Bài 17 – Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Nghĩa vụ tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng

1. Tài sản nhà nước bao gồm những tài sản nào? Tài sản này do ai quản lí và người quản lí có quyền gì đối với tài sản này?

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

2. Thế nào là lợi ích công cộng ? Hãy kể các công trình lợi ích công cộng.

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

3. Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống của xã hội ?

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

4. Theo em công dân phải có nghĩa vụ gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ? Nghĩa vụ này được nhà nước ta quy định như thế nào ?

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

5. Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng những biện pháp nào?

Em hãy kể tên một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ tài sản nhà nước ? (Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,…)

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

6. Ở nước ta hiện nay có những hình thức sở hữu nào ?

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

7. Theo em, các hành vi sau có vi phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng không ? Tại sao ?

A. Vứt rác bừa bãi nơi sân trường, rạp hát, công viên,…

B. Các bạn học sinh ăn kẹo cao su rồi trét lên bàn ghế trong lớp học.

C. Bớt xén nguyên vật liệu khi xây dựng các công trình giao thông.

D. Người gác rừng hút thuốc bất cẩn để xảy ra cháy rừng.

E. Ở vài con đường, đèn đường vẫn sáng cho đến 10 giờ sáng hôm sau.

F. Tiểu tiện bừa bãi nơi công cộng.

G. Đổ các chất thải công nghiệp ra sông, hồ.

H. Một số địa phương đem gà, vịt bị bệnh dịch vứt xuống sông.

I. Cán bộ ngành thuế bao che cho các chủ doanh nghiệp khai gian, trốn thuế.

8. Anh A và chị B cùng là cán bộ trong một cơ quan nhà nước. Do vô tình cả hai phát hiện ra ông C, là cấp trên trực tiếp của họ, đã có hành vi tham ô tài sản của nhà nước. Anh A rất muốn tố cáo sự việc trên nhưng vì phải nuôi gia đình đông con nên đành im lặng. Còn chị B, do bất bình nên đã làm đơn tố cáo ông C, chị đã bị ông C cho nghỉ việc.

Em có nhận xét gì về hành động của ba nhân vật trên ? (ai đúng, ai sai)

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

Nếu em là anh A hoặc chị B thì em sẽ làm gì khi biết ông C tham ô?

9. Nhật và Tiến tranh luận với nhau.

Nhật nói :

– Chỉ có người lớn mới đủ tư cách pháp nhân để thực hiện nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Tiến không tán thành :

– Từ lúc còn học sinh, mỗi người đã phải có nghĩa vụ trên.

Nhật nói :

– Thế học sinh chúng ta phải thực hiện nghĩa vụ ấy như thế nào ?

Em hãy giúp Tiến trả lời câu hỏi của bạn Nhật nhé !

…………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………..

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 18 – Quyền khiếu nại và tố cáo của công dân – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận