« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ


Tóm tắt Xem thử

- Ý thức pháp luật của học sinh, sinh viên ở tỉnh Phú Thọ.
- Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật.
- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm của ý thức pháp luật và ý thức pháp luật Học sinh sinh viên (HSSV) nói riêng trong hệ thống ý thức xã hội và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật đối với giáo dục ý thức pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục Ý thức pháp luật (YTPL) trong HSSV tỉnh Phú Thọ, làm rõ những nguyên nhân của thực trạng đó..
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả việc giáo dục YTPL cho HSSV ở tỉnh Phú Thọ hiện nay..
- Ý thức pháp luật.
- Pháp luật Việt Nam.
- Giáo dục pháp luật.
- Hơn hai mươi lăm năm qua, việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đặt ra yêu cầu cấp bách là phải tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
- Qua đó chứng tỏ vai trò, giá trị xã hội to lớn của pháp luật và sự cần thiết, nhanh chóng phải nâng cao ý thức pháp luật cho người dân..
- Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Hội nghị trung ương toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa 7, Đảng ta đã xác định: tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức thực hiện pháp luật, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng.
- dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật..
- Chính phủ đã triển khai "Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012".
- Do vậy việc giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV là rất cần thiết, để từ đó làm tiền đề hình thành ý thức pháp luật trong cuộc sống sau này của các em, và điều này sẽ góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước..
- Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học đường trên cả nước nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng có chiều hướng gia tăng cả về số vụ vi phạm cũng như mức độ, tính chất nguy hiểm.
- Thực trạng đó cho thấy cần phải phân tích đánh giá lại những mặt mạnh, mặt yếu của công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật cho HSSV trong địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Dựa trên những cơ sở trên đây, tôi đã đặt vấn đề nghiên cứu “ý thức pháp luật của HSSV ở tỉnh Phú Thọ”.
- Luận văn nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV tỉnh Phú Thọ, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của công tác này.
- Phân tích, làm rõ khái niệm, đặc điểm … của ý thức pháp luật và ý thức pháp luật HSSV nói riêng trong hệ thống ý thức xã hội và tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật đối với giáo dục ý thức pháp luật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ..
- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục YTPL trong HSSV tỉnh Phú Thọ, làm rõ những nguyên nhân của thực trạng đó..
- Việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và HSSV nói riêng có ý nghĩa to lớn, tạo nên nội lực trong việc xây dựng thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do vậy đã được nhiều công trình khoa học nghiên cứu.
- Vấn đề này được đề cập trong một số tài liệu có tính chất giáo trình, giáo khoa như: “Giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật” của trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Bàn về giáo dục pháp luật” của tác giả Trần Ngọc Đường và Dương Thị Thanh Mai (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995).
- “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” của Nguyễn Đình Đặng Lục.
- “Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay ” của Vụ Phổ biến GDPL, Bộ Tư pháp..
- Trong các công trình nghiên cứu, vấn đề này cũng được đề cập từ nhiều góc độ như: “Thực trạng phạm tội của HSSV trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Tổng luận của Vương Thanh Hương và Nguyễn Minh Đức,Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục, Hà Nội năm 1995.
- “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” của GS.TSKH Đào Trí Úc, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX - 07 - 17.
- “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới hiện nay”, đề tài khoa học cấp bộ của Bộ tư pháp năm 1994..
- Một số luận án, luận văn cũng đề cập đến vấn đề này như: “Giáo dục pháp luật cho học sinh trong nhà trường phổ thông nước ta hiện nay”, Luận án phó tiến sỹ của Lê Quý Đình, năm 1991.
- “Về tâm lý xã hội đối với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên và việc tổ chức phòng ngừa các tội phạm đó”, Luận án Phó tiến sỹ của GS.TSKH Đào Trí Úc Mátxcơva, năm 1981.
- “Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam”, Luận án Phó tiến sỹ của Lê Đình Lập năm 1997.
- “Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ của Đào Duy Tấn.
- Các công trình này nghiên cứu ý thức pháp luật ở các khía cạnh khác nhau như sự hình thành, phát triển, nội dung của ý thức pháp luật, khái quát mục tiêu, phương pháp nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân.
- Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV tỉnh Phú Thọ nói riêng.
- Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, luận văn làm rõ khái niệm YTPL, tầm quan trọng của việc nâng cao ý thức pháp luật của HSSV..
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho công tác giảng dạy pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho HSSV tại các trường trong tỉnh Phú Thọ..
- Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn này YTPL được xem xét từ góc độ triết học, pháp luật, từ ý thức pháp luật của HSSV ở tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay..
- Bộ Giáo dục &.
- Đào tạo (2006), Giáo dục công dân 10,11,12, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..
- Đảng Cộng Sản Việt Nam (2003), Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, Hà Nội..
- Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai (1996), Bàn về giáo dục pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Công an Nhân dân..
- Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (1997), Một số vấn đề về phổ biến giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay, Nhà xuất bản Thanh niên..
- Nguyễn Đặng Đình Lục (2000), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội..
- Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội..
- Đào Trí Úc (1995), Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật, chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, đề tài KX 07 - 17, Hà Nội..
- Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (1997), Kết quả khảo sát thực tế công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong những năm qua, Hà Nội..
- Khoa luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (2007), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội..
- Đào Trí Úc (1993), Làm thế nào để xây dựng ý thức pháp luật và lối sống tuân theo pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/1993..
- Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ (2012), Báo cáo tổng kết chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012..
- Vũ Minh Giang (1993), Xây dựng lối sống pháp luật nhìn từ góc độ truyền thống, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1993..
- Nguyễn Đình Đặng Lục (1990), Giáo dục pháp luật và quá trình hình thành nhân cách, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội.
- Lê Đình Khiên (1996), Một số biện pháp chú ý nhằm nâng cao Ys thức pháp luật cho cán bộ quản lí hành chính hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1996 24.
- V.I.Lê nin toàn tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Duy Lãm (1996), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Hoàng Thị Kim Quế (2003), Bàn về ý thức pháp luật, Tạp chí Luật học, số 1/2003..
- Sống và làm việc theo pháp luật (1997), Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong thanh niên, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội..
- Đào Duy Tấn (2000), Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Thị Thúy Vân (2000), Một số đặc điểm ý thức pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ Triết học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội..
- Dui ria ghim Ilav (1986), Pháp luật, chính trị, đạo đức và ý thức pháp luật xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Duy, Ngô Đức Tuấn, Nguyễn Thị Kế (1996), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh..
- Đinh Văn Mậu, Phạm Hồng Hải (1996), Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Lê Minh Thông (2000), Mấy vấn đề lí luận chung về pháp luật trong Thời kì quá độ ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.