Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh – Làm văn lớp 9

Những điều cần lưu ý

– Trong văn bản thuyết minh, khi phải trình bày các đối tượng cụ thể trong đời sống như các loài cây, các di tích, thắng cảnh, cấc thành phố, trường học, các nhân vật,… bên cạnh các nội dung đặc điểm, giá trị, quá trình hình thành,… cần trình bày khúc chiết, rõ ràng, cũng còn cần vận dụng biện phấp miêu tả để làm cho đối tượng được hiện lên cụ thể, gần. gũi, dễ cảm, dễ nhận.

– Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh không như miêu tả trong văn bản văn học (là nhằm phục vụ cho việc xây dựng tính cách, cá tính hoặc tái hiện tình huống), mà chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh về vấn đề tri thức, khách quan, khoa học. Miêu tả ở đây là cần thiết, nhưng chỉ đóng vai trò phụ trợ. Lạm dụng miêu tả, sẽ làm lu mờ nội dung tri thức thuyết minh trong bài.

– Có thể nêu ví dụ cụ thể :

+ Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về “con trâu trong đời sống Việt Nam” thì khi làm bài có thể vận dụng yếu tố miêu tả một con trâu cụ thể, riêng biệt. Miêu tả ở bài văn thuyết minh này chỉ dừng lại ở các chi tiết : đầu, sừng, đuôi, da, thân,… của trâu để thuyết minh.

+ Nếu đề bài yêu cầu thuyết minh về “cây chuối trong đời sống Việt Nam”, ta cũng cần hiểu phương pháp miêu tả tương tự như đã nêu với đề bài trên;

1. Ghi nhớ

Để thuyết minh cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh cố thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

2. Bài tập

Bài tập 14. Đọc văn bản sau :

“Húng chanh là cây thân cỏ, cao khoảng 30 đến 40cm, sống lâu năm. Ta có thể nhận ra cây húng chanh vì lá hình bầu dục, có lông dày, mọng nước, mép lá có khía răng cưa, toả hương thơm như mùi chanh cốm. Cụm hoa húng chanh mọc ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ, màu tím. Cây húng chanh chứa nhiều tinh dầu, sa-li-xi-lát ơ-giê-nôn, nhiều hợp chất phê-nôn, sắc tố đỏ cô-lê-in và các chất kháng sinh mạnh. Người ta trồng húng chanh bằng cây con. Húng chanh là cây ưa ẩm, cần tưới nước thường xuyên. Khi thu hái, chỉ ngắt lá, ngắt cành. Có thể kể ra vài công dụng thiết thực của húng chanh :

– Chữa ho, viêm họng, khản tiếng : dùng húng chanh, kinh giới, tía tô, hẹ, gừng tươi, mỗi thứ 8 gam sắc với nửa lít nước., mỗi ngày uống ba lần. Đối với các cháu bé, cần cho thêm đường rồi hấp cách thuỷ, để nguội cho các cháu uống.

– Chữa hen suyễn, có đờm : dùng húng chanh, lá thuốc bỏng, mỗi thứ 10 gam, ép lấy nước. Hằng ngày uống trước khi đi ngủ.

– Đau bụng : lấy mấy lá húng chanh, rửa sạch, nhai với mấy hạt muối, ngậm trong miệng rồi từ từ nuốt nước.

– Bị ong đốt : nhai lá húng chanh, đắp lên vết đốt”.

a) Văn bản trên có phải là bài văn thuyết minh không ? Vì sao ?

b) Chỉ ra những câu văn có sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản. Nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả đối với văn bản trên.

Bài tập 15. Cho đề văn sau : “Con trâu ở làng quê Việt Nam”.

Có hai bài viết như sau :

Bài 1

“Con trâu rất gắn bó với lễ hội truyền thống của người Việt Nam. Tiêu biểu nhất là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Những con trâu chọi thật to, lực lưỡng, trông rất dũng mãnh, nhất là đôi sừng cứ như đang chĩa vào đối phương. Người xem chọi trâu không thể quên được ấn tượng ban đầu của cuộc thi khi hai con trâu đi thong thả vào sới chọi trong tiếng vỗ tay cổ động của mọi người. Không chỉ ở Hải Phòng, mà ở Tây Nguyên, đồng bào cũng có lễ hội đâm trâu. Lễ hội đâm trâu được tổ chức vào đầu năm hoặc trong lễ cầu mùa. Con trâu phải to khoẻ, béo tốt. Người ta buộc trâu ở ngay trước nhà rông của bản. Các thanh niên trai tráng đi vòng quanh con trâu, dùng những mũi giáo nhọn đâm vào con trâu. Năm nay (2003), hình ảnh con trâu còn được gắn liền và là biểu tượng của Đại hội thể thao lớn ở Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam : SEA Games 22, Đó cũng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam”.

(Bài của Thanh Tùng)

Bài 2

“Con trâu đi trước, cái cày đi sau”, hình ảnh đó thật quen thuộc đối với làng quê Việt. Nam. Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng được thuần hoá, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông trâu màu xám đen. Thận hình trâu vạm vỡ, sừng lưỡi liềm, bụng to, mông dốc. Trâu có đóng góp rất to lớn trong việc giúp người nông dân cày ruộng. Sức kéo trung bình của trâu khoẵng từ 0,36 đến

– 40 mã lực. Trong thời kì chiến tranh, ở các làng quê Việt Nam, trai tráng ra chiến trường, những người phụ nữ đảm đang ở lại đã đi cày thay nam giới. Hình ảnh con trâu còn hiện lên ở những bức tranh dân gian Đông Hồ của người Việt qua hình ảnh chú bé ngồi trên lưng trâu thổi sáo… Dù rằng ngày nay đã có máy cày, nhưng với mỗi người Việt Nam, con trâu vẫn rất quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần”.

(Bài của Đức Việt)

a) Hai bài thuyết minh trên có chứa các câu văn có yếu tố miêu tả không ? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng.

b) Đọc kĩ đề bài và cho biết hai bạn trên đã hiểu đề chưa. Họ đã làm được gì và chưa làm được gì ? Em có góp ý gì cho bạn ?

c) Trên cơ sở góp ý, em hãy cùng các bạn lập dàn ý chi tiết cho đề bài và viết bài hoàn chỉnh.

Bài tập 16. Đọc hai văn bản sau :

Văn bản 1

“Gốc cây dừa lớn, tua tủa chùm rễ ăn sâu, bám chắc xuống đất. Trông thân dừa cao lớn như vậy, nhưng nó lại là một loại cây thân cỏ. ớ thân dừa có những khoanh tròn nối nhau. Dừa không có cành, mà chỉ có lá mọc trên ngọn. Lá mọc thành vòng tròn, xoè đều ra tứ phía. Có tàu dừa lớn tới hơn hai, ba mét. Lá dừa màu xanh bóng, mọc xuôi theo hai bẻn cuống lá. Mỗi lá dừa lại có nhiều khía, tách lá làm nhiều mảnh nhỏ. Từ các nách bẹ, từng chùm quả mập mạp, màu trắng sữa chìa ra, biến dần thành quả có màu xanh. Khi lớn bằng trái bưởi, mỗi cuống quả dừa lại mọc một cái râu dài, lúc đầu màu xanh, sau chuyển màu đen. Dừa mọc thành chùm. Quả tròn, phía đuôi hơi thon lại. Ngoài cùng của quả dừa là lớp xơ bao bọc. Trong là cùi dừa trắng tinh, béo ngậy. Nước dừa ngọt mát trong lành. Cây dừa cống hiến cho con người tất cả “của cải” của mình…”.

(Trích)

Văn bản 2

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Đêm hè hoa nở cùng sao

Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh

Ai mang nước ngọt nước lành

Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa

Tiếng dừa làm dịu nắng trưa

Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

Trời trong đầy tiếng rì rào     

Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra…

Đứng canh trời đất bao la

Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

                                                  (Trần Đăng Khoa, 1967)

a) Gạch dưới các yếu tố miêu tả trong hai văn bản trên. So sánh điểm giống và khác nhau giữa các yếu tố miêu tả trong hai văn bản.

b) Cả hai văn bản đều nói về một đối tượng : cây dừa. Song hiệu quả mà hai văn bản giúp ích cho con người lại khác nhau. Hãy  nêu cảm nhận  của  em khi đọc hai văn bản này.

c) Hãy đặt đầu đề cho hai văn bản trên.

IV – LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Ghi nhớ

Sau khi luyện tập làm các bài tập nhỏ, ở cấc dạng khác nhau, nên thực hành viết theo một đề bài cụ thể, từ bước đầu tiên là tìm hiểu đê đến bước cuối là viết bài thuyết minh hoàn chỉnh (có vận dụng yếu tố miêu tả) nhằm nâng cao hiệu quả bài văn thuyết minh.

2. Bài tập

Bài tập 17. Đọc văn bản Dừa sáp (SGK Ngữ văn 9, tập một).

a) Chỉ ra những câu văn đã sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản Dừa sáp.

b) Hãy nhân hoá dừa sáp để nó tự kể chuyện về mình và loài dừa sáp.

c) Văn bản Dừa sáp đã giúp em tăng thêm hiểu biết về một giống dừa lạ ở tỉnh Trà Vinh – một tỉnh ở phía Nam nước ta. Việc tăng thực sự hiểu biết trên, khiến em thú vị như thế nào ?

Bài tập 18. Cho đề văn : Trình bày về cây lúa Việt Nam.

a) Lập dàn ý cho đề văn.

b) Viết bài hoàn chỉnh.

Bài tập 19. Cho đề văn : Hãy giới thiệu một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê hương em.

(Cho học sinh khá, giỏi)

V – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP MỘT SỐ ĐỀ VĂN THUYẾT MINH

(Xem phần Viết bài tập làm văn số 1 – văn thuyết minh trong SGK Ngữ văn 9, tập một)

Thuyết minh (có kết hợp nghệ thuật và yếu tố miêu tả)

Bài tập 20. Cây … ở quê em.

a) Tìm hiểu đề.

b) Lập dàn ý chi tiết cho đề.

c) Viết bài hoàn chỉnh.

Bài tập 21. Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.

(Yêu cầu như ở Bài tập 20)

Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh – Làm văn lớp 9

>> Xem đáp án và gợi ý làm bài tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

Một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh – Bài làm văn lớp 9

+ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh 

+ Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự – Các dạng bài tập làm văn lớp 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận