Bài 11 – Lao động tự giác và sáng tạo – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Lao động tự giác và sáng tạo

1. Có mấy loại lao động chủ yếu và loại lao động nào là quan trọng hơn cả ? Tại sao ?

2, Em hãy phân biệt giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo :

LAO ĐỘNG TỰ GIÁC

…………………………………

…………………………………

LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

…………………………………

…………………………………

3. Vì sao nói rằng trong thời đại khoa học và kĩ thuật phát triển, không lao động tự giác và sáng tạo thì không thể tiếp cận với sự phát triển của nhân loại ?

4. Hãy cho biết lợi ích của tự giác trong học tập, lao động và lợi ích của sáng tạo trong học tập và lao động.

5. Em nghĩ gì về các câu sau đây :

A. Lao động là điều kiện và phương tiện ‘cho con người và xã hội phát triển.

B. Học tập là loại lao động trí tuệ đặc biệt.

C. Tự giác và sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ.

D. Tự giác và sáng tạo tác động đến hiệu quả, chất lượng học tập và lao động.

E. Chỉ người lớn mới cần sáng tạo trong học tập và lao động, còn học sinh chỉ cần học tập và lao động tự giác là đủ.

F. Tự giác và sáng tạo là do ý thức và khả năng của mỗi người, không cần phải rèn luyện.

6. Em hãy kể vài tấm gương điển hình về sự tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động.

7. Tự nhận xét xem bản thân em đã học tập tự giác và sáng tạo chưa ?

8. Nêu ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao sau ;

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Mạnh dùng sức, yếu dùng chước.

C. Non cao cũng có đường trèo

Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi.

D. Học một biết mười.

Tài liêu tham khảo

Chính nhờ truyền thống lao động tự giác và sáng tạo mà tổ tiên ta đã để lại cho đòi sau nhiều thành tựu độc đáo về kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật,… Các em hãy đọc các chuyện sau để suy nghĩ, để tự hào và để tự phấn đấu cho tương lai nhé !

ÔNG TỔ NGHỀ KHẢM TRAI, KHẢM XÀ CỪ

Dưới thời vua Lê Hiển Tông (1740 – 1746), tại làng Thuận Nghĩa (Thanh Hoá) có người chài lưới khéo tay tên là Nguyễn Kim. Có lần nhìn thấy những vỏ trai lấp lánh dưới nắng mặt trời, rực rỡ những sắc màu đẹp mắt, ông liền suy nghĩ : dùng những mảnh trai này để trang trí chân bàn thờ hoặc giường tủ cho đẹp mắt. Thế là ông đem cưa, dao, đục ra khoét hình cây, chim muông vào một miếng gỗ rồi gắn chặt những mảnh vỏ trai vào đó. Ai cũng khen là đẹp. Được sự khuyến khích của mọi người, ông bắt đầu thử khảm trai vào tủ bàn thờ, rồi hộp trầu, tủ chè, khay nước. Có người góp ý :

– Sao không chạm hình phượng múa rồng bay.

Thế là ông bắt tay vào khảm hai con rồng chầu ở cột nhà. Mọi người đều tấm tắc khen ngợi. Để nhà ai cũng được đẹp như thế, ông truyền lại nghề cho dân trong làng. Một thời gian sau, những người thợ lành nghề của làng ông đã ra Thăng Long lập nghiệp và mở ra phố Hàng Khay ngày nay (còn có tên gọi là phố Hàng Thợ Khảm).

Để tưởng nhớ công ơn của Nguyễn Kim, những người thợ đã lập đền thờ ông ở làng Cựu Lâu, tôn ông làm tổ của nghề. Làng này sau bị phá để mở phố Tràng Tiền nên đền thờ không còn nữa.

    Lê Minh Quốc, Các vị tổ ngành nghề Việt Nam,

Nxb. Trẻ, 1999, trang 124 – 125.

GIÁO SƯ TÔN THẤT TÙNG – MỘT NHÀ BÁC HỌC LỚN CỦA DÂN TỘC

Lao động  tự giác và sáng tạo

“Trong khoa học không có con đường nào rộng rãi thênh thang cả. Chỉ có người nào không sợ gian khổ, dấm mạnh dạn bước trên con đường nhỏ hẹp đầy sỏi đá đó mới mong vươn tới những đỉnh cao chói lọi của khoa học mà thôi.”. Câu danh ngôn của Các Mác đã được trân trọng ghi vào sổ tay của anh sinh viên Trường Đại học Y khoa Hà Nội – Tôn Thất Tùng.

Giáo sư Tôn Thất Tùng sinh năm 1912 tại Thanh Hoá. Năm 1931, ông ra Hà Nội theo học Trường Y và là người duy nhất được nhận và tự chọn chỗ làm việc tại

Khoa Ngoại của Trường Đại học Y khoa Hà Nội – tức bệnh viện Việt Đức ngày nay. Cuộc đời khoa học của ông bắt đầu từ đấy.

Công việc mới với cường độ làm việc thật dữ dội đã không làm ông nản lòng. Ông luôn tâm niệm : “Phải học đến nơi đến chốn những gì mình chưa biết”. Sự cần mẫn và không ngừng khám phá, tìm hiểu ấy đã giúp ông nghiên cứu thành công phương pháp cắt gan có quy phạm : tìm tất cả các mạch máu ở trong gan, buộc chúng lại rồi sau đó mới cắt gan. Ông là người đã thực hiện phương pháp này đầu tiên trên thế giới và được tôn vinh là “người cha” của cắt gan có quy phạm. Đến năm 1945, ông đã có kinh nghiệm của 322 trường hợp cắt gan – đạt con số kỉ lục của thế giới. Năm 1970, ông được bầu vào làm Ủy viên danh dự của Viện Hàn lâm Y khoa Liên Xô Viện Hàn lâm Pa-ri đề cử và bầu ông làm ủy viên ngoại quốc của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Trong hồi kí “Đường vào khoa học của tôi”, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã để lại những dòng chữ tâm huyết, là hành trang cần thiết cho những ai muốn dấn thân vào cống hiến cho khoa học, đó là :

– Chuẩn bị tư tưởng : phải biết xây dựng cho bản thân người nghiên cứu một thái độ khoa học, một phương pháp khoa học.

– Phải có ngoại ngữ : có ngoại ngữ mới tiếp cận được những thông tin trên thế giới ; có nắm tin tức nhiều mới biết phát minh, sáng tạo ra cái gì là cần thiết là phù hợp.

– Phải biết quan sát : quan sát qua trí tưởng tượng giúp cho chúng ta đặt ra vấn đề về mọi sự việc.

– Phải có trí tưởng tượng : có tưởng tượng mới biết đặt vấn đề cho mọi sự việc, có đặt vấn đề mới có giả thuyết, không có giả thuyết thì không có phát minh, sáng tạo. Đây cũng là nhược điểm hiện nay của hầu hết học sinh chúng ta.

– Phải có vấn hoá rộng rãi : văn hoá rộng rãi chứ không phải chỉ là những chuyên môn thuần tuý. Văn hoá rộng rãi rất hữu ích cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học : nó giúp ta phân tích tốt, biết quan sát và biết tự giải phóng tư duy của mình ra khỏi sách vở và giáo điều.

– Phải nắm vững chắc phương pháp nghiên cứu khoa học : phương pháp khoa học là một quá trình, có khi rất lâu dài và gian khổ, để kiểm tra và định hướng. Đối với học sinh chúng ta, phương pháp học rất cần thiết cho việc học tốt và có hiệu quả các môn học trong nhà trường phải không các em.

Giáo Sư Tôn Thất Tùng đã ra đi, nhưng tên tuổi của ông sẽ sống mãi trong lịch sử nước nhà.

  Lê Minh Quốc, Danh nhân khoa học Việt Nam,

Nxb. Trẻ, 2000.

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 12 – Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình – Bài tập GDCD 8

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận