« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghị luận về nhân vật văn học – Các dạng bài tập làm văn lớp 9


Tóm tắt Xem thử

- VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC.
- I - NGHỊ LUẬN VỀ NHÂN VẬT VĂN HỌC.
- Ở các lớp trước, các em đã được học khá nhiều về các kiểu bài, thao tác nghị luận cụ thể.
- về cách nói, cách viết bài văn nghị luận có sử dụng các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả....
- Vì vậy, ở lớp 9, các em được học nghị luận về nhân vật văn học, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là một sự kế thừa, nâng cao kiến thức đã cung cấp, kĩ năng đã rèn luyện ở các lớp trước..
- Thật ra, trong một bài nghị luận văn học, người viết thường vận dụng (nhiều thao tác, kĩ năng giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng.
- Trong thao tác nghị luận này đã có hoặc đang sử dụng thao tác nghị luận kia..
- Đó là một thực tế mà các em nên hiểu để khi viết nghị luận văn học, chúng ta sẽ có hướng trình bày một cách có lí, hấp dẫn những cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá của mình về một vấn đề văn học thật sáng tạo và hợp lí..
- Vấn đề nghị luận cần được xác định cụ thể, chính xác trước khi làm bài.
- Vấn đề nghị luận chính là tư tưởng cốt lõi, là chủ đề của một bài văn nghị luận.
- Nghị luân về nhân vật văn học là trình bày những nhận xét, đánh giá (tức là ý kiến bình luận) của mình về nhân vật trong một tác phẩm cụ thể..
- Những nhận xét, đánh giá về nhân vật phải xuất phát từ đặc điểm, tính cách, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm, được người viết phát hiện và khái quát..
- Các nhận xét, đánh giá về nhân vật văn học trong bài văn nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục..
- Bài văn nghị luận về nhân vật cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm..
- Nhân vật chính của chương sách này là bé Hồng.
- Bé Hồng bị đặt trong tình huống hết sức tội nghiệp : bố mất, mẹ đi bước nữa, rồi bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy.
- Bé Hồng phải sống nhờ họ hàng và bị hắt hủi tàn nhẫn.
- Trong chương sách này, nhà văn đã tập trung làm nổi bật tình cảm xót thương, yêu quý sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ nhân từ, tần tảo mà cuộc đời đầy bất hạnh.
- Tình cảm ấy trước hết được thể hiện qua tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô.
- Diễn biến tâm trạng của bé Hồng được miêu tả thật sinh động.
- Lúc ấy bé Hồng định nghe lời bà cô vào Thanh Hoá thăm mẹ.
- Nhưng khi nhận ra “ý nghĩa cay độc” trong giọng nói và trên nét mặt “khi cười rất kịch”, đầy giả dối của bà cô, bé Hồng lẳng lặng “cúi đầu không đáp”.
- Cử chỉ “im lặng, cúi đầu xuống đất” của bé Hồng lại được miêu tả lặp lại một lần nữa khi bà cô tiếp tục giục giã em vào Thanh thăm mẹ, vì mẹ em dạo này “phát tài lắm”.
- Bà cô đưa tin mẹ bé Hồng có con khi chưa hết tang chồng, lại nghèo túng khốn khổ nơi đất khách quê người, thấy người quen lại tránh mặt, với dụng ý làm nhục mẹ bé Hồng và gieo rắc vào đầu óc em sự “hoài nghi”, “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”.
- Bé Hồng từ chỗ nhẫn nhục, “im lặng, cúi đầu” đến lúc không sao nén nổi nỗi đau đớn tủi nhục đã bật lên tiếng khóc, nước mắt “ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và ở cổ”.
- Và một thứ tình cảm phức tạp, vừa thương yêu, vừa căm tức nảy sinh trong tâm hồn ngây thơ của bé Hồng, khiến em “cười dài trong tiếng khóc”..
- Bé Hồng cười (cười mỉa mai) vì hiểu thấu những rắp tâm “tính bẩn’' của bà cô, vì khinh bí thái độ cay độc của bà .
- Bé Hồng khóc vì thương mẹ bị đày đọa, bị lăng nhục, bị đối xử một cách tàn nhẫn, bất công, vô nhân đạo.
- Càng thương mẹ, bé Hồng càng căm ghét những hủ tục phong kiến vồ lí, tàn nhẫn đã đày đọa, trói buộc người phụ nữ.
- Vậy là, dù có tinh ma, độc địa đến đâu, bà cồ bé Hồng cũng không thể chia rẽ được tình cảm giữa em với người mẹ : “Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
- Tâm địa xấu xa của bà cô chỉ làm khơi sâu thêm tình cảm thương yêu mẹ của bé Hồng và thổi bùng lên trong em sự căm ghét sâu sắc những kẻ đối xử tàn nhẫn với mẹ em.
- Cuối chương hồi kí, tác giả đã diễn tả thật cụ thể và sinh động tâm trạng của bé Hổng khi gặp mẹ.
- Một buổi chiều tan học, bé Hồng “chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mẹ” và em “liền đuổi theo, gọi rối rít”.
- Nỗi vui sướng của bé Hồng khi gặp mẹ còn được nhà văn thể hiện qua những cử chỉ, hành động.
- Và đến khi được bàn tay dịu hiền của mẹ xoa đầu thì bé Hồng “oà lên khóc rồi cứ thể nức nở”.
- Để diễn tả những rung cảm sâu xa và niềm hạnh phúc lớn lao của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ, tác giả đã miêu tả rất cụ thể những cảm giác của em khi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ, “đầu ngả vào cánh tay mẹ”.
- Những cảm giác “ấm áp” “mơn man khắp da thịt” của bé Hồng.
- Vừa trực tiếp miêu tả những cảm giác cụ thể của bé Hồng, tác giả vừa diễn tả những ý nghĩ của em khi bình luận về niềm hạnh phúc tuyệt vời của mình : “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một sự êm dịu vô cùng”.
- Trong những giây phút say sưa và “rạo rực” ấy, bé Hồng không còn nghĩ gì, nhớ gì khác nữa kể cả những câu âu yếm mẹ con với nhau và những lời cay độc của bà cô trước đó.
- a) Vấn đề nghị luận của văn bản này là gì ? Hãy đặt một đầu đề thích hợp cho văn bản..
- b) Vấn đề nghị luận được người viết triển khai qua những luận điểm nào ? Tìm những câu có ý nghĩa nêu lên hoặc cô đúc luận điểm của văn bản..
- Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có hai nhân vật không xuất hiện, mà chỉ được nhắc đến qua lời nói của anh thanh niên với người hoạ sĩ già.
- Đó là hai nhân vật nào.
- Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật đó trong lao động vì nhân dân, vì đất nước..
- Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.