Hướng dẫn giải bài tập phần từ mượn – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Hướng dẫn giải bài tập phần từ mượn  – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 . Chúc các em học tốt!

Hướng dẫn giải bài tập phần từ mượn

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

1.

Dĩ nhiên là tất cả các từ phức đã cho sẽ được học sinh xếp vào từ mượn, bởi vì các tiếng trong các từ phức có nghĩa nhưng không tách ra đứng một mình thành từ độc lập được. Khó nhất là những từ đơn. Trong số các từ đơn trong bài tập, từ quen dùng như ông, bà, cô, cậu, hổ, báo, sách, táo, quần có thể học sinh sẽ cho là thuần Việt. Còn những từ là lạ sẽ cho là từ mượn hoặc phân vân giữa từ mượn và từ thuần Việt. Trong vô số các từ đơn, từ nào là thuần Việt, từ nào là từ mượn, không mấy ai trả lời được. Các từ đơn kể trên đều là từ mượn. Bài tập này không phải để đánh đố mà để lưu ý học sinh rằng khi nói đến từ mượn chủ yếu là nói đến từ phúc.

2.

Trước tiên học sinh phải tìm tất cả các từ phức có trong truyện Con Rồng cháu Tiên. Sau đó xét các tiếng trong từ phức đó, từ nào có ít nhất một tiếng có nghĩa nhưng không thể tách ra làm từ được, từ đó là từ Hán Việt. Trường hợp hai tiếng có nghĩa và có thể tách ra thành từ độc lập được thì phải xét xem quan hệ giữa hai tiêng như thế nào. Nếu giữa hai tiếng có trật tự ngược thì chắc chắn đó là từ Hán Việt.

Cụ thể, một số từ sau đây là từ Hán Việt : Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân, vô địch, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, thuỷ cung,… Học sinh cố gắng làm nốt phần còn lại.

3.

Bài tập này học sinh làm như Bài tập 2.

4.

Muốn giải nghĩa được các từ này, phải giải nghĩa từng tiếng trong từ đó.

Trước hết tất cả các tiếng giả ở đây đều có nghĩa là người. Khán là xem ; thính là nghe ; độc là đọc ; diễn là trình bày, nói; tác là sáng tác, làm ra.

Tất cả các từ gia đều có nghĩa là nhà chuyên môn, chuyên gia. Nông là nghề nông ; văn là làm văn, viết văn ; thi là làm thơ; dịch là dịch thuật; triết là triết học.

Học sinh ghép các yếu tố lại theo trật tự ngược là sẽ có kết quả.

5.

Khán là xem, thính là nghe, độc là đọc. Xem, nghe, đọc có phải là một nghề không ? Xem, nghe, đọc không phải là nghề, do đó không có các từ khán gia, thính gia, độc gia được.

Những người sống về nghề sáng tác thì gọi là tấc gia, làm nghề nông để sống thì gọi là nông gia,…

6.

Học sinh chú ý tiếng thu có thể đứng trước hoặc đứng sau một tiếng nào đấy để tạo thành từ. Do đó ta có : thu vịnh, thu điếu, thiên thu,… Học sinh cố gắng tìm và làm tiếp.

7.

Học sinh chú ý cách sử dụng từ của tác giả. Trong bài Thu điếu, Nguyễn Khuyến dùng từ thuần Việt hay Hán Việt ? Bài Chiều hôm nhớ nhà, Bà Huyện Thanh Quan sử dụng nhiều từ Hán Việt không ? Đọc hai bài thơ em thấy bài nào dễ hiểu, bài nào khó hiểu hơn ? Vì sao ? Trả lời đựợc những câu hỏi trên là học sinh giải tốt bài tập này. Không những thế học sinh còn vận dụng sự hiểu biết của mình về từ Hán Việt và thuần Việt vào việc nói và viết tốt hơn.

8.

Học sinh cần dựa vào mục “cách sử dụng từ Hán Việt” và các gợi ý trong Bài tập 7 để điền từ cho đúng.

9.

Bài tập này yêu cầu học sinh dịch các tiếng trong mỗi từ rồi ghép lại.

Xem thêm: Nghĩa của từ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận