tài chính vi mô. Ngoài ra, Chính phủ đã khuyến khích các ngân hàng thương mại tăng cường cơ sở hạ tầng bằng cách xây dựng các chi nhánh ngân hàng và lắp đặt máy rút tiền tự động (ATM) để tiếp cận người dân gặp hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ tài chính và cải cách các quy định tài chính để phù hợp với hoạt động của ví điện tử (mobile money) và sự tham gia của các công ty viễn thông vào dịch vụ tài chính. Đến năm 2015, Chính phủ Indonesia đã thực hiện Quy định ngân hàng không chi nhánh và Luật Tài chính vi mô mới (Branchless Banking rules and Microfiance Law) với mục đích gia tăng sự tham gia các chương trình tài chính vi mô của các ngân hàng thương mại. Theo kết quả khảo sát Global findex survey của WB (2018), Indonesia là quốc gia có mức tăng tỷ lệ sở hữu tài khoản ngân hàng lớn nhất trong khu vực với tỷ lệ người dân sở hữu tài khoản ngân hàng từ 20% vào năm 2011 lên 36% vào năm 2014 và 49% vào năm 2017. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đây là quốc gia có hoạt động tiết kiệm mạnh nhất so với các nền kinh tế mới nổi khác, thể hiện ở việc sử dụng tài khoản để đăng ký tiết kiệm ở mức cao hơn 10 điểm phần trăm so với mức trung bình của các nước đang phát triển. Indonesia là một trong số ít các quốc gia trên toàn cầu có tỷ lệ nữ giới có tài khoản ngân hàng nhiều hơn 5% so với nam giới (51% phụ nữ so với 46% nam giới) và tỷ lệ tài khoản hoạt động của phụ nữ và nam giới là bằng nhau. Những tiến bộ đáng kể trong việcphát triển FI của Indonesia gần đây có thể tóm trong ba nội dung chính sau: Quyết tâm chính trị mạnh mẽ của Chính phủ: Các chính phủ đều ưu tiên đưa FI làm một công cụ để xóa đói giảm nghèo ở nước này. Chính phủ thành lập ban thư ký phụ trách vấn đề FI để đảm bảo đạt được các mục tiêu đặt ra.3 Hoạt động có hiệu quả của Ban thư ký FI: để thực hiện mục tiêu FI của mình, Chính phủ đã thành lập Ban thư ký FI quốc gia nhằm tạo ra các thay đổi và đưa ra các thay đổi mới. Dưới sự lãnh đạo của Ban thư ký, tổ chức Gates, tổ chức Microsave và Women’s World Banking đã xây dựng lộ trình phát triển FI tương tự như Ấn Độ như sau:  Liên kết ID sinh trắc học quốc gia (bao gồm 90% dân số trưởng thành) với hệ thống thanh toán. Như kinh nghiệm Ấn Độ, tận dụng ID kỹ thuật số của công dân để xác thực họ trong quá trình mở tài khoản, thay vì dựa vào ID giấy, điều này đã giảm đáng kể thời gian và chi phí mở tài 3 Năm 2016, tổng thống Jokowi tuyên bố sẽ đạt mục tiêu tài chính toàn diện với tỷ lệ là 75% vào năm 2019 (https://www.thejakartapost.com/news/2016/11/18/indonesia-promotes-financial-inclusionwith-new-strategy.html) 452 khoản và đồng thời tăng tính bảo mật. Chẳng hạn, ở vùng sâu vùng xa bình quân phải mất từ 3 đến 5 ngày để mở tài khoản ở Indonesia. Việc cho phép nhà cung cấp xác thực khách hàng bằng cách kết hợp sinh trắc học của họ với cơ sở dữ liệu quốc gia sẽ giảm quá trình này xuống chỉ còn 5 phút; và chi phí giảm từ 5-8 USD còn 0,4 USD.  Cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tài chính như: các ngân hàng, các nhà khai thác mạng di động, và rất nhiều công ty Fintech. Việc cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tài chính đã giúp cho việc bao phủ các dịch vụ tài chính đến các hòn đảo trên lãnh thổ Indonesia.  Phát triển FI thông qua việc số hóa các chương trình G2P, điều này cho phép người nhận phúc lợi được thanh toán trực tiếp vào tài khoản số của họ, thay vì nhận bằng tiền mặt (điều này sẽ giảm chi phí, các vấn đề liên quan đến bảo mật…).  Ban Thư ký cũng quan tâm đến những cơ hội liên quan đế lĩnh vực kỹ thuật số mang lại mà đại diện là điện thoại di động: trong năm 2014, trong số 119 triệu người trưởng thành chưa tiếp cận dịch vụ tài chính thì có 100 triệu người sở hữu điện thoại di động. Với tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng, điều này sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp cận đến những người có thu nhập thấp. Phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng các quy định pháp luật: Để các dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) được phát triển, Indonesia đã xây dựng các chính sách liên quan đến các yếu tố chính của cơ sở hạ tầng, xây dựng các quy định pháp luật (gần đây nhất là Quy định ngân hàng không chi nhánh có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 và Luật Tài chính vi mô có hiệu lực từ ngày 8/1/2015) cũng như hỗ trợ phát triển hệ sinh thái nhằm cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu của người dùng (Go-Jek là một ví dụ). Tóm lại, vị thế hiện tại của Indonesia tương đồng với vị trí Trung Quốc và Ấn Độ cách đây vài năm. Thành quả đạt được của Indonesia hiện tại là tự sự phát triển hệ thống riêng của mình đồng thời áp dụng một số bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và Ấn Độ. 4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ Ấn Độ đã chủ động theo đuổi chiến lược phát triển công bằng thông qua các hoạt động của Chính phủ Ấn Độ (GoI) và Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) để mở rộng FI. Với hơn 1,2 tỷ dân và là quốc gia đang phát triển nhanh chóng, Ấn Độ đã ưa tiên đưa FI lên hàng đầu trong các chương trình nghị sự về chính trị và kinh tế xã hội. Từ những năm 1950, Ấn Độ đã thực hiện những chính sách phát triển mạng lưới ngân hàng thương mại và hiệp hội hợp tác xã tín dụng nhằm phát triển kinh doanh và phát triển tài khoản ngân hàng không cần duy trì số dư tối thiểu. Là quốc gia đang phát triển lớn thứ hai thế giới, Ấn Độ đã tập trung vào mục tiêu giảm nghèo kể từ khi độc lập vào năm 1947. Từ lâu trước khi FI trở nên phổ biến, Ấn Độ nhận thấy sự cần thiết của việc tiếp cận tài chính phù hợp và giảm loại trừ tài chính. Chiến lược phát triển tài chính toàn điện đã được bắt đầu đẩy mạnh từ năm 2005 khi NHTW Ấn Độ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nó trong Tuyên bố chính sách thường niên 2005-2006. Sau đó, RBI bắt đầu thuyết phục các ngân hàng đưa FI như một mục tiêu kinh doanh. FI thực sự trở thành một sáng kiến chính sách sau các khuyến nghị của Ủy ban Rangarajan năm 2008. FI bắt đầu thu hút sự chú ý của các bên liên quan khi các ngân hàng nhận ra ý nghĩa của việc kết nối với nhiều người hơn để tăng trưởng kinh doanh. Ủy ban Tư vấn Tài chính toàn diện (FIAC) được thành lập vào năm 2012 được tái cấu trúc vào tháng 6 năm 2015 để xem xét các chính sách FI và đưa ra các ý kiến tư vấn chuyên môn để phát triển FI. FIAC được ủy nhiệm xây dựng Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện (NSFI). Với sự phát triển gần đây của FI số, NSFI cũng tìm cách rút ra các Nguyên tắc cấp cao của G-20 về FI số và phù hợp với các yêu cầu cụ thể của Ấn Độ. Theo khảo sát Global Findex survey của WB (2018), trong năm 2017 tỷ lệ sở hữu tài khoản ngân hàng của Ấn Độ là 79,8% từ mức 35,2% vào năm 2011.Tỷ lệ chênh lệch về sở 453 hữu tài khoản ngân hàng về giới giữa nam giới và nữ giới đã giảm từ 20% xuống còn 6% trong vòng 3 năm. Các bài học rút ra từ kinh nghiệm phát triển FI gần đây của Ấn Độ bao gồm:  Chính phủ tham gia cao độ trong việc thực hiện các Chương trình phát triển FI (PMJDY): Văn phòng Chính phủ trực tiếp theo dõi PMJDY, tổ chức các cuộc họp hội nghị video hàng tuần, trong đó tất cả các ngân hàng được yêu cầu tham gia. Trong các cuộc họp này, các ngân hàng sẽ báo cáo các con số, nêu ra các vấn đề họ đang gặp phải và đưa ra các giải pháp khả thi.  Các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với PMJDY khi chiếm gần 80% tài khoản và lượng tiền gửi PMJDY. Các ngân hàng sở hữu nhà nước có mạng lưới chi nhánh rộng lớn và thúc đẩy việc mở tài khoản có quy mô lớn trên toàn quốc. Niềm tin của người tiêu dùng vào các ngân hàng này cũng là một yếu tố đóng góp quan trọng cho thành công của PMJDY.  Ấn Độ đã xây dựng hệ thống nhận dạng quốc gia dựa trên sinh trắc học, trực tuyến, có thể kiểm chứng bằng kỹ thuật số. Vào thời điểm PMJDY ra mắt, khoảng 700 triệu người Ấn Độ đã nhận dạng sinh trắc học quốc gia tên là Aadhaar (Kumar 2016). Những người có số Aadhaar có thể mở tài khoản PMJDY một cách nhanh chóng.  Chuyển mục tiêu trọng tâm phát triển FI từ phạm vi địa lý sang tập trung vào số hộ gia đình (cung cấp cho mỗi hộ gia đình ít nhất 1 tài khoản ngân hàng).  Để tránh tình trạng tài khoản được cấp không hoạt động (account dormancy), PMJDY đã thực hiện chương trình chi trả trợ cấp qua tài khoản ngân hàng. Sáu mươi hai phần trăm tài khoản ngân hàng thụ hưởng được liên kết với số Aadhaar, giúp xác minh danh tính của người thụ hưởng dễ dàng hơn, do đó cũng giúp loại bỏ tài khoản ảo và trùng lặp.  Gia tăng các đại lý ngân hàng cá nhân. Theo PMJDY, các đại lý được yêu cầu phải có mặt tại các điểm cố định trong từng khu vực dịch vụ, để cung cấp dịch vụ dễ dàng vào lúc cần thiết. Từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 tỷ lệ các đại lý đã tăng từ 48% lên 79% (Micro Save 2016).  Đơn giản hóa việc mở tài khoản. Những người có số định danh duy nhất chỉ cần điền một mẫu đơn đơn giản để mở tài khoản. Những người không có số định danh duy nhất có thể cung cấp các hình thức định danh thay thế khác. Nếu một cá nhân không có số định danh, thì họ vẫn có thể mở một tài khoản nhưng bị giới hạn về tín dụng, số tiền rút và gửi.  Để làm cho tài khoản thân thiện hơn với người dùng, PMJDY đã tập trung vào ngân hàng di động, theo đó chủ tài khoản có thể chuyển tiền và kiểm tra số dư. 4.3. Kinh nghiệm Thái Lan Thông qua Ngân hàng Trung ương Thái Lan, Chính phủ đóng vai trò vừa là nhà cung cấp dịch vụ tài chính vừa là cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy FI. Các tổ chức cụ thể là Ngân hàng tiết kiệm được thành lập vào năm 1913 và Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) được thành lập vào năm 1966 nhằm tạo điều kiện cho khu vực nông thôn tiếp cận với tài chính (ADBI, 2014). Cả hai sáng kiến này đều có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy FI. Trong thời gian đó, các tổ chức tài chính khác cũng được thành lập và nhờ đó tạo điều kiện cho các cá nhân và hộ gia đình tiếp cận tài chính tốt hơn. Tuy nhiên, sự gia tăng mạnh mẽ thực sự đối với FI chỉ mới xuất hiện trong 2 thập kỷ gần đây. Gần đây, Chính phủ đã chọn đưa FI là một phần chiến lược của quốc gia. Trong năm 2011 Cục FI và phát triển chính sách được thành lập trong khuôn khổ quản lý của Văn phòng chính sách tài khóa. Cũng trong năm 2011, nhận thấy cần thúc đẩy cũng như điều tiết các lĩnh vực tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô, các chỉ thị hướng dẫn về tài chính vi mô được đưa ra, và khung hoạt động cho bảo hiểm vi mô cũng được phê duyệt. Các dịch vụ tài chính không thông qua ngân hàng nhằm phục vụ các đối tượng có thu nhập thấp và bị bỏ qua bởi các ngân 454 hàng được tạo điều kiện với một số chính sách như Bảo hiểm nông nghiệp và Quỹ tiết kiệm quốc gia, cùng quỹ bảo hiểm thiên tai quốc gia, và đặc biệt là lộ trình nâng cấp hệ thống thanh toán trong giai đoạn 2012-2016. Thái Lan đã chọn chiến lược thúc đẩy FI với động lực từ phía Chính phủ như các chương trình từ Chính phủ và các định chế để thúc đẩy tài chính đến các hộ có thu nhập thấp và ở nông thôn. Trong các chương trình này, Quỹ làng xã (village funds) và Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã nông nghiệp là các định chế then chốt. Đầu tiên, Quỹ làng xã được thành lập năm 2001 và đến nay đã trở thành một trong những chương trình cấp tín dụng vi mô lớn nhất thế giới (ADBI, 2014). Quỹ làng xã được thiết kế nhằm cải thiện khả năng tiếp cận tài chính, tăng thu nhập và giảm nghèo ở các khu vực nông thôn. Quỹ làng xã và BAAC trong các khu vực nông thôn và bán đô thị được quản lý bởi một hội đồng gồm 10 người. Hội đồng này quản lý quỹ và các tiêu chí cho vay. Khoản cho vay tối đa là 1 năm, và một khoản vay không có thể chấp thường không quá 600 USD (National Statistical Office, 2009). Quỹ làng xã đã làm tăng FI và tăng đáng kể tín dụng nông thôn. 99% làng xã có tiếp cận đến quỹ (Boonperm và cộng sự, 2012). Các khoản vay phục vụ các mục đích đa dạng như tài chính cho các họ nông thôn nghèo, tài trợ các hoạt động nông nghiệp hoặc mua hàng tiêu dùng. Nhiều hộ gia đình đã tham gia và tỷ lệ không trả nợ chỉ ở mức 1-3%. Ngân hàng Nông nghiệp và các Hợp tác xã Nông nghiệp (BAAC) là các định chế thúc đẩy hữu hiệu FI. Do một phần lớn lao động thuộc ngành nông nghiệp và các ngành liên quan nông nghiệp (World Bank, 2012), nên cung cấp các dịch vụ tài chính cho các hộ nông dân là cần thiết để gia tăng FI. Các ngân hàng và hợp tác xã nông nghiệp (BAAC) đã đóng vai trò tốt về mặt này, cung cấp tín dụng cho các hộ gia đình nông dân có thu nhập thấp, hỗ trợ đầu tư, vốn lưu động và đã bao phủ 77 tỉnh thành với trên 1.100 chi nhánh (BAAC, 2014). BAAC đã mở rộng các hoạt động cho vay không những cho các hộ nông và các hoạt động nông nghiệp mà còn cho các cá nhân, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ đến rất nhỏ trong các lĩnh vực phi nông nghiệp kể từ năm 2006, phục vụ các mục đích vay như sinh hoạt và học phí. Ngoài ra, BAAC cũng mở ra một chương trình thẻ tín dụng cho các nông dân sản xuất gạo, không tính lãi suất trong 1 khoảng thời gian lên đến 5 tháng, để cấp tín dụng mua các đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo BAAC (2014), có khoảng 95% nông hộ được tiếp cận dịch vụ tài chính của BAAC, với lãi suất vay là 7% cho cá nhân và 5% cho các hợp tác xã nông nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Dù đã có nhiều tiến triển, FI ở Thái Lan vẫn có thể gia tăng bằng cách giảm các rào cản pháp lý đối với các định chế cung cấp tín dụng vi mô, giảm rào cản liên quan đến khoảng cách (cần phát triển nhiều hơn các định chế), mở rộng tiếp tục mô hình ngân hàng qua điện thoại, làm tăng khả năng tiếp cận tài chính cho các hộ có thu nhập thấp. Đặc biệt, do khả năng tiếp cận tài chính được cải thiện nên tình trạng nợ cao ở các cá nhân, hộ khá phổ biến. Cần có các biện pháp xử lý tốt vấn đề này để có thể tiếp tục phát triển chương trình FI. 4.4. Kinh nghiệm tại Philippines FI trở thành một mục tiêu chính trị được quan tâm ở các quốc gia đang phát triển. Tiếp cận tài chính tạo điều kiện cho người nghèo tích lũy tài sản như các khoản tiết kiệm và bảo hiểm để bảo vệ họ khỏi các rủi ro tiềm tàng và các cú sốc, và đầu tư vào các hoạt động tạo ra thu nhập. Vì thế, phát triển tài chính ở các nước đang phát triển ngày càng tập trung vào các biện pháp hướng đến hệ thống FI. Về mặt này, Chính phủ Philippines đã thể hiện các nỗ lực nhằm cải thiện tính toàn diện của tài chính, và Philippines được xem là một trong các nước dẫn đầu về các sáng kiến và các chính sách phù hợp nhất để phát triển FI (Llanto, 2017). Dù có những nỗ lực nhằm làm tăng FI, Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) nhận thấy tiếp cận sản phẩm và dịch vụ tài chính vẫn gặp nhiều hạn chế. Cụ thể, chỉ khoảng 34% người 455 Philippines ở độ tuổi trưởng thành có tài khoản ngân hàng, so với con số 82% của Thái Lan và 49% ở Indonesia trong năm 2017. Khi có nhu cầu vay, chỉ 12% người Philippines vay ở các định chế tài chính chính thức, và có đến 35% các thành phố không có các chi nhánh ngân hàng phục vụ người dân trong cùng năm 2017 (Umali, 2018). Hơn nữa, mặc dù Philippines được xem là tiên phong trong các dịch vụ tài chính viễn thông nhưng chỉ có khoảng 1% tổng số thanh toán (retail payment) được thực hiện qua kênh điện tử trong năm 2015. Chính phủ Philippines đã thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng FI vẫn còn thấp trong những năm gần đây. Trong năm 2015, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện (NSFI) để đưa ra và phối hợp các nỗ lực khác nhau đối với FI. Nó đã xác định bốn lĩnh vực chính cần cải cách để thúc đẩy FI, đó là, (i) chính sách và quy định, (ii) giáo dục về tài chính và bảo vệ người tiêu dùng, (iii) các chương trình vận động, và (iv) dữ liệu và đo lường (ADBI, 2014). Các lĩnh vực chính này sẽ hướng dẫn việc xây dựng các chính sách và quy định dựa trên bằng chứng, thiết kế và thực hiện các chương trình và giám sát tiến trình phát triển FI. Chính phủ đã cam kết dành 40 triệu USD để tăng thu thập dữ liệu và giúp các đối tượng nghèo nhất (đặc biệt là các đối tượng không có các giấy tờ nhận diện) có thể sử dụng các dịch vụ tài chính. Chính phủ cũng đưa ra quy định về đăng ký tài sản thế chấp có thể di chuyển quốc gia (national movable collateral registry), để làm giảm rủi ro cho ngân hàng, từ đó làm tăng khả năng cho vay cho các doanh nghiệp. Kế hoạch phát triển Philippines (PDP) trong giai đoạn 2017-2022 đã đưa ra một khung chiến lược cho chính sách vĩ mô bền vững, trong đó có chính sách FI có thể hỗ trợ tốt cho tăng trưởng và tăng tiếp cận đến các cơ hội kinh tế cho người dân. Các chiến lược trong khung này gồm có gia tăng hiệu quả của FI, và khuyến khích tăng hiệu quả và đổi mới sáng tạo trong tài chính vi mô và bảo hiểm vi mô. Chính phủ Philippines còn có các biện pháp làm giảm tính bất bình đẳng bằng cách hỗ trợ kiến thức về tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các hợp tác xã và các lao động Philippines ở nước ngoài và gia đình của họ. Trong giai đoạn 2017-2022, PDP nhắm đến các mức tăng trong các chỉ số bao gồm tài chính như số tài khoản tiền gửi, số điểm truy cập trên 10.000 người lớn, tỷ lệ phần trăm người lớn có tài khoản chính thức, cung cấp dịch vụ tài chính vi mô và tạo điều kiện cho bảo hiểm vi mô được mở rộng. 5. Kết luận Trong bài viết này, chúng tôi đo lường chỉ số tài chính toàn diện của Việt Nam và một số quốc gia ở Châu Á trong giai đoạn 2004-2017. Kết quả tính toán cho thấyphần lớn các nước trong mẫu nghiên cứu có IFI ở mức trung bình, ngoại trừ Singapore và Malaysia có mức độ tài chính toàn diện cao nhất (thể hiện qua chỉ tiêu IFI). Mức độ tài chính toàn diện của các quốc gia trong mẫu nhìn chung có sự cải thiện qua các năm và có mối liên hệ chặt chẽ với thu nhập của các quốc gia. Các đo lường về IFI này đã cung cấp các thông tin hữu ích về thực trạng tài chính toàn diện của các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên cứu. Cuối cùng bài viết cũng đã trình bày kinh nghiệm phát triển FI của 5 quốc gia ở Châu Á: Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Philipines. Kinh nghiệm phát triển FI của các nước này cũng là bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển FI cho các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bank for Agriculture and Agricultural Cooperatives (BAAC) 2014. About BAAC. http://www.baac.or.th/baac...en/content-about.php 2. Boonperm, J., Haughton, J, Khandker, S. R., Rukumnuaykit, P. 2012. Appraising the Thailand Village Village Fund World Bank Policy Research Working Paper No. 5998 456 3. Han, R., Melecky, M. (2013). Financial Inclusion for Financial Stability: Access to Bank Deposits and the Growth of Deposits in the Global Financial Crisis. World Bank Policy Research Working Paper 6577, World Bank. 4. Hannig, A., and S. Jansen. (2010). Financial Inclusion and Financial Stability: Current Policy Issues. ADBI Working Paper 259. Tokyo: Asian Development Bank Institute. 5. Khan, H. R. (2011). Financial Inclusion and Financial Stability: Are They Two Sides of the Same Coin? Address by Shri H. R. Khan, Deputy Governor of the Reserve Bank of India, at BANCON 2011, organized by the Indian Bankers Association and Indian Overseas Bank, Chennai, India, 4 November. 6. Kumar, Ashok. (2016). Aadhaar Enrolment to Be Completed by June 2015. The Hindu, 23 May. http://www.thehindu.com/news/national/aadhaar-enrolment-to-be-completed-byjune 2015/article6547319.ece 7. Llanto, G. M., Maureen, A. D. R. (2017). What determines financial inclusion in the Philippines? Evidence from a national baseline survey. Philippine Institute for Development Studies Working Paper No. 2017-38. 8. MicroSave. (2016). Assessment of Bank Mitrs (BMs) Under Pradhan Mantri Jan Dhan Yojana (PMJDY)—Wave III. New Delhi: MicroSave, January. http://www.microsave.net/files/pdf/Assessment_of_Bank_Mitrs_under_PMJDY_Wave_III.pdf 9. National Statistical Office (2009). Thailand Socio-Economic Survey. http://service.nso.go.th/nso/nso...center/project/search...center/23project-en.htm 10. Sarma, M. (2015). Measuring financial inclusion. Economics Bulletin, 35(1), 604-611. 11. Umali, T. (2018). ADB boosts financial inclusion in the Philippines. Digital Economy News Philippines. 12. World Bank Group; People's Bank of China. (2018). Toward Universal Financial Inclusion in China: Models, Challenges, and Global Lessons. World Bank and People's Bank of China 457 TÁC ĐỘNG CỦA PHỔ CẬP TÀI CHÍNH TỚI BÌNH ĐẲNG TRONG THU NHẬP - TRƯỜNG HỢP CÁC NƯỚC CHÂU Á TS. Nguyễn Đăng Tuệ Trường đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia ở Châu Á. Sử dụng số liệu thu thập từ các tổ chức quốc tế như IMF, World Bank, ILO, tác giả áp dụng phương pháp của Sarma (2015) để tính toán chỉ số phổ cập tài chính cho 17 quốc gia châu Á trong giai đoạn từ 2004 đến 2015. Từ đó tác giả xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bất bình đẳng về thu nhập của các quốc gia này. Kết quả cho thấy phổ cập tài chính có thể giúp giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập của các quốc gia. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số hàm ý về chính sách liên quan đến phổ cập tài chính. Từ khóa: phổ cập tài chính, bất bình đẳng, thu nhập, châu Á 1. Giới thiệu Tăng trưởng hòa nhập (inclusive growth) gần đây đã trở thành một trong những mục tiêu chính sách quan trọng nhất của thế giới. Các chính phủ, các đối tác phát triển và các nhà kinh tế đã chú ý đến việc đưa vào đời sống kinh tế và xã hội sự tiếp cận rộng rãi hoặc phổ cập đến giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nước sạch và vệ sinh, vận tải và điện. Việc phổ cập tài chính là điểm mới nhất được thêm vào chương trình hòa nhập xã hội và thúc đẩy sự tiếp cận giữa tất cả các bộ phận của xã hội với một loạt các dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý. (Bhowmik & Saha, 2013) Phổ cập tài chính hay còn được gọi là tài chính toàn diện (financial inclusion) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thống. Các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ trong giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm (World Bank, 2014). Từ định nghĩa trên, Camara (2014) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình mà việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hoá, đồng thời giảm thiểu những rào cản bởi những cá nhân không tham gia vào hệ thống tài chính chính thức. Ngoài ra, phổ cập tài chính còn có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế (Sarma, 2015) Việc nhận thức được rằng phổ cập tài chính là yếu tố then chốt cho cả cuộc chiến chống nghèo đói và đạt được mục tiêu phát triển kinh tế tổng thể đang dẫn tới việc tập trung ngày càng nhiều vào các chính sách và sáng kiến phổ cập tài chính (World Bank, 2017). Phổ cập tài chính có thể đem lại những lợi ích ở góc độ vĩ mô và vi mô. Ở góc độ vi mô, phổ cập tài chính cho phép những người nghèo có thể tối ưu hóa tiêu dùng và đảm bảo cuộc sống của họ ít bị ảnh hưởng bởi những sự kiện bất thường như bệnh tật, tai nạn, thất nghiệp. Phổ cập tài chính giúp tạo ra những kênh thanh toán và chuyển tiền cho những người chưa có tài khoản ngân hàng. Nếu không có phổ cập tài chính, những người này không có lựa chọn nào khác ngoài những phương thức chuyển tiền tốn kém và đầy rủi ro. Phổ cập tài chính cho phép người nghèo có thể tiết kiệm và vay mượn để xây nhà, đầy tư vào giáo dục và kinh doanh để cải thiện cuộc sống của mình. Phổ cập tài chính cũng đóng góp vào việc phát triển tín dụng một cách lành mạnh đối với những người trước đây vốn dựa vào tín dụng phi chính thức. 458 Tiếp cận tài chính tạo điều kiện cho các gia đình và doanh nghiệp lên kế hoạch cho cuộc sống từ các mục tiêu dài hạn đến những trường hợp khẩn cấp bất ngờ. Cung cấp một nền tảng giáo dục tài chính cá nhân, hình thành thói quen tiết kiệm, đặc biệt đối với những người có thu nhập thấp luôn sống dưới áp lực tài chính. Phổ cập tài chính đặc biệt quan trọng đối với các nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế như: người nghèo, phụ nữ, trẻ em và cộng đồng nông thôn, tạo niềm tin thúc đẩy nhu cầu đầu tư, kinh doanh, cải thiện năng suất lao động tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa (Klapper & Demirguc-Kunt, 2011). Vì những lý do này, phổ cập tài chính đã thu hút rất nhiều quan tâm trong những năm gần đây vì một mục tiêu chính sách nhằm cải thiện cuộc sống của người nghèo. Phổ cập tài chính là một trong những chủ đề đang được ưu tiên thảo luận trong các chương trình nghị sự của các nhà lãnh đạo toàn cầu, các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ tại các diễn đàn đa phương quốc tế và khu vực với quy mô rộng như GPFI-G20, WB, BIS, AFI, UNCDF, CEMLA… Kết quả của sự hợp tác đó, đến nay có 57 quốc gia đã thể hiện cam kết thúc đẩy phổ cập tài chính, trong đó hơn 30 nước - chủ yếu là các nước đang phát triển, đã và đang trong quá trình ban hành và triển khai một Chiến lược phổ cập tài chính quốc gia (National Financial Inclusion Strategies - NFIS), thậm chí có quốc gia đang triển khai ở giai đoạn 3 (World Bank, 2017). Tuyên bố Maya năm 2011 đã đóng góp đáng kể trong việc nâng cao chiến lược quốc gia về phổ cập tài chính. Trong số 57 quốc gia đã thực hiện cam kết theo Tuyên bố Maya vào cuối tháng 9 năm 2015 có 35 nước đã cam kết xây dựng và thực hiện NFIS. Và trong số 35 nước này, 16 nước đã hoàn thành xây dựng chiến lược quốc gia (AFI, 2015). 2. Tổng quan nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phổ cập tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm cách chứng minh phổ cập tài chính là một động cơ thúc đẩy tăng trưởng. Về nguyên tắc, một hệ thống tài chính phát triển sẽ hỗ trợ tăng trưởng cả từ phía cung (phát triển tài chính dẫn đến thúc đẩy sản xuất) và từ phía cầu (tăng trưởng tạo ra nhu cầu cho các sản phẩm tài chính) (Mohan, 2006). Cụ thể, một hệ thống tài chính năng động và đa dạng có thể thúc đẩy tăng trưởng thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư và thông qua đó thúc đẩy tích lũy tư bản. Phát triển về tài chính cũng thúc đẩy tăng trưởng thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh và thúc đẩy các hoạt động giúp cải thiện hiệu quả kinh tế (Mohan, 2006). Khan (2011) khẳng định rằng phổ cập tài chính có thể là một công cụ để cung cấp nguồn lực tiền tệ đối với tăng trưởng kinh tế và là yếu tố tiên quyết để đạt được tăng trưởng toàn diện. Sharma (2015) sử dụng mô hình VAR và kiểm định tác động Granger để kiểm chứng với trò của phổ cập tài chính tới tăng trưởng kinh tế. Ông nhận thấy rằng sự bao phủ của hệ thống ngân hàng, sự sẵn có và việc sử dụng dịch vụ ngân hàng đặc biệt là dịch vụ gửi tiền có thể tạo ra mức tăng trưởng kinh tế cao hơn. Mặc dù vậy, không phải tất cả các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy sự phát triển của hệ thống tài chính sẽ đem lại mức tăng trưởng cao hơn. Một số nghiên cứu đã cho thấy bằng chứng về hệ thống tài chính lớn thậm chí có thể ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển kinh tế. Arcand (2015) đề xuất các mô hình để xem xét liệu có một giới hạn nào đối với mối quan hệ giữa sự phát triển của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu này cho thấy khi hệ thống tài chính phát triển ở mức trung bình, có mối quan hệ chặt chẽ giữa chiều sâu của hệ thống tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, ở mức phát triển cao hơn, hệ thống tài chính phát triển có thể tạo ra ít tăng trưởng hơn. Nhiều học giả nghi ngờ vấn đề này có thể bắt nguồn từ vấn đề bất bình đẳng trong thu nhập. Tuy vậy, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa phổ cập tài chính và bất bình đẳng trong thu nhập. Nghiên cứu của Burgess (2005) cho thấy chiến dịch của Chính phủ trong việc mở rộng các chi nhánh ngân hàng ở nông thôn đã giúp giảm nghèo ở Ấn Độ. Nghiên cứu của Park & Mercado (2015) tìm hiểu mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và xóa đói giảm nghèo và kết luận rằng phổ cập tài chính đã giúp giảm nghèo đói ở một số quốc gia 459 đang phát triển. Điều này đã giúp thay đổi mối quan hệ giữa bất bình đẳng trong thu nhập và tăng trưởng kinh tế từ ngược chiều sang thuận chiều. Tuy vậy nghiên cứu này mới chỉ sử dụng một khía cạnh của phổ cập tài chính chứ chưa tính toán được một chỉ số toàn diện phản ánh mức độ phổ cập tài chính. Nghiên cứu của Kim (2016) là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bình đẳng trong thu nhập sử dụng số liệu từ nhiều quốc gia khác nhau trên cơ sở tính toán một chỉ số phổ cập tài chính đa chiều. Tuy nhiên Kim (2016) xem xét mối quan hệ cho 40 quốc gia trên thế giới bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển và không tập trung vào một khu vực cụ thể. Với nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và bất bình đẳng trong thu nhập tập trung riêng vào khu vực châu Á với những quốc gia có những điểm tương đồng về văn hóa và kinh tế. 3. Phương pháp nghiên cứu Việc đo lường mức độ phổ cập tài chính đã được thực hiện ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia, Phi-li-pin và Thái Lan (ADBI, 2014). Kết quả cho thấy vấn đề phổ cập tài chính ở các quốc gia này còn nhiều vấn đề giải quyết. Những vấn đề này bao gồm sự khác biệt về sử dụng các dịch vụ tài chính và tỷ lệ hộ gia đình được tiếp cận tài khoản ngân hàng chính thức ở các quốc gia khác nhau. Những khác biệt giữa các quốc gia có thể nhận thấy rõ khi xem xét sự tiếp cận đối với dịch vụ tài chính trong các thành phần khác nhau của dân cư và những nhóm người có thu nhập khác nhau. Làm thế nào để đo lường mức độ phổ cập tài chính đang là một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và những người làm chính sách. Mặc dù đã có sự đồng thuận về định nghĩa về phổ cập tài chính, không có một phương pháp chung được công nhận để đo lường mức độ phổ cập tài chính (Park & Mercado, 2015). Các nghiên cứu trước đây đã tìm cách đo lường mức độ phổ cập tài chính theo nhiều cách khác nhau. Một số nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu ở phía cung để xác định mức độ tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính để xác định mức độ phổ cập tài chính. Honohan (2008) xây dựng các chỉ số bằng cách kết hợp các thông tin về số lượng tài khoản ngân hàng và các tổ chức tín dụng vi mô thông qua dữ liệu thu thập từ các hộ gia đình. Sarma (2008) đề xuất cách tiếp cận sử dụng chỉ số đa chiều về phổ cập tài chính (IFI) để đo lường mức độ phổ cập tài chính. Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu như Demirguc - Kunt & Klapper (2012) lại sử dụng dữ liệu từ phía cầu ở góc độ từng cá nhân và tập trung vào một số chỉ số liên quan đến việc sử dụng dịch vụ tài chính và các rào cản đối với việc sử dụng các dịch vụ này. Trong nghiên cứu này, phổ cập tài chính được đo lường từ phía cung dựa trên định nghĩa của World Bank theo đó mức độ phổ cập tài chính là khả năng các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ tài chính hữu ích với giá cả phải chăng đáp ứng được nhu cầu của họ trong giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm. Như vậy phổ cập tài chính không chỉ bao gồm sự tiếp cận các dịch vụ cơ bản như gửi tiền tiết kiệm mà còn bao gồm các dịch vụ như tín dụng, bảo hiểm. Do đó cần có một cách tiếp cận toàn diện để bao gồm các khía cạnh này (Sarma, 2015). Vì lý do trên, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp của Sarma (2008) để tính toán một chỉ số phổ cập tài chính bao hàm các khía cạnh nói trên của phổ cập tài chính, áp dụng phương thức tiếp cận đa chiều. Chỉ số được xây dựng có giá trị từ 0 đến 1 với 0 thể hiện sự hoàn toàn không phổ cập tài chính và 1 thể hiện hoàn toàn phổ cập tài chính. Quy trình tính toán chỉ số gồm 2 bước. Bước đầu tiên là đo lường các khía cạnh của phổ cập tài chính. Giá trị của khía cạnh thứ i, di, được tính toán bằng công thức: A  mi di = i (1) Mi  mi Trong đó: Ai = Giá trị thực tế của khía cạnh i; mi= Giá trị tối thiểu của khía cạnh i; Mi= Giá trị tối đa của khía cạnh i Công thức trên đảm bảo rằng 0 ≤ di ≤ 1. Giá trị của di càng cao thể hiện quốc gia đó đạt 460 được mức độ cao hơn ở khía cạnh i. Nếu n khía cạnh về phổ cập tài chính được xem xét, một quốc gia i sẽ được đại diện bằng một điểm Di = (d1, d2, d3, ….dn) trên một không gian n chiều. Trong không gian n chiều này, điểm O = (0,0,0,…0) thể hiện trường hợp xấu nhất trong khi đó điểm I = (1,1,1,…,1) thể hiện mức độ đạt được cao nhất ở tất cả các khía cạnh. Bước thứ hai, chỉ số phổ cập tài chính, IFIi cho quốc gia i sẽ được tính bằng khoảng cách được chuẩn hóa từ điểm Di tới điểm tối ưu nhất I= (1,1,1,….1) theo công thức: IFI i  1  (1  d1 )2  (1  d2 )2  ...  (1  d n )2 (2) n Việc chuẩn hóa này được thực hiện để đảm bảo giá trị tìm được nằm giữa 0 và 1 đồng thời giá trị cao hơn của IFI thể hiện mức độ phổ cập tài chính cao hơn. Để lượng hóa được chỉ số phổ cập tài chính trong nghiên cứu này, tương tự như Sarma (2008), Allen và cộng sự (2012), Cámara (2014), Sarma (2015), tác giả áp dụng 3 khía cạnh cơ bản của hệ thống tài chính bao gồm mức độ thâm nhập, phổ biến và sử dụng của hoạt động ngân hàng. Việc sử dụng các khía cạnh này dựa trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu trước đây và sự sẵn có của số liệu. Với việc đo lường 3 khía cạnh của phổ cập tài chính, công thức (2) trở thành: IFI i  1  (1  p i )2  (1  a i )2  ...  (1  u i )2 (3) 3 Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét ảnh hưởng của phổ cập tài chính tới tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Tác giả sử dụng các mô hình của Kim (2016). Mô hình đầu tiên ước lượng mối quan hệ giữa phổ cập tài chính và tăng trưởng kinh tế có dạng thức như sau: Yt = 0 + 1IFIt  1 + 2ut + 3t + 4nt + 5GINIt  1 + 6tt  1 + 7ht  1 + t (4) Trong đó: Y: tốc độ tăng trưởng GDP thực tế IFI: chỉ số phổ cập tài chính u: tỷ lệ thất nghiệp : tỷ lệ lạm phát n: tỷ lệ tăng trưởng dân số GINI: chỉ số đo lường sự bất bình đẳng về thu nhập t: tỷ lệ của thuế thu nhập cá nhân trên tổng thuế h: tỷ lệ chi tiêu công dành cho y tế trên GDP Mô hình thứ hai ước lượng môi quan hệ giữa phổ cập tài chính và sự bất bình đẳng về thu nhập. Mô hình này được mô tả như sau: GINIt = 0 + 1IFIt  1 + 2ut + 3t + 4nt + 5Yt  1 + 6tt  1 + 7ht  1 + t (5) Trong đó: GINI: chỉ số đo lường sự bất bình đẳng về thu nhập IFI: chỉ số phổ cập tài chính u: tỷ lệ thất nghiệp : tỷ lệ lạm phát n: tỷ lệ tăng trưởng dân số Y: tốc độ tăng trưởng GDP thực tế t: tỷ lệ của thuế thu nhập cá nhân trên tổng thuế h: tỷ lệ chi tiêu công dành cho y tế trên GDP 461 Hai mô hình nói trên được tính toán thông qua cấu trúc Arellano - Bond GMM. Lý do để sử dụng giao thức này là số liệu được sử dụng là số liệu mảng có chuỗi thời gian ngắn (12 năm) và số đơn vị lớn (17 quốc gia); biến phụ thuộc GDP có giá trị phụ thuộc vào giá trị trước đó của biến đó; các biến còn lại trong mô hình không hoàn toàn độc lập mà có thể có liên hệ với các giá trị trong quá khứ và phần dư; các hiệu ứng cố định như các tính chất không thay đổi theo thời gian của các quốc gia có thể có tương quan với các biến giải thích và những sự không đồng nhất (heterogeneity) không quan sát được. Các biến trễ của biến phụ thuộc có thể có sự tự tương quan. 4. Dữ liệu Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ các nguồn công bố công khai của các tổ chức quốc tế như IMF và World Bank. Theo đó, số lượng tài khoản tiết kiệm chính thức ở các ngân hàng thương mại trên 1.000 dân được lấy từ Điều tra tiếp cận tài chính (Financial Access Survey) của IMF và số lượng người có tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng trên 1.000 dân được lấy từ cơ sở dữ liệu Global Findex Database của World Bank. Hai chỉ số này được dùng để thể hiện khía cạnh thâm nhập của hoạt động ngân hàng (p). Số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại trên 100.000 dân được sử dụng để thể hiện khía cạnh phổ biến của hoạt động ngân hàng (a) và được lấy từ Điều tra tiếp cận tài chính (Financial Access Survey) của IMF. Số liệu về tỷ lệ khối lượng tín dụng và tiết kiệm trên tổng sản phẩm quốc dân (GDP) của một quốc gia được tính toán dựa trên số liệu của World Development Indicators (WDI) từ World Bank và thể hiện khía cạnh sử dụng của hoạt động ngân hàng (u). Mô tả chi tiết nguồn dữ liệu cho các biến trong mô hình được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1: Nguồn dữ liệu của các biến trong mô hình Biến số trong Định nghĩa mô hình Tăng trưởng Tỷ lệ tăng trưởng GDP theo giá thị trường tính theo đơn vị tiền GDP (% năm) tệ quốc gia theo năm cố định GINI Chỉ số GINI đo lường sự khác biệt của phân bổ thu nhập giữa các cá nhân hoặc hộ gia đình trong nền kinh tế so với sự phân bổ công bằng hoàn hảo. Chỉ số Gini bằng 0 thể hiện sự công bằng hoàn hảo, chỉ số bằng 1 thể hiện hoàn toàn không công bằng Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp đo lường tỷ lệ lực lượng lao động sẵn sàng làm việc nhưng không có việc làm Lạm phát Lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng và phản ánh sự thay đổi hằng năm của chi phí mà một người tiêu dùng trung bình phải bỏ ra để mua một rổ hàng hóa và dịch vụ Tăng trưởng dân Tăng trưởng dân số cho năm t là tỷ lệ phần trăm tăng trưởng số (% năm) của dân số giữa năm t-1 cho tới năm t, được thể hiện bẳng tỷ lệ %. Tỷ lệ của thuế Thuế đánh vào thu nhập, lợi nhuận và lợi tức được đánh vào thu nhập cá nhân thu nhập ròng của cá nhân, lợi nhuận của công ty và lợi tức của trên tổng thuế các khoản đầu tư vào bất động sản, chứng khoán và các loại tài sản khác Tỷ lệ chi tiêu Chi tiêu công dành cho y tế bao gồm các khoản chi tiêu của công dành cho y Chính phủ trung ương và địa phương, các khoản hỗ trợ từ bên tế trên tổng GDP ngoài và các khoản chi từ quỹ bảo hiểm y tế Nguồn World Bank, OECD World Bank ILO IMF WDI IMF WHO (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dữ liệu được thu thập cho 17 quốc gia Châu Á trong 12 năm từ 2004 đến 2015 462 5. Kết quả và thảo luận 5.1. Chỉ số phổ cập tài chính Bảng 2 trình bày trung bình cộng của chỉ số phổ cập tài chính được tính toán cho các quốc gia châu Á được sử dụng trong nghiên cứu. Theo đó, chỉ số phổ cập tài chính IFI trung bình của các quốc gia Châu Á là 0.242 với Nhật Bản là quốc gia có chỉ số IFI cao nhất (0.73) và Kyrgyztan là quốc gia có chỉ số IFI thấp nhất (0.034). Bảng 2: Chỉ số phổ cập tài chính được tính toán cho các quốc gia châu Á Quốc gia Nhật Bản Korea, Rep. Malaysia Singapore Mông Cổ Thổ Nhĩ Kỳ Israel Thái Lan Trung Quốc Việt Nam Georgia Armenia Indonesia Philippines Lào Cambodia Kyrgyztan Chỉ số phổ cập tài chính Thứ tự cho châu Á (IFI) 0.730223 1 0.460228 2 0.352947 3 0.350934 4 0.328281 5 0.287867 6 0.272958 7 0.236654 8 0.202124 9 0.197747 10 0.170297 11 0.12731 12 0.123006 13 0.09194 14 0.083736 15 0.073977 16 0.034137 17 (Lưu ý: Giá trị tính toán là trung bình cộng của giai đoạn 2004-2015) (Nguồn: Tính toán của tác giả) Bảng 3 trình bày thống kê giá trị của các biến trong mô hình, có tổng số 204 quan sát. Tuy nhiên do sự hạn chế về số liệu nên các biến Tỷ lệ của thuế thu nhập cá nhân trên tổng thuế, tỷ lệ chi tiêu công dành cho y tế trên tổng GDP (%), GINI không có đủ số quan sát cho tất cả các quốc gia. Trung bình, tỷ lệ tăng trưởng GDP cho 17 quốc gia là 5.66%. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 6.14% và tỷ lệ lạm phát trung bình là 5%. Tỷ lệ của chi tiêu y tế trên tổng GDP ở mức 2.69% trong khi chỉ số GINI trung bình ở mức khá cao là 37.9%. Bảng 3: Thống kê giá trị của các biến trong mô hình Các biến trong mô hình Số quan sát Trung bình Tăng trưởng GDP (%) 204 5,659691 -14,15 17,29078 3,839625 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 204 6,141525 0,1 19 4,646654 Lạm phát (%) 204 5,00138 -1,35284 25,05666 4,442419 Tăng trưởng dân số (%) 204 3,641579 -2,13643 39,17819 5,034215 Min Max Độ lệch chuẩn 463 Các biến trong mô hình Số quan sát Trung bình Tỷ lệ của thuế thu nhập cá nhân trên tổng thuế (%) 195 14,82491 -1,31581 52,85811 17,72822 Tỷ lệ chi tiêu công dành cho y tế trên tổng GDP (%) 187 2,692701 0,734607 8,550082 1,652502 GINI 132 0,37969 0,00369 0,491 0,074936 Min Max Độ lệch chuẩn (Nguồn: Tính toán của tác giả) 5.2. Kiểm định mô hình Để kiểm định tính phù hợp của mô hình, tác giả thực hiện kiểm định Sargan và kiểm định Arellano - Bond đối với vấn đề tự tương quan. Kiểm định Sargan trả lời câu hỏi các biến trong mô hình có độc lập hay không. Kết quả của kiểm định Sargan có giá trị p bằng 0.896 cho thấy không có đủ bằng chứng để phủ định giả thuyết rằng các biến trong mô hình không độc lập. Kiểm định Arellano - Bond trả lời câu hỏi có sự tự tương quan trong mô hình hay không. Kết quả của kiểm định AR(1) và AR(2) cho kết quả 0.852 và 0.589. Điều này cho thấy không có đủ bằng chứng để phủ định giả thuyết các biến trong mô hình không tự tương quan. Do vậy việc sử dụng kết quả hồi quy GMM là phù hợp. 5.3. Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM được trình bày trong Bảng 4. Bảng 4: Kết quả mô hình tác động tới bất bình đẳng thu nhập Phương pháp áp dụng Biến phụ thuộc GMM Số quan sát 68 GINI 28.54 Số nhóm 13 Hệ số Beta Sai số chuẩn Giá trị p -0.2281353 0.0661664 0.001 -0.0016048 0.0015731 0.312 0.0007084 0.0006087 0.249 -0.0008486 0.0004389 0.058 -0.0003075 0.0003706 0.410 0.001576 0.001309 0.233 -0.0023437 0.0055589 0.675 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Kết quả cho thấy chỉ số phổ cập tài chính và sự bất bình đẳng thu nhập có ảnh hưởng ngược chiều với giá trị p bằng 0.001. Điều này giúp loại bỏ giả thiết “phổ cập tài chính không ảnh hưởng đến bất bình đẳng trong thu nhập”. Hệ số của biến IFI là -0.228, có nghĩa rằng nếu chỉ số phổ cập tài chính của một quốc gia tăng thêm 1% vào năm trước sẽ giúp giảm sự bất bình đẳng trong thu nhập 0.228% trong năm tiếp theo. Tương tự, biến tăng trưởng dân số có hệ số -0.00084 và giá trị p bằng 0.058 (có ý nghĩa thống kê ở mức độ 10%) cho thấy tăng trưởng dân số có tác động ngược chiều tới sự bất bình đẳng thu nhập. Các biến số độc lập khác như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ của thuế thu nhập trên tổng thuế có mối quan hệ thuận chiều với GINI trong khi các biến còn lại có mối quan hệ ngược chiều với GINI. Tuy nhiên hệ số thu được từ các biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê. 464 6. Kết luận và hàm ý chính sách Kết quả của mô hình cho thấy đối với các quốc gia châu Á, phổ cập tài chính có ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc giảm bất bình đẳng về thu nhập. Nghiên cứu này tương đồng với các kết quả của Park & Mercado (2015) và Kim (2016) và khẳng định vai trò của phổ cập tài chính. Chính vì vậy việc tăng cường phổ cập tài chính bằng cách triển khai rộng rãi các dịch vụ tài chính chính thức cho người dân ở khu vực này mang nhiều ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng toàn diện được nhấn mạnh như một phương châm phát triển của các quốc gia trong khu vực. Tài chính toàn diện sẽ giúp các cá nhân yếu thế và dễ bị tổn thương không bị bỏ lại phía sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ADBI. (2014). Financial inclusion in Asia - Country surveys. Tokyo: Asian Development Bank Institute. 2. AFI. (2015). National Financial Inclusion Strategy: Current State of Practice. Alliance for Financial Inclusion. 3. Allen, F., Demirguc-Kunt, A., Klapper, L., & Peria, M. S. (2012). The Foundations of Financial Inclusion: Understanding Ownership and Use of Formal Accounts. World Bank. 4. Arcand, E. B. (2015). Too much finance? Springer. 5. Bhowmik, S. K., & Saha, D. (2013). Financial Inclusion of the Marginalised. Springer. 6. Burgess, R. a. (2005). Do Rural Banks Matter? Evidence from the Indian Social Banking Experiment. 7. Cámara, N. (2014). Measuring Financial Inclusion: A Multidimensional Index. Madrid: BBVA. 8. Demirguc-Kunt, A., & Klapper, L. (2012). Measuring Financial Inclusion: The Global Findex Database. New York: World Bank. 9. Honohan, P. (2008). Cross-country variation in household access to fnancial services. Journal of Banking and Finance. Elsevier. 10. Kim, J.-H. (2016). A Study on the Effect of Financial Inclusion on the Relationship Between Income Inequality and Economic Growth. 11. Klapper, L., & Demirguc-Kunt, A. (2011). Measuring financial inclusion The Global Financial Inclusion Index (Global Findex). World Bank. 12. Khan, H. (2011). Financial inclusion and financial stability: Are they two sides of the same coin? Indian Bankers Association and Indian Overseas Bank. Chennai. 13. Mohan, R. (2006). Economic growth, financial deepening and financial inclusion. Annual Bankers' Conference. Hyderabad. 14. Park, C.-Y., & Mercado, V. R. (2015). Financial Inclusion, Poverty, and Income Inequality in Developing Asia. Tokyo: ADB. 15. Sarma, M. (2008). Index of Financial Inclusion. India: Indian Council for Research on International Economic Relations. 16. Sarma, M. (2015). Measuring Financial Inclusion. Economics Bulletin, 35(1), 604-611. 17. Sharma, D. (2015). Nexus between fnancial inclusion and economic growth Evidence from the emerging Indian economy. 18. World Bank. (2014). Global Financial Development Report 2014. Washington DC: International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. 19. World Bank. (2017). Overview: National Financial Inclusion Strategies. World Bank. 465 BÀI HỌC THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA ẤN ĐỘ KHI CHUYỂN ĐỔI SANG NỀN KINH TẾ PHI TIỀN MẶT TS. Nguyễn Thị Thùy Trang Học viện Tài chính Tóm tắt Nền kinh tế phi tiền mặt là xu hướng hiện đại tất yếu của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới. Ấn Độ là nước thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt trong khuôn khổ chương trình Số hóa Ấn Độ với rất nhiều các chính sách hỗ trợ, các giải pháp đi kèm đã được triển khai. Bài viết này đề cập đến những điểm đã nêu trên đồng thời đánh giá thành quả đạt được cũng như những thất bại của chương trình tại Ấn Độ và rút ra bài học cần thiết cho Việt Nam. Từ khóa: Phi tiền mặt, số hóa, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử Giới thiệu Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt. Sự phụ thuộc này lớn tới mức các tập đoàn đa quốc gia như Amazon đã phải thỏa hiệp và đưa ra tiêu thức “thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng” để có thể bước vào thị trường Ấn Độ. Lượng tiền giấy trong lưu thông của Ấn Độ cao hơn nhiều so với các nền kinh tế lớn khác. Năm 2012-2013, Ấn Độ có 76,47 triệu tờ tiền giấy trong lưu thông so với 34,5 triệu ở Mỹ. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng tiền mặt thậm chí còn thống trị các trung tâm mua sắm, nơi mà khách hàng thường là những người có thẻ tín dụng. Điều đó có nghĩa là, tại các chợ bình dân và các nơi mua sắm khác tiền mặt đương nhiên là phương tiện thanh toán chính và thậm chí là duy nhất. Sự phụ thuộc này còn thể hiện ở tỷ trọng của tiền mặt trong GDP của Ấn Độ rất cao. Năm 2014 Ấn Độ có tỷ trọng này cao nhất thế giới đạt tới 12,42%, trong khi Trung Quốc là 9,47% và Braxin chỉ có 4%. Về thanh toán tiêu dùng, 78% tổng thanh toán tiêu dùng ở Ấn Độ là tiền mặt trong khi ở Mỹ là 20% và ở Anh là 25%. Những con số trong năm 2015 cũng thể hiện rõ điều này: Ấn Độ là quốc gia có lượng người sử dụng tiền mặt đứng thứ tư thế giới. Đặc biệt trong kỷ nguyên công nghệ, điều này không chỉ là điểm hạn chế làm chậm sự phát triển mà còn phi khoa học và phi kinh tế. Chính vì vậy, ngày 08 tháng 11 năm 2016 thủ tướng thứ 14 của Ấn Độ, ông Narendra Damodardas Modi đã tuyên bố một chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi Ấn Độ thành quốc gia phi tiền mặt - Chương trình có tên gọi “Không gặp mặt, không giấy in, không tiền mặt” nằm trong chương trình tổng thể Số hóa Ấn Độ của Chính phủ. I. Nền kinh tế phi tiền mặt và những lợi ích mà nó đem lại Có rất nhiều cách định nghĩa một nền kinh tế phi tiền mặt. Ông Ajit Kumar Roy, tác giả cuốn “Nền kinh tế phi tiền mặt ở Ấn Độ - hiện tại, triển vọng phát triển và thách thức” (2017) đã định nghĩa như sau: Một hệ thống kinh tế trong đó không tồn tại đồng tiền vật chất trong lưu thông được gọi là một hệ thống phi tiền mặt; các giao dịch thanh toán được thực hiện thông qua thẻ tín dụng, thẻ nợ, phương tiện thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc ví điện tử; tiền mặt trong lưu thông là rất nhỏ. Một nền kinh tế phi tiền mặt được cho là sẽ có những lợi ích như: (1) làm giảm chi phí vì giảm được chi phí in ấn, lưu kho và vận chuyển tiền mặt; (2) giảm rủi ro dự trữ tiền mặt như mất trộm hay thất thoát; (3) đem lại sự thuận tiện trong giao dịch khi khách hàng không phải xếp hàng chờ đợi mà có thể giao dịch 24/7 đồng thời bên cung cấp dịch vụ không cần phải trực tiếp gặp mặt khách hàng; (4) dễ dàng kiểm soát các khoản chi khi các giao dịch được thực hiện trên điện thoại hay máy tính và chỉ cần một cái ấn chuột là có thể kiểm tra giao dịch phát sinh, quản lý tài khoản; (5) tăng các khoản chịu thuế khi cả khách hàng lẫn bên cung cấp dịch vụ đều không thể né 466 tránh việc thanh toán hóa đơn bao gồm thuế và các giao dịch minh bạch này cũng làm giảm tham nhũng trong xã hội; (6) kiểm soát được tiền bẩn khi dễ dàng kiểm tra và kiểm soát các giao dịch khả nghi trong hệ thống ngân hàng; (7) thúc đẩy tài chính toàn diện khi buộc các hộ gia đình có thu nhập thấp từ bỏ thói quen vay qua các kênh không chính thức như người nhà và những tổ chức tín dụng tự phát mà tham gia vào các hoạt động chính thống; và (8) chiết khấu nhiều hơn cho khách hàng thực hiện thanh toán điện tử khi mua sắm trực tuyến. II. Công tác chuẩn bị của Ấn Độ để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt Các nhà phân tích theo trường phái lạc quan ủng hộ chương trình này của Chính phủ cho rằng Ấn Độ đã sẵn sàng để chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt. Một trong những lý do cho niềm tin này là tính đến 30/9/2016, cứ 100 người dân Ấn Độ thì có 82 người sở hữu một điện thoại di động. Cuộc cách mạng viễn thông xanh cùng với việc giảm đáng kể cước phí cuộc gọi và lưu lượng cũng như giảm giá điện thoại di động sẽ thúc đẩy việc chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt. Tuy nhiên, tác giả bài viết này cho rằng thống kê này chưa tính đến thực tế là một người dân có thể sở hữu nhiều hơn một chiếc điện thoại di động. Điều đó có nghĩa là mức độ phổ biến của điện thoại di động tính trên đầu người có thể thấp hơn nhiều so với con số được đưa ra. Chỉ một căn cứ khá lạc quan về tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại di động chắc chắn là chưa đủ. Tuy nhiên Chính phủ Ấn độ đã có những hành động rất cụ thể, thiết thực và mạnh mẽ dành cho cả Chính phủ và nhân dân để hướng dẫn cả cơ quan nhà nước, Chính phủ và nhân dân trong công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt. Chính phủ Ấn Độ đã lập riêng một trang thông tin có tên Cashless India- Một Ấn Độ không tiền mặt và trang tin Transforming India - Một Ấn Độ chuyển mình (lập ngày 26/5/2014) để đăng tải các thông tin hướng dẫn việc thực hiện chương trình chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt mà Chính phủ của Thủ tướng Narendra Damodardas Modi đã tuyên bố thực hiện. 2.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan nhà nước Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử dự kiến triển khai các dịch vụ không gặp mặt, không giấy in, không tiền mặt trên khắp cả nước, đặc biệt là các vùng nông thôn xa xôi của Ấn Độ đồng thời dự kiến thực hiện quản lý điện tử đối với các giao dịch của công dân, doanh nghiệp cũng như các đơn vị chức năng của Chính phủ. Điều này có nghĩa là đăng ký các dịch vụ và thanh toán hóa đơn sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Ủy ban Apex về điện tử của Ấn Độ đã đệ trình kế hoạch và thời gian áp dụng các phương thức thanh toán điện tử cho công dân khi tham gia dịch vụ điện tử của các Bộ, ban ngành Trung ương. Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử đã xuất bản Cẩm nang Thanh toán điện tử - ERR cho khu vực hành chính công, Chính phủ, các cơ quan độc lập của Chính phủ và các đô thị. Với mục đích thúc đẩy thanh toán điện tử và chuyển đổi Ấn Độ sang nền kinh tế ít tiền mặt hơn, rất nhiều chính sách và sáng kiến đã và đang được Chính phủ Ấn Độ thực hiện trong việc ký kết dịch vụ cũng như cung cấp dịch vụ và giải ngân. 2.2. Đối với người dân Ngày 30/12/2016 Thủ tướng Ấn Độ đã khai trương ứng dụng BHIM - Bharat Interface for Money. Ứng dụng này là phương tiện thanh toán nhanh, an toàn, tin cậy khi thực hiện thanh toán điện tử trên điện thoại di động sử dụng nền tảng UPI thông qua ứng dụng điện tử trên điện thoại và nền tảng USSD thông qua dịch vụ gọi *99#. Chỉ trong vòng 10 ngày, ứng dụng BHIM đã được cập nhật vào kho ứng dụng Android và hơn hai triệu giao dịch được thực hiện qua hai nền tảng UPI và USSD. BHIM được phát triển bởi công ty NPCI - Công ty Thanh toán Quốc gia Ấn Độ, một công ty phi lợi nhuận chuyên cung cấp các hệ thống thanh toán bán lẻ ở Ấn Độ trực thuộc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Các chương trình tặng thưởng tiền mặt đã được thực hiện ngay trước và sau khi ra mắt ứng dụng BHIM. Ngày 25/12/2016, chương trình Lucky Grahak Yojana (tặng thưởng tiền mặt cho các khách hàng và người mua sử dụng các công cụ thanh toán điện tử cho mục đích tiêu dùng cá 467 nhân) đã chính thức hoạt động lần đầu tiên như một món quà Giáng sinh dành cho người dân. Ngày 14/4/2017, chương trình tiếp tục với các mức giải thưởng cao hơn. Mục đích của các chương trình này là nhằm thúc đẩy toàn bộ xã hội giao dịch điện tử, đặc biệt là người nghèo và tầng lớp trung bình trong xã hội. Liên tục như vậy các hình thức chiết khấu, giảm giá, tặng tiền mặt,… luôn được áp dụng cho các khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức sử dụng thanh toán điện tử nhằm kích thích người tiêu dùng tham gia vào thanh toán điện tử, góp phần giảm bớt giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế. Trong đó các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế cho các khoản doanh thu thực hiện qua giao dịch điện tử, người sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán được hưởng chiết khấu ứng với từng món tiền thanh toán, ngân hàng không thu phí giao dịch, … 2.3. Đối với công tác giáo dục tuyên truyền Chương trình giáo dục Digishala về thanh toán điện tử được phát sóng trên Truyền hình quốc gia đã đến được với khoảng 2 - 2,5 triệu gia đình hầu hết là ở vùng nông thôn và những người nghèo. Đây là một chương trình giáo dục phi thương mại với mục đích: (1) phổ biến thông tin về hệ thống thanh toán điện tử, các công cụ thực hiện, lợi ích và quy trình thực hiện; (2) thông báo và giáo dục nhận thức cho người dân về chương trình Số hóa Ấn Độ - không tiền mặt, không gặp mặt và không giấy in khi giao dịch; (3) khuyến khích người dân đặc biệt là người dân vùng nông thôn và cận đô thị sử dụng thanh toán điện tử cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác trong chương trình Số hóa Ấn Độ. Chương trình Tài chính số cho vùng nông thôn Ấn Độ đã được Bộ công nghệ Thông tin và Điện tử tung ra. Chương trình này nhằm giáo dục nhận thức trong cộng đồng và hướng dẫn cách tiếp cận các trung tâm dịch vụ tập trung để đảm bảo rằng các trung tâm dịch vụ tập trung này sẽ trở thành các trung tâm tài chính số. Bộ Phát triển Nguồn nhân lực đã yêu cầu các cơ sở giáo dục sau đại học trở thành hạt nhân đi đầu trong xã hội trong việc thực hiện các giao dịch phi tiền mặt trong phạm vi của mình. Rất nhiều các giao dịch điện tử khác nhau đã được giới thiệu tới các cơ sở giáo dục sau đại học. Trước tiên là giảng viên, cán bộ và sinh viên - những người được coi là tầng lớp tinh hoa trong xã hội, hạt nhân đi đầu của sự thay đổi, cần tuyên truyền mạnh mẽ để loại bỏ niềm tin rằng giao dịch điện tử rất phức tạp và cần phải có điện thoại thông minh và internet mới có thể thực hiện được. Những hạt nhân này cần giáo dục nhận thức cho các thành viên gia đình mình và những người trong khu vực mình sinh sống và khuyến khích họ tham gia thực hiện giao dịch điện tử. Đường sắt Ấn Độ đã lắp đặt 10.000 điểm bán vé tự động có thể thực hiện thanh toán qua thẻ tín dụng, thẻ nợ. Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ cũng được yêu cầu lắp đặt 10.000 máy thanh toán tự động tại rất nhiều nơi. 2.4. Đối với vấn đề an ninh trong thanh toán điện tử Gần như ngay lập tức sau khi phát động chương trình Một Ấn Độ không tiền mặt, ngày 05/12/2016 đến ngày 09/12/2016, Ấn Độ liên tiếp đưa ra các hướng dẫn cho người dân về an toàn trong thanh toán điện tử: Cẩm nang bảo vệ điện thoại thông minh khỏi nguy cơ bị tấn công, cẩm nang hướng dẫn bảo mật ngân hàng di động, 2 bước để thực hiện thanh toán các món tiền nhỏ hơn Rs. 2.000. III. Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển đổi của Ấn Độ 3.1. Tình hình nền kinh tế nói chung sau ngày 08/11/2016 Nhìn toàn cảnh nền kinh tế, báo cáo Khảo sát kinh tế của Bộ Tài chính Ấn Độ đã cho thấy những con số thống kê tích cực sau:  Tính đến tháng 6/2018, tỷ trọng tiền mặt/GDP đã ổn định và sắp trở lại trạng thái cân bằng;  GDP năm 2018-2019 được kỳ vọng là 7 - 7,5% cao hơn so với 6,75% của năm trước đó; lạm phát giảm do giá cả hàng tiêu dùng như hoa quả, rau củ giảm; 468  Số liệu xuất nhập khẩu không còn được hưởng tác động tích cực của việc cắt giảm tiền mặt trong lưu thông. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục tăng 13,6% trong quý 3 năm tài chính 2018 trong khi tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giảm xuống 13,1% cùng với xu hướng giảm toàn cầu;  Toàn bộ nền kinh tế giảm 2,8 nghìn tỉ Rs tiền mặt (tương ứng 1,8% GDP), giảm đi 3,8 nghìn tỉ Rs tiền mệnh giá cao (tương đương 2,5% GDP);  Thuế thu nhập từ khoảng 2% GDP năm 2013-2014 và 2015-2016 đã tăng lên 2,3% GDP năm 2017-2018, một mức tăng kỷ lục;  Thị trường chứng khoán tăng chóng mặt. Chỉ số BSE - sàn giao dịch Boombay ngày 7/11/2016 là 27.459 tăng lên 33.680,92 vào ngày 6/11/2017 và chỉ số NSE -sàn giao dịch New Delhităng từ 8.497 lên 10.443 (số liệu do Bloomberg thống kê);  Tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ tính đến 29/9/2017 tăng lên 1,65% so với chỉ số âm trong năm trước (-7,71% và -816% trong ngày 25/11/2016 và 23/12/2016);  Doanh số ô tô tăng lên, ví điện tử được sử dụng nhiều hơn tiền mặt. 3.2. Phương tiện thanh toán phi tiền mặt hiện có trong nền kinh tế Ấn Độ rất đa dạng Các phương tiện thanh toán hiện nay đang được thực hiện tại Ấn Độ gồm: thẻ ngân hàng, USSD, AEPs, UPI, ví điện tử, thẻ ngân hàng trả trước, PoS - các điểm mua bán, ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, ATM siêu nhỏ. 3.2.1. Thẻ ngân hàng Thẻ ngân hàng gồm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ tiền mặt, thẻ du lịch và các thẻ khác do 751 ngân hàng phát hành và được thanh toán liên ngân hàng. 3.2.2. SSD USSD (dữ liệu dịch vụ bổ sung không giới hạn) cho phép người dùng sử dụng điện thoại thông thường gọi mã *99# để thực hiện giao dịch. Dịch vụ này đến được với mọi người dân trong xã hội mà không đòi hỏi người dùng phải sở hữu điện thoại thông minh và kết nối internet. Giao dịch qua dịch vụ này được thực hiện trong thời gian 1 - 2 phút và người dùng không cần phải đăng ký sử dụng; đã có 51 ngân hàng cung cấp dịch vụ này và các giao dịch được thực hiện liên ngân hàng. 3.2.3. AEPs AEPs (hệ thống thanh toán cơ sở) là hình thức thanh toán theo mô hình ngân hàng, cho phép thực hiện các giao dịch tài chính trực tuyến tại các điểm mua bán hoặc các ATM siêu nhỏ thông qua các đại lý của các ngân hàng tham gia hệ thống AEPs. Hình thức giao dịch này cũng không yêu cầu người dùng phải đăng ký sử dụng dịch vụ, thời gian thực hiện giao dịch là 1 - 2 phút sau khi hệ thống nhận được thông tin; đã có 118 ngân hàng cung cấp dịch vụ này và các giao dịch được thực hiện liên ngân hàng. 3.2.4. UPI UPI (giao diện thanh toán hợp nhất) cho phép nhiều tài khoản ngân hàng được tích hợp trong một ứng dụng di động. Mỗi ngân hàng sẽ có ứng dụng UPI riêng cho từng hệ điều hành Android, Windows và iOS. Người sử dụng dịch vụ này phải tải ứng dụng, sử dụng thông tin tài khoản ngân hàng để đăng ký trực tuyến, tạo mã đăng nhập và cài đặt mật khẩu. Các hoạt động này mất từ 5-7 phút. Có 30 ngân hàng cung cấp dịch vụ này và các giao dịch được thực hiện liên ngân hàng. 3.2.5. Ví điện tử Ví điện tử là một hình thức mang theo tiền mặt dưới hình thức số hóa. Người dùng kết nối thông tin thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong thiết bị di động vào ứng dụng ví điện tử hoặc chuyển tiền trực tuyến tới ví điện tử. Người dùng phải có thiết bị di động có kết nối internet như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay đồng hồ thông minh. Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ 469 này. Ngoài ra còn 40 công ty cũng tham gia thị trường này. Tuy nhiên các giao dịch không được thực hiện liên ngân hàng và người dùng không được rút tiền mặt từ ví điện tử. 3.2.6. Thẻ ngân hàng trả trước Thẻ ngân hàng trả trước áp dụng cho ví điện tử (5 - 7 phút) và thẻ trả trước (1 - 2 ngày). Người dùng cần có điện thoại thông minh hoặc internet, có thể lựa chọn hình thức tự phục vụ hoặc có hỗ trợ. Tất cả các ngân hàng hàng đầu đều cung cấp dịch vụ này, không thực hiện giao dịch liên ngân hàng và người dùng không được rút tiền mặt trừ khi chủ thẻ Visa và Mastercard có liên kết với ví điện tử và thẻ trả trước, tuy nhiên hạn mức rất thấp. 3.2.7. PoS PoS là địa điểm mua bán. Ở tầm vĩ mô, đó có thể là một khu mua sắm, chợ hay thành phố trong khi ở tầm vi mô, PoS có thể chỉ là một quầy giao dịch. PoS có thể được mở ở một địa điểm cụ thể nào đó hoặc trên các thiết bị di động. Điều kiện để trở thành PoS di động là có điện thoại thông minh, cài ứng dụng của ngân hàng, tích hợp hoặc kết nối với thẻ, máy đọc kết nối Bluetooth, có internet hoặc 2G, 3G, 4G và có máy đọc mã QR và mã vạch. 3.2.8. Ngân hàng trực tuyến Ngân hàng trực tuyến là hệ thống thanh toán điện tử cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính trên trang web của tổ chức tài chính đó. Các giao dịch tài chính trực tuyến gồm có: NEFT - giao dịch trực tuyến nội bộ ngân hàng trong nước, RTGS - giao dịch trực tuyến các món tiền giá trị lớn theo lệnh chuyển tiền, ECS - hệ thống thanh toán hóa đơn dịch vụ (tiền điện, tiền nước, đóng phí bảo hiểm, phí thẻ, trả lãi khoản vay), IMPS - dịch vụ thanh toán nhanh 24/7 liên ngân hàng. 3.2.9. Ngân hàng di động Ngân hàng di động là dịch vụ cho phép người dùng cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng để thực hiện các giao dịch. Mỗi ngân hàng sẽ cung cấp ứng dụng riêng cho từng hệ điều hành Android, Windows và iOS. 3.2.10. ATM siêu nhỏ ATM siêu nhỏ là một thiết bị được hàng triệu đại lý ngân hàng sử dụng để thực hiện giao dịch nhanh. Thiết bị này có chi phí thấp nhưng có khả năng kết nối với tất cả các ngân hàng trên cả nước. Người dùng có thể nộp tiền hoặc rút tiền nhanh kể cả khi tài khoản của họ tại ngân hàng không có liên kết với đại lý đó. 3.3. Những phương tiện thanh toán tăng trưởng về khối lượng và giá trị giao dịch Cuộc cách mạng điện thoại thông minh đã làm cho thương mại điện tử và các dịch vụ điện tử trở nên cấp thiết. Trong đó phải kể đến các nền tảng ứng dụng đã làm cho thanh toán điện tử nhiều loại hình dịch vụ trở nên dễ dàng. Các dịch vụ giá trị gia tăng như tặng lại tiền, thanh toán hóa đơn, cộng điểm thẻ, các khoản thưởng và ngừng sử dụng dịch vụ đều thực hiện trên các hệ điều hành số. Sự phát triển của các công nghệ này làm cho mô hình thanh toán hiện đại ra đời. Lượng người cài đặt và sử dụng ứng dụng tăng 30%, ứng dụng ví điện tử do các ngân hàng hàng đầu cung cấp cũng có lượng tải tăng 50%. Theo số liệu từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, việc sử dụng PoS đã tăng từ 236,47 triệu giao dịch vào tháng 11/2016 lên 271,17 triệu tính trong tháng 3/2017, và 318,9 triệu vào tháng 3/2018 và 362,75 triệu giao dịch trong tháng 9/2018. Về mặt giá trị giao dịch, tháng 11/2016 chỉ có 321,74 tỉ Rs, tháng 3/2017 tăng lên 356,99 tỉ Rs, tháng 3/2018 là 418,57 tỉ Rs, và cuối tháng 9/2018 đạt 458,41 tỉ Rs. Hoạt động của hệ thống ngân hàng di động cũng tăng nhanh trong hai năm thực hiện hạn chế tiền mặt. Xét về khối lượng giao dịch, tháng 11/2016 có 87,47 triệu giao dịch. Con số này đã tăng lên 113,65 triệu trong tháng 3/2017 và 239,9 triệu tháng 3/2018 và đạt con số ấn tượng 477,57 triệu giao dịch trong tháng 9/2018. Xét về giá trị giao dịch, tháng 11/2016 chỉ có 1.365,7 470 tỉ Rs, tháng 3/2017 có 1.730,88 tỉ Rs, tháng 2/2018 tăng lên 1.415,03 tỉ Rs và tháng 9/2018 đã tăng mạnh lên 2.074,95 tỉ Rs. Ngoài ra, ứng dụng UPI cũng được sử dụng rộng rãi. Theo số liệu từ Công ty Thanh toán Quốc gia Ấn Độ, giao dịch qua UPI đã tăng 19% lên 482,3 triệu giao dịch trong tháng 10/2018 so với 405,8 triệu giao dịch trong tháng 9 cùng năm. Như vậy có thể thấy rằng giao dịch điện tử đang tiếp tục tăng lên. Theo quan điểm của ông Ramki Gaddipati, đồng sáng lập Công ty Công nghệ Tài chính Zeta, hiểu về thói quen thực hiện giao dịch điện tử của người tiêu dùng và công nghiệp thanh toán điện tử vận hành như thế nào sẽ giúp Ấn Độ có được đánh giá chính xác về xu hướng sử dụng giao dịch điện tử tại quốc gia này. IV. Những hạn chế của quá trình chuyển đổi và nguyên nhân Ngày 8/10/2018, Ấn Độ đã kỷ niệm lần thứ hai ngày tuyên bố chương trình Số hóa Ấn Độ. Sau hai năm thực hiện, các chuyên gia kinh tế vẫn còn đưa ra những tranh luận trái chiều về chiến dịch này. Một số chuyên gia đã thẳng thừng đánh giá Chính phủ Ấn Độ khi ấy đã vội vã khi tuyên bố chiến dịch này. Một trong những mục tiêu được Chính phủ tuyên bố trong chiến dịch này là chuyển đổi Ấn Độ thành một nền kinh tế phi tiền mặt để siết chặt quản lý tiền bẩn. Chính phủ đặt mục tiêu đầy tham vọng là đạt được 25 tỉ giao dịch điện tử trong năm 2018-2018. Tuy nhiên số liệu từ các nguồn khác nhau của Chính phủ cho thấy tổng số lượng giao dịch điện tử qua RTGS, NEFT, IMPS, CTS, ví điện tử, thẻ trả trước, UPI và PoS sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ năm 2017-2018 chỉ là 15,83 tỉ. 95% giao dịch tại Ấn Độ vẫn là dựa trên tiền mặt. Một Ấn Độ không tiền mặt vẫn là một mục tiêu xa vời. Tuy nhiên, có một thực tế là mặc dù các giao dịch điện tử tăng lên cả về khối lượng và giá trị nhưng tính đến 6/4/2018 lượng tiền mặt trong lưu thông đã nhiều hơn trước khi Chính phủ cắt giảm tiền mặt, các giao dịch rút tiền từ ATM tăng lên về số lượng và giá trị. Các chuyên gia cho rằng Chính phủ không cần thiết phải rút 86% toàn bộ tiền mặt khỏi lưu thông. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rất ít tiền bẩn bị bắt giữ. Ngày 30/8/2017, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã đưa ra báo cáo về cắt giảm tiền mặt trong lưu thông. Trong đó nói rằng 99% các mệnh giá tiền giấy bị cấm lưu thông đã trở lại hệ thống ngân hàng. Điều này phủ nhận tuyên bố của Chính phủ về việc cắt giảm tiền mặt trong lưu thông sẽ loại bỏ được tiền bẩn và tiền giả trong nền kinh tế. Có thể có hai lý do cho tình trạng này: một là chỉ có một lượng nhỏ tiền bẩn bằng tiền mặt, hoặc hai là tất cả tiền bẩn ở dạng tờ 500 Rs và 1000 Rs đã được rửa sạch và trở lại hệ thống ngân hàng. Như vậy, có thể nói, Ấn Độ chưa thực hiện được mục tiêu ngăn chặn và xử lý nạn rửa tiền. Mục tiêu đưa các dịch vụ tài chính chính thống đến với mọi người dân bình thường cũng chưa đạt được. Điều đó có nghĩa là mục tiêu thúc đẩy tài chính toàn diện vẫn còn rất xa. Nguyên nhân của những điểm chưa đạt được  Hơn 60% dân số Ấn Độ sống ở vùng nông thôn. Gần ¼ dân số nông thôn không có điện thoại di động và phần lớn họ không biết sử dụng máy tính. Họ không thấy thuận tiện và thoải mái khi thực hiện giao dịch trên máy tính và điện thoại di động vì phải nhờ người khác chỉ dẫn, giúp đỡ. Điều này đôi khi dẫn đến dung sai tài khoản, và tiêu quá số tiền dự định. Vì vậy, phần lớn dân cư nông thôn thích dùng tiền mặt hơn các phương tiện thanh toán điện tử.  Ngoài ra, khoảng 90% thị trường lao động Ấn Độ là không chính thức. Phần lớn làm trong lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất và nhận lương theo ngày. Trong hoàn cảnh như vậy, họ phụ thuộc rất lớn vào tiền mặt.  Chính vì vậy, việc chuyển đổi một quốc gia có 90% lượng giao dịch là tiền mặt như Ấn Độ sang nền kinh tế phi tiền mặt hẳn là một bài toán không dễ dàng tìm ra lời giải.  Tính an toàn cũng là một vấn đề cần xem xét khi giao dịch điện tử. Báo cáo của CERT-In (Đội phản ứng nhanh về máy tính của Ấn Độ) cho thấy tới tháng 10/2016 có 39,730 sự cố an ninh bao gồm đánh cắp thông tin, xâm nhập trang web, phát tán vi rút và khai thác lỗ hổng. 471  Giá điện thoại thông minh cũng là một lý do so với thu nhập của đa số người dân. Trừ khi Chính phủ trợ giá hoặc có các lựa chọn thay thế phù hợp khả năng chi trả của người dân, nền kinh tế phi tiền mặt vẫn còn là giấc mơ xa vời.  Trước khi thực hiện tham vọng biến Ấn Độ thành nền kinh tế số, Chính phủ Ấn Độ cần quan tâm tới việc đảm bảo an ninh cho các giao dịch ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, và các giao dịch ngân hàng trực tuyến khác. Các nguyên nhân nêu trên phần nào được thể hiện qua số liệu khảo sát người dân do Techstory thu thập dưới đây về rào cản đối với thanh toán điện tử: o Thói quen sử dụng tiền mặt: 68% o Sự phức tạp khi sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử: 55% o Không có các giá trị đi kèm: 48% o Độ trễ của các phương tiện thanh toán phi tiền mặt: 33% o Sự hấp dẫn của các phương thức thanh toán khác: 29% o Các khoản phí ẩn: 27% o Không tiếp cận được các phương tiện thanh toán điện tử: 16% V. Bài học đối với Việt Nam Câu hỏi nền kinh tế phi tiền mặt sẽ thúc đẩy tài chính toàn diện hay làm lớn thêm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vẫn còn là đề tài tranh luận của các chuyên gia kinh tế và các nhà nghiên cứu. Chính phủ Ấn Độ tin rằng chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt cũng là giải pháp cho Tài chính toàn diện tại quốc gia này khi đưa các dịch vụ tài chính chính thống đến với mọi người dân. Tuy nhiên, mặc dù với niềm tin như vậy thì đến nay, sau 2 năm 4 tháng thực hiện Chương trình Một Ấn Độ không tiền mặt, mục tiêu số hóa nền kinh tế, qua đó thúc đẩy tài chính toàn diện vẫn chưa đạt được. Việt Nam và Ấn Độ là hai quốc gia có những điểm tương đồng như: thói quen sử dụng tiền mặt của người dân khiến cho nền kinh tế phụ thuộc tiền mặt rất lớn đồng thời không kiểm soát được lịch sử giao dịch, không xử lý được vấn đề rửa tiền; đa số dân cư sống ở khu vực nông thôn xa xôi, đa số dân cư làm việc trong lĩnh vực không chính thức như nông nghiệp, sản xuất, xây dựng… Chính vì vậy, Việt Nam có thể rút ra được một số bài học từ thực tiễn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt của Ấn Độ.  Thứ nhất, cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc số hóa nền kinh tế, coi đây là chiến lược quốc gia, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho quá trình chuyển đổi, huy động tổng thể nguồn lực của toàn xã hội. Cụ thể, cần triển khai một chiến dịch sâu rộng trong cả nước, từ tầng lớp nhân dân cho tới các cơ quan nhà nước, trường học, Chính phủ.  Thứ hai, tăng cường giáo dục nhận thức cho toàn thể xã hội thông qua các chương trình giáo dục nhận thức trên truyền hình quốc gia và triển khai lực lượng hạt nhân tại các cơ sở giáo dục sau đại học. Đây là điều Việt Nam có thể học hỏi và triển khai thực hiện. Các trang web được lập riêng cho chương trình một cách dễ hiểu ngắn gọn và cập nhật thường xuyên, các giải pháp thúc đẩy đánh vào tâm lý của người dân… sự vào cuộc của toàn bộ xã hội là rất đáng học hỏi.  Thứ ba, trở ngại đáng kể trong việc số hóa nền kinh tế là khả năng tiếp cận các dịch vụ số. Ngoài tăng cường giáo dục nhận thức cần có sự trợ giá của Chính phủ khi cung cấp các giải pháp số như điện thoại thông minh giá rẻ hay các giải pháp có thể chi trả so với thu nhập của người dân bình thường. Việt Nam cần lựa chọn các phương tiện thanh toán số phù hợp với tình hình thực tế tại từng khu vực. Sự vào cuộc của ngành ngân hàng trong công cuộc này là rất quan trọng. 472 Kết luận Chuyển đổi sang nền kinh tế phi tiền mặt thông qua các biện pháp số hóa nền kinh tế là một bước đi cần thiết của bất kỳ nền kinh tế nào. Chỉ có như vậy mới có thể minh bạch tài chính, đẩy lùi tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền góp phần đem lại sự công bằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, mọi người dân đều bình đẳng trước các cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính. Việt Nam nên tăng cường nghiên cứu và học hỏi từ các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới để tìm ra bước đi phù hợp cho quốc gia mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Ajit kumar Roy (2017). Nền kinh tế phi tiền mặt ở Ấn Độ - hiện tại, triển vọng phát triển và thách thức, (53) 2. Báo cáo Khảo sát kinh tế của Bộ Tài chính Ấn Độ, 2018 3. Cổng thông tin điện tử Cashless India - Một Ấn Độ không tiền mặt của Chính phủ Ấn Độ 4. Cổng thông tin điện tử Transforming India- Một Ấn Độ chuyển mình của Chính phủ Ấn Độ 5. Ira Dugal (2018). Giảm bớt tiền mặt trong lưu thông có làm thay đổi thói quen tiêu tiền mặt của người dân Ấn Độ, Bloombergquint, Apr 19 2018 6. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (2016) Báo cáo tháng 11 về giao dịch điện tử 7. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (2017) Báo cáo tháng 3 về giao dịch điện tử 8. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (2018) Báo cáo tháng 3 về giao dịch điện tử 9. Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (2018) Báo cáo tháng 9 về giao dịch điện tử 10. Số liệu của Bloomberg ngày 6/11/2017 về Sàn giao dịch New Delhi 11. Số liệu của Bloomberg ngày 7/11/2017 về Sàn giao dịch Bombay 12. Techstory (2018). Khảo sát Rào cản đối với thanh toán điện tử tại Ấn Độ 473 KINH NGHIỆM MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VI MÔ NHẰM THÚC ĐẨY TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN, HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG PGS. TS. Vũ Duy Vĩnh - TS. Đỗ Đình Thu Học viện Tài chính Tóm tắt Để phát triển tài chính theo hướng toàn diện, hiệu quả và bền vững, cần phát triển đồng bộ tất cả các bộ phận, trong đó có tài chính vi mô (TCVM). Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao. TCVM chủ yếu nhắm vào đối tượng người nghèo, thu nhập thấp, người yếu thế để họ không bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển đất nước. Trong những năm qua, TCVM ở Việt Nam đã bước phát triển nhanh, thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, TCVM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Để phát triển TCVM theo mục tiêu nêu trên, Việt Nam rất cần học hỏi kinh nghiệm của các nước khác, kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại. Bài báo tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của các nước châu Âu, châu Á, đặc biệt là kinh nghiệm của Bangladesh, Campuchia, Philipines… từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. Từ khóa: Tài chính vi mô, Việt Nam, kinh nghiệm 1. Một số vấn đề về tài chính toàn diện và tài chính vi mô 1.1. Tài chính toàn diện 1.1.1. Khái niệm Tài chính toàn diện hay còn gọi là tài chính bao trùm (financial inclusion) là việc mọi người dân và doanh nghiệp được tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý do các tổ chức tài chính cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững, trong đó chú trọng đến nhóm người nghèo, người thu nhập thấp, người yếu thế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ. Trong vòng một thập kỷ trở lại đây tài chính toàn diện có tầm quan trọng ngày càng lớn. Hiện nay, tài chính toàn diện là một trong những trụ cột chính trong định hướng phát triển. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030. 1.1.2. Nội dung của tài chính toàn diện Tài chính toàn diện gồm có 5 nội dung cơ bản: - Dịch vụ tài chính; - Cơ sở hạ tầng tài chính; - Bảo vệ người sử dụng dịch vụ tài chính; - Giáo dục tài chính; - Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính như: tổ chức tín dụng ngân hàng; tổ chức tín dụng hợp tác; quỹ tín dụng; tổ chức tín dụng phi ngân hàng; công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm; tổ chức tài chính vi mô. Trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, bài báo tập trung vào vấn đề tài chính vi mô 1.2. Tài chính vi mô Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Một cách chung nhất, có thể hiểu TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. TCVM vừa là công cụ ngân hàng vừa là công cụ phát triển. Phát triển TCVM cùng với phát triển các hệ thống tài chính khác sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, bền vững và hiệu quả. Trong những năm qua TCVM ở Việt Nam đã có bước phát triển, thu được một số thành quả nhất định. Mặc dù vậy, TCVM ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như: Khung giám sát và pháp lý vẫn không rõ ràng; các chương trình TCVM của các tổ chức xã hội trong khu vực bán 474 chính thức không theo một cơ chế quản lý điều hành tốt và do vậy hiệu quả và tính chuyên nghiệp cũng như sự minh bạch không cao; các tổ chức TCVM có mức đầu tư còn thấp; năng lực quản lý điều hành của các TCVM còn yếu… Những hạn chế trên đây cần sớm được khắc phục. Việc nghiên cứu kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển TCVM của các quốc gia có ý nghĩa lớn trong việc khắc phục những hạn chế của TCVM ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô ở một số quốc gia 2.1. Kinh nghiệm tốt của một số quốc gia về tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô để đảm bảo phát triển bền vững 2.1.1. Kinh nghiệm của các nước Tây Âu Dịch vụ tài chính vi mô được F.W. Raiffeisen nghĩ ra và áp dụng đầu tiên ở Đức vào những năm 1860 để đối phó với vấn đề tín dụng trong nông nghiệp, các nghề thủ công và các công nghiệp nhỏ ở các vùng nông thôn đúng vào thời công nghiệp hoá diễn ra nhanh chóng gây áp lực lớn đối với hàng nông sản do nhập khẩu giá thấp, trong khi lãi suất thương mại thì lại cao. Các hội hợp tác cho vay nhỏ dựa trên những nguyên tắc tự giúp đỡ lẫn nhau, tự chịu trách nhiệm và tự quản đã hình thành, khoản tiền gửi của các thành viên là cơ sở để cho các thành viên vay, và lợi nhuận được tái đầu tư hoặc chia. Vì các hiệp hội riêng rẽ quá yếu khi đứng một mình nên năm 1872, Raiffeisen đã lập nên Hội Liên hiệp cấp quốc gia, kết hợp cấu trúc theo hàng ngang với cấu trúc theo chiều dọc. Những nguyên tắc cơ bản của Raiffeisen tiếp tục là bài học cho việc thành lập các tổ chức hợp tác tín dụng trên toàn thế giới, tuỳ theo sự khác nhau của từng nước, tuỳ thuộc vào cơ cấu tín dụng đang tồn tại, những điều khoản pháp luật và những điều kiện xã hội. Ở Tây Âu, nhiều ngân hàng hoạt động ở khu vực nông thôn đều ít nhiều có liên quan đến hệ thống Raiffeisen. Ngày nay, những ngân hàng này không còn cho vay vi mô nữa vì chúng đã chuyển khỏi lĩnh vực tài chính vi mô, nhưng những kiến thức và kinh nghiệm được phổ biến khắp nơi Hiện nay, có khoảng 60 tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô ở Tây Âu, gần một nửa số đó được thành lập năm 2000 hoặc muộn hơn, với hoạt động quy mô nhỏ là chủ yếu. Chỉ có một số ít có tầm quốc gia như France Adie và Finland Finerva. Adie (Association pour le Droit à l’Initiative Economique), ra đời năm 1989. Adie cung cấp dịch vụ cho những người thất nghiệp và những người nhận trợ cấp xã hội - nhóm này chiếm 50% số người vay. Adie cho vay tới 5.000 euro với tỷ giá thị trường, Chính phủ trợ cấp tiền khởi động ban đầu và những khoản cho vay không lãi suất. Adie còn tư vấn kinh doanh cho những doanh nghiệp vi mô. Từ năm 1989, Adie đã cho 23.000 khách hàng vay. Năm 2004, có 10.000 người vay. Một ví dụ khác là Fundació Un Sol Món, trụ sở tại Tây Ban Nha, được thành lập bởi ngân hàng tiết kiệm Caixa Catalunya năm 2000, Fundació Un Sol Món hoạt động cấp khu vực. Nhóm khách hàng chính của gồm những người không có đặc quyền và cộng đồng, những nhà doanh nghiệp làm ăn đơn lẻ thuộc lĩnh vực dịch vụ. Các sản phẩm của nó là các khoản cho vay kiểu ngân hàng truyền thống từ 5.000 đến 8.000 euro. Từ cuối năm 2004, lãi suất (6%) bao gồm rủi ro (4,6%) và bắt đầu bao gồm cả chi phí buôn bán (hiện là 75%). Từ năm 2000, hơn 600 khoản vay vi mô đã được thực hiện với tổng giá trị là 5,6 triệu euro. 2.1.2. Kinh nghiệm của các nước Đông Âu Ở Đông Âu TCVM nhằm các mục đích khác nhau: được tham gia trong xã hội, phát triển doanh nghiệp vi mô, phát triển khu vực, tạo việc làm. Các dịch vụ TCVM tạo cơ hội tiếp cận tài chính cho những hoạt động kinh doanh vi mô mới khởi đầu và đang hoạt động và chuẩn bị cho họ tiếp cận các ngân hàng. Nó cung cấp công cụ cho sự phát triển của địa phương và khu vực thông qua việc đầu tư cho những cộng đồng thiếu thốn và thúc đẩy sự phát triển của bản địa, giúp xây dựng cầu nối cho người thất nghiệp lâu dài, sống phụ thuộc vào trợ cấp xã hội quay trở lại tham gia vào nền kinh tế thông qua việc tự tạo việc làm. Các doanh nghiệp nhỏ là những động cơ tạo việc làm ở châu Âu, vì thế đầu tư vi mô tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và tạo việc những việc làm mới. 475 TCVM tiếp tục phát triển ở Đông Âu sau những năm 1990 khi khối các nước XHCN tan rã. Có hơn 4.000 tổ chức TCVM, tổng danh mục cho vay đầu tư là hơn 800 triệu USD và hơn 1,5 triệu người vay năm 2003. Đông Âu có 4 mô hình (mô hình phi phương Tây áp dụng ở Đông Âu): Liên hiệp tín dụng (hơn 4.000), phi chính phủ (31), ngân hàng tài chính vi mô (3) và ngân hàng thương mại quy mô thấp. Sự thâm nhập thị trường ước tính chiếm 11% nhu cầu tiềm năng. Tỷ lệ tăng trưởng gần đây đình trệ (từ năm 2002 đến 2003 chỉ là 5%). Đa số các hiệp hội tín dụng đều là những tổ chức cộng đồng rất nhỏ với danh mục cho vay trung bình dưới 100.000 USD. Nhóm tài chính vi mô MFI phi chính phủ được thành lập với rất nhiều chương trình nhỏ có một số tổ chức lớn sinh lời như Fundusz Mikro. Từ năm 2002, MFI lớn nhất Đông Âu về danh mục cho vay và số người vay có hiệu quả và khả năng vươn xa là ngân hàng tài chính vi mô ProCredit Bank Bulgaria (số người vay có hiệu quả năm 2003: 16.000, tổng số tiền cho vay là 790 triệu USD). Fundusz Mikro được thành lập tại Ba Lan năm 1994, tổ chức này hoạt động rộng khắp đất nước (32 chi nhánh) ; nhóm khách hàng là những doanh nhân vi mô ; sản phẩm: cho vay để khởi động các doanh nghiệp vi mô với luồng tiền dương; sử dụng biện pháp cùng ký kết thay cho việc thế chấp. Từ năm 1994, có 33.800 doanh nghiệp vi mô được vay vốn, trong đó 11.058 người vay có hiệu quả. 2.1.3. Kinh nghiệm của các nước Đông Á và Trung Á. Ở các nước Đông Á và Trung Á, TCVM phát triển khá nhanh, đi từ chỗ nhỏ nhoi đến trình độ công nghiệp sinh lời và ổn định. Tốc độ mà khu vực này có được sự độc lập về tài chính là đặc biệt quan trọng vì những tổ chức TCVM đều cố gắng đạt được sự tự chủ tài chính để bù đắp lại chi phí và khoản đầu tư hấp dẫn. Có thể rút ra nhiều bài học từ TCVM ở Đông Á và Trung Á. Thậm chí với quy mô nhỏ hơn và chi phí hoạt động cao hơn mức trung bình, các tổ chức TCVM ở khu vực đã nhanh chóng phát triển một mô hình đem lại khoản tiền lãi. Sự có lãi trong lĩnh vực này xuất phát từ tín dụng mạnh của khu vực, nhờ có đội ngũ nhân viên thạo nghề, và kiểm soát chặt chẽ danh mục cho vay đầu tư. Hơn nữa, các tổ chức TCVM trong khu vực này đã dành nhiều nguồn lực hơn cho các danh mục cho vay đầu tư, đó là những tài sản sinh lợi nhất, hơn là cho địa vị toàn cầu của chúng. Mặc dù có thành tích tài chính đầy ấn tượng, song lĩnh vực năng động này vẫn phải đối mặt với những thách thức khó khăn. Đó là sự kém hiệu quả và hiệu suất hơn phần lớn các khu vực khác. Mặc dù lĩnh vực TCVM ở nhiều nước trong khu vực bắt đầu trở nên phức tạp hơn xét về sự đa dạng sản phẩm, khu vực này nhìn chung vẫn thiếu sáng kiến và tạo nguồn tiết kiệm hạn chế. Cạnh tranh đang tăng lên giữa các lĩnh vực TCVM cũng như từ các ngân hàng thương mại sẽ dẫn đến những sáng kiến mới tiếp theo, nhưng điều quan trọng hơn là làm cho nó vươn xa hơn, vì các tổ chức TCVM buộc phải tìm kiếm những khách hàng mới. Kế tục sự phát triển, lĩnh vực TCVM mới xây dựng có lợi thế là có thể học tập được kinh nghiệm từ thực tiễn thành công nhất ở các khu vực khác. 2.1.4. Kinh nghiệm của các nước và Nam Á và Đông Nam Á. *Kinh nghiệm của Ấn Độ. TCVM của Ấn Độ phát triển cho đến hiện nay một phần nhờ nhóm tự lực (SHG) và vì lợi ích tăng trưởng đáng kể của các tổ chức tài chính vi mô (MFIs) cung cấp những dịch vụ tài chính giá trị nhỏ cho những gia đình thu nhập thấp. Mô hình dịch vụ TCVM này là theo kinh nghiệm của SHGs của các tổ chức phi chính phủ theo truyền thống của các nhóm liên doanh đồng trách nhiệm Grameen và hoạt động tiết kiệm của ngân hàng tư nhân và các liên hiệp hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả, thì hiệu quả thu được không lớn bằng việc lựa chọn mô hình TCVM. MFIs dựa trên SHG có đội ngũ nhân viên hoạt động hiệu quả hơn một chút so với các mô hình khác. MFIs ở đô thị có thể hoạt động hiệu quả hơn nhiều. Tính đến giữa năm 2006, SHGs và một số MFIs ước tính đã vươn tới 17 triệu gia đình. Nguyên nhân để những mô hình này ở Ấn Độ có thể vươn xa được là: - Có sự tham gia tích cực của các ngân hàng (ví dụ các ngân hàng Syndicate and Canara Banks) vào các chương trình này. - Được quản lý tốt hơn bởi NGOs, SHGs/ hay MFIs 476 - Có ấn tượng hơn đối với kinh tế các địa phương - Tỷ lệ biết chữ cao hơn và tỷ lệ tham gia cao hơn của phụ nữ vào nền kinh tế địa phương khiến họ thích hợp hơn với các MFI. * Kinh nghiệm của Bangladesh. Grameen Bank (GB) ở Bangladesh là một trong những ví dụ điển hình về quản lý tín dụng chính sách ở một tổ chức tín dụng cho người nghèo phát triển thành công trên thế giới. Đây là một tổ chức phát triển theo mô hình truyền thống đã được Raiffeisen đưa ra từ thế kỷ 19. Mô hình thành công của GB hiện nay, được bắt nguồn từ một dự án của Giáo sư Muhammad Yunus thuộc Đại học Chittagong thực hiện vào năm 1976. Dự án này được triển khai rất thành công và sau đó phát triển thành ngân hàng GB vào năm 1983. Do sự thành công của mô hình GB đối với việc giúp đỡ người nghèo vào năm 2006, tác giả của mô hình GB đã nhận được giải thưởng Nobel về Hoà Bình. Kinh nghiệm thành công từ hoạt động Ngân hàng GB đó là: Kiên trì mục tiêu phục vụ và khai thác triệt để những đặc điểm của người nghèo, khơi dậy tính tích cực từ bản năng vượt nghèo của họ, khẳng định mục tiêu chiến lược của tín dụng là giúp người nghèo thoát cảnh cùng cực, đối tượng phục vụ trước hết là phụ nữ, vì người nghèo khổ nhất ở nông thôn Bangladesh là phụ nữ. Tiếp đến việc cho vay của Ngân hàng GB thông qua tổ nhóm vay vốn, nhằm quản lý giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, ngoài ra thông qua hoạt động tổ vay vốn đã huy động tiết kiệm bắt buộc mỗi tuần 1 taka, như thế vừa huy động được nguồn vốn, vừa tạo cho người vay có nguồn trả nợ khi gặp khó khăn và nhất là tạo thói quen tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. Một kinh nghiệm khác đối với hoạt động Ngân hàng GB đó là cho vay hộ nghèo theo lãi suất thị trường, tỷ lệ nợ quá hạn là một trong những ngân hàng thấp nhất ở Bangladesh, điều đó chứng tỏ việc cho vay người nghèo theo lãi suất thị trường có tác dụng thúc đẩy người nghèo hoà vào cơ chế kinh tế thị trường, chủ động cân đối chi phí sản xuất và giá thành để có lãi, có khả năng trả nợ gốc và lãi tốt. Ðiểm nhấn sáng tạo của dự án này là mô hình “nhóm tự quản” kết nối những người vay sống trong cùng một khu vực dân cư có hoàn cảnh tương tự để họ cùng chia sẻ trách nhiệm, sàng lọc, giám sát và quản lý lẫn nhau, giảm sự bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng. Mỗi nhóm vay gồm 5 người, khoản vay đầu tiên dành cho 2 người, rồi tiếp đến người thứ 3, thứ 4 và người cuối cùng. Hàng tuần, nhóm có tổ chức họp để xem xét tình hình thực hiện các khoản vốn vay, xem xét khả năng tài chính, tình hình hoàn trả… Hàng tuần nhân viên sẽ gặp khoảng 40 người (khoảng 7 - 8 nhóm), ở đây nhân viên tín dụng là cầu nối giữa các nhóm và thành viên, và chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, và/hoặc quản lý chi tiêu. Nếu một thành viên trong nhóm gặp khó khăn, các thành viên khác phải có trách nhiệm giúp đỡ, một thành viên không hoàn trả nợ đúng hạn, hay không trả được nợ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả những thành viên còn lại. Khi 1 thành viên trong nhóm không có khả năng trả nợ thì GB sẽ từ chối tất cả các khoản vay của các thành viên còn lại trong nhóm, do vậy, người vay bị hối thúc buộc phải làm ăn để trả nợ, và nhiều người có thể cảm thấy ngại ngùng nếu không trả được nợ góp phần gia tăng khả năng trả nợ (vì vậy, mà tỷ lệ trả nợ tại tổ chức TCVM thường rất cao). Ngoài việc mỗi nhóm phải tuân theo những quy định mang tính bắt buộc về tài chính, cũng như một số các quy định khác của ngân hàng, bản thân từng nhóm cũng tự tuân thủ những nguyên tắc xã hội khác. Những quy định đó bao gồm: Gia đình sinh ít con, trẻ em đều phải được đến trường, gia đình đoàn kết, các thành viên tương trợ lẫn nhau… Mặc dù có những quy định như vậy, nhưng GB vẫn được biết đến với mô hình ngân hàng cho vay dựa trên sự tin cậy, tin tưởng của ngân hàng với các khách hàng của mình. Ðến tháng 10/2011, GB có 8.349 triệu người vay, trong đó 97% là phụ nữ, phủ rộng trên 97% tổng số các làng ở Bangladesh (GB, 2011). GB theo đuổi mục tiêu phi lợi nhuận và được miễn thuế trong suốt quá trình hoạt động. Ngân hàng đạt được bền vững tài chính và có quyền nhận tiền gửi từ công chúng. 477 * Kinh nghiệm bền vững của Card Bank (Philipines). Ngày 1 tháng 9 năm 1997, Ngân hàng Nông thôn CARD đã khai trương hoạt động tại thành phố San Pablo, Philipines và trở thành trường hợp một NGO tài chính vi mô đầu tiên chuyển đổi thành ngân hàng tại Philippins. Việc chuyển đổi này được khởi xướng cách đây khoảng 8 năm, sau khi Trung tâm phát triển nông nghiệp và nông thôn (CARD) có các hoạt động cho vay vi mô đầu tiên. Quyết định chuyển đổi bắt nguồn từ nhận thức của CARD rằng với cơ cấu sở hữu không rõ ràng của một NGO, CARD sẽ rất khó có thể huy động nguồn vốn thương mại để mở rộng hoạt động. Chính vì vậy, CARD đã triển khai chuyển đổi NGO của mình thành ngân hàng hoạt động theo định hướng thương mại. Ngay từ ban đầu, các nhà lãnh đạo CARD đã tin chắc rằng chỉ bằng cách thành lập một tổ chức tài chính chính thức mới có thể hoàn thành mục tiêu xã hội của mình là cung cấp các dịch vụ và sản phẩm TCVM chất lượng cao cho ngày càng nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Niềm tin này được thể hiện ở tầm nhìn về việc xây dựng một ngân hàng hoạt động bền vững và do chính các thành viên của mình là phụ nữ nghèo, không có ruộng đất thuộc sở hữu của riêng mình, quản lý và kiểm soát. Bằng thực tiễn hoạt động của mình, Ngân hàng CARD đã cho thấy không nhất thiết phải có sự đánh đổi giữa độ sâu tiếp cận với khả năng bền vững của một tổ chức. Để tiến tới thương mại hóa, bên cạnh việc xử lý vấn đề sở hữu, CARD đã theo đuổi một số khởi xướng, bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài chính linh hoạt đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở tích cực lắng nghe các ý kiến phản hồi của khách hàng và học hỏi từ chính khách hàng; - Giải quyết vấn đề tự bền vững và có lãi thông qua các quy trình tiết kiệm chi phí, duy trì năng suất cán bộ cao và chính sách giữ khách hàng; - Dứt bỏ khỏi sự phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ bằng cách hạn chế tiếp cận các khoản tài trợ cho các chi phí hoạt động và mở rộng chương trình, trong khi đó đẩy mạnh tiếp cận các khoản cho vay thương mại - Nâng cao năng lực của cán bộ và các cấp quản lý trong việc triển khai các hoạt động ngân hàng chính thức - Đảm bảo quy hoạch cán bộ lãnh đạo kế cận thông qua các biện pháp tăng cường năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý cấp trung - Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý bằng cách cài đặt các hệ thống và quy trình đảm bảo cho việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm nhanh chóng, hiệu quả: - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng (nhà cửa, trang thiết bị) để tạo dựng hình ảnh của một tổ chức vững mạnh và ổn định, góp phần gia tăng mức độ tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng. Một trong các thay đổi rõ nét của Ngân hàng CARD là xây dựng hoặc nâng cấp/ chỉnh trang nhà cửa, trang thiết bị tại các địa điểm giao dịch của ngân hàng - Do có hoạt động nhận tiền gửi của công chúng nên ngân hàng CARD nhận định rằng trong tương lai, có thể có những khách hàng gửi tiền sẽ muốn tiếp cận các sản phẩm cho vay cá nhân. Dự báo trước nhu cầu này, ngân hàng CARD đã thực hiện thí điểm cho vay cá nhân tại hai chi nhánh của mình (chi nhánh San Pablo và chi nhánh Marinduque). * Kinh nghiệm bền vững của Acleda Bank (Campuchia). ACLEDA được thành lập vào tháng 1 năm 1993 với tư cách là một NGO về tín dụng và phát triển đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc chuyển đổi thành ngân hàng chuyên doanh của ACLEDA bắt đầu vào tháng 1/1998 và hoàn tất vào ngày 7/10/2000. Ngân hàng chuyên doanh ACLEDA tiếp tục nâng cấp và trở thành ngân hàng thương mại từ ngày 1/12/2003 với số vốn thực góp nâng từ 4 triệu đô la Mỹ lên 13 triệu đô la Mỹ. Việc chuyển đổi này được đặt ra với mục tiêu để tổ chức được hoạt động trong một khuôn khổ pháp lý an toàn mà với tư cách là một NGO sẽ không thể có được; đồng thời tạo điều kiện có thêm nhiều phương thức huy động vốn mới (như gọi vốn cổ phần, nhận tiền gửi của công chúng, vay liên ngân hàng), hỗ trợ việc mở rộng các hoạt động TCVM cơ bản của tổ chức. Với tư cách là một NGO, mục tiêu của ACLEDA là “thiết lập một chương trình dành cho doanh nghiệp nhỏ và khu vực không chính thức để hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và đóng góp vào công cuộc giảm nghèo 478 thông qua cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững”. Với tư cách là một ngân hàng thương mại, tầm nhìn của ACLEDA là “trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu của Campuchia cung cấp các dịch vụ tài chính đặc thù cho tất cả các phân khúc của cộng đồng”; với sứ mệnh là “cung cấp cho các doanh nghiệp vi mô, nhỏ và vừa các phương tiện để quản lý nguồn lực tài chính của mình một cách có hiệu quả và từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ. Cùng với việc đạt được các mục tiêu này, ACLEDA sẽ đảm bảo lợi ích bền vững và ngày càng tăng cho các cổ đông, cán bộ và cộng đồng trên diện rộng. ACLEDA luôn tuân theo các nguyên tắc tối cao về ứng xử có đạo đức, tôn trọng xã hội, luật pháp và môi trường”. Bằng sứ mệnh của ngân hàng và mục đích hoạt động của NGO, sứ mệnhcủa Ngân hàng ACLEDA vẫn duy trì được mục tiêu của ACLEDA NGO, đó là nâng cao chất lượng sống của người nghèo thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững. Quan điểm của Ngân hàng ACLEDA, chỉ có các tổ chức bền vững về tài chính mới có thể đảm bảo các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cả nông dân, ở cả khu vực thành thị và nông thôn được tiếp cận với các dịch vụ tài chính một cách bền vững. Theo kinh nghiệm của ACLEDA, trước khi tiến hành chuyển đổi, một tổ chức cần phải đáp ứng 3 tiêu chí sau: Thứ nhất, đạt được bền vững trên 4 khía cạnh: - Lập kế hoạch: Phải có các sản phẩm phù hợp và phải xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Kỹ thuật: Có các kỹ năng và chương trình đào tạo phù hợp để thực hiện thành công kế hoạch kinh doanh. - Tổ chức: Có cơ cấu quản trị và mạng lưới phù hợp - Lành mạnh về tài chính: kiểm soát các chi phí, đảm bảo chất lượng danh mục đầu tư và hoàn trả đúng hạn, định giá các sản phẩm cho vay đảm bảo trang trải đủ các chi phí hành chính và chi phí huy động vốn. Thứ hai, tối thiểu phải đạt đến điểm hòa vốn về tài chính Thứ ba, đáp ứng các tiêu chí của Ngân hàng trung ương Campuchia để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là các tiêu chí yêu cầu phải tăng thêm vốn, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (cơ cấu cổ đông) và nâng cao năng lực quản lý. Cũng trên cơ sở kinh nghiệm của ACLEDA, các tổ chức định hướng phát triển chuyên nghiệp, bền vững và hướng tới chuyển đổi thành ngân hàng cũng cần lưu ý một số khuyến nghị sau: - Liên quan đến công tác quản trị: Để tránh xung đột lợi ích, cần phải phân định rõ vai trò của Hội đồng quản trị và Ban Điều hành. Hội đồng quản trị chỉ quản trị tổ chức mà không can thiệp vào công tác điều hành tổ chức, còn Ban điều hành thì phải điều hành tổ chức theo các chỉ dẫn của Hội đồng quản trị. - Điều hành việc cung cấp các dịch vụ tài chính ở vùng nông thôn nơi cơ sở hạ tầng thiếu thốn phải có sự cam kết rất mạnh mẽ của các cấp cán bộ của tổ chức. Sự tin cậy là một lợi thế về an toàn tài chính ở vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh. Vì vậy, trong bất kỳ cơ cấu sở hữu nào, cán bộ hoặc nhân viên cần được tham gia ngay từ đầu thông qua việc thiết lập một chương trình sở hữu cổ phiếu của cán bộ để có được sự tâm huyết và cam kết cao của họ. - Vai trò của Chính phủ và ngân hàng trung ương rất quan trọng ngay từ giai đoạn đầu vì có rất nhiều vấn đề pháp lý và cấp phép liên quan mà không có tiền lệ tại Campuchia. Việc tham gia của các cổ đông tiềm năng trong quá trình thảo luận là rất quan trọng để đạt được sự thành công. - Phải đảm bảo rằng không có các khoản tín dụng có trợ cấp có thể làm suy yếu sự phát triển của tổ chức TCVM; cần có sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh để tạo dựng một môi trường thuận lợi cho các tổ chức TCVM tồn tại và phát triển. 2.1.5. Một số bài học rút ra từ kinh nghiệm thành công của các TCTCVM trên thế giới - Xác định và xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường - Phân tích đầy đủ, toàn diện tình hình kinh tế - xã hội - Phân tích dòng tiền tiêu chuẩn 479 - Thế chấp và bảo lãnh chủ yếu chỉ là động cơ thúc đẩy và niềm tin, ít ý nghĩa về mặt kết quả thu hồi vốn. - Nguyên tắc tuần tự: việc hoàn trả đúng thời hạn sẽ mở ra cơ hội cho vay thêm (nhiều hơn, lâu hơn, lãi suất thấp hơn) - Thực hiện theo cách cho vay phi chính thức “bên cho vay”: Nhân viên cho vay có trách nhiệm đối với toàn bộ quy trình vay, mức lương quy định theo lãi suất thu được (phụ thuộc vào số lượng, tần suất và chất lượng cho vay) - Phi tập trung hoá, kiểm soát hiệu quả và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Tối đa hoá lợi ích của khách hàng (tiện lợi, trình tự thủ tục không mất thời gian) 2.2. Bài học thất bại của các tổ chức tài chính vi mô trong quá trình tiến tới phát triển bền vững Bên cạnh những bài học thành công, một số TCTCVM đã gặp thất bại trong quá trình phát triển bền vững, tập trung vào 3 nhóm bài học sau: 2.2.1. Thương mại hóa quá mức, rời xa mục tiêu hoạt động ban đầu Kinh nghiệm thất bại thứ nhất gắn liền với việc thương mại hóa quá mức của TCTCVM bán chính thức, như đã từng diễn ra tại Mexiconăm 2007 và Ấn Độ năm 2011. Vấn đề thương mại hóa quá mức bắt đầu xuất hiện từ khoảng năm 2005, khi nhiều tổ chức cho vay bắt đầu tìm cách kiếm lời từ những món vay bằng cách chuyển loại hình tổ chức từ phi chính phủ sang các doanh nghiệp thương mại. Năm2007, Compartamos, một ngân hàng ở Mexico, trở thành ngân hàng tín dụng vi mô đầu tiên tại Mỹ Latinh thực hiện việc lên sàn chứng khoán. Và vào tháng 8/2010, SKS, Ngân hàng tín dụng vi mô tại Ấn Độ, đã tăng được 358 triệu đô vào tổng vốn của tổ chức trong lần lên sàn đầu tiên. Để đảm bảo rằng những khoản vay nhỏ có thể sinh lãi cho những nhà đầu tư, những ngân hàng như Compartamos hay SKS cần phải nâng lãi suất, tăng cường quảng bá hình ảnh và thu nợ triệt để. Sự chia sẻ, đồng cảm dành cho những người đi vay, từng là tinh thần chính khi những tổ chức này còn là các tổ chức phi lợi nhuận, nay đã không còn. Những người vốn là đối tượng nhận được sự giúp đỡ của tín dụng vi mô nay lại trở thành người bị hại. Ở Ấn Độ, những người đi vay đã bắt đầu ngờ rằng những người cho vay đang lợi dụng họ, từ đó dẫn tới việc người đi vay không trả các khoản nợ nữa. Hiện nay, tại Ấn Độ, có rất nhiều người đi vay đã không thể hoàn trả được những khoản vay vi mô và dẫn đến hậu quả là công việc làm ăn kinh doanh của những người cho vay bị đổ bể. Khủng hoảng tại Ấn Độ đã chỉ ra một điều rõ ràng rằng: tín dụng vi mô cần phải trở lại đúng con đường đi của mình. Sự thương mại hóa đang như một bước ngoặt sai lầm của TCVM, nó thể hiện một “sự thay đổi về sứ mệnh” trong động cơ cho người nghèo vay của những “chủ nợ”. Nghèo đói cần phải được xóa bỏ chứ không nên coi đó là cơ hội để làm giàu. Một số vấn đề thực tiễn nghiêm trọng sẽ xảy ra khi coi tín dụng vi mô như một ngành kinh doanh kiếm lời. Thay vì tạo ra những quỹ bán buôn nhằm mục đích cho các TCTCVM, những tổ chức định hướng thương mại sẽ tăng tổng tiền để đầu tư vào những thị trường tài chính quốc tế không có tính ổn định, và gián tiếp chuyển những rủi ro tài chính đó cho người nghèo. Hơn nữa, điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng vi mô thương mại đang hướng tới yêu cầu lợi nhuận phải ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa với việc lãi suất người nghèo phải chịu sẽ ngày càng cao và xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩa xóa đói giảm nghèo của những khoản cho vay vi mô. Những người ủng hộ việc thương mại hóa này thì cho rằng đây là cách duy nhất để thu hút tiền, từ đó mở rộng khả năng cho vay tín dụng vi mô, “giải phóng” hệ thống khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào những nhà tài trợ. Nhưng chúng ta vẫn có thể khai thác được các khoản đầu tư vào tín dụng vi mô là tạo ra được lợi nhuận mà không cần phải thông qua tài trợ hay các thị trường tài chính toàn cầu. Quy định nghiêm ngặt hơn của Chính phủ có thể giúp ích trong chuyện này. Tỉ lệ lãi suất cao nhất không được vượt quá chi phí của món vay - có nghĩa là chi phí ngân hàng phải chịu để huy động được khoản tiền để cho vay - cộng với 15% giá trị món vay, được sử dụng để chi phí cho vận hành và sinh lời; “chênh lệch” lý tưởng giữa chi phí cho món vay và tỉ lệ lãi suất cho vay phải trongvòng 10%. 480 2.2.2. Kết hợp khiên cưỡng giữa phát triển tài chính vi mô với các trung gian tài chính chính thức Về nguyên lý, các tổ chức tín dụng có thể tham gia vào hoạt động TCVM do các điều kiện sẵn có về nhân lực, mạng lưới, vốn… Tuy nhiên, sự phát triển này nếu mang tính chất khiên cưỡng sẽ khiến cho hoạt động TCVM trở nên méo mó, các nguồn lực tài chính bị sử dụng không hiệu quả. Ví dụ, Sri Lanka phát triển kết hợp giữa hoạt động thương mại và phát triển của các ngân hàng hiện tại theo yêu cầu của Chính phủ. Ngân hàng Quốc gia Hatton HNB là ngân hàng thương mại tư nhân lớn nhất tại Sri Lanka. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ kinh doanh truyền thống của NHTM, ngân hàng này còn thực hiện các chương trình cung ứng dịch vụ cho người nghèo. Một vài nước, bao gồm Malaysia, còn thử nghiệm với các trung gian làm chức năng marketing với tư cách là các đại lý cung cấp lẻ các khoản cho vay từ các TCTD của Chính phủ. Tuy nhiên, mô hình này thường không thành công vì các TCTD có thể đáp lại áp lực của Chính phủ bằng cách xây dựng các văn phòng chi nhánh ở nông thôn và các chi nhánh này hoạt động rất hình thức, chỉ mở cửa vài tiếng một tuần, hoặc đưa ra số lượng dịch vụ rất hạn chế. Theo tổng kết của UNDP & Citi Corp Foundation (1997), các nguyên nhân chính khiến các tổ chức tín dụng chính thức gặp thất bại khi tham gia thị trường tài chính vi mô là: - Có nhiều trở ngại cho khách hàng trong việc áp dụng quy trình tín dụng truyền thống vào tín dụng vi mô, như: Yêu cầu về giấy đăng ký kinh doanh; các hình thức bảo đảm cá nhân như tài sản thế chấp, cầm cố và yêu cầu về giao dịch bảo đảm; các loại giấy tờ cá nhân khác… Do vậy, các khách hàng tài chính vi mô tiềm năng thường cảm thấy áp lực về quy trình thủ tục phức tạp và có thể không sử dụng dịch vụ tài chính của tổ chức đó. - Cách tiếp cận chưa tạo sự thân thiện với người nghèo và người có thu nhập thấp. Hầu hết người nghèo và người thu nhập thấp chưa bao giờ hoặc không dám nói chuyện với nhân viên ngân hàng hoặc bước vào văn phòng của các tổ chức tín dụng lớn. - Đắt đỏ với người nghèo và người thu nhập thấp do các chi phí giao dịch và cơ hội cao. Do các TCTD chính thức yêu cầu nhiều tài liệu, khách hàng phải đi lại nhiều lần và chờ đợi mà không chắc chắn sẽ được vay vốn, tổng chi phí giao dịch và cơ hội đối với khách hàng cao. Do đó, tỷ lệ chi phí vay vốn trên một đồng vốn vay được đối với khách hàng sẽ tương đối cao. - Các sản phẩm tín dụng chưa thực sự phù hợp cho khách hàng nghèo, khách hàng thu nhập thấp. Khách hàng tài chính vi mô thường muốn được cung cấp tín dụng quy mô nhỏ, trả gốc và lãi nhiều lần trong kỳ, thậm chí trả hàng ngày, hàng tuần. Trong khi đó, các sản phẩm tài chính thông thường thường có cách trả dài hơn, như theo tháng, thậm chí theo quý hoặc cuối kỳ. Việc gia hạn tín dụng vi mô cũng thường khó khăn hơn do thời gian và thủ tục thực hiện. 2.2.3. Tổ chức xã hội hoạt động chưa có chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa cao, phụ thuộc nhiều vào nhà tài trợ. Mặc dù số lượng các tổ chức thành công trong chuyên môn hóa và phát triển hoạt động TCVM tăng lên, không thể phủ nhận một thực tế là còn nhiều tổ chức bị thất bại, đặc biệt là các tổ chức xã hội thực hiện TCVM theo cách phi chuyên nghiệp và phụ thuộc quá nhiều vào nhà tài trợ. Các lý do chính của sự thất bại này là (UNDP & CitiCorp Foundation, 1997): - Nhân viên của các tổ chức này có kỹ năng giao tiếp tốt với cộng đồng, với khách hàng nhưng lại có ít kinh nghiệm kinh doanh và thường thiếu năng lực trong việc đưa ra những lời khuyên thích hợp về TCVM; - Mục tiêu kinh tế và phúc lợi xã hội luôn lẫn lộn, vì thế chính họ không biết họ là nhân viên xã hội hay nhân viên kinh tế; - Các dự án/chương trình thường quá phức tạp, tham gia cả vào việc lập kế hoạch phát triển thị trường hay lựa chọn kế hoạch sản xuất tập thể, không tập trung tới đối tượng chính. - Một số dự án do các tổ chức xã hội thực hiện khá tốn kém, được bao cấp ở mức cao và khả năng phục vụ khách hàng hạn chế. - Mục đích kinh doanh và tiêu chuẩn đánh giá hoạt động không được xác định rõ ràng. 481 3. Kết luận Tài chính vi mô như một mảnh ghép không thể thiếu trong bức tranh thúc đẩy tài chính toàn diện, hiệu quả và bền vững. Đối với một quốc gia mà tỷ lệ hộ nghèo còn cao như Việt Nam thì mảnh ghép tài chính vi mô càng có tầm quan trọng vì nó góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu dịch vụ tài chính của số đông người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Để phát triển tài chính vi mô, rất cần tham khảo kinh nghiệm của quốc gia khác một cách có chọn lọc để áp dụng một cách phù hợp vào điều kiện của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Hà Hoàng Hợp (trưởng nhóm), ThS. Nguyễn Minh Hương, ThS. Ngô Thị Minh Hương (2010), “Việt Nam sau khi gia nhập WTO: Tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn”, Trung tâm Phát triển và Hội nhập. 2. PGS. TS. Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013), “Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”, NXB Giao thông vận tải 3. PGS. TS. Nguyễn Kim Anh (2014), “Tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách”, nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam 4. Ngân hàng Thế giới (2007), “Việt Nam xây dựng chiến lược tổng thể để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô của người nghèo” 5. TS. Nguyễn Đức Hải (2018), “Chuyển đổi các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, Học viện Ngân hàng 482 TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA: KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GỢI Ý CHO VIỆT NAM ThS. Trần Quốc Hoàn Trường Đại học Hùng Vương Tóm tắt Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc về các chính sách nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cùng kinh nghiệm mở rộng tín dụng SME thành công của các ngân hàng như Wells Fargo, ICICI. Từ đó, bài viết đưa ra những gợi ý đối với Chính phủ và các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME tại Việt Nam. Từ khóa: SME, tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kinh nghiệm, bài học. 1. Đặt vấn đề Tài chính toàn diện được hiểu là việc phát triển hệ thống tài chính nhằm đảm bảo khả năng đáp ứng nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho tất cả mọi tổ chức và cá nhân, đặc biệt là người có thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính như thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý và được cung cấp một cách có trách nhiệm và bền vững. Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ưu tiên thực hiện một số chương trình nhằm tăng cường tiếp cận tài chính và thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1726/QĐ-TTg phê duyệt đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, trong đó SME là một trong những đối tượng được chú trọng quan tâm phát triển tài chính toàn diện, đặc biệt là nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho các SME. Hiện nay, 97% doanh nghiệp ở Việt Nam là các SME. Khối doanh nghiệp này đang đóng một vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết tốt vấn đề việc làm hiện nay. Tuy vậy, các SME đang gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các SME thường có nhu cầu tài chính quá lớn đối với hoạt động tài chính vi mô nhưng lại quá nhỏ để tận dụng hiệu quả các mô hình dịch vụ ngân hàng dành cho doanh nghiệp lớn (IFC, 2009), đồng thời thị trường tín dụng SME thường mất nhiều chi phí, rủi ro cao, khó phục vụ, cũng như lợi nhuận không lớn, do đó nhiều NHTM rất thận trọng mà khi cấp tín dụng cho SME. Kết quả cấp tín dụng cho SME hiện nay còn nhiều bất cập như tỷ lệ dư nợ tín dụng SME chiếm tỷ trọng thấp (trung bình 22% đến 25%) trong tổng dư nợ tín dụng toàn bộ nền kinh tế trong giai đoạn 2013-2017, số lượng SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng còn khá khiêm tốn, chỉ hơn 30% SME tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng, gần 70% còn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay từ các nguồn vốn khác với chi phí cao và nhiều rủi ro.Điều này đòi hỏi Chính phủ, các NHTM,… cần phải có những giải pháp thiết thực để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME. Các nội dung trình bày tiếp theo của bài nghiên cứu này gồm: Phần 2 trình bày kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho SME. Phần 3 gợi ý những giải pháp đối với Chính phủ và các NHTM. Phần 4 là kết luận. 2. Kinh nghiệm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho SME 2.1. Kinh nghiệm của Chính phủ một số quốc gia trên thế giới Trong các chính sách hỗ trợ SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đã được các quốc gia trên thế giới thực hiện (Bảng 1), thì có hai chính sách gồm bảo lãnh tín dụng cho SME và cho vay 483 trực tiếp SME được đa phần các quốc gia lựa chọn thực hiện. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy, nhiều quốc gia đã tạo lập được môi trường phát triển thuận lợi, bền vững cho các SME, giúp các SME đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Ngược lại, một số quốc gia đã bảo hộ quá mức các SME, vô hình chung làm cản trở sự phát triển của khu vực tư nhân khi Chính phủ hỗ trợ các SME dưới dạng phúc lợi và bảo trợ xã hội mà không chú trọng đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động của SME. Bảng 1: Một số chính sách của Chính phủ một số quốc gia hỗ trợ SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng Chính sách Chính phủ bảo khoản vay Quốc gia lãnh Áo, Bỉ, Canada, Chile, Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israel, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Serbia, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Hoa Kỳ. Chính phủ bảo lãnh khoản Áo, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Mexico, Hà Lan, New vay hay cho vay đối với Zealand, Serbia, Anh. doanh nghiệp khởi nghiệp Chính phủ bảo lãnh xuất Áo, Bỉ, Canada, Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần khẩu hoặc tín dụng Lan, Hungary, Hy Lạp, Hàn Quốc, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban thương mại Nha, Thụy Điển. Cho vay trực tiếp SME Áo, Bỉ, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Estonia, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nauy, Bồ Đào Nha, Serbia, Cộng hòa Slovak, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Hỗ trợ lãi suất Hungary, Bồ Đào Nha, Liên bang Nga, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Hỗ trợ từ quỹ đầu tư mạo Áo, Bỉ, Canada, Chile, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, hiểm, vốn cổ phần, hỗ trợ từ Pháp, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Israel, Mexico, Hà Lan, New Zealand, nhà đầu tư thiên thần Nauy, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Slovak, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh. Thành lập ngân hàng cho Cộng hòa Séc, Pháp, Bồ Đào Nha, Liên Bang Nga, Anh. SME Hỗ trợ tư vấn doanh nghiệp Colombia, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển. Miễn thuế, hoãn thuế Bỉ, Phần Lan, Ý, New Zealand, Nauy, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ. Hỗ trợ môi giới tín dụng Bỉ, Pháp, Ireland, Latvia, New Zealand, Tây Ban Nha. Chỉ định các ngân hàng cho Ireland, Đan Mạch. vay SME Nguồn: (OECD, 2015) Các chính sách hỗ trợ SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cũng đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công, điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc,… * Nhật Bản Để tạo cơ hội cho SME có thể sử dụng các nguồn lực tài chính từ các thiết chế tài chính khu vực tư, Chính phủ Nhật Bản thực hiện bảo lãnh các khoản vay cho các SME và Chính phủ có thể trả thay khi các SME không thể trả được (Viện Nghiên cứu lập pháp, 2017). Ngoài ra, nhằm nâng cao chất lượng quản lý của các doanh nghiệp siêu nhỏ với đội ngũ quản lý hạn chế, thiếu tài sản đảm bảo, Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, trong đó có biện pháp cung cấp vốn với lãi suất thấp khi SME không đủ điều kiện về tài chính hoặc không có tài sản đảm bảo. 484 * Hàn Quốc Hàn Quốc có những chương trình sàng lọc, phân loại những doanh nghiệp siêu nhỏ để tìm ra được những ưu điểm riêng của từng doanh nghiệp, từ đó Chính phủ sẽ xây dựng những chương trình hỗ trợ như: đưa vào vườn ươm doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ nguồn nhân lực, tài chính, hoặc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa,... để các SME có thể tồn tại và phát triển. Hàn Quốc thành lập Cơ quan Quản lý SME (SMBA), cơ quan này đóng vai trò tiên phong trong việc cung cấp và phát triển chính sách giúp SME hoạt động hiệu quả và thiết thực hơn, đồng thời đề xuất cho Chính phủ Hàn Quốc trong việc tạo ra các công cụ, chính sách giúp SME phát triển, cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, với mục đích giảm nhẹ khó khăn tài chính cho SME, hệ thống hỗ trợ tài chính cho SME ở Hàn Quốc được thành lập và chia theo ba kênh chính: Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc và Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương. Hệ thống bảo lãnh tín dụng này đã tạo điều kiện cho các SME tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn (Viện Nghiên cứu lập pháp, 2017). 2.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại * Kinh nghiệm của Wells Fargo: Wells Fargo được thành lập năm 1852, là một trong năm ngân hàng lớn nhất tại Mỹ. Wells Fargo liên tục là nhà cung cấp hàng đầu các khoản vay dưới $100.000 cho các SME ở Mỹ, với hơn $23.000.000.000 tổng các khoản vay được tạo ra trên toàn quốc trong năm 2007, chiếm 16% thị phần tín dụng SME (IFC, 2009). Kinh nghiệm của Wells Fargo nổi bật ở 3 nội dung: Một là, trước khi xâm nhập vào thị trường tín dụng SME, trong vòng 5 năm đầu tiên, Wells Fargo tập trung tìm hiểu và xây dựng nền tảng kiến thức về SME. Wells Fargo chú trọng tới việc học hỏi kinh nghiệm từ các SME hiện có và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cho những SME này. Thông qua đó, Wells Fargo thu thập ý kiến phản hồi từ các SME trong quá trình phát triển sản phẩm, giúp cho Wells Fargo có dữ liệu thống kê để nhận biết những nhu cầu chưa được đáp ứng của SME, cũng như phân tích rủi ro có thể chấp nhận được khi cấp tín dụng cho SME. Wells Fargo tìm thấy những lợi thế riêng của mình, từ đó đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng phù hợp với các loại hình SME. Hai là, để lựa chọn phương pháp phục vụ SME phù hợp và tiết kiệm chi phí, Wells Fargo phân chia SME thành 2 nhóm: SME thông thường và SME quản lý dựa trên quan hệ. SME thông thường là những SME có doanh thu hằng năm dưới $2.000.000, SME thông thường chiếm đại đa số trong danh sách khách hàng của Wells Fargo. Wells Fargo nhận thấy các SME thông thường đòi hỏi “sự quan tâm” của ngân hàng ít hơn so với các SME quản lý dựa trên quan hệ, từ đó Wells Fargo áp dụng các dịch vụ tư vấn và sử dụng sản phẩm qua điện thoại hoặc Internet đối với nhóm SME thông thường. Nhờ vậy, Wells Fargo giảm một phần rủi ro và chi phí đối với nhóm SME thông thường nhờ tìm hiểu rõ thị trường này dựa trên cơ chế giám sát danh sách khách hàng theo dữ liệu thống kê. Ba là, Wells Fargo chú trọng đổi mới tiếp thị sản phẩm đến từng SME thông qua việc gửi thông tin sản phẩm trực tiếp qua đường bưu điện và gọi điện thoại tiếp thị từ các chi nhánh ngân hàng địa phương. Đồng thời, Wells Fargo bắt đầu tiếp xúc trực tiếp SME qua các cuộc hội thảo, hội nghị để giới thiệu và hướng dẫn SME về các lựa chọn tài chính, phát triển thị trường, kỹ năng quản lý,... Những nỗ lực này chính là sự cam kết của Wells Fargo đối với SME và giúp Wells Fargo có thêm nhiều khách hàng SME mới. Ngoài ra, các nỗ lực này còn cung cấp những ý kiến phản hồi quý giá từ SME mà Wells Fargo có thể tận dụng để tìm cách phát triển và cải tiến các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của SME. * Kinh nghiệm của ICICI: ICICI được thành lập năm 1955, là ngân hàng tư nhân lớn nhất Ấn Độ. Tại Ấn độ có khoảng 70 - 80 ngân hàng phục vụ SME thì ICICI có thị phần khoảng 9%. ICICI đã bắt đầu chiến 485 lược hướng vào khách hàng SME từ năm 2003 và chỉ sau đó 4 năm, dư nợ tín dụng SME tăng gấp 3 lần (IFC, 2009). Kinh nghiệm của ICICI nổi bật ở 2 nội dung: Một là, để phục vụ thị trường tín dụng SME một cách hiệu quả, ICICI chia đối tượng SME thành ba nhóm: (i) SME có quan hệ giao dịch mua bán với các khách hàng hiện tại của ICICI; (ii) SME sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề có tiềm năng phát triển tốt tại Ấn Độ; (iii) Các SME còn lại. Theo đó, ICICI phát triển các hệ thống quản lý rủi ro và hệ thống thông tin quản lý riêng biệt. Ví dụ, đối với các SME thuộc nhóm (i) là nhóm khách hàng có mức rủi ro thấp hơn vì ICICI biết rõ thông tin về họ thông qua các đối tác của các doanh nghiệp này là khách hàng hiện tại của ICICI và có thể cấp tín dụng dựa trên các thông tin này. Tương tự, qua việc lựa chọn 12 ngành có tiềm năng phát triển tốt tại Ấn Độ trong số 165 ngành, ICICI có thể chú trọng tìm hiểu thông tin để am hiểu các SME tiềm năng nhất ở cấp độ sâu hơn nhằm tìm cách đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cũng như đánh giá ưu điểm của họ. Hai là, ICICI linh hoạt trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm SME. ICICI đã phát triển hệ thống “Đánh giá rủi ro tín dụng 360 độ”. Hệ thống chấm điểm tín dụng dựa trên các thông tin bao gồm cả ngành nghề, các mối liên kết kinh doanh,… ICICI tổng hợp các yếu tố chấm điểm đã được chuẩn hóa, đánh giá của cán bộ tín dụng, và việc gặp mặt trao đổi trực tiếp với lãnh đạo SME tại trụ sở doanh nghiệp, cũng như thông tin do SME cung cấp để từ đó có một kết luận cấp tín dụng phù hợp, an toàn. Việc linh hoạt trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm SME đã giúp ICICI đã có thể mở rộng tín dụng SME, gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 3. Những gợi ý nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng cho SME tại Việt Nam 3.1. Đối với Chính phủ Việt Nam Từ kinh nghiệm quốc tế về nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của SME, tác giả xác định một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là: Một là, Chính phủ cần phải quan tâm phát triển SME, bởi các SME có vai trò hết sức quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt là SME ở khu vực nông thôn và vùng khó khăn. Hai là, Chính phủ cần có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm trợ giúp những khó khăn, bất lợi của SME. Trong đó, hỗ trợ và tạo điều kiện để các SME tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng được coi là giải pháp chủ yếu để thúc đẩy sự phát triển của các SME. Mặc dù vậy, Chính phủ không nên can thiệp quá sâu vào quá trình vận động phát triển của SME mà tác động tích cực gián tiếp thông qua việc cải cách môi trường kinh doanh, trợ giúp SME tiếp cận các nguồn lực như tài chính, công nghệ và nhân lực,... Ba là, Chính phủ nên thành lập các tổ chức chuyên trách hỗ trợ các SME vượt qua khó khăn về tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, thị trường,… theo hướng khuyến khích các SME phát triển. Tăng cường tổ chức và nâng cao chất lượng các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cho SME, OECD (2015) có đưa ra một tập hợp các chủ đề đào tạo tài chính hướng tới mục tiêu cung cấp kiến thức và kỹ năng cho các lãnh đạo SME như: - Xây dựng và lập kế hoạch quản lý tài chính doanh nghiệp; - Giao tiếp với các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và đánh giá những dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp; - Xác định nhà cung cấp dịch vụ tài chính hoặc nhà đầu tư, đáp ứng các yêu cầu của họ và tiếp cận nguồn tài trợ; - Quản trị rủi ro tài chính; 486 - Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp; - Hiểu biết chung về tài chính như hiểu biết về lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của những yếu tố này tới tiết kiệm, đầu tư hay doanh thu của doanh nghiệp. Những chủ đề trên hướng tới giải quyết nhu cầu đào tạo tài chính của phần lớn các SME. Tuy nhiên mỗi nhóm đối tượng lại có nhu cầu đào tạo khác nhau. Để làm được điều này thì Chính phủ cần xây dựng khung chính sách, thiết lập các tổ chức điều hành và xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo phù hợp cho từng đối tượng. 3.2. Đối với các NHTM Từ kinh nghiệm của một số NHTM trên thế giới đã thành công trong mở rộng tín dụng SME như Wells Fargo và ICICI, một số bài học rút ra cho các NHTM ở Việt Nam khi mở rộng tín dụng SME là: Một là, điều kiện tiên quyết khi muốn mở rộng tín dụng SME là NHTM phải thực sự am hiểu về SME, tạo cơ chế phản hồi tích cực từ SME. Để làm được điều này, NHTM cần thực hiện một số giải pháp sau: - NHTM cần thực hiện khảo sát và đánh giá nhu cầu của khách hàng SME truyền thống và tiềm năng. Trên cơ sở đó đánh giá năng lực cung ứng vốn của NHTM, mức rủi ro và chi phí có thể chấp nhận được khi cấp tín dụng cho SME, từ đó hình thành những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với SME. - NHTM nên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới cho các khách hàng SME truyền thống của NHTM, thông qua đó xây dựng cơ chế phản hồi tích cực từ SME để có thể dần hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trước khi triển khai ra diện rộng. - NHTM cần tăng cường bồi dưỡng kiến thức về tín dụng SME cho cán bộ NHTM. Cán bộ tín dụng phải là nhà tư vấn tài chính cho SME thay vì trở thành một nhân viên kinh doanh thuần túy. Cán bộ tín dụng phải thông thạo nghiệp vụ, am hiểu chuyên môn, nắm vững quy trình, điều kiện cấp tín dụng SME,… - NHTM cần phải đa dạng hóa các hình thức khai thác thông tin của SME (trực tiếp hoặc gián tiếp), từ đó củng cố thêm quyết định cấp tín dụng của NHTM. - Các NHTM cần tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong cấp tín dụng cho SME để học hỏi thêm kinh nghiệm. Đồng thời, tham vấn thêm ý kiến của cơ quan thuế, các hiệp hội doanh nghiệp,… để có thêm những hiểu biết về SME, qua đó giúp NHTM dễ dàng hơn trong việc ra quyết định cấp tín dụng cho SME. Hai là,NHTM không nên chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất để phục vụ tất cả các SME, mà NHTM cần thực hiện phân loại SME để tạo ra các phân khúc thị trường tín dụng SME mục tiêu, từ đó đưa ra các chiến lược phục vụ phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí. Ba là, NHTM phải chủ động tìm kiếm khách hàng SME, đổi mới phương thức tiếp thị sản phẩm. Kinh nghiệm cho thấy các NHTM phải tập hợp và tìm kiếm các dữ liệu thị trường tín dụng SME ở cả bên trong và bên ngoài, và tuân theo một quy trình được sắp xếp chặt chẽ để bảo đảm tiếp cận được tất cả các khách hàng SME tiềm năng. Tiếp cận SME bằng nhiều hình thức như tăng cường quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mới, thông qua mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mối quan hệ với cán bộ NHTM, thông qua các kênh truyền thông chi phí thấp như: gửi email, quảng cáo trực tiếp trên Internet, gọi điện thoại, gửi thư qua đường bưu điện,... Ba là, NHTM phải linh hoạt trong đánh giá xếp hạng tín nhiệm khách hàng SME. Bài học thu được từ kinh nghiệm của các NHTM thành công trong mở rộng tín dụng SME là các NHTM cần áp dụng linh hoạt các phương pháp xếp hạng tín dụng thông thường để điều chỉnh thích nghi với thị trường tín dụng SME. Việc thẩm định tín dụng đối với SME thường đòi hỏi nhiều dạng dữ liệu kết hợp, trong đó bao gồm cả các nguồn thông tin không chính thức. Khi một NHTM đã tích lũy được dữ liệu cần thiết, khả năng dự đoán rủi ro tín dụng của NHTM sẽ tăng lên. 487 4. Kết luận Thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện có vai trò quan trọng đối với mọi tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế xã hội, đặc biệt là các SME. Do đó, Chính phủ các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam rất quan tâm. Nghiên cứu kinh nghiệm của các NHTM trên thế giới cho thấy thị trường tín dụng SME từng được các NHTM đánh giá là thị trường nhiều rủi ro, tốn kém và khó phục vụ, thì giờ đây các NHTM đang tìm các giải pháp hiệu quả để khắc phục những trở ngại đó. Mở rộng tín dụng SME trở thành mục tiêu chiến lược của các NHTM trên toàn thế giới, đây sẽ trở thành phân khúc thị trường mang lại lợi nhuận lớn cho các NHTM. Khi khơi thông được dòng chảy vốn, các SME dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng thì mới giúp các SME thực hiện tốt hơn chức năng, vai trò của mình, giải quyết tốt các vấn đề kinh tế xã hội, đóng góp hơn nữa vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Quốc Hoàn (2018), Nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Phú Thọ, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội. 2. IFC (2009), The SME Banking Knowledge Guide, 2th Edition, Washington DC. 3. OECD (2015), Financing SMEs and Entrepreneurs 2015: An OECD Scoreboard, OECD Publishing, Paris. 4. Viện Nghiên cứu lập pháp (2017), Chuyên đề: Chính sách hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia - Kinh nghiệm cho Việt Nam (Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV), Hà Nội. 488 PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ThS. Phạm Phương Thảo Đại học Hùng Vương Tóm tắt Tài chính toàn diện có vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và ổn định kinh tế quốc gia. Vì vậy, phát triển tài chính toàn diện được nhiều sự quan tâm của các tổ chức phát triển quốc tế cũng như Chính phủ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Bài viết tìm hiểu, phân tích vai trò và các trụ cột của tài chính toàn diện, thực trạng phát triển tài chính toàn diện ở Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm của những nước thành công trong phát triển tài chính toàn diện như: Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng để phát triển tài chính toàn diện cần tập trung vào một số vấn đề như: (i) xây dựng và triển khai thống nhất chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện; (ii) xây dựng và triển khai chiến lược giáo dục tài chính quốc gia như một phần của chiến lược tài chính toàn diện; (iii) có chính sách khuyến khích các NHTM phát triển tài chính toàn diện qua việc mở rộng đối tượng khách hàng ưu tiên và hệ thống các chi nhánh, phòng giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính toàn diện của người dân; (iv) đầu tư và phát triển công nghệ tài chính. Từ khóa: Dịch vụ tài chính, tài chính toàn diện, bài học kinh nghiệm, Việt Nam 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính, phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiện với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. Do đó việc phát triển tài chính toàn diện đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm nghèo, năng cao năng lực sản xuất của xã hội, cũng như thúc đẩy phát triển bền vững quốc gia. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những nội dung cơ bản của tài chính toàn diện 2.1.1. Khái niệm tài chính toàn diện Khái niệm “tài chính toàn diện” (Financial Inclusion) cho đến nay đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới xem xét trên các khía cạnh khác nhau. Một trong những khái niệm xuất hiện sớm nhất của (Leyshon and Thrift, 1995) đã xác định: “Tài chính toàn diện là quá trình một nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức”. (Beck và cộng sự, 2007) (Demirgüç-Kunt và Klapper, 2013) lại cho rằng: “Tài chính toàn diện là việc sử dụng các loại hình dịch vụ tài chính của các cá nhân và doanh nghiệp như thanh toán, tiết kiệm, vay vốn hay mua hợp đồng bảo hiểm,… cho các mục đích đầu tư vào giáo dục, kinh doanh hay bảo hiểm cho các rủi ro tài chính phát sinh để gia tăng khối tài sản và quản lý rủi ro tài chính tốt hơn”. Nghiên cứu của (Rangarajan, 2008): “Tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính thích hợp, cần thiết cho các nhóm dễ bị tổn thương như các bộ phận yếu hơn và các nhóm thu nhập thấp, với một mức chi phí hợp lý, một cách công bằng và minh bạch”. Tại Việt Nam, tài chính toàn diện là khái niệm còn khá mới mẻ, tuy có các nội dung về tài chính toàn diện đã và đang được các Bộ, Ngành triển khai nhưng chưa được đồng bộ và đạt hiệu quả cao, cũng một phần là do hiểu biết về tài chính của người dân còn thấp. Do đó, từ tổng hợp các định nghĩa trên có thể đưa ra khái niệm về tài chính toàn diện: Tài chính toàn diện là việc cung cấp các dịch vụ tài chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) 489 một cách thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và chi phí của tất cả người dân. Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà còn bao gồm cả việc nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng. 2.1.2. Vai trò của tài chính toàn diện Thứ nhất, tài chính toàn diện góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tài chính. Tiếp cận tài chính có ý nghĩa vô cùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối thịnh vượng công bằng, hỗ trợ phát triển toàndiện và bền vững. Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèođói và hạ thấp tăng trưởng. Thứ hai, tài chính toàn diện có thể tạora những tác động tích cực như: gia tăng tiết kiệm và đầutư, qua đó, thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó việc tiếpcận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệptìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vayvốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái họchành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi về hưu... Thứ ba, tài chính toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chiphí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội thông qua việc chi trả qua tài khoản ngân hàng, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, nhờđó quản lý xã hội tốt hơn. Một xã hội với cơ hội tiếp cậndịch vụ tài chính mở rộng cho tất cả mọi người sẽ tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nóichung, cải thiện công bằng và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên. Thứ tư, tài chính toàn diện giúp các tổ chức tài chính mở rộng đối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên. 2.1.3. Các trụ cột của tài chính toàn diện Theo (Viện chiến lược ngân hàng, 2017) tài chính toàn diện được triển khai dựa trên 3 trụ cột: Một là, dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính. Tài khoản giao dịch (hay tài khoản thanh toán) là một dịch vụ tài chính cơ bản cần được cung cấp cho tất cả mọi người nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản lý các công việc/giao dịch tài chính hàng ngày. Từ đó là tiền đề để có thể tiếp cận đến toàn bộ sản phẩm và dịch vụ tài chính khác nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu tư.Mặt khác, để một hệ thống thanh toán quốc gia hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng hình thành nền tảng cơ bản cho tài chính toàn diện thì không chỉ có hạ tầng thanh toán mà hạ tầng tài chính là rất cần thiết. Nó bao gồm, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng; hệ thống thanh toán bán lẻ, đặc biệt là các giao dịch chuyển khoản điện tử; các hệ thốngchuyển mạch thẻ; cơ sở hạ tầng xác thực nhân thân (hệ thống định danh); hệ thống thông tin tín dụng và chia sẻ thông tin khác; hạ tầng truyền thông... Hai là, đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính: (i) Thanh toán qua điện thoại di động: Với một số lượng thuê bao điện thoại di động cùng với hệ thống viễn thông phủ sóng khắp các địa phương đã mở ra một kênh phân phối các dịch vụ tài chính cơ bản khác đến với người nghèo. Công nghệ mới này đã tạo ra tính tiện lợi đáng kể, giúp các giao dịch tài chính được thực hiện tức thời, mở rộng điểm truy cập, giảm nhu cầu phải mang tiền mặt và thu hút những khách hàng trước đây chưa từng tham gia giao dịch với ngân hàng. (ii) Dịch vụ ngân hàng đại lý (agent banking): Bằng việc cộng tác giữa ngân hàng với các đại lý bán lẻ phi ngân hàng nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính tại những nơi ngân hàng không có chi nhánh. Đây chính là kênh phân phối các dịch vụ tài chính cơ bản có thể vươn đến những vùng sâu, vùng xa thông qua các đại lý là các cửa hàng bách hóa, cửa hiệu thuốc, bưu điện hoặc cửa hàng bán lẻ xăng dầu. (iii) Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tài chính: Để mở rộng mạng lưới tiếp cận cung cấp dịch vụ tài chính, nhiều quốc gia đã cho phép nhiều loại hình tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm cả các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức công nghệ tài chính. 490 (iv) Các ngân hàng chính sách/các định chế tài chính phát triển: Tại nhiều quốc gia, các ngân hàng chính sách (có thể là NHTM nhà nước) vẫn đóng một vai trò chính trong hệ thống ngân hàng đối với việc cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo. Các ngân hàng này là những tổ chức tài chính duy nhất có mạng lưới rộng lớn tại khu vực nông thôn và các chính phủ thường sử dụng họ chỉ để thúc đẩy tín dụng và tiết kiệm tại những vùng ít mang lại lợi ích thương mại và để thực hiện những chương trình xã hội. Ba là, tăng cường hiểu biết về tài chính, bảo vệ người tiêu dùng Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trên toàn thế giới cho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản, để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính. Một bộ phận lớn các cá nhân không biết lập kế hoạch ngân sách cho tương lai và không thực hiện hiệu quả quyết định quản lý tài chính của mình (OECD, 2012). Vì vậy, đòi hỏi các quốc gia phải có cách thức tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cường đào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính. 2.2. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển tài chính toàn diện 2.2.1. Ấn Độ Là quốc gia có dân số cao thứ hai thế giới nhưng Ấn Độ là một trong những quốc gia thực hiện tài chính toàn diện khá sớm và hiệu quả, nhất là cho những đối tượng là người nghèo và người có thu nhập thấp. Tài chính toàn diện được triển khai lần đầu tiên vào năm 2005 từ một dự án thí điểm tại UT of Pondicherry của C. Chakraborthy, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương (NHTW) Ấn Độ. Làng Mangalam trở thành ngôi làng đầu tiên ở Ấn Độ, nơi tất cả các hộ gia đình được cung cấp các tiện ích ngân hàng. Các tiêu chuẩn được nới lỏng cho những người dự định mở tài khoản với khoản tiền gửi hàng năm ít hơn Rs. 50.000. Bên cạnh đó thẻ tín dụng chung cũng được phát hành cho người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn với mục đích giúp họ tiếp cận tín dụng dễ dàng. Dự kiến của NHTW Ấn Độ năm 2020 là mở gần 600 triệu tài khoản khách hàng mới và phục vụ họ thông qua nhiều kênh bằng cách tận dụng công nghệ thông tin. Để có được kết quả trên, Chính phủ và các tổ chức tài chính đã có những kế hoạch, chiến lược hành động cụ thể, một số kinh nghiệm nổi bật có thể kể đến sau: Về phía Chính phủ: Chính phủ các tiểu bang đóng vai trò chủ động trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển tài chính toàn diện. Cụ thể, chính quyền cấp hồ sơ nhận dạng cá nhân để có thể chính thức mở tài khoản; liên kết các quận huyện và đơn vị chức năng trong toàn bộ quy trình, đáp ứng chi phí thẻ và các thiết bị thí điểm khác; cam kết đào tạo các kỹ năng tài chính cho người dân. Đây là cách mà chính quyền Tiểu bang và các quận huyện tham gia vào quá trình phát triển tài chính toàn diện. Năm 2007-2008, Ấn Độ thành lập hai quỹ phục vụ phát triển tài chính toàn diện: (i) Quỹ tài chính toàn diện nhằm hỗ trợ phát triển và thúc đẩy tài chính toàn diện, (ii) Quỹ Công nghệ Tài chính Toàn diện để đáp ứng chi phí ứng dụng công nghệ có kinh phí lên tới 125 triệu USD. Ngoài ra những sáng kiến được tiến hành nhằm tăng cường tài chính toàn diện như là: thành lập các trung tâm năng lực tài chính và tư vấn tín dụng trên cơ sở thí điểm, phát động chiến dịch năng lực tài chính quốc gia, tăng cường kết nối với các nguồn không chính thức với các biện pháp bảo vệ thông qua luật pháp phù hợp, phát triển tiêu chuẩn toàn ngành về các giải pháp công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho các sản phẩm chuyển tiền chi phí thấp (Usha Thorat, 2007). Về phía các tổ chức tài chính: một trong những cách tiếp cận dịch vụ ngân hàng chính thức đã được cung cấp thành công đó là thông qua liên kết các Nhóm Tự trợ với ngân hàng. Nhóm này thông thường là nhóm phụ nữ kết hợp với nhau, tập hợp các khoản tiết kiệm và cho các thành viên vay. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thông tin cho các nhóm, liên kết với ngân hàng cũng như thúc đẩy các quy phạm thực hành tốt. Nhóm cho vay với bảo lãnh của các thành viên trong nhóm (Shankar, 2013). 491 Đồng thời NHTW Ấn Độ đã phối hợp với nhiều tổ chức và các doanh nghiệp triển khai rất tích cực các chương trình giáo dục tài chính trên quy mô cả nước, giúp người nghèo và cận nghèo hiểu về nhu cầu tài chính và trách nhiệm của họ trong công tác quản lý tài chính trước khi triển khai cung cấp dịch vụ, đặc biệt là các khoản vay. Tài liệu được sử dụng bao gồm: sách ảnh với nhiều phiên bản ngôn ngữ được sử dụng tại Ấn Độ, các ấn phẩm truyền thông và các sự kiện về đào tạo người dùng tại nhiều địa phương. 2.2.2. Malaysia Trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, Malaysia là quốc gia đạt trình độ tài chính toàn diện vào hạng cao nhất trên thế giới. Hệ thống tài chính của Malaysia phát triển nhanh chóng và không ngừng nghỉ mang đến cho nền kinh tế quốc gia này hàng loạt sản phẩm tài chính truyền thống và đặc trưng Hồi giáo cho các hộ gia đình với mức phí phải chăng. Với hơn 92% dân số được tiếp cận các dịch vụ tài chính, Malaysia đang tiệm cận với nền tài chính toàn diện toàn cầu trong tương lai gần (WB, 2017). Chính phủ Malaysia bắt đầu thực hiện cải cách hệ thống tài chính từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á 1997-1998. Chiến lược này tập trung vào hai nội dung chính: (i) Giai đoạn 1: Kế hoạch tổng thể ngành tài chính kéo dài từ 2001-2010, giai đoạn 2: Kế hoạch tài chính (2011-20120) được quản lý bởi ngân hàng Negara Malaysia; (ii) quy hoạch tổng thể thị trường vốn được dẫn đầu bởi Ủy ban chứng khoán. Bên cạnh đó trong thời gian này, hệ thống khuôn khổ pháp lý và giám sát tài chính cũng được Chính phủ Malaysia củng cố mạnh mẽ, kết quả đã hỗ trợ việc tái cơ cấu và quy hoạch lĩnh vực tài chính một cách hiệu quả (Abd Rahman, Zarina, 2012). Nằm trong khuôn khổ thực hiện chiến lược này, một loạt chủ trương đã được Malaysia triển khai để đẩy mạnh tài chính toàn diện. Nhiệm vụ của NHTW Malaysia đã được điều chỉnh, qua đó cho Ngân hàng quyền pháp lý để chủ động phát triển tài chính toàn diện. Malaysia đã đi tiên phong trong các NHTW trên thế giới trong việc công nhận và chính thức hóa vai trò quan trọng của NHTW trong phát triển tài chính toàn diện. Các cải cách lớn khác bao gồm thành lập văn phòng tín dụng, yêu cầu các ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo với mức giá phải chăng và giới thiệu mô hình ngân hàng đại lý để các tổ chức tài chính có thể tiếp cận khách hàng mới ở vùng sâu vùng xa một cách an toàn và tiết kiệm chi phí. Không chỉ thế, Malaysia đã đầu tư đáng kể vào hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hệ thống thanh toán quốc gia, đẩy nhanh áp dụng các phương tiện thanh toán điện tử trên toàn quốc. Ngoài ra, các cơ chế mạnh về mặt thể chế cũng đã được áp dụng để thúc đẩy giáo dục và hiểu biết về tài chính, thành lập thanh tra tài chính và cơ quan bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ khách hàng gửi tiền quy mô nhỏ trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn (Kameel Abdul Halim, 2016). Có thể thấy tài chính toàn diện đã trở thành ưu tiên quốc gia hàng đầu của Malaysia trong suốt một thời gian dài, thậm chí trước cả khi tài chính toàn diện trở thành mục tiêu toàn cầu của cả thế giới vào thời điểm cuối thập kỷ qua. Kinh nghiệm của Malaysia cho thấy không thể đốt cháy giai đoạn để mở rộng tài chính toàn diện. Tiến bộ trong tài chính toàn diện của Malaysia là thành quả của nỗ lực từ phía nhà nước cũng như ngành tài chính trong 20 năm qua. 2.2.3. Thái Lan Thái Lan cũng là một trong số những quốc gia ở Châu Á chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á 1997, nền kinh tế nước này gần như đã rơi vào trạng thái phá sản và phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ IMF. Với khoản hỗ trợ tài chính này, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện cải cách một cách toàn diện và tái cơ cấu lại nền kinh tế. Chiến lược về tài chính toàn diện của Thái Lan được xây dựng trên nền tảng của ba trụ cột: (i) Cải thiện, cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm; (ii) tăng nhu cầu thông qua giáo dục tài chính và (iii) cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng quản lý tài chính trên cơ sở cải thiện hệ thống dữ liệu và cơ cấu lại cách thức quản lý (Kanittha Tambunlertchai, 2014). Để thực hiện hóa chiến dịch này đã thực hiện một số biện pháp như: 492 Cung cấp các khoản tín dụng cho hộ gia đình, nông trại và các công ty nhỏ ở khu vực nông thôn, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn để phát triển kinh tế, Chính phủ Thái Lan còn thực hiện chính sách tiếp cận tài chính hướng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) - những nhân tố chủ chốt trong quá trình phục hồi hậu khủng hoảng của Thái Lan. Trọng tâm của các chính sách trợ giúp SMEs của Thái Lan là phát triển các mạng lưới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó Chính phủ Thái Lan cũng nỗ lực thực hiện cải cách các quy định cũng như giám sát hệ thống tài chính một cách chặt chẽ và có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính, vực dậy nền kinh tế và mở rộng tiếp cận tài chính đến dân cư, từ đó phát triển tài chính toàn diện. 2.2.4. Indonesia Chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện của Indonesia được thực hiện từ 6/2012 với tầm nhìn là tạo lập một hệ thống tài chính mà tất cả các tầng lớp trong xã hội có thể tiếp cận nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bình đẳng về thu nhập. Các nội dung mà chương trình đã được thực hiện bao gồm: (i) Trợ cấp tài chính khuyến khích mọi tầng lớp xã hội tiếp cận với hệ thống tài chính; (ii) sản phẩm ngân hàng tiết kiệm không có phí quản lý và tài khoản tiết kiệm cơ bản khác; (iii) chương trình trợ giúp Chính phủ để cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho cộng đồng và đồng thời khuyến khích xu hướng không sử dụng tiền mặt mà chuyển qua tiền điện tử thông qua đại lý dịch vụ tài chính số; (iv) chương trình cải thiện việc cung cấp thông tin cho ngư dân và nông dân nhằm giảm bớt thông tin bất đối xứng cho người sản xuất cũng như cải thiện vị trí thương lượng của nông dân và ngư dân. Đồng thời Indonesia cũng triển khai mở rộng giáo dục về tài chính toàn diện nhằm nâng cao nhận thức về tài chính và kiến thức về sản phẩm, dịch vụ của các tổ chức tài chính chính thức. Bằng cách đưa các tài liệu giáo dục về quản lý tài chính vào các chương trình giáo dục cho học sinh và sinh viên đại học; đào tạo giảng viên cho sinh viên cao đẳng và giảng viên khối ngành Kinh tế, mức độ phổ cập hiểu biết về tài chính toàn diện đã được nâng lên. 2.3. Th