« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu việc xây dựng và phát triển mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.
- Viện Công nghệ Thông tin.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: Chuyên ngành đào đạo thí điểm.
- Quản lý hệ thống thông tin.
- Thông tin y tế.
- Hệ thống thông tin..
- Bên cạnh đó, do sự phát triển thiếu đồng bộ và thiếu sự quan tâm đến các tiêu chuẩn, nên hệ thống phần mềm của các bệnh viện vẫn chưa thể kết nối và chia sẻ dữ liệu/thông tin được với nhau..
- Nằm trong thực trạng chung về sự phát triển tin học y tế trong khối bệnh viện tại Việt Nam, các bệnh viện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tích hợp dữ liệu, thông tin y tế.
- Do đó, rất cần thiết xây dựng và định hướng vấn đề chuẩn hóa thông tin dữ liệu và qui trình đồng bộ trong các loại bệnh án và công tác quản lý và khám chữa bệnh.
- Việc nghiên cứu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TẠI VIỆT NAM nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết đó..
- Mục tiêu nghiên cứu a.
- Đánh giá hiện trạng mô hình Hệ thống thông tin ngành y tế Việt Nam..
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và phát triển mô hình Hệ thống thông tin y tế từ các nước phát triển trên thế giới..
- Đề xuất triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế Việt Nam..
- Đánh giá hiệu quả mô hình lựa chọn đề xuất..
- Mục tiêu cụ thể của việc xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế là nhằm nâng cao chất lượng thông tin sức khỏe, cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ sức khỏe của con người (bệnh nhân) với sự hỗ trợ của việc số hóa các thông tin.
- Việc thúc đẩy, cải thiện và nâng cao toàn bộ hệ thống thông tin y tế thông qua sức mạnh tổng hợp, của nhiều tổ chức liên quan của hệ thống y tế chẳng hạn như Bộ Y tế, các tổ chức y tế, các công ty bảo hiểm và dược phẩm, nhà sản xuất và cung cấp thiết bị y tế..
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến việc xây dựng và phát triển Hệ thống thông tin y tế do Nhà nước quy định, các tài liệu, công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước..
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho xây dựng và phát triển mô hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến mô hình Hệ thống thông tin ngành y tế Việt Nam.
- Có thể thấy rằng, nghiên cứu tài liệu thể hiện được đầy đủ và cho một cái nhìn chính xác nhất về hiện trạng Hệ thống thông tin ngành y tế và đề xuất mô hình triển khai..
- So sánh, rút kinh nghiệm từ các mô hình đã triển khai trên thế giới để có bài học đúng đắn trong triển khai mô hình Hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam: để học hỏi kinh nghiệm và rút ra bài học..
- Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích và tổng hợp các nguồn thông tin đó để đánh giá hiệu quả và đưa ra được mô hình phù hợp cho Việt Nam..
- Luận văn trình bày kết quả của nghiên cứu việc phát triển và xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế tại Việt Nam.
- Luận văn trình bày tất cả các vấn đề cần thiết cho việc phát triển và xây dựng hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế công cộng tại Việt Nam, những thông.
- tin trong tài liệu đã được khảo sát và nghiên cứu một cách kỹ lưỡng để tránh các rủi ro bất kỳ sau này khi triển khai..
- Hệ thống thông tin y tế công cộng bao gồm hệ thống thông tin bệnh viện trực tiếp cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân, hồ sơ sức khỏe điện tử (EHR – Electronic Health Record) cung cấp thông tin sức khỏe của người dân và thông tin phòng dịch cho các tổ chức y tế dự phòng và người dân.
- Mạng thông tin y tế là sự kết hợp, kết nối tất cả các thành phần này..
- Việc phát triển và xây dựng mô hình hệ thống thông tin y tế công cộng cần chi phí rất lớn và sự chuẩn bị nhiều cho cơ sở hạ tầng mạng, năng lực hoạt động và xây dựng chuẩn thông tin y tế.
- Vì vậy, để tránh nhiều rủi ro có thể xảy ra trong khi xây dựng toàn bộ hệ thống cùng một lúc, đề xuất nên thực hiện từng bước chiến lược để phát triển mô hình Hệ thống thông tin y tế Việt Nam như sau:.
- Giai đoạn khởi điểm: CPOE (Computerized Physician Order Entry – Hệ thống máy tính cho phép nhân viên y tế số hóa quy trình nghiệp vụ và các yêu cầu trong bệnh viện, đặc biệt là đối với các bệnh nhân nhập viện) được thực hiện tại một bệnh viện mục tiêu đầu tiên (chẳng hạn, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện lớn nhất tại Hà Nội) vì thế cần thiết phài có sự kiểm tra tính khả thi kỹ thuật và nghiệp vụ và xem xét các vấn đề có thể được giải quyết cho việc mở rộng hệ thống sau này..
- Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: VHIS I (Hệ thống thông tin Bệnh viện tiêu chuẩn I tại Việt Nam) được xây dựng dựa trên các CPOE mà đã được hoàn thành ở giai đoạn khởi điểm..
- Giai đoạn mở rộng: VHIS I sẽ được mở rộng cho các bệnh viện mục tiêu khác và VHIS II cho bệnh viện nhỏ sẽ được xây dựng..
- Giai đoạn tích hợp: Hoạn thiện hệ thống thông tin y tế công cộng tại Việt Nam, trong đó tích hợp các cá nhân và tổ chức chẳng hạn như Bộ Y tế, các tổ chức bảo hiểm và các nhà cung cấp.
- Các lợi ích và hiệu quả có thể đạt được sau khi xây dựng và hoàn thiện mô hình hệ thống thông tin y tế công cộng như sau:.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc số hóa trên toàn bộ hệ thống thông tin y tế..
-  Mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật quốc gia thông qua công nghệ số hóa và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trong suốt quá trình kết nối và trao đổi thông tin..
- Phần mở đầu: Giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễn nghiên cứu và xây dựng đề tài.
- Chương I: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM.
- Chương II: KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ TỪ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN TRÊN THẾ GIỚI.
- ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ VIỆT NAM.
- Chương IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH Phần kết luận: Kết luận tổng thể về luận văn..
- Bộ Y tế (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về chuẩn hóa hệ thống thông tin y tế, Quảng Nam..
- Nguyễn Hoàng Phương, Phí Văn Thâm, Nguyễn Tuấn Khoa (2008), Kỷ yếu hội thảo khoa học: Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, Trung tâm tin học, Bộ Y tế..
- Nguyễn Đức Thuận, Vũ Duy Hải, Trần Anh Vũ (2006), Hệ thống thông tin y tế, Nhà xuất bản Bách khoa Hà Nội..
- Lê Hồng Hà 1 , Trần Xuân Chức 2 , Kiều Mai 3 (2015), “Y tế di động và triển vọng phát triển tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội nghị ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành y tế lần thứ 7, Bộ Y tế, tr.
- Trần Xuân Chức 2 , Trần Văn Tuyên 2 , Hoàng Văn Tiến 2 , Nguyễn Sơn Hải 2 , Trần Thị Diệu Trinh 2 (2014), “Giải pháp Ứng dụng thu thập và cung cấp thông tin y tế chủ động tới cộng đồng”, Hội thi Tin học khối cán bộ, công chức trẻ toàn quốc lần II- 2014.
- (Ghi chú: 1 Hội Tin học Việt Nam, 2 Cục Công nghệ thông tin – Bộ Y tế, 3 Công ty TNHH Hà Thắng)