Bài 12 – Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

1. Em hãy nêu tóm tắt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà; quyền và nghĩa vụ của con, cháu :

QUYỀN VÀ NGHĨA vụ CỦA GHA MẸ, ÔNG BÀ

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

QUYỀN VÀ NGHĨA vụ CỦA CON CHÁU

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

2. Tại sao cần phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ trong gia đình ?

3. Vì sao con, cháu phải biết hiếu thuận với ông bà, cha mẹ?

4. Vì sao lại nói gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là tế bào của xã hội?

5. Cha mất sớm, mẹ tần tảo suốt ngày để có đủ tiền nuôi hai anh em Hiếu và Thảo đi học. Hiếu cho rằng đó là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái nên rất thản nhiên trước những nhọc nhằn của mẹ, em nghĩ học được đến đâu thì học, đến tuổi trưởng thành mình sẽ xin đi làm và tự nuôi sống mình ; còn Thảo xót xa thây mẹ vất vả nên rất cố gắng học hành. Em mơ ước sẽ trở thành người thành đạt để đền đáp công ơn của mẹ và nuôi dưỡng mẹ lúc tuổi già.

Theo em, có gì khác nhau trong cách nghĩ của hai bạn ấy ? Em tán thành cách nghĩ của ai ?

6. Sự quan tâm không đúng cách cũng làm ảnh hưởng không tốt đến quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Bốn tình huống sau đây được trích trong tác phẩm Ứng xử giữa cha mẹ và con cái tuổi mới ỉớn của Haim G. Ginott. Em hãy cho biết ý kiến của em về mỗi tình huống.

A. Nếu mẹ của Andy nghĩ rằng : “Toi chỉ mong muốn một điều duy nhất là con trai tôi được sung sướng, hạnh phúc”, thì Andy (14 tuổi) lại ao ước rằng : “Giá mà mẹ ngừng nói về hạnh phúc của em. Chính mẹ làm cho em đau khổ vì những cần nhằn, lo âu của mẹ.”.

B. Trong khi cha John khẳng định : “Tôi sẽ làm bất cứ điều gì để nhìn thấy con tôi thành công trong cuộc đời”, thì John (16 tuổi) lại có ý nghĩ : “Em phát mệt vì cứ phải nghe những lời khuyên của cha, cha làm em không còn tự tin được nữa. Em cảm thấy như mình đang thất bại. Chính khi cha không ngừng nói về tương lai của em là lúc cha đang phá hỏng hiện tại của em”.

C. Arnold (18 tuổi) phát biểu : “Mẹ em muốn sống thay cho em. Nếu có thể thở dùm em chắc mẹ em củng làm. Mẹ em nghĩ rằng em mỏng manh yếu đuối đến độ em có thể chảy tan ra trong cơn mưa nếu mẹ không cầm dù che cho em. Ước gì mẹ để cho em được sống cuộc đời của em”.

D. Cha của Anthony (15 tuổi) nói : “Quan hệ giữa tôi và con trai tôi là một bi kịch đầy những sai lầm. Tôi muốn là bạn của cháu, cháu lại xem tôi như là kẻ thù. Tôi muốn tôn trọng cháu, nhưng cháu lại xem thường tôi”.

7. Hai bạn nhỏ nói về tương lai của mình. Hà nói: ” Mình chẳng việc gì phải lo lắng cha mẹ đã chuẩn bị sẵn cho mình hướng đi. Mình sẽ học hết phổ thông, sẽ đi du học , khi về sẽ kế tục sự nghiệp của cha mình tại công ti của gia đình”. Hoàng nói: “Mình sẽ phải cố gắng học thật giỏi để lấy được học bổng, đỡ cho cha mẹ phần nào chi phí học tập. Mình thích làm kĩ sư đi xây dựng các công trình cho đất nước, mình sẽ đậu vào Trường Đại học Kiến trúc, rồi mình sẽ đi thật vững trên đôi chân của mình”.

Cả hai bạn trẻ trên đều đã nhận được sự quan tâm chăm sóc của gia đình, chính sự quan tâm ấy đã phần nào định hướng cho các bạn ấy. Em nghĩ gì về cách quan tâm của gia đình bạn Hà và Hoàng?

8. Theo em, trong cuộc sống hằng ngày, giữa cha mẹ và con cái thường phát sinh những mâu thuẫn nào ? Hãy kể ra năm tình huống làm phát sinh mâu thuẫn và nêu hướng giải quyết.

9. Em thử hình dung chuyện gì sẽ xảy ra nếu :

A. Con cái không có tình yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà.

B. Con cái không hoàn thành tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với cha mẹ, ông bà.

10. Em mong ước điều gì ở cha mẹ và em sẽ làm gì cho cha mẹ vui lòng ?

11. Nêu ý nghĩa các bài ca dao sau :

A. Cha sinh mẹ dưỡng

Đức cù lao lấy lượng nào đong.

Thờ cha mẹ ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường.

Chữ đễ nghĩa là nhường,

Nhường anh nhường chị lại nhường người trên.

Ghi lòng tạc dạ chớ quên,

Con em hãy giữ lấy nền con em.

B. Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

 

Tài liêu tham khảo

THƯƠNG MẸ GIÀ YẾU

Hàn Bá Du ở với mẹ rất là có hiếu. Những khi có lỗi, mẹ thường đánh đòn. Một hôm, Bá Du phải đòn, khóc mãi. Mẹ thây vậy hỏi :

– Mọi khi mẹ đánh, con biết lỗi, con cam chịu ngay. Lần này sao con khóc dai như thế ?

Bá Du thưa:

– Mọi khi mẹ đánh, con thấy đau, con biết mẹ còn mạnh khoẻ. Lần này mẹ đánh con, con thấy không đau mấy, con biết sức mẹ đã yếu, cho nên con nghĩ, con thương mẹ mà con khóc.

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Năm 1959, Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình đầu tiên ở Việt Nam.

Sau khi đất nước được thống nhất, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình mới năm 1986. Ngày 9 – 6 – 2000, kì họp VII Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình mới có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 2001. Luật gồm 13 chương, 110 điều, có nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lí cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.

Bùi Ngọc Sơn, Việt Nam tinh hoa đạo đức,

Nxb. Hà Nội, 2002.

Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 13 – Phòng chống tệ nạn xã hội – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận