Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 2

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 2

CHÍNH TẢ : Cấu tạo của phần vần

1, Ghi lại phần vần của các tiếng trong hai câu thơ sau :

 

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể

Trên cỏ mây trời trên núi xanh

 

Hoàng Trung Thông

2, Chép vần của những tiếng in đậm ở hai câu thơ của bài tập 1 vào mô hình cấu tạo vần dưới đây :

3*. Khoanh tròn các tiếng :

a. Có âm chính là u : thu, thuỷ, qua, tàu, cuốn, queo.

b. Có âm chính là o: họ, hoà, hào, ngoằn, ngoèo

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU(1) : Mở rộng vốn từ : Tổ quốc

1, Gạch dưới từ không thuộc nhóm đồng nghĩa trong mỗi dãy từ sau :

a. Tổ quốc, đất nước, giang sơn, đồng bào, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, sơn hà.

b. Quê hương, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, nơi chôn rau cắt rốn, nhà quê, quê hương xứ sở.

2, Tìm các từ có tiếng “quốc” mang những nghĩa sau :

–   Tên của một nước :                                              

–   Bài hát chính thức của một nước :                       

–   Cờ của một nước :         

–   Chính sách của một nước :     

–   Tiếng nói của một nước :        

–   Đường lớn liên tỉnh :                                           

3*. Đặt câu với mỗi thành ngữ sau :

a. Non nước hữu tình :

b. Non sông gấm vóc :

c. Yêu nước thương nòi:

d. Quê cha đốt tổ

 

TẬP LÀM VĂN(1) : Luyện tập tả cảnh

1, Đọc bài văn sau và ghi lại những hình ảnh em thích.

HỪNG ĐÔNG MẶT BIỂN

           Cảnh hừng đông mặt biển thật nguy nga, rực rỡ. Phía hai bên, những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả xô về phía trước. Tất cả đều mời mọc lên đường.

           Xa xa, mấy chiếc thuyền nữa cũng đang chạy ra khơi, cánh buồm lòng vút cong thon thả. Mảnh buồm nhỏ xíu phía sau nom như một con chim đang đỗ sau lái, cổ rướn cao sắp cất lên tiếng hót. Nhìn từ xa, giữa cành mây nước long lanh, mấy chiếc thuyền lưới làm ăn nhiều khi vất vả, trông cứ như những con thuyền du ngoạn.

           Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng trông càng lai láng, mênh mông. Thuyền chồm lên, hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. Phía sau, chiếc thuyền bạn, trung thành và khăng khít cũng đang lướt chồm trên sóng bám sát chúng tôi.

Bùi Hiển

2*. Điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có những đoạn văn tả cảnh một buổi bình minh trên quê em :

           Trời còn sớm nhưng em đã thức dạy và bước ra sân.

           Chao ôi! Cảnh vật hiện ra trước mắt em …………………(1)! Làng xóm như bồng bềnh trong ………………… (2). Những làn khói bếp bay lên hoà vào sương mai ………………… (3). Nền trời ………………… (4), những tia nắng ban mai ………………… (5), Một ngày mới………………… (6). 

Trên đường làng đã thấy các bạn học sinh quần áo gọn gàng ………………… (7)

           Tiếng cười nói …………………(8). Những bác nông dân đi làm sớm cũng ………………… (9) Trên cành cây, chìa vôi, chào mào cũng thi nhau hót làm cho ………………… (10).

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU(2) : Luyện tập về từ đồng nghĩa

1, Ghi lại những từ đồng nghĩa có trong các câu sau :

a) Cuộc sống lao động trên công trường tấp nập, nhộn nhịp như những cánh đồng đi vào ngày mùa.

Các từ đồng nghĩa : …………………        

b) Tôi cảm nhận được nỗi lưu luyến của bà tôi và cùng với cảm giác đó, tôi nhận ra vẻ hài lòng, mãn nguyện ở ánh mát bà.

Các từ đồng nghĩa : …………………                 

c) Một dâi mây mỏng mềm mại như một dài lụa trắng dài vô tận ôm ấp các chỏm núi như quyến luyến, bịn rịn.

Các từ đồng nghĩa : …………………                 

2*. Hãy xếp các từ dưới đây thành ba nhóm đồng nghĩa và cho biết nghĩa chung của mỗi nhóm:  bao la, yên tĩnh, tĩnh lặng bát ngát thênh thang, tĩnh mịch, lấp lánh, long lanh, yên ả, lấp loáng, mênh mông, loang loáng.

–   Nhóm 1 : …………………….                                             

có nghĩa chung là     …………………….   

–   Nhóm 2 :    …………………….                      

có nghĩa chung là     …………………….   

–   Nhóm 3 : …………………….      

có nghĩa chung là :   …………………….   

3, Mỗi chỗ trống trong các câu văn sau có một từ dùng hay đã bị lược bỏ, em hãy chọn từ trong ngoặc đơn để khôi phục lại câu văn :

a) Sương ……………………. (trôi, lượn lờ, bay lượn) dưới các chỏm núi như những dải lụa…. Làng mới định cư ……………………. (bừng lên, sáng lên, bừng sáng) trong nắng sớm.

Đêm xuống, tiếng chuông, tiếng cồng, tiếng đàn tơ-rưng  …………………….  (réo rắt, dìu dặt, thánh thót) vang lên.

Theo Đình Trung

b) Những cơn gió sớm ……………………. (đẫm, ướt, đầy) mùi hôi từ các đồi trọc Lộc Bình ……………………. (lao xao, ào, xôn xao) xuống (tràn, bay, lan) vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đá Vân Lãng trên biên giới, ……………………. (chạy, toả, ào) xuống Cao Lộc, Chi Lăng.

Theo Tô Hoài

4*. Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống : cao, dong dỏng, cao ngất, cao vút.

a) Toà nhà …………………….

b) Anh ấy…………………….một mét bảy mươi.

c) Ống khói nhà máy …………………….

d) Chị ấy mặt trái xoan, người cao …………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Luyện tập làm báo cáo thống kê

11, Hãy lập bảng thống kê số cây trồng được của học sinh khối 5 nhân dịp hưởng ứng tết trồng cây theo số liệu sau:

Lớp 5A

 

Lớp 5C

– Phượng: 9 cây

– Bàng: 7 cây

– Bằng lăng: 10 cây

 

– Phượng: 7 cây

– Bàng: 9 cây

– Bằng lăng: 8 cây

 

 

 

Lớp 5A

 

Lớp 5C

– Phượng: 8 cây

– Bàng: 10 cây

– Bằng lăng: 7 cây

 

– Phượng: 6 cây

– Bàng: 7 cây

– Bằng lăng: 9 cây

2*. Em hãy cho biết:

a. Mục “tổng cộng” ở cột dọc cho biết điều gì? ……………………………..

b. Mục “tổng cộng ” ở cột ngang cho biết điều gì ?  ……………………………..

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận